MỞ ĐẦU
1.
Lý do chọn đề tài
Quan hệ Việt Nam - Cuba là mối quan hệ song phương giữa hai nước Cộng
hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Cuba, được thiết lập ngày 2/12/1960
giữa Chính phủ Cộng hoà Cuba và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Việt Nam và Cuba đang hợp tác kinh tế song phương trong nhiều lĩnh vực
dựa vào thế mạnh của mỗi nước. Đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, dầu khí,
viễn thông, giáo dục và y tế. Việt Nam cùng Cuba tiến hành các dự án bảo đảm an
ninh lương thực cho người dân Cuba cũng như cho Cuba vay vốn và mua gạo trả
chậm. Petro Việt Nam đang có các dự án thăm dò khai thác dầu khí tại Cuba. Tổng
kim ngạch thương mại hai chiều của Việt Nam - Cuba đạt mức 250 triệu USD vào
năm 2010 Trong quá trình thành lập khu chế xuất thương mại tự do ZEDM tại cảng
biển Mariel, Cuba ưu tiên chọn Việt Nam là điểm đầu tiên để tham khảo kinh
nghiệm thu hút các loại vốn đầu tư nước ngoài[
Hai nước đã có mối quan hệ chính trị sâu sắc và gắn kết vững bền kể từ năm
1960 đến nay. Cả hai nước đều ủng hộ nền tảng tư tưởng Mác-Lênin. Tượng đài
Hồ Chí Minh đã được khánh thành tại thủ đô Lahabana (năm 2003), trường Hồ Chí
Minh (cấp II) ở tỉnh Jarugo (năm 1974), trường Bác Hồ (cấp I) ở Lahabana (năm
1976).
Với những vấn đề nêu trên, tôi chọn đề tài: “Đảng Cộng sản Cu-Ba, cơ
cấu, phương thức hoạt động và các chính sách cơ bản” làm tiểu luận của mình.
2.
Tình hình nghiên cứu
Thực hiện đường lối đa dạng hóa, đa phương hóa trên phương diện lý luận
theo tinh thần đại hội X của Đảng, đồng thời nhằm góp phần vào việc nghiên cứu,
giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra trong công cuộc đổi mới đất nước,
1
trong những năm gần đây đã có rất nhiều các công trình của các nhà nghiên cứu
trong nước vì Cu-Ba nói chung và vì Đảng Cộng sản Cu-Ba nói riêng, tiêu biểu là:
3.
-
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: nghiên cứu về Đảng Cộng sản Cu-Ba
Phạm vi: nghiên cứu về cơ cấu, phương thức hoạt động và các chính
sách của Đảng cộng sản Cu-Ba.
4.
Chức năng và nhiệm vụ
+ Chức năng : Tiểu luận “ Đảng cộng sản Cu-Ba, cơ cấu, phương thức hoạt
động và các chính sách cơ bản” nhăm nghiên cứu về cơ cấu , phương thức hoạt
động cà các chính sách cơ bản của một chính Đảng cộng sản Cu-ba để từ đó liện hệ
với thực tiễn lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình công nghiệp
hóa và hiện đại hóa đất nước.
+ Để thực hiện những chức năng đó tiểu luận phải thực hiện những nhiệm
vụ sau:
-
Trình bày các giai đoạn hình thành và quá trình phát triển cả Đảng
cộng sản Cu-Ba
Làm rõ các phương thức cơ bản và các chính sách cơ bản của Đảng
cộng sản Cu-Ba
Trên cơ sở đó tìm ra những kinh nghiệm cầm quyền, cũng như những
thành tựu trong những năm cần quyền của Đảng cộng sản Cu-ba.
5.
Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của
Chủ nghĩa Mác – Lênin. Ngoài ra, để thực hiện mục tiêu nghiên cứu của tiểu luận
cũng như việc triển khai nội dung, tiểu luận kết hợp sử dụng các phương pháp
logic – lịch sử và một số phương pháp cụ thể như: tra cứu, phân tích tài liệu,
phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thu thập và xử lý thông tin.
6. KẾT CẤU CỦA TIỂU LUẬN
2
Tiểu luận bao gồm: Phần mở đầu, 3 chương, kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo và phần phụ lục.
3
CHƯƠNG 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẢNG CHÍNH TRỊ VÀ LỊCH SỬ
HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN CU-BA
1.
1.1
Một số khái niệm
Đảng chính trị
Trong thế giới hiện đại, các đảng chính trị tồn tại dưới các hình thức rất
phong phú và đa dạng. Tùy thuộc vào cách tiếp cận khác nhau, người ta có thể đưa
ra những định nghĩa khác nhau về đảng chính trị.
Nhà nghiên cứu người Pháp M.Duverger cho rằng, Đảng là tổ chức của
những người tự nguyện, được lập ra để tranh cử vào các cơ quan công quyền.
Theo học thuyết người Mỹ Steffen, “đảng chính trị là một nhóm người được
tổ chức lại nhằm giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử, để giành quyền điều
hành chính phủ và quyết định chính sách công”. Định nghĩa này đúng với trường
hợp ở Mỹ, nơi nào àm tổ chức đảng rất lỏng lẻo và các đảng đều có xu hướng thực
dụng hơn là nhấn vào vấn đề hệ tư tưởng và mục tiêu lớn nhất của các đảng là
giành phiếu bầu cử của cử tri để trở thành đảng cầm quyền.
Theo Anthong Down, trong một nền chính trị dân chủ, mục đích duy nhất
của một đảng chính trị là giành quyền lực và quyền thực thi quyền lực nhà nước.
Quan điểm này xuất phát từ mục đích căn bản trước hết của các đảng chính trị là
vấn đề chính quyền. Nếu một đảng không đưa ra mục đích giành quyền lực nhà
nước thì đảng đó khó có thể lôi kéo được quần chúng ủng hộ. Và nếu trong một
thời kỳ dài, đảng luôn thất bại trong tranh cử, không thể giành được quyền lực thì
đảng đó cũng có khả năng mất dần những cử tri đã từng gắn bó với họ.
4
Khác với quan niệm của các học giả phương Tây, quan điểm của Chủ nghĩa
Mác – Lênin chỉ rõ bản chất giai cấp của các đảng chính trị, với tư cách là tổ chức
chính trị đại diện lợi ích giai cấp, thể hiện lợi ích căn bản của giai cấp trong cương
lĩnh cũng như trong hoạt động của mình. Lênin đã chỉ ra rằng: “ Để nhận ra được
cuộc đấu tranh của các đảng, thì không nên tin ở lời nói, mà nên nghiên cứu lịch sử
thực sự của đảng, nghiên cứu chủ yếu là việc họ làm, chứ không phải là những lời
nói về bản thân họ, xem họ giải quyết vấn đề chính trị như thế nào, xem thái độ của
họ thế nào trong những vấn đề có liên quan đến lợi ích thiết thân của các giai cấp
khác nhau trong xã hội: địa chủ, tư bản, nông dân, công nhân.Tiêu biểu cho quan
niệm vì đảng chính trị theo quan điểm chính trị Mác xít, từ điểm bách khoa triết
học (Liên Xô) định nghĩa. Đảng chính trị là tổ chức chính trị thể hiện những lợi
ích của một giai cấp hay của một tầng lớp xã hội, liên kết những đại diện ưu tú
nhất của giai cấp để lãnh đạo giai cấp đạt tới những mục đích và lý tưởng nhất
định.
