MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH ẢNH
1.1.Đặt vấn đề
Rừng ngập mặn (RNM) là hệ sinh thái đặc biệt vùng cửa sông, ven biển nhiệt
đới, đóng vai trò quan trọng đối với đời sống con người và các loài thủy sinh vật.
Rừng ngập mặn từ lâu đã được coi là tấm lá chắn bảo vệ hệ thông đê điều, hạn chế xói
lở, cố định bãi bồi, chống sóng gió, là nguồn dự trữ sinh quyển và là nơi trú ngụ của
nhiều loài chim di cư, các loài động và thực vật quý hiếm…giữ cân bằng sinh thái ở
vùng ven biển. Đây cũng là môi trường thích hợp cho các hoạt động nuôi trồng thủy
sản, đánh bắt tôm, cá, các thủy hải đặc sản có giá trị khác. Các sản phẩm có giá trị của
thực vật gỗ, tanin, than, giấy, đường rượu, dược liệu cũng được khai thác từ rừng ngập
mặn. Có thể thấy rừng ngập mặn cung cấp rất nhiều nguồn lợi cho con người cả về
thực vật lẫn động vật, đặc biệt là nguồn lợi về thủy sản. Tuy nhiên, các vùng đất ngập
nước ở Việt Nam đang dần bị thu hẹp và biến mất do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Vấn đề bảo vệ các hệ sinh thái đất ngập nước tự nhiên ảnh hưởng rất lớn đến cuộc
sống tương lai của con người. Một trong những yêu cầu quan trọng để loài người
chúng ta có thể đạt được điều này chính là phải nhận thức được mối liên hệ giữa đất
ngập nước với môi trường và cuộc sống, đồng thời có những hành động tích cực để
sử dụng hợp lý và bảo vệ chúng cho tương lai.
Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ được thành lập năm 2003 trên cơ sở Khu Bảo tồn
Thiên nhiên Xuân Thuỷ và Khu Ramsar Xuân Thuỷ. Đây là khu vực có hệ sinh thái
đất ngập nước điển hình của miền Bắc Việt Nam, là khu Ramsar đầu tiên của đông
Nam Á và cũng là duy nhất của Việt Nam cho đến năm 2005. Ngoài sự đa dạng và
phong phú về các loài thực vật và động vật hoang dã, nơi đây còn là điểm trú chân của
rất nhiều loài chim nước di cư, trong số đó có loài cò mỏ thìa mặt đen là loài chim đã
được ghi vào Sách đỏ của IUCN về các loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Hệ sinh
thái RNM trong vùng đóng góp vai trò quan trọng như: phòng hộ dân sinh, cung cấp
thức ăn và là bãi đẻ cho các loài thuỷ sinh. Hàng năm các loài giáp xác (như: tôm,
cua bể...), các loài cá và các loài nhuyễn thể (như: Ngao, Don, Móng tay…) đã đem
lại nguồn thu nhập khá lớn cho địa phương. Đồng thời RNM đã góp phần đảm bảo môi
sinh và giữ gìn cân bằng sinh thái cho khu vực cũng như hỗ trợ tích cực cho công tác
bảo tồn thiên nhiên của Vườn quốc gia Xuân Thuỷ
Nhưng do nhu cầu phát triển, nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã
trở thành mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện Giao Thủy. Việc khai
thác, NTTS quá mức không bền vững đã tác động tiêu cực đến mục tiêu bảo tồn của
VQG Xuân Thủy và là nguyên nhân gây ra suy thoái rừng ngập mặn, gia tăng sự tác
động của người dân địa phương tới nguồn lợi thủy sản làm cho chúng ngày càng bị
3
suy giảm. Với nhận thức tìm hiểu mối quan hệ giữa hoạt động khai thác, NTTS với
rừng ngập mặn khu vực VQG Xuân Thủy, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu:
“Nghiên cứu ảnh hưởng hoạt động nuôi trồng và khai thác thủy sản đến rừng
ngập mặn Vườn quốc gia Xuân Thủy, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định”
1.2. Phạm vi nghiên cứu
Khu vực vùng đệm, vùng lõi Vườn quốc gia Xuân Thủy, huyện Giao Thủy, tỉnh
Nam định.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1. Mục tiêu chung
- Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động nuôi trồng thủy sản và khai thác thủy sản
đến rừng ngập mặn thuộc vườn quốc gia Xuân Thủy, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam
Định. Từ đó đề xuất giải pháp để quản lý bền vững tài nguyên rừng ngập mặn khu vực
vườn quốc gia Xuân Thủy, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Đonh
1.3.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu hiện trạng hoạt động nuôi trồng thủy sản và khai thác thủy sản khu
vực vườn quốc gia Xuân Thủy, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.
- Tìm hiểu diện tích, hiện trạng, chất lượng rừng ngập mặn tại vườn quốc gia
Xuân Thủy, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.
- Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động nuôi trồng và khai thác thủy sản đến diện
tích, chất lượng rừng ngập mặn, môi trường khu vực vườn quốc gia Xuân Thủy, huyện
Giao Thủy, tỉnh Nam Định, từ đó đề xuất giải pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng
ngập mặn
1.4. Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực VQG Xuân Thủy
- Hiện trạng khai thác, nuôi trồng thủy sản khu vực VQG Xuân Thủy
- Diện tích, hiện trạng, chất lượng rừng ngập mặn tại vườn quốc gia Xuân Thủy,
huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.
- Các tác động của hoạt động nuôi trồng và khai thác thủy sản đến rừng ngập
mặn khu vực vườn quốc gia và nguyên nhân gây ra tác động
- Công tác quản lý rừng ngập mặn tại vườn quốc gia và hiệu quả quản lý .
4
1.5. Phương pháp nghiên cứu
1.5.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.
Tiến hành kế thừa các tài liệu đã công bố có độ tin cậy cao từ các nguồn trên
internet, từ các cơ quan liên quan. Sau đó chọn lọc và tổng hợp thông tin phục vụ cho
kết quả nghiên cứu. Cụ thể như sau:
• Tham khảo Các dự án về VQG Xuân Thủy do đơn vị Phòng Biển và Hải đảo phối hợp
chủ trì
• Kết quả phân tích hiện trạng môi trường điểm khu vực VQG tại TT Quan trắc thuộc
sở.
• Các văn bản về quản lý, quy chế phối hợp đối với VQG Xuân Thủy.
• Cơ chế quản lý hoạt động thủy sản.
• Hiện trạng khai thác và NTTS khu vực VQG Xuân Thủy
• Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện; Tình hình sử dụng đất 5 xã vùng đệm,
vùng lõi VQG Xuân Thủy.
• Dự án trồng rừng của đan Mạch; diện tích, khu vực rừng trồng và thực trạng duy trì dự
án hiện nay.
• Giá trị sản xuất các ngành, tình hình dân số, lao động, cơ sở hạ tầng của huyện Giao
Thủy, 5 xã vùng đệm khu vực VQG Xuân Thủy năm 2014
• Tình hình quản lý và bảo vệ rừng ngập mặn.
• Công tác quản lý rừng ngập mặn, quản lý khai thác và NTTS khu vực vùng lõi; diện
tích và biến động rừng rừng ngập mặn; Các dự án tạo lập sinh kế; Thực trạng hoạt
động khai thác, NTTS khu vực VQG Xuân Thủy. điều kiện tự nhiên, tình hình dân số,
lao động; Hiện trạng quản lý, hoạt động khai thác, NTTS; Thực trạng rừng phòng hộ
tại các xã và tác động của hoạt động NTTS đến rừng.
1.5.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
-
Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo, cán bộ quản lý như
phòng NN&PTNT, BQL VQG Xuân Thủy, các xã vùng đệm và các hộ NTTS để thu
thập thông tin về hoạt động khai thác, NTTS, công tác quản lý và những vướng mắc đề
xuất.
