Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

đánh giá thực trạng và nhu cầu phục hồi chức năng của bệnh nhân phong tại bệnh viện phong chí linh tháng 5 năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y TẾ HẢI DƯƠNG

NGUYỄN THỊ NỤ

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CỦA BỆNH NHÂN PHONG TẠI
BỆNH VIỆN PHONG CHÍ LINHTHÁNG 5 NĂM 2015

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

HẢI DƯƠNG, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y TẾ HẢI DƯƠNG

NGUYỄN THỊ NỤ

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CỦA BỆNH NHÂN PHONG TẠI
BỆNH VIỆN PHONG CHÍ LINH THÁNG 5 NĂM 2015

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. PHẠM THỊ NHUYÊN

HẢI DƯƠNG, NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả nêu trong báo cáo là trung thực, chưa từng có ai công
bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Hải Dương, ngày 30 tháng 7 năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Thị Nụ


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này ngoài sự nỗ lực, cố gắng của
bản thân phải kể đến sự giúp đỡ, hỗ trợ của mọi người xung quanh đối với tôi.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng, sự biết ơn sâu sắc đến:
PGS.TS. Phạm Thị Nhuyên – người đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành đề tài tốt nghiệp một cách tốt nhất.
Ban giám hiệu, phòng đào tạo, khoa Phục hồi chức năng trường Đại
học Kỹ thuật Y tế Hải Dương đã tạo cơ hội và điều kiện giúp đỡ tôi trong quá
trình nghiên cứu.
Ban lãnh đạo, nhân viên và toàn thể bệnh nhân tại bệnh viện Phong Chí
Linh tỉnh Hải Dương đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu.
Các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương những
người đã tận tâm giảng dạy, giúp đỡ và hỗ trợ tôi trong thời gian qua để tôi có

thể hoàn thành chương trình học tập tại trường.
Gia đình, người thân - những người luôn khuyến khích, động viên tôi
trong khoảng thời gian học tập và nghiên cứu.
Và không thể thiếu được là những người bạn trong tập thể lớp Phục hồi
chức năng 4 đã cùng nhau học tập, trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm trong
suốt 4 năm học.
Trân trọng cảm ơn!

Hải Dương, ngày 30 tháng 7 năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Thị Nụ


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BN

Bệnh nhân

NC

Nghiên cứu

NXB

Nhà xuất bản

PHCN


Phục hồi chức năng

TK

Thần kinh

TLLH

Tỷ lệ lưu hành


MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................... 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3
1.1. Định nghĩa.................................................................................................... 3
1.2. Dịch tễ học. ................................................................................................. 4
1.2.1. Tác nhân gây bệnh ................................................................................... 4
1.2.2. Nguồn lây ................................................................................................. 5
1.2.3. Cách lây truyền. ....................................................................................... 5
1.2.4. Đặc điểm dịch tễ....................................................................................... 5
1.3. Tình hình bệnh phong trên thế giới và Việt Nam ....................................... 6
1.3.1. Thế giới .................................................................................................... 6
1.3.2. Việt Nam .................................................................................................. 7
1.4. Triệu chứng ................................................................................................. 8
1.4.1. Tổn thương da .......................................................................................... 8
1.4.2. Tổn thương thần kinh ............................................................................... 8
1.4.3. Các tổn thương khác ................................................................................ 9
1.5. Phân loại ...................................................................................................... 9
1.5.1. Phân loại theo miễn dịch học của Ridley ................................................. 9

1.5.2. Phân loại theo lâm sàng Madrid ............................................................... 9
1.5.3. Phân loại theo WHO .............................................................................. 11
1.6. Các loại tàn tật ........................................................................................... 11
1.6.1. Tàn tật tiên phát ...................................................................................... 11
1.6.2. Tàn tật thứ phát ...................................................................................... 11
1.7. Phân loại tàn tật đối với bệnh nhân phong ................................................ 12
1.7.1. Tay, chân ................................................................................................ 12
1.7.2. Mắt ......................................................................................................... 12