Mặc dù có nhiều cách định nghĩa khác nhau nhưng nhìn chung chúng ta có
thể đưa ra một số đặc trưng nổi bật về đảng chính trị như sau:
-
Là tổ chức chính trị đại diện cao nhất cho lợi ích của một giai cấp,
một tầng lớp, một nhóm hoặc một lực lượng nào đó.
Là các nhóm chính trị được tổ chức chủ yếu nhằm giành quyền lực
nhà nước.
-
Là tổ chức chính trị của những người có đảng chính kiến, quan điểm,
mà trước hết là vì các chính sách công.
Tuy nhiên, việc giải quyết các lợi ích của đảng chính trị cũng không tách rời
lợi ích của dân tộc quốc gia. Theo Ph. Ăngghen, một đảng chính trị có thể vươn tới
quyền lực thực thi được quyền lực, chừng nào trong quá trình thực hiện các lợi ích
của các giai cấp thì đồng thời phải thực hiện các lợi ích của cộng đồng, xã hội ở
mức độ nhất định. Đảng phải biến ý chí của bộ phận thành ý chí của cả dân tộc,
5
quốc gia. C.Mác cũng nhấn mạnh: thực hiện chức năng xã hội, lợi ích xã hội là cơ
sở cảu sự thống trị chính trị và sự thống trị chính trị cũng chỉ kéo dài chừng nào đó
cần thực hiện chức năng xã hội. Mục tiêu của đảng chính trị trước hết là giành
chính quyền lực nhà nước và sử dụng quyền lực đó cho các mục tiêu lợi ích của
đảng. Khi giành được quyền lực nhà nước, đảng đó trở thành đảng cầm quyền. Ý
chí của đảng cầm quyền trở thành ý chí của chính quyền, ý chí của xã hội.
Trong xã hội dân chủ, đảng chính trị phải là đảng hợp pháp, được pháp luật
thừa nhận vì tổ chức và được hoạt động chính trị theo khuôn khổ của pháp luật. Từ
những đặc trưng trên của đảng chính trị có thể đưa ra một quan niệm chung về
đảng chính trị như sau: Đảng chính trị hay còn gọi là chính đảng, là một tổ chức
chính trị đại diện của một giai cấp, một lực lượng xã hội, có (hoặc không có) tư
cách pháp nhân, gồm những người có cùng chứng kiến, tự nguyện tham gia hoạt
động liên tục, nhằm thực hiện mục tiêu giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước.
1.2
Đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo.
Theo cách hiểu phổ biến trên thế giới hiện nay: Đảng cầm quyền (ruling
party) là đảng giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử dân chủ và cạnh tranh. Trên
cơ sở đó, đảng đứng ra thành lập chính phủ và đưa ra các quyết định chính sách
dưới danh nghĩa quyền lực nhà nước, đại diện cho nhân dân.
Trên thế giới, khái niệm đảng cầm quyền là để chỉ đảng nào được giao trách
nhiệm lãnh đạo chính quyền, tức là chi phối cơ quan hành pháp. Theo qui định
hiến pháp của từng nước, qua con đường nghị viện của xã hội đa đảng tranh cử, nói
chung đảng nào chiếm được đa số ghế trong nghị viện thì trở thành đảng cầm
quyền, đứng ra thành lập chính phủ, các đảng khác còn lại trở thành đảng đối lập.
Trong trường hợp không chiếm được đa số ghế trong nghị viện thì một số đảng liên
minh với nhau lập chính phủ liên hợp, tức là các đảng liên minh cầm quyền.
6
Trong xã hội hiện đại, vai trò của các đảng chính trị đối với sự phát triển của
xã hội ngày càng lớn. Hoạt động của các đảng chính trị ngày càng chủ yếu là hoạt
động nghị trường để giành lấy đa số phiếu trong quốc hội, phấn đấu trở thành đảng
cầm quyền và chi phối sự hoạt động của xã hội.
Trong hệ thống nghị viện, đảng cầm quyền là đảng chính trị hoặc liên minh
chính trị chiếm đa số ghế trong nghị viện. Trong hệ thống Tổng thống, ứng cử viên
Tổng thống của đảng nào được dân lựa chọn thông qua bầu cử, thì đảng đó được
gọi là đảng cầm quyền.
Đảng cầm quyền cũng là thuật ngữ dùng để chỉ các đảng cộng sản ở những
nước có duy nhất một đảng cầm quyền, đảng nắm chính quyền để lãnh đạo cách
mạng của các nước đó, như đảng cộng sản Trung Quốc (dù nhiều đảng nhưng thực
chất là đảng cầm quyền), Đảng cộng sản Việt Nam,… Như vậy đảng cầm quyền
được hiểu theo các nghĩa sau:
-
Một là, nói tới đảng cầm quyền là nói tới vị thế của đảng trong sự so
sánh với các đảng chính trị khác – những đảng không cầm quyền.
Hai là, đảng cầm quyền là đảng nắm giữ những vị trí chủ chốt của bộ
máy nhà nước để kiểm soát quá trình hoạch định và thực thi chính sách quốc gia.
Ba là, đảng cầm quyền là đảng lãnh đạo người của mình trong bộ máy
nhà nước, thực hiện các mục tiêu phát triển của đảng thông qua chính sách của nhà
nước.
Như vậy, khái niệm “Đảng cầm quyền” dung chứa trong nó cả “Đảng lãnh
đạo”, đảng lãnh đạo thuận lợi hơn, có công cụ mạnh mẽ hơn trong điều kiện đảng
cầm quyền, đảng cầm quyền để lãnh đạo và chính sự cầm quyền đã nêu trên thực
chất là mang nghĩa lãnh đạo. Khái niệm đảng cầm quyền, được dùng như là đảng
lãnh đạo và “Nội dung và phương thức cầm quyền của đảng”. Vì vậy cũng được
7
dùng như là nội dung và phương thức lãnh đạo của đảng đối với nhà nước và xã
hội.
2.
Lịch sử hình thành và giai đoạn phát triển đến trước chiến tranh
thế giới thứ hai đến nay.
