Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

bai 33 dieu che khi hidro

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.19 KB, 5 trang )

Ngày dạy:...............
Lớp dạy:.................
Tuần 25
Bài 33: Điều chế khí hidro – Phản ứng thế
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Học sinh hiểu phương pháp cụ thể và nguyên liệu điều chế khí hidro trong phòng
thí nghiệm( axit HCL hoặc H2SO4 tác dụng với Zn hoặc Al); biết nguyên tắc điều
chế hidro trong công nghiệp.
- HS hiểu được phản ứng thế là gì
- HS có kĩ năng lắp dụng cụ điều chế hidro từ axit và kẽm, biết nhận ra hidro( bằng
que đóm đang cháy) và thu hidro vào ống nghiệm( bằng cách đẩy không khí hay
đẩy nước).
2. Kỹ năng.
- Rèn kỹ năng quan sát thí nghiệm.
- Rèn kỹ năng phân tích, so sánh.
3. Thái độ.
- Giáo dục thái độ yêu thích bộ môn.
II. Các kỹ năng cơ bản được giáo dục trong bài.
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc sách giáo khoa, quan sát thí nghiệm.
- Kỹ năng hợp tác lắng nghe tích cực.
III. Các phương pháp kĩ thuật dạy học.
- Làm thí nghiệm
- Vấn đáp – tìm tòi


- Trực quan – tìm tòi
- Thảo luận nhóm
IV. Phương tiện dạy học.
- GV chuẩn bị trước bộ dụng cụ và hóa chất để làm thí nghiệm.
- Học sinh xem lại bài trước, đọc trước thí nghiệm.


V. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định tổ chức
2. Bài cũ
- Chất oxi hóa là gì, chất khử là gì, phản ứng oxi hóa khử là gì
+ Chất oxi hóa là chất nhường oxi cho chất khác.
+ Chất khử là chất chiếm oxi của chất khác.
+ Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hóa
và sự khử
Ví dụ có 2 phương trình sau, hay cho biết đâu là phản ứng oxi hóa khử, phân biệt
chất khử, chất oxi hóa
to

- CaCO3 → CaO + CO2 : phản ứng phân hủy
to

- MgO + H2 → Mg + H2O
chất khử : H2, chất oxi hóa: MgO, sự khử: MgO → Mg, sự oxi hóa: H2 → H2O
to

- Mg + CO2 → MgO + C
Chất khử: Mg, chất oxi hóa: CO2, sự khử: CO2 → C, sự oxi hóa: Mg → MgO
3. Khám phá
Các tiết trước các em đã được học tính chất, ứng dụng của hidro, được học thêm
một phản ứng là oxi hóa khử rồi, bài hôm nay chúng ta sẽ học phần điều chế hidro
và một phản ứng nữa là phản ứng thế.


Hoạt động 1: Điều chế khí hidro
1. Trong phòng thí nghiệm
Hoạt động của Giáo Viên

- HS đọc phần a
- Nguyên liệu để điều chế khí hidro
trong phòng thí nghiệm
- Nguyên tắc điều chế khí hidro
- GV tóm tắt lại dụng cụ hóa chất và
cách tiến hành cho HS biết, sau đó mời
đại diện 2 HS lên làm thí nghiệm

- nhận xét hiện tượng thí nghiệm
+ Khi cho dd HCl tiếp xúc với kẽm.
+ Khi đưa que đóm còn tàn đỏ vào đầu
ống dẫn khí.
+ Khi đưa que đóm đang cháy vào đầu
ống dẫn khí
+ Cô cạn dd trong ống nghiệm.
+ Viết PTHH
- Bài tập vận dụng: Viết các phương
trình phản ứng xảy ra trong các trường
hợp sau:
a. Sắt + dd HCl
b. Nhôm + dd HCl
c.Nhôm + dd H2SO4 loãng
- GV giới thiệu về cách thu khí hidro
bằng 2 cách
- Cách thu khí hidro giống và khác
cách thu khí oxi như thế nào? Vì sao?

