Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

ĐỀ CƯƠNG MÔN ĐA DẠNG SINH HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.68 KB, 26 trang )

ĐA DẠNG SINH HỌC 217
Câu 1: Trình bày các khái niệm về đa dạng sinh học, mức độ biểu hiện của đa
dạng sinh học:
Trả lời:
Theo ước tính gần đây nhất thì có đến 12 định nghĩa khác nhau về đa dạng sinh học
(Gaston and Spicer, 1998). Tuy nhiên trong số này thì định nghĩa được sử dụng trong Công ước
đa dạng sinh học (1992) được coi là "toàn diện và đầy đủ nhất" xét về mặt khái niệm. Trong
thực tế thuật ngữ đa dạng sinh học được dùng lần đầu tiên vào năm 1988 và sau khi Công ước
Đa dạng sinh học được ký kết (5/6/1992) thì nó đã được dùng phổ biến hơn.
Trong Công ước về đa dạng sinh học, thuật ngữ đa dạng sinh học được dùng để chỉ sự
phong phú và đa dạng của giới sinh vật từ mọi nguồn trên trái đất, nó bao gồm sự đa
dạng trong cùng một loài, giữa các loài và sự đa dạng hệ sinh thái (Gaston and Spicer,
1998).
Định nghĩa do Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Quốc tế - WWF) (1989) quan niệm: “Đa dạng
sinh học là sự phồn thịnh của sự sống trên trái đất, là hàng triệu loài thực vật, động
vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là những Hệ sinh thái vô
cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trường”.
Theo luật Đ DSH 2008: Đa dạng sinh học là sự phong phú về gen, loài sinh vật và
hệ sinh thái trong tự nhiên.
 ĐDSH bao gồm 3 cấp độ: đa dạng gen, đa dạng loài và đa dạng HST.
Đa dạng di truyền là phạm trù chỉ mức độ đa dạng của biến dị di truyền, đó
chính là sự khác biệt về di truyền giữa các xuất xứ, quần thể và giữa các cá thể trong một
loài hay một quần thể dưới tác dụng của đột biến, đa bội hoá và tái tổ hợp. Đa dạng di
truyền trong nội bộ loài thường là kết quả của tập tính sinh sản của các cá thể trong quần
thể. Một quần thể là một nhóm các cá thể giao phối với nhau và sản sinh ra con cái hữu thụ.
Một loài có thể có một hay vài quần thể khác nhau. Một quần thể có thể chỉ gồm một số ít
cá thể hay có thể có hàng triệu cá thể. Các cá thể trong một quần thể thường rất khác nhau
về mặt di truyền.
Những nhân tố làm giảm đa dạng di truyền: Phiêu bạt gen , chọn lọc tự nhiên và nhân
tạo
Những nhân tố làm tăng đa dạng di truyền: Đột biến gen ,Sự di trú


Đa dạng loài là phạm trù chỉ mức độ phong phú về số lượng loài hoặc số
lượng các phân loài (loài phụ) trên trái đất, trong một vùng địa lý, một quốc gia hay
trong một sinh cảnh nhất định.
Mỗi loài thường được xác định theo một trong hai cách. Thứ nhất, một loài được xác
định là một nhóm các cá thể có những đặc tính hình thái, sinh lý, sinh hoá đặc trưng khác
biệt với những nhóm cá thể khác (định nghĩa về hình thái của loài). Thứ hai là một loài có
thể được phân biệt như là một nhóm cá thể có thể giao phối giữa chúng với nhau để sinh sản
thế hệ con cái hữu thụ và không thể giao phối sinh sản với các cá thể của các nhóm khác
(định nghĩa về sinh học của loài).
Những nhân tố ảnh hưởng đến đa dạng loài: Sự hình thành loài mới,sự mất loài (tuyệt
chủng)

1

1


Đa dạng HST là sự phong phú về trạng thái và tần số của các HST khác
nhau. Đa dạng về hệ sinh thái là thước đo sự phong phú về sinh cảnh, nơi ở, tổ sinh thái và
các hệ sinh thái ở các cấp độ khác nhau. Sự đa dạng này được phản ảnh quan trọng nhất bởi
sự đa dạng về sinh cảnh, các quần xã sinh vật và các quá trình sinh thái trong sinh quyển.
Cũng có nhiều ý kiến cho rằng ĐDSH bao gồm cả đa dạng văn hoá, là sự thể hiện
của xã hội con người, một thành viên của thế giới sinh vật và đồng thời là một nhân tố quan
trọng của các HST. Đa dạng văn hoá được thể hiện bằng sự đa dạng ngôn ngữ, tín ngưỡng
tôn giáo, những kinh nghiệm về việc quản lý đất đai, nghệ thuật, âm nhạc, cấu trúc xã hội, và
một số thuộc tính khác của xã hội loài người.Việc bảo vệ sự đa dạng về văn hoá này là rất cần
thiết do thông thường nó là nền tảng cho sự phát triển bền vững.
 Vì vậy, ĐDSH phải được coi là sản phẩm của sự tương tác của hai hệ thống: tự nhiên và xã
hội.


Mức độ biểu hiện của Đ DSH:
Đa dạng loài
Đa dạng di truyền
Giới
(Kingdom)
Ngành
(Phyla)
Lớp (Class)
Bộ (Order)

Quần thể (Population)
Cá thể (Individual)
Nhiễm sắc thể
(Chromosome)
Gene

Đa dạng sinh thái
Sinh đới (Biome)
Vùng sinh thái
(Bioregion)
Cảnh quan (Landscape)
Hệ sinh thái
(Ecosystem)
Nơi ở (Habitat)
Tổ sinh thái (Niche)

Họ (Family)
Nucleotide
Giống
(Genera)

Loài
(Species)
Câu 2: Trình bày các giá trị của đa dạng sinh học:
Trả lời: 2 giá trị: trực và gián tiếp
1,Những giá trị kinh tế trực tiếp: Giá trị trực tiếp là những giá trị thu được từ các sản
phẩm sinh vật được con người trực tiếp khai thác và sử dụng.
A,Giá trị cho tiêu thụ:

2

2


Bao gồm các sản phẩm tiêu dùng cho cuộc sống hàng ngày như củi đốt và các loại sản
phẩm khác cho các mục tiêu sử dụng như tiêu dùng cho gia đình và không xuất hiện ở thị
trường trong nước và quốc tế. Những sản phẩm này không đóng góp gì vào giá trị GDP vì
chúng không được bán cũng như không được mua.
Ví dụ 80% dân số trên thế giới vẫn dựa vào những dược phẩm mang tính truyền thống
lấy từ các loài động vật, thực vật để sử dụng để sơ cứu ban đầu khi họ bị nhiễm bệnh. Một
trong những nhu cầu không thể thiếu được của con người là protein. Trên toàn thế giới, 100
triệu tấn cá, chủ yếu là các loài hoang dã bị đánh bắt mỗi năm.
B,Giá trị sử dụng cho sản xuất:
Là giá bán cho các sản phẩm thu lượm được từ thiên nhiên trên thị trường trong nước
và ngoài nước. Giá trị sử dụng cho sản xuất lớn nhất của nhiều loài là khả năng của các loài
đó cung cấp những nguyên vật liệu cho công nghiệp, nông nghiệp và là cơ sở để cải tiến cho
các giống cây trồng trong nông nghiệp. Sự phát triển các giống mới có thể mang lại những
kết quả kinh tế to lớn.
2,Những giá trị kinh tế gián tiếp
Giá trị gián tiếp là những lợi ích do đa dạng sinh học mang lại cho cả cộng đồng. Như vậy giá
trị gián tiếp của đa dạng sinh học bao gồm cả chất lượng nước, bảo vệ đất, dịch vụ nghỉ mát, thẩm

mỹ, phục vụ giáo dục, nghiên cứu khoa học, điều hoà khí hậu và tích luỹ cho xã hội tương lai.
A,Giá trị sử dụng không cho tiêu thụ:
Sau đây là một phần các lợi nhuận do đa dạng sinh học mang lại nhưng thường không
được tính trong các bảng báo cáo đánh giá tác động môi trường hay trong các tính toán
GDP.
-Khả năng sản xuất của hệ sinh thái: khoảng 40% sức sản xuất của hệ sinh thái
trên cạn phục vụ cho cuộc sống của con người.
- Bảo vệ tài nguyên đất và nước: các quần xã sinh vật có vai trò quan trọng trong việc
bảo vệ rừng đầu nguồn, những hệ sinh thái vùng đệm, phòng chống lũ lụt và hạn hán cũng
như việc duy trì chất lượng nước.
-Điều hoà khí hậu: quần xã thực vật có vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều hoà
khí hậu địa phương, khí hậu vùng và ngay cả khí hậu toàn cầu.
-Phân huỷ các chất thải: các quần xã sinh vật có khả năng phân huỷ các chất ô nhiễm
như kim loại nặng, thuốc trừ sâu và các chất thải sinh hoạt khác đang ngày càng gia tăng do
các hoạt động của con người.
-Những mối quan hệ giữa các loài: nhiều loài có giá trị được con người khai thác,
nhưng để tồn tại, các loài này lại phụ thuộc rất nhiều vào các loài hoang dã khác. Nếu những
loài hoang dã đó mất đi, sẽ dẫn đến việc mất mát cả những loài có giá trị kinh tế to lớn.
-Nghỉ ngơi và du lịch sinh thái: mục đích chính của các hoạt động nghỉ ngơi là việc
hưởng thụ mà không làm ảnh hưởng đến thiên nhiên thông qua những hoạt động như đi thám
hiểm, chụp ảnh, quan sát chim, thú, câu cá. Du lịch sinh thái là một ngành du lịch không khói
đang dần dần lớn mạnh tại nhiều nước đang phát triển, nó mang lại khoảng 12 tỷ đôla năm
trên toàn thế giới.
-Giá trị giáo dục và khoa học: nhiều sách giáo khoa đã biên soạn, nhiều chương trình
vô tuyến và phim ảnh đã được xây dựng về chủ đề bảo tồn thiên nhiên với mục đích giáo
dục và giải trí.=> không chỉ mang lại lợi nhuận kinh tế cho khu vực nơi họ tiến hành nghiên
cứu khảo sát; mà còn là khả năng nâng cao kiến thức, tăng cường tính giáo dục và vốn sống
cho con người.
-Quan trắc môi trường: những loài đặc biệt nhạy cảm với những chất độc có thể trở
thành hệ thống chỉ thị báo động rất sớm cho những quan trắc hiện trạng môi trường.


3

3


B,Giá trị lựa chọn
Giá trị lựa chọn của một loài là tiềm năng của chúng để cung cấp lợi ích kinh tế cho xã
hội loài người trong tương lai. Do những nhu cầu của xã hội luôn thay đổi, nên phải có một
giải pháp nào đó để bảo đảm an toàn. Một trong những giải pháp đó là phải dựa vào những
loài động, thực vật trước đây chưa được khai thác.
C,Giá trị tồn tại
Nhiều người trên thế giới đã biết tôn trọng cuộc sống hoang dã và tìm cách bảo vệ
chúng.
D,Những khía cạnh mang tính đạo đức
Dựa trên những ý tưởng về đạo đức, vấn đề bảo tồn tất cả các loài được đặt ra mà
không tính đến giá trị kinh tế của chúng. Những khẳng định sau đây là rất quan trọng cho
sinh học bảo tồn vì chúng đưa ra những nguyên nhân tại sao chúng ta phải bảo vệ sự tồn tại
của tất cả các loài trong đó có những loài có giá trị kinh tế không cao.
-Mỗi một loài đều có quyền tồn tại: tất cả các loài đều có quyền tồn tại.
-Tất cả các loài đều quan hệ với nhau: giữa các loài có một quan hệ chằng chịt và
phức tạp, là một phần của các quần xã tự nhiên.
-Con người phải sống trong một giới hạn sinh thái như các loài khác: tất cả các loài trên
thế giới bị giới hạn bởi khả năng sức tải của môi trường sống.
-Con người phải chịu trách nhiệm như những người quản lý trái đất:
-Sự tôn trọng cuộc sống con người và sự đa dạng văn hoá phải được đặt ngang tầm
với sự tôn trong đa dạng sinh học:
-Thiên nhiên có những giá trị tinh thần và thẩm mỹ vượt xa giá trị kinh tế của nó:
-Đa dạng sinh học là cốt lõi đế xác định nguồn gốc sự sống.
Câu 3: Giải thích sự suy thoái và các nguyên nhân chính gây suy thoái đa DSH:

