Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Đánh giá các chỉ số hồng cầu ở bệnh nhân thiếu máu điều trị tại khoa huyết học lâm sàng bệnh viện trung ương quân đội 108 từ tháng 4 đến tháng 5 năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (509.32 KB, 55 trang )

BỘ Y TẾ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y TẾ HẢI DƯƠNG

TRỊNH THỊ VÂN ANH

ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ SỐ HỒNG CẦU
Ở BỆNH NHÂN THIẾU MÁU
ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA HUYẾT HỌC LÂM SÀNG
BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108
TỪ THÁNG 4 ĐẾN THÁNG 5 NĂM 2016

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN XÉT NGHIỆM Y HỌC

HẢI DƯƠNG, NĂM 2016


BỘ Y TẾ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y TẾ HẢI DƯƠNG

TRỊNH THỊ VÂN ANH

ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ SỐ HỒNG CẦU
Ở BỆNH NHÂN THIẾU MÁU
ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA HUYẾT HỌC LÂM SÀNG
BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108


TỪ THÁNG 4 ĐẾN THÁNG 5 NĂM 2016

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN XÉT NGHIỆM Y HỌC

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:
Th.s NGÔ THỊ THẢO

HẢI DƯƠNG, NĂM 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả trong luận án hoàn toàn trung thực, chính xác và chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.

Hải Dương, tháng 7 năm 2016.
Sinh viên

Trịnh Thị Vân Anh


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên cho tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban giám
hiệu, toàn bộ thầy cô giáo trong khoa Xét nghiệm và các phòng ban, các thầy
cô giáo trong và ngoài khoa của trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương đã
tận tình dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời
gian học tập tại trường.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Th.s Ngô Thị Thảo đã
trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập vừa qua và hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp này.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Bệnh viện, Phòng sau
đại học, khoa Huyết học lâm sàng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã tận
tình giúp đỡ tôi thực hiện và hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia
đình, bạn bè thân thiết đã tạo mọi điều kiện, động viên, khích lệ và tận tình
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp.
Trong khóa luận này tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp, phê bình của Quý thầy cô, đó sẽ là
hành trang quý giá giúp tôi hoàn thiện kiến thức sau này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hải Dương, tháng 7 năm 2016.
Sinh viên

Trịnh Thị Vân Anh


DANH MỤC VIẾT TẮT
BFU – E

:Burst forming Units – Erythroid (Tế bào gốc đơn năng

CFU – E

định hướng dòng hồng cầu)
:Colony forming Units – Erythroid (Tế bào gốc đơn năng

CFU – GEMM

định hướng dòng hồng cầu)

:Colony forming Units – Granulocyte, Erythrocyte,
Macrophage, Megakaryocyte (Tế bào gốc đa năng định

CFU – GM

hướng sinh tủy)
: Colony forming Units – Granulocyte, Macrophage (Tế

CFU – S
CLL
DIC

bào gốc đơn năng định hướng dòng hạt mono)
:Colony Forming Units Spleen (Tế bào gốc vạn năng)
:Chronic lymphocytic leukermia
:Disseminated intravascular coagulation (Đông máu dải

DNA
EPO
Fe
Hb
HC
Ht
HUS
MCH

dác trong lòng mạch)
:Acid deoxyribonucleic
:Erythropoietin
:Sắt

:Hemoglobin (Nồng độ huyết sắc tố)
:Hồng cầu
:Hematocrit (Thể tích khối hồng cầu)
:Hemolytic uremic syndrome
:Mean Corpuscular Hemoglobin (Lượng huyết sắc tố

MCHC

trung bình hồng cầu)
:Mean Corpuscular Hemoglobin Concentration (Nồng độ
huyết sắc tố trung bình hồng cầu)

MCV

:Mean Corpuscular Volume (Thể tích trung bình hồng

N
NXB
RBC
RDW
TB

cầu)
:Nitơ
:Nhà xuất bản
:Red blood cell (Số lượng hồng cầu)
:Red Distriction Wide (Dải phân bố kích thước hồng cầu)
:Tế bào



