BỘ CÔNG THƯƠNG
TẬP ĐOÀN HOÁ CHẤT VIỆT NAM
o0o
BÁO CÁO TỔNG KẾT
Đề tài:
Đánh giá thực trạng công nghệ và đề xuất
các giải pháp kỹ thuật phát triển các
sản phẩm cao su của ngành
Công nghiệp Hoá chất Việt Nam
Chủ nhiệm đề tài: TS. Chử Văn Nguyên
8697
Hà Nội, 12/2010
BỘ CÔNG THƯƠNG
TẬP ĐOÀN HOÁ CHẤT VIỆT NAM
o0o
BÁO CÁO TỔNG KẾT
Đề tài:
Đánh giá thực trạng công nghệ và đề xuất các
giải pháp kỹ thuật phát triển các sản phẩm
cao su của ngành Công nghiệp Hoá chất VN
(Thực hiện theo hợp đồng số 72.10.RD/HĐ-KHCN ngày 25 tháng 2 năm 2010
giữa Bộ Công Thương và Tập đoàn Hoá chất Việt Nam)
Người thực hiện: TS. Chử Văn Nguyên, chủ nhiệm đề tài
KS. Nguyễn Hoàng Mai
KS. Nguyễn Thị Minh Phương
TS. Phùng Ngọc Bộ
Hà Nội, 12/2010
BÁO CÁO TÓM TẮT
Ngành cao su nguyên liệu Việt Nam đứng thứ 6 thế giới về quy mô sản xuất
và thứ 4 thế giới về sản lượng cao su xuất khẩu. Tuy nhiên do công nghệ, kỹ thuật
chưa đáp ứng được yêu cầu của các sản phẩm chất lượng cao nên gặp khó khăn
trong xuất khẩu và cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của Trung Quốc, một
phần nữa là do tình trạng gian lận th
ương mại xảy ra khá phổ biến trên thị trường
săm lốp Việt Nam nên các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm cao su trong nước
vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Đề tài “Đánh giá thực trạng công nghệ và đề xuất các giải pháp kỹ thuật phát
triển các sản phẩm cao su của ngành Công nghiệp Hoá chất Việt Nam” được triển
khai và thu được một số kết quả như sau:
- Đánh giá tổng quan và phân tích các ngu
ồn nguyên liệu trong và ngoài nước
để sản xuất các sản phẩm cao su;
- Đánh giá công nghệ sản xuất sản phẩm cao su trong nước và thế giới nhằm
đưa ra các định hướng phát triển;
- Đề xuất các biện pháp phát triển công nghệ, thị trường sản phẩm cao su ở
Việt Nam.
Các kết quả đè tài sẽ làm cơ sở để các doanh nghiệp cao su trong Tập đoàn
Hoá chất Việt Nam nói riêng và trong cả nước nói chung s
ẽ có được những định
hướng đúng đắn cho doanh nghiệp mình trong việc sản xuất sản phẩm mới, công
nghệ cao như lốp radial cũng như mở rộng sản xuất và đầu tư các công nghệ hiện
đại mới cải thiện và ổn định thị trường sản phẩm cao su trong nước thời gian tới.
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG I: THỊ TRƯỜNG NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT 4
1.1 Tình hình tiêu thụ cao su trên thế giới: 4
1.2 Thị trường Trung Quốc: 5
1.3 Sản xuất cao su thế giới 6
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường cao su thế giới 9
1.5 Chính sách thuế của Trung Quốc 10
1.6 Thị trường cao su Việt Nam 10
1.7 Các doanh nghiệp sản xuất săm lốp ở Việt Nam 13
CHƯƠNG II CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CAO SU TRONG NƯỚC 15
2.1 §¸nh gi¸ chung vÒ t×nh s¶n xuÊt c¸c s¶n phÈm cao su
: 15
2.2 Thùc tr¹ng c«ng nghÖ sản xuất lốp ô tô 19
CHƯƠNG III CÔNG NGHỆ CAO SU TRÊN THẾ GIỚI 26
3.1 Xu hướng phát triển công nghệ lốp ô tô trên thế giới hiện nay 26
3.2 Mô tả công nghệ 30
CHƯƠNG IV ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 38
4.1. Nhu cầu các sản phẩm cao su: 38
4.2 Định hướng phát triển và dự kiến đầu tư 41
CHƯƠNG V ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP 43
KẾT LUẬN 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
PHỤ LỤ
C …………………………………………………………………… 48
2
MỞ ĐẦU
Theo ước tính từ Tổ chức nghiên cứu Cao su Quốc tế (Internatinal Rubber
Study Group, IRSG), năm 2009 thế giới tiêu thụ khoảng 20,73 triệu tấn cao su,
giảm khoảng 6% so với năm 2008; trong đó tiêu dùng cao su tự nhiên đạt 9,56
triệu tấn, giảm 5,2% so với năm 2008. Nguyên nhân của sự sụt giảm này xuất
phát từ suy thoái kinh tế toàn cầu và ngành công nghiệp ô tô thế giới.
Năm 2009, nhằm bảo hộ nền công nghiệp sản xuấ
t các sản phẩm cao su
trong nước, Mỹ đánh thuế nhập khẩu các sản phẩm săm lốp có nguồn gốc từ
Trung Quốc lên đến 35%. Cũng chính trong năm 2009, Trung Quốc vượt Mỹ để
trở thành quốc gia dẫn đầu về tiêu thụ cao su trên thế giới với mức tiêu thụ
khoảng 6 triệu tấn cao su, tăng 7,2% so với năm 2008. Nguyên nhân trực tiếp
dẫn đến mức tăng trên xuất phát từ
tăng trưởng doanh số 46% tiêu thụ xe hơi tại
nước này. Chính sách giảm thuế nhập khẩu đối với mặt hàng cao su tự nhiên của
Trung Quốc bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/2010 mang lại ảnh hưởng tích cực cho
thị trường cao su thế giới.
