Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của nguyên liệu và cấu trúc của chỉ đến độ bền đường may và độ đứt chỉ trong quá trình may

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
----------------------------

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NGUYÊN LIỆU
VÀ CẤU TRÚC CỦA CHỈ ĐẾN ĐỘ BỀN
ĐƯỜNG MAY VÀ ĐỘ ĐỨT CHỈ
TRONG QUÁ TRÌNH MAY

NGÀNH : CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY
MÃ SỐ :

TRẦN THỊ PHƯƠNG MINH

Người hướng dẫn khoa học : TS. VŨ THỊ HỒNG KHANH

HÀ NỘI 2007


Trần Thò Phương Minh

Luận văn cao học 2007

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ---------------------------------------------------------------------------------------1

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CHỈ MAY -------------------------------------- 4
1.1. Khái qt chung về chỉ may ------------------------------------------------- 4


1.2. Cấu trúc của chỉ may---------------------------------------------------------- 6
1.2.1. Các loại xơ dệt trong sản xuất chỉ may-------------------------------- 6
1.2.2. Độ săn và hướng xoắn của chỉ may------------------------------------ 9
1.2.3. Chỉ xe và chỉ cáp --------------------------------------------------------13
1.2.4. Kích thước của chỉ may ------------------------------------------------13
1.3. Tính chất cơ lý của chỉ may-------------------------------------------------15
1.3.1. u cầu của chỉ may----------------------------------------------------15
1.3.2. Tính kéo đứt của chỉ may ----------------------------------------------17
1.3.3. Tính chất ma sát của chỉ may------------------------------------------19
1.3.4. Sự ổn định nhiệt của chỉ may------------------------------------------20
1.4. Phân loại chỉ may-------------------------------------------------------------22
1.4.1. Ngun liệu sản xuất chỉ may -----------------------------------------22
1.4.2. Phân loại chỉ may -------------------------------------------------------23
1.4.2.1. Chỉ cotton (chỉ bơng) -------------------------------------------------23
1.4.2.2. Chỉ lanh ----------------------------------------------------------------25
1.4.2.3. Chỉ tơ tằm--------------------------------------------------------------25
1.4.2.4. Chỉ tổng hợp-----------------------------------------------------------26
1.5. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng của chỉ may ------------------------------ 30
1.6. Kết luận chương --------------------------------------------------------------30

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Tháng 03 năm 2007


Trần Thò Phương Minh

Luận văn cao học 2007

2. Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ---------32

2.1. Mục đích nghiên cứu---------------------------------------------------------32
2.2. Đối tượng nghiên cứu--------------------------------------------------------32
2.2.1. Chỉ may-------------------------------------------------------------------33
2.2.2. Vải may-------------------------------------------------------------------38
2.3. Nội dung nghiên cứu của luận văn -----------------------------------------39
2.4. Phương pháp nghiên cứu ----------------------------------------------------40
2.4.1. Xác lập mẫu thí nghiệm (may mẫu) ----------------------------------40
2.4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của chỉ đến độ bền đường may------------41
2.4.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của ngun liệu sản xuất chỉ đến độ bền
đường may-----------------------------------------------------------------------41
2.4.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc chỉ đến độ bền đường may-- 43
2.4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của chỉ đến độ đứt chỉ trong q trình may ---44
2.4.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của ngun liệu sản xuất chỉ đến độ đứt
chỉ trong q trình may --------------------------------------------------------44
2.4.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc chỉ đến độ đứt chỉ trong
q trình may--------------------------------------------------------------------46
2.5. Thiết bị thí nghiệm -----------------------------------------------------------47
2.5.1. Máy kéo đứt mẫu trong phòng thí nghiệm---------------------------47
2.5.2. Máy may -----------------------------------------------------------------48
2.5.2.1. Giới thiệu máy may BROTHER S-7200A-433 -------------------49
2.5.2.2. Đặc tính kỹ thuật của máy may BROTHER S-7200A-433 -----50
2.6. Xử lý số liệu thực nghiệm---------------------------------------------------50
2.7. Kết luận chương --------------------------------------------------------------52

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Tháng 03 năm 2007


Trần Thò Phương Minh


Luận văn cao học 2007

3. Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN -----------------53
3.1. Ảnh hưởng của ngun liệu đến độ đứt chỉ trong q trình may ------53
3.2. Ảnh hưởng của cấu trúc chỉ đến độ đứt chỉ trong q trình may-------56
3.3. Ảnh hưởng của ngun liệu sản xuất chỉ đến độ bền đường may------59
3.3.1. Ảnh hưởng của ngun liệu sản xuất chỉ đến độ bền đường may
(so sánh chỉ 3 và 4 hai chỉ có cấu trúc hồn tồn giống nhau nhưng chỉ có
ngun liệu xơ bọc bên ngồi khác nhau) ------------------------------------62
3.3.2. Ảnh của cấu trúc chỉ đến độ bền đường may (so sánh độ bền đường
may của 03 loại chỉ 100% PET nhưng có cấu trúc khác nhau: chỉ 1; chỉ 2;
chỉ 4.) -----------------------------------------------------------------------------65
3.4. Nhận xét chung cho cả 4 loại chỉ ------------------------------------------68
KẾT LUẬN------------------------------------------------------------------------------- 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO------------------------------------------------------------- 73

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Tháng 03 năm 2007


Trần Thò Phương Minh

Luận văn cao học 2007

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 : Độ giãn đứt của một số chỉ ---------------------------------------------17
Bảng 1.2 : Tính chất của chỉ cotton và tác dụng của chất xử lý hoàn tất đối
với chỉ --------------------------------------------------------------------------------24

Bảng 2.1. Thơng số kỹ thuật của các chỉ nghiên cứu ----------------------------38
Bảng 2.2: Đặc tính kỹ thuật của vải PET nghiên cứu----------------------------39
Bảng 2.3 : Đặc tính kỹ thuật của chỉ 3 và chỉ 4 nghiên cứu---------------------42
Bảng 2.4: Đặc tính kỹ thuật của chỉ 1, chỉ 2 và chỉ 4 nghiên cứu -------------43
Bảng 2.5: Đặc tính kỹ thuật của chỉ 3 và chỉ 4 nghiên cứu---------------------45
Bảng 2. 6: Đặc tính kỹ thuật của chỉ 1, chỉ 2 và chỉ 4 nghiên cứu ------------46
Bảng 3.1. Sự thay đổi số lần chỉ bị đứt khi thay đổi ngun liệu tạo chỉ và
tốc độ máy -----------------------------------------------------------------------------53
Bảng 3.2. Sự thay đổi số lần chỉ bị đứt khi thay đổi cấu trúc của chỉ và tốc
độ máy ---------------------------------------------------------------------------------56
Bảng 3.3 : Độ bền đứt đường may 4 loại chỉ (may theo chiều dọc và chiều
ngang vải)------------------------------------------------------------------------------59
Bảng 3.4 : Hệ số độ bền đường may H của 4 loại chỉ (may theo chiều dọc
và chiều ngang vải)-------------------------------------------------------------------60

