Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

ĐỀ CƯƠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.78 KB, 13 trang )

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
ĐẤT ĐAI
CÂU 1: Khái niệm, đặc điểm, bản chất và chức năng của
Nhà nước
1.2.1. Khái niệm: Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền
lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và
thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự
xã hội với mục đích bảo về địa vị của giai cấp thống trị trong
xã hội.
1.2.2. Đặc điểm:
1. Nhà nước có sự phân chia dân cư theo lãnh thổ: để công dân
thực hiện nghĩa vụ của mình theo nơi cư trú, không kể họ
thuộc thị tộc nào, bộ lạc nào.
2. Nhà nước thiết lập một quyền lực công đặc biệt, không còn
hòa nhập với dân cư. Nét đặc biệt của quyền lực công cộng sau
khi nhà nước xuất hiện là quyền lực chỉ thuộc về giai cấp
thống trị, phục vụ cho giai cấp thống trị.
3. Nhà nước có chủ quyền quốc gia: thể hiện ở quyền tự quyết
của Nhà nước về tất cả những vấn đề đối nội và đối ngoại.
4. Nhà nước ban hành pháp luật, quy định, thu các loại thuế.
1.2.3. Bản chất của Nhà nước
+ Tính giai cấp: Trong xã hội có hai giai cấp cơ bản là giai cấp
thống trị và giai cấp bị trị. Để thực hiện sự thống trị của mình,
giai cấp thống trị phải tổ chức và sự dụng nhà nước, củng cố
và duy trì quyền lực về chính trị, kinh tế, tư tưởng đối với toàn
xã hội. Bằng nhà nước, giai cấp thống trị về kinh tế trở thành
giai cấp thống trị về chính trị. Nhờ nắm trong tay quyền lực
nhà nước, giai cấp thống trị đã thể hiện ý chí của mình qua nhà
nước.
Qua đó, ý chí của giai cấp thống trị trở thành ý chí của nhà
nước, mọi thành viên trong xã hội buộc phải tuân theo, hoạt


động trong một giới hạn và trật tự phù hợp với lợi ích của giai
cấp thống trị.
1


Như vậy, Nhà nước do giai cấp thống trị lập ra, là một bộ máy
cưỡng chế đặc biệt, là công cụ duy trì sự thống trị của giai cấp
thống trị, đàn áp giai cấp bị trị, bảo vệ địa vị và lợi ích của giai
cấp thống trị. Đó chính là tính giai cấp của nhà nước. + Tính
xã hội: Nhà nước ra đời và tồn tại trong xã hội có giai cấp, bao
gồm: giai cấp thống trị, giai cấp bị trị và các tầng lớp dân cư
khác. Giai cấp thống trị tồn tại trong mối quan hệ với các giai
cấp và tầng lớp khác. Ngoài phục vụ giai cấp thống trị, nhà
nước còn giải quyết những vấn đề nảy sinh trong đời sống xã
hội, đảm bảo trật tự chung, ổn định giá trị chung của xã hội để
xã hội tồn tại và phát triển. Nhà nước bảo vệ lợi ích của giai
cấp cầm quyền và giai cấp khác khi lơợiích đó không mâu
thuẫn với nhau. Đó chính là tính xã hội của nhà nước.
1.2.4. Chức năng của Nhà nước
Chức năng nhà nước được hiểu là những phương diện hoặc
những mặt hoạt động cơ bản chủ yếu của nhà nước nhằm thực
hiện các nhiệm vụ cơ bản trọng yếu nhất do lực lượng cầm
quyền trong xã hội đặt ra cho Nhà nước cần giải quyết.
Nhà nước có 2 chức năng:
- Chức năng đối nội: Nhằm giải quyết các vấn đề về chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng của nội bộ đất
nước.
- Chức năng đối ngoại: nhằm giải quyết các quan hệ của nhà
nước với các dân tộc, các quốc gia khác trên trường quốc tế.
Chức năng của Nhà nước được qui định một cách khách quan

bởi cơ sở kinh tế, xã hội của Nhà nước. Tùy thuộc vào bản chất
của Nhà nước, chế độ xã hội mà các chức năng khác nhau.
CÂU 2: Nêu khái niệm bộ máy nhà nước CHXHCN Việt
Nam.
-Khái niệm: Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam là một hệ
thống các cơ quan nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ
sở nguyên tắc chung của nhà nước nhằm để thể hiện chức năng
chung của nhà nước
2


