Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Tiểu luận môn các đảng chính trị trên thế giới đảng dân chủ xã hội đức, cơ cấu, phương thức hoạt động và các chính sách cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.5 KB, 35 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cộng hòa liên bang Đức hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam
trong khối EU. Đảng và Nhà nước, nhân dân Việt Nam rất coi trong tăng cường
mối quan hệ hữu nghị hợp tác Việt Nam – Cộng hòa liên bang Đức, giữa Đảng
cộng sản Việt Nam và SPD.
Đảng dân chủ xã hội Đức (SPD) là một đảng lớn và có vai trò quan trọng trong
hệ thống chính trị Cộng hòa liên bang Đức. Với số lượng đảng viên có thời kỳ lên
tới hơn một triệu và một bề dày truyền thống lý luận cũng như kinh nghiệm thực
tiễn phong phú của một đảng cầm quyền thì SPD được coi như là lá cờ đầu của
đầu trào lưu dân chủ xã hội ở Châu Âu. Thông qua chính phủ liên minh xã hội –
tự do và chính phủ liên minh Đỏ - Xanh, SPD đã đạt được nhiều thành tích gây ấn
tượng mạnh mẽ như: Thực hiện thành công chính sách hòa bình, hiểu biết lẫn
nhau với phương Đông, thúc đẩy nền kinh tế Đức phát triển ổn định, làm cho đời
sống nhân dân được nâng cao, an ninh xã hội được đảm bảo. Vì những đóng góp
đó của SPD cho sự phát triển chung của nước Đức nên đảng này hiện có được sự
ủng hộ của đảng đại cử tri và là một lực lượng chính trị có ảnh hưởng rất lớn đến
việc hoạch định, thi hành chính sách đối nội cũng như đối ngoại của chính phủ
Đức.
Trước thành công đó của SPD, đặt ra nhiệm vụ cho những người nghiên cứu
khoa học chính trị nói chung và chuyên ngành chính sách công nói riêng là cần
phải nghiên cứu một cách nghiêm túc, khách quan và khoa học những kinh
nghiệm lãnh đạic ủa SDP nói riêng. Đặc biệt là đối với Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay thì đang thực hiện đường lối đối ngoại mở rộng, đa dạng hóa, đa phương
thức hóa các quan hệ quốc tế. Đảng, nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội đã
1


và đang tăng cường quan hệ hữu nghị, trên cơ sở tôn trọng với các quốc gia, các
tổ chức quốc tế và các đảng chính trị, trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc động lập tự
chủ, cùng có lợi. Cho đến nay, cùng với việc duy trì và phát triển quan hệ với các


đảng cộng sản và các nước xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta đã có quan hệ
với nhiều Đảng dân chủ xã hội cầm quyền trên thế giới và trong đó có cả Đảng
Dân Chủ xã hội Đức – SPD. Việc nghiên cứu về trào lưu dân chủ xã hội nõi chung
và SPD nói riêng nhằm cung cấp các căn cứ khoa học cho việc hoạch định đường
lối, chính sách đối ngoại và các chính sách kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước
là hết sức cần thiết.
Với những vấn đề nêu trên, tôi chọn đề tài: “Đảng Dân chủ xã hội Đức, cơ cấu,
phương thức hoạt động và các chính sách cơ bản.” nhằm đáp ứng yêu cầu trên
đồng thời chào mừng kỉ niệm 65 năm nước Cộng hòa liêng bang Đức, 25 năm
thống nhất nước Đức và 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Cộng
hòa Liêng bang Đức.
2. Tình hình nghiên cứu
Thực hiện đường lối đa dạng hóa, đa phương hóa trên phương diện lý luận theo
tinh thần đại hội X của Đảng, đồng thời nhằm góp phần vào việc nghiên cứu, giải
quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra trong công cuộc đổi mới đất nước, trong
những năm gần đây đã có rất nhiều các công trình của các nhà nghiên cứu trong
nước vì Đức nói chung và vì Đảng Dân Chủ xã hội Đức nói riêng, tiêu biểu là:
“Đảng chính trị phương Tây và Cộng hòa Liên bang Đức”, Nhà xuất bản thế
giới, Hà Nội, 2010. Trong cuốn sách này, trên cơ sở phân tích các đặc trưng, các
phương thức cầm quyền của các chính Đảng phương Tây, tác giả đã mang đến cho
người đọc những kiến giải mới mẻ mang tính lý luận về Đảng chính trị đồng thời

2


cũng đề cập đến quá trình hình thành, phát triển cảu các bản cương lĩnh chính trị
của Đảng Dân Chủ xã hội Đức – SPD.
“Nước Đức – quá khứ và hiện tại”. Cơ quan Báo chí và Truyền Thông, Thông
tin chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2004. Có thể nói, đây là một cuốn sách đề cập đầy đủ các khía cạnh của đời sống

văn hóa, chính trị, xã hội của nước Đức. Trong lĩnh vực chĩnh trị, cuốn sách trình
bày khá chi tiết về luật cơ bản, các cơ quan Hiến pháp, nguyên tắc liên bang và
hành chính độc lập, chế độ pháp luật, các đảng phái và bầu cử.
Trong cuốn sách “ Thể chế chính trị thế giới đương đại” – Học viện chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, khoa Chính trị học,
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003 cũng đã đề cập đến thể chế chính
trị Cộng hòa Liên bang Đức với các nội dung như: Lịch sử thế chế chính trị, Hiến
pháp, thể chế nhà nước, các Đảng chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội, thể
chế bầu cử. Cuối cùng tập thể tác giả đã có những nhận xét, đánh giá về thể chế
chính trị Cộng hòa Liên bang Đức.
“ Đảng Dân Chủ xã hội Đức – lịch sử, lý luận và kinh nghiệm thực tiễn” - Nhà
xuất bản lý luận chính trị, Hà Nội, 2006. Đây là một cuốn sách nghiên cứu rất đầy
đủ và chi tiết về Đảng Dân Chủ xã hội Đức từ lịch sử hình thành, quá trình phát
triển, những thành tựu và kinh nghiệm cầm quyền của SPD.
Cuốn sách “ Mô hình tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị một số nước
trên thế giới” của PGS.TS Tô Huy Rứa, nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2008. Tuy không đề cập tới nước Đức và các Đảng chính trị nhưng trong cuốn
sách này, tác giả đã có những đánh giá chung về trào lưu xã hội dân chủ từ những
đặc trưng cũng như giá trị của trào lưu này.

