Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

BÀI GIẢNG ĐÁNH GIÁ ĐẤT NÂNG CAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.73 MB, 70 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

BÀI GIẢNG
ĐÁNH GIÁ ĐẤT NÂNG CAO
Người biên soạn : TS. Trần Xuân Biên

HÀ NỘI - 2017
i


ii


MỤC LỤC
MỤC LỤC..............................................................................iii
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ ĐẤT NÂNG CAO...................1
1.1. Khái niệm chung....................................................................................................................1

1.1.1. Đất (Soil)..........................................................................................2
1.1.2. Đất đai (Land)..................................................................................2
1.1.3. Đơn vị bản đồ đất đai (Land Mapping Unit - LU).............................3
1.1.4. Đặc trưng đất đai (Land Characteristic - LC)...................................3
1.1.5. Chất lượng đất đai (Land Quality - LQ)............................................3
1.1.6. Kiểu sử dụng đất đai chính (Major kind of Land use)......................3
1.1.7. Loại sử dụng đất đai (Land Utilization Type - LUT)..........................3
1.1.8. Yêu cầu sử dụng đất đai (Land Use Requirement - LUR)...............3
1.2. Tầm quan trọng của việc phân hạng đánh giá đất............................................................4
1.3. Các nghiên cứu về đánh giá đất đai....................................................................................5

1.3.1. Đánh giá thích hợp đất đai trên thế giới và thực sự ra đời phương


pháp đánh giá thích hợp đất đai của FAO..................................................6
1.3.2. Đánh giá đất đai ở Việt Nam............................................................7
1.4. Các nghiên cứu ứng dụng GIS trong đánh giá đất đai...................................................11

1.4.1. Ứng dụng GIS trong đánh giá thích hợp đất đai trên thế giới........11
1.4.2. Ứng dụng GIS trong đánh giá đất đai ở Việt Nam.........................14
1.5. Sử dụng các phần mềm đánh giá đất đai..........................................................................15

1.5.1. Các phần mềm đánh giá đất đai trên thế giới................................15
1.5.2. Nghiên cứu ứng dụng ALES trong đánh giá đất đai......................18

CHƯƠNG 2 : ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI..................................22
2.1. Khái niệm..............................................................................................................................22
2.2. Những vấn đề cơ bản trong đề cương hướng dẫn đánh giá đất đai của FAO.............22

2.2.1. Những nguyên tắc cơ bản..............................................................22
2.2.2. Trình tự cơ bản về đánh giá đất đai...............................................22
2.2.3. Các mức độ phân tích trong đánh giá đất đai của FAO.................23
2.2.4. Mức độ chi tiết trong cấu trúc phân hạng.......................................23
2.2.5. Phương pháp xác định hạng thích hợp đất đai..............................24
2.2.6. Trình bày kết quả phân hạng.........................................................34
2.3. Đánh giá đất đai phục vụ nông nghiệp.............................................................................34

CHƯƠNG 3. ỨNG DỤNG KỸ THUẬT GIS TRONG ĐÁNH GIÁ, PHÂN
HẠNG MỨC ĐỘ THÍCH HỢP ĐẤT ĐAI.........................36
3.1. Hệ thông tin địa lý (GIS).....................................................................................................36

iii



3.1.1 Cấu trúc của GIS.............................................................................37
3.1.2. Dữ liệu của GIS..............................................................................38
3.1.3. Các chức năng của hệ thông tin địa lý...........................................42
3.1.4. Một số ứng dụng của GIS..............................................................44
3.2. Quy trình ứng dụng GIS trong đánh giá đất nông nghiệp............................................48

3.2.1. Bước 1: Xây dựng cơ sở dữ liệu....................................................49
3.2.2. Bước 2: Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai.......................................50
3.2.3. Bước 3: Xây dựng bản đồ thích hợp đất đai..................................50
3.2.4. Bước 4: Trình bày kết quả đánh giá đất với GIS............................51

iv


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ ĐẤT NÂNG CAO
1.1. Khái niệm chung
Đất đai là hợp phần quan trọng của môi trường, là tư liệu chủ yếu trong sản xuất
nông nghiệp. Do vậy, công tác điều tra, đánh giá tài nguyên đất rất được chú trọng
nhằm mô tả các đặc trưng và giá trị sử dụng đất trên các vùng lãnh thổ khác nhau. Từ
đó, tìm ra khả năng tối ưu của từng loại đất đối với sản xuất nông nghiệp phục vụ cho
mục đích của con người
Nhu cầu của việc đánh giá đất đai xuất hiện khi mà các kết quả nghiên cứu của
các yếu tố tự nhiên đơn thuần và riêng lẻ đã không cung cấp được những hướng dẫn
đầy đủ để biết rằng: có thể sử dụng đất đai như thế nào và kết quả của việc sử dụng đất
sẽ ra sao? Do vậy, để quản lý và quy hoạch đất đai, một bước nghiên cứu nữa cần được
thực hiện nhằm xem xét những đặc điểm của đất - nước - khí hậu... với các yêu cầu
của những loại sử dụng đất khác nhau. Trong bước nghiên cứu này sẽ phải đánh giá
từng dạng đất đai với từng loại sử dụng đất được xem xét, trình tự cơ bản này được gọi
là:"Đánh giá đất đai" (FAO, 1976).
Đánh giá đất đai là đánh giá đất khi nó được sử dụng cho mục đích cụ thể nào

đó. Vì vậy, đánh giá đất đai sẽ cung cấp tài liệu cơ bản cần thiết để ra quyết định sử
dụng đất đúng đắn dựa trên việc phân tích mối quan hệ giữa sử dụng đất và đất, ước
tính các đầu vào và dự báo kết quả thu được. Đánh giá đất đai là xem xét hai khía cạnh
chính của đất đai là: các yếu tố tự nhiên của nguồn tài nguyên đất (loại đất, địa hình và
khí hậu) và các yếu tố kinh tế xã hội (quy mô sản xuất, trình độ quản lý, nguồn lao
động, khả năng tiếp cận thị trường và các yếu tố con người khác). Trong khi điều kiện
tự nhiên là những đặc tính có thể coi là tương đối ổn định thì điều kiện xã hội lại dễ
dàng thay đổi và phụ thuộc vào các chính sách của Nhà nước và thị trường.
Chưa bao giờ yêu cầu sử dụng đất tối ưu lại cấp thiết như hiện nay, khi mà sự
tăng trưởng dân số và đô thị hoá nhanh chóng đã làm cho đất nông nghiệp ngày càng
trở nên hiếm hoi. Bản đồ của Fifield và Pearcy (1966) đã chỉ ra những vùng đất thích
hợp và không thích hợp cho cuộc sống của con người và nó đã mang lại cho chúng ta
những cảm nhận đầu tiên về đánh giá đất ở quy mô toàn cầu. Mỗi vùng có thể được
xem như một sự cân bằng giữa các điều kiện kinh tế xã hội và môi trường.
Nhu cầu canh tác thâm canh đang tăng lên hiện nay, đặc biệt là ở những vùng
có điều kiện không thuận lợi cho thấy cần phải đạt được sự cân bằng mới giữa các yếu
tố con người, điều kiện kinh tế xã hội và các điều kiện tự nhiên. Việc thay đổi bất kỳ
một quan hệ cân bằng nào cũng rất khó khăn, vì vậy mà các chương trình phát triển
thường rất phức tạp và yêu cầu vốn đầu tư cao.

1


Mục tiêu chính của đánh giá đất là để lựa chọn loại sử dụng đất tối ưu cho mỗi
đơn vị đất xác định, có xem xét cả các yếu tố tự nhiên và các yếu tố kinh tế - xã hội
cũng như bảo vệ tài nguyên môi trường cho tương lai. Mục tiêu chi tiết thay đổi tuỳ
theo mục đích và quy mô đánh giá đất.
Khi giới thiệu kỹ thuật nông nghiệp mới hoặc tổ chức lại hoạt động sản xuất
nông nghiệp đều đòi hỏi phải có quy hoạch chi tiết trong các lĩnh vực tài nguyên đất
đai, điều kiện kinh tế – xã hội, nguồn nước, tình hình sản xuất nông nghiệp và điều

kiện khí hậu - sinh thái.
Theo FAO, mục tiêu chính của việc đánh giá đất đai là đánh giá khả năng thích
hợp (Suitability) của các dạng đất đai khác nhau đối với các loại sử dụng đất riêng biệt
đã lựa chọn. Các dạng đất đai thường được mô tả và phân lập thành các đơn vị trên
bản đồ, được gọi là đơn vị bản đồ đất đai (Land Mapping Unit). Loại sử dụng đất bao
gồm cả các loại sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và bảo tồn
thiên nhiên.
Trong những nghiên cứu và hướng dẫn của FAO về đánh giá đất đai, một số
khái niệm cơ bản sau đây được sử dụng:
1.1.1. Đất (Soil)
Theo V.P.William, đất là tầng mặt tơi xốp của lục địa có khả năng tạo ra sản
phẩm cây trồng.
Theo Docutraev: đất là vật thể tự nhiên đặc biệt hình thành do tác động tổng
hợp của các yếu tố sinh vật, khí hậu, đá mẹ, địa hình, thời gian và tác động của con
người.
1.1.2. Đất đai (Land)
Là một vùng đất được xác định về mặt địa lý, có các thuộc tính tương đối ổn
định hoặc thay đổi có tính chất chu kỳ có thể dự đoán được của sinh quyển bên trên,
bên trong và bên dưới nó như là: không khí, đất, điều kiện địa chất, thuỷ văn, thực vật
và động vật cư trú, những hoạt động trước đây của con người, ở chừng mực mà ảnh
hưởng của những thuộc tính này có ý nghĩa tới việc sử dụng vùng đất đó của con
người hiện tại và trong tương lai.
Hay nói cách khác: đất đai là một vùng đất có ranh giới, vị trí cụ thể và có các
thuộc tính tổng hợp của các yếu tố tự nhiên, kinh tế và xã hội như: thổ nhưỡng, khí
hậu, địa hình, địa mạo, địa chất, thuỷ văn, động vật, thực vật và hoạt động sản xuất của
con người.

