Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mảnh sợi ngang đến một số đặc trưng cơ lý của vải đũi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.14 MB, 73 trang )

Luận văn cao học

Ngành CN Vật liệu Dệt-May

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mảnh sợi ngang
đến một số đặc trưng cơ lý của vải đũi” được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến
sĩ Hoàng Thanh Thảo. Mẫu nghiên cứu được dệt tại Công ty TNHH Xe tơ Dệt lụa Hà
Bảo – Bảo Lộc Lâm Đồng, kết quả nghiên cứu luận văn được thực hiện tại và Trung
tâm thí nghiệm Dệt may - Phân Viện Dệt May tại Thành Phố Hồ Chí Minh.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với nội dung của luận văn không có sự sao
chép từ các luận văn khác.
TP Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 9 năm 2016

Trần Thị Tuyết Hương

Trần Thị Tuyết Hương

Khóa 2014B
-1-


Luận văn cao học

Ngành CN Vật liệu Dệt-May

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin kính trọng gửi tới Tiến sĩ Hoàng Thanh Thảo lời cảm ơn
sâu sắc vì đã hết sức tận tình chỉ bảo và hướng dẫn giúp tôi hoàn thành luận văn thạc
sĩ kỹ thuật này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các Thầy Cô giáo trong viện Dệt May Da


Giầy & Thời Trang - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, đã luôn tạo điều kiện tốt
nhất giúp cho tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn cô Hà Thị Hoa – giám đốc công ty TNHH Xe Tơ
Dệt Lụa Hà Bảo đã tạo điều kiện, giúp đỡ cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Phân Viện Dệt May, các bạn đồng nghiệp của
trung tâm thí nghiệm đã hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 9 năm 2016

Trần Thị Tuyết Hương

Trần Thị Tuyết Hương

Khóa 2014B
-2-


Luận văn cao học

Ngành CN Vật liệu Dệt-May

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................ 1
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. 2
MỤC LỤC................................................................................................................... 3
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................... 5
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ................................................................................ 6
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ...................................................................... 7
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 9
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ..................................................................................... 11

1.1. Khái niệm về tơ tằm........................................................................................ 11
1.1.1. Khái niệm .................................................................................................... 11
1.1.2. Phân loại tơ tằm ........................................................................................... 12
1.1.3. Đặc điểm cấu tạo tơ tằm .............................................................................. 15
1.1.4. Một số tính chất của tơ tằm .......................................................................... 17
1.2. Vải đũi ............................................................................................................ 20
1.2.1. Khái niệm .................................................................................................... 20
1.2.2. Phân loại: ..................................................................................................... 20
1.2.3. Kỹ thuật kéo sợi đũi .................................................................................... 21
1.3. Đặc điểm cấu trúc vải dệt thoi ........................................................................ 34
1.3.1. Khái niệm .................................................................................................... 34
1.3.2. Sự bố trí và hình thức liên kết sợi trong vải. ................................................ 35
1.3.3. Mật độ sợi trong vải ..................................................................................... 36
1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến các tính chất cơ lý của vải đũi.......................... 37
1.4.1. Độ mảnh sợi................................................................................................. 37
1.4.2 Độ săn sợi ..................................................................................................... 37
1.4.3. Chiều dài đứt .............................................................................................. 38
1.4.4. Độ giãn đứt .................................................................................................. 39
1.5. Kết luận chương 1........................................................................................... 40
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 41
2.1. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 41
Trần Thị Tuyết Hương

Khóa 2014B
-3-


Luận văn cao học

Ngành CN Vật liệu Dệt-May


2.2. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 41
2.3 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 43
2.3.1. Phương pháp xác định khối lượng g/ m2của vải........................................... 43
2.3.2. Phương pháp xác định mật độ dọc, mật độ ngang của vải: ......................... 45
2.3.3. Phương pháp xác định độ bền kéo đứt, độ giãn đứt của vải ......................... 47
2.3.4. Phương pháp xác định độ bền xé của vải ..................................................... 50
2.3.5. Phương pháp xác định sự thay đổi kích thước sau giặt của vải .................... 52
2.4. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................. 54
2.4.1. Cơ sở xử lý số liệu ....................................................................................... 54
2.4.2. Phương pháp bình phương cực tiểu ............................................................. 55
2.4.3. Phương pháp phân tích tương quan ............................................................. 55
2.4.4. Phần mềm trợ giúp xử lý số liệu .................................................................. 56
2.5. Kết luận chương 2: ......................................................................................... 57
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ...................................... 58
3.1. Mẫu vải đũi thử nghiệm .................................................................................. 58
3.2. Ảnh hưởng của độ mảnh sợi ngang đến khối lượng vải đũi ............................ 59
3.3. Ảnh hưởng của độ mảnh sợi ngang đến độ bền kéo đứt của vải đũi ............... 60
3.4. Ảnh hưởng của độ mảnh sợi ngang đến độ bền xé của vải đũi ....................... 63
3.5. Ảnh hưởng của độ mảnh sợi ngang đến độ giãn đứt của vải đũi .................. 64
3.6. Ảnh hưởng của độ mảnh sợi ngang đến độ co sau giặt của vải ............................ 66
3.7. Kết luận chương 3........................................................................................... 69
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 70
HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ...................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 72
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 74

Trần Thị Tuyết Hương

Khóa 2014B

-4-


Luận văn cao học

Ngành CN Vật liệu Dệt-May

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ISO (International Organization for Standardization): Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế.
D: Độ mảnh sợi (Đơniê)
α : Hệ số độ săn
K: Độ săn sợi
N: Chi số mét
Pđ: Độ bền sợi trong băng vải (cN)
Qđ: Độ bền kéo đứt băng vải (N)
Q0: Độ bền tương đối băng vải (N/tex)
a: Hệ số đặc trưng kiểu dệt
T: Độ mảnh sợi (tex)
Td: Độ mảnh sợi dọc (tex)
Tn: Độ mảnh sợi ngang (tex)
M: Mật độ sợi trong vải (sợi/10cm)
Md: Mật độ sợi dọc (sợi/10cm)
Mn: Mật độ sợi ngang (sợi/10cm)
εđ: Độ giãn đứt tương đối của mẫu thử (%).
L0: Chiều dài mẫu ban đầu (mm).
Lđ: Chiều dài mẫu vải tại thời điểm bị kéo đứt (mm)
εs: Độ giãn đứt của sợi (%)
εd: Độ giãn đứt theo chiều dọc của vải tơ tằm (%)
εn: Độ giãn đứt theo chiều ngang của vải tơ tằm (%)
Pđd: Độ bền kéo đứt theo chiều dọc của vải tơ tằm (N)