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Tháng 03 năm 2007


Trần Thò Phương Minh

Luận văn cao học 2007

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình I.1. Hướng xoắn "Z" còn gọi là xoắn trái. ----------------------------------11
Hình I.2. Hướng xoắn "Z" còn gọi là xoắn trái. ----------------------------------11
Hình I.3 : Biểu đồ biểu diễn ứng suất - biến dạng của các loại chỉ may khác
nhau------------------------------------------------------------------------18
Hình 2.1 : Máy kéo đứt --------------------------------------------------------------47

Hình-2.2a. Máy may BROTHER S-7200A-433----------------------------------49
Hình-2.2b. Bảng điều khiển BROTHER S-7200A-433 ------------------------49

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Tháng 03 năm 2007


Trần Thò Phương Minh

Luận văn cao học 2007

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
1) Đồ thò: Ảnh hưởng của nguyên liệu sản xuất chỉ tới độ đứt chỉ trong quá
trình may khi thay đổi tốc độ máy. -----------------------------------------------54
2) Đồ thò: Ảnh hưởng của cấu trúc chỉ tới độ đứt chỉ trong quá trình may
khi thay đổi tốc độ máy. ------------------------------------------------------------57
3) Đồ thò: Ảnh hưởng của nguyên liệu sản xuất chỉ đến độ bền đường
may(so sánh giữa chỉ 3 và 4, hai chỉ có cấu trúc hoàn toàn giống nhau
nhưng chỉ có nguyên liệu xơ bọc bên ngoài khác nhau). ---------------------62
4) Đồ thò: Ảnh hưởng của nguyên liệu sản xuất chỉ đến độ bền đứt đường
may theo sợi ngang vải khi thay đổi tốc độ máy. ------------------------------63
5) Đồ thò: Ảnh hưởng của cấu trúc chỉ tới độ bền đứt đường may theo sợi
dọc của vải khi thay đổi tốc độ máy. ---------------------------------------------65
6) Đồ thò: Ảnh hưởng của cấu trúc chỉ tới độ bền đứt đường may theo sợi
ngang vải khi thay đổi tốc độ máy.----------------------------------------------66
7) Đồ thò: Cấu trúc chỉ tới độ bền đứt đường may theo sợi ngang vải khi
thay đổi tốc độ máy của 4 loại chỉ . ---------------------------------------------69
8) Đồ thò: Cấu trúc chỉ tới độ bền đứt đường may theo sợi dọc vải khi thay
đổi tốc độ máy của 4 loại chỉ . ---------------------------------------------------70


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Tháng 03 năm 2007


1

Trần Thò Phương Minh

Luận văn cao học 2007

MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn phát triển kinh tế, hiện đại hóa và cơng nghiệp hóa đất
nước hiện nay, ngành dệt may đóng vai trò hết sức quan trọng trong xuất khẩu
và giải quyết việc làm cho thanh niên, góp phần ổn định chính trị - kinh tế xã hội. Tuy nhiên, hàng dệt may hiện chủ yếu vẫn dừng lại ở hình thức gia
cơng và từng bước nâng cao tỷ lệ nội địa hóa hàng xuất khẩu.
Do sản phẩm may sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau nên hình thức
liên kết các chi tiết của sản phẩm ngày càng đa dạng như liên kết bằng chỉ,
bằng keo, bằng cách dán, hàn… Tuy nhiên, biện pháp liên kết truyền thống
bằng chỉ may vẫn là hình thức phổ biến nhất, khơng thể thay thế vì phạm vi
sử dụng rộng rãi, có thể thực hiện cho cả những đường may phức tạp mà các
biện pháp liên kết khác khơng thực hiện được.
Chỉ may được sản xuất từ nhiều loại xơ tự nhiên hoặc nhân tạo nhưng
chủ yếu là từ xơ cotton, xơ polyester hoặc pha hai loại xơ này. Các loại xơ
khác tuy có sử dụng để sản xuất chỉ nhưng rất hạn chế vì giá thành sản xuất
hoặc q cao (tơ tằm), hoặc khả năng đáp ứng u cầu may mặc q hạn chế,
chỉ có thể sử dụng cho một vài mục đích xác định.
Trong may mặc, u cầu về chất lượng đường may hết sức nghiêm ngặt
và là một trong những u cầu hàng đầu đối với chất lượng sản phẩm như độ

êm phẳng, khơng nhăn vặn, độ bền chắc và tuổi thọ,vẻ ngoại quan… mà chỉ là
yếu tố phải tính đến đầu tiên vì ảnh hưởng rất lớn đến đường may cả về năng
suất lẫn chất lượng. Trong q trình may và sử dụng chỉ chịu tác động của rất
nhiều yếu tố như các biến dạng kéo, uốn, xoắn, ma sát, nhiệt độ, ánh sáng mặt
trời, các hố chất giặt tẩy, vi khuẩn và vi sinh vật… làm ảnh hưởng đến độ
bền và tuổi thọ cũng như vẻ ngoại quan của chỉ và do đó ảnh hưởng đến
đường may. Vậy, để đảm bảo chất lượng đường may chỉ cần đáp ứng tốt các
u cầu về độ bền đứt và độ giãn đàn hồi, độ co sau may và trong q trình sử