3


Trong tác phẩm “ Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước với việc tổ chức bộ
máy nhà nước ở một số nước”, nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội, 2005. Tác giả. TS.
Nguyễn Thị Hồi trong cuốn sách chủ yếu để phân tích cơ chế kiềm chế và đối
trọng giữa các nhánh quyền lực ở một số nước, trong đó có đề cập tới cơ chế kiểm
soát quyền lực trong hệ thống chính trị Cộng hòa Liên bang Đức.
Cuối cùng là bài viết khoa học của PGS.TS Nguyễn Hoàng Giáp với tác phẩm “
Vài nét về Đảng Dân Chủ xã hội Đức”. Tác phẩm đã khái quát hóa một số cách có

hệ thống về quá trình hình thành và phát triển, cùng với những đường lối chủ
trương của Đảng Dân Chủ xã hội Đức trên con đường bầu cử giành quyền lãnh
đạo. Đứng trên lập trường của Chủ nghĩa Mác – Lênin, những nghiên cứu nói trên
đã đề cập tới hệ thống chính trị Cộng hòa Liên bang Đức một cách khái quát và
khoa học. Tuy nhiên, những nghiên cứu này mới chỉ là việc nêu ra những phương
thức, cơ chế Đức nói chung và Đảng Dân Chủ xã hội Đức nói riêng. Với bài viết
này, tôi hy vọng sẽ đưa ra những nghiên cứu chi tiết và cụ thể về Đảng Dân Chủ
xã hội Đức.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: nghiên cứu về Đảng Dân Chủ xã hội Đức – SPD
- Phạm vi: nghiên cứu về trào lưu dân chủ xã hội nói chung và vì Đảng Dân Chủ
xã hội Đức nói riêng.
4. Chức năng và nghiệm vụ của tiểu luận
+ Chức năng : Tiểu luận “ Đảng dân củ xã hội Đức, cơ cấu, phương thức hoạt
động và các chính sách cơ bản” nhăm nghiên cứu về cơ cấu , phương thức hoạt
động cà các chính sách cơ bản của một chính Đảng phương Tây để từ đó liện
hệ với thực tiễn lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình công
nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
+ Để thực hiện những chức năng đó tiểu luận phải thực hiện những nhiệm vụ
sau:
4


- Trình bày các giai đoạn hình thành và quá trình phát triển cả Đảng Dân chủ xã
hội Đức
- Làm rõ các phương thức cơ bản và các chính sách cơ bản của Đảng dân chủ xã
hội Đức
- Trên cơ sở đó tìm ra những kinh nghiệm cầm quyền, cũng như những thành
tựu trong 7 năm cần quyền của Đảng dân chủ xã hội Đức.
5. Phương pháp nghiên cứu

Tiểu luận sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ
nghĩa Mác – Lênin. Ngoài ra, để thực hiện mục tiêu nghiên cứu của tiểu luận cũng
như việc triển khai nội dung, tiểu luận kết hợp sử dụng các phương pháp logic –
lịch sử và một số phương pháp cụ thể như: tra cứu, phân tích tài liệu, phương pháp
phân tích tổng hợp, phương pháp thu thập và xử lý thông tin.
6. Kết cấu của tiểu luận
Tiểu luận bao gồm: Phần mở đầu, 3 chương, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo và phần phụ lục.

CHƯƠNG 1:

5


MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẢNG CHÍNH TRỊ VÀ LỊCH SỬ HÌNH
THÀNH PHÁT TRIỂN CỦA ĐẢNG DÂN CHỦ XÃ HỘI ĐỨC
1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1 Đảng chính trị
Trong thế giới hiện đại, các đảng chính trị tồn tại dưới các hình thức rất phong
phú và đa dạng. Tùy thuộc vào cách tiếp cận khác nhau, người ta có thể đưa ra
những định nghĩa khác nhau về đảng chính trị.
Nhà nghiên cứu người Pháp M.Duverger cho rằng, Đảng là tổ chức của những
người tự nguyện, được lập ra để tranh cử vào các cơ quan công quyền.
Theo học thuyết người Mỹ Steffen, “đảng chính trị là một nhóm người được tổ
chức lại nhằm giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử, để giành quyền điều
hành chính phủ và quyết định chính sách công”. Định nghĩa này đúng với trường
hợp ở Mỹ, nơi nào àm tổ chức đảng rất lỏng lẻo và các đảng đều có xu hướng
thực dụng hơn là nhấn vào vấn đề hệ tư tưởng và mục tiêu lớn nhất của các đảng
là giành phiếu bầu cử của cử tri để trở thành đảng cầm quyền.
Theo Anthong Down, trong một nền chính trị dân chủ, mục đích duy nhất của một

đảng chính trị là giành quyền lực và quyền thực thi quyền lực nhà nước. Quan
điểm này xuất phát từ mục đích căn bản trước hết của các đảng chính trị là vấn đề
chính quyền. Nếu một đảng không đưa ra mục đích giành quyền lực nhà nước thì
đảng đó khó có thể lôi kéo được quần chúng ủng hộ. Và nếu trong một thời kỳ
dài, đảng luôn thất bại trong tranh cử, không thể giành được quyền lực thì đảng đó
cũng có khả năng mất dần những cử tri đã từng gắn bó với họ.
Khác với quan niệm của các học giả phương Tây, quan điểm của Chủ nghĩa Mác –
Lênin chỉ rõ bản chất giai cấp của các đảng chính trị, với tư cách là tổ chức chính
trị đại diện lợi ích giai cấp, thể hiện lợi ích căn bản của giai cấp trong cương lĩnh
6


cũng như trong hoạt động của mình. Lênin đã chỉ ra rằng: “ Để nhận ra được cuộc
đấu tranh của các đảng, thì không nên tin ở lời nói, mà nên nghiên cứu lịch sử
thực sự của đảng, nghiên cứu chủ yếu là việc họ làm, chứ không phải là những lời
nói về bản thân họ, xem họ giải quyết vấn đề chính trị như thế nào, xem thái độ
của họ thế nào trong những vấn đề có liên quan đến lợi ích thiết thân của các giai
cấp khác nhau trong xã hội: địa chủ, tư bản, nông dân, công nhân.Tiêu biểu cho
quan niệm vì đảng chính trị theo quan điểm chính trị Mác xít, từ điểm bách khoa
triết học (Liên Xô) định nghĩa. Đảng chính trị là tổ chức chính trị thể hiện những
lợi ích của một giai cấp hay của một tầng lớp xã hội, liên kết những đại diện ưu
tú nhất của giai cấp để lãnh đạo giai cấp đạt tới những mục đích và lý tưởng nhất
định.
Mặc dù có nhiều cách định nghĩa khác nhau nhưng nhìn chung chúng ta có thể
đưa ra một số đặc trưng nổi bật về đảng chính trị như sau:
- Là tổ chức chính trị đại diện cao nhất cho lợi ích của một giai cấp, một tầng
lớp, một nhóm hoặc một lực lượng nào đó.
- Là các nhóm chính trị được tổ chức chủ yếu nhằm giành quyền lực nhà nước.
- Là tổ chức chính trị của những người có đảng chính kiến, quan điểm, mà trước
hết là vì các chính sách công.