-
Phỏng vấn Giám đốc BQL: hiện trạng công tác quản lý, những vấn đề bất cập, hướng
phát triển trong tương lai.
5
-
Phỏng vấn người dân: Diễn biến hoạt động NTTS, hiện trạng các loại hình hiện nay.
Tổng số người được hỏi: 15 người (mỗi xã vùng đệm 3 người).
-
Phương pháp quan sát thực địa: Quan sát thực địa về hiện trạng rừng, đời sống và tập
tính sinh hoạt của người dân. Hình thức, đối tượng NTTS tại khu
vực nghiên cứu.
1.5.3. Phương pháp xử lý và trình bày thông tin.
-
Phương pháp đánh giá diễn biễn diện tích rừng
-
Số liệu thu thập từ nhiều nguồn được thống kê bằng phần mềm Microsoft Office
Excel.
-
Kết quả được trình bày bằng bảng số liệu, biểu đồ, bản đồ.
6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG
1. Điều kiện tự nhiên
1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Vườn quốc gia Xuân Thuỷ nằm ở phía đông – Nam huyện Giao Thuỷ,
tỉnh
o
o
o
o
Nam định có toạ độ địa lý từ 20 10’ – 20 15’ vĩ độ Bắc; 106 20’ – 106 32’ kinh độ
đông. Phía đông Bắc, Vườn quốc gia giáp sông Hồng, phía Tây Bắc giáp các xã Giao
Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Hải thuộc huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam
định.
Vùng lõi của Vườn quốc gia Xuân Thuỷ bao gồm bãi trong Cồn Ngạn, toàn
bộ Cồn Lu và Cồn Xanh. Vùng lõi có diện tích đất nổi khi triều kiệt là 3.100 ha
và đất còn ngập nước là 4.000 ha. Tổng diện tích tự nhiên là 7.100 ha.
Hình 1.1. Bản đồ ranh giới khu vực vùng lõi VQG Xuân
Thủy
7
Vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Thuỷ có tổng diện tích khoảng 8.000 ha.
Vùng này bao gồm 960 ha diện tích còn lại của Cồn Ngạn (ranh giới tính từ phía trong
đê biển – đê Vành Lược - đến lạch sông Vọp), 2.764 ha của Bãi Trong cùng với phần
diện tích rộng 4.276 ha của 5 xã thuộc huyện Giao Thuỷ là: Giao Thiện, Giao An,
Giao Lạc, Giao Xuân và Giao Hải.
1.1.2. Địa hình, địa mạo
Vùng bãi bồi Giao Thuỷ có độ cao trung bình từ 0,5 - 0,9 m đặc biệt ở Cồn Lu
có nơi cao tới 1,2 – 2,5 m. Nhìn chung vùng bãi triều của huyện Giao Thuỷ thấp dần từ
Bắc xuống Nam và từ đông sang Tây (Nguyễn Viết Cách, 2005). địa hình vùng bãi
triều bị phân cách bởi sông con là sông Vọp và sông Trà vốn chia khu vực này thành
4 khu là: Bãi Trong, Cồn Ngạn, Cồn Lu và Cồn Xanh.
Bãi Trong: Chạy dài từ cửa Ba Lạt đến hết xã Giao Xuân với chiều dài khoảng
12 km, chiều rộng bình quân khoảng 1.500m. Phía Bắc khu Bãi Trong là đê quốc gia
Ngự Hàn và phía Nam bị sông Vọp giới hạn. Hầu hết diện tích khu Bãi Trong được
chia ngăn thành ô thửa, hình thành các đầm nuôi tôm cua và khai thác hải sản. Diện
tích Bãi Trong khoảng 2.500 ha, trong đó có khoảng 800 ha đất bãi bồi được trồng
rừng ngập mặn.
Cồn Ngạn: Cồn Ngạn nằm giữa sông Vọp và sông Trà với chiều dài khoảng
10km và chiều rộng bình quân khoảng 2.000m. Phần diện tích Cồn Ngạn nằm trong
vùng đệm đã được ngăn thành ô thửa để nuôi trồng thuỷ sản. Phần còn lại thuộc vùng
lõi của Vườn quốc gia Xuân Thuỷ là vùng bị đê Vành Lược và sông Trà giới hạn thì
vẫn còn rừng ngập mặn cùng với một phần đầm tồm (ở giáp cửa sông Ba Lạt). Ngoài
ra, một phần bãi cát pha ở cuối Cồn Ngạn đang được cộng đồng dân địa phương sử
dụng nuôi ngao quảng canh. Tổng diện tích tự nhiên của Cồn Ngạn xấp xỉ 2.000 ha.
Cồn Lu: Nằm gần song song với Cồn Ngạn, có chiều dài khoảng 12.000m và
chiều rộng bình quân khoảng 2.000m. Ở phía đông và đông Nam Cồn Lu còn có cồn
cát cao (1,2m – 2,5m) không bị ngập triều. địa hình của Cồn Lu thấp dần về phía sông
Trà. Từ các cồn cát, diện tích còn lại Cồn Lu là phần đất có nước thuỷ triều lên xuống
tự do với rừng ngập mặn phát triển. Tổng diện tích Cồn Lu xấp xỉ 2.500ha.
Cồn Mờ (Cồn Xanh): Là bãi bồi tiếp giáp với Cồn Lu có độ cao khoảng 0,5 0,9m, diện tích bãi khi triều kiệt khoảng trên 200ha.
Tóm lại địa hình bãi triều VQG phân hoá thành 3 kiểu chính:
- Địa hình dương không ngập triều.
- Địa hình ngập nước thường xuyên.
8
- Địa hình đất ngập nước theo chu kỳ.
1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn
Đặc điểm khí hậu:
Vùng ven biển Giao Thuỷ nằm trong miền nhiệt đới gió mùa, khí hậu phân
thành hai mùa rõ rệt: mùa nóng và mưa từ tháng 4 đến tháng 10; mùa lạnh và khô từ
tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
o
o
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là 24 C; nhiệt độ cao nhất trong mùa hè là 40,3 C;
o
nhiệt độ thấp nhất trong mùa đông là 6,8 C. độ ẩm trung bình là 84%.
- Lượng mưa: Trung bình năm 1.700-1.800m. Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 8,
đạt tới 400mm và trong tháng này có tới 15-18 ngày mưa. Mùa thu - đông có lượng
mưa thấp nhất, biến động từ 25 đến 50 mm/tháng. Lượng bốc hơi hàng năm 1.000m1.200m. Lũ sông Hồng vào tháng 7 đến tháng 10, dòng chảy ven bờ tác động mạnh
với gió đông Bắc, hai ảnh hưởng ngoại lực này chi phối địa mạo vùng.
- Gió: Về mùa đông thịnh hành là hướng Bắc, đầu mùa hè là hướng đông sau chuyển
hướng đông Nam và Nam. Tốc độ gió: mùa đông từ 3,2-3,9 m/s; tốc độ gió lớn nhất
trong khi có bão, giông tố lên tới 17,2-20,5m/s (cấp 8). đặc biệt số ngày có gió đông
Nam hàng năm từ 7 ngày đến 90 ngày, xuất hiện với cường độ mạnh từ tháng 1 đến
tháng 9 trong đó tháng 7 và tháng 8 có ngày dông nhiều nhất. Bão xuất hiện nhiều
hàng năm, riêng năm 2005 có 7 cơn bão.
- Độ mặn: Ven bờ bãi độ mặn biến động rất lớn từ 11‰ đến 30‰. Sức biến thiên của
độ mặn còn tuỳ thuộc vào các tháng trong năm và không gian cụ thể của từng vùng
bãi. Cự li xâm nhập mặn ở hàm lượng 1‰ NaCl vào sâu tới 20 km và ở hàm lượng
4‰ tới 10 km.
