Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH THÁI HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.08 KB, 17 trang )

SINH THÁI HỌC
Câu 1:các nhân tố sinh thái.Trình bày và phân tích một số quy luật sinh thái cơ bản:Quy luật
giới hạn sinh thái.Quy luật tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái.Quy luật tác động qua
lại giữa sinh vật và môi trường, cho ví dụ:
*Các nhân tố sinh thái
*nhân tố không sống
-Khí hậu: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm không khí, gió..
-thổ nhưỡng: đất, đá, các thành phần cơ giới và tính chất vật lí, hóa của đât
-Nước: nước biển,nước ao hồ sông suối nước mưa
-Địa hình: độ cao, độ trũng, độ dốc, hướng phơi địa hình
*Các nhân tố sống
Gồm các cơ thể sống như VSV, nấm, thực vật.Các cơ thể sống này có ảnh tự hưởng trực tiếp hoặc
gián tiếp tới các cơ thể sống ở xung quanh trong mối quan hệ cùng loài hay khác loài
*Nhân tố con người
Con người có thể làm cho môi trg phong phú, giàu có nhưng rất dễ làm cho chúng bị suy thoái
đi.Một khi môi trg tự nhiên bị suy thoái sẽ có ảnh hg trực tiếp tới các SV đồng thời đe dọa cuộc
sống của chính con người
Sự can thiệp của con ng vào tự nhiên có thể mô tả qua các giai đọa
Hái lượm - Săn bắt và đánh cá - chăn thả - nông nghiệp - công nghiệp - đô thị hóa - siêu công
nghiệp hóa
b) Trình bày và phân tích một số quy luật sinh thái cơ bản
*quy luật giới hạn sinh thái
Sự tồn tại của SV phụ thuộc vào nhiều cường độ tác động cảu các nhân tố sinh thái.Cường độ
tác động tăng hay giảm, vượt ra ngoài giới hạn thích hợp của cơ thể sẽ làm giảm khả năng sống
của SV.Khi cường độ tác động tăng hơn ngưỡng cao nhất hoặc xg thấp hơn ngưỡng thấp nhất so
với mức chịu đựng của cơ thể thì sinh vật không thể tồn tại.
Giới hạn cg độ của 1 nhân tố sinh thái mà ở đó cơ thể chịu đựng đc gọi là giới hạn sinh thái của
sinh vật đó. Còn cường độ có lợi nhất cho sv hoạt động gọi là điểm cực thuận.giới hạn sinh thái
và điểm cực thuận còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như tuổi của cá thể, trạng thái cơ
thể…
- Nhận xét xung quanh quy luật giới hạn sinh thái:


+ các sinh vật có thể có giới hạn sinh thái rộng đối với một nhân tố sinh thái này, nhưng lại có
giới hạn sinh thái hẹp đối với nhân tố sinh thái khác
+ những sinh vật có giới hạn sinh thái rộng đối với tất cả các nhân tố sinh thái, thường có phạm
vi phân bố rộng
+ khi một nhân tố sinh thái nào đó không thích hợp cho cá thể sinh vật, thì giới hạn sinh thái của
những nhân tố sinh thái khác có thể bị thu hẹp
+ giới hạn sinh thái của các cá thể đang ở giai đoạn sinh sản thường hẹp hơn ở giai đoạn trưởng
thành không sinh sản.
Vd: ảnh hưởng của nhiệt độ đến cá rô phi VN
T0 =0,60C: ảnh hưởng dưới về nhiệt độ cá rô phi
T0 =420C: giới hạn trên về nhiệt độ cá rô phi
T0 =300C: điểm cực thuận
5,60C ≤ T0 ≤420C: giới hạn chịu đựng về nhiệt độ của các
*Quy luật tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái:
+ môi trường bao gồm nhiều nhân tố sinh thái luôn có tác động qua lại, sự biến đổi một nhân tố
sinh thái này có thể làm thay đổi về lượng và có khi về chất của nhân tố sinh thái khác và sinh
vật chịu ảnh hưởng của các thay đổi đó. Tất cả các nhân tố đều gắn bó chặt chẽ với nhau tạo
thành tổ hợp sinh thái.
+ mỗi nhân tố sinh thái của môi trường chỉ có thể biểu hiện hoàn toàn tác động của nó lên đời
sống sinh vật khi mà các nhân tố sinh thái khác cũng ở trong điều kiện thích hợp.