Tuy nhiên, việc giải quyết các lợi ích của đảng chính trị cũng không tách rời lợi
ích của dân tộc quốc gia. Theo Ph. Ăngghen, một đảng chính trị có thể vươn tới
quyền lực thực thi được quyền lực, chừng nào trong quá trình thực hiện các lợi ích
của các giai cấp thì đồng thời phải thực hiện các lợi ích của cộng đồng, xã hội ở
mức độ nhất định. Đảng phải biến ý chí của bộ phận thành ý chí của cả dân tộc,
quốc gia. C.Mác cũng nhấn mạnh: thực hiện chức năng xã hội, lợi ích xã hội là cơ
sở cảu sự thống trị chính trị và sự thống trị chính trị cũng chỉ kéo dài chừng nào
đó cần thực hiện chức năng xã hội. Mục tiêu của đảng chính trị trước hết là giành
7


chính quyền lực nhà nước và sử dụng quyền lực đó cho các mục tiêu lợi ích của
đảng. Khi giành được quyền lực nhà nước, đảng đó trở thành đảng cầm quyền. Ý
chí của đảng cầm quyền trở thành ý chí của chính quyền, ý chí của xã hội.
Trong xã hội dân chủ, đảng chính trị phải là đảng hợp pháp, được pháp luật thừa
nhận vì tổ chức và được hoạt động chính trị theo khuôn khổ của pháp luật. Từ
những đặc trưng trên của đảng chính trị có thể đưa ra một quan niệm chung về
đảng chính trị như sau: Đảng chính trị hay còn gọi là chính đảng, là một tổ chức
chính trị đại diện của một giai cấp, một lực lượng xã hội, có (hoặc không có) tư
cách pháp nhân, gồm những người có cùng chứng kiến, tự nguyện tham gia hoạt
động liên tục, nhằm thực hiện mục tiêu giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước.
1.2 Đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo.
Theo cách hiểu phổ biến trên thế giới hiện nay: Đảng cầm quyền (ruling party) là
đảng giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử dân chủ và cạnh tranh. Trên cơ sở
đó, đảng đứng ra thành lập chính phủ và đưa ra các quyết định chính sách dưới
danh nghĩa quyền lực nhà nước, đại diện cho nhân dân.
Trên thế giới, khái niệm đảng cầm quyền là để chỉ đảng nào được giao trách
nhiệm lãnh đạo chính quyền, tức là chi phối cơ quan hành pháp. Theo qui định
hiến pháp của từng nước, qua con đường nghị viện của xã hội đa đảng tranh cử,
nói chung đảng nào chiếm được đa số ghế trong nghị viện thì trở thành đảng cầm

quyền, đứng ra thành lập chính phủ, các đảng khác còn lại trở thành đảng đối lập.
Trong trường hợp không chiếm được đa số ghế trong nghị viện thì một số đảng
liên minh với nhau lập chính phủ liên hợp, tức là các đảng liên minh cầm quyền.
Trong xã hội hiện đại, vai trò của các đảng chính trị đối với sự phát triển của xã
hội ngày càng lớn. Hoạt động của các đảng chính trị ngày càng chủ yếu là hoạt

8


động nghị trường để giành lấy đa số phiếu trong quốc hội, phấn đấu trở thành
đảng cầm quyền và chi phối sự hoạt động của xã hội.
Trong hệ thống nghị viện, đảng cầm quyền là đảng chính trị hoặc liên minh chính
trị chiếm đa số ghế trong nghị viện. Trong hệ thống Tổng thống, ứng cử viên Tổng
thống của đảng nào được dân lựa chọn thông qua bầu cử, thì đảng đó được gọi là
đảng cầm quyền.
Đảng cầm quyền cũng là thuật ngữ dùng để chỉ các đảng cộng sản ở những nước
có duy nhất một đảng cầm quyền, đảng nắm chính quyền để lãnh đạo cách mạng
của các nước đó, như đảng cộng sản Trung Quốc (dù nhiều đảng nhưng thực chất
là đảng cầm quyền), Đảng cộng sản Việt Nam,… Như vậy đảng cầm quyền được
hiểu theo các nghĩa sau:
- Một là, nói tới đảng cầm quyền là nói tới vị thế của đảng trong sự so sánh với
các đảng chính trị khác – những đảng không cầm quyền.
- Hai là, đảng cầm quyền là đảng nắm giữ những vị trí chủ chốt của bộ máy nhà
nước để kiểm soát quá trình hoạch định và thực thi chính sách quốc gia.
- Ba là, đảng cầm quyền là đảng lãnh đạo người của mình trong bộ máy nhà
nước, thực hiện các mục tiêu phát triển của đảng thông qua chính sách của nhà
nước.
Như vậy, khái niệm “Đảng cầm quyền” dung chứa trong nó cả “Đảng lãnh đạo”,
đảng lãnh đạo thuận lợi hơn, có công cụ mạnh mẽ hơn trong điều kiện đảng cầm
quyền, đảng cầm quyền để lãnh đạo và chính sự cầm quyền đã nêu trên thực chất

là mang nghĩa lãnh đạo. Khái niệm đảng cầm quyền, được dùng như là đảng lãnh
đạo và “Nội dung và phương thức cầm quyền của đảng”. Vì vậy cũng được dùng
như là nội dung và phương thức lãnh đạo của đảng đối với nhà nước và xã hội.

9


2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN ĐẾN TRƯỚC
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI ĐẾN NAY.
Từ năm 1875 đến chiến tranh thế giới lần thứ nhất. SPD trong tình hình thành lập
đế chế Đức với việc hủy bỏ đạo luật chống những người xã hội chủ nghĩa.
Cuộc tổng tuyển cử phổ thông đầu phiếu, bình đẳng đã tạo ra cơ sở để đánh giá
sức mạnh của phong trào. Tỉ lệ phiếu bầu của SAPD năm 1871 là 3,2%, năm 1874
tăng lên 6,8% và đến năm 1877 đã lên tới 9,1%.
Sau khi đạo luật chống những người xã hội chủ nghĩa bị hủy bỏ vào năm 1890, tại
cuộc tuyển cử ngày 20/02/1989 đảng đã giành được 1.427.000 phiếu, đạt 19,7%
trở thành đảng nhiều phiếu ở Đức. Tuy nhiên mãi đến năm 1912 SDP mới trở
thành đảng có số ghế lớn nhất ở Quốc hội với 110 ghế. Trên thực tế, đạo luật
chống những người xã hội chủ nghĩa, một mặt ngăn cấm đảng, mặt khác chấp
nhận đảng tham gia vào các cuộc bầu cử và tán thành việc của những người đại
diện cho đảng tại Quốc hội đã không gây ra những căng thẳng đối với SPD.
Năm 1891, bị hội nghị Erfurt đã khẳng định tên gọi của Đảng là Đảng Dân Chủ xã
hội Đức (SPD) và vạch ra cương lĩnh mới – cương lĩnh Erfurt do E Berns tein và
K. Kourtsly trình bày.
Sự phát triển của SPD ngày một tăng: năm 1905 – 1906 là 389.327 thành viên,
năm 1913 – 1914 tăng lên 1.085.905 thành viên. Tuy nhiên, sự hoạt động của
đảng trên nghị trường có tiếng vang hơn nhiều biện pháp lớn nhất để SPD phát
huy ảnh hưởng của mình đối với quá trình xây dựng pháp luật và chấp nhận
những sách lược thỏa hiệp. SPD đặc biệt coi trọng hoạt động ở cấp độ địa phương
và thành phố, nhờ đó SPD có gồm 13.000 ủy viên hợp đồng cấp địa phương và

thành phố, nhờ đó SPD ngày càng trở thành một bộ phận cơ cấu chính trợ của đế
chế Đức. SPD trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất:
10


