Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

ĐỀ TÀI: QUẢN TRỊ CHI PHÍ THEO PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ MỤC TIÊU ỨNG DỤNG TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÒA THỌ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 108 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KẾ TOÁN

ĐỀ TÀI:

QUẢN TRỊ CHI PHÍ THEO PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ MỤC TIÊU
ỨNG DỤNG TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÒA THỌ

Giáo viên hướng dẫn:

PGS. TS. HOÀNG TÙNG

Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Thị Thảo
Lớp 36k06.1
Đà Nẵng, Tháng 4 năm 2014


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS. TS. Hoàng Tùng
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả

Nguyễn Thị Thảo



SVTH: Nguyễn Thị Thảo

2


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS. TS. Hoàng Tùng
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy PGS.TS.
HOÀNG TÙNG, đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết khóa luận tốt nghiệp.
Em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Kế toán, Trường Đại học Kinh
tế - Đại học Đà Nẵng đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 4 năm học tập. Với vốn
kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên
cứu khóa luận mà còn là hành trang qúy báu để em bước vào đời một cách vững chắc
và tự tin.
Em chân thành cảm ơn Ban giám đốc Tổng công ty cổ phần Dệt may Hòa Thọ
đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để em thực tập tại Công ty. Em xin gởi lời cảm
ơn đến Chú Nguyễn Văn Cường và Chị Nguyễn Thị Kim Khanh cùng các Anh chị làm
việc tại phòng Kế toán tài chính, phòng kinh doanh … đã giúp đỡ em trong quá trình
thu thập số liệu.
Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự
nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các Cô, Chú, Anh, Chị trong Tổng công ty cổ phần
Dệt may Hòa Thọ dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc.
Trân trọng kính chào!
SVTH: Nguyễn Thị Thảo

SVTH: Nguyễn Thị Thảo


3


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS. TS. Hoàng Tùng
MỤC LỤC

CÁC TỪ VIẾT TẮT...........................................................................................................................................7
DANH MỤC SƠ ĐỒ.......................................................................................................................................8
DANH MỤC BẢNG BIỂU................................................................................................................................9
PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................................................................10
1.Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................................................10
2.Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................................................11
3.Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................................................11
4.Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................................................11
5.Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................................11
6.Tính mởi mẻ và giá trị thực tiễn của đề tài.........................................................................................11
7.Bố cục..................................................................................................................................................12
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHI PHÍ THEO PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ MỤC TIÊU...........13
1.1 NHẬN DIỆN TỔNG QUAN VỀ CHI PHÍ VỚI YÊU CẦU PHỤC VỤ QUẢN LÝ....................................13
1.1.1Khái niệm chi phí sản xuất.....................................................................................................13
1.1.2Vai trò của chi phí sản xuất trong định giá bán sản phẩm....................................................13
1.2 PHƯƠNG PHÁP QUẢN TRỊ CHI PHÍ MỤC TIÊU............................................................................14
1.2.1Nguồn gốc của chi phí mục tiêu............................................................................................14
1.2.2Ý nghĩa của việc nghiên cứu chi phí mục tiêu.......................................................................15
1.2.3Xu hướng ứng dụng chi phí mục tiêu trên thế giới..............................................................16
1.2.4Khái quát chung về chi phí mục tiêu.....................................................................................17
1.2.5Nội dung của phương pháp chi phí mục tiêu.......................................................................23

1.3 MỘT SỐ CÔNG CỤ, PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT SỬ DỤNG TRONG QUẢN TRỊ CHI PHÍ MỤC TIÊU
............................................................................................................................................................34
1.3.1Phân tích thị trường (Market Analysis).................................................................................35
1.3.2Kỹ thuật đảo ngược (Reverse Engineering)...........................................................................35
1.3.3Công cụ phân tích chức năng sản phẩm...............................................................................36

SVTH: Nguyễn Thị Thảo

4


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS. TS. Hoàng Tùng

1.3.4Công cụ VE.............................................................................................................................36
1.3.5Công cụ JIT (Just In Time)......................................................................................................37
1.3.6Chi phí Kaizen.........................................................................................................................38
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÒA THỌ......39
2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÒA THỌ......................................39
2.1.1Quá trình hình thành và phát triển.......................................................................................40
2.1.2Tổ chức bộ máy quản lý.........................................................................................................41
2.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY
HÒA THỌ............................................................................................................................................45
2.2.1Cơ cấu tổ chức sản xuất.........................................................................................................45
2.2.2Tổ chức kế toán......................................................................................................................47
2.2.3Hình thức kế toán công ty đang áp dụng..............................................................................49
2.3 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÒA THỌ................51
2.3.1Phân loại chi phí tại Tổng công ty cổ phần Dệt may Hòa Thọ..............................................51
2.3.2Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Tổng công ty cổ phần Dệt may Hòa

Thọ..................................................................................................................................................51
2.3.3Lập dự toán chi phí................................................................................................................53
2.3.4Tổ chức phân tích thông tin chi phí.......................................................................................55
2.3.5Công tác lập báo cáo bộ phận tại Tổng công ty cổ phần Dệt may Hòa Thọ.........................55
2.4 NHẬN XÉT VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÒA THỌ
............................................................................................................................................................56
2.4.1Nhận xét của phía đơn vị.......................................................................................................56
2.4.2Nhận xét của tác giả...............................................................................................................58
CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ MỤC TIÊU TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY
HÒA THỌ.................................................................................................................................................59
3.1 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CHI PHÍ MỤC TIÊU VÀO TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY
HÒA THỌ............................................................................................................................................59
3.1.1Những giả thiết được đặt ra khi ứng dụng chi phí mục tiêu vào công ty............................59

SVTH: Nguyễn Thị Thảo

5


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS. TS. Hoàng Tùng

3.1.2Khả năng ứng dụng chi phí mục tiêu vào Tổng công ty cổ phần Dệt may Hòa Thọ.............60
3.2 TIẾP CẬN BAN ĐẦU VỀ CHI PHÍ MỤC TIÊU TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÒA THỌ. 62
3.2.1Quy trình kỹ thuật tại Tổng công ty cổ phần Dệt may Hòa Thọ...........................................62
3.2.2Tiếp cận sản phẩm ứng dụng chi phí mục tiêu.....................................................................63
3.2.3Cách phân loại chi phí và cách tiếp cận chi phí mục tiêu.....................................................64
3.2.4Nhận xét về việc ứng dụng phương pháp quản trị chi phí mục tiêu tại Tổng công ty cổ
phần Dệt may Hòa Thọ..................................................................................................................68

