Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

đánh giá thực trạng bệnh nhân tổn thương tủy sống do chấn thương cột sống tại bệnh viện bạch mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 54 trang )

ơ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y TẾ HẢI DƯƠNG

NGUYỄN THỊ TÂM

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG BỆNH NHÂN TỔN THƯƠNG TỦY SỐNG
DO CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

HẢI DƯƠNG - 2015


ơ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y TẾ HẢI DƯƠNG

NGUYỄN THỊ TÂM

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG BỆNH NHÂN TỔN THƯƠNG TỦY SỐNG
DO CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
THS. BS. PHẠM THỊ CẨM HƯNG

HẢI DƯƠNG - 2015

2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả nêu trong báo cáo là trung thực, chưa từng có ai công
bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào.
Nghiên cứu này được tiến hành khi hội đồng xét duyệt về đề cương do
trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương thành lập phê duyệt và được sự
đồng ý của ban lãnh đạo Trung tâm Phục hồi chức năng Bệnh viện Bạch Mai.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên.
Hải Dương, ngày 14 tháng 07 năm 2015.
Sinh viên
Nguyễn Thị Tâm


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, cùng với sự nỗ lực của bản thân
không thể thiếu sự hỗ trợ, giúp đỡ của ban lãnh đạo nhà trường và các thầy
cô. Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Ths.Bs. Phạm Thị Cẩm Hưng - người đã tận tình, chu đáo hướng dẫn,
giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này một cách tốt nhất.
Ban giám hiệu trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương, phòng Đào tạo,

Bộ môn Phục hồi chức năng đã tạo cơ hội và điều kiện giúp tôi hoàn thành
nghiên cứu này.
Ban lãnh đạo, nhân viên và toàn thể bệnh nhân tại Trung tâm Phục hồi
chức năng Bệnh viện Bạch Mai đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên
cứu.
Tập thể lớp Phục hồi chức năng 4 đã cùng nhau học tập, chia sẻ kinh
nghiệm cho tôi.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh
nhất. Song do buổi đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học nên
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp, chỉ bảo,
bổ sung của hội đồng và các thầy cô.
Trân trọng cảm ơn!
Hải Dương, ngày 14 tháng 07 năm 2015.
Sinh viên
Nguyễn Thị Tâm


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASIA

: Hiệp hội chấn thương tủy sống Mỹ (American Spinal Cord
Injury Association).

BN

: Bệnh nhân.

CNSH

: Chức năng sinh hoạt.


CTCS

: Chấn thương cột sống.

PHCN

: Phục hồi chức năng.

TTTS

: Tổn thương tủy sống.


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................... 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................ 3
1.1. Giải phẫu chức năng cột sống, tuỷ sống. ........................................ 3
1.1.1. Cột sống. ................................................................................... 3
1.1.2. Hình thể của tuỷ sống.................................................................. 4
1.1.3. Cấu trúc và chức năng tuỷ sống. ................................................. 6
1.2. Tổn thương tủy sống. .................................................................... 6
1.2.1. Định nghĩa. ................................................................................ 6
1.2.2. Nguyên nhân. ............................................................................ 6
1.2.3. Cấp cứu ban đầu ........................................................................ 6
1.2.4. Lâm sàng. .................................................................................. 8
1.2.5. Cận lâm sàng. ............................................................................ 9
1.2.6. Chẩn đoán .................................................................................. 9
1.2.7. Biến chứng thường gặp. ................................................................. 9
1.2.8. Điều trị. .................................................................................... 10

1.2.9. Phục hồi chức năng. .................................................................... 11
1.2.9.1. PHCN giai đoạn đầu. ............................................................. 11
1.2.9.2. PHCN giai đoạn sau. .............................................................. 11
1.3. Các nghiên cứu về TTTS ở Việt Nam và trên thế giới. .................... 13
1.4.Vài nét về trung tâm PHCN Bệnh viện Bạch Mai. ......................... 15
1.4.1. Địa chỉ...................................................................................... 15
1.4.2. Lãnh đạo Trung tâm. ................................................................ 15
1.4.3. Cơ sở vật chất. .......................................................................... 15
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ....... 16
2.1. Đối tượng nghiên cứu. ................................................................. 16
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu. ................................................................ 16