Pđn: Độ bền kéo đứt theo chiều ngang của vải tơ tằm (N)
Pxd: Độ bền xé theo chiều dọc của vải tơ tằm (N)
Pxn: Độ bền xé theo chiều ngang của vải tơ tằm (N)
G: Cấp tơ

Trần Thị Tuyết Hương

Khóa 2014B
-5-


Luận văn cao học

Ngành CN Vật liệu Dệt-May

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
STT

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1

Một số tính chất cơ lý của vải tơ tằm

17

Bảng 1.2


Thành phần các chất có trong kén tằm

18

Bảng 1.3 Thành phần fi-brô-in và xê-ri-xin trong tơ tằm

19

Bảng 1.4 Qui trình công nghệ kéo đũi sợi trung bình

31

Bảng 1.5 Qui trình công nghệ kéo đũi sợi thô

33

Bảng 2.1

Bảng mẫu vải đũi thử nghiệm

42

Bảng thông số độ mảnh và mật độ của mẫu vải đũi thử
Bảng 2.2

43
nghiệm

Bảng 3.1


Các thông số của mẫu vải đũi thử nghiệm

58

Bảng 3.2

Kết quả thí nghiệm thông số kỹ thuật của các mẫu vải đũi

59

Bảng 3.3

Kết quả xác định khối lượng g/m2 của vải đũi

59

Bảng 3.4

Kết quả xác định độ bền kéo đứt của vải đũi

61

Bảng 3.5

Kết quả xác định độ bền xé của vải đũi

63

Bảng 3.6


Kết quả xác định độ giãn đứt của vải đũi

64

Bảng 3.7

Kết quả xác định sự độ co sau giặt của vải đũi

66

Trần Thị Tuyết Hương

Khóa 2014B
-6-


Luận văn cao học

Ngành CN Vật liệu Dệt-May

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Tên hình vẽ

Trang

Hình 1.1

Bốn giai đoạn của tằm

12


Hình 1.2

Tơ tằm Mulberry

14

Hình 1.3

Tơ tằm Tasar

14

Hình 1.4

Tơ tằm Eri

15

Hình 1.5

Tơ tằm Muga

15

Hình 1.6

Cấu tạo sợi tơ tằm

16


Hình 1.7

Mặt cắt ngang của tơ tằm

16

Hình 1.8

Bề mặt của tơ tằm

17

Hình 1.9

Quá trình nấu kén xe sợi và đánh ống

22

Hình 1.10 Quy trình công nghệ kéo đũi sợi mảnh

23

Hình 1.11 Sơ đồ công nghệ máy xé phế liệu tơ

25

Hình 1.12 Sơ đồ công nghệ máy cắt chùm tơ

26


Hình 1.13 Sơ đồ công nghệ máy chải tròn

27

Hình 1.14 Sơ đồ công nghệ máy làm băng tơ

28

Hình 1.15 Sơ đồ công nghệ máy ghép tơ

28

Hình 1.16 Sơ đồ công nghệ máy cúi sợi thô

29

Hình 1.17 Sơ đồ công nghệ máy kéo sợi con

30

Hình 1.18 Sơ đồ công nghệ máy chải trục

32

Hình 1.19 Máy dệt thủ công và máy dệt hiện đại

34

Hình 1.20 Sản phẩm áo và khăn vải đũi


34

Hình 1.21 Cách bố trí sợi trong vải

35

Hình 1.22 Hình ảnh mô phỏng vải dệt thoi vân điểm

36

Hình 2.1

Máy dệt thoi Han Jin Hàn Quốc

43

Hình 2.2

Dụng cụ đo khối lượng g/m vải

44

Hình 2.3

Kính soi đếm mật độ vải

46

Hình 2.4


Máy đo độ bền kéo đứt và độ giãn đứt vải

48

Hình 2.5

Cách lấy mẫu đo độ bền kéo đứt và giãn đứt của vải

48

Hình 2.6

Máy đo độ bền xé của vải

50

Trần Thị Tuyết Hương

Khóa 2014B
-7-


Luận văn cao học

Ngành CN Vật liệu Dệt-May

Hình 2.7

Kích thước và cách lấy mẫu thử nghiệm xác định độ bền xé


51

Hình 2.8

Máy giặt mẫu và giàn phơi mẫu

53

Hình 2.9

Dụng cụ đo độ co sau giặt của vải

53

Hình 3.1

Ảnh hưởng của độ mảnh sợi ngang đến khối lượng vải đũi

60

Hình 3.2
Hình 3.3
Hình 3.4
Hình 3.5
Hình 3.6
Hình 3.7
Hình 3.8
Hình 3.9


Biểu đồ so sánh độ bền kéo đứt dọc và độ bền kéo đứt
ngang của vải đũi
Ảnh hưởng của độ mảnh sợi ngang đến độ bền kéo đứt dọc
và độ bền kéo đứt ngang của vải đũi
Ảnh hưởng của độ mảnh sợi ngang đến độ bền xé theo
hướng dọc của vải đũi
Biểu đồ so sánh độ giãn đứt dọc và độ giãn đứt ngang của
vải đũi
Ảnh hưởng của độ mảnh sợi ngang đến độ giãn đứt dọc và
giãn đứt ngang của vải đũi
Biểu đồ so sánh độ co dọc và độ co ngang sau giặt của vải
đũi
Ảnh hưởng của độ mảnh sợi ngang đến độ co dọc sau giặt
của vải đũi
Ảnh hưởng của độ mảnh sợi ngang đến độ co ngang sau giặt
của vải đũi

