Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Đánh giá tổn thất điện năng và đề xuất các giải pháp giảm tổn thất điện năng lưới điện trung áp tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.32 MB, 128 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
....... .......

LÊ VĂN ĐỨC

ĐÁNH GIÁ TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG LƯỚI ĐIỆN
TRUNG ÁP TỈNH NAM ĐỊNH
*******
CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỆN
MÃ SỐ: 2012BKTĐ-HTĐ-PC30

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Nguyễn Lân Tráng

Hà Nội – Năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
....... .......

LÊ VĂN ĐỨC

ĐÁNH GIÁ TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG LƯỚI ĐIỆN
TRUNG ÁP TỈNH NAM ĐỊNH
*******



LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỆN

Hà Nội – Năm 2014


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ đồ thị
Mở đầu

1

CHƯƠNG1

4

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG NGUỒN, LƯỚI ĐIỆN TRUNG ÁP
TỈNH NAM ĐỊNH
1.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của tỉnh Nam Định

4

1.1.1. Vị trí địa lý


4

1.1.2. Diện tích và dân số

4

1.2. Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định giai đoạn 2002-2013

5

1.2.1 Tình hình kinh tế tỉnh Nam Định giai đoạn 2002-2013

5

1.2.2 Tình hình dân số tỉnh Nam Định giai đoạn 2002 - 2013

9

1.2.3. Định hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 định hướng đến năm 2030

10

1.2.4 Phân tích tình hình tiêu thụ điện năng giai đoạn 2002 - 2013

10

1.2. Hiện trạng nguồn và lưới điện trung áp tỉnh Nam Định

12


1.2.1. Nguồn nhận

12

1.2.1.1 Các trạm 220kV, 110kV

12

1.2.1.2. Các trạm biến áp trung gian

13

1.2.2. Lưới điện trung áp

14

1.3. Quản lý vận hành lưới điện

26

Kết luận chương 1

27


CHƯƠNG 2

28


ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG LƯỚI ĐIỆN, KHẢ NĂNG MANG TẢI VÀ TỔN
THẤT ĐIỆN NĂNG LƯỚI ĐIỆNTRUNG ÁP TỈNH NAM ĐỊNH
2.1 Đánh giá thực trạng lưới điện và khả năng mang tải

28

2.1.1. Đường dây 35kV

28

2.1.2. Đường dây 22kV

28

2.1.3. Đường dây 10kV

29

2.2. Hiện trạng tiêu thụ điện

29

2.1. Kết quả thực hiện công tác giảm tổn thất điện năng trong các năm qua của công

30

ty điện lực Nam Định
2.2. Các nguyên nhân dẫn đến tổn thất điện năng

34


2.1.2. Đường dây 22kV

34

2.1.3. Đường dây 10kV

35

Kết luận chương 2

37

CHƯƠNG 3

38

TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH
TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG
3.1. Khái niệm tổn thất điện năng

38

3.2. Một số phương pháp tính tổn thất điện năng cho lưới điện phân phối

39

3.2.1. Phương pháp cơ bản của JUN và LENS

40


3.2.2. Phương pháp bậc thang hóa đồ thị phụ tải

40

3.2.3. Phương pháp thời gian tổn thất công suất lớn nhất.

40

3.2.4. Phương pháp hệ số tổn thất công suất

41

3.2.5. Phương pháp sử dụng biểu đồ phụ tải điển hình

41

3.3. Nhận xét các phương pháp tính

46

3.3.1. Về tính khả thi

47

3.3.2. Về tính chính xác

47

Kết luận chương 3


48


CHƯƠNG 4
SỬ DỤNG PHẦN MỀM PSS/ADEPT TÍNH TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG VÀ

49

TÍNH BÙ TỐI ƯU LƯỚI ĐIỆN TRUNG ÁP TỈNH NAM ĐỊNH
4.1. Tổng quan về phần mềm PSS/ADEPT

49

4.1.1. Yêu cầu về cầu hình máy tính

50

4.1.2. Kiểm tra các phân hệ PSS/ADEPT

51

4.1.3. Tiến hành cài đặt

51

4.1.4. Giao diện chính của chương trình PSS/ADEPT.

52


4.1.5. Chu trình áp dụng, triển khai PSS/ADEPT

52

4.2. Sử dụng phần mềm PSS/ADEPT tính phân bố công suất và tổn thất điện năng

53

lưới điện trung áp tỉnh Nam Định
4.2.1. Tính phân bổ công suất trên các đường dây trung áp tỉnh Nam Định

53

4.2.1.1. Dữ liệu phục vụ tính toán

53

4.2.1.2. Khai báo, nhập dữ liệu và tính toán trên phần mềm PSS/ADEPT 5.0

53

4.2.2. Tổng hợp kết quả tính toán tổn thất điện năng trên lưới điện trung áp tỉnh Nam

63

Định.
4.3. Sử dụng phần mềm PSS/ADEPT tính bù tối ưu

72


4.3.1 Xác định vị trí bù tối ưu lưới điện trên đường dây trung áp tỉnh Nam Định

72

4.3.1.1. Phương pháp xác định vị trí bù tối ưu của phần mềm PSS/ADEPT 5.0

72

4.3.1.2. Cách chạy bài toán tìm vị trí đặt tụ bù tối ưu.

75

4.3.2. Kết quả tính toán bù tối ưu trên lưới điện trung áp tỉnh Nam Định

78

Kết luận chương 4

86

CHƯƠNG 5

87

CÁC GIẢI PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG
LƯỚI ĐIỆN TRUNG ÁP TỈNH NAM ĐỊNH
5.1. Quản lý nhận dạng TTĐN

87


5.2. Các biện pháp giảm TTĐN

88

5.2.1. Biện pháp quản lý kỹ thuật - vận hành

88

5.2.2. Biện pháp quản lý kinh doanh

90


5.2.3. Áp dụng giải pháp DSM để giảm tổn thất điện năng

92

5.2.3.1. Nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng của các hộ sử dụng điện.

92

5.2.3.2. Điều khiển nhu cầu dùng điện của khách hàng

94

5.2.3.3. Đánh giá khả năng ứng dụng DSM ở tỉnh Nam Định.