- Thủy triều: Thuộc chế độ nhật triều, chu kỳ trên dưới 23 giờ. Biên độ triều trung bình
khoảng 150-180cm, lớn nhất 3,3m, nhỏ nhất 0,25m. Biến thiên của thuỷ triều trong
khoảng nửa tháng có một lần triều cường, 1 lần triều kém, đôi khi cũng có xảy ra 1
tháng 3 lần triều kém, 2 lần triều cường hoặc ngược lại. Biên độ triều lớn nhất vào mùa
khô và thường xuất hiện vào tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau.
Đặc điểm thủy văn:
VQG Xuân Thuỷ được cung cấp nước và lượng phù sa của sông Hồng. Tại
cửa Ba Lạt có hai con sông chính là sông Trà và sông Vọp. Ngoài ra còn có các lạch
sông thoát nước. Sông Trà chạy từ cửa Ba Lạt theo hướng đông Nam ra biển, dài
khoảng 10 km và là ranh giới ngăn cách giữa Cồn Ngạn và Cồn Lu.
9
Hạ lưu sông Trà đã được phù sa lấp đầy thành bãi bồi và sông chỉ còn là lạch
khi nước triều xuống thấp. Sông Vọp bắt nguồn từ cửa Ba Lạt chảy ra biển. Tại hạ lưu
sông Vọp kéo dài ra biển là ranh giới phân chia giữa VQG với bên ngoài theo hướng
Bắc và Tây bắc.
Lượng phù sa tại cửa Ba Lạt đạt bình quân khoảng 1,8 gam/lít. đây là lượng
phù sa chính để tiếp tục bồi lắng lãnh thổ VQG. Ngoài sông Trà, sông Vọp, còn có
một lạch triều ngắn chia Cồn Lu và Cồn Xanh. Lạch triều này cũng chảy từ cửa Ba Lạt
ra biển.
1.1.4. Địa chất, thổ nhưỡng
Đất đai toàn vùng cửa sông Hồng nói chung được thành tạo từ nguồn sa bồi
(phù sa bồi lắng) của toàn bộ hệ thống sông Hồng. Vật chất bồi lắng bao gồm 2 loại
hình chủ yếu: bùn phù sa và cát lắng đọng với những loại hình:
- Đất nhẹ, cát pha và thịt nhẹ, phần nhỏ cát thuần.
- Đất trung bình, thịt trung bình.
- Đất nặng từ thịt nặng đến đất sét (sét cố kết).
Bảng 1.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 khu vực VQG Xuân Thủy
Nguồn: Phòng TNMT huyện Giao Thủy
10
Lượng phù sa ở cửa Ba Lạt là cơ sở hình thành những cồn đất bồi lắng kéo dài
theo hướng Tây nam (lưỡi đất cửa sông). Độ pH của lớp đất khá ổn định (thịt - thịt
nặng từ 7,2 - 7,6) và mức độ nhiễm mặn với mật độ NH biến động từ 17,2-20 miligam
trong 100 gram đất khô lấy mẫu.
Đất bùn lỏng hay đất đã cố định giàu dinh dưỡng, thích hợp với nhiều loài cây
ngập mặn. Thể hiện rất rõ mối quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng tương tác theo chiều
hướng có lợi giữa thổ nhưỡng với quần thể rừng ngập nước, hình thành hệ sinh thái
đặc trưng của vùng cửa sông ven biển.
1.1.5. Hệ sinh thái VQG Xuân Thủy
Hệ thực vật.
Các sinh cảnh có tính đa dạng sinh học cao nhất là các bãi bồi và các dải rừng
ngập mặn trải dài với rất nhiều loài. Qua khảo sát hệ thực vật vùng rừng ngập mặn
(bao gồm các loài cây ngập mặn chủ yếu, các loài tham gia và các loài từ nội địa
chuyển ra và mọc trên các bờ đê, bờ đầm) Vườn Quốc gia Xuân Thủy đã thống kê
được tổng số 192 loài thuộc 145 chi của 60 họ thực vật có mạch.[4]
Bảng 1.2. Ngành thực vật ở VQG Xuân Thủy
Họ Chi Loài
Taxon
Pteridophyta
(Dương xỉ)
Angiospermae
(Hạt kín)
Dicotyleoneae
(Lớp hai lá mầm)
Monocotyledoneae
(Lớp một lá mầm)
Tổng cộng
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
5
8,3
6
4,1
8
4,1
55
91,6
139
95,9
184
95,8
47
78,3
110
75,9
135
70,3
8
13,3
29
20,0
49
25,5
60
100
145
100
192
100
Nguồn: Phan Nguyên Hồng và cộng sự
Lớp Hai lá mầm có số loài, chi và họ nhiều nhất, 135 loài (chiếm 70,3% tổng số
loài) thuộc 47 họ. Ngành Dương xỉ có số loài chiếm tỷ lệ ít nhất, 8 loài (4,1%) thuộc 6
chi của 5 họ. Các loài thuộc lớp Một lá mầm mặc dù chỉ có 49 loài (chiếm 25%) thuộc
8 họ. Tuy nhiên, chúng là những loài có số lượng cá thể lớn trong các bãi cỏ.
Ở những nơi đất đã bồi cao nhưng vẫn ngập triều trung bình có bùn sâu thì Trang
(Kandelia obovata) vẫn chiếm tỷ lệ cao, sau đó là Sú (Aegiceras corniculatum) mọc xen,
có chiều cao bằng trang. Lác đác có một ít đâng (Rhizophora stylosa) và Vẹt (Bruguiera
gymnorrhiza) có tán dày và màu thẫm hơn. Xen lẫn với các loài trên là Mắm biển
(Avicennia marina) có lá nhỏ màu lục nhạt, thân không thẳng nhưng vươn cao hơn các
loài khác. Tuy nhiên số lượng không lớn và thường tập trung thành những khóm nhỏ.
Bốn loài sau đều là những loài tái sinh tự nhiên sau khi rừng Trang được bảo vệ.
Cũng tại Vườn Quốc gia, do phù sa cửa sông Ba Lạt bồi đắp hàng ngày nên
Bần chua (Sonneratia caseolaris) tái sinh nhanh và chiếm lĩnh các mép sông tạo ra
những viền có mật độ khác nhau. Dưới tán Bần là Ô rô (Acanthus illicifolius) mọc
thành khóm đôi khi lẫn vài cây Ô rô trắng (A.ebracteatus). Qua khảo sát thì thấy ở
Vườn Quốc gia dây Cốc kèn (Darris trifoliate) phát triển mạnh hơn các nơi khác,
chúng bao phủ từng đám trên tán các loài cây gỗ khác.
Một số loài mọc trong Vườn Quốc gia Xuân Thủy và vùng đệm đến từ miền
Nam Việt Nam và Myanmar như Dừa nước (Nypa fruticans), Cóc (Lumnitzera
littorea), Vẹt tách (Bruguiera parviflora), Vẹt đen (B. sexangula), Bần trắng
(Sonneratia alba) và Bần không cánh (S. Apetala).
Ở khu vực vùng lõi Vườn Quốc gia Xuân Thủy tầng cỏ bụi chủ yếu là Ô rô
(Acanthus ilicifolius) và Sú (Aegiceras corniculatum) tái sinh. Ngoài ra ở những nơi
đất cao Cốc kèn (Derris trifoliata) là loài cây leo phổ biến. Hầu như không thấy xuất
hiện sự tái sinh của cây Trang (Kandelia obovata) trong loại rừng này. Các cây
Mắm (Avicennia marina) tái sinh rải rác ở khu vực đất trống nhiều cát trên Cồn Ngạn.
Cây bần chua (Sonneratia caseolaris) còn tái sinh chủ yếu ở khu vực đất trống nhiều
bùn phía gần với sông Hồng (Phan Nguyên Hồng và cộng sự, 2004). Các vùng rộng
trên bãi bồi được trồng Phi lao (Casurina equisetifolia).