1.8. Phục hồi chức năng ................................................................................... 12
1.8.1. Định nghĩa. ............................................................................................. 12
1.8.2. Nhu cầu phục hồi chức năng .................................................................. 12
1.8.3. Vai trò của PHCN đối với BN phong .................................................... 13
1.9. Phòng bệnh ................................................................................................ 13
1.9.1. Phòng bệnh cấp I .................................................................................... 13
1.9.2. Phòng bệnh cấp II................................................................................... 14
1.9.3. Phòng bệnh cấp III ................................................................................. 14
1.10. Các nghiên cứu liên quan. ....................................................................... 14
1.10.1. Trong nước ........................................................................................... 14
1.10.2. Ngoài nước ........................................................................................... 15
CHƯƠNG II: ÐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 16
2.1. Ðối tượng nghiên cứu................................................................................ 16
2.1.1. Ðịa điểm nghiên cứu .............................................................................. 16
2.1.2. Ðối tượng nghiên cứu............................................................................. 16
2.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 16
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................ 16
2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu ........................................................... 16
2.2.3. Một số định nghĩa và chỉ số nghiên cứu. ............................................... 16
2.2.4. Kỹ thuật thu thập thông tin .................................................................... 19

2.2.5. Các biến số nghiên cứu. ......................................................................... 19
2.2.6. Xử lý số liệu ........................................................................................... 20
2.2.7. Các biện pháp khống chế sai số. ............................................................ 20
2.2.8. Thời gian nghiên cứu. ............................................................................ 20
2.2.9. Đạo đức trong nghiên cứu. ..................................................................... 20
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................... 22
3.1. Đặc điểm của bệnh nhân phong tại bệnh viện Phong Chí Linh ................ 22
3.2. Nhu cầu PHCN của bệnh nhân phong tại bệnh viện Phong Chí Linh ...... 26


CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN............................................................................. 30
4.1. Đặc điểm của bệnh nhân phong tại bệnh viện Phong Chí Linh ................ 30
4.2. Nhu cầu PHCN của bệnh nhân phong tại bệnh viện Phong Chí Linh ...... 32
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 35
KIẾN NGHỊ ..................................................................................................... 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 37
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Tình hình tàn phế của bệnh nhân phong các nước trên thế giới........ 7
Bảng 1.2: Tỷ lệ tàn tật mức độ 2 của bệnh nhân phong ở một số tỉnh năm 2005. ....... 7
Bảng 1.3: Số liệu bệnh phong trên toàn quốc (2005 – 2008). ........................... 7
Bảng 1.4: Bảng tóm tắt các đặc điểm riêng của từng thể theo Madrid: ........... 10
Bảng 2.1: Bảng tóm tắt các nội dung và phương pháp thu thập thông tin....... 21
Bảng 3.1: Nhu cầu PHCN trong sinh hoạt ....................................................... 26
Bảng 3.2: Nhu cầu PHCN trong vận động ....................................................... 27
Bảng 3.3: Nhu cầu PHCN trong hòa nhập cộng đồng ..................................... 28



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi ................................................ 22
Biểu đồ 2: Phân bố bệnh nhân theo giới tính ................................................... 23
Biểu đồ 3: Phân bố bệnh nhân theo trình độ học vấn ...................................... 23
Biều đồ 4: Phân bố bệnh nhân theo thời gian tàn tật ....................................... 24
Biểu đồ 5: Phân bố bệnh nhân theo vị trí và mức độ tàn tật của mắt .............. 24
Biểu đồ 6: Phân bố bệnh nhân theo vị trí và mức độ tàn tật của tay ............... 25
Biểu đồ 7: Phân bố bệnh nhân theo vị trí và mức độ tàn tật của chân ............. 25
Biểu đồ 8: Nhu cầu sử dụng dụng cụ chỉnh hình ............................................. 29
Biểu đồ 9: Nhu cầu sử dụng dụng cụ trợ giúp ................................................. 29


ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh phong là bệnh nhiễm trùng mạn tính do một loại vi khuẩn có tên
khoa học là Mycobacterium leprae gây ra. Bệnh gây tổn thương ở da và thần
kinh ngoại biên là chủ yếu [19]. Bệnh phong có từ rất lâu và có thể gặp ở
nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là các nước ở vùng ôn đới, nhiệt đới và cận
nhiệt. Vào thế kỷ thứ 13 và 14 bệnh phong xuất hiện nhiều ở các nước Châu
Âu, Ấn Độ với tỷ lệ lưu hành (TLLH) cao. Sau đó bệnh lan sang các nước
Châu Á, Châu Mỹ. Tuy nhiên, đến thế kỷ 19 số lượng bệnh nhân (BN) phong
đã giảm một cách đáng kể. Đến đầu thế kỷ 20 các nước Châu Âu và Bắc Mỹ
hầu như không còn BN phong [3]. Các nước có nhiều BN phong là Ấn Độ,
Brazil, Myanmar, Indonesia, Nepal… Bệnh nhân tập trung chủ yếu ở các
nước Châu Phi, Nam Mỹ và Đông Nam Á [3].
Tại Việt Nam bệnh phong có từ lâu đời. Năm 1959, kết quả điều tra tại
các tỉnh miền Bắc TLLH bệnh phong 21/10.000 dân. Năm 1976 cuộc điều tra
cho thấy TLLH bệnh phong ở miền Nam là 30 - 40/10.000 dân. Ở nước ta
bệnh phong được coi là “bệnh xã hội” cần được chính phủ quan tâm, đầu tư.
Số lượng bệnh nhân phong có xu hướng giảm hơn trước nhưng tính đến năm
2008 cả nước vẫn còn có ở 11 tỉnh/thành với TLLH 1/100.000 dân, đặc biệt

có 6 tỉnh có TLLH cao 2/100.000 dân là: Ninh Thuận, Kom Tum, Bình
Thuận, Tây Ninh, Gia Lai, Khánh Hòa [3].
Việt Nam đang thực hiện một chương trình chống phong đặc biệt nhằm
phát hiện sớm, điều trị kịp thời và phòng chống tàn tật do bệnh phong gây ra
cho tất cả các BN trong cộng đồng, hướng tới mục tiêu “Để cho một xã hội
không còn bệnh phong” [4].
Bệnh phong không còn nguy hiểm nữa. Bệnh phong có thể điều trị khỏi
nếu được phát hiện sớm và được điều trị kịp thời đúng cách. Sau điều trị bệnh
hết lây lan nhưng thường để lại di chứng về thể chất và tâm lý cho BN.
1


Họ cần được sự chăm sóc, giúp đỡ của xã hội, của mọi người trong việc
PHCN, phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi kinh tế xã hội và thay đổi cách nhìn
của mọi người trong cộng đồng. Họ xứng đáng được đối xử bình đẳng như
những người bình thường [26].
Theo ước tính cả nước ta có khoảng hơn 20.000 BN phong đã điều trị
khỏi song còn bị tàn tật [5]. Vì nhiều lý do đặc biệt mà họ có thể bị những
thiệt thòi và không thể hòa nhập với cộng đồng. Cụ thể: bị phân biệt đối xử,
xa lánh, thậm chí bị xua đuổi; không được hưởng các dịch vụ y tế, dịch vụ
văn hóa như những người bình thường khác…[9].
Phục hồi chức năng bao gồm tất cả các phương pháp nhằm mục đích
làm giảm ảnh hưởng của tàn tật cho mỗi cá nhân người bệnh, làm cho người
tàn tật có thể đạt được độc lập trong cuộc sống, hòa nhập cộng đồng, có chất
lượng cuộc sống tốt hơn. Vì vậy, cần phải có chương trình phục hồi chức
năng (PHCN) cho họ tại cộng đồng [9]. Để có chương trình PHCN phù hợp
cho người bệnh việc đánh giá mức độ tàn tật là thiết yếu và quan trọng nhất.
Từ trước đến nay các NC đều tập trung vào phương pháp và hiệu quả
điều trị bệnh phong mà ít quan tâm đến mức độ tàn tật của BN phong sau khi
đã điều trị khỏi và nhu cầu PHCN cho người bệnh. Đặc biệt theo thống kê

trên toàn tỉnh Hải Dương có 350 BN phong đang sinh sống trong đó tại bệnh
viện Phong Chí Linh tiếp nhận và điều trị cho 135 BN, số còn lại được quản
lý và điều trị tại cộng đồng [27]. Tuy nhiên, có rất ít công trình nghiên cứu về
bệnh nhân phong được thực hiện tại bệnh viện nên tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Đánh giá thực trạng và nhu cầu phục hồi chức năng của bệnh nhân
phong tại bệnh viện Phong Chí Linh tháng 5 năm 2015” với mục tiêu:
1. Nhận xét một số đặc điểm của bệnh nhân phong tại bệnh viện
Phong Chí Linh tháng 5 năm 2015.
2. Xác định nhu cầu phục hồi chức năng của bệnh nhân phong tại
bệnh viện Phong Chí Linh tháng 5 năm 2015.
2


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Định nghĩa
Bệnh phong là bệnh nhiễm trùng mạn tính do một loại vi khuẩn có tên
khoa học là Mycobacterium leprae gây ra. Bệnh phong còn có tên gọi khác là
bệnh Hansen. Bệnh gây tổn thương ở da và thần kinh ngoại biên là chủ yếu.
Với những thể nặng hoặc không được điều trị sớm bệnh có thể gây tổn thương
các cơ quan như: mắt, mũi, họng, thanh quản, viêm tinh hoàn, tổn thương
xương khớp [19].