Trả lời: Suy thoái đa dạng sinh học là sự suy giảm chất lượng và số lượng của các loài
sinh vật do môi trg sống bị ảnh hưởng, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người và
thiên nhiên.
Dấu hiệu quan trọng nhất của sự suy giảm đa dạng sin học là sự tuyệt chủng loài do
môi trường sống bị tổn hại
Nguyên nhân: chính gồm: hiểm họa tự nhiên và do con người.
Hiểm họa tự nhiên đã gây ra những tổn thất nặng nề cho DDSH trong những kỷ
nguyên cách đây hơn 60 triệu năm.như: thiên tai, hiện tượng thời tiết cực đoan, động đất,
sóng thần...làm ....
Do con ng, cụ thể:
1,Khai thác quá mức
Nhằm thoả mãn các nhu cầu của cuộc sống và thỏa mãn nhu cầu kinh doanh buôn bán,
con người đã thường xuyên săn bắn, hái lượm thực phẩm và khai thác các nguồn tài
nguyên khác, khi dân số tăng nhu cầu khai thác tài nguyên cũng tăng theo.Việc khai thác
quá mức là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn các loài đến tuyệt chủng.
2,Sự du nhập các loài ngoại lai
Phạm vi sống về địa lý của nhiều loài được giới hạn bởi các yếu tố môi trường và khí
hậu ,các sa mạc, đại dương, đỉnh núi, và những dòng sông đều đã ngăn cản sự di chuyển của
các loài.
Ngày nay đã có một lượng lớn các loài do vô tình hay cố ý, được đem đến những khu
vực không phải là nơi cư trú gốc của chúng. Những loài đó đã được du nhập do các nguyên
nhân sau đây:

4

4


Chế độ thuộc địa của các nước Châu Âu: những người Châu Âu mang đến một vùng
thuộc địa mới mang theo các hàng trăm giống chim, thú để làm cho phong cảnh ở đây trở

nên thân quen với họ cũng như tạo ra thú vui săn bắn.
Nghề trồng cây cảnh và làm nông nghiệp: nhiều loài cây được mang đến và trồng tại
những vùng đất mới như cây cảnh, cây nông nghiệp hoặc cây cho chăn nuôi gia súc. Rất
nhiều loài trong số đó thoát vào tự nhiên và thâm nhập vào các loài bản địa.
Những sự vận chuyển không chủ đích: thường xảy ra là các hạt cỏ vô tình bị thu hoạch
cùng các hạt ngũ cốc được đem bán và được gieo trên địa bàn mới.
Phần lớn các loài du nhập không sống được tại những nơi mới đến do môi trường
không phải lúc nào cũng phù hợp với điều kiện sống của chúng. Dù vậy, vẫn có một tỷ lệ
nhất định các loài nhập cư thiết lập được cuộc sống trên vùng đất mới và nhiều loài trong đó
còn vượt trội, xâm lấn các loài bản địa. Các loài du nhập này thậm chí còn cạnh tranh với
các loài bản địa để có được nguồn thức ăn và nơi ở, còn ăn thịt các loài bản địa cho đến khi
chúng tuyệt chủng hoặc làm chúng thay đổi nơi cư trú đến mức nhiều loài bản địa không thể
nào tồn tại được nữa.(quan trong----)
3,Sự phá hủy những nơi cư trú
Mối đe dọa chính đối với đa dạng sinh học là nơi cư trú bị phá hủy và mất mát. => cần
phải bảo tồn nơi cư trú của các loài. Mất nơi cư trú là nguy cơ đầu tiên làm cho các loài
động vật có xương sống bị tuyệt chủng và rõ ràng đó là nguy cơ đối với cả động vật không
xương sống, thực vật, các loài nấm và các loài khác
Các rừng mưa bị đe dọa
Việc phá hủy các rừng mưa nhiệt đới là dấu hiệu đi kèm với việc mất các loài. Rừng
nhiệt đới ẩm chiếm 7% diện tích bề mặt trái đất, nhưng ước tính chúng chứa hơn 50% tổng
số loài trên trái đất, dự báo rằng với tốc độ mất rừng như hiện nay thì đến năm 2040 sẽ còn
lại một số rất ít rừng nhiệt đới nguyên vẹn. Ngoài rừng mưa nhiệt đới, các nơi cư trú khác
cũng đang bị đe dọa là:
Rừng khô nhiệt đới, Đất ngập nước và những nơi cư trú của hệ sinh thái thủy vực,
Rừng ngập mặn, Thảo nguyên, Các rạn san hô
Sa mạc hóa
Các quần xã sinh vật sống trong các vùng khí hậu khô hạn theo mùa đã bị suy thóai và
đất đai trở thành sa mạc mà nguyên nhân chính là do các hoạt động của con người, quá trình
đó gọi là quá trình sa mạc hóa. Lúc đầu các vùng đất này rất phù hợp cho việc phát triển

nông nghiệp, nhưng việc gieo trồng liên tục đã làm cho đất bị xói mòn dẫn đến việc mất khả
năng giữ nước.
4,Nạn ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu toàn cầu
Cho dù nơi sinh sống không bị ảnh hưởng một cách trực tiếp do việc phá hủy hay chia
cắt, nhưng các quần xã và các sinh vật sống trong đó có thể bị ảnh hưởng sâu sắc do các
hoạt động khác của con người. Dạng nguy hiểm nhất của phá hủy môi trường là sự ô nhiễm.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do :
Ô nhiễm do thuốc trừ sâu: sự nguy hại của thuốc trừ sâu được khuyến cáo từ những
năm 1962. Việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu để phòng trừ các loài côn trùng gây hại cho
cây trồng và phun vào nước để diệt các ấu trùng muỗi đã làm hại tới những quần thể khác
sống trong thiên nhiên, đặc biệt đối với những loài chim ăn côn trùng, cá và các loại động
vật khác bị ảnh hưởng bởi DDT hay các sản phẩm bán phân hủy của chúng. Tại các hồ và
các cửa sông, dư lượng DDT và các loại thuốc trừ sâu khác được tích luỹ lại trong cơ thể
các loại cá lớn như cá heo và các động vật biển khác. Trên các khu vực canh tác nông

5

5


nghiệp, các loài côn trùng có ích hay các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng cũng đều bị tiêu
diệt cùng với các côn trùng gây hại.
Ô nhiễm nước: ô nhiễm nước gây hậu quả xấu cho loài người như hủy hoại các nguồn
thực phẩm thủy sản như cá, ốc, hến và làm ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt. còn gây tác hại to
lớn cho các quần xã sống dưới nước. Sông, hồ và đại dương thường xuyên được sử dụng
như một bãi thải các chất thải công nghiệp, chất thải dân dụng. Thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ
dầu thải, dầu bị rò rỉ, kim loại nặng, các chất tẩy rửa có thể làm tổn thương hay giết chết các
sinh vật thủy sinh sống trong môi trường nước.
Ô nhiễm không khí: các hoạt động của con người làm thay đổi và làm ô nhiễm bầu
không khí của trái đất. Các dạng ô nhiễm không khí như:

Mưa axit: Mưa axit đã tiêu diệt nhiều loài động và thực vật. Độ axit tăng và nước bị
ô nhiễm là nguyên nhân chính làm suy giảm đáng kể các quần thể động vật lưỡng cư trên
thế giới.
Sương mù quang hoá: Xe ô tô, các nhà máy điện và các hoạt động công nghiệp thải
ra các khí hydrocacbon, khí NO. Dưới ánh sáng mặt trời, các chất này tác dụng với khí
quyển và tạo ra khí ozon và các chất phụ phẩm khác, tất cả khí này được gọi chung là sương
mù quang hóa. Nồng độ ozon cao sẽ giết chết các mô thực vật, làm cho cây dễ bị tổn
thương, làm hại đến các quần xã sinh học, giảm năng suất nông nghiệp.
Các kim loại độc hại: xăng có chứa chì, các hoạt động khai mỏ, luyện kim và các
hoạt động công nghiệp khác thải ra một lượng lớn chì, thiếc và nhiều loại kim loại độc hại
khác vào khí quyển. Các hợp chất này trực tiếp gây độc cho cuộc sống của động và thực vật.
Sự thay đổi khí hậu toàn cầu: khí cacbonic, mêtan và các khí khác trong khí quyển
.Các khí này được gọi là khí nhà kính, nồng độ của khí nhà kính tăng cùng với các hoạt
động của con người đến mức làm thay đổi khí hậu của trái đất gây nên hiện tượng trái đất
nóng dần lên, làm các khối băng ở vùng cực tan. Mức nước biển dâng cao có thể làm ngập
lụt những vùng đất thấp, những khu đất ngập nước ven bờ biển và nhiều thành phố lớn. có
khả năng gây hại đến nhiều loài san hô, nhất là những loài chỉ tồn tại trong một độ sâu nhất
định, nơi có ánh sáng và dòng chảy của nước phù hợp. Một số loài san hô không phát triển
nhanh kịp với tốc độ nâng cao mực nước biển và dần dần chúng sẽ bị chết đuối.=>Nhiệt độ
cao bất thường làm chết loài tảo cộng sinh sống trong các dãi san hô,sự thay đổi khí hậu trái
đất và nồng độ khí CO2 trong khí quyển gia tăng có thể làm thay đổi triệt để cấu trúc của các
quần xã sinh học và sẽ chỉ còn một số loài có khả năng phát triển thích ứng với điều kiện
sống mới.
5,Sự tuyệt chủng các loài
Một loài bị coi là tuyệt chủng (extinct) khi không còn một cá thể nào của loài đó còn
sống sót tại bất kỳ nơi nào trên thế giới.
Tuyệt chủng là một quá trình tự nhiên
Lý thuyết tiến hóa nói rõ rằng một loài có thể bị dồn vào tuyệt chủng do không cạnh
tranh nổi với một loài khác hay do bị ăn thịt.
Tuyệt chủng do con người gây ra

Nguyên nhân trực tiếp của sự tuyệt chủng này có thể là do săn bắn, và nguyên nhân gián
tiếp là do đốt rừng và khai hoang.
Sự tuyệt chủng hàng loạt
Tuyệt chủng hàng loạt trong giai đoạn hiện nay khác với các cuộc tuyệt chủng hàng
loạt trong quá khứ, xảy ra chủ yếu do các hiện tượng thiên nhiên, tuyệt chủng hiện nay chủ
yếu do con người
6,Áp lực dân số...

6

6


Câu 4: Giới thiệu các thang bậc phân hạng mức đe dọa của IUCN:
Trả lời:
Khái niệm: Sách Đỏ IUCN là danh sách về tình trạng bảo tồn và đa dạng của các
loài động vật và thực vật trên thế giới. Danh sách này được giám sát bởi Liên minh Bảo tồn
Thiên nhiên Quốc tế .Dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài của IUCN, chính
phủViệt Nam cũng công bố Sách Đỏ Việt Nam để hướng dẫn, thúc đẩy công tác bảo vệ tài
nguyên sinh vật thiên nhiên. Đây cũng là tài liệu khoa học dược sử dụng vào việc soạn thảo
và ban hành các quy định, luật pháp của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên
nhiên, tính đa dạng sinh học và môi trường sinh thái.
Sơ đồ thang phân cấp suy thoái ĐDSH
CÁC THỨ HẠNG VÀ TIÊU CHUẨN CỦA IUCN CHO DANH LỤC ĐỎ VÀ
SÁCH ĐỎ
(Đã được chấp thuận ở kỳ họp của Hội đồng IUCN, Gland - Thụy Sĩ, 30 tháng 4
năm 1994)

1,EX – tuyệt chủng- Extinct là một trạng thái bảo tồn của sinh vật được quy định trong
Sách đỏ IUCN. Một loài hoặc dưới loài bị coi là tuyệt chủng khi có những bằng chứng chắc

chắn rằng cá thể cuối cùng đã chết. Lý do tuyệt chủng- nhiều nguyên nhân dẫn đến các động
vật trở nên tuyệt chủng:
Tuyệt chủng giả là trường hợp tiến hoá diễn ra trong toàn bộ loài, dẫn đến loài sinh học
mới, và không có hậu duệ nào mang thuần các tính trạng của loài cũ.
Do môi trường sống: Ví dụ như gấu trúc chỉ ăn măng non thì dễ tuyệt chủng hơn chuột
có thể ăn bất cứ thứ gì.
Do thiên địch : Sự mất cân bằng trong quan hệ thiên địch, đặc biệt là quan hệ chuỗi
thức ăn, có thể dẫn đến tuyệt chủng của loài kém cạnh tranh trong chuỗi đó.
Cùng tuyệt chủng : là biểu hiện của sự liên kết của các sinh vật trong hệ sinh thái phức
tạp. Sự tuyệt chủng hay tiến hóa của loài này có thể dẫn đến tuyệt chủng của loài khác, chủ
yếu do sự đảo lộn nguồn cung cấp thức ăn hay môi trường tồn tại.
Tuyệt chủng hàng loạt :là khi có hàng trăm loài tuyệt chủng ở khắp mọi nơi .Ngoài ra,
còn do hoạt động săn bắn trái phép và không hợp lý của con người.
2,EW – tuyệt chủng ngoài thiên nhiên-Exinct in the wild là một trạng thái bảo tồn của
sinh vật. Một loài hoặc dưới loài bị coi là tuyệt chủng trong tự nhiên khi các cuộc khảo sát
kỹ lưỡng ở sinh cảnh đã biết và hoặc sinh cảnh dự đoán, vào những thời gian thích hợp
xuyên suốt vùng phân bố lịch sử của loài đều không ghi nhận được cá thể nào
3,CR – rất nguy cấp - Critically Endangered khi đang đứng trước một nguy cơ cực kỳ
lớn sẽ bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên trong một tương lai trước mắt
4,EN – nguy cấp – Endangered Một sinh vật được coi là nguy cấp khi chưa phải là rất
nguy cấp nhưng đang đứng trước một nguy cơ rất lớn sẽ bị tuyệt chủng ngoài thiên
nhiên trong một tương lai gần,

