Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Quản lý nhu cầu điện năng và ứng dụng cụ thể cho một cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 80 trang )

1
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... 4
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ 5
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ ..................................................... 6
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 7
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ DSM ............................................................... 10
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................... 10
1.2. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ DSM ......................................................... 10
1.3. NÂNG CAO HIỆU SUẤT SỬ DỤNG NĂNG LƢỢNG CỦA CÁC
HỘ DÙNG ĐIỆN ........................................................................................ 11
1.3.1. Sử dụng các thiết bị điện có hiệu suất cao .................................... 11
1.3.2. Giảm thiểu sự tiêu phí năng lƣợng một cách vô ích ..................... 13
1.4. ĐIỀU KHIỂN NHU CẦU DÙNG ĐIỆN CHO PHÙ HỢP VỚI KHẢ
NĂNG CUNG CẤP ĐIỆN MỘT CÁCH KINH TẾ NHẤT ...................... 16
1.4.2. Lƣu trữ nhiệt: ................................................................................ 17
1.4.3. Điện khí hóa: ................................................................................. 17
1.4.4. Đổi mới giá: .................................................................................. 18
Chƣơng 2: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐIỆN NĂNG Ở VIỆT NAM VÀ CÁC
CHƢƠNG TRÌNH DSM/EE........................................................................... 20
2.1. HIỆN TRẠNG CÁC HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN CHO ĐÔ THỊ Ở
VIỆT NAM ................................................................................................. 20
2.2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐIỆN CỦA CÁC HỘ TIÊU THỤ ......... 21
2.2.1. Cơ cấu hộ tiêu thụ: ........................................................................ 21
2.2.2. Thực trạng sử dụng điện trong nông nghiệp: ................................ 22
2.2.3. Thực trạng sử dụng điện trong công nghiệp: ................................ 22
2.2.4. Thực trạng sử dụng điện trong thƣơng mại và dịch vụ:................ 23
2.2.5. Thực trạng sử dụng điện trong sinh hoạt - gia dụng: .................... 24
2.3. NHỮNG VẤN ĐỀ CẤP BÁCH, CÁCH GIẢI QUYẾT ..................... 25
2.3.1. Những vấn đề cấp bách ................................................................. 25
2.3.2. Giai đoạn chuẩn bị các chƣơng trình DSM/EE trƣớc năm 1998: . 26


2.3.3. Giai đoạn 1 của chƣơng trình DSM từ 1998 đến 2002: ................ 27
2.3.4. Giai đoạn 2 của chƣơng trình DSM từ 2002 đến 2006: ................ 28
Chƣơng 3: TRÌNH TỰ THỰC HIỆN VÀ CÁC GIẢI PHÁP ÁP DỤNG DSM
CHO KHU CHUNG CƢ LÔ 9 LÁNG THƢỢNG. ........................................ 36
3.1 KHẢO SÁT LƢỚI ĐIỆN HIỆN TRẠNG CỦA KHU CHUNG CƢ LÔ
9 LÁNG THƢỢNG..................................................................................... 36
3.1.1. Sơ đồ lƣới điện tổng thể Khu chung cƣ lô 9 Láng thƣợng: .......... 36


2
3.1.2. Phụ tải từng khu vực: .................................................................... 40
3.1.3. Phân chia phụ tải tiêu thụ điện theo các nhóm công dụng:........... 42
3.2 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG LƢỚI ĐIỆN. ........................................... 53
3.2.1. Đƣờng dây điện. ............................................................................ 53
3.2.2. Các phụ tải..................................................................................... 54
3.2.3. Kết luận: ........................................................................................ 55
3.3 ĐỀ SUẤT CÁC GIẢI PHÁP ÁP DỤNG. ............................................ 56
3.3.1. Nâng cao ý thức, kiến thức tiết kiệm khi sử dụng điện: ............... 56
3.3.2. Thay thế đèn thế hệ mới: ............................................................... 59
3.3.3. Thay động cơ bơm nƣớc cũ bằng động cơ EEMs ......................... 62
3.3.4. Lắp đặt hệ nƣớc nóng năng lƣợng mặt trời (Khai thác nguồn năng
lƣợng mặt trời): ....................................................................................... 63
3.3.5. Lắp đặt thiết bị tự ngắt điện khi ra khỏi phòng ............................. 66
Chƣơng 4: PHÂN TÍCH KINH TẾ VÀ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN TIẾT
KIỆM NĂNG LƢỢNG ................................................................................... 67
4.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN. ..................................................................... 67
4.1.1 Thủ tục tiến hành khi so sánh phƣơng án: ..................................... 67
4.1.2 Phƣơng pháp giá trị tƣơng đƣơng. ................................................. 67
4.1.3 Phƣơng pháp tỉ số hoàn vốn nội tại IRR. ....................................... 68
4.1.4 Phƣơng pháp thời gian thu hồi vốn đầu tƣ Tp. .............................. 69

4.2 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH – KINH TẾ CỦA DỰ ÁN TIẾT KIỆM
NĂNG LƢỢNG Ở KHU CHUNG CƢ LÔ 9 LÁNG THƢỢNG. ............. 70
4.2.1 Các số liệu cơ sở. ........................................................................... 70
4.2.2 Tính toán tổng mức đầu tƣ. ............................................................ 71
4.2.3 Tính toán tổng lƣợng tiền tiết kiệm đƣợc. ..................................... 71
4.2.4 Tính toán hiệu quả kinh tế.............................................................. 71
4.3 PHÂN TÍCH KINH TẾ - TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN TIẾT KIỆM
NĂNG LƢỢNG HỘ GIA ĐÌNH Ở KHU CHUNG CƢ. ........................... 73
4.3.1 Khái quát các tiềm năng tiết kiệm năng lƣợng hộ gia đình. .......... 73
4.3.2 Tính toán tổng mức đầu tƣ. ............................................................ 73
4.3.3 Tính toán lƣợng tiết kiệm ............................................................... 74
4.3.4 Tính toán hiệu quả kinh tế: ............................................................ 76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 78
I. KẾT LUẬN .............................................................................................. 78
1.1. Xây dựng chƣơng trình DSM cho một cơ sở ................................... 78


3
1.2. Phân tích tài chính kinh tế của dự án tiết kiệm năng lƣợng ............. 79
II. KIẾN NGHỊ............................................................................................ 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 80


4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CFL
CEEP
DLC
DSM
EE

EVN
FTL
GDP
GEF
GOV
GWh
HEM
HP
kWh
MEPS
MOC
MOIT
MOST
PC
TOE
TOU
UNDP
USD
VSD
VFD

Compact Fluorescent
Commercial Ernergy Efficiency
Project
Direct Load Control
Demand – Side Management
Energy Efficiency
Electricity of Vietnam
Fluorescent Tube Lamp
Gross Domestic Product

Global Environment Facility
Government of Vietnam
Gigawatt – hours
High Efficient Motor
Horse Power
Kilowatt- hours
Milimum Efficient
Performmance Standard
Ministry of Contruction
Ministry of Industry and Trade
Ministry of Science and
Technology
Power Company
Tons of Oil Equivalent
Time-of-use
United Nations Development
Programme
United State dolar
Variable Speed Drive
Variable Frequency Drive

