Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

ĐỀ CƯƠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.83 KB, 19 trang )

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG
1, khái niệm, vai trò quản lí nhà nước về môi trường, công cụ quản lí môi trường
A, khái niệm quản lí môi trường:
QLMT là tổng hợp các biện pháp , chính sách kt, kĩ thuật, xh thích hợp nhằm bảo vệ
chất lượng mt sống và bảo vệ kinh tế xã hội quốc gia.
B, vai trò của quản lí nhà nước môi trường
- Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát sinh trong hoạt
động sống của con người.
- Phát triển bền vững kinh tế và xã hội quốc gia.
- Bảo vệ con người và chất lượng môi trg sống của con người.
- Bảo vệ chất lượng môi trường sống và bảo vệ kinh tế xã hội quốc gia.
C, công cụ quản lí môi trường
k/n: Công cụ quản lý môi trường là các biện pháp hành động thực hiện công tác quản
lý môi trường của nhà nước, các tổ chức khoa học và sản xuất. Mỗi một công cụ có
một chức năng và phạm vi tác động nhất định, liên kết và hỗ trợ lẫn nhau.
Phân loại:
Theo chức năng gồm: Công cụ điều chỉnh vĩ mô, công cụ hành động và công cụ hỗ
trợ.
- Công cụ điều chỉnh vĩ mô là luật pháp và chính sách.
- Công cụ hành động là các công cụ có tác động trực tiếp tới hoạt động kinh tế xã hội, như các quy định hành chính, quy định xử phạt v.v... và công cụ kinh tế.
Công cụ hành động là vũ khí quan trọng nhất của các tổ chức môi trường trong công
tác bảo vệ môi trường. Thuộc về loại này có các công cụ kỹ thuật như GIS, mô hình
hoá, đánh giá môi trường, kiểm toán môi trường, quan trắc môi trường.
Theo bản chất :






1



Công cụ luật pháp chính sách bao gồm các văn bản về luật quốc tế, luật quốc
gia, các văn bản khác dưới luật, các kế hoạch và chính sách môi trường quốc gia,
các ngành kinh tế, các địa phương.
Các công cụ kinh tế gồm các loại thuế, phí đánh vào thu nhập bằng tiền của
hoạt động sản xuất kinh doanh. Các công cụ này chỉ áp dụng có hiệu quả trong
nền kinh tế thị trường.
Các công cụ kỹ thuật quản lý thực hiện vai trò kiểm soát và giám sát nhà nước
về chất lượng và thành phần môi trường, về sự hình thành và phân bố chất ô
nhiễm trong môi trường. Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể gồm các đánh giá
môi trường, minitoring môi trường, xử lý chất thải, tái chế và tái sử dụng chất thải.
1


Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể được thực hiện thành công trong bất kỳ nền
kinh tế phát triển như thế nào.
2, Cơ sở của công cụ quản lí môi trường
Cơ sở triết học của quản lý môi trường.
Trong triết học người ta bàn nhiều về nguyên lý thống nhất của thế giới vật chất,
trong đó sự gắn bó chặt chẽ giữa tự nhiên, con người và xã hội thành một hệ thống
thống nhất, yếu tố con người giữ vai trò quan trọng. Sự thống nhất của hệ thống được
thực hiện trong các chu trình Sinh Địa Hoá của 5 thành phần cơ bản:






- Sinh vật sản xuất (tảo và cây xanh) có chức năng tổng hợp chất hữu cơ từ các
chất vô cơ dưới tác động của quá trình quang hợp.

- Sinh vật tiêu thụ là toàn bộ động vật sử dụng chất hữu cơ có sẵn, tạo ra các
chất thải.
- Sinh vật phân huỷ (vi khuẩn, nấm) có chức năng phân huỷ các chất thải,
chuyển chúng thành các chất vô cơ đơn giản.
- Con người và xã hội loài người.
- Các chất vô cơ và hữu cơ cần thiết cho sự sống của sinh vật và con người với
số lượng ngày một tăng.
Tính thống nhất của hệ thống “Tự nhiên – Con người – Xã hội” đòi hỏi việc giải
quyết vấn đề môi trường và thực hiện công tác quản lý môi trường phải mang tính
toàn diện và hệ thống. Con người cần phải nắm bắt cội nguồn của sự thống nhất đó,
phải đưa ra được những phương sách thích hợp để giải quyết các mâu thuẫn nẩy sinh
trong hệ thống. Bởi lẽ con người đã góp phần quan trọng vào việc phá vỡ tất yếu
khách quan là sự thống nhất biện chứng giữa tự nhiên – con người – Xã hội. Chính vì
vậy khoa học về quản lý môi trường, hay sinh thái nhân văn chính là sự tìm kiếm của
con người nhằm nắm bắt và giải quyết các mâu thuẫn, tính thống nhất của hệ thống
“Tự nhiên – con người – Xã hội”.
Cơ sở khoa học – kỹ thuật – công nghệ của quản lý môi trường.
Khoa học về môi trường là một lĩnh vực khoa học mới, thực sự nó xuất hiện và được
phát triển mạnh từ những năm 1960 trở lại đây, làm cơ sở cho nghiên cứu, đúc rút
kinh nghiệm, phát hiện những nguyên lý, quy luật môi trường giúp cho việc thực hiện
quản lý môi trường.
Nhờ những kỹ thuật và công nghệ môi trường, các vấn đề ô nhiễm do hoạt động sản
xuất của con người đang được nghiên cứu, xử lý hoặc phòng tránh, ngăn ngừa. Các
kỹ thuật phân tích, đo đạc, giám sát chất lượng môi trường như kỹ thuật viễn thám,
tin học được phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới giúp cho việc Quản lý môi
trường hiệu quả hơn.
Cơ sở kinh tế của quản lý môi trường.
2

