Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng xử lý kiềm đến một số tính chất cơ lý của vải bông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 73 trang )

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Nhật Trinh, ngƣời đã
trực tiếp hƣớng dẫn và giúp đỡ tận tình từ định hƣớng đề tài, tổ chức thực
nghiệm đến quá trình viết và hoàn thiện luận văn.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn tới ThS Cao Thị Hoài Thủy, ngƣời đã tham
gia hƣớng dẫn tác giả thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo Viện Dệt may –
Da giày & Thời trang, các thầy cô giáo bộ môn Công nghệ dệt, bộ môn Vật
liệu – Hóa dệt trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi
để tác giả hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cám ơn ban giám đốc Công ty TNHH Một
Thành Viên Dệt Kim Đông Xuân và các đồng nghiệp của tôi đã động viên
và tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập.
Do trong quá trình làm luận văn tác giả vẫn còn nhiều hạn chế nên luận
văn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận đƣợc sự đóng
góp ý kiến của các thầy cô giáo và các nhà khoa học.
Hà Nội, tháng 05 năm 2016
Tác giả luận văn

NGUYỄN VĂN HẢI

Nguyễn Văn Hải

1

Khóa 2013B



Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả thực nghiệm nêu trong luận văn là do tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn
khoa học của PGS.TS Nguyễn Nhật Trinh. Các số liệu, kết quả nghiên cứu
là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Hải

Nguyễn Văn Hải

2

Khóa 2013B


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. 1
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ 2
MỤC LỤC ........................................................................................................ 3

DANH MỤC HÌNH VỄ, ĐỒ THỊ .................................................................. 6
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................. 8
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................ 10
CHƢƠNG I TỔNG QUAN VỀ XƠ BÔNG ............................................... 12
1.1 Lịch sử phát triển và cấu tạo hóa học xơ bông..................................... 12
1.1.1. Lịch sử phát triển xơ bông .................................................................... 12
1.1.2. Thành phần, cấu tạo và tính chất của xơ bông ...................................... 13
1.1.3. Cấu tạo và tính chất của xenlulo ........................................................... 19
1.1.4. Tính chất chủ yếu của xenlulo bông ..................................................... 22
1.1.4.1. Độ bền nhiệt ....................................................................................... 22
1.1.4.2. Độ bền với tác dụng axit .................................................................... 23
1.1.4.3. Độ bền với tác dụng của kiềm ............................................................ 23
1.1.4.4. Độ bền với tác dụng của chất khử và chất oxy hóa ........................... 24
1.1.4.5. Khả năng tham gia vào phản ứng ete và este hóa ............................. 24
1.1.4.6. Khả năng hút ẩm, trương nở và hòa tan ............................................ 25
1.1.4.7. Tác dụng của vi khuẩn và nấm mốc ................................................... 25
1.1.4.8. Khả năng nhuộm màu ........................................................................ 26
1.1.4.9. Tính dễ nhàu của vải từ sợi xenlulo ................................................... 26
1.2 Ảnh hƣởng của nồng độ, nhiệt độ và thời gian đến quá trình xử lý
kiềm sợi bông ................................................................................................. 26
1.2.1. Ảnh hƣởng của của nồng độ kiềm ........................................................ 26