Năm 2009, diện tích cao su của Việt Nam đạt 674.200 ha, tăng 6,8% so với
năm 2008. Sản lượng cao su đạt 723.700 tấn, tăng 9,7% so với năm 2008. Đông
Nam Bộ ti
ếp tục là vùng sản xuất cao su chủ lực của Việt Nam với sản lượng
chiếm khoảng 80% tổng sản lượng cả nước.
Sản lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam năm 2009 đạt 726 ngàn tấn, tăng
10,3% so với năm 2008 với kim ngạch khoảng 1,2 tỷ USD.
Ngành cao su Việt Nam đứng thứ 6 thế giới về quy mô sản xuất và thứ 4
thế giới về sản lượng cao su xu
ất khẩu. Theo Quyết định số 750/QĐ-TTg ngày
03 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng chính phủ về Quy hoạch phát triển ngành
cao su đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 thì quan điểm phát triển của
ngành cao su là áp dụng nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhằm nâng cao năng
suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh sản phẩm cao su trên thị
trường. Tăng cường sử dụng cao su cho các nhu cầu s
ản xuất công nghiệp trong
3
nước. Việc sử dụng cao su chế phẩm trong nước nhằm nâng cao giá trị sản phẩm
cao su, giảm bớt việc xuất khẩu nguyên liệu thô, đồng thời tiết kiệm được một
lượng lớn ngoại tệ mà chúng ta phải nhập khẩu cao su sau chế biến.
Các doanh nghiệp sản xuất săm lốp nội địa có kết quả sản xuất kinh doanh
khá sáng sủa trong năm 2009. Tuy nhiên các kết quả này không ổn
định qua
từng năm. Một phần là do công nghệ, kỹ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu của
các sản phẩm chất lượng cao nên gặp khó khăn trong xuất khẩu và cạnh tranh
với các sản phẩm cùng loại của Trung Quốc, một phần nữa là do tình trạng gian
lận thương mại xảy ra khá phổ biến trên thị trường săm lốp Việt Nam.
Do vậy, các doanh nghiệp sản xuất s
ăm lốp ô tô, xe máy trong nước cần có
kế hoạch sản xuất sản phẩm mới, công nghệ cao như lốp radial cũng như mở
rộng sản xuất và đầu tư các công nghệ hiện đại mới cải thiện và ổn định thị
trường sản phẩm cao su trong nước thời gian tới.
Đề tài “Đánh giá thực trạng công nghệ và đề xuất các giải pháp kỹ thuật
phát triển các sả
n phẩm cao su của ngành Công nghiệp Hoá chất Việt Nam” đã
đánh giá tổng quan và phân tích các nguồn nguyên liệu trong và ngoài nước để
sản xuất các sản phẩm cao su; đánh giá công nghệ sản xuất sản phẩm cao su
trong nước và thế giới nhằm đưa ra các định hướng phát triển và đề xuất các
biện pháp phát triển công nghệ, thị trường sản phẩm cao su ở Việt Nam.
4
CHƯƠNG I: THỊ TRƯỜNG NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
1.1 Tình hình tiêu thụ cao su trên thế giới:
Hàng năm thế giới tiêu thụ khoảng 21-22 triệu tấn cao su, bao gồm cao su
tự nhiên và cao su tổng hợp. Trong tổng số lượng cao su tiêu thụ toàn cầu, tiêu
thụ cao su tự nhiên giao động khoảng 40-70% tuỳ theo nhu cầu sử dụng nguyên
liệu trong ngành sản xuất lốp xe.
Châu Á là thị trường tiêu thụ cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới, chiếm tới
67% trong t
ổng số sản lượng tiêu thụ. Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế
châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ, đã tạo ra thị trường cao su sôi động
nhất thế giới.
Châu Á, 67.30%
Châu Phi, 1.10%
Châu Âu, 11.80%
Mỹ Latin, 5.60%
Bắc Mỹ , 11.70%
Khác, 2.50%
Hình 1.1: Thị trường tiêu dùng cao su tự nhiên trên thế giới
Trung Quốc vượt Mỹ để trở thành quốc gia dẫn đầu về tiêu thụ cao su trên
thế giới. Nguyên nhân chính dẫn đến sự kiện này là tiêu thụ xe hơi ở Mỹ trong
năm 2009 lại giảm 21% xuống 10,4 triệu chiếc, mức thấp nhất từ năm 1982,
5
trong khi đó doanh số tại Trung Quốc tăng 46% lên mức 13,6 triệu chiếc, mức
cao nhất trong 10 năm gần đây.
Các quốc gia đứng sau Trung Quốc và Mỹ là Nhật Bản và EU. Ngoài ra Ấn
Độ cũng hứa hẹn là thị trường có tiềm năng do ngành công nghiệp ô tô của nước
này có nhiều dấu hiệu tích cực trong năm 2009.
1.2 Thị trường Trung Quốc:
Trong những năm qua, mặc dù bị ảnh hưởng do suy thoái kinh tế nhưng s
ố
lượng lốp xe xuất khẩu và tiêu thụ tại Trung Quốc vẫn giữ được mức tăng
trưởng tốt. Theo thống kê sơ bộ, năm 2009 Trung Quốc tiêu thụ khoảng 6 triệu
tấn cao su các loại, tăng khoảng 4,7% so với năm 2008.
