Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Tiểu luận môn các đảng chính trị trên thế giới một số kinh nghiệm từ quá trình đổi mới toàn diện của đảng cộng sản cuba trong tình hình hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.71 KB, 23 trang )

1

MỞ ĐẦU

Xây dựng và phát triển Đảng là nhiệm vụ và cũng là mục đích của bất kỳ
một Đảng cầm quyền nào trên thế giới. Trải qua quá trình lãnh đạo, xây dựng và
phát triển, mỗi Đảng cầm quyền trên thế giới sẽ tự rút ra cho mình những kinh
nghiệm quý báu để tiếp tục xây dựng và phát triển Đảng. Hơn thế nữa, để Đảng
có thể phát triển bền vững, làm tròn nhiệm vụ lãnh đạo đất nước, đưa đất nước
phát triển nhanh và bền vững, có mối quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia trên
thế giới… thì mỗi Đảng cầm quyền không những nên vận dụng những kinh
nghiệm đã tư đúc rút mà còn nên tham khảo những kinh nghiệm lãnh đạo của các
Đảng khác trên thế giới. Có như thế vai trò lãnh đạo của Đảng cầm quyền mới
được thực hiện thành công. Do đó, vấn đề nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng và
phát triển đảng của các đảng cầm quyền trên thế giới có ý nghĩa rất to lớn trong
việc phát triển và xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong các nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa hiện nay, Cuba là một
trong những nước cần được nghiên cứu sâu hơn nữa. Như chúng ta đã biết, ngày
1/12/1960, Chính phủ Cộng hoà Cuba và Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà
thiết lập quan hệ ngoại giao, mở ra trang sử mới cho tình hữu nghị giữa hai dân
tộc nằm ở hai nửa Đông-Tây của địa cầu. Đây là sự kết tụ tất yếu của mối quan
hệ giữa những dân tộc xung kích đi đầu trong cuộc đấu tranh chung chống thực
dân, đế quốc, vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Từ năm 1960 đến nay, quan hệ
Việt Nam-Cuba luôn được Đảng, Chính phủ và nhân dân hai nước chăm sóc, vun
trồng bằng tinh thần và hành động của chủ nghĩa quốc tế trong sáng nhất. Trong
chiến tranh, vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình. Từ năm
1975 trở đi, Việt Nam và Cuba lại sát cánh bên nhau trong công cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Những tấm lòng vàng của Cuba dành cho
Việt Nam còn ngời sáng ở diễn đàn và tổ chức quốc tế sau năm 1975. Trong bối



2

cảnh các thế lực thù địch tìm mọi thủ đoạn bao vây, cô lập, chống phá trên
trường quốc tế, Cuba vẫn thuỷ chung đứng cạnh Việt Nam, ủng hộ và bảo vệ với
tư thế hiên ngang. Sự củng cố và phát triển của mối quan hệ Việt Nam-Cuba là
một trong những nhân tố góp phần bảo vệ và phát triển chủ nghĩa xã hội ở hai
nước trong những năm qua. Công cuộc đổi mới ở Việt Nam và công cuộc đổi
mới ở Cuba tạo tiền đề và bổ sung cho nhau trên cả bình diện lý luận và thực tiễn
xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Xuất phát từ lý do đó, tôi chọn vấn đề “Một số kinh nghiệm từ quá trình
đổi mới toàn diện của Đảng Cộng sản Cuba trong tình hình hiện nay” làm
đề tài kết thúc môn học của mình.


3

NỘI DUNG

1. Khái quát về Đảng Cộng sản Cuba
Cuba đã có một số tổ chức cộng sản và theo chủ nghĩa vô chính phủ từ thời
ban đầu của nước cộng hòa. Đảng Cộng sản Cuba "quốc tế hóa" ban đầu được
thành lập vào thập niên 1920. Những người sáng lập gồm có Blas Roca, Anibal
Escalante, Fabio Grobart vàJulio Antonio Mella. Là một thành viên của Quốc tế
thứ ba, đảng này sau này đã được đổi tên thành Đảng Xã hội Nhân dân vì lý do
bầu cử. Đảng đã ủng hộ chính phủ củaFulgencio Batista, và có một số thành viên
tham gia với cương vị quốc vụ khanh. Đảng Xã hội Nhân dân ban đầu ban đầu
kịch liệt phê phán Fidel Castro. Sau cuộc cách mạng đô thịdẫn đến việc Fidel
Castro lên nắm quyền vào ngày 1 tháng 1 năm 1959, thủ tướng Liên Xô Nikita
Khrushchev đã hỏi ý kiến các cố vấn của ông về động cơ và lý lịch của Castro.
Những người cố vấn này đã báo cáo rằng Castro là một đại diện của "haute

bourgeoisie" (tư bản) và có khả năng đang làm cho CIA.
Bất chấp điều này, sự hợp tác giữa Liên Xô và Cuba gia tăng. Theo đó,
vai trò của những người cộng sản trong cuộc sống chính trị Cuba cũng được
ủng hộ tương tự. Tháng 7 năm 1961, hai năm sau cuộc cách mạng
năm 1959, Các tổ chức Cách mạng Hợp nhất (ORI) đã được thành lập thông
qua việc hợp nhất Phong trào 26 tháng 7 của Fidel Castro và Đảng Xã hội
Nhân dân do Blas Roca lãnh đạo và Hội đồng Cách mạng 13 tháng 3 do Faure
Chomón lãnh đạo. Ngày 26 tháng 3 năm 1962, ORI đã trở thành Đảng Thống
Nhất Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa Cuba (PURSC) và sau đó trở thành Đảng
Cộng sản Cuba vào ngày 3 tháng 10 năm 1965. Đảng này vẫn là đảng chính trị
được công nhân duy nhất ở Cuba. Các đảng phái khác, dù hiện là bất hợp pháp,


4

không thể thực hiện vận động hay các hoạt động khác ở quốc gia nếu không sẽ
bị xem là "phản cách mạng".
Trong 10 năm đầu tồn tại chính thức, Đảng Cộng sản Cuba khá ít hoạt
động bên ngoài Bộ Chính trị. 100 ủy viên Ban Chấp hành trung ương hiếm khi
hội họp và 10 năm sau thành lập thì Đại hội đảng lần đầu mới được tổ chức.
Năm 1969, đảng này chỉ có 55.000 đảng viên, chiếm 0,7% dân số, khiến đây là
đảng cộng sản cầm quyền nhỏ nhất thế giới. Thập niên 1970, bộ máy của đảng
này bắt đầu phát triển. Tại đại hội đảng năm 1975, Đảng Cộng sản Cuba đã có
200.000 đảng viên và Ban Chấp hành Trung ương đã hội nghị thường lệ và tổ
chức bộ máy. Đến năm 1980, đảng này có 430.000 đảng viên và năm 1985 có
520.000 đảng viên.
Cuộc khủng hoảng do sự sụp đổ của Liên Xô đã dẫn đến đại hội đảng lần
thứ 4 năm 1991 là một sự cởi mở và tranh luận chưa có tiền lệ do cấp lãnh đạo
cố tạo ra một sự nhất trí của công chúng để phản ứng lại "Giai đọan đặc biệt". Ba
triệu dân đã tham gia vào các cuộc tranh luận và thảo luận trước đại hội đảng về