1


Vd: ánh sáng và cường độ của nó chiếu lên mặt đất thay đổi, độ ẩm không khí và đất thay đổi
theo, ảnh hưởng đến hoạt động phân hủy các chất của vi sinh vật và động vật không xương sống
trong đất từ đó ảnh hưởng đến hoạt động dinh dưỡng khoáng của thực vật
*Quy luật tác động qua lại giữa sinh vật và môi trg
Trong mqh qua lại giữa SV với MT, không những môi trg tác động lên SV mà SV cũng ảnh
hưởng đến các nhân tố của môi trg và có thể làm thay đổi tính chất của các nhân tố đó.

VD: Kết quả trồng rừng cho thấy, rừng trồng sau khi khép tán sẽ đống vai trò rất lớn trong việc
cải tạo môi trg tự nhiên.tán che phủ mặt đất sẽ làm tăng độ ẩm không khí và đất.trong đất xuất
hiện nhiều vsv sẽ làm đất tơi xốp, màu mỡ sẽ xuất hiện nhiều loài thực vật mới

2


Câu 2:Khái niệm quần thể sinh vật. Cho ví dụ, trình bày đặc trưng mật độ quần thể, đặc
trưng sức sinh trưởng quần thể?sức sinh trưởng quần thể theo tiềm năng sinh học? Sinh
trưởng thực tế của quần thể? Lấy ví dụ và vẽ đường cong sinh trg của các dạng trên.
• Khái niệm quần thể sv
Quần thể là tập hợp những cá thể cùng 1 loài sinh sống trong 1 khoảng không gian nhất
định, ở 1 thời điểm nhất định. Những cá thể trong 1 quần thể có khả năng giao phối với nhau
(trừ những loài sinh sản vô tính hay trinh sinh)
• Đặc trưng mật độ quần thể
- Mật độ quần thể được xác định bởi số lượng sv của quần thể trên đơn vị diện tích hay thể tích.
Số lượng sv có thể được tính bằng số lượng cá thể, khối lượng sv, khối lượng khô hay calo
- Mật độ quần thể đc coi là 1 trong những đặc tính cơ bản của quần thể. Bởi vì mật độ của quần
thể ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong MT, mức độ lan truyền của sv kí sinh, khả
năng gặp nhau giữa những cá thể đực và cái trong mùa sinh sản
Hiện nay người ta còn phân biệt mật độ thô hay toàn phần đc xác định bởi số lượng cá thể hay
sinh khối của quần thể trên 1 đv diện tích(thể tích)của tổng thể khu vực phân bố của quần thể
với mật độ sinh thái
*một số nguyên tắc xác định mật độ quần thể
**Đối với đv:
-Quan sát trực tiếp:là đếm trực tiếp các cá thể của quần thể trên khu vực nghiên cứu. Có 2
trường hợp:
+ở những khu vực trống trải: thảm thực vật thấp k có cây cao và cây to che khuất thì chúng ta có
thể đếm trực tiếp
+ở những khu vực k trống trải:có địa hình và thảm thực vật không tạo điều kiện cho sự quan sát

có thể lựa chọn ô thí điểm hoặc dải thí điểm
-PP gián tiếp để xđ mật độ quần thể:Đây là PP giả định dựa vào những số liệu thu đc
**Đối với thực vật: Thường sử dụng PP chia ô. Cụ thể cần xđ những ô thí điểm ở những vị trí
điển hình của khu vực nghiên cứu sao cho ô thí điểm ấy đại diện cho mật độ quần thể cây
nghiên cứu.Xđ ô thí điểm bằng cách đóng cọc hay chọn 1 số cây mốc
c) Đặc trưng sức sinh trưởng quần thể
- sự sinh trưởng của quần thể được thực hiện bởi 2 động tác sự sinh sản và sự tử vong
- sự sinh sản: là tăng khả năng của quần thể gia tăng về mặt số lượng cho quần thể khi số lượng
cá thể của quần thể bị giảm sút
+ sự sinh sản phụ thuộc vào:
 Điều kiện môi trường sống: không gian, thức ăn, chất lượng môi trường
 Mật độ
 Tuổi sinh sản: chuột từ 4-7 tháng tuổi có thể đẻ 6 -8 con/ lứa, 12-18 tháng chỉ có thể đẻ
2-3 con/lứa
- tỉ lệ tử vonng
+ là mức giảm dân số do sự tử vong của những cá thể ở những lứa tuổi khác nhau
+ tuổi thọ của quần thể được quy định bởi:
 Tuổi thọ sinh lý
 Tuổi sinh thái
 Tuổi quần thể
+ mức độ tử vong của quần thể phụ thuộc vào các yếu tố
 Điều kiện sống, nguồn dinh dưỡng
 Điều kiện môi trường
d) sức sinh trưởng của quần thể theo tiềm năng sinh học. Mọi yếu tố sống đều hoàn toàn
thuận lợi cho sự sinh trưởng của quần thể
Ta có: => Nt = Noert
Trong đó : No : số lượng các thể ban đầu
Nt : số lượng cá thể ở thời điểm t
Vd: sự sinh trưởng của quần thể Ecoli trong phòng thí nghiệm cứ 20p tế bào phân chia
+ Đường cong sinh trưởng của Ecoli có dạng chữ L