3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI PHƯƠNG PHÁP QUẢN TRỊ CHI PHÍ MỤC TIÊU TẠI TỔNG
CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÒA THỌ............................................................................................70
3.3.1Khoanh vùng chi phí mục tiêu theo phân đoạn thị trường..................................................70
3.3.2Thiết lập tiến trình thực hiện chi phí mục tiêu tại Tổng công ty cổ phần Dệt may Hòa thọ
........................................................................................................................................................72
KẾT LUẬN....................................................................................................................................................87
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................................................88
PHỤ LỤC......................................................................................................................................................90

SVTH: Nguyễn Thị Thảo

6


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS. TS. Hoàng Tùng

CÁC TỪ VIẾT TẮT
BC
BCCP
BCDKT
BCKQKD
BCTC
CP
CPMT
CPSX
CTGS
CVP
DN

GTGT
KT
KTQT
NQT
NVL
NXT
PL
QTCP
SX
SXKD
TCTDMHT
TK
TSCĐ

SVTH: Nguyễn Thị Thảo

Báo cáo
Báo cáo chi phí
Bảng cân đối kế toán
Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Báo cáo tài chính
Chi phí
Chi phí mục tiêu
Chi phí sản xuất
Chứng từ ghi sổ
Chi phí - Khối lượng - Lợi nhuận
Doanh nghiệp
Giá trị gia tăng
Kế toán
Kế toán quản trị

Nhà quản trị
Nguyên vật liệu
Nhập xuất tồn
Phụ lục
Quản trị chi phí
Sản xuất
Sản xuất kinh doanh
Tổng công ty cổ phần Dệt may Hòa Thọ
Tài khoản
Tài sản cố định

7


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS. TS. Hoàng Tùng

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Hình 1
Hình 2
Hình 3
Phụ lục 1
Phụ lục 2
Phụ lục 3
Phụ lục 4
Phụ lục 5
Phụ lục 6
Phụ lục 14
Phụ lục 20


Sơ đồ tổ chức của Tổng công ty cổ phần Dệt May Hòa Thọ
Sơ đồ bộ máy kế toán tại Tổng công ty cổ phần Dệt May Hòa Thọ
Sơ đồ kế toán theo hình thức kế toán máy tại công ty
Khái quát về quản trị chi phí truyền thống
Khái quát về phương pháp quản trị chi phí mục tiêu
Chu kỳ sống của sản phẩm
Các bước thực hiện chi phí mục tiêu
Quy trình sản xuất công nghệ sợi
Quy trình sản xuất hàng may mặc
Quy trình lập dự toán tại công ty
Các công cụ kỹ thuật để đạt được chi phí mục tiêu

SVTH: Nguyễn Thị Thảo

42
49
50
91
91
92
93
94
95
99
109

8



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS. TS. Hoàng Tùng

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1
Phụ lục 7
Phụ lục 8
Phụ lục 9
Phụ lục 10
Phụ lục 11
Phụ lục 13
Phụ lục 14
Phụ lục 15
Phụ lục 16
Phụ lục 17
Phụ lục 18
Phụ lục 19

Phân tích đối thủ cạnh tranh
Bảng tổng hợp chi phí theo khoản mục
Chứng từ ghi sổ
Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương
Tập hợp chi phí sản xuất chung
Tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp
Bảng định mức tiêu hao nguyên vật liệu
Dự toán chi phí NVLTT, SXC, QLDN
Quy trình kiểm soát chi phí nguyên vật liệu
Quy trình kiểm soát chi phí lao động
Bảng kê nguyên vật liệu mua vào

Danh sách theo dõi giờ công CB-CNV phòng tài chính kế toán
Bảng chấm công phòng Kinh doanh sợi

SVTH: Nguyễn Thị Thảo

79
96
96
97
98
98
100
101
105
105
106
107
109

9


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS. TS. Hoàng Tùng
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghiên cứu sự phát triển của KT quản trị cho thấy, KT quản trị hình thành và
phát triển xuất phát từ nhu cầu thông tin quản trị DN. Môi trường cạnh tranh buộc các

DN phải tìm mọi biện pháp mở rộng, phát triển thị trường, giảm CP để nâng cao lợi
nhuận. KT quản trị là công cụ hữu hiệu cho phép các nhà quản trị kiểm soát quá trình
SX, đánh giá hiệu quả hoạt động của từng bộ phận.
Các phương pháp KT chi phí và tính giá thành sản phẩm truyền thống dựa trên
các khái niệm đơn giản như CP trực tiếp/CP gián tiếp; CP cố định/CP biến đổi; CP định
mức/CP thực tế đang ngày càng lộ rõ các hạn chế của nó. Bên cạnh đó sự phát triển của
môi trường đã làm thay đổi điều kiện SX, việc phân loại CP thành CP trực tiếp và CP
gián tiếp là tương đối khó khăn và trong nhiều trường hợp không thể phân biệt rạch ròi
giữa hai loại này; CP định mức chỉ đúng trong điều kiện SX ổn định, trong điều kiện
môi trường biến động không ngừng như hiện nay bắt buộc DN phải thường xuyên điều
chỉnh định mức CP. Chính vì vậy phương pháp CP truyền thống đã không còn phù hợp
với điều kiện SX hiện nay, việc tìm kiếm và áp dụng một phương pháp QTCP mới là
điều tất yếu xảy ra.
Phương pháp CPMT là một phương pháp QTCP hiện đại đang được áp dụng ở
hầu hết các nước phát triển và có trình độ công nghệ cao. Tuy nhiên ở Việt Nam, chỉ
một số DN lớn, đặc biệt là các DN liên doanh với nước ngoài đã bắt đầu có xu hướng
áp dụng phương pháp này trong vấn đề QTCP của đơn vị bởi những ưu điểm vốn có
của nó. Phương pháp này phù hợp với môi trường SX nói chung là có sự tự động hóa
cao và tổ chức SX tiên tiến. Tính ưu việt của phương pháp đã được thừa nhận trên thế
giới vì CPMT là một công cụ khích lệ và tạo thuận lợi cho việc liên kết giữa các bộ
phận của qui trình chế tạo (Kaplan và Atkinson, 1998).
TCTDMHT nằm trong top các công ty hàng đầu của ngành dệt may, với hệ
thống sản phẩm phong phú, có mặt ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên công tác
QTCP ở TCTDMHT thì chưa mang lại hiệu quả như mong muốn một phần bởi những
hạn chế vốn có của phương pháp QTCP truyền thống.
Từ những yêu cầu cấp bách trên, nghiên cứu “Quản trị chi phí theo phương
pháp chi phí mục tiêu: Ứng dụng tại Tổng công ty cổ phần Dệt May Hòa Thọ” là rất
cần thiết nhằm có một cái nhìn tổng quan về thực trạng QTCP tại TCTDMHT, ngoài ra
SVTH: Nguyễn Thị Thảo