94

Kết luận chương 5


96

KẾT LUẬN

97

KIẾN NGHỊ

98

TÀI LIỆU THAM KHẢO

99

PHỤ LỤC


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan những gì tôi viết trong luận văn là do sự tìm hiểu và nghiên
cứu của bản thân. Mọi kết quả nghiên cứu cũng như ý tưởng của các tác giả khác,
nếu có đều được trích dẫn cụ thể.
Đề tài của luận văn chưa được bảo vệ tại bất kỳ một hội đồng bảo vệ luận
văn thạc sỹ nào trên toàn quốc cũng như ở nước ngoài; và cho đến nay chưa được
công bố trên bất kỳ phương tiện thông tin truyền thông nào.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về những gì đã cam đoan ở trên.

Hà Nội, ngày 10 tháng 09 năm 2014
Tác giả


Lê Văn Đức


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn.
Thầy giáo hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Lân Tráng, người trực tiếp hướng dẫn
và đã dành nhiều thời gian, công sức, trí tuệ để chỉ dẫn giúp đỡ tác giả hoàn thành
luận văn tốt nghiệp.
Cùng toàn thể các Thầy Cô giáo, Giáo sư, Giảng viên của Khoa Hệ thống điện
và Trường ĐHBK Hà Nội tham gia giảng dạy lớp Cao học HTĐ khóa 2012-2014, đã
tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả được học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Các thầy cô trong hội đồng bảo vệ đã tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành
nhiệm vụ.
Tác giả cũng xin cảm ơn toàn thể bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã quan tâm,
động viên, giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này.

Hà Nội, ngày 10 tháng 09 năm 2014
Tác giả

Lê Văn Đức


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GDB

Tổng sản phẩm quốc nội

TG


Trạm biến áp trung gian

KH

Khách hàng

TTĐN

Tổn thất điện năng

ĐTPT

Đồ thị phụ tải

BAPP

Biến áp phân phối

TTCS

Tổn thất công suất

MBA

Máy biến áp

ĐZ

Đường dây


DSM

Demend Side Management (Quản lý nhu cầu điện năng)

PSS/ADEPT

Phần mềm tính toán và phân tích lưới điện

CMIS

Phần mềm quản lý khách hàng


TT

DANH MỤC CÁC BẢNG

TRANG

1

Bảng 1.1. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) phân theo thành phần kinh tế

6

2

Bảng1.2. Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình 4 năm

7


3

Bảng1.3. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm tỉnh Nam Định giai đoạn 2008-

7

2013 (%)
4

Bảng 1.4. Dân số tỉnh Nam Định giai đoạn 2002 - 2013

9

5

Bảng 1.5. Kịch bản phát triển kinh tế đến 2025

10

6

Bảng 1.6. Tiêu thụ điện năng theo thời gian giai đoạn 2002 - 2013

11

7

Bảng1.7. Diễn biến giá điện theo các lĩnh vực khác nhau


11

8

Bảng 1.8. Tình trạng mang tải các trạm 220-110kV hiện có của tỉnh Nam Định

13

9

Bảng 1.9. Tình trạng mang tải các trạm biến áp trung gian

13

10

Bảng 1.10. Thống kê đường dây trung áp và hạ áp hiện trạng.

23

11

Bảng 1.11. Tình trạng mang tải các đường dây trung áp sau trạm 110kV

24

12

Bảng 1.12. Tổng dung lượng bù lưới điện trung và hạ áp


25

13

Bảng 1.13. Khối lượng các trạm biến áp phân phối hiện có của tỉnh Nam Định

26

14

Bảng 2.1: Diễn biến tiêu thụ điện năng tỉnh Nam Định giai đoạn 2007-2013

29

15

Bảng 2.2.Tổn thất điện năng theo từng lộ đường dây trung áp năm 2013

30

16

Bảng 2.3. Tổng hợp vi pham sử dụng điện năm 2014 tại các Điện lực

33

17

Bảng 2.4. Thống kê số lần sự cố lưới điện năm 2012 và năm 2013


35

18

Bảng 4.1. Kết quả phân tích đường dây 22kV lộ 475-E37

58

19

Bảng 4.2 Tổn thất điện năng trong các máy biến áp của các phụ tải lộ 475-E37

62

20

Bảng 4.3. Tổng hợp kết quả tính toán tổn thất điện năng trên lưới điện trung áp

64

tỉnh Nam Định
21

Bảng 4.4. So sánh kết quả tính toán với tổn thất điện năng thực tế năm 2013

68

22

Bảng 4.5. Kết quả tính toán tụ bù tối ưu lộ 475-E37


92

23

Bảng 4.6. Kết quả tính toán bù tối ưu lưới điện trung áp tỉnh Nam Định

95


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Sau hơn 20 năm mở cửa, đổi mới Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu to
lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đặc biệt về phát triển kinh tế, xã
hội và chính trị. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, nhu cầu sử dụng
điện của nước ta ngày càng tăng nhanh, việc đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên
tục, ổn định và đảm bảo chất lượng điện năng cao là tiêu chí quan trọng hàng đầu
của ngành điện nước ta.
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt
Nam ở nhiều lĩnh vực, chủ yếu là lĩnh vực công nghiệp nên nhu cầu cung cấp điện
với chất lượng cao, giảm tổn thất điện năng là nhiệm vụ thiết yếu của ngành điện.
Thực trạng cho chúng ta thấy hơn 10 năm qua Việt Nam luôn trong tình
trạng thiếu điện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, hàng năm vào mùa
khô thường xuyên xảy ra tình trạng cắt điện luân phiên trên phạm vi cả nước. Vì
vậy, việc thực hiện giảm tổn thất điện năng xuống mức thấp nhất có thể là một việc
hết sức cần thiết và cấp bách góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao không chỉ đối
với ngành điện mà còn đối với cả xã hội, việc giảm tổn thất điện năng còn góp phần
không nhỏ vào thực hiện tiết kiệm điện.
Nam Định là một tỉnh thuộc đồng bằng Sông Hồng, trong những năm qua tốc