Cuba đã có một số tổ chức cộng sản và theo chủ nghĩa vô chính phủ từ thời
ban đầu của nước cộng hòa. Đảng Cộng sản Cuba "quốc tế hóa" ban đầu được
thành lập vào thập niên 1920. Những người sáng lập gồm có Blas Roca, Anibal
Escalante, Fabio Grobart và Julio Antonio Mella. Là một thành viên của Quốc tế
thứ ba, đảng này sau này đã được đổi tên thành Đảng Xã hội Nhân dân vì lý do bầu
cử. Đảng đã ủng hộ chính phủ của Fulgencio Batista, và có một số thành viên tham
gia với cương vị quốc vụ khanh. Đảng Xã hội Nhân dân ban đầu ban đầu kịch liệt
phê phán Fidel Castro. Sau cuộc cách mạng đô thị dẫn đến việc Fidel Castro lên
nắm quyền vào ngày 1 tháng 1 năm 1959, thủ tướng Liên Xô Nikita Khrushchev
đã hỏi ý kiến các cố vấn của ông về động cơ và lý lịch của Castro. Những người cố
vấn này đã báo cáo rằng Castro là một đại diện của "haute bourgeoisie" (tư bản) và
có khả năng đang làm cho CIA.[1]
Bất chấp điều này, sự hợp tác giữa Liên Xô và Cuba gia tăng. Theo đó, vai
trò của những người cộng sản trong cuộc sống chính trị Cuba cũng được ủng hộ
tương tự. Tháng 7 năm 1961, hai năm sau cuộc cách mạng năm 1959, Các tổ chức
Cách mạng Hợp nhất (ORI) đã được thành lập thông qua việc hợp nhất Phong trào
26 tháng 7 của Fidel Castro và Đảng Xã hội Nhân dân do Blas Roca lãnh đạo và
Hội đồng Cách mạng 13 tháng 3 do Faure Chomón lãnh đạo. Ngày 26 tháng 3 năm
1962, ORI đã trở thành Đảng Thống Nhất Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa Cuba
(PURSC) và sau đó trở thành Đảng Cộng sản Cuba vào ngày 3 tháng 10 năm
1965. Đảng này vẫn là đảng chính trị được công nhân duy nhất ở Cuba. Các đảng
8
phái khác, dù hiện là bất hợp pháp, không thể thực hiện vận động hay các hoạt
động khác ở quốc gia nếu không sẽ bị xem là "phản cách mạng".
Trong 10 năm đầu tồn tại chính thức, Đảng Cộng sản Cuba khá ít hoạt động
bên ngoài Bộ Chính trị. 100 ủy viên Ban Chấp hành trung ương hiếm khi hội họp
và 10 năm sau thành lập thì Đại hội đảng lần đầu mới được tổ chức. Năm 1969,
đảng này chỉ có 55.000 đảng viên, chiếm 0,7% dân số, khiến đây là đảng cộng sản
cầm quyền nhỏ nhất thế giới. Thập niên 1970, bộ máy của đảng này bắt đầu phát
triển. Tại đại hội đảng năm 1975, Đảng Cộng sản Cuba đã có 200.000 đảng viên và
Ban Chấp hành Trung ương đã hội nghị thường lệ và tổ chức bộ máy. Đến năm
1980, đảng này có 430.000 đảng viên và năm 1985 có 520.000 đảng viên.
Cuộc khủng hoảng do sự sụp đổ của Liên Xô đã dẫn đến đại hội đảng lần
thứ 4 năm 1991 là một sự cởi mở và tranh luận chưa có tiền lệ do cấp lãnh đạo cố
tạo ra một sự nhất trí của công chúng để phản ứng lại "Giai đọan đặc biệt". Ba triệu
dân đã tham gia vào các cuộc tranh luận và thảo luận trước đại hội đảng về các chủ
đề như cơ cấu chính trị và chính sách kinh tế. Đại hội năm 1991 đã định nghĩa lại
đảng này là "đảng của đất nước Cuba" thay vì "đảng của giai cấp công nhân". Việc
cấm các tín đồ tôn giáo vào đảng đã được dỡ bỏ. Ngoài ra, José Martí đã được
nâng lên tầm Karl Marx và Lenin trong các hình tượng lý tưởng của đảng này.
9
CHƯƠNG 2:
PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG VÀ CÁC CHÍNH SÁCH CƠ BẢN
CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN CU BA.
2.1.
Phương thức hoạt động và lãnh đạo của đảng cộng sản cu-ba.
Mặc dù Đại hội thành lập được tổ chức vào ngày 3 tháng 10 năm 1965,
nhưng mãi đến tháng 12 năm 1975, Đảng Cộng sản Cuba mới tổ chức Đại hội
Đảng lần đầu tiên. Từ đó đến nay, đã diễn ra 6 kỳ Đại hội vào các năm 1975, 1980,
1986, 1991, 1997 và 2011.
Đại hội I: Tháng 12, 1975 (La Habana)
Đại hội II: Tháng 12, 1980 (Santiago de Cuba)
Đại hội III: Tháng 2, 1986 (Santiago de Cuba)
Đại hội IV: Tháng 10, 1991 (Santiago de Cuba)
Đại hội V: Tháng 10, 1997 (La Habana)
Đại hội VI: Tháng 4, 2011 (La Habana)
Cơ cấu
Đại hội (Congreso) được xác định là cơ quan tối cao của đảng, bầu
chọn ra các Ủy viên Trung ương, phê duyệt điều lệ và các nghị quyết của đảng. Đại
hội thành lập năm 1965 quy định các kỳ đại hội họp định kỳ mỗi 5 năm, hoặc khi
Ủy ban Trung ương triệu tập Đại hội bất thường. Tuy nhiên, mãi đến năm 1975,
Đại hội đầu tiên mới được tổ chức. Kỳ Đại hội VI cũng được hoãn nhiều lần và chỉ
được tổ chức vào tháng 4 năm 2011, sau 14 năm gián đoạn kể từ Đại hội V.
Ủy ban Trung ương (Comité Central) là cơ quan điều hành hoạt động
của đảng giữa các kỳ đại hội, quyết định số lượng và bầu chọn thành viên của Bộ
Chính trị, bầu Bí thư thứ nhất và thứ hai, thực hiện các nghị quyết, chính sách và
10
chương trình mà Đại hội đã thông qua. Ủy ban Trung ương họp định kỳ mỗi năm 1
lần và đột xuất theo triệu tập của Bộ Chính trị. Ủy ban Trung ương được thiết lập
đầu tiên ngay trong Đại hội thành lập vào năm 1965, với 225 thành viên, đã bầu
Fidel Castro làm Bí thư thứ nhất và em trai Raul làm Bí thư thứ hai. Tại Đại hội V,
số thành viên Ủy ban đã giảm xuống còn 150. Tại Đại hội VI, Fidel rút khỏi Bộ
Chính trị, Raul Castro được bầu làm Bí thư thứ nhất và José Ramón Machado
Ventura được bầu làm Bí thư thứ hai.