Ngành sản xuất lốp xe chiếm tỷ lệ lớn, chiếm khoảng 68% tổng khối lượng
tiêu thụ cao su của Trung Quốc, tiếp theo đó là các ngành công nghiệp khác
(13%) và dân dụ
ng (8%).
Trong giai đoạn 2003-2009, số lượng lốp xe do Trung Quốc sản xuất liên
tục tăng với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm khoảng 21%. Năm 2009,
tổng sản lượng lốp xe của Trung Quốc đạt 654 triệu chiếc, tăng khoảng 19% so
với năm 2008.
6
Đơn vị: triệu lốp
0
100
200
300
400
500
600
700
2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Số lượng lốp tiêu thụ nội địa Số lượng lốp xuất khẩu
Hình 1.2.: Số lượng lốp tiêu thụ nội địa và xuất khẩu của Trung Quốc
Sản lượng lốp tăng trưởng liên tục qua các năm và đặc biệt trong năm 2009,
bất chấp tình hình khủng hoảng kinh tế cho thấy ngành công nghiệp sản xuất lốp
xe của Trung Quốc vẫn là một nguồn sinh lợi tốt trong cơ cấu kinh tế của nước
này. Khoảng 40% lốp xe Trung Quốc được xuất kh
ẩu và thị trường Mỹ chiếm
khoảng1/3 trong cơ cấu thị trường xuất khẩu lốp xe của Trung Quốc.
1.3 Sản xuất cao su thế giới
Sản lượng cao su thế giới
Đặc điểm nổi bật trong sản xuất và tiêu thụ cao su trên thế giới là sản lượng
sản xuất và mức tiêu thụ luôn tương đương với nhau.
7
0
5000
10000
15000
20000
25000
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Sản xuất Tiêu thụ
Hình 1.3.: Sản xuất và tiêu thụ cao su trên thế (đơn vị: nghìn tấn)
Năm 2009, Thái Lan tiếp tục dẫn đầu về sản lượng cao su thiên nhiên, sản
lượng của nước này đạt 2,83 triệu tấn, giảm 6,1% so với năm 2008. Tiếp theo là
Inđônesia với ắn lượng năm 2009 đạt khoảng 2,6 triệu tấn. Việt Nam có sản
lượng khá khiêm tốn là 652 nghìn tấn, giảm không đáng kế so với năm 2008.
8
đơn vị: nghìn tấn
2005 2006 2007 2008 2009
Thái Lan 2937 3137 3056 3090 2900
Indonesia 2271 2637 2755 2751 2593
Malaysia 1126 1284 1200 1072 821
Ấn Độ 772 852 811 881 822
Việt Nam 482 555 602 663 652
Trung Quốc 541 538 588 548 646
Sri Lanka 104 109 118 129 133
Campuchia 20 21 19 19 35
Tổng 8253 9134 9149 9153 8570
Bảng 1.1.: Sản lượng cao su thiên nhiên của các nước trong Hiệp hội xuất
khẩu cao su thiên nhiên (ANRPC)
Sản xuất cao su tại Thái Lan
Theo số liệu thống kê của ANRPC, sản lượng cao su thiên nhiên của Thái
Lan năm 2009 giảm 6,14% so với năm 2008.
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2009 Tốc độ tăng trưởng
2009/2008, %
Sản lượng Nghìn tấn 2900 - 6,14
Tiêu dùng Nghìn tấn 360 - 9,54
Xuất khẩu Nghìn tấn 2310 - 13,64
Bảng 1.2.: Biến động thị trường cao su Thái Lan năm 2009
9
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường cao su thế giới
- Biến động kinh tế thế giới:
Biến động kinh tế tác động đến mọi mặt của đời sống và sự phát triển của
các ngành trong nền kinh tế. Cao su là một trong những ngành chịu tác động
nặng nề nhất của sự biến động kinh tế thế giới.
Nền kinh tế thế gi
ới bắt đầu suy thoái và có mức tăng trưởng âm từ quý IV
năm 2008. Mức tăng trưởng thấp nhất vào qíu I năm 2009 và sau đó bắt đầu có
dấu hiệu hồi phục. Cuối năm 2009, cùng với dấu hiệu hồi phục nền kinh tế, giá
cáo su và các sản phẩm cao su trên thế giới tăng rất nhanh và có xu hướng tăng
mạnh trong năm 2010.
- Biến động ngành công nghiệp ô tô thế giới:
Sản xuấ
t săm lốp ô tô trong nhành công nghiệp ô tô là ngành tiêu thụ cao su
lớn nhất thế giới. Vì vậy những biến động trong tiêu thụ ô tô sẽ ảnh hưởng đến
lượng tiêu thụ cao su toàn cầu.
Năm 2009 được đánh giá là một năm tồi tệ nhất trong lịch sử ngành công
nghiệp ô tô, đặc biệt tại Mỹ. Tổng tiêu thụ ô tô thị trường Mỹ năm 2009 đạt 10,3
triệu xe, giảm 21% so với năm 2008. Tuy nhiên tại Trung Qu
ốc và Ấn Độ,
doanh số bán xe lại tăng so với năm 2008.
