Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Nghiên cứu ứng dụng thiết bị phóng đại VIDEO cầm tay để trợ thị nhìn gần cho người khiếm thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 96 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong cuộc sống hệ thống thị giác có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì
80% thông tin mà con người tiếp nhận từ thế giới bên ngoài thông qua hệ
thống thị giác. Chức năng thị giác phụ thuộc vào chất lượng hệ quang học
mắt, sự toàn vẹn của hệ dẫn truyền thị giác, sự nhận diện của vỏ não và trình
độ hiểu biết của con người [1].
Theo định nghĩa của tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 1992 người
khiếm thị (low vision) là người sau khi được điều trị hoặc điều chỉnh tật khúc
xạ mà thị lực của mắt tốt vẫn ở mức dưới 6/18 (20/60) cho đến còn phân biệt
sáng tối (ST+) hoặc thị trường bị thu hẹp dưới 10 0 kể từ điểm định thị, mà
vẫn còn khả năng tận dụng phần thị lực này để sinh hoạt và học tập [2].
Khi thị giác bị tổn hại, người khiếm thị sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong
cuộc sống độc lập hàng ngày, đơn giản nhất như chăm sóc bản thân, cho đến
giao tiếp, học tập và làm việc. Chính vì vậy người khiếm thị sẽ mất dần sự tự
tin, sống khép mình và lệ thuộc vào người khác. Trợ thị cho người khiếm thị
nhằm giúp họ cải thiện thị giác, giúp họ tận dụng phần thị giác còn lại tốt hơn
để họ bớt khó khăn hơn trong cuộc sống độc lập và không còn là gánh nặng
cho gia đình và xã hội.
Người khiếm thị chỉ bị khiếm khuyết về mặt thị giác còn bộ não của họ
hoàn toàn bình thường. Họ có nhu cầu học tập, khám phá cuộc sống, trong khi
đó đọc là kỹ năng thu nhận thông tin hiệu quả để nâng cao kiến thức và sự
hiểu biết. Vì vậy trợ thị nhìn gần cho người khiếm thị giúp cải thiện chất
lượng cuộc sống cho họ.
Có nhiều phương pháp trợ thị nhìn gần cho người khiếm thị như các
kính trợ thị quang học, các phương pháp trợ thị phi quang học. Các kính trợ


2


thị quang học đã được sử dụng từ những năm đầu của thế kỷ XX và ngày
càng được hoàn thiện hơn về hình thức, chất lượng giúp cho người khiếm thị
cảm thấy thuận tiện hơn trong sử dụng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp
mặc dù đã được sử dụng kính trợ thị nhìn gần công suất rất cao nhưng bệnh
nhân vẫn không thể đọc được chữ in cỡ thông thường. Đồng thời phương
pháp trợ thị phi quang học gần đây được chú ý hơn do nó có thể phóng đại vật
tới hàng chục lần. Đặc biệt thiết bị phóng đại video cầm tay (Magnifier video
handheld device - MVHD) với thiết kế nhỏ gọn, với nhiều tính năng ưu việt
giúp ích rất nhiều cho người khiếm thị.
Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả sử dụng thiết bị
phóng đại video cầm tay cho người khiếm thị. Chính vì vậy, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng thiết bị phóng đại video
cầm tay để trợ thị nhìn gần cho người khiếm thị” với mục tiêu:
1. Đánh giá hiệu quả sử dụng thiết bị phóng đại video cầm tay để trợ thị
nhìn gần cho người khiếm thị.
2. Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thiết bị phóng
đại video cầm tay.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÓNG ĐẠI CƠ BẢN

Phóng đại là phương pháp làm tăng kích thước của hình ảnh trên võng
mạc. Đối với người khiếm thị, những vật quá nhỏ chỉ có thể nhận biết được
nhờ sự phóng đại. Do vậy, phóng đại là phương pháp quan trọng giúp cho
người khiếm thị nhìn thấy vật dễ dàng hơn và là phương pháp được ứng dụng
nhiều nhất trong phục hồi chức năng cho người khiếm thị.