TMDD
TMTS
WHO

:Thiếu máu dinh dưỡng
:Thiếu máu thiếu sắt
:Tổ chức Y tế Thế giới


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1

3

1.1. Hồng cầu và quá trình sinh hồng cầu ở người trưởng thành3
1.1.1. Tế bào gốc tạo máu.................................................................................3
1.1.2. Quá trình biệt hóa dòng hồng cầu

4

1.1.3. Cấu trúc và chức năng của hồng cầu.......................................................6
1.1.4. Điều hòa quá trình sinh hồng cầu............................................................7
1.1.5. Các yếu tố cần thiết để tạo hồng cầu.......................................................8
1.1.6. Cấu trúc Hemoglobin..............................................................................8
1.2. Ý nghĩa các chỉ số hồng cầu

9


1.3. Thiếu máu và phân loại thiếu máu

13

1.3.1. Khái niệm.............................................................................................13
1.3.2. Các nguyên nhân gây thiếu máu...........................................................14
1.3.3. Phân loại thiếu máu...............................................................................15
1.3.4. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng..................................................17
1.3.5. Điều trị...................................................................................................19
1.4. Tình hình thiếu máu 19
1.4.1. Thiếu máu trên Thế giới........................................................................19
1.4.2. Thiếu máu tại Việt Nam........................................................................20
1.5. Các nghiên cứu liên quan 21
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu

23

23

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................23
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu...........................................23
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ.................................................................................23
2.1.4. Thời gian, địa điểm nghiên cứu.............................................................23


2.2. Phương pháp nghiên cứu 23
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:..............................................................................23
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu:..............................................................................23

2.2.3. Kỹ thuật thu thập số liệu.......................................................................24
2.2.4. Xử lý và phân tích số liệu......................................................................26
2.2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu..........................................................26
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

27

3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

27

3.2. Đặc điểm các chỉ số hồng cầu của bệnh nhân 28
CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN

37

4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.

37

4.2. Đặc điểm về các chỉ số hồng cầu của đối tượng nghiên cứu

38

4.2.1.Đặc điểm chỉ số hồng cầu......................................................................38
4.2.2. Phân bố mức độ thiếu máu theo nồng độ Hb và mối quan hệ với nhóm
tuổi và giới tính, nguyên nhân.........................................................................39
4.2.3. Phân loại thiếu máu theo hình dạng, kích thước HC và mối quan hệ với
nguyên nhân....................................................................................................41
4.2.4. Tỷ lệ thiếu máu theo dải phân bố kích thước hồng cầu.........................42

KẾT LUẬN

43

1.

Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 43

2.

Đặc điểm các chỉ số hồng cầu của đối tượng nghiên cứu 43

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

44


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các chỉ số sinh học HC người bình thường

13

Bảng 1.2. Ngưỡng Hb chỉ định thiếu máu theo Tồ chức Y tế thế giới 14
Bảng 1.3. Tỉ lệ phần trǎm thiếu máu trên thế giới 20
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới 27
Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi...............................27
Bảng 3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nguyên nhân gây thiếu máu...28
Bảng 3.4. Các giá trị của chỉ số hồng cầu trung bình......................................29
Bảng 3.5. Phân loại mức độ thiếu máu theo Hemoglobin...............................30

Bảng 3.6. Phân bố thiếu máu theo số lượng hồng cầu....................................30
Bảng 3.7. Tỷ lệ phân loại mức độ thiếu máu theo nhóm tuổi.........................31
Bảng 3.8. Tỷ lệ phân loại mức độ thiếu máu theo giới tính............................31
Bảng 3.9. Tỷ lệ phân loại mức độ thiếu máu theo nguyên nhân.....................32
Bảng 3.10. Phân loại thiếu máu theo kích thước hồng cầu (MCV)................33
Bảng 3.11. Phân loại thiếu máu theo chỉ số lượng huyết sắc tố và nồng độ
huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCH; MCHC)..........................................33
Bảng 3.12. Phân loại thiếu máu theo hình dạng, kích thước hồng cầu...........34
Bảng 3.13. Tỷ lệ thiếu máu theo dải phân bố kích thước hồng cầu (RDW)...34
Bảng 3.14. Mối quan hệ giữa các loại thiếu máu theo kích thước hồng cầu và
dải phân bố kích thước hồng cầu.....................................................................35
Bảng 3.15. Mối quan hệ giữa loại thiếu máu dựa vào hình dạng, kích thước
hồng cầu với nguyên nhân gây bệnh...............................................................36