7

7


5,VU – sẽ nguy cấp – Vulnerable
Một sinh vật được coi là sẽ nguy cấp khi chưa phải là rất nguy cấp hoặc nguy

cấp nhưng đang đứng trước một nguy cơ lớnsẽ bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên trong một
tương lai tương đối gần,
6,LR – ít nguy cấp – Lower risk
Một sinh vật được coi là ít nguy cấp khi không đáp ứng một tiêu chuẩn nào của các
thứ hạng rất nguy cấp, nguy cấp hoặc sẽ nguy cấp. Thứ hạng này có thể phân thành 3 thứ
hạng phụ:
a. PHỤ THUỘC BẢO TỒN (cd) - Conservation dependent
Bao gồm các sinh vật hiện là đối tượng của một chương trình bảo tồn liên tục, riêng
biệt cho taxon đó hoặc nơi ở của nó; nếu chương trình này ngừng lại, sẽ dẫn tới taxon này bị
chuyển sang một trong các thứ hạng trên trong khoảng thời gian 5 năm.
b. SẮP BỊ ĐE DOẠ (nt) - Near threatened
Bao gồm các sinh vật không được coi là phụ thuộc bảo tồn nhưng lại rất gần với sẽ nguy
cấp.
c. ÍT LO NGẠI (lc) - Least concern
Bao gồm các sinh vật không được coi là phụ thuộc bảo tồn hoặc sắp bị đe doạ.
7,DD – thiếu dẫn liệu – Data deficient
Một sinh vật được coi là thiếu dẫn liệu khi chưa đủ thông tin để có thể đánh giá trực
tiếp hoặc gián tiếp về nguy cơ tuyệt chủng, căn cứ trên sự phân bố và tình trạng quần thể.
8,NE – không đánh giá – Not evaluated
Một sinh vật được coi là không đánh giá khi chưa được đối chiếu với các tiêu chuẩn phân
hạng.
=>Từ những dữ liệu trên, cho thấy các loài sinh vật cũng có khả năng bị tuyệt chủng
hay rơi vào vòng nguy hiểm. Chính vì vậy, cần có những biện pháp bảo vệ các loài sinh vật,
khai thác hợp lý để duy trì nguồn gen cho nhân loại.
Câu 5: Trình bày cơ sở để tạo nên đa dạng sh ở Việt Nam:
Trả lời:
Vị trí địa lý: Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, khu vực Đông
Nam Á, ven biển Thái Bình Dương. Việt Nam có đường biên giới trên đất liền dài 4.550 km
tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, với Lào và Căm-pu-chia ở phía Tây; phía Đông giáp
biển Đông. Trên bản đồ, dải đất liền Việt Nam mang hình chữ S, kéo dài từ vĩ độ 23 o23’ Bắc

đến 8o27’ Bắc, dài 1.650 km theo hướng bắc nam. Nước ta có hơn 4000 đảo lớn nhỏ, trong
đó có hai quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng), Trường Sa (Khánh Hoà). => đa dạng về các loài
động - thực vật, nông sản; Có sự phân hoá da dạng về tự nhiên, phân hoá Bắc – Nam, Đông
- Tây, thấp – cao => đa dạng về các loài trên các vùng miền
Địa hình: Việt Nam đa dạng: đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa, phản ánh
lịch sử phát triển địa chất, địa hình lâu dài trong môi trường gió mùa, nóng ẩm, phong hóa
mạnh mẽ. Địa hình thấp dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, được thể hiện rõ qua hướng
chảy của các dòng sông lớn.
Đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
Đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích trên đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu
vực.

8

8


Sông ngòi: Việt Nam có một mạng lưới sông ngòi dày đặc (2.360 con sông dài trên 10
km), chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc- Đông Nam và vòng cung. Chế độ nước của
sông ngòi chia thành mùa lũ và mùa cạn
Vĩ độ và đai cao: đất nc kéo dài gần 16 vĩ tuyến và trải rộng trên 7 kinh tuyến, 30%
tổng diện tích có độ cao trên 500m đỉnh cao nhất là phanxipang. => khí hậu thay đổi theo độ
cao và vĩ độ
Địa mạo và hệ thống hoàn lưu: hệ thống gió mùa – hoàn lưu khí quyển- ở VN rất
phong phú cùng với đặc điểm địa mạo đã hình thành nên chế độ thời tiết ở VN:=> hình
thành các đới gió:
Thứ nhất, là gió mùa Đông Bắc từ lục địa TQ đi vào VN trong tg từ tháng 11 đến t3
năm sau, có đặc điểm khô và lạnh ảnh hưởng mạnh nhất đến vùng Đông Bắc- ngoài vc gần
phía Đông TQ thì vùng này có hệ thống núi hình nan quạt mở rộng ở phần phía Bắc
Thứ 2, gió mùa Đông Nam và Tây Namthooir từ biển vào trong tg từ tháng 4 đến

t10 , loại gió này mang theo hơi nước gây mưa cục bộ trên lãnh thổ VN.
Thứ 3, gió Tây khô nóng thổi từ vịnh Ban Can qua lục địa đến VN từ t5 đến t7, đặc
biệt là vùng Bắc Trung Bộ, do có dãy trg sơn ngăn lại hơi nc mà thời tiết biểu hiện rõ là khô
nóng.
 Các loài sinh vật luôn tồn tại và thích nghi với mt sống. Chế độ thời tiết của VN phong phú,
địa hình địa mạo đa dạng, sông ngòi dày đặc.. là cơ sở tạo nên tính đa dạng sh của vn.
Câu 6: Trình bày đặc điểm đa dạng sinh học ở Việt Nam:
Trả lời: DDSH ở VN gồm 3 hệ chính: HST trên cạn, HST đất ngập nc, HST biển:
HST trên cạn: Trên phần lãnh thổ vùng lục địa ở Việt Nam, có thể phân biệt các kiểu
HST trên cạn đặc trưng như: rừng, đồng cỏ, savan, đất khô hạn, đô thị, nông nghiệp, núi đá
vôi. Trong đó, HST rừng có tính đa dạng về thành phần loài cao nhất, đây cũng là nơi cư trú
của nhiều loài động vật, thực vật hoang dã có giá trị kinh tế và khoa học. Tổng diện tích hệ
sinh rừng khoảng 32 triệu ha và tập trung nhiều ở các vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung
Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. (Mục tiêu trong thời gian tới là sẽ tăng độ che phủ rừng
lên 42 – 43% vào năm 2015 và 44 – 45% vào năm 2020, góp phần đáp ứng các yêu cầu về
môi trường cho quá trình phát triển bền vững của đất nước.)
HST Rừng phân rừng VN thành 14 kiểu: kiểu rừng kín thg xanh mưa ẩm nhiệt đới,
rừng rụng lá ẩm nh đới, r kín rụng lá hơi ẩm nh đới, r kín lá cứng hơi khô nh đới, r thưa cây
lá rộng hơi khô nh đới, r thưa cây lá kim hơi khô nh đới, ...
HST đất ngập nước (ĐNN): ĐNN Việt Nam rất đa dạng về kiểu loại với hơn 10 triệu
ha, phân bố ở hầu hết các vùng sinh thái của nước ta, gắn bó lâu đời với cộng đồng dân cư
và có vai trò to lớn đối với đời sống nhân dân và phát triển kinh tế – xã hội.
ĐNN ven biển Việt Nam đa dạng về kiểu, gồm 20 kiểu với tổng diện tích khoảng 1,9
triệu ha .( HST thuỷ vực nước ngọt rất đa dạng bao gồm các thuỷ vực nước đứng như hồ, hồ
chứa, ao, đầm, ruộng lúa nước; các thuỷ vực nước chảy như suối, sông, kênh rạch. Trong
đó, một số kiểu có tính ĐDSH cao như suối vùng núi đồi, đầm lầy than bùn với nhiều loài
động vật mới cho khoa học đã được phát hiện. )
Việt Nam có 2 vùng ĐNN nội địa quan trọng là vùng cửa sông Đồng bằng sông Hồng
và Đồng bằng sông Cửu Long: (i) ở vùng ĐBSH có diện tích 229.762 ha là nơi tập trung các
HST nước lợ và mặn với thành phần loài thực vật, động vật phong phú của các vùng rừng


9

9


ngập mặn, đặc biệt đây là nơi cư trú của nhiều loài chim nước; (ii) ở ĐBSCL có diện tích
đất ngập nước 4.939.684 ha. Đây là bãi đẻ quan trọng của nhiều loài thủy sản di cư từ phía
thượng nguồn sông Mê Kông.
HST biển: Việt Nam có 20 kiểu HST biển điển hình. Trong các vùng biển của Việt
Nam, quần đảo Trường Sa là vùng có tính đa dạng của rạn san hô cao nhất thế giới.
Các rạn san hô đang giảm nghiêm trọng: Năm 2007, rạn san hô ở đây đã bị chết khá
nhiều, có nơi độ phủ của san hô chết của toàn đảo lên đến 90%. Nguyên nhân phần lớn có
thể là do một số ngư dân đánh bắt cá trong các rạn san hô này.
HST thảm cỏ biển của nước ta cũng đang bị giảm dần diện tích một phần do tai biến
thiên nhiên, phần khác là do lấn biển để làm các ao nuôi thủy sản và xây dựng công trình
ven biển. Chất lượng môi trường biển suy giảm làm môi trường sống của hầu hết các loài
sinh vật biển bị phá hủy, gây nhiều tổn thất về ĐDSH: nhiều loài sinh vật biển giảm số
lượng, thậm chí có loài có thể đã tuyệt chủng cục bộ.
Câu 7: Phân tích thực trạng suy thoái đa dạng sinh học ở VN:
Trả lời:
Suy thoái về hệ sinh thái
Hiện nay Việt Nam cũng đang trong tình trạng chung của toàn cầu là đa dạng sinh học bị đe
doạ, có chiều hướng suy giảm nghiêm trọng. Rừng là hệ sinh thái đa dạng nhất trên trái đất,
nhưng hiện nay rừng đã và đang bị cạn kiệt
Trong thời kỳ đầu của lịch sử, người Việt Nam tập trung sinh sống ở châu thổ sông
Hồng, sau đó phát triển đến các vùng khác ở phía Đông và vào châu thổ sông Mê Kông.
Thời kỳ này rừng nước ta còn bao phủ hầu khắp đất nước.
Thời kỳ Pháp thuộc, nhiều vùng ở miền Nam đã bị khai phá để trồng các loại cây công
nghiệp như Cao su, Cà phê, Chè… Tuy rừng đã bị khai phá nhưng độ che phủ rừng của

nước ta thời kỳ này vẫn còn khoảng 43% (1943).
Trong thời kỳ chiến tranh, hàng triệu ha rừng Việt Nam bị tàn phá. Ảnh hưởng gián
tiếp của chiến tranh cũng không nhỏ do một phần diện tích rừng bị khai thác để sản xuất
nông nghiệp phục vụ quân đội và nhân dân.
Sau chiến tranh, diện tích rừng của Việt Nam còn khoảng 9,5 triệu ha (bằng 29% diện tích cả
nước), cho đến nay rừng ở nước ta cũng chỉ còn trên 9,4 triệu ha rừng tự nhiên (1999).
Chỉ riêng giai đoạn từ 1975 đến 1995 chúng ta đã làm mất 2,8 triệu ha rừng, bình quân
mất 140.000 ha rừng hàng năm. Tỷ lệ che phủ rừng giảm xuống từ 38% (1975) xuống còn
28% (1995). Việt Nam có khoảng 210.000 ha bãi sình lầy có rừng ngập mặn. Có thể nói đây là
sinh cảnh có mức độ đa dạng sinh học cao, là nơi cư trú của hầu hết các loài cá và giáp xác có giá
trị kinh tế. Sự khai thác quá mức và bất hợp lý bãi sình lầy như chặt phá rừng ngập mặn, … đã
làm giảm diện tích hệ sinh thái kiểu này, đồng thời gây suy thoái đa dạng sinh học trong hệ.
Suy thoái về loài
Nếu như trước những năm 1970, các kiểu rừng và diện tích rừng của nước ta còn phong phú
và đa dạng với nhiều loài thực vật bản địa và các loài động vật có kích thước lớn… thì hiện nay,
một số loài thực vật đã suy giảm và trở thành nguồn gen quý hiếm không những đối với nước ta mà
còn cả đối với thế giới, ví dụ như các loài: Thông lá dẹt ,Thông nước ,Sam đỏ ,Trầm hương ,Sam
bông ,Cẩm lai … Đó là những loài gỗ quý được ngành Lâm nghiệp phân hạng. Ngoài ra còn có các
loài cây thuốc, cây làm cảnh như các loài thuộc giống Lan hài cũng cần được quan tâm bảo vệ.