Có 4 phương pháp phóng đại cơ bản, đó là phóng đại khoảng cách
tương đối, phóng đại kích thước tương đối, phóng đại góc và phóng đại bằng
máy chiếu [3],[4].
1.1.1. Phóng đại khoảng cách tương đối (Relative Distance Magnification)
Phóng đại khoảng cách tương đối là phương pháp đơn giản nhất, sự
phóng đại đạt được khi vật được đưa tới gần mắt hơn, làm cho hình ảnh của
vật trên võng mạc to hơn [3].
Độ phóng đại được tính theo công thức:
RDM = r/d
Trong đó:
RDM (Relative Distance Magnification): Phóng đại khoảng cách
tương đối
r (reference distance): khoảng cách qui chiếu
d (new distance): khoảng cách mới


4

Hình 1.1: Hình minh họa phóng đại khoảng cách tương đối
1.1.2. Phóng đại kích thước tương đối (Relative Size Magnification)
Khi kích thước của vật được làm to ra thì hình ảnh của vật trên võng
mạc cũng đồng thời to ra, vật có thể được nhìn thấy ở khoảng cách tương ứng
với vật có kích thước ban đầu [3].
Độ phóng đại được tính theo công thức:
RSM = s/r
Trong đó:
RSM (Relative Size Magnification): Phóng đại kích thước tương đối
s (new size): kích thước mới của vật
r (reference size): kích thước qui chiếu


Hình 1.2: Hình minh họa phóng đại kích thước tương đối


5

1.1.3. Phóng đại góc (Angular magnification)
Nhờ vào tác dụng phóng đại của các thấu kính hoặc hệ thống thấu kính
mà hình ảnh của vật ở xa trở nên gần mắt hơn, hình ảnh của vật có kích thước
nhỏ trở nên to hơn bằng cách này mắt có thể nhìn thấy vật đễ dàng hơn. Những
kính này giúp cho người khiếm thị có cảm giác linh hoạt và tự tin hơn [3].

Hình 1.3: Hình minh họa phóng đại góc
Kính trợ thị quang học phóng đại hỗ trợ nhìn gần là một ứng dụng của
phóng đại góc. Thành phần cơ bản của các kính trợ thị nhìn gần là thấu kính
hội tụ [5]. Các kính này có thể được sử dụng đơn lẻ hoặc phối hợp trong hệ
thống (như trong kính hiển vi: microscope). Khả năng phóng đại của thấu
kính hội tụ phụ thuộc vào vị trí của vật so với kính [6]. Khi các tia sáng đi
song song tới kính, các tia ló sẽ hội tụ tại một điểm gọi là tiêu điểm của kính,
khoảng cách từ tiêu điểm đến tâm kính được gọi là tiêu cự. Công suất của
kính được tính theo công thức:
F = 1/f
Trong đó: F là công suất của kính tính bằng Diop
f là tiêu cự tính bằng mét


6

Hình 1.4: Hình minh họa thấu kính hội tụ
Một số kính trợ thị quang học phóng đại hỗ trợ nhìn gần:
1.2.3.1. Kính gọng phóng đại: thấu kính hội tụ lắp trên gọng kính đeo được

gọi là kính gọng phóng đại [7],[8].
Ưu điểm của kính:
- Có sẵn trên thị trường, giá cả hợp lý, dễ sử dụng, nhiều mẫu mã
- Cho phép 2 tay tự do, có thể dùng để đọc và viết
- Trường nhìn rộng, thích hợp cho bệnh nhân bị run tay
Nhược điểm của kính:
- Công suất tối đa chỉ có thể đến +24D
- Với công suất kính càng cao thì khoảng cách từ mắt tới vật càng gần,
trường nhìn bị thu hẹp, cản trở ánh sáng chiếu vào vật, ảnh hưởng đến tốc độ
đọc của bệnh nhân
1.2.3.2. Kính lúp cầm tay: thấu kính hội tụ lắp trên cán cầm tay gọi là kính lúp
cầm tay [9],[10].
Ưu điểm của kính:
- Có sẵn trên thị trường, giá cả hợp lý, dễ sử dụng