độ phát triển của Nam Định tương đối cao, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất công
nghiệp. Việc thực hiện các giải pháp giảm tổn thất điện năng lưới điện trung áp tỉnh
Nam Định xuống mức thấp nhất, góp phần nâng cao chất lượng điện năng, đảm bảo
cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Hiệu quả kinh tế của việc giảm tổn thất điện năng lưới điện trung áp mang lại
là rất rõ ràng, nó là một trong các chỉ tiêu chính đánh giá công tác sản xuất, kinh
doanh của ngành điện là mục tiêu phấn đấu trong nhiều năm qua của Công ty Điện

1


lực Nam Định nói riêng và ngành điện nói chung. Hơn nữa, giảm tổn thất điện năng
còn có một ý nghĩa quan trọng là góp phần nâng cao chất lượng điện năng.
Từ nhu cầu sử dụng điện của các hộ phụ tải và thực trạng nguồn, lưới điện
trung áp tỉnh Nam Định, luận văn đã thực hiện đánh giá, phân tích tình hình tổn thất
điện năng, tìm ra nguyên nhân tổn thất điện năng và đề xuất các giải pháp nhằm
giảm tổn thất điện năng trên lưới điện trung áp tỉnh Nam Định xuống mức thấp nhất
có thể.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu mà đề tài đặt ra là đánh giá, phân tích thực trạng lưới
điện và tình hình tổn thất điện năng lưới điện trung áp tỉnh Nam Định hiện nay.
Sử dụng phần mềm PSS/ADEPT tính toán trào lưu công suất và bù tối ưu
trên các đường dây trung thế và đánh giá, so sánh với kết quả tổn thất điện năng
thực tế từ công tác sản xuất, kinh doanh của Công ty Điện lực Nam Định.
4. Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
Trong quá trình truyền tải điện năng từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ lượng
tổn thất điện năng trong quá trình này là rất lớn, các khảo sát, báo cáo gần đây cho
thấy tổn thất trong truyền tải và phân phối trong một số lưới điện có thể lớn hơn

10% tổng sản lượng điện năng. Chất lượng điện áp ở một số nút trong lưới điện
không đáp ứng được tiêu chuẩn, độ tin cậy cung cấp điện rất thấp…Giảm tổn thất
điện năng xuống mức thấp nhất có thể trong những năm qua vẫn là bài toán khó của
ngành điện. Nhất là trước tình hình mở cửa, hội nhập và thực hiện công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước như hiện nay, nhu cầu sử dụng điện tăng nhanh, lượng điện
năng sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu, tình hình thiếu điện ngày càng trầm trọng
nhất là vào mùa khô. Do đó, thực hiện giảm tổn thất điện năng lưới điện trung thế
góp phần nâng cao chất lượng điện năng để hệ thống hoạt động hiệu quả hơn sẽ góp
phần tích cực đưa nền kinh tế phát triển bền vững.

2


4.2. Tính thực tiễn của đề tài
Đề tài nghiên cứu xuất phát từ nhu cầu thực tế của lưới điện trung áp tỉnh
Nam Định, do đó kết quả mang tính thực tiễn, có thể áp dụng và nhân rộng rãi.
* Các nội dung chủ yếu:
- Đánh giá hiện trạng nguồn, lưới điện, nhu cầu sử dụng điện và tình hình
cung cấp điện trên địa bàn tỉnh Nam Định.
- Đánh giá tổn thất điện năng lưới điện trung áp tỉnh Nam Định.
- Các cơ sở lý thuyết áp dụng tính tổn thất điện năng.
- Sử dụng phần mềm PSS/ADEPT để đánh giá tổn thất điện năng và bù lưới
điện trung áp tỉnh Nam Định.
- Đề xuất các giải pháp giảm tổn thất điện năng lưới điện trung áp tỉnh Nam
Định.
Sau một thời gian nghiên cứu, đến nay luận văn đã hoàn thành. Em xin chân
thành cảm ơn các Thầy, Cô trong bộ môn Hệ thống Điện – Trường đại học Bách
Khoa Hà Nội, các bạn đồng nghiệp, Công ty Điện lực Nam Định, Sở Công Thương
Nam Định…đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu và đặc biệt xin cảm
ơn Thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Lân Tráng đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn em trong

quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Do điều kiện thực hiện luận văn có hạn, khối lượng công việc lớn và kiến
thức thực tế như lý luận còn nhiều hạn chế nên nội dung luận văn không tránh khỏi
những thiếu sót, em rất mong sự tham gia, góp ý của các Thầy, Cô và các bạn đồng
nghiệp để công trình nghiên cứu nhanh chóng phát huy hiệu quả cao trong thực tiễn,
cũng như giúp em tiếp tục củng cố và nâng cao trình độ của mình.

3


CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG NGUỒN, LƯỚI ĐIỆN
TRUNG ÁP TỈNH NAM ĐỊNH
1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH NAM ĐỊNH
1.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Nam Định nằm ở phía Nam vùng châu thổ Sông Hồng, trải rộng từ 19052
đến 20030 vĩ độ Bắc và 105055 đến 106035 kinh độ Đông. Địa hình Nam Định chủ
yếu là đồng bằng - ven biển và thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam - Phía Bắc
giáp tỉnh Hà Nam - Phía Đông giáp tỉnh Thái Bình - Phía Đông Nam và Nam giáp
với biển Đông - Phía Tây giáp tỉnh Ninh Bình. Nam Định nằm trong khu vực khí
hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm là 23,8o C. Lượng mưa trung bình
năm khoảng 1.400 ml. Độ ẩm trung bình năm 83,5%. Hướng gió chính là Đông
Nam và Đông Bắc. Khí hậu Nam Định nhìn chung rất thuận lợi cho môi trường
sống con người, sự phát triển của hệ sinh thái động, thực vật và du lịch.
1.1.2. Diện tích và dân số
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh 1.650 km2, bằng 0,52% diện tích cả nước và 13,2%
diện tích của đồng bằng Bắc Bộ.
Dân số: Dân số của tỉnh gần 2 triệu người, mật độ dân số bình quân gần 1.212
người/km2, cao hơn mật độ bình quân của cả nước và vùng đồng bằng sông Hồng.
Nam Định có dân số trung bình năm 2012 là 1.836.900 người, trong đó dân số nông