2.1.2. Đối tượng nghiên cứu. .............................................................. 16
2.2. Phương pháp nghiên cứu. ............................................................ 16
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu. ................................................................. 16
2.2.2. Cỡ mẫu. .................................................................................... 16
2.2.3. Kỹ thuật thu thập thông tin. ...................................................... 16
2.2.5. Cá c bướ c tiế n hà nh nghiên cứ u mô tả cắ t ngang. ......................... 17
2.2.6. Xử lý số liệu. ............................................................................ 17
2.2.7. Các biện pháp hạn chế sai số. .................................................. 17
2.2.8. Thời gian nghiên cứu. ............................................................... 17
2.2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu. ............................................... 18
CHƯƠNG III : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................... 19
CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN ................................................................ 29
KẾT LUẬN ........................................................................................ 32
KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 34
Phụ lục


7


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Tên hình ảnh

Trang

Hình 1: Hình thể cột sống.

3

Hình 2 : Hình thể tủy sống.

4

Hình 3: Hình ảnh tủy sống cắt ngang.

5

8


DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

Trang

Bảng 3.1: Phân bố BN theo độ tuổi.


19

Bảng 3.2: Phân bố BN theo giới.

19

Bảng 3.3: Phân bố BN theo nghề nghiệp.

20

Bảng 3.5: Phân bố BN theo nguyên nhân tổn thương.

21

Bảng 3.6: Phân bố BN theo thời gian bị tổn thương.

21

Bảng 3.8: Phân bố BN tình trạng tổn thương vận động.

28

Bảng 3.11: Phân bố BN theo tình trạng rối loạn cảm giác.

24

Bảng 3.13: Phân bố BN theo tình trạng teo cơ.

25


Bảng 3.14: Phân bố BN theo tầm vận động khớp.

25

Bảng 3.15: Phân bố BN theo tình trạng hô hấp.

26

Bảng 3.16: Phân bố tình trạng loét.

26

Bảng 3.17: Phân bố BN theo hoạt động của cơ tròn bàng quang.

26

Bảng 3.18: Phân bố BN theo hoạt động của cơ tròn hậu môn.

27

Bảng 3.19: Phân bố BN theo khả năng thăng bằng.

27

Bảng 3.20: Phân bố BN theo khả năng thực hiện CNSH.

28


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Tên biểu đồ

Trang

Biểu đồ 3.4: Phân bố BN theo tâm lý hiện tại.

20

Biểu đồ 3.7: Phân bố BN theo vị trí tổn thương.

22

Biểu đồ 3.9: Phân bố BN theo mức độ tổn thương.

23

Biểu đồ 3.10: Phân bố phương pháp cấp cứu ban đầu.

23

Biểu đồ 3.12: Phân bố BN theo trương lực cơ.

24


ĐẶT VẤN ĐỀ
Tổn thương tuỷ sống (TTTS) là tình trạng bệnh lý gây nên liệt hoặc
giảm vận động tứ chi hoặc hai chi dưới kèm theo các rối loạn khác như: cảm
giác, hô hấp, bàng quang, đường ruột, dinh dưỡng, loét… do nguyên nhân
chấn thương hoặc các bệnh lý khác của cột sống. TTTS để lại hậu quả nặng