3


+

Đường cong sinh trưởng thực tế của quần thể có dạng chữ S
- Nếu nguồn sống của môi trường dồi dào và thỏa mãn nhu cầu của cơ thể đều thuận lợi thì quần thể
tăng trưởng theo tiềm năng sinh học à đường cong tăng trưởng có dạng hình chữ J.
- Có nhiều loài tăng trưởng gần mức tăng trưởng theo tiềm năng sinh học, đó là các loài có sức sinh
sản lớn, số lượng sống sót cao khi điều kiện sống thuận lợi như: VK, nấm, tảo
e)Sức sinh trưởng thực tế của quần thể
Trong thực tế, điều kiện ngoại cảnh không phải lúc nào cũng thuận lợi cho sự tăng trưởng của quần
thể. Ngay cả trong điều kiện thuận lợi nhất thì xuất cư và tử vong luôn xảy ra à đường cong tăng
trưởng thực tế có hình chữ S.
- Một số loài có sức sinh sản ít, đòi hỏi điều kiện chăm sóc cao thì tăng trưởng theo thực tế như: hầu
hết các loài động vật có kích thước lớn, tuổi thọ cao (voi, bò tót,cây gỗ trong rừng …)
Câu 3:Khái niệm về diễn thế sinh thái?Các loại diễn thế sinh thái?nguyên nhân?Tầm quan
trọng của việc nghiên cứu diễn thế
a)Khái niệm về diễn thế
là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã sinh vật qua các giai đoạn khác nhau, từ dạng (trạng thái)
khởi đầu (hay tiên phong), được thay thế lần lượt qua các giai đoạn chuyển tiếp bởi các dạng quần
xã tiếp theo và cuối cùng thường dẫn tới một quần xã tương đối ổn định hay trạng thái ổn định, tồn
tại lâu dài theo thời gian.
b)Các loại diễn thế
Diễn thế nguyên sinh
− Diễn thế nguyên sinh:
+ Xuất hiện: từ môi trường trống trơn
+ Kết quả diễn thế: quần xã đỉnh cực có cấu trúc tương đối ổn định
Diễn thế thứ sinh
− Diễn thế thứ sinh:

+ Xuất hiện: từ môi trường đã có quần xã
+ Kết quả:
• Có thể dẫn đến một quần xã có cấu trúc tương đối ổn định
• Có thể dẫn đến quần xã suy thoái
Ví dụ, nương rẫy bỏ hoang lâu ngày, cỏ rồi trảng cây bụi phát triển và lâu hơn nữa, rừng cây gỗ xuất
hiện thay thế.
Diễn thế phân hủy
Ngoài ra, người ta còn phân biệt thêm một kiểu diễn thế khác, đó là diễn thế phân hủy. Đây là quá
trình không dẫn tới một quần xã sinh vật ổn định, mà theo hướng dần dần bị phân hủy dưới tác
dụng của nhân tố sinh học.
Ví dụ, diễn thế của quần xã sinh vật trên xác một động vật hoặc trên một cây đổ.
Đây cũng là kiểu diễn thế xảy ra trên một cá thể mà cá thể đó dần dần biến đổi theo hướng bị phân
hủy qua mỗi quần xã trong quá trình diễn thế. Diễn thế này không dẫn đến quần xã đỉnh cực.
Ngoại diễn thế
Ngoại diễn thế là diễn thế xảy ra do tác động hay sự kiểm soát của lực hay yếu tố bên ngoài. Ví dụ,
một cơn bão đổ bộ vào bờ, hủy hoại một hệ sinh thái nào đó, buộc nó phải khôi phục lại trạng thái
4


của mình sau một khoảng thời gian. Sự cháy rừng hay cháy đồng cỏ cũng kiểm soát luôn quá trình
diễn thế của rừng và đồng cỏ,....
Nội diễn thế
diễn thế này, loài ưu thế của quần xã đóng vai trò chìa khóa và thường làm cho điều kiện môi
trường vật lý biến đổi đến mức bất lợi cho mình, nhưng lại thuận lợi cho sự phát triển của một loài
ưu thế khác, có sức cạnh tranh cao hơn Nội diễn thế là loại diễn thế được gây ra bởi động lực bên
trong của hệ sinh thái. Trong quá trình thay thế.
Diễn thế tự dưỡng và dị dưỡng
Nếu dựa vào mối quan hệ giữa sự tổng hợp (P) và phân hủy (R) của quần xã sinh vật, diễn thế lại
chia thành hai dạng khác: diễn thế tự dưỡng và diễn thế dị dưỡng.
Diễn thế tự dưỡng là sự phát triển được bắt đầu từ trạng thái với sức sản xuất hay sự tổng hợp các