thôn chiếm 82%, dân số thành thị chiếm 18%. Quy mô dân số thành thị những năm
gần đây tăng nhanh hơn dân số vùng nông thôn. Đây là chiều hướng phù hợp với
quá trình đô thị hoá đang phát triển. Số người trong độ tuổi lao động năm 2012 là
1.071.870 người. Cân đối lao động xã hội toàn tỉnh có 85% lao động làm việc trong
các ngành kinh tế và cũng còn 2% số lao động chưa có việc làm (không kể số lao
động trong độ tuổi đang đi học). Về chất lượng lao động : Tỷ lệ lao động qua đào
tạo năm 2012 là 33% tổng số lao động, tăng 23% so với năm 2005. Chất lượng lao
động là khá cao so với các tỉnh trong cả nước. Nguồn nhân lực của tỉnh Nam Định
4


là một thế mạnh nổi bật, dân số cũng góp phần tạo ra thị trường có nhu cầu to lớn về
mọi mặt, nhân dân cần cù lao động và có nhiều lao động lành nghề với tay nghề
truyền thống cao.
1.2. Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định giai đoạn 2002-2013
1.2.1 Tình hình kinh tế tỉnh Nam Định giai đoạn 2002-2013
Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước, một số ngành có mức
tăng trưởng cao và toàn diện. Tổng sản phẩm (GDP) 5 năm 2001-2005 tăng bình
quân 7.6%/năm, cao hơn mức bình quân chung của cả nước. GDP bình quân đầu
người đạt 5.3 triệu đồng (khoảng 350 USD), vượt chỉ tiêu đề ra(4,9-5,0 triệu đồng).
Giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp tăng bình quân 3,35%/năm. Mặc dù diện
tích trồng trọt giảm nhưng sản lượng lương thực vẫn đạt gần 1 triệu tấn/năm, không
ngừng đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn mà còn xuất khẩu với giá trị lớn.
Giá trị sản xuất bình quân trên 1ha đất canh tác đạt 35,5 triệu đồng. Thuỷ sản phát
triển nhanh với tốc độ tăng 15,6%/năm, trong đó nuôi trồng thuỷ sản tăng
24,4%/năm. Ngành công nghiệp xây dựng liên tục tăng trưởng cao, đạt tốc độ tăng
bình quân 20,4%/năm, trong đó công nghiệp địa phương tăng 23,4%, công nghiệp
cơ khí tăng trưởng nhanh, đạt tốc độ 28%/năm. Một số ngành cơ khí chủ lực có khả
năng cạnh tranh như đóng mới tàu thuỷ, sản xuất xe ô tô…Trên địa bàn tỉnh đã đầu
tư 1 khu công nghiệp tập trung với diện tích 327 ha, Bảo Minh (Vụ Bản) ,16 cụm

công nghiệp làng nghề, thu hút hàng trăm dự án trong và ngoài nước. Đang triển
khai xây dựng khu công nghiệp cao Mỹ Trung với diện tích 150 ha và quy hoạch
chi tiết các khu công nghiệp Thành An và Hồng Tiến (Ý Yên) với tổng diện tích
trên 700 ha. Các ngành dịch vụ phát triển nhanh, giá trị sản xuất tăng 8,3%/năm.
Ngành du lịch có bước phát triển mới về chất lượng dịch vụ du lịch đạt hiệu quả
cao. Bưu chính viễn thông được mở rộng, 100% xã có diểm bưu điện văn hoá xã,
mật độ máy điện thoại đạt 9.1 máy/100 dân. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển hướng tích
cực. Tỷ trọng ngành nông lâm ngư nghiệp tư 40,9% năm 2000 giảm xuống còn
34,5% năm 2005; công nghiệp xây dựng từ 20,94% lên 28,1%; ngành dịch vụ
37,4%. Cơ cấu lao động đã thay đổi phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh

5


tế. Lao động trong ngành nông nghiệp đến năm 2005 còn 76,9%, lao động trong
công nghiệp chiếm 13,2%. Trong ngành nông nghiệp: thuỷ sản đã phát triển nhanh
với tỷ trọng giá trị từ 9,4% tăng lên 15,5%: ngành trồng trọt 75,3% xuống còn
66,6%; tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp 24,7% lên 33,4%. Ngành
nghề nông thôn phát triển mạnh, nhiều làng nghề truyền thống được khôi phục.
Năm 2005 có 80 làng nghề, giá trị sản xuất ước tính đạt 1.864 tỷ đồng, tăng gấp 3
lần so với năm 2000. Hoạt động xuất nhập khẩu và kinh tế đối ngoại có tiến bộ mới
với tốc độ tăng trưởng khá. Kim ngạch xuất khẩu đạt 150 triệu USD năm 2006, tăng
16,5%/năm, trong đó xuất khẩu địa phương tăng 18,2%/năm. Giá trị xuất khẩu bình
quân đạt 61USD/người (gấp hơn 2 lần năm 2000).
Tình hình kinh tế tỉnh Nam Định những năm qua đã có bước khởi sắc rõ rệt.
Với chế độ mở cửa của nền kinh tế, cơ chế thoáng hơn đã thu hút được nhiều nhà
đầu tu vào tỉnh Nam Định, kết quả là giảm tỷ lệ thất nghiệp và tăng tốc độ phát triển
kinh tế của tất cả các ngành. Điều đó được thể hiện ở các bảng sau.
Bảng 1.1. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) phân theo thành phần kinh tế
(Theo giá so sánh năm 1994: triệu VNĐ)