10

10


Một số loài động vật lớn đã bị diệt vong như : Tê giác 2 sừng ,Heo vòi ,Hươu sao ,Trâu
rừng ,Cầy nước ...Một số loài khác thì số lượng còn lại quá ít, có thể bị tuyệt chủng trong tương
lai gần nếu như không có biện pháp bảo vệ khẩn cấp như các loài thú: Hổ,Voi ,Tê giác một sừng
,Bò rừng , Voọc mũi hếch … Các loài chim, bò sát và ếch nhái cũng nằm trong tình trạng tương
tự như: Hạc cổ trắng, Cò á châu, Già đẫy lớn, Cò Quắm cánh xanh, Ngan cánh trắng, ....Một số

loài động thực vật quý hiếm, có giá trị kinh tế ở Việt Nam đã giảm sút nghiêm trọng về số lượng
và được đánh giá ở các mức độ đe doạ khác nhau. Các loài cây bản địa phục vụ trồng rừng cũng
giảm sút về số lượng.
Tây Nguyên là nơi có truyền thống thuần dưỡng voi rừng. Các số liệu thống kê ở tỉnh
Đắc Lắc cho thấy : năm 1980 có 500 con voi được thuần dưỡng, năm 1996 - 299 con, năm
1997 chỉ còn 169 con. Từ năm 1991 đến 1997 số lượng voi thuần dưỡng giảm 56,8%.
Suy thoái về di truyền
Mức độ suy giảm của biến dị di truyền thường đi cùng với nguy cơ đe doạ của loài.
Suy thoái về di truyền còn thể hiện ở sự mất đi biến dị di truyền của loài phụ, các xuất
xứ, các quần thể quan trọng, chẳng hạn

Thông 5 lá Đà Lạt: trước đây phân bố nhiều ở Trại Mát, cách thành phố Đà Lạt khoảng 6
- 7 km và đây là nơi thu được mẫu vật đầu tiên song hiện tại chỉ còn tìm thấy 2 cá thể cuối
cùng tại khu vực, đang trong trạng thái bị đe doạ khó có thể tồn tại lâu dài

Lim xanh thuộc họ Đậu trước đây có phân bố trải dài suốt từ Quảng Ninh đến Quảng
Bình trong đó có các vùng phân bố nổi tiếng như: Cầu Hai (Phú Thọ); Ba Vì, Sơn Tây (Hà
Tây); Mai Sưu (Bắc Giang), Hữu Lũng (Lạng Sơn). Song đến nay khó tìm thấy những quần
tụ Lim Xanh rộng lớn mà chỉ còn gặp những cá thể sống rải rác.
Quần thể Tê giác 1 sừng tại Vườn Quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai), do việc săn bắn quá mức
để lấy sừng, da và các bộ phận khác cùng với sự huỷ diệt của bom đạn trong chiến tranh.Đến
những năm 1960, chúng hầu như hoàn toàn vắng bóng ở miền Bắc.
Số lượng các loài trong Sách Đỏ tăng
Sau một quá trình điều tra nghiên cứu lâu dài, các nhà sinh học đã công bố 2 tập “Sách
đỏ Việt Nam” : Phần Động vật (1992, 2000) và phần Thực vật (1995). Những tài liệu này đã
nêu 365 loài động vật và 356 loài thực vật quý hiếm có nguy cơ bị tiêu diệt ở các mức độ
khác nhau. Năm 2002-2003 số lượng các loài động, thực vật được đưa vào Sách đỏ lần này
cao hơn số lượng đã công bố ở trên (417 loài động vật, 450 loài thực vật). => tình trạng suy
giảm số lượng cá thể các loài quý hiếm, có giá trị khai thác ngày càng tăng.
HST biển giảm:

Theo đánh giá của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, hầu hết các hệ sinh thái ven
bờ biển của nước ta đều đang bị suy thoái một cách nghiêm trọng do bị khai thác quá mức,
bị đe dọa nặng nề bởi ô nhiễm chất thải, lắng đọng trầm tích và ô nhiễm tràn dầu.
Môi trường biển bị ô nhiễm nặng do chất thải từ hoạt động công nghiệp, nông nghiệp và
nuôi trồng thủy sản, chất thải sinh hoạt. Nên chất lượng trầm tích, đáy biển là nơi cư trú của
nhiều loài sinh vật đáy cũng ô nhiễm quá mức theo quy định của hầu hết các chuẩn quốc
tế...
Năm 2001, diện tích phân bố rạn san hô biển Việt Nam khoảng 110.000 ha, song theo
số liệu điều tra nghiên cứu của Viện Tài nguyên và Môi trường biển hiện chỉ còn 14.130 ha.
Nguyên nhân gây chết do ngư dân đánh bắt cá ở rạn san hô bằng hóa chất độc Xianua từ
những năm 2002-2006, làm cho san hô chết hàng loạt vào thời gian này.
Riêng hệ sinh thái thảm cỏ biển được xem là hệ sinh thái có năng suất sinh học cao, là
nguồn cung cấp thức ăn cho các loài hải sản. Số loài cư trú trong vùng thảm cỏ biển thường
cao hơn vùng biển bên ngoài từ 2 đến 8 lần. Cách đây 5 năm, thảm cỏ biển ven bờ Việt Nam

11

11


-

1.
+
+
+

còn tới 12.380 ha, chủ yếu thuộc về vùng bờ biển đảo Phú Quốc-Kiên Giang.
Nhưng cũng giống như rạn san hô, thảm cỏ biển đang mất dần diện tích, một phần do tai
biến thiên nhiên, một phần do lấn biển để xây dựng các công trình và làm đầm, ao nuôi thủy

sản. Nên đến nay độ che phủ của thảm cỏ biển tại nhiều khu vực đã giảm một nửa diện tích
so với năm 2007.
Câu 8: Nêu những nguyên nhân gây suy thoái đa dạng sinh học ở VIệt Nam:
Trả lời:
Các nguyên nhân sau: tự nhiên và tác động của con ng....
Mất nơi cư trú (cháy rừng... sv sẽ k còn chỗ ở..)
Khai thác qua mức
Du canh và xâm lấn đất của canh tác nông nghiệp
Ô nhiễm đất, ô nhiễm kk, nước
Sự xuống cấp của vùng bờ biển
Hiện đại hóa và kinh tế thị trường
Mâu thuẫn giữa cung và cầu (là nguyên nhân cốt yếu- TNTN có hạn mà nhu cầu con ng gia
tăng)..... v....v.....v....v....
Câu 9: Tại sao phải cần giám sát, đánh giá đa dạng sinh học?
Trả lời:
Tính đa dạng sinh học không phải lúc nào cũng cố định trong các khu bảo tồn thiên nhiên.
Theo sự biến đổi của thời gian, khí hậu, sự canh tranh phát triển trong các quần xã, diễn thế tự
nhiên, di cư, sự tác động của con người... làm cho tính đa dạng sinh học trong các khu bảo tồn luôn
thay đổi. Vì vậy, điều tra, giám sát đa dạng sinh học có ý nghĩa rất lớn trong công tác bảo tồn.
Điều tra và giám sát đa dạng sinh học chính là các hoạt động nhằm xem xét, phân tích tình hình
diễn biến các tài nguyên sinh vật theo thời gian, làm cơ sở đề xuất giải pháp bảo tồn.
Các đợt điều tra giám sát đa dạng sinh học theo định kỳ sẽ cung cấp những tư liệu cơ sở để
chúng ta đánh giá những thay đổi trong khu bảo tồn do những tác động tiêu cực hoặc do các hoạt
động quản lý gây nên. Mặt khác, các tư liệu điều tra giám sát sẽ giúp chúng ta đánh giá sự tiến bộ
(hiệu quả) của các hoạt động quản lý. Nói chung, các cuộc điều tra kiểm kê sẽ cho ta những tư liệu
về: số lượng loài trong khu bảo tồn (độ phong phú của loài); phân bố của các loài, nhóm loài đặc
trưng cho các dạng sinh cảnh (tổ thành loài)
Việc điều tra giám sát thường xuyên theo định kỳ sẽ giúp các nhà điều tra xây dựng danh lục
kiểm kê của các loài trong khu bảo tồn. Từ đó chúng ta có thể so sánh kết quả kiểm kê này với các
đợt kiểm kê trước đây hoặc với kết quả kiểm kê ở các khu bảo tồn khác (nếu quy trình kiểm kê

không bị thay đổi).
Ngoài ra hoạt động giám sát, đánh giá đa dạng sinh học còn nhằm mục đích: xác định các
vùng ưu tiên cho bảo tồn đa dạng sinh học; bảo tồn và phát triển nguồn gen động, thực vật; theo dõi
tác động của quản lý đất đai cũng như biến đổi môi trường đến đa dạng sinh học.
Câu 10: Hãy lập kế hoạch điều tra đánh giá đa dạng sinh học cho 1 khu bảo tồn
hoặc 1 địa phương:
Trả lời:
Tiến trình :Tiến trình lập kế hoạch hoạt động giám sát, đánh giá đa dạng sinh học bao
gồm các bước sau:
Phân tích nhu cầu: việc phân tích nhu cầu giám sát đánh giá ĐDSH có thể dựa vào:
Chức năng, nhiệm vụ của từng khu bảo tồn.
Nhu cầu của cộng đồng.
Kết quả phân tích chiến lược, chính sách.

12

12


2.
3.
4.

5.



Xác định mục tiêu tổng thể, mục tiêu cụ thể: sau khi xác định được các vấn đề, nhu
cầu cần giám sát, đánh giá, bước tiếp theo sẽ là tổng hợp các nhu cầu để xác định mục đích,
mục tiêu của việc giám sát, đánh giá.