Hệ động vật.
Khu hệ động vật có xương sống trên cạn Vườn quốc gia Xuân Thuỷ nằm trong
khu hệ động vật đông Bắc, thuộc đồng bằng ven biển Bắc Bộ. Khu hệ được đặc trưng
bởi khu hệ động vật đồng bằng và khu hệ động vật vùng đất ngập nước ven biển với
sự phong phú của các loài chim nước và chim di cư. Khu hệ thú, bó sát và ếch nhái
nghèo về thành phần và số lượng loài.[4]
Hiện tại đã xác định được 9 loài thú thuộc 5 họ, 4 bộ; 215 loài chim thuộc 41 họ
13 bộ; 28 loài bò sát, ếch nhái thuộc 12 họ 3 bộ; 107 cá thuộc 44 họ, 12 bộ; 138 loài
động vật đáy thuộc 39 họ 4 bộ (giun nhiều tơ, giáp xác, thân mềm chân bụng, thân
mềm hai mảnh).
Bảng 1.3 Thống kê thành phần động vật Vườn quốc gia Xuân Thuỷ
Thành phần LoàiHọBộ
Thú
Số loài ghi trong
Số loài ghi trong
sách ðỏ Việt Nam
sách ðỏ thế giới
9
5
4
1
10
Chim
215
41
13
5
11
Bò sát
18
8
2
5
0
Ếch nhái
10
4
1
-
-
Cá
107
44
12
-
-
ðộng vật đáy
138
39
4
-
-
Tổng
497
141
36
11
11
Ghi chú: SđVN: Sách đỏ Việt Nam. SđTG: Sách đỏ thế giới
Nguồn: Kế hoạch quản lý VQG Xuân Thủy, năm 2008.
- Khu hệ thú
Thành phần nghèo, chủ yếu là loài gặm nhấm. đã thống kê được 9 loài và 2
loài chưa khẳng định chắc chắn là cá heo (Lipotes vexilliger) và cá đầu ông sư
Neophocacra phocacnoides). Trong đó, loài Rái cá thường (Lutra lutra) được ghi trong
sách đỏ Việt Nam mức độ V (Vulnerable- loài sắp bị đe doạ nghiêm trọng).
- Khu hệ chim
Vùng ven biển châu thổ Sông Hồng (đặc biệt là khu vực VQG Xuân Thuỷ) là
nơi dừng chân quan trọng và là điểm trú đông của nhiều loài chim di cư. Hàng năm
vào mùa đông (từ tháng 11, 12) chim di cư tránh rét từ phía Bắc (Xiberi, Hàn Quốc ...)
xuống phía Nam (Australia, Malayxia, Indonexia...) đến mùa xuân ấm áp (khoảng
tháng 3,4) chim lại bay ngược trở về nơi sinh sản.
Bảng 1.4 Các loài chim được ghi trong sách đỏ Thế giới và sách đỏ Việt Nam tại
VQG.
TT
Tên khoa học
Tên Việt Nam
IUCN SđVN
1
2
Tringa guttifer
Limnodromus semipalmatus
Choắt lớn mỏ vàng
Choắt chân màng lớn
EN
NT
3
Eurynorhynchus pygmeus
Choắt mỏ thìa
VU
4
Vanellus cinereus
Te vàng
NT
5
Larussaundersi
Mòng bể mỏ ngắn
VU
6
Egretta eulophotes
Cò trắng trung quốc
VU
7
Threskiornis melanocephalus
Cò quắm đầu đen
NT
8
Platalea minor
Cò thìa
EN
R
9
Pelecanus philippensis
Bồ nông chân xám
VU
R
10
Mycteria leucocephala
Cò lạo ấn độ
NT
R
11
Terpsiphone atrocaudata
Thiên đường đuôi đen
NT
R
R
Nguồn: Kế hoạch quản lý VQG Xuân Thủy, năm 2008.
Trong 215 loài đã ghi nhận có 11 loài chim đang ở trong tình trạng bị đe doạ và
sắp bị đe doạ (theo phân loại của IUCN) bao gồm Choắt lớn mỏ vàng (Tringa guttifer),
Choắt chân màng lớn (Limnodromus semipalmatus), Choắt mỏ thìa
(Eurynorhynchuspygmeus), Mòng bể mỏ ngắn (Laus saundersi), Cò trắng Trung Quốc
(Egretta eulophotes), Cò thìa (Platalea minor), Bồ nông chân xám (Pelecanus
philippensis), Cò lạo Ấn độ (Mycteria leucocephala)…
- Khu hệ cá
Trong 107 loài chỉ có duy nhất 1 loài cá sụn, còn lại là cá xương. Bộ cá Vược
(Perciformes) là thành phần cơ bản trong cấu trúc khu hệ cá, gồm 21 họ (chiếm 49%)
và 60 loài (chiếm 56%), ngoài ra còn phải kể đến các bộ phận khác như bộ cá Nheo Silurformes (5 họ), bộ cá Kìm - Beloniformes (3 họ), bộ cá đối - Mugiliformes (3
họ). Các bộ còn lại có từ 2 họ trở xuống.
Những họ có số lượng loài lớn là họ cá Bỗng trắng (Gobiidae) 12 loài, họ cá
Trỏng (Engraulidae) 8 loài, họ cá đù (Sciaenidae) 5 loài. Các họ cá Trích (Clupeidae),
họ cá đối (Mugilidae), họ cá Căng (Theraponidae), họ cá Khế (Carangidae), họ cá
Chình rắn (Ophichthydae) có 4 loài. Các họ còn lại chỉ có từ 3 loài trở xuống.
- Động vật đáy
Thành phần động vật đáy có số họ nhiều, số giống trong từng họ không nhiều,
nhiều họ chỉ có một giống, 1 loài. Họ nhiều loài nhiều nhất là Ocypodidae có tới 27
loài, chiếm 19,56% số loài động vật đáy đã gặp. Họ có nhiều loài có giá trị kinh tế là
Portunidae trong đó loài Cua bùn (Scylla serrata), Ghẹ (Portunus). Các loài tôm chủ
yếu là tôm Sú (Penaeus monodon) có giá trị thực phẩm và thương phẩm cao.
Thân mềm Hai mảnh vỏ: Nhìn chung số lượng loài của nhóm Hai mảnh vỏ
phân bố trong rừng ngập mặn không nhiều. Do nền đáy rừng ngập mặn thường phơi
ra khi triều rút và chỉ có số ít loài thích nghi được trong nền đáy sàn rừng như Geloina
coaxons, Glaucomya chinensis, Trapezium sublaevigatum... và một số loài sống bám
vào gốc, thân cây ngập mặn như các loài hàu trong giống Otrea.
Tính chất đặc hữu của các loài trong khu hệ hầu như chưa gặp, phần lớn các
loài đều phổ biến. Các loài này chủ yếu sống ở gần rừng hoặc trong rừng
ngập mặn cửa sông ven biển nơi có thức ăn là các trầm tích ở nền mùn bã hữu
cơ có nguồn gốc từ thực vật.
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.2.1.Kinh tế
Nguồn thu nhập của người dân trong khu vực vẫn dựa vào 6 ngành nghề chủ
yếu: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản (đánh bắt, thu hoạch và nuôi trồng), công nghiệp
(sản xuất muối), dịch vụ và du lịch. Nhưng nông-lâm-ngư nghiệp là những hoạt động
sản xuất chính, chiếm từ 53-54% trong tổng giá trị sản xuất, trong đó thủy sản chiếm
tỷ trọng từ 21-29%.
Dễ nhận thấy rằng, các hoạt động kinh tế có quan hệ chặt chẽ với việc sử dụng
đất. Đê quốc gia ở vùng này đã trở thành yếu tố quan trọng, phân chia đất của các xã
vùng đệm ra làm hai vùng chính: phía trong và phía ngoài đê.