Bộ Chính trị (Buró Político) là cơ quan quản lý cao nhất, quyết định
đường lối của đảng, thực hiện các nghị quyết của Đại hội và Ủy ban Trung ương.
Thời kỳ đầu, Bộ Chính trị chỉ có vài thành viên, gồm Bí thư thứ nhất và thứ hai
cùng các Ủy viên Hội đồng Nhà nước. Năm 1991, Bộ Chính trị sát nhập với Ban
Bí thư để trở thành Bộ Chính trị mở rộng gồm 24 thành viên. Năm 2006, lại tách
thành 2 cơ quan riêng biệt.
Ban Bí thư (Secretariado) là cơ quan giúp việc cho Bộ Chính trị, gồm
các thành viên là những người đứng đầu Ban Thường trực của Ủy ban Trung ương.
Năm 1991, được sát nhập với Bộ Chính trị để trở thành Bộ Chính trị mở rộng.
Năm 2006, Ban Bí thư được thiết lập trở lại với vai trò như là một cơ quan thừa
hành ở cấp chính phủ của đảng.
Các tổ chức trực thuộc
Hội Liên hiệp Thanh niên Cộng sản (Unión de Jóvenes Comunistas UJC), thành lập năm 1962, là cơ quan hậu bị của đảng, được tổ chức theo mô hình
Komsomol ở Liên Xô.
Công đoàn Trung ương Cuba (Central de Trabajadores de Cuba CTC), thành lập năm 1961.
11
Liên đoàn Phụ nữ Cuba (Federación de Mujeres Cubanas - FMC),
thành lập năm 1960.
Hội Nông dân Quốc gia (Asociación Nacional de Agricultores
Pequeños - ANAP), thành lập năm 1961.
Đội Thiếu niên Tiền phong José Martí (Organización de Pioneros José
Martí - OPJM) thành lập năm 1977.
Liên đoàn Học sinh Trung học (Federación Estudiantil de la
Enseñanza Media - FEEM), thành lập năm 1970.
Liên đoàn Sinh viên Đại học (Federación Estudiantil Universitaria FEU), thành lập năm 1922. Đây là tổ chức chính trị lâu đời nhất còn hoạt động tại
Cuba, do Julio Antonio Mella sáng lập.
Ủy ban Bảo vệ Cách mạng (Comités de Defensa de la Revolución CDR), thành lập năm 1960.
Hội Chiến binh Cách mạng Cuba (Asociación de Combatientes de la
Revolución Cubana - ACRC), thành lập năm 1993.
Thành viên Bộ Chính trị đương nhiệm
Raúl Castro Ruz, Bí thư thứ nhất, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước.
José Ramón Machado Ventura, Bí thư thứ hai, Phó Chủ tịch Hội đồng
Nhà nước.
Julio Casas Regueiro, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Bộ trưởng
Bộ Các lực lượng vũ trang cách mạng.
Abelardo Colomé Ibarra, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Bộ
trưởng Bộ Nội vụ.
12
Esteban Lazo Hernández, Bí thư Trung ương, Phó Chủ tịch Hội đồng
Nhà nước.
Ricardo Alarcón de Quesada, Chủ tịch Hội nghị Quốc gia Sức mạnh
Nhân dân.
Leopoldo Cintra Frías, Ủy viên Hội đồng Nhà nước, Thứ trưởng thứ
nhất Bộ Các lực lượng vũ trang cách mạng.
Miguel Mario Díaz-Canel Bermúdez, Bộ trưởng Giáo dục Đại học.
Ramón Espinosa Martín, Thứ trưởng Bộ Các lực lượng vũ trang cách
mạng.
Álvaro López Miera, Ủy viên Hội đồng Nhà nước, Thứ trưởng Bộ
Các lực lượng vũ trang cách mạng, kiêm Tổng Tham mưu trưởng.
Mercedes López Acea, Bí thư thứ nhất Thành ủy La Habana
Marino Murillo Jorge, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Ramiro Valdés Menéndez, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Phó Chủ
tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Salvador Valdés Mesa, Ủy viên Hội đồng Nhà nước, Tổng thư ký
Công đoàn Trung ương.
Adel Yzquierdo, Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Kế hoạch.
13
2.2.
Các chính sách cơ bản của đảng cộng sản cu-ba
2.2.1. Xã hội
Về lịch sử, Cuba từng có tỷ lệ giáo dục và biết chữ cao nhất Mỹ Latinh, cả
trước và sau thời kỳ cách mạng. Giáo dục là miễn phí đối với mọi công dân Cuba
gồm cả giáo dục đại học. Các định chế giáo dục tư nhân không được phép hoạt
động. Phổ cập giáo dục áp dụng với mọi đứa trẻ từ sáu tuổi tới hết mức giáo dục
cấp hai căn bản (thường là 15 tuổi) và tất cả học sinh, không cần biết giới tính và
sắc tộc, đều mặc đồng phục của trường với màu sắc thể hiện cấp học.
Giáo dục tiểu học kéo dài sáu năm, giáo dục trung học cơ sở được chia thành
mức căn bản và tiền đại học. Giáo dục cao học được tiến hành tại các trường đại
học, các viện, các viện sư phạm và các viện bách khoa. Đại học La Habana được
thành lập năm 1728 và có một số trường cao đẳng cũng như đại học khác. Bộ Giáo
dục Cao học Cuba cũng điều hành chương trình Giáo dục Từ xa mở các lớp buổi
chiều và buổi tối tại các vùng nông thôn cho các lao động nông nghiệp. Giáo dục
được đề cao cả về mặt chính trị và ý thức hệ, và sinh viên bậc cao học được chờ
đợi sẽ là người thực hiện các mục tiêu do chính phủ Cuba đề ra.
Chính phủ Cuba điều hành một mạng lưới y tế quốc gia và đảm trách tất cả
các nghĩa vụ thuế và hành chính đối với việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Về
lịch sử, Cuba từ lâu đã được xếp hạng một trong những quốc gia có số nhân viên y
tế cao và có nhiều đóng góp vào công cuộc chăm sóc sức khỏe cộng đồng thế giới
từ thế kỷ 19. Theo những con số thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tuổi
thọ và tỷ lệ tử vong trẻ em tại Cuba từng có thể so sánh với các nước công nghiệp
phát triển theo các số liệu được thu thập lần đầu năm 1957. Khảo sát chi tiết hơn
của WHO về Cuba cho thấy chúng được chuẩn bị bởi mỗi chính phủ và luôn được
14
công bố không thay đổi bởi WHO; vì thế đã có câu hỏi được đặt ra. Nhánh các
bệnh viện dành cho các nhà ngoại giao và khách du lịch riêng biệt với nhánh trên.
Một số thống kê về Cuba được tờ Independent của Anh nêu ra về y tế Cuba
Tuổi thọ bình quân: nam 75,11; nữ: 79,85 (Mỹ tương ứng là 75; 80,8).
Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh: 6,22 ca tử vong trên 1.000 trẻ em (Mỹ là
6,43).
Tỷ lệ nhiễm HIV: dưới 0,1 phần trăm (Mỹ: 0,6 phần trăm).
Số bác sĩ trên 1000 dân: 5,91 (Mỹ: 2,56).
Số giường bệnh trên 10.000 dân: 49 (Mỹ: 33).
25.000 bác sĩ Cuba đang làm nhiệm vụ nhân đạo tại 68 quốc gia. Năm
2006, 1.800 bác sĩ từ 47 nước đang phát triển đã tốt nghiệp từ 21 trường y tế của
Cuba. Mỗi năm có hơn 5.000 "khách du lịch sức khỏe" đi du lịch tới Cuba, tạo ra
hơn 40 triệu USD cho nền kinh tế Cuba.
Số bác sỹ Fidel Castro được cung cấp để gửi sang Mỹ để giúp đỡ các
nạn nhân của cơn bão Katrina: 1.586
Chính phủ Cuba thường xuyên cử các đoàn y tế tới các khu vực có thiên tai,
dịch bệnh trên thế giới (đặc biệt tại các nước nghèo) để hỗ trợ. Kể từ khi Cuba cử
một nhóm bác sĩ đến giúp Chile khắc phục hậu quả của một trận động đất năm
1960, đến nay Cuba này đã gửi hơn 135.000 nhân viên y tế đến nhiều nơi trên thế
giới trong các sứ mệnh nhân đạo. "Ngoại giao y tế" tạo ra lợi ích sức khỏe và cải
thiện quan hệ giữa các quốc gia là nền tảng của chính sách đối ngoại Cuba trong
suốt hàng chục năm qua. Bên cạnh những giá trị về nhân đạo và tạo lập hình ảnh
quốc gia, Cuba cũng được hưởng lợi kinh tế từ chính sách “ngoại giao y tế”. Cùng
với các dịch vụ giáo dục, thể thao, việc cử các chuyên gia y tế ra nước ngoài làm
15
việc đưa về cho Cuba khoảng 10 tỷ USD hàng năm, trở thành nguồn thu nhập quan
trọng nhất đối với hòn đảo này.
Ngày 1/7/2015, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chính thức xác nhận Cuba trở
thành quốc gia đầu tiên đã thành công trong việc ngăn chặn vi rút HIV truyền từ
mẹ sang con. Theo Giám đốc WHO Margaret Chan, thành công của Cuba là một
trong những thành tựu quan trọng nhất của hệ thống y tế toàn cầu, là chiến thắng y
học rất vĩ đại của nhân loại trong cuộc chiến lâu dài với HIV/AIDS. Một trong
những yếu tố quan trọng là nhờ vào hệ thống chăm sóc y tế quốc gia toàn diện tập
trung vào sức khỏe sản phụ, Tại Cuba có đến 99% bà mẹ mang thai và 100% các
bé sơ sinh từ mẹ bị HIV đều được điều trị thuốc ngăn chặn phơi nhiễm HIV và các
loại thuốc này miễn phí hoàn toàn cho bệnh nhân, theo hướng dẫn của bác sĩ.
2.2.2.Tôn giáo
Cuba có nhiều đức tin phản ánh sự đa dạng các yếu tố văn hóa trên hòn đảo
này. Theo khảo sát của Pew Research Center, năm 2010 Cuba có khoảng 59,2%
dân số theo Kitô giáo (trong đó đa số là Công giáo Rôma), 23,0% không tôn giáo,
17,4% theo các tín ngưỡng dân gian (như Santería) và còn lại 0,4% theo các tôn
giáo khác. Công giáo được đưa tới bởi người Tây Ban Nha hồi đầu thế kỷ 16 và
hiện là tôn giáo lớn nhất ở đây. Sau cách mạng, Cuba đã chính thức trở thành một
quốc gia vô thần và ngăn cấm hoạt động tôn giáo. Từ Đại hội Đảng Cộng sản Cuba
lần thứ 4 năm 1991, các biện pháp hạn chế đã được nới lỏng và, theo National
Catholic Observer, những vi phạm trực tiếp của các định chế nhà nước vào quyền
tôn giáo đã được bãi bỏ,[61] dù giáo hội vẫn phải đối mặt với các hạn chế trong liên
lạc thư từ và điện tử, và chỉ được nhận quà tặng từ các nguồn tài trợ được nhà nước
cho phép. Giáo hội Công giáo hiện diện thông qua Hội đồng Giám mục Công giáo
Cuba (COCC), do Hồng y Jaime Lucas Ortega y Alamino, Tổng Giám mục La
Habana lãnh đạo. Công giáo ở Cuba hiện có 11 giáo phận thuộc về 3 giáo tỉnh, 56
16
dòng nữ tu và 24 dòng nam tu. Tháng 1 năm 1998, Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã
có chuyến thăm lịch sử tới hòn đảo này, theo lời mời của Chính phủ Cuba và Giáo
hội Công giáo tại Cuba.
Nét đặc trưng lớn nhất trong tôn giáo Cuba là sự hiện diện của nhiều niềm
tin thuộc các dạng thức khác nhau. Sự đa dạng này có nguồn gốc từ người Tây và
Trung Phi, những người đã được đưa tới lao động tại Cuba, và trên thực tế đã tái
tạo các tôn giáo châu Phi của họ. Họ tạo ra nó bằng cách kết hợp các tôn giáo cũ
với các yếu tố đức tin trong đạo Công giáo, với kết quả là một thứ tôn giáo rất
giống với Umbanda của Brasil. Công giáo thường được thực hành cùng với
Santería, một tín ngưỡng pha trộn Công giáo với các niềm tin khác, chủ yếu là từ
châu Phi. Vị thánh quan thầy của Cuba là La Virgen de la Caridad del Cobre (Đức
Mẹ đồng trinh Bác ái) được người dân đặc biệt tôn kính và xem là một biểu trưng
của đất nước. Trong tín ngưỡng Santería, bà được đồng hóa với nữ thần Ochún. Lễ
hội tôn giáo lớn "La Virgen de la Caridad del Cobre" được người Cuba tổ chức
hàng năm ngày 8 tháng 9. Các tôn giáo khác cũng hoạt động gồm Palo Monte và
Abakuá mà phần lớn các nghi lễ được thực hiện bằng các ngôn ngữ châu Phi.
Các nhóm Tin Lành, được Hoa Kỳ truyền đến từ thế kỷ 18, luôn có bước
tăng trưởng vững chắc về số lượng tín hữu. Có khoảng 300.000 người Cuba thuộc
54 giáo phái Tin Lành trên hòn đảo này. Phong trào Ngũ tuần cũng đã phát triển
mạnh trong những năm gần đây, và chỉ riêng Assemblies of God đã tuyên bố mình
có 100.000 tín đồ. Giáo hội Trưởng lão Cuba tuyên bố có 10.000 tín đồ. Cuba có
các cộng đồng Do Thái, Hồi giáo và một số ít các thành viên thuộc tôn giáo Bahá'í.