Nguyễn Văn Hải

3

Khóa 2013B


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội


Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

1.2.2. Ảnh hƣởng của nhiệt độ ........................................................................ 27
1.2.3. Ảnh hƣởng của thời gian ....................................................................... 27
1.3 Phƣơng pháp xử ký kiềm vải bông ........................................................ 29
1.3.1. Mục đích................................................................................................ 29
1.3.2. Sự thay đổi các tính chất cơ lý vải sau khi xử lý bằng kiềm ................ 30
KẾT LUẬN CHƢƠNG I ................................................................................ 34
CHƢƠNG II ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG & PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 35
2.1 Đối tƣợng nghiên cứu.............................................................................. 35
2.2 Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 36
2.2.1. Xử lý kiềm vải bông .............................................................................. 36
2.2.2. Xác định các tính chất cơ lý vải bông sau xử lý kiềm .......................... 36
2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................ 36
2.3.1. Phƣơng pháp lấy mẫu thí nghiệm.......................................................... 36
2.3.2. Phƣơng pháp xử lý kiềm ....................................................................... 38
2.3.3. Phƣơng pháp xác định tính chất cơ lý ................................................... 40
2.3.3.1. Phương pháp xác định khối lượng vải ............................................... 40
2.3.3.2. Phương pháp xác độ co dọc và co ngang của vải .............................. 42
2.3.3.3. Phương pháp xác định độ thoát hơi nước của vải ............................. 43
2.4 Phƣơng pháp xử lý số liệu thực nghiệm ................................................ 45
KẾT LUẬN CHƢƠNG II ............................................................................... 46
CHƢƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .................... 47
3.1. Kết quả thí nghiệm độ thay đổi khối lƣợng diện tích của vải bông .. 47
3.1.1. Phƣơng án thay đổi nhiệt độ xử lý ........................................................ 48
3.1.2. Phƣơng án thay đổi nồng độ xử lý ........................................................ 51
3.1.3. Phƣơng án thay đổi thời gian xử lý ....................................................... 54
3.2 Kết quả thí nghiệm đô co của vải bông ................................................. 57


Nguyễn Văn Hải

4

Khóa 2013B


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

3.2.1. Phƣơng án thay đổi nhiệt độ .................................................................. 58
3.2.2. Phƣơng án thay đổi nồng độ .................................................................. 59
3.2.3. Phƣơng án thay đổi thời gian ................................................................ 61
3.3 Kết quả thí nghiệm độ thoát hơi nƣớc của vải bông............................ 63
3.3.1. Phƣơng án thay đổi nhiệt độ .................................................................. 64
3.3.2. Phƣơng án thay đổi nồng độ .................................................................. 65
3.3.3. Phƣơng án thay đổi thời gian ................................................................ 67
KẾT LUẬN .................................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 72
PHỤ LỤC ...........................................................................................................

Nguyễn Văn Hải

5

Khóa 2013B



Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

TÊN HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

STT

TRANG

1

Hình 1.1: Quả bông

12

2

Hình 1.2: Cấu tạo và bản chất hóa học của xơ bông

15

3

Hình 1.3: Cấu trúc vi mô của xenlulo

18


4

Hình 1.4 Công thức cấu tạo hóa học của xenlulo

18

5

Hình 1.5: Sự thay đổi tiết diện của xơ bông trong quá trình
xử lý kiềm

31

6

Hình 1.6: Cấu trúc tế bào xenlulo I và xenlulo II

31

7

Hình 1.7: Hình dáng và tiết diện ngang xơ bông trƣớc và
sau khi xử lý kiềm

32

8

Hình 2.1: Kiểu dệt thoi vân điểm vải 100% bông


35

9

Hình 2.2: Sơ đồ cắt mẫu thí nghiệm độ giảm khối lƣợng
của vải bông

37

10

Hình 2.3: Sơ đồ cắt mẫu thí nghiệm độ co dọc và co ngang
của vải bông

37

11

Hình 2.4: Sơ đồ cắt mẫu thí nghiệm độ thoát hơi nƣớc vải
bông

38

12

Hình 2.5: Tủ điều hòa mẫu

39

13


Hình 2.6: Kích thƣớc mẫu vải

41

14

Hình 2.7: Cân điện tử

41

15

Hình 2.8: Kích thƣớc mẫu vải thí nghiệm

43

16

Hình 2.9: Cốc đặt mẫu trên thiết bị đo độ thoát hơi nƣớc

43

17

Hình 2.10: Bình thủy tinh chân không

44

18


Hình 3.1: Độ tăng khối lƣợng diện tích vải 100% bông khi
nhiệt độ xử lý kiềm thay đổi

50

19

Hình 3.2: Độ tăng khối lƣợng diện tích vải 100% bông khi
nồng độ xử lý kiềm thay đổi

53

Nguyễn Văn Hải

6

Khóa 2013B


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

20

Hình 3.3: Độ tăng khối lƣợng diện tích vải 100% bông khi
thời gian xử lý kiềm thay đổi

56


21

Hình 3.4: Độ co dọc và co ngang của vải 100% bông khi
nhiệt độ xử lý kiềm thay đổi