các chủ đề như cơ cấu chính trị và chính sách kinh tế. Đại hội năm 1991 đã định
nghĩa lại đảng này là "đảng của đất nước Cuba" thay vì "đảng của giai cấp công
nhân". Việc cấm các tín đồ tôn giáo vào đảng đã được dỡ bỏ. Ngoài ra, José
Martí đã được nâng lên tầm Karl Marx và Lenin trong các hình tượng lý tưởng
của đảng này.
Trong thời gian gần đây Đảng Cộng sản Cuba đã thay đổi một số quan
điểm trước đây của mình về CNXH và xây dựng CNXH. Đảng Cộng sản Cuba,
từ cuối năm 1994, đa chấp nhận tư tưởng cài cách kinh tế, bỏ “ngăn sông, cấm
chợ”, kêu gọi đầu tư nước ngoài, chuyển đổi tự do tiền tệ…Song sự chậm trễ từ
bỏ mô hình CNXH cũ đã làm cho tình hình kinh tế - xã hội ở Cuba còn nhiều
khó khăn, phức tạp.


5

* Về cơ cấu tổ chức:
- Đại hội (Congreso) được xác định là cơ quan tối cao của đảng, bầu chọn
ra các Ủy viên Trung ương, phê duyệt điều lệ và các nghị quyết của đảng. Đại
hội thành lập năm 1965 quy định các kỳ đại hội họp định kỳ mỗi 5 năm, hoặc khi
Ủy ban Trung ương triệu tập Đại hội bất thường. Tuy nhiên, mãi đến năm 1975,
Đại hội đầu tiên mới được tổ chức. Kỳ Đại hội VI cũng được hoãn nhiều lần và
chỉ được tổ chức vào tháng 4 năm 2011, sau 14 năm gián đoạn kể từ Đại hội V.
Từ khi thành lập đến nay, đã diễn ra 6 kỳ Đại hội vào các năm 1975, 1980, 1986,
1991, 1997 và 2011.
+ Đại hội I: Tháng 12, 1975 (La Habana)
+ Đại hội II: Tháng 12, 1980 (Santiago de Cuba)
+ Đại hội III: Tháng 2, 1986 (Santiago de Cuba)
+ Đại hội IV: Tháng 10, 1991 (Santiago de Cuba)
+ Đại hội V: Tháng 10, 1997 (La Habana)
+ Đại hội VI: Tháng 4, 2011 (La Habana)

(Đại hội đảng toàn quốc lần thứ VII sẽ khai mạc vào ngày 16/4/2016,
trùng với ngày kỷ niệm 55 năm tuyên bố tính chất xã hội chủ nghĩa của Cách
mạng Cuba cũng như ngày thành lập PCC).
- Ủy ban Trung ương (Comité Central) là cơ quan điều hành hoạt động
của đảng giữa các kỳ đại hội, quyết định số lượng và bầu chọn thành viên của Bộ
Chính trị, bầu Bí thư thứ nhất và thứ hai, thực hiện các nghị quyết, chính sách và
chương trình mà Đại hội đã thông qua. Ủy ban Trung ương họp định kỳ mỗi năm
1 lần và đột xuất theo triệu tập của Bộ Chính trị. Ủy ban Trung ương được thiết
lập đầu tiên ngay trong Đại hội thành lập vào năm 1965, với 225 thành viên, đã


6

bầu Fidel Castro làm Bí thư thứ nhất và em trai Raul làm Bí thư thứ hai. Tại Đại
hội V, số thành viên Ủy ban đã giảm xuống còn 150. Tại Đại hội VI, Fidel rút
khỏi Bộ Chính trị, Raul Castro được bầu làm Bí thư thứ nhất và José Ramón
Machado Ventura được bầu làm Bí thư thứ hai.
- Bộ Chính trị (Buró Político) là cơ quan quản lý cao nhất, quyết định
đường lối của đảng, thực hiện các nghị quyết của Đại hội và Ủy ban Trung ương.
Thời kỳ đầu, Bộ Chính trị chỉ có vài thành viên, gồm Bí thư thứ nhất và thứ hai
cùng các Ủy viên Hội đồng Nhà nước. Năm 1991, Bộ Chính trị sát nhập với Ban
Bí thư để trở thành Bộ Chính trị mở rộng gồm 24 thành viên. Năm 2006, lại tách
thành 2 cơ quan riêng biệt.
- Ban Bí thư (Secretariado) là cơ quan giúp việc cho Bộ Chính trị, gồm
các thành viên là những người đứng đầu Ban Thường trực của Ủy ban Trung
ương. Năm 1991, được sát nhập với Bộ Chính trị để trở thành Bộ Chính trị mở
rộng. Năm 2006, Ban Bí thư được thiết lập trở lại với vai trò như là một cơ quan
thừa hành ở cấp chính phủ của đảng.
* Các tổ chức trực thuộc gồm:
-


Hội

Liên

hiệp

Thanh

niên

Cộng

sản (Unión

de

Jóvenes

Comunistas - UJC), thành lập năm 1962, là cơ quan hậu bị của đảng, được tổ
chức theo mô hình Komsomol ở Liên Xô.
- Công đoàn Trung ương Cuba (Central de Trabajadores de Cuba - CTC),
thành lập năm 1961.
- Liên đoàn Phụ nữ Cuba (Federación de Mujeres Cubanas - FMC), thành
lập năm 1960.
- Hội Nông dân Quốc gia (Asociación Nacional de Agricultores
Pequeños - ANAP), thành lập năm 1961.


7


- Đội Thiếu niên Tiền phong José Martí (Organización de Pioneros José
Martí - OPJM) thành lập năm 1977.
- Liên đoàn Học sinh Trung học (Federación Estudiantil de la Enseñanza
Media - FEEM), thành lập năm 1970.
-

Liên

đoàn

Sinh

viên

Đại

học (Federación

Estudiantil

Universitaria - FEU), thành lập năm 1922. Đây là tổ chức chính trị lâu đời nhất
còn hoạt động tại Cuba, do Julio Antonio Mella sáng lập.
-

