Tải bản đầy đủ (.pdf) (213 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán bằng chứng thực nghiệm tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 213 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------------------

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HỒNG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY NIÊM
YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------------------

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HỒNG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY NIÊM
YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM
Ngành: Kế toán
Mã số: 62.34.03.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. MAI THỊ HOÀNG MINH
TS. HUỲNH LỢI



TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016


i

MỤC LỤC
MỤC LỤC .............................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ ............................................................................ ix
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ...............................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..............................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................3
5. Đóng góp mới của nghiên cứu ....................................................................................4
6. Kết cấu của luận án .....................................................................................................5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC LIÊN QUAN VỀ ĐO
LƯỜNG CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT ...........7
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN .............................................................................7
1.1. Các cách tiếp cận về phương pháp đo lường chất lượng BCTC theo các nghiên
cứu trước đây ..................................................................................................................7
1.1.1. Đo lường chất lượng BCTC theo đặc điểm chất lượng.................................7
1.1.2. Đo lường chất lượng BCTC theo chất lượng lợi nhuận (Earning Quality).10
1.2. Tổng quan các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng chất lượng BCTC đo lường
thông qua chất lượng lợi nhuận ....................................................................................23
1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới .......................................................................23
1.2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam.......................................................................28

1.3. Khe hổng nghiên cứu .............................................................................................39
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .................................43
2.1. Giải thích một số thuật ngữ và các khái niệm .......................................................43
2.1.1. Chất lượng thông tin (Information quality) .................................................43
2.1.2. Biến kế toán dồn tích (Accrual) ..................................................................43
2.1.3. Quản trị lợi nhuận (Earning Management) .................................................44
2.1.4. Giá trị thích hợp của thông tin kế toán (Value relevance of accounting
information) ...........................................................................................................46
2.1.5. Chất lượng lợi nhuận (Earning quality) ......................................................47
2.1.6. Chất lượng BCTC (Financial reporting quality) .........................................49
2.1.7. Quản trị công ty (Corporation Governance ) ..............................................53
2.2. Lý thuyết nền tảng có liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng chất lượng BCTC. ..53
2.2.1. Lý thuyết ủy nhiệm (Agency theory) ..........................................................53
2.2.2. Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực (Resource dependency theory) .................56
2.2.3. Lý thuyết chi phí chính trị (Political cost theory) .......................................57
2.2.4. Lý thuyết tín hiệu (Signalling theory) .........................................................57
2.2.5. Lý thuyết Chi phí độc quyền (Exclusive cost theory) .................................59
2.2.6. Lý thuyết hợp đồng (Contractual theory) ....................................................59
2.3. Mô hình nghiên cứu ...............................................................................................60
2.3.1. Mô hình nghiên cứu của luận án. ................................................................60
2.3.2. Phát triển giả thuyết nghiên cứu ..................................................................63
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................68


ii

3.1. Phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu ................................................68
3.1.1. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................68
3.1.2. Quy trình nghiên cứu ...................................................................................69
3.2. Mô hình hồi quy và đo lường biến trong mô hình .................................................71

3.2.1. Mô hình hồi quy ..........................................................................................71
3.2.2. Đo lường biến trong mô hình ......................................................................73
3.3. Thiết kế nghiên cứu ...............................................................................................80
3.3.1. Mẫu nghiên cứu ...........................................................................................80
3.3.2. Thu thập dữ liệu...........................................................................................82
3.3.3. Quy trình phân tích dữ liệu..........................................................................82
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ................................................89
4.1. Phân tích thực trạng chất lượng BCTC của các công ty niêm yết trên TTCK Việt
Nam hiện nay. ...............................................................................................................89
4.1.1. Phân tích thực trạng chất lượng BCTC đo lường theo QTLN ....................89
4.1.2. Phân tích thực trạng chất lượng BCTC đo lường theo giá trị thích hợp của
thông tin kế toán. ...................................................................................................96
4.2. Mô tả các biến nhân tố ảnh hưởng chất lượng BCTC ...........................................99
4.3. Kết quả phân tích tương quan và hồi qui ............................................................ 103
4.3.1. Phân tích tương quan ................................................................................ 103
4.3.2. Kết quả phân tích hồi qui mô hình 1 ........................................................ 104
4.3.3. Kết quả phân tích hồi qui mô hình 2 ......................................................... 114
4.4. Bàn luận kết quả ................................................................................................. 123
4.4.1. Bàn luận kết quả mô hình 1 ...................................................................... 128
4.4.1.1. Nhóm nhân tố liên quan đến cơ cấu sở hữu ..................................... 128
4.4.1.2. Nhóm nhân tố liên quan đến cơ cấu QTCT ...................................... 129
4.4.1.3. Nhóm nhân tố liên quan đến cơ cấu vốn .......................................... 132
4.4.1.4. Nhóm nhân tố liên quan đến thị trường ............................................ 133
4.4.1.5. Nhóm nhân tố liên quan đến hiệu quả công ty ................................. 134
4.4.2. Bàn luận kết quả mô hình 2 ...................................................................... 134
4.4.2.1. Nhóm nhân tố liên quan đến cơ cấu sở hữu ..................................... 134
4.4.2.2. Nhóm nhân tố liên quan đến cơ cấu QTCT ...................................... 136
4.4.2.3. Nhóm nhân tố liên quan đến cơ cấu vốn .......................................... 137
4.4.2.4. Nhóm nhân tố liên quan đến thị trường ............................................ 137
4.4.2.5. Nhóm nhân tố liên quan đến hiệu quả công ty ................................. 139