Đất trong đê chịu tác động mạnh của con người như việc xây dựng các công
trình thủy lợi và phương thức sản xuất. Sản xuất nông nghiệp ở khu vực này đóng vai
trò chính trong việc đảm bảo an ninh lương thực cho cộng đồng và đây là cơ sở duy trì
các cộng đồng dân cư qua nhiều thế hệ.
Đất bãi bồi ngoài đê còn mang nhiều nét hoang sơ, là nơi phát triển của thảm
thực vật ngập mặn. Chức năng chính của vùng này là phòng hộ và hỗ trợ cho đời sống
người dân địa phương thông qua khai thác và nuôi trồng thủy sản. Đây cũng là địa bàn
mở rộng quỹ đất nhờ bồi đắp hàng năm của các dòng sông. Hiện nay, trong chuyển
dịch kinh tế, hoạt động liên quan đến kinh tế biển của khu vực này được coi là một
trong những mũi nhọn tạo nên bước đột phá cho sự phát triển kinh tế - xã hội địa
phương.
Chính quyền địa phương đã đầu tư và cùng với sự hỗ trợ của các tổ chức như
Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD) đang giúp cộng
đồng địa phương tạo ra sinh kế phù hợp cho người dân vùng đệm, qua đó làm giảm áp
lực lên Vườn Quốc gia. Du lịch sinh thái là một trong những hoạt động kinh tế mới
được hình thành ở khu vực Vườn Quốc gia và có nhiều tiềm năng phát triển.
1.2.2.
Xã hội
a. Dân cư.
Năm 2014 xã vùng đệm Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ có tổng số 48.112 người,
12.175 hộ. Mật độ dân cư các xã tương đối đồng đều, trung bình 1.206 người/km 2. Xã
có mật độ cao nhất là Giao Lạc 1.331 người/km 2, xã có mật độ thấp nhất là Giao Thiện
1.023 người/km2.
Tỷ lệ tăng dân số của 5 xã vùng đệm bình quân qua các năm là 1,7% thường
tập trung ở các xã có nhiều người theo đạo Thiên chúa giáo.
Khu vực 5 xã vùng đệm VQG Xuân Thủy là nơi sinh sống chủ yếu của người
Kinh. Tỷ lệ dân theo đạo thiên chúa giáo chiếm 41%, nhưng phân bố trong các xã
không đồng đều; Trong đó Giao Thiện chiếm: 72%, xã Giao An 32%, xã Giao Lạc
71%, Giao Xuân 27% và Giao Hải 3,6%. Hiện nay trên địa bàn 5 xã có 23 nhà thờ lớn
nhỏ. Riêng ở xã Giao Thiện có một nhà thờ xứ có linh mục (xứ Phú Thọ).
Số người trong độ tuổi lao động ở các xã vùng đệm là 23.412 người, chiếm
50,7% dân số. Trong đó lao động nữ là 12.046 người (chiếm 51,5%). Trung bình mỗi
hộ có 2 người ở trong độ tuổi lao động.
Nhân lực trong khu vực vùng đệm tập trung chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp,
chiếm 78,6% số lao động, còn lại là các ngành nghề khác như: thương mại dịch vụ 2%,
công nghiệp & tiểu thủ công nghiệp, xây dựng 3,2% và thuỷ sản chiếm 16,2% số lao
động.
b. Văn hóa, giáo dục, y tế và cơ sở hạ tầng.
Giáo dục: Các xã trong vùng đệm đều đã có 1 trường THCS, 01 trường tiểu học
và 01 trường mẫu giáo. Riêng xã Giao Thiện có 2 trường tiểu học. Cả cụm 8 xã có 01
Trường THPT Giao Thuỷ C. Các Trường THCS và tiểu học phần lớn đã được xây
dựng kiên cố và bán kiên cố. Tỉ lệ trẻ đến trường ở các xã vùng đệm là 100%, không
có trẻ bỏ học ở cấp Tiểu học. Trong năm học 2010 – 2011 tỉ lệ trẻ thôi học ở bậc trung
học là 0,5%, bậc phổ thông trung học là 2%. Gần đây các xã hình thành các trung tâm
gíao dục cộng đồng, đây là một hoạt động hỗ trợ rất tốt cho việc nâng cao nhận thức
của dân chúng.
Y tế : Trong vùng đệm mỗi xã đều có một trạm y tế và có từ 3-7 cán bộ y tế.
Nhìn chung cơ sở vật chất, trang thiết bị khám và chữa bệnh của các trạm xá còn nhiều
khó khăn.
Thuỷ lợi: Các xã vùng đệm đều đã xây dựng một số công trình thuỷ lợi như hệ
thống cống I và II nhằm đáp ứng nhu cầu tưới tiêu, chủ yếu là cho diện tích lúa nước
trên địa bàn. Các công trình thủy lợi được xây dựng từ nguồn ngân sách Nhà nước
hoặc vốn hỗ trợ quốc tế thông qua các dự án phát triển nông thôn như: định canh định
cư, vốn của tỉnh, huyện và đóng góp của bà con bằng ngày công lao động để đào - đắp,
nạo vét kênh mương.
Giao thông vận tải: Giao thông ở vùng đệm của VQG Xuân Thủy khá thuận
tiện. Ở tất cả các xã đều có đường nhựa liên xã với tổng chiều dài hơn 170km, đặc biệt
như xã Giao Xuân, Giao An. Hệ thống liên thôn ở các xã đang được bê tông hóa.
1.3. Hiện trạng khai thác và NTTS huyện Giao Thủy
1.3.1. Hiện trạng khai thác thủy sản huyện Giao Thủy
Khai thác ven bờ: Đây vẫn là một biện pháp thiết yếu của huyện trong việc phát
triển ngành khai thác thủy sản, với các ngư trường ổn định, tổ chức gọn nhẹ theo nhóm
hộ gia đình. Các nghề lưới tôm, cá, rê, câu truyền thống, vẫn đạt hiệu quả cao. Tuy vậy
khai thác ven bờ mật độ cao, tuy sản lượng hải thản thu khá, song các phương tiện
đánh bắt đều sử dụng điện, mắt lưới đầy sẽ làm cạn kiệt và hủy diệt nguồn lợi thủy sản
ven bờ, đe dọa sản xuất nuôi trồng các bãi triều.
Khai thác thủ công: Tập trung chủ yếu ở các cùng bãi triều. Hải sản khai thác
khá đa dạng, tận dụng được nguồn tài nguyên thủy sản cùng triều như nhuyễn thể hai
mảnh vỏ, các loại cua, cá, phục vụ đời sống nhân dân địa phương, cung cấp giống cho
các chủ đầm, chủ vây nuôi trồng thủy sản. nghề khai thác thủ công tuy không hủy diệt
moi trường song cũng là đối tượng khai thác cạn kiệt nguồn lợi thủy sản vì lực lượng
khai thác rất nhiều người, khai thác liên tục, sản phẩm của họ rất đa dạng, không kể
đến to nhỏ thậm chí còn có các hải sản mới sinh
6 tháng đầu năm 2014, sản lượng khai thác thủy, hải sản của toàn tỉnh ước đạt
21.658 tấn; trong đó, huyện Giao Thuỷ 5.844 tấn, Hải Hậu 9.352 tấn, Nghĩa Hưng
5.360 tấn, Trực Ninh 438 tấn, khai thác nội đồng đạt 564 tấn, bằng 52,19% kế hoạch
và bằng 104,07% so với cùng kỳ năm 2013. Khai thác mặn lợ đạt 20.643 tấn, khai thác
nội địa đạt 1.015 tấn, trong đó sản lượng cá 14.608 tấn, tôm 1.521 tấn, các loại thủy
sản khác 5.529 tấn. Điển hình là tổ hợp tác nghề lưới rê kết hợp chụp mực của các xã
Hải Lý, Hải Chính, Hải Triều (Hải Hậu) có nhiều tàu thu lãi từ 150 - 200 triệu
đồng/chuyến. Nghề lưới kéo đôi của xã Giao Phong, Thị trấn Quất Lâm (Giao Thủy)
cũng cho thu nhập ổn định từ 8 - 15 triệu đồng/người/tháng.