nề cho BN, cho gia đình và ảnh hưởng tới xã hội [6].
Hiện nay TTTS đang là một vấn đề thực sự được quan tâm ở tất cả các
quốc gia trên thế giới bởi tính chất đa thương tổn của bệnh và sự ảnh hưởng
nặng nề đến chất lượng cuộc sống của BN. Với sự tiến bộ vượt bậc của y học,
cùng với các phương tiện chẩn đoán và điều trị hiện đại, tỷ lệ BN bị TTTS
được cứu sống ngày càng nhiều hơn, tỷ lệ BN tử vong ngày càng giảm đi,
nhưng tỷ lệ BN bị di chứng và tàn tật ngày càng tăng lên, ảnh hưởng nhiều
đến bản thân, gia đình và xã hội [4]. Theo số liệu thống kê hàng năm, trên thế
giới số lượng TTTS ngày càng có xu hướng gia tăng. Năm 2000 ở Hoa Kỳ có
khoảng 7000 trường hợp, đến năm 2007 thì tỷ lệ mới mắc tăng lên 11000
trường hợp. Cho đến năm 2010 thì tỷ lệ mới tăng lên khoảng 12000 trường
hợp [16]. Ở Việt Nam tuy chưa có số liệu thống kê đầy đủ, nhưng theo báo
cáo tại Hội nghị khoa học Hiệp hội tuỷ sống Châu Á 2008, mỗi năm ước tính
có khoảng 1000 người vào điều trị tại bệnh viện Việt Đức và khoảng 500
người bị TTTS vào bệnh viện Bạch Mai điều trị [7], [16].
Khi tuỷ sống bị tổn thương, bệnh cảnh lâm sàng diễn biến rất phức tạp,
tuỳ theo vị trí và mức độ tổn thương sẽ gây những khiếm khuyết từ vùng tổn
thương trở xuống. PHCN đối với BN TTTS không chỉ đơn thuần phục hồi
khả năng vận động, di chuyển cho BN, mà còn đề phòng được các thương tật
thứ cấp, các di chứng tiến triển nặng lên. TTTS mà gây liệt không hoàn toàn,
BN có thể gặp các rối loạn về vận động như: giảm vận động, rối loạn trương
lực cơ, teo cơ, cứng khớp… ảnh hưởng rất lớn đến chức năng vận động, đi lại
của BN [19]. Điều trị TTTS cần phối hợp nhiều chuyên ngành: nội khoa,
1


ngoại khoa và PHCN…TTTS ngày một nhiều, các BN sau CTCS được đưa đến
các bệnh viện để điều trị TTTS và các chấn thương phối hợp, kết thúc giai đoạn
điều trị ngoại chỉ số ít BN có điều kiện kinh tế tiếp tục được chăm sóc và PHCN.
Còn lại phần lớn BN liệt tuỷ về nhà không qua giai đoạn điều trị phục hồi toàn

diện - một giai đoạn hết sức quan trọng. Một số BN đã tử vong, số khác phải tái
nhập viện vì các biến chứng nặng trong khi chăm sóc tại nhà [16]…
PHCN đóng vai trò quan trọng, xuyên suốt quá trình điều trị, PHCN
giúp BN duy trì, tăng cường và cải thiện khả năng vận động phòng ngừa các
di chứng, góp phần giúp BN tái hội nhập xã hội, có cơ hội tham gia các hoạt
động trong gia đình và xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống… Trong PHCN
cần xác định rõ thực trạng và nhu cầu của BN để thiết lập mục tiêu và phương
pháp tập luyện phù hợp [23]. Tại Trung tâm Phục hồi chức năng bệnh viện
Bạch Mai đã có một số nghiên cứu về TTTS song vấn đề đánh giá thực trạng
và xác định nhu cầu cần PHCN của bệnh nhân TTTS vẫn chưa được quan tâm
nhiều. Do vậy, tôi xin thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng bệnh nhân tổn
thương tủy sống do chấn thương cột sống tại bệnh viện Bạch Mai''.
Với mục tiêu:
Đánh giá một số đặc điểm, tình trạng của bệnh nhân tổn thương tủy sống
do chấn thương cột sống tại bệnh viện Bạch Mai.

2


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giải phẫu chức năng cột sống, tuỷ sống.
1.1.1. Cột sống.
Định nghĩa [5].
Cột sống là trung tâm của hệ xương, làm cột trụ, quyết định sự sống và
sự vận động của con người, cột sống gồm nhiều đốt xương nối liền nhau, kéo
dài, uốn hơi cong nhẹ từ xương chẩm đến xương cụt. Cột sống có chức năng
bao bọc và bảo vệ tủy sống.

Hình 1: Hình thể cột sống [9].
Hình thái sinh lý.

Cột sống do 33 đốt sống hợp thành và chia ra các đoạn:
- 7 đốt sống cổ: C1 - C7 (C: Cervicalis).
- 12 đốt sống lưng: D1 - D12 (D: Dozsalis).
- 5 đốt sống thắt lưng: L1 - L5 (L: Lombalis).
- 5 đốt sống cùng: S1 - S5 (S: Sacrilis).