Xác định các kết quả mong đợi của bảo tồn đa dạng sinh học: có thể được xác định
thông qua phân tích sơ đồ cây với các bên liên quan, nhằm trả lời được câu hỏi: “Để đạt
được mục tiêu cần phải đạt được những kết quả gì?.
Các hoạt động: tiếp tục phân tích sơ đồ cây với các bên liên quan, nhằm trả lời được
câu hỏi: “Để có được những kết quả trên cần phải làm những gì?”. Để đạt được một kết quả
mong đợi cần có một hay nhiều hoạt động liên quan với nó?. Các hoạt động là một phần
quan trọng của chiến lược hành động nhằm đạt được các kết quả mong đợi.
Kế hoạch hành động
Phương pháp lập kế hoạch
Trên cơ sở các hoạt động được xác định để đạt được các kết quả mong đợi trong kế
hoạch hoạt động giám sát đánh giá, tiếp tục phân tích về thời gian, nguồn lực (nhân lực, tài
chính, phương tiện vật tư) để lập kế hoạch hành động.
Điều tra giám sát đa dạng sinh học là những hoạt động tốn kém về thời gian, nhân lực
và tài chính. Vì vậy tuỳ thuộc vào nguồn kinh phí và nhân lực, việc lập kế hoạch hành động
nên tập trung vào những vấn đề quan trọng nhất và sắp xếp các hoạt động theo thứ tự hợp lý
về thời gian.
Câu 11: Trình bày phương pháp điều tra , đánh giá đa dạng sh về 1 đối tg động
vật, thực vật:
Trả lời:
Lập tuyến điều tra
Lập tuyến điều tra cho chương trình giám sát là rất tốn kém và mất thời gian nhưng
cực kỳ quan trọng. Sau khi chia khu bảo tồn thành các dạng sinh cảnh chính, trên cơ sở
nguồn nhân lực và kinh phí sẽ xác định khu vực lập tuyến và số tuyến điều tra giám sát cần
lập và số lần lặp lại cho mỗi đợt điều tra. Tuyến điêu tra nhằm mục đích: Giám sát diễn biến
của các loài động vật
1. Điều tra giám sát các loài thú
Thú là một trong những nhóm sinh vật quan trọng của hoạt động bảo tồn. Sự phát triển
hay suy thoái của các loài thú nói lên tính hiệu quả của hoạt động quản lý.
2,Điều tra giám sát các quần thể thú lớn
Thường thì các loài thú lớn được chú ý hàng đầu trong khu bảo tồn và đó là những loài

chỉ thị quan trọng.Đó cũng là những loài có thể dễ dàng thuyết phục mọi người ủng hộ việc
bảo tồn hơn các loài nhỏ khó nhìn thấy.Tuy nhiên đó cũng là nhiệm vụ khó khăn vì trong
thực tế thú lớn rất dễ bị săn bắn.
Giám sát các loài thú lớn cần phải kiên trì, có thể bắt đầu từ điều tra kiểm kê ban đầu
cho đến tính toán chính xác mật độ. . Các phương pháp điều tra giám sát quần thể thú
lớn
Có nhiều phương pháp giám sát quần thể thú lớn và cơ bản gồm kiểm kê số loài, tính
các chỉ số (hay các xu thế biến đổi) của quần thể.
Điều tra kiểm kê
Phải sử dụng thành thạo các bản đồ và đánh dấu đúng vị trí về thông tin các loài có
được
phương pháp giám sát có thể bắt đầu theo những cách khác nhau:

13

13

















+Tổng hợp các tài liệu hiện có: đó là các bản báo cáo về săn bắt, vận chuyển, các sách
hướng dẫn, các báo cáo khoa học đã công bố, các bản báo cáo tài chính và nếu có thể cả các
bộ sưu tập mẫu vật liên quan đến khu bảo tồn thiên nhiên.
+ Phỏng vấn dân địa phương: phỏng vấn những người sống trong hoặc quanh khu bảo
tồn thiên nhiên (đặc biệt là thợ săn).
+ Trong một số trường hợp nếu loài điều tra là quá hiếm (như Hổ, Bò xám, Voi) chúng
ta có thể áp dụng phiếu điều tra thợ săn.
+ Quan sát các vũng nước, các điểm muối - nơi mà động vật hay lui tới.
Các chỉ số (hay xu thế) quần thể
Chỉ số quần thể là con số thể hiện tính phong phú tương đối của loài ở một vùng trong
một thời điểm nhất định (số lượng các con vật đếm được).
Tính mật độ quần thể theo tuyến
Việc đi theo tuyến để đếm các loài thú quan sát được nhằm tính mật độ quần thể của
chúng có thể không đạt được kết quả như mong muốn nếu số lượng cá thể của loài điều tra
còn quá ít. Nếu ở vùng đó có khả năng gặp được từ 40 cá thể trở lên của một loài hoặc của
một nhóm nhỏ, thì phương pháp tính theo tuyến là phương pháp tốt.
3. Điều tra giám sát các quần thể thú nhỏ
Thú nhỏ nhiều lúc rất nhạy cảm với sự biến đổi của môi trường vì vậy mức độ giàu
nghèo loài và số lượng cá thể của loài cho ta biết diễn biến của môi trường
Bẫy bắt đề kiểm kê
Bẫy bắt là phương pháp nghiên cứu có hiệu quả nhất đối với loài thú nhỏ khó nhìn
thấy. Bẫy bắt cho phép đánh dấu các cá thể và thu thập các thông tin về tình trạng sinh sản
của chúng.
Giám sát xu hướng của quần thể
Để giám sát xu hướng biến đổi số lượng của chủng quần thú nhỏ trong khu bảo tồn thì số
bẫy đặt trên tuyến cần tỷ lệ với độ phong phú tương đối của mỗi kiểu sinh cảnh.
Đặt bẫy để giám sát mật độ quần thể trong sinh cảnh
Nếu ở một hoặc vài kiểu sinh cảnh nào đó mà kết quả kiểm kê hoặc điều tra xu hướng

quần thể là hấp dẫn và có thể kiểm tra được thì chúng ta có thể đặt tất cả bẫy hiện có vào
sinh cảnh đó thành một hệ thống “lưới bẫy”
Kiểm ra và xử lý con vật sa bẫy
4. Điều tra giám sát các quần thể chim
Giám sát các quần thể chim cũng có ý nghĩa tương tự như giám sát các quần thể thú
nhỏ hoặc các quần thể ếch nhái
Chọn địa điểm giăng lưới mờ
Thường lưới mờ được giăng trên các tuyến điều tra đã xác định. Tuy nhiên tuyến đặt
lưới cụ thể thế nào tuỳ thuộc vào nội dung cần giám sát.
Điều tra kiểm kê
Nếu chỉ điều tra thành phần loài chim của khu bảo tồn thì chúng ta đi dọc các tuyến và
giăng lưới mờ tại mỗi điểm nơi kiểu sinh cảnh thay đổi như đã làm trước đây.
Giám sát xu hướng của quần thể
Mục đích giám sát nhằm để biết số lượng chim tăng hay giảm.



Kiểm tra lưới mờ

14

14







+

+
+

Lưới cần được kiểm tra thường xuyên. Nơi có bóng râm, cần kiểm tra lưới 1,5 - 2 giờ một
lần, nơi có mặt trời chiếu trực tiếp thì sau 0,5 - 1 giờ/lần. Trời mưa nhỏ kiểm tra 0,5 - 1 giờ một
lần, trời mưa to không nên giăng lưới. Ánh sáng mờ làm cho lưới khó phát hiện, vì vậy những
giờ đầu của bình minh và trước hoàng hôn là thời gian bẫy chim tốt nhất.
Xử lý chim bắt được
5. Điều tra giám sát lưỡng cư, bò sát
Lưỡng cư và bò sát có liên quan đến những nhóm động vật có xương sống máu lạnh
xuất hiện rất sớm trong lịch sử tiến hoá của trái đất
Thu thập tiêu bản
Điều tra, giám sát đánh giá đa dạng loài thực vật
Các loài thực vật có thể cho biết nhiều về tình trạng, góp phần vào tính đa dạng sinh học
chung của khu bảo tồn. Điều tra, giám sát thực vật cho phép ta biết tất cả hoặc nhiều loài thực vật
trong khu bảo tồn đang được bảo vệ tốt như thế nào bởi chiến lược quản lý bảo tồn. Điều tra thực
vật sẽ giúp chúng ta nhận dạng các kiểu sinh cảnh và phân bố của chúng trong khu bảo tồn.
Thực vật sinh trưởng nhanh nên có ảnh hưởng đến những thay đổi của môi trường. Vì vậy,
điều tra thực vật sẽ giúp ta giám sát và nhận ra những thay đổi của sinh cảnh và nguyên nhân làm
thay đổi (do hoạt động của con người, do động vật hoang dã, do sâu hại, bệnh dịch và các thiên
tai...).
Việc điều tra có thể tập trung vào các loài thực vật nhạy cảm với những biến đổi, có thể sử
dụng chúng như những loài chỉ thị cho sự biến đổi hay xuống cấp sinh cảnh.
Điều tra, giám sát đa dạng loài thực vật ở mỗi dạng sinh cảnh cần thiết phải quan tâm đến tất
cả các dạng sống có trong sinh cảnh đó, bao gồm: cây thân gỗ, cây thân thảo, thực vật ngoại tầng
(dây leo, thực vật ký sinh,...).
Các phương pháp điều tra thực vật đã được trình bày kỹ trong môn học Điều tra rừng. Liên
quan đến giám sát đánh giá đa dạng thành phần loài thực vật, ở đây chỉ lưu ý đến một số trình tự
trong điều tra, giám sát các dạng sống của thực vật với 2 hình thức, đó là: điều tra theo tuyến và
điều tra trên ô tiêu chuẩn.

1. Điều tra, giám sát theo tuyến
Lập tuyến điều tra
sau khi xác định các dạng sinh cảnh chính của khu vực cần giám sát, đánh giá, trên cơ
sở nguồn lực, kinh phí và mục tiêu chương trình giám sát chúng ta cần xác định khu vực lập
tuyến điều tra, số tuyến điều tra giám sát cần lập và số lần lập lại.
Thu thập dữ liệu trên tuyến
Xác định cự ly ghi chép
Tuỳ theo mức độ chi tiết của chương trình giám sát, cự ly ghi chép có thể xác định với
khoảng cách từ 100m - 500m.
Ghi chép dữ liệu:
Tại các điểm đã xác định, chúng ta tiến hành ghi chép toàn bộ các loài cây gặp được trên
tuyến. Dữ liệu thu thập đối với các loài thực vật tuỳ theo từng dạng sống khác nhau.
Đối với cây thân gỗ: cần phải xác định tên loài; đo các dữ liệu về chiều cao, đường kính
ngang ngực; đặc điểm sinh trưởng; phẩm chất cây.
Đối với cây thân thảo: các dữ liệu cần bao gồm tên loài, ước lượng độ che phủ (%), đặc điểm
phân bố,...
Đối với thực vật ngoại tầng: cần thiết ghi nhận các dữ liệu như tên loài, độ phong phú tương
đối, tầng phân bố của loài.

15

15
















2, Điều tra, giám sát theo ô tiêu chuẩn: Có 2 loại ô tiêu chuẩn: ô tiêu chuẩn tạm thời và ô
tiêu chuẩn cố định
Phương pháp đặt ô tiêu chuẩn: có thể lựa chọn một trong 3 phương pháp: ngẫu nhiên, hệ
thống hoặc điển hình.
Đối với thực vật thân gỗ
Xác định hình dạng, kích thước và số lượng ô tiêu chuẩn
Tổ chức điều tra và thu thập số liệu trên ô tiêu chuẩn: việc thu thập số liệu tiến hành trên
ô tiêu chuẩn theo sinh cảnh, trong từng ô tiêu chuẩn ghi nhận tên loài, các chỉ tiêu về sinh
trưởng như đường kính ngang ngực, chiều cao cả cây (H cc), chiều cao dưới cành (Hdc),
đường kính tán (Dt), phẩm chất cây, tình hình sinh trưởng...
Mối quan hệ loài
Đối với thực vật thân thảo
Xác định kích thước và số lượng ô tiêu chuẩn: giống như điều tra thực vật thân gỗ ở cả 3
phương pháp rút mẫu: điển hình, ngẫu nhiên hay hệ thống. Tuy nhiên, diện tích ô tiêu chuẩn
ấn định đối với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, hệ thống trong điều tra thực vật thân
thảo nhỏ hơn trong điều tra thực vật thân gỗ. Diện tích ô tiêu chuẩn có thể chọn trong
khoảng từ 2m2 - 25 m2.
Tổ chức điều tra và thu thập số liệu trên ô tiêu chuẩn: triển khai việc thu thập số liệu trên
ô tiêu chuẩn theo sinh cảnh. Trong mỗi ô tiêu chuẩn ghi nhận tên loài, độ che phủ, số
lượng...
Đối với thực vật ngoại tầng
Xác định kích thước và số lượng ô tiêu chuẩn
Thực tế, quá trình sinh trưởng và phát triển của phần lớn các loài thực vật ngoại tầng

liên quan đến cây thân gỗ. Chính vì thế nên phương pháp rút mẫu, xác định sinh trưởng, số
lượng ô tiêu chuẩn giống như đối với trường hợp điều tra thực vật thân gỗ. Thông thường
khi triển khai thu thập số liệu trên ô tiêu chuẩn đối với cây thân gỗ, đồng thời kết hợp với
việc thu thập số liệu của thực vật ngoại tầng có phân bố trong ô.
Thu thập số liệu trên ô tiêu chuẩn đối với thực vật ngoại tầng thường ghi nhận: tên loài,
tầng phân bố, số lượng...
Một trường hợp điển hình về điều tra, giám sát thực vật
Có nhiều hình thức điều tra thực vật, việc áp dụng hình thức nào là phụ thuộc vào các
mục tiêu quản lý và các thông tin cần thu thập. Chúng ta đã lập một số tuyến trong khu bảo
tồn để tiến hành các chương trình điều tra và giám sát. Về mặt lý thuyết, điều tra thực vật
dọc theo tuyến này có thể thực hiện bằng 2 cách. Cách thứ nhất là đánh dấu, đo và định loại
các cây dọc theo tuyến và lặp lại mỗi năm. Phương pháp này không thể biết chính xác diện
tích đang nghiên cứu đồng thời vấn đề nảy sinh là các cây to thường vượt ra khỏi phạm vi
tuyến điều tra. Vì vậy, tốt nhất là xác định một khu cố định (ô khảo sát) và ở đó nghiên cứu
tất cả, xác định những cây tìm thấy, số cây trên mỗi ha nghiên cứu (cách 2). Ô khảo sát có
kích thước cố định, được đánh dấu vĩnh cửu dọc theo các tuyến và có thể lặp lại nghiên cứu
cho từng năm hoặc từng mùa.
Kích thước ô phụ thuộc vào sự đa dạng của địa điểm nghiên cứu. Ví dụ ở những vùng
có nhiều cây nhỏ hoặc nhiều loài khác nhau thường khó khảo sát cho cả một ô tròn bán kính
hơn 10m. Trong khi đó ở các savan hoặc khu vực trống, ô có bán kính 10m có thể không
tồn tại một cây nào. Đối với rừng nhiệt đới chuẩn có tuổi từ non đến trung bình thì ô bán
kính 11m là tốt nhất. Đối với các rừng già hơn hoặc trống hơn thì các ô cần lớn hơn. Tuy

