Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ và trồng xen đến năng suất, chất lượng giống khoai lang Nhật tím tại tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3 MB, 104 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM





PHƢƠNG


NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA PHÂN
HỮU CƠ VÀ TRỒNG XEN ĐẾN NĂNG SUẤT,
CHẤT LƢỢNG GIỐNG KHOAI LANG NHẬT
TÍM TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN


NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SỸ
KHOA HỌC CÂY TRỒNG


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Trần Ngọc Ngoạn






Thái Nguyên – 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu và những số liệu trình bày trong
luận văn này là hoàn toàn trung thực và chƣa hề đƣợc sử dụng trong một học
vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã
đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.

Thái nguyên, ngày 20 tháng 11 năm 2014
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Phƣơng

















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tôi luôn
nhận đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo GS.TS Trần Ngọc
Ngoạn. Thầy đã tận tình giúp đỡ, hƣớng dẫn tôi trong quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Nhân dịp này tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
1. GS.TS. Trần Ngọc Ngoạn, Phó hiệu trƣởng, Trƣờng Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên, đã tận tình giúp đỡ, hƣớng dẫn tôi trong quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
2. Các thầy cô giáo trong khoa sau Đại học Trƣờng Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên đã giành nhiều thời gian, công sức giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập và thực hiện đề tài.
3. Gia đình và chính quyền địa phƣơng xã Nam Tiến huyện Phổ Yên đã
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của các tập
thể, cá nhân đã dành cho tôi.
Thái nguyên, ngày 20 tháng 11 năm 2014
Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Phƣơng


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CS : Cộng sự
CT : Công thức
CTV : Cộng tác viên
Đ/C : Đối chứng
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
GS.TS : Giáo sƣ, tiến sỹ
HCVS : Hữu cơ vi sinh
HQKT : Hiệu quả kinh tế
NST : Ngày sau trồng
NS : Năng suất
NSLT : Năng suất lý thuyết
NSTT : Năng suất thực thu
PC :Phân chuồng
PGS.TS :Phó giáo sƣ, tiến sỹ
VSV : Vi sinh vật













Số hóa bởi Trung tâm Học liệu




1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu của đề tài 2
3. Ý nghĩa của đề tài 3
3.1. Ý nghĩa khoa học 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
Phần 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 4
1.1. Phân loại, nguồn gốc và phân bố cây khoai lang 4
1.2. Giá trị dinh dƣỡng và tầm quan trọng của cây khoai lang trong đời sống
con ngƣời và chăn nuôi 6
1.2.1. Các thành phần dinh dƣỡng 6
1.2.2. Chất khô và tinh bột: 7
1.2.3. Xơ tiêu hoá 8
1.2.4. Protein 9
1.2.5. Các Vitamin và khoáng chất 9
1.3. Đặc điểm sinh trƣởng phát triển của cây khoai lang 10
1.4. Yêu cầu ngoại cảnh của cây khoai lang 11
1.5. Tình hình sản xuất khoai lang trên thế giới và Việt Nam 13
1.5.1. Sản xuất khoai lang trên thế giới 13
1.5.2. Sản xuất khoai lang ở Việt Nam 15

1.5.3. Tình hình sản xuất khoai lang tại Thái Nguyên 16
1.6. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về bón phân hữu cơ và trồng
xen ở khoai lang. 17
Phần 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1. Vật liệu nghiên cứu 24
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 25

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


2.3. Nội dung nghiên cứu 25
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 25
2.4.1. Bố trí thí nghiệm 25
2.4.2. Quy trình kỹ thuật 27
2.4.3. Kỹ thuật trồng cây xen 28
2.4.4. Chỉ tiêu nghiên cứu và phƣơng pháp theo dõi 28
2.5. Phƣơng pháp tính toán và xử lý số liệu 30
Phần 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 31
3.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của các loại phân hữu cơ đến sinh trƣởng
phát triển và năng suất giống khoai lang Nhật tím ở vụ Đông 2013 và vụ
Xuân 2014 tại Phổ Yên - Thái Nguyên
31
3.1.1. Ảnh hƣởng của các loại phân hữu cơ đến tỷ lệ sống của khoai lang
Nhật Tím từ khi trồng đến bén rễ hồi xanh 31
3.1.2. Ảnh hƣởng của các loại phân bón khác nhau đến các giai đoạn sinh
trƣởng, phát triển của khoai lang 32
3.1.3. Kết quả nghiên cứu động thái tăng trƣởng chiều dài dây khoai lang 34
3.1.4. Nghiên cứu khả năng phân cành của cây khoai lang Nhật tím ở các
công thức thí nghiệm 36
3.1.5. Ảnh hƣởng của các loại phân hữu cơ tới khả năng nhiễm sâu bệnh hại chủ

yếu của khoai lang Nhật tím trong các công thức thí nghiệm 38
3.1.6. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 41
3.1.7. Chất lƣợng khoai lang Nhật tím ở các công thức phân bón khác nhau 47
3.1.8. Ảnh hƣởng của các loại phân hữu cơ khác nhau đến hiệu quả kinh tế
của khoai lang Nhật tím trồng vụ Xuân 2014. 48
3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của trồng xen đến giống khoai lang Nhật
tím vụ Xuân 2014 tại Phổ Yên - Thái Nguyên
49
3.2.1. Ảnh hƣởng của các loại cây trồng xen đến tỷ lệ sống của khoai lang
Nhật Tím từ khi trồng đến bén rễ hồi xanh 50

