Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến lỗi thủng vải dệt kim theo đường may

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 83 trang )

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

Ngành Công Nghệ Vật Liệu Dệt May

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cám ơn đến quý thầy cô khoa Công nghệ Dệt
May – Gia Giầy & Thời Trang của trƣờng Đại Học Bách Khoa Hà Nội đã giảng dạy
tôi trong suốt quá trình học tập tại thành phố Hồ Chí Minh.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân
đến TS. Chu Diệu Hƣơng đã tận tình hƣớng dẫn, truyền đạt những kiến thức quý
báu, động viên và dành nhiều thời gian cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận
văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới trƣờng Cao Đẳng Công Thƣơng Thành Phố Hồ Chí
Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành khóa học tốt nhất, công ty
TNHH MTV Thời Trang SB Ngọc Trai đã tạo mọi điều kiện môi trƣờng cho tôi tiến
hành thực hiện các thí nghiệm, và Phân viện Dệt May tại Thành phố Hồ Chí Minh
đã giúp tôi hoàn thành các mẫu thí nghiệm của luận văn.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã hỗ trợ,
động viên, khích lệ, tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh thần cho tôi trong suốt quá
trình thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tác giả

Trần Thị Ngọc Thảo

Trần Thị Ngọc Thảo

1

Khóa 2014 -2016




Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

Ngành Công Nghệ Vật Liệu Dệt May

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung là công trình nghiên cứu của riêng tôi
dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS.Chu Diệu Hƣơng.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn là trung thực,
là thực tế thu đƣợc sau khi tiến hành thí nghiệm, không có sự sao chép từ các luận
văn khác. Và những kết quả này chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình
nghiên cứu nào khác. Nếu có điều gì sai phạm, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tp. HCM, ngày 10 tháng 10 năm 2016
Tác giả

Trần Thị Ngọc Thảo

Trần Thị Ngọc Thảo

2

Khóa 2014 -2016


Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

Ngành Công Nghệ Vật Liệu Dệt May


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................1
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................2
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................7
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ ..................................................................8
LỜI MỞ ĐẦU ...........................................................................................................10
CHƢƠNG 1:NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN............................................................12
1.1.

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU CỦA MIỀN NAM VIỆT

NAM [14,15] .............................................................................................................12
1.2.

GIỚI THIỆU VẢI DỆT KIM .........................................................................14

1.2.1. Khái niệm vải dệt kim ................................................................................14
1.2.1.1.

Khái niệm [1].....................................................................................14

1.2.1.2.

Cấu tạo vải dệt kim [3] ......................................................................14

1.2.2. Các thông số kỹ thuật của vải dệt kim [7] .................................................15
1.2.3. Phân loại vải dệt kim .................................................................................16
1.2.3.1.

Vải dệt kim đan ngang và các kiểu dệt cơ bản [2,13] .......................16


1.2.3.2.

Vải dệt kim đan dọc và các kiểu dệt cơ bản [2,13] ...........................19

1.2.4. Các tính chất của vải dệt kim [3] ...............................................................21
1.2.4.1.

Tính chất ổn định kích thƣớc của vải dệt kim ...................................21

1.2.4.2.

Tính tuột vòng của vải dệt kim..........................................................22

1.2.4.3.

Tính quăn mép của vải dệt kim .........................................................22

1.2.4.4.

Tính kéo rút sợi của vải dệt kim ........................................................22

1.2.5. Ứng dụng của vải dệt kim [9,4] .................................................................23
1.2.5.1.

Ứng dụng trong may mặc [4] ............................................................23

1.2.5.2.

Ứng dụng trong nông nghiệp [9] .......................................................24


Trần Thị Ngọc Thảo

3

Khóa 2014 -2016


Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

1.3.

Ngành Công Nghệ Vật Liệu Dệt May

1.2.5.3.

Ứng dụng trong y tế [9] .....................................................................24

1.2.5.4.

Ứng dụng trong vải địa kỹ thuật [9] ..................................................25

1.2.5.5.

Ứng dụng trong xây dựng [9] ............................................................25

GIỚI THIỆU VỀ LỖI THỦNG VẢI DỆT KIM THEO ĐƢỜNG MAY.......26

1.3.1. Khái niệm lỗi thủng vải dệt kim theo đƣờng may [11] .............................26
1.3.2. Một số lỗi thủng vải dệt kim theo đƣờng may[11] ....................................26

1.3.3. Nguyên nhân gây ra lỗi thủng vải dệt kim theo đƣờng may [12] ..............28
1.3.4. Ảnh hƣởng của lỗi thủng vải dệt kim theo đƣờng may trong quá trình sử
dụng [10]................................................................................................................30
1.4.

ẢNH HƢỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ, ĐỘ ẨM ĐẾN TÍNH CHẤT CƠ LÝ CỦA

VẬT LIỆU DỆT [6] ..................................................................................................31
1.4.1. Xơ Xenlulô .................................................................................................31
1.4.1.1.

Ảnh hƣởng của độ ẩm .......................................................................31

1.4.1.2.

Ảnh hƣởng của nhiệt độ ....................................................................31

1.4.1.3.

Ƣu nhƣợc điểm của vải sợi gốc xenlulô ............................................32

1.4.2. Xơ Protit .....................................................................................................32
1.4.2.1.

Tơ tằm................................................................................................32

1.4.2.2.

Len .....................................................................................................33


1.4.3. Xơ Amian ...................................................................................................33
1.4.4. Xơ hóa học .................................................................................................34

1.5.

1.4.4.1.

Xơ nhân tạo .......................................................................................34

1.4.1.2.

Xơ sợi tổng hợp .................................................................................35

1.4.1.3.

Sợi pha ...............................................................................................36

CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ LỖI VẢI DỆT KIM THEO

ĐƢỜNG MAY [5] ....................................................................................................37
1.6.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ...............................................................................39

Trần Thị Ngọc Thảo

4

Khóa 2014 -2016



Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

Ngành Công Nghệ Vật Liệu Dệt May

CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, MỤC ĐÍCH, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ..........................................................................................................40
2.1.

ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ........................................................................40

2.2.

MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ...........................................................................40

2.3.

NỐI DUNG NGHIÊN CỨU ...........................................................................41

2.4.

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................41

2.4.1. Nghiên cứu tổng quan ................................................................................41
2.4.2. Nghiên cứu thực nghiệm ............................................................................42
2.4.2.1.