Hình ảnh bệnh nhân phong [33]

3


1.2. Dịch tễ học
Bệnh phong là bệnh lây truyền chứ không phải bệnh di truyền, tuy nhiên
bệnh thường khó lây. Tỷ lệ lây lan trong các cặp vợ chồng hoặc trong các gia

đình có người bị bệnh phong từ 2 – 5%. Tỷ lệ bệnh phong còn cao ở Đông
Nam Á, Trung Phi, Ấn Độ, Trung và Nam Mỹ, đặc biệt tỷ suất mắc luôn
luôn cao nhất ở Châu Phi [19].
1.2.1. Tác nhân gây bệnh
Bệnh phong do một loại vi khuẩn có tên khoa học là Mycobacterium
leprae do nhà bác học Hansen người Na Uy tìm ra năm 1874 tại Novegia nên
còn gọi là trực khuẩn Hansen [28] [6].
Vi khuẩn phong hình gậy thẳng, có chiều dài từ 1- 8µm, rộng 0,2 - 0,5µm.
Vi khuẩn phong nhân lên rất chậm, mỗi chu kỳ sinh sản là 13 ngày. Vi khuẩn
phong kháng cồn và acid, bị chết ở 100ºC, ngoài cơ thể có thể sống được từ
1 - 7 ngày, ở nhiệt độ phòng có thể tồn tại khoảng 46 ngày và có thể sống dài
ngày trên quần áo, đồ dùng của BN phong [28] [6].

Hình ảnh trực khuẩn Hansen [34]
4


1.2.2. Nguồn lây
Bệnh phong hầu như chỉ có ở con người, mặc dù một số trường hợp
giống như bệnh phong được tìm thấy ở những con trúc (armadillos) và một
vài loài khỉ. Vì vậy, BN phong chưa được điều trị chính là nguồn lây lan,
trong đó BN phong nhiều khuẩn là nguồn lây lan chủ yếu [19]. Các tổn
thương loét trên BN phong có vai trò đào thải vi khuẩn [6].
1.2.3. Cách lây truyền
- Đường bài xuất: Vi khuẩn phong bài xuất ra khỏi cơ thể qua đường da,
nhất là những tổn thương qua vết loét, qua nước mũi [16]. Bệnh nhân phong
u không điều trị có thể phóng thích mỗi ngày đến 100 triệu trực khuẩn phong
từ các chất nhày mũi [19].
- Đường xâm nhập: Vi khuẩn phong xâm nhập vào cơ thể qua tiếp xúc da,
đặc biệt là da bị trầy xước là chủ yếu [16]. Đường hô hấp cũng là đường vào

của trực khuẩn phong, qua đó trực khuẩn phong được chuyển đến những vị
trí thích hợp để nhân lên [19].
- Yếu tố mắc bệnh: Trực khuẩn phong có gây bệnh hay không phụ thuộc vào đặc
tính của vi khuẩn và tính mẫn cảm của vật chủ [6]. Các yếu tố dễ mắc bệnh:
+ Chủng tộc: Tỷ lệ cao hơn ở người da đen và người da vàng.
+ Khí hậu: Lưu hành cao hơn ở các xứ nhiệt đới nóng và ẩm thấp.
+ Chế độ ăn uống: Ăn uống kém dinh dưỡng làm giảm sức đề kháng của
cơ thể sống. Chen chúc trong những căn nhà chật hẹp, đông người làm tăng
sự tiếp xúc gần gũi với nguồn lây [6] [19].
1.2.4. Đặc điểm dịch tễ
- Tuổi:
+ Lứa tuổi mắc bệnh nhiều nhất là từ 10 - 25 tuổi (60%); 5 - 10 tuổi
(8,5%); trên 25 tuổi (29%).
+ Tùy vào từng vùng miền tuổi phát bệnh có thể khác nhau [6].
5