59

22

Hình 3.5: Độ co dọc và co ngang của vải 100% bông khi
nồng độ xử lý kiềm thay đổi

60

23

Hình 3.6: Độ co dọc và co ngang của vải 100% bông khi
thời gian xử lý kiềm thay đổi

62

24

Hình 3.7: Độ thoát hơi nƣớc vải 100% bông khi nhiệt độ
xử lý thay đổi

65

25


Hình 3.8: Độ thoát hơi nƣớc vải 100% bông khi nồng độ
xử lý thay đổi

66

26

Hình 3.9: Độ thoát hơi nƣớc vải 100% bông khi thời gian
xử lý thay đổi

68

Nguyễn Văn Hải

7

Khóa 2013B


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

DANH MỤC BẢNG BIỂU

TÊN BẢNG BIỂU

STT


TRANG

1

Bảng 1.1: Sự phân bố xenlulo và tạp chất ở xơ bông

14

2

Bảng 1.2: Thành phần xơ bông theo thời gian sinh trƣởng

19

3

Bảng 2.1: Bảng thông số kỹ thuật vải 100% bông

35

4

Bảng 3.1: Khối lƣợng diện tích mẫu vải 100% bông trƣớc
khi xử lý kiềm

49

5

Bảng 3.2: Khối lƣợng diện tích mẫu vải 100% bông sau

khi xử lý kiềm

49

6

Bảng 3.3: Độ tăng khối lƣợng diện tích mẫu vải 100%
bông khi nhiệt độ xử lý kiềm thay đổi (%)

50

7

Bảng 3.4: Khối lƣợng diện tích mẫu vải 100% bông trƣớc
khi xử lý kiềm

52

8

Bảng 3.5: Khối lƣợng diện tích mẫu vải 100% bông sau
khi xử lý kiềm

52

9

Bảng 3.6: Độ tăng khối lƣợng diện tích mẫu vải 100%
bông (%)


52

10

Bảng 3.7: Khối lƣợng diện tích mẫu vải 100% bông trƣớc
khi xử lý kiềm

54

11

Bảng 3.8: Khối lƣợng diện tích mẫu vải 100% bông sau
khi xử lý kiềm

55

12

Bảng 3.9: Độ tăng khối lƣợng diện tích mẫu vải 100%
bông (%)

55

13

Bảng 3.10: Độ co dọc và co ngang của vải 100% bông sau
khi xử lý kiềm

58


14

Bảng 3.11: Độ co dọc và co ngang của vải 100% bông sau
khi xử lý kiềm

60

15

Bảng 3.12: Độ co dọc và co ngang của vải 100% bông sau
khi xử lý kiềm

61

16

Bảng 3.13: Độ thoát hơi nƣớc của vải 100% bông khi
nhiệt độ xử lý thay đổi (g/m²)

64

Nguyễn Văn Hải

8

Khóa 2013B


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội


Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

17

Bảng 3.14: Độ thoát hơi nƣớc của vải khi nồng độ xử lý
thay đổi (g/m²)

66

18

Bảng 3.15: Độ thoát hơi nƣớc của vải 100% bông khi thời
gian xử lý thay đổi (g/m²)

67

Nguyễn Văn Hải

9

Khóa 2013B


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay ở nƣớc ta ngành công nghiệp dệt may ngày càng có vai trò
quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nó không chỉ phục vụ cho nhu cầu