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Hình 1: Quá trình biệt hóa các dòng TB máu
Hình 2 : Cấu trúc Hemoglobin và nhân Hem

9

Sơ đồ 1: Quá trình biệt hóa dòng hồng cầu 5
Sơ đồ 2: Một số nguyên nhân gây thiếu máu

15

3




ĐẶT VẤN ĐỀ
Máu là một thành phần vô cùng quan trọng của cơ thể, là nguồn gốc tạo
ra các dịch lỏng khác trong cơ thể như dịch bạch huyết, dịch kẽ tế bào (TB),
dịch não tủy, dịch trong các màng (bụng, phổi, khớp...). Nó tạo thành nội môi,
là môi trường bao quanh tất cả các TB của cơ thể, là nơi trao đổi chất trong
quá trình sống [6]. Không có máu con người không thể tồn tại được. Máu còn
là một loại thuốc vô cùng quý giá. Mặc dù y học ngày càng phát triển và đạt
được nhiều thành tựu công nghệ trong lĩnh vực phục vụ chăm sóc sức khỏe
con người nhưng đến nay vẫn chưa có sản phẩm nào thay thế được máu [20].
Thiếu máu là một hội chứng, gặp trong rất nhiều tình trạng bệnh lý.
Thiếu máu khá phổ biến, đặc biệt ở các nước kém phát triển [8]. Theo các số
liệu điều tra, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính có khoảng 30% dân số Thế giới
bị thiếu máu. Thiếu máu gặp ở cả 2 giới và ở mọi lứa tuổi, nhưng tỷ lệ ở trẻ
em và phụ nữ cao hơn nhiều: 26% trẻ em ở các nước phát triển và 77% trẻ em
ở các nước kém phát triển, 33% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở các nước phát
triển và 94% ở các nước kém phát triển [13]. Ở Việt Nam năm 2006, điều tra
thiếu máu tại 6 tỉnh đại diện: tỷ lệ thiếu máu trung bình ở trẻ em ở mức trung
bình về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng là 36,7%, tỷ lệ thiếu máu nhiều nhất ở
nhóm 6 – 12 tháng tuổi. Tỷ lệ thiếu máu trung bình ở phụ nữ tuổi sinh đẻ ở
mức trung bình về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng là 37,6% ở phụ nữ có thai và
26,7% ở phụ nữ không có thai [9], [14]. Năm 2008, TMDD ở trẻ em dưới 5
tuổi là 29,2%, tỷ lệ thiếu máu của vùng trung du, miền núi cao hơn so với
vùng đồng bằng, thành phố [18]. Thiếu máu nếu không được phát hiện và
điều trị kịp thời nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể lực, trí
lực, tâm sinh lý và khả năng lao động của con người. Vì vậy việc đánh giá và
phân loại thiếu máu sớm có ý nghĩa rất quan trọng, nó giúp bác sỹ có hướng
điều trị đúng và kịp thời cho bệnh nhân, hạn chế những ảnh hưởng xấu. Hiện
1



nay có nhiều cách phân loại thiếu máu như theo nguyên nhân, diễn biến và
mức độ thiếu máu nhưng trong đó phân loại dựa vào hình thái đặc điểm các
chỉ số hồng cầu có ý nghĩa rất quan trọng, giúp bác sỹ lâm sàng tìm được
nguyên nhân dựa theo đặc tính thiếu máu là HC to, HC nhỏ hay HC bình
thường; HC bình sắc hay nhược sắc để quyết định phương pháp điều trị thích
hợp cho bệnh nhân [15].
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là bệnh viện đa khoa, chuyên
khoa sâu, tuyến cuối của ngành Quân y với chức năng khám, cấp cứu, điều trị
cho các đối tượng quân nhân và cả nhân dân. Khoa Huyết học lâm sàng thuộc
bệnh viện có chức năng cấp cứu và điều trị các bệnh máu và cơ quan tạo máu,
điều trị hóa chất các bệnh ung thư. Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về
thiếu máu và phân loại thiếu máu nhưng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội
108 chưa có đề tài nào nghiên cứu về phân loại thiếu máu theo đặc điểm chỉ
số HC. Do vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá các chỉ số hồng
cầu ở bệnh nhân thiếu máu điều trị tại khoa Huyết học lâm sàng bệnh
viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 4 đến tháng 5 năm 2016” với
mục tiêu sau:
1. Nhận xét đặc điểm chung về bệnh nhân thiếu máu tại khoa Huyết
học lâm sàng bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 4 đến
tháng 5 năm 2016.
2. Đánh giá các chỉ số hồng cầu ở nhóm bệnh nhân thiếu máu vào
viện điều trị tại khoa Huyết học lâm sàng bệnh viện Trung ương
Quân đội 108 từ tháng 4 đến tháng 5 năm 2016.