CHƯƠNG 5. NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ ................................................. 141
5.1. Nhận xét chung ................................................................................................... 141
5.2. Đề xuất một số kiến nghị liên quan đến chất lượng BCTC của các công ty niêm
yết trên TTCK Việt Nam............................................................................................ 146
5.2.1. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước .................................................... 146
5.2.2. Đối với các công ty kiểm toán độc lập ..................................................... 149
5.2.3. Đối với các công ty niêm yết.................................................................... 151
5.2.4. Đối với các đối tượng khác sử dụng thông tin trên BCTC ...................... 153
5.3. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu trong tương lai .......................... 154
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ........................................................ 157
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 158


iii

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các số liệu
trong luận án là trung thực. Những kết quả của luận án chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả
Nguyền Thị Phương Hồng


iv

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tác giả xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới PGS-TS Mai
Thị Hoàng Minh và TS. Huỳnh Lợi, người hướng dẫn khoa học của tác giả, cô và thầy đã
tận tình dìu dắt và hướng dẫn trong suốt thời gian tác giả thực hiện luận án này. Những

nhận xét, đánh giá và chỉ bảo của cô và thầy thực sự là vô cùng quý giá đối với tác giả
trong quá trình thực hiện luận án, đặc biệt, những lời động viên và khuyến khích của cô và
thầy là sự khích lệ kịp thời và hữu ích giúp tác giả vượt qua những khó khăn trong quá
trình thực hiện luận án này.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn tập thể thầy cô thuộc Đại Học Kinh Tế TP. Hồ
Chí Minh, đặc biệt là các Thầy Cô Khoa Kế toán- Kiểm toán, đã tận tình giảng dạy hướng
dẫn tác giả hoàn thành các học phần trong chương trình đào tạo tiến sĩ của nhà trường. Qua
đó đã giúp tác giả có được những kiến thức, những kinh nghiệm cần thiết để thực hiện luận
án.
Tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới lãnh đạo và các đồng nghiệp thuộc
Khoa Kế toán Kiểm toán trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh đã luôn động viên
và tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành luận án.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình của tác giả. Trong suốt
những năm qua, gia đình luôn động viên khích lệ và tạo điều kiện để tác giả hoàn thành
luận án này.


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nội dung

BCKT

Báo cáo kiểm toán

BCTC


Báo cáo tài chính

BCTN

Báo cáo thường niên

BTC

Bộ Tài chính

BKS

Ban Kiểm soát

CBTT

Công bố thông tin

CEO

Giám đốc điều hành

CF

Khuôn mẫu lý thuyết chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế

DA

Biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh


DN

Doanh nghiệp

FASB

Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ

FEM

Mô hình tác động cố định

FGLS

Ước lượng bình phương bé nhất tổng quát

GAAP

Nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung

GLS

Ước lượng bình phương bé nhất tổng quát

HĐQT

Hội đồng quản trị

HNX


Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội

HOSE

Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh

IASB

Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính quốc tế

IFRS

Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế

KTV

Kiểm toán viên

NDA

Nondiscretionary accruals

NSD

Người sử dụng


vi

OLS


Ước lượng bình phương bé nhất

QSH

Quyền sở hữu

QTCT

Quản trị công ty

QTLN

Quản trị lợi nhuận

REM

Mô hình tác động ngẫu nhiên

TGĐ

Tổng Giám đốc

TTCK

Thị trường chứng khoán

TTKT

Thông tin kế toán


UBCKNN

Ủy Ban Chứng Khoán Nhà nước

UBKT

Ủy ban kiểm toán

US GAAP

Nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung của Mỹ

VACPA

Hội KTV hành nghề Việt Nam

VAS

Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam

2SLS

Ước lượng bình phương bé nhất 2 giai đoạn


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC (Đo lường theo chất

lượng lợi nhuận) từ các nghiên cứu trước ............................................................................34
Bảng 2.1. Các giả thuyết nghiên cứu và mối quan hệ với các lý thuyết nền tảng có liên
quan ......................................................................................................................................63
Bảng 3.1. Danh sách biến độc lập và phương pháp đo lường..............................................76
Bảng 3.2. Mô tả mẫu các công ty sử dụng phân tích đo lường chất lượng BCTC ..............80
Bảng 3.3. Mô tả mẫu các công ty sử dụng phân tích các nhân tố ảnh hưởng chất lượng
BCTC ...................................................................................................................................81
Bảng 4. 1. Thực trạng chất lượng BCTC (QTLN) ...............................................................90
Bảng 4. 2. So sánh chất lượng BCTC (QTLN) với một số quốc gia khác ..........................90
Bảng 4. 3. Thực trạng chất lượng BCTC (QTLN) theo ngành năm 2012 ...........................92
Bảng 4. 4. Thực trạng chất lượng BCTC (QTLN) theo ngành năm 2013 ...........................93
Bảng 4. 5. Thực trạng chất lượng BCTC (QTLN) theo ngành năm 2014 ...........................95
Bảng 4. 6.Thực trạng chất lượng BCTC (Giá trị thích hợp của TTKT) ..............................97
Bảng 4. 7. So sánh chất lượng BCTC (Giá trị thích hợp của TTKT) với một số quốc gia
khác ......................................................................................................................................98
Bảng 4. 8. Bảng thống kê mô tả các biến loại công ty kiểm toán và tình trạng niêm yết. 100
Bảng 4. 9. Bảng thống kê mô tả biến kiêm nhiệm giữa TGĐ và chủ tịch HĐQT và ngành
nghề ................................................................................................................................... 100
Bảng 4. 10. Bảng thống kê mô tả các biến độc lập (định lượng) ...................................... 101
Bảng 4. 11. Ma trận tương quan mô hình 1 ...................................................................... 103
Bảng 4. 12. Ma trận tương quan mô hình 2 ...................................................................... 104
Bảng 4. 13. Bảng kết quả hồi quy mô hình Pooled OLS của mô hình 1 .......................... 106
Bảng 4. 14. Bảng kết quả so sánh giữa mô hình Pooled OLS với FEM của mô hình 1 ... 107
Bảng 4. 15. Bảng kết quả so sánh giữa mô hình Pooled OLS với REM của mô hình 1 .. 108
Bảng 4. 16. Bảng tổng hợp các kiểm định lựa chọn mô hình 1 ........................................ 109
Bảng 4. 17. Giá trị VIF của 2 mô hình ............................................................................... 110
Bảng 4. 18. Bảng kết quả hồi quy mô hình FGLS của mô hình 1 ..................................... 113
Bảng 4. 19. Bảng kết quả hồi quy mô hình Pooled OLS của mô hình 2 ........................... 115
Bảng 4. 20. Bảng kết quả so sánh giữa mô hình Pooled OLS với FEM của mô hình 2 .... 116
Bảng 4. 21. Bảng kết quả so sánh giữa mô hình Pooled OLS với REM của mô hình 2 ... 117