2



Hiện nay Quản lý môi trường được hình thành trong bối cảnh của nền Kinh tế thị
trường và thực hiện điều tiết xã hội thông qua các công cụ kinh tế.
Trong nền Kinh tế thị trường mọi nguyên lý hoạt động được dựa trên cơ sở cung và
cầu của thị trường, thông qua cạnh tranh, hoạt động phát triển và sản xuất của cải vật
chất diễn ra dưới sức ép của sự trao đổi hàng hoá theo gía trị. Loại hàng hoá có chất
lượng tốt và giá thành rẻ sẽ được tiêu thụ nhanh, ngược lại những hàng hoá kém chất
lượng và giá thành cao thì sẽ không có chỗ đứng. Trên cơ sở những nguyên lý của
kinh tế thị trường, người ta đã đưa ra các chính sách hợp lý và các công cụ kinh tế để
điều chỉnh và định hướng hoạt động phát triển sản xuất có lợi cho công tác bảo vệ
môi trường.
Cơ sở luật pháp cho Quản lý môi trường.
Cơ sở luật pháp cho quản lý môi trường thực chất là các văn bản về luật quốc tế và
luật quốc gia về lĩnh vực môi trường.
Luật quốc tế về môi trường thực chất là tổng thể các nguyên tắc, quy phạm quốc tế
điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia, giữa quốc gia và tổ chức quốc tế trong việc
ngăn chặn, loại trừ thiệt hại gây ra cho môi trường của từng quốc gia và môi trường
ngoài phạm vi tàn phá quốc gia. Các văn bản luật quốc tế về môi trường đã được hình
thành một cách chính thức từ thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, giữa các quốc gia châu
Âu, châu Mỹ, châu Phi. Từ hội nghị quốc tế về “Môi trường và con người” tổ chức
năm 1972 tại Stockholm, Thuỵ điển và sau hội nghị thượng đỉnh Rio 1992, Brazin đã
có rất nhiều văn bản luật quốc tế được soạn thảo và ký kết. Cho đến nay đã có hàng
ngàn các văn bản luật quốc tế về môi trường, trong số đó đã có nhiều văn bản được
chính phủ Việt nam ký kết.
Trong phạm vi quốc gia, chúng ta cũng đã có nhiều văn bản pháp lý liên quan đến
bảo vệ và quản lý môi trường. Văn bản quan trọng nhất là Luật bảo vệ môi trường
được quốc hội thông qua ngày 27/12/1993.
Các văn bản pháp luật Quốc tế và Quốc gia là cơ sở quan trọng để thực hiện công tác
quản lý Nhà nước vể bảo vệ môi trường.

3,Cơ sở ra đời và phát triển của pháp luật bảo vệ môi trường
a, Cơ sở ra đời
+hiện trạng môi trường
Sự phát triển kinh tế luôn là động lực phát triển của các quốc gia, các quốc gia
sẵ sàng khai thác hết tài nguyên thiên nhiên để phát triển công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Điều này dẫn đến hậu quả, các quốc gia phải đối mặt với sực
cạn kiệt của tài nguyên và các thiên tai, mất câng bằng sinh thái. Hậu quả đó
không chỉ riêng 1 quốc gia nào phải chịu mà nó lan rộng ra toàn thế giới. Chính
vì thế vấn đề môi trường được chú trọng, bảo vệ môi trường được coi là 1 thách
thức lớn trên toàn cầu.
3

3


+Con người chính là chủ thể gây lên các vấn đề về môi trường và cũng là người có
khả nảng cải thiện và bảo vệ môi trường
+ quá trình hội nhấp QT đã tạo ra những thuận lợi, khó khăn...do đó hình thành
LPBVMT phải phù hợp với các quốc gia.
Chính vì thế luật bảo vệ môi trường ra đời để giải quyết các thách thức đó. Chỉ
pháp luật mới có tính điều chỉnh xã hội, các tổ chức phải tuân theo. Môi trường
chỉ thực sự được bảo vệ khi có 1 hệ thống pháp luật thống nhất. Pháp luật môi
trường không chỉ dừng ở phạm vi 1 quốc gia mà còn mở rộng ra quốc tế bằng
các công ước, hiệp định. Có thể nói sự ra đời của pháp luật môi trường là kết
quả tất yếu để phát triển bền vững nhân loại.
b, Cơ sở phát triển
Trên thế giới: Luật môi trường xuất hiện sớm ở các nước phát triển do tốc độ
công nghiệp hóa, ô nhiễm ở các nước đó tăng. Từ cuối thế kỉ 19 đã xuất hiện
các hiệp ước đa phương về vấn đề môi trường. Dến đầu thế kỉ 20 là ra đời 1 số
điều ước về bảo vệ động cật có giá trị thương mại. Từ năm 1970 trở đi, với sự

kiện Stockholm thì hàng trăm hiệp ước đã được kí kết về vấn đề môi trường.
Tiếp đó là hàng loạt các công ước khá như: Tuyên bố rio, công ước ramsa, công
ước cities,…Đến nay thì vấn đề môi trường được toàn thế giới quan tâm và đều
có các bộ luật quay định về vấn đề bảo vệ môi trường.
Ở Việt Nam: Trước năm 1986 nước ta còn chú trọng việc thống nhất đất nước,
độc lập dân tộc, vấn đề môi trường chưa được chú trọng. Sau năm 1986 khi đất
nước đã yên bình, nhận thấy hậu quả xấu do việc ô nhiễm môi trường, các cấp
các ngành đã họp bàn, xây dựng các quy tắc ứng xử, các nguyên tắc, điều trong
luật bảo vệ môi trường, và có hệu lực vào ngày 10/1/1994.Sau đó luật bảo vệ
môi trường của nước ta được sủa đổi và bổ sung cho hoàn thiện hơn , đầy đủ,
chi tiết hơn vào năm 2003. Đặc biệt năm 2014 Bộ luật bảo vệ môi trường của
nước ta bao gồm 20 chương với 170 điều.
Câu 4: Hệ thống văn bản pháp luật bảo vệ môi trường ( phân biệt nghị định, thông tư,
quyết định..... cho 1 vd về 1 văn bản cụ thể)
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc
phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định
trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội
đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực
bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ
xã hội.
Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.
4

4


Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Lệnh, quyết định do Chủ tịch nước.
Nghị định do Chính phủ.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thông tư của
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước.

