Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Đánh giá tài nguyên du lịch huyện vân hồ, tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 84 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH
HUYỆN VÂN HỒ, TỈNH SƠN LA

Thuộc nhóm ngành: XH2b

Sơn La, tháng 06 năm 2017


TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH
HUYỆN VÂN HỒ, TỈNH SƠN LA

Thuộc nhóm ngành: XH2b

Sinh viên thực hiện: Phan Thị Thu Hà

Nam, nữ: Nữ

Dân tộc: Kinh

Pờ Thị Hoa


Nam, nữ: Nữ

Dân tộc: Thái

Hoàng Hồng Sơn

Nam, nữ: Nam

Dân tộc: Tày

Lường Thanh Tú
Lớp: K55 ĐHSP Địa lý

Nam, nữ: Nam
Khoa: Sử - Địa

Năm thứ: 3/ Số năm đào tạo: 4
Ngành học: Sư phạm Địa lý
Sinh viên chịu trách nhiệm chính: Phan Thị Thu Hà
Người hướng dẫn: ThS. Đặng Thị Nhuần

Sơn La, tháng 06 năm 2017

Dân tộc: Thái


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu với sự miệt mài, nỗ lực của các thành viên trong
nhóm và sự giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo, đề tài “Đánh giá tài nguyên du lịch
huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La” đã hoàn thành. Nhóm tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và

biết ơn chân thành nhất đến cô giáo ThS. Đặng Thị Nhuần đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn
để chúng tôi hoàn thành tốt đề tài.
Nhóm tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám Hiệu, Phòng quản lý Khoa
học và Quan hệ quốc tế, thư viện Trường Đại học Tây Bắc, bộ môn Địa lí kinh tế - xã
hội, UBND huyện Vân Hồ, Sở VHTT&DL tỉnh Sơn La đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ
chúng tôi hoàn thành đề tài.
Đề tài của chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót, nhóm tác giả rất mong nhận được
sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, tháng 06 năm 2017
Nhóm sinh viên thực hiện:
Phan Thị Thu Hà
Pờ Thị Hoa
Hoàng Hồng Sơn
Lƣờng Thanh Tú


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ..........................................................................................................1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn và phạm vi nghiên cứu..................................................2
3. Lịch sử nghiên cứu đề tài..............................................................................................3
4. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu ................................................................7
5. Những đóng góp của đề tài .........................................................................................10
6. Cấu trúc của đề tài ......................................................................................................11
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH .........................12
1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................................12
1.1.1. Khái niệm về du lịch ............................................................................................12
1.1.2. Vai trò của du lịch.................................................................................................13
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành du lịch ..........................................................16

1.1.4. Các loại hình du lịch ............................................................................................22
1.2. Cơ sở thực tiễn .........................................................................................................24
1.2.1. Khái quát về sự phát triển du lịch ở Việt Nam ...................................................24
1.2.2 Khái quát sự phát triển du lịch ở tỉnh Sơn La ......................................................28
Tiểu kết chương 1 ...........................................................................................................31
CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN
VÂN HỒ .........................................................................................................................32
2.1. Vị trí địa lí ...............................................................................................................32
2.2. Tài nguyên du lịch ...................................................................................................33
2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên ..................................................................................33
2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn ................................................................................35
2.2.3. Đánh giá chung về tài nguyên du lịch huyện Vân Hồ ........................................42
2.3. Các điều kiện kinh tế xã hội ....................................................................................43
2.3.1. Cơ sở hạ tầng .......................................................................................................43
2.3.2. Đánh giá chung về cơ sở hạ tầng.........................................................................45
Tiểu kết chương 2 ...........................................................................................................47
CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN
VÂN HỒ .........................................................................................................................48
3.1. Đánh giá khái quát về thực trạng phát triển du lịch huyện Vân Hồ .......................48


3.2. Những định hướng và giải pháp để phát triển du lịch huyện Vân Hồ ...................52
3.1.1. Cơ sở để định hướng............................................................................................52
3.1.2. Những định hướng chính ......................................................................................53
3.1.3. Dự báo khách du lịch và doanh thu du lịch .........................................................59
3.2. Các giải pháp phát triển du lịch huyện Vân Hồ ......................................................63
3.2.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách ...........................................................................63
3.2.2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực và nâng cao hiệu quả quản lý ....................64
3.2.3. Giải pháp đầu tư và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật .........................................65
3.2.4. Giải pháp quảng bá, tuyên truyền........................................................................66

3.2.5. Giải pháp về quản lý phát triển khu du lịch .........................................................66
3.2.6. Giải pháp về ứng dụng khoa học, công nghệ ......................................................67
3.2.7. Giải pháp về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu ......................67
3.2.8. Giải pháp về khai thác các điểm, tuyến du lịch ..................................................69
Tiểu kết chương 3 ...........................................................................................................72
KẾT LUẬN ....................................................................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

BĐKH

Biến đổi khí hậu

CHDCND

Cộng hòa dân chủ nhân dân

CNH - HĐH

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

CP


Chính phủ

DTLSVH

Di tích lịch sử văn hóa

ĐT

Đường tỉnh

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

KT - XH

Kinh tế - xã hội

KV

Kilô vôn

NĐ – CP

Nghị định Chính phủ

NQ – CP

Nghị quyết Chính phủ


NXB

Nhà xuất bản

PGS.TS

Phó Giáo sư, Tiến sĩ

QĐ BVHTTDL

Quy định Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch

QĐ – TTg

Quyết định Thủ tướng

QĐ – UBND

Quyết định Uỷ ban Nhân dân

TNDL

Tài nguyên du lịch

TS – KTS

Tiến sĩ – Kiến trúc sư

Tiếng Anh
BBC


(British Broadcasting Corporation) Thông tấn xã quốc gia của Vương
quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland

BOT

(Built-Operation-Transfer) Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao

BT

(Built –Transfer) Hợp đồng xây dựng – chuyển giao

BTO

(Built -Transfer-Operation) Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh

IBT

(Industry Training Board) Hội chợ du lịch quốc tế Berlin (Đức)

ODA

(Official Development Assistance) Hỗ trợ phát triển chính thức

TRAVEX

Hội chợ Du lịch Travex Philippin

WTM


(World Travel Market) Hội chợ thường niên của Vương quốc Anh dành
cho ngành công nghiệp du lịch toàn cầu


DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 1.1: Số lượng khách du lịch Việt Nam giai đoạn 2000 - 2013 .............................25
Bảng 2.1: Số dân và cơ cấu dân số theo thành phần dân tộc của huyện Vân Hồ, tỉnh
Sơn La năm 2015 ............................................................................................................35
Bảng 3.1: Dự báo mức chi tiêu bình quân của khách du lịch ở Vân Hồ ......................62

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Số lượt khách du lịch Quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2000 - 2013............25