Năm

Tổng

Nông
lâm sản

2002

5.125.586

1.899.012

1.271.121

1.940.850

Tốc độ
tăng
trưởng
GDP(%)
7,05

2003

5.521.276

2.051.274

1.382.730


2.087.272

7,72

2004

5.976.185

3.978.206

1.610.244

2.244.767

8,24

2005

6.396.639

2.042.475

1.916.698

2.437.466

7,02

2006


7.133.379

2.268.888

2.227.586

2.636.905

11,52

2007

7.954.306

2.384.713

2.688.863

2.880.730

11,57

2008

8.833.276

2.464.050

3.211.044


3.158.182

11,05

2009

9.464.976

2.482.936

3.577.698

3.404.342

7,15

2010

10.456.711

2.627.982

4.106.236

3.722.493

10,48

2011


11.722.688

2.713.687

4.871.493

4.136.908

12,10

2012

13.094.243

2.895.418

5.358.642

4.840.183

11,70

2013

14.665.298

3.074.902

CN&XD


Dịch vụ

6.144.871
5.445.525
12,00
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định)

6


Qua bảng số liệu ta thấy GDP tăng qua các năm nhung tốc độ tăng trưởng của
nó thì lại không như vậy. Có thể thấy rằng tốc độ tăng trưởng GDP trong những
năm đầu của giai đoạn này 1994 - 1996 là cao nhất (trung bình khoảng 9%). Điều
này là phù hợp bởi nó là thời kỳ đầu đánh dấu bắt đầu quá trình công nghiệp hoá
của nước ta. Sau đó tốc độ tăng giảm xuống chỉ còn 4,77% vào năm 1999. Điều
này do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân về cơ chế chính sách đầu tu
của nhà nước là chua thoáng, chưa đáp ứng được nền kinh tế mở cửa dẫn đến kết
quả trên. Nhưng đến đầu những năm 2000, do những thay đổi tích cực trong cơ chế
chính sách, thu hút đầu tu và mở rộng hợp tác quốc tế, tốc độ tăng GDP đã tăng ổn
định trở lại và đã đạt được gần 8% năm 2004. Nói chung tốc độ tăng trưởng GDP
trung bình 5 năm là khá ổn định, thể hiện sự ổn định tương đối của nền kinh tế:
Bảng.1.2. Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình 4 năm
Giai đoạn
Tốc độ tăng
trưởng GDP(%)

2002 - 2005

2006 - 2009


2010 - 2013

7,51

10,32

11,57

Tổng sản phẩm trong nước năm 2003 đạt 7,24% trong khu vực nông, lâm
nghiệp và thuỷ sản đạt 3,2%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,34%, khu
vực dịch vụ 6,57 %. Năm 2004, dự kiến có tốc độ tăng trưởng 7,7%, cao nhất trong
giao đoạn 2001-2005, trong đó tất cả 3 khu vực đều tăng. Diễn biến tăng trưởng
GDP toàn quốc giai đoạn 2001-2005 được thể hiện trong bảng 2.1.3:
Bảng.1.3.Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm tỉnh Nam Định giai đoạn
2008-2013 (%)
Năm
Tổng số
Nông, lâm nghiệp
và thủy sản
Công nghiệp và
xây dựng
Dịch vụ

2008
11,05

2009
7,15


2010
10,48

2011
12,10

2012
11,70

2013
12,00

3,33

0,77

5,84

3,26

6,70

6,19

19,42

11,42

14,77


18,64

10,00

14,60

9,63

7,79

9,35

11,13

17,00

10,44

(Nguồn: Sở KH&ĐT)

7


Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản: mức tăng trưởng 3.64% của năm
2005 tuy có tăng so với năm 2003, 2004 nhưng vẫn chưa bằng mức của năm 2002.
Mức tăng trưởng 3.2 % năm 2003 giảm so với mức tăng 4,06% của năm 2002 do
mức tăng trưởng cao hơn so với năm trước của ngành thuỷ sản không bù được mức
giảm của ngành nông nghiệp. Ngành nông nghiệp năm 2003 chỉ tăng 3.2% so với
mức tăng 4.06% của năm 2002. Nguyên nhân ngành nông nghiệp tăng trưởng chậm
lại chủ yếu do vụ lúa Đông xuân, vụ hè thu của các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long

giảm cả về năng suất và diện tích; vụ mùa ở đồng bằng sông Hồng bị ảnh hưởng
của bão lụt. Đối với ngành thuỷ sản, giá trị tăng thêm năm 2003 tăng 7.08% so với
mức 5.67% của năm 2002 do chi phí nuôi trồng giảm, do nhân rộng mô hình nuôi
trồng một vụ lúa, một vụ thuỷ sản.
Khu vực công nghiệp và xây dựng: tốc độ tăng trưởng 10.30% của năm
2004 giảm so với của năm 2003 do tốc độ tăng trưởng về dịch vụ tăng nhưng không
đủ bù đắp sự giảm sút trong ngành công nghiệp. Tốc độ tăng trưởng 10.34 % năm
2003 cao hơn mức 9.44% năm 2002, riêng công nghiệp tăng 10.27% cao hơn mức
9.12% của năm 2002. Đáng lưu ý là công nghiệp khai thác tăng mạnh từ 1.1% của
năm 2002 lên 5.79% của năm 2003. Sản xuất dầu thô và than đá năm 2003 đều tăng
so với năm 2002, không chỉ góp phần quan trọng vào tăng trưởng kim ngạch xuất
khẩu nói riêng. Sản xuất một số sản phẩm chủ yếu của công nghiệp chế biến có ảnh
hưởng lớn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế nói chung và xuất khẩu đều tăng cao nhẹ
công nghiệp chế biến thuỷ sản, dệt may, giấy bìa, phân hoá học, xi măng, sắt thép,
động cơ điện, lắp ráp ôtô, ti vi. Công nghiệp sản xuất điện vẫn tiếp tục tăng trưởng
ở mức cao (năm 2002 tăng 10.81%, năm 2003 tăng 11.62%). Tăng trưởng của
ngành xây dựng vẫn luôn là khu vực đóng góp rất nhiều vào mức tăng trưởng chung
của nền kinh tế, với 53,3% của mức tăng trưởng.
Khu vực dịch vụ: Mức tăng 7.5% năm 2004 cao hơn hẳn mức tăng 6.57%
năm 2003 do dại dịch SARS đã được khống chế, khách du lịch tăng cao. Mức tăng
6.57% của năm 2003 cao hơn một chút so với mức 6.54% của năm 2002. Sáu tháng
đầu năm 2003 khu vực này giảm do đại dịch SARS nhất là đối với ngành du lịch,