10


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS. TS. Hoàng Tùng

nghiên cứu còn cung cấp những đánh giá của NQT về tính hữu hiệu của việc áp dụng
phương pháp CPMT so với các phương pháp truyền thống mà đơn vị đã từng áp dụng
từ đó áp dụng thử nghiệm phương pháp QTCP mục tiêu trên một sản phẩm và đánh giá
tính hữu hiệu và khả năng đạt được mục tiêu khi áp dụng phương pháp mới này. Chính
vì vậy, nghiên cứu sẽ có thể cung cấp những kiến thức hữu ích cho NQT DN để có định
hướng vận dụng một công cụ quản lý hiệu quả hơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu khoa học này nhằm đạt được các mục tiêu sau:
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận và lý thuyết về QTCP theo phương pháp CPMT.
+ Tìm hiểu thực trạng việc QTCP tại đơn vị, đánh giá tính hữu hiệu của phương
pháp hiện hành.
+ Áp dụng thử nghiệm phương pháp CPMT trên một sản phẩm của công ty.
+ Đưa ra các giải pháp nhằm đạt được CPMT tại TCTDMHT.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của nghiên cứu của đề tài là các vấn lý luận về CPMT trong các DN,
từ đó đi sâu vào thực trạng việc QTCP tại TCTDMHT. Trên cơ sở đó tiến hành ứng
dụng thử nghiệm phương pháp CPMT trên một sản phẩm cụ thể của đơn vị và các giải
pháp để đạt được CPMT tại TCTDMHT.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu trong phạm vi tại TCTDMHT. Tại TCTDMHT
ngoài hoạt động SX hàng may mặc còn có hoạt động SX sợi công nghiệp. Tuy nhiên
hiện nay, giá trị SX hoạt động SX hàng may mặc vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Vì vậy bài
viết tập trung nhiều hơn vào vấn đề CP đối với hoạt động SX hàng may mặc.

5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, người nghiên cứu sử dụng những phương pháp duy vật biện
chứng kết hợp với duy vật lịch sử.
Ngoài ra, đề tài sử dụng phương pháp tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa để khái
quát những vấn đề lý luận về CPMT. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu trực tiếp
TCTDMHT, phương pháp thực hiện là quan sát, phỏng vấn, thu thập và xử lý số liệu
… từ đó tìm kiếm và đưa ra giải pháp cho việc đạt được chi phí mục tiêu tại đơn vị.
6. Tính mởi mẻ và giá trị thực tiễn của đề tài
6.1 Tính mới mẻ

SVTH: Nguyễn Thị Thảo

11


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS. TS. Hoàng Tùng

Khái niệm CPMT dường như vẫn còn khá mới mẻ đối với các DN Việt Nam,
tuy nhiên hiện nay, trên thế giới, việc vận dụng phương pháp này đã và đang được
nhiều công ty lựa chọn bởi tính hiệu quả mà nó mang lại .Chính vì vậy, nghiên cứu và
ứng dụng phương pháp này trong QTCP của các DN là vấn đề mà các NQT nên quan
tâm đến. Và đây cũng là nghiên cứu đầu tiên về việc áp dụng phương pháp CPMT
trong QTCP tại TCTDMHT.
6.2 Giá trị thực tiễn
Sau khi bài nghiên cứu hoàn tất, sản phẩm của đề tài sẽ đưa đến cho người quan
tâm hiểu biết hơn về phương pháp QTCP hiện đại, thực trạng việc QTCP từ đó đánh
giá tính hữu hiệu của việc áp dụng phương pháp QTCP hiện hành tại TCTDMHT.
Ngoài ra còn nghiên cứu còn đề cập tới việc áp dụng thử nghiệm phương pháp CPMT

đối với một sản phẩm cụ thể, cách thức đạt được CPMT tại TCTDMHT. Từ đó cung
cấp những thông tin hữu ích cho NQT DN.
7. Bố cục
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, Bài
nghiên cứu được chia thành 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị chi phí theo phương pháp chi phí mục tiêu.
Chương 2: Thực trạng kế toán quản trị chi phí tại Tổng công ty cổ phần Dệt may
Hòa Thọ.
Chương 3: Ứng dụng phương pháp chi phí mục tiêu tại Tổng công ty cổ phần
Dệt may Hòa Thọ.

SVTH: Nguyễn Thị Thảo

12


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS. TS. Hoàng Tùng
PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHI PHÍ THEO PHƯƠNG
PHÁP CHI PHÍ MỤC TIÊU.
1.1 NHẬN DIỆN TỔNG QUAN VỀ CHI PHÍ VỚI YÊU CẦU PHỤC VỤ QUẢN

1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất
CPXS được hiểu là tổng các hao phí về lao động sống (tiền lương, tiền thưởng,
các khoản trích theo lương) và lao động vật hoá (NVL, năng lượng, công cụ dụng cụ,
hao mòn máy móc…) được biểu hiện bằng tiền phát sinh trong SXKD của DN trong
một kỳ nhất định (tháng, quý, năm).

Khi tiến hành SX bất kỳ một sản phẩm nào cũng cần các yếu tố đầu vào như: lao
động, NVL … tất cả các yếu tố này cấu thành trong CP tạo ra giá trị cho sản phẩm của
DN. Trong DN ngoài những CP có tính SX, có những CP không có tính SX. Vì vậy,
theo quan điểm truyền thống việc QTCP SX chỉ tập trung vào những CP nào mà DN
thực tế bỏ ra để phục vụ cho quá trình SX của DN.
1.1.2 Vai trò của chi phí sản xuất trong định giá bán sản phẩm
Trong kinh doanh, khi định giá một sản phẩm hay dịch vụ, NQT có thể cân nhắc
giữa việc lựa chọn một trong hai phương pháp định giá cơ bản là: định giá theo CP và
định giá theo giá trị. Việc định giá theo CP là tính toán CPSX và cung ứng sản phẩm
hoặc dịch vụ và cộng thêm phần trăm lợi nhuận mà bạn mong muốn. Còn định giá theo
giá trị là xác định giá cho sản phẩm hoặc dịch vụ ở mức mà bạn cho rằng KH sẵn sàng
trả, căn cứ vào những lợi ích họ có được từ việc tiêu dùng sản phẩm hoặc dịch vụ của
bạn. Việc lựa chọn phương pháp nào là tùy thuộc vào loại hình DN, điều kiện CP cụ
thể của DN, nhu cầu đòi hỏi của KH, thị trường, chính vì vậy mà công việc định giá
của NQT là cả một nghệ thuật.
Trong việc định giá bán sản phẩm SX (đặc biệt sản phẩm SX hàng loạt) quan
điểm chính cần nhận thức là giá bán phải:
 Bù đắp được CPSX và các CP quản lý khác.
SVTH: Nguyễn Thị Thảo