16

16


nhiên, kích thước của ô có thể là không quan trọng nếu như chúng ta không thay đổi nó
trong quá trình thực hiện chương trình giám sát. Khi xác định được kích thước cần thiết của

ô, ta lập các ô dọc theo tuyến trong các sinh cảnh trên cơ sở phân loại sinh cảnh mô tả trước
đây.
Cách lập ô: phải đánh dấu ô khi đã chọn được vị trí thích hợp bằng cách đóng một cọc
vào giữa vị trí đó. Dùng 2 thước dây kéo thành 2 đường thẳng vuông góc với nhau theo
phương Bắc - Nam và Đông - Tây. Tại mỗi hướng lấy một đoạn thẳng dài 11,2m kể từ cọc
trung tâm và đánh dấu 4 điểm đó. Như vậy, ta sẽ được một hình tròn diện tích là 400m 2.
Hoặc cũng có thể lấy dây dài 11,2m và lấy cọc làm tâm quay một vòng tròn. Để giám sát
lâu dài thực vật phải đánh dấu cố định cọc trung tâm và 4 điểm ở 4 hướng trên để sau này dễ
dàng tìm lại. Đánh dấu cẩn thận trên bản đồ bị trí của ô (dùng máy định vị GPS xác định toạ
độ của ô). Bằng cách đó thì bất kỳ người nào được cung cấp những thông tin cần thiết này
cũng có thể tìm ra vị trí của ô vào mùa, hoặc năm điều tra sau.
Câu 12: Trình bày phương pháp điều tra, đánh giá tác động của con ng đến
ĐDSH:
Trả lời:
Tác động của con người lên các sinh cảnh
Các khu dân cư có thể ảnh hưởng đến các sinh cảnh của khu bảo tồn bằng nhiều cách:
sử dụng các nguồn tài nguyên, chăn thả gia súc... Cùng với thời gian, các ảnh hưởng lên
sinh cảnh có thể tăng lên do sự tăng qui mô dân cư hoặc do sự nhập cư.... hoặc có thể giảm
xuống do sự di dân bớt hoặc chuyển làng đi nơi khác. Mức độ tác động thường khác nhau ở
những khu vực khác nhau, mức độ càng cao hơn đối với khu vực càng gần khu dân cư, dọc
các đường đi, đường mòn, hoặc gần nguồn nước.
Cũng như đối với các dạng điều tra khác, điều quan trọng là chúng ta phải hiểu sâu
sắc các mục tiêu đánh giá tác động của con người và vật nuôi lên các sinh cảnh. Chỉ khi
đó ta mới thu thập thông tin một cách chính xác và kịp thời để lên kế hoạch quản lý.
Lập tuyến điều tra tác động của con người
Việc liệt kê tác động của các khu dân cư lên khu bảo tồn là tương đối dễ nhưng việc
đánh giá các tác động đó nhằm đưa ra các quyết định quản lý thoả đáng thì khó hơn.
Các số liệu thu được có thể chỉ ra những khu vực có tác động thấp cũng như cự ly ảnh
hưởng của con người từ khu vực làng bản vào khu bảo tồn.
Các con đường mòn dẫn vào rừng thường do người dân tạo nên khi vào khai thác tài

nguyên của khu bảo tồn. Vì vậy, một trong những cách đánh giá tác động của con người là đánh
giá tác động dọc theo các đường mòn và điểm xuất phát từ trung tâm làng, đi theo đường mòn
dẫn vào rừng được sử dụng nhiều nhất cho đến khi không còn tìm ra dấu vết tác động nữa. Điều
đó cho phép ta xác định toàn bộ phạm vi không gian của tác động. Nếu có thời gian có thể chọn
thêm đường mòn khác dẫn vào khu vực khác của khu bảo tồn.
1. Đánh giá tác động theo khoảng cách 100m hoặc 200m
Tuyến khảo sát bắt đầu từ ngôi nhà cuối cùng của làng và cho điểm mức độ tác động
theo các yếu tố sau ở mỗi điểm điều tra.
vậy chỉ xem xét nhanh một diện tích khoảng 400m 2 (hình tròn bán kính 11,2m) và
đánh giá sơ bộ các loại tác động.
+Xói mòn: mức nghiêm trọng của xói mòn rãnh, máng, khe nhỏ.
+Ăn gặm: chiều cao của cây cỏ hoặc phần trăm đất trống.
+Chặt cây: tỷ lệ hoặc số lượng cây gỗ, cây bụi gỗ bị chặt hoặc cắt cành.
+Động vật nuôi: số lượng hoặc số lần gặp phân của động vật nuôi.
+Đốt: kích thước khu vực bị đốt.

17

17


Trong mỗi trường hợp, chúng ta tiến hành đánh giá mức nghiêm trọng của tác động
bằng cách cho điểm theo thang từ 0 (không có) đến 3 (lớn nhất).
2. Phân tích kết quả điều tra, giám sát tác động của con người

Tính tổng “điểm tác động” cho mỗi tuyến trên mỗi “khoảng cách từ trung tâm làng” cho
từng yếu tố và cho tất cả các yếu tố và thể hiện kết hợp trên biểu đồ cột. Tính giá trị trung
bình số liệu của mỗi khoảng cách từ tất cả các tuyến của một làng.

So sánh số liệu giữa các làng để tìm ra sự khác biệt. Sau đó xác định nguyên nhân của sự

khác biệt nếu có thể. Những nguyên nhân đó có thể cho ta những gợi ý có giá trị để xây
dựng chương trình quản lý nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất các tác động của con người
lên khu bảo tồn.
Đánh giá tác động của con ng đến ddsh:
Tác đông: săn bắn trái phép, khai thác, đốt cháy rừng, buôn bán đv hoang dã, gây ô
nhiễm,gấy cháy rừng, chiến tranh, chăn thả tự nhiên, làm đg, khai thác khoáng sản ả/h đến
ddv hoang dã...








Câu 13: Bảo tồn đa dạng sh là gì? Tại sao cần phải bảo tồn đa dạng sinh học? Các
nguyên tắc cơ bản của bảo tồn ddsh:
Trả lời:
Khái niệm
Trong từ điển Đa dạng sinh học và phát triển bền vững (2001) thì bảo tồn đa dạng sinh
học được định nghĩa là "việc quản lý mối tác động qua lại giữa con người với các gen, các
loài và các hệ sinh thái nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho thế hệ hiện tại đồng thời duy trì
tiềm năng của chúng để đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của các thế hệ tương lai".
Sự cần thiết phải bảo tồn đa dạng sinh học
Thực trạng của đa dạng sinh học trên phạm vi toàn cầu là đã và đang bị suy thoái
nghiêm trọng. Suy thoái đa dạng sinh học sẽ dẫn đến những hậu quả to lớn và không lường
trước được đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Đa dạng sinh học có giá trị
rất lớn như đã nêu ở phần trước, chính vì thế bảo tồn đa dạng là việc làm cần thiết và khẩn
cấp hiện nay của nhân loại. Nhìn chung có một số lý do khẳng định sự cần thiết phải bảo
tồn đa dạng sinh học là:

Lý do kinh tế: lý do này trước hết đề cập đến giá trị kinh tế của đa dạng sinh học, đó là
những sản phẩm được con người trực tiếp hoặc gián tiếp sử dụng.
Lý do sinh thái: Lý do này đề cập đến việc duy trì các quá trình sinh thái cơ bản của đa dạng
sinh học. Đa dạng sinh học đã tạo lập nên sự cân bằng sinh thái nhờ những mối liên hệ giữa các
loài với nhau. Cân bằng sinh thái là cơ sở để phát triển bền vững các quá trình trao đổi chất và
năng lượng trong hệ sinh thái.
Lý do đạo đức: lý do này giúp chúng ta tôn trọng các loài sinh vật trong quá trình cùng
tồn tại. Các loài sinh vật tồn tại không nhất thiết phụ thuộc vào giá trị sử dụng của chúng và
sự cần thiết của con người.
Lý do thẩm mỹ: đa dạng sinh học đã tạo ra những dịch vụ tự nhiên phục vụ nhu cầu vui
chơi giải trí của con người chẳng hạn như du lịch sinh thái, thăm quan,...do đó nó góp phần
cải thiện đời sống tinh thần của con người.
Lý do về giá trị tiềm ẩn: không phải các loài sinh vật đều có những giá trị kinh tế, sinh
thái, đạo đức, thẩm mỹ giống nhau và thực tế hiện nay chúng ta chưa xác định được hết các
giá trị của chúng. Một số loài hiện được coi là không có giá trị có thể trở thành loài hữu ích
hoặc có một giá trị lớn nào đó trong tương lai, đó chính là giá trị tiềm ẩn của đa dạng sinh

18

18


học.
Các nguyên tắc cơ bản của bảo tồn đa dạng sinh học-10 nguyên tắc chỉ đạo cơ bản
sau:
1.
Mọi dạng của sự sống là độc nhất và cần thiết và mọi người phải nhận thức được điều
đó.
2.
Bảo tồn đa dạng sinh học là một dạng đầu tư đem lại lợi ích lớn cho địa phương, cho đất

nước và toàn cầu.
3.
Chi phí và lợi ích của bảo tồn đa dạng sinh học phải được chia đều cho mọi đất nước và
mọi người trong mỗi đất nước.
4.
Vì là một phần của các cố gắng phát triển bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học đòi hỏi những
biến đổi lớn về hình mẫu và thực tiễn của phát triển kinh tế toàn cầu.
5.
Tăng kinh phí cho bảo tồn đa dạng sinh học tự nó không làm giảm mất mát đa dạng sinh
học. Cần phải thực hiện cải cách chính sách và tổ chức để tạo ra các điều kiện để nguồn
kinh phí được sử dụng một cách có hiệu quả.
6.
Mỗi địa phương, đất nước và toàn cầu đều có các ưu tiên khác nhau về bảo tồn đa dạng
sinh học và chúng cần được xem xét khi xây dựng chiến lược bảo tồn. Mọi quốc gia và mọi
cộng đồng đều quan tâm đến bảo tồn đa dạng sinh học riêng của mình, nhưng không nên chỉ
tập trung cho riêng một số hệ sinh thái hay các đất nước giàu có về loài.
7.
Bảo tồn đa dạng sinh học chỉ có thể được duy trì khi nhận thức và quan tâm của mọi
người dân được đề cao và khi các nhà làm chính sách nhận được thông tin đáng tin cậy làm
cơ sở xây dựng chính sách.(TL)
8.
Hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học phải được lên kế hoạch và được thực hiện ở phạm vi
đã được các tiêu chuẩn sinh thái và xã hội xác định. Hoạt động cần tập trung vào nơi có
người dân hiện đang sinh sống và làm việc và trong các vùng rừng cấm hoang dã.
9.
Đa dạng văn hoá gắn liền với đa dạng sinh học. Hiểu biết của nhân loại về đa dạng sinh
học cũng như việc quản lý, sử dụng đa dạng sinh học đều nằm trong đa dạng văn hoá. Do đó
bảo tồn đa dạng sinh học góp phần tăng cường các giá trị và sự thống nhất văn hoá và
ngược lại.
10. Tăng cường sự tham gia của người dân, quan tâm tới các quyền cơ bản của con người,

tăng cường giáo dục và thông tin và tăng cường khả năng tổ chức là những nhân tố cơ bản
của bảo tồn đa dạng sinh học.
Câu 14: Bảo tồn tại chỗ là gì? Trình bày những loại hình của bảo tồn tại chỗ:
Trả lời:
Bảo tồn tại chỗ (In - situ conservation): nhằm bảo tồn các hệ sinh thái và các sinh cảnh tự
nhiên để duy trì và khôi phục quần thể các loài trong môi trường tự nhiên của chúng. Đối với các
loài được thuần hoá, bảo tồn in - situ là bảo tồn chúng trong môi trường sống nơi đã hình thành và
phát triển các đặc điểm đặc trưng của chúng. Do vậy bảo tồn in - situ cũng là hình thức lý tưởng
trong bảo tồn nguồn gen.
Loại hình và phân hạng các loại hình khu bảo tồn ở các quốc gia trên thế giới hiện có nhiều
điểm khác nhau. IUCN (1994 trong Phạm Nhật, 1999) đã đưa ra 6 loại hình khu bảo vệ như sau:

Khu bảo vệ nghiêm ngặt (Strict Protection): gồm hai hình thức
+
Khu dự trữ thiên nhiên nghiêm ngặt (Strict nature reserve, Ia): là vùng đất hoặc biển chứa một
số hệ sinh thái nổi bật hoặc đại diện, có những đặc điểm sinh vật, địa lý hoặc những loài nguyên
sinh phục vụ cho nghiên cứu khoa học, quan trắc môi trường, giáo dục và để duy trì nguồn tài
nguyên di truyền trong một trạng thái động và tiến hoá.
+
Vùng hoang dã (Wilderness area, Ib): là vùng đất rộng lớn chưa bị tác động hay biến đổi đáng
kể hoặc là vùng biển còn giữ lại được những đặc điểm tự nhiên của nó, không bị ảnh hưởng thường

19

19


xuyên và là nơi sống đầy ý nghĩa mà việc bảo tồn nhằm giữ được các điều kiện tự nhiên của nó.