- Giá dầu thô:
Giá dầu thô thế giới có ảnh hưởng đến giá cao su, đặc biệt là cao su tổng
hợp. Giá dầu thô tăng làm chi phí sản xuất cao su tổng hợp tăng, do vậy các
doanh nghiệp sẽ có xu hướng chuyển sang sử dụng cao su thiên nhiên. Mặt
khác, khi giá dầu thô tăng cao, các quỹ đầu tư và các doanh nghiệp tăng mua cao
su tự nhiên để dự trữ đã tác động làm t
ăng giá cao su thiên nhiên. Theo số liệu
của ANRPC, mỗi phần trăm thay đỏi của giá dầu thô sẽ có tác động làm thay đổi
0,52% giá của cao su thiên nhiên.
10
- Ảnh hưởng của tỷ giá đồng nội tệ các nước xuất khẩu so với đô la
Mỹ:
Đối với 2 nước có lượng cao su xuất khẩu lớn trên thế giới là Thái Lan và
Malaysia, khi tỷ giá đồng nội tệ của 2 nước này giảm thì giá cao su thế giới có
xu hướng giảm theo tỷ giá này.
1.5 Chính sách thuế của Trung Quốc
Trong giai đoạn thị trường cao su tự nhiên sụt giảm cả về giá và lượ
ng khi
các nhà nhập khẩu lớn hạn chế giao dịch, Trung Quốc đã nâng cao vị thế thị
trường của mình với sức mua ổn định.
Ngành công nghiệp săm lốp và tiêu thụ ô tô nội địa của Trung Quốc tăng
trưởng ấn tượng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến quyết định giảm thuế nhập
khẩu các mặt hàng cao su tự nhiên vào nước này. Đây là do nhu cầu của các nhà
sản xuất l
ốp xe Trung Quốc muốn giảm chi phí vì nguyên liệu thô trong nước
chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu, đồng thời cũng làm dịu bớt ảnh hưởng
của việc nâng thuế nhập khẩu lên 35% mà Mỹ thực hiện lên các loại lốp xe hạng
nhẹ của Trung Quốc từ năm 2009.
1.6 Thị trường cao su Việt Nam
1.6.1 Tiêu dùng cao su ở Việt Nam
Xu hướng tiêu dùng
Tốc độ phát triển kinh tế cùng với tố
c độ gia tăng dân số khiến nhu cầu tiêu
thụ các sản phẩm cao su của Việt Nam ngày càng tăng, đặc biệt là các sản phẩm
săm lốp xe.
Mặc dù là quốc gia đứng thứ 5 thế giới về sản lượng cao su tự nhiên, nhưng
mức tiêu thụ cao su còn khá thấp. Từ năm 2005 đến năm 2009, lượng cao su tiêu
thụ nội địa tăng từ 60 nghìn tấn lên 140 nghìn tấn. Điều này cho thấy có sự tă
ng
trưởng đáng khích lệ trong lĩnh vực chế biến các sản phẩm cao su tiêu dùng cuối
11
cùng nhu săm lốp, đệm … Tuy nhiên sản lượng tiêu thụ vẫn còn khá thấp so với
sản lượng cao su trong nước. Năm 2009, lượng tiêu thụ nội địa mới chiếm
19,4% tổng sản lượng quy khô của cả nước.
0
20
40
60
80
100
120
140
160
2005 2006 2007 2008 2009
0
5
10
15
20
25
Tiêu thụ nội địa, nghìn tấn % so với sản lượng
Hình 1.4: Tiêu cùng cao su ở Việt Nam (nguồn Agroinfo, tính toán theo số
liệu ANRPC)
Trong tổng lượng tiêu dùng cao su nội địa thì ngành săm lốp chiếm 70%.
Đây là sản phẩm chủ yếu trong lĩnh vực chế biến các sản phẩm tiêu dùng cuối
cùng từ cao su. Nguyên nhân là do nhu cầu sử dụng săm lốp ngày càng tăng.
Loại Nhu cầu,
nghìn chiếc
Sản xuất,
nghìn chiếc
Tỷ lệ
sản xuất/nhu cầu, %
Lốp radial 1.200 150 12,5
Xe tải nhẹ 1.100 950 86,4
Xe tải nặng 1.000 700 70
Lốp
bias
Tổng số 2.100 1.650 78,6
Lốp xe máy 20.000 19.900 99,5
Bảng 1.3.: Nhu cầu tiêu thụ lốp xe tại Việt Nam (nguồn Hiệp hội cao su
VN)
12
Như vậy tiềm năng cho các sản phẩm cao su chế biến tại thị trường Việt
Nam là rất lớn, kết hợp với nguồn nguyên liệu sẵn có sẽ là tín hiệu đáng mừng
cho sự phát triển của ngành cao su trong tương lai.
Đặc điểm thị trường
Thị trường Việt Nam nình chung là một thị trường mới, quy mô chưa lớn
những rất có tiềm năng. Theo kết quả
tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 thì
dân số cả nước khoảng 85,8 triệu người, điều đó báo hiệuViệt Nam là một thị
trường hấp dẫn với các doanh nghiepj và nhà đầu tư.
Nhu cầu các sản phẩm cao su ở Việt Nam không ngững tăng lên. Chỉ tính
riêng ngành săm lốp, hàng năm số lượng xe ô tô, xe máy nhập khẩu và sản xuất,
lắp ráp trong nước tăng lên rất nhanh. Lượng xe ô tô nhậ
p khẩu năm 2008 đạt
trên 51 nghìn chiếc, tăng 3 lần so với năm 2000.
