Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của đặc tính cơ lí chỉ may đến độ nhăn đường may

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 77 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học bách khoa hà nội

Luận văn thạc sỹ khoa học
Ngành công nghệ vật liệu dệt- may

nghiên cứu ảnh hởng của đặc tính
cơ lí chỉ may đến độ nhăn đờng may

Lê Thị Hồng Hạnh

Hà Nội - 11/2007


Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học bách khoa hà nội

--------o0o--------

Luận văn thạc sỹ khoa học
Ngành công nghệ vật liệu dệt- may

nghiên cứu ảnh hởng của đặc tính
cơ lí chỉ may đến độ nhăn đờng may

Lê Thị Hồng Hạnh

Ngời hớng dẫn khoa học :TS Ngô Chí Trung

Hà Nội 11 / 2007



lời cảm ơn

Tôi xin chân thành cảm ơn sự hớng dẫn tận tình, chu đáo của thầy giáo
TS.Ngô Chí Trung. Đồng cảm on các thầy cô giáo trong khoa Công nghệ Dệt May và Thời trang - Trờng Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới cán bộ Viện Dệt- May HN, cùng các bạn
bè đồng nghiệp đã đóng góp ý kiến quí báu trong quá trình tôi thực hiện luận văn
này.


mục lục
Trang

Mở đầu

1

Chơng 1 Nghiên cứu tổng quan

3

1.1Vấn đề nhăn đờng may

4

1.1.1 Mối liên kết may

4

1.1.2 Hiện tợng nhăn đờng may


5

1.2 Một số yếu tố ảnh hởng đến độ nhăn đờng may

6

1.2.1 ảnh hởng của thiết bị may và các thông số công nghệ

6

1.2.2 ảnh hởng của vải dệt thoi

20

1.2.3 ảnh hởng của chỉ may

24

1.2.4 ảnh hởng của kim may

30

1.2.5 ảnh hởng của các yếu tố khác

32

1.3 Kết luận chơng 1

33


Chơng 2 Đối tợng, nội dung và phơng pháp nghiên cứu

36

2.1 Đối tợng nghiên cứu

37

2.1.1 Vải

37

2.1.2 Chỉ

39

2.1.3 Loại đờng may

41

2.1.4 Thiết bị

41

2.2 Nội dung và phạm vi nghiên cứu

44

2.2.1 Nội dung nghiên cứu


44

2.2.2 Phạm vi nghiên cứu

44

2.3 Phơng pháp nghiên cứu

45

2.3.1 Trình tự nghiên cứu

45

2.3.2 Phơng pháp lấy mẫu

45

2.3.3 Phơng pháp thí nghiệm

46

2.4 Phơng pháp xử lý số liệu

50


Chơng 3 Kết quả và bàn luận


55

3.1 Các kết quả thực nghiệm

56

3.2 Đánh giá kết quả thực nghiệm

58

3.2.1 ảnh hởng của độ mảnh chỉ, modul young chỉ, độ không đồng 58
đều của chỉ đến nhăn đờng may
3.2.2 So sánh mức độ ảnh hởng đặc tính cơ lý của chỉ đến nhăn 64
đờng may trên hai loại vật liệu
3.2.3 ảnh hởng thành phần nguyên liệu tạo chỉ đến nhăn đờng may 66
sau giặt
3.3 Kết luận chơng 3

70

Kết luận

71

Phụ lục

74


Chơng 1: Nghiên cứu tổng quan


mở đầu
Tháng 11/2006 Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thơng mại thế giới
WTO, điều đó mang lại thuận lợi và khó khăn nhất định cho các ngành sản xuất
Việt Nam.
Ngành Dệt may, với lực lợng công nhân đông nhất trong các ngành công
nghiệp đang chịu ảnh hởng mạnh mẽ từ quyết định này.
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thuận lợi lớn nhất của ngành Dệt May
là các rào cản xuất khẩu vào thị trờng Mỹ, đối với các sản phẩm Dệt may sẽ
đợc xóa bỏ. Nhng ngợc lại, các doanh nghiệp sẽ phải chia sẻ thị trờng nội
địa cho các đối thủ nớc ngoài và sự cạnh tranh trên sân nhà sẽ trở nên gay gắt
hơn, khi chính sách hỗ trợ cho ngành không còn.
Đứng trớc bối cảnh hội nhập Quốc tế, để tăng cờng khả năng cạnh
tranh, không còn cách nào khác, doanh nghiệp Dệt may phải cải tiến công nghệ,
mẫu mã, nâng cao chất lợng sản phẩm, sản xuất các mặt hàng từ trung bình
sang mặt hàng cao cấp và có tính năng đặc biệt, các doanh nghiệp phải có kế
hoạch phát triển từ hình thức gia công sản phẩm sang sản xuất hàng FOB.
Một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao chất lợng sản phẩm may
mặc là loại bỏ và giảm thiểu hiện tợng nhăn đờng may.
Nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc về nguyên nhân gây ra hiện
tợng nhăn đờng may là một đề tài hết sức phong phú, đòi hỏi tốn nhiều công
sức. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hởng đến nhăn đờng may,
nhng chủ yếu nghiên cứu về ảnh hởng của các yếu tố thiết bị và công nghệ mà
có rất ít công trình nghiên cứu đề cập đến ảnh hởng của các yếu tố vật liệu. Bởi
vì, từ trớc đến nay, ngành may thờng gia công cho khách hàng nớc ngoài nên
không chủ động về vật liệu, khi doanh nghiệp sản xuất hàng FOB thì vấn đề lựa
chọn vật liệu đợc đặt lên hàng đầu. Trong khuôn khổ của luận văn này, đề tài
tập trung vào nghiên cứu ảnh hởng của đặc tính cơ lý chỉ đến độ nhăn đờng
may.