Trần Thị Tuyết Hương

61
62
63
65
65
67
67
67

Khóa 2014B
-8-



Luận văn cao học

Ngành CN Vật liệu Dệt-May

LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
“Theo Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas), trong những năm gần đây ngành
công nghiệp Dệt May Việt Nam tuy chịu tác động nghiêm trọng của khủng hoảng
kinh tế thế giới nhưng cũng đã bắt đầu phục hồi và có những bước phát triển nhất
định. Cùng với kinh tế cả nước, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đã vượt qua khó
khăn, duy trì đà tăng trưởng vững chắc và ổn định trong giai đoạn từ 2011 đến 2015.
Năm 2014 xuất khẩu toàn ngành đạt 24,7 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ 2013.
Trong 9 tháng đầu năm 2015 kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 17.08 tỷ USD, tăng
10.6% so với cùng kỳ năm 2014. Dự kiến 2015 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 27,5 tỷ
USD, tăng 11,3% so với năm 2014, tăng 73,7% so với năm 2011 (15,83 tỷ USD); tỷ
lệ nội địa hóa đạt 51%. Tốc độ tăng bình quân 5 năm: 14,74%/năm; đưa Dệt May trở
thành ngành có kim ngạch xuất khẩu cao thứ hai và đóng góp đáng kể vào kim ngạch
xuất khẩu chung của cả nước, duy trì được vị trí top 5 nước xuất khẩu dệt may hàng
đầu thế giới”(theo nguồn NCIF). Năm 2016, mục tiêu ngành đạt kim ngạch xuất
khẩu 31 tỷ USD, đến 2020 mục tiêu đưa kim ngạch xuất khẩu dệt may lên 45 – 50 tỷ
USD. Lao động toàn ngành Dệt May tính tại thời điểm cuối 2015 là 2,5 triệu người,
đến 2016 tăng lên 2,8 triệu và đạt 3,3 triệu lao động vào 2020.
Ngành Dệt May Việt Nam có thể tận dụng một số điểm mạnh, trước hết là từ
chính sách giảm thuế của nhà nước, trang thiết bị của ngành may mặc đã được đổi
mới và hiện đại hoá đến 90%. Các sản phẩm đã có chất lượng ngày một tốt hơn, và
được nhiều thị trường khó tính như Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản chấp nhận. Bên cạnh
đó, các doanh nghiệp dệt may đã xây dựng được mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với
nhiều nhà nhập khẩu, nhiều tập đoàn tiêu thụ lớn trên thế giới. Bản thân các doanh

nghiệp Việt Nam cũng được bạn hàng đánh giá là có lợi thế về chi phí lao động, kỹ
năng và tay nghề may tốt.
Trong những năm gần đây nhu cầu về những sản phẩm có nguồn gốc thiên
nhiên thân thiện với con người và môi trường ngày càng tăng cao, trong đó phải kể
đến tơ tằm, đây là sản phẩm dệt cao cấp từ thiên nhiên, có giá trị thương mại cao trên

Trần Thị Tuyết Hương

Khóa 2014B
-9-


Luận văn cao học

Ngành CN Vật liệu Dệt-May

thị trường trong nước và quốc tế. Các sản phẩm từ vải tơ tằm rất được ưa chuộng bởi
nhiều ưu điểm mà vật liệu này mang lại. Tuy nhiên sản lượng tơ tằm và vải tơ tằm ở
nước ta chưa cao và chưa đáp ứng được một số yêu cầu về chất lượng của thị trường
quốc tế, lại gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ tơ lụa Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc,
Ấn Độ. Hiện nay ở nước ta, đa số các cơ sở trồng dâu nuôi tằm là các hộ kinh doanh ở
quy mô nhỏ lẻ, chưa đáp ứng được nhu cầu về sản lượng và chất lượng cho ngành dệt
vải tơ tằm, các doanh nghiệp dệt lụa Việt Nam vẫn chưa hoàn thiện được về chất
lượng vải tơ tằm, nên chưa đáp ứng được thị trường cả trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó nguồn phế phẩm từ tơ tằm còn rất nhiều nên được tận dụng để sản
xuất ra vải đũi – một loại vải thời trang được ưa chuộng sử dụng cho may mặc thời
trang bởi những tính năng ưu việt có được từ tơ tằm mà giá thành lại thấp hơn tơ tằm.
Thách thức đặt ra cho các nhà doanh nghiệp sản xuất vải tơ tằm là phải tận
dụng nguồn phế phẩm từ tơ tằm để dệt vải đũi và nâng cao cả về chất lượng và số
lượng sản phẩm khắc phục một số nhược điểm về độ bền, độ co giãn và tính năng sử

dụng.
Vải đũi được dệt từ sợi đũi là phế phẩm của tơ tằm, những năm gần đây cũng
được ưa chuộng và sử dụng nhiều vì có ưu điểm xốp, nhẹ, mát, có khả năng hút ẩm,
nhả ẩm tốt, thân thiện với môi trường, phù hợp với khí hậu nhiệt đới, giá thành lại rẻ
hơn hơn nhiều so với tơ tằm.
Vì vậy, luận văn “Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mảnh sợi ngang đến một số
đặc trưng cơ lý của vải đũi” để xác định ảnh hưởng khi thay đổi độ mảnh sợi ngang
đến chất lượng độ bền của vải đũi. Luận văn áp dụng phương pháp nghiên cứu thực
nghiệm để đánh giá một số đặc trưng cơ lý như: khối lượng vải, độ bền kéo đứt, độ
giãn đứt, độ bền xé theo hướng dọc và hướng ngang, độ co sau giặt của vải nhằm tìm
ra mối tương quan giữa các thông số nghiên cứu, giúp nhà sản xuất nâng cao chất
lượng mặt hàng vải đũi.
Nghiên cứu này là cơ sở khoa học nhằm lựa chọn thông số độ mảnh sợi đũi để
dệt vải đũi phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Trần Thị Tuyết Hương