Hoạt động của Học Sinh
- 2 HS đứng dậy đọc.
- axit: HCl hay H2SO4 loãng

- kim loại: Zn, Fe, Al, Mg
- Ng.tắc: Kim loại + axit → muối + H2
- Cầm nghiêng ống nghiệm, cho vào đó
3 viên kẽm, sau đó nhỏ 3ml dd HCl
vào (nhận xét). Đậy ống nghiệm bằng
nút cao su có ống dẫn khí, đưa que
đóm còn tàn đỏ vào đầu ống dẫn
khí(nhận xét).
- Có các bọt khí xuất hiện trên bề mặt
mảnh Zn rồi thoát ra khỏi chất lỏng,
mảnh Zn tan ra.
- Đưa que đóm còn tàn đỏ vào đầu ống
dẫn khí, khí thoát ra không làm cho
than hồng bùng cháy.
- Đưa que đóm vào đầu ống dẫn khí,
khí thoát ra sẽ cháy được trong không
khí với ngọn lửa màu xanh nhạt, đó là
khí hidro.
- Cô cạn dd trong ống nghiệm, sẽ được
chất rắn màu trắng, muối kẽm clorua.
- Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2.

- Fe + 2HCl → FeCl2 + H2.
- 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
- 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2.
- Giống: đều bằng thu 2 cách đẩy nước(
do chúng đều ít tan trong nước) và đẩy
không khí.



- Khác: thu khí oxi, khi dùng cách đẩy
không khí ta sẽ ngửa bình chứa oxi vì
oxi nặng hơn không khí, còn thu khí
hidro ta úp bình chứa xuống do hidro
nhẹ hơn không khí
Tiểu kết: - Nguyên liệu: + Axit: HCL hay H2SO4 loãng
+ Kim loại: Zn, Fe, Al, Mg,...
- Nguyên tắc: Kim loại + Axit → Muối + H2
- PTHH: Zn + HCl → ZnCl2 + H2
- Cách thu: có 2 cách đẩy nước và đẩy không khí.
2. Trong công nghiệp
Trong công nghiệp người ta điều chế
- điện phân nước, đi từ than, sử dụng
khí hidro bằng cách nào?
khí thiên nhiên, khí dầu mỏ,..
- Phương pháp điện phân nước cho
hidro rất tinh khiết, nhưng tốn kém.
Khi điện phân nước có thêm dd NaOH,
H2 bay lên ở cực âm và oxi ở cực
dương.
- Phương pháp đi từ than, người ta cho
hơi nước đi qua than cốc đốt nóng đến
1000 độ C và thu được hỗn hợp hai khí
cacbon oxit CO và hidro H2, gọi là
than. C + H2O → CO + H2. Trộn khí
than với hơi nước và cho hỗn hợp đi
qua chất xúc tác được đun nóng. CO +
H2O → CO2 + H2.
- Trong phương pháp đi từ khí thiên
nhiên, người ta cho hỗn hợp khí thiên

nhiên và hơi nước đã được đốt nóng đi
qua chất xúc tác: CH4 + H2O → CO +
H2


Hoạt động 2: Phản ứng thế là gì
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
- GV ta có 1 nguyên tử của nguyên tố
Zn, 2 nguyên tử của nguyên tố hidro
liên kết với 2 nguyên tử của nguyên tố
clo sau khi phản ứng ta thấy, một
nguyên tử của nguyên tố Zn kết hợp
với 2 nguyên tử của nguyên tố clo tạo
hành muối kẽm clorua cộng với 2
nguyên tử của nguyên tố hidro.
- Nguyên tử của nguyên tố Zn đã thay
thế nguyên tử của nguyên tố nào trong
hợp chất axit?
- Zn là đơn chất, HCl là hợp chất
- Phản ứng thế là gì?

- Nguyên tử của nguyên tố Zn đã thay
thế nguyên tử của nguyên tố hidro
trong hợp chất axit.
- Là phản ứng hóa học giữa đơn chất và
hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn
chất thay thế nguyên tử của một
nguyên tố trong hợp chất.

Ví Dụ: Trong các phản ứng sau,

nguyên tử Fe, Al, đã thay thế nguyên tử
nào của hợp chất?
a. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
b. 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2
c. Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu
Tiểu kết:
- Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên
tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố trong hợp chất.
5. Thực hành
- HS đọc ghi nhớ SGK
6. Vận dụng
- HS học bài và làm bài tập SGK
- Chuẩn bị trước bài mới



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×