chất vượt lên quá trình phân hủy các chất, nghĩa là P/R > 1, còn diễn thế dị dưỡng ngược lại, được
bắt đầu ở trạng thái P/R<1.
Trong diễn thế tự dưỡng với P lớn hơn R thì hệ sinh thái đang tích lũy chất hữu cơ và sinh khối (B),
do đó, tỷ số B/P, B/R hoặc B/E (ở đây E = P + R, trong đó E là tổng năng suất sơ cấp) sẽ tăng,
tương ứng là sự giảm của tỷ số P/B.
c)Nguyên nhân
Nguyên
nhân dẫn đến diễn thế sinh thái là sự tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã, tác động
của quần xã lên ngoại cảnh làm biến đổi mạnh mẽ ngoại cảnh đến mức gây ra diễn thế và cuối
cùng là tác động của con người.

Sự diễn
thế xảy ra do những biến đổi của môi trường vật lý, song dưới sự kiểm soát chặt chẽ của quần
xã sinh vật, và do những biến đổi của các mối tương

tác cạnh
tranh - chung sống ở đặc tính và tốc độ của những biến đổi, đồng thời giới hạn phạm vi của sự
phát triển đó.

Nếu
không có những tác động ngẫu nhiên thì diễn thế sinh thái là một quá trình định hướng, có thể
dự báo được. Một cánh đồng hoang để lâu ngày sẽ trở thành trãng cây bụi rồi biến thành rừng,
một ao hồ nông theo thời gian sẽ bị lấp đầy thành đồng cỏ rồi phát triển thành rừng.
d)Tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái

Nghiên cứu diễn thế, ta có thể nắm được quy luật phát triển của quần xã sinh vật, hình dung
được những quần xã tồn tại trước đó và dự đoán những dạng quần xã sẽ thay thế trong những
hoàn cảnh mới.

Sự hiểu biết về diễn thế cho phép ta chủ động điều khiển sự phát triển của diễn thế theo

hướng có lợi cho con người bằng những tác động lên điều kiện sống như: cải tạo đất, đẩy mạnh
biện pháp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, tiến hành các biện pháp thủy lợi, khai thác, bảo vệ hợp
lý nguồn tài nguyên.

Có thể chủ động điều khiển sự phát triển của diễn thế theo hướng có lợi cho con người bằng
các biện pháp: chăm bón, phòng trừ sâu bệnh, xây dựng các công trình thuỷ lợi, cải tạo đất.


Câu 4: Khái niệm về hệ sinh thái? Ví dụ? Cấu trúc và chức năng của HST? Khái niệm chuỗi
thức ăn? Ví dụ? Có mấy loại chuỗi thức ăn? Sơ đồ của từng loại đó?
a)Khái niệm về hệ sinh thái
5


Hệ sinh thái có thể hiểu là bao gồm quần xã sinh vật (động vật, thực vật, vi sinh vật) và môi trường
vô sinh (ánh sáng, nhiệt độ, chất vô cơ...)
Hệ sinh thái là đơn vị cơ bản của sinh thái học và được chia thành hệ sinh thái nhân tạo và hệ sinh
thái tự nhiên. Đặc điểm của hệ sinh thái là một hệ thống hở có 3 dòng (dòng vào, dòng ra và dòng
nội lưu) vật chất, năng lượng, thông tin.
Hệ sinh thái cũng có khả năng tự điều chỉnh để duy trì trạng thái cân bằng, nếu một thành phần thay
đổi thì các thành phần khác cũng thay đổi theo ở mức độ nào đó để duy trì cân bằng, nếu biến đổi
quá nhiều thì sẽ bị phá vỡ cân bằng sinh thái.
Ví dụ: hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái ở ao...
b)Cấu trúc và chức năng của HST
*Cấu trúc:
Mỗi loại sinh thái có 2 thành phần:
- Thành phần hữu sinh: là các sinh vật bao gồm
+Sinh vật sx: là sv có khả năng tổng hợp và hóa tổng hợp , tạo nên nguồn thức ăn tự nuôi mình và
sv dị dưỡng
+Sinh vật tiêu thụ: gồm đv ăn thực vật và đv ăn thịt