Kỹ thuật khai thác từng bước được nâng cao, việc cải tiến, gia công lưới rê hỗn
hợp 3 lớp đã góp phần nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản. Mô hình tổ chức
sản xuất kiêm nghề, tăng thời gian bám biển, giảm thời gian đi về tiếp tục được ngư
dân phát huy và nhân rộng đã góp phần nâng cao sản lượng cũng như hiệu quả khai
thác. Đặc biệt Đề án thí điểm hiện đại hóa đội tàu đánh bắt thủy sản của Chính phủ đã
phát huy hiệu quả.
1.3.2. Hiện trạng NTTS tỉnh huyện Giao Thủy
1.3.2.1. Tình hình chung về nuôi trồng thuỷ sản
Trong những năm qua nuôi trồng thủy sản vùng ven biển Nam Định nói chung
và huyện Giao Thuỷ nói riêng, phát triển mạnh cả về sản lượng, giá trị và năng lực sản
xuất. Đặc biệt là sự đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản mặn, lợ. Nhiều hộ dân đã
mạnh dạn đầu tư vốn xây dựng và cải tạo ao đầm để NTTS, đã thu được kết quả khả
quan, qua đó kích thích được phong hào NTTS trong nhân dân đã góp phần xóa đói
giảm nghèo, tiến tới làm giàu. Năm 2010, toàn huyện có 4.850 ha NTTS đã tạo việc
làm cho một lực lượng lớn lao động nông nghiệp nông thôn (2.865 lao động), hoạt
động NTTS được tổ chức theo nhóm lao động. Một số vùng nuôi tập trung công nghệ
cao được tổ chức theo công ty, trang trại, HTX nuôi trồng,... Nhân dân các xã vùng
ven biển có truyền thống lâu đời, kinh nghiệm trong nghề, các kỹ năng được truyền
dạy trực tiếp qua các thế hệ. Mặc dù được thiên nhiên ban tặng nhiều tiềm năng, lợi
thế để phát triển nuôi trồng thủy sản song huyện cũng chịu ảnh hưởng rất lớn về thời
tiết, khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa, các đầm nuôi trồng thủy sản vùng ven biển của
huyện nhiều năm bị tổn thất lớn do bão, gió. Mùa mưa, nước trong đầm bị ngọt hoá,
nắng nóng, rét lạnh cũng ảnh hưởng tới kết quả nuôi trồng thuỷ sản.
- Diện tích và cơ cấu diện tích nuôi trồng thuỷ sản Diện tích nuôi trồng thủy sản
vùng ven biển tăng nhanh từ 2.945 ha năm 2008 lên 3.132 ha năm 2010, bình quân
tăng 3,1%/năm. Trong diện tích NTTS thì diện tích nuôi tôm chiếm tỷ trọng cao nhưng
đang có xu hướng giảm (từ 81,2% năm 2006 xuống còn 76,3% năm 2010), nguyên
nhân là do nuôi tôm những năm gần đây môi trường nguồn nước, chất lượng con
giống không tốt lên hiệu quả thấp, rủi ro lớn, nhiều hộ nuôi trồng bị thua lỗ, chuyển
sang nuôi các đối tượng khác, trong đó vùng hạ triều nhân dân thường nuôi ghép tôm
sú, cua và rong câu với hình thức nuôi quảng canh và QCCT.
Bảng 1.5. Diện tích và cơ cấu diện tích thuỷ sản nuôi trồng
vùng ven biển huyện Giao Thuỷ giai đoạn 2008 - 2010
Chỉ tiêu
ĐVT
2008
2007
2010
1. Tổng diện tích
ha
2.945
3.035
- Nuôi tôm
ha
2.392
- Nuôi cá
ha
- Nuôi khác
So sánh (%)
09/08
10/09
BQ
3.132
103,1
103,2
103,1
2.395
2.390
100,1
99,8
100,0
315
362
435
114,9
120,2
117,5
ha
238
278
307
116,8
110,4
113,6
2. Tỷ trọng
%
100
100
100
- Nuôi tôm
%
81,2
78,9
76,3
- Nuôi cá
%
10,7
11,9
13,9
- Nuôi khác
%
8,1
9,2
9,8
Nguồn: Phòng TNMT huyện Giao Thủy
Diện tích nuôi cá có xu hướng tăng dần, năm 2008 là 315 ha, đến năm 2010
tăng lên là 435 ha tốc độ tăng BQ 17,5%/năm, tỷ trọng nuôi cá từ 10,7% năm 2008 lên
13,9% năm 2010. Diện tích nuôi các đối tượng khác cũng có xu hướng tăng năm 2008
là 238 ha, đến năm 2010 là 307 ha tốc độ tăng 13,6%/năm, tỷ trọng nuôi tăng từ 8,1%
năm 2008 lên 9,8% năm 2010.
- Sản lượng và cơ cấu sản lượng
Sản lượng thủy sản nuôi trồng năm 2008 là 2.153 tấn, năm 2010 đạt 2.470 tấn,
tốc độ tăng bình quân là 7,1%/năm. Năm 2010, trong tổng số các sản phẩm nuôi trồng,
sản lượng cá chiếm 43,7%, tôm 32,2% và nuôi các đối tượng khác 24,1%, ta có thể
thấy cơ cấu đối tượng con nuôi đã có sự thay đổi nhỏ trong những năm vừa qua, năm
2008 tỷ trọng nuôi tôm là 33,0% thì năm 2010 là 32,2%, tỷ trọng nuôi cá tương ứng là
42,9% và 43,7%.
Bảng 1.6. Sản lượng và cơ cấu sản lượng thuỷ sản nuôi trồng vùng ven biển huyện
Giao Thuỷ giai đoạn 2008- 2010
Chỉ tiêu
So sánh (%)
ĐVT
2008
2009
2010
1. Tổng sản lượng
tấn
2.153
2.331
2.470
108,3 106,0 107,1
- Nuôi tôm
tấn
710
754
795
106,2 105,4 105,8
- Nuôi cá
tấn
923
1.025
1.080
111,1 105,4 108,2
- Nuôi khác
tấn
520
552
595
106,2 107,8 107,0
2. Tỷ trọng
%
100
100
100
- Nuôi tôm
%
33,0
32,3
32,2
- Nuôi cá
%
42,9
44,0
43,7
- Nuôi khác
%
24,2
23,7
24,1
09/08 10/09
BQ
Nguôn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Giao Thuỷ
Diện tích và sản lượng tôm nuôi có xu hướng tăng nhẹ, diện tích và sản lượng
cá nuôi tăng nhanh. Do những năm trước đây nghề nuôi tôm đem lại lợi nhuận lớn cho
người nuôi, người dân đã khai thác các diện tích có thể nuôi trồng đưa vào sử dụng.
Nhưng những năm gần đây do phát triển nuôi tôm tràn lan không kiểm soát được chất
lượng con giống, môi trường vùng nuôi ô nhiễm, dịch bệnh sảy ra nhiều, nên những
vùng đất mới chuyển đổi
người dân thường chọn đối tượng nuôi chính là các loại cua, cá bớp, cá song, cá
hồng Mỹ,... để hạn chế dịch bệnh, rủi ro cho người sản xuất.