ngày càng cao và phong phú, đa dạng của con ngƣời mà còn là ngành giúp
nƣớc ta giải quyết đƣợc nhiều công ăn việc làm cho xã hội và đóng góp ngày
càng nhiều cho ngân sách quốc gia, tạo điều kiện để phát triển nền kinh tế.
Theo chủ trƣơng của Đảng thì mục tiêu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất
nƣớc đã trở thành nhiệm vụ cấp bách của tất cả các ngành trong cả nƣớc. Là
một trong những ngành quan trọng nhất trong nền kinh tế quốc dân, ngành dệt
may Việt Nam cũng đang từng bƣớc phát triển và khẳng định vị trí của mình.
Với nhiệm vụ cung cấp hàng tiêu dùng trong nƣớc và xuất khẩu những mặt
hàng không thể thiếu đối vơí đời sống con ngƣời nhƣ các sản phẩm may mặc,
quần áo lót, quần áo mặc ngoài, quần áo thể thao, bít tất khăn mặt, các loại vải
trang trí, các loại vải phục vụ cho ngành công nghiệp và y khoa.
Trong những năm gần đây ngành công nghịêp dệt may đã có những bƣớc
tiến vƣợt bậc. Tốc độ tăng trƣởng bình quân của ngành khoảng 30%/năm,
trong lĩnh vực xuất khẩu tốc độ tăng trƣởng bình quân 24,8%/năm và chiếm
20% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nƣớc. Tính đến nay cả nƣớc có khoảng
822 doanh nghiệp dệt may, trong đó doanh nghiệp quốc doanh là 231 doanh
nghiệp, doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 370 doanh nghiệp và doanh nghiệp
có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là 221 doanh nghiệp.
Trong sản xuất hàng may mặc hiện nay có rất nhiều loại vải đƣợc sử
dụng, trong đó vải dệt thoi 100% bông là một trong những loại vải đƣợc sử
dụng đa dạng và rộng rãi để sản xuất các sản phẩm quần áo dân dụng. Trong
công nghiệp dệt, vải dệt thoi chiếm khoảng gần 50 – 60% tổng khối lƣợng các
loại vải đƣợc sản xuất hàng năm. Tuy nhiên việc nghiên cứu các tính chất cơ

Nguyễn Văn Hải

10

Khóa 2013B



Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

lý của vải dệt thoi 100% bông sau khi đƣợc xử lý bởi kiềm để sử dụng trong
may mặc trang phục cũng nhƣ nghiên cứu vẫn còn hạn chế và hầu nhƣ chƣa
đƣợc quan tâm để tìm ra các thông số công nghệ, phƣơng pháp xử lý tối ƣu
giúp cho nhà sản xuất sử dụng và lựa chọn chủng loại vải phù hợp với nhu
cầu thị hiếu của ngƣời tiêu dùng.
Do vậy, luận văn tiến hành nghiên cứu và triển khai thực nghiệm đề tài
“Nghiên cứu ảnh hưởng xử lý kiềm đến một số tính chất cơ lý của vải
bông” nhằm tìm ra mối quan hệ giữa các thuộc tính vải đối với các phƣơng án
xử lý kiềm ở các chế độ khác nhau. Việc tìm ra phƣơng án xử lý vải tốt nhất
tạo cho vải có độ bền mong muốn, vải mềm mại, tăng tính tiện nghi và hiệu
quả sử dụng.
Luận văn đƣợc kết cấu gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan về xơ bông.
Chƣơng 2: Đối tƣợng, nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng 3: Kết quả và bàn luận.
Kết luận
Tài liệu tham khảo

Nguyễn Văn Hải

11

Khóa 2013B



Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

CHƢƠNG I
TỔNG QUAN VỀ XƠ BÔNG
1.1 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ CẤU TẠO HÓA HỌC XƠ BÔNG
1.1.1. Lịch sử phát triển xơ bông
Bông là xơ thiên nhiên có nguồn gốc thực vật, thu đƣợc từ quả bông,
đƣợc dùng phổ biến trong ngành dệt từ lâu đời.
Không ai biết chính xác xơ bông bao nhiêu tuổi và có từ bao giờ. Các
nhà khoa học đã tìm kiếm tại các hang động ở Mexico và tìm thấy các mảnh
của quả bông và miếng vải bông đƣợc chứng minh là có ít nhất 7.000 năm
tuổi. Họ cũng chứng minh rằng bản chất của xơ bông đƣợc tìm thấy ở đây
giống nhƣ giống bông đang đƣợc trồng ở nƣớc Mỹ ngày nay.