CÂU 3: Phân tích nguyên tắc: Đảng lãnh đạo tổ chức trong
hoạt động bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam.
* Đảng lãnh đạo: Trong hệ thống chính trị ở nước ta, Đảng
cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền, là lực lượng lãnh đạo
nhà nước và xã hội. Điều 4, Hiến pháp 2013 ghi rõ: "Đảng
cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp công nhân
Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công
nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác
-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà
nước và xã hội".
+ Đảng lãnh đạo QLHCNN bằng các nghị quyết đề ra đường
lối, chủ trương, chính sách, nhiệm vụ cho quản lý nhà nước.
+ Đảng định hướng hoàn thiện hệ thống các cơ quan quản lý
về mặt cơ cấu tổ chức cũng như các hình thức và phương pháp
chung.
+ Đảng lãnh đạo thông qua công tác tổ chức và cán bộ. Đảng
đào tạo, lựa chọn, giới thiệu cán bộ cho cơ quan quản lý nhà
nước, lãnh đạo việc phân công, sắp xếp, phân công cán bộ
thông tác kiểm tra Đảng.

CÂU 4: Văn bản quản lý nhà nước là gì ? nêu các loại văn
bảm quản lý nhà nước
a. Văn bản quản lý nhà nước là những quyết định và thông
tin quản lý thành văn do các cơ quan quản lý nhà nước ban
hành theo thẩm quyền trình tự, thủ tục và hình thức nhất định
nhằm điều chỉnh các mối quan hệ quản lý hành chính nhà
nước giữa các cơ quan nhà nước với nhau và giữa các cơ quan
nhà nước với các tổ chức và công dân.
b. Phân loại
b1. Văn bản quy phạm pháp luật (VB lập quy): Là văn bản do
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình
tự luật định, trong đó có quy tắc xử sự chung nhằm điều chỉnh
các quan hệ xã hội, được Nhà nước bảo đảm thực hiện, được
3


sử dụng nhiều lần, được áp dụng cho nhiều đối tượng, có hiệu
lực trong toàn quốc hay từng địa phương.
- Văn bản do Quốc hội ban hành: Hiến pháp, luật, nghị quyết.
Văn bản do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành: Pháp lệnh,
Nghị quyết;
- Văn bản do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác ở
Trung ương ban hành:
+ Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
+ Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ; quyết định, chỉ thị của
Thủ tướng Chính phủ;
+ Quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang bộ;
+ Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối
cao;quyết định, chỉ thị, thông tư của Chánh án Toà án nhân dân

tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
+ Nghị quyết, thông tư liên tịch giữa các cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền, giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với tổ
chức chính trị - xã hội;
- Văn bản do Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ban hành:
+ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân;
+ Quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân.
b2. Văn bản áp dụng luật (VB cá biệt)
- VB cá biệt là loại văn bản chứa đựng những quy tắc xử sự
riêng, thuộc thẩm quyền của từng cơ quan nhằm giải quyết một
sự việc, một cá nhân, một tổ chức cụ thể trong phạm vi không
gian, thời gian nhất định.
- Văn bản cá biệt gồm:
+ Lệnh: là một trong những hình thức văn bản do các chủ thể
ban hành nhằm đưa ra quyết định quản lý cá biệt đối với cấp
dưới.
+ Nghị quyết: là một trong những hình thức văn bản do một
tập thể chủ thể ban hành nhằm đưa ra quyết định quản lý cá
biệt đối với cấp dưới.
4