13


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS. TS. Hoàng Tùng

 Cung cấp một mức lãi mong muốn đảm bảo sự hoàn vốn và trả lãi cho cổ
đông.
Vấn đề đặt ra là CP có vai trò gì trong định giá bán sản phẩm, CP mang đến lợi

ích gì khi phục vụ cho quản lý?
Câu trả lời là:
+ CP gắn liền với những phí tổn cụ thể tại DN trong SXKD, là những CP tối
thiểu phải có khi SX sản phẩm. Yếu tố CP có thể giúp cho các nhà quản lý quyết định
về giá một cách hiệu quả tránh trường hợp định giá quá thấp dẫn đến không thu hồi
được vốn, thua lỗ.
+ Trong điều kiện DN SX 1 loại sản phẩm thì mối quan hệ chi phí - khối lượng lợi nhuận cho sản phẩm rất có ý nghĩa, còn trong trường hợp DN SX nhiều sản phẩm,
không thể phân tích được mối quan hệ này thì việc tính giá dựa trên CP giúp cho nhà
quản lý xác lập giá nhanh hơn cho KH và có thể chỉnh lý sau này.
+ Đối với DN mới SX lần đầu việc định giá sẽ vấp phải những yếu tố không
chắc chắn. Do đó CP sẽ giúp cho việc định giá có hướng đi rõ ràng hơn loại bỏ những
yếu tố không rõ ràng, không cần thiết trong SX.
+ CP không chỉ là căn cứ xác lập giá, tiền đề xác lập giá, hoạch định và điều
chỉnh giá mà còn là một tiêu chuẩn đánh giá sức mạnh cạnh tranh của DN, thế mạnh
của DN khi tung sản phẩm ra thị trường.
Chính vì vậy, nên CP đóng một vai trò quan trọng hỗ trợ NQT ra quyết định
trong việc định giá bán sản phẩm.
1.2 PHƯƠNG PHÁP QUẢN TRỊ CHI PHÍ MỤC TIÊU
1.2.1 Nguồn gốc của chi phí mục tiêu
Các DN luôn mong muốn đạt được mục tiêu là làm hài lòng KH với sản phẩm
và dịch vụ chất lượng cao, cung cấp sản phẩm một cách nhanh chóng và đúng thời hạn,
đạt mức độ thâm nhập vào thị trường cao, cung cấp môi trường làm việc tốt cho nhân
viên và thành công về tài chính. Sự thành công dài hạn về tài chính của bất kỳ DN nào
đều phụ thuộc vào việc giá cả có đủ vượt quá CP để tài trợ cho sự tăng trưởng, việc tái
đầu tư và mang lại lợi nhuận thỏa đáng cho các bên liên quan hay không?. Trong
SVTH: Nguyễn Thị Thảo

14



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS. TS. Hoàng Tùng

trường hợp có ít đối thủ cạnh tranh và cầu vượt quá cung thì sẽ đơn giản cho việc thiết
lập một mức giá mang lại một mức lợi nhuận vừa đủ. Tuy nhiên, trong trường hợp có
nhiều đối thủ cạnh tranh, cung vượt quá cầu làm cho mức độ cạnh tranh trở nên gay gắt
hơn, các nhân tố của thị trường có ảnh hưởng đáng kể đến giá sản phẩm. Để đạt được
một mức lợi nhuận vừa đủ vượt qua CP của nó thì DN phải quản lý các CP với giá cho
phép của thị trường hoặc mức giá công ty đặt ra để đạt được mục tiêu thâm nhập thị
trường. Trong bối cảnh những đặc điểm đó, việc ứng dụng CPMT đã hình thành và
phát triển1
Phương pháp CPMT được bắt nguồn từ Nhật Bản. Phương pháp này đã được áp
dụng kể từ sau năm 1980 bởi các công ty lớn như Toyota, NEC, Sony và Nissan 2. Nó
xuất hiện ở Nhật Bản như một phản ứng với điều kiện thị trường khó khăn. Một sự gia
tăng của người tiêu dùng và các sản phẩm công nghiệp của các công ty phương Tây đã
quá đông vào thị trường ở châu Á. Ngoài ra, các công ty Nhật Bản đã trải qua tình
trạng thiếu các nguồn lực và kỹ năng cần thiết cho sự phát triển các ý tưởng mới, các
công cụ và kỹ thuật được yêu cầu khó có thể để đạt được sự ngang bằng với các đối thủ
cạnh tranh của phương Tây về chất lượng, CP cũng như năng suất. Chính vì vậy, các
công ty ở Nhật Bản đã ứng dụng một loạt các công cụ chuyên ngành , bao gồm phân
tích chức năng , kỹ thuật giá trị, phân tích giá trị và kỹ thuật hiện hành được giới thiệu
để hỗ trợ CPMT. Điều này làm cho các công ty Nhật Bản đạt được hiệu quả đặc biệt
trong các lĩnh vực thiết kế sản phẩm và phát triển, nơi mà họ đã có thể xác định tất cả
các yếu tố liên quan đến việc hình thành một phương pháp tiếp cận quản lý toàn diện,
để đạt được hiệu suất và đáp ứng các mục tiêu của công ty3.
1.2.2 Ý nghĩa của việc nghiên cứu chi phí mục tiêu
CPMT hình thành trong lòng môi trường cạnh tranh khắc nghiệt, ngày càng
nhiều DN nhận ra được tầm quan trọng cũng như lợi ích từ việc thay đổi phương pháp
quản trị truyền thống sang ứng dụng phương pháp CPMT. Tính hữu hiệu của phương

pháp này đã được chứng minh trong thực tiễn.
1

Robert A. Howell, Implementing Target Costing
Trương Bá Thanh, “Target cost” approach to cost accouting”
3
HELP University, Target costing
2

SVTH: Nguyễn Thị Thảo

15


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS. TS. Hoàng Tùng

Đối với doanh nghiệp: Phương pháp quản trị CPMT là công cụ điều hành,
kiểm soát và ra quyết định cho các hoạt động hiện thời của DN đồng thời thiết lập khoa
học cho các hoạt động trong tương lai.
Đối với nhà quản trị: Nhằm đánh giá các hoạt động kinh doanh, xác định
điểm mạnh, điểm yếu của DN, là cơ sở để định hướng các quyết định của quản lý.
Như vậy quản trị CPMT giúp cho DN khai thác hết tiềm năng của mình nhằm
đạt được lợi nhuận mục tiêu, tăng doanh số bán sản phẩm là công cụ cắt giảm CP hữu
hiệu và xây dựng môi trường làm việc nhóm hiệu quả. Do vậy, hầu hết các DN khi áp
dụng CPMT đều đồng quy cùng một quan điểm “CPMT là chìa khoá để chiến lược tài
chính dài hạn thành công và lớn mạnh trong môi trường cạnh tranh và biến đổi nhanh
chóng”4.
1.2.3 Xu hướng ứng dụng chi phí mục tiêu trên thế giới