VD:
- Nghị định:

+ 25/2013/ND-CP: quy định về phí bảo vệ môi trường.
- Thông tư:

+ Thông tư liên tịch 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT hướng dẫn thực hiện nghị định
số 25/2003/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối
với nước thải
Quyết định:
+ số 15/2014/QĐ-UBND về thực hiện thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công
nghiệp trên địa bàn thành phố HCM
-luât: luật bảo vệ môi trường 2014
-pháp lệnh: pháp lệnh số 36/2001/PL- UBTVQH10 ngày 25/7/2001 của UBTVQH về
bảo vệ và kiểm dịch thực vật
- hiến pháp: : Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) đã có những
quy định mang tính nguyên tắc về bảo vệ môi trường. (Điều 29)
câu 5: sự cần thiết phải có luật quốc tế trong bảo vệ môi trường.
- Tác động của thiên nhiên và con người đến mt: kinh tế theo thời kỳ công
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước sẵn sang khai thác hết mọi nguồn lực về tài
nguyên=>hậu quả là cạn kiệt nguồn tài nguyên gây mất cân bằng sinh thái
- Khi ko có luật mt:mất cb sinh thái, tuyệt chủng, ô nhiễm, ảnh hưởng đến sự
tồn tại sv và con ng
 Cần có luật để điều chỉnh hành vi của xã hội để ngăn chặn khắc phục hậu

5

5


quả xấu do hoạt động của con người.
 Điều chỉnh việc khai thác, sử dụng các thành phần mt hợp lí đảm bảo phát
triển bền vững
Mt chỉ thực sự đc bảo vệ khi có 1 hệ thống PL thống nhất rõ rang,đủ sức răn đe và
sự chung tay của toàn TG
PL mt ko chỉ dừng lại ở mỗi những bộ luật của mỗi quốc gia mà còn mở rộng khi
có sự xh các điều ước QTe tạo ràng buộc, trách nhiệm bvmt giữa các QG với nhau.
Có thể nói sự ra đời của luật quốc tế Trong bvmt là 1 hệ quả tất yếu trên con đg
phát triển bền vững của nhân loại.
Câu 6: nội dung của công ước stockholm, tuyên bố rio, tuyên bố johanesburg.
A, công ước stockholm về các hợp chất hữu cơ khó phân hủy
Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy là hiệp
ước quốc tế về môi trường, được ký vào năm 2001 và có hiệu lực kể từ tháng 5
năm 2004.
Mục đích: bảo vệ sức khỏe con người và môi trường trc nguy cơ do POP gây ra.
loại bỏ hoặc hạn chế sản xuất và sử dụng các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy
Nội dung: Nội dung chính của Công ước là việc yêu cầu các nước phát triển phải
cung cấp mới cũng như bổ sung các nguồn tài chính và biện pháp nhằm xóa bỏ
hoạt động sản xuất và sử dụng các POP, xóa bỏ việc vô ý tạo ra các POP nếu được,
quản lý và tiêu hủy chất thải POP theo cách an toàn cho môi trường. Công ước
cũng dự liệu việc bổ sung các chất mới vào danh sách thông qua việc ghi chú trong
phần mở đầu.
B, tuyên bố rio về môi trường và phát triển
Hội nghị Liên hợp quốc quốc tế về môi trường và Phát triển, Rio de
Jeneiro, Brazil, 14/6/1992

Mục đích đối tượng: tạo cơ sở cho cuộc sống bền vững trên trái đất và
ngăn chặn sự suy thoái về môi trường của hành tinh.
Nội dung:

Bảo vệ mt là hoạt động không thể tách rời của phát triển bền vững.

Đảm bảo công bằng trong cùng một thế hệ và giữa các thê hệ.

Duy trì giữ gin hòa bình, đảm bảo kiểm soát dc các tác động của chiến
tranh, xung đột, áp bức bóc lột để hạn chế tác động xấu đến tnmt.

Xóa nghèo giảm chênh lẹch mức sống là một mục tiêu và đặc biệt cấp
bách của PTBV.

Khác nhau về trách nhiệm giữa các quốc gia.

Cam kết về hợp tác đa quốc gia.
6

6


C, tuyến bố Johanesburg về Phát triển bền vững( hội ghị Thượng đỉnh thế giới về
Phát triển, bền vững Johanesburg, Nam Phi, năm 2002)
Mục tiêu




- Chủ đề quan trọng hơn cả của Hội nghị là thúcđẩy những hành động và tiến bộ

cơ bản đã đạtđược tại Johanesburg nhằm giải quyết nhữngquan tâm lớn nhất về
nghèo đói và môi trường



- Tăng cường cung cấp nước sạch và vệ sinh môitrường



- Tăng cường tiếp cận các dịch vụ về năng lượng



- Nâng cao điều kiện sức khoẻ và vấn đề nôngnghiệp, đặc biệt là các vùng đất
khô hạn- Bảo vệ tốt hơn hệ sinh thái và đa dạng sinh họccủa thế giới.



Nội dung chính của hội nghị- Hội nghị đã tập trung bàn thảo về “sự toàncầu hóa
hàng ngày và khắp mọi nơi” và cốgắng tìm các giải pháp cho những vấn đề cảntrở
tiến trình phát triển bền vững.



- Sự “phát triển kinh tế theo hướng thươngmại và tự do hóa tài chính” được xem
là một vấn đề lớn “đã gây nhiều khó khăn cho việctheo đuổi các mục tiêu môi
trường và xãhội…”
Hội nghị đã nhấn mạnh một số nội dung như sau:




-Rũ bỏ sự phát triển rập khuôn




- “Các quốc gia nghèo cần phải gia tăng nhu cầutiêu thụ của họ, nhưng không
đi theo con đườngmà các nước giàu và các nền kinh tế phát triểnquá nhanh trong
nửa thế kỷ qua”



-Như vậy, thách thức đối với các nước có nềnkinh tế tụt hậu phải đối đầu đó là
sự lựa chọnmột hướng đi thân thiện môi trường và thânthiện người nghèo, tách biệt
tăng trưởng kinh tếkhỏi gia tăng sử dụng tài nguyên, tiến bộ xã hộiđi đôi với tăng
trưởng kinh tế.
-Thu hẹp khoảng cách sinh thái của các nước giàuvà nghèo




+ Sự giàu sang của một phía là nguyênnhân gây ra sự nghèo khó cho phía bên
kia. +Tầng lớp giàu né tránh khỏi các nguyhại của môi trường và đẩy chất thải,
tiếng ồn,những thứ bẩn thỉu của thế giới công nghiệpvào số đông những người yếu
thế. +Vì vậy, giảm được khoảng cách sinhthái của tầng lớp giàu không chỉ là vấn
đềsinh thái học mà còn là vấn đề công bằng.
- Đảm bảo các quyền mưu sinh




7

7




+ Hội nghị Johannesburg đã tập trung nhiều vào vấn đề xoá đói giảm nghèo.
Nghèo đói là do thiếu quyền lực, chứ không phải thiếu tiền.



