Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

ĐỀ CƯƠNG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.37 KB, 27 trang )

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
Câu 1: Tại sao nói đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt
Trong số những điều kiện vật chất cần thiết cho hoạt động sản xuất và đời sống của con người,
đất với lớp phủ thổ nhưỡng và mặt bằng lãnh thổ( bao gồm các tài nguyên trên mặt đất, trong
lòng đất và mặt nước) là điều kiện đầu tiên. Nói về tầm quan trọng cẩu đất C. Mác viết : “ đất là
1 phòng thí nghiệm vĩ đại, là kho tàng cung cấp các tư liệu lao động, vật chất và vị trí để định cư,
là nền tảng của tập thể” nói về vai trò của đất với sản xuất Mác khẳng đinh:” Lao động không
phải là nguồn duy nhất sinh ra của cái vật chất và giá trị tiêu thụ. Lao động chỉ là cha của của cải
vật chất, còn đất mẹ”
Đất là sản phẩm của tự nhiên, xuất hiện trước con người và tồn tại ngoiaf ý muốn của con người.
đất được tồn tại như một vật thể lịch sử tự nhiên. Cần nhận thấy rằng, đất đai ở hai thể khác
nhau:
Nếu đất tách rời sx ( tách rời con người) thì đất tồn tại như 1 vật thể lịch sử tự nhiên( trời
sinh ra đất) cứ thế tồn tại và biến đổi. Như vậy, đất không phải là tư liệu sản xuất
Nếu đất gắn liền với sx, nghĩa là gắn với con người, gắn với lao động sống và lao động
quá khứ thì đất mới trở thành một tư liệu sx. Không phụ thuộc vào hình thái kt-xh, để thực hiện
quá trình lao động, cần phải có đủ 3 yếu tố:
+ Hoạt động hữu ích; chính là lao động hay con người có khả năng sx, có kỹ năng lao động và
biết sử dụng công cụ, phương tiện lao động để sản xuất ra của cải vật chất
+ Đối tượng lao động: là đối tượng để lao động, tác động lên trong quá trình lao động
+ Tư liệu lao động: là công cụ hay phương tiện lao động được lao động sử dụng để tác động lên
đối tượng lao động.
Như vậy, quá trình lao động chỉ có thẩy bắt đầu và hoàn thiện được khi có con người và điều
kiện vật chất( bao gồm cả đối tượng lao động và công cụ lao động hay phương tiện lao động)
Đất đai là điều kiện vật chất chung nhất đối với mọi ngành sx và hoạt động của con người, vừa là
đối tượng lao động( cho môi trường để tác động, như : xây dựng nhà xưởng, bố trí máy móc, làm
đất..) vừa là phương tiện lao động( mặt bằng cho sx, dùng để gieo trồng, nuôi gia súc,..) vì vậy
đất đai là “ Tư liệu sx “
Tuy nhiên, cần lưu ý các tính chất đặc biệt của loại tư liệu sản xuất là đất so với các tư liệu sx
khác như sau:


Đặc điểm tạo thành: Đất đai xuất hiện, tồn tại ngoài ý chí và nhận thức của con người; là
sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động, là điều kiện của lao động. chỉ khi tham gia vào hoạt
động sx của xã hội, dưới tác động của lao động đất đai mới trở thành tư liệu sx
1



Tính hạn chế về số lượng: Đất đai là tài nguyên hạn chế về số lượng, diện tích đất ( số
lượng) bị giới hạn bởi rah giới đất liền trên mặt địa cầu. các tư liệu sản xuất khác có thể tăng về
số lượng, chế tạo lại tùy theo nhu cầu của XH

Tính không đồng nhất: Đất đai không đồng nhất về chất lượng, hàm lượng chất dinh
dưỡng, các tính chất lý, hóa. Các tư liệu sx khác có thể đồng nhất về chất lượng, quy cách, tiêu
chuẩn( mang tính tương đối do quy trình công nghệ quy định)

Tính không thay thế: Đất không thể thay thế bằng tư liệu sx khác, những thay thế do áp
dụng KHCN có tính chất nhân tạo chỉ mang tính tức thời, không ổn như tính vốn có của đất. Các
tư liệu sx khác, tùy thuộc vào mức độ phát triển của lự lượng sx có thể được thay thế bằng tư liệu
sx khác hoàn thiện hơn, có hiệu quả kinh tế hơn

Tính cố định vị trí: Đất đai hoàn toàn cố định vị trí trong sử dụng ( khi sử dụng không thể
di chuyển từ chỗ này sang chỗ khac). Các tư liệu sx khác được sử dụng ở mọi chỗ, mọi nơi, có
thể di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác tùy theo sự cần thiêt

Tính vĩnh cửu : Đất đai là tư liệu sx vĩnh cửu ( không phụ thuộc vào tác động thời gian).
Nếu biết sử dụng hợp lý, đặc biệt trong sx nông- lâm nghiệp, đất sẽ không bị hư hỏng, ngược lại
có thể tăng tính chất sx( độ phì nhiêu) cũng như hiệu quả sử dụng đất.Khả năng tăng tính chất sx
của đất phụ thuộc vào phương thức sử dụng( this chất có giá trị đặt biệt), không tư liệu sx nào có
được. Các tư liệu sx khác đều bị hư hỏng dần, hiệu ích sử dụng giảm và cuối cùng bị loại khỏi
quá trình. Có thể nói rằng: đất không thể là đối tượng của từng cá thể. Đất mà chúng ta đang sử

dụng, tự coi là của mình, không thuộc về chúng ta. Đất là điều kiện vật chất cần thiết để tồn tại
và tái sx cho các thế hệ nối tiếp nhau của loài người. vì vậy, trong sử dụng cần làm cho đất tốt
hơn cho các thế hệ sau
Câu 2. Hãy cho biết xu thế phát triển sử dụng đất hiện nay


Sử dụng đất phát triển theo chiều rộng và tập trung

Cùng với sự phát triển của xh, yêu cầu sinh hoạt vật chất và tinh thần của người dân ngày càng
cao, các ngành nghề cũng phát triển theo xu hướng phức tạp và đa dạng dần, phạm vi sử dụng
đất càng mở rộng
Cùng với việc phát triển sử dụng đất theo không gian, trình độ tập trung cũng sâu hơn nhiều. đất
canh tác cũng như đất sử dụng theo các mục đích khác đều được phát triển theo hướng kinh
doanh tập trung, với diện tích đất it nhưng hiệu quả sử dụng cao
Thời kỳ quá độ chuyển từ kinh doanh quảng canh sang kinh doanh thêm canh cao trong sử dụng
đất là 1 nhiệm vu chiến lược lâu dài. Để nâng cao sức sx và sức tải của 1 đơn vị diện tích, đòi hỏi
phải liên tục nâng mức đầu từ về vốn và lao động thường xuyên cải tiến kỹ thuật và công tác
quản lý

2




Cơ cấu sử dụng đất phát triển theo hướng phức tạp hóa và chuyên môn hóa

Khoa học kỹ thuật và kinh tế của xh phat triển, sử dụng đất đai từ hình thức quảng canh chuyển
sang thâm canh kéo theo xu thế từng bước phức tạp hóa và chuyên môn hóa cơ cấu sử dụng đất
Tiến bộ KHKT đã cho phép mở rộng khả năng kiểm soát tự nhiên của con người, áp dụng các
biện pháp bồi bổ và cải tạo sẽ nâng cao sức sx của đất đai, thỏa mãn các nhu cầu của xh. Trước

đất, việc sử dụng đất rất hạn chế, chủ yếu sử dụng bề mặt của đất đai, nông nghiệp thì độc canh,
đất lâm nghiệp, đồng cỏ, mặt nước it được khai thác, khai thác khoáng sản còn hạn chế, xây
dựng chủ yếu là chọn mặt bằng. Khi KHCN được khai thác triệt để, hình thức sử dụng đa dạng,
ruộng nước phát triển… đã làm cho nội dung sử dụng đất ngày 1 phức tạp hơn theo hướng sử
dụng toàn diện, triệt để các chất dinh dưỡng, sức tải, vật chất cấu thành và sản phẩm của đất đai
để phục vụ con ngườiđể sử dụng hợp lý đất đai, đạt được sản lượng và hiệu quả kinh tế cao nhất
cần có sự phân công và chuyên môn hóa theo khu vực. Cùng với việc đầu tư, trang bị và ứng
dụng các công nghệ kỹ thuật, công cụ quản lý hiện đại sẽ yêu cầu nảy sinh phát triển các vùng sx
nông nghiệp có quy mô lớn và tập trung, đồng thời cũng hình thành các khu vực chuyển môn hóa
sử dụng đất khác nhau về hình thức và quy mô


Sử dụng đất đai phát triển theo xu hướng xh hóa và công hữu hóa

Đất đai là cơ sở vật chất và công cụ để con người sinh sống. Việc chuyên môn hóa theo yêu cầu
xã hội hóa sx phải đáp ứng yêu cầu của xh hướng tới lợi ích cộng đồng và tiến bộ xh
Xã hội hóa sử dụng đất là sản phẩm tất yếu và là yêu cầu khách quan của sự phát triển xã hội hóa
sản cuất. Vì vậy, xã hội hóa sử dụng đất và công hữu hóa là xu thế tất yếu. Muốn kinh tế phát
triển và thúc đẩy xã hội hóa sx cao hơn, cần phải thực hiện xã hội hóa và công hữu hóa sử dụng
đất
Câu 3. Khái niệm và đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đđ là hệ thống các biện pháp của Nhà nước( thể hiện đồng thời 3 tính chất,
kinh tế, kỹ thuật và pháp chế) về tổ chức sử dụng và quản lý đất đầy đủ( mọi loại đất đều được
đưa vào sử dụng theo các mục đích nhất định), hợp lý( đặc điểm tính chất tự nhiên, vị trí, diện
tích phù hợp với yêu cầu và mục đích sử dung), khoa học( áp dụng thành tựu khoa học- kỹ thuật
và các biện pháp tiến tiến) và có hiệu quả cao nhất( đáp ứng đồng bộ cả 3 lợi ích kt-xh-môi
trường), thông qua việc phân bố quỹ đất đai( phân phối và tái phân phối quỹ đất cả nước ,
khoanh định cho các mục đích và các ngành) tổ chức sử dụng đất như tư liệu sx, cùng với các tư
liệu sx khác gắn liền với đất nhằm nâng cao hiệu quả sx xh, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ
môi trường