Bảng 4. 22. Bảng kết quả so sánh giữa FEM với REM của mô hình 2 ............................. 119
Bảng 4. 23. Bảng tổng hợp các kiểm định lựa chọn mô hình 2 ......................................... 119
Bảng 4. 24. Bảng kết quả hồi quy mô hình FGLS của mô hình 2 .................................... 123


viii

Bảng 4. 25. Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thiết...................................................... 125


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 2.1. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các CT niêm yết trên
TTCK VN .............................................................................................................................62
Biểu đồ 4.1. Thực trạng chất lượng BCTC (QTLN) theo năm 2012 ...................................93
Biểu đồ 4.2. Thực trạng chất lượng BCTC (QTLN) theo năm 2013 ...................................94
Biểu đồ 4.3. Thực trạng chất lượng BCTC (QTLN) theo năm 2014 ...................................96
Biểu đồ 4.4. Biểu đồ phần dư có phân phối chuẩn mô hình 1 ........................................... 111
Biểu đồ 4.5. Biểu đồ phần dư có phân phối chuẩn mô hình 2 .......................................... 120


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thông tin tài chính của các công ty niêm yết được rất nhiều đối tượng quan tâm, sử
dụng, vì vậy nâng cao chất lượng thông tin tài chính sẽ giúp người sử dụng ra quyết định
thích hợp.
Có thể nói rằng chất lượng thông tin tài chính của các công ty niêm yết không chỉ bị

ảnh hưởng bởi các đối tượng tác động đến quá trình thu thập, xử lý, thiết lập, kiểm soát
thông tin tài chính do các nhân tố bên trong công ty như người quản lý, hội đồng quản trị,
ban kiểm soát, ban điều hành và kiểm toán nội bộ mà còn chịu ảnh hưởng bởi sự kiểm soát
từ các yếu tố bên ngoài công ty như Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Hội Nghề nghiệp, Bộ
Tài chính, cơ quan thuế, kiểm toán độc lập và kiểm toán Nhà nước.
Chính vì vậy, trong thời gian vừa qua Việt Nam đã ban hành và chỉnh sửa bổ sung
nhiều quy định nhằm tăng cường kiểm soát chất lượng thông tin tài chính của các công ty
như Thông tư 121/2012/TT-BTC ngày 26/7/2012 thay thế Quyết định số 12/2007/QĐ-BTC
ngày 13/3/2007 của Bộ trưởng BTC về việc ban hành Quy chế quản trị công ty áp dụng
cho các công ty đại chúng và thay thế Quyết định số 15/2007/QĐ-BTC ngày 19/03/2007
của Bộ trưởng BTC về việc ban hành Điều lệ mẫu áp dụng cho các công ty niêm yết trên
Sở giao dịch chứng khoán/Trung tâm giao dịch chứng khoán, Luật kiểm toán độc lập số
67/2011/QH12 ngày 29/03/2011 Quốc hội với những quy định chặt chẽ hơn đối với nghề
kiểm toán tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 252/QĐ-TTg
ngày 01/03/2012 về việc phê duyệt chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam
giai đoạn 2011-2020 và Bộ Tài chính vừa mới ban hành Thông tư số 155/2015/TT-BTC
ngày 06/10/2015 thay thế Thông tư số 52/2012/TT-BTC ngày 05/4/2012 hướng dẫn về
việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán và ngoài ra, vào ngày 25/06/2012 Ủy
ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành Quyết định số 515/QĐ-UBCK về việc ban hành
quy trình thực hiện công bố thông tin trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban chứng khoán
Nhà nước và báo cáo Ủy ban chứng khoán Nhà nước cho các đối tượng tham gia thị
trường chứng khoán và Bộ tài chính cũng đã ban hành quy định về kiểm soát chất lượng
dịch vụ kiểm toán theo Thông tư số 157/2014/TT-BTC ngày 23/10/2014.
Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, xã hội đang rất lo ngại về chất lượng thông tin


2

tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay. Chẳng
hạn như trường hợp mà Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã đình chỉ đợt chào bán cổ phiếu

ra công chúng là của Công ty Cổ phần Dược phẩm Viễn Đông. Công ty này đã đưa vào
bản cáo bạch chào bán cổ phiếu một số thông tin sai lệch và bỏ sót các thông tin quan
trọng, gây hiểu nhầm và ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư. Các sai phạm ở một số
công ty niêm yết khác như là công khai tình hình tài chính nhưng không có báo cáo kiểm
toán đính kèm theo, một số báo cáo tài chính đã được kiểm toán thì báo cáo kiểm toán
cũng chưa đảm bảo chất lượng, điển hình như vụ kết quả kiểm toán chưa chính xác của các
công ty kiểm toán độc lập đối với công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết…
Nhìn chung, khá nhiều công ty niêm yết công khai báo cáo tài chính thiếu trung
thực, chưa đầy đủ và kịp thời theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, như một số nhà
nghiên cứu trên thế giới đã nhận định, BCTC chất lượng cao sẽ giảm sự bất cân xứng
thông tin và kết quả sẽ giảm chi phí sử dụng vốn (Glosten và Milgrom, 1985; Amihud và
Mendelson, 1986; Diamond và Verrecchia, 1991; Bhattacharya và các cộng sự, 2003 và
Barth và các cộng sự, 2013). Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng chất lượng BCTC và các
nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam
hiện nay là thật sự cần thiết.
Với những lý do nêu trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài luận án “Các nhân tố ảnh
hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng
khoán – Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam”. Đây là vấn đề mang tính thời sự, nhằm
cải thiện chất lượng thông tin tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam, góp phần
lành mạnh hóa thị trường và thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
a. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu là xác định và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất
lượng báo cáo tài chính đo lường thông qua chất lượng lợi nhuận của các công ty niêm yết
trên TTCK tại Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị đối với các đối tượng liên
quan đến việc trình bày và công bố, sử dụng và quản lý chất lượng BCTC của các công ty
niêm yết trên TTCK Việt Nam hiện nay.