Đèn huỳnh quang compact
Dự án tiết kiệm năng lƣợng thí
điểm
Điều khiển phụ tải trực tiếp
Quản lý nhu cầu điện năng
Hiệu quả năng lƣợng
Tập đoàn điện lực Việt Nam
Đèn tuýp
Tổng sản phẩm quốc nội

Quỹ môi trƣờng toàn cầu
Chính phủ Việt Nam
Điện năng (=109 Wh)
Động cơ hiệu suất cao
Sức ngựa (đơn vị công suất)
Điện năng (= 103 Wh)
Tiêu chuẩn hiệu suất năng
lƣợng tối thiểu
Bộ xây dựng
Bộ công thƣơng
Bộ khoa học công nghệ
Công ty điện lực
Tấn dầu tƣơng đƣơng
Công tơ tính giá theo thời gian
Chƣơng trình phát triển của
liên hiệp quốc
Đơn vị tiền tệ của Mỹ
Thiết bị điều khiển tốc độ
Bộ biến tần


5
DANH MỤC CÁC BẢNG

HIỆU
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5

Bảng 2.6
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4
Bảng 4.1
Bảng 4.2
Bảng 4.3
Bảng 4.4
Bảng 4.5
Bảng 4.6
Bảng 4.7
Bảng 4.8

TÊN BẢNG

TRANG

Cơ cấu tiêu thụ điện theo ngành nghề từ năm 2005 - 2009
Tổng kết hiệu quả dự án CEEP
Đánh giá hiệu quả dự án CEEP theo ngành nghề
Đánh giá hiệu quả dự án CEEP theo ngành nghề
Đánh giá hiệu quả dự án CEEP theo công nghệ
Mục tiêu của dự án giai đoạn 2
Điện năng tiêu thụ năm 2014 của các nhóm thiết bị
Tham số tuyến cáp ngầm trục chính cấp điện cho tòa nhà 9
tầng
Tham số tuyến cáp ngầm trục chính cấp điện cho khu thấp
tầng
Tính tổng chi phí thay đèn

Tổng mức đầu tƣ của dự án tiết kiệm năng lƣợng cho khu
chung cƣ
Tổng tiền tiết kiệm của các giải pháp
Các thông số đầu vào tính toán kinh tế
Các thông số kinh tế của dự án tối ƣu
Tổng chi phí cần thiết để đầu tƣ cho hộ gia đình
Công suất tiết kiệm và tiền tiết kiệm của các giải pháp áp
dụng cho hộ gia đình
Các thông số để tính toán kinh tế của dự án tiết kiệm điện
hộ gia đình
Các thông số của kết quả tính toán kinh tế dự án tiết kiệm
điện hộ gia đình

22
31
31
32
33
33
52
53
54
62
71
71
72
73
73
76
77

77


6
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ

Hình 3.9
Hình 3.10

TÊN HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Các biện pháp điều khiển trực tiếp dòng điện
Lƣới phân phối
Sơ đồ nguyên lý đƣờng dây điện ngoài nhà cấp điện
cho chung cƣ 9 tầng (Trạm biến áp T1).
Sơ đồ nguyên lý đƣờng dây điện ngoài nhà cấp điện
cho khu thấp tầng (Trạm biến áp T2).
Sơ đồ nguyên lý cấp điện từ trạm biến áp tới hộ dân.
Sơ đồ nguyên lý đấu nối các thiết bị tải công cộng
khu vực nhà 9 tầng.
Sơ đồ nguyên lý đấu nối các thiết bị tải công cộng
khu vực nhà thấp tầng.
Sơ đồ nguyên lý đấu nối cấp điện cho các tầng
Sơ đồ nguyên lý đấu nối cấp điện của 1 hộ gia đình
điển hình tòa nhà chung cƣ 9 tầng
Sơ đồ nguyên lý đấu nối cấp điện của 1 hộ gia đình
điển hình khu nhà thấp tầng.
Biểu đồ phụ tải điển hình nhóm thiết bị chiếu sáng
Biểu đồ phụ tải điển hình nhóm thiết bị điện lạnh

Hình 3.11


Biểu đồ phụ tải điển nhóm động cơ quạt và bơm

45

Hình 3.12

Biểu đồ phụ tải điển hình nhóm thiết bị điện văn
phòng
Biểu đồ phụ tải điển hình nhóm thiết bị điện gia
dụng
Biểu đồ phụ tải điển hình nhóm thiết bị điện khác
Biểu đồ phụ tải tổng
Đồ thị các nhóm phụ tải

47

KÝ HIỆU
Hình 1.1
Hình 2.1
Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 3.3
Hình 3.4
Hình 3.5
Hình 3.6
Hình 3.7
Hình 3.8

Hình 3.13

Hình 3.14
Hình 3.15
Hình 3.16

TRANG
18
20
38
39
39
40
40
41
41
42
43
44

48
49
50
53


7
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Với tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân khoảng 7% của nƣớc ta, đòi hỏi
nhu cầu điện năng phải tăng gấp 4 lần trong 10 năm, từ 54 tỷ kWh năm 2005,
năm năm sau - năm 2010 sẽ là 117 tỷ kWh và đến năm 2015 là 216 tỷ kWh.

Nhu cầu công suất đặt của Hệ thống điện Việt Nam sẽ tăng từ 9.500 MW năm
2005 lên khoảng 17.000 MW năm 2010 và đến năm 2015 là 30.000 MW, nhƣ
thế mỗi năm nhà nƣớc ta phải đầu tƣ khoảng 4 tỷ USD để phát triển nguồn và
lƣới, quả là một số vốn không nhỏ.
Nhƣ chúng ta đã biết, thời gian qua giá các nguồn năng lƣợng sơ cấp và
nhiên liệu liên tục biến động. Giá than tăng gấp đôi, giá dầu đã có lúc lên đến
mức kỷ lục 147 USD/thùng, hạn hán và thời tiết bất thƣờng làm thiếu nguồn
nƣớc cho các nhà máy thuỷ điện, các nhà máy chạy khí kém ổn định làm mất
cân đối giữa nguồn phát và tải tiêu thụ, mặt khác thế giới đang cơn khủng
hoảng về tài chính làm ảnh hƣởng đến nguồn vốn đầu tƣ, hậu quả là trong vài
năm gần đây nguồn điện bị thiếu hụt công suất, đặc biệt vào giờ cao điểm,
ngành điện phải lên lịch trình cắt điện luân phiên làm ảnh hƣởng rất lớn đến
sản xuất và sinh hoạt.
Liệu có cách gì giải quyết các vấn đề này? Ngay từ năm 1997, với sự trợ
giúp của Ngân hàng thế giới, các quốc gia, các tổ chức tƣ vấn đã giúp đỡ Việt
Nam thực hiện dự án “Đánh giá tiềm năng Quản lý nhu cầu ở Việt Nam”
nhằm xác định tiềm năng quản lý nhu cầu - DSM để hỗ trợ cho ngành điện
đáp ứng nhu cầu điện tƣơng lai cho đất nƣớc. Thực hiện các giai đoạn từ
trƣớc năm 1998 đến nay đã đem lại những kết quả đáng kể. Nhiều nghiên
cứu, đề tài, báo cáo cho thấy rằng quản lý nhu cầu và tiết kiệm năng lƣợng có
thể cắt giảm đƣợc hàng trăm MW công suất đỉnh và tiết kiệm đƣợc hàng
nghìn GWh điện năng mỗi năm, chi phí để tiết kiệm 1 kWh điện sẽ thấp hơn
chi phí để cung cấp thêm 1 kWh điện bằng việc xây dựng một nhà máy mới.