Khóa 2014B
-10-


Luận văn cao học

Ngành CN Vật liệu Dệt-May

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TƠ TẰM VÀ ĐŨI
1.1. Khái niệm về tơ tằm
1.1.1. Khái niệm [1] [5] [8]
Tơ tằm là một loại tơ do con sâu tằm ăn lá dâu nhả ra. Đây là một loại xơ thiên
nhiên dài liên tục (filament) được nhả từ tuyến tơ của con tằm ăn lá và chủ yếu lá dâu

chiếm đến 90%, ngoài ra còn có lá khác chỉ chiếm khoảng 10%. Tơ tằm có màu sắc từ
trắng đến vàng hoặc nâu, màu sắc của chúng phụ thuộc vào từng giống tằm và thức ăn
của chúng.
Đây là loại sợi cao cấp có nhiều tính chất đặc biệt hơn hẳn những loại sợi hóa
học hoặc sợi thiên nhiên khác. Tơ có độ bóng cao, nhẵn mịn, mềm mại, xốp, cách
nhiệt tốt lại dễ nhuộm màu, khi mặc mùa đông thì ấm, mùa hè thì mát. Vì thế vải tơ
tằm được sử dụng phổ biến và có giá trị kinh tế rất cao.
Nghề trồng dâu nuôi tằm đã ra đời từ rất lâu trên thế giới và ở Việt Nam đã
phát triển sớm ở các tỉnh Hà Nam Ninh, Hà Sơn Bình, Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh...đặc
biệt nhiều ở vùng Bảo Lộc Lâm Đồng, nơi có khí hậu và nhiều điều kiện thuận lợi để
phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm ươm tơ dệt vải.
Quá trình phát triển của dâu tơ tằm
+ Tằm là loại côn trùng biến thái hoàn toàn, vòng đời trải qua bốn giai đoạn
phát triển khác nhau là: trứng, tằm, nhộng, con ngài (Hình 1.1) và trải qua ba giai
đoạn biến thái là: trứng nở ra tằm, tằm hóa nhộng, nhộng hóa ngài (con bướm). Mỗi
giai đoạn đều đóng vai trò quan trọng trong đời sống con tằm, trong đó giai đoạn
nhộng (kén) cung cấp tơ cho ngành dệt. Sinh thái của tằm dâu: thích hợp với nhiệt độ
25-26 °C, 70-85%, thích ánh sáng mờ đều hoăc tối, cần không khí thông thoáng.
+ Cây dâu là loại cây lâu năm thân gỗ, có thể sống lâu năm, tuổi thọ 8-12
năm. Thân cành nhiều nhựa không gai, trên thân cành có nhiều mầm, mầm đỉnh, mầm
nách, khi cắt tỉa mầm có khả năng cho bật mầm. Lá hàng năm rụng vào mùa đông, rễ
ăn sâu và rộng 2–3 m, nhưng phân bố nhiều ở tầng đất 10–30 cm và rộng theo tán cây.
Là cây ưa ánh sáng thích hợp nhiệt độ 25-32 °C

Trần Thị Tuyết Hương

Khóa 2014B
-11-



Luận văn cao học

Ngành CN Vật liệu Dệt-May

a)

b)

(c)

(d)

Hình 1.1 Bốn giai đoạn của tằm.
(a) Trứng, (b) Tằm, (c) Nhộng (kén), (d) Con ngài.
+ Kén tằm: là vỏ bọc bên ngoài của nhộng tằm do những sợi tơ tạo nên từ chất
protein trong tằm chín giúp chống đỡ điều kiện ngoại cảnh và kẻ thù tự nhiên.
Cách đây hàng nghìn năm người ta đã khám phá sản xuất sợi tơ tằm từ kén
tằm, đó là kén tằm bị mềm đi trong nước nóng và các sợi tơ có thể được kéo ra, sợi to
mảnh, chắc dai, và đồng nhất có thể sản xuất ra vải đẹp và bền.
Đặc điểm chủ yếu kén ươm: màu sắc, hình dạng kén, kích thước, độ cứng, nếp
nhăn, trọng lượng kén, trọng lượng vỏ và tỷ lệ vỏ.
1.1.2. Phân loại tơ tằm [5] [7] [8] [12]
1.1.2.1 Phân loại:
+ Có nhiều loại tơ tằm tự nhiên, trong đó tằm ăn lá dâu chiếm 90% sản lượng
tằm trên thế giới. Ngoài ra còn có loại khác đó là tơ tằm ăn lá thầu dầu, lá sắn, lá sồi.
- Tằm dâu được phân chia và xác định giống có nguồn gốc: Nhật Bản, Trung
Quốc, Châu Âu, Ấn Độ trên cơ sở phân bố địa lý hoặc gọi theo tính hệ như: đơn
hệ, lưỡng hệ, đa hệ hoặc gọi giống thuần chủng, giống lai (lai đơn, lai kép).

Trần Thị Tuyết Hương


Khóa 2014B
-12-


Luận văn cao học

Ngành CN Vật liệu Dệt-May

- Tằm thầu dầu lá sắn thuộc loại tằm nhỏ ăn lá thầu dầu và lá sắn. Nó tạo ra tơ
thô, kén không thích hợp cho ươm tơ, do đó nó thường được dùng để nấu và kéo sợi.
+ Loại tằm phổ biến như tằm dâu còn được phân loại trên cơ sở phân bố địa lý
hoặc theo số lứa có thể nuôi trong một năm ở điều kiện tự nhiên như là tằm đơn hệ,
tằm lưỡng hệ hoặc tằm đa hệ.
- Giống tằm đơn hệ (tằm một lứa).
Có đặc điểm là chỉ thích nghi với nhiệt độ ẩm thấp và phát triển kéo dài, trong
một năm chỉ nuôi được một lứa tằm. Kén to, cho tơ nhiều khối lượng trung bình 1,8 –
2g, chiều dài tơ kén đến 100 – 1500m, rất thích hợp ươm trên máy ươm tự động. Đòi
hỏi kỹ thuật chăn nuôi cao, sức chịu đựng với ngoại cảnh yếu.
- Giống tằm lưỡng hệ (tằm hai lứa).
Chủ yếu phát triển vùng ôn đới, giống tằm này năng suất kém hơn tằm đơn hệ,
nhưng sức chống bệnh mạnh hơn. Cho kén có khối lượng 1,4 – 1,6g, chiều dài 800 –
1000m. Thường được dùng làm đối tượng lai với giống tằm đơn hệ để tạo giống tằm
lưỡng hệ cho nhiều tơ, phẩm chất tốt và năng suất cao hơn. Kén tằm to hơn, có khả
năng ươm trên các máy ươm tự động định sợi hoặc định kén. Tằm lưỡng hệ có tính
ngủ đông nhưng ngắn hơn giống đơn hệ.
- Giống tằm đa hệ (tằm nhiều lứa).
Là giống tằm một năm sinh đẻ nhiều lứa, thường được nuôi nhiều ở các vùng
nhiệt đới. Chu kỳ phát triển ngắn. Có thể nuôi được 7÷8 lứa trong một năm. Tơ ít và
chất lượng kém so với tằm lưỡng hệ. Đặc điểm nổi bật là sức sống mạnh, chịu nóng

giỏi.
Giống tằm đa hệ lại chia ra hai loại: tằm cho kén vàng và tằm cho kén trắng. Ở
Việt Nam các giống tằm của ta chủ yếu thuộc giống đa hệ, có ưu điểm là đã thích ứng
với điều kiện khí hậu nhiệt đới, có sức đề kháng cao, ít bị bệnh, dễ nuôi, sợi tơ nhỏ và
dai nhưng có một số nhược điểm như: kén nhỏ, sợi tơ ngắn. Khối lượng trung bình
1 – 1,2g, chiều dài tơ 1 – 12g.
Tơ tằm thường được dùng để dệt ra các mặt hàng vải vóc có giá trị sử dụng và
kinh tế cao như: các loại lụa, gấm, vóc, the,… sử dụng nhiều trong may mặc thời