8


vận tải hàng không … Song đã phục hồi nhanh chóng vào 6 tháng cuối năm đặc biệt
là Việt Nam đã tổ chức thành công SEA Games 22. Năm 2004 tỷ lệ đã tăng mạnh
đạt 7.5%. Nhưng đến năm 2005 thì lại giảm xuống 6.33% do nhiều nguyên nhân.
Về cơ cấu tiêu thụ điện các ngành: cơ cấu các ngành kinh tế vẫn theo hướng

tích cực.
1.2.2 Tình hình dân số tỉnh Nam Định giai đoạn 2002 - 2013
Bảng 1.4. Dân số tỉnh Nam Định giai đoạn 2002 - 2013
Năm

Dân số (triệu người)

Tốc độ tăng dân số
(so với năm trước: %)

2002

1844899

0,59

2003

1848513

0,20

2004

1859356

0,58

2005


1851042

- 0,45

2006

1839365

- 0,63

2007

1829675

- 0,53

2008

1826126

- 0,19

2009

1828380

0,12

2010


1830023

0,09

2011

1833500

0,19

2012

1836900
1840514

0,19

2013

0,20
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định)

Qua bảng số liệu ta thấy dân số Việt Nam tăng gần nhu tuyến tính và ổn định
qua các năm, tăng trung bình 1,1 triệu người/năm. Điều này có được là do nhà nước
ta đã tuyên truyền sâu rộng và thực hiện chính sách kế hoạch hoá gia đình. Kết quả
này còn được thể hiện rõ tốc độ tăng dân số giảm dần trong cả giai đoạn 1990-2002.
Tuy trong 2 năm gần đây 2003 và 2004 tốc độ này có tăng nhẹ do nhà nước nới
lỏng chính sách kế hoạch hoá gia đình, song điều này đã được thắt chặt ngay sau đó
cho nên đến năm 2005 tốc độ này đã giảm còn 1.39%.


9


1.2.3. Định hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 định hướng đến
năm 2030
Định hướng chung: Đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, phấn
đấu vì một xã hội công bằng dân chủ, văn minh.
Mục tiêu cụ thể:
- Ổn định kinh tế vi mô, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững.
- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng trong ngành công nghiệp và dịch vụ.
- Đẩy mạnh công tác kế hoạch hoá gia đình nhằm giảm tỷ lệ dân số xuống
dưới 1,5%/năm.
Các kịch bản phát triển kinh tế:
Trong triển vọng từ nay đến năm 2020, dựa vào các phân tích tình thế kinh tế
trong nước cũng nhu những nhận định về xu hướng kinh tế toàn khu vực kết hợp
với chỉ tiêu kinh tế 2005 theo Nghị quyết kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá 11 và dự báo
sơ bộ mới nhất của Viện chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và đầu tư, cho thấy nền
kinh tế Việt Nam có xu hướng tăng trưởng theo các kịch bản phát triển sau:
Bảng 1.5. Kịch bản phát triển kinh tế đến 2025
Hạng
mục
GDP

Kịch bản cơ sở

Kịch bản cao

20112015

20162020


20212025

20112015

20162020

20212025

12%

12,5%

13%

14%

14,5%

13,5%

1.2.4 Phân tích tình hình tiêu thụ điện năng giai đoạn 2002 - 2013
- Phân tích tình hình tiêu thụ điện năng theo thời gian giai đoạn 2002 - 2013
Cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế thì tình hình tiêu thụ điện năng
qua các năm tăng lên đáng kể. Sản lượng điện bình quân theo đầu người cũng tăng
lên qua các năm. Mức độ tiêu thụ điện năng phản ánh tốc độ phát triển kinh tế của
tỉnh. Khi tốc độ kinh tế tăng thì mức độ tiêu thụ điện năng cũng tăng và ngược lại.
Bảng 1.6 dưới đây sẽ phản ánh đầy đủ tình hình tiêu thụ điện năng của tỉnh
Nam Định giai đoạn 2002 - 2013.


10


Bảng 1.6. Tiêu thụ điện năng theo thời gian giai đoạn 2002 - 2013
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013

Điện thương phẩm
(kWh)
441.008.401
493.284.377
527.639.091
580.078.272
645.262.754
713.595.252
775.990.266
813.583.846
805.912.134
928.628.787

1.065.533.471
1.199.399.561

Tốc độc tăng trưởng
BQ kWh/người
(%)
9,97
228,25
11,85
254,79
6,96
270,98
9,94
313,38
11,24
350,81
10,59
390,01
8,74
424,94
4,84
444,98
(0,94)
440,38
15,23
506,48
14,74
580,07
12,56
651,66

(Nguồn: Công ty Điện lực Nam Định)