Theo Luật ĐĐ 2013:
Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các
mục tiêu phát triển kt-xh, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hâu
3


trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành , lĩnh vực đối với từng vùng
kt-xh và đơn vị hành chính trong 1 khoảng thời gian xác định
Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất thuộc loại quy hoạch có tính lịch sử xã hội, tính khống chế vĩ mô, tính
chỉ đạo, tính tổng hợp trung và dài hạn, là bộ phận hợp thành quan trọng của hệ thống kế hoạch
phát triển xã hội và kinh tế quốc dân. Các đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất được thể hiện như
sau:
-

Tính lịch sử xã hội

Trong quy hoạch sử dụng đất luôn nảy sinh quan hệ giữa người với đất đai - yếu tố tự nhiên cũng
như quan hệ giữa người với người và nó thể hiện đồng
thời hai yếu tố: thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển và thúc đẩy sự phát triển của các mối quan
hệ sản xuất. Do vậy, quy hoạch sử dụng đất luôn là một bộ phận của phương thức sản xuất xã hội
và lịch sử phát triển của xã hội chính là lịch sử phát của quy hoạch sử dụng đất. Nói cách khác
quy hoạch sử dụng đất có tính lịch sử xã hội. Tính chất lịch sử của quy hoạch sử dụng đất xác
nhận vai trò lịch sử của nó trong từng thời kỳ xây dựng và hoàn thiện phương thức sản xuất xã
hội, thể hiện ở mục đích, yêu cầu, nội dung và sự hoàn thiện của phương án quy hoạch sử dụng
đất.
-

Tính tổng hợp.


Tính tổng hợp của quy hoạch sử dụng đất biểu hiện chủ yếu ở hai mặt:
+ Mặt thứ nhất: Đối với của quy hoạch sử dụng đất là khai thác, sử dụng, cải tạo, bảo vệ...tài
nguyên đất đai cho nhu cầu toàn bộ nền kinh tế uốc dân (trong quy hoạch sử dụng đất thường
đụng chạm đến việc sử dụng của tất cả các loại đất chính).
+ Mặt thứ hai: Quy hoạch sử dụng đất đề cập đến nhiều lĩnh vực về khoa học, kinh tế và xã hội
như: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, dân số đất đai, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, môi
trường và sinh thái...
Với đặc điểm này quy hoạch sử dụng đất lãnh trách nhiệm tổng hợp toàn bộ nhu cầu sử dụng đất,
điều hòa các mâu thuẫn về đất đai của các ngành, lĩnh vực; xác định và điều phối phương hướng,
phương thức phân phối sử dụng đất phù hợp với mục tiêu kinh tế xã hội, đảm bảo cho nền kinh
tế quốc dân luôn phát triển bền vững, đạt tốc độ và ổn định.
-

Tính dài hạn

Tính dài hạn của quy hoạch sử dụng đất thể hiện ở chỗ thời hạn của quy hoạch sử dụng đất là 10
năm hoặc lâu hơn. Tính dài hạn của quy hoạch sử dụng đất phụ thuộc vào dự báo xu thế biến
động dài hạn của các yếu tố kinh tế xã hội quan trọng như sự thay đổi về nhân khẩu, tiến bộ khoa
4


học kỹ thuật, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn... Quy
hoạch dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu đất để phát triển lâu dài kinh tế xã hội. Cơ cấu và phương
thức sử dụng đất được điều chỉnh từng bước trong thời gian dài (cùng với quá trình phát triển
kinh tế xã hội) cho đến khi đạt được mục tiêu dự kiến.
-

Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mô

Với đặc tính dài hạn quy hoạch sử dụng đất chỉ dự kiến được các xu thế thay đổi phương hướng,

mục tiêu, cơ cấu và phân bố sử dụng đất với tính đại thể chứ không dự kiến được các hình thức
và nội dung cụ thể, chi tiết của sự thay đổi.

Do khoảng thời gian dự báo là tương đối dài nhưng lại phải chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố
kinh tế xã hội khó xác định, nên chỉ tiêu quy hoạch thường là không cụ thể và chi tiết như trong
kế hoạch ngắn và trung hạn do vậy nó chỉ có thể là một quy hoạch mang tính chiến lước chỉ đạo
vĩ mô. Các chỉ tiêu quy hoạch càng khái lược hóa quy hoạch càng ổn định.
-

Tính chính sách:

Quy hoạch sử dụng đất thể hiện rất rõ đặc tính chính trị và chính sách xã hội. Khi xây dựng
phương án phải quán triệt các chính sách và quy định có liên quan đến đất đai của Đảng và Nhà
nước, đảm bảo thực hiện cụ thể trên mặt bằng đất đai các mục tiêu phát triển nền kinh tế quốc
dân, phát triển ổn định kế hoạch kinh tế xã hội, tuân thủ các quy định, các chỉ tiêu khống chế về
dân số, đất đai và môi trường sinh thái.
-

Tính khả biến:

Dưới sự tác động của nhiều nhân tố khó dự đoán trước, theo nhiều phương diện khác nhau, quy
hoạch sử dụng đất đai chỉ là một trong những giải pháp biến đổi hiện trạng sử dụng đất sang
trạng thái mới thích hợp hơn cho việc phát triển kinh tế xã hội trong một thời kỳ nhất định. Khi
xã hội phát triển, khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ, chính sách và tình hình kinh tế thay đổi,
các dự kiến của của quy hoạch sử dụng đất không còn phù hợp thì việc chỉnh sửa, bổ sung hoàn
thiện quy hoạch và điều chỉnh biện pháp thực hiện là cần thiết. Điều này thể hiện tính khả biến
của quy hoạch. Quy hoạch sử dụng đất luôn là quy hoạch động, một quá trình lặp lại theo chu kỳ
“Quy hoạch - thực hiện - quy hoạch lại hoặc chỉnh lý - Tiếp tục thực hiện...” với chất lượng, mức
độ hoàn thiện và tính phù hợp ngày càng cao.


Câu 4. Định hướng sử dụng đất nước ta đến 2030.
Đến năm 2030, dân số cả nước khoảng 110 - 115 triệu người (55% dân số sống ở khu vực đô
thị), khi đó nước ta đã hoàn thành mục tiêu quốc gia về công nghiệp hoá, hiện đại hoá và trở
thành một nước công nghiệp hiện đại, với một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
5


nghĩa, đứng vào hàng các nước phát triển và trở thành một nền kinh tế cầu nối trong khu vực.
Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc
phòng an ninh được tăng cường, vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao. Một xã
hội vững chắc bằng nguồn lực phát triển nội sinh, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh; liên kết hội nhập sâu về kinh tế và công nghệ; giao lưu rộng về văn hoá, thông tin
với các nước trong khu vực và thế giới.
Để đạt được mục tiêu trên thì bức tranh toàn cảnh về sử dụng đất đến năm 2030 sẽ có khoảng
95% diện tích đất tự nhiên được đưa vào khai thác sử dụng cho các mục đích. Định hướng sử
dụng một số loại đất chính như sau:
- Đất trồng lúa: Hiện nay diện tích đất trồng lúa cả nước có khoảng 4,1 triệu ha. Trong vòng 20
năm tới, nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và đột phá trong xây dựng kết cấu hạ
tầng, đất trồng lúa sẽ tiếp tục phải chuyển sang mục đích phi nông nghiệp ước khoảng 450 - 500
nghìn ha (nhất là ở vùng đồng bằng). Bên cạnh đó, để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia
trước mắt cũng như lâu dài, nước ta cần phải duy trì ổn định quỹ đất trồng lúa khoảng 3,8 triệu
ha. Vì vậy, trong giai đoạn tới cần phải có các giải pháp đầu tư về thủy lợi để có thể khai thác bổ
sung 250 - 300 nghìn ha đất trồng cây hàng năm khác, đất chưa sử dụng cho mục đích trồng lúa
để bổ sung diện tích đất lúa chuyển sang các mục đích phi nông nghiệp; đồng thời đẩy mạnh đầu
tư thâm canh chuyển đổi cơ cấu giống lúa để nâng cao hệ số sử dụng đất trồng lúa từ 1,82 lên
1,95 lần và đưa năng suất lúa bình quân đạt 62 tạ/ha. Đến năm 2030 sản lượng lương thực của
nước ta có thể đạt 46 - 49 triệu tấn, trong đó có 43 - 44 triệu tấn lúa, bảo đảm đủ lương thực cho
110 -115 triệu dân với mức bình quân trên 350 kg/người/năm.
- Đất lâm nghiệp: Đẩy nhanh việc trồng và khoanh nuôi rừng, phủ xanh và sử dụng đất trống đồi
núi trọc gắn liền với định canh định cư, ổn định đời sống của các dân tộc. Toàn bộ diện tích đất

rừng đều có chủ, kể cả rừng kinh tế, rừng phòng hộ và các khu bảo tồn thiên nhiên. Ổn định 3
loại rừng trên cơ sở định rõ mục đích sử dụng với biện pháp đầu tư và khai thác có hiệu quả.
Theo điều kiện về đất đai, diện tích đất để phát triển rừng ở nước ta khoảng trên 17 triệu ha và để
tạo môi trường, hệ sinh thái bền vững, phấn đấu đến năm 2030 khoanh nuôi, tái sinh phục hồi và
trồng mới khoảng 2 - 2,5 triệu ha. Nếu thực hiện được mục tiêu này thì độ che phủ rừng khoảng
trên 51%.
- Đất khu, cụm công nghiệp: Để đảm bảo mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một nước công
nghiệp phát triển trên thế giới, diện tích đất khu, cụm công nghiệp sẽ cơ bản ổn định ở mức
khoảng 350 - 400 nghìn ha vào năm 2030. Ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ cao, công
nghệ sạch, hạn chế các ngành công nghiệp sử dụng nhiều đất và có ảnh hưởng xấu tới môi
trường.
- Đất ở tại đô thị: Để đảm bảo 55% dân số sống trong đô thị thì cả nước đến năm 2030 cần
khoảng 230 nghìn ha đất ở tại đô thị trong tổng số đất đô thị khoảng 2 triệu ha.