7

- Khoảng cách nhìn từ mắt đến vật có thể thay đổi tùy kích thước vật
tiêu, thường khoảng cách được cải thiện nhiều so với kính gọng phóng đại
- Thích hợp cho những bài đọc ngắn, những chữ quá nhỏ
Nhược điểm của kính:
- Yêu cầu phải dùng tay cầm kính
- Nếu khoảng cách từ mắt tới kính càng xa thì trường nhìn càng giảm
- Không thích hợp cho bệnh nhân bị run tay

Hình 1.5: Hình minh họa kính lúp cầm tay
1.2.3.3. Kính lúp có chân: thấu kính hội tụ được gắn trên giá đỡ để giữ cho
khoảng cách từ kính đến vật không thay đổi, nhờ đó mà thị lực gần với kính
được ổn định [7],[11].

Ưu điểm của kính:
- Hữu ích cho người già, người bị run tay
- Độ phóng đại ổn định
Nhược điểm của kính:
- Trường nhìn bị hạn chế
- Phải dùng một tay để di chuyển kính


8

Hình 1.6: Hình minh họa kính lúp có chân
1.1.4. Phóng đại bằng máy chiếu (Projector magnification)
Khi hình ảnh được chiếu lên màn hình nhờ hệ thống máy chiếu thì kích
thước của hình ảnh sẽ được phóng to ra [3].
Ngày nay, cùng với sự phát triển của máy vi tính, người ta đã sản xuất
những máy video vi tính để sử dụng như một phương tiện trợ thị cho người
khiếm thị, giúp họ có thể bắt kịp thông tin như một người bình thường.
Những máy phóng đại được ứng dụng từ trước tới nay:
1.1.4.1. Phóng đại nhìn xa
- Máy Overhead là một thiết bị cho phép chiếu các tài liệu ghi trên giấy
phim (trong suốt) lên màn hình.
Ưu điểm:
+ Dùng trong phòng họp hoặc phòng học
Nhược điểm:
+ Máy cồng kềnh, phải in tài liệu trên tấm nhựa trong
+ Tính hiệu quả của việc sử dụng tấm nhựa trong phụ thuộc nhiều vào
kĩ năng của người sử dụng
+ Không trình chiếu được các hình ảnh chuyển động hay có âm thanh
+ Không dùng cho tự học.



9

Hình 1.7: Hình minh họa máy Overhead
- Máy Projector (Máy chiếu): là một thiết bị dùng để chiếu hình ảnh từ
một nguồn như máy tính, smartphone, đầu video... thông qua một hệ thống
quang học ra ngoài.
Ưu điểm:
+ Hình ảnh sống động, rõ nét, độ tương phản cao
+ Dùng trong phòng họp hoặc phòng học, phòng chiếu phim
Nhược điểm:
+ Giá thành đắt
+ Cồng kềnh, phải kết nối với nguồn khác như máy tính, smartphone...

Hình 1.8: Hình minh họa máy Projector


10

1.1.4.2. Phóng đại nhìn gần
- Máy truyền hình vòng kín (Closed circuit television systems - CCTV)
gồm hai bộ phận máy chụp và màn hình để phóng to văn bản hay hình ảnh.
Máy chụp có thể cầm tay (giống như con chuột máy tính), hay có bệ đứng và
màn hình có thể là màn hình tivi hay màn hình máy tính.
Ưu điểm:
+ Khả năng thay đổi độ cao của màn hình
+ Độ phóng đại lớn, có thể lên đến 69 lần
+ Tăng cường độ tương phản
+ Chỉnh sáng, chỉnh màu và chỉnh độ phản chiếu
Nhược điểm:

+ Máy cồng kềnh
+ Giá thành đắt

Hình 1.9: Hình minh họa máy CCTV


11

- Máy Camera kết nối màn hình TV
Bằng cách sử dụng công nghệ CMOS (complimentary metal-oxide
semiconductor), sửa đổi một con chuột quang sử dụng như một kính lúp
phóng đại cho người khiếm thị. Kết quả cuối cùng là một thiết bị nhỏ, gọn,
giá cả phải chăng và chất lượng hình ảnh vượt trội.
Máy Camera kết nối thông qua các ổ cắm SCART ở mặt sau của ti vi
và hình ảnh chụp được hiển thị trên màn hình.
Ưu điểm:
+ Máy Camera có thể tự động tính toán độ sáng của vật liệu đang được
đọc và điều chỉnh để các hình ảnh màn hình luôn luôn trong sự cân bằng
hoàn hảo
+ Đọc văn bản, sách, báo
Nhược điểm:
+ Phải kết nối với màn hình ti vi