+ Vấn đề ở chỗ liệu các nỗ lực có cần thiết phải dựa chủ yếu vào nguồn hỗ trợ
phát triển như tăng các khoản viện trợ, hay là tăng sự hoà nhập thị trường thế giới



+ Do đó, bất cứ sự cố gắng nào để giảm nghèo cũng phải tập trung vào việc
củng cố các quyền và cơ hội cho người nghèo, nhất là phụ nữ.
Vì vậy, cần khuyến khích quyền mưu sinhbền vững theo hai nghĩa:




- Hoạt động tạo ra thu thập hoặc phươngtiện và tạo ra vị trí trong xã hội với một
cuộcsống theo đúng nghĩa.



- Hoạt động giúp bảo tồn, tái tạo tàinguyên môi trường.




- Bước nhảy vọt sang kỷ nguyên năng lượng mặttrời



+ Nền kinh tế phải có xu hướng chuyểnđổi sang dựa vào các nguồn tài nguyên
vànăng lượng hoá thạch sang tài nguyên vànăng lượng mặt trời.



+ Việc dựa trên các dạng năng lượng nhưgió, thuỷ điện nhỏ, pin mặt trời…giúp:
Rút ngắn được chu trình cung cấp tàinguyên, giữ gìn được thiên nhiên. Thúc đẩy
quá trình chuyển đổi công nghệ,đem lại thịnh vượng cho con người



• Mặc dù chưa đạt được thoả thuận toàn cầu về cắt giảm các nguồn năng lượng
gây ô nhiễm, có hơn 30 nước đã thông qua sáng kiến tăng tỷ lệ sử dụng các nguồn
năng lượng có thể thay thế như năng lượng mặt trời, sức gió và thuỷ điện để góp
phần bảo vệ môi trường.
Câu 7: công ước ramsa. Công ước về các vùng đất ngạp nước.
a.Hoàn cảnh ra đời:
- Ngày 02/02/1971, một số nước đã họp tại thành phố Ramsar, một thành phố
nhỏ trên bờ biển Caspia (Iran) để dự thảo về một công ước
- Công ước Ramsar có hiệu lực từ cuối năm 1975 khi thành viên thứ 7 là Hy Lạp
xin gia nhập ( mục1,điều 10)
- Ngày 20/1/1989, Việt Nam trở thành thành viên thứ 50 của Công ước và là
thành viên đầu tiên trong khu vực ASEAN

b.Mục đích:
- Bảo tồn và sử dụng hợp lý các vùng đất ngập nước chủ yếu làm các nơi cư trú
của chim nước.
- Công ước đã mở rộng phạm vi ra tất cả các phạm trù khác của đất ngập nước
và thừa nhận các vùng đất ngập nước là các hệ sinh thái có ý nghĩa cực kỳ
8

8


quan trọng đối với bảo tồn đa dạng sinh học cũng như cung cấp phúc lợi cho
các cộng đồng dân cư và xã hội
c.Nội Dung: công ước bao gồm 12 điều quy định
- Quyền lợi của các bên tham gia :
• Triệu tập cuộc họp trong các trường hợp cần thiết nhằm:
• Bổ sung, sửa đổi hoặc mở rộng các nội dung trong công ước [ mục 2 điều 6(1)]
• Bỏ phiếu cho ý kiến trước các đề xuất trong cuộc họp
• Bổ sung các vùng đất ngập nước thuộc lãnh thổ mình vào “danh mục” [ mục 5
điều 2]
• Bãi miễn công ước sau 5 năm gia nhập [mục2 điều11]
- Nhiệm vụ (trách nhiệm) của các bên tham gia :
• Chỉ ra được những vùng ĐNN trong phạm vi lãnh thổ của mình ( khu ramsar)
[mục5 điều2 ] (VN có 5 VQG ,HST ĐNN đã được công nhận là khu Ramsar )
• Phải đền bù tổn thất hoặc lập các khu dự trữ thiên nhiên bổ sung nếu xóa bỏ
hoặc hạn chế danh giới các vùng ĐNN [mục2 điều4]
• Tăng cường trao đổi thông tin , phát triển thêm số lương các loài chim nước ,
đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn [mục 3,4,5 điều 4]
Câu 8: công ước CITES- ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật
hoang dã nguy cấp
a.Hoàn cảnh ra đời:

- Công ước này cũng đc biết là công ước washington do được ký tại washington
D.C
- Ký 3/1973 va có hiệu lực 7/1975
- 2014 có 180 thành viên
b.Mục đích:
- Kiểm sóat hđ buồn bán quốc tế mẫu vật của đv-tv hoang dã 1 cách bền vững,
đảm bảo ko làm ảnh hưởng đến sự tồn vong của chúng
- Đảm bảo đvtv hoang dã được buôn bán quốc tế ko bị khai thác quá mức gắn
liền đvtv hoang dã và việc buôn bán chúng với công cụ pháp lý để bảo tồn và
sd bền vững.
9

9


c.Nội dung:
- Quy định và đảm bảo rằng các nước sản xuất và tiêu thụ có chung một trách
nhiệm như nhau trong việc quản lý và bảo tồn nguồn lợi thiên nhiên. Các hoạt
động thương mại sẽ được theo dõi qua việc thu thập và phân tích các thông
tin liên quan. Các loài sẽ được phân tích dựa trên các tiêu chí quản lý buôn
bán của Công ước.
- Quy định việc buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã (bao gồm
xuất khẩu, nhập khẩu hay tái xuất khẩu các loài động vật sống, chết, các loài
thực vật, các bộ phận và mẫu vật của các động thực vật hoang dã) bằng cơ
chế giấy phép và giấy chứng nhận. Giấy phép được cấp khi một số điều kiện
được bảo đảm và phải xuất trình trước khi ra hay vào một nước.
Công ước gồm 03 phụ lục:
Phụ lục I: Bao gồm các loài bị đe dọa tuyệt chủng trong đó có loài cá sấu
nước ngọt Crocodylus siamemsis nằm trong nhóm IB nghị định 48/2002/NĐCP ngày 22/04/2002. Thuộc phụ lục I Công ước Cites.
Phụ lục II: Bao gồm các loài không bị đe dọa tuyệt chủng nhưng việc buôn