Ngày 25/07/1914, ủy ban chấp hành SPD đã cảnh báo khi có những dấu hiệu
của cuộc chiến tranh thế giới. Trong những bài phát hiện của Quốc hội và những
cuộc hội nghị của đảng, A.Bebet trước đó đã phản đối cuộc chạy đua vũ trang và
những lũ hiếu chiến. Trong các bài diễn thuyết, nhiều nhà lãnh đạo phong trào
công nhân như A. Bebet, Jean Jaures (1859 – 1914), Victor Adlu (1852 – 1918),
James Keir Hordie (1859 – 1914), Herman Greulich (1892 – 1925), đều kết tội
chiến tranh như là trận thảm sát nhân loại. nhưng khi cuộc xung đột khu vực cuối
cùng đã biến thành cuộc chiến tranh lớn nhất thì Quốc tế III lại tan rã, sự chia rẽ
trong các đảng nghị trường cuối năm 1914 đã xuất hiện. Ở Đức, sự chia rẽ trong
SPD đã đưa đến sự hình thành SPD độc lập và SPD đa số dẫn đến sự mất vị trí
độc tôn với tư cách là đại biểu chính trị của phong trào lao động Đức. Song vì sau,
liên hợp đảng mới là bước quan trọng trong tiến trình của đảng. Từ địa vị một
đảng độc lập gần như bị loại thành một đảng có tiềm năng cầm quyền. Nhưng sự
phát triển của đảng và thực hiện chính sách một cách độc lập và chủ động vẫn là
khó khăn và hạn chế.
Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất đến chiến tranh thế giới lần thứ hai 1945.
Từ cách mạng đến nền cộng hòa Weimar.
Ngày 10/11/1918, chính phủ cách mạng lần đầu tiên nhóm họp tại phủ thủ tướng.
Song, cũng chính ở thời điểm đó, sự liên minh giữa hai đảng phái thực chất đã tan
vỡ. Đêm ngày 29, rạng sáng ngày 30/12/1919, các đại biểu của USPD trong hội
đồng Dân ủy, sau khi tranh cãi về việc sử dụng quân đội chống lại những lính thủy
nổi loạn, đã rời bỏ vị trí của họ trong nội các. Ngày 28 và 29/12/1919, các đại diện
của USPD rút khỏi chính phủ. Từ đó, những người xã hội tự mình nắm lấy chính
phủ. Nhà nước mới trên nền đảng cũ xuất hiện, Quốc hội mới bầu ngày
19/01/1919 gồm 165 đại biểu, MSPD chiếm đa số trong đó, USPD chỉ được 22

ghế. Quốc hội đã bầu F. E bert làm Tổng thống đế chế Đức (277/379 phiếu). Hai
11


ngày sau, Quốc hội bổ nhiệm P. Schaidemn làm thủ tướng. Trong chính phủ mới
có 6 bộ trưởng là người của MSPD, 6 bộ trưởng khác là người của DDP và
Zentrum. Nền dân chủ Wermar, đại diện của USPD chiếm vị trí thống trị trong
liên đoàn những người đóng giày, Liên đoàn công nhân sợi. Trong cuộc tổng
tuyển cử tháng 6/1920, USPD đã cạnh tranh thành công với MSPD. So với cuộc
bầu cử Quốc hội (1919), trong cuộc tổng tuyển cử tháng 6/1920 này, hai đảng đại
diện cho phong trào lao động xã hội chủ nghĩa giành được thắng lợi áp đảo. Năm
1922, USPD đã quay lại với đảng mẹ, việc thống nhất này đã làm số thành viên
của đảng tăng lên. Năm 1923, số thành viên của SPD đạt số cao nhất tính đến lúc
đó 1.262.072 người.
Ngày 10/01/1933, Adot Hitlen (1889 – 1945) lên nắm quyền thủ tướng Đảng
Công Nhân Đức quốc gia xã hội chủ nghĩa trở thành mạnh nhất SPD rơi vào một
tình thế rất khó khăn, ngày càng bị sức ép của nhiều phía và phải chấp nhận
những đạo luật phục vụ lợi ích của bọn địa chủ. SPD đã tiến hành đấu tranh vì
một nước Đức tốt đẹp hơn.
Từ ngày 25/02/1941, những cuộc đàm phán chính thức cho việc thành lập một cơ
quan hỗn hợp diễn ra giữa Sopade ( SPD), ISKI, SAPD, “ Sự bắt đầu mới” và
nhóm dân tộc của “ Người công dân Đức” ở Anh. Bốn tuần lễ sau “ Liên minh” đã
thành lập. Nó được Hans Voyet (1881 – 1945), người của SPD lãnh đạo với tư
cách là chủ tịch liên minh. Sau sự sụp đổ của Đức Quốc xã năm 1945, SPD trở
thành niềm hy vọng của tất cả những ai muốn phấn đấu cho một nền dân chủ xã
hội, xã hội chủ nghĩa. Đức với SPD, năm 1945 không có nghĩa là một sự sụp đổ
mà là một sự bắt đầu mới.
- Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX.

12



Xây dựng lại về tổ chức các đơn vị đồng minh chiếm thành phố Hanaver vào ngày
10/9/1945. Sau đó 8 ngày đã diễn ra cuộc họp giữa Kurt Schu macher (1895 –
1952) với một số đảng viên dân chủ xã hội quyết định xây dựng lại SPD. Đầu
tháng 10/1995 hệ thống tổ chức của SPD đã được thiết lập lại trên phần lớn lãnh
thổ Đức. Đội ngũ cán bộ, đảng viên của đảng ở các tổ chức này chủ yếu là những
người dân chủ xã hội đã trung thành với đảng suốt 12 năm qua. Cuối năm 1946,
SPD kết nạp thêm được 70.000 đảng viên mới. SPD đã xây dựng cương lĩnh và
tham gia xây dựng Hiến pháp. Thông qua cương lĩnh Erfurt năm 1891 “SPD với
danh nghĩa là một đảng Macxi, song trong hoạt động thực tiễn cũng như cương
lĩnh và lý luận của Đảng chỉ có ý nghĩa hình thức”. SPD trở thành đảng cầm
quyền.
Sau khi “bước tường Berlin” được dựng nên vào ngày 13/8/1961 tình hình thay
đổi căn bản sự kiện này đánh dấu một giai đoạn mới của lịch sử nước Đức sau
chiến tranh. Trong cuộc bầu cử quốc hội liên bang ngày 17/9/1961, SPD tổng lên
4,4% phiếu bầu so với năm 1957, đạt tới tỷ lệ 36,2%. Song SPD vẫn là đảng đối
lập. Đề nghị của SPD vì việc thành lập một chính phủ có sự tham gia của tất cả
các chính đảng không được hưởng ứng khi liên minh cầm quyền CDN – FDP sụp
đổ tháng 11/1963 điều kiện để ra đời một đại liên minh xuất hiện, SPD bắt đầu có
cơ hội đặt chân vào chính phủ. Trong cuộc bầu cử Quốc hội liên bang ngày
28/9/1969, SPD đạt 42,7% phiếu bầu, SPD đã có khả năng thành lập nội các cùng
với FDP – 5,8% phiếu bầu. Chính phủ mới do W Brandt làm thủ tướng và Watter
schoel (FDP) làm phó thủ tướng, kiêm bộ trưởng ngoại giao để ra khẩu hiệu “Liên
tục và đổi mới”. Tại cuộc bầu cử Quốc hội ngày 19/11/1972 SPD được 45,8%
phiếu bầu bỏ ra các đối thủ là CSU – CSU 1,1% và FDP được 8,4%. Đây là thắng
lợi vang dội nhất trong lịch sử bầu cử của SPD.
- Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX đến hết thế kỉ XX.
13