La Habana chỉ có ba Hội đường Do Thái và không có một thánh đường Hồi giáo
nào. Đa số người Do Thái Cuba là hậu duệ của những người Do Thái từ Ba Lan và
Nga bỏ chạy khỏi cuộc tàn sát người Do Thái đầu thế kỷ 20. Tuy nhiên, cũng có
một số lượng đáng kể người Do Thái Sephardic tại Cuba, họ có nguồn gốc từ Thổ
17
Nhĩ Kỳ (chủ yếu tại Istanbul và Thrace). Đa số những người Do Thái Sephardic
sống tại các tỉnh, dù họ thực sự có duy trì một hội đường tại La Habana. Trong
thập niên 1960, tới 8.000 người Do Thái đã di cư sang Miami. Trong thập niên
1990, xấp xỉ 400 người Do Thái Cuba đã quay trở về Israel trong cuộc di cư được
sắp xếp sử dụng visa do các quốc gia thông cảm với nguyện vọng về Israel của họ
cu
2.2.3.Văn hóa
Văn hóa Cuba chịu ảnh hưởng nhiều ở thực tế đây là đất nước tiếp thu và
hòa nhập nhiều nền văn hóa, chủ yếu từ Tây Ban Nha và Châu Phi. Nước này là
nơi sản sinh ra khá nhiều tác phẩm văn học, gồm cả từ những nhà văn không phải
người Cuba như Stephen Crane, và Ernest Hemingway.
Thể thao là niềm đam mê quốc gia của Cuba. Vì những mối liên hệ lịch sử
với Hoa Kỳ, nhiều người Cuba yêu thích những môn thể thao phổ biến tại Bắc Mỹ,
chứ không phải các môn thể thao truyền thống tại các nước Mỹ Latinh khác. Bóng
chày là môn thể thao được ưa thích nhất tại đây; các môn thể thao và giải trí khác ở
Cuba gồm bóng rổ, bóng chuyền và điền kinh. Cuba rất mạnh trong môn đấm bốc
nghiệp dư, thường đoạt huy chương vàng tại các cuộc thi quốc tế lớn.
Âm nhạc Cuba rất phong phú và là khía cạnh nổi tiếng nhất của văn hóa.
"Hình thức trung tâm" của âm nhạc này là Son, đã trở thành nền tảng của nhiều
phong cách âm nhạc khác như salsa, rumba và mambo và một biến thể tiết tấu
chậm hơn của mambo là cha-cha-cha. Âm nhạc Rumba có nguồn gốc từ văn hóa
Châu Phi-Cuba thời kỳ đầu. Tres cũng được sáng tạo tại Cuba, nhưng các nhạc cụ
Cuba truyền thống khác có nguồn gốc Châu Phi và/hay Taíno như maraca, güiro,
marímba và nhiều loại trống gỗ gồm cả mayohuacan. Âm nhạc dân gian Cuba ở
mọi phong cách được thưởng thức và yêu thích trên toàn thế giới. Âm nhạc cổ điển
Cuba, với nhiều ảnh hưởng sâu từ Châu Âu và Châu Phi, với các tác phẩm cho
18
giao hưởng cũng như độc tấu, đã được cả thế giới biết tới, với nhà soạn nhạc như
Ernesto Lecuona.
Văn học Cuba đã bắt đầu có tiếng vang từ đầu thế kỷ 19. Chủ đề chủ chốt
của thời kỳ ấy là độc lập và tự do đã được thể hiện qua các tác phẩm của José
Martí, người lãnh đạo phong trào Hiện đại trong văn học Cuba. Các tác gia như
Nicolás Guillén và Jose Z. Tallet coi văn học là phương tiện phản kháng xã hội.
Các bài thơ và những cuốn tiểu thuyết của José Lezama Lima cũng để lại nhiều
ảnh hưởng. Các tác gia như Reinaldo Arenas, Guillermo Cabrera Infante, Pedro
Juan Gutiérrez, Leonardo Padura Fuentes, và Ronaldo Menedez đã nhận được sự
công nhận của thế giới trong thời kỳ hậu cách mạng, dù nhiều tác gia buộc phải rời
bỏ đất nước vì sự kiểm soát hệ tư tưởng truyền thông của các cơ quan quyền lực
Cuba.
Ẩm thực Cuba là hỗn hợp của ẩm thực Tây Ban Nha và các phong cách ẩm
thực Caribbean. Công thức chế biến món ăn của Cuba sử dụng cùng loại hương vị
và kỹ thuật với Tây Ban Nha, với một số ảnh hưởng vùng Caribbean trong gia vị
và mùi vị. Một bữa ăn truyền thống của Cuba sẽ không bao giờ được phục vụ theo
kiểu từng món một; mà tất cả thức ăn sẽ được đưa ra cùng lúc. Bữa ăn đặc trưng
gồm chuối lá, đậu đen (black bean) và gạo, ropa vieja (thịt bò thái nhỏ), bánh mì
Cuba, thịt lợn với hành, và hoa quả nhiệt đới. Đậu đen và gạo, được gọi là moros y
cristianos (hay nói gọn là moros), và chuối lá là thực phẩm chủ lực trong bữa ăn
của người Cuba. Nhiều món thị được nấu chín từ từ với nước chấm nhạt. Tỏi, thìa
là Ai Cập, oregano và lá nguyệt quế là các loại gia vị được sử dụng nhiều.
2.2.4.Kinh tế
19
Chính phủ Cuba tuân theo các nguyên tắc xã hội chủ nghĩa trong tổ chức nền
kinh tế kế hoạch hóa to lớn do nhà nước kiểm soát của họ. Đa số các phương tiện
sản xuất thuộc sở hữu và sự điều hành của chính phủ và đa số lực lượng lao động
làm việc cho các công ty nhà nước. Những năm gần đây, đã có xu hướng chuyển
dịch lao động sang lĩnh vực tư nhân. Năm 2006, lĩnh vực công cộng sử dụng 78%
lực lượng lao động và tư nhân sử dụng 22% so với tỷ lệ này năm 1981 là 91.8% và
8.2%.[65] Đầu tư vốn bị hạn chế và buộc phải được sự đồng ý của chính phủ. Chính
phủ Cuba áp đặt hầu hết các loại giá cả và khẩu phần lương thực cho các công dân.
Hơn nữa, bất kỳ một công ty nào muốn thuê nhân công Cuba phải trả tiền cho
chính phủ Cuba, và chính phủ sẽ trả tiền trực tiếp cho người đó bằng đồng peso
Cuba.