bán các mẫu vật của những loài này phải được kiểm soát để tránh cho chúng
khỏi tình trạng bị đe dọa tuyệt chủng. Buôn bán các loài này phải có giấy
phép xuất khẩu và tái xuất khẩu.
Phụ lục III: Bao gồm các loài được bảo vệ ở ít nhất là một nước và nước đó
yêu cầu các nước thành viên khác giúp đỡ kiểm soát việc buôn bán loài này.
Buôn bán các loài này phải có giấy phép xuất khẩu và chứng nhận xuất xứ
của con vật. Cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm thực hiện Công ước Cites
- Cơ quan thẩm quyền quản lý Cites Việt Nam (Cục Kiểm lâm).
- Chi cục Kiểm lâm (CCKL) địa phương đăng ký, quản lý, kiểm tra hướng dẫn,
thanh tra các trại nuôi.
Các loài động thực vật ghi trong phụ lục 1 và 2 của CITES có thể được bổ sung hoặc
chuyển dịch do thỏa thuận của các nước thành viên tại hội nghị toàn thể họp 2 năm
một lần hoặc bỏ phiếu gửi qua bưu điện trong thời gian giữa 2 kỳ hội nghị.
Các nước thành viên có nghĩa vụ tiến hành những biện pháp thích hợp để thi hành có
hiệu lực các điều khoàn ghi trong công ước, đặc biệt là việc cấm buôn bán các loài
thuộc phụ lục 1.
Đối với các mẫu vật, sau khi bị tịch thu sẽ được giao cho cơ quan có thẩm quyền
quản lý. Sau khi trao đổi ý kiến với cơ quan thẩm quyền quản lý của nước xuất khẩu
thì hoặc mẫu vật sẽ được trả lại cho nước đó (nhưng phải chịu toàn bộ phí sang nhận)
hoặc sẽ được chuyển cho trung tâm cứu hộ hay một nơi nào đó mà cơ quan thành
viên bảo đảm hoàn tất các thủ tục xuất nhập cảnh một cách nhanh chóng cho các loài
đó được phép xuất nhập. Các nước thành viên phải bảo đảm cho mọi mẫu vật sống
được chăm sóc thích hợp nhằm hạn chế tối đa các tổn thương về sức khõe hay cách
đối xử thô bạo trong quá trình vận chuyển hay quá cảnh.
Câu 9: công ước khung về biến đổi khí hậu
a.Lịch sử ra đời:
10

10



- Ký kết 9/5/1992 sau khi 1 ủy ban đàm phán liên chính phủ xd vb của công ước
khung
- Có hiệu lực từ 21/3/94
- 5/2011 có 195 bên tham gia
- UNFCCC phân chia các nước trên TG thành 2 nhóm:
• Các bên thuộc phu lục 1: cá nước phát triển và có nền kinh tế chuyển đổi
và có lượng phát thải khí nhà kính lớn gây biến đổi khí hậu
• Các bên ko thuộc phụ lục 1: các nước đang ptr
b.Mục đích
- ổn định nồng độ các khí nhà kính ở mức có thể ngăn ngừa đc sự can thiệp nguy
hiểm của con ng đối với hệ thống khi hậu
c.Nội dung:
Bản thân công ước này không ràng buộc giới hạn phát thải khí nhà kính cho các quốc
gia đơn lẻ và không bao gồm cơ chế thực thi. Do đó công ước này là không bắt buộc
về mặt pháp lý. Thay vào đó công ước cung cấp một bộ khung cho việc đàm phán các
hiệp ước quốc tế cụ thể (gọi là "nghị định thư") có khả năng đặt ra những giới hạn
ràng buộc về khí nhà kính.
Công ước được quy định với 26 điều
- Đưa ra đầy đủ và hoàn chỉnh các định nghĩa về biến đổi môi trường (điều 1)
- Đặt ra mục tiêu rõ ràng về sự ổn định khí nhà kính trong khí quyển (điều 2)
- Nhằm đạt đc mục tiêu và thi hành các điều khoản của công ước cần có các
nguyên tắc, các nguyên tắc được đưa ra 1 cách đầy đủ đối với các bên tham
gia( điều 3),đồng thời các cam kết để nâng cao trách nghiệm cũng đc quy định
(điều 4)
- Việc nghiên cứu, quan trắc đc củng cố trên từng quốc gia và liên quốc gia 1
cách hệ thống (điều 5), đồng thời đề cao việc nâng cao nhận thức, koi trọng
giáo dục về biến đổi khí hậu (điều 6)
- Hội nghị các bên được diễn ra thường xuyên với mục đích đẩy mạnh,tạo điều
kiện trao đổi, hướng dẫn, giúp đỡ … các bên khi tham gia công ước (điều 7)

dưới có ban thư ký hôc trợ (điều 8)
- Các cơ quan bổ trợ về cố vấn khoa học kỹ thuật (điều 9) để tham gia giúp đỡ
trong quá trình nghiên cứu đánh giá biến đổi mt và cơ quan bổ trợ cho việc thi
hành giúp đánh giá tổng quan việc thi hành có hiệu quả theo cong ước (điều
10)
- Việc đầu tư dự án hay hỗ trợ đc quy định theo cơ chế tài chính ( điều 11)
- Truyền đạt thông tin và giải quyết các vấn đề liên quan đến việc thi hành ( điều
12, điều 13)
11
11