DANH MỤC BẢN ĐỒ
1. Bản đồ hành chính huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La
2. Bản đồ tài nguyên du lịch huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La
3. Bản đồ định hướng phát triển du lịch huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ xưa, trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như một sở thích, một
trong những hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay, du lịch đã trở
thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa xã hội của các nước. Trong
những năm gần đây, thế giới đã chứng kiến sự bùng nổ của hoạt động du lịch trên toàn
cầu. Du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia và đóng góp
không nhỏ vào sự gia tăng GDP trong sự phát triển kinh tế thế giới nói chung, từng
quốc gia hay từng địa phương nói riêng.
Ở Việt Nam, trong xu thế toàn cầu hóa hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế
giới, du lịch có vị trí đặc biệt quan trọng. Du lịch góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng

kinh tế, mở rộng hợp tác, giao lưu quốc tế, làm thay đổi sự hiểu biết, tăng sự thân thiện
và quảng bá nền văn hóa giữa các quốc gia. Hơn nữa, du lịch là ngành mang lại hiệu
quả kinh tế cao và có ý nghĩa xã hội - môi trường sâu sắc. Du lịch được coi là ngành
"công nghiệp không khói", là "con gà đẻ trứng vàng".
Với tầm quan trọng đó, nước ta luôn chú trọng đến việc khai thác tiềm năng để
phát triển du lịch, "phấn đấu đưa nước ta trở thành trung tâm thương mại, du lịch tầm
cỡ trong khu vực" và "Đưa du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn". [22]
Cùng với sự phát triển du lịch của cả nước, huyện Vân Hồ (tỉnh Sơn La) đã và
đang khai thác những tiềm năng, lợi thế riêng biệt của mình để phát triển du lịch. Vân
Hồ là khu vực có nhiều điều kiện thuận lợi so với các khu vực khác trong vùng, là tiền
đề quan trọng để xây dựng một khu du lịch mang tầm cỡ quốc gia, có tính chuyên môn
hóa cao về sản phẩm dịch vụ.
Trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay, Mộc Châu cũ (bao gồm cả Vân Hồ) đã
được định hướng phát triển thành khu du lịch quốc gia qua các quy hoạch phát triển du
lịch như: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Sơn La giai đoạn 2007 - 2015 và định
hướng đến năm 2020 lập năm 2007 và được phê duyệt tại quyết định số 743/QĐ UBND ngày 26/3/2008 của UBND tỉnh Sơn La. Đề án đầu tư phát triển du lịch khu du
lịch Mộc Châu cũ (bao gồm cả Vân Hồ) tỉnh Sơn La thành khu du lịch quốc gia được
phê duyệt tại quyết định số 226 QĐ - UBND ngày 20/01/2008 của UBND tỉnh Sơn La.
Năm 2008, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã lập quy hoạch phát triển du lịch
Trung tâm miền núi Bắc Bộ đến năm 2020. Trong quy hoạch này, Mộc Châu cũ (bao
1


gồm cả Vân Hồ) được xác định là 1 trong 10 khu du lịch quốc gia và là động lực phát
triển du lịch cho toàn vùng.
Tại quyết định số 201/QĐ - TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn
2030" Mộc Châu cũ nằm trong danh mục 46 khu du lịch quốc gia. Huyện Vân Hồ trước
năm 2013 trực thuộc huyện Mộc Châu cho nên những quy hoạch phát triển du lịch của
huyện Vân Hồ cũng được áp dụng như huyện Mộc Châu. Nhưng sau khi tách huyện, Vân

Hồ cũng đã có những quy hoạch phát triển riêng của huyện như: thực hiện chính sách tập
trung phát triển du lịch du lịch sinh thái và các làng nghề truyền thống (suối nước nóng,
nghề dệt truyền thống ở Chiềng Yên); quy hoạch tuyến du lịch Vân Hồ - Mộc Châu –
Chiềng Yên, đặc biệt là du lịch sinh thái rừng đặc dụng Xuân Nha.
Tiềm năng để phát triển du lịch của Vân Hồ là rất lớn, nhưng khai thác chưa có
hiệu quả. Nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chính, hiệu quả sản xuất không cao, đời sống
đồng bào dân tộc còn khó khăn. Phát triển du lịch Vân Hồ sẽ giúp cho đồng bào nơi đây
khai thác được những lợi thế để phát triển kinh tế, đồng thời bảo vệ được tài nguyên thiên
nhiên, bảo vệ những khu rừng nguyên sinh, khu bảo tồn thiên nhiên, những giá trị văn
hóa, bảo vệ môi trường, tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc địa phương.
Để ngành du lịch đem lại hiệu quả kinh tế cao cần phải đánh giá được những
điều kiện để phát triển du lịch, phân tích thực trạng phát triển, trên cơ sở đó đề xuất
các giải pháp phát triển du lịch cho huyện. Với những lí do đó chúng tôi đã lựa chọn
nghiên cứu đề tài "Đánh giá tài nguyên du lịch huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La”
2. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn và phạm vi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
Vận dụng cơ sở lí luận về du lịch, đề tài đánh giá những điều kiện tự nhiên và
kinh tế - xã hội để phát triển du lịch Vân Hồ, đồng thời phân tích, đánh giá tài nguyên
du lịch và đề xuất các giải pháp để phát triển du lịch huyện Vân Hồ tỉnh Sơn La.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài có nhiệm vụ cơ bản là:
- Tổng quan những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về du lịch.
- Đánh giá các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội để phát triển du lịch ở huyện
Vân Hồ.
- Phân tích, đánh giá tài nguyên để phát triển du lịch ở huyện Vân Hồ.

2


- Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch của huyện nhằm khai thác hiệu quả

những tiềm năng của huyện.
2.3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Về lãnh thổ: Lãnh thổ nghiên cứu là địa bàn huyện Vân Hồ (có mối quan hệ
với huyện Mộc Châu cũ) với tổng diện tích tự nhiên là 97.985 ha. Ranh giới lãnh thổ
nghiên cứu được xác định xác định cơ sở trên bản đồ hành chính đã được thành lập theo
nghị quyết số 72/NQ-CP ngày 10/6/2013 của chính phủ về chia tách địa giới hành chính
huyện Mộc Châu để thành lập huyện Vân Hồ. Trên địa bàn huyện ưu tiên nghiên cứu các
địa bàn trọng điểm là: xã Vân Hồ, xã Lóng Luông, xã Chiềng Yên, xã Xuân Nha.
- Về nội dung: Đề tài phân tích, đánh giá các điều kiện để phát triển du lịch,
phân tích thực trạng phát triển du lịch, đồng thời đề xuất các giải pháp phát triển du
lịch ở huyện Vân Hồ.
- Giới hạn nguồn tư liệu và bản đồ: Các số liệu kinh tế của huyện Vân Hồ và
tỉnh Sơn La tính từ năm 2000 đến năm 2016. Nguồn cung cấp số liệu chính là cục
thống kê tỉnh Sơn La, Sở văn hóa – thể thao và du lịch tỉnh Sơn La, Ban quản lý khu
đô thị du lịch Vân Hồ và các cơ quan ban ngành khác.
- Về thời gian: Nghiên cứu chủ yếu từ năm 2013 đến năm 2016, đề xuất giải
pháp đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030.
3. Lịch sử nghiên cứu đề tài
3.1. Ở nước ngoài
Hoạt động du lịch xuất hiện từ lâu trong xã hội loài người. Buổi ban đầu thường
đi kèm với hoạt động đi truyền giáo, buôn bán hoặc thám hiểm các vùng đất mới. Tuy
nhiên, địa lí du lịch là ngành khá non trẻ. Quá trình hình thành địa lý du lịch như là
một khoa học bắt đầu từ nửa sau những năm 30 của thế kỷ XX. Đối tượng nghiên cứu
mở rộng từ việc nghiên cứu các luồng du lịch cho tới việc nghiên cứu tài nguyên du
lịch và phân vùng du lịch. Các công trình đầu tiên trong lĩnh vực địa lý du lịch tập
trung nghiên cứu các luồng du lịch và khai thác các địa phương với mục đích tham
quan, tìm hiểu thăm dò thị trường, tìm kiếm cơ hội truyền bá giáo lý. Điển hình là
công trình khoa học du lịch của khoa CraCốp thuộc trường đại học tổng hợp
Iaghenlon. Từ đầu những năm 1960, các luồng du lịch trong nước và quốc tế tăng lên
mạnh mẽ, đặt địa lý trước nhiều nhiệm vụ cấp thiết, trong đó có vấn đề đánh giá tài