Tâm lý chung của người Việt Nam là thích hàng ngoại, đó là lợi thế lớn
đối với các doanh nghiệp nước ngoài và là trở ngại rất lớn đối với sự phát triển
của các doanh nghiệp trong nước. Với các sản phẩm săm lốp ô tô thì phần lớn là
nhập tự nước ngoài, còn săm lốp xe đạp, xe máy thì các doanh nghiệp trong
nước chiếm đế
n 90% thị phần.
Như vậy, Việt Nam là một thị trường rất tiềm năng và hứa hẹn sẽ có những
bước đột phát trong tương lai gần. Các doanh nghiệp sẽ cải thiện chất lượng,
mẫu mã, mở rộng sản xuất đêt chiếm lĩnh thị trường cao su tiềm năng trong
nước.
13
1.7 Các doanh nghiệp sản xuất săm lốp ở Việt Nam
Việt Nam có 3 doanh nghiệp lớn sản xuất các sản phẩm săm lốp là Công ty
Cao su Sao vàng (SRC), Công ty CP Cao su Đà Nẵng (DRC) và Công ty CP
Công nghiệp Cao su Miền Nam (CASUMINA). Cả 3 doanh nghiệp này đã cổ
phần hóa, trong đó Tập đoàn Hóa chất Việt Nam chiếm trên 51%. Mặc dù hoạt
động cùng ngành những mỗi doanh nghiệp lại có thế mạnh ở từng loại sản phẩm
riêng:
- CASUMINA chuyên sản xu
ất săm lốp xe máy, xe tai hạng nhẹ.
- DRC chuyên sản xuất xe tại hạng nặng và xe chuyên dụng (dùng trong
ngành khai khoáng, cảng biển …).
- SRC có thế mạnh về săm lốp xe đạp với khoảng 40% thị phần trong cả
nước, 25% thị phần săm lốp xe máy.
Sản lượng săm lốp của các đơn vị trong Tập đoàn HCVN được giới thiệu
trong bảng sau.
Sản phẩm Đơ
n vị tính SRC DRC CSM
Săm lốp ô tô Bộ 500.000 1.000.000 1.150.000
Lốp xe máy Chiếc 2.500.000 5.000.000 700.000
Săm xe máy Chiếc 7.000.000 5.000.000 25.000.000
Lốp xe đạp Chiếc 8.000.000 1.000.000 500.000
Săm xe đạp Chiếc 10.000.000 1.000.000 12.000.000
Bảng 1.4.: Sản lượng săm lốp của các đơn vị năm 2009
Bên cạnh các sản phẩm săm lốp nhập khẩu từ năm 2008, các doanh nghiệp
săm lốp này còn có thêm đối thủ mới khi nhà máy sản xuất lốp xe Kumho Tires
14
Việt Nam đi vào hoạt động. Sản phẩm của nhà máy này là lốp radial cho xe
khách và xe tai nhỏ với công suất 3.150.000 lốp/năm.
Trong thời gian tới, cả 3 Công ty đều có các dự án mở rộng sản xuất hoặc
sản xuất các sản phẩm mới. Công ty Cao su Sao vàng sẽ đầu tư khoảng 160 tỷ
đồng cho việc nâng cấp và mở rộng các dây chuyền sản xuất. Việc đầu tư này
nhằm bổ sung thêm thiết bị, nâng công su
ất sản xuất lốp ô tô từ 500.000 lên
800.000 bộ/năm, bổ sung thêm thiết bị nâng công suất sản xuất lốp xe máy từ
1,2 triệu lên 2,5 triệu chiếc/năm và công suất sản xuất săm từ 7 triệu lên 10 triệu
chiếc/năm.
Công ty Cao su Đà Nẵng có dự án xây dựng nhà máy mới sản xuất lốp xe
tải radial công suất 600.000 lốp/năm với tổng vốn đầu tư khoảng 3.000 tỷ đồng.
Công ty CP Công nghiệp Cao su Miền Nam cũng có dự án xây dựng nhà
máy mới sản xuất lốp ô tô radial toàn thép công suất 300.000 lốp/năm với tổng
vốn đầu tư khoảng 900 tỷ đồng. Dự kiến dự án sẽ được đưa vào hoạt động trong
năm 2012 và 30% sản lượng sẽ được xuất khẩu.
Trong một dự báo của FORD Việt Nam, tổng nhu cầu lốp radial tiêu thụ tại
thị trường Việt Nam nă
m 2020 là khoảng 5,85 triệu lốp.
15
CHNG II
CễNG NGH SN XUT CAO SU TRONG NC
2.1 Đánh giá chung về tình sản xuất các sản phẩm cao su :
- Đã cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa của một số sản phẩm không
có yêu cầu kỹ thuật cao nh các loại săm lốp xe môtô, xe máy, xe đạp, xe đẩy
- Các loại lốp ôtô mới đáp ứng đợc khoảng 50% nhu cầu thị trờng. Trên
97% lốp ôtô sản xuất trong nớc là loại lốp Bias, lốp radian loại bán thép giành
cho xe con và xe tải nhẹ mới đang trong giai đoạn sản xuất quy mô nhỏ với một
số ít quy cách. Do điều kiện cơ sở hạ tầng của Việt Nam phát triển cha mạnh,
đờng xấu và hẹp, xe chạy tốc đọ trung bình thấp vì vậy tỷ lệ sử dụng lốp Bias
vẫn chiêm u thế. Lốp radial hiện nay đang sử dụng mới chiếm khoảng 40-45%
thị phần lốp tiêu thụ trên thị trờng. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, với
tốc độ phát triển đờng xa lộ, các tuyến đờng liên tỉnh ở Việt Nam trong giai
đoạn tới thì nhu cầu sử dụng lốp radial sẽ tăng lên nhanh chóng và trong khonảg
15 năm tới sẽ thay thế hoàn toàn loại lốp Bias trong thị phần đối với loại xe du
lịch và xe chở khách có tốc độ cao.