Luận văn cao học

1

Lê Thị Hồng Hạnh


Chơng 1: Nghiên cứu tổng quan

Trong phạm vi thời gian và điều kiện thực hiện đề tài Nghiên cứu ảnh
hởng đặc tính cơ lí của chỉ may tới độ nhăn đờng maychỉ tập trung nghiên
cứu những nội dung chính đợc trình bày trong ba chơng:
Chong I: Nghiên cứu tổng quan.
- Vấn đề nhăn đờng may.
- Nghiên cứu về chỉ may.
- Tổng quan về công trình khoa học nghiên cứu ảnh hởng của một số yếu
tố vật liệu may đến độ nhăn đờng may.
Chơng II: Đối tợng, nội dung và phơng pháp nghiên cứu.
Chọn đối tợng nghiên cứu, phơng pháp thực nghiệm xác định các đặc
tính cơ lý của chỉ và xác định độ nhăn đờng may cũng nh phơng pháp xử lý
số liệu.
Chơng III: Kết quả và bàn luận.
Xem xét, đánh giá, biện luận cho các kết quả thực nghiệm và đa ra
khuyến cáo cho nhà sản xuất.

Luận văn cao học

2

Lê Thị Hồng Hạnh



Chơng 1: Nghiên cứu tổng quan

Chơng i

Nghiên cứu tổng quan

Luận văn cao học

3

Lê Thị Hồng Hạnh


Chơng 1: Nghiên cứu tổng quan

1.1 Vấn đề nhăn đờng may
1.1.1 Mối liên kết may
Để gia công các sản phẩm may mặc, căn cứ vào từng loại vật liệu, kết cấu,
vị trí đờng liên kết, yêu cầu kỹ thuật của công nghệ mà ngời ta có thể sử dụng
các phơng pháp liên kết khác nhau nh: liên kết hàn, liên kết dán, liên kết may,
trong đó mối liên kết may đợc sử dụng rộng rãi nhất.
Mối liên kết may là liên kết các lớp vật liệu bằng các đờng may. Có
nhiều loại đờng may khác nhau. Thông thờng ngời ta hay sử dụng hai loại
đờng may sau: đờng may mũi thoi và đờng may mũi xích.


Đờng may mũi thoi


Các mũi may đợc hình thành bởi sự kết hợp chỉ của kim cùng với chỉ của
suốt tạo thành nút thắt nằm giữa lớp nguyên liệu. Nhiều mũi may đợc hình
thành trên các lớp nguyên liệu gọi là đờng may mũi thoi.

Hình 1.1 Đờng may mũi thoi

Kiểu đờng may này có u điểm bền chắc, không tuột chỉ đờng may nếu
bị đứt mũi may, tiết kiệm lợng chỉ tiêu hao trên đờng may.


Đờng may mũi xích

Các mũi may đợc hình thành do chỉ của kim và chỉ của móc tạo thành
những móc xích khóa vào nhau nằm ở mặt dới của lớp nguyên liệu. Nhiều mũi
may móc xích liên tiếp tạo thành đờng may mũi xích.
Đặc điểm của kiểu đờng may này là có độ co giãn cao hơn đờng may
mũi thoi, có độ bền cao nhng lợng chỉ tiêu hao lớn do phải tạo thành vòng chỉ
trên đờng may. Tuy nhiên đờng may dễ bị tuột khi bị đứt một chỉ.