8
Nhận thức thấy đƣợc những thiếu hụt về năng lực phát triển cuả ngành
điện, cũng nhƣ là lợi ích của quản lý nhu cầu điện năng, đề tài đặt ra nhiệm vụ
đƣa những kiến thức vĩ mô về DSM vào thực tế tại một cơ sở là hết sức cần
thiết.

2. Mục đích nghiên cứu:
Sau khi đƣợc học tập, tìm hiểu và tham khảo các chƣơng trình DSM
mang tính vĩ mô, chúng tôi muốn áp dụng cụ thể vào một cơ sở - là một khu
chung cƣ để đánh giá hiệu quả sử dụng điện hiện nay từ đó đề xuất các biện
pháp thực hiện DSM/EE có tính khả thi cao, nhằm góp phần vào mục tiêu tiết
kiệm chi phí.
Đề tài không đi sâu vào phân tích hoặc tính toán lƣới điện hạ áp mà trọng
tâm là khảo sát, phân tích tìm ra các phụ tải có thể áp dụng DSM và đánh giá
hiệu quả của nó.
3. Cấu trúc luận văn:
Luận văn đƣợc trình bày thành 4 chƣơng:
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ DSM
Chƣơng này trình bày khái niệm tổng quát về DSM và các chiến lƣợc để
thực hiện.
Chương 2: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NĂNG LƢỢNG Ở VIỆT NAM
VÀ CÁC CHƢƠNG TRÌNH DSM/EE
Trình bày hiện trạng hệ thống cung cấp điện ở các đô thị, thực trạng sử
dụng điện của các hộ tiêu thụ phân theo ngành nghề, nội dung và hiệu quả các
giai đoạn thực hiện DSM/EE của nhà nƣớc từ năm 1997 đến nay.
Chương 3: TRÌNH TỰ THỰC HIỆN VÀ CÁC GIẢI PHÁP ÁP DỤNG
DSM CHO KHU CHUNG CƢ LÔ 9 LÁNG THƢỢNG.
Đây là chủ đề chính của luận văn. Sau khi tiến hành khảo sát chi tiết phụ
tải ở từng phòng, từng hộ dân, từng khu vực, sẽ phân tích và đánh giá hiệu
quả sử dụng điện của các nhóm thiết bị và đề xuất các giải pháp áp dụng
DSM.


9
Chương 4: PHÂN TÍCH KINH TẾ VÀ TÀI CHÍNH CUẢ DỰ ÁN
TIẾT KIỆM NĂNG LƢỢNG.

Phần này không quá chú tâm vào thiết kế lƣới điện mà trọng tâm là thực
hiện các giải pháp DSM bằng việc thay thế các thiết bị cũ bằng thiết bị mới
lắp đặt sao cho khả thi và hiệu quả. Phân tích để thấy rõ tính hiệu quả của dự
án về mặt kinh tế và tài chính.
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài:
Với quan niệm: “Hộ tiêu thụ là một tế bào trong hệ thống điện quốc gia”,
dựa trên những giải pháp và kết quả đạt đƣợc về thực hiện DSM của nhà nƣớc
ở tầm vĩ mô, áp dụng tại đơn vị cụ thể để tìm ra các giải pháp và các bƣớc
thực hiện chung đối với các hộ tiêu thụ. Bằng những biện pháp tổng hợp nhƣ
thu thập số liệu, phân tích, sử dụng sự hỗ trợ của các phần mềm máy tính, chỉ
ra đƣợc những mặt còn hạn chế về quản lý nhu cầu điện và tiết kiệm điện
năng để có giải pháp khắc phục, đồng thời tính toán hiệu quả kinh tế để tăng
tính thuyết phục.


10
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ DSM
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Vấn đề sử dụng năng lƣợng hiệu quả và tiết kiệm đƣợc các nƣớc phát
triển quan tâm từ những năm đầu của thế kỷ. Nhƣng phải đến khi các cuộc
khủng hoảng dầu mỏ xảy ra: lần thứ nhất (1973 - 1974), lần thứ hai (1979 1980) và đặc biệt là giai đoạn hiện nay với các tác động nặng nề đến nền kinh
tế thế giới, đặc biệt là các nƣớc phải nhập khẩu năng lƣợng, cả thế giới một
lần nữa lại bừng tỉnh. Giá dầu đã có lúc lên mức kỷ lục 147 USD/thùng, giá
than tăng gấp đôi, diễn biến thời tiết vô cùng phức tạp, hạn hán kéo dài gây
ảnh hƣởng rất lớn đến giá thành sản xuất điện năng, ảnh hƣởng đến toàn bộ
nền kinh tế của các quốc gia.
Vì vậy, nhiều tổ chức nhà nƣớc, nhiều trung tâm nghiên cứu phục vụ
mục tiêu tiết kiệm năng lƣợng đƣợc thành lập, mở rộng và hoạt động có hiệu
quả.
1.2. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ DSM

DSM đƣợc viết tắt từ Demand - Side Management, là tập hợp các giải
pháp Kỹ thuật - Công nghệ - Kinh tế - Xã hội nhằm sử dụng điện năng một
cách hiệu quả và tiết kiệm. DSM nằm trong chƣơng trình tổng thể Quản lý
nguồn cung cấp (SSM) - Quản lý nhu cầu sử dụng điện năng (DSM).
DSM đƣợc xây dựng trên cơ sở 2 chiến lƣợc chủ yếu:
Một là: Nâng cao hiệu suất sử dụng năng lƣợng của các hộ dùng điện
Hai là: Điều khiển nhu cầu dùng điện cho phù hợp với khả năng cung
cấp một cách kinh tế nhất.
Khi chƣơng trình DSM ra đời, quan điểm về việc cung cấp năng lƣợng
điện cũng dần thay đổi đáng kể. Trƣớc đây, để thoả mãn nhu cầu gia tăng của
phụ tải điện, ngƣời ta thƣờng quan tâm đến việc đầu tƣ khai thác và xây dựng
thêm các nhà máy điện, nhƣng sự phát triển quá nhanh của nhu cầu dùng điện
dẫn đến lƣợng vốn đầu tƣ cho ngành điện đã trở thành gánh nặng cho các
quốc gia, kéo theo đó là sự ô nhiễm môi trƣờng, thay đổi vùng sinh thái, tài


11
nguyên cạn kiệt…Vì vậy DSM đƣợc xem nhƣ một nguồn cung cấp điện rẻ và
sạch nhất. DSM giúp ta giảm nhẹ vốn đầu tƣ xây dựng thêm các nhà máy
điện, tiết kiệm tài nguyên, giảm bớt sự ô nhiễm môi trƣờng. Nhờ DSM, ngƣời
tiêu dùng có thể đƣợc cung cấp điện với giá rẻ và chất lƣợng cao hơn, điện
năng tiêu thụ thấp hơn.
Kết quả thực hiện DSM tại các nƣớc trên thế giới có thể giảm hơn 10%
nhu cầu dùng điện với mức chi phí vào khoảng (0,3-0,5) chi phí cần thiết xây
dựng nguồn và lƣới để đáp ứng lƣợng điện năng tƣơng ứng. Cũng cần lƣu ý là
khi Chính phủ đã triển khai tốt DSM, ý thức của ngƣời dân đƣợc nâng cao thì
chi phí triển khai cho DSM sẽ giảm dần ở giai đoạn sau do việc thực hiện
DSM đã đƣợc thực hiện đồng bộ và triệt để, các khách hàng đã có đầy đủ
thông tin, quá trình cạnh tranh giữa các sản phẩm hiệu suất cao đã làm giảm
nhẹ các hỗ trợ tài chính cho chƣơng trình DSM.