+Sv phân giải: là những loại vs sống dựa vào phân giải chất hữu cơ có sẵn thành phần các chất vô
cơ để trả lại môi trg: gồm có vi khuẩn hoại sinh, nấm và 1 số đv không xương sống ăn mùn hữu cơ
-Thành phần vô sinh: là sinh cảnh bao quanh sinh vật trong quần xã bao gồm:
+các chất vô cơ: nước, ôxy, nitơ
+Các chất hữu cơ: protein, lipit…
+các yếu tố khí hậu: ánh sáng, nhiệt độ gió, độ ẩm…
*chức năng
-Thực hiện chu trình đầy đủ:vật chất đi vào hệ, qua biến đổi chúng lại được trả lại môi trường
-Năng lượng đi vào hệ được giải phóng dưới dạng nhiệt
-HST là 1 hệ thống tương đối hoàn chỉnh, thường xuyên trao đổi vật chất, năng lượng và có khả
năng tự điều chỉnh, đảm bảo ổn định theo thời gian

c) Khái niệm chuỗi thức ăn
6


Chuỗi thức ăn: Là một dãy bao gồm nhiều loài sinh vật, mỗi
loài là một mắt xích thức ăn, mỗi mắt xích thức ăn tiêu thụ mắt xích trước nó và lại bị mắt xích
phía sau tiêu thụ.

Vd: Cỏ -> Thỏ -> Cáo -> VSV
Có 2 loại chuỗi thức ăn
• Chuỗi thức ăn mở đầu bằng cây xanh:
− Chuỗi thức ăn có động vật ăn thực vật
Vd: cỏ -> thỏ -> cáo
− Chuỗi thức ăn có kí sinh
Vd: cỏ -> thú ăn cỏ -> rận -> trùng roi
Sơ đồ:
o Sinh vật cung cấp (cây xanh) -> sinh vật tiêu thụ cấp 1 (động vật ăn thực vật: kí sinh trùng,
sâu bọ, chim, giáp xác, thân mềm) -> sinh vật tiêu thụ cấp 2 (sử dụng sinh vật tiêu thụ cấp 1

làm thức ăn) -> sinh vật tiêu thụ cấp 2 và 3 (sinh vật ăn thịt hoặc kí sinh trùng trên sinh vật
tiêu thụ cấp 1,2 hoặc động vật ăn xác chết) -> sinh vật phân hủy (vi sinh vật, vi khuẩn, nấm
hoại sinh)
• Chuỗi thức ăn mở đầu bằng chất hữu cơ đã bị phân hủy và sinh vật tiêu thụ cấp 1 là sinh vật
phân hủy
Vd: chất mùn bã -> mối -> nhện


7


Câu 5: Thế nào là chu trình sinh địa hóa các chất? Có mấy loại chu trình? Kể tên
*Chu trình sinh địa hóa: chu trình sinh, hóa, địa là chu trình vận động các chất vô cơ trong hệ sinh
thái theo con đường từ ngoại cảnh chuyển vào cơ thể sinh vật, rồi từ cơ thể sinh vật chuyển trở lại
ngoại cảnh. Chu trình vận động các chất vô cơ ở đây khác hẳn sự chuyển hóa năng lượng qua cá
bậc dinh dưỡng ở chỗ nó được bảo toàn chứ không mất đi một phần dưới dạng năng lượng và
không được sử dụng lại
Có 5 loại chu trình:
− Chu trình nước
− Chu trình nitơ
− Chu trình photpho
− Chu trình cacbon
− Chu trình lắng đọng

8


Câu 6: Chu trình cacbon, nitơ, photpho ( sơ đồ, giải thích, liên hệ thực tiễn)
Chu trình photpho


+ sự ăn mòn khoáng chất photpho lẫn vào đất, bón phân cho cây
+ thực vật lấy csc phân tử photpho từ trong đất, photpho đi vào cơ thể động vật ăn cỏ thông qua cây
cỏ và theo đó các động vật ăn thịt lại có được từ những động vật ăn cỏ
+ sau đó nó quay lại chu trình thông qua bài tiết và phân hủy
+ các vsv phân hủy chất thải xác động thực vật photpho trở lại trong đất dễ dàng hòa tan sau đó dễ
kết tủa trong đất 1 phần trôi ra đại dương. Phân bón nước thải và thông thường là chất tẩy rửa đều
hoàn toàn có thể tạo ra một sự dư thừa photpho trong cả chu trình nó có
+ được đưa vào đại dương, nó có thể là do “sự nhân bản” của tảo và các cây thủy sinh chết trong
biển cũng như xác động vật khác trong nước
+ các khoáng photpho lắng đọng dưới đáy đại dương, sau nhiều năm quá trình địa chất tảng đá trầm
tích có thể bị đẩy lên khỏi đáy đại dương
-ý nghĩa: có vai trò quan trọng trong việc kiểm tra hàm lượng P hòa tan trong đất và các hồ.