6


- Đất phát triển hạ tầng: Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi một quỹ đất
khoảng 1,8 - 2,0 triệu ha để xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện năng; các công
trình văn hoá, y tế, thể dục - thể thao, giáo dục - đào tạo...
- Đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng: Trong giai đoạn 20 năm tới sẽ cơ bản khai thác tối đa diện
tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp.
Phân bổ đất nông nghiệp trên lãnh thổ
1. Căn cứ phân bổ đất nông nghiệp
Đất trong phạm vi ranh giới x thường không đồng nhất về điều kiện địa hình, thổ nhưỡng, độ ẩm,
ánh sáng, chế độ thuỷ văn nguồn nước v.v... Trong khi đó, mỗi loại cây trồng lại có những đòi
hỏi rất khác nhau về đất. Vì vậy, căn cứ để bố trí đất nông nghiệp là :
- Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên của từng phần lnh thổ (đặc biệt yếu tố địa hình là yếu tố chi phối
rất mạnh các điều kiện khác) và khả năng thay đổi, cải tạo các yếu tố đó.
- Căn cứ vào quy hoạch phát triển nông nghiệp đ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét

duyệt (bao gồm cả các dự án bảo vệ môi trường).
- Căn cứ vào kết quả đánh giá tiềm năng đất nông nghiệp.
- Căn cứ vào yêu cầu của sản xuất và đặc điểm của từng loại cây.
Từ đó sẽ bố trí sử dụng đất với diện tích, vị trí phân bố và tính chất tự nhiên phù hợp với mục
đích sử dụng và loại cây trồng đó.
2. Những yêu cầu bố trí đất trên lnh thổ
Khi xác định vị trí phân bổ đất đai cần đáp ứng các yêu cầu sau :
- Phân bố hợp lý, tập trung các ngành sản xuất trong x nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ giao nộp
cho nhà nước, đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội bộ, có sản phẩm hàng hoá và xuất khẩu cao.
- Sử dụng hợp lý và có hiệu quả cao toàn bộ diện tích đất phù hợp với tính chất tự nhiên của
chúng.
- Cho phép tổ chức, sử dụng hợp lý lao động vào quá trình sản xuất.
- Giảm chi phí đầu tư cho khai hoang, xây dựng các công trình như đường giao thông, đai rừng,
nguồn nước và phải hoàn vốn nhanh.
- Giảm chi phí sản xuất hàng năm và tránh thất thu sản phẩm.
- Đáp ứng yêu cầu bảo vệ quỹ gien, phòng hộ, bảo vệ đất, môi trường sinh thái.
7


Các vùng đất hoang có khả năng nông nghiệp trước hết cần ưu tiên cho nông nghiệp. Sau khi đ
xác định được quy mô diện tích, địa điểm phân bố đất cho nông nghiệp và lâm nghiệp cần tiến
hành hoạch định ranh giới, trong đó giải quyết luôn cả những tồn tại về ranh giới sử dụng trước
đây. Trên các khu đất mới khai hoang cần lập quy hoạch mặt bằng, thể hiện chi tiết ranh giới sử
dụng để làm căn cứ giao đất, giao quyền sử dụng đất cho các nông, lâm trường, HTX và các hộ
gia đình.
Câu 5.theo nghị định số 43/2014/NĐ-CP:trình tự thủ tục thẩm định , phê duyệt quy hoạch
sử dụng đất cấp huyện được thực hiện như sau:
Thứ nhất: Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi hồ sơ quy hoạch sử dụng đất đến Sở Tài nguyên và
Môi trường để tổ chức thẩm định;
Thứ hai: Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và

Môi trường có trách nhiệm gửi hồ sơ quy hoạch sử dụng đất đến các thành viên của Hội đồng
thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để lấy ý kiến;
Thứ ba: Trường hợp cần thiết, trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp
lệ, Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tổ chức kiểm tra, khảo sát thực địa các
khu vực dự kiến chuyển mục đích sử dụng đất, đặc biệt là khu vực chuyển mục đích sử dụng đất
trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng;
Thứ tư: Trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, các thành viên
Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất gửi ý kiến góp ý bằng văn bản đến Sở Tài
nguyên và Môi trường;
Câu 6.theo điều 9 nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật đất đai số
45/2013/QH13. Trình tự thủ tục thẩm định, phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp
huyện:
a) Quý III hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi hồ sơ kế hoạch sử dụng đất hàng năm của
năm sau đến Sở Tài nguyên và Môi trường để tổ chức thẩm định;
b) Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi
trường có trách nhiệm gửi hồ sơ kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện đến các thành viên
của Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để lấy ý kiến;
c) Trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, các thành viên Hội
đồng thẩm định gửi ý kiến góp ý bằng văn bản đến Sở Tài nguyên và Môi trường;
d) Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày kết thúc thời gian lấy ý kiến, Sở Tài nguyên và
Môi trường có trách nhiệm tổ chức họp Hội đồng để thẩm định kế hoạch sử dụng đất; gửi thông
báo kết quả thẩm định kế hoạch sử dụng đất đến Ủy ban nhân dân cấp huyện để hoàn chỉnh hồ
sơ;
8


đ) Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổng hợp danh mục dự án cần thu hồi đất quy
định tại Khoản 3 Điều 62 của Luật Đất đai để báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng
nhân dân cấp tỉnh thông qua đồng thời với quyết định mức vốn ngân sách nhà nước cấp cho việc
bồi thường, giải phóng mặt bằng tại kỳ họp cuối năm của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;

e) Căn cứ vào hồ sơ kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện đã được hoàn thiện và nghị quyết
của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để
phê duyệt xong trước ngày 31 tháng 12.

7. Trình tự lập quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu
- Điều tra, thu thập thông tin, tài liệu
- Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường tác động đến việc sử dụng
đất.
- Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất kỳ trước và tiềm năng đất đai.
- Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất
- Lập kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu
- Xây dựng báo cáo thuyết trình tổng hợp và các tài liệu có liên quan
- Thẩm định, phê duyệt và công bố công khai.
8. Vị trí, vai trò, sự cần thiết của quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, huyện
1. Vị trí, vai trò của quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, huyện
a. Đối với quy hoạch sủ dụng đất cấp tỉnh:
Quy hoạch sdd cấp tỉnh có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng và cần thiết trong hệ thống quy
hoạch sdd, nhằm đưa công tác quản lý đất đai có nề nếp, mang lại hiệu quả trên nhiều mặt cho
đất nước và xã hội.
Quy hoạch sdd cấp tỉnh do UBND tỉnh trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng và đc Chính phủ trực
tiếp phê duyêt. Trong hệ thống 4 cấp quy hoạch sdđ, cấp tỉnh có vị trí trung tâm và là khung sườn
trung gian giữa vi mô và vĩ mô, giữa tổng thể và cụ thể, giữa Trung ương và địa phương.
Quy hoạch sdđ cấp tỉnh tác động trực tiếp đến vc sử dụng đất của các Bộ, Ngành, các vùng kinh
tế trọng điểm, các huyện và một số dự án quy hoạch sdđ cấp xã mang tính đặc thù, vừa cụ thể

9


hóa them, vừa bổ sung hoàn thiện quy hoạch sdđ cả nước để tăng thêm sự ổn định cảu hệ thống

quy hoạch sử dụng đất .
Quy hoạch sdđ cấp tỉnh còn là một công cụ quan trọng để Nhà nước quản lý thống nhất toàn bộ
đất đai của tỉnh, thông qua tổ chức pháp quyền của tỉnh. Mặt khác , quy hoạch sdđ cấp tỉnh sẽ tạo
ra những cơ sở có tầm quan trọng đặc biệt trong vc tiếp nhận những cơ hội của các đối tượng từ
bên ngoài đầu tư vào phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh. Ví trí và vai trò của quy hoạch
sdđ cấp tỉnh có thể đưa ra sơ đồ biểu diễn quan trọng trong hệ thống quy hoạch sdđ hiện nay.

Quy hoạch sdđ cấp tỉnh là tài liệu mang tính chất khoa học, vừa mang tính pháp lý, nó là hệ
thống các biện pháp phân tích tổng hợp để hình thành các phương án và thông qua vc so sánh ,
lựa chọn để thực thi theo pháp luật và pháp lệnh Nhà nước.
Quy hoạch sdđ cấp tỉnh đc coi là hệ thống các giải pháp phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội của
tỉnh, cụ thể là đáp ứng đc nhu cầu sdđ hiện nay và trong tương lai của các ngành trên địa bàn
tỉnh, cũng như nhu cầu sinh hoạt của các đối tượng sdđ trong xã hội một cách tiết kiệm, khoa học
và hợp lý có hiện quả.
Quy hoạch sdđ cấp tỉnh phải tạo ra đc những căn cứ mang tính khoa học và pháp lý nhất định để
các ngành, các huyện trong tỉnh triển khai quy hoạch sdđ của từng ngành, từng huyện.
Quy hoạch sdđ cấp tỉnh phải thực sự làm cơ sở của kế hoạch sử dụng đất 5 năm và hàng năm của
tỉnh, trực tiếp hoặc gián tiếp quy hoạch sdđ cấp tỉnh là căn cứ để UBND tỉnh thực hiện thẩm
quyền cụ thể của mình về giao đất và thu hồi đất, hoặc chuyển mục đích sdđ của các loại đất.
Đối tượng của quy hoạch sdđ cấp tỉnh là các loại đất thuộc 3 nhóm: đất nông nghiệp, đất phi
nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng.
Quy hoạch sdđ cấp tỉnh đc nghiên cứu xây dựng theo các thời kỳ phù hợp vs yêu cầu và nhiệm
vụ phát triển của đất nước, mà cụ thể là của vùng lãnh thổ rộng lớn hơn.
Quy hoạch sdđ cấp tỉnh còn có vai trò định hướng sdđ cho cấp huyện và cấp xã. Quy hoạch sdđ
cấp tỉnh trong một chừng mực nào đó mang tính chất tổng thể vĩ mô, vi mô, do đó căn cứ vào
quy hoạch sẽ cụ thể hóa một bước nữa trên địa bàn. Quy hoạch tổng thể sdđ cả nước căn cứ vào
nhu cầu của nên kinh tế quốc dân, kế hoạch dài hạn phát triển xã hội mà xác định mục tiêu,
nhiệm vụ và phương hướng sdđ cả nước, điều hòa quan hệ sdđ giữa các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương, đề xuất chính sách, giải pháp, bước đi để triển khai, sd bảo vệ và nâng cao tỷ
lệ sdđ.