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Tháng 03 năm 2007


Trần Thò Phương Minh

2

Luận văn cao học 2007

dụng, giặt giũ, độ bền mài mòn; bền nhiệt; bền hố chất; độ đều, độ bóng và
chất bơi trơn. Muốn vậy, chỉ may phải được sản xuất từ loại xơ ngun liệu
chất lượng tốt, phù hợp với u cầu may tốc độ cao; có độ săn sao cho chỉ vừa
có độ bền tối ưu mà vẫn đảm bảo cân bằng xoắn và dù là sợi đơn, sợi xe 1 lần
hay 2 lần thì hướng xoắn ở lần xe cuối cùng phải là hướng xoắn Z. Nếu khơng
thực hiện tốt điều này có thể làm đường may nhăn, giảm bền hoặc thời gian
sử dụng giảm, có thể gây hiện tượng đứt chỉ, sùi chỉ, bỏ mũi … trong q
trình may. Việc lựa chọn chỉ trong cơng nghệ may tùy theo từng loại vải sử
dụng mà ta có thể lựa chọn chỉ, thơng thừơng ngun tắc lựa chọn chỉ là theo
độ mảnh và độ bền của chỉ tương ứng với sản phầm vaỉ sao cho đường may

có chất lượng cao ( khơng bị đứt trong qúa trình may,đạt được độ bền và có
chất lượng thẩm mỹ đường may) chính vì lý do trên nên đề tài cho 4 loại chỉ
có cùng độ mành và cùng ngun liệu để khảo sát.
Chất lượng chỉ như thế nào cho phù hợp với ngun liệu, thiết bị và tốc
độ may mà vẫn an tồn đối với đường may trong sản xuất hàng may mặc hiện
là vấn đề đang được các doanh nghiệp may quan tâm. Để góp phần giải quyết
phần nào những u cầu trên đối với chỉ may trong khn khổ luận văn cao
học này, chúng tơi tiên hành nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu ảnh hưởng của
ngun liệu và cấu trúc của chỉ may tới độ bền đứt của chỉ trong q trình
may và độ bền đường may” với mục đích chỉ ra ảnh hưởng của ngun liệu
sản xuất chỉ và cấu trúc của chỉ đến độ bền đường may và độ đứt chỉ trong
q trình may từ đó lựa chọn chỉ may cho phù hợp với u cầu sử dụng thực
tế. Để đạt được mục tiêu trên nội dung luận văn được trình bày theo bốn phần:
Phần một: Nghiên cứu tổng quan các vấn đề liên quan đến chỉ may, phần hai
trình bày các nơi dung nghiên cứu thực nghiệm cũng như phương pháp thực
hiện các nghiên cứu này, phần ba trình bày các kết quả nghiên cứu thực

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Tháng 03 năm 2007


Trần Thò Phương Minh

3

Luận văn cao học 2007

nghiệm cũng như các nhận xét về các kết quả này, phần bốn các kết luận nhận
được.

Luận văn được thực hiện tại khoa Cơng nghệ dệt may và thời trang,
trường Đại học Bách khoa Hà nội và phân viện Kính tế kỹ thuật dệt may TP.
Hồ Chí Minh. Tơi xin chân thành cảm ơn TS - cơ Vũ Thị Hồng Khanh, cảm
ơn các thầy, các cơ khoa cơng nghệ dệt may và thời trang trường Đại học
Bách khoa Hà nội đã tận tình giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Tháng 03 năm 2007


Trần Thò Phương Minh

4

Luận văn cao học 2007

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CHỈ MAY
1.1. Khái qt chung về chỉ may
Chỉ giữ vai trò hết sức quan trọng trong ngành cơng nghiệp may, nó có
chức năng liên kết các chi tiết bán thành phẩm có nguồn gốc từ tất cả các loại
ngun liệu khác nhau (động vật, thực vật, nhân tạo, tổng hợp…) để tạo nên
sản phẩm hồn chỉnh phù hợp với u cầu sử dụng.
Liên kết các chi tiết bán thành phẩm bằng chỉ may đã được con người sử
dụng từ rất lâu trước khi phát minh ra máy may bằng cách sử dụng kim khâu
tay. Khoảng vài thập kỷ cuối của thế kỷ 20 cho đến nay, nhờ sự phát triển
mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, cơng nghệ ráp nối chi tiết đã dần trở nên đa
dạng hơn. Hiện nay, bên cạnh phương pháp liên kết chi tiết truyền thống bằng
chỉ may người ta còn sử dụng các phương pháp gia cơng khác như: dán, hàn
(ép nhiệt). Tuy nhiên, những cơng nghệ mới này khơng thể sử dụng cho tất cả

các loại ngun liệu, thiết bị sử dụng chiếm nhiều diện tích, khó áp dụng cho
những đường may có hình dáng phức tạp và những sản phẩm nhiều lớp, mức
độ phù hợp về độ bền giữa đường may với vật liệu khó xác định, khó sửa
chữa đường may khi có sự cố xảy ra trong q trình sử dụng… nên phương
pháp liên kết các chi tiết sản phẩm bằng chỉ may vẫn là cơng nghệ được sử
dụng phổ biến nhất và là phương pháp khơng thể thay thế.
Chỉ may được sản xuất từ nhiều nguồn ngun liệu khác nhau. Chỉ may
từ xơ thiên nhiên như bơng, lanh và tơ tằm. Chỉ may từ xơ tổng hợp và xơ
nhân tạo như polyester, polyamide, acrylic, polypropylene, viscose… Tùy
theo ngun liệu may và mục đích sử dụng sản phẩm nhà sản xuất phải lựa
chọn chỉ may sao cho phù hợp. Tuy nhiên, đa số chỉ may sử dụng trong lĩnh
vực may mặc hiện nay là chỉ bơng (cotton) và chỉ polyester. Những loại chỉ
còn lại cũng được sử dụng nhưng rất hạn chế vì có nhiều nhược điểm như độ
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Tháng 03 năm 2007


Trần Thò Phương Minh

5

Luận văn cao học 2007

bền và tuổi thọ của chỉ khơng cao (đặc biệt là độ bền khi ướt), độ đàn hồi
kém… và chúng được thay thế hầu hết bằng chỉ polyester.
Đa số máy may được sử dụng trong may cơng nghiệp là máy may tốc độ
cao nhằm tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm. Để đáp ứng được tốc độ làm
việc của máy mà đường may vẫn êm phẳng, bền chặt, khơng đứt chỉ, bỏ
mũi… thì chỉ may cần được sản xuất đặc biệt chất lượng so với sợi, từ khâu

chọn ngun liệu cho đến khâu hồn tất chỉ nhằm đảm bảo các u cầu sau:
- Độ bền đứt của chỉ cao, đặc biệt khi ướt khơng giảm bền q nhiều.
- Bề mặt của chỉ phải trơn nhẵn để làm tăng độ bền ma sát, chống đứt
chỉ khi may.
- Chỉ phải có độ bền nhiệt, khơng bị phá hủy hoặc giảm chất lượng ở
nhiệt độ cao.
- Độ bền màu của chỉ tốt, đặc biệt khơng được dây mầu làm bẩn sản
phẩm may.
- Độ đàn hồi tốt.
- Độ đều của chỉ cao, khơng được tạo thành gút, thành nút trên tồn bộ
chiều dài sợi chỉ.
- Chỉ phải đảm bảo cân bằng xoắn để giữ độ săn ổn định suốt q
trình may, khơng bị tở xoắn (giảm độ bền, làm xấu đường may) hoặc xoắn
kiến.
Tóm lại, chỉ may được sản xuất từ nhiều loại ngun liệu khác nhau
nhưng phổ biến nhất vẫn là chỉ cotton và chỉ polyester. Để đáp ứng khả năng
may của chỉ trong may cơng nghiệp thì chỉ cần có các u cầu đặc biệt so với
sợi nhằm tăng độ bền đứt, bền ma sát, bền nhiệt và giữ độ săn ổn định, khơng
bị đứt chỉ trong q trình may.