CPMT được bắt nguồn từ Nhật Bản, một số các công ty lớn bắt đầu áp dụng
phương pháp này. Trong những năm gần đây phương pháp CPMT đã được ứng dụng
trong hầu hết các công ty Nhật Bản, nó đã làm hài lòng các NQT DN. Không chỉ các
công ty của Nhật, mà các công ty chế biến và công ty SX phần mềm trên thế giới đều
đạt được kết quả cao, thu được lợi nhuận rất lớn khi áp dụng phương pháp này.
Từ sau cuộc khủng hoảng năng lượng lần thứ nhất năm 1973, CPMT được sử
dụng phổ biến tại Nhật. Theo một nghiên cứu của Đại học Kobe Nhật Bản thì :100%
các DN sản xuất phương tiện giao thông, 75% DN SX thiết bị chính xác, 88% các DN
SX thiết bị điện và 83% các DN chế tạo máy ở Nhật Bản áp dụng phương pháp này.
Người Nhật tin rằng kết quả từ việc áp dụng CPMT sẽ còn tốt hơn nhiều nếu họ đầu tư
nhiều hơn vào giai đoạn nghiên cứu và phát triển và thiết kế sản phẩm bằng cách
chuyển bớt CPSX sang giai đoạn này5.
Ở Mỹ, Target Costing cũng được coi là một phương pháp quản trị, tuy nhiên nó
không chỉ được hiểu là phương pháp kiểm soát CP mà còn được hiểu là phương pháp
lập kế hoạch lợi nhuận và QTCP. Các công ty Boeing, Eastman Kodak, Texas
Intruments, Daimler Chrysler đã áp dụng thành công Target costing trong một bộ phận
4
5

Philip Kotler, Quản trị Marketing
Michiharu, Target Costing and How to use it.

SVTH: Nguyễn Thị Thảo

16


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS. TS. Hoàng Tùng


của DN. KT quản trị Mỹ xem mối quan hệ CVP (chi phi-khối lượng-lợi nhuận) có ý
nghĩa quan trọng đối với việc lập kế hoạch và yêu cầu phân loại CP theo ứng xử của
chúng trong mối quan hệ với biến động của mức hoạt động. CPMT được ví như một
nghệ thuật ở Nhật Bản:6
Công ty ở Mỹ
+ 67% sử dụng cách cộng lợi nhuận vào

Công ty ở Nhật
+ 100% đã sử dụng cách giá cả - lợi nhuận

giá vốn
+ Ước tính chi phí cần được cải tiến

+ Đạt được 80% chính xác về ước tính chi

+ Ước tính chi phí nhà cung cấp từ 11-

phí ở giai đoạn khái niệm sản phẩm
+ Ước tính chi phí này trong khoảng ±5%

25%
+ Giám sát theo dõi không chặt chẽ đến

+ Giám sát theo dõi chặt chẽ về lợi nhuận,

lợi nhuận chi phí, đầu tư tiền vốn, chất

chi phí, đầu tư tiền vốn, chất lượng, phát


lượng, phát triển.

triển ngân sách và sự thực hiện.

Do đặt các mục tiêu một cách hợp lý nên Target Costing đã trở thành phương
pháp quản trị được áp dụng rộng rãi và trở thành bí quyết thành công của các DN SX
và chế tạo các thiết bị máy móc ở Nhật. Ngày nay phương pháp này đang được sử dụng
rộng rãi trong các DN ở Nhật Bản, Mỹ và nhiều nước ở Tây âu: Toyota, Ford, IBM,
Bosch, Opel, VW, Mercedes-Ben…
1.2.4 Khái quát chung về chi phí mục tiêu
1.2.3.1

Phương pháp quản trị chi phí truyền thống
Phương pháp quản trị chi phí truyền thống đã hình thành và tồn tại khá lâu trước

đây và đến bây giờ phương pháp này vẫn còn đang được ứng dụng trong một số DN,
phần lớn ở các nước đang phát triển. Theo như phương pháp này thì các quyết định về
CPSX sản phẩm hay của toàn bộ chu kỳ sống sản phẩm luôn được xem như là “quyết
định đến sau”. Nghĩa là người ta chỉ xem xét việc cắt giảm CP khi đã thực hiện các quá
trình thiết kế sản phẩm, thiết kế quy trình SX. CP là cơ sở cho việc định giá bán sản
phẩm. Tiêu điểm của quản lý là kiểu dáng sản phẩm hay công nghệ SX. Tuy nhiên,
phương pháp này chỉ được sử dụng hiệu quả trong một vài thị trường và với một vài

6

Target Coting State of the Art in the U.S

SVTH: Nguyễn Thị Thảo

17



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS. TS. Hoàng Tùng

sản phẩm ngắn hạn nhưng đối thủ cạnh tranh sẽ đuổi kịp và sản phẩm của công ty sẽ
không còn là ưu thế cạnh tranh lâu dài nữa.
Có những công ty, CP được xem là yếu tố quan trọng nhưng không được chú
trọng trong giai đoạn nghiên cứu, thiết kế sản phẩm. CPSX kế hoạch chỉ được thiết lập
dựa vào các bảng vẽ chi tiết kỹ thuật. Nếu CP này quá cao, cao hơn so với giá thị
trường hoặc mức giá mà KH có thể chấp nhận được thì công tác thay đổi thiết kế để cắt
giảm CP lúc bấy giờ được thực hiện. Việc cắt giảm này có thể thực hiện trước hoặc sau
khi sản phẩm được SX. Kết quả là kéo dài và tăng thêm CP nghiên cứu và phát triển
khi thiết kế lại sản phẩm. (Xem PL1 : khái quát về quản trị chi phí truyền thống7)
Theo phương pháp này, dựa vào CP phát sinh và lợi nhuận kỳ vọng đạt được,
DN tiến hành định giá bán sản phẩm ra thị trường. Như vậy giá bán được xác định sau
CPSX. Cách tính thông dụng nhất là tính phần CP nền sau đó cộng thêm vào CP nền
một số tiền phụ trội dự tính, DN có được giá bán sản phẩm. CP nền có thể được xác
định bằng hai phương pháp: phương pháp tính toàn bộ và phương pháp tính trực tiếp.
Công thức chung:
Giá bán sản phẩm = Chi phí nền
+ Phần phụ trội
Phần phụ trội
= Tỷ lệ phụ trội x Chi phí nền