Trần Thị Tuyết Hương

Khóa 2014B
-13-


Luận văn cao học

Ngành CN Vật liệu Dệt-May

trang. Ngoài ra tơ tằm còn được dùng trong các ngành công nghiệp, quốc phòng và y
học…
Bên cạnh đó các phế phẩm từ tơ tằm còn được tận dụng để sản xuất ra các loại
vải đũi từ cao cấp đến thông thường, đây cũng là loại vải được ưa chuộng và sử dụng
nhiều vì ưu điểm mềm mại, mát thoáng, thấm hút tốt, dễ sử dụng hơn tơ tằm và có giá
thành thấp hơn tơ tằm.
Một số loại tơ tằm phổ biến trên thị trường với tên thương mại như sau:
- Tơ tằm Mulberry: Là tơ được nhả ra bởi con tằm từ loại tằm chỉ ăn lá dâu.
chiếm gần 90% sản lượng tơ thế giới. Loại tơ này có màu sắc trắng ngà, óng mượt
đẹp mắt, sợi tơ mảnh, dài và bền. (Hình 1.2).


Hình 1.2: Tằm Mulberry
- Tơ tằm Tasar: Là tơ tạo ra bởi giống tằm ăn lá của một số loại cây thường
mọc ở Nam Châu Á như cây Asan, Arjun, cây sồi v.v.... Tơ của loại tằm này thường
có màu tối hơn, ít bóng hơn tơ tằm Mulberry.(Hình 1.3).

Hình 1.3: Tơ tằm Tasar
- Tơ tằm Eri: Là tơ được tạo ra từ tằm dại, là loại tằm ăn lá thầu dầu, lá đậu;
tằm cho kén nhỏ, màu nhạt hoặc không đều màu. Tơ tương đối mảnh và mượt hơn các
loại tơ tằm dại khác (Hình 1.4).

Trần Thị Tuyết Hương

Khóa 2014B
-14-


Luận văn cao học

Ngành CN Vật liệu Dệt-May

Hình 1.4: Tơ tằm Eri
- Tơ tằm Muga: Là tơ được tạo ra bởi loại tằm này ăn lá thơm của cây Som và
cây Soalu mọc nhiều ở Ấn Độ. Tơ của loại tằm này có màu vàng, thô và bền hơn tơ
Eri hay Tasar, (Hình 1.5).

Hình 1.5: Tơ tằm Muga
1.1.3. Đặc điểm cấu tạo tơ tằm: [1] [7] [12]
Tơ tằm là dạng xơ thiên nhiên mạch thẳng có nguồn gốc từ động vật, cấu trúc
đồng trùng hợp. Mỗi sợi tơ ban đầu do con tằm nhả ra gồm hai sợi song song với
nhau. Tơ có 70% là các acid amin phân tử nhỏ ít phức tạp, nằm sát nhau tạo nên dạng

cấu trúc tinh thể, do đó tơ rất bền.
Thành phần cấu tạo hóa học của tơ sống là:
 Fibroin: 70 – 80%.
 Xerixin: 20 -30%
 Tạp chất: 1 – 2%

Trần Thị Tuyết Hương

Khóa 2014B
-15-


Luận văn cao học

Ngành CN Vật liệu Dệt-May

Hình 1.6. Cấu tạo tơ tằm
Phần giá trị của tơ sống là các tơ đơn có cấu tạo từ fibroin, còn xirexin là chất
keo dính 2 tơ đơn lại với nhau, trong quá trình nhả tơ keo này sẽ bị hòa tan trong quá
trình ươm tơ. Tơ sống còn chứa một số hợp chất hòa tan trong ete và rượu etylic, một
lượng nhỏ khoáng chất và chất màu .
Tơ tằm có chiều dài từ 300 - 1.600 mét tùy vào giống tằm, sợi tơ mảnh, bề mặt
trơn nhẵn, đều trên suốt chiều dài của tơ. Mặt cắt ngang của tơ có hình tam giác với
các cạnh bo tròn.
Trong bốn loại tơ tằm phổ biến là Mulberry, Tasar, Eri, Muga thì tơ tằm
Mulberry (tằm ăn lá dâu) có độ mảnh nhỏ nhất, tiếp đó là tơ tằm Eri, Tasar, Muga. Tơ
tằm Mulberry có mật độ cao nhất và mặt cắt ngang gần giống với hình tam giác cân
hơn so với các loại tơ tằm còn lại (Hình 1.7).

a


b)

c

d
Hình 1.7. Mặt cắt ngang của tơ tằm.
(a) Mulberry, (b) Muga, (c) Eri, (d) Tasar.

Trần Thị Tuyết Hương

Khóa 2014B
-16-


Luận văn cao học

Ngành CN Vật liệu Dệt-May

a)

b

c)

d)
Hình 1.8. Bề mặt của tơ tằm.

(a) Mulberry, (b) Muga, (c) Eri, (d) Tasar
1.1.4. Một số tính chất của tơ tằm

Bảng 1.1. Một số tính chất cơ lý hóa của tơ tằm
Độ
ẩm
chuẩn
(%)

9 -11

Độ
giãn
đứt
(%)

Độ
dày
(mm)

7 -10

0,30,4

Độ bền Khối
tương
lượng
đối
riêng
(cN/tex) (g/cm3)

30-34


1,25 –
1,37

Tính
chịu
nhiệt

Tác
dụng
với
nhiệt

Tác
dụng
với
kiềm/
oxy
hóa

Cao

Tương
đối
bền

Nhạy
cảm

Cảm
giác

sờ
tay

Tác
dụng
ánh
sáng

Dễ
chịu

Kém
bền

1.1.4.1. Tính chất vật lý: [10] [11]
- Tỷ trọng và tỷ nhiệt của tơ
Tỷ trọng của tơ : 1,3÷1,45; tùy theo hàm lượng keo chứa trong nó và khả năng
hút ẩm hoặc hút các khí khác mà thay đổi.
Tỷ nhiệt của tơ : 0,353÷0,375. Giữa fibrôin và keo tơ xêrixin tỷ nhiệt cũng
khác nhau: fibroin: 0,357; xerixin: 0,387.