- Giới: Nam mắc nhiều hơn nữ.
Một nghiên cứu ở Quỳnh Lập trên 2000 bệnh nhân phong điều trị nội trú
cho thấy tỷ lệ ở nam là 61,8% trong khi ở nữ là 38,2%. Các báo cáo ở các tỉnh
gửi về bệnh viện Da liễu trung ương cho thấy trong số BN phong mới và một
số BN phong tàn tật tỷ lệ nam bao giờ cũng cao hơn nữ. Theo Wayson tỷ lệ
BN nam/nữ là 1,6/1,0 [6].
- Đặc điểm lây truyền:
+ Lây ít: Mặc dù có nghiên cứu nói rằng hàng ngày một bệnh nhân
phong thể u hoạt tính có thể thải ra khỏi cơ thể 2,4 x 108 vi khuẩn phong
nhưng rất khó lây bệnh phong từ người này sang người khác.
+ Lây chậm: Chu kỳ sinh sản của trực khuẩn phong là 13 ngày, do đó tốc
độ nhân lên rất chậm.
+ Lây khó: Vi khuẩn phong là vi khuẩn ký sinh bắt buộc trong tế bào. Nó

chỉ nhân lên trong tế bào. Để lây lan được bệnh phong phải cần một lượng lớn
vi khuẩn phong đào thải từ những bệnh nhân thể u chưa được điều trị và các
vi khuẩn này đột nhập qua da xây xát vào cơ thể [6].
1.3. Tình hình bệnh phong trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Thế giới
Theo thống kê của WHO số lượng BN phong trên toàn thế giới có khoảng
11 triệu người phân chia: Châu Phi 4 triệu, Châu Mỹ 40 vạn, Châu Âu 5 vạn,
Trung Quốc và Đông Nam Á 4 triệu, Ấn Độ và Madagascar 2,5 triệu và Châu Đại
Dương 3 vạn [21].
S.K. Nooldeen ước tính trong những năm 1960 có 1/3 số BN phong bị
tàn phế [24]. Tình hình tàn phế của BN phong ở các nước trên thế giới đã
được WHO đăng thấy [21]:

6


Bảng 1.1: Tình hình tàn phế của bệnh nhân phong các nước trên thế giới
Quốc gia

Năm

Tỷ lệ tàn tật

Philippin

1963

32,2%

Miến Điện


1963

48,7%

Thái Lan

1962

41,5%

Camorun

1961

35,6%

Nigheria

1960

23,4%

Argentina

1964

35,8%

1.3.2. Việt Nam

Việt Nam có 12 – 14 vạn bệnh nhân phong [2].
Bảng 1.2: Tỷ lệ tàn tật mức độ 2 của bệnh nhân phong ở một số tỉnh
năm 2005 [29]
Tàn tật độ 2 ở BN phong mới phát hiện

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Lai Châu

2/5

40

Thanh Hóa

1/3

33,3

Quảng Nam

1/7

14,3

Gia Lai

11/75


14,7

Kom Tum

5/39

12,8

Bình Thuận

11/51

21,6

Hậu Giang

5/15

33,3

Bảng 1.3: Số liệu về bệnh phong trên toàn quốc (2005 – 2008) [31]
2005

2006

2007

2008


Số BN mới

746

672

552

530

Tàn tật độ 2 trong BN mới

121

114

102

86

7


1.4. Triệu chứng
- Thời kỳ ủ bệnh: trung bình từ 2 - 3 năm, có thể từ 6 - 32 năm, chưa
xác định chính xác.
- Triệu chứng sớm: sốt nhẹ, buồn ngủ, cảm giác vướng màng nhện ít
có giá trị, khó phát hiện [2] [30].
1.4.1. Tổn thương da
- Mảng củi: hình tròn bầu dục hay vòng cung. Bờ nổi có màu hồng,