Bảng 1.7. Giá trị, cơ cấu giá trị sản xuất thuỷ sản nuôi trồng
vùng ven biển huyện Giao Thuỷ giai đoạn 2008 - 2010
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
So sánh (%)
Gía trị
Cơ
Giá trị
Cơ
Giá trị
Cơ
09/08 10/09
BQ
(tỷ
cấu
(tỷ
cấu
(tỷ
cấu
đồng)
(%)
đồng)
(%)
đồng)
(%)
1. GTSX (giá
94)
- Nuôi tôm
72,4
100
77,3
100
81,9
100
49,5
68,4
52,5
67,9
55,4
67,6 106,1 105,5 105,8
- Nuôi cá
8,8
12,2
9,7
12,5
10,3
12,6
- Nuôi khác
14,1
19,5
15,1
19,5
16,2
19,8 107,1 107,3 107,2
2. GTSX (giá
HH)tôm
- Nuôi
94,5
100
133,4
100
183,0
100
66,2
70,1
80,7
60,5
99,5
54,4
- Nuôi cá
12,5
13,2
20,7
15,5
32,9
18,0
- Nuôi khác
15,8
16,7
32,0
24
50,6
27,7
106,8 106,0 106,4
110,2 106,2 108,2
Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Giao Thuỷ
Giá trị sản xuất năm 2008 là 74,5 tỷ đồng, năm 2010 là 183,0 tỷ đồng tốc độ
tăng BQ 6,4%/năm. Trong đó tôm vẫn là đối tượng có giá trị sản xuất lớn nhất, chiếm
tỷ trọng chủ yếu so với các loài thuỷ sản nuôi khác nhưng đang có xu hướng tăng
chậm, cá đang là đối tượng được nhiều hộ nuôi trồng quan tâm do cá nuôi ít bị dịch
bệnh, tuy giá trị sản xuất không cao như nuôi tôm nhưng an toàn hơn, giá trị sản xuất
cá nuôi năm 2008 là 12,5 tỷ đồng, năm 2010 tăng lên là 32,9 tỷ đồng, tốc độ tăng bình
quân là 8,2%/năm, chiếm tỷ trọng 18%, còn lại là các đối tượng nuôi khác như cua,
rong câu và một số đối tượng khác. Cơ cấu các đối tượng nuôi: Tôm nuôi có xu hướng
giảm từ 70,1% năm 2008 đến năm 2010 là 54,4 % (trong đó cơ cấu sản lượng tôm
nuôi là 32,2%), nuôi cá và các đối tượng khác xu hướng tăng (năm 2008 nuôi cá chiếm
18,0%, khác là 27,7%).
1.3.2.2. Phân loại vùng nuôi trồng thuỷ sản của huyện Giao Thủy
Vùng nuôi ngoài đê Quốc gia: Là diện tích bãi bồi ven biển từ năm 2000 trở về
trước, ao đầm được hình thành chủ yếu do khoanh vùng tạo thành bờ với diện tích lớn
từ 5- 10 ha, rồi xây dựng cống lấy nước. Hình thức nuôi là thả thêm tôm sú giống 1^-2
con/m2. Hàng ngày lấy nước vào để thu tôm của tự nhiên,... Lượng tôm sú trong đầm
không được cho ăn mà chủ yếu là thức ăn tự nhiên. Chủ đầm là một nhóm hộ từ 3-5
người. Đại đa số diện tích này nằm ngoài đê biển phía trong của rừng ngập mặn và
giáp bãi triều. Do vậy ở đây luôn thu hút một lực lượng lớn lao động ở địa phương đặc
biệt vào mùa thu hoạch.
Từ năm 2000 huyện đã giao cho các xã quy hoạch lại các vùng nuôi tôm sú theo
hướng phát triển nâng cao năng suất nuôi, đa dạng hoá các sản phẩm nuôi, áp dụng các
biện pháp kỹ thuật, hạ thấp diện tích bình quân đầm/hộ nuôi để các hộ có điều kiện
đầu tư vào giống và thức ăn, đối tượng nuôi của vùng này chủ yếu là nuôi thả xen canh
tôm sú, cua và rong câu.
Vùng nuôi trong đê Quốc gia: Diện tích là 342 ha, đây là vùng nuôi chủ yếu
chuyển từ diện tích sản xuất muối, cói kém hiệu quả, diện tích trồng lúa nhiễm mặn
chuyển đổi sang NTTS, diện tích các ao đầm ở đây thường nhỏ, từ 0,5 ha -T- 3,0 ha.
Hình thức nuôi chủ yếu là thâm canh và bán thâm canh, đối tượng nuôi những năm
trước chủ yếu là nuôi tôm sú, cua, cá các loại nhưng do vài năm trở lại đây môi trường
nguồn nước không phù họp, nuôi tôm sú hay bị dịch bệnh chết trên diện rộng, người
nuôi thua lỗ, hiện nay một số hộ nuôi tôm sú đã chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng.
1.3.2.3. Tình hình tổ chức sản xuất NTTS vùng ven biển huyện Giao Thuỷ
Hiện nay nghề nuôi trồng thuỷ sản vùng ven biển của huyện tồn tại chủ yếu là
hai loại hình tổ chức sản xuất đó là các trang trại và các hộ nuôi trồng. Sự phát triển
các loại hình sản xuất ở đây chưa đa dạng. NTTS theo hình thức hộ gia đình chiếm tỷ
lệ lớn, còn lại chủ yếu là tổ chức sản xuất theo loại hình trang trại. Loại hình tổ chức
sản xuất theo quy mô lớn như doanh nghiệp, HTX do hoạt động chưa hiệu quả nên hầu
như không còn phát triển, chỉ còn một số công ty sản xuất giống thuỷ sản do tư nhân
đứng nên thành lập. Mô hình doanh nghiệp nhà nước sản xuất như Nông trường quốc
doanh Bạch Long hiện nay cũng cho các hộ dân đấu thầu đất để nuôi trồng theo hình
thức tổ chức hộ sản xuất. Năm 2004 có Công ty Đại Dương thuê đất để đầu tư NTTS
công nghiệp với quy trình công nghệ cao nhưng do nguồn nước không đảm bảo tôm
nuôi dịch bệnh chết dẫn tới thua lỗ công ty đã giải tán và cho các hộ dân thuê lại để
sản xuất với hình thức nuôi BTC.
Hộ nuôi trồng thuỷ sản vùng ven biển của huyện trong những năm qua không
có sự biến động lớn là do hoạt động nuôi trồng của vùng ven biển đã đi vào ổn định.
Tuy nhiên khi nghiên cứu mô hình nuôi trồng hộ gia đình còn cho thấy nhiều hạn chế
như: Hộ gia đình là những chủ thể NTTS chủ yếu vùng ven biển và thường nuôi vói
mức độ thâm canh thấp như nuôi quảng canh, QCCT và BTC. Đối với vùng hạ triều
do thiếu vốn đầu tư nên các hộ không có điều kiện cải tạo hệ thống thủy lợi, cải tạo ao
đầm nên các hộ nuôi chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên của vùng bãi bồi để mở rộng
và phát triển sản xuất với hình thức nuôi trồng quảng canh và QCCT. Việc khai thác
bãi bồi một cách nhanh chóng, ồ ạt không theo quy hoạch đã nảy sinh ra những bất cập
như làm cản trở dòng chảy, gây ô nhiễm môi trường vùng nuôi.