Luận văn cao học

4

Lê Thị Hồng Hạnh


Chơng 1: Nghiên cứu tổng quan

Hình 1.2. Đờng may móc xích kép 401


Hình 1.3. Đờng may móc xích kép 404

1.1.2. Hiện tợng nhăn đờng may


Khái niệm:

Theo từ điển Tiếng Việt nhăn là tính từ có nghĩa là có nếp nhỏ nh gấp
lại, không phẳng [1].
Theo từ điển Oxford định nghĩa: Nhăn đờng may (seam pucker) là những
đờng gợn, nếp nhăn hoặc sự nhăn lại của vật liệu may, hoặc một số các đờng
nhăn nhỏ chạy qua chạy lại xuất hiện trong quá trình may các mảnh vải [8].

Hình 1.4. Đờng may bị nhăn



Nhăn đờng may bị gây ra bởi các hiện tợng sau:

9

Sự gợn sóng của các lớp vải trên đờng may. Hiện tợng này do cấu

trúc của các sợi vải chặt chẽ, sợi chỉ sau khi đợc xuyên qua vải sẽ làm lệch các
sợi vải và đẩy chúng đi.
9

Sự xê dịch tơng đối giữa các lớp vải trên đờng may hay sự dồn

của lớp vải dới so với lớp vải trên hoặc sự trợt của lớp vải trên so với lớp vải

dới. Hiện tợng này là do điều kiện dịch vải khác nhau, gây ra ma sát giữa các
lớp vật liệu và cơ cấu dịch chuyển vật liệu khác nhau.
Luận văn cao học

5

Lê Thị Hồng Hạnh


Chơng 1: Nghiên cứu tổng quan

9

Sự co rút của vải dọc theo đờng may do sự thắt chặt của các vòng

chỉ may khi chỉ bị co theo chiều dài. Hiện tợng này là do sự tơng tác giữa vải
và chỉ trong quá trình may và trong quá trình sử dụng sản phẩm.
1.2 Một số yếu tố ảnh hởng đến độ nhăn đờng
may [6],[7],[8],[10],[11],[12],[13[,[14].
Hiện tợng nhăn đờng may là một nguyên nhân làm giảm chất lợng
đờng may. Có nhiều yếu tố ảnh hởng trực tiếp và gián tiếp đến nhăn đờng
may.
Trong một số công trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hởng đến độ nhăn
đờng may, các nhà nghiên cứu của tập đoàn chỉ Coast [6], hãng sản xuất máy
may JuKi [7], tập đoàn GUTERMANN [10]đã đề cập đến một số yếu tố có
ảnh hởng quan trọng đến độ nhăn đờng may.
- Các yếu tố về máy và các thông số công nghệ của quá trình may nh: cơ
cấu làm việc của máy, tốc độ máy, mật độ mũi may, sức căng của chỉ trên và chỉ
dới, lực nén chân vịt, độ cao thanh răng ảnh hởng của các yếu tố về máy và
thông số công nghệ thờng chiếm khoảng từ 20-35% trong các nguyên nhân gây

nhăn đờng may.
- Các yếu tố về vải: cấu trúc vải (kiểu dệt, mật độ sợi, khối lợng g/m2, độ
chứa đầy, chi số sợi), tính chất cơ lý, nguồn gốc và thành phần nguyên liệu
ảnh hởng của các yếu tố vải thờng chiếm khoảng từ 10-25% trong các nguyên
nhân gây nhăn đờng may.
- Các yếu tố về chỉ may: thành phần nguyên liệu, cấu trúc sợi tạo chỉ (số
sợi chập, độ săn, hớng xoắn), các tính chất cơ lý ảnh hởng của các yếu tố
chỉ may thờng chiếm khoảng từ 10-15% trong các nguyên nhân gây nhăn
đờng may.
- Các yếu tố về kim: chi số kim, hình dạng mũi kim, gia công xử lý bề mặt
kim ảnh hởng của yếu tố kim thờng chiếm khoảng từ 8-12% trong các
nguyên nhân gây nhăn đờng may.

Luận văn cao học

6

Lê Thị Hồng Hạnh


Chơng 1: Nghiên cứu tổng quan

- Các yếu tố khác nh trình độ của công nhân may, hình dáng của vật
may ảnh hởng của các yếu tố này thờng chiếm khoảng dới 10% trong các
nguyên nhân gây nhăn đờng may.
1.2.1 ảnh hởng của thiết bị may và các thông số công nghệ [8]
1.2.1.1 ảnh hởng của sức căng chỉ đến độ nhăn đờng may
Trong quá trình tạo mũi may, chỉ cần có sức căng nhất định. Nếu sức căng
chỉ quá lớn sẽ tác động vào vải tại mũi may, làm cho vải bị uốn và nén lại, gây ra
hiện tợng nhăn.