2


CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Hồng cầu và quá trình sinh hồng cầu ở người trưởng thành

1.1.1. Tế bào gốc tạo máu [21], [7], [6]

Hình 1: Quá trình biệt hóa các dòng TB máu [21]

3


Ở người trưởng thành, HC được sinh ra từ tủy xương và có nguồn gốc
từ TB gốc vạn năng (CFU – S). TB gốc vạn năng là TB mẹ của tất cả các
dòng TB máu trong cơ thể, nó sinh ra các TB gốc khác theo nhu cầu của cơ
thể. TB này vừa có khả năng tự tái sinh để duy trì nguồn TB đầu dòng, vừa có
khả năng biệt hóa thành bất kỳ một dòng TB gốc đa năng nào. Phần lớn TB
gốc vạn năng “ngủ yên” rất lâu.
Các TB gốc đa năng định hướng sinh tủy (CFU – GEMM) là TB gốc
sớm nhất có thể phát hiện trên nuôi cấy TB tủy xương. Các TB này vẫn có
khả năng tự tái sinh để duy trì nguồn TB gốc đa năng, nhưng không thể quay
trở lại thành TB gốc vạn năng được. TB gốc đa năng định hướng sinh tủy sẽ
biệt hóa thành các TB gốc đơn năng định hướng của một dòng TB máu như
dòng hạt mono (CFU – GM), dòng HC (BFU – E, CFU – E) và dòng mẫu tiểu
cầu (CFU – megakaryocyte).
1.1.2. Quá trình biệt hóa dòng hồng cầu [7], [6], [17], [18]
Dòng HC được sinh ra từ TB gốc vạn năng ở tủy xương. Qua hàng
chục lần phân chia, các TB tiền thân được biệt hóa dần trở thành các TB đầu
dòng. Tiền nguyên HC là TB đầu tiên dòng HC mà chúng ta nhận dạng được.
Quá trình biệt hóa từ tiền nguyên HC diễn ra theo sơ đồ sau:

4


Sơ đồ 1: Quá trình biệt hóa dòng hồng cầu

Từ TB nguồn đầu dòng, dưới tác dụng của Erythropoietin (EPO), TB
đầu dòng của HC được tạo ra, gọi là tiền nguyên HC.
Một tiền nguyên HC sinh ra 2 nguyên HC ưa base I và thành 4 nguyên
HC ưa base II. Tuy nhiên dưới kính hiển vi quang học không thể phân biệt
được nguyên HC ưa base I và nguyên HC ưa base II.
Một nguyên HC ưa base sinh ra 2 nguyên HC đa sắc. Đây là giai đoạn
cuối cùng TB còn khả năng nhân đôi trong quá trình biệt hóa dòng HC.
Nguyên HC ưa acid được tạo ra do nguyên HC đa sắc nhân đôi. Giai
đoạn này, sự tổng hợp huyết sắc tố đã gần xong, TB không còn phân bào nữa.
HC lưới là giai đoạn cuối cùng của sự trưởng thành dòng HC còn vết
tích nhân. Kích thước TB bằng hoặc to hơn TB HC trưởng thành một ít. HC
lưới ở lại tủy xương khoảng 24 giờ thì được phóng thích ra máu ngoại vi. Tại
đây, chúng tồn tại thêm 24 – 48 giờ nữa ở trạng thái lưới rồi mất nhân hoàn
toàn để trở thành HC trưởng thành. HC lưới ở máu ngoại vi được coi như sự