Ủy

ban

Bảo


vệ

Cách

mạng (Comités

de

Defensa

de

la

Revolución - CDR), thành lập năm 1960.
- Hội Chiến binh Cách mạng Cuba (Asociación de Combatientes de la
Revolución Cubana - ACRC), thành lập năm 1993.
2. Một số kinh nghiệm từ quá trình đổi mới toàn diện của Đảng Cộng
sản Cuba trong tình hình hiện nay
2.1. Bối cảnh khó khăn khi đổi mới
Trước khi bước vào Đại hội VI, Cuba gặp nhiều khó khăn, thách thức to
lớn: Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các ngành kinh tế mũi
nhọn của Cuba như du lịch, sản xuất đường và xì-gà… đã bị tác động mạnh. Số
khách du lịch đến Cuba giảm đáng kể; thu ngân sách nhà nước và đặc biệt là thu
ngoại tệ bị giảm mạnh. Nền kinh tế Cuba phụ thuộc rất lớn vào nhập khẩu và
theo thống kê chính thức con số nợ nước ngoài của Cuba đã ở mức 17,8 tỷ USD
(số liệu của năm 2007). Thậm chí, do khan hiếm ngoại tệ, trong năm 2008 và
nửa đầu năm 2009, chính phủ Cuba đã phải ngừng thanh toán nợ và đóng băng
các khoản nợ của 600 doanh nghiệp nước ngoài với tổng số nợ trị giá khoảng 1

tỷ USD. Nền kinh tế Cuba đang bộc lộ nhiều bất cập như thiếu vốn sản xuất, hạ


8

tầng cơ sở xuống cấp do không được đầu tư, sự thiếu chặt chẽ trong đầu tư dẫn
đến tình trạng thiếu hiệu quả và lãng phí trong các khoản đầu tư công.
Tình trạng dân số không tăng và lão hóa nhanh cũng đang đặt ra cho Cuba
nhiều vấn đề nan giải. Bộ máy quản lý hành chính nhà nước cồng kềnh và thiếu
hiệu quả. Đất nước Cuba vẫn đang thực hiện chế độ bao cấp và phân phối thông
qua hệ thống tem phiếu trên toàn quốc. Trong số 5 triệu lao động, có tới hơn 3
triệu lao động làm việc trong khu vực nhà nước. Lệnh cấm vận ngoại giao và
thương mại toàn diện mà chính quyền Mỹ áp đặt chống Cuba từ nhiều thập kỷ
nay cùng với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu (2008) đã tác động mạnh tới đời
sống mọi mặt của nhân dân Cuba. Tuy được nhà nước đảm bảo công ăn, việc
làm, các quyền lợi tại nơi làm việc, chăm sóc y tế và giáo dục miễn phí, được trợ
cấp rất lớn về nhà ở và phương tiện đi lại, nhưng đời sống của đại đa số nhân dân
Cuba gặp rất nhiều khó khăn. Tiền lương của người dân Cuba rất thấp, chỉ tương
đương với khoảng 20 - 30 USD một tháng tính theo tỷ giá hối đoái ngoài chợ
đen. Chính Chủ tịch Fidel Castro cũng đã từng thẳng thắn thừa nhận mô hình
kinh tế mà đất nước Cuba đang theo đuổi không mang lại kết quả như mong
muốn và cho rằng đã đến lúc Cuba cần phải thay đổi.
2.2. Thay đổi tư duy
Sau khi lên thay Chủ tịch Fidel Castro vào năm 2006 và chính thức được
bổ nhiệm là Chủ tịch nước năm 2008, Chủ tịch Raul Castro đã triệu tập một hội
nghị đặc biệt để bàn về nhiều vấn đề cấp thiết của nền kinh tế Cuba và đưa ra các
quyết sách cơ bản về việc hiện đại hóa mô hình kinh tế. Trong phiên bế mạc kỳ
họp thứ 6, Quốc hội khóa VII của Cuba tháng 12/2010, Chủ tịch Raul Castro đã
kêu gọi thực hiện triệt để những điều chỉnh trong chính sách kinh tế, coi đây là
con đường duy nhất để duy trì cách mạng Cuba. Chủ tịch Raul cũng đã yêu cầu

cần phải có sự thay đổi tận gốc về nhận thức trong xã hội Cuba, đặc biệt là trong


9

đội ngũ lãnh đạo. Đồng thời với quá trình thay đổi về nhận thức, chính phủ Cuba
đã ban hành nhiều chính sách quan trọng nhằm điều chỉnh mô hình kinh tế.
Biện pháp đầu tiên là mạnh dạn cắt giảm biên chế nhà nước. Ngay từ giữa
năm 2010, chính phủ Cuba đã công bố kế hoạch cắt giảm 500.000 viên chức nhà
nước. Thời gian tới, chính phủ Cuba sẽ tiếp tục cắt giảm thêm khoảng 500.000
việc làm nữa trong khu vực quốc doanh nhằm giảm gánh nặng bao cấp vốn đã
lên tới hơn 2 tỷ USD mỗi năm, kích thích hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà
nước cũng như của khu vực kinh tế tư doanh và nâng cao tính cạnh tranh của nền
kinh tế, từ đó tiến tới tăng lương cho người lao động.
Song song với việc cắt giảm biên chế, chính phủ Cuba khuyến khích người
dân chuyển sang làm kinh tế tự doanh hoặc thành lập các hợp tác xã. Người dân
Cuba giờ đây có quyền thành lập các doanh nghiệp tư nhân. Người tự làm chủ có
quyền thuê nhân viên bên ngoài gia đình mình. Theo thông báo mới nhất của
Chính phủ Cuba, đến nay Cuba đã cấp hơn 80.000 giấy phép kinh doanh cho tư
nhân nhằm mở rộng mô hình kinh tế tự doanh, một phần trong kế hoạch nâng
cao hiệu quả nền kinh tế đất nước và sẽ còn cấp nhiều giấy phép hơn nữa trong
thời gian tới. Dự kiến nền kinh tế tự doanh sẽ đem lại khoảng 1,8 triệu việc làm
cho người lao động trong vòng 5 năm tới. Chính phủ Cuba cũng thông báo sẽ chi
130 triệu USD trong năm 2011 để nhập khẩu nguyên liệu sản xuất và những mặt
hàng thiết yếu phục vụ mở rộng mô hình kinh tế tự doanh. Chính phủ Cuba cũng
quyết định mở rộng diện mà khu vực tư nhân có thể tham gia ra 178 ngành,
nghề, dịch vụ các loại nhằm mục đích tạo thêm công ăn việc làm, cải thiện đời
sống nhân dân.
Về đối ngoại, quan hệ Mỹ - Cuba đang có những thay đổi tích cực. Mới
đây, chính phủ Mỹ đã nới lỏng những quy định về thị thực, tiền gửi và đi lại đối

với Cuba. Tuy Mỹ chưa dỡ bỏ hẳn lệnh cấm vận đối với Cuba, nhưng gần đây
Mỹ đã đồng ý khôi phục hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, bắt đầu trao đổi với