3


- 4 đốt sống cụt: Cụt đuôi Coccyx. Các đốt xương cùng dung hợp lại thành
một liên tảng lớn, các đốt xương cụt cũng dung hợp lại thành một liên tảng
nhỏ, giữa các đốt sống đều có đĩa đệm [18].
1.1.2. Hình thể của tuỷ sống.
Tuỷ sống là phần thần kinh trung ương nằm trong ống sống. Giữa ống
sống và tuỷ sống có màng tuỷ, tuỷ sống có cấu trúc hình trụ. Do phát triển
chậm hơn cột sống nên ở người trưởng thành tuỷ sống ngắn hơn so với cột
sống [10].
Ở trên, tuỷ sống liên tiếp với hành não ở ngang mức đốt đội. Ở dưới,
tuỷ sống tận cùng ở khoảng thắt lưng I và đôi khi hơi thấp hơn bởi nón cùng.
Ở đầu nón cùng có chùm đuôi ngựa là một chùm rễ thần kinh [14].

Hình 2 : Hình thể tủy sống [10].

4


1.1.3. Cấu trúc và chức năng tuỷ sống.
Tuỷ sống được cấu tạo bởi: chất xám ở giữa và chất trắng bọc ở ngoài.
Chất xám hình chữ H được bao quanh bởi ống màng não, là trung tâm
thần kinh của tủy sống.

Chất xám gồm: những thân tế bào, những sợi dẫn truyền thần kinh nhỏ,
những tế bào thần kinh đệm, là trung tâm thần kinh của tủy sống. Sừng sau
của chất xám chủ yếu là sừng cảm giác, sừng trước là những thân của noron
thần kinh vận động, sừng bên chỉ có ở phần ngực và thắt lưng trên, gồm các
thân tế bào thần kinh của sợi giao cảm trước hạch [9].
Với các sợi thần kinh đi lên và sợi thần kinh đi xuống đều dẫn truyền
thông tin về cảm giác và vận động cùng đi qua những bó thần kinh [11].

Hình 3: Hình ảnh tủy sống cắt ngang [9].

5


1.2. Tổn thương tuỷ sống.
1.2.1. Định nghĩa.
Tổn thương tuỷ sống (spinal cord injury = SCI) là tình trạng một phần tuỷ
sống bị tổn thương, gây ảnh hưởng đến phần cơ thể tương ứng (phần do tuỷ
sống kiểm soát) [10].
Tổn thương tủy sống có thể gây ra những thay đổi sâu sắc trong cuộc sống
của BN. Hậu quả của TTTS không chỉ tác động lên cuộc sống của BN và gia
đình, mà nó còn ảnh hưởng đến cả xã hội.
Người bị TTTS biểu hiện liệt, mất cảm giác, mất hoạt động của cơ thể, phụ
thuộc vào người khác [16].
1.2.2.Nguyên nhân.
TTTS trong CTCS thường do các tai nạn giao thông, ngã từ trên cao, tai
nạn lao động, sập hầm, đánh nhau và các tai nạn trong thể thao... [3].
1.2.3. Cấp cứu ban đầu.
- Nếu là chấn thương, ngay tại hiện trường BN phải được nằm trên ván cứng.
- Giữ cho huyết áp ổn định, tránh ùn tắc đường thở.
- Nếu có chỉ định đặt nội khí quản thì phải làm nhẹ nhàng, tránh ưỡn cổ, nên

đặt qua mũi.
- Chuyển về tuyến trung tâm, tránh không xô đẩy di lệch khi vận chuyển [12].
1.2.4. Lâm sàng.
- Trong giai đoạn sốc tủy biểu hiện lâm sàng của TTTS là mất vận động biểu
hiện liệt mềm, mất toàn bộ các phản xạ, cảm giác từ chỗ thương tổn trở
xuống, rối loạn cơ thắt với biểu hiện bí tiểu và đại tiện [21].
- Các vị trí thương tổn:
Có thể gặp bất cứ vị trí nào trên cột sống nhưng thường gặp là ở những điểm
yếu nơi tiếp giáp giữa đoạn đốt sống di động và đoạn đốt sống ít di động như
D12 -L1 và C5 - C6. Thông thường hay gặp tổn thương một đốt sống, nhưng
có khi cũng gặp tổn thương 2 - 3 đốt sống liền nhau hoặc không liền nhau [30].
6