Vườn quốc gia (National park, II) hay khu bảo tồn hệ sinh thái và giải trí

(Ecosystem conservation and recreation): II
Là vùng đất hoặc biển tự nhiên được quy hoạch để (a) bảo vệ sự toàn vẹn sinh thái
của một hoặc nhiều hệ sinh thái cho các thế hệ hiện tại và mai sau; (b) loại bỏ sự khai thác
hoặc chiếm dụng không mang tính tự nhiên đối với những mục đích của vùng đất và (c) tạo
cơ sở nền móng cho tất cả các hoạt động khoa học, giáo dục, vui chơi, giải trí và tham quan
mà các hoạt động đó phải phù hợp với văn hoá và môi trường.

Thắng cảnh thiên nhiên (Natural monument)/ Bảo tồn đặc điểm tự nhiên
(Conservation of natural feature): III
Là vùng đất bao gồm một hoặc nhiều đặc điểm tự nhiên hoặc văn hoá nổi bật hoặc có
giá trị độc đáo phục vụ cho mục đích thuyết minh, giáo dục và thưởng ngoạn của nhân dân.



Khu bảo tồn thiên nhiên có quản lý (Conservation through active management)/ Khu
bảo tồn sinh cảnh/bảo tồn loài (Habitat Species management area): IV
Là một vùng đất hay biển bắt buộc phải can thiệp tích cực cho mục tiêu quản lý để
đảm bảo những điều kiện cần thiết cho việc bảo vệ những loài có tầm quan trọng quốc
gia.Nghiên cứu khoa học, quan trắc môi trường và phục vụ giáo dục là những hoạt động
thích hợp với loại hình này.



Khu bảo tồn cảnh quan đất liền/cảnh quan biển (Protected Landscape/Seascape):
V
Là một vùng đất hay biển lân cận, nơi tác động giữa con người với tự nhiên được diễn
ra thường xuyênNhững khu này mang tính chất kết hợp giữa văn hoá và cảnh quan tự nhiên
có giá trị thẩm mỹ cao và đó cũng là nơi phục vụ mục đích đa dạng sinh thái, khoa học, văn
hoá và giáo dục.




Khu sử dụng bền vững các hệ sinh thái tự nhiên (Sustainable use of natural
ecosystem) hay Khu quản lý tài nguyên (Managed resource protected area): VI
Một vùng chứa các hệ thống tự nhiên chưa hoặc ít bị biến đổi được quản lý bảo vệ một
cách chắc chắn dài hạn vừa duy trì tính đa dạng sinh học đồng thời có khả năng cung cấp
bền vững các sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của con người.
Câu 15 : Bảo tồn chuyển chỗ là gì ? loại hình của nó :
Trả lời :
Bảo tồn chuyển chỗ là một bộ phận quan trọng trong chiến lược tổng hợp nhằm bảo vệ
các loài đang có nguy cơ bị tuyệt diệt.
bảo tồn chuyển chỗ hay bảo tồn nơi khác là phương thức bảo tồn các cá thể trong
những điều kiện nhân tạo dưới sự giám sát của con người.
*Một số hình thức bảo tồn chuyển chỗ thường gặp:
Vườn động vật hay vườn thú (Zoo):
Vườn động vật trước đây có truyền thống là đặc biệt quan tâm đến các loài động vật có
xương sống. Trong vài ba chục năm trở lại đây, mục tiêu cuả các vườn động vật đã có nhiều
thay đổi, trở thành nơi nhận nuôi các loài động vật đang có nguy cơ bị tuyệt chủng và phục
vụ nghiên cứu.

20

20


các nhà khoa học đang cố gắng tìm mọi biện pháp tối ưu để nhân giống, phòng chống
bệnh tật. Tất nhiên có nhiều vấn đề về kỹ thuật nhân nuôi, sinh thái và tập tínhh loài cũng
như việc thả các loài trở về với môi trường sống tự nhiên đang đặt ra cho công tác nhân nuôi
mà các vườn động vật cần giải quyết.
Bể nuôi (Aquarium):

Trước kia bể nuôi thường chỉ dùng để trưng bày các loài cá lạ và hấp dẫn khách tham
quan. Gần đây để đối phó trước nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loài sinh vật sống ở nước,
các chuyên gia về cá, thú biển và san hô đã cùng hợp tác với các Viện nghiên cứu biển, các
thuỷ cung và các bể nuôi tổ chức nhân nuôi bảo tồn các loài đang được quan tâm.
Vườn thực vật (Botanic garden)
Hiện nay có khoảng 1500 vườn thực vật trên thế giới đã có các bộ sưu tập của các loài
thực vật chính. Đó thực sự là một nỗ lực lớn trong sự nghiệp bảo tồn thực vật.
Vườn thực vật hiện đang có xu thế tập trung vào gieo trồng các loài cây quý hiếm đang
có nguy cơ tuyệt chủng.
Ngân hàng hạt giống (Seed bank):
Đây được coi là các bộ sưu tập hay là ngân hàng hạt giống. Khả năng tồn tại lâu dài của hạt
đặc biệt có giá trị cho việc bảo tồn Ex - situ vì nó cho phép bảo tồn hạt trong một không gian nhỏ,
chi phí thấp.
Câu 16: Các hoạt động phối hợp, hỗ trợ trong bảo tồn DDSH:
Trả lời:
Vai trò của luật pháp trong bảo tồn đa dạng sinh học
Công cụ pháp chế hay luật pháp có thể được áp dụng tại các cấp địa phươnng, quốc gia
hay quốc tế để bảo vệ tất cả các khía cạnh của đa dạng sinh học. Các văn bản pháp luật sẽ
cung cấp phương tiện và chương trình để bảo tồn đa dạng sinh học. Mặc dù luật pháp là hết
sức quan trọng nhưng nó chỉ là cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ các loài động thực vật quan
trọng đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Ngoài ra cần phải tổ chức tốt công tác bảo vệ cụ thể
cũng như làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục để nhân dân trong vùng tự giác tham gia
công tác bảo tồn đa dạng sinh học thì mới thực hiện được bảo tồn đa dạng sinh học một
cách toàn diện.
Các thoả hiệp quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học
Bảo tồn đa dạng sinh học cần có sự tham gia của các quốc gia trên toàn thế giới.
vì một số lý do sau:
+ Các loài động vật không có khái niệm về biên giới trong phân bố.
+ Nạn buôn bán các sản phẩm sinh học hiện đang diễn ra trên thị trường quốc tế.
+ Những lợi ích mà đa dạng sinh học mang lại có tầm quan trọng quốc tế.

+ Rất nhiều vấn đề của các loài hay các hệ sinh thái bị đe doạ có quy mô toàn cầu nên
đòi hỏi sự hợp tác quốc tế để giải quyết,
Các công ước quốc tế
+ Công ước về bảo tồn loài:
Công ước về buôn bán các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng
Việt Nam là thành viên thứ 122 của CITES, được chấp nhận ngày 20/4/1994. Một số
công ước bảo tồn khác:
+ Công ước về bảo tồn các loài động vật di cư (1979)
+ Công ước về bảo tồn các loài sinh vật biển vùng Nam Cực
+ Công ước về điều tiết săn bắt cá Voi
+ Công ước về bảo vệ các loài chim
+ Công ước về đánh bắt và bảo vệ sinh vật biển ở Vịnh Ban tích

21

21


-

+ Công ước về bảo vệ các vùng đất ướt Ramsar
+ Công ước về bảo tồn văn hoá thế giới và di sản thiên nhiên
+ Mạng lưới khu dự trữ sinh quyển
+ Công ước về bảo vệ tầng ôzon
+ Ngoài ra còn có một số công ước khác như công ước về việc ngăn chặn ô nhiễm
biển, công ước về vùng biển,…cũng đã được ký kết.
Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu
diễn ra tại Rio de Janeiro, Braxin, trong thời gian 12 ngày vào tháng 6 năm 1992
(5/61992).
Tuyên bố Rio đề cập đến nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”,

Công ước về sự thay đổi khí hậu toàn đỏi hỏi các nước công nghiệp phải giảm thiểu
các chất gây ô nhiễm và các khí nhà kính khác
Công ước về đa dạng sinh học mục tiêu: bảo vệ đa dạng sinh học, sử dụng bền vững
đa dạng sinh học, phân phối công bằng lợi nhuận của các sản phẩm mới lấy từ các loài
hoang dã và các loài thuần dưỡng.
Tuyên bố về các nguyên tắc đối với rừng
Lịch trình 21 (Agenda 21): Tài liệu này ra đời là một cố gắng mới để trình bày một cách có
hệ thống và toàn diện những chính sách cần thiết liên quan đến phát triển bền vững.
Luật pháp của mỗi quốc gia
Luật pháp là chỗ dựa hết sức quan trọng, là các căn cứ pháp lý làm cơ sở cho việc tổ
chức bảo tồn. Ở mỗi quốc gia, dựa trên tình hình kinh tế, xã hội, điều kiện tự nhiên, đặc
điểm và hiện trạng nguồn tài nguyên thiên nhiên…nhiều văn bản pháp luật, dưới luật và các
chính sách, thể chế liên quan được soạn thảo và ban hành kịp thời nhằm hỗ trợ, tạo điều
kiện thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học.
Câu 17: Trình baỳ hệ thống các khu bảo tồn, vườn quốc qia ở Việt Nam:
Trả lời:
Việt Nam là một trong những nước sớm quan tâm đến vấn đề bảo tồn tài nguyên đa
dạng sinh học. Ngày 7 tháng 7 năm 1962, Vườn quốc gia Cúc Phương là KBT đầu tiên được
thành lập ở miền Bắc. Thời gian đầu gọi là khu “rừng cấm” Cúc Phương, đây là khu bảo tồn
thiên nhiên đối với hệ động thực vật trên núi đá vôi nằm tiếp giáp ở vùng sinh thái đồng
bằng Bắc bộ và Tây Bắc.
Ở miền Nam, năm 1965, Phạm Hoàng Hộ và Phùng Trung Ngân đã đề nghị và được
chính phủ Sài Gòn quyết định thành lập 10 khu bảo vệ vùng thấp: Côn Đảo, Châu Đốc, Bảo
Lộc, Rừng cấm săn bắn Đức Xuyên (Buôn Ma Thuột), đảo Hoang Loan và Mũi Dinh. Vùng
núi cao có 3 khu: Chư Yang Sin (2405m), Đỉnh Lang Bian (2183m) và Bạch Mã-Hải Vân
(1450m). Theo số liệu của IUCN (1974) miền Nam Việt Nam có 7 khu bảo tồn với diện tích
753.050 ha (Cao Văn Sung- Hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên ở Việt Nam-1994).
Sau ngày thống nhất đất nước hệ thống các KBT được dần dần mở rộng, bổ sung và
hoàn thiện cả về quy mô diện tích, và hệ thống quản lý bảo vệ. Hệ thống các KBT của Việt
Nam hiện nay có 211 khu, bao gồm :

- Các KBT rừng (Khu rừng đặc dụng) thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
đang quản lý 128 KBT ( Đã được Chính phủ công nhận)
Các khu bảo tồn biển do Bộ Thủy sản đề xuất 15 KBT
Khu bảo tồn đất ngập nước do Bộ Tài nguyên và môi trường đề xuất 68 KBT
Các KBT đất ngập nước và trên biển hiện mới chỉ mới đề xuất, nhưng chưa có
quyết định phê duyệt chính thức.