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


3.2.3. Kết quả nghiên cứu động thái tăng trƣởng chiều dài dây khoai lang 52
3.2.4. Nghiên cứu khả năng phân cành của cây khoai lang ở các
công thức thí nghiệm 53
3.2.5. Khả năng nhiễm sâu bệnh hại chủ yếu của khoai lang Nhật tím
trong các công thức thí nghiệm 54
3.2.6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất củ của khoai lang
Nhật tím trong các công thức thí nghiệm 55
3.2.7. Chất lƣợng khoai lang ở các công thức khác nhau 58
3.2.9. Ảnh hƣởng của biện pháp trồng xen canh đến hiệu quả kinh tế
trồng khoai lang
60
Phần 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 62
4.1. Kết luận 62
4.1.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của các loại phân hữu cơ đến
giống khoai lang Nhật tím thấy 62
4.1.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của các cây trồng xen đến giống

khoai lang Nhật tím thấy 62
4.2. Đề nghị 63


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu




Bảng 1.1. Tình hình sản xuất khoai lang trên thế giới giai đoạn
2009-2013 14
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất khoai lang ở Việt Nam giai đoạn
2009 - 2013 16
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất khoai lang tỉnh Thái Nguyên giai
đoạn 2009-2013 17
Bảng 1.4. Ảnh hƣởng của phân chuồng đến năng suất củ khoai lang 21
Bảng 1.5. Kết quả bón các loại phân chuồng với các mức khác nhau 22
Bảng 3.1. Tỷ lệ sống của khoai lang Nhật tím từ khi trồng đến bén rễ
hồi xanh 32
Bảng 3.2. Ảnh hƣởng của các loại phân hữu cơ tới thời gian các giai đoạn
sinh trƣởng của khoai lang Nhật tím trong các công thức thí nghiệm 33
Bảng 3.3. Ảnh hƣởng của phân bón hữu cơ đến động thái tăng trƣởng
chiều dài thân chính của giống khoai lang Nhật tím trong các công thức
thí nghiệm 35
Bảng 3.4. Khả năng phân cành của cây khoai lang Nhật tím ở các
công thức thí nghiệm sau trồng 80 ngày 37
Bảng 3.5. Ảnh hƣởng của các loại phân hữu cơ tới khả năng nhiễm
sâu bệnh hại chủ yếu của khoai lang Nhật tím trong các công thức
thí nghiệm 39
Bảng 3.6. Ảnh hƣởng của các loại phân bón hữu cơ đến các yếu tố

cấu thành năng suất củ của khoai lang Nhật tím 42
Bảng 3.7. Ảnh hƣởng của các loại phân bón hữu cơ đến NS thân lá,
NS củ thƣơng phẩm, NS thực thu, NS sinh khối của khoai lang Nhật tím
ở vụ Đông 2013 và vụ Xuân 2014 44

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


Bảng 3.8. Ảnh hƣởng của một số loại phân hữu cơ đến chất lƣợng củ khoai
lang Nhật tím trong các công thức thí nghiệm vụ Xuân 2014 48
Bảng 3.9. ảnh hƣởng của các công thức thí nghiệm phân hữu cơ khác nhau
đến HQKT giống khoai lang Nhật tím trồng vụ Xuân 2014 48
Bảng 3.10. Tỷ lệ sống của khoai lang Nhật tím từ khi trồng đến bén rễ
hồi xanh 50
Bảng 3.11. Ảnh hƣởng của
trồng xen
tới thời gian các giai đoạn sinh trƣởng
của khoai lang Nhật tím trong các công thức thí nghiệm 51
Bảng 3.12. Ảnh hƣởng của
trồng xen
tới chiều dài thân chính của khoai lang
Nhật tím trong các công thức thí nghiệm qua các thời kỳ 52
Bảng 3.13. Ảnh hƣởng của các loại cây trồng xen đến khả năng phân cành của
cây khoai lang ở các công thức thí nghiệm sau trồng 80 ngày 53
Bảng 3.14. Ảnh hƣởng của
trồng xen
tới khả năng nhiễm sâu bệnh hại chủ yếu
của khoai lang Nhật tím trong các công thức thí nghiệm 54
Bảng 3.15. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất củ của khoai lang
Nhật tím trong các công thức thí nghiệm 55

Bảng 3.16. Ảnh hƣởng của các loại cây trồng xen đến NS thân lá, NS củ thực
thu, NS củ thƣơng phẩm và NS sinh khối của khoai lang Nhật tím trong các
công thức thí nghiệm vụ Xuân 2014 56
Bảng 3.17. Ảnh hƣởng của một số loại cây trồng xen đến chất lƣợng củ khoai
lang Nhật tím trong các công thức thí nghiệm vụ Xuân 2014 59
Bảng 3.18. Kết quả nghiên cứu năng suất cây trồng xen khi trồng xen với
giống khoai lang Nhật tím. 60
Bảng 3.19. Ảnh hƣởng của trồng xen đến HQKT của khoai lang Nhật tím so
trồng thuần 60


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu





Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện NS thân lá, NS củ thƣơng phẩm, NS thực thu,
NS sinh khối của khoai lang Nhật tím ở vụ Đông 2013 44
Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện NS thân lá, NS củ thƣơng phẩm, NS thực thu,
NS sinh khối của khoai lang Nhật tím ở vụ Xuân 2014 45
Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện ảnh hƣởng của các công thức thí nghiệm phân
hữu cơ khác nhau đến HQKT giống khoai lang Nhật tím trồng vụ Xuân 2014 49
Hình 3.4. Biểu đồ thể hiện NS thân lá, NS củ thƣơng phẩm, NS thực thu,
NS sinh khối của khoai lang Nhật tím ở vụ Xuân 2014 57
Hình 3.5. Biểu đồ thể hiện ảnh hƣởng của các công thức thí nghiệm trồng
xen khác nhau đến HQKT của giống khoai lang Nhật tím so trồng thuần 61