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Tháng 03 năm 2007


Trần Thò Phương Minh

6

Luận văn cao học 2007


1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng chỉ may
1.2.1. Các loại xơ dệt trong sản xuất chỉ may:
Ngun liệu ban đầu được sử dụng để sản xuất chỉ may là xơ thiên nhiên
hoặc xơ nhân tạo. Những ngun liệu ban đầu này có thể ở dạng xơ cắt ngắn
hoặc ở dạng tơ filament tùy theo u cầu của chỉ may định sản xuất. Chất
lượng xơ ban đầu ảnh hưởng mạnh mẽ tới chất lượng chỉ may thành phẩm, ví
dụ độ bền kéo đứt xơ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến độ bền của chỉ.
Chỉ may có thể được làm từ các loại xơ sau :
a) Xơ thiên nhiên:
Xơ thiên nhiên là tất cả các loại xơ được hình thành và phát triển trong
điều kiện tự nhiên.
Xơ thiên nhiên được chia làm 2 loại là xơ thực vật (xenlulo) như bơng,
lanh, đay, gai… và xơ động vật (protein) như : len, tơ tằm.
¼ Xơ bơng:
Xơ bơng là xơ thiên nhiên, xơ bơng là dạng xơ cơ bản có kích thước
ngang rất nhỏ so với chiều dài, khơng thể phân chia nhỏ hơn theo chiều dọc
xơ bằng các phương pháp cơ học thơng thường. Chiều dài của xơ bơng
khoảng 25÷45mm, đường kính khoảng 15÷20micrơmet. Xơ bơng chia làm 4
loại:
- Bơng lưu niên: xơ khơ, ngắn và khơng có ý nghĩa trong cơng nghiệp
dệt may
- Xơ bơng ngắn (bơng cỏ): xơ có chiều dài nhỏ hơn 20 mm và là loại
xơ chất lượng thấp.
- Xơ bơng trung bình (bơng lục địa): xơ có chiều dài 25÷35 mm, chi
số của xơ N = 4500÷6000.
- Xơ bơng mảnh (Bơng hải đảo): xơ có chiều dài 35÷45 mm, chi số của
xơ N = 6000÷8000. Đây là loại bơng chất lượng tốt nhất, xơ dài và có độ

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội


Tháng 03 năm 2007


Trần Thò Phương Minh

7

Luận văn cao học 2007

mảnh cao, thường được trồng ở Mỹ, Ai cập và một số nước cộng hòa Trung Á
thuộc Liên xơ (cũ).
Do chỉ may cần phải bền để giảm thiểu hiện tượng đứt chỉ khi may nên
xơ bơng được chọn để sản xuất chỉ phải là loại xơ dài, có độ bền và độ mảnh
thích hợp tùy theo u cầu cụ thể. Những loại xơ có chiều dài lớn nhất được
sử dụng để sản xuất chỉ may chất lượng cao. Đặc biệt, để sản xuất chỉ mảnh
thì u cầu về độ bền, độ dài và độ mảnh của xơ bơng càng đòi hỏi khắt khe
hơn. Ngồi độ bền, độ dài và độ mảnh cũng cần phải quan tâm đến các chỉ
tiêu khác khi lựa chọn xơ bơng để sản xuất chỉ may như: độ biến động về
chiều dài xơ, số lượng hạt liên kết và màu sắc xơ. Do đáp ứng tốt những chỉ
tiêu trên nên bơng hải đảo thích hợp và được lựa chọn để sản xuất chỉ may.
Bơng Mỹ - Ai cập (bi ma) và bơng Ai cập (Menoufi) là hai loại bơng được sử
dụng để sản xuất các loại chỉ mảnh, chất lượng tốt vì xơ rất dài, mảnh và bền.
Bơng California dùng để sản xuất chỉ may thơ hơn, chất lượng trung bình vì
có chiều dài, độ bền và độ mảnh thấp hơn.
Người ta cũng sử dụng biện pháp pha trộn các loại xơ bơng có chất
lượng khác nhau để sản xuất chỉ may có chất lượng phù hợp với u cầu sử
dụng cụ thể.
¼ Xơ tơ tằm:
Ngồi xơ bơng, người ta còn sử dụng tơ tằm hoặc xơ lanh để sản xuất

chỉ. Tơ tằm do sâu tằm ăn lá dâu nhả ra. Tơ dài, mảnh, sáng bóng và rất bền,
độ giãn đàn hồi cao. Tơ tằm có 2 dạng là dạng filament kéo dài liên tục và
dạng filament cắt ngắn (spun) kéo thành sợi. Tơ ngun liệu để sản xuất chỉ
thường có độ mảnh 3,22 tex hoặc 4,65 tex. Chỉ tơ tằm rất đắt so với các chỉ
khác nên ít sản xuất.