1.3. NÂNG CAO HIỆU SUẤT SỬ DỤNG NĂNG LƢỢNG CỦA CÁC
HỘ DÙNG ĐIỆN
Chiến lƣợc nâng cao hiệu suất sử dụng năng lƣợng của các hộ dùng điện
nhằm làm giảm nhẹ nhu cầu điện một cách hợp lý. Nhờ đó có thể giảm vốn
đầu tƣ phát triển nguồn và lƣới đồng thời khách hàng sẽ phải trả ít tiền điện
hơn. Ngành điện có điều kiện nâng cấp thiết bị, chủ động trong việc đáp ứng
nhu cầu của phụ tải điện, giảm thiểu tổn thất công suất và nâng cao chất lƣợng
điện năng. Chiến lƣợc này bao gồm hai nội dung cơ bản là sử dụng các thiết
bị điện có hiệu suất cao và giảm thiểu sự tiêu phí năng lƣợng một cách vô ích:
1.3.1. Sử dụng các thiết bị điện có hiệu suất cao
Nhờ sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, ngày nay ngƣời ta có thể chế
tạo các thiết bị dùng điện có hiệu suất cao, tuổi thọ lớn mà giá thành không
tăng nhiều so với loại cũ. Trong hai nhóm thiết bị dùng điện là thiết bị điện
dân dụng và thiết bị điện công nghiệp thì thiết bị điện dân dụng đƣợc chú ý
trƣớc tiên vì tổng lƣợng điện năng sử dụng lớn, hầu hết các thiết bị đều làm
việc vào giờ cao điểm làm công suất đỉnh tăng đáng kể.


12
Các thiết bị điện dân dụng có thể chia làm các nhóm sau:
1.3.1.1. Nhóm thiết bị chiếu sáng: Phải chuyển toàn bộ các đèn sợi đốt
tiêu tốn điện năng nhiều, hiệu suất phát quang thấp sang đèn huỳnh quang
hoặc huỳnh quang compact, đèn LED. Đối với đèn huỳnh quang cổ điển cần
khuyến khích sử dụng loại ống gầy, chấn lƣu tiết kiệm điện năng hoặc chấn
lƣu điện tử.
Các dây đèn trang trí cần sử dụng loại dùng đèn LED thay cho đèn sợi
đốt trƣớc đây.
1.3.1.2. Nhóm các thiết bị gia nhiệt: Nhƣ bàn ủi, nồi cơm điện, ấm nấu
nƣớc, bình nƣớc nóng…có chế độ khuyến khích nhà sản xuất cải tiến công
nghệ, chế tạo các thiết bị có hiệu suất cao, chống thất thoát nhiệt ra lớp vỏ, lắp

đặt thiết bị tự ngắt và bảo vệ hiện đại. Tƣ vấn ngƣời tiêu dùng sử dụng công
suất thiết bị đúng với yêu cầu sử dụng.
1.3.1.3. Nhóm các thiết bị điện cơ: Trong dân dụng, ngày càng sử dụng
nhiều động cơ phục vụ cho bơm nƣớc, quạt mát và sản xuất ở qui mô gia
đình. Cần tuyên truyền và cung cấp thông tin cho ngƣời dân biết cách chọn và
sử dụng động cơ có hiệu suất cao. Chính phủ cần ban hành các tiêu chuẩn qui
định kỹ thuật về sản xuất hoặc nhập khẩu các loại động cơ này.
1.3.1.4. Các thiết bị khác nhƣ tủ lạnh, máy điều hoà nhiệt độ, tivi, đầu
máy, máy vi tính, máy giặt có số lƣợng sử dụng đang gia tăng đáng kể, hiện
do nhiều hãng sản xuất với trình độ công nghệ khác nhau. Cần thông tin cho
ngƣời dân biết những thiết bị có hiệu suất cao, ban hành những tiêu chuẩn kỹ
thuật đối với cả thiết bị sản xuất và nhập khẩu.
Đối với các thiết bị điện công nghiệp, thông qua các chƣơng trình kiểm
toán năng lƣợng đã đƣợc thực hiện ƣớc tính rằng có thể giảm tới 30% nhu cầu
năng lƣợng nếu tiến hành cải tạo, thay thế các thiết bị hiện có bằng các thiết
bị hiện đại có hiệu suất cao và có thể hoàn vốn chỉ sau 3 - 5 năm, ngƣời ta
cũng chỉ ra rằng các lò hơi của các xí nghiệp quốc doanh đều chỉ đạt hiệu suất


13
khoảng 50% trong khi hiệu suất này hoàn toàn có thể đƣợc cải thiện lên 80 90% và nhƣ vậy tiềm năng tiết kiệm năng lƣợng ở đây là rất to lớn.
1.3.2. Giảm thiểu sự tiêu phí năng lƣợng một cách vô ích
Ở nƣớc ta, do ý thức tiết kiệm năng lƣợng chƣa thật đi sâu vào từng
thành viên của cộng đồng, do đó chƣa thể hiện bằng những hành động thật cụ
thể trong quá trình dùng điện hàng ngày, trong việc chọn mua thiết bị điện có
trang bị tự ngắt khi không sử dụng.
Cần lƣu ý rằng, lƣợng điện tiết kiệm do sự giảm thiểu năng lƣợng một
cách vô ích đối với từng thành viên có thể không nhiều nhƣng tổng điện năng
tiết kiệm đƣợc của cả cộng động cùng thực hiện là rất lớn, chí phí cho thực
hiện các biện pháp này lại không nhiều.

Các biện pháp cụ thể để tiết kiệm điện năng thuộc giải pháp này có thể
tạm chia ra làm 4 khu vực:
1.3.2.1. Khu vực nhà ở: Đây là thành phần tiêu thụ điện năng chiếm tỷ
trọng lớn trong tiêu thụ điện: khoảng 40.1% (năm 2009), vào giờ cao điểm
phụ tải khu vực này chiếm tới hơn 51% phụ tải đỉnh (năm 2004), thiết bị tiêu
thụ điện chủ yếu là thiết bị chiếu sáng, ƣớc tính chiếm khoảng 305 kWh/năm
trong tiêu thụ điện của một hộ gia đình và chiếm 133 W/hộ của phụ tải trong
giờ cao điểm, tƣơng ứng với tổng tiêu thụ điện năng 4.088 GWh và chiếm
công suất 1.780 MW của phụ tải đỉnh năm 2000. Nhƣ vậy thiết bị chiếu sáng
cho gia dụng chiếm khoảng 20% điện năng tiêu thụ và 36% phụ tải đỉnh. Vì
vậy việc hạn chế thời gian làm việc vô ích của các thiết bị rất có ý nghĩa đến
tổng điện năng tiết kiệm đƣợc. Để thực hiện mục tiêu này có thể sử dụng các
thiết bị phụ trợ nhƣ: Tự động cắt điện khi ra khỏi phòng; tự động cắt nguồn
khi thiết bị đã hoàn thành công việc (nhƣ đun nƣớc đã sôi); các thiết bị nhƣ vi
tính, ti vi có thể cài đặt chế độ chờ khi tạm ngƣng sử dụng; hạn chế thời gian
đóng mở tủ lạnh, tủ đá; không nên ủi áo quần quá ít và nhiều lần... Ngoài ra,
khi xây dựng nhà, chú ý sao cho nhà thoáng, sáng để tiết kiệm quạt, máy điều
hoà nhiệt độ, đèn chiếu sáng.