10

giới học giả Cuba, cho phép công dân Cuba được chuyển 2.000 USD/năm về
nước. Hiện có tới 1,5 triệu kiều dân Cuba đang làm ăn sinh sống tại Mỹ và đây
sẽ là một nguồn lực quan trọng hỗ trợ chính phủ Cuba trong quá trình hiện đại
hóa nền kinh tế. Ngày càng có nhiều tiếng nói kêu gọi chính phủ Mỹ dỡ bỏ lệnh
cấm vận, và tiến hành cải thiện quan hệ song phương với Cuba. Nhiều chuyên
gia cho rằng những động thái gần đây trong quan hệ giữa Mỹ và Cuba đang đánh
dấu thời kỳ mới trong quan hệ giữa hai nước.
Nhận thức được nghĩa vụ phải trả nợ và để tạo niềm tin đối với cộng đồng
doanh nghiệp, chính phủ Cuba đã nối lại việc trả nợ từ cuối năm 2009. Không
những thế, trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, Cuba đang thực thi một loạt chính
sách mạnh mẽ, cởi mở nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nhất là trong các
ngành kinh tế quan trọng như viễn thông, du lịch. Theo thông báo của Bộ Tin
học và Truyền thông Cuba, Cuba đang xem xét khả năng bán 27% cổ phần tập
đoàn viễn thông Etecsa cho các đối tác nước ngoài. Sau hai năm chuẩn bị, Cuba
đang chuẩn bị đưa ra luật viễn thông và dự kiến Quốc hội Cuba sẽ thông qua bộ
luật này trong kỳ họp tới. Trong lĩnh vực du lịch, Cuba thông báo sẽ đàm phán
với các đối tác nước ngoài để xây dựng 16 sân gôn, đồng thời có thể cho phép
người nước ngoài sở hữu bất động sản trong phạm vi sân gôn...
2.3. Đại hội của đổi mới và giai đoạn phát triển mới
Đảng Cộng sản Cuba hiện có 850.000 đảng viên trong tổng số 11,2 triệu
dân. Tham gia Đại hội Đảng Cộng sản Cuba lần thứ VI có 1.000 đại biểu. Trước
giờ khai mạc đại hội, lễ diễu binh-diễu hành nhằm kỷ niệm lần thứ 50 Ngày
chiến thắng Hiron và Tuyên ngôn về đặc trưng chủ nghĩa xã hội của cách mạng
Cuba sẽ diễn ra tại Quảng trường Cách mạng, với sự góp mặt của hàng ngàn

thanh niên Cuba.


11

Nhằm chuẩn bị cho đại hội, từ tháng 11 năm ngoái, “Dự thảo đường lối
chính sách kinh tế và xã hội” của Cuba trong 5 năm tới đã được thảo luận và lấy
ý kiến đóng góp tại các cơ quan lãnh đạo Đảng và Liên đoàn Lao động Cuba
(CTC), tổ chức công đoàn duy nhất tại nước này. Sau đó, văn bản này được toàn
dân thảo luận, đóng góp ý kiến từ ngày 1-12-2010 tới ngày 29-2-2011, thu hút
hơn 7 triệu người dân trên toàn quốc tham gia.
Chủ tịch Raul Castro nhấn mạnh, dự thảo trên (dài 32 trang, gồm 300 đề
xuất cải cách kinh tế) là “lộ trình hoàn thiện cũng như những thay đổi cần thiết
đối với nền kinh tế Cuba”. Trong kế hoạch “cập nhật hóa mô hình kinh tế”, Cuba
dự kiến sẽ cắt giảm 1,3 triệu lao động thuộc khu vực nhà nước (khoảng 20%
người ở độ tuổi lao động), giải thể các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, giảm tối đa
các doanh nghiệp hoạt động chỉ với nguồn ngân sách nhà nước, mở rộng mô
hình kinh tế tư nhân để kích thích sự cạnh tranh có lợi cho nền kinh tế. Bên cạnh
đó là các đề xuất cắt giảm trợ cấp và chi tiêu ngân sách, thực hiện chính sách thu
thuế mới.
Theo kế hoạch, nhà nước vẫn đóng vai trò hoạch định và kiểm soát nền
kinh tế. Thời gian qua, Cuba đã mở thêm quỹ đất cho nông dân canh tác, tự
quyết định về nuôi trồng và bán sản phẩm. Dự thảo cũng đưa ra đề xuất cắt giảm
khẩu phần lương thực mà người Cuba được nhận, một chính sách mà theo Chủ
tịch Raul là chưa kích thích sản xuất.
Một đề xuất cũng được chú ý trong dự thảo là tiếp tục khuyến khích sự
tham gia của tư bản nước ngoài tại nước này, bổ sung thêm cho đầu tư nội địa
trong các hoạt động mang lại lợi ích cho đất nước như phát triển sân golf, bến du
thuyền và các khu nghỉ dưỡng hạng sang để thu hút khách. Trong kế hoạch tìm
nguồn hỗ trợ dài hạn của Cuba còn có chương trình thăm dò dầu khí ngoài khơi,

dự kiến bắt đầu từ năm 2011.


12

Chủ tịch Cuba Raul Castro cho rằng, cần phải có sự đồng thuận trong
người dân để có thể tiếp tục tiến hành công cuộc cải cách. Ông đã yêu cầu các bộ
trưởng, lãnh đạo các ngành, các cấp lắng nghe dân chúng đánh giá về những thay
đổi, đồng thời cũng kêu gọi nhân dân thẳng thắn đưa ra ý kiến, hoan nghênh
những ý kiến mang tính xây dựng, kể cả ý kiến trái chiều.
Ngay từ lúc nắm tạm quyền vào năm 2006, Raúl Castro đã phát biểu thẳng
thừng về tình cảnh của Cuba. “Chúng ta cải cách, hoặc chúng ta chết chìm”, ông
tuyên bố trong một bài phát biểu ngắn gọn và thẳng thắn đúng đặc trưng của ông
trước toàn quốc vào năm 2010. Cho dù Havana kiên định với niềm tin chính trị
chủ đạo của mình – tức là Đảng Cộng sản vẫn là lực lượng tốt nhất giúp đất nước
phòng vệ trước sự can thiệp của Mỹ trong hơn một thế kỷ – những thuật ngữ như
“phi tập trung hóa”, “trách nhiệm giải trình”, và “thể chế hóa” đã trở nên phổ
biến, chứ không còn là từ cấm kỵ. Trong khi vào thập niên 1990, Havana sẵn
sàng cho phép tư nhân kinh doanh ở mức độ hạn chế như một biện pháp tình thế,
hiện nay chính phủ công khai bàn đến việc bảo đảm rằng 50% GDP của Cuba
nằm trong tay tư nhân trong vòng năm năm. Bất luận có thực tế hay không,
những mục tiêu đầy tham vọng như vậy có lẽ đã bị xem là báng bổ cách đây
chưa đầy 10 năm. Hiện nay tỉ lệ đại diện của các chủ doanh nghiệp nhỏ Cuba
trong Quốc hội và sự tham gia của họ trong cuộc diễu hành kỷ niệm Lễ Lao động
1/5 đã là bằng chứng cho thấy các thay đổi đang diễn ra.
Những cải cách này đến nay đã đạt một số thành công khiêm tốn. Sau khi
gặp khủng hoảng nghiêm trọng về thanh khoản và cán cân thanh toán sau khi
toàn cầu bị khủng hoảng tài chính năm 2008, Cuba đã phục hồi được đôi chút ổn
định tài chính, trả nợ trở lại, cắt giảm mạnh nhập khẩu, và bắt đầu công việc khó
khăn là giảm chi tiêu công cộng. Nhiều khoản đầu tư chiến lược từ các đối tác

quốc tế – đáng kể nhất là dự án cải tạo Cảng Mariel, với nguồn vốn hỗ trợ của
Brazil, để nâng cấp thành một cảng vận tải container lớn – đang tiến hành đúng