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu



1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ xƣa đến nay, cây khoai lang đã đi vào đời sống bình dị của ngƣời
nông dân Việt Nam. Khoai lang là một nguồn cung cấp lƣơng thực phổ biến
cho nhân dân ta, đặc biệt là trong giai đoạn kháng chiến trƣờng kỳ. Cây khoai
lang có khả năng thích ứng rộng, kỹ thuật trồng đơn giản, có thể phát triển tốt
trong vụ đông, ít ảnh hƣởng của các tác nhân gây hại nhƣ: bão, gió và sâu
bệnh, đặc biệt có thể trồng ở những vùng đất khó khăn (đất xấu, thiếu nƣớc,
thiếu vốn ) mà vẫn cho năng suất.
Ngày nay, do điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển nên đã dần dần thay
thế vai trò của cây khoai lang trong đời sống hàng ngày, tuy nhiên, khoai lang
vẫn giữ đƣợc vị trí rất quan trọng trong nền sản xuất lƣơng thực của chúng ta.
Trồng khoai đã trở thành một lĩnh vực trong nông nghiệp cho hiệu quả kinh
tế cao, bởi cây khoai lang gắn liền với việc xóa đói giảm nghèo ở vùng núi
phía Bắc Việt Nam. Khoai lang đƣợc dùng để làm thức ăn cho gia súc, dùng
cho công nghiệp chế biến, Ngoài ra khoai lang còn dùng trong y dƣợc nhƣ:
Giống khoai lang tím có polyphenol chứa anthocyamin có tác dụng kháng ôxy
hoá rất mạnh, có khả năng kiềm chế đột biến của tế bào ung thƣ, hạ huyết áp,
phòng ngừa bệnh tim mạch Cây khoai lang có sắc tố có thể bào chế chất
nhuộm màu thực phẩm thiên nhiên thay sắc tố tổng hợp nhân tạo. Khoai lang
chứa nhiều loại vitamin A, B, C, E và các chất khoáng K, Ca, Mg, Fe, Se…,
giàu chất xơ thực phẩm. Tổ chức FAO của Liên Hợp Quốc đã đánh giá khoai
lang là thực phẩm bổ dƣỡng tốt nhất của thế kỷ 21, đang đƣợc thị trƣờng thế
giới rất ƣa chuộng.
Khoai lang rất dễ trồng, nhân giống bằng dây, ít bị sâu, bệnh, chi phí đầu
tƣ trên đơn vị diện tích trồng khoai lang thấp thích hợp với nhiều hộ nông dân
nghèo trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình hiện nay. Với những ƣu việt nhƣ


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


2
vậy, nên cây khoai lang ngày càng đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm để đƣa
cây khoai lang trở thành cây trồng chính trong nền sản xuất nông nghiệp.
Thái Nguyên là một tỉnh thuộc khu vực trung du miền núi phía Bắc, đây
là tỉnh đƣợc thiên nhiên ƣu đãi về điều kiện khí hậu, địa hình, vị trí địa lý, đất
đai thuận lợi cho phát triển nông, lâm, ngƣ nghiệp và các ngành kinh tế khác.
Diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh chiếm 23% diện tích đất tự nhiên. Trong
sản xuất nông nghiệp của tỉnh, khoai lang là một cây trồng truyền thống với
diện tích năm 2013 là 6,1 nghìn ha, sản lƣợng đạt 38,8 nghìn tấn (Niêm giám
thống kê 2013). Do là một cây trồng đa dụng, có thể sử dụng củ để ăn tƣơi,
chế biến và sử dụng cả thân lá làm thức ăn gia súc, nên cây khoai lang vẫn có
vị trí quan trọng nhất định trong cơ cấu cây trồng của tỉnh Thái Nguyên. Đây
là cây trồng phù hợp với nông dân nghèo có điều kiện đầu tƣ thấp, nhƣng cho
thu nhập khá. Tuy nhiên, sản xuất khoai lang của Tỉnh hiện gặp khó khăn về
năng suất khoai lang không ổn định, chất lƣợng của khoai lang thấp. Vậy để
tăng đƣợc năng suất và sản lƣợng khoai lang cần phải xác định đƣợc loại phân
bón phù hợp, phù hợp với điều kiện sinh thái của từng địa phƣơng và tiến
hành đồng bộ các khâu kỹ thuật then chốt nhƣ phân bón, thời vụ, mật độ
trồng, trồng xen… cho từng nhóm giống theo mục đích sử dụng nhằm tăng
thu nhập và hiệu quả kinh tế của cây khoai lang.
Trƣớc thực tế đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh
hưởng của phân hữu cơ và trồng xen đến năng suất, chất lượng giống
khoai lang Nhật tím tại tỉnh Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu của đề tài
Xác định đƣợc loại phân hữu cơ, phƣơng thức trồng xen hiệu quả nhất
nhằm tăng năng suất, chất lƣợng khoai lang, nâng cao hiệu quả kinh tế, góp

phần phát triển sản xuất khoai lang tại Thái Nguyên.



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


3
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học có ý
nghĩa về ảnh hƣởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trƣởng, năng suất,
chất lƣợng của cây khoai lang Nhật tím.
- Bổ sung tài liệu cho công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao cho
sản xuất.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài đã xác định đƣợc biện pháp kỹ thuật
bón phân, trồng xen góp phần hoàn thiện quy trình trồng khoai lang, làm tăng
năng suất, chất lƣợng, là cơ sở cho công tác chỉ đạo mở rộng diện tích trồng
khoai lang.
- Cung cấp tài liệu cho hệ thống khuyến nông tổ chức tập huấn hƣớng
dẫn kỹ thuật cho nông dân trồng khoai lang, góp phần tăng thu nhập cho nông
dân, đồng thời thúc đẩy thực hiện canh tác nông nghiệp theo hƣớng bền vững.















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


4
Phần 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Phân loại, nguồn gốc và phân bố cây khoai lang
Khoai lang (Ipomoea batatas (L) lam ) là một loại cây thân bò thuộc Họ
bìm bìm (Convolvulaseae). Chi khoai lang (Ipomoea) là chi thực vật lớn nhất
trong họ bìm bìm với khoảng 500 loài thuộc thân thảo, cây bụi hoặc dây leo. Các
loài quan trọng trong Chi khoai lang Ipomoea gồm có:
- Khoai lang (Ipomoea batatas).
- Rau muống (I. aquatica).
- Khoai tây (Ipomoea lacunosa).
- Khoai tây Úc (I. costata).
Khoai lang (Ipomoea batatas (L.) Lam) là cây hai lá mầm thuộc chi
Ipomoea, họ bìm bìm (Purseglove, 1974 [46]; Võ Văn Chi và CS, 1969 [2].
Trong tổng số 50 chi và hơn 1000 loài thuộc họ này thì Ipomoea batatas là loài
có ý nghĩa kinh tế quan trọng và đƣợc sử dụng làm lƣơng thực. Số loài Ipomoea
dại đã đƣợc xác định là hơn 400 loài nhƣng loài Ipomoea batatas là loài cây
trồng duy nhất có củ ăn đƣợc. Cây khoai lang với thân phát triển lan dài, các lá
có nhiều hình dạng khác nhau từ dạng lá đơn đến chia thùy sâu (Mai Thạch
Hoành, 1998) [12]. Mặt khác, cây khoai lang còn có khả năng thích ứng rộng