Sức căng chỉ tác dụng lên vật liệu tại mỗi mũi may là do sức căng của chỉ
trên và chỉ dới.
- Sức căng của chỉ trên trong quá trình may đợc tạo bởi:
+Sức căng từ bộ phận tạo sức căng (cụm đồng tiền), yếu tố này có
thể điều chỉnh theo yêu cầu công nghệ.
+Sức căng từ mũi may mới hình thành trớc đó.
* Cấu tạo của cụm đồng tiền

Hình 1.5 Cấu tạo cụm đồng tiền

Luận văn cao học

7

Lê Thị Hồng Hạnh


Chơng 1: Nghiên cứu tổng quan

* Điều chỉnh cụm đồng tiền:
+ Điều chỉnh cụm đồng tiền có ảnh hởng lớn tới chất lợng đờng may.
Tùy thuộc vào loại máy, loại nguyên liệu, loại chỉ mà chỉnh cụm đồng tiền
cho phù hợp.
+ Chỉnh sức căng chỉ qua hai lá kẹp 5 của cụm đồng tiền bằng cách vặn ốc
hãm 8. Khi cần thiết chỉnh trong dải rộng nên thay là xo 7 bằng loại cứng hoặc
mềm hơn.
+ Chỉnh sao cho cụm đồng tiền mở ra tại thời điểm thích hợp (Phụ thuộc
cho từng loại máy).

Hình 1.6 Kiểm tra lực căng của chỉ trên


- Sức căng của chỉ dới trong quá trình may đợc tạo bởi:
+ Sức căng từ lò xo lá (me thoi) của bộ phận thoi, yếu tố này cũng
có thể điều chỉnh đợc.
+ Sức căng từ phía mũi may mới hình thành trớc đó.
* Cấu tạo me thoi
Me thoi thực chất là 1 là xo lá đợc gắn trên thoi nhờ 2 vít, một vít chỉnh,
một vít hãm. Me thoi dùng để kẹp chỉ suốt, dùng ở mũi may thắt nút. Sợi chỉ
đợc kéo qua khe giữa me thoi và thân thoi, cần có một sức căng nhất định để
kéo ra.
* Điều chỉnh me thoi
Để điều chỉnh sức căng chỉ suốt ta dùng tô-vít nhỏ vặn vít chỉnh từ từ, có
thể dùng lực kế để kiểm tra sức căng.
Chú ý:
Luận văn cao học

8

Lê Thị Hồng Hạnh


Chơng 1: Nghiên cứu tổng quan

+Vặn vít chỉnh nửa vòng một đã có sự thay đổi lớn, đây là việc điều chỉnh
tinh.
+Cần kiểm tra độ ôm sát của me thoi với thoi và xem có kẹt bụi bẩn dới
me thoi không trớc khi chỉnh vít.

Hình 1. 8 Điều chỉnh và kiểm tra sức căng chỉ dới


Lực căng của chỉ trên và chỉ dới thay đổi trong một chu kỳ tạo mũi may.
Lực căng của chỉ lớn nhất tại thời điểm thắt nút mũi may.
ở mũi may thắt nút, lực căng chỉ dới là cơ sở để xác định lực căng của
chỉ trên. Giá trị lực căng chỉ dới nhỏ nhất có thể sử dụng là 20 cN. Lực căng chỉ
trên có thể điều chỉnh lớn gấp 3 lần lực căng chỉ dới[5].
Việc điều chỉnh lực căng của chỉ trên và chỉ dới phải đảm bảo tơng
thích để điểm thắt nút của mũi may nằm giữa hai lớp nguyên liệu.

Hình 1.9 Đờng may đạt chất lợng

Nếu lực căng của chỉ trên quá thấp, điểm thắt nút của mũi may sẽ nằm
phía dới hai lớp nguyên liệu gây ra hiện tợng sùi chỉ dới.

Luận văn cao học

9

Lê Thị Hồng Hạnh


Chơng 1: Nghiên cứu tổng quan

Hình 1 10 Đờng may sùi chỉ dới

Nếu lực căng của chỉ dới quá thấp, nút thắt sẽ nằm ở phía trên hai lớp
nguyên liệu gây ra hiện tợng sùi chỉ trên.

Hinh 1.11 Đờng may sùi chỉ trên

Trên thực tế lực căng của chỉ thờng đợc đặt quá cao, nếu lực căng của

chỉ trên tăng thêm 10cN thì lực tác động lên chỉ sẽ tăng thêm 50cN. Điều này
gây ra tác động xấu lên các loại chỉ mảnh, có độ bền đứt thấp[5].
Với các loại vải đặc biệt dễ nhăn, nên giảm lực căng của chỉ kim bằng
cách cho chỉ kim tạo thành một vòng nhỏ ở mặt sau. Tuy vậy điều này sẽ làm
giảm chất lợng đờng may mũi thắt nút (sùi chỉ) và chỉ phù hợp với đờng may
mũi xích.