Hình 1.1. Quả bông
Trong “Indus River Valley” ở Pakistan, xơ bông đã đƣợc trồng, kéo
thành sợi và dệt thành vải 3.000 năm trƣớc Công nguyên.
Tại cùng một thời điểm, ngƣời bản địa ở thung lũng sông Nile của Ai
Cập đã làm và mặc quần áo bằng xơ bông. Các thƣơng gia Arab mang vải
đƣợc dệt từ xơ bông đến châu Âu khoảng 800 trƣớc công nguyên. Khi
Nguyễn Văn Hải

12

Khóa 2013B


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội


Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

Columbus khám phá ra châu Mỹ năm 1492, ông đã tìm thấy cây bông đang
đƣợc trồng trên quần đảo Bahama. Và tới những năm 1500, bông đƣợc biết
đến rộng rãi trên toàn thế giới.
Cây bông đƣợc cho là đã đƣợc trồng ở Florida vào năm 1556 và ở
Virginia năm 1607. Đến năm 1616, thực dân đã trồng bông dọc theo sông
James ở Virginia. Xơ bông lần đầu tiên đƣợc kéo bằng máy ở nƣớc Anh vào
năm 1730. Cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh và các phát minh về máy tỉa
hạt bông ở Mỹ đã mở đƣờng và tạo nên các vị trí quan trọng mà xơ bông đang
nắm giữ trong thế giới ngày nay.
1.1.2. Thành phần, cấu tạo và tính chất của xơ bông
Xơ bông là tập hợp của các tế bào thực vật có hình dải dẹt có nhiều
thành mỏng và một rãnh nhỏ trong lõi xơ chứa nguyên sinh chất làm nhiệm
vụ nuôi xơ. Tùy theo giống xơ và điều kiện trồng trọt mà chiều dài trung bình
của xơ bông có thể từ 22 đến 50mm, còn chiều ngang từ 18 – 25µm (1µm =
1/1000000 m). Tùy theo độ xoắn và độ chín của xơ mà độ bền đứt của nó dao
động trong khoảng từ từ 0,5 – 10 gam, trung bình là từ 4 đến 7gam, còn chiều
dài đứt trong khoảng từ 4 – 13%, trung bình là 7 – 8%.
Khối lƣợng riêng của xơ bông là 1,53g/cm3. Hàm ẩm của xơ bông trong
điều kiện không khí khô là 5,5 đến 6,5%, còn trong không khí ẩm thì chỉ tiêu
này có thể tới 11 – 12%. Ở điều kiện tiêu chuẩn nhiệt độ 200C độ ẩm tƣơng
đối của không khí là 65%, xơ bông có hàm ẩm là 8,5%.
Khi quan sát bằng kính hiển vi, sẽ thấy xơ bông có hình dải dẹt, đầu trên
nhọn khép kín và bị xoắn nhiều hơn đầu dƣới, đầu dƣới dính liền với hạt nên
bằng. Trong công nghiệp, xơ bông đƣợc phân thành nhiều cấp tùy theo độ dài,
độ xoắn, độ đồng nhất và nhiều chỉ tiêu khác nữa.
Bông cao cấp là loại bông có sợi xoắn đều, xơ dài và trắng nõn. Những
xơ ít xoắn hoặc xoắn không đều, lại chứa nhiều tạp chất cơ học, chiều dài của


Nguyễn Văn Hải

13

Khóa 2013B


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

xơ ngắn, độ chín kém đƣợc xếp vào loại thứ phẩm. Những xơ chết hay xơ
chƣa chín hẳn do thu hoạch non thƣờng có độ xoắn nhỏ, không đều hoặc
không xoắn, không có rãnh trong lõi hoặc có nhƣng rất nhỏ. Những xơ này
không có khả năng hấp thụ hóa chất hoặc thuốc nhuộm, hoặc hấp thụ rất kém,
đó là một trong các nguyên nhân gây nên các đốm trắng trên mặt vải, sợi màu
sau này.
Ngoài thành phần chủ yếu là xenlulo, xơ bông còn chứa nhiều tạp chất
thiên nhiên khác nữa. Tùy theo độ chín của bông, loại bông, điều kiện khí hậu
và thổ nhƣỡng, phƣơng pháp thu hoạch mà lƣợng tạp chất sẽ nhiều hay ít.
Những tạp chất chính của xơ bông là: Hợp chất chứa nitơ, sáp bông, chất
pectin, tro và một vài chất khác. Thành phần của xơ bông chín tiêu biểu tính
theo phần trăm theo [Bảng 1.1]:
Bảng 1.1. Sự phân bố xenlulo và tạp chất ở xơ bông
Thành phần hóa học