14
Cần chú ý, hiện nay do tính tiện lợi của các thiết bị đun nấu bằng điện và
do giá thành các chất đốt tăng nhanh trong khi giá điện chƣa thay đổi, nên các
hộ gia đình có xu hƣớng sử dụng các thiết bị đun nấu bằng điện ngày càng
nhiều, điều này có thể dẫn đến tỷ trọng phụ tải điện khu vực nhà ở không
giảm nhƣ dự báo mà có thể tăng.
1.3.2.2. Khu vực công cộng: Gồm các công sở, trƣờng học, bệnh viện,
văn phòng giao dịch, các trung tâm thƣơng mại, khách sạn, các tụ điểm vui
chơi giải trí. Trong các nhóm này, nổi bật nhất là sự phát triển phụ tải điện
cho chiếu sáng công cộng và phụ tải điện thƣơng mại dịch vụ. Việc sử dụng

đèn chiếu sáng công cộng, đặc biệt là ở các thành phố, thị trấn đã đẩy công
suất đỉnh của hệ thống lên cao. Nhu cầu điện thƣơng mại, nhà hàng khách sạn
chiếm tỷ trọng gần 5% và có tốc độ tăng trƣởng bình quân cao, khoảng
12%/năm. Điện năng tiêu thụ khoảng 2,92 TWh (năm 2009).
Trong khu vực này, điều cần làm trƣớc tiên là chú ý đến khâu thiết kế
xây dựng để hạn chế tiêu tốn năng lƣợng trong các hệ thống chiếu sáng, làm
mát, sƣởi ấm. Hiện tại phụ tải chiếu sáng cao hơn phụ tải điều hoà nhiệt độ,
nhƣng trong tƣơng lai, với việc đáp ứng công nghệ hiện đại và tiện nghi hoàn
hảo thì phụ tải điều hoà nhiệt độ sẽ cao hơn chiếu sáng, do đó việc xây dựng
các điều luật về thiết kế, xây dựng, môi trƣờng sao cho tiết kiệm đƣợc lƣợng
điện năng tiêu thụ nhiều nhất là rất cần thiết: nhà cửa phải thoáng, tƣờng dày,
cửa kín... Song song đó là việc chọn chế độ làm việc và chọn phƣơng án đầu
tƣ thiết bị nhƣ trang bị thiết bị tự tắt khi ra khỏi nhà, dùng máy điều hòa trung
tâm đối với những tòa nhà lớn...Việc sử dụng các máy vi tính và các thiết bị
văn phòng cũng cần quan tâm vì để đảm bảo tuổi thọ của máy, khi tạm ngƣng
sử dụng thƣờng không tắt máy điều đó cũng làm tiêu phí năng lƣợng điện một
cách vô ích, vì vậy cần tuyên truyền cho nhân viên ý thức tiết kiệm điện trong
công việc hàng ngày nhƣ chuẩn bị đầy đủ mọi mặt mới bật máy, cài đặt chế
độ chờ nhanh, sẽ tiết kiệm đƣợc lƣợng điện năng đáng kể.


15
Đối với việc đun nấu, cần tính toán giữa sử dụng năng lƣợng điện và các
nhiên liệu khác, nên tận dụng các nguồn nhiệt thừa vào mục đích gia nhiệt.
1.3.2.3. Khu vực công nghiệp: Trong những năm gần đây, một số ngành
công nghiệp đã đƣợc phục hồi và phát triển, đặc biệt nền công nghiệp đóng
tàu có lƣợng tiêu thụ điện năng lớn phát triển với tốc độ rất cao. Lƣợng điện
năng cho công nghiệp và xây dựng khoảng 30,2 TWh (năm 2009 và dự báo
đến 199,3 TWh (năm 2025). Thành phần phụ tải công nghiệp chiếm 36%
công suất đỉnh.

Các biện pháp giảm tiêu phí năng lƣợng một cách vô ích đối với khu vực
công nghiệp khá đa dạng và thƣờng đem lại hiệu quả cao với chi phí thấp.
Trong đó các xí nghiệp quốc doanh tiêu thụ hơn 40% tổng năng lƣợng tiêu
thụ điện của ngành công nghiệp là khu vực kinh tế có tiềm năng tiết kiệm
năng lƣợng lớn nhất. Các biện pháp chung là:
- Thiết kế và xây dựng các nhà xƣởng hợp lý để tiết kiệm công suất tiêu
thụ cho chiếu sáng, làm mát và vận chuyển.
- Hợp lý hóa qúa trình sản xuất
- Bù công suất phản kháng để cải thiện cos
- Thiết kế và vận hành kinh tế các trạm biến áp
- Thiết kế, chọn thiết bị, sử dụng hợp lý các hệ thống chức năng nhƣ hệ
thống nén khí, hệ thống chiếu sáng, hệ thống nƣớc nóng lạnh, các động cơ
điện.
1.3.2.4. Khu vực sản xuất, truyền tải và phân phối điện:
Khi áp dụng DSM trong hệ thống cung cấp điện, bên cạnh những lợi ích
chung đối với toàn bộ hệ thống điện nhƣ điều khiển và kiểm soát sự phát triển
của nhu cầu điện năng, giảm sức ép vốn đầu tƣ công suất nguồn phát và các
bộ phận lƣới truyền tải điện, DSM cũng làm thay đổi các thông số thiết kế và
vận hành của hệ thống và thƣờng đƣợc đánh giá dựa trên tác động của DSM
đến các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của hệ thống.