2



1.1.3. Đơn vị bản đồ đất đai (Land Mapping Unit - LU)
Là một khoanh/vạt đất được xác định trên bản đồ đơn vị đất đai với những đặc
tính và chất lượng tính chất đất đai riêng biệt thích hợp cho từng loại sử dụng đất, có
cùng một điều kiện quản lý đất, cùng một khả năng sản xuất và cải tạo đất. Mỗi đơn vị
đất đai có chất lượng riêng và nó thích hợp với một loại sử dụng đất nhất định.
1.1.4. Đặc trưng đất đai (Land Characteristic - LC)
Là một thuộc tính của đất mà có thể đo lường hoặc ước lượng trong quá trình
điều tra bao gồm cả sử dụng viễn thám, điều tra thông thường cũng như bằng cách
thống kê tài nguyên thiên nhiên như: loại đất, độ dốc, tầng dày, lượng mưa, độ ẩm,
điều kiện tưới, điều kiện tiêu nước.
1.1.5. Chất lượng đất đai (Land Quality - LQ)
Là một thuộc tính của đất có ảnh hưởng tới tính bền vững đất đai đối với một
kiểu sử dụng cụ thể như: đất cát, đất mặn, đất phèn, đất phù sa (loại đất), độ dốc (0 3o; >3 - 8o;...), vv.
1.1.6. Kiểu sử dụng đất đai chính (Major kind of Land use)
Là phần phân nhỏ chủ yếu của sử dụng đất nông nghiệp như: đất sản xuất nông
nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác.
1.1.7. Loại sử dụng đất đai (Land Utilization Type - LUT)
Một kiểu sử dụng đất đai được miêu tả hay xác định theo mức độ chi tiết kiểu
sử dụng đất chính. Loại sử dụng đất đai có liên quan tới mùa vụ, kết hợp mùa vụ hoặc
hệ thống cây trồng với các phương pháp quản lý và tưới xác định trong môi trường kỹ
thuật và kinh tế xã hội nhất định.
Nói cách khác: loại sử dụng đất đai được phân định và mô tả bởi các thuộc tính
kỹ thuật và kinh tế - xã hội như: loại cây trồng, kỹ thuật canh tác, loại và khối lượng
sản phẩm, lao động, chi phí sản xuất, lợi nhuận thu được,... Tuỳ theo mức độ đánh giá
đất đai, có thể phân loại sử dụng đất theo các cấp như kiểu sử dụng đất đai chính
(Major Kind of Land Use), loại sử dụng đất đai (Land Utilization Type),...
Hay loại sử dụng đất đai mô tả một loại cây trồng hoặc một nhóm cây trồng
trong một chu kỳ kinh tế. Ví dụ: 2, 3 vụ lúa, cà phê, cao su, chè,…(một loại cây trồng)
và 2 lúa + 1 màu, 2 màu + 1 lúa, đậu xen cà phê,… (một nhóm cây trồng).
1.1.8. Yêu cầu sử dụng đất đai (Land Use Requirement - LUR)

Là những điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến năng suất và sự ổn định của loại
sử dụng đất đai hay đến tình trạng quản lý và thực hiện loại sử dụng đất đai đó. Những

3


yêu cầu sử dụng đất đai thường được xem xét từ chất lượng đất đai của vùng nghiên
cứu.
Hay yêu cầu sử dụng đất đai được định nghĩa như là những điều kiện tự nhiên
cần thiết để thực hiện thành công và bền vững một loại sử dụng đất.
1.2. Tầm quan trọng của việc phân hạng đánh giá đất
Phân hạng đánh giá đất đai là một trong những chuyên ngành nghiên cứu quan
trọng và đặc biệt gần gũi với những nhà quy hoạch, người hoạch định các chính sách
liên quan đến đất đai và người sử dụng đất. Đặc biệt, trong hoàn cảnh hiện nay khi dân
số đang gia tăng một cách nhanh chóng, nhu cầu lương thực, thực phẩm và chất đốt
cũng gia tăng đến mức báo động. Sự gia tăng này cùng với tình trạng suy thoái dần
những vùng đất đai thích hợp cho canh tác đã nảy sinh nhu cầu mở rộng diện tích
trồng trọt ở những vùng đất kém thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, hoặc là những
vùng có điều kiện sinh thái mẫn cảm dễ bị huỷ hoại. Hàng năm, trong tổng số 1,5 tỷ ha
đất nông nghiệp của thế giới thì có khoảng 5 - 7 triệu ha bị bỏ hoang do xói mòn hoặc
thoái hoá.
Đứng trước những thử thách nói trên, các tổ chức quốc tế và các nhà khoa học ở
nhiều quốc gia đã tiến hành điều tra và đánh giá tài nguyên đất không chỉ trên quy mô
từng quốc gia, mà còn trên phạm vi toàn cầu. Từ năm 1960, Hiệp hội Khoa học Đất
Quốc tế (International Society of Soil Science - ISSS) đã đề xuất một dự án điều tra tài
nguyên đất trên toàn thế giới, kết quả của dự án này là sự xuất hiện của Bản đồ Đất thế
giới năm 1969, 1974, 1988 và các báo cáo về tài nguyên đất thế giới của FAO (1961 1988). Những nghiên cứu nói trên là cơ sở cho việc xây dựng các chính sách phát triển
và tối ưu hoá sử dụng đất đai trên phạm vi toàn thế giới.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, khái niệm về "khả năng bền vững"
(Sustainability) được sử dụng để đánh giá việc quản lý các nguồn tài nguyên tự nhiên

cho sản xuất nông nghiệp (TAC, 1988). Khả năng của tài nguyên đất đai được xem xét
một cách tổng hợp trên nhiều yếu tố có tính tương hỗ về tự nhiên, kinh tế, xã hội,...
nhằm đánh giá khả năng thích hợp tương đối của đất đai đối với các kiểu sử dụng khác
nhau, sao cho đáp ứng được nhu cầu và mục tiêu của người sử dụng đất cũng như của
cộng đồng tại chỗ. Xuất phát từ nhu cầu đó, tiến trình "Đánh giá khả năng thích hợp
đất đai" ra đời và phương pháp cơ bản về "Đánh giá đất đai" (Land Evaluation) đã
được FAO hoàn chỉnh để triển khai ở nhiều quốc gia trên thế giới với một số hướng
dẫn chi tiết (FAO, 1976, 1983, 1985, 1991, 1992, 1993,...).
Ở Việt Nam, theo số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường (tháng 11/2007),
diện tích đất sản xuất nông nghiệp hiện nay là 9,42 triệu ha (chiếm 28,4% diện tích tự

4


nhiên), đã tăng khoảng 2,4 triệu ha so với năm 1990. Song song với việc khai hoang
mở rộng đất nông nghiệp, hàng năm ước tính có khoảng 20 - 25 ngàn ha đất nông
nghiệp bị mất đi do tốc độ đô thị hoá và phần lớn trong số này thường tập trung dọc
theo các sông - rạch - kênh đào - quốc lộ, ... là nơi có tiềm năng sản xuất cao nhất. Với
tốc độ đô thị hoá hiện nay, vào cuối thế kỷ này nước ta sẽ mất đi ít nhất khoảng 1 triệu
ha đất nông nghiệp. Trong khi đó, chúng ta có 4,7 triệu ha đất hoang hoá và đồi núi
trọc, nhưng chỉ còn khoảng 100 nghìn ha có thể đưa vào sản xuất nông nghiệp. Cũng
như các nước đang phát triển khác, Việt Nam đã và đang đối mặt với áp lực tăng dân
số cũng như tăng nhu cầu lương thực, việc duy trì và mở rộng diện tích đất nông
nghiệp ở nước ta là một nhu cầu cấp bách, nhưng đồng thời cũng phải có chiến lược sử
dụng đất hợp lý để ngăn chặn suy thoái tài nguyên đất đai. Với nhu cầu đó, công tác
điều tra và đánh giá khả năng sử dụng tài nguyên đất ở Việt Nam đã được thực hiện từ
rất lâu. Từ những năm 1945 đến nay, đã có hàng loạt các công trình nghiên cứu của
các nhà khoa học thuộc nhiều thế hệ nối tiếp nhau ở cả 2 miền Nam - Bắc
(V.M.Fridland, F.R. Moormann, Lê Duy Thước, Vũ Ngọc Tuyên, Trần Khải, Cao
Liêm, Tôn Thất Chiểu, Trương Đình Phú, Châu Văn Hạnh, Thái Công Tụng,...).