F Phương pháp tính toàn bộ:

- Chi phí nền là chi phí để sản xuất một đơn vị sản phẩm. Bao gồm:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

+ Chi phí nhân công trực tiếp
+ Chi phí sản xuất chung

- Phần phụ trội là phần chi phí đủ bù đắp:
+ Chi phí bán hàng
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp
+ Lợi nhuận mục tiêu
Tỷ lệ phụ trội

7

=

Chi phí BH + Chi phí QLDN + Lợi nhuận mục tiêu

Kenneth Crow DRM Acssocistes, Target Costing

SVTH: Nguyễn Thị Thảo

18


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS. TS. Hoàng Tùng
Sản lượng SPSX và tiêu thụ x Zđơn vị

F Phương pháp tính trực tiếp:

- Chi phí nền là chi phí khả biến gắn liền với một đơn vị sản phẩm:

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
+ Chi phí nhân công trực tiếp
+ Biến phí sản xuất chung
+ Biến phí bán hàng.
+ Biến phí quản lý doanh nghiệp.

- Phần phụ trội là phần chi phí đủ bù đắp:
+ Định phí sản xuất chung
+ Định phí bán hàng
+ Định phí quản lý doanh nghiệp
+ Lợi nhuận mục tiêu
Tỷ lệ phụ trội



=

Tổng định phí + Mức lợi nhuận mong muốn
Sản lượng SPSX và tiêu thụ x Biến phíđơn vị

Nhược điểm của phương pháp quản trị chi phí truyền thống

 Do việc hoạch định CP không đòi hỏi quá phức tạp nên đôi khi dữ liệu CP
không đáp ứng yêu cầu quản lý, sẽ bị động trong việc cắt giảm CP và khó đạt được
mục tiêu lợi nhuận nếu giá bán quá cao hoặc sản phẩm của DN không có sự khác biệt.
Nói cách khác, DN bị động với sự thay đổi của thị trường.


KT quản trị không phát huy hết hiệu quả, chưa đóng góp nhiều trong công


tác lập kế hoạch SXKD. KT bị động nhận các thông tin từ qúa trình SX mang lại chưa
đủ để các NQT có cách nhìn nhận tổng quát và sát đúng, chưa cung cấp thông tin cần
thiết cho việc lập các kế hoạch hoạt động khả thi dài hạn.
 Xem xét CPSX như một biến phụ thuộc trong suốt quá trình SX do đó ứng
xử với CP trong toàn bộ quá trình là điều rất khó khăn. Phương pháp lại được ứng dụng
trong giai đoạn SX sản phẩm do đó không mang lại hiệu quả cao cho nhà SX, nên
thường tăng thêm CP nghiên cứu và phát triển khi thiết kế lại sản phẩm.
SVTH: Nguyễn Thị Thảo

19


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS. TS. Hoàng Tùng

 Là phương pháp quản trị thông thường hàng ngày, chỉ ảnh hưởng đến các
quyết định hiện tại của các nhà quản lý chứ không có tác động đến quyết định của họ
trong tương lai, chưa phát huy hết hiệu quả làm việc nhóm.
1.2.3.2

Phương pháp chi phí mục tiêu
CPMT chủ yếu được sử dụng chủ yếu trong giai đoạn phôi thai của sản phẩm

(giai đoạn nghiên cứu và phát triển), là phương pháp hướng về KH với xuất phát điểm
ban đầu là giá cả, chất lượng và các yêu cầu về tính năng sản phẩm do KH quyết định.
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu thị trường (KH, đối thủ cạnh tranh), sẽ ước tính giá bán
sản phẩm mà thị trường có thể chấp nhận. Sau khi trừ đi lợi nhuận mong muốn, DN sẽ
xác định mức CPMT tối đa của mỗi sản phẩm. Nếu CP dự kiến để SX sản phẩm cao
hơn CPMT này thì DN phải có các thay đổi về thiết kế sản phẩm, quá trình SX để giảm

CP bằng với CPMT. CPMT sẽ được thiết lập cho toàn bộ CP của chu kỳ sống sản
phẩm: CP nghiên cứu và phát triên, CPSX sản phẩm, CP marketing, CP dịch vụ…Với
các dữ liệu CP đã được xác định một cách hợp lý, công tác KT CP thực tế cũng như
việc lập dự toán SXKD sẽ được thực hiện một cách đơn giản hơn. 8. (Xem PL2: khái
quát về phương pháp quản trị CPMT9).
Theo phương pháp này, giá bán sản phẩm được xác định trước, sau đó cùng với
lợi nhuận đặt ra, tiến hành xác định CPMT, được tính toán theo công thức sau:
Chi phí mục tiêu
(Target cost)

=

Giá mục tiêu
(Target price)

-

Lợi nhuận mục tiêu
(Target profit)

Theo kinh nghiệm của các NQT, các quyết định về CP sản phẩm sau khi sản
phẩm đã đưa vào quá trình SX là rất khó đạt được mà nên thực hiện trong giai đoạn
nghiên cứu và phát triển. CP của toàn bộ chu kỳ sống sản phẩm nên được quyết định
80% đến 90% trong giai đoạn nghiên cứu và phát triển. Bởi vì đây là giai đoạn sản
phẩm còn trong thiết kế nên có thể dễ dàng đưa ra các quyết định chi phí hợp lý và có
tính khả thi. Nếu sản phẩm đã đưa vào SX và lưu thông, việc cắt giảm CP rất khó bởi
cấu trúc CP sản phẩm hầu như là cố định.

8
9


H.M.B Albano, Target Costing
Kenneth Crow DRM Acssocistes, Target Costing

SVTH: Nguyễn Thị Thảo

20


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS. TS. Hoàng Tùng

CPMT là một phương pháp tiếp cận hoàn toàn mới về mối quan hệ giữa giá cả,
lợi nhuận và CP. Sự thành công trong việc áp dụng phương pháp này dựa trên:
3 tiền đề:
 Định hướng công ty SX những sản phẩm dựa vào thị trường, thoả mãn tối đa
nhu cầu KH với mức giá phù hợp với giá thị trường.
 Ứng xử CP sản phẩm như một biến độc lập;
 Tạo môi trường làm việc hiệu quả, nỗ lực đạt được CPMT trong toàn bộ chu
kỳ sống của sản phẩm.
Ưu điểm của phương pháp quản trị chi phí mục tiêu
+

Ngược lại với phương pháp QTCP truyền thống, CPMT không phải là

phương pháp QTCP thông thường hàng ngày, mà là phương pháp lập kế hoạch CP, do
đó tiết kiệm được thời gian và CP nghiên cứu trong toàn bộ cả quá trình SX sản phẩm.
Xem xét CPSX như một biến độc lập trong suốt thời gian xác định sản phẩm có nhu
cầu nên cách ứng xử với CP linh động hơn.