giới hạn. Rõ, ở giữa trũng, châm kim thấy không đau.
- U phong: màu hồng, nổi cao bờ chắc láng bóng, giới hạn mờ thường
đối xứng.
- Mảng thâm nhiễm: thường có màu hồng, giới hạn rõ, số lượng nhiều,
láng bóng.
- Cục: thường hình bán cầu màu đỏ, bóng to bằng hạt đỗ hoặc ngô, giới
hạn mờ thường đối xứng [13].
1.4.2. Tổn thương thần kinh
1.4.2.1. Mất cảm giác
- Mất cảm giác nông gồm cảm giác đau, nóng, lạnh và sờ mó. Cảm
giác đau, nóng, lạnh thường mất trước cảm giác sờ mó.
- Mất cảm giác có thể xuất hiện ở vùng da tổn thương, trong khu vực
của dây thần kinh ngoại biên ở bàn tay, bàn chân.
- Mất cảm giác rõ rệt ở phong củ. Tuy nhiên, một số tổn thương phong
thể u lại không mất cảm giác, đặc biệt trong giai đoạn đầu [8].
1.4.2.2. Viêm dây thần kinh
- Vi khuẩn phong có ái tính và gây tổn hại đến thần kinh ngoại biên.
Các dây thần kinh ngoại biên to, tăng về khối lượng, xơ cứng.
- Các dây thần kinh hay bị viêm: TK trụ, TK quay, TK giữa, TK chày sau.
- Viêm dây thần kinh dẫn tới rối loạn chức năng TK: mất cảm giác,
yếu cơ, liệt, giảm tiết mồ hôi [8].
8


1.4.3. Các tổn thương khác
- Mắt: viêm giác mạc, viêm mống mắt thể mi.
- Rối loạn dinh dưỡng: da khô, rụng lông mày.
- Rối loạn vận động: yếu cơ, liệt cơ gây cò ngón, bàn chân rủ, teo cơ [8].
1.5. Phân loại
1.5.1. Phân loại theo miễn dịch học của Ridley [19]

Hiện nay phân loại được Ridley khuyến cáo gồm 6 nhóm (1988):
1. Nhóm bất định (I, indeterminate)
2. Nhóm phong củ (TT, tuberculoid)
3. Nhóm phong trung gian gần củ (BT, borderline tuberculoid)
4. Nhóm phong trung gian (BB, mid-borderline)
5. Nhóm phong trung gian gần u (BL, borderline lepromatous)
6. Nhóm phong u (LL, lepromatous leprosy) [19].
1.5.2. Phân loại theo lâm sàng Madrid [19]
Theo hội nghị chống phong quốc tế (1953) bệnh phong được chia làm các thể
sau đây:
+ Thể I: Tức thể vô định, là giai đoạn sớm của bệnh.
+ Thể T: Tức thể củ.
+ Thể B: Tức thể trung gian.
+ Thể L: Tức thể u.

9


Bảng 1.4: Bảng tóm tắt các đặc điểm riêng của từng thể theo Madrid

Đặc điểm

I (vô định)

T (thể củ)

Lâm sàng

Rát


Mảng củ

B (thể trung
gian)
Mảng thâm
nhiễm

Âm tính hoặc
Vi trùng

dương tính

Âm tính

Dương tính

nhẹ
Phản ứng

Âm tính hoặc

Dương tính

Mitsuda

dương tính

mạnh

Mô bệnh học


L (phong u)

U, cục
Dương tính
mạnh

Âm tính hoặc
dương tính

Âm tính

nhẹ
Xâm nhiễm

Xâm nhiễm

Không đặc

Nang phong

lan tỏa gồm

lan tỏa gồm

hiệu

đặc hiệu

bán liên, mô


tổ chức bào,

bào

tế bào bọt

10


1.5.3. Phân loại theo WHO (năm 1988) gồm 2 nhóm [17] [19]:
- Nhóm ít vi khuẩn (Paucibacllary = PB).
+ Có từ 1 - 5 tổn thương.
+ Không tìm thấy vi khuẩn phong (Bacterial Index = 0).
+ Theo phân loại của Ridley - Jopling thường là thể I và TT và BT .
- Nhóm nhiều vi khuẩn (Mulitibacilary = MB).
+ Nhóm có vi khuẩn phong (+).
+ Có trên 5 tổn thương nếu xét nghiệm (-).
+ Đối với những BN thuộc thể B hay L tuy điều trị bằng DDS đã khỏi
và đến nay không có dấu hiệu tái phát.
+ Chỉ có 1 tổn thương nhưng có xét nghiệm BI (+) [7] [19].
1.6. Các loại tàn tật
Khái niệm tàn tật do phong: là tình trạng suy yếu, giới hạn hoạt động và
hạn chế tham gia của bệnh nhân phong. Nguyên nhân suy yếu, giới hạn và
hạn chế tham gia của BN phong là do bệnh lý của phong [14].
1.6.1. Tàn tật tiên phát
Là tàn tật do vi khuẩn phong trực tiếp gây ra bao gồm:
- Khô da, dinh dưỡng kém do tổn thương TK thực vật: gây rối loạn vận
mạch, giảm bài tiết mồ hôi.
- Mất cảm giác do tổn thương TK cảm giác.