hơn các cây trồng khác nhƣ cây sắn, củ từ, củ mỡ Cây khoai lang khác với các
loài khác về màu sắc vỏ củ (trắng, đỏ, kem, nâu, vàng, hoặc hồng ) hay màu
ruột củ (trắng, kem, vàng, nghệ, đốm tím ) và khác nhau về khả năng đề kháng
với sâu bệnh (Woolfe, 1992) [51].
Khoai lang có nguồn gốc nguyên thuỷ từ vùng nhiệt đới Châu Mỹ lan dần
đến vùng nam Thái Bình Dƣơng. Tuy nhiên, những nƣớc mà cây khoai lang
đóng vai trò quan trọng nhất lại là những nƣớc mà cây khoai lang mới du nhập
gần đây. Các thƣơng gia và các nhà thống trị Châu Âu đã mang đến Châu Phi,
Châu á và đông Thái Bình Dƣơng. Cây khoai lang đƣợc đƣa vào Trung Quốc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


5
năm 1594 và Papua Niu Ghinê (PNG) khoảng 300 đến 400 năm trƣớc (Yen,
1974) [48].
Hầu hết các bằng chứng về khảo cổ học, ngôn ngữ học và sử học đều cho
thấy châu Mỹ là khởi nguyên của cây khoai lang (Trung hoặc Nam Mỹ). Bằng
chứng lâu đời nhất là những mẫu khoai lang khô thu đƣợc tại hang động Chilca
Canyon (Peru) sau khi phân tích phóng xạ cho thấy có độ tuổi từ 8.000 đến
10.000 năm (Engel, 1970 [33]). Ngoài ra, các nhà khảo cổ học về cây khoai lang
còn đƣợc tìm thấy tại thung lũng Casma của Peru có độ tuổi xấp xỉ 2.000 năm
trƣớc công nguyên (Ugent, Poroski, 1983) [47], Austin (1977) [27], OBrien
(1972) [41] và Yen (1982) [49] và cây khoai lang thực sự lan rộng ở Châu Mỹ
khi ngƣời Châu Âu đầu tiên đặt chân tới.
Vì vậy, khoai lang đƣợc coi là nguồn lƣơng thực quan trọng của ngƣời
Mayan ở Trung Mỹ và ngƣời Peruvian ở vùng núi Andet (Nam Mỹ).
Vào năm 1492 trong chuyến vƣợt biển đầu tiên của Christopher
Columbus đã tìm ra Tân thế giới (Châu Mỹ) và phát hiện ra khoai lang đƣợc
trồng ở Hispaniola và Cuba. Từ đó, khoai lang mới thực sự lan rộng ở châu Mỹ

và sau đó đƣợc di thực đi khắp thế giới.
Đầu tiên khoai lang đƣợc đƣa về Tây Ban Nha, tiếp đó lan tới một số
nƣớc châu Âu và đƣợc gọi là Batatas (hoặc Padada), sau đó là Spanish Potato
(hoặc sweet potato).
Các nhà thám hiểm Bồ Đào Nha đã du nhập cây khoai lang vào châu Phi
(có thể bắt đầu từ Môdămbic hoặc Ănggôla) theo hai con đƣờng từ châu Âu và
trực tiếp từ vùng bờ biển Trung Mỹ, sau lan sang Ấn Độ.
Các thƣơng gia Tây Ban Nha đã du nhập cây khoai lang vào Philippin
(Yên, 1982) [49] và từ Philippin vào Phúc Kiến (Trung quốc) năm 1594. Tuy
nhiên, cũng có ý kiến cho rằng khoai lang vào Trung Quốc có thể sớm hơn từ Ấn
Độ hoặc Myanma.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


6
Ngƣời Anh đã đƣa khoai lang vào Nhật Bản năm 1615 nhƣng đã không
phát triển đƣợc. Đến năm 1674 cây khoai lang đã đƣợc tái nhập vào Nhật Bản từ
Trung Quốc.
Cây khoai lang đƣợc trồng trong phạm vi rộng lớn giữa vĩ tuyến 40
0
Bắc
đến 32
0
Nam và lan đến độ cao 3.000m so với mặt nƣớc biển (Woolfe J. A,
1992) [51]. Tuy nhiên, cây khoai lang vẫn đƣợc trồng nhiều ở các nƣớc nhiệt
đới, á nhiệt đới Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh.
Ở Việt Nam, theo các tài liệu cổ nhƣ sách “Thực vật bản thảo”, “Lĩnh
nam tạp kỷ” và “Quảng Đông tân ngữ” của Lê Quý Đôn (Viện nghiên cứu Hán
nôm, 1995) [22]), (Bùi Huy Đáp, 1984 [6]), cây khoai lang có nhiều khả năng là

cây trồng nhập nội và có thể đƣợc đƣa vào nƣớc ta từ nƣớc Lã Tông (đảo Luzon
ngày nay) vào cuối đời Minh cai trị nƣớc ta.
Trong “Thảo mộc trang” có đoạn viết: (Cam thự (Khoai lang) là loài củ
thuộc loài thử dự, rễ và lá nhƣ rễ khoai, củ to bằng nắm tay, to nữa bằng cái bình,
da tía, thịt trắng, ngƣời ta luộc ăn (Bùi Huy Đáp, 1984) [6], (Viện nghiên cứu Hán
nôm, 1995) [24].
Sách “Biên niên lịch sử cổ trung đại Việt Nam” (Nhà xuất bản khoa học
xã Hội 1987 đã có ghi: “Năm 1558 (năm Mậu ngọ), khoai lang từ Philippin đƣợc
đƣa vào Việt Nam, trồng đầu tiên ở An Trƣờng – Thủ đô tạm thời của đời nhà
Lê Trung Hƣng (Hậu Lê), nay thuộc huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa”. Nhƣ
vậy, khoai lang đã có mặt ở Việt Nam cách đây khoảng gần 450 năm. Cây khoai
lang đƣợc giới thiệu vào Việt Nam có thể từ tỉnh Phúc Kiến – Trung Quốc hoặc
đảo Luzon – Philippin vào cuối thế kỷ 16 (Vũ Đình Hòa, 1996) [9].
1.2. Giá trị dinh dƣỡng và tầm quan trọng của cây khoai lang trong đời
sống con ngƣời và chăn nuôi
1.2.1. Các thành phần dinh dưỡng
Về thành phần dinh dƣỡng có nhiều kết quả phân tích đã công bố và
cùng kết luận, khoai lang chứa nhiều chất dinh dƣỡng, dễ tiêu hoá, nhiều nhiệt
lƣợng. Theo Nguyễn Đạt, Ngô Văn Tân, (1974)[7] cho thấy: Trong củ khoai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