Những nghiên cứu trên không những đã làm sáng tỏ các đặc điểm và tính chất của tài
nguyên đất đai ở nhiều vùng lãnh thổ của nước ta, mà còn đưa ra phương hướng lợi
dụng và khai thác hợp lý tiềm năng đất nông nghiệp ở Việt Nam.
Sử dụng đất đai hợp lý và lâu bền là một vấn đề đang được nhiều quốc gia trên
thế giới quan tâm giải quyết. Đặc biệt ở các nước đang phát triển trong đó có Việt
Nam, nơi mà quá trình khai thác tài nguyên đất chưa hợp lý đang diễn ra ở mức độ báo
động.
Đất đai là tài nguyên hạn chế, hiện tại cũng như trong tương lai, diện tích đất
sử dụng cho nông - lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn, trong đó nông nghiệp là
ngành sử dụng diện tích đất đai lớn nhất trong các ngành kinh tế để sản xuất ra lương
thực, thực phẩm phục vụ cho con người.
Vì vậy, việc đánh giá đúng thực trạng nguồn tài nguyên đất phục vụ sử dụng đất
bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế cao là một vấn đề cấp bách ở nước ta trong giai
đoạn hiện nay.
1.3. Các nghiên cứu về đánh giá đất đai
Việc nghiên cứu tài nguyên đất đai không những dừng lại ở bước thống kê tài
nguyên đất mà còn thực hiện việc đánh giá khả năng thích hợp của đất đai để đề xuất
sử dụng đất hợp lý.

5


1.3.1. Đánh giá thích hợp đất đai trên thế giới và thực sự ra đời phương pháp đánh
giá thích hợp đất đai của FAO
Từ những thập niên 50 của thế kỷ trước, việc đánh giá khả năng sử dụng đất và
nước xem như là bước nghiên cứu kế tiếp công tác nghiên cứu đặc điểm đất. Xuất phát
từ các nghiên cứu riêng lẻ của từng quốc gia, về sau phương pháp đánh giá đất đai của
nhiều khoa học hàng đầu thế giới và tổ chức quốc tế đã quan tâm và đặc biệt gần gũi
với các nhà quy hoạch, người hoạch định chính sách đất đai và người sử dụng. Những
nghiên cứu và các hệ thống đánh giá đất đai sau đây khá phổ biến:

- Phân loại khả năng đất có tưới (Irrigation land suitability classification) của
Cục cải tạo đất đai - Bộ nông nghiệp Mỹ (USBR) biên soạn năm 1951. Phân loại gồm
6 lớp (classes), từ lớp có thể trồng trọt được (Arable) đến lớp có thể trồng trọt được
một cách có giới hạn (Limited arable) đến lớp không thể trồng trọt được (Non-arable).
Trong phân loại này, ngoài đặc điểm về đất đai, một số chỉ tiêu kinh tế cũng được xem
xét chỉ giới hạn trong phạm vi thuỷ lợi.
- Phân hạng khả năng đất đai (The land capability classification) do Cơ quan
bảo vệ đất - Bộ Nông nghiệp Mỹ soạn thảo (gọi tắt là USDA) năm 1961. Mặc dù hệ
thống này được xây dựng riêng cho điều kiện nước Mỹ, nhưng những nguyên lý của
nó được ứng dụng ở nhiều nước. Trong đó, phân hạng đất đai chủ yếu dựa vào những
hạn chế của đất đai gây trở ngại đến sử dụng đất, những hạn chế khó khắc phục cần
phải đầu tư vốn, lao động kỹ thuật… mới có thể khắc phục được. Hạn chế được chia
thành 2 mức: hạn chế tức thời và hạn chế lâu dài. Đất đai được xếp hạng chủ yếu dựa
vào hạn chế lâu dài (vĩnh viễn). Hệ thống đánh giá đất đai chia làm 3 cấp: lớp (class),
lớp phụ (sub-class) và đơn vị (unit). Đất đai được chia làm 8 lớp và hạn chế tăng dần
từ lớp I đến lớp VIII, từ lớp I đến lớp VI có khả năng sử dụng cho nông – lâm nghiệp,
lớp V đến với VII chỉ có thể sử dụng lâm nghiệp, lớp VIII chỉ sử dụng cho các mục
đích khác. Đây là một trong những cách tiếp cận trong đánh giá đất đai, có quan tâm
đến các yếu tố hạn chế và hướng khắc phục các hạn chế; có xét đến vấn đề kinh tế - xã
hội ảnh hưởng đến sử dụng đất.
- Phương pháp đánh giá phân hạng đất ở Liên Xô cũ và các nước Đông Âu: từ
thập niên 60, việc phân hạng và đánh giá đất đai cũng được thực hiện, quá trình này
được chia làm 3 bước: (i). Đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng; (ii). Đánh giá khả năng sản
xuất (kết hợp xem xét các yếu tố khí hậu, địa hình,…); (iii). Đánh giá đất đai dựa vào
kinh tế (chủ yếu là khả năng sản xuất hiện tại của đất đai). Phương pháp này quan tâm
chủ yếu đến tố tự nhiên, có xem xét về khía cạnh kinh tế - xã hội trong sử dụng đất đai
nhưng chưa đầy đủ.

6



- Ngoài ra, ở Anh, Canada, Ấn Độ,… đều phát triển hệ thống đánh giá đất đai,
đa số dựa trên yếu tố thổ nhưỡng để phân cấp đất đai cho các mục tiêu sử dụng đất.
Đến cuối thập niên 60, nhiều quốc gia đã phát triển hệ thống đánh giá đất đai
cho riêng mình (các tiêu chuẩn dùng cho đánh giá cũng như kết quả rất khác nhau),
điều này làm cho việc trao đổi kết quả đánh giá đất trên thế giới gặp nhiều khó khăn.
Năm 1976, phương pháp đánh giá đất của FAO (A framework for land evaluation,
FAO) ra đời, nhằm thống nhất các tiêu chuẩn đánh giá đất đai trên toàn thế giới. Bên
cạnh đánh giá tiềm năng đất còn đề cập đến vấn đề kinh tế xã hội của từng loại sử
dụng đất.
Bên cạnh đó, FAO cũng đã ấn hành một số hướng dẫn khác về đánh giá khả
năng thích hợp đất đai cho từng đối tượng.
- Đánh giá đất đai cho nông nghiệp nhờ mưa (Land evaluation for rained
agriculture, 1983).
- Đánh giá đất đai cho nông nghiệp có tưới (Land evaluation for irrigated
agriculture, 1985).
- Đánh giá đất cho đồng cỏ quảng canh (Land evaluation for extensive gazing,
1989).
- Đánh giá đất đai cho sự phát triển (Land evaluation for development, 1990).
- Đánh giá đất đai và phân tích hệ thống canh tác phục vụ quy hoạch sử dụng
đất (Land evaluation and farming system analysis for land use planning, Framework
for land evaluating sustainable management, 1993).
Thực chất, đây là một tập hợp các hướng dẫn về phương pháp luận, có thể ứng
dụng trong bất kỳ dự án nào và ở bất kỳ tỷ lệ nào. Bên cạnh việc đánh giá tiềm năng
của đất đai, đánh giá thích hợp đất đai còn đề cập đến các thông tin về kinh tế - xã hội
và kỹ thuật canh tác của từng loại sử dụng cụ thể, cung cấp thông tin cho nhà quy
hoạch lựa chọn phương án sử dụng đất hợp lý.
Ngay từ khi mới được công bố, hướng dẫn của FAO đã được áp dụng trong một
số dự án phát triển. Hầu hết các nhà đánh giá đều công nhận tầm quan trọng của nó đối
với sự phát triển của chuyên ngành đánh giá đất đai. Hiện nay, công tác đánh giá đất

đai được thực hiện ở nhiều quốc gia và trở thành một khâu quan trọng trong công tác
lập quy hoạch sử dụng đất vùng lãnh thổ.
1.3.2. Đánh giá đất đai ở Việt Nam
Ở Việt Nam khái niệm về phân hạng đất đã có từ lâu qua việc phân chia “tứ
hạng điền, lục hạng thổ” để thu thuế. Công tác đánh giá, phân hạng đất đã được nhiều

7


cơ quan khoa học nghiên cứu và thực hiện như: Tổng cục quản lý ruộng đất, các
trường Đại học nông nghiệp. Luật thuế sử dụng đất của Nhà nước cũng dựa trên cơ sở
đánh giá phân hạng đất. Đặc biệt, Viện QH&TKNN trong nhiều năm qua đã thực hiện
nhiều công trình, đề tài nghiên cứu về đánh giá đất đai. Công tác được triển khai rộng
rãi trên toàn quốc, từ phân hạng đất tổng quan trên toàn quốc (Tôn Thất Chiểu, Hoàng
Ngọc Toàn, 1980 - 1986) đến các tỉnh/thành và các địa phương, với nhiều đối tượng
cây trồng, nhiều vùng chuyên canh và các dự án đầu tư. Đánh giá đất đai trở thành quy
định bắt buộc trong công tác quy hoạch sử dụng đất.
+ Từ đầu những năm 1970, Bùi Quang Toản cùng nhiều nhà khoa học của Viện
Thổ nhưỡng Nông hoá (Vũ Cao Thái, Nguyễn Văn Thân, Đình Văn Tỉnh…) đã tiến
hành công tác đánh giá phân hạng đất đai ở 23 huyện, 286 hợp tác xã và 9 vùng
chuyên canh. Quy trình này bao gồm 4 bước: (1). Thu thập tài liệu, (2). Vạch khoanh
đất, (3). Đánh giá và phân hạng chất lượng đất và (4). Xây dựng bản đồ phân hạng đất.
Các yếu tố được sử dụng trong phân hạng đất đai vùng đồng bằng gồm: loại đất, độ
dày tầng đất, độ chặt, độ xốp, hạn, úng, mưa, mặn, chua… Các yếu tố đó được chia
thành 4 mức thích hợp là tốt, khá, trung bình và yếu kém.
Về phân hạng, đất được chia thành 4 hạng từ hạng I đến hạng IV theo thứ tự từ tốt
đến xấu. Quy trình này đã được áp dụng trong một thời gian dài. Tuy nhiên, vấn đề kinh tế
và môi trường chưa được nghiên cứu sâu.
+ Thực hiện Chỉ thị 299/TTg của Chính phủ, Tổng cục quản lý ruộng đất đã ban
hành dự thảo phương pháp phân hạng đất (Tổng cục quản lý Ruộng đất, 1981). Việc