16
Nói chung, việc lựa chọn cấu trúc hệ thống có tác động của DSM trong
sản xuất, truyền tải và phân phối điện khá phức tạp, có thể tóm tắt những vấn
đề sau:
- Đối với nhà máy phát điện: Tính toán cân nhắc việc xây dựng các nhà
máy phát điện mới. Chọn công suất từng tổ máy cho phù hợp, máy phát có
công suất càng lớn thì vốn đầu tƣ, suất tiêu hao nhiên liệu để sản xuất ra một
đơn vị điện năng và chi phí vận hành hàng năm càng nhỏ nhƣng về mặt cung

cấp điện thì đòi hỏi công suất của máy phát lớn nhất không đƣợc lớn hơn dự
trữ quay của hệ thống. Thiết bị phải hiện đại, hiệu suất cao, tái sử dụng đƣợc
lƣợng nhiệt hoặc lƣợng nƣớc thải. Đối với máy biến áp (MBA): trong hệ
thống, tổng công suất MBA thƣờng gấp 4 - 5 lần tổng công suất máy phát
điện nên vốn đầu tƣ và tổn hao công suất trong MBA cũng rất nhiều vì vậy
phải tính toán sao cho số lƣợng máy biến áp ít và công suất nhỏ mà vẫn đảm
bảo an toàn cung cấp điện.
- Đối với lƣới truyền tải và lƣới phân phối: Đƣợc đánh giá qua sự thay
đổi và hiệu quả thay đổi của tổn thất điện năng và suất đầu tƣ công suất đặt
trung bình.
1.4. ĐIỀU KHIỂN NHU CẦU DÙNG ĐIỆN CHO PHÙ HỢP VỚI KHẢ
NĂNG CUNG CẤP ĐIỆN MỘT CÁCH KINH TẾ NHẤT
Gồm 4 giải pháp chính sau:
- Điều khiển trực tiếp dòng điện
- Lƣu trữ nhiệt
- Điện khí hoá
- Đổi mới giá
1.4.1. Điều khiển trực tiếp dòng điện
Mục tiêu chính của giải pháp này là san bằng đồ thị phụ tải, giảm công
suất đỉnh của hệ thống điện nhằm giảm tổn thất, dễ dàng định đƣợc phƣơng
thức vận hành kinh tế hệ thống, giảm nhẹ vốn đầu tƣ phát triển nguồn và lƣới
điện, cung cấp điện cho khách hàng tin cậy, chất lƣợng cao và giá rẻ. Các biện
pháp điều khiển trực tiếp dòng điện bao gồm:


17
1.4.1.1. Cắt giảm đỉnh: Có thể đóng cắt phụ tải bằng thiết bị điều khiển
từ xa hoặc trực tiếp tại hộ dùng điện hoặc thực hiện biện pháp nhiều giá bằng
công tơ nhiều giá. Tuy nhiên cần thông báo cho khách hàng hình thức thực
hiện để tránh ảnh hƣởng đến sản xuất và sinh hoạt (xin xem hình 1.1a).

1.4.1.2. Lấp thấp điểm:Tạo thêm các phụ tải vào giờ thấp điểm, nhƣng
không đƣợc làm tăng công suất đỉnh. Có thể thực hiện với hộ tiêu thụ bằng
giá điện rẻ hoặc ngành điện chủ động thực hiện tại các nhà máy phát điện có
công suất thừa đƣợc sản xuất bằng nhiên liệu rẻ tiền nhƣ tích trữ bằng các kho
nhiệt, xây dựng nhà máy thủy điện tích năng, nạp ăcqui...(xin xem hình 1.1b)
1.4.1.3. Chuyển dịch phụ tải: Chuyển dịch phụ tải từ giờ cao điểm sang
giờ thấp điểm để giảm công suất đỉnh nhƣng không làm thay đổi điện năng
tiêu thụ. Các biện pháp thực hiện là dùng công tơ nhiều giá, xây dựng các kho
nhiệt và các thiết bị tích năng lƣợng vào giờ thấp điểm để sử dụng giờ cao
điểm (hình 1.1c)
1.4.1.4. Biện pháp bảo tồn: Bằng cách nâng cao hiệu năng của các thiết
bị dùng điện sẽ giảm đƣợc điện năng tiêu thụ (hình 1.1d)
1.4.1.5. Biểu đồ phụ tải linh hoạt: Đây là biện pháp tình thế, xem độ tin
cậy cung cấp điện thay đổi theo khả năng cung cấp bằng cách khi cần thiết có
thể cắt giảm phụ tải, điều này dẫn đến công suất đỉnh và điện năng tiêu thụ có
thể giảm (hình 1.1f)
1.4.1.6. Tăng trưởng dòng điện: Bằng cách tạo thêm khách hàng mới,
điều này có thể dẫn đến công suất đỉnh và tổng điện năng tiêu thụ đều tăng
(hình 1.1e)
1.4.2. Lƣu trữ nhiệt:
Đây là một trong các biện pháp hiệu quả của chuyển dịch phụ tải để giảm
công suất đỉnh, nâng cao công suất trong giờ thấp điểm nhằm san bằng phụ
tải. Trong giờ thấp điểm, điện năng đƣợc sử dụng để đun nƣớc nóng hoặc làm
lạnh và đƣợc lƣu trữ trong kho nhiệt, đến giờ cao điểm đƣợc đem sử dụng mà
không cần phải sử dụng điện năng.
1.4.3. Điện khí hóa:
Điện khí hóa nông thôn, điện khí hóa các hệ thống giao thông hay dùng
điện để thay thế việc đốt xăng dầu trong các thiết bị động lực làm gia tăng



18
công suất đỉnh và tổng điện năng tiêu thụ của hệ thống. Tuy nhiên điện khí
hóa là việc làm cần thiết bởi vì nó thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội và
giảm thiểu sự huỷ hoại của môi trƣờng.
1.4.4. Đổi mới giá:
Biểu giá điện phải đƣợc thay đổi một cách linh hoạt phụ thuộc vào thời
điểm sử dụng (giờ nào trong ngày, mùa nào trong năm), vào mục đích sử
dụng, vào đối tƣợng sử dụng, vào số điện năng tiêu thụ, vào địa điểm tiếp
nhận nhằm mục đích sử dụng điện năng một cách hiệu quả nhất, đem lại lợi
ích cho cả ngƣời cung cấp và ngƣời tiêu dùng.
P

P

a. Cắt giảm đỉnh

t

P

b. Lấp thấp điểm

t

P

c. Chuyển dịch phụ tải

t


P

d. Biện pháp bảo tồn

t

P

t

e. Tăng trưởng dòng điện

t

f. Biểu đồ phụ tải linh hoạt

Hình 1.1: Các biện pháp điều khiển trực tiếp dòng điện
Nƣớc ta đang thiếu điện, nhƣng với biểu giá hiện nay chƣa khuyến khích
các cơ sở sản xuất tìm cách tiết kiệm điện tối đa, chƣa giảm đƣợc phụ tải đỉnh


19
nhiều. Mặt khác do giá điện giữ cố định trong nhiều năm trong khi các nhiên
liệu khác nhƣ xăng dầu, gas, than lại tăng nhanh theo thị trƣờng nên ngƣời ta
có xu hƣớng chuyển các thiết bị sử dụng năng lƣợng khác sang dùng điện
(nhƣ chuyển dùng bếp gas sang dùng bếp điện), dẫn đến lƣợng điện thiếu hụt
càng nhiều. Sự đổi mới biểu giá điện là rất cần thiết và cấp bách.