+ Nghị định quy định cụ thể về tổ chức, địa giới hành chính
thuộc thẩm quyền của Chính phủ.
+ Quyết định là một trong những hình thức văn bản do các chủ
thể ban hành nhằm đưa ra quyết định quản lý cá biệt đối với
cấp dưới.( Quyết định nâng lương,
bổ nhiệm, điều động, xử phạt vi phạm hành chính, cấp giấy
chứng nhận, quyết định giao đất ...v.v..)
+ Chỉ thị: một trong những hình thức văn bản do các chủ thể

ban hành có tính đặc thù, nhằm đưa ra quyết định quản lý cá
biệt đối với cấp dưới có quan hệ trực thuộc về tổ chức với chủ
thể ban hành. Chỉ thị thường dùng để đôn đóc nhắc nhở cấp
dưới thực hiện những quyết định, chính sách đã ban hành.
+ Điều lệ, quy chế, quy định, nội quy,… có tính chất nội bộ.
Đây là loại văn bản được ban hành bằng một văn bản khác,
trình bày những vấn đề có liên quan đến các quy định về hoạt
động của một cơ quan, tổ chức nhất định.
b3. Văn bản hành chính thông thường
+ VB hành chính thông thường là loại văn bản do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền ban hành, mang tính thông tin quy phạm
nhà nước. Nó cụ thể hóa việc thi hành văn bản pháp quy, giải
quyết các vụ việc cụ thể với đối tượng cụ thể trong khâu quản
lý.
+ Văn bản hành chính thông thường gồm: thông báo, báo cáo,
biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, giấy chứng
nhận, giấy ủy nhiệm, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép,
giấy đi đường, giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gửi, phiếu chuyển;
b4. Văn bản chuyên ngành
+ Là loại văn bản mang tính đặc thù của nghiệp vụ chuyên
môn trong các lĩnh vực như tài chính, tư pháp, ngoại giao ..
Các hình thức văn bản chuyên ngành do Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan quản lý ngành quy định sau khi thoả thuận
thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ;
5


+ Các loại văn bản: hóa đơn, chứng từ, biểu thống kê, tài chính
..
b5. Văn bản kỹ thuật:

+ Là văn bản mang tính đặc thù trong các lĩnh vực kỹ thuật
như xây dựng, kiến trúc, trắc địa, bản đồ, khí tượng, thủy
văn .... Ví dụ như: bản đồ, bản vẽ thiết kế kiến trúc công
trình,..
CÂU 5: Nêu khái niệm quản lý, quản lý hành chính nhà
nước
a, Khái niệm quản lý Nhà nước
Quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực
nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các
quan hệ xã hội và hành vi hoạt đọng của con người để duy trì,
phát triển các mối quan hệ xã hội , trật tự pháp luật nhằm thực
hiện chức năng và nhiệm vụ của nhà nước.
-Khái niệm quản lý hành chính nhà nước: là hoạt đọng thực thi
quyền hành pháp của nhà nước, đó là sự tác ddongj có tổ chức
và điểu chỉnh bằng quyền lực pháp luật nhà nước đối với các
quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì
và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm
thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước trong công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ
nghĩa, do các cơ quan trong hệ thống quản lý hành chính từ
chính phủ trung ương xuống UBND các cấp ở địa phương tiến
hành
* Sự giống và khác nhau giữa QLNN và QLHCNN:
Giống:+ Đều có chủ thể và khách thể
+ Đều là QLNN trên tất cả các lĩnh vực
+ Đối tượng quản lý là toàn bộ dân cư.
+ Sử dụng công cụ pháp lý trên tất cả các lĩnh vực chính trị,
KT, VHXH
+ Đều nhằm thoả mãn nhu cầu phát triển của con người và duy
trì, phát triển trật tự XH.