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Tháng 03 năm 2007


Trần Thò Phương Minh

8

Luận văn cao học 2007

¼ Xơ lanh:
Xơ lanh được lấy từ thân cây lanh. Chỉ sản xuất từ xơ lanh bền và cứng
hơn xơ bơng do đó hầu như khơng được được sử dụng trong may mặc, thường
làm chỉ may giầy hoặc các sản phẩm cơng nghiệp
b. Xơ hóa học:
Xơ nhân tạo cũng được chia làm 2 loại là xơ tổng hợp (polyester,
polyamide, polyacrylonitryl…) và xơ nhân tạo (viscose, axetat, polynozic…).
Hiện nay, xơ tổng hợp là ngun liệu được sử dụng chủ yếu trong cơng
nghiệp sản xuất chỉ may, đặc biệt là xơ polyester và xơ polyamide nhưng phổ
biến nhất vẫn là xơ polyester. Hai loại xơ này đều là xơ nhiệt dẻo nên khi gia
nhiệt thì tính chất của chúng thay đổi đáng kể. Để khắc phục hiện tượng nóng
chảy do nhiệt sinh ra ở kim, gây đứt chỉ trong q trình may và hiện tượng
nhăn đường may thì chỉ tổng hợp phải được xử lý kéo giãn có gia nhiệt và

định hình nhiệt.
Xơ tổng hợp mà chủ yếu là xơ polyester ngày càng được sử dụng rộng
rãi trong sản xuất chỉ may do có nhiều ưu điểm vượt trội như: độ bền kéo đứt
cao và khi ướt khơng giảm bền, khả năng chịu ma sát và chịu nhiệt tốt, bền
màu, và hầu như khơng bị thay đổi trước tác dụng của ánh sáng. Đây là những
tính chất đặc biệt có giá trị của chỉ may trong cơng nghiệp may mặc. Các loại
chỉ tổng hợp có độ đàn hồi và độ co giãn lớn cũng được sử dụng có hiệu quả
đối với những đường may mà độ co là tính chất có lợi trong q trình gia
cơng lắp ráp sản phẩm.
Xơ tổng hợp dùng trong sản xuất chỉ may có thể ở dạng filament và
cũng có thể ở dạng xơ cắt ngắn (xơ xtapen). Để giảm thiểu phế phẩm, nâng
cao chất lượng chỉ may thì xơ cắt ngắn dùng để sản xuất chỉ thường có chiều
dài nhỏ hơn 45 mm.

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Tháng 03 năm 2007


Trần Thò Phương Minh

9

Luận văn cao học 2007

Cũng có thể sản xuất chỉ may từ hỗn hợp pha trộn giữa xơ polyester với
xơ bơng nhưng các xơ thành phần xơ phải có cùng độ dài, độ mảnh và có một
số tính chất cơ lý tương ứng hoặc chỉ lõi là xơ tổng hợp dạng filament còn chỉ
bọc xung quanh là xơ bơng nhằm làm giảm tác động nhiệt của kim tới chỉ lõi
trong q trình may.

Ngồi xơ polyester và xơ polyamide người ta còn sử dụng các loại xơ
hóa học khác để sản xuất chỉ may như: xơ polypropylene, xơ viscose, xơ thủy
tinh… trong những trường hợp cần thiết nhưng với tỷ lệ rất nhỏ, khơng đáng
kể trong tổng khối lượng chỉ được sản xuất.
1.2.2. Cấu trúc chỉ may
1.2.2.1. Độ săn và hướng xoắn của chỉ
Do u cầu của chỉ may là phải bền, phải đảm bảo cân bằng xoắn, khơng
được tở xoắn hoặc bị gút rối (xoắn kiến) khi may nên trong q trình sản xuất
phải chọn độ săn và hướng xoắn của chỉ sao cho phù hợp
a. Độ săn của chỉ:
Độ săn của chỉ là số vòng xoắn tính được trên chiều dài 1 mét chỉ.
Độ săn giữ vai trò hết sức quan trọng đối với chỉ may. Trong q trình
may, chỉ chịu tác dụng tổng hợp của nhiều yếu tố làm biến đổi cấu trúc và
tính chất cơ lý của chúng. Tải trọng động khi may chiếm tới 40÷60% độ bền
đứt của chỉ. Đoạn chỉ đi qua lỗ kim và xung quanh thoi (thuyền) khoảng 40
lần trước khi tạo thành mũi may. Cạnh lỗ kim tác dụng lên chỉ khi may
thường làm xê dịch vòng xoắn của chỉ, làm tơi bề mặt chỉ dẫn đến hiện tượng
giảm bền. Nếu độ săn của chỉ q thấp thì độ bền của chỉ kém dễ bị tơi bề mặt
chỉ, mở xoắn làm cho chỉ giảm bền, gây đứt chỉ. Để tăng độ bền thì khi sản
xuất chỉ phải tăng độ săn của chỉ nhưng độ săn tăng lên dẫn đến hiện tượng
giảm cân bằng xoắn làm cho chỉ cứng, dễ tạo xoắn kiến và khơng đạt u cầu
đối với chỉ khâu là phải mềm mại và cân bằng vì vậy phải chọn độ săn phù

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Tháng 03 năm 2007


10


Trần Thò Phương Minh

Luận văn cao học 2007

hợp theo u cầu này. Có thể đánh giá sự cân bằng xoắn theo phương pháp
thủ cơng bằng cách dùng 1 mét chỉ gập đơi lại thành vòng thòng lọng đứng và
tùy thuộc mức độ cân bằng mà tạo thành vòng xoắn nhiều hay ít. Nếu số vòng
xoắn tạo thành khơng qua 6 vòng thì chỉ cân bằng xoắn.
Chỉ may thường được tạo thành bằng cách xoắn các sợi đơn với nhau.
Để có sợi đơn phải tiến hành xoắn kết các xơ với độ săn xác định nhằm tạo ra
cường lực của sợi. Các loại chỉ thường được ghép từ 2, 3, 4, 6, 9, 12 sợi đơn
nhưng phổ biến là ghép 3 hoặc ghép 6 để cho chỉ tròn. Hướng xoắn các sợi xe
ngược với hướng xoắn của sợi đơn..
Độ săn của các sợi đơn và của chỉ được các nhà sản xuất lựa chọn cẩn
thận tuỳ theo từng loại chỉ. Để chỉ đạt độ cân bằng xoắn, khơng bị gút rối
hoặc bị tở khi may thì độ săn của chỉ chọn bằng khoảng 50% ÷ 60% độ săn
của sợi đơn. Tuy nhiên độ săn tối ưu của chỉ xe chỉ có thể được xác định sau
khi đã thử nghiệm để chất lượng của chỉ đạt u cầu và thường cao hơn nhiều
so với độ săn đã nêu trên.
Độ săn cân bằng của sợi xe có hướng xoắn ngược với sợi đơn của chỉ
dưới được tính theo cơng thức sau:
Độ săn sợi đơn
Độ săn chỉ

=
số sợi đem xoắn

Cơng thức tính tốn này có thể áp dụng cho cả hệ Anh lẫn hệ Quốc tế
(hệ mét).
Chẳng hạn, nếu độ săn của sợi đơn là 800 vòng xoắn/mét theo hướng

xoắn S thì độ săn cân bằng của chỉ dưới xe 3 (xe 1 lần từ 3 sợi đơn) khoảng
460 vòng xoắn/mét theo hướng xoắn Z. Nhìn chung, độ săn cân bằng xoắn
của chỉ lõi thấp hơn đáng kể so với chỉ kim (chỉ trên) có cùng chi số. Chỉ phải
được định hình bằng hơi nước để tránh gút rối do có độ săn cao.