13

lịch trình. Trong khi đó, một cơ quan về trách nhiệm giải trình tài chính nhà nước
mới thành lập đã bắt đầu nhiệm vụ gian nan loại trừ nạn tham nhũng tràn lan.
Tuy nhiên, Cuba gặp nhiều rào cản nghiêm trọng trong cuộc mưu cầu tăng
trưởng kinh tế vững mạnh hơn. Khác với Trung Quốc và Việt Nam ở giai đoạn
đầu họ thực hiện cải cách, Cuba là một nước kém phát triển với những vấn đề
của nước đã phát triển. Không chỉ dân số đang lão hóa (18% dân số trên 60 tuổi),
mà kinh tế Cuba còn thiên hẳn về ngành dịch vụ. Khi Việt Nam bắt đầu chương
trình cải cách Đổi Mới năm 1986, dịch vụ chiếm khoảng 33% GDP, trong khi
ngành sản xuất chiếm gần 67%. Ngược lại, dịch vụ ở Cuba chiếm gần 75% GDP
– kết quả của hơn 20 năm công nghiệp suy tàn nghiêm trọng và tỉ lệ tiết kiệm và
đầu tư thấp. Xuất khẩu dịch vụ (chủ yếu là các chuyên gia y tế), cộng với du lịch
và kiều hối, là cách phòng thủ chủ yếu để Cuba chống chọi với tình trạng thâm
hụt cán cân thanh toán kéo dài.
Giới chức trách và giới kinh tế học ở Cuba nhận ra nhược điểm cơ cấu này
và đã nhấn mạnh nhu cầu cần tăng xuất khẩu và phát triển một thị trường nội địa
năng động hơn. Nhưng đến nay nhà nước vẫn chưa thể giải quyết tình trạng mất
cân đối này. Trong ngành đường, từng là ngành chủ lực, hoạt động sản xuất tiếp
tục cầm chừng dù giá thế giới gần đây tăng lên và có vốn đầu tư mới của Brazil.
Trong khi đó, một vụ tham nhũng tai tiếng và giá thế giới giảm xuất đã làm suy
yếu ngành nickel, khiến phải đóng cửa một trong ba cơ sở chế biến của Cuba.
Nhìn tổng quát hơn, năng suất của Cuba còn rất thấp, và đất nước này từ trước
đến nay đã không tận dụng được lực lượng lao động có trình độ học vấn cao.
Dù quan trọng, việc mở rộng khu vực doanh nghiệp nhỏ không thể giải
quyết những vấn đề cốt lõi này. Hiện nay có 181 loại hình hoạt động tự doanh

hợp pháp, nhưng gần như chỉ tập trung trong ngành dịch vụ, trong đó có làm chủ
các tiệm ăn độc lập, quầy thực phẩm, và nhà trọ. Nguồn vốn khởi nghiệp thì
khan hiếm, lệ phí xin các giấy phép theo quy định thì cao, và một số loại hình


14

hợp pháp lại quá cụ thể đến mức vô nghĩa. Ngoài ra, vẫn chưa rõ liệu cơ hội
kiếm tiền chính đáng có khuyến khích được các doanh nghiệp chợ đen ra hoạt
động công khai hay không.
Vì vậy, điều tất yếu đạt được khi sự mở rộng hoạt động tự doanh chưa
giúp nhà nước đạt chỉ tiêu cắt giảm biên chế cồng kềnh của mình. Năm 2010,
Castro hứa loại bỏ 500.000 việc làm nhà nước trong sáu tháng đầu năm 2011, với
mục tiêu hợp nhất hơn 1,8 triệu người lao động (trong lực lượng lao động ước
tính tổng cộng 5,3 triệu người) vào khu vực tư nhân trước năm 2015. Nhưng
chính phủ chỉ có thể loại bỏ được 137.000 việc làm trong năm đầu tiên đó. Thế
nhưng, cải cách đang có tác động rõ rệt. Các doanh nghiệp nhỏ hiện sử dụng
khoảng 400.000 nhân công, tăng 154% kể từ khi quá trình tự do hóa hoạt động tự
doanh bắt đầu vào tháng 10/2010. Ngoài ra, để thúc đẩy tăng trưởng hơn nữa,
chính quyền gần đây đã khai trương một công ty bán sỉ sẽ cho phép các doanh
nghiệp mới thành lập mua vật tư với điều khoản giống như các công ty quốc
doanh, nhờ đó giải quyết một nỗi lo lớn của giới chủ doanh nghiệp.
Để bổ sung những thành quả này, Cuba cần tiếp tục tái thiết các năng lực
sản xuất của mình trong các lĩnh vực cốt lõi như nông nghiệp. Trước khi Raúl
Castro lên nắm quyền, khoảng 20% đất có thể canh tác ở nước này bị bỏ hoang
và Cuba nhập khẩu một nửa nguồn cung thực phẩm trong nước của mình – một
phần lớn trong đó nhập từ Mỹ, theo một ngoại lệ năm 2000 đối với lệnh cấm vận
thương mại. Để tăng sản lượng nội địa, nhà nước đã giao đất với diện tích hơn
3,7 triệu mẫu Anh cho các nhà nông tư nhân, và sản lượng thu hoạch của họ hiện
nay chiếm 57% trong tổng sản lượng thực phẩm ở Cuba dù họ chỉ chiếm gần

25% đất có thể trồng trọt được. Tuy nhiên các mức tổng sản lượng thực phẩm ở
các loại cơ bản nhất vẫn quanh quẩn ở mức hoặc hơi thấp hơn mức năm 2002.
Hệ thống hai loại tiền tệ của đảo quốc này khiến thách thức đó lại càng
thêm khó khăn. Là một sản phẩm phụ của việc lưu hành Mỹ kim trong thập niên