3


b. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu của luận án đặt ra ở trên, nội dung chính của luận án cần phải
trả lời được các câu hỏi sau:
1. Thực trạng thực chất lượng BCTC đo lường thông qua chất lượng lợi nhuận của
các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam hiện nay là gì?.
2. Các nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng BCTC đo lường thông qua chất lượng
lợi nhuận của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam hiện nay?.
3. Cần đề xuất một số kiến nghị nào đối với các đối tượng liên quan đến việc trình
bày và công bố, sử dụng và quản lý chất lượng BCTC của các công ty niêm yết trên TTCK
Việt Nam hiện nay?.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC (đo lường
theo quản trị lợi nhuận và giá trị thích hợp của thông tin kế toán) của các công ty niêm yết
trên TTCK Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về không gian: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC
(trong đó giới hạn phạm vi chất lượng BCTC đo lường theo quản trị lợi nhuận và giá trị
thích hợp của thông tin kế toán) của các công ty phi tài chính niêm yết trên TTCK tại Việt
Nam niêm yết trên cả 2 sàn giao dịch HOSE và HNX (Không nghiên cứu về các công ty
tài chính như Ngân hàng, công ty chứng khoán...).
+ Phạm vi về thời gian: Dữ liệu nghiên cứu trong giai đoạn 3 năm 2012 - 2014.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này áp dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, trong đó phương pháp
chính là phương pháp nghiên cứu định lượng, cụ thể là nghiên cứu này được thực hiện dựa
vào các lý thuyết nền tảng phổ biến trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán như lý thuyết ủy
nhiệm, lý thuyết tín hiệu, lý thuyết hợp đồng… và các nghiên cứu trên thế giới và Việt
Nam liên quan đến chất lượng BCTC và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC,
đồng thời sử dụng phương pháp định tính thảo luận với các chuyên gia làm cơ sở đưa thêm
nhân tố mới vào mô hình nghiên cứu và kiểm định mô hình nghiên cứu này tại Việt Nam.



4

5. Đóng góp mới của nghiên cứu
Trước thực trạng đáng lo ngại về chất lượng BCTC của các công ty niêm yết trên
TTCK Việt Nam, luận án này có tính cấp thiết cao. Kết quả của luận án này có một số
đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn, cụ thể:
- Về mặt lý luận:
Dựa vào kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu, trong đó các nhân tố ảnh hưởng
được tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu trước và 4 nhân tố mới được tác giả đưa thêm vào,
luận án hoàn thành sẽ bổ sung thêm lý thuyết mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến chất
lượng báo cáo tài chính được đo lường thông qua chất lượng lợi nhuận của các công ty
niêm yết trên TTCK Việt Nam, làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu có liên quan.
Đặc biệt, kết quả kiểm định của luận án cho thấy, về thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến
chất lượng BCTC, cụ thể, đối với chất lượng BCTC đo lường theo QTLN, có 11 nhân tố
trong 23 nhân tố có ảnh hưởng đến chất lượng BCTC, đối với chất lượng BCTC đo lường
theo giá trị thích hợp của TTKT có 10 nhân tố trong 23 nhân tố có ảnh hưởng đến chất
lượng BCTC. Trong số các nhân tố có tác động đến chất lượng BCTC thì có 4 nhân tố mới
được tác giả đưa vào để kiểm định đó là tính trì hoãn của BCTC, khả năng thanh toán
nhanh, thời gian niêm yết và tình trạng niêm yết (sàn giao dịch), cả 4 nhân tố mới này đều
có ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam.
- Về mặt thực tiễn:
+ Kết quả nghiên cứu cho thấy, thực trạng chất lượng về BCTC đánh giá thông qua
chất lượng lợi nhuận của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam hiện nay chưa cao.
Theo tìm hiểu của tác giả, luận án này là một trong số những nghiên cứu đầu tiên tại Việt
Nam đánh giá thực trạng chất lượng BCTC của các công ty niêm yết trên TTCK thông qua
phương pháp tiếp cận đo lường BCTC bằng chất lượng lợi nhuận, đặc biệt đo lường chất
lượng lợi nhuận dựa trên cả 2 cơ sở là cơ sở kế toán và cơ sở thị trường cùng với việc sử
dụng dữ liệu thứ cấp (số liệu được trình bày trên BCTC) được cập nhật mới nhất giai đoạn

2012 - 2014 (số liệu trên BCTC cập nhật đến năm 2014), vì vậy, kết quả phân tích thực
trạng chất lượng BCTC của các công ty niêm yết trên TTCK trong luận án này phản ánh
đúng thực tế theo số liệu các công ty công bố trên BCTC chứ không dựa trên quan điểm
đánh giá của các đối tượng về chất lượng BCTC như các nghiên cứu trước đây tại Việt