Hình 1.12. Đờng may mũi xích có sức căng chỉ móc phù hợp

ở đờng may mũi xích chỉ kim tạo thành một vòng tròn nhỏ phía mặt sau,
chỉ móc gắn lỏng lẻo trên đờng may sẽ hạn chế tối đa hiện tợng nhăn.
Luận văn cao học

10

Lê Thị Hồng Hạnh


Chơng 1: Nghiên cứu tổng quan

Hình 1.13 Đờng may mũi xích có sức căng chỉ móc quá lớn

Chỉ kim tạo thành vòng tròn nhỏ trên đờng may, chỉ móc kéo quá chặt sẽ
tăng nguy cơ nhăn.
Các loại chỉ khác nhau, thành phần xơ sợi khác nhau, tính chất cơ lý khác
nhau, mật độ sợi khác nhau dẫn đến modul đàn hồi và khả năng chống lại sự
biến dạng do tác động lực nén ép của vòng chỉ khi thắt nút mũi may cũng khác
nhau, nên việc điều chỉnh sức căng của chỉ cần phù hợp với vật liệu.
1.2.1.2 ảnh hởng của loại mũi may
Với đờng may mũi thoi, do kết cấu của mũi may, nút thắt sẽ nằm giữa

hai lớp vải và có bốn sợi chỉ luồn qua hai lớp vải, khả năng chiếm chỗ của chỉ
may ít hơn, gây ra sự xô lệch của các sợi vải lớn. Còn với đờng may mũi xích
thì chỉ có hai sợi chỉ đợc luồn qua các lớp vải, khả năng chiếm chỗ của chỉ may
lớn hơn, hạn chế sự xô lệch của các sợi vải.

Hình1.14 Mặt cắt tại vị trí giữa hai lớp nguyên liệu đờng may mũi thoi
Luận văn cao học

11

Lê Thị Hồng Hạnh


Chơng 1: Nghiên cứu tổng quan

Hình 1. 15 Mặt cắt tại vị trí giữa hai lớp nguyên liệu đờng may mũi xích

Mặt khác khi sử dụng đờng may mũi xích, chỉ sẽ đợc may với sức căng
thấp hơn. Do vậy, với các loại vải đặc biệt dễ bị nhăn thì cách giảm nhăn tốt nhất
là sử dụng đờng may mũi xích.
1.2.1.3 ảnh hởng của mật độ mũi may
Một nguyên nhân cũng làm tăng sức căng của chỉ tại mỗi mũi may dẫn
đến nhăn đờng may là mật độ mũi may.
Nếu mật độ mũi may lớn (chiều dài mũi may nhỏ), sợi chỉ uốn cong liên
tục trên đờng may, lực căng chỉ nhỏ, gây ra nhăn ít hơn và ngợc lại nếu mật độ
mũi may nhỏ (chiều dài mũi may lớn), sợi chỉ uốn cong ít hơn, lực căng chỉ lớn,
làm tăng nguy cơ nhăn đờng may. Trong trờng hợp này, để giảm sức căng của
chỉ, cần tăng mật độ mũi may từ đó làm giảm nhăn đờng may.

Hình 1.16 Mật độ mũi may lớn, sức căng chỉ nhỏ

tạo ra sóng nhăn nhỏ trên đờng may
Luận văn cao học

12

Lê Thị Hồng Hạnh


Chơng 1: Nghiên cứu tổng quan

Hình 1.17 Mật độ mũi may nhỏ, sức căng chỉ lớn
tạo ra những sóng nhăn lớn hơn trên đờng may

Hình 1.18 Hiện tợng nhăn xảy ra do mật độ mũi may thấp

Nhăn đờng may xảy ra với các đờng may bên phải có mật độ 3mũi /cm,
ở đờng may bên trái có mật độ 5mũi/cm không bị nhăn.
Tuy nhiên, với các loại vải dễ nhăn do cấu trúc vải rất chặt chẽ, việc tăng
mật độ mũi may, sẽ làm tăng nguy cơ nhăn (nhăn không phải do lực căng của
chỉ). Bởi vì, khi tăng mật độ mũi may, khoảng cách giữa hai lần kim đâm xuyên
qua vải ngắn hơn, số sợi chỉ chèn vào cấu trúc vải nhiều hơn, gây ra sự xô lệch
của các sợi vải trong cấu trúc.Trong trờng hợp này, cần sử dụng các loại chỉ
nhỏ nh tex 20 và kim nhỏ có kích thớc đờng kính 9mm, với mật độ mũi may
4-5 mũi /cm, để hạn chế hiện tợng nhăn đờng may.
Đối với các loại vải có xu hớng nhăn do sức căng của chỉ, để tạo ra
đờng may không bị nhăn, thờng sử dụng mật độ mũi may lên đến 7mũi /cm.
Nếu cần may với các loại chỉ thô nh tex 25 hoặc máy may không thể sử dụng
các loại kim nhỏ thì điều chỉnh mật độ mũi may là 4 mũi/cm.