Quy hoạch tổng thể sdđ cấp tỉnh còn đc coi quy hoạch sdđ của toàn quốc, của vùng căn cứ. quy
hoạch sdđ cấp tỉnh là sự cụ thể hóa quy hoạch toàn quốc trong phạm vi của tỉnh mình.
b. Đối với quy hoạch sdđ cấp huyện:
10


Quy hoạch sdđ cấp huyện làm cơ sở để giải quyết lựa chọn cho vc đầu tư. Như vậy, đất đai thực
sự sẽ đc khai thác sd vào mục đích cụ thể theo hướng ổn định, vững chắc của quy hoạch sdđ cấp
tỉnh.
Quy hoạch sdđ cấp huyện dưới sự chỉ đạo của UBND huyện căn cứ vào đặc tính của nguồn tài
nguyên đất và mục tiêu dài hạn phát triển kinh tế xã hội để giải quyết các vấn đề như:
+ Xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cơ bản sdđ của huyện.
+ xác định quy mô, cơ cấu và phân bố sdđ cảu ngành.
+ Xác định cơ cấu, phạm vi và phân bố đất cho các công trình hạ tầng chủ yếu, đất dùng cho
nông-lâm nghiệp, thủy lợi, giao thông, đô thị, khu dân cư… Đề xuất chỉ tiêu có tính khống chế
sđ đất theo từng khu vực cho các xã trong huyện.
Quy hoạch sdđ cấp huyện là nền tảng, thông qua vc khoanh định cụ thể các khu vực sd vs những
chức năng khác nhau, trực tiếp khống chế sd các loại đất theo từng khu vực cho các xã trong
huyện.
Quy hoạch sdđ cấp huyện ở nc ta là một cấp cơ bản trong hệ thống quy hoạch sdd, là cơ sở để cụ
thể hóa quy hoạch sdđ cấp tỉnh và cả nước, có tác dụng trực tiếp chỉ đạo và khống chế quy hoạch
sdđ của nội bộ ngành, các xí nghiệp, kế thừa quy hoạch cấp trên và gợi ý cho quy hoạch cấp
dưới. quy hoạch sdđ cấp huyện là căn cứ, là định hướng cho vc xây dựng quy hoạch sdđ cấp xã.
Do đó, phải đc tổ chức dưới sự lãnh đạo chủ chốt của cấp huyện, có sự tham gia của nhiều
ngành, nhiều nhà khoa học, thực hiện một cách thiết thực, làm cho quy hoạch có tính khoa học,
tính tiên tiến, tính thực tế, tính khả thi cao.
Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện là quy hoạch có tính dài hạn, có tính khống chế vĩ
mô đối với đát đai rong 1 vùng hoặc 1 địa phương. Nghĩa là dựa vào đặc tính tự nhiên của đất,
dự báo dài hạn về yêu cầu của kinh tế xã hộc với đất đai nhằm xác định tư tưởng chiến lược, mục
tiêu, phương hướng sử dụng đất, phân bố và xác định cơ cấu sử dụng đất, đề xuất các chỉ tiêu

khống chế quy mô sử dụng đất cho các yêu cầu sử dụng đất của các ngành và phân rõ ranh giới,
khu vực sử dụng đất, xác định phương châm, chính sách và biện pháp thự thi quy hoạch.Do đó,
nó có tính tổng hợp rất mạnh, đề cập đến nhiều ngành, phạm vi khá rộng, tính chính xác cao
Xây dựng phương án quy hoạch cần có lượng tư liệu, thông tin rất lớn. để có phương án quy
hoạch phù hợp với thực tế, phù hợp với sự phát triển ngày càng mạnh của xã hội và có tính khả
thi cao, việc thu thập tư liệu, đánh giá hiện trạng sự dụng đất, phân tích thích nghi của đất, đánh
giá tiềm năng đất, đề xuất tư tưởng chiến lược sử dụng đất, báo cáo các yêu cầu sử dụng đất,
phân khu sử dụng đất, thiết kế và tổng hợp phương án quy hoạch…..phải luôn chú ý bảo đảm
tính tổng hợp, so sánh. Phải dưới sự lãnh đạo của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, có
sự tham gia của các ngành các cán bộ chuyên môn, kết hợp chặt chễ giữa phương pháp truyền

11


thống với kỹ thuật hiện đại, phương án định tính với đjnh lượng và đưa cơ chế phản hồi vào công
tác quy hoạch làm cho quy hoạch có tính khoa học, thực tế và tính quần chúng
2. Sự cần thiết phải lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và cấp huyện
a. sự cần thiết lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh
Trong hệ thống chính quyền , cấp tỉnh có đầy đủ quyền lực huy động vốn đầu tư , lao động và đất
đai để xây dựng ktxh trên địa bàn tỉnh 1 cách mạnh mẽ, vững chắc và ổn định lâu dài. Nếu có
quy hoạch sử dụng dấtđầy đủ và khoa học sẽ tạo ra bước đi phát triển đúng hướng và đạt được
kết quả tốt
Chính quyền cấp tỉnh có đầy đủ thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
trong địa bàn tỉnh và là cấp trực tiếp được chính phủ giao quyền quản lý đất đai trên lãnh thổ
tỉnh.
Luật đất đai và các văn bản sau luật đều quy định cụ thể quyền hạn quản lý, sử dụng đất đai
của chính quyền cấp tỉnh, đó là:
Chính quyền cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và trình chính
phủ phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.
Chính quyền cấp tỉnh trực tiếp chỉ đao lập và phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp huyện

và một số dự án quy hoạch sử dụng đất cấp xã, quy hoạch sử dụng đất của vùng trọng điểm
Chính quyền cấp tỉnh là cấp hành chính được quyền cho chuyển mục đích sử dụng các
loại đất theo phân cấp và đồng thời là cấp trình chính phủ phê duyệt cho phép chuyển mục đícch
sử dụng các loại đất
-

Cấp tỉnh là cấp điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất của cấp huyện.

Để thực hiện các quyền lực như trên về quản lý sử dụng và thống nhất quản lý đất đai theo quy
định nhất thiết phải tiến hành quy hoạch sử dụng đất cấp huyện
Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh là sự định hướng sử dụng đất cho toàn bộ lãnh thổ do tinh
quản lý, là cầu nối liên kết giữa các ngành sử dụng đất trên địa bàn tỉnh, đồng thời là bước định
hướng quan trọng tới các quy hoạch cụ thể trên địa bàn huyện, các vùng trọng điểm để xây dựng
kế hoạch giao đát, tiếp nhận đàu tư lao động. thiếu quy hoạch sử dụng đất cáp trinh sẽ vừa k phát
huy dc vai trò quan trọng của chính quyền trong hệ thống quản lý, quy hoạch sử dụng đất, vừa có
thể gây ra những quết địng sai lầm về sử dụng đất các ngành và gây thiệt hại cho lợi ích toàn xã
hội
Căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh mang tính khoa học và tính phấp lý, các ngành, các
huyện trong tỉnh triển khai quy hoạch sử dụng đất cụ thể cho ngành mình, huyện mình

12


B, sự cần thiết quy hoách sử dụng đất cấp huyện
Huyện là dơn vị hành chính được chia thành xã , thị trấn. Ngoài ra , cấp huyện bao gồm:
quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.Trong công tác
quản lý đất đai theo các điều khoản Luạt đất đai năm 2003, nhiệm vụ của cấp huyện thể hiện, đó
là:
- UBND cấp huyện tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn quản lý
- Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối vs hộ gia đình cá nhân, giao

đất đối với công đồng dân cư.
- cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người việt
nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở gắn liền vs quyền sử dụng đất ở
Đẻ thực hiện các nhiệm vụ theo hiến pháp và pháp luật, cần phải xây dựng các phương án quy
hoạch sự dụng đất với cơ câu đất hợp lý, khoa học và đạt hiệu quả cao.
Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện làm cơ sở cho việc quyết định đầu tư, như vậy đất đai sẽ thực
hiện khai thác sử dụng đất vào những mực điích cụ thể theo hướng ổn định lâu bền. do đó quy
hoạch sử dụng đất cấp huyện sẽ làm tang tính ổn định, vững chắc của quy hoạch sử dụng đất cấp
tỉnh.
Quy hoạch sủ dụng đất cấp huyện xác định các đặc tính lãnh thổ của các tiểu vùng trong huyện,
từ đó định hướng sử dụng đất cụ thể theo hướng chuyên môn hóa đi đôi vs phát triển tổng hợp
trong việc phát triển ktxh của các xã trong tiểu vùng, đảm bảo mối quan hệ chỉ đạo của quy
hoạch sử dụng đất cấp huyện đối với quy hoạch sử dụng đất cấp xã.
Câu 9. Điều tra cơ bản
A)

Công tác nội nghiệp

Mục đích của công tác này là thu nhập các tài liệu và số liệu cần thiết phục vụ công tác
quy hooacjh sử dụng đất đai. Các tư liệu này phải thể hiện được đặc điểm của đối tượng quy
hoạch cũng như tifnh hình hiện tại và tương lai phát triển của nó.
Số lượng và loại tài liệu thu nhập phụ thuộc vào mức độ, yêu cầu của quy hoạch và các
điều kiện tự nhiên, ktxh và tình hình sử đụng đất của từng địa phương cụ thể.
Chuẩn bị hệ thống các biểu mẫu điều tra: thiết bị các biểu mẫu thích hợp, thuận tiện để
nhập và xử lý các thông tin, số liệu phục vụ quy hoạch sử dụng đất đai trong quá trình điều tra
Tùy tình hình và điều kiện và cụ thể của từng địa phương sẽ điều tra, thu nhập các tài
liệu , số liệu lq đến các điều kiện tự nhiên , tài nguyên, kt xh, hiện trạng sử dụng đất đai….(có tại

13



xã, huyện, tỉnh và khi cần thiết ở các bộ ngành trung ương) phục vụ quy hoạch sử dụng đất đai
như:
Các số liệu về đặc điểm điều kiện tự nhiên , các nguồn tài nguyên cảnh quan môi trường
sinh thái trên địa bàn quy hoạch
-

Tài liệu về tình hình phát triển kt xh trong những năm qua

Các nghị quyết ( của cơ quan đảng, UBND, HĐND các cấp) liên quan đến các chỉ tiêu kế
hoạch phát triển ktxh trong những năm sắp tới
-

Số liệu về sử dụng đất đai (các mấu thống kê do tCĐC quy định) trong 5 đến 15 năm qua

-

Định mức sử dụng và giá đất hiện thành của địa phương.