5

Nam.
+ Kết quả nghiên cứu của luận án đã xác định được các nhân tố tác động đến chất
lượng BCTC (đo lường theo chất lượng lợi nhuận) của các công ty niêm yết TTCK Việt
Nam.
+ Dựa trên kết quả về đánh giá thực trạng chất lượng BCTC trong giai đoạn 20122014, chi tiết theo từng năm và thậm chí chi tiết theo từng ngành, kết quả về các nhân tố
ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các Công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam, những
kết quả này là cơ sở khoa học khá hữu ích cho các đối tượng quan tâm như các nhà quản
trị công ty, KTV, các nhà đầu tư, cơ quan ban hành chính sách, ủy ban chứng khoán Nhà
nước, các sở giao dịch chứng khoán... tham khảo để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng thông tin trên BCTC các công ty niêm yết tại Việt Nam cũng như tham
khảo trong việc sử dụng thông tin trên BCTC nhằm đưa ra các quyết định có liên quan một
cách hiệu quả.
6. Kết cấu của luận án
Phần mở đầu:
Phần này bao gồm vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi
nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp của luận án và kết cấu của luận án.
Chương 1: Tổng quan về các nghiên cứu trước có liên quan về đo lường chất
lượng báo cáo tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính
của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Chương này sẽ tổng quan các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam về các cách
tiếp cận các phương pháp đo lường chất lượng BCTC và các nhân tố ảnh hưởng chất lượng
BCTC, trên cơ sở đó đưa ra những kết quả đạt được và vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, từ

đó nêu ra được khe hổng nghiên cứu cho luận án.
Chương 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu.
Chương này trình bày một số khái niệm, thuật ngữ quan trọng có liên quan và các lý
thuyết nền tảng có liên quan, trên cơ sở các lý thuyết này và tổng quan các nghiên cứu
trước ở chương I, đề xuất mô hình nghiên cứu và phát triển giả thuyết nghiên cứu.


6

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương này trình bày các nội dung về quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên
cứu, kỹ thuật phân tích dữ liệu và thiết kế nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương này tập trung vào việc phân tích và bàn luận về kết quả của nghiên cứu.
Chương 5. Nhận xét và đề xuất kiến nghị.
Chương này đưa ra nhận xét chung và trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị đối
với các đối tượng liên quan đến việc sử dụng, tạo lập và quản lý chất lượng BCTC của các
công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam hiện nay.


7

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC LIÊN QUAN
VỀ ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ CÁC
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Nội dung chính của chương này, tác giả tổng quan các công trình nghiên cứu trên
thế giới và Việt Nam về cách tiếp cận các phương pháp đo lường chất lượng BCTC và các
nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các công ty niêm yết trên TTCK, để trên cơ

sở đó tác giả tìm ra khe hổng nghiên cứu đề xuất hướng nghiên cứu của luận án, vì vậy, nội
dung của chương này bao gồm:
- Các cách tiếp cận về phương pháp đo lường chất lượng BCTC theo các nghiên
cứu trước đây;
- Tổng quan các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng chất lượng BCTC;
- Khe hổng nghiên cứu.
1.1. Các cách tiếp cận về phương pháp đo lường chất lượng BCTC theo các nghiên
cứu trước đây
Trong bất kỳ một nghiên cứu nào có liên quan đến chất lượng BCTC, mặc dù chất
lượng BCTC đóng vai trò là nhân tố tác động hay nhân tố bị tác động thì việc đo lường
chất lượng BCTC là rất quan trọng, vì nó quyết định đến hiệu quả một cuộc nghiên cứu.
Tuy nhiên, chất lượng BCTC là khó có thể quan sát trực tiếp được, xuất phát từ đặc điểm
này, trong các nghiên cứu trước đây cũng đã sử dụng nhiều phương pháp đo lường khác
nhau và có thể chia làm 2 nhóm phương pháp chính: Đo lường theo đặc điểm chất lượng
BCTC và đo lường theo chất lượng lợi nhuận.
1.1.1. Đo lường chất lượng BCTC theo đặc điểm chất lượng
Phương pháp đo lường chất lượng BCTC thông qua đặc điểm chất lượng nhằm
đánh giá các khía cạnh và kích thước của thông tài chính và thông tin phi tài của BCTC
nhằm xác định tính hữu ích của thông tin tài chính đó. Phương pháp đo lường chất lượng
BCTC theo đặc điểm chất lượng đó là chất lượng BCTC được đánh giá dựa trên các thang


8

đo được xây dựng dựa trên các đặc điểm chất lượng của FASB đó là 2 đặc điểm cơ bản:
Thích hợp và đáng tin cậy và 2 đặc điểm thứ yếu: Nhất quán và có thể so sánh, các đặc
điểm chất lượng của IASB đó là có thể hiểu được, thích hợp, đáng tin cậy và có thể so
sánh được và các đặc điểm theo quan điểm của dự án hội tụ của FASB và IASB đó là 2 đặc
điểm nền tảng: Thích hợp và trình bày trung thực và 4 đặc điểm bổ sung bao gồm có thể so
sánh, có thể kiểm chứng, tính kịp thời và có thể hiểu được.