phân hạng phải dựa trên các cơ sở: (1). Vùng địa lý thổ nhưỡng, (2). Loại và nhóm cây
trồng, (3). Đặc thù của địa phương, (4). Trình độ thâm canh, (5). Mối tương quan với
năng suất cây trồng. Đây là tài liệu hướng dẫn vừa mang tính khoa học vừa mang tính
thực tiễn, có thể áp dụng trên diện rộng.
+ Phân loại khả năng thích hợp đất đai (land suitability classification) của FAO
đã được áp dụng đầu tiên trong nghiên cứu “Đánh giá và quy hoạch sử dụng đất hoang
Việt Nam” (Bùi Quang Toản và nnk, 1986). Tuy nhiên, trong nghiên cứu này việc
đánh giá chỉ dựa vào các điều kiện tự nhiên (thổ nhưỡng, điều kiện thuỷ văn, khả năng
tưới tiêu và khí hậu nông nghiệp) và phân cấp dừng lại ở cấp phân vị thích nghi
(Suitable class).
+ Đánh giá phân hạng đất khái quát toàn quốc (Tôn Thất Chiểu và nnk, 1986)
được thực hiện ở tỷ lệ 1/1.500.000 dựa trên phân loại khả năng đất đai (land capability
classification) của Bộ Nông nghiệp Mỹ, chỉ tiêu sử dụng là đặc điểm thổ nhưỡng và
địa hình. Mục tiêu nhằm sử dụng đất đai tổng hợp, có 7 nhóm đất được phân chia theo

8


mức độ hạn chế, trong đó 4 nhóm đầu có thể sử dụng cho nông nghiệp, nhóm kế tiếp
có khả năng cho lâm nghiệp và nhóm cuối cùng có thể sử dụng cho các mục đích khác.
+ Trong chương trình 48C, do Vũ Cao Thái (Viện Thổ nhưỡng Nông hoá) chủ
trì đã nghiên cứu phân hạng đất Tây Nguyên cho cây cao su, chè, cà phê và dâu tằm.
Đề tài đã vận dụng phương pháp đánh giá khả năng thích hợp đất đai của FAO theo
kiểu định tính để đánh giá khái quát tiềm năng đất đai của vùng. Trong đề tài này, việc
phân cấp được dừng lại ở cấp phân vị là lớp thích hợp với 4 cấp: rất thích hợp (S1),
thích hợp (S2), ít thích hợp (S3), không thích hợp (N).
Các kết quả nghiên cứu đã đưa ra được chỉ tiêu và tiêu chuẩn đánh giá, phân
hạng đất cho từng loại đất trồng, nhưng các chỉ tiêu đơn thuần thiên về thổ nhưỡng,
chưa đề cập đến vấn đề khí hậu, thuỷ văn và các điều kiện kinh tế xã hội cũng như tác
động môi trường.

+ Năm 1990, Viện kinh tế Kỹ thuật Cao su thuộc Tổng cục Cao su Việt Nam đã
thực hiện đề tài: “Đất trồng cao su” mã số 40A - 02.01 do Võ Văn An chủ trì (1990).
Trong đề tài này, tác giả đã ứng dụng nguyên tắc phân hạng của FAO để đánh giá và
phân loại đất trồng cao su ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
+ Từ năm 1992, phương pháp đánh giá đất đai của FAO và các hướng dẫn tiếp
theo (1983, 1985, 1992) được Viện QH&TKNN áp dụng rộng rãi trong các dự án quy
hoạch phát triển ở các huyện và tỉnh ĐBSCL. Bước đầu cho thấy tính khả thi rất cao
và đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) xác nhận như một
tiến bộ khoa học kỹ thuật và cho áp dụng rộng rãi trong toàn quốc (Hội nghị đánh giá
đất đai do Viện QH&TKNN và Vụ Khoa học và Đào tạo - Bộ NN&PTNT tổ chức tại
Hà Nội (9 - 10/1/1995). Hội nghị này cho thấy một số kết quả sau:
- 7 vùng kinh tế của toàn quốc (Vùng Tây bắc, Đông bắc, Đồng bằng sông
Hồng, Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung bộ và Đồng bằng sông Cửu Long) đã được
đánh giá đất đai trên bản đồ tỷ lệ 1/250.000 (Trần An Phong, Phạm Quang Khánh,
Nguyễn Văn Nhân, Nguyễn Khang, Phạm Dương Ưng, Đỗ Đình Đài, Nguyễn Văn
Tân, Nguyễn Tuấn Anh và ctg, 1993 – 1994).
- Một số tỉnh đã có bản đồ đánh giá đất đai theo phương pháp của FAO, tỷ lệ
1/50.000 và 1/100.000 như: Hà Tây (Phạm Dương Ưng và ctg, 1994), Ninh Bình (Bùi
Thị Ngọc Dung, 1994), Bình Định (Trần An Phong, Nguyễn Chiến Thắng, 1994); Gia
Lai – Kon Tum (Trương Đình Tuyển, 1994); Bình Phước (Phạm Quang Khánh, 1999);
Bà Rịa - Vũng Tàu (Phạm Quang Khánh, Phan Xuân Sơn, 2000); Bạc Liêu (Nguyễn
Văn Nhân, 2000); Cà Mau (Phạm Quang Khánh, 2001).

9


- Ở quy mô cấp huyện và các dự án khả thi, tỷ lệ bản đồ là 1/50.000, 1/25.000
và 1/10.000: các huyện và xã vùng tái định cư vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn La, dự án
phát triển nguồn nước Srepok - Đăc Lăc, dự án đa mục tiêu Ea Soup, dự án cơ sở hạ
tầng huyện Nam Đàn - Nghệ An...

Đặc biệt là ba tài liệu đã được công bố chính thức về các kết quả nghiên cứu áp
dụng phương pháp điều tra và đánh giá đất của FAO trong điều kiện Việt Nam:
(1) Đánh giá đất toàn quốc được trình bày trong tài liệu: Đánh giá hiện trạng sử
dụng theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững (Trần An Phong, sách chuyên
khảo, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội 1995).
(2) Đánh giá đất đai cho một vùng được trình bày trong tài liệu: Tài nguyên đất
vùng Đông Nam bộ, hiện trạng và tiềm năng (Phạm Quang Khánh, sách chuyên khảo,
Nhà xuất bản Nông nghiệp, 1995).
(3) Đánh giá đất đai cho một tỉnh được trình bày trong tài liệu: Điều tra, đánh
giá tài nguyên đất theo phương pháp FAO/UNESCO và quy hoạch sử dụng đất trên địa
bàn một tỉnh (lấy Đồng Nai làm ví dụ) (Vũ Cao Thái, Phạm Quang Khánh, Nguyễn
Văn Khiêm; sách chuyên khảo, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 1997).
Cho đến năm 1997, phương pháp xác định hạng theo điều kiện giới hạn đã trở
thành phổ biến và được thực hiện rộng rãi trong cả nước. Tuy nhiên, việc áp dụng có
nảy sinh 2 khuynh hướng:
+ Hoàn toàn máy móc, không xem xét điều chỉnh các yếu tố tham gia định
hạng, nhất là các yếu tố ít quan trọng có thể linh động được nên dẫn đến kết quả thiếu
chính xác, không đúng với thực tế.
+ Tự điều chỉnh một cách tuỳ tiện, không đề ra các quy định và giải thích chi
tiết dẫn đến kết quả xác định bị gò ép, đồng thời hệ thống các chỉ tiêu và số liệu không
đồng nhất.
Trên cơ sở tiếp thu phương pháp phân hạng đánh giá đất đai của FAO và tổng
kết kinh nghiệm phân hạng đất đai trước kia ở nước ta, Viện QH&TKNN đã biên
soạn:"Quy trình đánh giá đất đai phục vụ nông nghiệp – 10TCN, 1998". Quy trình này
đã được Bộ NNN&PTNT phê duyệt và ban hành thành quy trình cấp ngành nhằm
thống nhất nội dung, phương pháp phân hạng đánh giá tài nguyên đất phục vụ quy
hoạch sử dụng đất bền vững trên phạm vi cả nước.
- Trong các năm từ 2002 - 2005, Tổng cục Địa chính nay là Bộ Tài nguyên và
Môi trường đã thực hiện chương trình: "Xây dựng mô hình chuyển dịch cơ cấu sử
dụng đất đai phục vụ yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn"