Hình 1.10: Hình minh họa máy Camera kết nối màn hình TV
- Phần mềm Zoomtext dùng với máy vi tính: Phần mềm Zoomtext cho
phép người khiếm thị tăng khả năng thu thập thông tin trực tiếp từ màn hình.
Phần mềm Zoomtext tăng kích cỡ của tất cả mọi thông tin xuất hiện trên màn


12


hình chứ không chỉ font chữ trong các văn bản, độ phóng đại có thể lên đến
16x. Để xem các thông tin đã được phóng đại này, người sử dụng cần kéo
chuột hoặc thanh công cụ để di chuyển vì màn hình máy tính chỉ có thể hiện
thị một phần của trang web đã được phóng đại.
Nhược điểm:
+ Phải dùng trên máy tính
+ Chỉ xem được thông tin trên trang web
- Thiết bị phóng đại video cầm tay (xem phần 1.2).

Hình 1.11: Hình minh họa thiết bị phóng đại video cầm tay
1.2. THIẾT BỊ PHÓNG ĐẠI VIDEO CẦM TAY (MAGNIFIER VIDEO
HANDHELD DEVICE)

Trong những năm gần đây video phóng đại cầm tay đã trở nên phổ biến,
hiển thị hình ảnh phóng đại trên một màn hình tích hợp. Thiết bị có thiết kế
hiện đại, thời trang và có nhiều tính năng trợ thị cho người khiếm thị.
1.2.1. Khái niệm phóng đại điện tử
Phóng đại điện tử, hình ảnh thực hoặc phóng đại ngang chỉ đơn giản là
hiển thị một hình ảnh phóng đại trên một màn hình hoặc monitor. Nó được
tính bằng tỷ lệ kích thước của hình ảnh trên màn hình so với kích thước của


13

bản gốc đối tượng. Độ phóng đại có nhiều cấp độ, nhưng độ phân giải màn
hình xác định chất lượng của hình ảnh.
Một ví dụ đơn giản của phóng đại điện tử có thể được chứng minh khi
các bức ảnh được 'thu nhỏ' trong máy tính, hình sẽ được cắt xén và hiển thị lại
trên toàn bộ màn hình, hình ảnh được phóng đại trong hạn chế của chất lượng

của màn hình (tức là điểm ảnh) và kích thước màn hình.
1.2.2. Lich
̣ sử
Sử dụng phóng đại điện tử như một phương pháp trợ thị nhằm nâng cao
tầm nhìn được biết đến đầu tiên từ năm 1950 bởi Genensky và cộng sự [12].
Kể từ đó, phạm vi của phóng đại điện tử đã phát triển đến khi Harvey
[13] và sau đó MacNaughton [14] cũng cho rằng nên sử dụng phóng đại điện
tử để hỗ trợ người khiếm thị ở tất cả các nhóm tuổi.
Năm 1959 Potts và cộng sự lần đầu tiên áp dụng hệ thống truyền hình
phòng kín (CCTV) như một phương tiện trợ thị và sau đó Genensky và Fonda
là những người đưa hệ thống thiết bị này vào sử dụng trong thực tế cho những
người khiếm thị [15],[16].
1.2.3. Cấu tạo
Thiết bị phóng đại video cầm tay được sử dụng công nghệ tích điện kép
CCD (charge-coupled device) bán dẫn và công nghệ kỹ thuật số để chụp hình
ảnh tương tự như máy ảnh kỹ thuật số hoặc máy quay cá nhân.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thiết bị nhưng cấu tạo cơ bản
là giống nhau.
Hình dưới đây chỉ ra các thành phần chính của thiết bị.