7
lang tƣơi có 68% nƣớc, 28% gluxit; 0,8% protein; 0,2% lipit; 1,3% xenlulo;
1,2% tro. Trong củ khoai lang khô hàm lƣợng này thay đổi, nó chứa 11%
nƣớc; có tới 80% gluxit; 2,2% protein; 0,5% lipit; 3,6% xenlulo và 2,7% tro.
Về dinh dƣỡng thân lá khoai lang, các tác giả Phùng Huy, 1980 [15] và
Bùi Huy Đáp, 1984 [6] đƣa ra kết quả phân tích nhƣ sau: Thân lá khoai lang
tƣơi có chứa 1,21% protein; 3,4% lipit; 16,5% gluxit. Trong thân lá khoai

lang khô chứa 10,06% protein; 2,1% lipit; 38,4% gluxit.
Kết quả phân tích thành phần hoá học thức ăn Việt Nam do Viện Dinh
dƣỡng - Bộ Y tế - NXB Y học Hà Nội - 2000 cho thấy: Trong củ khoai lang
tƣơi có có đầy đủ các chất dinh dƣỡng protein, glucid, lipit, xơ tiêu hoá các
chất khoáng và các vitamin nhóm B, nhóm C đặc biệt trong củ khoai lang ruột
vàng (khoai lang nghệ) hàm lƣợng caroten rất cao (1470 mcg/100g tƣơi) là
nguồn cung cấp vitamin A rất tốt cho con ngƣời.
1.2.2. Chất khô và tinh bột:
Hàm lƣợng chất khô ở khoai lang thay đổi tùy theo giống, địa điểm
trồng, khí hậu, thời gian sinh trƣởng, loại đất, thời vụ, thời gian sinh trƣởng,
độ chín hay thành thục của củ, thời gian bảo quản (Bradburry and Holloway,
1988)[30]. Chất khô của khoai lang chứa 80 - 90% hydrat cacbon và 60 - 70%
tinh bột. Tuy nhiên mỗi vùng sinh thái khác nhau hàm lƣợng chất khô cũng
thay đổi. Ở Braxin hàm lƣợng chất khô biến động trong khoảng 22,9 đến
48,2% và từ 21% đến 39% đối với khoai lang trồng ở Nam Thái Bình Dƣơng
(Bradbury và Hollway, 1988)[30].
Khi nghiên cứu các dòng, giống triển vọng tại Việt Nam, các tác giả Lê
Đức Diên và Nguyễn Đình Huyên,(1966)[3] cho thấy hàm lƣợng chất khô
của 25 giống khoai lang biến động từ 18,4% đến 41,5%.
Vũ Tuyên Hoàng và cộng sự, (1990)[10] khi nghiên cứu các giống
trồng trong vụ đông và vụ hè cho thấy hàm lƣợng chất khô biến động từ
23,4% đến 33,8 (vụ Đông) và 23,0% đến 33,0% (vụ Hè).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


8
Hoàng Kim và cộng sự, 1990[17] khi khảo sát 16 giống khoai lang trồng
ở miền Nam cho thấy hàm lƣợng chất khô biến động từ 27,5% đến 34,4%.
Ngô Xuân Mạnh, 1996[22] khi nghiên cứu 28 dòng, giống khoai lang

đã cho thấy các giống khoai lang trồng vụ đông ở miền Bắc Việt Nam nói
chung có hàm lƣợng chất khô không cao biến động từ 19,2% đến 33,6% và
cũng các dòng, giống khoai lang đó trồng trong vụ xuân hè có hàm lƣợng chất
khô cao hơn vụ đông từ 1,1 đến 1,3 lần.
Tinh bột là thành phần quan trọng của gluxit. Trung bình tinh bột
chiếm 60 - 70% chất khô (Woolfe, 1992[51]; Palmer J. K., 1982[44]). Hàm
lƣợng tinh bột biến động mạnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố
giống là quan trọng nhất. Ở Việt Nam, khi nghiên cứu 50 mẫu giống khoai
lang thấy hàm lƣợng tinh bột trong củ biến động từ 52,3% đến 75,4% chất
khô (10,6% đến 31,2% chất tƣơi) (Lê Đức Diên, Nguyễn Đình Huyên,
1967)[4]. Ở 5 giống trồng vụ Đông hàm lƣợng tinh bột biến động từ 16,8%
đến 25,4% chất tƣơi (Vũ Tuyên Hoàng và CS, 1994)[10]. Theo kết quả
nghiên cứu của các tác giả Australia (Bradbury J. H. và Hollway M.D.,
1988)[30] hàm lƣợng trung bình của 8 giống biến động từ 13,1% đến 15,9%
khi trồng ở 4 địa điểm khác nhau và của 15 giống từ 17,1% đến 18,5% giữa 2
năm trồng khác nhau. Vì vậy, việc phải trồng thử nghiệm các giống ở các địa
điểm khác nhau và qua các năm là quan trọng, để xác định giống thích hợp
cho từng vùng, từng vụ cụ thể.
1.2.3. Xơ tiêu hoá
Xơ bao gồm các hợp chất pectin (propectin, các axit pectic, axit
pectinic và pectin hoà tan), hemixenluloza và xenluloza (Woolfe J. A.,
1992)[51]. Các hợp chất pectin có vai trò lớn trong việc tạo các tính chất lƣu
hoá (herological) ở khoai lang nấu. Hàm lƣợng pectin tổng số chiếm 5,1%
chất tƣơi, bằng 20% chất khô.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