Các tài liệu số liệu về chất lượng đất đai; đặc tính đất đai, đánh giá phân hạng đất, mức
độ rửa trôi, xoái mòn đất, độ nhiễm mặn nhiễm phèn, úng ngập, hạn hán.
Các tài liệu bản đồ hiện có phục vụ quy hoạch sử dụng đất đai như: bản đồ nền địa hình,
bản đồ đất, bản đồ độ dốc, bản đồ tài nguyên nước, bản đồ hiện trạng sử dụng đất đai, các loại
bản đồ quy hoạch được phân loại và đánh giá; xác định rõ nguồn gốc đơn vị, phương pháp năm
xây dựng tài liệu, chất lượng tài liệu, nội dung và độ tin cậy của thông in tài liệu,….. trên cơ sở
kq nội nghiệp sẽ xây dựng kế hoạch công tác ngoại nghiệp (xác định cụ thể các vấn đề, địa điểm
và kế hoạch kiểm tra, khảo sát tại thực địa để chỉnh lý bổ sung)
B. công tác ngoại nghiệp
Khảo sát và thực hiện chỉnh lý bổ sung tài liệu ngoài thực địa (khoanh ước lượng,
phương pháp giao hội, hạ đường vuông góc, đo đường thẳng…)

Chuẩn bị các thông tin, số liệu và tài liệu bản đồ và viết báo cáo đánh giá về chất lượng
khai thác sự dụng các tài liệu thu nhập được giải quyết cụ thể từng nội dung quy hoạch sử dụng
đất đai.
Nội dung và yêu cầu của công đoạn này phụ thuộc vào kết quả của công tác thu thập nhập tài
liệu ở bước trước. Công tác này do cán bộ chuyên môn thực hiện với sự tham gia của đại biểu
các bên có liên quan và đại diện các ban trong xã
Nội dung điều tra bao gồm:
1.
Kiểm tra mức độ phù hợp các tài liệu pháp chế, thống kê đất, bản đổ so với thực địa. khi
cần có thể tổ chức đo vẽ bổ sung những thay đổi về vị trí, hình dạng, kích thước hoặc mục dích
sử dụng các thửa đất.
2.

Xác định diện tích những khu vực có tranh chấp đất, sử dụng đất k hợp pháp, bất hợp lý.
14


3.
Bổ sung, chỉnh lý những thay đổi về đặc điểm thổ nhưỡng, địa hình, thực vật, hiện trạng
sử dụng đất các quá trình xói mòn, ô nhiễm, thoái hóa, khả năng xây dựng các công trình giao
thông.
4.
Dự kiến khu vực phát triển dân cư mới trong tương lai và bố trí công trình xây dựng cơ
bản mới
5.
Xác dịnh những chi phí , thiệt hại sản xuất và chi phí đầu tư chưa sử dụng hết trên các
khu vực dự kiến sử dụng vào mục đích khác ( cấp đát ở, xây dựng cơ bản, giao thông, thủy
lợi…..)
12. Nguyên tắc cơ bản và yêu cầu trong quy hoạch đất ở nông thôn.
*Nguyên tắc

Đất ở nông thôn nằm trong phạm vi điểm dân cư nông thôn được nhà nước giao cho hộ gia
đình cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Hạn mức giao đất ở tại nông thôn phù hợp với điều kiện,
tập quán tại địa phương. Khi tiến hành quy hoạch đất ở trong điểm dân cư cần tuân thủ các
nguyên tắc sau:
Việc bố trí đất ở nông thôn phải phù hợp với các quy hoạch có liên quan:
+ Quy hoạch phân bổ lao động, phân bổ mạng lưới dân cư của khu vực( huyện, tỉnh);
+ Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;
+ Các quy hoạch chuyên ngành;
+ Các quy hoạch các khu dân cư của các xã bên cạnh;
Việc phân bố đất ở tại nông thôn phải đồng bộ với quy hoạch các công trình công cộng, công
trình sự nghiệp, đảm bảo thuận tiện cho sản xuất, đời sống của nhân dân, đảm bảo vệ sinh môi
trường và theo hướng hiện đại hóa nông thôn
 Cần nghiên cứu kỹ các đặc điểm lịch sử xã hội, phong tục tập quán, tôn giáo của từng vùng,
từng dân tộc để phân bố đất ở cho thích hợp trên cơ sở bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa.
 Căn cứ vào điều kiện tự nhiên của từng địa phương ( địa hình, đất đai, khí hậu, nguồn nước, tài
nguyên) để bố trí đất cho phù hợp, đảm bảo khai thác sử dụng hữu hiệu các nguồn tài nguyên.
 Sử dụng tiết kiệm đất đai: Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho những người sống ở nông
thôn có chỗ ở trên cơ sở sử dụng tiết kiệm đất đai, hạn chế việc mở rộng khu dân cư trên đất
nông nghiệp; nghiêm cấm việc xây dựng nhà ở ven các trục đường giao thông trái với quy hoạch
khu dân cư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
 Đảm bảo các yêu cầu về an ninh, quốc phòng, phòng chống thiên tai bảo vệ môi trường và
cảnh quan thiên nhiên.
 Kết hợp chặt chẽ giữa cải tạo cũ và xây dựng mới, triệt để tận dụng các cơ sở cũ đã có, tính
toán đến triển vọng phát triển lâu dài và xây dựng kế hoạch phát triển theo từng giai đoạn 5-1015 năm.
15


*Yêu cầu quy hoạch đất ở nông thôn
-Yêu cầu chung:
+ Kế thừa sự phân bố dân cư hiện trạng;

+ Phân bố dân cư tập trung, có quy mô thích hợp, thuận lợi cho tổ chức các công trình công
cộng cần thiết như nhà trẻ, mẫu giáo, cửa hàng dịch vụ…
+ Phù hợp với đặc điểm khu đất (dựa vào địa hình, địa vật tự nhiên như đường xá, ao hồ, kênh
mương, đồi núi, dải cây xanh… để phân định ranh giới tiểu khu cho thích hợp)
-Yêu cầu về mặt bằng: Khu vựa đất ở của hộ gia đình trên cơ sở đã được phân lô cần đáp ứng các
yêu cầu về mặt bằng và kĩ thuật xây dựng với các tiêu chí sau:
+ Đảm bảo thoát nước mưa, giao thông đi lại thuận tiện, an toàn;
+ Tận dụng tối đa địa hình tự nhiên, hạn chế xói mòn, xói lở nền công trình do nước mưa gây
ra;
+ Đảm bảo nền các công trình nằm cao hơn mực nước lũ cao nhất và ngoài vùng có nguy cơ
trượt lở đất có thể xảy ra.
13. Cách xác định vị trí và bố trí mặt bằng khu đất ở trong điểm dân cư mới.
1Xác định vị trí xây dựng điểm dân cư mới

-

Vị trí quy hoạch điểm dân cư mới cần đáp ứng các điều kiện sau:
Có địa hình thuận lợi, không ngập lụt.
Có nền địa chất đảm bảo theo các yêu cầu về kĩ thuật xây dựng, nguồn nước sạch và vệ
sinh môi trường.
Thuận tiện cho giao thông đi lại
Phù hợp với phong tục tập quán của địa phương, của đồng bào dân tộc
Không chia cắt lãnh thổ, gây trở ngại cho sản xuất nông lâm nghiệp
Đối nới miền núi và trung du, những khu đất có độ dốc dưới 15 cần giành để trồng trọt,
canh tác, không nên dùng làm đất xây dựng điểm dân cư.
Đảm bảo các yêu càu về an ninh quốc phòng
• Vị trí điểm dân cư xây dựng mới cần hết sức tránh các khu vực sau đây:
Nơi bị ô nhiễm do chất độc hại của khu công nghiệp, kho tàng, bến bãi thải ra, nơi tiềm
ẩn nguy cơ xói lở và trượt đất
Nơi có tiều khí hậu xấu, trên sườn đồi phía tây, nơi gió quẩn.