14

Chú thích: 1. Phím bấm phạm vi phóng đại;
2. Phím bấm các chế độ hiển thị;
3. Phím bấm chế độ dừng/chạy hình;
Phím cài đặt độ sáng màn hình LCD;
4. Giá hỗ trợ khi viết;
5. Camera bên trong;
6. Pin sạc Li-ion bên trong;

7. Bộ chỉ thị đang sạc;
8. Nguồn vào một chiều
1.2.4. Cách sử dụng và các tính năng
Bật tắt nguồn
Bật nguồn: Nhấn và giữ phím

hoặc

trong vòng 3 giây để

bật thiết bị;
Tắt nguồn: Nhấn và giữ phím
tắt thiết bị.

hoặc

lại trong vòng 3 giây để


15

Thiết lập mức phóng đại
Có 5 mức phóng đại số bằng cách nhấn phím

.

Phạm vi phóng đại số và quang được kết hợp tổng thể trong phạm vi phóng
đại từ 1.5X – 17X.
+ Mở khung để có hệ số phóng đại 2.5X, 3.5X, 5X, 7X và 10X tương ứng.
+ Đóng khung là hệ số phóng đại 4X, 5.5X, 8X, 11X và 17X tương ứng.

+ Người sử dụng cũng có thể thay đổi khoảng cách giữa ống kính
camera và vật đích để đạt được độ trung gian của phóng đại quang.
Các chế độ hiển thị
Nhấn phím

, lựa chọn chế độ màu khác nhau trên màn hình LCD.

Máy có sẵn 7 chế độ màu khác nhau:

Chế độ ảnh màu hoàn toàn
Chế độ này sẽ hiển thị văn bản, ảnh và vật thể trong chế độ màu.
Chế độ đọc dương (tương phản cao với chữ đen nền trắng)
Chế độ này tăng cường tương phản cận cảnh/nền. Ảnh và văn bản sẽ được
hiển thị với chi tiết/chữ đen trên nền trắng.
Chế độ đọc âm (tương phản cao với chữ trắng nền đen)
Chế độ này trái ngược với chế độ ảnh dương. Ảnh và văn bản sẽ được hiển thị
là chi tiết/chữ trắng trên nền đen.


16

Tương phản cao chữ xanh trên nền vàng
Chế độ này hiển thị chữ xanh trên nền vàng.
Tương phản cao chữ vàng trên nền xanh
Chế độ này hiển thị chữ vàng trên nền xanh.
Tương phản cao chữ xanh trên nền trắng
Chế độ này hiển thị chữ xanh trên nền trắng.
Tương phản cao chữ vàng trên nền đen
Chế độ này hiển thị chữ vàng trên nền đen.
Chế độ dừng ảnh

+ Nhấn và giữ nút

để dừng ảnh và đạt được ảnh ở trạng thái dừng;

+ Nhấn lại phím lần nữa để thoát chế độ ảnh.
+ Khi ảnh dừng, đèn sẽ được tự động tắt để tiết kiệm điện.
+ Khi ở chế độ dừng, thiết bị cho phép bạn nhấn
thước khuếch đại phù hợp như bạn yêu cầu, nhấn

để thay đổi kích
để đạt được chế độ

hiển thị phù hợp như mong muốn.
Giá hỗ trợ khi viết (ảnh)
Mở chế độ khung viết ở phía sau của thiết bị, nó cho phép bạn viết một
cách dễ dàng.


17

Đối với người sử dụng tay trái, đặt vị trí của ống kính camera sang phía
tay trái rồi viết.
Thiết lập độ sáng (ảnh)
+ Nhấn và giữ phím

trong vòng 3 giây, màn hình LCD của thiết bị

sẽ hiển thị “thanh trạng thái độ sáng”, quan sát hình bên dưới. Có 6 mức độ
sáng, nhấn phím
+ Nhấn phím


để tăng độ sáng, nhấn phím

để giảm độ sáng.

thêm lần nữa trong vòng 3 giây để trở lại trạng thái

làm việc.

Tắt nguồn tự động
Máy hỗ trợ chức năng tắt tự động.
+ Dưới chế độ làm việc, nếu không có bất kỳ hoạt động nào trong vòng
3 phút, đèn và màn hình sẽ tự động tắt để tiết kiệm điện. Nhấn phím bất kỳ,
thiết bị sẽ trở lại trạng thái làm việc.
+ Dưới chế độ làm việc, nếu không có bất kỳ hoạt động nào trong vòng
3 phút, thiết bị sẽ tự động tắt nguồn.