Xác định mật độ theo tiêu chuẩn TCVN 5794 – 1994 ......................42

2.4.2.2.


Xác định chiều dài vòng sợi theo tiêu chuẩn TCVN 5799 -1994 .....44

2.4.2.3.

Thiết bị, dụng cụ ................................................................................46

2.4.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu .........................................................................50
2.5.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ...............................................................................51

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ....................................52
3.1.

Kết quả xác định thông số và cấu trúc của 3 loại vải dệt kim sử dụng trong

luận văn .....................................................................................................................52
3.2.

Kết quả khảo sát điểu kiện nhiệt độ và độ ẩm tại xƣởng may ở Thành phố Hồ

Chí Minh ...................................................................................................................52
3.3.

Ảnh hƣởng của nhiệt độ môi trƣờng đến lỗi thủng vải dệt kim theo đƣờng

may sau khi may........................................................................................................54
3.3.1. Lỗi thủng trong trƣờng hợp độ ẩm W=80% ..............................................55
3.3.1.1.


Lỗi thủng vải một phần .....................................................................55

3.3.1.2.

Lỗi thủng vải toàn phần .....................................................................56

3.3.1.3.

Lỗi thủng vải sau khi giặt ở W=80% ................................................57

3.3.2. Lỗi thủng vải trong trƣờng hợp độ ẩm W=60% ........................................59
3.3.2.1.

Lỗi thủng vải một phần .....................................................................59

Trần Thị Ngọc Thảo

5

Khóa 2014 -2016


Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

Ngành Công Nghệ Vật Liệu Dệt May

3.3.2.2.

Lỗi thủng vải toàn phần .....................................................................60


3.3.2.3.

Lỗi thủng vải sau khi giặt ở W=60% ................................................60

3.3.3. Lỗi thủng vải trong trƣờng hợp độ ẩm W=40% ........................................61

3.4.

3.3.3.1.

Lỗi thủng vải một phần .....................................................................61

3.3.3.2.

Lỗi thủng vải toàn phần .....................................................................62

3.3.3.3.

Lỗi thủng vải sau khi giặt ở W=40% ................................................64

Ảnh hƣởng của độ ẩm môi trƣờng đến lỗi thủng vải dệt kim theo đƣờng may

khi chƣa xử lý giặt .....................................................................................................66
3.4.1. Lỗi thủng vải trong trƣờng hợp nhiệt độ T=200C ......................................67
3.4.1.1.

Lỗi thủng vải một phần .....................................................................67

3.4.1.2.


Lỗi thủng vải toàn phần .....................................................................68

3.4.1.3.

Lỗi thủng vải sau khi giặt ở T=200C .................................................69

3.4.2. Lỗi thủng vải trong trƣờng hợp nhiệt độ T=250C ......................................70
3.4.2.1.

Lỗi thủng vải một phần .....................................................................70

3.4.2.2.

Lỗi thủng vải toàn phần .....................................................................71

3.4.2.3.

Lỗi thủng vải sau khi giặt ở T=250C .................................................72

3.4.3. Lỗi thủng vải trong trƣờng hợp nhiệt độ T=300C ......................................74

3.6.

3.4.3.1.

Lỗi thủng vải một phần .....................................................................74

3.4.3.2.


Lỗi thủng toàn phần ...........................................................................75

3.4.3.3.

Lỗi thủng vải sau khi giặt ở T=300C .................................................76

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ...............................................................................78

KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................79
HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .....................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................82

Trần Thị Ngọc Thảo

6

Khóa 2014 -2016


Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

Ngành Công Nghệ Vật Liệu Dệt May

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Bảng thông số máy dệt vải mẫu
Bảng 2.2: Số vòng / 10cm mẫu ban đầu
Bảng 2.3. Bảng số lƣợng các bộ mẫu thí nghiệm
Bảng 3.1. Bảng thông số công nghệ của các loại vải
Bảng 3.2. Nhiệt độ và độ ẩm tại Công ty TNHH MTV Thời Trang SB Ngọc Trai
Bảng 3.3. Nhiệt độ và độ ẩm tại Công ty Cổ Phần Dệt May Liên Phƣơng

Bảng 3.4. Số lỗi vải trung bình đối với 3 loại vải khi chƣa xử lý giặt dƣới ảnh hƣởng
của nhiệt độ
Bảng 3.5. Ảnh hƣởng của nhiệt độ đến lỗi thủng vải đối với 3 loại vải Single, Rib và
Interlock sau 3 lần giặt
Bảng 3.6. Ảnh hƣởng của nhiệt độ đến lỗi thủng vải đối với 3 loại vải Single, Rib và
Interlock sau 3 lần giặt
Bảng 3.7. Ảnh hƣởng của nhiệt độ đến lỗi thủng vải đối với 3 loại vải Single, Rib và
Interlock sau 3 lần giặt
Bảng 3.8. Số lỗi vải trung bình đối với 3 loại vải khi chƣa xử lý giặt dƣới ảnh hƣởng
của độ ẩm
Bảng 3.9. Ảnh hƣởng của độ ẩm đến lỗi thủng vải đối với 3 loại vải Single, Rib và
Interlock sau 3 lần giặt
Bảng 3.10. Ảnh hƣởng của độ ẩm đến lỗi thủng vải đối với 3 loại vải Single, Rib và
Interlock sau 3 lần giặt
Bảng 3.11. Ảnh hƣởng của độ ẩm đến lỗi thủng vải đối với 3 loại vải Single, Rib và
Interlock sau 3 lần giặt

Trần Thị Ngọc Thảo

7

Khóa 2014 -2016


Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

Ngành Công Nghệ Vật Liệu Dệt May

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Nhiệt độ không khí trung bình các tháng (0C).