Nơi có tài nguyên khoáng sản cần khai thác
Nơi hay phát sinh dịch bệnh truyền nhiễm
Hành lang an toàn của các công trình (giao thông, thủy lợi, đê điều, đường điện cao thế
v.v..)
Khu vực khảo cổ, hoặc các khu di tích lịch sử, di tích cách mạng , di tích văn hóa đã được
xếp hạng

2. Bố trí mặt bằng khu đất ở trong điểm dân cư mới
* Phân khu chức năng trong điểm dân cư mới
16


Khi quy hoạch xây dựng điểm dân cư mới trong nông thôn cần phân chia các khu chức năng
chủ yếu sau đây:
-

Khu xây dựng các công trình công cộng ( khu trung tâm)
Khu xây dựng các công trình sản xuất và phục vụ sản xuất (khu sản xuất)
Khu xây dựng nhà ở, các xóm nhà ở của hộ gia đình và các công trình phúc lợi nhỏ phục
vụ từng xóm;

Ngoài ra có các mạng lưới đường và hạ tầng kĩ thuật khác để phục vụ các khu chức năng nói
trên.
Việc phân chia các khu chức năng phải đảm bảo hợp lý về giao thông đi lại, thuận tiện cho
sản xuất, ăn ở, nghỉ ngơi, giải trí, sinh hoạt cộng đồng và bảo vệ môi trường sống. Khi bố trí
các khu chức năng trong điểm dân cư cầm chú ý đến điều kiện địa hình , triệt để tận dụng
phong cảnh thiên nhiên để tạo nên cảnh quan kiến trúc không gian đẹp.
*Bố trí khu đất ở của các hộ gia đình
Để tránh tình trạng tự phát, xây dựng lộn xộn, khu đất ở của điểm dân cư nông thôn mới, cần
nghiên cứu lập quy hoạch phân lô đất và đường sá hoàn chỉnh, đồng bộ trước khi giao đất ở cho

tưng hộ. Đồng thời cần có sự hướng dẫn cho hộ nông thôn hiểu rõ những yêu cầu của quy hoạch
để họ không xây dựng tùy tiện. Mặc dù có sự hỗ trợ của nhà nước khi thành lập điểm dân cư
mới, song việc xây dựng trong phạm vi lô đất ở vẫn do từng hộ tự tổ chức triển khai. Vì vậy khi
tổ chức xây dựng cần đưa ra những yêu cầu chung về việc thụa hiện ý đồ quy hoạch điểm dân cư
mới vì lợi ích xã hội, nêu rra những mô hình mẫu bố trí nhà ở trong khuôn viên thổ cư như
những gợi ý hướng dẫn cho các cán bộ tham khảo và làm theo.
Trên cơ sở phương án quy hoạch sử dụng đất khu dân cư đã xác định, cần triển khai quy
hoạch các hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, bao gồm: quy hoạch đường giao thông, cấp điện,
cấp nước, thoát nước và vệ sinh môi trường phù hợp và tiện dụng cho các lô đất ở của hộ gia
đình.
Câu 14: Quy hoạch sử dụng đất phát triển hạ tầng.
1. Đặc điểm quy hoạch đất phát triển hạ tầng
* Đặc điểm quy hoạch đất phát triển hạ tầng.
Quỹ đất phát triển hạ tầng luôn có chiều hướng gia tăng cùng với nhịp độ phát triển kinh
tế xã hội của đất nước, một mặt để đáp ứng nhu cầu đất đai cho việc kiến thiết cơ sở hạ tầng, mặt
khác còn giải quyết các nhu cầu về xã hội trong đời sống của cộng đồng dân cư.
Ảnh hưởng của việc phân bố đất phát triển hạ tầng đến quá trình sử dụng đất trên lãnh
thổ.
Đất phát triển hạ tầng rất đa dạng, mỗi loại có nhu cầu về diện tích, vị trí phân bố khác
nhau trên lãnh thổ, đồng thời cũng có ý nghĩa và tầm quan trọng khác nhau đối với sự phát triển
kinh tế, xã hội. Nhu cầu sử dụng đất phát triển hạ tầng gia tăng là một đòi hỏi tất yếu của quá
trình phát triển đất nước, nó có tác động thúc đẩy sự nghiệp phát triển nhưng cũng gây trở ngại
17


đến quá trình tổ chức sử dụng đất trên phạm vi lãnh thổ. Vì vậy khi phân bố đất phát triển hạ
tầng cần nhận biết đầy đủ những ảnh hưởng bất lợi để có những giải pháp thích hợp cho quy
hoạch sử dụng đất. Những tác động ảnh hưởng của việc phân bố đất phát triển hạ tầng có thể
khái quát trên một số loại đất như sau:
+ Đất cho xây dựng các khu công nghiệp: Theo yêu cầu công nghiệp hóa, quy mô, diện

tích cho các khu công nghiệp khá lớn gây áp lực trực tiếp đến đẩ nông nghiệp bởi phần lớn diện
tích này đã lấy vào đất nông nghiệp có giá trị. Quỹ đất nông nghiệp vì thế mà bị thu hẹp về số
lượng và cũng ảnh hưởng về chất lượng do chất thải công nghiệp gây ra.
+ Đất cho xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật dạng tuyến như: giao thông, thủy lợi,
đê điều, đường dẫn khí đốt, năng lượng điện,… Các công trình tuy đòi hỏi về quy mô diện tích
không lớn nhưng cũng gây tác động mạnh đến việc tổ chức sử dụng đất trên lãnh thổ. Đó là sự
chia cắt lãnh thổ và phát sinh nhiều bất lợi trong quy hoạch sử dụng đất chi tiết.
+ Đất cho xây dựng các công trình thủy điện lớn đã làm thay đổi cơ bản không chỉ một số
yếu tố tự nhiên( chế độ nước, đất đai,..) mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến phong tục tập quán đời
sống kinh tế xã hội của một cộng đồng dân cư trong vùng dự án. Hàng nghìn, thậm chí hàng vạn
hộ gia đình phải di chuyển đi nơi khác. Giải quyết ổn định đời sống cho người dân tái định cư
luôn là một vấn đề nan giải.
+Đất cho khai thác khoáng sản cũng tác động mạnh đến việc tổ chức sử dụng đất các
vùng lãnh thổ lân cận, do hoạt động này làm tổn hại đến tầng đất mặt, ảnh hưởng đến hệ thủy
văn và các hậu quả khác.
+ Đất phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng có nhu cầu khá lớn về quy mô diện tích, tuy
nhiên cần có biện pháp khai thác hợp lý để có thể kết hợp cả lợi ích kinh tế với việc bảo vệ an
ninh quốc phòng.
+Các loại đất phát triển hạ tầng khác còn lại là những nhu cầu phục vụ thiết yếu cho đời
sống xã hội, chúng có thể nằm xen kẽ các khu dân cư,trong đất nông, lâm nghiệp, cũng gây nên
những thuận lợi và khó khăn nhất định trong quá trình tổ chức sử dụng đất. Vì vậy đòi hỏi phải
nghiên cứu kĩ đặc điểm, tính chất tưng loại để bố trí cho thích hợp.
2. Những nguyên tắc phân bố, sử dụng đất phát triển hạ tầng.
Đất phát triển hạ tầng có nhiều loại, mỗi loại được sử dụng vào một mục đích khác nhau,
vì vậy ứng với từng loại đất có những quy định khác nhau. Tuy nhiên có một số quy định chung
mang tính nguyên tắc khi phân bố sử dụng đất phát triển hạ tầng như sau:
1/ Việc sử dụng đất phát triển hạ tầng phải tuân theo các yêu cầu sử dụng đất.
Yêu cầu sử dụng đất phụ thuộc vào mục đích sử dụng và tính chất, vị trí lô đất. Các yêu
cầu sử dụng đất được xem xét trên nhiều phương diện, căn cứ vào đó người ta lựa chọn những
mảnh đất nào để bố trí cho những mục đích sử dụng cụ thể. Sự xem xét lựa chọn đất phát triển hạ

tầng phải được thể hiện đầy đủ, chi tiết trong luận chứng kinh tế kỹ thuật của từng công trình.

18


2/ Phải tuân thủ luật pháp nhà nước về quản lý đất đai, và quản lý công trình đối với từng
loại đất phát triển hạ tầng.
Những quy định của luật pháp về sử đụng đất đai một mặt thể hiện chức năng quản lý nhà
nước về đất đai, mặt khác còn thể hiện chức năng quản lý nhà nước với từng công trình trên đất.
Để quản lý tốt đất phát triển hạ tầng nhà nước cần xác định rõ chức năng quản lý về đất đai nói
chung, đất phát triển hạ tầng nói riêng, đồng thời phải căn cứ vào đăc điểm của từng loại công
trình mà xác định chức năng, phạm vi quản lý. Về nguyên tắc, hầu hết các công trình xây dựng
trên đất phát triển hạ tầng đều phục vụ lợi ích chung, vì vậy cần xác lập mối quan hệ giữa quản
lý nhà nước về đất đai và các công trình đó với quyền quản lý để gắn chúng với những người chủ
cụ thể, nhằm quản lý và sử dụng chúng có hiệu quả.
3/ Phải sử dụng đầy đủ, tiết kiệm và có hiệu quả đất phát triển hạ tầng.
Trừ một số ít đất phát triển hạ tầng tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất vật chất,
còn lại phần lớn đất phát triển hạ tầng là tác động gián tiếp tới quá trình hoạt động sản xuất vật
chất. Vì vậy có 2 khuynh hướng trái ngược nhau cần khắc phục:
- Thứ 1 cho rằng đất phát triển hạ tầng không tạo ra của cải vật chất, nên hạn chế bố trí
diện tích sử dụng.
- Thứ 2 cho rằng đất phát triển hạ tầng được đàu tư sử dụng như thế nào thì phản ánh bộ
mặt xã hội như thế đó, từ đó dẫn đến quy hoạch phô trương các cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội.
Thực tế cho thấy không thể vận dụng độc lập một trong hai khuynh hướng trên mà cần
phải có sự cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng về nhu cầu sử dụng đất phát triển hạ tầng để đáp ứng
mục tiêu phát triển trên nguyên tắc sử dụng đất tiết kiệm. Quá trình phát triển của đất nước đòi
hỏi phải có hệ thống hạ tầng vững chắc, tạo ra bộ mặt xã hội khang trang để vừa có khả năng
khai thác tiềm năng nội lực vùa có điều kiện hội nhập quốc tế. Tuy nhiên không vì thế mà phô
trương, bao chiếm sử dụng lãng phí đất đai với các mục đích phi nông nghiệp. Cần phải nhận
thức đầy đủ và nghiêm túc rằng quỹ đất nông nghiệp của VN rất hạn hẹp và đang phải chịu sức