10


tại 7 huyện đại diện cho 7 tỉnh thuộc 7 vùng kinh tế nông nghiệp (KTNN) là: Mèo Vạc
(Hà Giang), Đan Phượng (Hà Tây), Từ Sơn (Bắc Ninh), Quảng Trạch (Quảng Bình),
Krong Pa (Gia Lai), Thoại Sơn (An Giang). Chương trình này đã vận dụng:"Quy trình
đánh giá đất đai phục vụ nông nghiệp" do Bộ NN&PTNT ban hành để tiến hành đánh
giá đất đai ở quy mô cấp huyện làm cơ sở cho việc đề xuất chuyển đổi cơ cấu sử dụng
đất hợp lý. Do có được một quy trình đánh giá đất đai hoàn chỉnh nên các bản đồ được
xây dựng đồng bộ theo một trình tự thống nhất bao gồm hệ thống các bản đồ và số liệu
đi kèm có chất lượng tốt hơn, là cơ sở khoa học để thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu
sử dụng đất đai ở 7 huyện.
1.4. Các nghiên cứu ứng dụng GIS trong đánh giá đất đai
1.4.1. Ứng dụng GIS trong đánh giá thích hợp đất đai trên thế giới
Hệ thống thông tin địa lý (GIS) đã bắt đầu xuất hiện vào cuối năm 1960 và đến
nay đã phát triển hoàn chỉnh với khả năng thu nhận, lưu trữ, truy cập, xử lý, phân tích
và cung cấp thông tin cần thiết để hỗ trợ quá trình ra quyết định trong nhiều lĩnh vực
khác nhau, đặc biệt trong lĩnh vực đánh giá đất đai phục vụ cho phát triển sản xuất
nông lâm nghiệp, cụ thể như sau:
- GIS đã được ứng dụng khá rộng rãi trong đánh giá đất đai ở các trường đại
học cũng như các cơ quan nghiên cứu đất đai tại Mỹ, đặc biệt ở trường đại học
Cornell.
- Hệ thống thông tin Tài nguyên Úc (ARIS): Hệ thống này được thực hiện từ
năm 1970 nhằm hỗ trợ cho việc quyết định các vấn đề về sử dụng tài nguyên, trong đó
có tài nguyên đất.
- Trên quy mô toàn thế giới, FAO (1983) đã ứng dụng GIS trong mô hình phân
vùng sinh thái nông nghiệp (Agro - Ecological Zone - AEZ) để đánh giá đất đai thế
giới ở tỷ lệ 1/5.000.000.
- Ở Hà Lan, trong dự án đánh giá thích hợp đất đai cho khoai tây (Van Lanen,

1992), đã ứng dụng GIS cùng với phương pháp đánh giá đất đai kết hợp giữa chất
lượng và định lượng, kết quả 65% diện tích đất thích hợp cho trồng khoai tây.
- Tại Tanzania- Châu Phi, Boje (1998) đã ứng dụng GIS để đánh giá thích hợp
đất đai cho 9 loại cây lương thực cho vùng đất trũng ở phía Đông bắc Tanzania, tìm ra
những vùng đất thích hợp cho trồng cây lương thực và những vùng không thể trồng
được do bị ảnh hưởng rất nặng về khí hậu.
- Ở Anh đã ứng dụng GIS và phương pháp đánh giá đất của FAO để đánh giá
đất đai cho khoai tây ở khu vực Stour Catchment - Kent (Harian F.Cook et.al, 2000),

11


đã xây dựng bản đồ đơn vị đất đai trên cơ sở lớp thông tin chuyên đề: khí hậu, đất, độ
dốc, pH và các thông tin về vụ mùa đối chiếu với yêu cầu sử dụng đất của khoai tây để
lập bản đồ thích hợp. Kết quả, toàn vùng có 10% diện tích thích hợp cao, 47,7% diện
tích thích hợp trung bình, 36,9% diện tích thích hợp và 5,4% diện tích không thích
hợp.
Tại Thái Lan, Đại học Yakohama - Nhật Bản và Viện Kỹ thuật Châu Á (AIT,
1995) đã ứng dụng GIS và phương pháp đánh giá đất của FAO để đánh giá khả năng
thích hợp đất đai cho 4 loại sử dụng đất: ngô, sắn, cây ăn quả và đồng cỏ cho vùng
Muaklek - Cao nguyên Trung bộ - Thái Lan. Trong đó, đã đưa vào đánh giá tương đối
đầy đủ các khía cạnh: tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường để đề xuất sử dụng đất
theo hướng bền vững. Năm 1997, Đại học Khon Ken đã ứng dụng GIS để xây dựng
mô hình đánh giá khả năng thích hợp đất đai cho cây lúa vùng hạ lưu sông Nam Phong
ở phía Bắc Thái Lan. Mô hình phân tích không gian trong GIS có khả năng đánh giá
thích hợp với độ chính xác cao, có tham chiếu đến năng suất lúa trong quá trình phân
cấp thích hợp. Bên cạnh đó, có nhiều dự án ứng dụng đất nông lâm nghiệp.
- Hệ thống sử dụng đất đai tổng hợp tại Singapore đã cung cấp các thông tin về
tình hình pháp lý, quy hoạch…, và cả phân vùng thích hợp đất đai cho sản xuất nông
lâm nghiệp.

- Hệ thống khảo sát đất đai ở Malaysia được thành lập để phục vụ sản xuất nông
nghiệp cho các bang (Price. S.1995).
- Tại Philippines, nhiều nghiên cứu về ứng dụng GIS để đánh giá tiềm năng
thích hợp đất đai cũng đã được thực hiện (Godilano, E, C, 1993) nhằm cung cấp thông
tin đầy đủ và chính sách cho những nhà quản lý, quy hoạch, nhà đầu tư… làm nền tảng
đúng đắn cho việc đưa ra quyết định hợp lý, do vậy đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội.
- Hệ thống thông tin tài nguyên đất của các quốc gia Địa Trung Hải và Scotland
(1988) đã xác định các khu vực phù hợp cho sản xuất nông lâm nghiệp.
- GIS cũng được ứng dụng rất hiệu quả trong nghiên cứu tài nguyên đất đai của
nhiều quốc gia: Nepal (Madan P.Pariyar và Gajendra Singh, 1994), Jordan Machin J,
1997), Philippines (Balibas). Dùng ảnh viễn thám Landsat để xây dựng các loại bản
đồ: hiện trạng, thổ nhưỡng, địa hình, thuỷ lợi…, dùng GIS để tiến hành đánh giá đất
đai trên cơ sở các thông tin đã xây dựng từ viễn thám.
- Ở Thái Lan, nhiều nghiên cứu tích hợp GIS và viễn thám trong đánh giá đất
đai dựa theo phương pháp đánh giá đất đai của FAO: xây dựng bản đồ thích hợp từ ảnh
Landsat và GIS cho tỉnh Udon Thani (C.Mongkolsawat et, al…, 1991); đánh giá khả
năng thích hợp đất đai cho cây trồng ở vùng cao nguyên phía Bắc Thái Lan

12


(Liengsakul et, al,…, 1993); đánh giá đất nông nghiệp cho lưu vực sông Sakon
Nakhon (C. Mongkolsawat và Kutawutinan, 1999). Các nghiên cứu trên đều dùng RS
để xây dựng các lớp thông tin chuyên đề, hiện trạng sử dụng đất, thổ nhưỡng, thuỷ
văn,… Sau đó dùng GIS để chồng xếp các lớp thông tin chuyên đề tạo ra bản đồ tài
nguyên đất đai, đối chiếu yêu cầu sinh thái của từng loại cây trồng ở vùng nghiên cứu
(chọn từ lớp thông tin hiện trạng sử dụng đất được sử dụng từ ảnh viễn thám) để xây
dựng khả năng thích hợp đất đai cho cây trồng.
Nhiều nghiên cứu khác cũng đã tích hợp GIS và viễn thám như là công cụ rất
hữu ích trong quá trình đánh giá đất đai: ở Nepal đã ứng dụng GIS và viễn thám lập

bản đồ xói mòn đất và đánh giá đất đai cho lưu vực Phewa thuộc huyện Kaski-Nepal
(Krishna P. Pradhan, 1989). Tại Jordan đã ứng dụng GIS và viễn thám để xây dựng
bản đồ hiện trạng và bản đồ đánh giá thích hợp cho vùng cao nguyên phía Bắc Jordan
(Hussein Harahshed, 1994).
Ứng dụng GIS và hệ thống định vị toàn cầu GPS (Global Positioning Systems)
trong đánh giá đất đai:
Bộ Nông nghiệp Mỹ đã ứng dụng GIS và GPS để đánh giá tài nguyên đất đai
cho vùng Đông Bắc Nevada. Trong đó, dùng GPS để kiểm tra và cập nhật các lớp
thông tin đã xây dựng trong hệ GIS: lớp hiện trạng sử dụng đất, lớp thổ nhưỡng, lớp
thuỷ văn, lớp giao thông…và các lớp thông tin về kinh tế xã hội, sau đó dùng GIS để
tiến hành đánh giá khả năng thích nghi đất đai cho sản xuất nông nghiệp theo phương
pháp của FAO (N. Chrystine Olsen, 1991).
Ứng dụng GIS và mạng nơron nhân tạo (Artificial Neural Network - ANN)
trong đánh giá đất đai.
Ở Philippines, Đại học quốc gia Cavite đã nghiên cứu ứng dụng GIS và ANN
trong đánh giá đất đai cho tỉnh Quirino (Joel C. Bandibas, 1998):
- Dùng GIS để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai với 6 tính chất: (1) khí hậu; (2)
địa hình; (3) độ ẩm đất; (4) thành phần cơ giới; (5) độ phì; (6) độ mặn.
- Ứng dụng ANN để mô phỏng phân loại thích hợp đất đai theo phương pháp
của FAO, xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên gia (Database expert’s knowlegde base) về
phân cấp thích hợp và yêu cầu sử dụng đất của các loại sử dụng đất được đánh giá.
- ANN có 3 lớp: lớp đầu vào (input layer), lớp ẩn, (hidden layer) và lớp đầu ra
(output layer). Trong lớp đầu vào có 6 nút (tương ứng với 6 tính chất đất đai chọn để
xây dựng bản đồ đơn vị đất đai) và 4 nút đầu ra tương ứng với 4 cấp: rất thích hợp
(S1), thích hợp trung bình (S2), ít thích hợp (S3) và không thích hợp (N).