5


hiện diện khả năng sinh HC của tủy xương. Khi HC lưới tăng nghĩa là tủy
xương đang tăng tạo HC mạnh mẽ.
HC trưởng thành có hình đĩa lõm 2 mặt, đường kính 7 – 8 µm, dày 1 –
3 µm, không có nhân. Trên tiêu bản máu nhuộm Gieemsa, HC bắt màu đỏ
hồng, ở giữa có khoảng sáng tròn [21], [6].
Các giai đoạn từ TB gốc đến HC lưới diễn ra trong tủy xương, sau đó
HC lưới được phóng thích ra máu ngoại vi 24 – 48 giờ thì mạng lưới biến mất
và trở thành HC trưởng thành. Tỷ lệ HC lưới ở máu ngoại vi không quá 1%.
Tỷ lệ này cho phép đánh giá tốc độ sinh HC của tủy xương sau liệu trình điều
trị thiếu máu hoặc sau bị mất máu cấp. Cần 7 ngày để một TB gốc chín thành
HC lưới trong máu. Các TB dòng HC được biệt hóa từ TB gốc của tủy xương
và phát triển kế tiếp nhau, là kết quả của một quá trình phân bào phức tạp. Sự

biệt hóa được thể hiện bằng sự tổng hợp huyết sắc tố từ những giai đoạn non
đến HC trưởng thành [7].
1.1.3. Cấu trúc và chức năng của hồng cầu [2], [8]
 Cấu trúc: HC trưởng thành là một TB sống, không còn nhân gồm:
 Màng: Là một cấu trúc sống, rất hoạt động, bản chất là một protid –
lipid – glucid và có những lỗ.
 Nguyên sinh chất: Bên trong HC không chứa một bào quan nào mà
có chứa:
+ Huyết sắc tố chiếm 1/3 trọng lượng HC, là thành phần cơ bản.
+ Nước chiếm 65% trọng lượng.
+ Các ion chủ yếu là K+.
+ Glucose và một số men.
 Men: Hoạt động chuyển hóa của HC được chi phối bới các men,
trong đó có 2 men đặc biệt quan trọng là:

6


+ Glucose 6 phosphat dehydrogenase.
+ Pyruvat kinase.
 Chức năng: HC có chức năng sinh lý duy nhất là vận chuyển oxy từ
phổi đến tổ chức và ngược lại vận chuyển khí carbonic từ tổ chức đến
phổi và thải ra ngoài. Chức năng này được đảm bảo nhờ đặc tính riêng
của HC về cấu trúc, chyển hóa và chức phận của huyết sắc tố.
1.1.4. Điều hòa quá trình sinh hồng cầu [7], [6], [2], [19]
Đời sống HC là 120 ngày, ở phụ nữ có thể do mất một lượng máu kinh
ngyệt hàng tháng nên đời sống trung bình của HC chỉ còn 109 ngày. Do HC
không có nhân nên nguồn men (enzym) không được bổ sung bù dắp trong đời
sống. Khi nguồn men dự trữ đã hết, HC trở nên già và chết đi. Khi HC già
chết, sẽ giải phóng ra huyết sắc tố. Huyết sắc tố sẽ tiếp tục thoái hóa để tạo ra

nhiều sản phẩm. Trung bình mỗi ngày cơ thể hủy đi một lượng máu khoảng
40ml gồm những HC già và thay thế bởi khoảng 40ml gồm những HC vừa
trưởng thành từ tủy xương ra (tương ứng 1% số lượng HC) [7], [6].
Điều hòa sinh HC: bình thường sự sản xuất HC bao giờ cũng có sự cân
bằng giữa mất đi và sản xuất ra, nhưng cơ thể có khả năng bù trừ, khi cơ thể
bị mất máu tủy xương có thể tạo ra lượng máu nhiều gấp 6-8 lần so với bình
thường. Điều này thể hiện bằng sự tăng HC lưới. Cơ sở điều hòa phụ thuộc
chủ yếu vào yếu tố EPO:
 EPO được tiết ra ở thận là chính.
 Khi tổ chức bị thiếu Oxy cũng kích thích tiết EPO ở nhiều mức độ khác
nhau, và ngược lại khi Oxy tăng ở tổ chức sẽ ức chế tạo EPO và làm
giảm sinh HC.
 Một số chất nội tiết (hormon) cũng có tác dụng tăng tạo EPO như
androgen, hormon tăng trưởng của tuyến yên Growth Hormone.