tải lớn do dân số ngày càng gia tăng.
4/ Phân bố đất phát triển hạ tầng phải đảm bảo được lới ích sử dungj đất của các ngành và
không gây tác động xấu đến môi trường.
Các loại đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp (khu công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh
doanh,..) đất công trình công cộng.. luôn có xu hướng gia tăng cùng với sự phát triển kinh tế xã
hội. Khi phân bố sử dụng các loại đất này cần phải chú ý tới việc đánh giá tác động môi trường.,
thực hiện một cách nghiêm ngặt theo các tiêu chuẩn quy định của luật môi trường, đảm bảo hài
hòa lợi ích của các đơn vị sử dụng đất và an toàn cho môi trường để phát triển bền vững.
3. Nội dung quy hoạch đất phát triển hạ tầng.
* Xác định nhu cầu về quy mô diện tích đất phát triển hạ tầng.
Phần lớn đất phát triển hạ tầng thuộc phạm vi hạ tầng cơ sở. Cơ cấu hạ tầng là toàn bộ
các công trình và trang thiết bị của quá trình tái sản xuất xã hội được tổ chức cân đối và liên kết
19


với nhau trong không gian. Chúng phục vụ cho những nhu cầu cung cấp dịch vụ của nhân dân,
của bộ máy hành chính và các cơ sở sản xuất. Tính ổn đinh của cơ cấu hạ tầng tương đối cao, có
sự liên kết chặt chẽ với các hoạt động kinh tế trong vùng và thời gian sử dụng tương đối dài. Vì
vậy cơ cấu hạ tầng nói riêng và đất phát triển hạ tầng nói chung là yếu tố có ảnh hưởng tới quá
trình phân bố địa điểm của các ngành, các lĩnh vực kinh tế, nó trở thành cơ cấu thành phần của
lãnh thổ.
* Đất trụ sở hành chính và các công trình công cộng khác: Quy mô diện tích trụ sở và các
công trình công cộng được xác định theo quy mô dân số và yêu cầu phục vụ của địa phương, dựa
theo định mức sử dụng đất quy đinh trong TCVN. Nhà trong khu hành chính nên thiết kế nhà từ
cấp III trở lên. Các ngôi nhà trong một khu công trình công cộng nên thiết kế ở cùng một cấp
công trình. Trụ sở cơ quan phải được thiết kế liên hoàn, không nên thiết kế thành nhiều bộ phận
tách rời nhau. Tỷ lệ giữa tổng diện tích xây dựng trên diện tích mặt bằng đạt từ 50%-70%
K=100
Hệ số K biểu thị mức độ sử dụng đất tiết kiệm của công trình
Đất sử dụng cho các công trình tuyến có hành lang bảo vệ an toàn; đường giao thông, đê

điều, thủy lợi, ống dẫn khí,…
* Khi xác định nhu cầu diện tích cho các công trình cần lưu ý đến vị trí phân bố tuyến
trên địa bàn lãnh thổ. Xác định kích thước của từng loại tuyến theo chiều dài và mặt cắt ngang,
kể cả chiều rộng hành lang bảo vệ an toàn các công trình này.
*Các loại đất phát triển hạ tầng khác còn lại: Căn cứ vào yêu cầu cụ thể của từng loại đất
phát triển hạ tầng có mặ trong địa phương và chức năng phục vụ của nó mà xác định quy mô
diện tích cho phù hợp trên nguyên tắc sử dụng đất tiết kiệm.
4. Phân bố đất phát triển hạ tầng.
Khi bố trí sử dụng đất phát triển hạ tầng phải dựa vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế xã hội của từng địa phương, đồng thời phải tuân thủ quy định của chính phủ đối với từng loại
đất phát triển hạ tầng.
1. Những quy định cụ thể cho mỗi loại đất phát triển hạ tầng theo luật đất đai hiện nay:
* Đối với đất xây dưng các công trình công nghiệp, khoa học kỹ thuật, y tế, thể dục thể
thao, văn hóa, giáo dục, xã hội, dịch vụ… khi sử dụng phải tuân theo các yêu cầu sử dụng đất
được xác định trong luận chứng kinh tế kỹ thuật của từng công trình và các quy định khác của
pháp luật.
* Đối với đất xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi, đê điều, thủy điện, hệ thống dẫn
nước,… khi phân bố sử dụng phải tuân theo các quy định cụ thể sau:
- Thực hiện đúng thiết kế, thi công, tiết kiệm đất, không gây hại cho việc sử dụng đất
vùng lân cận.

20


- Thực hiện đúng quy định về việc sử dụng đất trong hành lang an toàn thuộc hệ thống
các công trình này.
- Được kết hợp nuôi trồng thủy sản, hoặc sử dụng vào các mục đích khác nhưng không
được gây trở ngại cho việc thực hiện mục đích chính của đất phát triển hạ tầng.
- UBND trụ sở có trách nhiệm cùng các cơ quan chủ quản công trình bảo vệ đất trong
hành lang an toàn theo các yêu cầu kỹ thuật của các công trình.

* Đối với đất quốc phòng an ninh, chính phủ quy định chế độ quản lý sử dụng, UBND
tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc quản lý nhà nước đối với đất quốc phòng và
an ninh trong phạm vi địa phương mình.
* Đối với việc sử dụng vào mục đích thăm dò, khai thác khoáng sản, đá, cát khi sử dụng
phải có các điều kiện sau:
- Có giấy phép của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, xử lý chất thải và các biện pháp khác để
không gây thiệt hại cho người sử dụng đất trong khu vực và vùng lân cận.
- Khi sử dụng xong phải trả lại đất trong trạng thái được quy hoạch trong quyết định giao
đất.
* Đối với đất sử dụng làm đồ gốm, gạch ngói, khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng
khác, khi sử dugnj cần tuân thủ các quy định sau:
- Có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
-Thực hiện các biện pháp cần thiết để không gây thiệt hại cho sản xuất, đời sống và ảnh
hưởng xấu đến môi trường.
- Khi sử dung xong phải cải tạo để có thể sử dụng vào mục đích thích hợp.
*Đối với đất có di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thằng cảnh đã được xếp hạng phải
được bảo vệ nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp đặc biệt cần thiết phải
sử dụng đất có di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh vào mục đích khác thì phải được
phaeps của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
* Đối với đất sử dụng làm nghĩ trang nghĩa địa phải được quy hoạch thành khu tập trung,
xa khu dân cư, thuận tiện cho việc chôn cất, thăm viếng, hợp vệ sinh và tiết kiệm đất.
2. Căn cứ và biện pháp phân bố đất phát triển hạ tầng.
*Căn cứ:
- Căn cứ vào quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của địa bản quy hoạch.
- Căn cứ vào phương án quy hoạch sử dụng đất đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt
- Căn cứ vào luận cứng kinh tế kỹ thuật của từng hạng mục công trình được thiết kế theo
tiêu chuẩn xây dựng của VN đối với từng loại công trình.

21



- Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, đặc điểm đất đai: địa hình, địa vật, địa chất, và mối quan
hệ tương hỗ giữa các yếu tố trên địa bàn lãnh thổ.
* Biện pháp phân bố đất phát triển hạ tầng.
Quy mô diện tích của từng loại đất phát triển hạ tầng cần được xác định trong luận chứng
kinh tế kỹ thuật của từng hạng mục công trình. Đối với đất xây dựng, đất giao thông, đất thủy lợi
thì khi xác định diện tích các công trình phải căn cứ vào định mức sử dụng đất theo tiêu chuẩn
VN (TCVN)
Mỗi loại đất phát triển hạ tầng có ý nghĩa và vai trò khác nhau đối với phát triển kinh tế
xã hội, đồng thời cũng có tác động ảnh hưởng khác nhau trên lãnh thổ. Vì vậy, việc lựa chọn vị
trí cho từng công trình là hết sức phức tạp, đòi hỏi cần phải cân nhắc trên cơ sở xem xét kĩ các
phương án quy hoạch.
Phương pháp lựa chọn vị trí là đối chiếu giữa một bên là yêu cầu sử dụng đất của từng
hạng mục công trình về các yếu tố địa hình, địa chất, thủy văn, giao thông, cản quan không
gian… với mọt bên là đặc điểm tính chất khu đất dự kiến bố trí về vị trí địa lý, về điều kiện kỹ
thuật xây dựng, mức độ sử dụng tiết kiệm đất canh tác. Từ đó xây dựng và phân tích các phương
án để lựa chọn được vị trí thích hợp nhất cho công trình hoặc từng loại đất phát triển hạ tầng.
Việc lựa chọn bố trí cho mỗi loại đất phát triển hạ tầng phải tuân thủ theo đúng quy định
của luật đất đai hiện hành.
3. Bố trí các công trình trong phạm vi cấp xã.
*Các công trinh quản lý hành chính, phát triển văn hóa, dịch vụ xã hội.
Các công trình quản lý hành chính, phát triển văn hóa, dịch vụ xã hội bao gồm:
+ Công trình hành chính: Trụ sở UBND xã, Đảng ủy xã, trụ sở các ban ngành, trụ sở hợp
tác xã.
+ Công trình văn hóa: nhà văn hóa, câu lạc bộ, nhà truyền thống, thư viện, truyền thanh,
hội trường, bãi chiếu bóng ,…
+Công trình giáo dục: nhà mẫu giáo, nhà trẻ, trường tiểu học, trường THCS
+ Công trình y tế : trạm xá. Nhà hộ sinh, vườn thuốc nam,
+ Công trình thể thao: sân bãi thể thao, vui chơi giải trí, hồ bơi.