Có nhiều nghiên cứu trước đây đã sử dụng phương pháp đo lường chất lượng
BCTC theo đặc điểm chất lượng như trên. Các nghiên cứu này xoay quanh những vấn đề
như đánh giá các đặc điểm chất lượng, các nhân tố ảnh hưởng đến đặc điểm chất lượng
hay các đặc điểm chất lượng trên khía cạnh quan điểm của người sử dụng nói chung hay
KTV, nhà đầu tư nói riêng…
Nghiên cứu đầu tiên mà tác giả muốn đề cập đến là nghiên cứu của Beest và các
cộng sự (2009). Nghiên cứu này đánh giá định lượng các đặc điểm chất lượng của BCTC
dựa trên các đặc điểm cơ bản và các đặc điểm bổ sung theo CF. Nghiên cứu tiến hành thu
thập dữ liệu từ 231 BCTC của các công ty niêm yết ở các sàn chứng khoán ở Mỹ, Anh và
Hà Lan năm 2005-2007, sử dụng BCTC để đánh giá 21 chỉ tiêu chất lượng chi tiết. Các
đặc điểm chất lượng được ước lượng mức độ thông qua các chỉ tiêu cấu thành dựa trên
thang đo năm mức độ Likert. Hơn nữa, nghiên cứu của Beest và các cộng sự còn tiến hành
xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC. Nghiên cứu sử dụng phương pháp
hồi quy nhằm kiểm định các hệ số hồi quy, phương trình hồi quy, hiện tượng đa cộng tuyến
giữa các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC. Nghiên cứu này cũng góp phần cải
thiện việc đánh giá các đặc điểm chất lượng của thông tin và đưa ra các giải pháp cần thiết.
Beest và Braam (2011) tiếp tục có một nghiên cứu về đặc điểm chất lượng, nhưng
lần này nghiên cứu tập trung vào sự khác biệt của các đặc điểm giữa hai hệ thống chuẩn
mực IFRS và US GAAP hay cũng là sự khác biệt giữa BCTC của Anh và Mỹ. Nghiên cứu
được xây dựng trên 31 nhân tố dựa trên các đặc điểm chất lượng và tiến hành lấy mẫu
khảo sát từ 71 BCTC của các DN ở Anh và 71 báo cáo khác ở Mỹ trong năm 2009. Kết
quả cho thấy: nhìn chung, báo cáo của Anh thích hợp, trình bày trung thực và dễ hiểu hơn
so với báo cáo của Mỹ. Tuy nhiên, các báo cáo của Mỹ có khả năng so sánh được cao hơn
các báo cáo của Anh.


9

Trong nghiên cứu Beest và các cộng sự (2009) và một số nghiên cứu khác của Jara
và các cộng sự (2011), Bauwhede (2001) cũng nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến

các đặc điểm chất lượng. Đa số các nghiên cứu ứng dụng phương pháp nghiên cứu của
Jonas and Blanchet (2000). Một trong những mục đích của nghiên cứu Beest và các cộng
sự (2009) là xây dựng thang đo cho các đặc điểm chất lượng: tính thích hợp, trình bày
trung thực, có thể so sánh được, kịp thời, có thể hiểu được. Sau khi thu thập dữ liệu dựa
vào các BCTC, nghiên cứu này tiến hành xây dựng hàm hồi quy về những nhân tố ảnh
hưởng đến chất lượng BCTC. Các nhân tố ảnh hưởng đến đặc điểm chất lượng được đề
cập đến là CMKT, quốc gia, ngành nghề, quy mô công ty, đòn bẩy tài chính, năm… Mẫu
nghiên cứu của Beest các cộng sự (2009) là 120 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán
của Mỹ, Anh, Hà Lan trong năm 2005 và 111 công ty trong năm 2007 được lấy từ các
ngành kinh doanh khác nhau. Đồng thời, các công ty này áp dụng theo hai khung CMKT
là IFRS và US GAAP. Cũng trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến 2007, có sự chênh
lệch về số lượng công ty niêm yết là do có 9 công ty rời sàn hoặc một trong các công ty
này chưa công bố BCTC trước ngay thời điểm thu thập số liệu của nghiên cứu. Do vậy, các
biến độc lập có liên quan là CMKT (IFRS và US GAAP), quốc gia (Mỹ, Anh, Hà Lan),
ngành nghề, năm. Sau đó, Beest và các cộng sự (2009) thực hiện các kiểm định cần thiết
trong phương pháp hồi quy OLS để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố cũng như
độ tin cậy của mô hình.
Tiếp cận theo một hướng khác, nghiên cứu của Saheli & Nassirzadeh (2012) chỉ ra
sự khác nhau giữa các quan điểm về đặc điểm chất lượng trên nhiều khía cạnh tiếp cận.
Nghiên cứu cung cấp những thống kê thực nghiệm từ việc khảo sát các nhà đầu tư ở Iran
về các đặc điểm chất lượng – những người có hiểu biết về kế toán và không có hiểu biết về
kế toán.
Cùng cách tiếp cận, Terzungwe (2013) đã nghiên cứu ý kiến về chất lượng BCTC ở
Nigeria của các đối tượng liên quan đến BCTC. Terzungwe (2013) lấy kết quả thống kê từ
100 bảng khảo sát và phân tích thống kê về ý kiến đã được cung cấp. Các nhà nghiên cứu
không chỉ nghiên cứu các đặc điểm theo cách nhìn của đối tượng liên quan nói chung mà
còn trên những của góc nhìn riêng của các đối tượng như kế toán viên, KTV, các nhà đầu
tư...