- Các bất đồng trong việc thực thi công ước giữa các bên đc quy định rõ ràng
( điều 14) đảm bảo cho việc thực thi công ước 1 cách hiệu quả cho các bên
- Sửa đổi các công ước ( điều 15), thông qua và sửa đổi phụ lục công ước ( điều
16) được quy định rõ ràng
- Nghị định thư, quyền bỏ phiếu, người lưu chiểu, ký, sắp xếp tạm thời được quy
định cụ thể (điều 17, 18,19,20,21),phê chuẩn,phê duyệt,chấp nhận hoặc gia
nhập, hiệu lực thi hành, bảo lưu, xin ra, vb gốc cũng được đưa ra 1 cách cụ thể
hóa ( điều 22 đến 26)
 Theo công ước, các chính phủ:
- Thu thập và trao đổi thông tin về phát thải khí nhà kính, các chính
sách,kinh nghiệm
- Chiến lược quốc gia đối phó với phát thải khí nhà kính, thích ứng vói tác
động
- Hợp tác chuẩn bị thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu
Câu 10: Công ước chống sa mạc hóa.
I, Bối cảnh ra đời
Việc suy thoái nghiêm trọng đất đai và có nhiều vùng khô hạn đang đe doạ hơn 900
triệu người dân ở khoảng 100 nước, chiếm 25 % diện tích đất đai của hành tinh chúng

ta.
Nghiêm trọng nhất là ở Châu Phi, nơi có tới 66% đất đai là sa mạc hoặc đất đai khô
cằn, và có tới 73 % đất canh tác nông nghiệp đã bị nghèo kiệt. Khoảng 800 triệu
người dân sống ở những vùng khô cằn lâm vào cảnh thiếu đói.
►Từ những nguyên nhân trên dẫn tới sự ra đời Công ước “CHỐNG SA MẠC
HOÁ”. Đầu tiên được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh về moi trường và phát triển tại
Rio de Janeiro, Brazin vào tháng 6 năm 1992. Sau hơn một năm tham khảo ý kiến
đóng góp của hơn 1.000 nước trên thế giới, cuối cùng Công ước đã được hoàn chỉnh
vào tháng 6 năm 1994. Công ước được mở cho các nước ký tại Pari vào ngày 14-15
tháng 10 năm 1994.
II, Mục tiêu của công ước





12

Xây dựng các chương trình quốc gia, tiểu vùng và vùng để phòng chống khô
hạn và sa mạc hoá
Kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ tài chính cho việc chống sa mạc hoá
Trao đổi thông tin, kỹ thuật và đào tạo về chống sa mạc hoá
Ngăn chặn hậu quả sa mạc hoá dẫn đến di cư ồ ạt, các loài động thực vật bị tiệt
chủng, khí hậu thay đổi v.v...
12


III, Nội dung công ước
Gồm 6 phần và 40 điều trong đó nội dung chủ yếu tập trung ở phần 2 và 3(từ điều 4
đến điều 21)

Phần I: giới thiệu:
- Sử dụng các thuật ngữ :sa mạc hóa, suy thoái đất đai,vùng khô hạn bán
khô hạn và ẩm nửa khô hạn (điều 1)
- Mục tiêu của công ước,các nguyên tắc đc đưa ra cụ thể rõ ràng (điều
2,điều 3)
Phần II:Các điều khoản chung
- Các bên tham gia công ước ngoài thực hiện các nghĩa vụ chung (điều 4)
còn thực hiện nghĩa vụ riêng khác như đối với nước bị ảnh hưởng bởi sa
mạc hóa và hạn hán( điều 5), đối với nước đang phát triển (điều 6)
- Ưu tiên cho nước bị ảnh hưởng bởi sa mạc hóa lớn nhất là ở các nước
Châu Phi (điều 7)
- Tham gia các công ước khác nhằm đem lại những lợi ích tối đa (điều 8)
Phần III: Chương trình hành động, hợp tác khoa học kỹ thuật và các biện pháp hỗ
trợ
- Mục 1:Chương trình hành động
• Các nước đang phát triển bị ảnh hưởng bởi sa mạc hóa thông báo
về kế hoạch thực thi ông ước tại quốc gia đó lên ban thư ký để đc
trợ giúp về tài chính, kinh nghiệm.
• Các chương trình hành động từ chương trình quốc gia, vùng và
tiểu vùng cũng như hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề sa
mạc hóa tốt nhất, giúp mn hiểu được trách nhiệm và vai trò, việc
cần làm cũng như sự giúp đỡ từ các bên ( điều 10, 11,12)
• Các chương trình hành động được đánh giá và hỗ trợ đi vào thực
thi 1 cách hiệu quả ở các vùng 1 cách hợp lý (điều 13, 14, 15)
- Mục 2: Hợp tác khoa học và kỹ thuật (điều 16, 17,18)
• Thu thập phân trích và trao đổi thông tin để theo dõi thương
xuyên tinh hình đất đai và để có những kế hoạch đối với đất.
• Các bên tham gia đẩy mạnh công tác trong nghiên cứu ở mỗi quốc
gia, vùng và trên thế giới trong lĩnh vực chống sa mạc hóa
• Tuy theo mỗi quốc gia đểphát triển chuyển giao và áp dụng khoa

học kỹ thuật phù hợp, hợp tác song phương.
- Mục 3: Biện pháp hỗ trợ
13

13


• Tăng cường năng lực, giáo dục và nâng cao nhận thức người dân
(điều 19)
• Nguồn tài chính cần đc đảm bảo thực hiện các chương trình hành
động ngoài tự cấp còn có sự huy động vốn tài chính từ ác cước
phát triển (điều 20), từ đo cần có 1 cơ chế tài chính quản lí và giúp
đỡ(điều 21)
Phần IV:Về tổ chức
- Hội nghị các bên tham gia công ước đc tổ chứ hàng năm (điều 22)
- Ban thư ký thường trực, ủy ban khoa học kỹ thuật đc thành lập với
nhiệm vụ quan trọng (điều 23, điều 24)
- Mạng lưới các tổ chức, các viện (điều 25)
Phần V: Các thủ tục
- Chuyển giao thông tin: báo cáo, chiến lược,chương trình hành động từ
các bên tham gia lên hội nghị, hội nghị giúp đỡ, hỗ trợ về tài chính kỹ
thuật( điều 26)
- Giải quyết các vấn đề khi thực thi (điều 27),giải quyết tranh chấp ( điều
28) đc quy định rõ và 1 cách hoà bình
- Các phụ lục (điều 29),sửa đổi công ước (điều 30),bản phụ lục sửa đổi
(điều 31) đều đầy đủ rõ ràng,mỗi bên chỉ có 1 quyền bỏ phiếu (điều 32)
Phần VI: Điều khoản cuối cùng
Công ước đc để ngỏ, nếu đc phê chuẩn, chấp thuận và tán thành (điều 34) sẽ đc tổ
chức tạm thời (điều 35) và có hiệu lực sau 90 ngày từ khi nhận đc văn kiện (điều
36),các bên có thể rút khỏi công ước sau 3 năm kể từ khi công ước có hiệu lực(điều