7


1.1.5. Các yếu tố cần thiết để tạo hồng cầu [7], [6], [13], [17]
Sự tạo HC đòi hỏi đồng thời sự tổng hợp DNA và sự tổng hợp Hb. Để
tổng hợp DNA cơ thể cần phải có một lượng đủ vitamin B12 và acid folic.
Đối với sự tổng hợp Hb cơ thể cần phải có đủ một lượng sắt cần thiết. Dựa và
nguồn gốc có thể chia ra 2 loại yếu tố: yếu tố ngoại và yếu tố nội.
+ Các yếu tố ngoại (do thức ăn mang đến): Chủ yếu là muối khoáng,
protid và vitamin; glucid và lipid không có tác dụng rõ ràng trong tạo máu.


Sắt và muối khoáng: Sắt là một trong các nguyên tố có hàm

lượng rất ít trong cơ thể nhưng đóng vai trò rất quan trọng, nó là thành

phần quan trọng của Hb, myoglobin, cytocrom, oxydase, peroxydase,
catalase…và là một yếu tố tối cần thiết để cấu tạo HC.
 Pritid: Đóng vai trò cơ bản trong cấu tạo HC, nhất là một số acid
amin rất cần thiết như triptophan, lysin, methionin, glycin, cystin.
 Các vitamin: Vitamin B12 và acid folic có vai trò đặc biệt quan
trọng trong sự trưởng thành của HC.
+ Các yếu tố nội: Chủ yếu là các nội tiết tố và các tác động thần kinh thể
dịch.
1.1.6. Cấu trúc Hemoglobin [5], [13], [7]
Mỗi TB HC trưởng thành chứa khoảng 640 triệu phân tử Hb, chiếm
33% trọng lượng HC. Mỗi phân tử Hb có 4 đơn vị mà mỗi đơn vị gồm 2 phần
Hem và Globin. Hb là một trong những protein được nghiên cứu nhiều nhất,
đó là một cromoprotein có màu đỏ, chiếm tới 95% chất khô của HC trưởng
thành.

8


Hình 2 : Cấu trúc Hemoglobin và nhân Hem
- Hem (còn gọi là nhóm ngoại): Hem là một sắc tố chứa sắt hóa trị 2+,
chiếm 4% trọng lượng Hb, có cấu trúc là một vòng porphyrin có 4 nhân
pyron liên kết với ion Fe. Nguyên tử Fe được nối với 4 nguyên tử N
của nhân pyrol thuộc vòng porphyrin nhờ 2 dây nối đồng hóa trị: một
phía gắn vào N của globin, một phía gắn với O2 [7].
- Globin: Gồm 4 chuỗi polypeptid hợp thành. Ở mỗi chuỗi có tới gần 150
acid amin và gắn với 1 phân tử Hem. Bốn dây này giống nhau từng đôi
một. Mỗi dây được xác định bằng số lượng và vị trí acid amin. Một đầu
của chuỗi mang chức amin tự do còn đầu kia là một carboxyl tự do.
1.2. Ý nghĩa các chỉ số hồng cầu [6], [12]
 Nồng độ huyết sắc tố (Hb): Đo hàm lượng Hemoglobin trong máu.

- Hb bình thường: 120 g/L – 160 g/L.
- Nghi ngờ đa HC khi Hb ở nam > 180 g/L; nữ > 160 g/L.
9