9

1.2.4. Protein
Nói chung củ khoai lang có hàm lƣợng protein thấp, nhƣng do năng
suất thu hoạch cao nên sản lƣợng protein trên đơn vị diện tích không thua
kém các loại hạt ngũ cốc khác (Woolfe J. A., 1992)[51]. Theo tính toán
khoai lang cho năng suất protein trung bình 184 kg/ha so với lúa mỳ
(200kg/ha) và lúa nƣớc (168 kg/ha) (Walter W. M. et al., 1984)[50]. Do
vậy, khoai lang là một trong những cây trồng chính của Thế giới có khả
năng cho 2 triệu tấn protein hàng năm. Trung bình protein thô là 5% chất
khô hay 1,5% chất tƣơi (Woolfe J.A., 1992)[51]. Hàm lƣợng protein thô
của khoai lang biến động phụ thuộc vào điều kiện canh tác, điều kiện môi
trƣờng và các yếu tố di truyền. Yếu tố di truyền là yếu tố chủ yếu quyết
định sự biến động hàm lƣợng protein. Hàm lƣợng protein thô của khoai
lang biến động từ 1,3% đến hơn 10% chất khô.
Tại Việt Nam hàm lƣợng protein thô của 50 mẫu khoai lang biến động
từ 2,81% đến 6,22% chất khô hay từ 0,78% đến 1,98% chất tƣơi (trung bình
1,8%) (Lê Đức Diên, Nguyễn Đình Huyên, 1967)[4]; từ 2,73% đến 5,42%
chất khô (Hoàng Kim và CS, 1990)[17].
Ngô Xuân Mạnh, (1996)[22] khi nghiên cứu 28 dòng, giống khoai lang
đã cho thấy các giống khoai lang trồng vụ Đông ở miền Bắc Việt Nam, nói
chung có hàm lƣợng protein thô thấp biến động từ 0,47% đến 1,19% chất
tƣơi và trong vụ Xuân Hè từ 0,57% đến 1,49% chất tƣơi. Protein trong củ
khoai lang từ 2,81 - 6,22% chất khô, thuộc loại có giá trị dinh dƣỡng cao,
chứa đủ 8 axit amin không thay thế cần thiết cho con ngƣời.
1.2.5. Các Vitamin và khoáng chất
Khoai lang là nguồn đáng kể cung cấp vitamin C (axit ascorbic) và
chứa một lƣợng vừa phải thiamin (vitamin B
1
), riboflavin (B
2
), niaxin cũng

nhƣ vitamin B
6
, axit pantothenic (B
5
) và axit folic. Ngoài ra khoai lang còn
chứa nguồn Caroten - tiền vitamin A rất quan trọng đối với dinh dƣỡng của
ngƣời và gia súc. Khoai lang có hàm lƣợng vitaminC biến động từ 20 –

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


10
50mg/100g chất tƣơi (Ezell & Wilcox,1952)[32].
Củ khoai lang có hàm lƣợng tro trung bình 1% chất tƣơi (khoảng 3 -
4% chất khô) (Woolfe J. A., 1992)[51]. Các nguyên tố vi lƣợng nhƣ Fe, Cu,
Mn, Zn, S và Cl đều có mặt thậm chí các nguyên tố nhƣ Cd, Ni, Pb, Hg, Se và
Si cũng có thể có. Trong củ khoai lang hàm lƣợng một số nguyên tố nhƣ Ca,
Fe, Mg, Zn và Mn ở vỏ củ cao hơn ở thịt củ. Hàm lƣợng chất khoáng còn phụ
thuộc vào giống, nơi trồng, phân bón và cách sử dụng, chế biến

Caroten (carôtenôít)
Sắc tố caroten quyết định màu sắc thịt củ khoai lang: Màu kem, màu
vàng, da cam hay da cam đậm tuỳ theo hàm lƣợng  caroten. Tỷ lệ này cao
trong các giống ruột củ vàng đến vàng cam đậm. Các giống ruột củ trắng
thƣờng không có caroten. Ý nghĩa quan trọng của  caroten trong khẩu phần
ăn là hoạt tính tiền vitamin A. Theo nhiều nghiên cứu cho rằng các giống có
ruột màu vàng da cam đậm là nguồn rất giàu - Caroten, biến động từ 3,36
mg đến 19,60 mg/100g chất tƣơi (Woolfe J. A., 1992)[51]. Ở Việt Nam theo
kết quả phân tích của Viện Dinh dƣỡng - Bộ Y tế - NXB Y học Hà Nội năm
2000 cho thấy hàm lƣợng caroten trong củ khoai lang ruột vàng rất cao đạt

1470 mcg/100g tƣơi.
Song song với việc đánh giá đặc tính sinh học của cây khoai lang, việc
đánh giá phẩm chất các phần đƣợc sử dụng làm thức ăn cho ngƣời và thức ăn
cho gia súc đã đƣợc nhiều nƣớc chú ý. Trong 2 bộ phận của khoai lang đƣợc
sử dụng là thân lá và củ thì củ có vai trò quan trọng hơn cả. Bởi vì trong thành
phần của củ khoai lang tƣơi chứa 71,1% nƣớc; 20,1% tinh bột; 2,38% đƣờng;
1,43% protein; 1,16% xơ khẩu phần, các chất khoáng và một số vitamin quan
trọng đối với con ngƣời (Woolfe, 1992)[51].
1.3. Đặc điểm sinh trƣởng phát triển của cây khoai lang
Khoai lang là cây trồng có khả năng sinh sản hữu tính và vô tính (
Nguyễn Văn Hiển, 2000) [8]. Khoai lang có thể nhân giống vô tính dễ dàng ở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


11
các dạng: thân, ngọn, củ. Tuy nhiên sử dụng nhân giống vô tính thƣờng xuyên và
lâu dài có thể dẫn tới thoái hóa giống.
Khoai lang cũng có thể sinh sản bằng hạt hay sinh sản hữu tính ( Vũ Đình
Hòa, 1996) [9]. Theo Martin và Jones, (1973) [39] cây khoai lang mẫn cảm với
độ dài ngày, ngày ngắn là điều kiện thích hợp cho sự ra hoa của cây khoai lang.
Tuy nhiên các giống khác nhau có sự phản ứng ra hoa khác nhau. Một số giống
ra hoa ở tất cả các mùa vụ, một số giống chỉ ra hoa trong điều kiện ngày ngắn,
trong khi đó một số giống không ra hoa trong bất kỳ điều kiện nào. Ngày ngắn là
yếu tố thuận lợi cho sự ra hoa của khoai lang, đặc tính ra hoa của khoai lang
mang gen trội đƣợc truyền lại cho các thế hệ sau và sự ra hoa không ảnh hƣởng
đến năng suất củ ( Vu Đinh Hoa, 1994) [35].
Về hình thái, hoa khoai lang giống nhƣ các loài cây bìm bìm khác: hoa
hình chuông có cuống dài; hoa thƣờng mọc ở nách lá hay đầu ngọn thân, mọc
riêng rẽ hoặc thành chùm 3 – 7 hoa. Hoa khoai lang là lộ, tràng hoa hình phễu,