nguyên và tổ chức lãnh thổ du lịch. Các tác giả đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu này

3


như L.I. Mukhina (1973); N.X. Cadanxcaia (1972), Sepherơ (1973), các nhà địa lý
cảnh quan của trường đại học Tổng hợp Lomonoxop E.D Xnuanova, V.B Nephedova,
L.G Suitchnco, BN Likhanop 1973 (Liên Xô cũ), Kostrowicki 1970, Warszyncka 1973
(Ba Lan), Mariot 1971, Sulawicova 1973 CH Séc và Slovac.
Các công trình của các nhà địa lí phương Tây cũng có những đóng góp nhất
định vào lĩnh vực đánh giá tài nguyên du lịch, điển hình như các công trình đánh giá
và xác định các hình thức sử dụng tài nguyên tự nhiên phục vụ nghỉ ngơi du lịch 1966,
Helleiner 1972 (Canada).
Trong những năm gần đây, khi lợi ích ngành kinh tế du lịch đem lại một cách rõ
rệt và những tác động của ngành đối với vấn đề có tính toàn cầu thì việc nghiên cứu du
lịch gắn với việc phát triển vùng lại trở lên cấp thiết. Ở Pháp, Iean Pirre Jean - Lozoto
(1990) nghiên cứu các điểm du lịch, sau đó phân tích các kiểu dạng không gian du
lịch. Các nhà địa lí Anh, Hoa Kỳ gắn nghiên cứu lãnh thổ du lịch với những dự án du
lịch trong giới hạn lãnh thổ miền hay một vùng cụ thể.
Nhìn chung, trên thế giới trong những năm gần đây có nhiều công trình nghiên
cứu về du lịch và tổ chức lãnh thổ du lịch. Các nghiên cứu này có ý nghĩa rất lớn đối
với việc nghiên cứu về du lịch, tổ chức lãnh thổ du lịch của các quốc gia trên thế giới.
3.2 . Ở Việt Nam
Hiện nay, khi du lịch đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn và đem lại nhiều
lợi ích cho đất nước thì việc nghiên cứu địa lý du lịch nói chung và đánh giá tiềm năng
du lịch nói riêng ngày càng được chú trọng.
Ngành du lịch ở nước ta ra đời từ những năm 60 của thế kỉ XX, nhưng thực sự
phát triển mạnh từ thập niên 90 trở lại đây. Vì thế, các công trình nghiên cứu về du
lịch cũng chủ yếu từ những năm 90 trở lại đây. Một số công trình khởi đầu và cũng là
nền tảng cho du lịch đáng chú ý như: Cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng hệ thống du

lịch Việt Nam (đề tài cấp Nhà nước, chủ nhiệm Vũ Tuấn Cảnh, 1993 - 1995), Quy hoạch
tổng thế phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010 (chủ nhiệm Vũ Tuấn Cảnh, 1995), Đánh
giá tài nguyên du lịch Việt Nam (1990 - 1992)... và một số công trình dưới dạng sách
như: Tổ chức lãnh thổ du lịch (Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Tuấn Cảnh, Phạm
Xuân Hậu, Nguyễn Kim Hồng, 1997), Du lịch sinh thái (Phạm Trung Lương chủ biên,
2001), Du lịch bền vừng (Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu, 2001), Tuyến điểm du lịch
Việt Nam (Bùi Thị Hải Yến, 2005)...

4


Gần đây, để đáp ứng nhu cầu dạy học chuyên ngành du lịch, một số nhà xuất
bản (NXB Giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, NXB
Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) đã xuất bản một số sách chuyên khảo về du
lịch như: Nhập môn khoa học du lịch (Trần Đức Thanh (1998) NXB Quốc gia Hà Nội);
Tuyến điểm du lịch Việt Nam (Bùi Thị Hải Yến, NXB Giáo dục, 2005); Quy hoạch du lịch
(Trần Thông (2005), NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh).
Đặc biệt, năm 2010 Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã xuất bản cuốn sách
Địa lý du lịch Việt Nam do PGS. TS Nguyễn Minh Tuệ là chủ biên. Đây là công trình
đã đáp ứng được nhu cầu đào tạo du lịch của nhiều cơ sở đào tạo. Cuốn sách này là sự
tiếp nối cuốn "Địa lý du lịch" của tác giả năm 1996. Cuốn sách đã được bổ sung cập
nhật vấn đề về địa lý du lịch. Nội dung cuốn sách bao gồm 2 phần với 7 chương: Phần
1: Tác giả đã tổng quan cơ sở lí luận về địa lý du lịch. Các nội dung cơ bản đã được đề
cập như đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu, nhân tố ảnh hưởng đến sự
hình thành phát triển du lịch, lịch sử phát triển và tổ chức lãnh thổ du lịch. Phần này đã
giúp cho nhiều nhà nghiên cứu, đặc biệt là các học viên, sinh viên rõ hơn những vấn đề
lí luận chung về du lịch. Phần 2: Tác giả đã đề cập đến Vấn đề địa lý du lịch Việt
Nam. Trong phần này tác giả đã phân tích, đánh giá tiềm năng phát triển du lịch Việt
Nam, thực trạng phát triển du lịch Việt Nam, vùng du lịch Bắc Bộ, vùng du lịch Nam
Trung Bộ và Nam Bộ. Công trình này đã giúp cho người nghiên cứu có những vốn