6


Khác:
QLNN: +Chủ thể quản lý là cơ quan trong bộ máy nhà nước.
+ Phạm vi qui mô lớn
+ Thực thi quyền lập, hành, tư pháp
QLHCNN: + Chủ thể quản lý là các cơ quan trong hệ thống
chính phủ từ TW->đp
+ Phạm vi qui mô nhỏ
+ Thực thi quyền hành pháp
+ Hoạt động chấp hành là tuân thủ thi hành.
+ Điều hành: tổ chức, phân công, phối hợp, hướng dẫn, điều
khiển và khảo sát.
CÂU 7: Trình bày các công cụ quản lý hành chính nhà
nước Việt Nam
Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn
mà Nhà nước đã giao, các cơ quan hành chính nhà nước dùng
5 công cụ chủ yếu sau:
Công sở: +Công sở là trụ sở cơ quan, là nơi làm việc của cơ
quan;
+Là nơi viên chức lãnh đạo, công chức và nhân viên thực thi
công vụ, ban hành các quyết định hành chính và tổ chức thực
hiện các quyết định hành chính;
+Là nơi giao tiếp, đối nội, đối ngoại...
Công vụ: +Công vụ là một dạng lao động xã hội của những
người làm việc trong công sở nhà nước.
+Công vụ được xác định từ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
của cơ quan hành chính nhà nước.
+Có 3 loại công vụ là lãnh đạo, chuyên gia và giúp việc.

+Số lượng công vụ được xác định từ số lượng nhiệm vụ và
theo nguyên tắc một nhiệm vụ chỉ giao cho một người nhưng
một người có thể đảm nhiệm nhiều chức vụ.
7


Công chức: Công chức là người thực hiện công vụ nhà nước,
được hưởng lương và phụ cấp theo công việc được giao từ
ngân sách nhà nước.
Công sản: Công sản là vốn, ngân sách, kinh phí và các điều
kiện, phương tiện, vật chất để hoạt động.
Quyết định hành chính: quyết định hành chính nhà nước là sự
biểu thị ý chí của nhà nước,là kết quả thực hiện quyền hành
pháp, mang tính mệnh lệnh đơn phương của quyền lực nhà
nước
CÂU 8: Quản lý nhà nước về đất đai là gì? Tại sao phải
quản lý nhà nước về đất đai?
Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở
hữu của nhà nước đối với đất đai; đó là các hoạt động nắm
chắc tình hình sử dụng đất; phân phối và phân phối lại quỹ đất
đai theo quy hoạch, kế hoạch; kiểm tra giám sát quá trình quản
lý và sử dụng đất; điều tiết các nguồn lợi từ đất đai.
* Sự cần thiết quản lý nhà nhước về đất đai
Quản lý là chức năng vốn có của mọi tổ chức, mọi hoạt động.
Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của đất đai đối với đời
sống kinh tế- xã hội của đất nước, ngay sau khi giải phóng
Miền Nam, thống nhất đất nước, Nhà nước ta đã tuyên bố công
hữu hóa toàn bộ đất đai để quản lý tập trung thống nhất. Từ
năm 1986 đến nay, với quan điểm đổi mới sâu sắc và toàn diện

mọi mặt của đời sống chính trị - xã hội do Đảng Cộng sản Việt
nam khởi xướng, nền kinh tế nước ta đã chuyển dần từng bước
từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Nhu cầu tăng trưởng kinh tế cao cùng
với sự gia tăng dân số đã gây ra sức ép lớn đế việc khai thác và
sử dụng đất. Chưa bao giờ đòi hỏi việc sử dụng đất tiết kiệm
và hiệu quả lại trở thành một yêu cầu bức xúc như giai đoạn
hiện nay ở nước ta. Để đáp ứng đòi hỏi có tính tất yếu khách
8