- Yếu cơ, liệt, teo cơ do tổn thương TK vận động.
- Mất cảm giác giác mạc, mắt thỏ do tổn thương TK số V và số VII [10].
1.6.2. Tàn tật thứ phát
Là tàn tật do BN và tác động ngoại cảnh gây ra trên cơ sở mất chức
năng TK, đặc biệt là bàn tay, bàn chân, mắt.
- Loét lỗ đáo.
- Cụt, rụt ngón/bàn.
- Giảm thị lực, mù lòa [10].
11


1.7. Phân loại tàn tật đối với bệnh nhân phong [19]
1.7.1. Tay, chân:
- Độ 0: Không mất cảm giác, không có tàn tật.
- Độ 1: Mất cảm giác, không có tàn tật nhìn thấy.
- Độ 2: Có tàn tật nhìn thấy được (cò ngón, rụt ngón, teo cơ, loét, cụt…).
1.7.2. Mắt:
- Độ 0: Không có tổn thương gì, thị lực không bị ảnh hưởng.
- Độ 1: Có tổn thương nhưng thị lực không ảnh hưởng nghiêm trọng
(đếm được ngón tay ở khoảng cách 6m).
- Độ 2: Thị lực bị ảnh hưởng nghiêm trọng (không đếm ngón tay được ở
khoảng cách 6m, có mắt thỏ, đục giác mạc, viêm mống mắt thể mi) [19].
1.8. Phục hồi chức năng
1.8.1. Định nghĩa: Phục hồi chức năng bao gồm các biện pháp y học, kinh tế
giáo dục và kỹ thuật phục hồi làm giảm tác động của giảm khả năng tàn tật,
đảm bảo cho người tàn tật hội nhập xã hội, có những cơ hội bình đẳng và
tham gia đầy đủ các hoạt động xã hội [12].
1.8.2. Nhu cầu phục hồi chức năng
- Phục hồi sức khỏe, thân thể gồm: thể dục liệu pháp, vật lý trị liệu,
hoạt động trị liệu, phẫu thuật chỉnh hình.

- Phục hồi tâm, tinh thần: Bằng cách làm cho họ bớt mặc cảm về bệnh
tật, tàn tật của mình, tạo điều kiện gần gũi với họ, coi họ là những người bình
thường để họ hòa nhập cộng đồng.
- Phục hồi kinh tế - xã hội: Tạo điều kiện giúp họ kiếm việc làm phù
hợp. Huấn luyện, đào tạo, nâng cao tay nghề. Khuyến khích họ tham gia các
hoạt động văn hóa, xã hội [5] [20].
Mục đích của PHCN là: Giúp những người bị ảnh hưởng do phong
phục hồi toàn bộ hay một phần các chức năng đã mất để trở thành những con
người có ích và hòa nhập với cộng đồng [5].
12


1.8.3. Vai trò của PHCN đối với BN phong
- Phát hiện sớm, can thiệp sớm để hạn chế tối đa mức độ tổn thương
cho bệnh nhân phong.
- Tập các khớp theo tầm vận động để phòng co rút và nhằm tăng cường
lưu thông máu, tăng cường dinh dưỡng [13].
- Sử dụng các dụng cụ trợ giúp nhằm hạn chế các tổn thương có thể
xảy ra cho BN phong trong sinh hoạt và lao động do mất cảm giác gây nên.
1.9. Phòng bệnh
Biện pháp phòng bệnh chủ yếu hiện nay vẫn là phát hiện và điều trị sớm
bệnh phong, trong đó giáo dục sức khỏe phải được thực hiện rộng khắp và
đều đặn nhằm giúp cho mọi người có kiến thức căn bản về bệnh phong, tức
là có có quan niệm đúng đắn về bệnh phong, biết được các triệu chứng sớm
của bệnh.
Về vấn đề vacxin: Nhìn chung vai trò bảo vệ chống bệnh phong của vacxin
dưới mức trung bình, khoảng 20 – 46% nên vấn đề chủng vacxin chưa được tổ
chức Y tế thế giới khuyến cáo như một biện pháp phòng ngừa bệnh phong [19].
1.9.1. Phòng bệnh cấp I
Điều quan trọng đối với mỗi người dân là:

- Có quan niệm đúng đắn về bệnh phong: Bệnh phong không phải là
bệnh nan y và đáng sợ nữa, mà là một bệnh nhiễm trùng có thể chữa khỏi
được hoàn toàn.
- Cần vệ sinh thân thể, vệ sinh nơi ở đồng thời ăn uống đầy đủ, hợp lý để
nâng cao sức chống đỡ với bệnh tật.
- Biết được dấu hiệu sớm của bệnh như: nếu có xuất hiện trên da một
đốm bất thường kèm mất cảm giác, cần đi khám sớm và theo đúng hướng
dẫn của chuyên khoa [19].