- Phân tích tình hình tiêu thụ điện năng theo các ngành giai đoạn 2002 - 2013
Theo xu thế chung về phát triển kinh tế, tỷ trọng công nghiệp và thương mại
dịch vụ ngày càng tăng lên còn tỷ trọng nông nghiệp ngày càng giảm. Bởi vậy, tỷ
trọng điện năng tiêu thụ cũng thay đổi gần như tương ứng theo tỷ trọng các ngành.
Ở đây chỉ xét tới 4 ngành tiêu thụ điện chính là Công nghiệp & xây dựng, Nông lâm
& Thuỷ sản, Quản lý & Tiêu dùng dân cư, Thương mại & các hoạt động khác.
Một yếu tố nữa cũng ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ điện năng, đó chính là
giá điện.
Bảng 1.7 dưới đây sẽ cho chúng ta thấy diễn biến giá điện theo các lĩnh vực
tiêu thụ giai đoạn 2002 - 2013:
Bảng1.7. Diễn biến giá điện theo các lĩnh vực khác nhau
(Đơn vị: VNĐ)
Năm

CN

DDSH

TMDV

NN

Khác

2002
2003
2004
2005

2006
2007
2008
2009

765,75
833,39
828,94
829,94
836,11
873,38
868,82
948,55

408,88
472,19
476,11
481,72
483,82
505,92
521,39
714,11

1295,48
1413,82
1413,94
1412,95
1413,58
1578,13
1592,55

1733,58

562,96
588,99
592,37
576,70
578,98
571,76
557,09
619,50

828,04
891,39
911,92
917,16
931,13
1084,60
1083,39
1204,47

11

Trung
bình
531,64
596,11
597,52
598,26
607,09
644,23

657,11
823,30


2010
2011
2012
2013

1022,87
1140,87
1267,32
1347,43

839,07
1190,44
1339,72
1441,13

1861,12
1903,43
2058,48
2216,86

683,89
897,19
1072,76
1216,66

1212,31

1300,86
1436,46
1545,15

936,13
1.180,95
1.322,45
1.443,71

1.2. HIỆN TRẠNG NGUỒN VÀ LƯỚI ĐIỆN TRUNG ÁP TỈNH NAM ĐỊNH.
1.2.1. Nguồn nhận
1.2.1.1 Các trạm 220kV, 110kV
Hiện nay, phụ tải của tỉnh Nam Định được cấp điện từ lưới điện Quốc gia
qua trạm nguồn 220kV Nam Định – E3.7 có công suất 1x125MVA, 1x250MVA
hiện nay cả hai máy của trạm đều đang đầy tải, Pmax của trạm khoảng 316MW. Tỉnh
Nam Định được cấp điện bởi các đường dây lộ 171,172, 173, 174,175,176 E3.7
(trạm 220kV Nam Định).
- Các đường dây 110kV trên cấp điện tới 10 trạm biến áp 110kV với tổng
công suất đặt là 500 MVA.
- Trạm 110kV Trình Xuyên (E3.1): công suất 1x25MVA-110/35/22kV và
1x40MVA-110/35/22kV.
- Trạm 110kV Phi Trường (E3.4): công suất 1x25MVA-110/35/10kV,
1x25MVA-110/35/22kV.
- Trạm 110kV Lạc Quần (E3.8): công suất 1x25MVA-110/35/22kV và
1x40MVA-110/35/22kV.
.- Trạm 110kV Mỹ Xá (E3.9) 2x40MVA-110/22kV.
- Trạm 110kV Nghĩa Lạc (E3.10): công suất 1x25MVA -110/35/22kV.
- Trạm 110kV Hải Tây (E3.11): công suất 1x25MVA-110/35/22kV,
1x25MVA-110/35/10kV.
- Trạm 110kV Nam Ninh (E3.12): công suất 1x25MVA-110/22kV, 1x25MVA110/35/10kV.

- Trạm 110kV Giao Thuỷ (E3.13): công suất 2x25MVA-110/35/22kV.
- Trạm 110kV Mỹ Lộc (E3.14): công suất 1x25MVA-110/35/22kV.
- Trạm 110kV Ý Yên (E3.15): công suất 1x40MVA-110/35/22kV.
* Tình trạng mang tải của các TBA 220kV và 110kV.

12


Bảng 1.8. Tình trạng mang tải các trạm 220-110kV hiện có của tỉnh Nam Định
TT

Tên trạm

I

Trạm 220kV
TBA 220kV Nam Định
(E3.7)
Trạm 110kV
Trạm 110 kV Trình Xuyên
(E3.1)

1
II
1
2

Trạm 110 kV Phi Trường
E3.4


3

Trạm 110kV Lạc Quần
(E3.9)

4

Trạm 110kV Mỹ Xá (E3.9)
Trạm 110kV Nghĩa Lạc
(E3.10)
Trạm 110kV Hải Tây
(E3.11)
Trạm 110kV Nam Ninh
(E3.12)
Trạm 110kV Giao Thủy
(E3.13)
Trạm 110kV Mỹ Lộc
(E3.14)

5
6
7
8
9
10

Trạm 110kV Ý Yên (E3.15)

Máy


Uđm (kV)

Sđm
(MVA)

Pmax/Pmin
(MW)

Tình
trạng vận
hành %

AT1
AT2

220/110/22
220/110/22

125
250

115/49
201/80

97%
85%

T1
T2
T1


110/35/22
110/35/22
110/35/10

25
25
25

20,6/9,5
18,4/10
26,3/13,7

92%
82%
106%

T2
T1
T2
T1
T2
T1

110/35/22
110/35/22
110/35/22
110/22
110/22
110/35/22


25
25
40
40
40
25

18,4/10
23,1/19,4
39,2/25,3
43,3/17,5
40/5,1
21,5/12,1

82%
73%
96%
110%
71%
60%

T1
T2
T1
T2
T1
T2
T1


110/35/10
110/35/22
110/35/10
110/22
110/35/22
110/35/22
110/35/22

25
25
25
25
25
25
25

13,2/10
25/5,1
0,6/0,2
41/5,1
0,6/0,2
22/5,1
23/12,1

68%
75%
3%
70%
3%
65%

62%

T1

110/35/22

40

32,3/13,7

86%

Nguồn: Trạm 220 kV Nam Định và Chi nhánh lưới điện 110kV Nam Định.