Liên minh xã hội – tự do (SPD – FDP) trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu suy
thoái. Kinh nghiệm thực tiễn mùa thu và mùa đông năm 1973 – 1974 đều hỏi SPD
phải suy nghĩ sau sắc hơn vì những mục tiêu và con đường mà chính sách của
đảng vạch ra. Sau thắng lợi vang dội trong cuộc bầu cử quốc hội liên bang tháng
11/1972, SPD đã liên tiếp thất bại trong các cuộc bầu cử quốc hội bang. Cuộc bầu
cử quốc hội liên bang ngày 3/10/1975, SPD đã được đa số nhưng rất khiêm tốn,
thành tích của chính phủ liên minh SPD – FDP gây ấn tượng lớn, thực hiện thành
công chính sách hòa bình và hiểu biết lẫn nhau, nền kinh tế phát triển khá ổn định,
xây dựng tốt mạng lưới an sinh xã hội, soạn thảo luật bảo hộ lao động mới cho
thanh niên. Trong cuộc bầu cử quốc hội liên bang ngày 5/1/1980, SPD tăng 0,3%
phiếu bầu so với năm 1976, FDP được 2,7% phiếu bầu. Ngược lại, CDU – CSU
giảm 4,1% phiếu bầu. Nhờ vậy, liên minh SPD – FDP chiếm đa số với 95 ghế
trong quốc hội liên bang. Tuy nhiên, thắng lợi đã vẫn chưa được mức mong muốn,
SPD chưa mở rộng được ảnh hưởng của mình ra các khu vực và nhóm dân cư
mới.
Khủng hoảng, kết thúc của liên minh SPD – FDP và “con đường thứ ba”. Sự bất
bình trong SPD vì những thỏa ước mơ của liên minh đưa ra cho chính sách của
chính phủ đã được đại bộ phận trong SPD và công đoàn tiếp nhận một cách thất
vọng, lo âu và có phần cay đắng. Đến ngày 17/9/1982, liên minh SPD – FPD sụp
đổ, chấm dứt sự caafmq uyền của nó trong chính phủ liên bang. Ngày 5/10/1982,
một nội các mới được thành lập giữa CDU – CSU, Hetmut Kahl (CDU) được chỉ
định làm thủ tướng liên bang.
Từ một hệ thống đa đảng ổn định tồn tại hàng chục năm liền (CDU, SPD,
FPD) giờ đã xuất hiện thêm đảng xanh trong một thời gian ngắn, đảng này đã có
đại biểu trong hội đồng nhân dân địa phương, đại hội trong quốc hội trên 50% số

14



bang trong toàn liên bang. Đến tháng 3/1983 Đảng Xanh đã có chân trong quốc
hội liên bang.
Cương lĩnh ngày 20/8/1998 của SPD ra đời vào tháng 9/1998 liên minh SPD và
Đảng xanh thắng cử. Bốn năm sau tại cuộc bầu cử quốc hội liên bang năm 2002,
liên minh Đỏ - Xanh ( giữa SPD và Đảng xanh) lại tiếp tục giành thắng lợi trong
nhiệm kỳ thứ hai liên tiếp. Trong bầu cử quốc hội liên bang trước thời hạn vào
tháng 9/2005, SPD đã không giàng được đa số, buộc phải tham gia đại diện liên
minh với CDU – CSU và mất quyền thành lập chính phủ. G. Sơ- rơi –đơ phải
nhường nhịn vị trí thứ trưởng cho bà A.Mee-lien. Trong lịch sử Đức đây là lần thứ
hai CDU – CSU và SPD liên minh với nhau thành lập chính phủ điều hành đất
nước (lần thứ nhất 1966). Sau thất bại trong bầu cử quốc hội liên bang năm 2005,
SPD đang tích cực chuẩn bị để có thể quay trở lại cầm quyền một trong những lỗ
lực đó là việc soạn thảo và thông qua cương lĩnh mới – cương lĩnh Hăm – Buốc
(10/2007). Đây được coi là cương lĩnh hành động của SPD trong thế kỉ XXI –
“thế kỉ đầu tiên thực sự toàn cầu hóa”, thế kỉ mà từ trước đến nay chưa bao giờ
mọi người trên khắp thế giới lại phụ thuộc vào nhau đến như vậy.

CHƯƠNG 2:
PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG VÀ CÁC CHÍNH SÁCH CƠ BẢN CỦA
ĐẢNG DÂN CHỦ XÃ HỘI ĐỨC.
2.1. PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG VÀ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG DÂN
CHỦ XÃ HỘI ĐỨC.
15


Phương thức hoạt động và lãnh đạo của Đảng Dân chủ xã hội Đức dựa trên ba chủ
thể trong đảng, ba chủ thể đó là các hoạt động của:
- Toàn đảng
- Đảng đoàn trong quốc hội
- Lãnh tụ và cố vấn của đảng

Truyền thống của các đảng dân chủ xã hội nói chung cũng như SPD nói riêng cho
thấy: đảng trong quốc hội gây được ảnh hưởng rất lớn vì cơ bản có các lý do sau
đây:
Những biện pháp chính sách cụ thể của nhà nước được thảo luận và thông qua tại
quốc hội mới đưa ra đượcq uyết định có hiệu lực pháp luật. Vì SPD không thường
cầm quyền trong một chính phủ liên minh, cho nên trước khi ban hành các chủ
trương, chính sách, quyết định, đảng phải thống nhất với đối tác liên minh. Chỉ
như vậy, đảng mới có thể thực hiện được quan điểm của mình. Chính phủ liên
minh bao giờ cũng phải có ít nhất hai đối tác, đây là sự hợp tác của đa số các
nhóm cử tri khác trong xã hội và mỗi bên đều có quan điểm riêng vì các chính
sách. Từ những cương lĩnh của các đảng khác nhau đó người ta phải làm thế nào
để đưa ra được chính sách trung hòa, có tính chất thỏa hiệp cả hai bên.
Ngày nay các phương tiện truyền thông đại chúng, phương tiện truyền hình đóng
vai trò rất quan trọng, gây ảnh hưởng lớn tới lĩnh vực chính trị, cho nên người
phát ngôn của đảng có vai trò quan trọng trong xã hội. Quá trình các đảng tìm
cách trong hợp pháp hóa đường lớn hay cương lĩnh của mình để thể hiện thông
qua đối thoại của chủ tịch đảng trên truyền hình với nhân dân. Cũng chính vì vậy
mà vai trò của đảng tăng lên rất nhiều, nói chung, lãnh tụ của đảng phải làm sao
để sự xuất hiện của mình có tính thuyết phục cao.