13


- Khi LUT nào đó đưa vào đánh giá, 6 tính chất đất đai được đưa vào (input) 6

nút ở lớp đầu vào, sau đó mạng sẽ truy vấn với cơ sở dữ liệu trong mạng và đưa ra kết
quả ở lớp đầu ra với 4 cấp thích hợp (S1, S2, S3, N) và GIS kết nối với dữ liệu đầu ra
của ANN để thể hiện kết quả đánh giá thích hợp.
Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới đã ứng dụng GIS trong nghiên cứu đất
đai. Ứng dụng GIS trong lĩnh vực này đã đem lại kết quả vô cùng to lớn, nó cung cấp
thông tin kịp thời, đầy đủ và chính xác cho các nhà quản lý ra quyết định hợp lý phục
vụ chiến lược phát triển kinh tế xã hội bền vững.
1.4.2. Ứng dụng GIS trong đánh giá đất đai ở Việt Nam
Ở Việt Nam, công nghệ GIS mới được biết đến vào đầu thập niên 90. Ứng dụng
đầu tiên của GIS trong nghiên cứu tài nguyên đất đai ở Đồng bằng sông Hồng, kết quả
đã xây dựng “bản đồ sinh thái Đồng bằng sông Hồng, tỷ lệ 1/250.000” (Viện
QH&TKNN, 1990). Tiếp sau đó, GIS đã được ứng dụng rộng rãi trong việc xây dựng
các lớp thông tin chuyên đề: thổ nhưỡng, sử dụng đất, thuỷ lợi... phục vụ cho nghiên
cứu tài nguyên đất đai, quy hoạch sử dụng đất.
Phân Viện QH&TKNN đã ứng dụng GIS để đánh giá đất đai cho tỉnh Đồng Nai
(Phạm Quang Khánh và ctg, 1991 - 1993) theo phương pháp của FAO cho 7 loại hình
sử dụng đất chính: chuyên lúa, lúa + màu, chuyên màu, cây công nghiệp lâu năm, cây
ăn quả, thuỷ sản, lâm nghiệp. Trong đó, đã ứng GIS để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
(LMU) với các tính chất: thổ nhưỡng, độ dốc, tầng dày, khả năng tưới, lượng mưa...
Đối chiếu giữa yêu cầu sử dụng đất và tính chất tự nhiên của từng LMU và xem xét
thêm các vấn đề kinh tế - xã hội và môi trường của từng loại hình sử dụng đất, kết quả
cho ra bảng thích hợp cây trồng, dùng GIS để biểu diễn kết quả bản đồ đánh giá thích
hợp (tỷ lệ 1/250.000). Tương tự, GIS cũng được ứng dụng trong nghiên cứu đánh giá
đất đai ở tỷ lệ bản đồ 1/100.000 – 1/50.000: Phân vùng sinh thái nông nghiệp tỉnh
ĐăkLăk (Vũ Năng Dũng, Nguyễn Văn Nhân và ctg, 1998); Đánh giá đất đai tỉnh Bình
Phước (Phạm Quang Khánh và ctg, 1999); Đánh giá đất đai tỉnh Bạc Liêu (Nguyễn
Văn Nhân và ctg, 2000); Đánh giá đất đai 3 tỉnh Tây Nguyên: ĐăkLăk, GiaLai,
KonTum (Viện QH&TKNN và Đại học Catholic – Leuven - Bỉ, 2000 – 2002); Điều
tra đánh giá quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Hà Nam đến năm 2010 do Viện
Thổ nhưỡng Nông hóa thực hiện trên toàn bộ 6 huyện thị của tỉnh ở bản đồ tỷ lệ

1/10.000, sau đó tổng hợp lên bản đồ 1/25.000 toàn tỉnh (2000 – 2002); Đánh giá đất
lúa phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng tỉnh Quảng Trị (Nguyễn Văn Toàn và ctg,
2003); Đánh giá đất lúa phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng tỉnh An Giang, tỉnh Long
An (Nguyễn Văn Nhân và ctg, 2003); Đánh giá đất lúa phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây

14


trồng tỉnh Hà Nam, Thái Bình và Hải Dương (Bùi Thị Ngọc Dung, Nguyễn Thanh
Xuân và ctg, 2003).
Ngoài ra, trong các chương trình sử dụng đất cấp tỉnh, huyện, xã ở các tỉnh:
Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước, Long An, Cần Thơ, Bạc Liêu, Kiên Giang, Đồng
Tháp, Cà Mau... Phân Viện QH&TKNN đã ứng dụng GIS trong đánh giá đất đai (theo
phương pháp của FAO) phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất, chủ yếu đánh giá thích
hợp cho cây trồng theo yếu tố tự nhiên.
Bên cạnh đó còn có các nghiên cứu tích hợp GIS và viễn thám trong đánh giá
đất đai, trong đó ứng dụng viễn thám để xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất, từ đó
chọn các loại sử dụng đất dựa vào mô hình ứng dụng GIS để đánh giá đất đai, đáng kể
nhất là 2 nghiên cứu sau: (1) Đánh giá đất đai tỉnh Lâm Đồng (Trần An Phong và ctg,
2001); (2) Đánh giá khả năng thích nghi đất đai với cây lúa vùng Tiền Giang, tác giả
chỉ xây dựng mô hình đánh giá thích nghi tự nhiên (luận văn cao học, Trần Thị Vân,
2002).
Hiện nay, hầu hết các nghiên cứu về đánh giá đất đai ở nước ta đều ứng dụng
GIS, bước đầu vận dụng có kết quả các tiện ích sẵn có của GIS. Tuy nhiên, việc ứng
dụng GIS chỉ mới dừng lại ở mức xây dựng bản đồ đơn vị đất đai (dùng chức năng
OVERLAY của GIS) và biểu diễn kết quả đánh giá thích hợp (bản đồ khả năng thích
hợp cây trồng). Các công đoạn đối chiếu giữa chất lượng hoặc tính chất đất đai và yêu
cầu sử dụng đất của cây trồng còn phải thực hiện bằng phương pháp cổ điển (bằng
tay), sau đó nhập kết quả đánh giá thích hợp vào GIS để biểu diễn. Các chỉ tiêu về kinh
tế (đầu tư, tổng giá trị sản phẩm, lãi, thu nhập,…) của các loại hình sử dụng đất cũng

được sử dụng riêng bên ngoài (bằng phần mềm Lotus 123, Quatro, Microsoft Excel).
Do đó, việc tự động hoá công đoạn đối chiếu giữa chất lượng hoặc tính chất đất đai với
yêu cầu sử dụng đất và tự động tính toán hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất là
yêu cầu khách quan và cấp bách.
1.5. Sử dụng các phần mềm đánh giá đất đai
1.5.1. Các phần mềm đánh giá đất đai trên thế giới
Đánh giá đất đai theo phương pháp của FAO bao gồm nhiều tính toán lặp đi lặp
lại nên bảng thích hợp không thể trình bày hết tất cả các tương tác giữa yêu cầu sử
dụng đất của các loại sử dụng đất và các chất lượng hoặc tính chất đất đai. Cách làm
thủ công này thường tốn rất nhiều thời gian và dễ xảy ra sai sót. Vì vậy, việc xây dựng
các phần mềm tự động hoá trong đánh giá đất đai và lưu lại các tương tác giữa LUR và
LQ/LC là sự phát triển tất yếu. Trên thế giới có nhiều phần mềm đánh giá đất đai,
nhưng đáng kể nhất là các phần mềm sau: LECS (Land Evaluation Computer System),