- CTCS cổ từ C1 - C4: Là tổn thương nặng thường dẫn tới tử vong. Giai đoạn sốc
tủy có liệt mềm và liệt ngoại vi tứ chi biểu hiện rối loạn hô hấp và tim mạch nặng,
nói khó và nuốt khó. Giai đoạn sau sốc tủy có tăng trương lực cơ, tăng phản xạ gân
xương và phản xạ tự động tủy [7].
- Tổn thương từ C5 - D1: Giai đoạn sốc tủy có liệt mềm, liệt ngoại vi tứ chi,
giai đoạn sau sốc tủy tăng phản xạ gân xương và phản xạ tự động tủy.
- Tổn thương từ D2 - D10: Giai đoạn sốc tủy liệt mềm hai chân, mất toàn bộ
các loại cảm giác (cảm giác đau, xúc giác tinh tế) từ chỗ tổn thương trở xuống.
Vị trí mất cảm giác đau có ý nghĩa để chẩn đoán định khu đốt sống tổn thương.
Ví dụ mất cảm giác đau từ liên sườn 4 là do tổn thương đoạn tủy D5 tương ứng
với đốt sống D3. Giai đoạn sau sốc tủy tăng phản xạ gân xương và phản xạ tự
động tủy [7], [15].
- Tổn thương từ D11 - L1: Giai đoạn sốc tủy liệt mềm hai chân, bụng chướng
do liệt ruột cơ năng, dễ nhầm lẫn với bụng ngoại khoa. Mất cảm giác đau từ
ngang nếp bẹn. Giai đoạn sau sốc tủy liệt ngoại vi hai chân, hai chân teo nhanh.
- Tổn thương từ L2 - cùng 1: Biểu hiện hội chứng đuôi ngựa hoàn toàn có liệt

ngoại vi hai chân, hai chân teo nhanh, mất cảm giác nếp bẹn và vùng đáy chậu.
Hoặc cũng có thể biểu hiện hội chứng đuôi ngựa không hoàn toàn có liệt ngoại
vi không hoàn toàn, hai chân BN có thể gập đùi vào bụng, mất cảm giác vùng
đáy chậu, hậu môn và bộ phận sinh dục [5], [8].
Đánh giá theo tiêu chuẩn ASIA [20].
Ở tủy sống, mỗi rễ nhận thông tin cảm giác từ các vùng da gọi là dermatome
(khoanh da), mỗi rễ chi phối thần kinh cho một nhóm cơ gọi là myotome. Trong
khi một dermatome thường đại diện cho một vùng da riêng biệt và gần, đa số rễ
chi phối thần kinh hơn một cơ và đa số cơ được chi phối thần kinh bởi hơn một rễ.
TTTS ảnh hưởng sự dẫn truyền cảm giác và vận động ngang qua địa điểm
tổn thương. Bằng cách thăm khám có hệ thống các dermatome và myotome
có thể xác định các đoạn tủy bị ảnh hưởng do TTTS [8], [14].
7


Thang điểm xếp hạng rối loạn theo ASIA [20].

Loại.

Cảm giác hậu
môn S4-S5.

Vận động hậu
môn S4-S5.

Cảm giác dưới vị
trí tổn thương.

Vận động dưới
vị trí tổn

thương.

A









B

+



+



C

+

+

+


(sức cơ ≤ 3)

D

+

+

+

(sức cơ = 4)

E

+

+

Bình thường.

Bình thường.

Khám cảm giác.
Phần bắt buộc của khám cảm giác phải được hoàn tất thông qua kiểm tra
một điểm chính trong mỗi 28 khoanh da bên phải và bên trái cơ thể.
Ở mỗi điểm chính này, hai khía cạnh cảm giác được kiểm tra: sự nhạy cảm
với kim châm và xúc giác nông. Sự nhận biết kim châm và sờ nông ở mỗi một
điểm chính được được cho điểm riêng rẽ trên thang 3 điểm:
0 – Mất.
1 – Rối loạn (một phần hoặc biến đổi, bao gồm tăng cảm).