Trần Thị Tuyết Hương

Khóa 2014B
-17-


Luận văn cao học

Ngành CN Vật liệu Dệt-May


- Độ bền và độ giãn.
Tơ tằm là một loại sợi có độ bền và độ giãn tương đối lớn (khi so sánh cùng
một lực kéo trên một đoạn sợi có cùng diện tích). Trong mỗi đơ-niê của tơ chịu được
lực kéo trên dưới 3,5 gam, độ giãn đứt nói chung từ 13÷23%.
Tùy từng giống tằm độ bền, độ giãn sẽ khác nhau. Trong điều kiện khí hậu bên
ngoài quá ẩm ướt tơ sẽ hút ẩm nhiều, nước sẽ xâm nhập vào trong tơ làm giảm lực
liên kết giữa các phân tử độ dai bị giảm theo. Khi tơ có tỷ lệ hồi ẩm 6÷8% thì có sức
bền đứt cao nhất, tỷ lệ hồi ẩm cao, độ bền đứt giảm, độ giãn tăng. Khi nhiệt độ cao
cũng làm cho độ giãn, độ dai của tơ giảm xuống.
- Khả năng hút ẩm và chịu nóng của tơ tằm
Tơ tằm có khả năng hút ẩm và nhả ẩm rất lớn, trong điều kiện bình thường tỷ
lệ hồi ẩm của nó: 11÷16%, tùy theo độ ẩm tương đối bên ngoài mà tăng lên, lượng hút
ẩm cao nhất có thể lên tới 30%.
Khả năng chịu nóng của tơ tằm khá cao, khi nhiệt độ tăng tới 110oC bề ngoài
của nó không thay đổi. Tăng tiếp lên 130oC kéo dài thời gian tác dụng thì màu tơ bị
xấu đi, khi tăng tới 175oC dù tơ chỉ bị tác dụng một giờ thì sau lúc lấy ra để một ngày
đêm cũng không hồi phục được lượng hút ẩm ban đầu, lúc đó sức dai giảm 15%, độ
giãn giảm 20%. Ở nhiệt độ 200oC, thì sau 5 phút màu tơ từ trắng biến thành vàng
nhạt, khi tăng nhiệt độ quá 250oC thì sau 15 phút tơ biến thành màu đen xám, lúc tới
280oC thì bốc cháy.
1.1.4.2.Tính chất hóa học của tơ [5], [7].
Qua thí nghiệm kén thì có kết quả như sau: [5]
Bảng 1.2. Thành phần các chất có trong kén tằm
Thành phần

Tỷ lệ

Fi-brô-in


72÷81%

Xê-ri-xin

19÷28%

Sáp, dầu mỡ

0,8÷1%

Khoáng chất

1÷1,4%

Hợp chất hydrat các-bon

rất ít.

Trần Thị Tuyết Hương

Khóa 2014B
-18-


Luận văn cao học

Ngành CN Vật liệu Dệt-May

Bảng 1.3. Thành phần fi-brô-in và xê-ri-xin trong tơ
Cac-bon


Hy-drô

O-xy

Ni-tơ

Lưu huỳnh

(C)

(H)

(O)

(N)

(S)

Fi-brô-in

48÷49

6,4÷6,5

26÷27,5

17,3÷18,0




Xê-ri-xin

44,3÷46,2

5,7÷6,4

Chất (%)
Loại

16,4÷18,3 30,3÷32,5

0,15

Qua thí nghiệm cho thấy trong tơ tằm có đến 70- 80% là fi-brô-in
Chỉ có khoảng 20% là xê-ri-xin.
Có 2 loại: Xê-ri-xin A dễ tan trong nước và xê-ri-xin B khó tan trong nước.
Nhận xét: phía ngoài sợi tơ đơn thì xê-ri-xin A có nhiều, càng vào trong càng
ít đi, cuối cùng chỉ có xê-ri-xin B.
Khi gặp nhiệt độ cao xê-ri-xin A biến thành xê-ri-xin B, Giữa mỗi con kén thì
lượng xêrixin cũng thay đổi khác nhau, càng vào trong lượng xê-ri-xin càng ít. Kén
vàng chứa nhiều xê-ri-xin hơn kén trắng.
- Tác dụng của axít đối với tơ
Tơ tằm kém bền với axít, tuy nhiên sức đề kháng của xơ thực vật có thể dùng
axít làm thuốc thử để xem xơ thuộc loại nào. Tuy sức đề kháng với axít có lớn nhưng
nếu nồng độ và nhiệt độ tăng sẽ làm cho tơ nở to và dần bị hòa tan.
Các loại axít vô cơ có nồng độ đậm đặc tác dụng đối với tơ mạnh hơn.
Ví dụ: H2SO4, HCl đặc,… đều có thể hòa tan tơ.
- Tác dụng của kiềm
Tơ tằm bị hòa tan hoàn toàn trong dung dịch (Cu(NH3)4 (OH)2.