- Xác định thiếu máu khi Hb ở nam < 130 g/L; nữ < 120 g/L; người lớn
tuổi <110 g/L.
Là chỉ số quan trọng nhất trong chẩn đoán và phân loại mức độ thiếu máu.
 Số lượng HC (RBC): Là số lượng HC có trong một đơn vị máu (thường
là lít hoặc mm3).
- RBC bình thường: 3,5 T/L – 5,5 T/L.
- Tăng trong: + Cô đặc máu (mất nước, nôn nhiều, đi ngoài…), đa HC
thực (bệnh Vaquez).
+ Bệnh gây rối loạn tuần hoàn tim, phổi (tim bẩm sinh,
hẹp động mạch phổi, COPD,…), thiếu oxy…
- Giảm trong: Thiếu máu, suy tủy, thấp khớp, già, mang thai,…
Là một trong số các chỉ số để chẩn đoán thiếu máu nhưng không đặc hiệu
do dễ bị thay đổi theo tính chất của máu và các yếu tố liên quan khác.
 Hematocrite (Ht): Là tỷ lệ phần trăm giữa khối HC và máu toàn phần
hay là phần trăm thể tích của máu mà các TB máu (chủ yếu là HC)
chiếm.
- Ht bình thường: 0,35 L/L – 0,5 L/L.
- Tăng trong: Ứ nước TB, bệnh tăng HC, shok,… Nếu > 55% nguy cơ tai
biến mạch máu não.
- Giảm trong: Thiếu máu, suy dinh dưỡng, xuất huyết cấp,…
Là một trong các chỉ số để chẩn đoán thiếu máu nhưng không đặc hiệu.
Nhưng chỉ số này có giá trị trong đánh giá và theo dõi các tình trạng mất
máu cấp như thiếu máu do xuất huyết tiêu hóa, giãn vỡ tĩnh mạch thực
quản,… Do hiện tượng bù trừ của cơ thể máu được huy động từ các cơ
quan dự trữ máu như lách, hệ tĩnh mạch sâu,... nên giá trị Hb thay đổi

chậm hơn so với lượng máu đã mất.

10


Khi xác định thiếu máu chủ yếu dựa vào nồng độ Hb vì nó liên quan đến
sự vận chuyển Oxy trong cơ thể, chỉ số này phản ánh chính xác tình trạng
khối máu trong cơ thể. RBC và Ht là những chỉ số phản ánh không trung
thành của thiếu máu vì nó dễ bị thay đổi theo tính chất máu và do tác động
của các yếu tố khác như mất máu, đi ngoài, nôn, bỏng, điều kiện sống ở vùng
núi cao, bệnh về tim,… Có trường hợp RBC cao nhưng chất lượng không đạt
để tham gia vận chuyển Oxy mô cho cơ thể, do vậy nó không đặc hiệu trong
chẩn đoán thiếu máu.
 Nồng độ huyết sắc tố trung bình HC (MCHC): Biểu thị độ bão hòa
huyết sắc tố của HC là tỷ lệ giữa nồng độ huyết sắc tố với thể tích khối
HC trong 1 lít máu.
MCHC = Hb/Ht (g/L)
- MCHC bình thường: 320 g/L - 360 g/L.
- Cho phép phân biệt các trường hợp thiếu máu bình sắc, nhược sắc.
 MCHC: 320 g/L - 360 g/L: HC bình sắc.
 MCHC: < 320 g/L : HC nhược sắc.
 Không có MCHC > 360 g/L vì đây đã là nồng độ bão hòa rồi.
 Lượng huyết sắc tố trung bình HC (MCH): Là trọng lượng huyết sắc tố
chứa trong mỗi HC.
MCH = Hb/RBC (pg)
Để đánh giá xem HC là bình sắc hay nhược sắc.
 MCH bình thường: 28 pg – 32 pg.
 MCH < 28 pg : HC nhược sắc.
 Thể tích trung bình HC (MCV): Là thể tích trung bình của mỗi HC tính
bằng:

MCV = Ht/ RBC (fl)
11


- MCV bình thường: 85 fl – 100 fl.
- Cho phép phân biệt các thiếu máu HC to hay nhỏ
 MCV < 85 fl : HC nhỏ.
 MCV > 100 fl : HC to.
 Dải phân bố kích thước HC (RDW): Đo độ thay đổi của kích thước HC
và hình dạng HC, giá trị này càng cao nghĩa là kích thước HC thay đổi
càng nhiều.
- RDW bình thường 11% - 15,5%.
- Chỉ số này tăng thể hiện hồng cầu có kích thước chênh nhau càng lớn,
gián tiếp cho thấy có cả HC non và HC trưởng thành ở máu ngoại vi
hoặc có thể toàn HC trưởng thành nhưng kích thước lại to nhỏ khác
nhau.
- Cho phép xác định kích thước HC đồng đều hay không đồng đều:
 RDW ≤ 15,5%: Đồng đều.
 RDW > 15,5%: Không đồng đều.
Dựa vào RDW và MCV để phân biệt:
 RDW > 15,5% và MCV < 85 fl: TMTS.
 RDW > 15,5% và MCV > 100 fl: Thiếu máu thiếu acid folic.
 RDW bình thường và MCV > 100 fl: Thiếu máu bất sản tủy.
Các chỉ số sinh học: Nồng độ huyết sắc tố giảm là chỉ số xác định thiếu
máu còn các chỉ số MCH, MCHC, MCV là để phân loại thiếu máu. Chỉ số
RDW là để xác định loại bệnh lý mắc phải hay di truyền bẩn sinh gây ra thiếu
máu.