+ Giúp cho việc thiết kế sản phẩm trở nên linh hoạt, hiệu quả hơn. Bởi vì những
thay đổi nhỏ trong khâu thiết kế nhưng không ảnh hưởng đến đặc tính, chức năng của
sản phẩm có thể tạo ra những tiết kiệm đáng kể trong CPSX và dịch vụ. CPMT giảm
thời gian đưa sản phẩm mới tiếp cận thị trường, dễ dàng được thị trường chấp nhận.
+ CPMT có tầm quan trọng đặc biệt đối với những sản phẩm có chu kỳ sống
ngắn. Bởi khi sản phẩm có chu kỳ sống tương đối dài thì có nhiều cơ hội hơn để tiếp
tục cải tiến việc thiết kế và SX. Nhưng đối với sản phẩm có chu kỳ sống ngắn thì rất
khó. Vì vậy CPMT sẽ giúp thời gian thâm nhập thị trường của sản phẩm ngắn lại.
+ CPMT giúp hoạch định, quản lý một cách khoa học và chủ động các CP trong
chu kỳ sống sản phẩm. Khi áp dụng phương pháp quản trị CPMT, KT quản trị ngày
càng phát huy hiệu quả trong công tác lập kế hoạch, quản lý kinh tế tài chính của DN.
Thông qua đó, KT cùng với các bộ phận có liên quan phối hợp hoạt động góp phần
thực hiện các kế hoạch, đạt được mục tiêu của DN. Các CP phát sinh được KT tiếp
nhận một cách chủ động, từ đó cung cấp các thông tin về quá trình thực hiện kế hoạch
chi CPSX phẩm đầy đủ và kịp thời.
SVTH: Nguyễn Thị Thảo

21


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS. TS. Hoàng Tùng

Với những ưu điểm nêu trên thì tại sao CPMT lại chưa được ứng dụng rộng rãi?
Việc ứng dụng CPMT cần một số điều kiện mà không phải bất cứ DN nào cũng dễ
dàng thoả mãn được – đây chính là câu trả lời.
* Điều kiện ứng dụng chi phí mục tiêu
 CP NVL SX sản phẩm không biến động lớn. Bởi vì khi thiết kế sản phẩm,
người ta sẽ thiết kế cụ thể chi tiết những CP liên quan đến toàn bộ chu kỳ sống của sản

phẩm. Do vậy, nếu CP giữa các kỳ có sự biến động lớn sẽ ảnh hưởng đến công tác quản
lý CPSX, phá vỡ kế hoạch CP của sản phẩm.
 Có thể tập hợp CPSX chung (TK627), CPBH (TK641), CP quản lý DN
(TK642), CP tài chính (TK635)…Nói cách khác CPMT đòi hỏi thông tin CP chi tiết
cho từng đối tượng, từng đơn vị cơ sở giúp cho việc hoạch định CP khoa học, thuận
lợi, hiệu quả.
 Toàn bộ CP liên quan chỉ được xem xét thuộc hai bộ phận: biến phí và định
phí, chứ không bao gồm CP hỗn hợp.
 Không bị ràng buộc trong quyết định giá bán. Do vậy việc áp dụng CPMT
trong một số các DN Nhà nước là không phù hợp bởi vì giá sản phẩm bị ràng buộc
theo chủ trương, chính sách cuả Nhà nước
 CP thực hiện cao vì đòi hỏi cần phải có sự đầu tư, đối tượng CP có quy mô
lớn, sự phối hợp của các phòng ban. Việc ứng dụng CPMT sao cho hiệu quả còn đòi
hỏi sự phối hợp và hợp tác cao trong việc thiết kế, sắp đặt, sản xuất của các bộ phận,
phòng ban trong DN: thiết kế, kỹ sư, nhà cung cấp, marketing, sản xuất, KT … từ đó
đưa ra các quyết định về sản phẩm.
Từ đó điểm khác nhau về mặt bản chất của hai phương pháp này như sau: 10
Cộng thêm vào chi phí (truyền thống)
Chi phí mục tiêu
+ Nghiên cứu thị trường không phải là + Thị trường cạnh tranh được quan tâm trong
một phần của kế hoạch CP.
kế hoạch CP.
+ Từ CP xác định giá.
+ Từ giá xác định CP.
+ Lãng phí và thiếu khả năng trong việc + Việc cắt giảm CP được đạt đến bởi đồng
nỗ lực cắt giảm CP.
thời sản phẩm thiết kế hay quá trình thiết kế.
+ Việc giảm CP không được điều khiển + KH là người cung cấp những hướng dẫn về
10


Target Costing A Different Profit Planning Approach

SVTH: Nguyễn Thị Thảo

22


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS. TS. Hoàng Tùng

bởi KH và thị trường
cắt giảm CP.
+ Kế toán viên về CP phải có trách + Tổ đội chức năng điều khiển CP quản lý về
nhiệm quản lý CP.
CP.
+ Nhà cung cấp cũng đã có liên quan + Nhà cung cấp cũng đã có liên quan trong
sau khi sản phẩm được thiết kế.
khái niệm và thiết kế sản phẩm.
+ Rất ít hoặc không có sự cải thiện nào + Liên quan đến cải thiện về giá trị trong kế
về giá trị trong kế hoạch CP.

hoạch CP.

1.2.5 Nội dung của phương pháp chi phí mục tiêu
1.2.4.1

Giới thiệu chung về chi phí mục tiêu
Các tác giả Nhật Bản (như Monden, Sakurai và Tanaka) bắt đầu mô tả cách mà