15

1990 – thoạt tiên ở chợ đen, sau thành hợp pháp – đồng peso có thể chuyển đổi
của Cuba (CUC) hiện nay là đồng tiền của ngành du lịch và được quy định dùng
để mua nhiều hàng tiêu dùng. Đối với thường dân Cuba, giá trị của CUC được
gắn với Mỹ kim, với một CUC ăn 25 peso Cuba (CUP), loại tiền tệ để trả lương
cho phần lớn công nhân viên nhà nước. Bởi vậy, những công dân nhận được
ngoại tệ từ nước ngoài hoặc kiếm tiền bằng CUC, ví như những người được du
khách nước ngoài thưởng tiền tip, có lợi tức cao hơn những người chỉ dựa vào
lương trả bằng CUP.
Hơn nữa là hai loại tiền tệ CUC và CUP được xem như có giá trị bằng
nhau bên trong và giữa các doanh nghiệp nhà nước. Tập quán hạch toán kỳ lạ
này giúp cách ly giá CUP tránh bị tác động của lạm phát trong thời kỳ khủng
hoảng kinh tế trầm trọng nhất sau khi Liên Xô sụp đổ, nhưng hiện nay tập quán
này khiến giới phân tích và giới đầu tư khó ước tính chi phí thực sự của hoạt
động kinh doanh trên đảo quốc hoặc giá trị của các công ty nhà nước. Giới kinh
tế học đồng ý rằng cách ít gây xáo trộn nhất để tiến đến một đồng tiền duy nhất
sẽ là dần dần hợp nhất hai tỉ giá hối đoái đồng thời với sự gia tăng đều đặn của
GDP và mức lương nói chung. Nhưng trong khi đó, tỉ lệ 1:1 giả tạo sử dụng
trong khu vực quốc doanh đã có tác động làm đội giá tỉ giá hối đoái quốc tế của
CUP và do vậy giảm khả năng cạnh tranh của hàng nội địa.
Nhìn chung, từ khi giành thắng lợi đến nay, cách mạng Cuba đã trải qua
nhiều gian nan, thử thách khắc nghiệt. Chỉ 2 năm sau ngày tuyên bố độc lập
(1961), với mưu đồ tiêu diệt Cách mạng Cuba non trẻ trên hòn đảo xanh, 15.000

lính đánh thuê do CIA trang bị đã đổ bộ vào bãi biển Hi-rôn nhưng đã bị thất bại.
Những tiểu đoàn dân quân tự vệ ra đời trên khắp đất nước, biến gần 10 triệu người
Cuba ngày ấy thành một dân tộc - chiến sĩ trong sắc phục màu xanh ô liu kiên
quyết bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và tự do, phẩm giá của con
người. Thời gian này, theo đạo diễn của Mỹ, hầu hết các nước thành viên trong Tổ


16

chức các nước châu Mỹ (OEA) lần lượt cắt quan hệ ngoại giao với Cuba. Chưa
đủ, từ năm 1962 đến nay, chính quyền Mỹ áp đặt lệnh bao vây cấm vận kinh tế thương mại toàn diện với Cuba, gây thiệt hại trực tiếp cho nền kinh tế Cuba hàng
trăm tỷ USD.
Khi Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu tan rã, giai đoạn 1991-1994
là giai đoạn ngặt nghèo nhất đối với Cuba. Chính sách bao vây cấm vận kinh tế
của Mỹ ngày càng thít chặt, nền kinh tế Cuba rơi vào thời kỳ khủng hoảng trầm
trọng, kim ngạch ngoại thương giảm xuống dưới 1/4 so với thời kỳ trước đó,
tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giảm 35%. Đây là thời kỳ thử thách gay gắt nhất
của Cuba.
Vượt qua phong ba, bão táp, Cuba vẫn vươn lên như ngọn hải đăng giữa
biển khơi minh chứng sức mạnh bất diệt của người dân Cuba khi đoàn kết xung
quanh Đảng Cộng sản Cuba bảo vệ thành quả Cách mạng và phát triển đất nước
vì độc lập, tự do và hạnh phúc của chính mình. Bằng sức sáng tạo vượt bậc và sự
kiên định cách mạng, Cuba đạt được những kỳ tích, tự tin và vững bước trên con
đường đã lựa chọn. Từ điểm xuất phát thấp về trình độ phát triển kinh tế - xã hội,
Cuba vươn lên vị trí dẫn đầu trong nhóm các nước đang phát triển trên nhiều lĩnh
vực kinh tế, xã hội, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, giáo dục - đào tạo, y tế, thể
thao. Trong vòng hơn 50 năm qua, Cuba đã vươn lên tầm vóc quốc tế khi 100%
trẻ em được đến trường và giáo dục hoàn toàn miễn phí; giúp 89 quốc gia đào
tạo hơn 53.000 sinh viên, cử 113.000 bác sĩ làm việc và cộng tác tại 103 quốc
gia. Cuba phát triển khoa học, công nghệ hóa học và kỹ thuật chế biến thuốc

chữa bệnh của Cuba là một trong những nền công nghiệp tiên tiến nhất trên thế
giới. 100% người dân Cuba được chăm sóc y tế. Tuổi thọ của người dân (77,6)
tương đương Mỹ (77,7). Khi cuộc cải cách trong lĩnh vực y tế tại Mỹ vẫn vấp
phải nhiều khó khăn thì tại Cuba người dân tự hào về hệ thống y tế hoạt động
hiệu quả phục vụ nhân dân miễn phí, là một trong số rất ít nơi trên thế giới không


17

có trẻ em không nơi nương tựa lang thang trên đường phố. Thể thao Cuba
thường giành thứ hạng cao trong các kỳ thi đấu O-lim-pic. Cuba tiếp tục đứng
vững với 75% tổng thu nhập quốc dân ổn định nhờ xuất khẩu sản phẩm (mía,
đường và ni-ken), phát triển du lịch và dịch vụ. Nền kinh tế Cuba đạt mức tăng
trưởng 2,1% trong năm 2010 và 2,7% năm 2011.
Không những bảo vệ và duy trì được những thành quả của cách mạng,
Cuba còn sẵn sàng giúp đỡ các dân tộc khác. Đội ngũ bác sĩ, y tá tình nguyện
viên Cuba có mặt ở bất cứ nơi nào gặp thảm họa theo lời kêu gọi của quốc gia
hay quốc tế. Thậm chí, năm 2005, sau cơn bão kinh hoàng Ka-tri-na đổ bộ vào
nước Mỹ, Cuba sẵn sàng cử bác sĩ sang giúp Mỹ khắc phục hậu quả thảm khốc
của cơn bão. Cuba là tấm gương và niềm tin của lực lượng cánh tả Mỹ La-tinh
đấu tranh vì một trật tự xã hội công bằng, bình đẳng. Nhân dân các nước miền
nam châu Phi nhớ mãi hơn 2.000 chiến sĩ Cuba đã ngã xuống để bảo vệ nền độc
lập của Ăng-gô-la và góp phần đẩy nhanh sự sụp đổ của chủ nghĩa phân biệt
chủng tộc A-pác-thai.
Bằng những kỳ tích bảo vệ và xây dựng đất nước, nhân dân Cuba được
bạn bè trên thế giới ủng hộ. Từ năm 1975, Tổ chức các nước Châu Mỹ dỡ bỏ mọi
lệnh cấm vận chống Cuba, nhiều nước thiết lập quan hệ thân cận với Cuba. Thế
giới ngày càng quan tâm hơn tới quốc đảo thanh bình, con người trọng nghĩa.
Trong suốt 20 năm, bắt đầu từ ngày 24-11-1992, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã
liên tục chỉ trích lệnh cấm vận chống Cuba, đồng thời yêu cầu Mỹ dỡ bỏ lệnh

này. Chính sách cấm vận, cô lập Cuba của Mỹ đã thất bại và Mỹ đã tuyên bố xóa
bỏ cấm vận Cuba vào năm 2015, mở ra chương mới trong quá trình đổi mới,
phát triển của Cuba.
KẾT LUẬN