Bắt đầu từ cuối thập niên 1980, các khoản viện trợ của Xô viết cho nền kinh
tế quản lý nhà nước của Cuba bắt đầu cạn kiệt. Trước khi Liên bang Xô viết sụp
đổ, Cuba phụ thuộc vào Moskva về thị trường xuất khẩu và những khoản viện trợ
tối cần thiết. Người Xô viết từng trả giá cao cho sản phẩm đường của Cuba trong
khi cung cấp dầu mỏ cho nước này với giá thấp hơn thị trường. Sự biến mất của
các khoản trợ cấp đó đã khiến nền kinh tế Cuba rơi vào một giai đoạn suy thoái
nhanh chóng, được gọi là Giai đoạn Đặc biệt tại Cuba. Có thời điểm, Cuba nhận
được các khoản viện trợ lên tới sáu tỷ dollar Mỹ.
Năm 1992, Hoa Kỳ thắt chặt lệnh cấm vận thương mại. Một số người tin
rằng điều này có thể đã tới sự sụt giảm tiêu chuẩn sống tại Cuba và chạm tới điểm
khủng hoảng chỉ trong vòng một năm. Tương tự các quốc gia xã hội chủ nghĩa và
có xu hướng xã hội chủ nghĩa sau sự sụp đổ của Liên bang Xô viết, Cuba đưa ra
các biện pháp theo định hướng thị trường tự do giới hạn nhằm giải quyết tình trạng
khan hiếm nghiêm trọng thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng, và dịch vụ xảy ra khi các
khoản viện trợ của Liên Xô chấm dứt. Những biện pháp này gồm cho phép một số
20
công ty tư nhân hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ và chế tạo, hợp pháp hóa sự sử
dụng đồng dollar Mỹ trong thương mại và khuyến khích du lịch. Năm 1996 du lịch
đã vượt qua ngành công nghiệp mía đường để trở thành nguồn thu ngoại tệ lớn
nhất cho Cuba. Cuba đã tăng gấp ba thị phần du lịch của mình tại Caribbean trong
thập kỷ qua, với sự đầu tư to lớn vào hạ tầng du lịch, tỷ lệ tăng trưởng này được dự
đoán sẽ còn tiếp diễn. 1.9 triệu du khách đã tới Cuba năm 2003 chủ yếu từ Canada
và Liên minh Châu Âu mang lại khoản tiền 2.1 tỷ dollar cho nước này. Sự tăng
trưởng nhanh chóng của lĩnh vực du lịch trong Giai đoạn Đặc biệt đã tác động
mạnh mẽ tới kinh tế xã hội Cuba. Nó đã dẫn tới dự báo về sự xuất hiện của một
nền kinh tế hai thành phần và tạo điều kiện thuận lợi cho một kiểu du lịch
apartheid nhà nước trên hòn đảo này.
Chính phủ Cuba đã phát triển đáng kể khả năng Du lịch y tế của họ, coi đó
là một trong những phương tiện quan trọng mang lại thu nhập cho đất nước. Trong
nhiều năm, Cuba đã phát triển các bệnh viện đặc biệt điều trị bệnh riêng cho người
ngoại quốc và các nhà ngoại giao nước ngoài. Mỗi năm, hàng ngàn người Châu
Âu, người Mỹ Latinh, người Canada và người Mỹ tới đây để sử dụng các dịch vụ
chăm sóc y tế có giá cả thấp hơn tới 80% so với tại Hoa Kỳ.
Từ cuộc Cách mạng Cuba năm 1959, tiêu chuẩn sống người dân Cuba luôn
trượt theo một vòng xoáy đi xuống. Năm 1962, chính phủ đưa ra chính sách phân
phối lương thực, càng trở nên gắt gao sau sự sụp đổ của Liên Xô. Ngoài ra, Cuba
đã trải qua tình trạng thiếu hụt nhà ở vì chính phủ không thể đáp ứng nổi sự gia
tăng nhu cầu. Tới cuối năm 2001, nghiên cứu cho thấy mức sống trung bình tại
Cuba thấp hơn giai đoạn Xô viết. Những vấn đề chủ chốt là nhà nước không thể trả
lương đáp ứng nhu cầu của người lao động và hệ thống phân phối luôn bị ám ảnh
thường xuyên với tình trạng thiếu hụt hàng hóa. Khi số lượng hàng hóa phân phối
21
giảm suát, người Cuba dần phải quay sang chợ đen để có được những sản phẩm
căn bản: quần áo, thực phẩm, đồ dùng gia đình, vật dụng chăm sóc sức khoẻ. Khu
vực không chính thức này được nhiều người dân Cuba gọi là sociolismo. Ngoài ra,
tình trạng tham nhũng nhỏ trong các ngành công nghiệp nhà nước, như ăn cắp tài
sản nhà nước để bán ra chợ đen, cũng thường xảy ra. Chính sách cấm vận của Mỹ
chống Cuba là một tác nhân quan trọng: Cuba ước tính sự cấm vận của Mỹ khiến
kinh tế của họ bị tổn thất khoảng 20 tỷ USD/năm.
Trong những năm gần đây, sự nổi lên của Venezuela với vị Tổng thống Dân
chủ Xã hội Hugo Chávez khiến Cuba có được nhiều khoản viện trợ từ nước này
giúp cải thiện nền kinh tế. Viện trợ của Venezuela cho Cuba chủ yếu thông qua
khoản cung cấp lên tới 80.000 barrel dầu mỏ mỗi ngày đổi lấy lao động chuyên gia
và các mặt hàng nông nghiệp. Trong nhiều năm qua, Cuba đã thu hồi lại một số
biện pháp định hướng kinh tế thị trường đã được đưa ra trong thập kỷ 1990. Năm
2004, các quan chức Cuba đã công khai ủng hộ đồng Euro trở thành "đối trọng
toàn cầu với đồng dollar Mỹ", và hạn chế đồng dollar trong dự trữ cũng như trong
thanh toán thương mại. Những hạn chế ngày càng tăng của chính phủ Hoa Kỳ về đi
lại của những người Mỹ gốc Cuba cũng như khoản tiền họ được phép mang về
Cuba càng khiến chính phủ Cuba tăng kiểm soát sự lưu chuyển đồng dollar trong
nền kinh tế. Trong thập kỷ qua, người Cuba nhận được khoảng 600 triệu tới 1 tỷ
dollar hàng năm, chủ yếu từ các thành viên gia đình đang sống tại Mỹ. Con số này
bị ảnh hưởng bởi thực tế chính phủ Mỹ cấm các công dân của mình gửi quá 1.200
USD về Cuba.
Năm 2005 Cuba xuất khẩu hàng hóa trị giá 2.4 tỷ dollar, xếp hạng 114 trên
226 quốc gia trên thế giới, và nhập khẩu 6.9 tỷ dollar, xếp hạng 87 trên 226 nước.