Bảng 1.1. Các chỉ số sinh học HC người bình thường [6]
Tuổi


Giới

RBC

Hb

Ht
12

MCV

MCH

MCHC


(T/L)

sinh

(g/l)

Chung 4,24±0,46 149±59

(l/l)

(fl)

(pg)


(g/l)

0,443±0,06

105±7

36±1

336±21

2-6

Nam

4,88±0,36 126±10

0,36±0,02

79±5

25,0±2

332±8

tuổi

Nữ

4,85±0,44 127±10


0,38±0,03

80±5

26±2

333±36

7-17

Nam

4,78±0,44 128±10 0,388±0,029

81±6

26±2

332±5

tuổi

Nữ

4,8±0,49

128±10 0,388±0,029

81±6


26±3

329±5

18-

Nam

5,05±0,38

151±6

0,44±0,03

88±4

30±2

339±17

Nữ

4,66±0,36

135±5

0,41±0,03

87±4


29±2

336±15

4,43±0,36 141±13

0,41±0,03

91±5

31±1

347±10

4,38±0,26

0,37±0,02

88±4

30±1

343±6

59
tuổi
> 60

Nam


tuổi

Nữ

132±8

1.3. Thiếu máu và phân loại thiếu máu [8], [10], [1]
1.3.1. Khái niệm
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thiếu máu là tình trạng giảm nồng
độ Hb lưu hành trong máu ngoại vi dưới mức bình thường so với người cùng
tuổi, giới và trong cùng một môi trường sống.
Ngưỡng Hb chỉ định thiếu máu: Mỗi cá thể có một cơ chế điều hòa
lượng Hb, do đó khó xác định lượng Hb bình thường cho từng cá thể. ở người
bình thường lượng Hb thay đổi nhiều trong quá trình trưởng thành cho đến
sau 12 tuổi thì khá ổn định. Ngoài ra có 1 số yếu tố liên quan đến nồng độ Hb
như giới tính, tình trạng sinh lý, môi trường sống. Do vậy WHO đã đề nghị
coi thiếu máu là khi hàm lượng Hb ở dưới giới hạn thấp của từng lứa tuổi và
giới như sau [20], [22], [1]:

13


Bảng 1.2. Ngưỡng Hb chỉ định thiếu máu theo Tồ chức Y tế thế giới [22]
Nhóm tuổi

Ngưỡng Hemogolobin (g/l)

Trẻ em từ 6 tháng – 6 tuổi


110

Trẻ em từ 6 tuổi – 14 tuổi

120

Nam trưởng thành

130

Nữ trưởng thành

120

Nữ có thai

110

1.3.2. Các nguyên nhân gây thiếu máu [6], [15]
Thiếu máu do sản xuất tại tủy xương giảm:
 Thiếu TB nguồn: Một số bệnh như suy tủy toàn bộ, sinh HC không
hiệu lực…
 Do môi trường sinh tủy: Thiếu chất kích thích (bệnh lý nội tiết ví dụ
thiếu EPO) hay do các yếu tố ức chế bên ngoài như các bệnh mạn tính,
bệnh tự miễn, virus…
 Thiếu dinh dưỡng: TMTS, thiếu máu thiếu acid folic, thiếu protein…
 Do bệnh ung thư, Leukemia, myeloma,…
Thiếu máu do mất máu ngoại vi:
 Do chảy máu: Trong chấn thương, chảy máu đường tiêu hóa, rối loạn
kinh nguyệt, giun móc,…

 Do tan máu:
Do bản thân HC: Bệnh lý huyết sắc tố, bệnh do màng HC, do
men HC.
Do nguyên nhân ngoại lai: Bệnh DIC, HUS, nhiễm trùng, bệnh tự
miễn (CLL, virus), phản ứng truyền máu sai nhóm, tan máu trẻ sơ sinh,


14


×