18

Hơn nửa thế kỷ qua, bất chấp những khó khăn to lớn, đất nước Cuba anh
hùng đã vượt qua mọi phong ba bão táp. Giờ đây, trong bối cảnh mới nhân dân
Cuba đang tích cực chuẩn bị cho Đại hội lần thứ VII của Đảng Cộng sản Cuba
và thực hiện công cuộc hiện đại hóa mô hình kinh tế để hướng tới một giai đoạn
phát triển mới. Tuy nhiên, mọi thứ mới chỉ đang trong giai đoạn bắt đầu. Các
thành phần kinh tế tự doanh của Cuba mới chỉ tạo được công ăn việc làm cho
khoảng 20 vạn người tham gia và mới đóng góp cho ngân sách nhà nước khoảng
1%, trong khi thành phần kinh tế quốc doanh đóng góp xấp xỉ 80% cho ngân
sách nhà nước. Đã xuất hiện nhiều vấn đề mới mà chính phủ Cuba cần phải giải
quyết như tình trạng trốn thuế... Các lực lượng Cuba phản động lưu vong vẫn
đang không ngừng tìm cách lật đổ chế độ và xóa bỏ những thành quả mà cách
mạng Cuba đã đạt được trong hơn 50 năm qua. Không ít người dân vẫn còn tỏ ra
hoài nghi về các chính sách mới của chính phủ; vẫn còn nhắc tới bài học trong
những năm 1990 (sau Đại hội Đảng lần thứ IV năm 1991) chính phủ Cuba cũng
đã từng mở cửa có giới hạn cho doanh nghiệp tư nhân, nhưng đã nhanh chóng
ngừng cấp phép đăng ký kinh doanh mới dẫn đến sự lụi tàn của các doanh
nghiệp gia đình.
Khác với Việt Nam và Trung Quốc, quá trình cải cách ở Cuba không xuất
phát từ lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn. Một số học giả còn có ý kiến cho rằng
những biện pháp cải cách mà Cuba mới bắt tay vào thực hiện còn nhỏ và chưa
toàn diện; tiến trình giải phóng nền kinh tế của Cuba diễn ra chậm và hạn chế.
Lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nhiều ngành nghề khác chưa thực sự được

quan tâm đúng mức. Đây có lẽ là những kiến nghị mà chính phủ Cuba cần phải
chú ý nhiều hơn nữa để thời gian tới quá trình hiện đại hóa mô hình kinh tế của
Cuba thực sự phát huy hiệu quả.
Có thể thấy, về chính trị: Đảng Cộng sản Cuba chủ trương đổi mới, trước
hết là công tác cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt. Cuba đang hướng tới thực hiện


19

việc áp dụng giới hạn tối đa hai nhiệm kỳ 5 năm đối với các vị trí lãnh đạo chủ
chốt từ Chủ tịch Hội đồng Nhà nước đến các bộ trưởng; sẽ đẩy mạnh trẻ hóa đội
ngũ cán bộ và đảng viên ở các cấp. Các cơ quan trung ương và một số bộ, ngành,
đội ngũ cán bộ có độ tuổi từ 50 - 55. Các cơ quan lãnh đạo tỉnh, thành có từ 70
đến 100 ủy viên; còn khoảng 40 đến 85 ủy viên ở cấp quận, huyện.
Trong khóa mới của Quốc hội Cuba lần này, lần đầu tiên các chính trị gia
không trực tiếp tham gia cuộc cách mạng Cuba 1959 đảm nhiệm cương vị quan
trọng trong bộ máy chính quyền. Đồng chí Đi-át Ca-nen, Ủy viên Bộ Chính trị,
nguyên Bộ trưởng Giáo dục được xem là ngôi sao sáng nhất trong thế hệ lãnh
đạo trẻ của Cu-ba. Đồng chí E-xtê-ban La-dô (Esteban Lazo), người đảm nhiệm
chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước trong nhiệm kỳ trước, được bầu làm
Chủ tịch Quốc hội Cuba nhiệm kỳ mới, thay đồng chí Ri-các-đô A-la-công
(Ricardo Alarcon), người chuẩn bị nghỉ hưu sau 20 năm lãnh đạo cơ quan lập
pháp Cu-ba.
Hội đồng Nhà nước, gồm 31 thành viên, đảm nhiệm quyền lập pháp trong
những khoảng thời gian mà Quốc hội Cuba không họp. Khoảng 80% trong tổng
số 612 đại biểu Quốc hội Cuba hiện nay ra đời sau cuộc cách mạng năm 1959 và
có độ tuổi trung bình dưới 50.
Về kinh tế: Cuba chủ trương từng bước xóa bỏ độc quyền nhà nước; từng
bước tiến hành tự do hóa nền kinh tế, xây dựng nền kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, do kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Cuba sẽ có cải

cách mang tính đột phá để đưa nền kinh tế từ mô hình kế hoạch tập trung sang
mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa với những đặc thù riêng của mình.
Dự kiến, Cuba sẽ cắt giảm khoảng 1,3 triệu lao động trong khu vực nhà
nước, giải thể các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, giảm tối đa các doanh nghiệp
hoạt động bằng nguồn ngân sách nhà nước, mở rộng mô hình kinh tế tư nhân để