9


Chu trình cacbon


Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cabon điôxit (CO2).
– Thực vật lấy CO2 để tạo ra chất hữu cơ đầu tiên thông qua quá trình quang hợp, Cacbon trao đổi
trong quần xã qua chuỗi và lưới thức ăn
– Khi sử dụng và phân hủy các hợp chất chứa cacbon, SV trả lại CO 2 và nước cho môi trường.
Cacbon trở lại môi trường vô cơ qua các con đường.
+ Hô hấp của động vật, thực vật, vi sinh vật
+ Phân giải của sinh vật
+ Sự đốt cháy nhiên liệu trong công nghiệp
– Nồng độ khí CO2 trong bầu khí quyển đang tăng gây thêm nhiều thiên tai trên Trái đất.

10



Chu trình nước

Vòng tuần hoàn nước không có điểm bắt đầu nhưng chúng ta có thể bắt đầu từ các đại dương. Do
có ánh sáng mặt trời làm nước bốc hơi lên không khí, hơi nước lạnh đi và ngưng tụ thành giọt và
dần hình thành những đám mây
Khi những đám mây đủ nặng sẽ tạo thành mưa, trả nước về cho đại dương. Nhưng một phần nước
bốc hơi tạo thành mây, những đá mây theo gió thổi vào lục địa, khi đó những giọt nước rơi xuống
mặt đất dưới dạng mưa tuyết
Nước mưa rơi xuống tạo thành dòng, một phần tạo thành các vũng vịnh trên mặt đất và dần trở
thành ao, hồ, sông, suối,... sau đó chảy về đại dương. Phần còn lại thấm xuống đất tạo thành mạnh
nước ngầm chảy ra biển,. Khi đó nước biển và nước dự trữ trong ao, hồ, sông dưới ánh sáng mặt
trời tiếp tục bay hơi và bắt đầu vòng tuần hoàn.

11


12


Câu 7:Cơ chế khuếch đại sinh học (vẽ sơ đồ, giải thích) ?Dựa vào cơ chế khuếch đại sinh học
hãy cho biết sức ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con ng
Khái niệm: là hiện tượng chất độc đã được tích luỹ ở một bậc dinh dưỡng sẽ được khuyếch đại theo
cấp số nhân khi nó chuyển qua các bậc dinh dưỡng thức ăn.
+ Nước ô nhiễm : Hệ thống sông ngòi mang nước đi các nơi và sinh họat đời sống thường ngày lệ
thuộc rất nhiều vào chất lượng nước . Nước ô nhiễm vì chứa các hóa chất thải ra từ các họat động
công nghiệp , các vi sinh tồn tại trong tự nhiên hoặc các chất phân hủy của xác động , thực vật ..
Nước ô nhiễm gây các bệnh liên quan đến tiêu hóa như Thương hàn , Viêm Gan , Viêm dạ dày
-Ruột , Tiêu chảy ,

+ Không khí ô nhiễm : Các hạt bụi lơ lững trong không khí do các dung môi bay hơi , xăng dầu ,
chất sơn . Các khí thải từ nhà máy , các hóa chất sử dụng trong phun xịt của nông nghiệp.. khi hít
thở vào sẽ gây hại đến hệ thống hô hấp , gây nên những bệnh đường hô hấp như hen suyễn , viêm
phế quản . Ngòai ra ô nhiễm không khí còn ảnh hưởng đến tầng ozon của khí quyển làm giảm đi tác
dụng che chắn các tia độc hại, nên gia tăng các bệnh về thần kinh, tim mạch …
+ Đất ô nhiễm: Đất bị ô nhiễm bởi tồn đọng các hóa chất độc hại, các kim lọai nặng từ nước thải
của các nhà máy các cánh đồng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật .Ô nhiễm từ đất sẽ trực tiếp gây
nhiễm qua nguồn thưc phẩm chúng ta sử dụng.