Tính chung cho cả xơ
(%)


Tính riêng cho thành
bậc 1 (%)

Xenlulo

94

54

Sáp, mỡ

0,6

8

Protein

1,3

14

Pectin

1,2

9

Tro (muối khoáng)

1,2


3

Các chất khác

1,7

12

Nhƣ vậy, tạp chất của xơ bông chiếm trung bình khoảng 6%. Nếu thu
hoạch bông quá sớm thì phần trăm xenlulo bị giảm đi, còn hàm lƣợng tạp chất
sẽ tăng. Ngoài tạp chất hóa học nêu trên, xơ bông còn có thể chứa tạp chất cơ
học do mảnh hạt hoặc các mẩu nhỏ của vỏ thân cây và lá lẫn vào khi thu
hoạch và gia công sơ bộ.

Nguyễn Văn Hải

14

Khóa 2013B


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

Xơ bông có cấu tạo từ nhiều lớp phân tử đồng tâm, những lớp này khác
nhau về cách sắp xếp và các tính chất cơ lý – hóa. Căn cứ vào cách sắp xếp
của các phân tử xenlulo trong bông, theo tiết diện ngang chia thành các lớp:
Thành bậc 1 hay thành xơ cấp, thành bậc 2 hay thành thứ cấp và rãnh xơ.


Hình 1.2. Cấu tạo và bản chất hóa học của xơ bông
Thành bậc 1 hình thành từ phần phát triển dài ra của một số tế bào biểu
bì của hạt bông đang sinh trƣởng. Thành này có chiều dày nhỏ hơn 0,2µm và
đƣợc hợp thành bởi các vi thớ. Lớp đầu tiên đƣợc định hƣớng theo hƣớng
song song với trục xơ và lớp thứ 2 đƣợc định hƣớng theo hƣớng ngang. Lớp
phía dƣới là các dải vi thớ có chiều dày khoảng 0,1µm, xoắn ốc xung quanh
xơ.
Đặc điểm của thành bậc 1 là các mạch xenlulo sắp xếp kém trật tự, kém
định hƣớng so với trục xơ, hàm lƣợng xenlulo thấp (chỉ chiếm 54%), các tạp

Nguyễn Văn Hải

15

Khóa 2013B


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

chất thiên nhiên nhƣ sáp bông, chất béo và chất pectin nằm chủ yếu ở thành
này.
Qua đây cho thấy, hàm lƣợng xenlulo ở thành bậc 1 của xơ thấp hơn
nhiều so với hàm lƣợng xenlulo chung của cả xơ, còn các tạp chất thiên nhiên
của xơ bông thì tập trung chủ yếu ở thành bậc 1.
Thành bậc 2 là thành phần chính của xơ bông, hình thành trong giai đoạn
phát triển chiều dày của xơ, cấu tạo từ các lớp mỏng bao gồm các vùng đặc,
chắc và các vùng xốp. Thành bậc 2 chia thành 3 lớp: Lớp ngoài, lớp giữa và