Hình 1.2. Lượng mưa trung bình các tháng (mm).
Hình 1.3. Vòng sợi.
Hình 1.4. Vòng sợi hở.
Hình 1.5. Vòng sợi kín.
Hình 1.6. Vòn g dệt phải.
Hình 1.7. Vòng dệt trái.
Hình 1.8. Vải một mặt phải.
Hình 1.9. Vải hai mặt phải.
Hình 1.10. Kiểu dệt Interlock.
Hình 1.11. Kiểu dệt hai mặt trái.
Hình 1.12. Kiểu dệt Xích.
Hình 1.13. Kiểu dệt Tricot vòng mở và đóng.
Hình 1.14. Vải dệt kim cho sản phẩm nội thất.
Hình 1.15. Vải dệt kim cho sản phẩm mặc ngoài .
Hình 1.16. Vải dệt kim cho sản phẩm mặc lót.
Hình 1.17. Lưới Raschel không chứa mắt lưới
Hình 1.18. Sản phẩm cấy ghép
Hình 1.19. Giàn giáo bao phủ bởi lưới Raschel
Hình 1.20. Cân bằng mũi may.
Hình 1.21. Các sợi bị rách-mũi may còn nguyên vẹn
Hình 1.22. Điểm chạy (tuột vòng).
Hình 1.23. Một số lỗi vải dệt kim.
Hình 2.1. Kính hiển vi quang học hiệu Leica.
Hình 2.2. Mẫu thử và kính hiển vi quang học Leica.
Hình 2.3. Lỗi thủng vải dệt kim theo đường may.
Hình 3.1. Lỗi thủng vải một phần ở W=80%.
Hình 3.2. Lỗi thủng vải toàn phần ở W=80%.

Trần Thị Ngọc Thảo


8

Khóa 2014 -2016


Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

Ngành Công Nghệ Vật Liệu Dệt May

Hình 3.3. Lỗi thủng vải một phần ở W=60%.
Hình 3.4. Lỗi thủng vải một phần ở W=40%.
Hình 3.5. Lỗi thủng vải toàn phần ở W=40%.
Hình 3.6. Lỗi thủng vải một phần ở T=200C.
Hình 3.7. Lỗi thủng vải toàn phần ở T=200C.
Hình 3.8. Lỗi thủng vải một phần ở T=250C.
Hình 3.9. Lỗi thủng vải một phần ở T=300C.
Hình 3.10. Lỗi thủng vải toàn phần ở T=300C.

Trần Thị Ngọc Thảo

9

Khóa 2014 -2016


Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

Ngành Công Nghệ Vật Liệu Dệt May

LỜI MỞ ĐẦU

Dệt may là một trong những ngành đƣợc chú trọng và có qui mô phát triển lớn
nhất ở Việt Nam khi đang thực hiện con đƣờng công nghiệp hoá – hiện đại hoá.
Trong những năm gần đây, ngành dệt may Việt Nam đã có những bƣớc phát triển
đáng kể và đang trở thành một trong những nƣớc xuất khẩu ngành dệt may hàng
đầu thế giới. Tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu hàng dệt may tiếp tục đƣợc chứng kiến
trong năm 2014 với mức độ gia tăng gần 16%, đạt 24.5 tỉ USD với các thị trƣờng ấn
tƣợng nhƣ ở Châu Âu 17%, Mỹ 12.5% và Nhật Bản 9%.[16]
Các sản phẩm chủ yếu đều tăng nhƣ sợi toàn bộ tăng 11%, vải lụa thành phẩm
tăng 8.9%, sản phẩm quần áo dệt kim tăng 8.8%, quần áo may sẵn tăng 12.6%. Sự
phát triển ấn tƣợng của ngành may mặc đã góp phần đƣa Việt Nam trở thành một
trong 9 nƣớc xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất trong số 153 nƣớc xuất khẩu hàng
dệt may trên toàn thế giới. Dệt may đang vƣơn lên và tham gia vào những mặt hàng
xuất khẩu có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD của Việt Nam, bên cạnh những
mặt hàng khác nhƣ dầu thô, giày dép, thuỷ sản…
Ngành dệt may Việt Nam đang phát triển và khẳng định mình trên thế giới, trong
đó ngành công nghiệp dệt cũng góp phần vô cùng quan trọng. Năm 2010, xuất khẩu
sợi khoảng 1.8 – 1.9 tỷ USD và nhu cầu nguyên liệu nói chung nhƣ bông xơ, sợi, xơ
sợi tổng hợp…đều tăng. Các doanh nghiệp kéo sợi gần nhƣ đang hoạt động 100%
công suất nên xuất khẩu sợi sẽ có tăng trƣởng đáng kể, đóng góp chung vào xuất
khẩu của toàn ngành.
Hiện nay với ngành công nghiệp dệt thì dệt kim đƣợc coi là ngành non trẻ nhất.
Sản phẩm dệt kim chiếm tỉ trọng không nhỏ và ngày càng có xu hƣớng lấn lƣớt
ngành dệt thoi. Tập hợp các quá trình gia công sợi, tơ thành vải dệt kim hoặc sản
phẩm dệt kim, bao gồm: đánh ống, làm sạch sợi, chuyển các ống sợi, con sợi thành
những búp sợi lớn và dệt trên máy dệt kim đan ngang, máy dệt kim phẳng, hoặc
mắc sợi từ các búp sợi thành trục sợi và dệt trên máy dệt kim đan dọc. Việc nghiên
cứu về công nghệ sản xuất sản phẩm dệt kim sẽ có ý nghĩa thực tế cả về lý luận và

Trần Thị Ngọc Thảo


10

Khóa 2014 -2016


Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

Ngành Công Nghệ Vật Liệu Dệt May

thực tiễn, đáp ứng nhu cầu bức thiết hiện nay của ngành dệt may, góp phần đẩy
nhanh tốc độ phát triển của toàn ngành trong thời kỳ hội nhập kinh tế.
Sản phẩm dệt kim ngày càng trở nên thông dụng với con ngƣời hơn vì các tính
năng hữu dụng của chúng. Do yêu cầu gia tăng về vải dệt kim có chất lƣợng, các
yêu cầu chất lƣợng cao ngày nay càng lớn hơn do khách hàng nhận thức đƣợc các
vấn đề: “không đạt chất lƣợng”. Để làm đƣợc điều này, Nhà nƣớc ta cần có những
chủ trƣơng, chính sách ƣu đãi đối với doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Bên cạnh đó,
doanh nghiệp cũng cần không ngừng đầu tƣ trang thiết bị, máy móc, công nghệ hiện
đại để đƣa ngành dệt may nói chung và ngành sản xuất sản phẩm dệt kim nói riêng,
vƣơn xa ra tầm quốc tế, khẳng định đƣợc vị thế và uy tín của mình. Vì vậy để tránh
loại bỏ vải, các nhà máy dệt kim phải liên tục sản xuất ra các loại vải đảm bảo chất
lƣợng cao. Quá trình may sản phẩm vải dệt kim thì có sự tác động của nhiều yếu tố,
trong đó điều kiện môi trƣờng là một trong những ảnh hƣởng khá quan trọng. Và
đây cũng chính là lý do mà tác giả quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu ảnh hƣởng
của điều kiện môi trƣờng đến lỗi thủng vải dệt kim theo đƣờng may”
Qua đề tài tác giả muốn trình bày mức độ ảnh hƣởng của điều kiện môi trƣờng
đến lỗi thủng vải dệt kim theo đƣờng may nhƣ thế nào và với mức độ đó thì sản
phẩm sẽ bị thay đổi ra sao. Lỗi thủng vải dệt kim theo đƣờng may cũng quyết định
chất lƣợng và năng suất của vải dệt kim. Bất kỳ sự biến động nào trong quá trình
dệt kim đều cần đƣợc nghiên cứu và hiệu chỉnh đúng.
Với những ảnh hƣởng của điều kiện môi trƣờng đến lỗi thủng vải dệt kim theo