20

Chƣơng 2: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐIỆN NĂNG Ở VIỆT NAM VÀ
CÁC CHƢƠNG TRÌNH DSM/EE
2.1. HIỆN TRẠNG CÁC HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN CHO ĐÔ THỊ
Ở VIỆT NAM
Do kinh tế phát triển nhanh với tốc độ tăng trƣờng bình quân GDP 5 năm
2005-2009 là 7,4%/năm, các đô thị nƣớc ta cũng phát triển nhiều về số lƣợng,
diện tích, số dân, đa dạng về ngành nghề và tất nhiên lƣợng điện năng sử dụng
càng tăng nhanh.
Hệ thống cung cấp điện đô thị gồm 2 bộ phận là các trạm biến áp và
mạng lƣới điện với các cấp điện áp khác nhau. Tuỳ theo từng vùng, hay cụ thể
hơn là tuỳ theo từng Công ty Điện lực mà cấu trúc và cấp điện áp có thể khác
nhau, nhƣng nhìn chung đƣợc thể hiện trên hình 2.1:
110kV
110/35kV
35kV
35/15(22)kV
15(22)kV
15(22)/0,4
0,4kV

Hình 2.1: Lƣới phân phối
Ở các đô thị lớn, 110kV đƣợc dẫn đến ven đô thị, qua trạm biến áp
110/35kV và trạm biến áp 35/15(22)kV điện đƣợc đƣa đến từng hộ tiêu thụ
(một thôn, khối, một tuyến đƣờng hoặc một đơn vị, một nhà máy), qua biến
áp 15(22)/0,4kV cấp trực tiếp đến từng tải tiêu thụ (những thiết bị điện có
công suất lớn có thể có cấp điện áp cao hơn) .


21
Có 3 nhóm tải tiêu thụ điện quan trọng ở hầu hết các đô thị Việt Nam

hiện nay là tải phục vụ sinh hoạt, tải phục vụ sản xuất công nghiệp và tải dịch
vụ - du lịch.
Sự phát triển nhanh chóng các vùng đô thị dẫn đến lƣới điện phải phát
triển theo, điều đó làm hệ thống cung cấp điện không tránh khỏi nhiều bất hợp
lý:
- Thiếu sự qui hoạch tổng thể nên để phủ kín lƣới điện làm tuyến trở nên
chằng chịt, sơ đồ tuyến không hợp lý, nhiều tuyến dài hơn cần thiết, phải cải
tạo lƣới liên tục, thời gian sử dụng thực tế thƣờng ngắn hơn thiết kế do bị quá
tải.
- Qua nhiều lần biến áp, số lƣợng máy biến áp tăng; dự báo phát triển
kinh tế xã hội thiếu chính xác nên dung lƣợng máy biến áp khi thiết kế thƣờng
không phù hợp: hoặc non tải thời gian dài hoặc nhanh chóng bị quá tải phải
thay thế.
- Độ tin cậy cung cấp điện còn thấp, nên để đảm bảo cung cấp điện cho
các tải loại đặc biệt chúng phải đi tuyến riêng, điều này làm cho lƣới trở nên
phức tạp, chi phí cao.
- Mặc dầu chúng ta đang thực hiện nhiều dự án cải tạo hệ thống cung cấp
điện, nhƣng nhìn chung tổn thất điện năng còn lớn (năm 2007 là 11%), có hại
đến cả nhà cung cấp lẫn hộ sử dụng điện.
- Chất lƣợng điện năng chƣa ổn định, đặc biệt điện áp dao động khá lớn
so với yêu cầu. Độ tin cậy cung cấp điện còn thấp.
- Hiện tại do công suất phát bị thiếu hụt nên tình trạng cúp điện đột xuất
và cúp điện luân phiên xảy ra thƣờng xuyên.
2.2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐIỆN CỦA CÁC HỘ TIÊU THỤ
2.2.1. Cơ cấu hộ tiêu thụ:
Có thể phân hộ tiêu thụ điện thành 5 nhóm: Nông nghiệp, Công nghiệp,
Thƣơng mại - dịch vụ, Sinh hoạt - gia dụng và Các hoạt động khác.


22

Cơ cấu tiêu thụ (%) thống kê đƣợc từ năm 2005 đến 2009 đƣợc nêu ở
bảng 2.1:
Bảng 2.1. Cơ cấu tiêu thụ điện theo ngành nghề từ năm 2005 - 2009
Stt
1
2
3
4
5

Danh mục
Nông nghiệp
Công nghiệp
Thƣơng mại và dịch vụ
Sinh hoạt – gia dụng
Các hoạt động khác

2005 2006 2007 2008

2009

1,3
46,7
4,7
43,5
3,8

0,9
50,6
4,6

40,1
3,7

1,1
47,4
4,8
43,1
3,6

1,0
49,9
4,8
41,0
3,4

1,0
50,7
4,8
40,1
3,5

Nhƣ vậy, 2 nhóm công nghiệp và sinh hoạt chiếm tỷ trọng cao nhất trong
5 nhóm, chiếm 90,8% năm 2008.
2.2.2. Thực trạng sử dụng điện trong nông nghiệp:
Điện sử dụng cho nông nghiệp có tỷ trọng nhỏ, chiếm 1,0% năm 2007 và
đang có xu hƣớng giảm, đƣợc sử dụng cho các mục đích chính là tƣới tiêu,
sản xuất nông - ngƣ nghiệp, các làng nghề nhỏ ở nông thôn. Thiết bị tiêu thụ
điện chủ yếu là các động cơ không đồng bộ, đối với trạm bơm điện công suất
khoảng 30 - 40 kW/1 máy, đối với nuôi trồng thuỷ sản công suất khoảng 3 10 kW/máy. Các thiết bị này đa số đƣợc sản xuất trong nƣớc, công suất thừa
khá lớn và giờ làm việc thƣờng không ổn định, phụ thuộc nhiều vào thời tiết.

2.2.3. Thực trạng sử dụng điện trong công nghiệp:
Điện sử dụng cho công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất, năm 2009 là
50,6% và đang có xu hƣớng tăng do sản xuất công nghiệp đƣợc khôi phục và
phát triển, nhiều nhà máy, nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất đƣợc xây
dựng.
Nhóm thiết bị tiêu thụ điện lớn nhất trong công nghiệp vẫn là động cơ, đa
số là động cơ không đồng bộ và đƣợc lắp độc lập trong từng máy nên hiệu
suất của việc biến đổi năng lƣợng điện - cơ tƣơng đối thấp, số lần khởi động
động cơ lớn. Những nhà máy có công nghệ cũ, các động cơ có công suất thừa
khá lớn, có thể đến 40%, hệ số cos và hiệu suất đều thấp và không có lắp đặt


23
VSD cho các động cơ có phụ tải luôn thay đổi. Hiện tại, các nhà máy đều có
bù công suất phản kháng để nâng cao hệ số cos.
Nhóm thiết bị tiêu thụ lƣợng điện năng lớn thứ hai là các máy sinh hồ
quang điện nhƣ lò hồ quang nấu chảy kim loại, máy hàn hồ quang. Đặc biệt ở
các nhà máy đóng tàu, lƣợng điện năng tiêu thụ khá lớn, hiệu suất sử dụng
điện đƣợc nâng cao nhờ các nhà máy trang bị các loại máy hàn thế hệ mới
nhƣ máy hàn CO2 hoặc Argon, nhƣng sự ảnh hƣởng của các máy hàn đến lƣới
điện là đáng kể do dòng điện lớn và phát sinh các sóng hài.
Ở các nhà máy, kể cả các nhà máy vốn 100% nƣớc ngoài, do tiết kiệm
vốn đầu tƣ ban đầu và muốn thu hồi vốn nhanh nên thiết kế nhà xƣởng
thƣờng không tận dụng đƣợc ánh sáng và gió tự nhiên, điều này làm tăng tải
tiêu thụ điện phục vụ chiếu sáng và làm mát xƣởng sản suất.
Tổn thất điện năng do đƣờng dây dẫn điện, do các thiết bị đóng cắt, do
chạm chập ở các nhà máy khá lớn, nguyên nhân chính là tải điện liên tục phát
triển nhƣng không kịp thời cải tạo lƣới điện, không có kế hoạch bảo dƣỡng
lƣới điện.
Nhìn chung, nếu ngành điện áp dụng đƣợc chế độ nhiều giá hợp lý, phối