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Tháng 03 năm 2007


Trần Thò Phương Minh

11

Luận văn cao học 2007

Đối với chỉ lõi, khi các sợi thành phần có độ săn cao sẽ tạo được lực ma
sát làm giảm thiểu sự trượt của lớp xơ bọc ngồi.
Trường hợp chỉ sản xuất từ filament dài liên tục thì độ săn phụ thuộc vào
chủng loại filament và mục đích sử dụng của chỉ vì chỉ may làm từ filament
dài liên tục xe một lần có độ săn tương đối thấp nên nhất thiết phải đảm bảo
độ kết dính của các filament với nhau. Sự kết dính các filament trong chỉ se
đơn có thể được tạo ra bằng cách sử dụng chất nhựa acrylic để chỉ vừa đảm
bảo độ kết dính mà lại khơng q cứng.
b. Hướng xoắn của chỉ
Hướng xoắn là hướng đi cuả các xơ (hoặc sợi đơn trong chỉ) của chỉ,
nhìn từ dưới lên.
Các loại chỉ khâu có thể sử dụng 1 trong 2 hướng xoắn khi xe hồn tất
các sợi đơn lại với nhau là hướng xoắn Z và hướng xoắn S, trong đó:
- Hướng xoắn Z (còn gọi là hướng xoắn phải): theo qui định, đó là

hướng xoắn của chỉ mà nhìn từ dưới lên trên chỉ đi từ trái sang phải.
- Hướng xoắn S (còn gọi là hướn xoắn trái): theo qui định, đó là hướng
xoắn của chỉ đi từ dưới lên trên và đi từ phải sang trái.

Hình I.1
Hướng xoắn "Z" còn gọi là xoắn trái

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Hình I.2
Hướng xoắn "S" còn gọi là xoắn phải

Tháng 03 năm 2007


Trần Thò Phương Minh

12

Luận văn cao học 2007

Như đã trình bày ở trên, trong q trình may, chỉ chịu tác dụng tổng hợp
của nhiều yếu tố làm biến đổi cấu trúc và tính chất cơ lý của chúng. Các ngoại
lực tác dụng lên chỉ khi may có khuynh hướng tạo ra độ săn cho chỉ phần lớn
là theo một hướng xác định. Đối với các máy may đường thẳng ngoại lực tác
dụng thường làm cho chỉ xe lại theo hướng xoắn phải (hướng xoắn Z).
Trường hợp chỉ may hồn tất có hướng xoắn S thì khi may chỉ có xu hướng
mở xoắn làm giảm độ săn, chỉ giảm bền và dẫn đến hiện tượng đứt chỉ trong
q trình may. Trường hợp chỉ may hồn tất có hướng xoắn Z thì khi may,
theo lý thuyết, chỉ có xu hướng củng cố độ săn do đó khơng bị đứt. Tuy

nhiên, trong thực tế thì chỉ may hồn tất cả hướng xoắn Z lẫn hướng xoắn S
đều bị mở xoắn nhưng ở mức độ rất khác nhau. Chẳng hạn, ở máy may mũi
thoi (đường may thắt nút 301) khi nghiên cứu thấy rằng: chỉ có hướng xoắn Z
mức độ mở xoắn chỉ là 6% còn chỉ có hướng xoắn S thì mức độ mở xoắn lên
đến 40% ở chỉ xe đơn và khoảng 25% đối với chỉ xe kép (xe 2 lần). Do đặc
điểm trên nên đa số chỉ may, đặc biệt là chỉ dùng cho máy may thắt nút (loại
máy may sử dụng phổ biến nhất), đều được thiết kế có hướng xoắn hồn tất là
hướng xoắn Z. Nếu hướng xoắn hồn tất của chỉ khơng theo hướng Z thì
trong q trình chuyển động lên xuống của kim máy may sẽ tạo nên các
ballon sợi, gây hiện tượng bỏ mũi, đứt chỉ, làm giảm chất lượng đường may.
Hầu hết các loại chỉ may là chỉ xe từ 2, 3 hoặc thỉnh thoảng là 4 sợi đơn
xe lại với nhau để tạo thành chỉ xe 2, xe 3 hoặc xe 4. Các cơng đoạn xe sau đó
của các sợi xe để tạo ra chỉ có độ bền cao hơn gọi là chỉ thừng, với các hướng
xoắn ngược nhau sau mỗi lần xe.
Trong sản xuất chỉ xe, việc sử dụng kết hợp các hướng xoắn là hết sức
cần thiết nhằm làm giảm khả năng tở xoắn hoặc gút rối, đảm bảo độ bền cho
chỉ khơng bị đứt khi may. Để sản xuất chỉ cáp và chỉ thừng (chỉ xe kép) có thể
có các cách kết hợp hướng xoắn khác nhau nhưng cách kết hợp hướng xoắn