Dung dịch kiềm loãng có khả năng hòa tan Xerixin không ảnh hưởng tới
fibrôin, nhưng dung dịch kiềm đặc thì có tác dụng mạnh tới sợi tơ, nghĩa là nếu trị số
pH cao, nhiệt độ cao, thời gian tác dụng kéo dài thì tơ bị phá hủy nhiều.
- Tác dụng của oxy hóa
Đối với các chất oxy hóa tính chịu đựng của xerixin trong không khí tương đối
mạnh, trong đó xerixin A mạnh hơn loại xerixin B, ở điều kiện bình thường tác dụng

Trần Thị Tuyết Hương

Khóa 2014B
-19-


Luận văn cao học

Ngành CN Vật liệu Dệt-May

oxy hóa chậm hơn, nhiệt độ tăng lên tác dụng cũng tăng theo. Tơ sau chuội, tẩy thì cốt
tơ dễ bị nguy hại.
Tùy theo từng tính chất của loại kén mà độ bền với chất oxy hóa cũng thay đổi.
Kén tốt sức chịu đựng dưới tác dụng của oxy hóa sẽ mạnh hơn loại kén không tốt. Do
tính chất này mà sẽ quyết định thời gian dự trữ kén dài hay ngắn (loại nhiều keo B thì
thời gian không để dài ngày, phải tranh thủ ươm trước).
- Tác dụng của nhiệt đối với tơ
Khi tơ bị tác dụng nhiệt kéo dài, xê-ri-xin A biến sang xê-ri-xin B càng nhiều,
cấu tạo của những hạt an-buy-min trong keo tơ cũng thay đổi đi. Vì xê-rix-in A có
dạng vô định hình, xêrixin B bên cạnh dạng vô định hình còn có dạng dây do vậy kém
hòa tan trong nước ươm. Thông thường ta thấy kén tươi ươm dễ hơn kén khô.
- Tác dụng của ánh sáng đối với tơ
Khả năng chịu tác dụng ánh sáng của tơ tằm không cao, đặc biệt là tia tử ngoại

đó là vì axít amin hấp thụ tia tử ngoại làm giảm lực liên kết giữa các phân tử gây tác
hại đến tơ.
Khi chịu tác động nhiều từ ánh nắng mặt trời, xơ dễ bị ố vàng và giảm độ bền,
giãn, giảm độ mềm mượt, trở nên cứng và giòn.
- Tác dụng với vi sinh vật
Tơ tằm có nguồn gốc protein nên rất kém bền với các loại vi sinh vật, vi khuẩn
và nấm mốc. Đây cũng là nhược điểm của tơ tằm , ảnh hưởng đến quá trình sử dụng
và bảo quản.
1.2. Vải đũi
1.2.1. Khái niệm
Vải đũi là được dệt từ sợi đũi là phế liệu của quá trình ươm tơ dệt lụa tơ tằm.
Vải đũi những năm gần đây được ưa chuộng và sử dụng nhiều vì có ưu điểm xốp,
nhẹ, mát, có khả năng hút ẩm, nhả ẩm tốt, thân thiện với môi trường, phù hợp với khí
hậu nhiệt đới, giá thành lại rẻ phù hợp với ngành thời trang may mặc.
1.2.2. Phân loại:
Phế liệu của tơ tằm phân ra 2 loại chính:
- Lẫn ít tạp chất và có lượng tơ cao.
Trần Thị Tuyết Hương

Khóa 2014B
-20-


Luận văn cao học

Ngành CN Vật liệu Dệt-May

- Nhiều tạp chất, chất lượng tơ thấp.
- Phế liệu gồm các loại: Áo nhộng, vỏ kén, kén đôi, kén thủng, kén tan.
- Ngoài ra còn các tơ vụn, tơ phế khác.

1.2.3. Kỹ thuật kéo sợi đũi
1.2.3.1. Khái niệm:
Kéo sợi đũi là một ngành kéo sợi mà nguyên liệu là phế liệu của quá trình nuôi
tằm xe tơ dệt lụa.
Phế liệu của quá trình nuôi tằm ươm tơ dệt lụa có tỉ lệ rất cao, vì việc ươm tơ
chỉ được 40% còn lại tới 60% là phế liệu nên khả năng dùng để kéo sợi rất lớn, do đó
kéo sợi đũi là công đoạn cần thiết để tận dụng phế liệu từ tơ tằm. Sợi đũi cũng như sợi
tơ, được sử dụng dệt các sản phẩm cao cấp: nhung, lụa, lĩnh, the, đoạn. Chi số có thể
từ 100/1 đến 300/1. Khi dệt hàng đăng ten trang trí ít khi dùng các loại chi số cao,
thường dùng N 100 – 200, đơn hoặc xe. Dệt tất cũng sử dụng tơ tằm hoặc sợi đũi , N
< 100.
1.2.3.2. Kỹ thuật
+ Kỹ thuật ươm tơ kéo sợi đũi thủ công.
- Là quá trình xử lý kén, kén mua về ngâm vào nước 3 giờ, vắt sạch nước,
nước ngâm và vắt từ nước kén ra gọi là nước cốt, nước này phải giữ lại để sau ngâm
kén lần nữa
- Đun sôi vài phút, thấy kén thấm đều là được. Kén luộc xong, vắt kiệt nước
thả vào nồi nước cốt, ngâm một đêm thì kén chín, kén chín vừa kéo trơn và nhẹ tay.
- Công đoạn kéo sợi người ngồi trên ghé thấp, trước một cái chậu sành đầy
nước và kén, dùng hai tay ngâm trong nước để kéo sợi.
- Kéo xong một mẻ dùng giằng sợi cuộn lại thành từng con cho lên sào phơi,
mỗi con sợi tương đương khoảng 100g.
- Sợi đũi trước khi đưa lên khung dệt phải gia công qua nhiều khâu:
Ngâm sợi vào hồ (gạo) một đêm, sớm hôm sau vớt vào thùng chứa, trộn kỹ với hồ
(cơm nguội), gọi là giáo sợi. Khi thấy cơm nhuyễn với sợi như thế là được mang sợi
xâu từng con vào sào phơi ngoài nắng, đập vài lượt để các sợi đũi tách rời nhau. Đợi
sợi khô quàng lên xa, cuộn vào các ống, gọi là đánh ống, đánh suốt.
Trần Thị Tuyết Hương

Khóa 2014B

-21-


Luận văn cao học

Ngành CN Vật liệu Dệt-May

Hình 1.9. Quá trình nấu kén xe sợi và đánh ống
* Trong kéo sợi đũi, người ta sử dụng (phân chia) thành 3 hệ kéo sợi khác nhau:
- Hệ kéo sợi đũi mảnh
- Hệ kéo sợi đũi trung bình
- Hệ kéo sợi đũi thô
Ba hệ có đặc điểm:
- Thiết bị rất khác nhau.
- Phế liệu hệ 1 chuyển sang hệ 2, phế liệu hệ 2 chuyển sang hệ 3.
- Ba hệ này có quan hệ chặt chẽ trong quá trình sản xuất.
a. Hệ kéo sợi đũi mảnh
Đầu tiên phải phân loại phế liệu, từ đó xác định khả năng xử lý và thiết bị xử lý
Khử keo
Các băng xơ nối với nhau – vê lại tạo thành cúi
Hệ kéo sợi đũi mảnh kéo ra các sợi đũi từ 140 đến 300D và cao hơn
Hệ kéo sợi đũi mảnh gồm các công đoạn sau đây:
- Nghiệm thu phế liệu
- Khử keo
- Chuẩn bị tơ để chải gồm 2 bước:
Bước 1: Xé tơi phế liệu tơ (máy xé).
Bước 2: Cắt tơ thành chùm (máy cắt chùm tơ).