mầu hồng tía, cành hoa dính liền, mỗi hoa có 1 nhị cái và 5 nhị đực cao thấp
không đều nhau và đều thấp hơn nhị cái. Trong sản xuất khoai lang thƣờng thụ
phấn nhờ gió hoặc côn trùng. Mỗi hoa chỉ nở một lần vào lúc sáng sớm và tàn
vào buổi chiều. Để tiến hành lai nhân tạo nên khử đực vào chiều hôm trƣớc để
thụ phấn bằng tay sáng hôm sau ( Trịnh Xuân Ngọ, Đinh Thế Lộc, 2004) [24].
Tùy thuộc vào từng điều kiện, từng thời kỳ sinh trƣởng phát triển khác nhau của
cây và có liên quan chặt chẽ đối với thời vụ trồng.
1.4. Yêu cầu ngoại cảnh của cây khoai lang
Thời kỳ thích hợp cho việc mọc mầm ra rễ của khoai lang từ 20 – 25
0
C.
Nếu nhiệt độ dƣới 10
0
C khoai lang sẽ chết, dây mới trồng không bén rễ đƣợc,
điều này đã giới hạn đến việc trồng khoai lang từ vùng ôn đới đến vùng có ít
nhất 4 – 6 tháng không có sƣơng muối cùng với nhiệt độ cao trong cả thời kỳ.
Nhiệt độ càng cao, đặc biệt trong điều kiện đủ nƣớc và chất dinh dƣỡng thân lá
phát triển càng tốt, sự hình thành củ thuận lợi, do đó số củ trên cây càng nhiều.
Tuy nhiên tốc độ lớn của củ khoai lang còn phụ thuộc vào biên độ chênh lệch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


12
nhiệt độ ngày đêm, chênh lệch này càng lớn thì càng có lợi cho sự lớn lên của củ
khoai lang [23].
Nhiệt độ thấp tăng khả năng hóa gỗ và làm giảm khả năng hóa bần ở
những tế bào trung trụ ở các mô bên trong của ruột củ. Đất khô và có kết cấu
chắc làm tăng khả năng hóa gỗ nhƣng lại làm giảm khả năng hóa bần. Ban đêm
nhiệt độ thấp 20

0
C cùng với điều kiện ánh sáng ngày dài là một trong những
nhân tố quyết định tới sự hình thành và phát triển của củ khoai lang [37].
Trong điều kiên nhiệt độ từ 10
0
C – 15
0
C hoặc thấp hơn nữa thì khả
năng phân hóa và hình thành củ hầu nhƣ không diễn ra [47].
Khoai lang có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nên cây khoai lang có phản
ứng ánh sáng ngày ngắn ( dƣới 13 giờ ánh sáng/ngày), thời gian chiếu sáng
thích hợp trong một ngày từ 8 – 10 giờ ánh sáng.
Cƣờng độ ánh sáng mạnh thuận lợi cho sự phát triển của củ khoai lang
nhƣng cƣờng độ ánh sáng yếu lại có tác dụng xúc tiến quá trình ra hoa của
khoai lang ( 26,4% cƣờng độ ánh sáng trung bình). Cƣờng độ ánh sáng thấp
làm giảm cả quá trình hóa gỗ và hóa bần đồng thời trì hoãn quá trình hình
thành củ. Hàm lƣợng đạm trong đất thấp làm giảm mức độ hóa gỗ và làm tăng
mức độ hóa bần, làm bộ rễ phát triển nghiêng về phía có nhiều rễ đực[32].
Theo Kotama và CS, 1965 [37] cho rằng đất có độ ẩm cao thƣờng tăng
quá trình phát triển thân lá hơn quá trình phát triển củ. Do đó độ ẩm thích hợp
cho khoai lang là khoảng 70% - 80% độ ẩm tối đa đồng ruộng. Tuy nhiên nhu
cầu về nƣớc đối với khoai lang qua từng thời kỳ sinh trƣởng và phát triển
cũng khác nhau[38].
Giai đoạn từ trồng đến kết thúc tời kỳ phân cành kết củ thì độ ẩm đất:
65% - 75%.
Giai đoạn phát triển thân lá cần độ ẩm khoảng 50% - 60%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu



13
Giai đoạn phát triển củ: Quá trình phát triển tập trung chủ yếu vào sự
vận chuyển tích lũy vật chất hữu cơ từ thân lá vào củ, để củ phát triển thuận
lợi cũng cần đảm bảo độ ẩm đất 70% - 80% độ ẩm tối đa đồng ruộng[23].
Khoai lang là cây dễ tính không kén đất, tuy nhiên thích hợp nhất cho
khoai lang là đất thịt nhẹ, tơi xốp. Theo Bourke, 1985 [28] ở Papua Niu
Ghine, khoai lang trồng trên đất thịt nặng, đất pha cát, nền đất bằng phẳng
cũng nhƣ đất sƣờn dốc nghiêng tới 40
0
. Đất có kết cấu chặt và nghèo dinh
dƣỡng sẽ hạn chế quá trình hình thành củ khoai lang, dẫn đến năng suất thấp.
Bourke (1985) [28] cho rằng độ pH tối thích cho khoai lang sinh
trƣởng, phát triển tốt là 5,6 – 6,6. Tuy nhiên cây khoai lang có thể sinh trƣởng
phát triển tốt ở loại đất có pH= 4,5 – 7,5 trừ đất sét nặng có hàm lƣợng nhôm
trong đất cao.
Cây khoai lang có thể bị chết trong vòng 6 tuần nếu trồng trong đất có
độ nhôm cao và không đƣợc bón vôi [12].
1.5. Tình hình sản xuất khoai lang trên thế giới và Việt Nam
1.5.1. Sản xuất khoai lang trên thế giới
Khoai lang là một cây trồng cạn và có khả năng chịu đƣợc nhiều điều
kiện khí hậu và thổ nhƣỡng khác nhau. Do khoai lang có thể chịu lạnh tốt hơn
các cây có củ nhiệt đới khác (sắn, khoai sọ…), vì vậy nó có thể sinh trƣởng và
phát triển bình thƣờng ngay cả ở độ cao 2500m so với mặt biển. Khoai lang
đã trở thành cây lƣơng thực chính của dân cƣ miền núi cao tại Uganda,
Ruanda và Burundi của Châu Phi.
Khoai lang là một trong 5 cây lấy củ chính (bao gồm: Sắn, khoai tây,
khoai lang, khoai mỡ, khoai sọ), nếu không tính đến cây khoai tây (cây có củ
vùng ôn đới) thì khoai lang là cây có củ đứng sau sắn ở các vùng nhiệt đới và
á nhiệt đới. Tình hình sản xuất khoai lang trên thế giới trong những năm gần
đây đƣợc thể hiện ở bảng 1.1.