Luận văn cao học


13

Lê Thị Hồng Hạnh


Chơng 1: Nghiên cứu tổng quan

1.2.1.4 ảnh hởng của cơ cấu dịch chuyển vải
Khi thực hiện đờng may, vải dịch chuyển nhờ cơ cấu dịch chuyển vải. Cơ
cấu này có nhiệm vụ dịch chuyển vải đi một đoạn sau mỗi mũi may bằng chiều
dài mũi may. Chiều dài mũi may là khoảng cách giữa hai lần đâm kim liên tiếp
vào vật liệu. Có nhiều cơ cấu dịch chuyển vải trong đó kiểu cơ cấu thanh răng
chân vịt là kiểu cơ cấu đợc sử dụng rộng rãi nhất.

Hình 1.19 Cơ cấu dịch chuyển thanh răng chân vịt

Qúa trình dịch chuyển vải gồm các giai đoạn sau:
- Thanh răng đợc nâng lên đến điểm b, ép chặt vật liệu với chân vịt, tạo
ma sát giữa vật liệu thanh răng và chân vịt.
- Thanh răng chuyển động về phía sau, kim dịch chuyển vải đi một đoạn
bằng chiều dài mũi may với quĩ đạo ab.
- Tại điểm a thanh răng hạ xuống rời khỏi mặt vật liệu.
- Thanh răng chuyển động về phía trớc để trở lại vị trí ban đầu.

Hình 1.20 Sơ đồ chuyển động của thanh răng chân vịt

Luận văn cao học

14


Lê Thị Hồng Hạnh


Chơng 1: Nghiên cứu tổng quan

Trong quá trình dịch chuyển vật liệu, quan sát thấy có hiện tợng trợt
giữa các lớp vật liệu khi kết thúc quá trình dịch chuyển. Lớp vải trên có xu
hớng bị chân vịt giữ lại, lớp vải dới bị thanh răng kéo đi, hiện tợng này càng
rõ ràng khi may đờng may dài. Nguyên nhân gây ra hiện tợng này là do lực
nén của chân vịt và thanh răng lên bề mặt vật liệu xuất hiện các lực ma sát F và
đợc tác giả Trần Thu Giang phân tích nh sau: [6]
- Lực ma sát F3 giữa thanh răng và lớp vải bên dới xác định bằng công
thức:
F3 = N ì à 3

Trong đó

N: lực ép chân vịt
à 3 : hệ số ma sát giữa thanh răng với mặt vải lớp dới.

Hệ số ma sát phụ thuộc vào tính chất, kết cấu của lớp vật liệu dới, chiều
cao của thanh răng, kết cấu của thanh răng và bớc răng.
- Lực ma sát F2 giã các lớp vải đợc xác định theo công thức:
F2 = N ì à 2

Trong đó à 2 : hệ số ma sát giữa các lớp vải.
Hệ số ma sát này phụ thuộc vào tính chất và kết cấu của hai lớp vật liệu.
- Lực ma sát F1 mặt dới của chân vịt với lớp vải trên đợc xác định theo
công thức:

F1 = N ì à1

Trong đó à1 : hệ số ma sát giữa lớp vải trên và chân vịt.
Hệ số ma sát này phụ thuộc tính chất và kết cấu của lớp vải trên và kiểu
chân vịt, chất liệu, diện tích tiếp xúc của chân vịt với vật liệu.
Để tránh hiện tợng bị xê dịch của lớp vải trên và lớp vải dới gây nhăn
đờng may thì lực ma sát giữa thanh răng và vật liệu lớn hơn lực ma sát giữa lớp
vải trên và lớp vải dới và lớn hơn lực ma sát giữa vật liệu và chân vịt.
F3>F2>F1

Luận văn cao học

15

Lê Thị Hồng Hạnh


Chơng 1: Nghiên cứu tổng quan

Để thay đổi lực ma sát giữa chân vịt và lớp vải trên thì ta thay đổi lực
ép chân vịt. Lực nén thay đổi từ 20-40cN. Lực ép chân vịt bị ảnh hởng bởi các
yếu tố sau:
- Tốc độ máy càng cao lực ép chân vịt càng lớn.
- Thanh răng càng nhô cao thì lực ép chân vịt càng lớn.
Lực ép chân vịt đợc gây ra bởi lực nén của lò xo cộng với trọng lợng
của chân vịt và điều chỉnh đợc bằng cách vặn vít tăng hoặc giảm lực nén lò xo.