16


“Đó là lý do tại sao các đảng chính trị sử dụng tối đa truyền thông đại chúng trong
vận động bầu cưe và hỗ trợ dân chúng thực hiện các quyền bầu cử.”
Các đảng dân chủ xã hội nói chung cũng như SPD nói riêng, từ trước tới nay
thường có truyền thống một khi ngồi ở ghế độc lập, các đảng này bao giơd cũng
đặt ra cương lĩnh tổng thể, nhưng đến khi ra cầm quyền thì họ chỉ thực hiện được
một phần trong cương lĩnh đó. Trong bối cảnh đó, ảnh hưởng của các phương tiện
thông tin đại chúng là rất quan trọng đối với uy tín của đảng.

Cộng hòa Liên bang Đức gồm hai viện và 16 bang, các bang đều có đại diện của
mình trong Thượng viện. Ở Hạ viện các đại diện của nhiều đảng khác nhau, CDU
– SPD.. Đại đa số các đạo luật đều phải được sự nhất trí của Thượng viện (Hội
đồng Liên bang) thì mới được abn hành. Có nghĩa là bao giờ cũng có một “chính
phủ phụ” trong những trường hợp thống nhất quan điểm với các đảng khác để có
sự ủng hộ của các đảng. SPD thường không chịu sức ép từ phía cánh tủ. Ở cộng
hòa Liên bang Đức chỉ có đảng xanh là tương đối mạnh, đảng này trong vấn đề về
kinh tế, tài chính không tả hơn SPDI. Ngoài ra, ở cộng hòa Liên bang Đức, hiệp
hội giới chủ và các công đoàn đều mạnh SPD cầm quyền ở Cộng hòa Liên bang
Đức bao giờ cũng phải liên minh với một đảng cánh hữu nào đó về mặt chính sách
xã hội. Khi tranh giành cử tri chủ yếu phải tranh giành với những đảng cánh hữu.
Khi muốn đưa ra các đạo luật thực thi chúng, bao giờ cũng phải tính đến sự phản
đối của các đảng canh hữu trong quốc hội. Trong bất kỳ vấn đề nào, cũng phải
thăm dò ý kiến của giới chủ và công đoàn, vì họ là những nhóm xã hội có ảnh
hưởng lớn mạnh. Tóm lại, phải làm thế nào để có sự thống nhất tương đối cao
trong xã hội.
Mối quan hệ giữa đảng và nhà nước đương nhiên đảng thuộc khối xã hội, không
thuộc khối nhà nước. Đảng là cầu nối giữa xã hội và nhà nước, bở vì các nghị sỹ
17


quốc hội của đảng thực hiện nhiệm vụ của nhà nước ít nhất là 4 năm khi đảng lên
cầm quyền . Chính thực tế đảng luôn luôn phải ở thi đua và cjanh tranh với các
đảng khác. Nếu có một chính sách mà nó thất bại, thì dân chúng sẽ giảm lòng tin
và không ủng hộ đảng, người dân sẽ bầu cho đảng khác mà họ nghĩ là tiến bộ hơn.
Thay đổi chính sách bao giờ cũng gắn liền với việc thay đổi, công tác tổ chức của
đảng luôn phải cân nhắc đến việc bố trí nhân sự. SPD muốn gây ảnh hưởng lớn
của mình cần phải cạnh tranh của các tổ chức xã hội. Ở Đức có ba tổ chức quần
chúng có ảnh hưởng lớn, đó là:
- Công đoàn ở Cộng hòa Liên bang Đức có khoảng 8 triệu đoàn viên, các công

đoàn này do vị trí của họ trong nền kinh tế và do họ có số lượng đoàn viên
đông đảo cho nên họ có ảnh hưởng lớn trong xã hội.
- Hiệp hội giới chủ bao gồm hàng ngàn giám đốc các doanh nghiệp họ được tổ
chức trong hiệp hội này, hiệp hội giới chủ có ảnh hưởng lớn đến chính sách
kinh tế.
- Phong trào sáng liến công dân, chẳng hạn như phong trào hòa bình xanh. Đây
là những tổ chức mà người ta có thể thấy ngay rằng, người tham gia không
phải vì quyền lợi cộng đồng. Phong trào hòa bình xanh đã chống lại việc đổ
chất thải phóng xạ xuống miền bắc, chính phong trào kháng chiến nhân dân đã
gây sức ép lớn đến công luận, tới các phương tiện truyền thông đại chúng, và
sức ép này có thể lớn đến mức các doanh nghiệp phải thay đổi chủ trương,
chính sách kinh doanh của mình, vì họ sợ mất uy tín. Chính vì vị trí, vai trò của
các tổ chức quần chúng mạnh mẽ cho nên SPD thường phải tranh thủ các tổ
chức này trong việc xây dựng và thực hiện chính sách.
Để cầm quyền, SPD còn phải tranh thủ liên minh với những đảng nhỏ. Vì điều
này quyết định liên minh chính phủ sẽ nghiêng về phía nào. Ví dụ liên minh với
FDP, Đảng Xanh. Ở Đức nhiều khi một đảng nhỏ chỉ có 6% số cử tri, nhưng có
18


thể có tác động đến 50% vì người ta có thể hoặc là cần nó hoặc là không cần nó
vào liên minh chính phủ, những đảng nhỏ trong quốc hội cũng có quyền quyết
định, chẳng hạn bạn có thể đưa ra những câu hỏi buộc chính phủ phải trả lời bằng
văn bản, họ có thể đứng ra thành lập các ủy ban điều tra ở những nơi mà họ cho
rằng có thể xảy ra những tiêu cực, tham nhũng… cho nên những đảng nhỏ vẫn có
những tác động đáng kể. Do vậy, để cầm quyền, SPD không thể không chú trọng
tới việc liên minh với những đảng nhỏ. SPD hoạt động và lãnh đạo nhà nước và
xã hội thông qua vai trò tiền phong gương mẫu của đội ngũ đảng viên hoạt động
trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội. Đảng viên của SPD
phải là người thực hiện tốt nhất đường lối chính sách của đảng và vận động quần