20

kích thích sự cạnh tranh có lợi cho nền kinh tế. Từng bước thu hẹp mô hình tập
trung quản lý của trung ương, giao quyền tự quyết lớn hơn cho doanh nghiệp nhà
nước. Bên cạnh đó, Cuba cũng thúc đẩy kinh tế tư nhân, Nhà nước sẽ chuyển
phần lớn các lĩnh vực nông nghiệp và bán lẻ cho doanh nghiệp tư nhân, hợp tác
xã với các thỏa thuận cho thuê để trong tương lai gần, khu vực tư nhân sẽ chiếm
35% lực lượng lao động (hiện nay là 15%); phấn đấu để có được mức tăng
trưởng bền vững, năm sau cao hơn năm trước.
Cuba chủ trương phát triển công nghiệp theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu,
giảm thiểu nhập khẩu. Trong ngắn hạn sẽ tái định hướng ngành sản xuất công
nghiệp nhằm bảo đảm các yêu cầu của thị trường máy công cụ cần thiết đối với
các loại hình sản xuất, đẩy mạnh việc cung cấp thiết bị cho sản xuất quy mô nhỏ,
nhất là hỗ trợ phát triển công nghiệp địa phương. Đẩy mạnh tái cấu trúc các khu
công nghiệp. Ưu tiên đào tạo cán bộ kỹ thuật và cán bộ có trình độ cao. Chú
trọng phát triển ngành dược và sinh học; tăng cường đầu tư cho ngành công
nghiệp viễn thông và thông tin; nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập của
các ngành công nghiệp mũi nhọn; đẩy mạnh việc điều chỉnh cơ cấu hệ thống tổ
chức doanh nghiệp nghành công nghiệp nhẹ.
Do có trữ lượng dầu khí lớn (khoảng 20 tỷ thùng dầu và 560 triệu mét
khối khí) vì thế Cuba sẽ tập trung phát triển dầu khí, đẩy mạnh thu hút các nhà
đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu, khí. Cùng với đó là
những chính sách thúc đẩy lĩnh vực xuất khẩu, giải quyết các vấn đề liên quan

ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa; duy trì ưu tiên đối với các đối tác chủ yếu,
đa dạng hóa trị trường; sắp xếp lại các doanh nhiệp tham gia xuất khẩu; đa dạng
hóa mặt hàng xuất khẩu, ưu tiên mặt hàng có giá trị gia tăng và hàm lượng công
nghệ cao; mở rộng thị trường mới cho hàng hóa, dịch vụ có thế mạnh. Tiếp tục
khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài. Hoàn thiện các quy định, tạo thuận lợi


21

cho các doanh nghiệp nước ngoài. Thúc đẩy thành lập các doanh nghiệp liên
doanh, liên kết với nước ngoài.
Với những chính sách liên quan đến tiền tệ, tài chính, Cuba sẽ có hình
thức phù hợp để tạo được sự cân bằng về tiền tệ trong và ngoài nước cũng như
thiết lập các quy định phù hợp cho việc phát hành tiền tệ. Cuba cũng sẽ đẩy
mạnh việc phát triển thị trường liên ngân hàng một cách hiệu quả, giúp cho việc
cơ cấu tỷ lệ lãi suất hợp lý, quản lý tốt sự mất cấn đối tiền tệ trong ngắn hạn. Áp
dụng tốt chính sách tín dụng nhằm tạo nguồn thu nhập bằng ngoại tệ, kích thích
sản xuất trong nước, hạn chế dần nhập khẩu. Phát triển mở rộng hệ thống thuế để
nâng cao hiệu quả trong việc tái phân phối thu nhập và hoàn thiện mô hình quản
lý kinh tế.
Về chính sách xã hội: Cuba tiếp tục duy trì nền giáo dục và y tế tiên tiến
miễn phí cho người dân. Tiếp tục kiện toàn văn hóa và thể thao; giảm bớt hoặc
xóa bỏ các khoản chi phí không cần thiết trong lĩnh vực xã hội; giảm chi ngân
sách nhà nước trong lĩnh vực an sinh xã hội; tăng mức đóng góp của người lao
động trong khu vực nhà nước và áp dụng các chế độ đóng góp đặc biệt đối với
các lĩnh vực ngoài quốc doanh; chú trọng đối phó với tình trạng già hóa dân số
để có cơ cấu dân số hợp lý.
Mở rộng việc thực hiện chế độ lao động cá thể để tạo ra nhiều việc làm và
dịch vụ cho xã hội; điều chỉnh những bất cập trong hệ thống giáo dục chuyên gia
cao cấp, trung cấp và công nhân lành nghề, nhằm xây dựng nguồn nhân lực có

chất lượng cao; cắt giảm các khoản trợ cấp miễn phí không hợp lý và trợ cấp cho
đối tượng phải giảm biên chế; xóa bỏ chế độ tem phiếu. Nâng cao một cách có
hệ thống và bền vững chất lượng các dịch vụ cung cấp cho nhân dân, xây dựng
mới các chính sách hiện hành theo khả năng của nền kinh tế.


22

Về chính sách đối ngoại: Cuba tiếp tục đẩy mạnh quan hệ với Trung Quốc
và Việt Nam, học hỏi kinh nghiệm của hai nước để phát triển đội ngũ cán bộ có
bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực trong tổ chức chỉ đạo, điều hành, quản
lý; hợp tác để phát triển kinh tế và giữ vững chế độ chính trị, độc lập chủ quyền
của Cuba.
Cuba sẽ ưu tiên hợp tác với các đối tác chiến lược truyền thống trong khu
vực Mỹ La-tinh, nhất là với lực lượng cánh tả tiến bộ để duy trì liên minh trong
phát triển kinh tế và chống lại các thế lực thù địch. Cùng với đó,Cuba cũng sẽ
đẩy mạnh hợp tác với các nước lớn, các nước có trình độ khoa học công nghệ
phát triển trên thế giới.
Về quốc phòng - an ninh: Cuba tăng cường đầu tư cho quốc phòng, thực
hiện chủ thuyết chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện để giữ vững độc lập,
chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Đảng Cộng sản Cuba xác định, trong tình hình
hiện nay, nếu xảy ra chiến tranh thì tính chất của cuộc chiến tranh sẽ vô cùng ác
liệt, quy mô lớn, thời gian diễn ra nhanh chóng. Hơn lúc nào hết, Đảng và Nhà
nước cần đặc biệt coi trọng tính dự báo về khả năng diễn biến của chiến tranh;
ưu tiên trong công tác chuẩn bị chiến tranh để sẵn sàng đánh thắng cuộc chiến
tranh xâm lược của kẻ thù.
Cuba đang ở giai đoạn đầu của công cuộc cải cách, đổi mới vì thế sẽ còn
gặp nhiều khó khăn, nhất là khâu đổi mới về tư duy và tạo sự đồng thuận, thống
nhất trong Đảng, trong nhân dân. Các thế lực thù địch sẽ tiếp tục sử dụng nhiều
biện pháp can dự, chống phá cách mạng Cuba hòng làm thay đổi chế độ chính trị

tại nước này. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Cuba,
nhất định nhân dân Cuba sẽ vượt qua mọi khó khăn, thách thức, giành nhiều
thắng lợi hơn nữa trong công cuộc đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ
vững chắc tổ quốc Cuba xã hội chủ nghĩa. Trong hoàn cảnh hiện tại, Cuba có rất


23

nhiều điểm tương tự Việt Nam khi bắt đầu công cuộc Đổi mới. Quốc đảo vùng
Caribe có thể học hỏi được nhiều bài học kinh nghiệm từ Việt Nam.
Con đường phía trước còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng nhất định
tiến trình đổi mới của Cuba sẽ thổi một luồng sinh khí mới vào quốc đảo Ca-ribê xinh đẹp, đưa đất nước Cuba tiến lên, bắt nhịp cùng thời đại.



×