38).
Câu 11: Tính tất yếu hình thành pháp luật bảo vệ mt ở VN.
- I. Tính tất yếu hình thành hệ thống Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam.
- 1, Cơ sở lí luận của xây dựng pháp Luật bảo vệ Môi trường.
- Những biến đổi của khoa học công nghệ và quá trình công nghiệp hóa đã thúc đẩy
nền văn minh hiện đại nhanh hơn nhưng cũng nảy sinh mâu thuẫn giữa tiến bộ khoa
học phát triển với việc bảo vệ những điều kiện tự nhiên cần thiết cho sự tồn tại và
phát triển của xã hội loài người.
- Để tồn tại và phát triển con người đã tiến hành điều khiển có ý thức mối quan hệ có ý
thức giữa xã hội và tự nhiên.Sự hiểu biết của người về các tác động phát triển kinh
tế, về hệ sinh thái, chu trình sinh địa hóa, các biến đổi môi trường trên quy mô hành
tinh ngày càng được nâng cao. Tất cả các nhận thức trên cho thấy loài người đang
14

14


gây ra các động vượt quá khả năng chịu tải của trái đất và để duy trì cuộc sống của
loài người cần phải sử hợp lí TNTN, bảo vệ môi trường trên trái đất.
- Do đó việc hinh thành luật bảo trường là hết sức cần thiết, suy thoái đa dạnh sinh học,
cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và đây là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm
bảo vệ môi trường.
- 2, Cơ sở thực tiễn về xây dựng pháp luật bảo vệ môi trường.
- - Nguy cơ mất rừng đang đe dọa nhiều vùng.
- - Nguy cơ suy giảm nhanh tài nguyên về lượng và chất.
- - Hiện tượng ô nhiễm môi trường gia tăng
- - Sự phát triển kinh tế
- - Sự phát triển dân số không đông đều.
- 3, Cơ sở hiện trạng của các văn bản pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường.
- Trước 1993 khi chưa có Luật bảo vệ môi trườngl thì đã có một số văn bản pháp quy

liên quan đến bảo vệ môi trường đã ban hành như: Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân
1989, Pháp luật về thu thuế tài nguyên 1989, pháp luật bảo vệ nguồn lợi thủy sản
1989…. Tuy nhiên các văn bản này về các thành phân môi trương không hệ thống,
thiếu đồng bộ, từng văn bản không có các quy định cần thiết về BVMT mà vi phạm
điều chỉnh chỉ điều chỉnh bộ phận riêng lẻ của hệ thống các thành phần môi trường.
Bên cạnh đó sự gắn kết với các công ước Quốc tế liên quan còn rấtkém, tính hiệu
lực của văn bản pháp quy còn chưa cao.
Câu 12: Nội dung chính của luật bảo vệ môi trường 2014
- Những quy định chung về các chính sách, nguyên tắc, hoạt động và các
hành vi nghiêm cấm của nhà nước trong việc bảo vệ môi trường
- Quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác
động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên
- Ứng phó với biến đổi khí hậu
- Bảo vệ môi trường biển và hải đảo
- Bảo vệ môi trường nước, đất và không khí
- Bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
- Bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư
- Quản lí chất thải: chất thải nguy hại, chất thải rắn thông thường, nước thải,
bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung, ánh sang, bức xạ
- Xử lí ô nhiễm, phục hồi và cải thiện môi trường
- Quy chuẩn kĩ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường
- Quan trắc môi trường
- Thông tin môi trường, chỉ thị môi trương, thống kê môi trường và báo cáo
môi trường
- Trách nhiệm của cơ quan quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường
- Trách nhiệm của mặt trân tổ quốc Việt Nam, tỏ chức chính trị xã hội, tổ
chức xã hội- nghề nghiệp và cộng đồng dân cuwtrong bảo vệ môi trường
15
15



- Nguồn lực về bảo vệ môi trường
- Hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường
- Thanh tra, kiểm tra, xử lí vi phạm, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo
về môi trường
- Bồi thường thiệt hại về môi trường
- Các điều khoản thi hành.
Câu 13: Nội dung sửa đổi và bổ sung luật BVMT 2014 so với năm 2005

16

16


HOÀN CẢNH RA ĐỜI
+ luật 2005: bao gồm 15 chương , 136 điều, có hiệu lực ngày 01/7/2006
+ luật 2014: bao gồm 20 chương, 170 điều có hiệu lực từ 01/01/2015
Luật BVMT 2014 trên tinh thần kế thừa các nội dung của Luật BVMT 2005,
đồng thời khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật BVMT 2005. Luật hóa
chủ trương của Đảng, các chính sách mới về BVMT; mở rộng và cụ thể hóa một
số nội dung về BVMT nhằm đáp ứng yêu cầu BVMT trong giai đoạn mới.
Ngoài ra, Luật BVMT 2014 cũng đã xử lý những trùng lặp và mâu thuẫn với các
luật khác để bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật; tạo tiền đề pháp
lý để xây dựng các nghị định về BVMT, sắp xếp lại trật tự các chương, điều, câu
chữ đảm bảo tính logic và khoa học.
1, Giải thích thuật ngữ
Điều 3 Luật BVMT 2014 có 29 khái niệm để giải thích từ ngữ, trong đó có bổ
sung thêm 9 khái niệm mới so với luật BVMT 2005
2. Nguyên tắc BVMT