13


1.9.2. Phòng bệnh cấp II
- Người bệnh cần phải uống thuốc đều, đủ thuốc, đủ thời gian quy định và
tự chăm sóc tay, chân, mắt hàng ngày để phòng ngừa hoặc hạn chế tàn phế [19].
1.9.3. Phòng bệnh cấp III
- Những trường hợp có biến chứng và tàn phế nặng nên được chuyển
lên chuyên khoa da liễu tuyến trên. Ví dụ những trường hợp bị phản ứng
phong nặng, loét lỗ đáo, viêm xương, liệt và biến dạng chi, bị chứng hở mi
cần được nằm viện để điều trị tích cực và có kết quả tốt hơn [19].
1.10. Các nghiên cứu liên quan
1.10.1. Trong nước
Kết quả nghiên cứu trên 39 bệnh nhân đến khám tại bệnh viện Phong Da liễu trung ương Quy Hòa thu được kết quả: Viêm dây thần kinh do phong
ở nam (61,53%) cao hơn ở nữ (38,47%); Viêm thần kinh ở độ tuổi lao động
từ 15 - 50 tuổi chiếm 66,66% nhiều hơn các độ tuổi khác. Dây thần kinh bị
viêm nhiều nhất là dây thần kinh trụ (46,15%), ít nhất là dây thần kinh khoeo
hông ngoài (5,12%). Đa số trường hợp viêm dây thần kinh xảy ra ở BN đang
phản ứng phong [1].
Bằng phương pháp NC cắt ngang mô tả trên 124 bệnh nhân mắc bệnh
tại tỉnh Bạc Liêu năm 2011 kết quả thu được: số BN nam (63,7%) nhiều hơn

số BN nữ (36,3%). Tỷ lệ bệnh phong trong gia đình không có ai mắc bệnh
phong cao. Có tới 80,6% BN bị tàn tật ở mức độ 1 hoặc 2 [11].
Kết quả NC trên 164 BN tại 4 tỉnh Đắc Lắc, Đăc Nông, Kom Tum, Gia
Lai thu được: có 20,73% BN có tàn tật và 79,27% BN không có tàn tật.
Trong đó, số BN tàn tật độ 2 chiếm 18,9% và độ 1 chiếm 1,83% [14].

14


1.10.2. Ngoài nước
Tháng 9 năm 2014 tổ chức Y tế thế giới Weekly dịch tễ cung cấp số
liệu từ 103 quốc gia mà bệnh phong là loại đặc hữu. Vào cuối năm 2013, đã
có 215.656 trường hợp mới mắc bệnh phong báo cáo. Kết thúc quý đầu tiên
của năm 2014 đã được đăng ký 180.618 trường hợp của bệnh phong. Mỗi hai
phút một trường hợp mới của bệnh phong được phát hiện và bảy trong số
một trăm trường hợp là một đứa trẻ [23].
Bệnh phong là một vấn đề y tế công cộng đã được loại bỏ từ 119 của
122 quốc gia bị ảnh hưởng. Tỷ lệ toàn cầu của bệnh phong vào cuối năm 2012
là 189.018 trường hợp và tỷ lệ mắc là 232.857 với 220.810 (95%) các trường
hợp được báo cáo từ 16 quốc gia và chỉ có 5% các trường hợp mới là từ phần
còn lại của thế giới. Tỷ lệ của Ấn Độ đã chiếm 58% các trường hợp mới. Xóa
bỏ ở Ấn Độ đã đạt được ở cấp quốc gia vào ngày 31/5/2005, mặc dù một số
quốc gia lẻ vẫn chưa đạt được nó. Trong số 642 huyện, 543 huyện đã đạt
được TLLH 1/10.000 đến tháng 3/2012 và 27 huyện ở các bang Assam,
Delhi… vẫn tồn tại với một TLLH > 2/10.000 [32].

15



×