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


14
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất khoai lang trên thế giới giai đoạn 2009-2013
Năm
Diện
t
íc
h

(ha)

Năng
s
u
ất

(
t

n
/
h
a
)

Sản lƣợng

(triệu
t

n
)

2009
8.189.169
12,62
103,348
2010
8.173.292
12,54
102,506
2011
8.221.866
12,79
105,172
2012
8.110.403
13,31
108,004
2013
8.240.969
13,43
110,746
Nguồn: Faostat, 2014 [34]

Nhìn chung, trong những năm gần đây diện tích trồng khoai lang trên
thế giới có xu hƣớng tăng nhẹ từ 8.189.169 ha (năm 2009) lên 8.240.969 ha

(năm 2013) tăng 51.800 ha. Năng suất có sự tăng trƣởng nhẹ do vậy sản
lƣợng khoai lang trên thế giới trong 5 năm 2009 - 2013 khá ổn định. Nguyên
nhân khiến cho tình hình sản xuất khoai lang trên thế giới không có sự tăng
trƣởng mạnh là do năng suất chất lƣợng khoai lang chƣa đƣợc cải thiện nhiều,
bên cạnh đó với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ngƣời nông dân đã lựa
chọn những cây trồng có hiệu quả kinh tế cao để đầu tƣ thâm canh nên việc
phát triển mở rộng diện tích trồng khoai lang chƣa đƣợc quan tâm đầu tƣ nhiều.
Hiện nay Trung Quốc là nƣớc sản xuất nhiều khoai lang nhất trên thế
giới, năm 2013 đạt 3.524.505 ha, với năng suất là 22,4 tấn/ha và sản lƣợng đạt
cao nhất thế giới (79.090.068 tấn). Một số nƣớc có năng suất cao nhƣ: Ai Cập
đạt 32,32 tấn/ha, Sê-nê-gan đạt 24,6 tấn/ha, Nhật Bản đạt 24,4 tấn/ha trong
khi năng suất khoai lang của Việt Nam chỉ đạt 13,59 tấn/ha (2013),(FAO,
2014)[34].
Một số tài liệu nƣớc ngoài đề cập tới vai trò của cây có củ nhƣ một
trong những chỗ dựa quan trọng của nhân loại trong thế kỷ 21. Bởi hiện tại
tiềm năng cải tiến năng suất của cây có củ là rất lớn, trong khi đó mặc dù năng
suất của các cây ngũ cốc đã khá cao nhƣng trong một phạm vi nào đó đã đạt đến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


15
mức giới hạn của năng suất trần. Ngoài ra cây có củ có thể trồng đƣợc ở những
vùng đất xấu, khô hạn,…
1.5.2. Sản xuất khoai lang ở Việt Nam
Cây khoai lang đƣợc đƣa vào trồng ở Việt nam cách đây khoảng hơn
400 năm, là cây trồng có nhiều điểm ƣu việt so với các cây trồng khác nhƣ:
thời gian sinh trƣởng ngắn trồng đƣợc nhiều vụ trong năm, có tiềm năng năng
suất rất cao, có thể lên đến 50- 60 tấn/ha.
Khoai lang chiếm một vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp,

đứng thứ 3 sau lúa và ngô. Khoai lang là cây lƣơng thực dễ trồng, đầu tƣ thấp
nhƣng có tiềm năng năng suất cao. Từ xƣa nông dân ta đã có truyền thống sử
dụng củ khoai lang làm lƣơng thực thực phẩm và thức ăn gia súc. Hiện nay
lƣợng khoai lang đƣợc dùng làm lƣơng thực cho con ngƣời giảm dần, chủ yếu
dùng làm thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu cho chế biến vì vậy ngoài những
giống khoai lang có năng suất củ cao, các giống thuộc nhóm có năng suất thân
lá cao, giống có hàm lƣợng đƣờng, hàm lƣợng protein cao làm nguyên liệu
cho chế biến (bánh kẹo, chips khoai lang, ) cũng đang đƣợc ngƣời sản xuất
quan tâm. Những năm gần đây do việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nên diện
tích khoai lang ở nhiều vùng bị thu hẹp lại. Tuy nhiên ở những vùng đất
nghèo dinh dƣỡng, không chủ động tƣới, cây khoai lang vẫn chiếm một diện
tích khá lớn (Mai Thạch Hoành, 2005)[14].
Sản xuất khoai lang nƣớc ta không đồng đều cả về diện tích và trình độ
thâm canh, năng suất thấp và có sự chênh lệch khá lớn giữa các vùng sản
xuất. Năm 2013 diện tích khoai lang cả nƣớc đạt 135,9 nghìn ha, năng suất
bình quân đạt 10,03 tấn/ha, sản lƣợng đạt gần 1.364 nghìn tấn. Bắc Trung Bộ
& duyên hải miền Trung dẫn đầu về diện tích trồng khoai lang là 42,7 nghìn
ha, tiếp đến là vùng Trung du và miền núi phía Bắc với diện tích là 34,8 nghìn
ha; đồng bằng Sông Hồng: 22,4 nghìn ha, đứng thứ ba. Về năng suất và sản
lƣợng dẫn đầu trong cả nƣớc vẫn là vùng ĐBSCL.

×