Trần Thị Tuyết Hương


Khóa 2014B
-22-


Luận văn cao học

Ngành CN Vật liệu Dệt-May

SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ KÉO
ĐŨI SỢI MẢNH

Phân loại phế liệu tơ (nguyên liệu
kéo sợi) Xử lý ban đầu các loại phế
liệu tơ

Xé phế liệu
(Máy xé)
PHẾ LIỆU XẤU ĐƯA VỀ XỬ LÝ LẠI TỪ MÁY CẮT.
(Sau đó được đưa vào các máy chải II trở đi)

Cắt chùm tơ
(Máy cắt)

II

II

II

Chải tơ


Chải tơ

Chải tơ

(Máy chải I)

(Máy chải II)

(Máy chải III)

I

Làm nguyên
liệu cho kéo
túi sợi T/ b

Chải tơ
(Máy chải IV)

SẢN PHẨM TỐT CỦA MÁY CHẢI.
CÁC CHÙM TƠ TRONG TẤM TRƯỚNG

Làm đều

Làm băng xơ

(Máy Ghép I.
II)


(Máy làm băng
xơ)

Kéo nhỏ

Kéo nhỏ

(Cúi sợi thô)

(cúi sợi thô)

Kéo sợi con

Ống đậu xe

Các khâu
cần xử lý

I. Phế liệu được cắt ra từ các thanh kim
II. Phế liệu được lấy ra từ các thùng chải

SẢN PHẨM CUỐI CÙNG
(SỢI ĐƠN, SỢI XE…)

Hình 1.10: Quy trình công nghệ kéo đũi sợi mảnh
Trần Thị Tuyết Hương

Khóa 2014B
-23-



Luận văn cao học

Ngành CN Vật liệu Dệt-May

Chải tơ (dùng máy chải tròn) tạo ra các chùm tơ.
Tạo thành băng tơ (máy làm băng tơ).
Tạo cúi liên tục: Dùng máy ghép.
Kéo sợi: Có thể dùng máy kéo sợi con hoặc máy kéo sợi thô.
Xe tơ.
Chỉnh thành cuộn (thương phẩm).
Các bước công nghệ chi tiết.
+ Nghiệm thu và phân loại.
- Phế liệu có nhiều loại khác nhau phải tách riêng từng loại.
- Phân loại để có biện pháp xử lý thích hợp.
+ Khử keo
Trong tơ phế còn 20 -30% keo, chúng làm cho tơ bết dính, vì vậy muốn tách
tơ phải khử keo.
Có 3 phương pháp khử keo:
- Bằng vi sinh
- Bằng hóa sinh
- Phối hợp vi sinh hóa sinh
+ Phương pháp khử bằng vi sinh: phun nhũ, ủ, nhờ tác dụng của vi sinh phá
hủy, sau thời gian với chế độ thích hợp nhiệt độ từ 30 - 40 độ C thời gian 6 - 10 ngày
sau đó giặt sấy.
+ Phương pháp hóa sinh: được dùng nhiều hơn, nấu dung dịch xà phòng +
NaOH (tạo môi trường kiềm nhẹ), sau đó giặt sấy.
Chế độ nấu nhẹ : Tạo độ pH 9 - 10,5, nhiệt độ nấu 80 - 100 độ C, thời gian 1h
đến 1h30 phút.
+ Phương pháp kết hợp: được nấu nhẹ, ủ ngắn khoảng 24 đến 28 giờ.

Sau khi thực hiện quá trình tẩy keo nên ủ 1 thời gian rồi mới sang công đoạn
tiếp theo.
Yêu cầu chất lượng sau khi ủ keo:
- Tơ có độ tinh khiết cao, đồng màu, bóng mịn và chín đều.
- Lượng keo còn lại

< 2%.

Trần Thị Tuyết Hương

Khóa 2014B
-24-


Luận văn cao học

Ngành CN Vật liệu Dệt-May

- Xà phòng còn lại

< 2%.

- Lượng tạp chất

< 2%.

- Chất béo còn lại mức

<1%.


- Để tăng khử tạp chất có thể cacbon hóa giống xơ len, ngâm trong dung dịch
axit sunfuric nồng độ 5%, bỏ ra và sấy khô. Dưới tác dụng của axit, tạp bẩn hóa than
và dễ được loại trừ ở khâu tiếp theo.
- Tạp bẩn hóa than còn lại 0,2 - 0,3%
- Sau khử keo có giặt và sấy khô, độ ẩm còn w = 6 - 7%, để tơ tằm gia công
công đoạn sau thuận lợi phải tăng w= 11 - 17%
Vì vậy, trước khi chải nên phun nhũ cho tơ
+ Xé tơi tơ phế
Để xé tơi tơ phế, người ta dùng máy xé, máy có tác dụng sau: phân tách tơ, tạo
cho khả năng song song và tương đối tơi của tơ.
Bứt đứt các tơ quá dài
Làm sạch tạp chất tạo thành một đệm xơ có chiều dài nhất định để dùng qua
máy xé

Hình 1.11: Sơ đồ công nghệ máy xé phế liệu tơ
Cấp vào phên 1 lượng xơ 300 – 400g. Chỉ cấp 1 lần, chải đều, xơ được cấp vào
3 thùng, thùng 3 cùng trục chải 6 phân chải chùm xơ. Lượng xơ được chải trên thùng
3 thành nhiều lớp, sau khi lượng xơ cấp vào ở phên được chải hết, người ta dùng máy
bứt đứt lớp xơ trên mặt thùng theo đường sinh của thùng, đẩy 1 đầu xơ vào thùng 8
quay ngược thùng, lớp xơ sẽ được đẩy ra. Ta có đệm xơ dài bằng chu vi thùng
(khoảng hơn 1 m). Hình 1.11

Trần Thị Tuyết Hương

Khóa 2014B
-25-


×