lớp trong. Lớp ngoài rất mỏng, nằm tiếp giáp với thành bậc 1, lớp này cũng có
cấu tạo tƣơng tự thành bậc một. Lớp giữa là lớp dày nhất của thành bậc 2, ở
lớp này, các mạch xenlulo nằm tƣơng đối trật tự và định hƣớng, tạo thành các
thớ sợi gần nhƣ song song với trục xơ. Lớp trong của thành bậc 2 có cấu trúc
tƣơng tự nhƣ lớp ngoài, nó nằm tiếp xúc với rãnh trong lõi xơ.
Các lớp mỏng dày thêm mỗi ngày sau khi thành bậc một đạt đƣợc chiều
dài tối đa. Thông thƣờng trong mỗi xơ có từ 30-40 lớp mỏng bất kể đƣờng
kính xơ là bao nhiêu. Các xơ có thành mỏng và các xơ rất chín có số lƣợng
lớp mỏng ít hơn các xơ có thành dày và kém chín. Xơ bông không có dạng
hình trụ lý tƣởng mà nó có những chỗ thắt lại và những chỗ căng phồng ra
dọc theo chiều dài của nó. Xơ bông có chỉ số xoắn càng lớn thì kéo sợi càng
tốt, vì vậy nên bảo tồn tính chất này của xơ khi xử lý.
Rãnh xơ: Trong quá trình phát triển, xơ bông bị căng ra do áp lực của
dung dịch chất dinh dƣỡng và nguyên sinh chất bên trong nó. Khi các lớp liên
tiếp của thành xơ cấp đƣợc bồi đắp thì thể tích của tế bào giảm. Khi xơ đạt
đƣợc độ chín, nhựa tế bào bị mất đi và chất nguyên sinh đƣợc nằm lại trong
khe hở thon dài ở tâm của xơ. Khe hở ở tâm này trong xơ đƣợc gọi là rãnh xơ.
Kích thƣớc của rãnh xơ phụ thuộc vào độ chín của xơ, xơ càng chín thì rãnh
càng nhỏ. Khi nghiên cứu cấu trúc của xơ bông, cũng nhận thấy rằng bề dày

Nguyễn Văn Hải

16

Khóa 2013B


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật


của thành xơ và bề rộng của rãnh xơ cũng là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng trực
tiếp đến tốc độ thẩm thấu của các dung dịch hóa chất và đặc biệt là thuốc
nhuộm vào lõi xơ.
Kết quả nghiên cứu cấu trúc của xơ bông bằng kính hiển vi, siêu hiển vi
và hiển vi điện tử cho thầy rằng các mạch phân tử của xenlulo kết hợp với
nhau thành các chùm dọc theo xơ, giữa các chùm có các lỗ trống với đƣờng
kính gần bằng 1n.m. Nhiều chùm nhƣ vậy hợp thành các thớ sợi có chiều dày
200n.m. Những thớ sợi này họp lại thành xơ. Giữa các thớ sợi cũng có nhiều
khoảng trống với kích thƣớc lớn hơn nhiều so với kích thƣớc lỗ trống giữa các
chùm mạch phân tử.
Bằng phƣơng pháp kính hiển vi điện tử, ngƣời ta đi đến kết luận rằng xơ
bông không có cấu trúc đặc, mà ngƣợc lại nó xốp. Giữa các chùm mạch phân
tử và các thớ sợi là một hệ thống mao quản có đƣờng kính từ 1 – 100n.m. Thể
tích các mao quản này có thể từ 0,44 – 0,062 đối với 1 gam xơ khô và nếu so
với thể tích chung của xơ thì nó chiếm tới 31 – 41%. Bề mặt riêng của xơ
bông khô là 19m²/g (kể cả diện tích mặt ngoài và diện tích của các mao quản).
Còn khi xơ ở trạng thái trƣơng nở thì con số này là 100 – 200m²/g. Các mao
quản này chứa đầy không khí, khử phần không khí này ra khỏi xơ rất khó, và
chính nó là một trong những nguyên nhân làm cho xơ khó thấm nƣớc và các
dung dịch hóa chất khác.
Thành phần hóa học của xơ bông và xơ thiên nhiên nói chung bao gồm
các mạch phân tử thẳng, khâu đơn giản nhất trong mạch là anhidrit d-gluco
(gọi tắt là gluco). Ngoại trừ ở 2 đầu mạch, mỗi gốc gluco chứa 3 nhóm
hydroxyl ở các nguyên tử cacbon thứ 2, 3 và 6. Các gốc gluco liên kết với
nhau bằng các mối liên kết glucozit 1-4.
Về cấu trúc không gian, các gốc gluco trong mạch nằm theo một đƣờng
xoắn, góc nọ nằm lệch với góc kia 1800. Cứ hai gốc gluco nằm liền nhau tạo

Nguyễn Văn Hải


17

Khóa 2013B


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

thành một gốc xenlobio có chiều dài 1,028nm và gốc xenlobio trong mạch
xenlulo lặp đi lặp lại nhiều lần và đƣợc coi là các khâu đơn giản của mạch
xenlulo, công thức, cấu trúc xenlulo nhƣ [Hình 1.3] và [Hình 1.4].