kiến thức tổng quan về du lịch và tổng quan về du lịch Việt Nam cũng như vùng du
lịch Bắc Bộ để vận dụng nghiên cứu đề tài về du lịch huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La.
Ngoài ra trên bình diện các tỉnh thành còn có rất nhiều các công trình nghiên
cứu về du lịch, tổ chức lãnh thổ du lịch. Một số công trình như: Tổ chức lãnh thổ du
lịch Hải Phòng (Nguyễn Thanh Sơn, 1997), Tổ chức lãnh thổ du lịch Quảng Nam - Đà
Nẵng (Trương Phước Minh, 2002), Tổ chức du lịch tỉnh Lạng Sơn, Nghiên cứu tổ chức
lãnh thổ du lịch Sơn La (Đỗ Thúy Mùi, 2010)... Ngoài ra còn nhiều bài báo báo cáo có
giá trị của nhà nghiên cứu như: Một số vấn đề tổ chức lãnh thổ du lịch ở vùng đồng
bằng Bắc Bộ (Đặng Duy Lợi, Phạm Văn Du, 1994), Du lịch sinh thái ở Việt Nam, tiềm
năng và triển vọng (Phạm Xuân Hậu, 2000), Phương pháp xác định mức độ tập trung,
di tích lịch sử văn hóa theo lãnh thổ trong nghiên cứu địa lý du lịch (Nguyễn Minh
Tuệ, 1992), Triển vọng du lịch trong cơ cấu kinh tế Việt Nam (Nguyễn Văn Phú,
1995), Du lịch cộng đồng tại làng cá Vân Đồn, Quảng Ninh (Đỗ Thị Minh Đức,

5


2007), Phát triến du lịch Việt Nam, nhìn từ góc độ kinh tế và văn hóa (Phạm Tứ,
2007), TS - KTS Lê Trọng Bình, viện nghiên cứu phát triển du lịch, đã đánh giá tổng
quan về tổ chức lãnh thổ du lịch trong báo cáo với đề tài “Thực trạng và định hướng tổ
chức lãnh thổ ở Việt Nam” với nhiều tư liệu quý và nhận xét, đánh giá sắc sảo.
Về mặt khoa học cũng như thực tiễn, thì điều quan trọng hàng đầu trong nghiên
về du lịch là việc đưa nội dung du lịch vào chương trình giảng dạy địa lý trong hệ
thống nhà trường phổ thông cũng như trong Đại học và sau Đại học. Mã ngành địa lý
du lịch đã được chính thức đưa vào hệ thống đào tạo trên Đại học tại trường Đại học
Sư phạm Hà Nội. Nhiều thạc sĩ theo mã ngành này đã và đang phục vụ trong giảng
dạy cũng như các cơ quan doanh nghiệp du lịch ở các thành phố và địa phương. Chính
vì vậy, đòi hỏi phải có các công trình nghiên cứu về du lịch để đánh giá tài nguyên du
lịch, đánh giá sự phát triển của ngành du lịch.
Nhìn một cách tổng quan, các công trình nghiên cứu về du lịch cũng như hoạt

động thực tiễn phát triển du lịch không chỉ có tầm quan trọng trong chiến lược công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước, mà còn là nguồn lực mới
mẻ, mạnh mẽ, tiếp sức cho khoa học địa lý gắn mình với thực tiễn cuộc sống của xã
hội của đất nước, đem lại cơ hội cho Địa lý học đổi mới và phát triển.
3.3. Ở Sơn La
Ở Sơn La cũng có một số công trình nghiên cứu về du lịch trên các lĩnh vực
khác nhau. Năm 2003 tác giả Dương Ngọc Hiển và nhiều người khác đã nghiên cứu
vấn đề Nghiên cứu, bổ sung và viết thuyết minh giới thiệu một số di tích lịch sử, văn
hóa, danh lam thắng cảnh dọc quốc lộ 6, tỉnh Sơn La. Đề tài đã nghiên cứu được 15
điểm du lịch dọc quốc lộ 6. Các nghiên cứu này dừng lại ở việc thuyết minh, giới thiệu
về các điểm du lịch. Cũng năm 2003, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La đã thực hiện dự án
Điều tra, đánh giá các hang động thuộc phạm vi tỉnh Sơn La để phục vụ cho việc phát
triển du lịch của tỉnh. Công trình này đã điều tra hai khu vực hang động ở huyện Mộc
Châu và Thành phố Sơn La. Công trình đã đánh giá đầy đủ về từng hang động, giá trị
và hiện trạng khai thác vào mục đích du lịch của từng điểm hang động đó.
Năm 2010, tác giả Đỗ Thúy Mùi cũng đã có công trình nghiên cứu về Tổ chức
lãnh thổ du lịch tỉnh Sơn La. Công trình này đã đánh giá được tiềm năng, thực trạng
phát triển du lịch Sơn La, đồng thời từ đó xây dựng được các hình thức tổ chức lãnh
thổ du lịch trên địa bàn tỉnh.

6


Năm 2014, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La phối hợp với Viện
Nghiên cứu phát triển du lịch đã có quy hoạch tổng thể khu du lịch quốc gia Mộc Châu
đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Quy hoạch cũng đã khái quát điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội và phân tích, đánh giá tiềm năng du lịch, hiện trạng phát triển du
lịch Mộc Châu, đồng thời cũng đã tiến hành việc quy hoạch phát triển khu du lịch
quốc gia Mộc Châu. Khu du lịch quốc gia Mộc Châu nằm trên địa bàn 2 huyện Mộc
Châu (mới) và huyện Vân Hồ mới tách khỏi Mộc Châu theo nghị quyết số 72/NQ-CP

ngày 10-6-2013 của Chính phủ về chia tách địa giới hành chính huyện Mộc Châu để
thành lập huyện Vân Hồ.
4. Các quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Các quan điểm
Các quan điểm nghiên cứu là những tư tưởng cơ bản, có tính nguyên tắc, định
hướng chỉ đạo trong hoạt động nghiên cứu. Đây cũng là thế giới quan của nhà nghiên
cứu, giúp chúng ta tiếp cận vấn đề một cách khoa học. Các quan điểm chủ yếu ở đây
là: quan điểm tổng hợp lãnh thổ, quan điểm cấu trúc, quan điểm lịch sử, quan điểm
phát triển bền vững, quan điểm thực tiễn.
4.1.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Quan điểm tổng hợp lãnh thổ là hệ thống xã hội được tạo thành bởi các thành
tố; tự nhiên, lịch sử, văn hóa. Vì vậy, nghiên cứu, đánh giá các nguồn lực du lịch
thường được nhìn nhận trong mối quan hệ về mặt không gian hay lãnh thổ nhất định
để đạt được những giá trị đồng bộ về mặt kinh tế - xã hội và môi trường.
Mỗi điểm, tuyến, cụm du lịch bao gồm nhiều thành phần, tính chất phân bố
trong không gian của các điểm du lịch là mối quan hệ giữa chúng được gắn kết với
nhau bởi các tuyến du lịch cùng trải dài trên một không gian cụ thể và trên các lãnh thổ
nhất định. Để mang lại hiệu quả tổ chức, kinh doanh du lịch, cần tìm ra sự khác biệt
trong từng đơn vị lãnh thổ và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các yếu tố trong
cùng một lãnh thổ cũng như mối quan hệ với các lãnh thổ khác. Bởi vậy, khi nghiên
cứu du lịch Vân Hồ cần phải phân tích mối quan hệ của Vân Hồ với Mộc Châu cũ và
các điểm, các tuyến du lịch có liên quan.
4.1.2. Quan điểm hệ thống, cấu trúc
Theo quan điểm này, khi nghiên cứu một vấn đề cụ thể nào đó phải đặt ra trong
phạm vi tương quan với các vấn đề, các yếu tố trong hệ thống cao hơn và trong cấp