- Các sản phẩm cao su kỹ thuật và các sản phẩm đợc sản xuất từ mủ latex,
do cha đợc chú trọng phát triển nên mới chỉ đáp ứng đợc nhu cầu của một số
loại sản phẩm thông dụng, có chất lợng thấp, mặc dầu nếu đợc quan tâm đầu
t sẽ có điều kiện phát triển tốt, đặc biệt là phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu.
2.1.1 Thị trờng nội địa:
- Săm lốp ôtô các loại:
Khả năng cung cấp cho thị trờng hiện nay mới chỉ đạt khoảng từ 50% tổng
nhu cầu, xuất khẩu sản phẩm ra nớc ngoài còn ít, không đáng kể. Trong tơng
lai, từ nay đến năm 2015, công nghiệp sản xuất săm lốp ôtô của nớc ta sẽ có
những thay đổi đáng kể cả về chất lợng và số lợng trong công nghệ và trang
thiết bị. Một số công ty sẽ chuyển dần sang chuyên môn hóa sản xuất một số
chủng loại sản phẩm với số lợng lớn, săm ôtô sẽ chỉ sản xuất từ nguyên liệu cao
16
su butyl, sẽ có một số công ty sản xuất lốp ôtô theo công nghệ radian bán thép
và toàn thép . Do công nghệ đợc nghiên cứu cải tiến, áp dụng những tiến bộ của
khoa học công nghệ, thiết bị đợc đổi mới với những thế hệ tiên tiến hơn, nên
chất lợng săm lốp đợc nâng cao ngang với chất lợng của săm lốp nhập ngoại,
ngời sử dụng sẽ thấy đợc hiệu quả khi sử dụng săm lốp do trong nớc sản
xuất. Cùng với chất lợng sản phẩm tăng lên, hệ thống các đờng giao thông
đợc xây dựng mới và nâng cấp, nên khả năng tiêu thụ của săm lốp ôtô sản xuất
trong nớc ngày càng tăng.
Nhu cầu sử dụng các sản phẩm cao su ngày càng tăng, sự cạnh tranh trên
thị trờng giữa những sản phẩm sản xuất trong nớc càng trở nên gay gắt hơn
đối với những sản phẩm cùng loại nhập khẩu. ối thủ chính trên thị trờng săm
lốp ôtô vẫn là các sản phẩm nhập khẩu từ : ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn
Quốc
- Săm lốp môtô và xe gắn máy:
Khả năng cung cấp cho thị trờng hiện nay đạt khoảng 80% tổng nhu cầu.
Cùng với chất lợng sản phẩm tăng lên, hệ thống các đờng giao thông ở nông
thôn và các thành phố nhỏ đang đợc xây dựng mới và nâng cấp, nên mức tiêu
dùng săm lốp xe máy do trong nớc sản xuất vẫn còn xu hớng tăng, nhng ở
mức độ chậm vào giai đoạn sau năm 2015.
- Săm lốp xe đạp các loại:
Khả năng cung cấp cho thị trờng hiện nay đạt đợc khoảng từ 95%-97%
tổng nhu cầu, xuất khẩu sản phẩm ra nớc ngoài chiếm khoảng 12% giá trị sản
lợng. Trong tơng lai, chất lợng săm lốp xe đạp sẽ tiếp tục đợc nâng cao
ngang với chất lợng của săm lốp nhập ngoại. Nhu cầu vẫn có xu h
ớng tăng,
nhng ở mức độ chậm.
- Các sản phẩm cao su kỹ thuật khác:
Nhu cầu rất đa dạng, nhng số lợng nhỏ. Hiện tại, nớc ta vẫn phải nhập
khẩu tới 95% do các sản phẩm dây curoa các loại, joăng phớt các loại, băng tải
cao su cha có doanh nghiệp nào cung cấp đảm bảo chất lợng. Các sản phẩm có
tính năng sử dụng đặc biệt phải nhập ngoại toàn bộ với giá rất cao.
17
2.1.2 Thị trờng xuất khẩu:
Trong khi Việt Nam vẫn phải nhập khẩu nhiều sản phẩm cao su, trong đó
có lốp ôtô máy kéo, xe máy và các sản phẩm cao su kỹ thuật, thì cũng đã có
nhiều sản phẩm cao su đợc xuất khẩu nh săm ôtô, săm lốp môtô, xe máy, xe
đạp các loại và một số sản phẩm cao su kỹ thuật nh găng tay. Tốc độ tăng
trởng xuất khẩu đạt 19,4%/năm trong giai đoạn 2000 -2009. Năm 2009, kim
ngạch xuất khẩu của riêng Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đối với mặt hàng săm
lốp ôtô, xe máy và xe đạp đã đạt 31,8 triệu USD.
2.1.3 Thị trờng cung cấp nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị:
- Cao su tự nhiên:
Việt Nam là nớc có điều kiện thiên nhiên thuận lợi cho cây cao su phát
triển, sau hơn 30 năm chiến tranh, việc trồng trọt và khai thác cây cao su đang
từng bớc phát triển với qui mô ngày càng lớn.