đƣờng may, tác giả mong muốn khuyến cáo cho nhà sản xuất cũng nhƣ ngƣời tiêu
dùng về lỗi thủng vải dệt kim theo đƣờng may nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm
dệt kim.

Trần Thị Ngọc Thảo

11

Khóa 2014 -2016


Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

Ngành Công Nghệ Vật Liệu Dệt May

CHƢƠNG 1:NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
1.1.

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU CỦA MIỀN NAM
VIỆT NAM [14,15]

Miền Nam Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Đặc điểm
chung của khí hậu - thời tiết ở đây là nhiệt độ cao đều trong năm và có hai mùa
mƣa – khô rõ rệt làm tác động chi phối môi trƣờng cảnh quan sâu sắc. Mùa mƣa từ
tháng 5-11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Theo tài liệu quan trắc nhiều
năm của trạm Tân Sơn Nhất, qua các yếu tố khí tƣợng chủ yếu, cho những đặc
trƣng của khí hậu miền Nam nhƣ sau:
Lƣợng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng 140Kcal/cm2/năm. Số giờ nắng
trung bình/tháng từ 160-270 giờ. Nhiệt độ không khí trung bình 270C. Nhiệt độ cao
tuyệt đối 400C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 13.800C. Tháng có nhiệt độ trung bình cao

nhất là tháng 4 (28.800C), tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là khoảng giữa
tháng 12 và tháng 1 (25.70C). Hàng năm có tới trên 330 ngày có nhiệt độ trung bình
25.280C. Điều kiện nhiệt độ và ánh sáng thuận lợi cho sự phát triển các chủng loại
cây trồng và vật nuôi đạt năng suất sinh học cao, đồng thời đẩy nhanh quá trình
phân hủy chất hữu cơ chứa trong các chất thải góp phần làm giảm ô nhiễm môi
trƣờng.

Hình 1.1. Nhiệt độ không khí trung bình các tháng (0C) [15]

Trần Thị Ngọc Thảo

12

Khóa 2014 -2016


Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

Ngành Công Nghệ Vật Liệu Dệt May

Lƣợng mƣa cao, bình quân/năm 1,949mm. Năm cao nhất 2,718mm (năm 1908)
và năm nhỏ nhất 1,392mm (năm 1958). Số ngày mƣa trung bình/năm là 159 ngày.
Khoảng 90% lƣợng mƣa hàng năm tập trung vào các tháng mua mƣa từ tháng 5 đến
tháng 11, trong đó 2 tháng 6 và 9 thƣờng có lƣợng mƣa cao nhất. Các tháng 1,2,3
mƣa rất ít, lƣợng mƣa không đáng kể.

Hình 1.2. Lượng mưa trung bình các tháng (mm )[15]
Độ ẩm tƣơng đối của không khí bình quân/năm 79,5%, bình quân mùa mƣa 80%
và trị số cao tuyệt đối tới 100%, bình quân mùa khô 74,5% và mức thấp tuyệt đối
xuống tới 20%.

Về gió, miền Nam chịu ảnh hƣởng bởi hai hƣớng gió chính và chủ yếu là gió mùa
Tây – Tây Nam và Bắc – Đông Bắc. Gió Tây – Tây Nam từ Ấn Độ Dƣơng thổi vào
trong mùa mƣa, khoảng từ tháng 6 đến tháng 10, tốc độ trung bình 3,6m/s và gió
thổi mạnh nhất vào tháng 8, tốc độ trung bình 4,5m/s. Gió Bắc – Đông Bắc từ biển
Đông thổi vào trong mùa khô, khoảng từ tháng 11 đến tháng 3, tốc độ trung bình
8,4m/s. Có thể nói khí hậu hình thành trên hai mùa chủ yếu ở miền Nam Việt Nam
là mùa mƣa và khô, có biên độ nhiệt ngày đêm giữa các tháng trong năm thấp và ôn
hòa.
Có thể nói điều kiện môi trƣờng ảnh hƣởng tới quá trình bảo quản và sử dụng của
vật liệu dệt, từ đó cũng sẽ ảnh hƣởng tới chất lƣợng sản phẩm hàng may mặc.

Trần Thị Ngọc Thảo

13

Khóa 2014 -2016


Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

1.2.

Ngành Công Nghệ Vật Liệu Dệt May

GIỚI THIỆU VẢI DỆT KIM

1.2.1. Khái niệm vải dệt kim
1.2.1.1.

Khái niệm [1]


Vải dệt kim là loại vải dệt dạng tấm, dạng ống hay dạng chiếc, đƣợc tạo nên từ
một hoặc nhiều sợi uốn thành vòng móc nối nhau theo hƣớng cột vòng (vải đan
dọc) hay theo hƣớng hàng vòng (vải đan ngang).
Vải dệt kim thƣờng có độ co giãn và đàn hồi cao có thể mặc bó sát vào ngƣời,
bên cạnh đó lại rất thông thoáng (do có nhiều khe hở) do vậy phù hợp với những
ngƣời hoạt động thể lực nhiều nhƣ vận động viên thể thao, mặc mùa hè...
1.2.1.2.