7


phân vị thấp hơn. Phát triển du lịch huyện Vân Hồ được xem như là một mắt xích

quan trọng trong hệ thống phát triển du lịch tỉnh Sơn La và du lịch tiểu vùng Tây
Bắc. Quan điểm hệ thống cấu trúc cho phép phân tích, tổng hợp và xác định mối
quan hệ hữu cơ trong hoạt động sử dụng tài nguyên du lịch vào phát triển kinh tế xã hội huyện Vân Hồ.
4.1.3. Quan điểm lịch sử
Quan điểm này cần được quán triệt khi nghiên cứu du lịch huyện Vân Hồ. Áp
dụng quan điểm lịch sử trong nghiên cứu hệ thống lãnh thổ để tìm hiểu nguồn gốc phát
sinh, các quá trình diễn biến thời gian và không gian trên từng địa bàn cụ thể. Trên cơ
sở hiểu rõ những sự kiện lịch sử, lịch sử hình thành phát triển của mỗi địa phương, mỗi
điểm du lịch để dự báo những chiến lược khai thác du lịch phù hợp với xu thế phát
triển chung của Việt Nam và vùng Tây Bắc.
Trên địa bàn huyện Vân Hồ có nhiều di tích lịch sử ghi dấu những năm tháng
hào hùng của dân tộc trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Quán triệt quan điểm
lịch sử để nghiên cứu, tìm hiểu những di tích lịch sử để khai thác tốt hơn cho mục đích
du lịch.
4.1.4. Quan điểm phát triển bền vững
Quan điểm này được xuyên suốt trong nội dung đề tài. Giáo sư Raoul Blanchard
(Grenoble 1890) cho rằng: "Du lịch là một ngành kinh doanh, kinh doanh các danh lam
thắng cảnh của đất nước". Việc kinh doanh này dẫn đến việc gia tăng thiệt hại về môi
trường như ô nhiễm không khí, nước, tiếng ồn, tài nguyên du lịch có thể bị xâm phạm,
do đó phải tính đến hậu quả lâu dài sẽ nảy sinh trong tương lai. Chính vì thế, khi nghiên
cứu đề tài phải tính đến hậu quả xấu để có giải pháp khắc phuc.
4.1.5. Quan điểm thực tiễn
Quan điểm này được vận dụng để đánh giá đặc điểm, hiện trạng sử dụng lãnh
thổ cũng như trong việc đề xuất các định hướng sử dụng tài nguyên lãnh thổ với những
khuyến nghị và giải pháp có tính khả thi. Tất cả các giải pháp đưa ra đều được xuất
phát từ thực tiễn. Không thể đánh giá cũng như đưa ra giải pháp nếu như không xuất
phát từ thực tiễn.
Thực tiễn phát triển du lịch tỉnh Sơn La nói chung và du lịch huyện Vân Hồ nói
riêng còn tồn tại nhiều hạn chế. Nhiều điểm du lịch khai thác chưa hiệu quả, chưa đảm
bảo sự phát triển bền vững. Nhiều điểm du lịch của huyện khá hấp dẫn nhưng không


8


thuận tiện đường giao thông, hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật còn kém nên chưa có
nhiều doanh thu… Khi nghiên cứu việc phát triển du lịch của huyện cần xuất phát từ
những cơ sở thực tiễn đó. Đề xuất những định hướng, giải pháp phù hợp với thực tiễn
của huyện.
4.2. Các phương pháp nghiên cứu chính
4.2.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Đây là phương pháp chủ đạo trong quá trình thực hiện đề tài. Những thông tin,
số liệu, văn liệu từ nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt là các kết quả tính toán qua số liệu
Cục Thống kê, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sơn La được tổng hợp, chọn lọc để
rút ra những nội dung cần thiết, sau đó được phân tích nhằm đưa ra những nhận định,
những kết luận làm cơ sở định hướng cho việc phát triển du lịch của huyện Vân Hồ.
4.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực địa
Địa lý nói chung và địa lý du lịch nói riêng luôn gắn bó mật thiết với tự nhiên
và xã hội. Phương pháp nghiên cứu thực địa giúp ta tiếp cận vấn đề một cách nhanh
chóng và chủ động. Việc điều tra thực tiễn các điểm du lịch giúp chúng ta có số liệu,
những nhận xét thực tế, tạo khả năng vận dụng nhanh chóng các kết quả nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài chúng tôi tiến hành khảo sát nhiều điểm du
lịch của huyện và các điểm du lịch liền kề. Các điểm du lịch đều được ghi chép đánh
giá so sánh giữa tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, trên cơ sở
đó để có những kết luận chính xác hơn.
4.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học
Đây là phương pháp đặc trưng trong nghiên cứu du lịch. Phương pháp này bao
gồm các hình thức phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn điều tra.
Trong các đợt đi thực địa dã ngoại đến các điểm du lịch, người nghiên cứu đã tiếp
xúc trò chuyện với những người dân sở tại để tìm hiểu các điểm du lịch. Nhiều điểm du
lịch đã có hoạt động du lịch, nhưng mới tự phát, chưa có sự quản lý của cơ quan chức

năng, vì vậy muốn tìm hiểu số lượng khách cần phải thông qua tiếp xúc trò chuyện.
Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã gặp gỡ, trao đổi với các chuyên gia Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch để khai thác ý kiến của các chuyên gia. Các ý kiến trên
cơ sở thực tiễn đó giúp cho đề tài có thể ứng dụng trong thực tiễn.