Nguyên liệu cao su thiên nhiên đợc dùng để làm hầu hết các loại sản phẩm
cao su , trừ một số chi tiết phụ tùng máy phải dùng 100% cao su tổng hợp.
Hiện nay, nguyên liệu cao su tự nhiên đợc các doanh nghiệp chế biến mua
trực tiếp từ các công ty cao su ở Đắc Lắc, Gia Lai, Quảng Trị, Bình Dơng,
Đồng Nai, Bình Phớc v.v Nguồn cung cấp cao su này tơng đối dồi dào, ổn
định về số lợng và chất lợng. Các nhà cung cấp đều muốn ký kết hợp đồng dài
hạn hàng năm và cung cấp đều đặn theo chu kỳ ngắn, để giảm thời gian lu kho
nguyên liệu cho nhà sản xuất. Đây là một lợi thế cho các nhà sản xuất sản phẩm
cao su.
Tuy nhiên, do giá bán cao su trong nớc hiện nay có xu hớng phụ thuộc
vào khả năng xuất khẩu của các công ty trồng, khai thác và sơ chế cao su (Hiện
chủ yếu xuất sang thị trờng Trung Quốc), nên khi xuất khẩu đợc nhiều thì giá
lên, khi không xuất khẩu đợc thì giá lại xuống (nhng không nhiều). Điều đó
đã ảnh hởng không nhỏ đến việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chế
biến.
- Cao su tổng hợp:
18
Cao su tổng hợp đợc sử dụng nhiều trong công nghệ sản xuất các chi tiết
cao su kỹ thuật nh: Joăng phớt, phụ tùng máy, đế giày dép, săm lốp các loại,
dây curoa, băng tải, đệm giảm chấn với tỷ lệ pha chế từ 10-100% trên tổng
lợng cao su nguyên liệu.
Trớc mắt, trong khoảng 2-3 năm tới, nớc ta vẫn phải nhập khẩu toàn bộ.
Hiện nay, Nhà nớc đang chuẩn bị khẩn trơng đầu t sản xuất cao su tổng hợp,
sản xuất than đen (cacbon black) từ nguyên liệu dầu mỏ, cùng với việc tập trung
đầu t phát triển công nghiệp hóa lọc hóa dầu.
Trong tơng lai, nếu chúng ta phát triển công nghiệp hóa lọc dầu thì nhất
định sẽ có đủ nguyên liệu này cho công nghiệp cao su.
- Các loại nguyên vật liệu khác:
Các nguyên vật liệu khác nh sợi vải mành tổng hợp, dây thép tanh, sợi vải
mành kim loại, các chi tiết kim loại và một số loại hóa chất , hiện phải nhập
hoàn toàn. Nguồn nhập khẩu các nguyên vật liệu này hiện cũng tơng đối ổn
định về số lợng và giá cả. Tuy nhiên, để chủ động về giá cả và nguồn cung cấp,
chúng ta cần có các dự án đầu t phát triển các nhà máy sản xuất các loại
nguyên liệu nêu trên trong tơng lai gần, từ sau những năm 2010.
- Các loại máy móc thiết bị, công nghệ:
Hiện nay, ngành cơ khí chế tạo của Việt Nam mới chỉ đáp ứng đợc phần
rất nhỏ, một số chi tiết phụ tùng máy, các thiết bị phụ trợ, chứ cha đáp ứng
đợc nhu cầu trang bị máy móc thiết bị đồng bộ. Vì vậy, hiện tại, thiết bị sản
xuất cao su hầu hết đều nhập ngoại, nguồn nhập từ nhiều khu vực nh: Các nớc
EU, Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nga, ấn Độ, Malaysia,
Tiệp Khắc
Trong tơng lai, chúng ta cần phát triển ngành cơ khí chế tạo thiết bị,
khuôn mẫu cho sản xuất cao su, để có thể đáp ứng một phần nhu cầu đầu t và
vận hành các nhà máy sau này, chủ động trong kế hoạch đầu t và giảm chi phí
đầu t trang thiết bị, giảm chi phí sửa chữa cho các nhà máy công nghiệp cao su.
19
2.2 Thùc tr¹ng c«ng nghÖ sản xuất lốp ô tô
Tai nan giao thông đang là mối quan tâm rất lớn không chỉ các cơ quan có
chức năng liên quan đến giao thông mà ngay cả những nhà nghiên cứu KHCN.
Người ta tìm cách làm sao để giảm thiểu được mọi sự cố về an toàn giao thông
một cách tối đa. Vì thế, việc nâng cao độ an toàn cho các loại phụ tùng ôtô, xe
máy luôn được các chuyên gia quan tâm. Trong số các phụ tùng xe như má
phanh, hệ thống giảm sóc, săm lốp, v.v thì lốp xe là một trong nhưng bộ phận
luôn
được quan tâm hàng ngày. Lốp của bánh xe là một trong những bộ phận
duy nhất của xe luôn tiếp xúc với mặt đường có nhiệm vụ mang toàn bộ tải
trọng của chiếc xe, đồng thời truyền tải các lực lái, phanh, quẹo cua và hấp thụ
các chấn động xảy ra trên đường đối với xe. Để hoàn thành được nhiệm vụ này,
lốp phải được cấu tạo sao cho có khả năng thích ứng cao, có khả năng giả
m
chấn tốt và đặc biệt phải bền với mọi tác động và bền theo thời gian. Đó chính là
đảm bảo tốt nhất cho sự an toàn của hành khách trên xe và người lái
Hình 2.1 đưa ra sơ đồ công nghệ sản xuất lốp điển hình. Đối với những sản
phẩm lốp ít quan trọng như lốp xe đạp, xe máy, lốp xe nông nghiệp… nhà sản
xuất có thể lược bỏ một số khâu trong quy trình công nghệ này, tuy nhiên v
ẫn
phải đảm bảo sản phẩm được đầy đủ các tính năng sử dụng cho sản phẩm.