quan về nâng cao hiệu quả của việc quản lý nhà nước về đất
đai trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
Hiến pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt nam năm 1992 qui định: “Nhà nước thống nhất
quản lý toàn bộ đất đai theo qui hoạch và theo pháp luật, bảo
đảm sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả” (điều 18 Hiến
pháp 1992). Điều 21 Luật Đất đai năm 2013 qui định: “Nhà
nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai”.
Tuỳ thuộc quan niệm và lợi ích khác nhau mà hình thành nên
các học thuyết khác nhau về vai trò của quản lý nhà nước đối
với nền kinh tế nói chung và đất đai nói riêng. Khi nhà nước tư
sản xuất hiện, cùng với nó là những cơ chế quản lý mới được
xác lập phù hợp với sự phát triển và quản lý qua các giai đoạn
khác nhau của nền kinh tế tuỳ thuộc vào lợi ích, quyền lợi và
quan điểm của giai cấp thống trị. Tuy nhiên, bất cứ nhà nước
nào cũng tác động vào các quá trình kinh tế trực tiếp hoặc gián
tiếp.Vì vậy, vai trò của nhà nước luôn được xem như một yếu
tố khách quan tồn tại cùng với sự phát triển kinh tế.
CÂU 11: Công cụ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong

QLNN về đất đai
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai là một nội dung quan
trọng trong quản lý và sử dụng đất, nó đảm bảo sự lãnh đạo,
chỉ đạo một cách thống nhất trong quản lý nhà nước về đất đai.
Thông qua quy hoạch, kế hoạch đã được phe duyệt, việc sử
dụng các loại đất được bố trí, sắp xếp một cách hợp lý. Nhà
nước kiểm soát mọi diễn biến về tình hình đất đai. Từ đó ngăn
chặn được việc sử dụng đất sai mục đích, lãng phí. Đông thời,
toong qua quy hoạch, kế hoạch buộc các đối tượng sử dụng đất
chỉ được phép sử dụng trong phạp vi ranh giới của mình. Quy
hoạch đất đai được laapjtheo vùng lãnh thổ và theo ngành.
- Quy hoạch sử dụng đất đai theo vùng lãnh thổ là quy hoạch
đất đai được lập theo các cấp hành chính gồm: quy hoạch sử
dụng đất đai của cả nước, quy hoạch sử dụng dất đai cấp tỉnh,
9


quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện, quy hoạch sử dụng đất
đai cấp xã.
- Quy hoạch sử dụng đất đai theo ngành là quy hoạch sử
dụng đất đai được lập theo các ngành như: quy hoạch sử dụng
đất đai nông nghiệp, quy hoạch sử dụng đất đai ngành công
nghiệp, quy hoạch sử dụng đất đai nghành giao thông.
CÂU 12: Công cụ tài chính trong QLNN về đất đai
* Vai trò của công cụ tài chính trong quản lý đất đai
- Tài chính là công cụ để các đối tượng sử dụng đất đai thực
hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của họ.
- Tài chính là công cụ mà Nhà nước thông qua nó để tác động
đến các đối tượng sử dụng đất làm cho họ thấy được nghĩa vụ
và trách nhiệm của họ trong việc sử dụng đất đai. Các đối

tượng sử dụng đất đều phải có trách nhiệm và nghĩa vụ nộp
thuế cho Nhà nước.
Tài chính là công cụ quản lý quan trọng cho phép thực hiện
quyền bình đẳng giữa các đối tượng sử dụng đất và kết hợp hài
hoà giữa các lợi ích.
-Tài chính là công cụ cơ bản để Nhà nước tăng nguồn thu ngân
sách.
* Công cụ tài chính chủ yếu được sử dụng trong quản lý đất
đai hiện nay gồm:
Thuế và lệ phí: là công cụ tài chính chủ yêu được sử dụng
rộng rãi trong công tác quản lý đất đai. Bao gồm thuế sử dụng
đất; thuế chuyển quyền sử dụng đất; thuế thu nhập từ chuyển
quyền sử dụng đất (có thể có); các loại lệ phí trong quản lý, sử
dụng đất đai như lệ phí trước bạ, lệ phí địa chính.
Giá cả: nhà nước đã ban hành khung giá chung cho các
loại đất quy định rõ tại nghị định 104/2014/NĐ-CP
Ngân hàng: là công cụ quan trọng của quan hệ tài chính.
CÂU 13: QLNN về đất đai bao gồm những đối tượng nào?
Nêu các chủ thể quản lý đất đai?
Đối tượng của quản lý nhà nước về đất đai gồm 2 nhóm:
10