9


4.2.4. Phương pháp phân tích số liệu thống kê
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi thu thập được rất nhiều số liệu. Những số
liệu về hoạt động du lịch rất phong phú, đa dạng và luôn biến động theo thời gian. Vì
vậy, đòi hỏi người nghiên cứu phải thu thập đầy đủ, sau đó tiến hành phân tích, so
sánh, đối chiếu để có những kết quả có độ tin cậy cao.
Các tài liệu thống kê của hoạt động du lịch liên quan đến nhiều lĩnh vực và có
thể khai thác từ nhiều nguồn tại các điểm du lịch, huyện, Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch, Chi cục Thống kê và một số nguồn khác. Các số liệu này đều được phân tích,
đánh giá để đưa ra những kết luận cần thiết trong quá trình nghiên cứu.
4.2.5. Phương pháp bản đồ, biểu đồ
Bằng "ngôn ngữ" tổng hợp súc tích, trực quan, bản đồ là một biểu hiện thu nhỏ
của mặt đất lên mặt phẳng. Phương pháp bản đồ cần thiết trong quá trình nghiên cứu
bất kỳ một đề tài nào về không gian lãnh thổ, nhất là việc nghiên cứu phát triển du lịch
ở địa phương.
Bản đồ được sử dụng theo hướng chuyên ngành với việc thể hiện rõ tài nguyên
du lịch, hiện trạng phát triển du lịch các điểm, tuyến du lịch trong huyện.
Đề tài xây dựng một số bản đồ như bản đồ hành chính huyện Vân Hồ, bản đồ
tài nguyên du lịch huyện Vân Hồ, bản đồ định hướng phát triển du lịch huyện Vân Hồ.
4.2.6. Phương pháp dự báo
Phương pháp dự báo được sử dụng kết hợp với phương pháp phân tích, tổng
hợp để dự báo khả năng phát triển du lịch. Trên cơ sở những chuyến đi du lịch thực địa
và phân tích những số liệu hoạt động du lịch, đề tài đã đưa ra những giả thuyết những

nhận định và dự báo cần thiết cho việc phát triển du lịch. Đề tài dự báo một số chỉ tiêu
về khách du lịch, tốc độ tăng trưởng GDP của ngành du lịch, dự báo như cầu buồng
phòng, dự báo nguồn nhân lực. Các dự báo này được dựa trên tính toán của tác giả trên
những cơ sở thực tiễn và những tiềm năng của từng điểm, từng tuyến du lịch, có sự
tham khảo thêm chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của huyện, phương
hướng phát triển du lịch của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sơn La. Các tính toán
dự báo chủ yếu ở phương án trung bình đó là phương án khả thi và phù hợp.
5. Những đóng góp của đề tài
- Đề tài đã kế thừa, bổ sung và cập nhật những vấn đề lý luận về ngành du lịch.
- Phân tích, đánh giá được tiềm năng phát triển của ngành du lịch huyện Vân Hồ.
- Đề xuất định hướng và các giải pháp phát triển du lịch huyện Vân Hồ.
10


6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn phát triển du lịch;
Chương 2: Đánh giá tiềm năng để phát triển du lịch huyện Vân Hồ;
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch huyện Vân Hồ.

11


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Khái niệm về du lịch
Du lịch được xem như là một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi, tham quan,
khám phá tự nhiên, văn hóa xã hội tích cực của con người. Vì vậy, du lịch là hiện
tượng văn hóa xã hội, là một trong những nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn

hóa xã hội của mỗi một quốc gia. Ngày nay, du lịch không phải là hoạt động riêng lẻ
hay là đặc quyền của cá nhân hay một nhóm người nhất định. Khi đời sống vật chất và
tinh thần của con người ngày càng được nâng cao thì du lịch trở thành nhu cầu xã hội
phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới.
Du lịch là một hiện tượng xã hội, góp phần làm phong phú hơn cuộc sống và
những nhận thức của con người về tự nhiên và văn hóa xã hội. Đó là hiện tượng con
người di chuyển khỏi nơi cư trú thường xuyên để đến một nơi mới, miền đất mới xa lạ
vì những mục đích khác nhau.
Có nhiều quan điểm khác nhau về du lịch. Theo giáo sư Hunziken và giáo sư
Krapf (người Thụy Sĩ) thì: "Du lịch là tổng thể các hiện tượng các mối quan hệ nảy
sinh từ việc đi lại và cư trú của những người ngoài địa phương, những người không có
mục đích định cư và không liên quan đến bất cứ hoạt động kiếm tiền nào". [26]
Với quan niệm này du lịch mới chỉ được coi là hiện tượng rời khỏi nơi cư trú ở
lại đó nhưng không phải định cư và không liên quan đến hoạt động kiếm tiền.
Năm 1985, I.I Pirogiơnic định nghĩa: "Du lịch là hoạt động của dân cư trong
thời gian rỗi liên quan tới sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi thường trú
nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận
thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và
xã hội". [20]
Tổ chức du lịch thế giới cũng định nghĩa: "Du lịch bao gồm những người du
hành, tạm trú trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong
mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thu giãn cũng như mục đích hành nghề và mục đích khác
nữa trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm ở bên ngoài môi trường sống
định cư, nhưng ngoại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng
là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư". [15]
12


Luật du lịch được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông
qua tại kì họp lần thứ 7 Quốc hội khóa XI đã nêu: "Du lịch là các hoạt động có liên

quan đến chuyển đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa
mãn nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghĩ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất
định".[7]
Như vậy du lịch có thể được hiểu là: Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời
trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục
hồi sức khỏe, nâng cao tại chỗ nhận thức về thế giới xung quanh có hoặc không kèm
theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hóa và dịch vụ do các cơ sở
chuyên nghiệp cung ứng.
Du lịch là một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu nảy
sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của
cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao nhận
thức tại chỗ về thế giới xung quanh.
1.1.2. Vai trò của du lịch
Cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế thì du lịch ngày nay đã trở thành
một hoạt động kinh tế vô cùng quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội. Ở nhiều
quốc gia, du lịch là ngành đem lại nguồn thu quan trọng và trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn, chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu GDP. Không những vậy, du lịch có vai trò
không nhỏ trong việc phát triển kinh tế ở những vùng kinh tế còn kém và chậm phát
triển: vùng miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, góp phần tạo thêm
nhiều việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo và bảo vệ môi trường sinh thái.
Du lịch cũng làm thay đổi nhận thức của con người về tự nhiên, xã hội, môi
trường và những giá trị văn hóa lịch sử, làm cho cuộc sống con người phong phú hơn,
lí thú hơn. Du lịch có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.
- Đối với kinh tế: Trong tất cả các hình thái kinh tế của xã hội loài người, xã hội
đó muốn tồn tại và phát triển đều phải thông hoạt động lao động sản xuất. Hoạt động
sản xuất do con người tạo ra bởi con người là chủ thể của xã hội. Chính vì vậy, việc
nghỉ ngơi, du lịch một cách tích cực và hợp lí sẽ đem lại những hiệu quả rất tích cực,
góp phần tái sản xuất sức lao động, mở rộng lực lượng sản xuất và đem lại hiệu quả
kinh tế cao hơn.