Cấu tạo vải dệt kim [3]

Vòng sợi: Là đơn vị cấu trúc nhỏ nhất của vải dệt kim. Vòng sợi trong vải có
dạng đƣờng cong không gian.
Vòng sợi đƣợc chia làm ba phần: cung kim (1), trụ vòng (2), các cung platin
hay con gọi là các chân vòng (3).

Hình 1.3. Vòng sợi
Vòng sợi có thể có dạng vòng kín (hai chân vòng đƣợc thắt kín hoặc vắt chéo
qua nhau) hoặc vòng hở (hai chân vòng không đƣợc thắt kín và cũng không vắt
chéo qua nhau)

Hình 1.4. Vòng sợi hở

Trần Thị Ngọc Thảo

Hình 1.5. Vòng sợi kín

14

Khóa 2014 -2016



Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

Ngành Công Nghệ Vật Liệu Dệt May

Vòng sợi (vòng dệt) còn có thể có dạng vòng dệt phải hoặc vòng dệt trái. Ở
vòng dệt phải các trụ vòng che khuất cung kim của vòng sợi trƣớc. Ngƣợc lại ở
vòng dệt trái, các cung vòng (cung kim và cung platin) che khuất các trụ vòng.

Hình 1.6. Vòn g dệt phải

Hình 1.7. Vòng dệt trái

1.2.2. Các thông số kỹ thuật của vải dệt kim [7]
Khoảng cách giữa hai vị trí tƣơng ứng của hai vòng sợi kề nhau trên một hàng
vòng gọi là bƣớc vòng, ký hiệu là A.
Khoảng cách giữa hai vị trí tƣơng ứng của hai vòng sợi kề nhau trên một cột
vòng gọi là chiều cao của hàng vòng, ký hiệu là B.
Mật độ vải bao gồm: mật độ ngang Pn – là số cột vòng trong 100mm đo theo
chiều ngang của vải, và mật độ dọc Pd – là số hàng vòng trong 100mm đo theo
chiều dọc của vải. Chúng đƣợc xác định theo công thức:
-

Mật độ ngang: đếm trực tiếp hoặc đƣợc tính bằng
Pn = 100/A (cột vòng/100mm)

-

Mật độ dọc: đếm trực tiếp hoặc tính bằng

Pd = 100/B (hàng vòng/100mm)
Đơn vị chiều dài 100mm ở đây đƣợc hiểu là theo tiêu chuẩn TCVN 5794-

1994. Trong nhiều trƣờng hợp, ngƣời ta dùng đơn vị chiều dài là 50mm, 1inch hay
1cm để thuận tiện trong tính toán hay ký các hợp đồng thƣơng mại.
Hệ số tƣơng quan mật độ là tỷ số giữa mật độ ngang và mật độ dọc của vải,
nói rõ quan hệ về kích thƣớc giữa chiều cao và chiều rộng của vòng sợi. Đây cũng
là một thông số quan trọng để tính toán và thiết kế công nghệ của vải. Hệ số tƣơng
quan mật độ C của vải đƣợc xác định theo công thức:
C = B/A = Pn// Pd
Trần Thị Ngọc Thảo

15

Khóa 2014 -2016


Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

Ngành Công Nghệ Vật Liệu Dệt May

Trong sản xuất và nghiên cứu, hệ số tƣơng quan mật độ C dùng để kiểm tra
sự ổn định trạng thái của vải. Còn môđun vòng sợi σ dùng trong việc thiết kế vải.
Chiều dài vòng sợi (l): qua phân tích các giai đoạn của quá trình tạo vòng
trên các máy dùng kim lƣỡi ngƣời ta đã xác định đƣợc chiều dài tối thiểu của vòng
sợi để dệt đƣợc trên máy theo công thức Salov:
lmin= 2t +




Trong đó: t – bƣớc kim [mm]; T- chuẩn số tex của sợi
Khối lƣợng của vải: bao gồm khối lƣợng một mét vải, trong đó chiều rộng
bằng chiều rộng khổ vải tính theo đơn vị g/m; khối lƣợng một mét vuông vải đƣợc
tính bằng g/m2. Ngoài ra cần chú ý khi tính khối lƣợng ngƣời ta còn phải kể đến
điều kiện độ ẩm, do đó sẽ có khối lƣợng thực tế, khối lƣợng qui chuẩn của 1m hay 1
m2 vải dệt kim. Đây là thông số công nghệ để kiểm tra nhanh vải trong quá trình sản
xuất ở các công đoạn. Nhiều trƣờng hợp, các thông số này cùng với độ co của vải
hoàn tất đƣợc dùng làm chỉ tiêu đặt hàng, giao dịch thƣơng mại.
1.2.3. Phân loại vải dệt kim
1.2.3.1.
-

Vải dệt kim đan ngang và các kiểu dệt cơ bản [2,13]

Phần tử cấu trúc vải đan ngang
 Vòng dệt: có 4 phần: cung kim, cung platin, hai trụ vòng
 Vòng chập: có 3 phần: cung kim, hai trụ vòng
 Vòng dệt kéo dài: kéo qua ít nhất hai hàng vòng, có 4 phần tử: cung kim,
cung platin, hai trụ vòng.
 Vòng sợi dịch chuyển: có 4 phần tử: cung kim, cung platin, hai trụ vòng;
cung kim và platin không trên cùng cột vòng.
 Đoạn sợi cách kim: đoạn sợi đƣợc giới hạn hai phía bởi vòng dệt.
 Sợi ngang: đoạn sợi đƣợc giới hạn hai phía không bởi vòng dệt, phân bố
theo hàng vòng.
 Sợi dọc: đoạn sợi đƣợc giới hạn hai phía không bởi vòng dệt, phân bố
theo cột vòng.

Trần Thị Ngọc Thảo

16


Khóa 2014 -2016


Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

-

Ngành Công Nghệ Vật Liệu Dệt May

Biểu diễn vải dệt kim đan ngang: Trong kỹ thuật đan ngang thƣờng dùng 3
cách mô tả cấu tạo vải là:


Đƣờng đi của các sợi trong vải với các đặc điểm liên kết trên dƣới của
các sợi.