2 – Bình thường.
NT – Không kiểm tra được.
1.2.5. Cận lâm sàng.
X Quang cột sống.
X Quang cột sống vẫn còn cần thiết để đánh giá cột sống và đánh giá ban
đầu CTCS. Phim chụp thẳng, nghiêng thấy được đường gãy, mất liên tục của
đố t số ng, bán trật, mặt khớp chệch hay tách rời, chân cung hay mấu gai, mất
chiều cao của thân đốt và đĩa đệm và các dấu bất thường của phần mềm xung
quanh [24].
8


Cắt lớp vi tính.
Cắt lớp vi tính không chỉ phát hiện gãy cột sống mà còn xác định các
mảnh xương di lệch, mức độ chèn ép ống sống, tổn thương cột sống, và đánh
giá tổn thương phần mềm cạnh cột sống [12].
Cộng hưởng từ.
Cộng hưởng từ đã chứng tỏ giá trị trong TTTS cấp và di chứng CTCS
có độ phân giải cao hơn cắt lớp vi tính, cắt được 3D, thấy hình ảnh trực tiếp
tủy sống, rễ tủy sống, không gây bức xạ ion hóa, và không xâm phạm [23].
1.2.6. Chẩn đoán.
Chẩn đoán xác định:
Dựa vào triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng (x quang, CT Scaner hay
cộng hưởng từ cột sống).
Chẩn đoán phân biệt TTTS hoàn toàn và không hoàn toàn.
Phải sau 1-3 tuần mới phân biệt được.
Liệt hoàn toàn:
- Phản xạ co gấp chi dưới rõ.
- Cương dương vật thường xuyên.
- Mất hoàn toàn các dấu hiệu thần kinh và không phục hồi.

Liệt không hoàn toàn:
- Phản xạ co gấp chi dưới nhẹ và chậm.
- Không mất hoàn toàn các dấu hiệu thần kinh và hồi phục dần.
1.2.7. Biến chứng thường gặp.
- Loét do đè ép (loét nằm), loét do sử dụng nẹp lâu ngày.
- Nhiễm trùng tiết niệu, sỏi thận, nhiễm trùng hô hấp.
- Sự co cứng, hai chân duỗi chéo, co rút khớp.
- Mất cảm giác.
- Cong hoặc vẹo cột sống.

9


- Do liệt các cơ hô hấp, sự giảm thông khí phế nang sẽ giảm và có thể dẫn đến
biến chứng hô hấp.
- Hạ huyết áp tư thế và phù nề hai chân.
- Huyết khối tĩnh mạch sâu và tắc mạch phổi.
- Loạn phản xạ tự trị: Đau đầu đột ngột, dữ dội, huyết áp vượt trên 40 mm Hg
so với trước đó, đổ mồ hôi và đỏ bừng ở vùng phía trên thương tổn, rét run
mà không có sốt, nghẹt mũi, cương dương vật [15].
- Sự mềm nhẽo.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Biến chứng tiêu hóa thường gặp nhất là táo bón kinh niên, phân vón cục,
ỉa chảy, rối loạn trực tràng thứ cấp [11].
1.2.8. Điều trị.
Ngoại khoa:
- Điều trị chỉnh hình đối với tổn thương ổn định.
- Điều trị phẫu thuật đối với tổn thương không ổn định.
Nội khoa:
Các vấn đề chăm sóc tại viện:

- Đảm bảo hô hấp ổn định.
- Cân bằng, duy trì huyết áp > 90mmHg.
- Nằm đệm nước, khô sạch, lăn chở, kiểm tra thường xuyên ngừa loét.
- Ăn trong vòng 48 giờ.
- Chăm sóc bàng quang, đặt sonde chu kỳ.
- Chăm sóc ruột bằng thụt tháo.
- Đeo băng chun 2 chân, đai bụng để chống hạ huyết áp tư thế.
- Ăn thức ăn giàu chất xơ, uống đủ nước, tăng cường hoạt động, chống táo
bón [3], [10].