- Nguyên liệu:
- Cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp: nguyên liệu chính để tạo các hỗn hợp
cao su sử dụng trong sản phẩm.
- Các chất độn: Chủ yếu là than đen (Carbon Black), CaCO
3
… có tác dụng giảm
chi phí nguyên vật liệu nhưng vẫn phải đảm bảo các tính năng cần thiết cho hỗn
hợp cao su.
- Các chất lưu hóa: Gồm lưu huỳnh (S) và các chất xúc tiến để đẩy nhanh tốc độ
lưu hóa và cải thiện tính năng cho hỗn hợp cao su.
- Các chất phụ gia: cải thiện các tính năng cụ thể cho hỗn hợp cao su nhằm có
những tính chất đặc biệt phù hợp với nhu c
ầu sử dụng (chịu mòn, chịu nhiệt, chịu
20
dầu…) và tạo thuận lợi cho quá trình gia công (dễ ép đùn, dễ cán tráng, dễ dán
dính…).
- Vải mành: được sử dụng làm kết cấu chịu lực chính của lốp.Có nhiều loại vải
với chất liệu khác nhau: Thép, nylon, polyester… được sản xuất theo các cỡ sợi
và mật độ theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất vải hoặc theo đơn hàng của nhà sản
xuất lốp. Vải mành được nhúng tẩm dung môi latex để tăng khả
năng bám dính
với cao su, được khử dãn và có mật độ chuẩn xác.
21
Hình 2.1 - Sơ đồ công nghệ sản xuất lốp
Nguyên
vật liệu
Kiểm tra
Khôn
g
đ
ạ
t
Chuyển mặt
hàng khác
Đ
ạ
t
Cao su
sốn
g
Cân
Hóa
chất
Vải
mành
Dây
Tanh
Hỗn luyện
Kiểm tra
Đ
ạ
t
Chuyển mặt
hàng khác
Không đạt
Ép mặt
lố
p
Cán da
dầu
Cán
trán
g
vải
Cao su
t.
g
iác
Ép
tanh
Chế tạo
vòng tanh
Cắt vải
Dán ống
Thành hình
Lưu hóa
Ổn định
Kiểm tra
Chuyển
mặt hàng
khác
Không đạt
Cắt via
Kiểm tra
Đóng gói
Nhập kho
Không đạt
Phế bỏ
Đạt
22
- Dây thép tanh: kết cấu chịu lực của lốp, giúp giữ chặt lốp trên vành. Dây
thép tanh được làm bằng loại thép có cường lực kéo đứt cao, đàn hồi tốt, đường
kính theo tiêu chuẩn và được mạ đồng để tăng khả năng bám dính với cao su.
Tất cả các nguyên liệu sản xuất đều được kiểm tra chất lượng theo các
tiêu chuẩn Quốc gia, Quốc tế, của nhà sản xuất nguyên liệu hoặc nhà sản xu
ất
lốp xây dựng. Nếu chất lượng nguyên vật liệu không đạt tiêu chuẩn cho sản
phẩm này, nhưng đạt tiêu chuẩn cho sản phẩm khác cấp thấp hơn thì có thể
thương lượng với nhà cung cấp để chuyển loại hoặc trả lại.
- Hỗn luyện:
Sản phẩm cao su thông thường được cấu thành từ nhiều hỗn hợp cao su
khác nhau để đáp ứng được các tính năng cơ
lý trong quá trình sử dụng. Các hỗn
hợp này gồm cao su nguyên liệu (thiên nhiên hoặc tổng hợp), các chất độn, chất
lưu hóa và phụ gia, chúng được trộn đều với nhau theo các tỷ lệ khác nhau, gọi
là các Đơn pha chế. Mỗi đơn pha chế tạo ra một hỗn hợp cao su có đặc tính
riêng, nhưng chất lượng của hỗn hợp, ngoài việc phụ thuộc vào đơn pha chế,
còn đặc biệt phụ thuộc vào thiết bị
và công nghệ hỗn luyện.
Hiện nay, các nhà sản xuất lớn chỉ dùng các máy luyện kín (Mixer) để
trộn luyện các hỗn hợp cao su, chúng cho năng suất cao, tiết kiệm điện năng,
không gây thất thoát hóa chất và đặc biệt là tạo ra một hỗn hợp có độ phân tán
cao, đồng đều cho mọi thành phần của đơn. Các máy luyện kín thế hệ mới có
khả năng thay đổi tốc độ trục luyện liên tụ
c trong giải rộng (7~60 vòng/ph) và
khả năng giải nhiệt tốt để đáp ứng nhiều công nghệ luyện khác nhau, chúng có
kết cấu trục và buồng luyện đặc biệt để tăng khả năng phân tán, tạo sự đồng đều
cho hỗn hợp với thời gian ngắn, giúp nâng cao chất lượng và tiết kiệm năng
lượng.
- Ép mặt lốp:
Mặt lốp là phần cao su phủ bên ngoài thân lốp, thường g
ồm nhiều thành
phần khác nhau, tùy theo chức năng của mỗi bộ phận:
- Mặt chạy là hỗn hợp có khả năng chịu mài mòn và đâm xuyên