 Đƣờng đi của mỗi sợi qua các kim trên từng đƣờng dệt.
 Ma trận ô vuông với các biểu tƣợng của phần tử cấu trúc vải theo hàng và
cột vòng.
-

Các kiểu dệt cơ bản của vải dệt kim đan ngang
 Kiểu dệt một mặt phải

a)

b)
Hình 1.8. Vải một mặt phải
a) Mặt phải; b) Mặt trái


Kiểu dệt một mặt phải là kiểu dệt mà mỗi hàng vòng chỉ do một sợi tạo nên. Nhìn từ
mặt phải, chỉ thấy các trụ vòng. Nhìn từ mặt trái, chỉ thấy các cung kim và platin bố
trí nối tiếp nhau theo hàng ngang. Kiểu dệt này còn gọi là Single hay RL. Rappo
kiểu dệt là: Rn=Rd=1. Điều kiện dệt: dệt trên máy đan ngang một giƣờng kim.
Tính chất: gọi là vải Single, vải một mặt phải, mỏng, nhẹ, đàn hồi không cao,
dễ quăn mép và dễ tuột vòng, mặt phải bóng và mặt trái mờ.

Trần Thị Ngọc Thảo

17

Khóa 2014 -2016


Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

Ngành Công Nghệ Vật Liệu Dệt May

 Kiểu dệt hai mặt phải

Hình 1.9. Vải hai mặt phải
Vải Rib hay còn gọi là kiểu đan hai mặt phải là kiểu vải kép đan ngang cơ
bản. Cả hai mặt vải chỉ nổi lên các cột vòng phải, các cột vòng trái nằm ở phía sau
các cột vòng phải không hiện rõ [7].
Kiểu dệt Rib 1:1 là một trong những kiểu dệt hai mặt phải. Cấu trúc chỉ bao
gồm các vòng dệt, mỗi hàng vòng chỉ do một sợi tạo nên, một cột vòng phải xen kẽ
một cột vòng trái theo tỷ lệ 1:1. Rappo kiểu dệt Rib 1:1 là Rn=1; Rd=2. Điều kiện
dệt: dệt trên máy đan ngang 2 giƣờng kim.
Tính chất vải: vải hai mặt phải, dày gấp 2 lần vải RL, đàn hồi cao, không

quăn mép và ít tụt vòng hơn vải RL, hiệu ứng 2 mặt, các cột vòng trái nhìn thấy
đƣợc ở cả 2 mặt nên tạo thành các sọc dọc gọi là Rib.
 Kiểu dệt Interlock

Hình 1.10. Kiểu dệt Interlock
Mỗi hàng vòng đƣợc tạo nên bởi 2 đƣờng dệt. Mỗi đƣờng dệt với 1 sợi và
trên cả 2 giƣờng, theo nguyên tắc cách kim 1:1, cấu trúc từng đƣờng dệt giống kiểu
dệt Rib 1:1. Các đƣờng dệt của hệ sợi này đƣợc chặn theo các hƣớng bởi đƣờng dệt
của hệ sợi kia nhƣng không lồng vòng với nhau. Rappo kiểu dệt là: 2x4 (2 hàng và
4 cột). Điều kiện dệt: dệt trên máy Interlock.
Trần Thị Ngọc Thảo

18

Khóa 2014 -2016


Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

Ngành Công Nghệ Vật Liệu Dệt May

Tính chất vải: Dày gấp 2 lần vải RL, đàn hồi cao hơn RL, thấp hơn RR,
không quăn mép và ít tụt vòng hơn vải RR, hiệu ứng 2 mặt phải, các cột vòng trái
không nhìn thấy ở cả 2 mặt vải.
 Kiểu dệt hai mặt trái

Hình 1.11. Kiểu dệt hai mặt trái
Kiểu dệt hai mặt trái là kiểu dệt có cấu trúc cứ một hàng vòng phải đến một
hàng vòng trái. Các trụ vòng của vòng dệt có xu hƣớng vuông góc với mặt vải, vì
vậy trên cả hai mặt vải chỉ nhìn thấy các cung kim và cung platin (nhƣ mặt trái của

vải single). Rappo kiểu dệt là: Rn=2; Rd=1. Điều kiện dệt: dệt trên máy chuyên
dùng LL hay máy đan ngang vạn năng.
Tính chất vải: Dày gấp 2 lần vải RL, đàn hồi theo chiều ngang nhƣ vải RL, theo
chiều dọc nhiều hơn chiều ngang và cao hơn của vải RL, RR và Interlock, không
quăn mép, có hiệu ứng hai mặt trái.
1.2.3.2.

Vải dệt kim đan dọc và các kiểu dệt cơ bản [2,13]

Vải dệt kim đan dọc cũng đƣợc cấu tạo bởi sự liên kết của các phần tử cấu trúc
nhƣ vải dệt kim đan ngang nhƣ vòng dệt, dẫn xuất của vòng dệt và các sợi con.
Khác biệt với vải đan ngang nằm ở chỗ, một hàng vòng của vải đan dọc đƣợc
tạo bởi m sợi trong đó m cũng là số vòng dệt có trên một hàng vòng (ở vải đan
ngang một sợi tạo nên toàn bộ m vòng trên cả hàng vòng). Do đó cung platin của
vải đan ngang nằm theo chiều ngang, còn ở vải đan dọc nằm theo chiều dọc hoặc
nghiêng.

Trần Thị Ngọc Thảo

19

Khóa 2014 -2016


Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

-

Ngành Công Nghệ Vật Liệu Dệt May


Các phần tử cấu trúc:
 Vòng dệt: có 4 phần tử cấu thành, có vòng mở và vòng đóng, vòng trái,
phải, hàng vòng đƣợc dệt từ nhiều sợi khác nhau.
 Vòng chập: có cung kim trùng với cung kim của hàng vòng trƣớc, không
tạo ra vòng kéo dài.
 Vòng dệt kéo dài: ít đƣợc sử dụng vì dễ dẫn đến rách vải và hỏng kim.
 Đoạn sợi cách kim: chùm qua nhiều hàng vòng trên các kiểu dệt dẫn xuất
và dệt hoa.
 Vòng sợi dịch chuyển: tạo lỗ hay thu hẹp khổ rộng.
 Sợi dọc, sợi ngang: không tạo vòng và đƣợc kẹp giữ bởi các phần tử cấu
tạo vòng dệt.

-

Biểu diễn vải dệt kim đan dọc một mặt phải: Trong kỹ thuật đan dọc cũng
thƣờng dùng 3 cách mô tả cấu tạo vải là: Đƣờng đi của các sợi trong vải,
đƣờng đi của sợi qua các kim trên từng đƣờng dệt, dãy số liệt kê tọa độ của
kim lỗ đi qua khe kim dệt.