Hình 1. Điều chỉnh và kiểm tra lực ép chân vịt

Việc điều chỉnh lực nén lò xo còn phụ thuộc vào từng loại vật liệu. Khi

may các loại vải nh sa tanh hoặc lụa hiện tợng nhăn đờng may xảy ra nhiều
hơn so với các loại vải khác vì lực ma sát giữa hai lớp vải nhỏ hơn lực ma sát
giữa lớp vải trên và chân vịt.
Các công trình nghiên cứu đã xác định đợc hệ số ma sát của từng loại vải
sẽ khác nhau dới cùng một lực ép chân vịt. Với chiều cao của vít điều chỉnh lực
nén lò xo là 45mm , hệ số ma sát một số vải đợc thể hiện qua bảng sau:[6]
Loại vải

Hệ số ma sát
à1

à2

à3

Vải len đan

0,175

0,400

0,350

Vải sa tanh

0,150

0,400

0,450


Vải lụa mỏng

0,200

0,475

0,450

Vải dạ

0,225

0,475

0,515

Luận văn cao học

16

Lê Thị Hồng Hạnh


Chơng 1: Nghiên cứu tổng quan

Ngoài ra, có thể sử dụng chân vịt khác nhau, để giảm ma sát giữa chân vịt
và vật liệu nh: chân vịt nhựa, chân vịt có trục lăn, chân vịt con lănMột cách
khác là chỉnh độ cao chân vịt. Khi hạ chân vịt xuống, bề mặt chân vịt tiếp xúc
hoàn toàn với mặt nguyên liệu (chân vịt không bị treo). Đồng thời, khi nâng chân

vịt lên, khoảng cách giữa chân vịt và thanh răng phải đủ cao, để có thể đặt vải
may vào dễ dàng.

Hình1.22 Chân vịt nhựa có vòng xoay giảm lực ma sát

Để thay đổi lực ma sát giữa thanh răng và vật liệu, có thể điều chỉnh
độ cao của thanh răng. Thông thờng điều chỉnh thanh răng nhô cao hơn mặt
nguyệt khi may từ 0,5-1,2 mm (chuẩn là 0,8mm), tùy thuộc vào độ dày của vật
liệu. Đối với vật liệu quá dày, thì điều chỉnh thanh răng nhô cao từ 1,2-1,5mm.
Nếu điều chỉnh độ nhô thanh răng quá cao, lực đẩy tốt nhng gây dồn vải nhiều.
Ngợc lại, nếu điều chỉnh độ nhô thanh răng thấp, ít gây dồn vải nhng lực đẩy
yếu[7].
Một phơng pháp nữa là chỉnh độ nghiêng của thanh răng. Thông thờng
thanh răng song song với bề mặt chân vịt, nếu chỉnh phần trớc của thanh răng
nhô cao hơn, sẽ keó vải đi tốt hơn và giảm nhăn đờng may.
Tùy thuộc vào độ dày vật liệu, có thể lựa chọn loại thanh răng cho phù
hợp. Với loại dày cứng, có khả năng hạn chế nhăn đờng may cao, thì chọn
thanh răng có nhiều hàng răng và bớc răng tha từ 8-12răng/icnh. Các loại vải
có khả năng hạn chế nhăn đờng may trung bình nh vải thờng dùng may quần
âu nam, chọn thanh răng có bớc răng từ 14-18răng /icnh. Ngợc lại, nếu vải
mỏng, chọn thanh răng có bớc răng mau từ 20-24răng/inch, số hàng răng ít lực
đẩy kém hơn nhng không gây ra hiện tợng nhăn đờng may.
Luận văn cao học

17

Lê Thị Hồng Hạnh


Chơng 1: Nghiên cứu tổng quan


Hình 1.23a. Thanh răng nhỏ có bớc răng mau

Hình 1.23b. Thanh răng lớn có bớc răng tha

Tuy vậy việc giảm lực nén chân vịt và điều chỉnh thanh răng để hạn
chế lực ma sát thì cũng hạn chế khả năng dịch chuyển vải. Để tăng hiệu quả dịch
chuyển vải và làm giảm nhăn đờng may, có thể sử dụng một số cơ chế dịch
chuyển vải nh sau:
- Dịch chuyển vải bằng thanh răng dới và kim: đây là cơ chế đẩy mà trục
kim chuyển động phù hợp với thanh răng dới làm vải dịch chuyển đi một đoạn.
Với cơ chế đẩy này có lực đẩy khỏe, có thể đẩy vải đi chính xác tránh hiện tợng
xê dịch giữa các lớp vải.