10


Các vấn đề chăm sóc lâu dài:
- Bàng quang, ruột, da, rối loạn phản xạ, co cứng, cốt hóa xương lạc chỗ,
huyết khối tĩnh mạch, điện giải.
- PHCN vận động là khâu quan trọng trong CTCS có liệt tủy [7].
1.2.9. Phục hồi chức năng.
PHCN có thể chia thành nhiều giai đoạn, chia giai đoạn mang tính chất
tương đối vì có khi ở giai đoạn đầu đã có thể hướng dẫn BN làm một số công
việc của giai đoạn sau, hoặc có khi ở giai đoạn sau vẫn tiếp tục làm một số
công việc của giai đoạn đầu [13].
Nguyên tắc phục hồi như sau:
- Giai đoạn đầu: Từ lúc bị tổn thương bao gồm cả quá trình lành cho đến khi
có TTTS. Trong giai đoạn này chăm sóc BN là quan trọng nhất.
- Giai đoạn tiếp theo (giai đoạn muộn hơn): BN phải tự học được cách tự
chăm sóc, độc lập sinh hoạt tại giường, tại xe lăn, học để tự di chuyển và thích
nghi với tình trạng khuyết tật [7].
- Giai đoạn cuối: BN đã có tiến triển tốt, thích nghi với môi trường, tìm công
ăn việc làm, hoà nhập với gia đình và xã hội.

Thời gian chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác tuỳ thuộc vào mức
độ tổn thương, các biến chứng và khả năng hồi phục của BN [9].
1.2.9.1. PHCN giai đoạn đầu.
Mục tiêu ngắn hạn:
- Phòng ngừa loét.
- Phòng ngừa co rút khớp.
- Phòng ngừa viêm tắc tĩnh mạch sâu.
- Phòng ngừa những biến chứng hô hấp.
1.2.9.2. PHCN giai đoạn sau.
Mục tiêu dài hạn: Những kết quả tổng quát.
- BN sẽ đạt được và duy trì được tầm vận động hoàn toàn ở tất cả các khớp.
11


- BN sẽ đạt được sức mạnh cơ tối đa.
- BN sẽ đạt được dung lượng hô hấp tối đa.
- BN sẽ ngồi thẳng người được mà không có biến chứng.
- BN sẽ không bị loét da trong suốt quá trình phục hồi.
- BN sẽ đạt được sức bền tối đa cho hệ tim mạch .
- BN và người chăm sóc sử dụng đúng dụng cụ trợ giúp và cách bảo quản.
- Chỉ dẫn chuyên môn cho BN ngoại trú trước khi xuất viện [6].
Mục tiêu dài hạn: Những kết quả hoạt động chức năng.
- Di chuyển trên giường.
- Dịch chuyển xe lăn.
- Kỹ năng di chuyển bằng xe lăn.
- Đi lại.
- Các hoạt động sống hàng ngày.

12



1.3. Các nghiên cứu về TTTS ở Việt Nam và trên thế giới.
Tại Việt Nam.
- Lê Ngọc Dũng (1998), cho thấy đa số BN TTTS là nam giới (82,13%),
thuộc nhóm người lao động chân tay chiếm tỷ lệ cao nhất (77,23%), với mức
độ tổn thương chủ yếu là tổn thương không hoàn toàn mức C - D (65,12%),
BN được đưa vào viện trong tình trạng không có bất động ban đầu chiếm
(89,23%), thương tật thứ cấp chiếm tỷ lệ cao nhất là loét (77,83%). 100% BN
có nhu cầu PHCN về chức năng di chuyển và CNSH [6].
- Đoàn Hoài Linh (2004), với kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ CTCS đa
phần tập trung ở nam giới (88,12%) và ở độ tuổi từ 20 - < 50 tuổi (73,21%),
thuộc nhóm lao động tay chân chiếm tỷ lệ cao nhất (71,12%), BN rối loạn
cảm giác đau chiếm tỷ lệ cao (67,13%). 100% BN có teo cơ và yếu cơ nhanh,
nhu cầu PHCN cao nhất là PHCN sinh hoạt (88,71%) [9].
- Trương Thiết Dũng (2005), với kết quả cho thấy 76,23% BN tổn thương tủy
sống là nam giới và thuộc nhóm người lao động chân tay chiếm (69,12%), với
kiểu chấn thương chủ yếu là ưỡn quá cột sống chiếm (56,31%). 100% BN
được can thiệp bằng phẫu thuật nẹp cột sống. Tỷ lệ thành công của các ca
phẫu thuật CTCS chiếm tỷ lệ cao (89,71%) [7].
- Cầm Bá Thức (2008), cho thấy đa số BN TTTS là nam giới (80,16%) và
thuộc nhóm người lao động chân tay (63,95%) với mức độ tổn thương chủ
yếu là tổn thương không hoàn toàn mức C. BN cần PHCN bàng quang chiếm
(71,82%) . Có 89,70% BN có nhu cầu PHCN về CNSH [17].
Trên thế giới
- Apfelbaum L.R (2002), tỷ lệ CTCS tập chung chủ yếu ở nam giới (80,21%),
trong độ tuổi từ 16 -59 chiếm (83,72%), thuộc nhóm người lao động tay chân
chiếm (72,67%), với mức độ tổn thương không hoàn toàn mức B (60,34%), tỷ
lệ BN được can thiệp phẫu thuật thành công chiếm (80,83%). Biến chứng