-

Các kiểu đan dọc cơ bản
 Kiểu dệt Xích
Mỗi sợi chỉ đặt cho một kim duy nhất trên tất cả các hàng vòng, các cột vòng

không có liên kết ngang, nên không tạo ra tấm vải mà chỉ tạo ra các dây xích rời rạc
và đƣợc gọi là kiểu dệt xích. Có thể đặt sợi kiểu vòng đóng hoặc vòng mở. Rappo
kiểu dệt xích vòng đóng là 1x1 (một hàng, một cột), còn mở là 2x1. Dệt đƣợc trên
máy đan dọc một giƣờng kim. Kiểu dệt xích dùng độc lập chỉ taọ ra dây, nhƣng
đƣợc dùng nhiều trong các kiểu dệt kết hợp.


a)

b)
Hình 1.12. Kiểu dệt Xích
a) Vòng mở; b) Vòng đóng

Trần Thị Ngọc Thảo

20

Khóa 2014 -2016


Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

Ngành Công Nghệ Vật Liệu Dệt May

 Kiểu dệt Tricot
Ở kiểu dệt này, mỗi sợi đƣợc đặt luân phiên cho hai kim xác định, khoảng
cách hai kim là một bƣớc kim. Trên mỗi đƣờng dệt, mỗi sợi chỉ đặt cho một kim.
Tùy theo kiểu đặt sợi cho kim mà có cấu trúc vòng dệt xích có thể là đóng hoặc mở.
Rappo kiểu dệt là 2x2 (2 hàng, 2 cột). Điều kiện dệt: May dệt kim đan dọc một
giƣờng kim với một thanh kim lỗ xâu đủ sợi.
Tính chất vải: Các trụ vòng bị keó nghiêng từ hàng này sang hàng khác, sử
dụng ít nguyên liệu, mỏng và nhẹ, có độ giãn và đàn hồi cao theo cả 2 hƣớng, tuy
nhiên thấp hơn vải đan ngang.

Hình 1.13. Kiểu dệt Tricot vòng mở và đóng
 Kiểu dệt Atlas

Mỗi sợi chỉ đặt cho một kim trên mỗi đƣờng dệt. Từ đƣờng dệt một đến
đƣờng (m-1) sợi chuyển kim tuần tự theo cùng một hƣớng, từ đƣờng dệt (m) đến
(2m-2), sợi chuyển kim diễn ra lần lƣợt theo hƣớng ngƣợc lại. Tùy theo kiểu đặt sợi
cho kim mà có cấu trúc vòng dệt có thể là đóng hoặc mở.
Rappo kiểu dệt là (2m-2)x(m); (2m-2 hàng và m cột). Điều kiện dệt: Máy dệt
kim đan dọc một giƣờng kim, một thanh kim lỗ xâu đủ sợi.
Tính chất vải: Vải Atlas còn có một số tính chất tƣơng tự vải Tricot, có hiệu
ứng sọc ngang (m-1) hàng.
1.2.4. Các tính chất của vải dệt kim [3]
1.2.4.1.

Tính chất ổn định kích thƣớc của vải dệt kim

Một trong những nhƣợc điểm khá rõ nét của vải dệt kim là tính kém ổn định về
kích thƣớc. Hình dạng của các sản phẩm dệt kim nói chung luôn có xu hƣớng tự

Trần Thị Ngọc Thảo

21

Khóa 2014 -2016


Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

Ngành Công Nghệ Vật Liệu Dệt May

thay đổi theo thời gian. Trên thực tế, trong quá trình gia công và sử dụng, vải dệt
kim luôn bị biến dạng dƣới tác dụng của ngoại lực.
1.2.4.2.


Tính tuột vòng của vải dệt kim

Tính tuột vòng cũng là một trong các nhƣợc điểm lớn của vải dệt kim. Nó có
ảnh hƣởng xấu không chỉ đến các tính chất gia công mà còn cả đến các tính chất sử
dụng của vải. Ở vải dệt kim, các vòng sợi có cung kim tự do đều có nguy cơ bị tuột
vòng.
Sự tuột vòng làm cho vải bị phá hủy dần ngay cả khi sợi không bị đứt. Sự tuột vòng
của vải dệt kim chỉ có thể đƣợc khắc phục triệt để bằng các phƣơng pháp phi dệt
kim, ví dụ bằng phƣơng pháp dính kết...
Trong vải phải có nguồn tuột vòng (các biên tuột vòng hoặc sợi bị đứt...) và vải
phải đƣợc cung cấp năng lƣợng cần thiết để tháo tuột vòng sợi, thƣờng vải chỉ cần
đƣợc kéo căng là đủ.
1.2.4.3.

Tính quăn mép của vải dệt kim

Tính quăn mép đƣơng nhiên cũng là một nhƣợc điểm của vải dệt kim. Tuy
nhiên không phải tất cả các loại vải dệt kim đều có tính quăn mép. Tính chất này
đƣợc biểu hiện rõ rệt nhất ở vải một mặt phải. Ở vải một mặt phải dệt trơn các mép
biên ngang có xu hƣớng quăn sang mặt phải, còn các mép dọc có xu hƣớng quăn
sang mặt trái của vải.
Các loại vải kép với hai mặt vải (trƣớc và sau) giống nhau hầu nhƣ không bị
quăn mép. Hiện tƣợng quăn mép có chăng chỉ đƣợc biểu hiện dƣới dạng uốn sóng
của các hàng vòng đối với vải hai mặt phải hoặc của các cột vòng đối với vải hai
mặt trái.
1.2.4.4.

Tính kéo rút sợi của vải dệt kim


So với vải dệt thoi, tính kéo rút sợi của vải dệt kim biểu hiện rõ rệt và nguy
hiểm hơn. Hiện tƣợng kéo rút sợi xảy ra với xác suất khá cao và thƣờng gây ra cho
vải các dạng lỗi về cấu trúc rất khó khắc phục. Xu thế taọ ra sự kéo rút sợi ra từ vải
chịu ảnh hƣởng của hai yếu tố quan trọng:
-

Trở lực chống lại sự kéo rút sợi ra từ vải

Trần Thị Ngọc Thảo

22

Khóa 2014 -2016


Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

-

Ngành Công Nghệ Vật Liệu Dệt May

Xác suất xảy ra sự vƣớng mắc ngẫu nhiên của vải vào các vật kéo và hiện
tƣợng kéo rút sợi ra từ vải.