Luận văn cao học

18

Lê Thị Hồng Hạnh


Chơng 1: Nghiên cứu tổng quan

- Dịch chuyển vải bằng cơ cấu đẩy vi sai: là cơ chế đẩy có bộ phận đẩyvải
dới song song, đợc chia thành 2 phần thanh răng trớc và thanh răng sau. Cơ
chế này cho phép điều chỉnh số tốc độ dịch chuyển của thanh răng trớc và
thanh răng sau, tránh hiện tợng dồn của lớp vật liệu dới.

- Dịch chuyển vải bằng thanh răng trên và dới: cơ chế này có thêm một
thanh răng ở phía trên của thanh răng dới cho phép điều chỉnh thích hợp với lực

đẩy vải của thanh răng dới. Kiểu cơ cấu này sẽ tránh hiện tợng xê dịch giữa 2
lớp vật liệu, do tạo ra lực đẩy thích hợp đối với cả mặt trên và mặt dới của vải.

- Dịch chuyển vải bằng con lăn: đây là cơ cấu có gắn thêm một con lăn ở
phía sau chân vịt. Trong quá trình dịch chuyển, con lăn có tác dụng kéo vật liệu
tránh hiện tợng dồn của hai lớp vật liệu.

Luận văn cao học

19

Lê Thị Hồng Hạnh


Chơng 1: Nghiên cứu tổng quan

1.2.1.5. Tốc độ may
Tốc độ may có ảnh hởng đến khả năng dịch chuyển nguyên liệu. Khi
may, vải đợc dịch chuyển dới tác dụng của thanh răng và chân vịt. Do chân vịt
đứng yên còn thanh răng chuyển động theo quĩ đạo. Nếu tốc độ của máy tăng
lên, tốc độ của thanh răng tăng lên, tăng khả năng dịch vải của thanh răng, trong
khi khả năng dịch chuyển vải của chân vịt vẫn giữ nguyên, sẽ gây ra sự dồn và
trợt của hai lớp vải, dẫn đến nhăn đờng may.
Tốc độ may càng cao, làm kim đâm qua vải càng nhanh, đồng thời máy có
độ rung lớn, ma sát giữa kim và vải tăng lên làm tăng nhiệt độ. Các yếu tố này
kết hợp với nhau sẽ làm yếu liên kết giữa các sợi vải, thay đổi đặc tính của chỉ do
nhiệt làm tăng nguy cơ nhăn.
1.2.2 ảnh hởng của vải dệt thoi[2]
Trong quá trình sản xuất ngành may, vải dệt thoi là một nguyên liệu chủ
yếu để sản xuất các sản phẩm mặc ngoài vì những tính năng vợt trội của nó.

Đặc điểm, tính chất của vải đóng vai trò quyết định trong việc lựa chọn chế độ
gia công sản phẩm nh: điều chỉnh lực nén chân vịt, điều chỉnh sức căng của chỉ
trong quá trình may hoặc chọn kim may, chỉ may...Những yếu tố này ảnh hởng
rất lớn đến chất lợng đờng may. Tính chất cơ lý vải phụ thuộc vào nhiều yếu
tố: cấu tạo và độ mảnh (chi số) của sợi dọc và sợi ngang, mật độ sợi dọc và mật
độ sợi ngang, kiểu dệt và các thông số công nghệ khác...
1.2.2.1 Cấu trúc và tính chất vải dệt thoi
Vải dệt thoi là do hai hệ sợi dọc và sợi ngang đan thẳng góc với nhau, theo
một thứ tự nhất định. Điểm giao nhau giữa hai sợi dọc và sợi ngang gọi là điểm
nổi, tập hợp các điểm nổi do hai hệ sợi liên kết với nhau gọi là kiểu dệt.
Có các kiểu dệt cơ bản nh sau:
- Kiểu dệt vân điểm: là kiểu dệt đơn giản nhất trong các kiểu dệt. Rappo
của kiểu dệt này có số sợi dọc bằng số sợi ngang và bằng 2. Bớc chuyển bằng1.
- Kiểu dệt vân chéo: là kiểu dệt trên mặt vải có các đờng dệt chéo theo
góc 45 độ so với đờng nằm ngang. Trong rappo của kiểu dệt vân chéo phải có ít
nhất 3 sợi dọc và 3 sợi ngang.

Luận văn cao học

20

Lê Thị Hồng Hạnh


×