Luật BVMT 2014 có 8 nguyên tắc về BVMT (Luật BVMT 2005 có 5 nguyên
tắc) Các nguyên tắc trong luật 2014 đã thể hiện rõ được chủ trương của Đảng
nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường trong giai đoạn mới.
3. Những hành vi bị nghiêm cấm
Luật BVMT 2014 có 16 hành vi cấm được nêu trong Điều 7 và Luật BVMT 2005
cũng có 16 hành vi bị cấm. Luật BVMT 2014 có quy định và bổ sung các hành
vi mới bị cấm như: hành vi vận chuyển chất độc, chất phóng xạ, chất thải và
chất nguy hại khác, các chất độc, chất phóng xạ,…
4. Quy hoạch BVMT
Luật BVMT 2014 đã xây dựng một mục riêng cho Quy hoạch BVMT đây là nội dung
hoàn toàn mới với 5 Điều nguyên tắc cấp độ, kỳ quy hoạch; nội dung quy
hoạch; trách nhiệm lập quy hoạch; tham vấn, thẩm định, phê duyệt quy hoạch;
rà soát và điều chỉnh quy hoạch
5. Đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
Theo Điều 18, Luật BVMT 2014 quy định chỉ có 3 nhóm đối tượng phải lập ĐTM.
được thu hẹp lại hơn so với luật BVMT 2005 ( luật BVMT 2005 có 7 nhóm đối
tượng phảo lập ĐTM) Đó là: ((1)Các dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ
trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; (2)Các dự án có
sử dụng đất của khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu di tích lịc sử - văn
hóa, khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển, khu danh lam đã được xếp hạng;
(3) Các dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường. có thể nhận định việc
hạn chế lạm dụng yêu cầu phải làm báo cáo ĐTM và tính lý thuyết của một số
ĐTM trong thực tiễn.
6. Kế hoạch BVMT
17

17


Mục 4, Luật BVMT 2014 quy định về Kế hoạch BVMT (thay cho cam kết BVMT

theo Luật BVMT 2005) có 6 điều (từ Điều 29 – Điều 34). Có những nội dung
thay đổi như sau: các nội dung Kế hoạch BVMT được mở rộng đến 6 nội dung,
trách nhiệm tổ chức thực hiện xác nhận, đối tượng phải lập Kế hoạch BVMT sẽ
do Chính phủ quy định
7. Ứng phó với Biến đổi khí hậu
Bổ sung chương 4 quy định về ứng phó với BĐKH, đây là nội dung đầu tiên luật
hóa những quy định về ứng phó với BĐKH trong mối liên quan chặt chẽ với
BVMT. bao gồm 10 Điều (từ Điều 39 – Điều 48): quy định chung về ứng phó
với BĐKH; lồng ghép nội dung ứng phó với BĐKH vào chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quản lý phát thải khí nhà kính; quản lý các
chất làm suy giảm tầng ô-dôn;…. Ngoài ra, việc giảm thiểu, tái sử dụng và tái
chế chất thải nhằm hạn chế các khí thải làm suy giảm tầng ô – dôn đã được nhấn
mạnh bên cạnh việc khuyến khích thu hồi năng lượng từ chất thải nhằm hướng
tới mục tiêu phát triển bền vững
8. BVMT biển và hải đảo
Luật BVMT 2014 có chương riêng về BVMT biển và hải đảo và có 3 Điều (từ Điều
49-51) Trong khi Luật BVMT 2005 chỉ có mục 1 là BVMT biển, điều này cho
thấy luật BVMT 2014 có tính bao quát rộng hơn về vấn đề này và tầm quan
trọng trong công tác BVMT biển hải đảo trong giai đoạn đoạn hiện nay.
9. BVMT đất
Luật BVMT 2005 không có điều khoản riêng về BVMT đất. Tuy nhiên, Luật BVMT
2014 có mục riêng về BVMT đất, bao gồm 3 Điều quy định chung về BVMT
đất, quản lý môi trường đất và kiểm soát ô nhiễm môi trường đất
10. BVMT tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ
cao và cụm công nghiệp
Luật BVMT 2014 có quy định cụ thể và rõ chức năng của cơ quan quản lý BVMT, tổ
chức và hoạt động BVMT tại các khu vực này này.
11. Quy chuẩn kỹ thuật môi trường
Luật BVMT 2014 có các quy định chi tiết về quy chuẩn kỹ thuật môi trường xung
quanh Đặc biệt điểm mới ở đây là việc quy định về quy chuẩn kỹ thuật môi

trường địa phương do UBND cấp tỉnh ban hành. Ngoài ra, luật BVMT
2014 cũng đã bổ sung các quy định về tăng trưởng xanh, nhằm hướng tới sự
phát triển bền vững; bổ sung các quy định về bảo vệ môi trường đối với các cơ
sở nghiên cứu, phòng thí nghiệm; kiểm soát chất độc Dioxin
Câu 14: Một số văn bản pháp luật sử dụng trong quản lí môi trường.
- Văn bản pháp luật hành chính mà các doanh nghiệp cần tuân thủ.
+luật doanh nghiệp 2014
18

18


+Nghị định 49/2014/NĐ-CP về giám sát, kiểm tra, thanh tra đối
vớidoanh nghiệp nhà nước trong việc chấp hành pháp luật và tuân
thủquyết định của chủ sở hữu
+luật doanh nghiệp tư nhân 1990
- Nhóm văn bản làm cơ sở thực hiện các công cụ quản lí môi trường:
+ Thông tư 42/2013/TT-BTNMT hướng dẫn thẩm định điều kiện hoạt
động dịch vụ quan trắc môi trường và mẫu giấy chứng nhận do
Bộtrưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
+ luật bảo vệ môi trường 2014
+ Nghị định 149/ 2004/ND-CP quy định về việc cấp phép thăm dò, khai
thác sử dụng tài nguyên nước xả thải vào nguồn nước
+ Quyết định 21/2007/QĐ-UBND về việc thực hiện thu phí bảo vệ môi
trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn tp HCM.
- Nhóm văn bản liên quan đến xử phạt trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
+ Nghị định 17/2002/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 77/CP năm 1996 về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng
và quản lý lâm sản
+ nghị định 90/2009/NĐ- CP quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực

hóa chất , phân bón , vật liệu nổ công nghiệp.
+nghị định 81/2006/NĐ-CP quyết định về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
+ VBPL hành chính mà các DN cần tuân thủ ( các thông tư nghị định về môi trường
mà cô giới thiệu ở buổi cuối, ngoài ra các em có thể nêu các VBPL khác miến sao
đúng nội dung của nhóm văn bản này)
+ Nhóm văn bản làm cơ sở thực hiện các công cụ quản lý môi trường: ví dụ nwh các
văn bản hướng dẫn Thanh tra môi trường, quan trắc MT, tiêu chuẩn quy chuẩn
+ Nhóm các văn bản liên quan đến xử phạt trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Các VBPL chỉ cần nêu tên đầy đủ

19

19



×