18

+ Dưới chế độ dừng, nếu không có bất kỳ hoạt động nào trong vòng 4
phút, thiết bị sẽ tự động tắt nguồn.
Trước khi hết pin, biểu tượng pin sẽ được hiển thị trên màn hình, lần
lượt ánh sáng đỏ và trắng nhấp nháy cảnh báo người sử dụng sạc pin.
Chỉ thị pin
Diode phát sáng LED bên cạnh lỗ sạc “DV 5V” chỉ thị pin.
Trạng thái của bộ chỉ thị:
+ Đèn đỏ nhấp nháy có nghĩa là: cần phải sạc pin
+ Đèn xanh nhấp nháy có nghĩa là: pin đang sạc, khi sạc đầy, đèn
sẽ tự động tắt.

Đặc điểm kỹ thuật
Phạm vi phóng đại

1.5X – 17X

Mức phóng đại

5 mức

Các chế độ hiển thị

7 chế độ màu

Khung dừng ảnh



Phóng đại ảnh hoặc chọn chế độ ảnh khi ảnh ngưng



Chức năng hỗ trợ khi viết



Dung lượng pin có thể sạc Li-ion

3000 mAh

Thời gian làm việc của pin


4 giờ

Thời gian sạc

4 – 6 giờ

Tiết kiệm pin



Thời gian bảo hành pin

12 tháng

Kích thước màn hình LCD

4.3” TFT LCD

Kích thước thiết bị

152*81*28 mm

Trọng lượng

230 g


19


1.2.5. Ưu, nhược điểm
Ưu điểm:
- Dùng để đọc và viết
- Thiết kế hiện đại, nhỏ, gọn, nhiều mẫu mã, dễ sử dụng
- Hình ảnh rõ ràng, sắc nét
- Màn hình lớn cho phép tối đa hóa số lượng thông tin cùng một lúc
- Độ phóng đại: Phạm vi độ phóng đại có sẵn đủ đáp ứng nhu cầu không
phải cần điều chỉnh, độ phóng đại tối đa lên tới 17lần tương đương +68D
- Thay đổi độ tương phản làm tăng độ rõ nét của hình ảnh và giảm độ chói
Nhược điểm:
- Giá thành đắt
- Một số bệnh nhân không sử dụng được thiết bị do nguyên nhân bệnh
như bệnh Glôcôm, bệnh võng mạc sắc tố có tổn thương thị trường nặng
1.3. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THIẾT BỊ

1.3.1. Nguyên nhân gây khiếm thị
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra khiếm thị, một người bị khiếm thị có thể
do một hoặc nhiều nguyên nhân phối hợp gây nên. Mỗi nguyên nhân lại tạo ra
một bệnh cảnh khác nhau, mức độ tổn thương khác nhau từ nhẹ đến nặng.
Phân loại theo tổn thương chức năng thị giác được chia làm hai nhóm:
- Tổn thương thị lực - thị trường trung tâm gồm các bệnh lý như bệnh
lý của thể thủy tinh, bệnh lý của hoàng điểm…


20

- Tổn thương thị lực - thị trường chu biên gồm các bệnh như glôcôm,
bệnh võng mạc sắc tố.
Với những người bị tổn hại thị lực - thị trường trung tâm ví dụ bệnh
thoái hoá hoàng điểm tuổi già sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc đọc, viết,