-Các chủ thể quản lý đất đai và sử dụng đất đai;
-Đất đai
Các chủ thể quản lý đất đai: Các chủ thể quản lý đất có thể là
cơ quan nhà nước, có thể là tổ chức.
Các chủ thể quản lý đất đai là cơ quan nhà nước gồm 2
loại là: Các cơ quan thay mặt Nhà nước thực hiện quyền quản
lý nhà nước về đất đai ở địa phương theo cấp hành chính, đó là

Uỷ ban nhân dân các cấp và cơ quan chuyên môn ngành quản
lý đất đai ở các cấp. Các cơ quan đứng ra đăng ký quyền quản
lý đối với những diện tích đất chưa sử dụng, đất công ở địa
phương. Theo quy định của Luật Đất đai 2003, Uỷ ban nhân
dân cấp xã có trách nhiệm đăng ký vào hồ sơ địa chính những
diện tích đất chưa sử dụng và những diện tích đất công cộng
không thuộc một chủ sử đụng cụ thể nào như đất giao thông,
đất nghĩa địa... Các cơ quan này đều là đối tượng quản lý trong
lĩnh vực đất đai của các cơ quan cấp trên trực tiếp và chủ yếu
theo nguyên tắc trực tuyến.
Các chủ thể quản lý đất đai là các tổ chức như các Ban
quản lý khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
Những chủ thể này không trực tiếp sử dụng đất mà được Nhà
nước cho phép thay mặt Nhà nước thực hiện quyền quản lý đất
đai. Vì vậy, các tổ chức này được Nhà nước giao quyền thay
mặt Nhà nước cho thuê đất gắn liền với cơ sở hạ tầng trong
khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế đó. Các ban
quản lý này là các tổ chức và cũng trở thành đối tượng quản lý
của các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực đất đai.
CÂU 15: Trình bày vị trí chức năng của sở TNMT
-Sở TNMT là cơ quan chuyên môm thuộc ủy ban nhân dân cấp
tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh
quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường gồm: đất đai, tài
nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, địa chất, môi trường khí
tượng thủy văn, biến đổi khí hậu, đo đạc và bản đồ, quản lý
tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo( đối với các tỉnh
11


thành phố trực thuộc trung ương có biển, đảo) quản lý và tổ

chức thực hiện các dịch vụ công về các lĩnh vực thuộc phạm vi
chức năng của sở
- Sở TNVMT có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản
theo quy định của pháp luật, chịu sự chỉ đạo, quản lý và điều
hành của UBND cấp tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra
hướng dẫn về chuyên môm nghiệp vụ của bộ tài nguyên và
môi trường
CÂU 16: Trình bày vị trí, chức năng của văn phòng đăng
ký đất đai thuộc sở
Văn phòng đăng ký đất đai là đơn vị sự nghiệp công lập trực
thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, có chức năng thực hiện
đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; xây
dựng, quản lý, cập nhật, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính và
cơ sở dữ liệu đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai và cung cấp
thông tin đất đai cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp
luật.
Văn phòng đăng ký đất đai có tư cách pháp nhân, có con dấu
riêng; được Nhà nước bố trí văn phòng, trang thiết bị làm việc
và mở tài khoản theo quy định của pháp luật
CÂU 17: nội dung qlnn về đất đai
15 nội dung quản lý nhà nước về đất đai
1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng
đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó.
2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới
hành chính, lập bản đồ hành chính.
3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử
dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá
tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất.
4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục

đích sử dụng đất
12


6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất
7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất.
8. Thống kê, kiểm kê đất đai.
9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.
11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của
người sử dụng đất.
12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp
hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp
luật về đất đai.
13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.
14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố
cáo trong quản lý và sử dụng đất đai.
15. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.

13



×