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Tháng 03 năm 2007


Trần Thò Phương Minh

13

Luận văn cao học 2007


Z/S/Z (hướng xoắn Z của sợi đơn, hướng xoắn S của sợi xe, hướng xoắn Z
của sợi cáp) là cách kết hợp thường được sử dụng nhất như: chỉ glace cotton,
sợi dùng để đan móc…
1.2.3. Chỉ xe và chỉ cáp:
Đa số chỉ may là chỉ xe 2, xe 3 và đơi khi là chỉ xe 4; nghĩa là có 2, 3
hoặc 4 sợi đơn xe lại với nhau. Đem các sợi xe xoắn lại với nhau (xoắn lần 2)
sẽ tạo ra chỉ thừng (cord thread) có độ bền cao hơn. Những loại chỉ thừng
thơng dụng, thường được sản xuất là chỉ thừng xe 4, xe 6 và xe 9. Để tạo ra
chỉ có cân bằng xoắn thì cơng đoạn xe sau phải có hướng xoắn ngược với
hướng xoắn của cơng đoạn xe trước đó.
Ví dụ: 3 sợi đơn có hướng xoắn S được xe lại với nhau theo hướng xoắn
Z để tạo ra chỉ xe 3 hoặc 2 sợi đơn có hướng xoắn Z được xe lại với nhau theo
hướng xoắn S để tạo ra chỉ xe 2 và 2 sợi xe 2 này lại được xe với nhau theo
hướng xoắn Z để tạo ra chỉ thừng xe 4. Khi xe, độ săn ở mỗi cơng đoạn phải
được tính tốn kỹ lưỡng để chỉ hồn tất cuối cùng đảm bảo cân bằng xoắn.
1.2.4. Kích thước của chỉ may
Kích thước của chỉ may được đặc trưng bởi độ dài và độ mảnh của chỉ.
Do độ dài của chỉ là khơng xác định, tuỳ thuộc vào nhà sản xuất nên chủ yếu
quan tâm tới độ mảnh của chỉ.
Độ mảnh của chỉ được đặc trưng bởi kích thước ngang của nó. Tuy
nhiên, việc xác định kích thước ngang là rất khó khăn nên người ta phải dùng
tất cả các đặc trưng trực tiếp và gián tiếp để đánh giá độ mảnh của chỉ mà
thơng dụng nhất là chi số N và độ dày - Tex. Trong đó:
Chi số N là chiều dài tính bằng mét (hoặc mm, km) của một đoạn sợi có
khối lượng 1 gam (hoặc 1 mg, 1kg). Như vậy chi số N càng cao thì chỉ càng
mảnh và ngược lại.

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Tháng 03 năm 2007



Trần Thò Phương Minh

14

Luận văn cao học 2007

Độ dày Tex là khối lượng tính bằng gam của một đoạn sợi có chiều dài
1 km. Như vậy độ dày Tex càng cao thì chỉ càng thơ và ngược lại.
Chỉ được sản xuất với nhiều loại kích thước (chi số) khác nhau tuỳ theo
mục đích sử dụng. Vì vậy lựa chọn chỉ khi may sao cho phù hợp về tính năng
gia cơng của chỉ và tính chất của đường may là hết sức quan trọng. Việc lựa
chọn này khơng phải lúc nào cũng dễ dàng do phải căn cứ vào nhiều yếu tố
như: chất liệu vải, độ dầy và trọng lượng vải, loại đường may gia cơng, độ
bền đường may, chỉ số kim và nhiều yếu tố khác.
Trong cơng nghệ may lắp ráp sản phẩm, chỉ thường được chọn lựa theo
khuynh hướng sử dụng loại chỉ mịn nhất (chi số lớn) có thể nhưng đường
may vẫn đảm bảo u cầu về độ bền tối đa và ít bị lộ rõ trên mặt vải. Đây là lý
do để chỉ có nguồn gốc từ xơ nhân tạo được sử dụng phổ biến nhất. Việc chọn
chỉ có nguồn gốc từ xơ nhân tạo còn vì lý do về giá thành và năng suất gia
cơng sản phẩm. Ngồi ra, sử dụng chi mảnh trong may lắp ráp sản phẩm,
đường may êm phẳng, khơng bị nhăn vặn, nhất là khi may các loại vải mịn và
có kết cấu chặt chẽ như vải microfibre.
Nhìn chung, phải căn cứ vào nhiều yếu tố để lựa chọn chỉ may nhưng
quan trọng nhất là phải căn cứ vào độ dày và mức độ kết cấu chặt chẽ của
vải cũng như chỉ số kim máy sao cho chỉ có độ mảnh và độ bền phù hợp
theo ngun tắc, vải càng dày, chỉ số kim càng lớn thì chọn chỉ có chi số càng
nhỏ (chỉ thơ) và ngược lại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khi tiêu
chuẩn về thẩm mỹ của chỉ may là yếu tố quyết định, quan trọng hơn tiêu

chuẩn về kỹ thuật của chỉ thì ngun tắc lựa chọn chỉ may nêu trên sẽ khơng
còn được tn thủ nữa mà phải thay đổi để đáp ứng u cầu về chất lượng sản
phẩm.
Kích thước của chỉ may còn được xác định bằng “Ticket number”. Đây
là kích thước được tính dựa trên chỉ se 3 của chi số chỉ hệ mét (Nm).

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Tháng 03 năm 2007


Trần Thò Phương Minh

15

Luận văn cao học 2007

Ví dụ:
- Chỉ có Nm 80/2 thì “ticket number” của chỉ = 80:2x3 = 120
- Chỉ có Nm 30/3 thì “ticket number” của chỉ = 30:3x3 = 30
- Chỉ có Nm 20/1 thì “ticket number” của chỉ = 20:1x3 = 60
- Chỉ có Nm 40/2 thì “ticket number” của chỉ = 40:2x3 = 60
Những ví dụ trên cho thấy, với cùng trị số “ticket number”, chẳng hạn:
“ticket number” = 60, có thể sử dụng cho 2 hay nhiều cấu trúc chỉ khác nhau
nhưng với người sử dụng thì kích thước chỉ thành phẩm là như nhau. “Ticket
number” là chỉ số giúp cho việc lựa chọn chỉ thích hợp với mục đích sử
dụng.
Trong một hệ thống, nếu chỉ may có cùng “Ticket number” thì thường
có nghĩa là chỉ may có độ mảnh như nhau. Tuy nhiên, khơng có một hệ thống
riêng biệt nào có thể chỉ một cách chính xác độ mảnh của chỉ vì trọng lượng

riêng và sự sắp xếp các xơ trong chỉ của các loại ngun liệu sản xuất chỉ
khơng giống nhau.
Theo tiêu chuẩn xác định “Ticket number” cho chỉ may cơng nghiệp
được đưa ra vào năm 1983, chỉnh sửa vào năm 1990 thì 1 “Ticket number”
tương ứng với một khoảng nhỏ về mật độ theo chiều dài tính theo Tex. Vì
vậy, khơng thể qui đổi chính xác 1 “Ticket number” sang mật độ dài và ngược
lại, việc chuyển đổi đối với chỉ may sản xuất hồn tồn hoặc một phần từ xơ
nhân tạo cũng khơng giống như đối với chỉ cotton.
1.3. Tính chất cơ lý của chỉ may
1.3.1. u cầu của chỉ may
Muốn tạo nên sản phẩm may mặc chất lượng cao thì chất lượng của vải
chưa đủ. Sự biến đổi từ khơng gian 2 chiều của vải thành khơng gian 3 chiều
của sản phẩm nhất thiết phải có sự ráp nối các chi tiết thiết kế lại với nhau.
Thực hiện nhiệm vụ này chỉ may đóng vai trò quan trọng bậc nhất hiện nay.