nhận biết chi tiết của vật.
Nghiên cứu của Brown [17] cho thấy, bệnh võng mạc đái tháo đường
có thể gây những tổn hại thị giác gần giống như những tổn hại trong bệnh
thoái hoá hoàng điểm tuổi già do vậy thị lực gần bị ảnh hưởng nặng nề.
Những người bị bệnh glôcôm và bệnh võng mạc sắc tố ngoài tổn hại thị
trường ngoại vi thường kèm theo giảm sút trầm trọng của thị lực trung tâm. Tác
giả Altangelrel [18] nghiên cứu trên 43 bệnh nhân khiếm thị do glôcôm giai
đoạn trầm trọng thấy rằng mặc dù được dùng trợ thị nhưng thị lực gần cũng cải
thiện không nhiều do không dùng được trợ thị công suất phóng đại cao vì trường
nhìn của bệnh nhân bị thu hẹp quá nặng mà thị lực trung tâm lại quá kém.
Vì vậy, nguyên nhân gây khiếm thị có thể ảnh hưởng đến kết quả trợ
thị nhìn gần cho bệnh nhân.
1.3.2. Chức năng thị giác
Đánh giá chức năng phần thị giác còn lại cho ta biết khả năng nhìn tối
đa của bệnh nhân, từ đó giúp chỉ định các phương pháp trợ thị thích hợp.
Đánh giá gồm 3 khám nghiệm quan trọng nhất là: thị lực, thị trường, thị
lực tương phản.
1.3.2.1. Thị lực xa
Thị lực là khả năng phân biệt 2 điểm cạnh nhau, được tính bằng 1/tgα,
α là góc thị giác. Khi góc thị giác là 1 phút thì thị lực là 10/10.
Theo Margrain [19], thị lực xa càng tốt thì hiệu quả của việc trợ thị càng tốt.


21

1.3.2.2. Thị lực gần và khả năng đọc
Thị lực gần
Đối với người khiếm thị không có một khoảng cách đọc chuẩn như
người bình thường vì họ phải thay đổi khoảng cách đọc để thích ứng với phần
thị giác ít ỏi của mình, bởi vậy khi khi đánh giá thị lực gần ta phải ghi lại cả 2

yếu tố: cỡ chữ nhỏ nhất mà bệnh nhân còn thấy được và khoảng cách từ mắt
bệnh nhân đến bảng thị lực.
Khả năng đọc
Là khả năng của bệnh nhân có thể nhận ra được từ hoặc chữ. Đọc là
mục đích phổ biến nhất của việc trợ thị, đọc yêu cầu sự tập trung cao độ của
bệnh nhân. Bệnh nhân cần đọc to, rõ ràng để ta có thể đánh giá chính xác khả
năng đọc của bệnh nhân, tốc độ đọc được bao nhiêu từ trong một phút và thời
gian tối đa bệnh nhân có thể đọc.
Đánh giá khả năng đọc dựa vào các yếu tố như: tốc độ đọc, thời gian
đọc tối đa, trả lời các câu hỏi hiểu.
Tình trạng thị lực gần sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trợ thị gần.
Theo Margrain [19], thị lực gần càng tốt việc trợ thị càng dễ dàng hơn.
1.3.2.3. Thị lực tương phản
Thị lực tương phản được xác định bởi mức độ tương phản thấp nhất mà
bệnh nhân có thể nhận biết được. Người khiếm thị có thị lực tương phản kém
sẽ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày ví dụ đổ sữa vào chiếc cốc
màu trắng… thường gặp giảm thị lực tương phản ở những bệnh nhân có tổn
thương võng mạc như phù hoàng điểm, đục thể thuỷ tinh…[20].


22

Yếu tố này có thể ảnh hưởng tới kết quả trợ thị nhìn gần vì người có thị
lực tương phản kém sẽ không thể phân biệt được những vật có độ tương phản
thấp. Theo Fosse [21], thị lực tương phản kém ở những người thoài hoá hoàng
điểm tuổi già sẽ ảnh hưởng tới thị lực nhìn gần.
1.3.2.4. Thị trường
Đánh giá thị trường rất có ý nghĩa trong việc trợ thị. Những bệnh nhân
có ám điểm trung tâm thường gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống bởi thị
trường trung tâm cho ta nhìn chi tiết. Sự tồn tại ám điểm trung tâm hay cạnh