Bảng 1.8. Tình hình nuôi trồng thuỷ sản của các hộ vùng ven biển huyện Giao
Thuỷ giai đoạn 2008 – 2010
Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Giao Thuỷ
So sánh (%)
Chỉ tiêu
ĐVT
2008
2009
2010
Tổng số hộ nuôi
hộ
1.653
1.659
1.676 100,36 101,02 100,69
1. Số lao động
LĐ
1,50
1,56
1,75
104,00 112,18 108,09
85,2
92,0
95,5
107,98 103,80 105,89
2. Vốn kinh doanh tr. đồng
09/08
10/09
BQ
3. Diện tích
ha
1,37
1,35
1,48
98,54 109,63 104,08
4. Năng suất (tôm)
tấn/ha
0,85
0,99
1,25
116,47 126,26 121,37
5. Sản lượng
tấn
1,16
1,34
1,85
115,52 138,06 126,79
6. Doanh thu
tr. đồng
75,4
78,6
82,5
104,24 104,96 104,6
* Số hộ nuôi có lãi
hộ
1518,0 1416,0 1355,0 93,28
* Số hộ nuôi bị lỗ
hộ
135,0
243,0
95,69
94,49
321,0 180,00 132,10 156,05
Quy mô NTTS của hộ gia đình còn nhỏ bé, lượng vốn đầu tư ít, việc nuôi trồng
vẫn dựa vào việc khai thác nguồn lợi tự nhiên là chính. Mặt khác, phát triển NTTS
theo mô hình hộ gia đình còn nhiều rủi ro do sản xuất phân tán, nhỏ lẻ, ý thức họp tác
trong sản xuất thấp, dễ gây lây lan dịch bệnh, trình độ nuôi trồng thấp, thiếu kiến thức,
thiếu khoa học kỹ thuật gây ra tình trạng sản xuất kém hiệu quả dẫn tới thua lỗ, nợ nần
gây ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển bền vững của vùng nuôi.
Trang trại NTTS những năm trước đây phát triển nhanh và là mô hình phát triển
phù họp với tình hình thực tế của địa phương, được hình thành và phát triển chủ yếu
theo mô hình trang trại gia đình.
Bảng 1.9. Tình hình nuôi trồng thuỷ sản của các trang trại
vùng ven biển huyện Giao Thuỷ giai đoạn 2008 - 2010
Chỉ tiêu
Tổng số trang trại
1. Số lao động
ĐVT
trang trại
LĐ
2008 2009 2010
So sánh (%)
09/08
10/09
BỌ
202,0 205,0 208,0 101,49 101,46 101,47
4,2
4,5
4,8
107,14 106,67 106,90
2. Vốn kinh doanh
triệu đồng
525,6 562,2 585,2 106,96 104,09 105,53
- Vốn cố định
triệu đồng
320,2 351,4 369,8 109,74 105,24 107,49
- Vốn lưu động
triệu đồng
205,4 210,8 215,4 102,63 102,18 102,41
Tr.đó: Vay ngân hàng
triệu đồng 121,5 138,5 146,9 113,99 106,06 110,03
3. Diện tích
ha
3,5
3,75
3,25 107,14 86,67
tấn/ha
0,92
1,02
1,55 110,87 151,96 131,42
5. Sản lượng
tấn
3,22
3,8
5,1
6. Doanh thu
triệu đồng
156,2 194,9 265,8 125,10 136,38 130,74
7. Chi phí
triệu đồng
130,2 153,7 207,5 118,05 135,00 126,53
8. Lợi nhuận
triệu đồng
26,0
4. Năng suất (tôm)
9. Tỷ suất lợi nhuận
%
41,2
96,90
118,01 134,21 126,11
58,3 160,94 141,50 151,22
16,43 21,14 21,93
Nguồn: Phòng NN & PTNT huyện Giao Thủy
Năm 2008 toàn huyện có 262 trang trại, trong đó vùng ven biển là 202 trang
trại, năm 2009, 2010 số lượng trang trại tăng không lớn do nuôi trồng thủy sản đã đi
vào ổn định. Trang trại được hình thành chủ yếu ở những vùng có điều kiện phát triển
thành vùng nuôi chuyên canh. Mô hình này đã tạo nên sự thay đổi căn bản tập quán
canh tác nuôi trồng, đồng thời góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa
phương. Các trang trại tuy có quy mô chưa lớn,
nhưng các yếu tố khác như vốn sản xuất, lao động lớn và tổ chức sản xuất chặt
chẽ, nên phát triển nuôi hồng thủy sản đạt kết quả và hiệu quả hon
Tổng diện tích của các trang trại là 676 ha, chiếm 21,18% diện tích nuôi trồng
và sản lượng đạt 1.060,8 tấn, chiếm khoảng 30% sản lượng toàn vùng. Các trang trại
phát triển đã huy động được nguồn lực của người dân trong và ngoài vùng, dù chỉ mới
là những trang trại gia đình nhưng một số yếu tố như vốn sản xuất, kỹ thuật và công
nghệ cao được huy động và áp dụng đã phát huy được hiệu quả. Vì thế, việc tiếp tục
mở rộng mô hình trang trại để khai thác tiềm năng của các chủ thể kinh doanh này là
xu hướng tích cực và cần thiết.
Tuy nhiên, công tác tổ chức nuôi trồng thủy sản vùng ven biển của huyện còn
nhiều hạn chế: Việc phát triển các loại hình sản xuất chưa đa dạng, phong phú công tác
tổ chức sản xuất còn nhiều yếu kém. Một số mô hình sản xuất như doanh nghiệp, HTX
nuôi trồng chưa phát huy được hiệu quả. Mô hình trang trại NTTS được phát triển
mạnh nhưng năng lực sản xuất hàng hóa còn hạn chế đang ở trong quá trình hình thành
và phát triển, hình thức tổ chức sản xuất hộ gia đình phát triển mạnh nhưng còn mang
tính tự phát, phân tán và có độ rủi ro cao. Sự họp tác, gắn kết hỗ trợ lẫn nhau giữa các
hình thức tổ chức sản xuất trong quá trình kinh doanh còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu
kém. Sản xuất chưa đa dạng hình thức và đối tượng nuôi (nuôi tôm là chủ yếu) đã dẫn
đến mất cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường, trình độ kỹ thuật và công nghệ
nuôi hồng còn thấp, nhất là hộ nông dân nên tỷ lệ hộ nuôi trồng thua lỗ còn nhiều,
trình độ quản lý sản xuất kinh doanh còn thiếu năng động, chưa theo kịp vói cơ chế thị
trường. Trình độ và kinh nghiệm sản xuất còn hạn chế bộc lộ nhiều bất cập trong quản
lý.
1.3.2.4. Các hình thức nuôi trồng thuỷ sản vùng ven biển
Vùng ven biển huyện đã và đang tồn tại nhiều hình thức nuôi trồng khác nhau
như nuôi chuyên canh, nuôi luôn canh gối vụ và nuôi xen canh, hỗn họp.
Hình thức nuôi xen canh hỗn họp của vùng ven biển đang được áp dụng chủ
yếu đối vói nuôi cua, cá và các loại thuỷ sản khác nhưng số hộ và diện tích nuôi còn
nhỏ lẻ phân tán và chưa trở thành hình thức phổ biến.
Hình thức nuôi luân canh gối vụ được phát triển mạnh trong những năm trước
đây. Tuy nhiên, quy mô diện tích nuôi ở mức độ vừa phải, mức đầu tư và lợi nhuận
không cao nên không được khuyến khích phát triển trên diện rộng.
Hình thức nuôi chuyên canh được nuôi chủ yếu hiện nay và đối tượng nuôi
chuyên canh chủ yếu là tôm sú. Nuôi chuyên canh với các hình thức nuôi và trình độ
khác nhau đã có sự chuyển biến nhanh chóng từ các hình thức nuôi đơn giản như nuôi
quảng canh và quảng canh cải tiến có xu hướng giảm dần và tốc độ tăng chậm lại và
tăng dần tỷ trọng diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh. Đây là hướng chuyển
dịch tích cực nhằm sử dụng có hiệu quả, bền vững các nguồn lực, góp phần thúc đẩy
sản xuất hàng hoá thuỷ sản tập trung với các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, đồng thòi
sử dụng hiệu quả các nguồn lực của vùng như đất đai, lao động, vốn đầu tư,...
Tuy nhiên, để phát triển bền vững ngành nuôi hồng thủy sản, bảo vệ hệ sinh thái
môi trường rất nhạy cảm của vùng ven biển, bảo vệ rừng ngập mặn của Vườn Quốc