10

Tasios (2012) đã thực hiện nghiên cứu của mình thông qua việc tiếp cận ý kiến từ
các KTV đối với các đặc điểm chất lượng. Quá trình thu thập ý kiến được tiến hành rất cẩn
thận từ việc xây dựng bảng câu hỏi đến việc xử lý số liệu. Nghiên cứu đã khẳng định tầm
quan trọng của các đặc điểm chất lượng đối với KTV ở Hy Lạp.
Một nghiên cứu nữa về quan điểm của KTV và nhà đầu tư đối với tầm quan trọng
của các đặc điểm chất lượng của thông tin là nghiên cứu của Obaidat (2007) đã xây dựng
bảng khảo sát để thu thập ý kiến từ 25 nhà đầu tư và 29 KTV. Kết quả cho thấy, tất cả các
đặc điểm chất lượng đều ảnh hưởng đến các quyết định và tồn tại sự khác nhau trong ý
kiến của KTV, nhà đầu tư về mức độ quan trọng của các nhân tố chất lượng.
Không nhằm vào các mục đích đo lường chất lượng lợi nhuận, đánh giá các yếu tố
chi tiết của BCTC, mục đích hướng đến của phương pháp trên là đánh giá mức độ hữu ích
của thông tin thông qua các đặc điểm chất lượng. Lợi ích có được từ phương pháp là sự tập
trung nghiên cứu vào các đặc điểm chất lượng, trong khi các mô hình khác tập trung vào
các khía cạnh của việc quản trị lợi nhuận hay giá cả của cổ phiếu. Tuy nhiên, hạn chế của
phương pháp này là khó xác định thang đo cho các đặc điểm chất lượng, đồng thời, chính
vì đánh giá này dựa trên cơ sở thang đo nên nó còn có hạn chế là kết quả thu thập được
không có độ tin cậy cao vì nó phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của người đánh giá và mang
tính cảm tính cao như người đánh giá này cho điểm chỉ tiêu này đối với BCTC cao nhưng
có thể theo quan điểm của người khác là chưa cao.
1.1.2. Đo lường chất lượng BCTC theo chất lượng lợi nhuận (Earning Quality)
Phương pháp đo lường chất lượng BCTC theo chất lượng lợi nhuận có ưu điểm
chính là đáng tin cậy, bởi khác với phương pháp đo lường theo đặc điểm chất lượng mà
các nghiên cứu khác đã áp dụng, đó là theo quan điểm của người đánh giá dựa trên dữ liệu
thứ cấp (số liệu trên BCTC và BCTN) hoặc theo quan điểm của người được khảo sát (đối
với nghiên cứu sử dụng khảo sát quan điểm và dữ liệu thu thập được là dữ liệu sơ cấp) và
điều này có thể dẫn đến việc đánh giá chất lượng BCTC sẽ phụ thuộc vào quan điểm chủ
quan của họ và như vậy có thể kết quả nghiên cứu sẽ không phản ánh đúng thực trạng chất
lượng của BCTC mà các công ty đã công bố, còn theo phương pháp đánh dựa trên chất

lượng lợi nhuận, các dữ liệu phục vụ cho việc phân tích này dựa trên thông tin sẵn có trong
báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của các công ty (dữ liệu thứ cấp) và việc đánh


11

giá chất lượng BCTC được thực hiện trực tiếp trên các dữ liệu sẵn có này. Ngoài ra, đo
lường chất lượng BCTC thông qua chất lượng lợi nhuận cũng rất hữu ích dựa trên quan
điểm người sử dụng BCTC, các nhà đầu tư, chủ nợ và các nhà soạn thảo chuẩn mực kế
toán.
Có nhiều cách thức để đo lường chất lượng lợi nhuận, theo Dechow và các cộng sự
(2010), có 3 biến đại diện cho chất lượng lợi nhuận đó là các đặc tính của lợi nhuận
(properties of earnings), phản ứng của nhà đầu tư đối với lợi nhuận (investor
responsiveness to earnings) và các chỉ tiêu ngoài sai sót trọng yếu của lợi nhuận (external
indicators of earnings misstatements). Các nghiên cứu theo biến đặc tính của lợi nhuận
thường sử dụng các mô hình như bền vững của lợi nhuận (earnings persistence), biến kế
toán dồn tích bất thường (abnormal accruals), ổn định của lợi nhuận (earnings smoothness),
bất cân xứng tính kịp thời và ghi nhận lỗ kịp thời (asymmetric timeliness and timely loss
recognition) và điểm chuẩn (benchmarks). Các nghiên cứu theo biến phản ứng của nhà đầu
tư đối với lợi nhuận thường sử dụng mô hình ERCs (Earnings response coefficient). Đối
với biến các chỉ tiêu ngoài sai sót trọng yếu của lợi nhuận thì bao gồm AAERs (SEC
Accounting and Auditing Enforcement Releases), trình bày lại (restatements) và sự thiếu
sót của thủ tục kiểm soát nội bộ theo SOX (Sarbanes Oxley Act).
Trong phạm vi luận án này, tác giả sử dụng biến các đặc tính của lợi nhuận và biến
phản ứng của nhà đầu tư đối với lợi nhuận để đo lường chất lượng lợi nhuận (đo lường
gián tiếp chất lượng báo cáo tài chính) bởi vì 2 cách đo lường này phù hợp với cách phân
loại của Francis và các cộng sự (2004) đã phân loại đo lường chất lượng lợi nhuận theo 2
loại: Dựa trên cơ sở kế toán và dựa trên cơ sở thị trường. Đối với cách đo lường theo các
đặc tính của lợi nhuận tác giả sử dụng mô hình biến kế toán dồn tích bất thường, còn đối
với với cách đo lường theo phản ứng của nhà đầu tư đối với lợi nhuận, tác giả sử dụng mô

hình giá trị thích hợp của TTKT vì đây là 2 mô hình được sử dụng khá phổ biến trong các
nghiên cứu trước đây.
Nội dung tiếp theo, tác giả trình bày cụ thể về các mô hình biến kế toán dồn tích bất
thường và mô hình giá trị thích hợp của TTKT sử dụng trong các nghiên cứu trước đây
liên quan đến chất lượng lợi nhuận, cụ thể như sau:


12

1.1.2.1. Một số mô hình đo lường chất lượng lợi nhuận dựa trên biến kế toán dồn tích
bất thường.
Có khá nhiều mô hình đo lường chất lượng lợi nhuận dựa trên biến kế toán dồn tích
bất thường và các mô hình này được nhà nghiên cứu sau phát triển dựa trên các mô hình
trước, cụ thể như sau:
Mô hình của Healy (1985)
Mô hình của Healy (1985) sử dụng giá trị trung bình của tổng dồn tích (TA) được
chia cho tổng tài sản trễ một năm (At-1) trong giai đoạn nghiên cứu như là một cách đo
lường của NDA. Ở đây, mô hình của biến kế toán dồn tích không điều chỉnh được trong
năm t (NDAt) là:
NDAt/At-1 = 1/n Σ (TAt/At-1)

(1)

Trong đó:
NDAt/At-1: Biến kế toán dồn tích không điều chỉnh được trong năm t được chia
cho tổng tài sản trễ một năm;
n: Số năm trong giai đoạn tính toán; và t là một năm trong số những năm (t-n, tn+1, …, t-1) thuộc giai đoạn nghiên cứu.
Phần dồn tích có thể điều chỉnh (DAt) là chênh lệch giữa tổng dồn tích trong năm t
và biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnh (cả hai đều được chia cho tổng tài sản trễ
một năm).