13


Câu 8: Trình bày khái niệm và kí hiệu: Sản lượng sinh vật toàn phần,
sản lượng sinh vật thực tế, sản lượng sinh vật riêng, sản lượng sinh vật sơ cấp, sản lượng sinh
vật thứ cấp. Cho ví dụ. Khái niệm hiệu suất sinh học? Công thức tính hiệu suất sinh học toàn
phần hay thực tế của tv, đv
*Sản lượng sinh vật toàn phần( PG hay A):Là lượng chất sống(hay số năng lượng) do một cơ thể
hoặc các sv trong 1 bậc dinh dưỡng sản sinh ra trong 1 khoảng thời gian nhất định nào đó trên 1 đơn
vị diện tích
*Sản lượng sinh vật thực tế (PN hay PS) là lượng sinh vật toàn phần trừ đi phần chất sống(số năng
lượng) đã bị tiêu hao trong quá trình hô hấp(R) .Đó là chất hữu cơ được tích lũy để làm tăng khối
lượng sinh vật
*Sản lượng sinh vật riêng (P/B)( trong đó P là sản lượng sinh vật toàn phần hoặc thực tế, B là sinh
khối)
P/B biểu thị sản lượng sv của 1 đơn vị sinh khối, trong 1 khoảng thời gian nhất định và còn được
gọi là hệ số chỉ vận tốc đổi mới của sinh khối chỉ tg quay vòng, nghĩa là thời gian cần thiết để có
được 1 sinh khối ở 1 thời điểm nhất định.Với hệ số này có thể so sánh dễ dàng khả năng sinh chất
sống giữa các quần thể hoặc giữa các HST khác nhau.
*Sản lượng sinh vật sơ cấp: Có thể là sản lượng ban đầu hay toàn phần(PC) hay sản lượng thực tế
(PN)

*Sản lượng sinh vật thứ cấp: Là sản lượng sinh vật đối với vật tiêu dùng. Có thể là sản lượng
sinh vật toàn phần(PC) hay sản lượng thực tế(PN)
*Khái niệm hiệu suất sinh học:
-Hiệu suất sinh thái là tỉ lệ phần trăm chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng. Trong tự
nhiên hiệu suất sinh thái của mỗi bậc dinh dưỡng khoảng 10%.
-Hiệu suất quang hợp: còn gọi là sản lượng sinh vật sơ cấp, là tỉ lệ phần trăm năng lượng mặt trời
được dùng để tổng hợp chất hữu cơ tính trên tổng số năng lượng mặt trời chiếu xuonngs HST
-Hiệu suất khai thác: Tỉ lệ phần trăm năng lượng chứa trong chất hữu cơ được sử dụng từ 1 loài có
mắt xích phía trước
*Công thức tính hiệu suất sinh thái:
HSST=Qn/Qn-1.100%

14


Câu 9: Khái niệm về sinh vật chỉ thị hay chỉ thị sinh học, loài chỉ thị, các đặc điểm cần lưu ý
khi chọn sinh vật chỉ thị
*Khái niệm chỉ thị sinh học : Chỉ thị sinh học gồm các sinh vật được sử dụng để quan trắc chất
lượng môi trường và hệ sinh thái. Chúng có thể là một loài hoặc nhóm loài mà các chỉ số về
chức năng, mật độ và sự tồn tại của chúng được sử dụng để xác định tính nguyên vẹn củamôi
trường và hệ sinh thái
*Các loài chỉ thị: -Chỉ thị sinh học môi trường đất
-Chỉ thị sinh học môi trường nước
-Chỉ thị sinh học môi trường không khí
*Đặc điểm cần lưu ý khi chọn sinh vật chỉ thị:
-Vật chỉ thị dễ dàng định lạo. Dễ thu mẫu
-Tính thích nghi cao của loài sinh vật đó
-Có khả năng tích trữ chất ô nhiễm, đặc biệt là phản ánh mức độ môi trường ví sự phân bố của
chúng liên quan đến mức độ ô nhiễm môi trường
-Dễ dàng nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, có tính biến dị thấp về mặt di truyền cũng như vai trò

của chúng trong quần xã sv
-Tính nhạy cảm với đk môi trường thay đổi bất lợi hay có lợi cho sinh vật
-Các loài sv có độ thích ứng hẹp thường là vật chỉ thị tốt hơn loài thích ứng rộng
-các loài có cơ thể lớn thường có khả năng làm chỉ thị tốt hơn những loài có cơ thể nhỏ
-Trước khi tách 1 loài nào đó ra khỏi loài kia hoặc sử dụng 1 loài nào đó làm sinh vật chỉ thị cần
xem xét các dấu hiệu thực nghiệm và tính chất từng yếu tố giới hạn.

15


Câu 10: Giới thiệu 1 số chỉ thị cho môi trường đất, nước:
I, Một số chỉ thị sinh học cho môi trường nước
− Chỉ số mật độ số lượng
− Chỉ số ưu thế: số lượng và tần suất
− Chỉ số đa dạng (H+)
− H’<1: rất ô nhiễm
− 1≤ H’ ≤ 2: ô nhiễm
− 2< H’ ≤ 3: chớm ô nhiễm
− 3< H’ ≤ 4,5: sạch
− H’>4: rất sạch
− Chỉ số sinh học tổng hợp
Điểm
Kết luận
Đặc trưng
58 – 60
Môi trường rất tốt
Không có các tác động con người, đầy đủ các thế
hệ, cấu trúc dinh dưỡng ổn định
48 – 52
Môi trường tốt