13


Thông qua các hoạt động nghỉ ngơi, du lịch hợp lí giúp cho người lao động cảm
thấy được giảm bớt áp lực công việc và thoải mái hơn. Vì vậy, nó có tác dụng làm
giảm tỉ lệ ốm đau trong khi làm việc, giảm tỉ lệ tử vong ở độ tuổi lao động, hạ thấp và
rút ngắn thời gian chữa bệnh, giảm số lần khám bệnh tại các cơ sở y tế và bệnh viện.
Bởi thế, du lịch giúp tăng cường sức khoẻ và khả năng lao động là nhân tố quan trọng
để đẩy mạnh sản xuất xã hội và nâng cao hiệu quả kinh tế.
Du lịch là ngành "công nghiệp không khói", là "con gà đẻ trứng vàng" nó có
ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình và cơ cấu của nhiều ngành kinh tế như (nông nghiệp,
công nghiệp, giao thông vận tải, thương mại) và là cơ sở quan trọng cho nền kinh tế
phát triển. Việc phát triển du lịch kích thích sự phát triển kinh tế, mang lại nguồn thu
ngoại tệ lớn và là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia.
Du lịch có vai trò quan trọng trong phục hồi kinh tế ở nhiều quốc gia. Nhờ có
hoạt động du lịch nên trong quá trình phục hồi nền kinh tế ngành du lịch đã có những
đóng góp quan trọng trong cơ cấu GDP, góp phần rất lớn trong việc đẩy nhanh quá
trình phục hồi nền kinh tế.
- Đối với xã hội: hoạt động du lịch giúp sức khoẻ của nhân dân được duy trì, hồi
phục và tái tạo. Trong một mức độ nào đó, du lịch còn có tác dụng hạn chế bệnh tật,
tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ và khả năng lao động của con người.
Trong xu thế toàn cầu hóa ngày nay, mọi người có nhiều điều kiện để tiếp xúc
với nhau, gần gũi nhau hơn, những nền văn hóa, phong tục tập quán có nhiều cơ hội để
giao lưu với nhau nhiều hơn. Những trở ngại, bất đồng về ngôn ngữ, văn hóa ngày
càng được giảm thiểu. Du lịch chính là điều kiện để con người xích lại gần nhau.
Thông qua du lịch mọi người hiểu nhau hơn, tăng thêm tính đoàn kết cộng đồng.
Du lịch góp phần quan trọng trong việc giữ gìn, bảo tồn bản sắc, giá trị văn hoá
dân tộc, nâng cao lòng yêu nước, yêu thiên nhiên. Sự phát triển du lịch tác động nhiều
đến các mặt văn hoá, xã hội của nơi họ đến. Ngược lại, du khách cũng bị ảnh hưởng
nhất định bởi sự tương phản, khác biệt về văn hoá, đời sống ở các nước, các vùng họ

đến thăm. Họ có cơ hội để tìm hiểu và học hỏi lối sống và phong tục tập quán của dân
tộc khác.
Du lịch góp phần khuyến khích khôi phục những nét văn hoá bị mai một, phục
hưng và duy trì các loại hình nghệ thuật cổ truyền như âm nhạc truyền thống, các điệu
múa nghi lễ... làm sống lại các phong tục, tập quán đẹp, bảo tồn các công trình văn hoá

14


và tạo ra thị trường mới cho các sản phẩm văn hoá, nghệ thuật. Thông qua hoạt
động du lịch, đông đảo quần chúng nhân dân có điều kiện tiếp xúc với các thành
tựu văn hoá phong phú và lâu đời của các dân tộc, từ đó tăng thêm lòng yêu nước,
tinh thần đoàn kết quốc tế, hình thành phẩm chất tốt đẹp như lòng yêu lao động,
tình yêu quê hương đất nước... Điều đó quyết định sự phát triển về nhân cách của
mỗi cá nhân trong xã hội.
Như vậy, du lịch góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy tìm hiểu, giao lưu
giữa các nền văn hóa của nhiều dân tộc trên thế giới. Làm cho người dân và du khách
thêm yêu mến, quí trọng và gìn giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình và
nhiều dân tộc khác.
Du lịch được xem như nhân tố củng cố hoà bình, đẩy mạnh các mối giao lưu
quốc tế, mở rộng sự hiểu biết giữa các dân tộc. Du lịch quốc tế làm cho con người
sống ở các khu vực khác nhau hiểu biết và xích lại gần nhau. Hoạt động du lịch với
các chủ đề khác nhau qua từng năm như; "Du lịch là giấy thông hành của hoà bình"
(1967), "Du lịch không chỉ là quyền lợi, mà còn là trách nhiệm của mỗi người"
(1983), "Du lịch, nhân tố của tình đoàn kết giữa các dân tộc" (1992), "Du lịch,
nhân tố của khoan dung và hoà bình" (1996)... đã kêu gọi hàng triệu người quý
trọng lịch sử, văn hoá và truyền thống của các quốc gia, giáo dục lòng mến khách
và trách nhiệm của nước sở tại đối với khách du lịch, tạo nên sự hiểu biết và tình
hữu nghị giữa các dân tộc. [20]
- Đối với môi trường sinh thái: con người sống và phát triển không tách rời khỏi tự

nhiên. Bởi vậy, du lịch cũng là nhân tố có tác dụng kích thích việc bảo vệ và khôi phục
môi trường thiên nhiên, vì chính môi trường có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và
các hoạt động của con người. Con người sống hòa mình vào thiên nhiên, được cảm
nhận trực tiếp sự hùng vĩ, trong lành và nên thơ của các cảnh quan có ý nghĩa rất lớn
đối với du khách. Du lịch tạo cho họ có điều kiện gần gũi với tự nhiên, hiểu biết sâu
sắc hơn về tự nhiên, thấy được giá trị của tự nhiên đối với đời sống con người, là bằng
chứng thực tiễn phong phú góp phần tích cực vào việc giáo dục môi trường.
Mặt khác, việc đẩy mạnh hoạt động du lịch, tăng mức độ tập trung khách vào
những vùng nhất định đòi hỏi những nhà quản lí và nhân dân địa phương phải tối ưu
hoá việc sử dụng tự nhiên vào mục đích du lịch. Bởi vậy, hoạt động du lịch kích thích

15


việc tìm kiếm các hình thức bảo vệ tự nhiên và đảm bảo điều kiện sử dụng chúng một
cách hợp lý.
Nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch của đông đảo quần chúng đòi hỏi phải hình thành
các kiểu cảnh quan được bảo vệ giống như các công viên quốc gia. Từ đó hàng loạt
công viên thiên nhiên quốc gia (vườn quốc gia) đã được thành lập vừa để bảo vệ các
cảnh quan thiên nhiên có giá trị, vừa tổ chức các hoạt động giải trí du lịch.
Giữa xã hội và môi trường trong lĩnh vực du lịch có mối quan hệ chặt chẽ. Một
mặt, xã hội đảm bảo sự phát triển tối ưu của du lịch, nhưng mặt khác phải bảo vệ môi
trường tự nhiên khỏi tác động xâm hại của các dòng khách du lịch cũng như của việc xây
dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch. Như vậy, giữa du lịch và bảo vệ môi trường có
mối quan hệ qua lại với nhau.
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển ngành du lịch
1.1.3.1. Vị trí địa lí
Vị trí địa lí là một trong những nguồn lực quan trọng để phát triển du lịch. Vị trí
địa lí bao gồm: vị trí địa lí về mặt tự nhiên (phạm vi lãnh thổ có giới hạn tọa độ địa lí),
vị trí về kinh tế - xã hội và chính trị.