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Tháng 03 năm 2007


Trần Thò Phương Minh

16

Luận văn cao học 2007

Để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm thì các loại máy may sử dụng
trong sản xuất cơng nghiệp hầu hết đều là máy có tốc độ cao. Do đó chỉ chịu
tác dụng của ứng suất kéo rất lớn lặp đi lặp lại nhiều lần trước khi tạo thành
mũi may, chịu tác động của nhiệt độ, lực ma sát… và các tác động cơ học

khác làm ảnh hưởng đến độ đứt chỉ cũng như các tính năng gia cơng của chỉ
may làm giảm chất lượng đường may cả về vẻ ngoại quan lẫn độ bền. Vậy
muốn đảm bảo chất lượng đường may chỉ phải được chọn lựa kỹ càng.
u cầu chính của chỉ may là phải có độ bền cơ học cao, có khả năng
chịu nhiệt, có tính chất ma sát đồng nhất, chống mài mòn, chống các biến
dạng khi may.
Độ bền cao làm tăng khả năng chống hiện tượng đứt chỉ trong q trình
may, giảm thiểu thời gian dừng máy, tái chế sản phẩm và vì vậy nâng cao
năng suất và chất lượng sản phẩm.
Chỉ có độ cứng đảm bảo, độ săn hợp lý tạo cho chỉ cân bằng xoắn,
hướng xoắn phù hợp với thiết bị sẽ giúp cho q trình tạo vòng chỉ kim tốt,
khơng sinh ra hiện tượng bỏ mũi khi may nên hiệu suất may cao.
Tính chất ma sát của chỉ cũng được quan tâm đặc biệt trong q trình
sản xuất chỉ sao cho ở tất cả mọi vị trí trên tồn bộ chiều dài chỉ tính chất ma
sát khơng thay đổi và khơng được q cao. Muốn vậy chỉ phải đều và được
phủ lớp bơi trơn chống ma sát. Lực ma sát cao sẽ gây hiện tượng đứt chỉ. Lực
ma sát khơng đồng nhất sẽ làm cho sức căng chỉ khơng ổn định, khơng kiểm
sốt được sức căng chỉ khi gia cơng sản phẩm.
Đối với chỉ may hố học, khi tốc độ làm việc của máy may cao hơn
3000 vòng/phút thì nhiệt sinh ra ở kim có thể lên đến 300oC÷400oC gây ra
hiện tượng mềm xơ tạo chỉ làm cho độ đứt chỉ tăng vọt, do vậy chỉ cần có độ
bền nhiệt tốt.

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Tháng 03 năm 2007


Trần Thò Phương Minh


17

Luận văn cao học 2007

Ngồi ra, đối với chỉ nhuộm màu thì u cầu độ bền màu của chỉ cao,
tránh hiện tượng dây màu từ chỉ sang vải làm bẩn sản phẩm.
1.3.2. Độ bền kéo đứt của chỉ may
Để có thể chịu đựng được các ứng suất sinh ra trong q trình may thì
chỉ phải có độ bền kéo đứt và độ giãn đứt thích hợp.
Độ bền đứt của chỉ may góp phần xác định độ bền của đường may trong
gia cơng và sử dụng sản phẩm nhưng nó khơng hồn tồn được coi là chỉ tiêu
duy nhất đối với chất lượng đường may. Độ bền đứt của chỉ phụ thuộc vào
ngun liệu sản xuất, độ săn, góc xoắn, độ mảnh… và một số yếu tố khác của
chỉ.
Độ giãn đứt của chỉ là yếu tố quan trọng để đánh giá độ giãn dài của
đường may. Độ giãn đứt và độ đàn hồi của chỉ phụ thuộc vào một số yếu tố
như: ngun liệu sản xuất, qui trình sản xuất… Bảng dưới đây cho thấy độ
giãn đứt tương đối của một số loại chỉ.
Bảng 1.1 : Độ giãn đứt của một số chỉ
Độ bền

Độ giãn đứt

tương đối

tương đối

(cN/tex)

(%)


Chỉ bơng 100 %

23÷28

5÷8

Chỉ làm từ xơ PET stapen

25÷38

12÷20

Chỉ lõi filament PET bọc PET stapen

30÷43

14÷24

Chỉ làm từ filament

41÷53

15÷30

Loại chỉ

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Tháng 03 năm 2007



18

Trần Thò Phương Minh

Luận văn cao học 2007

Various Sewing Thread

Độ bền tương đối

70
60

Filament Polyester

Filament Nylon

50
Xơ ngắn Polyester

40
30

Cotton

20
10
0


5

10

15

20

25

30

Elongation %

Hình 1.3 : Biểu đồ biểu diễn ứng suất - biến dạng của các loại chỉ may
khác nhau
Quan sát biểu đồ có thể nhận thấy rằng: chỉ cotton tuy có modun ban đầu
cao hơn nhưng lại có độ bền đứt và độ giãn đứt thấp hơn các loại chỉ khác, chỉ
từ xơ polyester cắt ngắn có độ giãn đứt và độ giãn đàn hồi trung bình.
Đối với các chỉ có cùng thành phần ngun liệu và cấu trúc thì chỉ nào
có chi số N nhỏ hơn sẽ bền hơn nhưng độ đàn hồi của chúng xét về mặt lý
thuyết thì khơng thay đổi (khơng phụ thuộc vào độ mảnh của chỉ) và vì vậy nó
được dùng để so sánh độ bền của nhiều loại xơ và cấu trúc chỉ khác nhau.
Dựa trên các nghiên cứu về chỉ may dùng trong thương mại thấy rằng
chỉ may có giới hạn tải trọng đứt (độ bền đứt) từ 800 N trở xuống sẽ thích hợp
cho hầu hết các mục đích sử dụng thơng thường. Trong may mặc, chỉ có độ
giãn đứt từ trung bình đến thấp được sử dụng phổ biến nhất. Chỉ có độ giãn
cao có thể chỉ được sử dụng để may cho sản phẩm dệt kim hoặc các loại
ngun liệu có độ co giãn đàn hồi lớn. Đối với chỉ may, modun ban đầu rất

quan trọng trong q trình tạo mũi may và hiện tượng nhăn trên đường may,
modun ban đầu cao hơn thì tốt hơn. Tuy nhiên, chỉ modun ban đầu cao thì

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Tháng 03 năm 2007


×