Giàu thành phần loài, mất đi các loài nhạy cảm
môi trường, cấu trúc dinh dưỡng bị ức chế
39 – 48
Môi trương trung bình
Dấu hiệu suy thoái, cấu trúc dinh dưỡng bị thu
hẹp
28 – 39
Môi trường xấu
Đặc trưng bởi các loài cá ăn tạp, cá chịu đựng tốt
với môi trường ôn
12 – 28
Môi trường rất xấu
Ít cá, chỉ có loài chịu đựng tốt môi trường ô nhiễm
< 12
Ô nhiễm trầm trọng
Không có cá
Vai trò:
 Rất đa dạng về thành phần và số lượng loài trong tự nhiên, thuận tiện ứng dụng trong các chương

trình quan trắc.
 Có phân bố ổn định theo lưu vực; có khả năng phản ánh vấn đề ô nhiễm tại các điểm khi việc xả

thải đã kết thúc không quan sát thấy.
 Nhiều loài nhạy cảm với ô nhiễm, cho phép phát hiện được nhiều vấn đề ô nhiễm, đặc biệt là ô




a)


b)

c)

nhiễm một số hợp chất dạng vết khó phát hiện qua phân tích mẫu lý – hóa học hoặc việc phân tích
quá tốn kém.
Nhiều nhóm sinh vật có vòng đời đủ dài, phản ánh được diễn biến chất lượng môi trường thời gian
dài và không đòi hỏi tần suất quan trắc liên tục.
Một số loài đặc biệt phù hợp cho các phân tích trong phòng thí nghiệm.
II, Một số chỉ thị sinh học môi trường đất
Chỉ thị sinh học môi trường đất và một số đại diện
Sinh vật chỉ thị đất nhiễm kim loại nặng như Pb,As,Zn,Cd…
-Gồm một số loài giun đất như Lumbricidae, molinigastridae, Acanthodrilidae…và một số loài thực
vật như dương xỉ Pteris vittata có khả năng chống chịu As,Pb,Cd; cỏ mần trầu có khả năng chống
chịu Pb,Zn; cỏ vetiver có khả năng chống chịu Pb cao,…
Sinh vật chỉ thị đất ngập mặn
-Đất mặn: là loại đất có chứa nhiều cation natri hấp thụ.
-Các loài thực vật thích nghi ở vùng đất mặn có hệ rễ phát triển chằng chịt gần mặt đất, phân tán tỏa
đi rất xa giúp cây đứng vững, rễ thở hình đũa, bì khổng trên lớp vỏ ngoài, hạt nổi trên mặt nước, lá
rất dày và cứng như dừa nước,mắm, bần, đước, sú, vẹt trụ…Đối với các vùng chịu ảnh hưởng của
triều cao, rễ hô hấp mọc trồi lên khỏi mặt đất như vẹt dù.
-Ngoài ra còn có một số loài động vật như địa sâm, cua…
Sinh vật chỉ thị đất phèn

16


 Đất phèn: có pH thấp,giàu các chất độc dạng ion Al3+, Fe3+,SO42-; ngập nước quanh năm hay ngập















một thời gian,hóa phèn nhanh chóng khi khô nước, thường có màu đen hoặc nâu ở tầng đất mặt, có
mùi đặc trưng của lưu huỳnh và H2S
Thực vật chỉ thị đất phèn:
Đất nhiều phèn: cỏ năng, cỏ bàng,cỏ đưng…
Đất phèn ít và trung bình: cỏ lác, cỏ ống, cỏ mồm, tràm…
Đất phèn tiềm tàng: cây ráng, cây chà là, lác biển, bồn bồn…
Đất phèn ngập nước là vùng đất ngập nước theo mùa hoặc ngập nước thường xuyên,gồm các loài
thủy sinh mọc chìm dưới nước hoặc một phần chìm trong nước, còn lá hoa mọc trên mặt nước:
Đất phèn ngập nước theo mùa: lúa ma, cây sậy,…
Đất phèn ngập nước thường xuyên: súng co, sen, rau dừa…
Động vật chỉ thị đất phèn:
Loài trai sinh sống được trong một số thủy vực nội đồng nhiễm phèn chua nhẹ
Nhóm côn trùng thủy sinh phát triển: ấu trùng muỗi lắc (Chiromidae), ấu trùng chuồn chuồn ở thủy
vực nội đồng bị nhiễm phèn nặng.
Nhóm giun ít tơ.
Ngoài ra còn có chỉ thị sinh học môi trường đất chua như đỗ quyên, sim (Rhodomyrtus tomentosa),
môi trường đất nghèo dinh dưỡng như cây rau mương…


17



×