22

22


Trong 128 KBT rừng hiện nay có 30 Vườn quốc gia (VQG), 48 Khu dữ trữ thiên
nhiên, 12 khu bảo tồn loài và sinh cảnh, 38 khu bảo vệ cảnh quan, với tổng diện tích
2.400.092 ha, chiếm gần 7,24% diện tích tự nhiên trên đất liền của cả nước. Một số khu
rừng nghiên cứu tại các Viện, Trung tâm, các trường học cũng đã được thống kê vào trong
hệ thống rừng đặc dụng, theo Luật bảo vệ và phát triển rừng sửa đổi năm 2004.
Hê thống các khu rừng đặc dụng hiện có phân bố rộng khắp trên các vùng sinh thái
toàn quốc. Tuy nhiên hệ thống các khu rừng đặc dụng hiện nay có đặc điểm là phần lớn các
khu rừng đặc dụng đều có diện tích nhỏ, phân bố phân tán. Trong số 128 KBT có 14 khu có
diện tích nhỏ hơn 1000 ha, chiếm 10,9%. Các khu có diện tích nhỏ hơn 10.000 ha là 52 khu,
chiếm 40,6% các khu bảo tồn, bao gồm VQG 4 khu, 9 khu dữ trữ thiên nhiên, 9 khu bảo vệ
loài, 30 khu bảo vệ cảnh quan. Chỉ có 12 khu có diện tích từ 50.000 ha trở lên. Nhiều khu
bảo tồn còn bao chiếm nhiều diện tích đất nông nghiệp, đất thổ cư, ranh giới một số khu bảo
tồn trên thực địa chưa rõ ràng, còn có tranh chấp, tính liên kết các khu yếu, chưa hình thành
được các hành lang liên kết các KBT nhỏ, có nhiều đặc điểm giống nhau v.v.
Mức độ sử dụng/can thiệp cụ thể ở các khu bảo tồn đã được phân định từ nhỏ đến lớn
như sau:
+ Khu bảo tồn thiên nhiên nghiêm ngặt: Là những khu được bảo vệ nghiêm ngặt,
chỉ dành cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo và quan trắc môi trường.

+ Vườn quốc gia: là những khu vực rộng lớn có vẻ đẹp thiên nhiên (ở biển hay ở đất
liền) được gìn giữ bảo vệ một hoặc vài hệ sinh thái ở đó, đồng thời được dùng cho các mục
đích giáo dục, nghiên cứu khoa học, nghỉ ngơi giải trí và tham quan du lịch.
+ Các di sản quốc gia: là những khu vực nhỏ hơn được thiết lập nhằm bảo tồn những
đặc trưng về sinh học, địa lí, địa chất hay văn hoá của của một nơi nào đó.
+ Các khu vưc quản lý nơi cư trú của động vật hoang dã: có những điểm tương tự
với các khu bảo tồn nghiêm ngặt nhưng một số hoạt động chủ yếu của con người được phép
tiến hành tại đây để duy trì các đặc thù của cộng đồng dân cư.
+ Các khu bảo tồn cảnh quan trên đất liền và trên biển: cho phép người dân tác
động/sử dụng theo cách cổ truyền, không phá huỷ, đặc biệt tại những nơi mà việc sử dụng
đã hình thành nên những khu vực có đặc tính văn hoá, thẩm mỹ và sinh học đặc sắc.
+ Các khu dự trữ tài nguyên: là các vùng mà ở đó việc sử dụng tài nguyên được
kiểm soát phù hợp với chính sách quốc gia. Nguồn tài nguyên thiên nhiên được bảo vệ cho
tương lai.
+ Các khu sử dụng bền vững hệ sinh thái - nhân văn tự nhiên: cho phép các cộng
đồng địa phương được duy trì cuộc sống của họ mà không có sự can thiệp từ bên ngoài.
+ Các khu quản lý tài nguyên cho phép sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên
thiên nhiên, trong đó có tài nguyên nước, động vật hoang dã, chăn nuôi gia súc, gỗ, du lịch
và đánh bắt cá.
Năm loại hình nêu đầu tiên có thể coi như là khu bảo tồn thực sự mà trong đó các nơi
cư trú chủ yếu được quản lý vì mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học.
Câu 18: Giới thiệu các tổ chức phi chính phủ hoạt động liên quan tới bảo tồn đa
dạng sinh học:
Trả lời:
+ Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Việt là một tổ chức phi chính phủ nội địa hoạt động
độc lập trong lĩnh vực bảo tồn ở Việt Nam. Tổ chức được hình thành từ Tổ chức BirdLife
quốc tế đã có chương trình hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Hoạt động của
Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Việt tập trung vào một số lĩnh vực như: các hành động bảo
tồn trên thực địa; giám sát đa dạng sinh học; liên kết đa dạng sinh học đến đời sống con


23

23


người và trong bối cảnh biến đổi khí hậu; thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu; nâng
cao năng lực khoa học bảo tồn; và nâng cao nhận thức và giáo dục về môi trường.
+ WWF là một trong những tổ chức phi chính phủ quốc tế đầu tiên hoạt động tại Việt
Nam.
Từ thập niên 90, WWF đã hợp tác với chính phủ trong các chương trình bảo tồn và phát
triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam vì lợi ích của các thế hệ hiện tại
và tương lai bằng việc tài trợ và thực hiện các chương trình nhằm duy trì, bảo vệ và phát
triển một cách bền vững cơ sở nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước.
Từ đó cho đến nay,WWF đã cộng tác với chính phủ Việt Nam trong rất nhiều lĩnh vực liên
quan đến các vấn đề môi trường và thực hiện các chương trình hoạt động tại các địa phương
trên khắp cả nước. WWF-Việt Nam được công nhận là tổ chức hàng đầu trong lĩnh vực bảo
tồn tại Việt Nam, tư vấn các giải pháp,hỗ trợ chính phủ và các bên liên quan trong việc giải
quyết các thách thức trong quá trình phát triển quốc gia.
+ Tháng 5 năm 2015,Hội đồng IUCN (Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế) đã chính
thức thông qua quyết định thành lập Ủy ban IUCN Việt Nam (IUCNVNNC), IUCNVNNC
thành lập nhằm hỗ trợ và tăng cường năng lực IUCN khu vực mạnh mẽ hơn trong việc thực
thi sứ mệnh của IUCN trong khu vực châu Á, thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa các quốc
gia thành viên IUCN, đảm bảo điều phối hiệu quả giữa các bộ phận trong IUCN và tạo điều
kiện để các thành viên tham gia vào các chương trình, quản lý điều hành của IUCN. Sứ
mệnh của IUCN là “tạo ảnh hưởng, khích lệ và hỗ trợ các nhóm xã hội trên toàn thế giới
thực hiện bảo tồn thiên nhiên và đảm bảo sử dụng tài nguyên thiên nhiên bền vững và công
bằng”. IUCN Việt Nam đã có một chặng đường lịch sử hình thành và phát triển tương đối
lâu dài kể từ khi tham gia hỗ trợ kỹ thuật cho Chính phủ trong việc chuẩn bị xây dựng Chiến
lược Bảo tồn quốc gia lần thứ nhất vào năm 1984, và tiếp theo sau là những đóng góp quan
trọng vào công cuộc bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường của quốc gia và đặc biệt

trong việc xây dựng pháp luật và chính sách liên quan.
Câu 19: Trình bày tóm tắt nội dung cơ bản của luật Đa Dạng sh 2008 của Việt
Nam:
Trả lời:
Luật Đa dạng sinh học được Quốc hội khóa XII thông qua tại kỳ họp thứ tư (ngày
13/11/2008) và chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2009. Đây là luật đầu tiên quy
định về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học, bộ luật có tính khoa học chuyên
ngành rất cao và là nền tảng cơ bản về mặt pháp lý cho bảo tồn, sử dụng bền vững đa dạng
sinh học ở Việt Nam.
Gồm 8 chương, 78 điều quy định về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh
học; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong bảo tồn và phát triển bền
vững đa dạng sinh học. Luật tập trung điều chỉnh các nội dung liên quan tới Quy hoạch bảo
tồn đa dạng sinh học; Bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên; Bảo tồn và Phát
triển bền vững các loài sinh vật; Bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên di truyền; Hợp
tác quốc tế về đa dạng sinh học; Cơ chế, nguồn lực bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng
sinh học.
Cụ thể:
Chương 1: Những quy dịnh chung: gồm 7 điều nói về: phạm vi điều chỉnh, đối tượng
áp dụng, giải thích từ ngữ, chính sách, nguyên tắc bảo tồn, trách nhiệm của nhà nước và
những hành vi bị cấm trong đa dạng sinh học.

24

24














Chương 2: Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học: gồm 2 mục 8 điều nói về: quy hoạch
bảo tồn đa dạng của cả nước và địa phg, tỉnh: Căn cứ lập qh, nội dung, phê duyệt điều chỉnh
và công bố thực hiện quy hoạch.
Chương 3: Bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên: gồm 2 mục 21 điều,
nói về: các vấn đề liên quan đến khu bảo tồn và vc phát triển bv hst tự nhiên.
Chương 4: Bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật: gồm 3 mục 18 điều, nói
về: Bảo vệ loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm, được ưu tiên bảo vệ; ptbv các loài
sv và kiểm soát loài ngoại lai xâm hại.
Chương 5: Bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên di truyền: gồm 14 điều chia làm
3 mục, nói về: quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ nguồn gen; Lưu trử, bảo quản
mẫu vật di truyền, đánh giá nguồn gen, quản lý thông tin về nguồn gen, bản quyền tri thức
truyền thống về nguồn gen; quản lý rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của
sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học.
Chương 6: Hợp tác quốc tế về đa dạng sinh học: Gồm 2 điều, nói về: Hợp tác quốc tế
và việc thực hiện điều ước quốc tế về đa dạng sinh học và Hợp tác với các nước có chung
biên giới với Việt Nam.
Chương 7: Cơ chế, nguồn lực bảo tồn và ptbv đa dạng sh: gồm 5 điều, nói về: Điều tra
cơ bản, nghiên cứu khoa học, quản lý thông tin, số liệu ; báo cáo; Tài chính cho việc bảo tồn
và phát triển bền vững đa dạng sinh học; Dịch vụ môi trường liên quan; và Bồi thường thiệt
hại về đa dạng sinh học.
Chương 8: Điều khoản thi hành: gồm 3 điều, nói về: quy định chuyển tiếp, hiệu lực thi
hành, và quy định chi tiết hướng dẫn thi hành.
Câu 20: Tìm hiểu về ngày Quốc tế đa dạng sh:

Trả lời:
Ngày quốc tế Đa dạng sinh học (cũng gọi là Ngày Đa dạng sinh học thế giới) là một
ngày do Liên Hiệp Quốc lập ra, để xúc tiến các vấn đề đa dạng sinh học. Hiện nay, ngày này
được cử hành vào ngày 22 tháng 5 hàng năm.
Lịch sử:
Từ khi được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (Nghị quyết A/RES/49/119) lập ra vào năm
1993 cho tới năm 2000, Ngày quốc tế Đa dạng sinh học được cử hành vào ngày 29 tháng 12
hàng năm để kỷ niệm ngày Công ước về Đa dạng sinh học (Convention on Biological
Diversity) bắt đầu có hiệu lực. Đến ngày 20.12.2000. thì ngày này được đổi sang ngày 22
tháng 5 hàng năm để kỷ niệm ngày Công ước về Đa dạng Sinh học được thông qua ở Hội
nghị Liên Hiệp Quốc về Môi trường và Phát triển (cũng gọi là "Hội nghị thượng đỉnh Trái
Đất"=Earth Summit) ở Rio de Janeiro ngày 22.5.1992, và cũng phần nào để tránh trùng với
nhiều ngày lễ khác diễn ra vào cuối tháng 12
Các chủ đề ngày quốc tế Đa dạng sinh học
2015: Đa dạng sinh học vì sự phát triển bền vững
2014: Đa dạng sinh học đảo
2013: Nước và đa dạng sinh học
2012: Đa dạng sinh học biển
2011: Đa dạng sinh học rừng
2010: Đa dạng sinh học, Phát triển và Làm giảm nghèo
2009: Các loài xa lạ xâm lấn
2008: Đa dạng sinh học và Nông nghiệp
2007: Đa dạng sinh học và Sự biến đổi khí hậu
2006: Bảo vệ đa dạng sinh học trên đất liền

25

25



×