Mô hình của DeAngelo (1986)
DeAngelo (1986) cho rằng sự biến đổi về biến kế toán dồn tích giữa hai kỳ chính là
lợi nhuận được điều chỉnh (DA). Vậy thì phần DA là chênh lệch giữa TA giữa năm t và
năm t-1. Vì vậy, phần biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnh là biến kế toán dồn tích
của năm trước (TAt-1), mô hình của NDAt là:
NDAt = TAt-1
Phần dồn tích có thể điều chỉnh (DAt) là chênh lệch giữa tổng dồn tích trong năm t
và biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnh năm t, mô hình của nó là:
DAt = TAt – NDAt = TAt – TAt-1

(2)


13

Mô hình của DeAngelo để ước tính NDA sẽ thật sự đúng nếu NDA không thay đổi
theo thời gian và trung bình DA bằng 0 ở kỳ mà mình ước tính. Nhưng NDA lại thường
phụ thuộc vào mức độ hoạt động kinh doanh bình thường của doanh nghiệp. Và nếu doanh
nghiệp đang ở thời kì tăng trưởng thì NDA sẽ có sự biến động từ năm này sang năm khác.
Nhược điểm này được khắc phục thông qua cải tiến mô hình nhằm kiểm soát phần NDA
thay đổi do thay đổi mức độ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cách thực hiện là
đem NDA tính được theo mô hình của DeAngelo chia cho cho doanh thu. Mô hình tính
DA lúc này trở thành:
DAt = (TAt / Doanh thu t-1) – (TAt-1 / Doanh thu t-2)
Mô hình của Jones (1991)
Jones (1991) được xây dựng trên dựa trên kế thừa mô hình của Healy (1985) và mô
hình của DeAngelo (1986). Mô hình của Jones là:
TAit/At-1 = α1(1/At-1) + α2∆REVt /At - 1]+ α3(PPEt/At-1) + εi

(3)


Trong đó:
TAit : Tổng biến kế toán dồn tích của công ty i trong năm t;
Tổng dồn tích TAit
Việc sử dụng tất cả các mô hình trên để tính toán biến kế toán dồn tích không thể
điều chỉnh, từ đó xác định biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh đều liên quan đến việc
tính toán tổng dồn tích (TA). Theo tiến trình nghiên cứu trước đó của các nhà nghiên cứu
như Healy (1985) hay Jones (1991) thì cách tiếp cận bảng cân đối kế toán để tính tổng dồn
tích được sử dụng, cụ thể như sau:
TAit = ∆CAit - ∆Cashit - ∆CLit + ∆DCLit – DEPit
∆CAit: Thay đổi trong tài sản lưu động trong năm t;
∆Cashit: Thay đổi trong khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền trong năm t;
∆CLit: Thay đổi về công nợ hiện tại trong năm t;
∆DCLit: Thay đổi trong nợ vay được bao gồm trong nợ ngắn hạn trong năm t;
DEPit: Khấu hao và chi phí khấu trừ trong năm t.


14

Bên cạnh đó, Collins & Hribar (2002) lập luận rằng việc sử dụng cách tiếp cận bảng
cân đối kế toán này để tính toán tổng dồn tích là kém hiệu quả hơn trong những trường
hợp nhất định so với cách tiếp cận báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Bởi vì dữ liệu báo cáo lưu
chuyển tiền tệ chỉ có sẵn chỉ từ năm 1987 nên một khoảng thời gian chỉ có thể sử dụng
cách tiếp cận bảng cân đối kế toán trên cho việc tính toán tổng dồn tích. Tuy nhiên, sau
thời gian đó, khi mà dữ liệu về lưu chuyển tiền tệ đã có sẵn, thì cách tính tổng dồn tích dựa
trên lưu chuyển tiền tệ được áp dụng nhiều với đặc điểm dễ hiểu, đơn giản và dễ thực hiện.
Công thức tính TA theo cách tiếp cận này là:
TAIt = NIIt – CFOIt
NIIt: Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong năm t;
CFOIt: Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trong năm t.

∆REVit: Doanh thu của công ty i trong năm t trừ doanh thu trong năm t-1;
PPEit: Nguyên giá bất động sản, nhà máy và các trang thiết bị của công ty i tại thời
điểm cuối năm t;
At-1: Tổng tài sản đầu kỳ
α1, α2, α3: Các thông số cụ thể của từng công ty.
Các thông số cụ thể công ty, α1, α2, và α3, thu được bằng cách sử dụng mô hình sau
đây trong thời gian tính toán:
Trong đó a1, a2 và a3 dùng để chỉ ước tính OLS cho α1, α2, và α3, và εi là phần
còn lại, đại diện các phần có thể điều chỉnh của từng doanh nghiệp cụ thể của tổng biến kế
toán dồn tích có thể điều chỉnh.
Mô hình của Jones đã qua điều chỉnh (Dechow và các cộng sự, 1995)
Mô hình của Jones đã qua điều chỉnh được thực hiện để loại bỏ xu hướng phỏng
đoán của mô hình Jones (1991) trong việc đo lường biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh
xảy ra lỗi khi sự điều chỉnh được thực hiện trên việc ghi nhận doanh thu (Dechow và các
cộng sự, 1995). Trong mô hình đã điều chỉnh, các khoản biến kế toán dồn tích không thể
điều chỉnh được ước tính trong năm sự kiện (năm mà quản trị lợi nhuận được đưa ra giả
thuyết):


×