1.2.5. Ứng dụng của vải dệt kim [9,4]
1.2.5.1.

Ứng dụng trong may mặc [4]

Sản phẩm dệt kim là loại sản phẩm sử dụng chất liệu vải dệt kim làm thành phần

chính (nguyên liệu) trong thành phần cấu tạo của sản phẩm.
Có nhiều cách phân loại vải dệt kim khác nhau:
-

Sản phẩm nội thất: Đƣợc sử dụng để may các loại rèm cửa, khăn trải bàn,
màn tuyn…Sản phẩm loại này đƣợc xử lý một cách hết sức đơn giản nhƣ
cắt, cuốn biên, vắt mép, may mép,…rồi dùng đƣợc ngay.

Hình 1.14. Vải dệt kim cho sản phẩm nội thất
-

Sản phẩm mặc ngoài: Là những sản phẩm dệt kim thƣờng đƣợc mặc khi
ra khỏi nhà (kèm theo trang phục lót phía trong). Thƣờng sử dụng kỹ
thuật cắt may thông thƣờng để tạo nên sản phẩm. Sản phẩm dạng này đa
dạng ( quần áo thể thao, quần áo đồng phục, áo thun, váy đầm…) và
mang tính phức tạp hơn, nhƣng thiết bị và công nghệ gia công khá đơn
giản.

Hình 1.15. Vải dệt kim cho sản phẩm mặc ngoài

Trần Thị Ngọc Thảo

23

Khóa 2014 -2016


Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

-


Ngành Công Nghệ Vật Liệu Dệt May

Sản phẩm mặc lót: Là những sản phẩm dệt kim đòi hỏi phải xử lý vật liệu
thật kỹ càng, kết hợp với các công nghệ gia công chuyên dụng đặc biệt
(áo lót, quần lót, áo tắm,…). Sản phẩm loại này thƣờng có độ phức tạp
cao, do sản phẩm không chỉ dùng để che than mà còn có tác dụng tạo
hình cho cơ thể.

Hình 1.16. Vải dệt kim cho sản phẩm mặc lót
1.2.5.2.

Ứng dụng trong nông nghiệp [9]

Vải dệt kim dùng trong nông nghiệp sản xuất lƣới đánh cá và làm nhà lƣới, lĩnh vực
ứng dụng của lƣới là rất rộng. Dùng vải lƣới với các cấu trúc khác nhau để sản xuất
lƣới bảo vệ , nhà lƣới dùng làm nhà thân thiện môi trƣờng giảm bớt ánh nắng mặt
trời, lƣới đánh bắt cá tại một thị trƣờng lớn ngoài ra còn tạo ra lƣới dùng để đánh
bắt cá nhỏ.

Hình 1.17. Lưới Raschel không chứa mắt lưới

1.2.5.3.

Ứng dụng trong y tế [9]

Sản xuất ra vật liệu làm các loại quần áo, lót, vớ, cho bác sĩ và y tá tại các
bệnh viện và phòng khám . Nhƣng đôi khi đó không phải là những sản phẩm thông
thƣờng, chúng đƣợc làm từ các loại sợi hoàn thiện làm cho nó có tính kháng khuẩn
chống lại nhiễm trùng hoặc chống lại các mùi mồ hôi khó chịu. ngoài ra còn sản

xuất các loại băng (cả cứng và đàn hồi), vớ phẫu thuật, một số bộ phận của thiết bị
Trần Thị Ngọc Thảo

24

Khóa 2014 -2016


Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

Ngành Công Nghệ Vật Liệu Dệt May

hỗ trợ chỉnh hình ở (đầu gối, cổ tay, khuỷu tay, niềng răng, bắp chân và thắt lƣng hỗ
trợ, vv…) cũng đƣợc thực hiện bằng công nghệ dệt kim. Điều quan trọng ứng dụng
các loại vải spacer sản xuất nệm giƣờng, bàn mổ và xe lăn.

Hình 1.18. Sản phẩm cấy ghép
Sản phẩm dệt kim còn lĩnh vực ứng dụng lớn trong y tế đó là cấy ghép trong
phẫu thuật: mạch máu nhân tạo (có thể là cũng ở dạng Y), mắt lƣới phẫu thuật (thực
hiện trên máy tricot), trải van tim nhân tạo, bộ lọc thẩm tách, làm băng trở hổ trợ
lƣới làm hồ trong y tế vv…
1.2.5.4.

Ứng dụng trong vải địa kỹ thuật [9]

Sản xuất ra vải dùng trong đê điều đƣờng xá, lƣới dùng để bảo vệ đƣờng bờ
biển đê điều, làm các bể chứa nƣớc các bể này đƣợc dệt 2 lớp, giữa có một lớp trên
sử dụng lớp polyester chứa nƣớc bảo đảm độ bền.Sản xuất ra các túi và đƣợc lấp
đầy bằng xi măng bảo vệ đê điều ngăn chặn nƣớc tràn vào thành phố. Vải địa kỹ
thuật spacer có thể đƣợc sử dụng để dẫn nƣớc ra từ đất

1.2.5.5.

Ứng dụng trong xây dựng [9]

Ngành xây dựng là một thị trƣờng lớn cho hàng dệt và cũng cho các loại vải
dệt kim trong số đó. Xung quanh tòa nhà đƣợc xây dựng mới hoặc cải tạo các giàn
giáo thƣờng đƣợc phủ bằng lƣới Raschel, có mái nhà làm bằng vải dệt (sân vận
động thể thao, hội trƣờng cho các chức năng khác nhau...). Nếu mái nhà này đƣợc
làm từ dệt kim vải song phƣơng hoặc đa trục dệt kim cấu trúc này đƣợc sử dụng với
lớp phủ chống thấm nƣớc và chống thấm nƣớc. Khu vực rất lớn, hàng trăm mét
vuông có thể đƣợc bao phủ bởi các loại vải nhƣ vậy. Một ứng dụng có thể có của
các loại vải dệt kim trong xây dựng là bê tông cốt thép dệt.

Trần Thị Ngọc Thảo

25

Khóa 2014 -2016


×