1.2.1.2. Các trạm biến áp trung gian
Các trạm biến áp trung áp của tỉnh Nam Định gồm có các trạm biến áp trung gian
35/10kV.
Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Nam Định đang vận hành 10 trạm biến áp trung gian
(TG) 35/10kV. Nhìn chung các trạm biến áp trung gian đang đầy tải. Chi tiết tình
trạng vận hành các trạm trung gian được trình bày trong bảng dưới đây
Bảng 1.9. Tình trạng mang tải các trạm biến áp trung gian
TT

Tên trạm

1

TG Cầu Vòi

2


TG Cổ Giả

Máy
T1
T2
T2
T2

Uđm
(kV)
35/10
35/10
35/10
35/10

13

Sđm
(kVA)
3200
3200
1800
2500

Pmax
(kW)
3500
3000
1500

1800

Tình trạng
vận hành
Quá tải
Đầy tải
Đầy tải
Bình thường


3

TG Liễu Đề

4

TG Nghĩa Tân

5

TG Đông Bình

6

TG Cổ Lễ

7

TG Trực Nội


8

TG Trực Đại

9

TG Hải Thịnh

10

TG Yên Thắng

T1
T2
T1
T2
T1
T2
T1
T2
T1
T2
T1
T2
T1
T2
T1
T2

35/10

35/10
35/10
35/10
35/10
35/10
35/10
35/10
35/10
35/10
35/10
35/10
35/10
35/10
35/10
35/10

3200
5600
3200
1800
3200
4800
5600
4800
3200
3200
3200
7500
3200
4000

3200
5600

3300
3700
2500
1450
2500
3850
4500
3450
2500
2800
2700
5600
2500
3500
2500
4500

Quá tải
Bình thường
Đầy tải
Đầy tải
Đầy tải
Đầy tải
Đầy tải
Đầy tải
Đầy tải
Đầy tải

Đầy tải
Bình thường
Đầy tải
Đầy tải
Đầy tải
Đầy tải

1.2.2. Lưới điện trung áp
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nam Định đang tồn tại đồng thời nhiều cấp điện áp
khác nhau: 220kV, 110kV, 35kV, 22kV, 10kV, trong đó lưới trung áp có 3 cấp điện
áp 35kV, 22kV và 10kV.
*Lưới điện trung áp Thành phố Nam Định
Hiện tại Thành phố Nam Định được cấp điện từ trạm 220 kV khu Tám
E3.7, 110kV Phi Trường (E3.4): công suất 1x25MVA-110/35/22kV,1x25MVA110/35/10kV trạm 110kV Mỹ Xá (E3.9) 2x40MVA-110/22kV, trạm 110kV Trình
Xuyên (E3.1): công suất 1x25MVA -110/35/22kV và 1x40MVA-110/35/22kV.
Lưới điện thành phố Nam Định gồm 2 cấp điện áp 35kV và 22kV nhận điện từ các
trạm 110kV.
Trạm 220 kV Khu Tám E3.7
- Lộ 475E37 cấp điện cho khu vực các phường Thống Nhất, Quang Trung.
Trạm 110 kV Mỹ Xá E3.9
- Lộ 471 cấp điện cho khu vực các phường Trường Thi, Văn Miếu, Xã Mỹ Xá.

- Lộ 472 cấp điện cho khu vực các phường Cửa Bắc, Bà Triệu, Quang Trung,
Vị Hoàng, Vị Xuyên, Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định.

14


- Lộ 473 cấp điện cho khu vực các phường Trường Thi, Văn Miếu.
- Lộ 474 cấp điện cho khu vực các phường, Trường Thi, Cửa Bắc

- Lộ 476 cấp điện cho khu công nghiệp Hòa Xá
- Lộ 479 cấp điện cho khu vực xã Mỹ Xá và khu CN Hoà Xá.
Trạm 110 kV Phi Trường. E3.4
- Lộ 371 cấp điện cho các Xã Lộc An, Bơm Cốc Thành
- Lộ 374 cấp điện cho khu vực TP Nam Định, UBND tỉnh, khu đền Trần
- Lộ 472 E3.4 cấp điện phường Trần Đăng Ninh, Năng Tĩnh, Trường Thi.
- Lộ 474 E3.4 Cấp điện cho khu vực phường Cửa Bắc, Ngô Quyền.
- Lộ 376 cấp điện cho Công ty dệt Nam định.
Trạm 110 kV Trình Xuyên. E3.1
- Lộ 476 E31 cấp điện cho khu vực xã Lộc An, Mỹ Xá.
- Lộ 471 E3.1 cấp điện cho xã Lộc An, phường Trần Quang Khải.
Trạm 110 kV Mỹ Lộc. E3.14
- Lộ 471 E3.14 cấp điện cho các phường Lộc Vượng, khu Hòa Vượng.
- Lộ 473 E3.14 cấp điện cho các phường Lộc Vượng, Bà Triệu, Trần Hưng
Đạo, Trần Đăng Ninh, Cửa Bắc.
*Lưới điện trung áp huyện Mỹ Lộc
Nguồn cấp điện cho địa bàn huyện Mỹ Lộc tại các TBA 110kV Mỹ Lộc E3.14
và TBA 220kV Nam Định phân phối qua các ĐZ trung áp sau:
- Lộ 371 E3.14: cấp điện cho toàn bộ khu vực các xã: Mỹ Thắng, Mỹ Hà, Mỹ
Phúc, 1 phần xã Mỹ Trung.
- Lộ 373 E3.14: cấp điện cho toàn bộ khu vực các xã: Mỹ Thành, Mỹ Hưng, Mỹ
Thuận, Mỹ Tiến, Mỹ Thịnh và TT Mỹ Lộc.

- Lộ 371 E3.14 đấu mạch vòng với lộ 374 E3.4 và liên lạc với lộ 373 E3.14 qua
cầu dao 31-3; trường hợp sự cố đầu nguồn xảy ra, có thể phân đoạn sự cố để cấp

15



×