các công ty Nhật Bản áp dụng CPMT, ví dụ như các công ty phấn đấu để đạt được
thành công trong thị trường nội địa của họ rồi sau đó là thị trường thế giới. Một số
công ty phía bắc nước Mỹ (như Ford, Chrysler và Cummins Engine) đang bắt đầu
nghiên cứu Nhật Bản và thiết lập những sáng kiến về CPMT. Ngày càng nhiều công ty
nhận ra rằng việc tăng giá không còn tự động và CPMT là một kỹ thuật kiểm soát hiệu
quả.
Vì ý tưởng về CPMT đã dẫn đến kết quả là từ một môi trường cạnh tranh cao
mà hầu hết các công ty Nhật Bản phải gánh chịu trong một số năm, và mỗi một công
ty lại xây dựng cách tiếp cận độc đáo cho riêng mình. Chính vì vậy, người ta không chỉ
có một định nghĩa dành cho CPMT mà CPMT được người ta hiểu và định nghĩa nó
trong nhiều khía cạnh, nhiều phạm vi, từ hẹp đến rộng.
Robin Cooper (1992) nói: “Mục đích của CPMT là xác định CPSX của sản
phẩm mà tại đó khi bán sản phẩm nó sẽ tạo ra mức lợi nhuận mong muốn”. Michiharu
Sakurai (1989) cho biết: “CPMT có thể được định nghĩa như là một công cụ quản lý
cho việc suy luận tổng CP của một sản phẩm trong toàn bộ vòng đời của nó với sự hỗ
trợ của bộ phận SX, kỹ thuật, nghiên cứu và thiết kế, marketing và bộ phận KT”. Peter
Horváth (1993) định nghĩa nó như là: “Một kế hoạch CP toàn diện, quản lý CP và
kiểm soát CP … sử dụng chủ yếu ở đầu giai đoạn thiết kế sản phẩm ảnh hưởng đến cơ
cấu giá thành sản phẩm phụ thuộc vào thị trường xuất phát từ nhu cầu. CPMT là cả

SVTH: Nguyễn Thị Thảo

23


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS. TS. Hoàng Tùng

một quá trình đòi hỏi sự phối hợp chi phí định hướng của tất cả các chức năng trong

tổ chức có liên quan đến sản phẩm ”11.
Tóm lại, CPMT được hiểu là: “Một cách tiếp cận cấu trúc để xác định chi phí
mà tại đó một sản phẩm được đề xuất với việc định rõ về mặt kỹ thuật chức năng và
chất lượng được sản xuất để tạo ra một mức lợi nhuận mong muốn và giá bán theo dự
kiến”. Một khía cạnh quan trọng của định nghĩa này là nó nhấn mạnh rằng CPMT là
nhiều hơn một kỹ thuật KTQT. Thay vào đó nó là một phần quan trọng trong quá trình
quản lý toàn diện nhằm giúp tổ chức tồn tại trong một môi trường cạnh tranh cao.
Trong ý nghĩa này, thuật ngữ CPMT là một thuật ngữ sai: nó không phải là một hệ
thống chi phí sản phẩm, mà là một kỹ thuật quản lý nhằm giảm chi phí trong vòng đời
của một sản phẩm. Một vài tác giả đã mô tả các tính năng chính của hệ thống CPMT và
cái cách mà hệ thống này hoạt động. Những mô tả này được đưa ra dưới dạng thực tiễn
trong một số công ty Nhật Bản, và họ đã trở thành đối tượng của nghiên cứu chi tiết 12.
1.2.4.2

Đặc điểm của quản trị chi phí mục tiêu13
Là một phương pháp quản trị có nhiều ưu việt hơn so với phương pháp QTCP

truyền thống, phương pháp quản trị CPMT có các đặc điểm chủ yếu sau:
 CPMT là CP hoạch định không phải là CP kiểm soát. CPMT là công cụ được
sử dụng không nhằm mục đích kiểm soát CP mà nhằm lập kế hoạch CP hay cắt giảm
CP (Điều này lý giải vì sao CPMT còn được gọi là chi phí kế hoạch hay chi phí dự án).
 Được sử dụng trong giai đoạn lập kế hoạch và thiết kế sản phẩm, không
giống như CP định mức tiêu chuẩn là được sử dụng trong giai đoạn SX.
Planning &

Production

Target costing

Standard costing


 CPMT được sử dụng phần lớn trong các ngành công nghiệp lắp ráp. CPMT
thích hợp với những ngành SX sản phẩm số lượng vừa và nhỏ hơn là những ngành có
quá trình SX liên tục (các ngành công nghiệp chế biến).
11

Robert A. Howell, Implementing Target Costing
HELP University, Target costing
13
Michiharu Sakurai, characteristics of Target Costing
12

SVTH: Nguyễn Thị Thảo

24


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS. TS. Hoàng Tùng

 CPMT được sử dụng trong giai đoạn hoạch định và thiết kế sản phẩm, nhằm
kiểm soát quy trình thiết kế sản phẩm và kỹ thuật SX. CPMT là căn cứ, là công cụ để
đưa ra các quyết định về kỹ thuật SX và thiết kế sản phẩm. Vì vây, CPMT hướng vào
quy trình kỹ thuật và quản lý hơn là việc tính toán. Do vậy, để ứng dụng thành công
CPMT cần thiết DN phải sử dụng các công cụ quản lý để hỗ trợ cho việc thực hiện
CPMT hiệu quả.
 CPMT là một khái niệm hoàn toàn khác với CP định mức. Đây là một số
điểm cho thấy sự khác biệt giữa chúng:
Chi phí định mức

Chi phí mục tiêu
+ Được hình thành từ + Được hình thành từ thị trường, từ
phân tích các nhân tố trực các nguồn bên ngoài. Bởi vì, dựa vào
tiếp của quá trình SX, kết quả phân tích thị trường và đối thủ
Sự hình thành

dựa vào kinh nghiệm quá cạnh tranh từ đó xác định mức giá bán
trình SX ở các giai đoạn hợp lý, doanh nghiệp sẽ có CPMT sau
trước và nhân sự hiện tại khi lấy giá bán đó trừ đi lợi nhuận
của công ty để xác định mục tiêu của mình. CPMT xác định

Sự thay đổi trong
suốt quá trình sử
dụng
Về phạm vi ứng
dụng trong các
giai đoạn của chu
kỳ sống sản phẩm

CP định mức.
dựa vào thị trường.
+ Là cố định cho mỗi quá + CPMT của sản phẩm hoặc dịch vụ
trình SX sản phẩm.

rất linh hoạt, có thể thay đổi trong
toàn bộ chu kỳ sống sản phẩm, là kết

quả của sự cải tiến liên tục.
+ Được sử dụng chủ yếu + CPMT mang lại hiệu quả cao trong
trong quá trình SX, cụ giai đoạn nghiên cứu và phát triển

thể là giai đoạn bão hoà (giai đoạn phôi thai). Nó được sử
và suy thoái.

dụng để cắt giảm CP trong toàn bộ
chu kỳ sống của sản phẩm.

(Xem PL3 Chu kỳ sống sản phẩm14)
Sở dĩ cho rằng CP định mức được sử dụng trong giai đoạn bão hòa và suy thoái
bởi vì trong giai đoạn này, sau những nỗ lực cắt giảm CP ở các giai đoạn trước, với quá
trình SX đã được cải tiến liên tục, CP sản phẩm có thể đạt đến mức thấp nhất. Với các
14

Michiharu, Target Costing and How to use it.

SVTH: Nguyễn Thị Thảo

25


×