15


MicroLEIS (Land Evaluation Information System), AEZWIN (Agro-Ecological
Zoning for Windows), @ RISK (Risk Analysis), ALES (Automated Land Evaluation
System) và ILES (Integrated land Evaluation System).
(1) LECS là phần mềm tự động đối chiếu giữa tính chất đất đai và yêu cầu sử
dụng đất của các loại sử dụng đất để cho ra kết quả thích hợp đất đai (Wood and Dent
1983, Purnell 1987). Tuy nhiên, LECS chỉ thực hiện thành công ở Indonesia và một
số vùng trên thế giới (Sumatra), vì các LUT và tính chất đất đai đã mặc định sẵn
trong chương trình, không cho phép người sử dụng thay đổi các tính chất đất đai
hoặc thêm các loại sử dụng đất vào mô hình đánh giá. LECS cũng cung cấp cả cách
suy luận để cho ra kết quả đánh giá thích hợp. Người sử dụng không thể can thiệp
vào quá trình ra quyết định phân cấp thích hợp cho các loại sử dụng đất.
(2) MicroLEIS là hệ thống tương tác giữa phần mềm và dữ liệu được xây
dựng sẵn cho vùng Địa Trung Hải. Trong đó có module đánh giá thích hợp đất đai

thực hiện trên cơ sở đất đai (thổ nhưỡng, khí hậu,…) được cài đặt trong module
In&Kno. Đây là hệ thống vận hành rất hiệu quả cho vùng Địa Trung Hải (D.de la
Rosa, 1990 - 2002). Do MicroLECS được thiết kế cho vùng Địa Trung Hải nên cấu
trúc dữ liệu về đất, khí hậu, cây trồng,…mang tính đặc trưng của vùng. Vì vậy, có
một số điểm không phù hợp khi đem MicroLECS áp dụng cho các vùng khác.
(3) AEZWIN là phần mềm hỗ trợ ra quyết định, nó được thiết kế để thực hiện
việc phân tích đa tiêu chuẩn trong việc đánh giá tài nguyên đất đai cho mục đích quy
hoạch phát triển nông nghiệp, G.Fisher và Antoine, 1994). AEZWIN là sản phẩm của
chương trình hợp tác giữa FAO và IIASA (International Institute Applied Systems
Analysis). Trong đó, xây dựng mô hình phân tích đa tiêu chuẩn (Multi-Criteria Model
Analysis: MCMA) theo phương pháp phân vùng sinh thái nông nghiệp (AgroEcological Zoning - AEZ) của AFO. AEZ bao gồm tính chất đất đai và phân loại tài
nguyên đất đai dùng để đánh giá tiềm năng các hệ thống sản xuất nông nghiệp.
MCMA dựa vào dữ liệu trong mô hình AEZ cùng với các yêu cầu tìm ra phương án sử
dụng đất tối ưu. Trong AEZWIN đánh giá việc sử dụng đất bền vững dựa vào các yếu
tố sau:
- Đặc trưng môi trường và các biện pháp sử dụng đất
- Lượng hoá có thể được các vùng sinh thái nông nghiệp trên cơ sở đó xác định
được các loại sử dụng đất thích hợp.
- Xác định cơ cấu sử dụng đất tối ưu đáp ứng các mục tiêu về kinh tế - xã hội.
Dữ liệu tài nguyên đất đai: nhiệt độ, lượng mưa, độ dốc, chế độ bức xạ, thổ
nhưỡng,… được xử lý bằng GIS để xây dựng bản đồ tài nguyên đất đai (đơn vị đất

16


đai), sau đó nhập (Import data) bảng tính chất đất đai và yêu cầu sử dụng đất của các
loại hình sử dụng đất vào AEZWIN, trong đó nó tự động đối chiếu và đánh giá thích
hợp thông qua module Create Suitability Table. Kết quả đánh giá thể hiện lên bản đồ
ở dạng raster bằng module GIS Function. Module MCMA chủ yếu tham gia phân
tích các kịch bản để đưa ra phương án sử dụng đất tối ưu. AEZWIN với mục đích

đánh giá tài nguyên đất đai hướng đến sản xuất nông lâm nghiệp tối ưu, nhưng
thường sử dụng cho vùng lãnh thổ có quy mô rộng lớn.
(4). @ RISK được thiết kế bởi công ty Palisade- Mỹ, là phần mềm phân tích rủi
ro, có khả năng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực: hàng không, tài chính, quân đội, tài
nguyên môi trường,…
@RISK ứng dụng vào đánh dấu đất đai để phân tích rủi ro cho các yếu tố ảnh
hưởng đến quá trình đề xuất sử dụng đất (thời tiết, thị trường,…). Trong điều kiện ra
quyết định (hiện tại) người đánh giá đất không biết thị trường của một loại sản phẩm
nào đó sẽ biến đổi ra sao và thời tiết sẽ như thế nào,…dễ dẫn đến quyết định sai lầm
nếu không dự tính được hết các trường hợp có thể xảy ra trong tương lai. Trong điều
kiện này @RISK cung cấp công cụ mô phỏng theo hình thức Monte Carlo để đưa
một quyết định an toàn nhất. Với @RISK sẽ trả lời được câu hỏi đại loại như: Tại sao
không trồng được cà phê trên vùng đất này? hoặc nếu trồng cà phê trên vùng đất này
thì cần những vấn đề gì về chính sách, thị trường, kỹ thuật... Như vậy, @RISK chỉ
tham gia vào việc đề xuất sử dụng đất, công đoạn cuối cùng trong quy trình đánh giá
đất đai.
(5). ALES được xây dựng năm 1987 bởi Nhóm đất quốc tế tại đại học Cornell Mỹ, David G. Rossiter là người thiết kế thống nhất chương trình, mùa hè năm 1988
phát hành phiên bản đầu tiên ALES version 1.0, qua nhiều lần cập nhật ALES version
4.65 được phát hành vào 12/1996 (cho đến nay đây là phiên bản mới nhất).
ALES là chương trình máy tính cho phép các nhà đánh giá xây dựng mô hình
theo hệ chuyên gia để đánh giá khả năng thích hợp của đất đai theo phương pháp FAO
(Framework for land evaluation, FAO 1976).
Mục đích của ALES là cho phép các nhà đánh giá đất đối chiếu, giải thích các
tương tác giữa yêu cầu sử dụng đất và tính chất đất đai. ALES không chứa bất kỳ một
nguồn thông tin nào mà nó có cấu trúc để tích hợp kiến thức chuyên gia, kinh nghiệm
của nông dân nhằm mô hình hoá sự phát triển của loại hình sử dụng đất được lựa chọn.
ALES xây dựng phần khung chương trình, phần CSDL tuỳ thuộc vào mục đích của
người sử dụng. Trong đó, cho phép nhập chất lượng hoặc tính chất đất đai, yêu cầu sử
dụng đất và các loại sử dụng đất để đánh giá mức độ thích hợp của đất đai với các loại


17


sử dụng đất thông qua mô hình xây dựng cây quyết định (decision tree). Sau đó ALES
tự động đối chiếu (matching) giữa chất lượng hoặc tính chất đất đai với yêu cầu sử
dụng đất theo phương pháp giới hạn lớn nhất (maximum limitation method) để đưa ra
kết quả đánh giá thích hợp (ALES sẽ được trình bày rõ hơn ở mục 2.2).
(6). ILES là chương trình nâng cấp ALES, David G. Rossiter cũng là người
thiết kế chương trình ILES, trong đó quan tâm đến các vấn đề chính: (i) Tích hợp với
GIS; (ii) Liên kết với hệ cơ sở dữ liệu mạng: SQL server, Oracle,…(iii) ILES sẽ chạy
trong môi trường Window 32 bit. Dự án nâng cấp ALES đã khởi động vào tháng
9/2002 và đến 6/2004 đã hoàn thành một số module, đang trong giai đoạn chạy thử,
chưa công bố (David G. Rossiter, 2004).
1.5.2. Nghiên cứu ứng dụng ALES trong đánh giá đất đai
ALES được ứng dụng rộng rãi trong công tác đánh giá đất ở nhiều quốc gia,
hiện nay có khoảng 200 tổ chức (Bộ, Viện, Trường học,…) ứng dụng ALES trong
giảng dạy và nghiên cứu đánh giá đất đai theo phương pháp của FAO (ALES
Homepage/ALES’ user David G. Rossiter, 2004).
Trường đại học Wageningen - Hà Lan đã sử dụng ALES trong 2 dự án SOTER’
và NASTREC:
* SOTER (World Soils and Terrain Digital Database): là dự án xây dựng hệ
thống thông tin về đất đai trên toàn thế giới ở tỷ lệ 1/1.000.000 cho từng quốc gia và
1/5.000.000 cho toàn cầu. Trong đó, xây dựng mô hình ALES để đánh giá đất đai tự
nhiên (trong mô hình có 2 LUT: lúa và ngô). Mô hình này được ứng dụng cho đánh giá
đất đai ở Kenya (tỷ lệ 1/1.000.000), yêu cầu sử dụng đất và chất lượng đất đai quan
tâm đến các vấn đề sau: (1) độ ẩm; (2) dinh dưỡng đất; (3) xói mòn; (4) điều kiện phát
triển bộ rễ; (5) khả năng nảy mầm; (6) ngập lũ; (7) nhiễm mặn. Bản đồ thích hợp đất
đai được chuyển sang GIS để biểu diễn (L.R. Oldeman, 1994).
* NASREC (National Soils and Terrain Digital Database): là xây dựng hệ thống
cơ sở dữ liệu về đất cho các nước trên thế giới. Trong đó, xây dựng mô hình ALES để

đánh giá nhanh khả năng thích hợp đất đai cho các loại cây trồng thông qua yếu tố giới
hạn chính (major limitations), ALES có thể đọc trực tiếp dữ liệu từ hệ thống NASREC
để đối chiếu đưa ra kết quả đánh giá đất đai. Mô hình này đã được ứng dụng cho đánh
giá tài nguyên đất đai cho 65 nước trên thế giới (Sjef kaufann,1995).
Ở Indonesia, ALES được ứng dụng trong các dự án đánh giá tài nguyên đất đai
và quy hoạch sử dụng đất (Land Resources Evaluation and Planning - LREP) cho 4
triệu ha ở 27 quần đảo. Các nhà đánh giá đất thuộc Trung tâm nghiên cứu khí hậu nông
nghiệp thổ nhưỡng (Centre for Soil&Agroclimate Research – CSAR) đã xây dựng mô