+ Công trình dịch vụ: chợ, cửa hàng HTX mua bán, quán ăn uống, …
Các công trình trên, tùy theo chức năng và yêu cầu phục vụ mà phân bố cho hợp lý. Mỗi
xã cần xác định một khu trung tâm chính, trong đó bao gồm các công trình quan trọng đáp ứng
nhu cầu chung cho toàn xã hội và một vài trung tâm phụ ở một số thôn cách xa trung tâm xã với
một số công trình thiết yếu phục vụ thường xuyên cho nhân dân.
*Các công trình sản xuất trọng điểm trong khu dân cư nông thôn

22


Công trình sản xuất trong nông thôn bao gồm: kho nông sản, trạm xay xát, trạm chế biến
thức ăn gia súc, xưởng sữa chữa cơ khí nông cụ, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, ngành
nghề, trạm trại thí nghiệm, khuyến nông,…
Các công trình sản xuất nên xây dựng thành các khu sản xuất tập trung nhằm sử dụng có
hiệu quả máy móc, thiết bị, sử dụng chung hệ thống hạ tầng kĩ thuật: đường sá, cấp điện, cấp
nước, thoát nước và vệ sinh môi trường. Cần nghiên cứu bố trí thành từng cụm theo chức năng
hoạt động của các công trình. Đặc biệt, những nơi có tiềm năng phát triên làng nghề cần được ưu
tiên quỹ đất để xây dựng nhà xưởng, tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng sản xuất và hạ tầng kĩ
thuật để thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa nông thôn.
Khi chọn đất xây dựng cá khu sản xuất tập trung phải tính đến việc mở rộng khi cần thiết.
Các khu sản xuất tập trung phải bố trí ở nơi liên hệ thuận tiện với nguồn cung cấp nguyên
liệu đầu vào và thị trường đầu ra của sản phẩm. Nên đặt các khu sản xuất tập trung gần các trục
đường chính, hoặc ở cạnh dòng sông, kênh mương chính để tiện khâu vận chuyển, đồng thời
phải đảm bảo khoảng cách an toàn về vệ sinh môi trường với các khu nhà ở.
*Bố trí các công trình kỹ thuật trong khu đất ở
*Hệ thống đường ngõ xóm:
Đường trong ngõ xóm cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
+Phù hợp với mạng lưới đường tổng thể của xã, huyện, đáp ứng mục tiêu phát triển, với
các thế mạnh về kinh tế của địa phương.
+ Các tuyến đường phải phù hợp với điều kiện địa hình, đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật về

độ dốc, hạn chế số lượng cầu, cống.
Việc xác định chiều rộng lưu thông của hệ thống đường làng, xã là để có đất dự phòng
phát triển. Việc thi công mặt đường cần phân theo giai đoạn, tùy thuộc khả năng của từng địa
phương.
+ Kết cấu mặt đường cần chú ý sử dụng vật liệu địa phương để giảm bớt chi phí xây
dựng.
+ Ở gần khu vựa trung tâm xã, hoặc gần chợ cần dành đất để phục vụ cho bãi đỗ xe cơ
giới, tương lai có thể trở thành điểm đỗ xe khách nông thôn.
*Hệ thống điện
Cấp điện đối với nông thôn là nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất và phục vụ đời sống ở các
điểm dân cư nông thôn. Nhu cầu sử dụng điện sẽ tăng theo sự phát triển kinh tế, chỉ số điện năng
tiêu thụ trên đầu người cũng nói lên mức thu nhập và mức sống của một địa phương. Đối với các
điểm dân cư nông thôn mới, mạng lưới điện cần được quy hoạch kiên cố và đồng bộ từ hệ thống
nguồn điện và mạng lưới đường dây nhằm đáp ứng nhu cầu về điện trước mắt và lâu dài, đảm
bảo an toàn trong sử dụng.
+Nguồn cung cấp điện được xác định theo nguyên tắc sau:
23


- Đối với vùng nằm trong khu vực có hệ thống lưới điện quốc gia phải sử dụng hệ thống
lưới điện quốc gia.
- Đối với vùng nằm xa hệ thống lưới điện quốc gia, hoặc chưa có điều kiện tiếp cận lưới
điện quốc gia, có thể xây dựng nguồn điện độc lập (xây dựng trạm phát điện diezel ). Khu vực
miền núi nếu có điều kiện kết hợp thủy lợi thì xây dựng nhiều trạm thủy điện nhỏ, có tính toán
nhu cầu dùng điện theo nguyên tắc cân đối tại chỗ.
+ Về hệ thống thiết bị điện và đường dây:
-Quy hoạch về các tuyến điện trong các điểm dân cư phải gắn liền với quy hoạch đường
sá.
- Trạm biến thế phải đặt ở trung độ của các điểm dùng điện, hoặc ở gần phụ tải điện lớn
nhất, ở vị trí thuận tiện cho việc đặt đường dây ra, vào ( đường cao thế và hạ thế); ít cắt ngang

đường giao thông, không gây trở ngại cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, cách xa những tụ
điểm đông người như trường học, chợ,…
- Kết cấu mạng lưới điện cần đơn giản, dùng đường dây điện trên không, dùng hệ thống
cột điện bằng bê tông, cốt thép, bố trí dọc theo đường làng để kết hợp hệ thống điện chiếu sang
công cộng. Các tuyến dây cáp điện vào hộ gia đình phải dùng cáp bọc để đảm bảo an toàn trong
sử dụng.
*Hệ thống cấp, thoát nước.
- Cấp nước trong các điểm dân cư
+ Nước cấp trong các điểm dân cư gồm: nước dùng sinh hoạt của người, nước dùng cho
chăn nuôi, nước dùng cho các cơ sở sản cuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ,..
+Nguồn nước được khai thác từ: nước ngầm thông qua hệ thống giếng khơi, giếng khoan;
nước mặt bao gồm sông, suối, hồ đập,..; nước mưa tích trữ trong các bể chứa.
+Các giải pháp cấp nước sạch trong nông thôn:
- Nếu khai thác nước ngầm thì trong khu đất có bán kính 30m tính từ giếng ra không
được xây dựng các công trình làm nhiễm bẩn nguồn nước. Những nơi có chất lượng nước không
đảm bảo, cần làm bộ phận lắng lọc đơn giản như lịc qua cát sỏi và than hoạt tính,..
- Nếu dùng nguồn nước mặt như sông, suối, kênh rạch thì trong khoảng 200m tính từ
điểm lấy nước về thượng lưu và trong khoảng 100m về hạ lưu không được xây dựng các công
trình gây ô nhiễm, cấm chất thải bẩn vào nguồn nước. Cần có biện pháp xử lý nước, sử dụng các
thiết bị lọc nước, khử trùng, .. phù hợp với điều kiện cảu từng địa phương.
- Đối với vùng núi cao, cả nước mặt và nước ngầm đều khan hiếm, nên xây dựng các bể
chứa nước mưa dự trữ cho sinh hoạt của người, sử dụng tiết kiệm trong các hoạt động khác.
-Thoát nước và vệ sinh trong điểm dân cư
+ Trong các điểm dân cư phải có hệ thống thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt. Khi
quy hoạch xây dựng điểm dân cư cần chú ý xây dựng mạng lưới cống rãnh thoát nước kết hợp
24


với hệ thống đường làng ngõ xóm. Cần quy hoạch tập trung nước thải vào một số điểm để xử lý
trước khi cho chảy vào ao hồ hay mương máng. Có thể xây dựng mô hình xử lý nước thải như

sau:
-Các hộ có vườn, ao, cần cho nước thải chảy vào hố tập trung, để lắng và phân hủy sinh
học rồi mới cho chảy xuống ao nuôi cá hoặc tưới vườn.
- Các hộ không có ao vườn thì nước thải chảy ra cống rãnh chung của thôn, xóm dẫn vào
bể lắng, xử lý sinh học rồi mới chảy ra sông hồ. Rãnh nước hay bể lắng cần phải có nắp đậy để
đảm bảo vệ sinh.
+ Để đảm bảo vệ sinh môi trường trong điểm dân cư nông thôn cần chú ý các vấn đề sau:
- Các hộ gia đình cần xây dựng hố xí hai ngăn, hố xí bán tự hoại, tự hoại.
- Thu gom rác thải, có biện pháp xử lý phân, rác bằng cách ủ, hoặc dùng bể biogas, kết
hợp cho việc giải quyết chất đốt.
- Quy hoạch bãi rác, chọn mô hình xử lý rác và nước thải phù hợp.
5. Đánh giá tác động của việc phân bố đất phát triển hạ tầng.
Đất phát triển hạ tầng theo phương án quy hoạch được xác định chuyển từ cá mục đích sử
dụng như nông nghiệp, lâm nghiệp, đất ở sang mục đích phát triển hạ tầng để phục vụ lợi ích
quốc gia, lợi ích công cộng. Quá trình chuyển mục đích sẽ gây ra những tác động mạnh mẽ đối
với sản xuất, đối với chủ sử dụng đất bị thu hồi, đồng thời cũng gây nên những ảnh hưởng nhất
định đối với đời sống xã hội ở các vùng lân cận. Có thể đánh giá những tác động của việc phân
bố đất phát triển hạ tầng theo hai mặt:
*Những tác động có lợi cho nền sản xuất xã hội:
- Xét trên phương diện vĩ mô, việc tăng quy mô diện tích đất phát triển hạ tầng trong
phạm vi cho phép một mặt để tăng cường cho hệ thống cơ sở hạ tầng, xây dựng và phát triển đất
nước, một mặt cũng làm thay đổi môi trường sống cho cộng đồng dân cư cả thành thị và nông
thôn, tạo điều kiện kích thích các quá trình sản xuất phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng
thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân. Điều này cần được khẳng định và chứng minh cụ thể
trong các phương án quy hoạch,các sự án đầu tư, các chương trình phát triển.
- Xét trên phương diện vi mô cũng có thể nhận thấy những lợi ích mang lại cho các chủ
sử dụng đất khi bị thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển hạ tầng đó là:
+Giá trị của mảnh đất còn lại sẽ được nâng lên gấp nhiều lần so với trước khi có dự án
xây dựng cơ sở hạ tầng.
+ Có điều kiện thuận lợi hơn để người sử dụng đất tiếp cận với nền sản xuát hàng hóa

theo cơ chế thị trường, từ đó có nhiều khả năng để tăng năng suất lao động xã hội.
+ Tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động trong các cơ sở sản xuất công nghiệp và
trong các hoạt động dịch vụ đa dạng.

25


×