tâm ảnh hưởng nhiều đến tốc độ đọc hơn là ảnh hưởng đến thị lực ngay kể cả
khi được dùng phóng đại.
Còn những bệnh nhân bị thu hẹp thị trường ngoại vi thường bị ảnh
hưởng khi định hướng và di chuyển.
Đối với thị trường trung tâm khi làm thị trường tự động thường bị bỏ
sót nếu có ám điểm trung tâm. Nên dùng bảng Amsler để đánh giá thị trường
trung tâm. Với ám điểm ngoại vi có thể đánh giá bằng thị trường tự động, thị
trường Goldman.
Khi thị lực tăng lên bao nhiêu lần thì trường nhìn bị thu hẹp bấy nhiêu
lần [22]. Ví dụ: Bệnh nhân có trường nhìn 10o, thị lực là 6/60, khi phóng đại
10x thì thị lực là 6/6 nhưng trường nhìn chỉ còn 1o, tức là trước khi trợ thị
bệnh nhân có thể đọc được 10 kí tự thì sau dùng máy chỉ đọc được 1 kí tự.
Một số yếu tố khác
Ngoài ra một số yếu tố chủ quan như vấn đề nhận thức, khả năng hiểu
biết, điều kiện kinh tế… cũng có thể ảnh hưởng tới kết quả trợ thị nhìn gần
cho người khiếm thị.


23

1.4. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TRỢ THỊ GẦN BẰNG
THIẾT BỊ PHÓNG ĐẠI VIDEO CẦM TAY

Nghiên cứu của nước ngoài: Năm 2009, Sophie Dyment [23] đã nghiên
cứu trên 44 trẻ em khiếm thị và tìm ra 5 loại thiết bị phóng đại video cầm tay
để trợ thị gần phù hợp nhất cho trẻ em. Ngoài ra, năm 2003 Peterson và cs
[24] cũng nghiên cứu về lợi ích của hệ thống tăng cường tầm nhìn điện tử
(EVES) cho người khiếm thị. Nghiên cứu được tiến hành trên 70 bệnh nhân,
kết quả cho thấy các EVES giúp cải thiện thị lực và tốc độ đọc hơn hẳn kính
trợ thị quang học phóng đại.

Nghiên cứu trong nước: Ở Việt Nam cho đến nay chưa có một công
trình nghiên cứu nào về ứng dụng của thiết bị phóng đại video cầm tay để trợ
thị nhìn gần cho người khiếm thị, chỉ có một số nghiên cứu về kính trợ thị
quang học như: “Nghiên cứu các phương pháp đánh giá và hỗ trợ bệnh nhân
khiếm thị” của tác giả N.V. Lân [25] năm 2005 và năm 2012 có một nghiên
cứu khác “Nghiên cứu ứng dụng phương pháp phục hồi chức năng thị giác
trên những người trưởng thành bị khiếm thị” của tác giả N.T.T. Hiền [26].


24

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện trên những bệnh nhân khiếm
thị đến khám tại phòng khiếm thị của bệnh viện Mắt trung ương, từ tháng
12/2013 đến tháng 7/2014.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
- Bệnh nhân khiếm thị từ 6 tuổi trở lên.
- Thị lực nhìn xa ở mắt tốt sau khi điều trị và chỉnh kính tốt nhất từ
ST(+) đến 20/60 hoặc/ và thị trường thu hẹp dưới 100 kể từ điểm định thị.
- Bệnh nhân có nhu cầu đọc sau khi nghe tư vấn và giải thích.
- Bệnh nhân phải biết đọc, viết và có khả năng nhận thức tốt để có thể
phối hợp thử các chức năng thị giác.
- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân khiếm thị nhưng không muốn dùng thiết bị trợ thị.
- Bệnh nhân đang mắc bệnh cấp tính hay tinh thần không ổn định.

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.2.2. Cỡ mẫu
Cỡ mẫu được tính theo công thức:


25

p.(1- p)
n = Z (21 / 2)
d2
Trong đó:

n: Cỡ mẫu tối thiểu
Z

2
(1 / 2)

: hệ số tin cậy ở mức xác suất 94% (=1,96)

p = 0,92 (tỷ lệ thành công của Chia-Yun Lee (2012) [18]
Độ chính xác mong muốn là 94%
Sai số mong muốn là d = 6%
→ n = 79
Cách chọn mẫu: lấy tất cả các bệnh nhân có đủ tiêu chuẩn lựa chọn từ
tháng 9/2013 đến khi đủ số lượng cần thiết theo cỡ mẫu.
2.2.3. Cách thức nghiên cứu

2.2.3.1. Phương tiện nghiên cứu
Bảng thị lực nhìn xa Snellen

Hình 2.1: Hình minh họa bảng thị lực xa Snellen


×