Theo August Losch có hai yếu tố quyết định vị trí của không gian kinh tế, đó là:
"sự tập trung về không gian của các vấn đề kinh tế và chi phí vận chuyển. Đối với các
hoạt động du lịch yếu tố quyết định của các điều kiện vị trí địa lí là điểm du lịch nằm
trong khu vực phát triển du lịch và khoảng cách từ các điểm du lịch đến nguồn gửi
khách du lịch ngắn”.
Vị trí địa lí ảnh hưởng đến số lượng khách du lịch, doanh thu du lịch. Nếu vị trí
địa lí thuận lợi cho việc đi lại thì sẽ hấp dẫn khách du lịch và ngược lại nếu vị trí địa lí
khó khăn thì sẽ ít hấp dẫn khách du lịch hơn.
1.1.3.2. Tài nguyên du lịch
"Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hóa - lịch sử cùng các thành phần
của chúng được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp hay gián tiếp hoặc tạo ra các dịch vụ
du lịch nhằm góp phần phục hồi, phát triển thể lực trí lực cũng như khả năng lao động
và sức khỏe của con người". [20]
Pháp lệnh Du lịch Việt Nam, 1990 có đưa ra khái niệm: "tài nguyên du lịch là
cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình

16


lao động sáng tạo của con người có thể sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch; là
yếu tố cơ bản hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm hấp dẫn du lịch". [7]
Tài nguyên du lịch vừa là một bộ phận trong hệ thống lãnh thổ du lịch vừa là
yếu tố cơ bản, trực tiếp hình thành các điểm du lịch, tuyến du lịch và các cấp phân vị
khác trong hệ thống lãnh thổ du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm: tài nguyên du lịch
tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.
a/ Tài nguyên du lịch tự nhiên
Tài nguyên du lịch tự nhiên là đối tượng, hiện tượng trong môi trường xung
quanh chúng ta được lôi cuốn vào việc phục vụ cho mục đích du lịch. Các thành phần
tự nhiên với tư cách là tài nguyên du lịch có tác động mạnh nhất đến hoạt động du lịch
là: địa hình, khí hậu, nguồn nước, sinh vật.

Địa hình: Địa hình hiện tại của bề mặt Trái Đất là sản phẩm của quá trình địa
chất lâu dài. Mọi hoạt động sống của con người trên cùng một lãnh thổ đều có sự phụ
thuộc vào địa hình. Đối với hoạt động du lịch, quan trọng hơn cả là đặc điểm hình thái
của địa hình và các dạng địa hình đặc biệt có sự hấp dẫn đối với du khách.
Trong các loại địa hình thì miền núi có ý nghĩa lớn nhất đối với du lịch. Đây là
các khu vực thuận lợi cho việc tổ chức thể thao mùa đông, các khu nghỉ dưỡng, trạm
nghỉ, các cơ sở chuyển tiếp lộ trình, các đỉnh núi cao có thể nhìn thấy toàn cảnh và
thích hợp với môn thể thao leo núi. Trong miền núi, cùng với địa hình thì khí hậu và
động thực vật tạo nên tài nguyên du lịch tổng hợp có khả năng tổ chức các loại hình du
lịch ngắn ngày cũng như dài ngày.
Ngoài các dạng địa hình chính, với ý nghĩa phục vụ du lịch cần chú ý đến các
dạng địa hình đặc biệt, có giá trị rất lớn cho tổ chức du lịch như kiểu địa hình cácxtơ
ngập nước và cácxtơ đồng bằng, địa hình ven bờ biển.
Khí hậu: Tài nguyên khí hậu được xác định trước hết là tổng hợp của các
yếu tố nhiệt độ, độ ẩm không khí và một số yếu tố khác như: gió, lượng mưa, áp
suất khí quyển, thành phần lí hóa của không khí, ánh sáng mặt trời, các hiện tượng
thời tiết đặc biệt…
Trong hoạt động du lịch, khí hậu thu hút đối tượng tham gia và tổ chức du lịch
thông qua các chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người. Nhu cầu của du khách
thường đến nơi có khí hậu điều hòa, thuận lợi cho sức khỏe. Khí hậu là nhân tố ảnh
hưởng trực tiếp đến hoạt động du lịch, tạo nên tính mùa vụ, có tính quyết định đối với

17


độ dài của hoạt động du lịch, đóng vai trò chính trong việc hạn chế sự cân bằng của
các cuộc hành trình du lịch. Điều kiện khí hậu còn ảnh hưởng đến tính mùa trong hoạt
động du lịch. Du lịch có thể thực hiện trong cả năm hay trong vài tháng cũng là do yếu
tố khí hậu.
Nguồn nƣớc: Nước là nguồn tài nguyên phục vụ cho mục đích du lịch khá đa

dạng, bao gồm: nước trên mặt, nước dưới đất và các nguồn nước khoáng, trong đó
nước trên mặt có ý nghĩa lớn nhất đối với du lịch.
Nhiệt độ lớp nước trên mặt thích hợp nhất cho hoạt động du lịch tối thiểu là từ
18 - 200 C. Các đối tượng nước chính được khai thác phục vụ du lịch tập trung trên mặt
là các dải bờ biển, mạng lưới sông ngòi, ao, hồ, các suối, thác nước tự nhiên hoặc nhân
tạo. Nguồn nước trên mặt không chỉ cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt của khu du lịch
mà còn tạo nên các loại hình du lịch đa dạng như du lịch hồ, du lịch sông nước, du lịch
thác nước.
Trong tài nguyên nước thì nguồn nước khoáng thiên nhiên có ý nghĩa đặc biệt
bởi nó chứa các nguyên tố hóa học, các khí, các nguyên tố phóng xạ hoặc có một số
tính chất vật lí (nhiệt độ, độ PH) có tác dụng đối với sức khoẻ con người. Đây là nguồn
tài nguyên có giá trị đối với hoạt động du lịch, nghỉ ngơi, an dưỡng và chữa bệnh; có
sức hấp dẫn du khách.
Sinh vật: Tài nguyên sinh vật là nguồn tài nguyên đặc biệt, có giá trị tạo nên
cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hấp dẫn đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ ngơi, giải
trí, khám phá và nâng cao nhận thức cho du khách.
Đối với một số loại hình du lịch như du lịch sinh thái, tham quan nghiên cứu
khoa học thì tài nguyên sinh vật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng ở tính đa dạng sinh
học, sự bảo tồn các nguồn gen quý giá đặc trưng cho các vùng tự nhiên khác nhau trên
thế giới.
b/ Tài nguyên nhân văn
Tài nguyên du lịch nhân văn là các đối tượng, hiện tượng do con người tạo ra
trong suốt quá trình tồn tại và phát triển; có giá trị văn hóa tinh thần và phục vụ cho
nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm: Di tích lịch sử văn hóa, lễ hội,
làng nghề, các đối tượng gắn với dân tộc học, các đối tượng văn hóa - thể dục thể thao,
sự kiện và các tài nguyên du lịch nhân văn khác.

18



×