chúng thực hiện đường lối chính sách của SPD. Quá đó gây uy tín và ảnh hưởng
của đảng trong quần chúng. SPD trong phương thức hoạt động và lãnh đạo của
mình phải tiến hành hoạt động điều tra. Ủy ban kiểm tra do đại hội đảng bầu ra,
ủy viên ban chấp hành trung ương không được phép nằm trong ủy ban kiểm tra,
ủy ban của đảng hoạt động độc lập có thể kiểm tra bất kỳ mọi tổ chức hoặc một
đảng viên nào cho dù họ ở một cương vị nào.
Để phương thức hoạt động và lãnh đạo cảu SPD có chất lượng và hiệu quả, đảng
phải thường xuyên tự đổi mới về hình thức. cơ cấu cũng như về công tác đảng.
Thực tế cho thấy, SPD đôi khi chỉ gói gọn trong đảng của mình mà xa lanh thực tế
phát triển của xã hội. Do SPD chủ trương giảm bớt tình trạng đảng chỉ quan tâm
đến công tác đảng, chỉ quan tâm đến quyền lực của chính phủ đảng cần hòa mình
vào đời sống xã hội nắm bắt được các vấn đề xã hội.
Chính mô hình hoạt động nói trên của SPD đã đem lại những thành quả quan
trọng trong quá trình đổi mới kinh tế, duy trì được chế độ an sinh xã hội của cộng
hòa liên bang Đức và trong một thế giới đang diễn ra những biến động rất phức
tạp về kinh tế, chính trị mà vẫn đảm bảo thực hiện được các giá trị cơ bản theo
19


quan điểm của những người dân chủ xã hội và “cũng chính vì vậy mà SPD đã
giành được sự tín nhiệm cao trong nhân dân Đức”
2.2. CÁC CHÍNH SÁCH CƠ BẢN CỦA ĐẢNG DÂN CHỦ XÃ HỘI ĐỨC
SPD đã tham gia chính phủ với tư cách là đảng cầm quyền thực hiện được chính
sách của mình trong nền dân chủ lâu dài. Do vậy, trong nền dân chủ đó đảng phải
đưa ra được những chính sách cơ bản khả thi, từ đó mới duy trì được uy tín của
mình.
2.2.1 . Về chính sách đối ngoại
Trước năm 1990, trong khi chính phủ cộng hòa liên bang Đức thông qua chính
sách liên kết với phương Tây, nhanh chóng giành được chủ quyền, đồng thời chấp
nhận ưu tiên một cách đáng kể trong quan hệ với các nước đồng minh. Ngược lại,

các nước phương Tây hứa hẹn sẽ đảm bảo anh ninh cho Cộng hòa Liên bang Đức.
Cộng hòa Liên bang Đức không thừa nhận Công hòa Dân Chủ Đức và đường biên
giới Oder – Neise, đồng thời Cộng hòa Liên bang Đức duy trì tình trạng căng
thẳng với khối phương Đông. Sau sự kiện bức tường Berlin, tình hình đã trở nên
rõ ràng là dùng “chính sách sức mạnh” để sáp nhập Coojnh hòa Dân chủ Đức vào
Cộng hòa Liên bang Đức với Liên Xô và BaLan (1970) cũng như với Tiệp Khắc
(1973), cả hai bên đã thừa nhận nguyên tắc không dùng vũ lự và tôn trọng các
đường biên giới hiện có. Chính sách này đã từng bước đem lại những điều kiện dễ
dàng hơn cho nhân dân. Tân chính sách phương đông và chính sách Đức không
những thích ứng với sự hòa dịu Đông – Tây mà còn tăng cường và góp phần đáng
kể vào thành công của các hội nghị vì an ninh và hợp tác Châu Âu. Nhìn chung,
chính sách đối ngoại của SPD đã mở rộng không gian hành động hướng về
phương Đông cũng như phương Tây.

20


Ngoài ra SPD vẫn muốn duy trì khối NaTo. Tuy nhiên, trong điều kiện phát triển
của Liên minh Tây Âu (WEU), cần làm cho tổ chức này thích nghi với tình hình
an ninh mới và từng bước thu hút các nước Trung và Đông Âu. Sau khi chấm dứt
tình trạng xung đột Đông – Tây, nước Đức chủ trương mở rộng chức an ninh và
hợp tác Châu Âu (OSCE) trước đây là biến tổ chức này thành một hệ thống an
ninh tập thể đáng tin cậy.
2.2.2. Về chính sách đối ngoại trong đảng
Thông qua cương lĩnh mới – cương lĩnh Hăm – Buốc (10/2007), đây được coi là
cương lĩnh hành động của SPD trong thế kỷ XXI “thế kỉ đầu tiên thực sự toàn cầu
hóa”, thế kỉ mà “từ trước đến nay chưa bao giờ mọi người trên khắp thế giới lại
phụ thuộc vào nhau đến như vậy”. Ngoài việc khẳng định lại những giá trị cơ bản
là tự coi mình là đảng nhân dân cánh tả, có nguồn gốc từ Do Thái giáo và Thiên
Chúa giáo, từ phong trào nhân văn và khai sáng, từ “những phân tích xã hội mác

xít” trong nguồn gốc của SPD, cương lĩnh xác định 8 mục tiêu và chính sách của
SPD, đó là: 1, một thế giới hòa bình và công bằng. 2, một Châu Âu dân chủ và xã
hội. 3, một xã hội công dân đoàn kết. 4, bình đẳng giới. 5, tiến bộ mang tính bền
vững và tăng trưởng có chất lượng. 6, việc làm tử tế cho tất cả mọi người. 7, Một
nhà nước xã hội lo xa. 8, Một hệ thống đào tạo tốt hơn, một xã hội thân thiện với
trẻ em và những gia đình xang chắc.
Hoạt động của SPD cho thấy, trong điều kiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập
ở một nước tư bản phát triển, Đảng phải không ngừng điều chỉnh một cách thích
hợp về mọi mặt từ đường lối cương lĩnh đến phương thức lãnh đạo và hoạt động
thực tiễn nếu không sẽ phải đối mặt với việc bị đẩy ra khỏi vị trí cầm quyền. Vì
phương thức hoạt động và lãnh đạo, kinh nghiệm của SPD đã chỉ ra rằng phải dựa
trên ba chủ thể trong đảng, đó là các hoạt động của: toàn đảng, đảng đoàn trong
21


quốc hội, lãnh tụ và cố vấn của đảng, SPD đặc biệt quan tâm đến hoạt động của
đảng đoàn trong quốc hội vì nó gây được ảnh hưởng rất lớn. Những biện pháp
chính sách cụ thể của nhà nước được thảo luận và thông qua tại quốc hội, chứ
không phải là các nghị quyết của đảng ở các cấp. Hơn nữa, SPD thường cầm
quyền trong một chính phủ liên minh (ít nhất một đối tác), nên trước khi ban hành
các chủ trương, chính sách quyết định đảng phải thống nhất với đối tác liên minh.
Đây là sự hợp tác của đa số các nhóm cử tri khác nhau trong xã hội và mỗi bên
đều có quan niệm riêng vì các chính sách quyết định đảng phải thống nhất đối với
cương lĩnh của các đảng khác nhau trong liên minh, SPD phải làm thế nào để đưa
ra được chính sách trung hòa với các bên đối tác. Để gây ảnh hưởng và uy tín,
SPD luôn coi trọng vai trò trên phong gương mẫu của đội ngũ đảng viên hoạt
động trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội. Qua đó, đảng vận
động và thu hút tất cả các lực lượng xã hội, nhất là những người lao động có trình
độ cao để họ ủy hạ cương lĩnh, quan tâm đến hoạt động của đảng, nhờ vậy nhiều
năm qua, cơ số giai cấp xã hội của đảng có sự thay đổi lớn với sự thu hẹp công