hợp tốt với các nhà máy trong việc tổ chức đào tạo các lớp học, tƣ vấn và
hƣớng dẫn các biện pháp tiết kiệm và sử dụng điện hợp lý thì tiềm năng về
tiết kiệm điện khá lớn vì đây là khách hàng lớn nhất và tập trung, kết quả của
tiết kiệm dễ thấy và rất thuyết phục.
2.2.4. Thực trạng sử dụng điện trong thƣơng mại và dịch vụ:
Điện sử dụng trong thƣơng mại và nhà hàng, khách sạn chiếm 4,6% năm
2009, có xu hƣớng tăng do nhà nƣớc ta đang đẩy mạnh ngành du lịch. Ngoài
điện phục vụ ánh sáng, điều hoà không khí và làm lạnh để bảo quản sản
phẩm, bơm và nấu nƣớc phục vụ vệ sinh, các thiết bị nghe nhìn, thì đèn trang
trí cũng tiêu thụ lƣợng điện năng lớn và thƣờng sử dụng vào giờ cao điểm.
Ý thức tiết kiệm điện ở khu vực này tƣơng đối tốt vì liên quan trực tiếp
đến doanh thu của đơn vị. Số lƣợng các trung tâm thƣơng mại, khách sạn sử


24
dụng máy điều hoà trung tâm, sử dụng thiết bị tự động ngắt điện khi ra khỏi
phòng khá nhiều.
2.2.5. Thực trạng sử dụng điện trong sinh hoạt - gia dụng:
Điện sử dụng trong sinh hoạt - gia dụng chiếm tỷ trọng thứ hai, năm
2009 là 40,1%, vào giờ cao điểm ƣớc tính chiếm tới 51% phụ tải đỉnh, điện
năng sử dụng cho chiếu sáng chiếm tỷ lệ cao nhất.
Thiết bị chiếu sáng chủ yếu hiện nay là đèn huỳnh quang cổ điển loại 0,6
hoặc 1,2m. Ở vùng thành phố, đa số các bóng đèn sợi đốt đã đƣợc thay thế
bởi đèn compact, ở vùng nông thôn tỷ lệ thay thế có thấp hơn.
Thiết bị nghe nhìn (tivi, máy đĩa, vi tính…), làm mát (quạt, máy lạnh…),
bơm nƣớc đƣợc sử dụng ngày càng nhiều, ngoài ra còn có các thiết bị phục vụ
cho sản xuất hộ gia đình.
Một điều đáng quan tâm là lƣợng điện năng tiêu thụ dùng cho nấu nƣớng
đang có xu hƣớng gia tăng do giá các chất đốt (củi, dầu lửa, ga) tăng cao
trong khi giá điện vẫn giữ cố định và do ngày càng có nhiều thiết bị đun nấu

bằng điện rất tiện ích, giá cả lại vừa túi tiền của ngƣời dân.
Tổn thất điện năng ở khu vực này khá lớn do các nguyên nhân chính:
đƣờng dây dẫn điện thƣờng có tiết diện nhỏ hơn yêu cầu, chất lƣợng kém,
chắp vá, hay bị chạm chập. Ý thức tiết kiệm điện không cao, các thiết bị chiếu
sáng thƣờng bật thƣờng xuyên lúc nhà tối nên thời gian làm việc vô ích của
thiết bị cao; việc chọn mua thiết bị điện thƣờng theo giá thành, ít chú ý đến
hiệu suất.
Việc tuyên truyền ý thức tiết kiệm điện cho ngƣời dân gặp khó khăn hơn
các khu vực khác vì những nguyên nhân sau: trình độ nhận thức không đồng
đều, một số vùng còn thấp; do điện năng tiêu thụ từng hộ nhỏ nên ít ngƣời để
ý; thu nhập của ngƣời dân còn thấp nên ít ai chọn mua thiết bị có hiệu suất
cao vì đắt tiền và ngành điện chƣa áp dụng chế độ giá điện theo thời gian đối
với hộ gia đình.


25
2.3. NHỮNG VẤN ĐỀ CẤP BÁCH, CÁCH GIẢI QUYẾT
2.3.1. Những vấn đề cấp bách
Với dự kiến tốc độ tăng trƣởng GDP giai đoạn 2006-2020 là 8,5%/năm,
tăng trƣởng nhu cầu tiêu thụ điện bình quân từng giai đoạn 2011-2015, 20162020, 2021-2030 lần lƣợt đƣợc dự báo là: 14,4%; 11,3% và 7,8%/năm. Tổng
công suất các nguồn điện đến năm 2020 đạt 75.000 MW, đến năm 2030 đạt
146.800 MW, đòi hỏi một lƣợng vốn đầu tƣ khoảng 4-5 tỷ USD mỗi năm.
Trong khi đó, giá các nguồn năng lƣợng sơ cấp và nhiên liệu đang tăng
vọt ảnh hƣởng đến sản xuất điện năng của nƣớc ta. Giá than đã tăng gấp đôi
so với năm 2007; giá dầu thế giới có lúc đã đến mức kỷ lục 147 USD/thùng;
nguồn nƣớc có thể làm thuỷ điện mới ngày càng ít, chúng ta đang cố gắng
khai thác thuỷ điện vừa và nhỏ nhƣng với thuỷ điện vừa và nhỏ suất đầu tƣ
cao, ảnh hƣởng nhiều bởi thời tiết; các nhà máy điện khí vừa đƣa vào vận
hành gặp trở ngại do nguồn cung cấp khí không ổn định. Nhà nƣớc đang
nghiên cứu kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân công suất khoảng 600700 MW nhƣng do nhiều yếu tố, thời điểm phát điện sẽ còn lâu.

Chính vì vậy, ngành Điện đang phải đƣơng đầu với sự thiếu hụt ngày
càng lớn về công suất, hệ thống điện vận hành trong tình trạng không có công
suất dự phòng dễ dẫn đến mất ổn định. Sự thiếu hụt công suất hệ thống
thƣờng xuất hiện vào giờ cao điểm tối (18-22h), với phụ tải đỉnh gấp 1,8 - 2
lần giờ thấp điểm. Điều này dẫn đến hệ số phụ tải hệ thống rất thấp và phần
lớn yêu cầu đầu tƣ chi phí chỉ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong 2-3
giờ mỗi ngày. Mặt khác, những nỗ lực hiện nay trong công tác đƣa điện lƣới
quốc gia về nông thôn, vùng sâu vùng xa; cố gắng kiềm hãm giá điện để khỏi
ảnh hƣởng đến kinh tế chung làm phụ tải điện tăng nhanh càng làm cho tình
hình thiếu điện càng thêm trầm trọng.
Để khắc phục vấn đề này, từ năm 1997, với sự tài trợ của Ngân hàng Thế
giới (WB), Chính phủ Việt Nam đã thực hiện dự án “Đánh giá tiềm năng
Quản lý nhu cầu ở Việt Nam” nhằm xác định tiềm năng quản lý nhu cầu -


×