18


hình đánh giá đất đai cho các loại sử dụng đất nông nghiệp ở các cấp huyện và tỉnh.
Tại Đại hội lần thứ 6 năm 1995, Hội khoa học Đất Indonesia đã kết luận ALES là một
phần không thể thiếu trong công tác đánh giá đất đai. Bộ Nông nghiệp Indonesia kết
hợp với tác giả David G. Rossiter (đại học Cornell- Mỹ) dịch ALES sang tiếng
Indonesia để phổ biến rộng rãi ALES cho những người làm công tác đánh giá đất đai ở
nước này (Marwan hendrisman, 1995).
Johnson và Cramb (1991) đã ứng dụng ALES kết hợp với quy hoạch tuyến tính
@RISK để đánh giá khả năng thích hợp đất đai phục vụ cho quy hoạch vùng nguyên
liệu mía ở Queensland. Trong đó, ALES được dùng để đối chiếu giữa LQ/LC và LUR
để đưa ra khả năng thích hợp đất đai của cây mía; dùng mô hình bài toán quy hoạch
tuyến tính để đề xuất các phương án sử dụng đất; @RISK được dùng để phân tích rủi
ro về tài chính, lao động, thị trường. Trên cơ sở đó chọn phương án sử dụng đất tối ưu.
Ở Canada, ALES cũng được ứng dụng để đánh giá rủi ro về môi trường và tiềm
năng sản xuất, bản đồ đơn vị đất đai được xây dựng trên cơ sở các loại đất, bản đồ
tổng hợp được thể hiện trên ArcView. Các nhà quy hoạch có thể dựa vào đó để biết
được nơi nào cho năng suất cao và rủi ro về môi trường thấp để khuyến khích sản xuất
hạn chế sản xuất ở những vùng cho năng suất thấp lại gây tổn hại đến môi trường
(Lavoie, Suzanne et Nolin, Michel C,..1997).

Ở Philippines, ứng dụng ALES và viễn thám cho quy hoạch sử dụng đất, trong
đó viễn thám được dùng để xây dựng các lớp thông tin: khí hậu, đất, ngập lũ, hiện
trạng sử dụng đất,… từ đó chọn ra các loại sử dụng đất (LUT) tham gia vào đánh giá
đất đai. ALES sử dụng cho đánh giá khả năng thích hợp đất đai kết hợp với các yếu tố
kinh tế - xã hội; dân số, cơ sở hạ tầng, (Chittleborough và Lewis, 1998).
ALES cũng được ứng dụng trong các nghiên cứu về tài nguyên đất ở nhiều
quốc gia: Đánh giá thích hợp đất đai cho trồng lúa mì ở vùng Lorrain - Pháp (Delesert,
E, 1993) và Uruguay (Mantel,S và Engelen, 1999); Đánh giá khả năng thích nghi tự
nhiên các loại hình cây trồng nhiệt đới ở các vùng bán khô hạn thuộc lưu vực các sông
trên lãnh thổ Columbia (Léon Perez, 1992); Đánh giá đất đai trong các dự án miền
Trung của Ethiopia (Yizengaw và Verheye, 1995); Đánh giá đất đai trong các dự án
của FAO triển khai ở Costa Rica, Modămbic, Ecuador,..
Như vậy, nghiên cứu về đất (soil) và đánh giá đất đai (land evaluation) là khâu
rất quan trọng trong công tác quản lý, bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai, đã
được nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế quan tâm. Hiện nay, có rất nhiều nghiên
cứu đã ứng dụng công nghệ GIS vào lĩnh vực đánh giá thích hợp đất đai theo phương
pháp của FAO, trong đó:

19


- Đã ứng dụng GIS kết hợp với viễn thám và GPS để xây dựng, lưu trữ và
phân tích các thông tin về hiện trạng sử dụng đất, nước, khí hậu,… để xây dựng bản
đồ tài nguyên tổng hợp (bản đồ đơn vị đất đai và các loại bản đồ khác để phân tích
tiềm năng đất đai phục vụ cho sản xuất).
Công đoạn đối chiếu giữa chất lượng hoặc tính chất đất đai với yêu cầu sử dụng
đất của các loại sử dụng đất để đánh giá khả năng thích hợp đất đai (FAO, 1976) được
thực hiện bằng 4 cách chính: (1) Đối chiếu bằng phương pháp cổ điển (bằng tay); (2)
Dùng chương trình mở rộng chạy trên nền GIS để tự động đối chiếu; (3) Ứng dụng
mạng nơron nhân tạo; (4) Ứng dụng ALES (sau năm 1988).

- Kết quả đầu ra đều nhận vào GIS để biểu diễn bản đồ thích hợp đất đai, có
thể nhập trực tiếp vào GIS bằng tay (nếu công đoạn đối chiếu bằng cách 1) hay tự
động xuất sang GIS thông qua trường khoá là đơn vị đất đai (nếu thực hiện theo cách
2, 3, 4). Trong ALES đã có module ALIDRIS để chuyển kết quả đánh giá thích hợp
đất đai sang GIS ở dạng raster.
Ở Việt Nam, đã ứng dụng GIS và phần mềm ALES trong một số các nghiên cứu
như: Đánh giá đất đai và phân vùng sinh thái nông nghiệp toàn quốc (Viện
QH&TKNN, 1993 - 1995); Ứng dụng GIS cho đánh giá đất đai cho các tỉnh ở Tây
Nguyên tỷ lệ 1/100.000 (Viện QH&TKNN và Đại học Catholic Leuven - Bỉ, 1988 2002); Đánh giá thích nghi đất lúa phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng vùng Duyên
Hải Bắc Trung bộ (Nguyễn Văn Toàn và ctg, 2003); Đánh giá thích nghi đất lúa phục
vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng vùng Đồng bằng sông Hồng (Bùi Thị Ngọc Dung và
ctg, 2003); Ứng dụng công nghệ thông tin để hình thành hệ thống thông tin hiện đại
phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn tỉnh Hà Tĩnh (Nguyễn Khang, Đỗ Đình
Đài, Nguyễn Thanh Xuân, Bùi Thị Ngọc Dung, 2004 - 2005).
Đối với quy mô cấp huyện thì chỉ có một số nghiên cứu của Viện QH&TKNN
như: (1) Điều tra bổ sung xây dựng bản đồ đất và bản đồ thích nghi đất đai tỷ lệ
1/25.000 - 1/50.000 phục vụ chuyển đổi cây trồng cấp huyện. Dự án này được thực
hiện trong 3 năm, 2003 – 2006, trên địa bàn của 14 huyện điểm đại diện cho 7 vùng
KTNN là: Đoan Hùng/Phú Thọ, Lục Ngạn/Bắc Giang, Đông Triều/Quảng Ninh (đại
diện cho vùng Trung du miền núi Bắc Bộ), Kim Sơn/Ninh Bình, Kim Bảng/Hà Nam
và Hải Hậu/Nam Định (đại diện cho vùng Đồng bằng sông Hồng), Cẩm Xuyên/Hà
Tĩnh (Duyên Hải Bắc Trung bộ), Điện Bàn/Quảng Nam, Ninh Hoà/Khánh Hoà (Duyên
Hải Nam Trung bộ), EaKar/Đăk Lăk (Tây Nguyên), Trảng Bàng/Tây Ninh (Đông Nam
Bộ), Đầm Dơi/Cà Mau, Phụng Hiệp/Hậu Giang và Châu Thành/Long An (ĐBSCL)...
để một mặt phục vụ trực tiếp công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Mặt khác, rút ra

20


những bài học kinh nghiệm, hoàn chỉnh nội dung phương pháp điều tra bổ sung chỉnh

lý bản đồ đất và xây dựng bản đồ đánh giá phân hạng đất đai cho các huyện/thị khác
trong phạm vi cả nước. (2) Ứng dụng công nghệ viễn thám và hệ thông tin địa lý (GIS)
trong đánh giá đất sản xuất nông nghiệp, phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất và bố trí
lại cơ cấu cây trồng hợp lý huyện EaKar - Đăk Lăk (Đỗ Đình Đài, Bùi Thị Ngọc
Dung, Nguyễn Thành, 2008).
Đặc biệt, trên cơ sở các kết quả nghiên cứu của các đề tài cấp Nhà nước, mã số
KC.07.03, KC.08.26 và các kết quả nghiên cứu về ứng dụng GIS và các phần mềm
đánh giá đất tự động trong đánh giá đất đai đã xuất bản 3 tài liệu sau:
1. Nguyễn Khang (chủ biên), Ứng dụng công nghệ thông tin để hình thành hệ
thống thông tin hiện đại phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn, sách chuyên
khảo, NXB Nông nghiệp Hà Nội, 2004.
2.Nguyễn Văn Toàn (chủ biên), Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tổng thể
nhằm sử dụng hợp lý và bảo vệ đất phát triển trên sản phẩm phong hoá của đá bazan
Tây Nguyên, sách chuyên khảo, NXB Nông nghiệp Hà Nội, 2006.
3. Đỗ Đình Đài, Nguyễn Văn Toàn, Bùi Thị Ngọc Dung, Nội dung điều tra
chỉnh lý xây dựng bản đồ đất và bản đồ thích nghi đất đai tỷ lệ 1/25.000 - 1/50.000
phục vụ chuyển đổi cây trồng cấp huyện, Tài liệu nội bộ, Viện QH&TKNN, 2007.

21


×