13



chiếm tỷ lệ cao nhất là nhiễm trùng tiết niệu (79,43%). 100% BN cần được hỗ
trợ về tâm lý để an tâm điều trị [23].
- Wyndaele. M,Wyndaele. JJ(2006), cho thấy tỷ lệ CTCS đa phần tập trung ở
nam giới (78,12%) và ở độ tuổi từ 20 - < 55 tuổi chiếm (79,81%), BN thuộc
nhóm lao động tay chân chiếm tỷ lệ cao nhất (73,82%), BN có rối loạn cảm
giác đau và tê bì chiếm tỷ lệ cao (67,13%). BN có teo cơ và yếu cơ nhanh
chóng chiếm (79,54%), nhu cầu PHCN sinh hoạt chiếm tỷ lệ cao nhất
(90,71%) [28].
- Van Koppenhagen. CF ,Post. MW,Woude.LH (2009), BN TTTS chiếm 76,92%
là nam giới và thuộc nhóm người lao động chân tay (67,23%), với mức độ tổn
thương chủ yếu là tổn thương không hoàn toàn mức C (71,12%). Thương tật
thứ cấp chiếm tỷ lệ cao nhất là loét (77,83%). BN teo cơ chiếm tỷ lệ
(76,32%). BN có nhu cầu PHCN về chức năng di chuyển và CNSH chiếm tỷ
lệ cao nhất (89,12%) [32].

14


1.4.Vài nét về trung tâm PHCN Bệnh viện Bạch Mai[33].
1.4.1. Địa chỉ.
- 78 Đường Giải phóng Hà Nội.
- Điện thoại: 04. 36290737; 04.38686073; 04. 38691533.
1.4.2. Lãnh đạo Trung tâm.
- Giám đốc: TS. Lương Tuấn Khanh.
- Phó Giám đốc: TS. Đỗ Đào Vũ.
TS. Nguyễn Thị Kim Liên.
BSCKII. Nguyễn Thanh Thủy.
1.4.3. Cơ sở vật chất.

Giường nội trú: 55 giường.
- 20 giường chuyên cho BN TTTS.
- 10 giường cho BN Tai biến mạch máu não.
- 25 giường cho BN thuộc các đối tượng khác.
Các phòng chuyên môn với các trang thiết bị cơ bản.
- Phòng điện trị liệu cho BN nội trú và ngoại trú.
- Phòng vận động trị liệu cho BN nội trú và ngoại trú.
- Phòng hoạt động trị liệu cho BN nội trú và ngoại trú.
- Phòng tư vấn tâm lý và phòng ngôn ngữ trị liệu.
- Phòng chăm sóc điều dưỡng.
Trung tâm PHCN bệnh viện Bạch Mai là trung tâm PHCN tổn thương
tủy sống lớn nhất trong cả nước, được tổ chức Handicap International hỗ trợ
kinh phí, trang thiết bị, kỹ thuật PHCN cho BN TTTS.
Trung tâm là cơ sở PHCN duy nhất của Việt Nam hiện nay hoạt động
chuyên môn theo Nhóm Phục hồi "Rehabilitation Team" với đầy đủ các thành
viên kỹ thuật chuyên khoa, đó là Bác sỹ chuyên khoa PHCN, điều dưỡng
PHCN, kỹ thuật viên Vật lý trị liệu, kỹ thuật viên hoạt động trị liệu, kỹ thuật
viên chỉnh hình, kỹ thuật viên ngôn ngữ trị liệu, cán bộ tư vấn tâm lý.
15


×