nhân công nghiệp nhưng lại phân mở rộng làm dịch vụ và kỹ thuật cao. Cơ cấu
đổi mới đảng viên SPD có xu hướng trẻ hóa. Mặt khác, để phương thức hoạt động
và lãnh đạo có chất lượng và hiệu quả, SPD luôn quan tâm đến đổi mới về hình
thức, cơ cấu, về công tác đảng. Trong phương thức hoạt động và lãnh đạo, SPD
chú trọng hoạt động kiểm tra, ủy ban kiểm tra cho đại hội bầu ra, ủy viên chấp
hành trung ương không được phép nằm trong ủy ban kiểm tra. Ủy ban này được
phép hoạt động độc lập có quyền kiểm tra mọi tổ chức đảng hoặc đảng viên cho
dù họ ở bất kì cương vị nào, chính thường xuyên đổi mới công tác tổ chức và
phương thức hoạt động đã giúp cho SPD duy trì được vai trò, vị trí và ảnh hưởng
cao trong đời sống chính trị xã hội đất nước mặc dù chịu sức ép cạnh tranh và đấu
tranh quyết liệt giữa các đảng phái theo những khuynh hướng chính trị khác nhau.
Điều đó cảng tôi luyện bản lĩnh và phong cách cảu một chính đảng vốn giàu
22


truyền thống cầm quyền như SPD, đồng thời mở ra những khả năng mới để họ có
thể vượt qua những thách thức đang đặt ra hiện nay.
2.2.3 Về chính sách kinh tế thị trường
Các đảng dân chủ xã hội nói chung cũng như SPD nói riêng đều thừa nhận kinh tế
thị trường. Để đi đến quan niệm kinh tế thị trường xã hội, các đảng dân chủ xã hội
đã trải qua nhiều giai đoạn, giải quyết mối quan hệ giữa yếu tố kế hoạch với yếu
tố thị trường. SPD chưa bao giờ cho rằng: kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa chỉ
có mặt tích cực, trái lại họ luôn luôn khẳng định bản thân kinh tế thị trường tự do
sẽ dẫn tới bất bình đẳng, sẽ “phá vỡ tình đoàn kết xã hội”, chính vì vậy SPD đã đề
ra các chính sách để khắc phục những mặt tiêu cực của kinh tế thị trường tự do.
Nhưng đặc trưng chủ yếu của mô hình kinh tế thị trường xã hội qua mô hình tiêu
biểu của cộng liên bang Đức.
Thứ nhất, vai trò của yếu tố thị trường được bảo đảm bởi một hệ thống cạnh tranh
thực sự và theo họ, cạnh tranh thực sự trong kinh tế. Ở các mô hình kinh tế thị
trường xã hội như Cộng hòa Liên bang Đức, Thụy Điển, Phần Lan,… thì luật

chống độc quyền được thực hiện một cách tối đa.
Thứ hai, công đoàn và các hiệp hội giữ vai trò đầu chốt ở cấp vĩ mô dung hòa
mâu thuẫn lợi ích giữa giới chủ và công nhân ở các cơ sở kinh tế.
Thứ 3, ngoài các yếu tố pháp lý nói trên, ở mô hình kinh tế thị trường, ở mô hình
kinh tế thị trường xã hội đã hình thành một số yếu tố quản lý dựa trên quan hệ
cộng đồng. Đó là đoàn kết giữa chủ và công nhân cùng chịu trách nhiệm. Biện
pháp để giải quyết các mặt bất đồng hình thức đối thoại, thỏa thuận, nhân nhượng
giữa giới chủ với công nhân.
2.2.4 Vì chính sách xã hội
23


Đó là chính sách ưu đãi, trợ giúp cho một tầng lớp xã hội nhất định. Chính sách
đó đã hạn chế một phần những khuyết tật, bệnh hoạn của xã hội Đức, bảo vệ lợi
ích của người lao động, đó là bảo trợ thất nghiệp, giáo dục, y tế, tuổi già. Ở Đức
hoạt động của các nhóm tự giúp đỡ nhau và các nhóm sáng kiến công dân đóng
góp vai trò quan trọng,cương lĩnh Berlin của SPD đã kêu gọi “khuyến khích sự ra
đời của các hoạt động hợp pháp giữa các cơ quan Nhà nước trong lĩnh vực xã hội
và các tổ chức tự giúp đỡ”. Tuy nhiên chúng ta không được phép quên rằng hiện
tại ở Đức cứ 3 người làm việc chính thức thì có tới 2 người làm việc tình nguyện
không lương. Quan điểm cho rằng “xã hội dân sự” với các hoạt động tình nguyện
không đòi hỏi thù lao, sẽ làm cho phần lớn hệ thống đảm bảo xã hội của nhà nước
trở nên thừa, không cần thiết rõ ràng là một quan điểm sai lầm. Trong xã hội lớn
hiện tại những hoạt động tình nguyện không đòi hỏi thù lao chỉ có thể bổ sung
thêm chứ không thay thế được hệ thống đảm bảo xã hội của nhà nước và lại mức
độ tình nguyện của người dân phụ thuộc rất nhiều vào khả năng đảm bảo của nhà
nước xã hội. Kinh nghiệm thực tế và các công trình nghiên cứu khoa học cho thấy
rằng: những người tình nguyện tham gia các hoạt động xã hội trước hết là những
người được sống trong điều kiện đảm bảo vì kinh tế, xã hội.
Như vậy thông qua những chính sách cơ bản của SPD cho thấy trào lưu dân

chủ xã hội nói chung và Đảng Dân chủ xã hội nói Đức nói riêng mặc dù là một
trào lưu đứng giữa hai hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa song trải
qua 150 năm tồn tại và phát triển đã có những giá trị nhất định đối với sự phát
triển và tiến bộ của nhân loại. “Những giá trị tự do, bình đẳng, đoàn kết, dân chủ
mà những người xã hội dân chủ phấn đấu thực hiện, đó chính là những giá trị mà
nhân loại đã đang và sẽ hướng tới thực hiện”

24


CHƯƠNG 3:
MỘT SỐ KINH NGHIỆM CẦM QUYỀN CỦA
ĐẢNG DÂN CHỦ XÃ HỘI ĐỨC
3.1. MỘT SỐ KINH NGHIỆM CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG DÂN CHỦ XÃ
HỘI ĐỨC.
3.1.1 Về vấn đề dân chủ

25


×