Các đối tác thương mại chính của nước này là Hà Lan, Canada và Trung Quốc; các
đối tác nhập khẩu chính là Venezuela, Tây Ban Nha và Hoa Kỳ. Các mặt hàng xuất
22
khẩu chính của Cuba là đường, nikel, thuốc lá, cá, sản phẩm y tế, chanh, cà phê và
lao động có tay nghề; các mặt hàng nhập khẩu gồm, thực phẩm, nhiên liệu, quần áo
và máy móc. Cuba hiện có khoản nợ khoảng 13 tỷ dollar, chiếm xấp xỉ 38% GDP.
Theo Heritage Foundation, Cuba phụ thuộc vào các tài khoản tín dụng luân phiên
từ nước này sang nước khác. Con số 35% thị phần đường thế giới trước kia của
Cuba đã giảm xuống chỉ còn 10% vì nhiều yếu tố, gồm cả sự sụt giảm giá hàng hóa
sử dụng đường Cuba kém tính cạnh tranh hơn trên thị trường thế giới. Ở một thời
điểm, Cuba từng là nước sản xuất và xuất khẩu đường lớn nhất thế giới. Tuy nhiên,
vì tình trạng đầu tư kém và các thảm họa thiên nhiên, sản lượng đường của Cuba
đã giảm nghiêm trọng. Năm 2002, hơn một nửa các nhà máy đường ở Cuba phải
đóng cửa. Mùa thu hoạch gần đây nhất chỉ đạt 1.1 triệu mét tấn, thấp nhất trong
gần một trăm năm qua, chỉ tương đương với sản lượng năm 1903 và 1904. Cuba
chiếm 6.4% thị trường thế giới về nickel chiếm khoảng 25% tổng xuất khẩu Cuba.
[79]
Gần đây, một trữ lượng dầu mỏ lớn đã được tìm thấy tại Châu thổ Bắc Cuba dẫn
tới việc các thành viên Jeff Flake và Larry Craig thuộc Quốc hội Hoa Kỳ kêu gọi
bãi bỏ lệnh cấm vận với Cuba.
Bất chấp thiệt hại do cấm vận kinh tế, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới,
Cuba vẫn là nước có thu nhập bình quân đầu người đạt mức khá cao, đạt mức
18.796 USD/người/năm (theo sức mua tương đương - PPP) vào năm 2011, bằng
một nửa Nhật Bản và xếp hạng 60/185 quốc gia. Chỉ số phát triển con người (HDI)
ở mức cao (0,815 điểm vào năm 2013, hạng 44 thế giới)
2.2.5.Chính sách thuế
Sau Cách mạng Cuba năm 1959, các công dân được bãi bỏ thuế thu nhập cá
nhân (lương của họ được coi là lương thực và không phải chịu thuế). Tuy nhiên, từ
năm 1996, nhà nước bắt đầu áp dụng các loại thuế thu nhập Cá nhân trên công dân
Cuba được hưởng lương bằng ngoại tệ mạnh, chủ yếu là các chủ doanh nghiệp.
23
2.2.6. Quân đội
Dưới thời Fidel Castro, Cuba đã trở thành một xã hội quân sự hóa cao độ.
Từ năm 1975 cho tới tận cuối thập kỷ 1980, viện trợ quân sự ồ ạt của Xô viết đã
cho phép Cuba nâng cấp mạnh khả năng quân sự của mình. Từ khi mất khoản viện
trợ từ Liên bang Xô viết Cuba đã phải giảm đáng kể số lượng quân đội từ 235.000
người năm 1994 xuống còn khoảng 60.000 người năm 2003. [84] Chính phủ hiện chi
khoảng 1.7% GDP cho quân sự. Bộ trưởng các Lực lượng Vũ trang Cách mạng
(FAR) hiện nay là Raúl Castro, em trai của Fidel Castro, người cũng đã đóng vai
trò quan trọng với tư cách một lãnh đạo trong Cách mạng Cuba. Tháng 4 và tháng
5 năm 2007 một loạt những báo cáo "La Nueva Cuba" (một nguồn thông tin hải
ngoại đáng chú ý về Cuba) cho rằng đã có ít nhất ba kế hoạch đào tẩu của thành
viên quân đội Cuba và rằng hiện có sự xung đột giữa Raul và Đảng Cộng sản
Cuba.
24
CHƯƠNG 3
QUAN HỆ HỮU NGHỊ VIỆT NAM VÀ CU-BA
Khi thế giới hân hoan chào đón những giây phút đầu tiên của năm mới 2015
cũng là lúc Đảng, Nhà nước và nhân dân Cu-ba anh hùng kỷ niệm 56 năm Ngày
cách mạng thành công. Trước đó, Đại hội đồng Liên hiệp quốc khóa 69 đã họp
phiên toàn thể thông qua Nghị quyết “Sự cần thiết chấm dứt lệnh cấm vận kinh tế,
thương mại và tài chính của Mỹ chống Cu-ba”. Ngày 17-12-2014, Tổng thống Mỹ
Ba-rắc Ô-ba-ma đã thông báo một chính sách mới mang tính lịch sử với Cu-ba
nhằm tiến tới mối quan hệ bình thường hóa và chấm dứt hơn năm thập kỷ đối đầu
giữa hai nước. Cùng với những thành tựu trên mọi lĩnh vực trong hơn nửa thế kỷ
qua, đây được coi là một thành quả mới của cách mạng Cu-ba, dưới sự lãnh đạo
sáng suốt của Đảng Cộng sản Cu-ba, đứng đầu là Chủ tịch Phi-đen Ca-xtơ-rô.
Ngày 1-1-1959, nhân dân và các chiến sĩ cách mạng yêu nước Cu-ba dưới sự
lãnh đạo của Phi-đen Ca-xtơ-rô đã lật đổ chế độ độc tài Ba-ti-xta, thiết lập nhà
nước công - nông đầu tiên ở Tây bán cầu, đưa Cu-ba bước vào kỷ nguyên mới độc
lập, tự do, tiến lên CNXH. Sự ra đời và tồn tại của nước Cộng hòa Cu-ba là bản
anh hùng ca quật khởi và hào hùng, cổ vũ, khích lệ các dân tộc trên thế giới đang
bị áp bức, bóc lột đẩy mạnh cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, lịch sử Cu-ba đã
sang những trang mới - trang sử quyền tự quyết đối với vận mệnh của mình.
Ngay sau khi cách mạng Cu-ba thành công, ngày 1-1-1959, Bác Hồ, Đảng,
Nhà nước và nhân dân ta đã bày tỏ tình đoàn kết với sự nghiệp chính nghĩa của
nhân dân Cu-ba, nhiệt liệt chào mừng thắng lợi vĩ đại trên hòn đảo xinh đẹp và
quật khởi của Hô-xê Mác-ti, lãnh tụ tinh thần của cuộc tiến công Môn-ca-đa (26-725