Hình 1.3. Cấu trúc vi mô của xenlulo

Hình 1.4. Công thức cấu tạo hóa học của xenlulo
Ngoài ra, thành phần hóa học của xơ bông thay đổi theo độ chín, nghĩa là
theo thời gian sinh trƣởng, cũng đƣợc một số tác giả nghiên cứu và cho biết
số liệu qua [Bảng 1.2].
Qua bảng trên cho ta thấy: Khi thời gian sinh trƣởng của xơ càng tăng,
nghĩa là xơ càng già và chín, thì hàm lƣợng xenlulo sẽ tăng dần, khi xơ chín
hoàn toàn thì chỉ tiêu này đạt 93,9%, còn các thành phần tạp chất thì giảm
dần.
Nguyễn Văn Hải

18

Khóa 2013B



Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

Bảng 1.2. Thành phần xơ bông theo thời gian sinh trƣởng
Hàm lƣợng các chất tính theo (%)
Thời
gian
sinh
trƣởng
(ngày)

Xenlulo Pentozan

Protein

Sáp,
dầu

Các chất
Tro
tan trong (Muối
nƣớc
khoáng)

Độ dày
của xơ
(µm)


25

40,2

2,9

5,8

4,4

40,8

4,3

0,77

35

77,9

1,5

3,4

2,3

11,9

3,09


3

45

78,6

1,1

2,5

1,6

-

2,6

4,5

60

85,8

1,07

1,5

1,01

9,8


1,8

4,82

80

93,9

1,02

0,9

0,6

3,3

1,12

5,73

1.1.3. Cấu tạo và tính chất của xenlulo
Xenlulo là thành phần chính của các tế bào thực vật, tạo cho thực vật có
độ bền cơ học nhất định. Trong các loại gỗ, xenlulo chiếm từ 50,5 đến 55%.
Trong vỏ cây lanh, đay, gai chiếm 60 – 70%, còn trong xơ bông, hàm lƣợng
xenlulo chiếm 88 – 96% (tính theo chất khô tuyệt đối). Bông đã qua làm sạch
hóa học (nấu và tẩy trắng) thì làm lƣợng xenlulo đạt tới 96 đến 97%.
Xenlulo thuộc về lớp hidrat cacbon, cấu tạo từ ba nguyên tố: Cacbon,
Hidro và Oxi, trong đó Cacbon chiếm 44,4%, Hidro chiếm 6,2% và Oxi
chiếm 49,4% khối lƣợng chung.
Cấu tạo hóa học của xenlulo bông và xenlulo thiên nhiên nói chung bao

gồm các phân tử mạch thẳng, khâu đơn giản nhất trong mạch là anhidrit dgluco (gọi tắt là gốc gluco). Ngoại trừ ở hai đầu mạch, mỗi gốc gluco chứa 3
nhóm hydroxyl ở các nguyên tử cacbon thứ 2, 3, 6. Các gốc gluco liên kết với
nhau bằng mối liên kết glucozit 1 – 4. Về cấu trúc không gian, các gốc gluco

Nguyễn Văn Hải

19

Khóa 2013B


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

trong mạch nằm theo một đƣờng xoắn, góc nọ nằm lệch so với góc kia 1800.
Cứ hai gốc gluco nằm liền nhau tạo thành gốc xenlobio có chiều dài 1,028nm
và gốc xelulobio trong mạch xenlulo lặp đi lặp lại nhiều lần và đƣợc coi là các
khâu đơn giản của mạch xenlulo, công thức cấu trúc xenlulo nhƣ [Hình 1.4].
Xenlulo có chiều dài mắt xích phân tử loại chất lƣợng thấp đạt trung
bình là 5.000 đơn vị anhydroglucose (AGU) (còn gọi là độ trùng hợp) hoặc
lớn hơn, và có khối lƣợng phân tử lớn hơn 1.000.000. Trong xơ, các phân tử
của xenlulo liên kết chặt chẽ với nhau nhờ các liên kết hidro giữa các nhóm
hydroxyl của các mắt xích phân tử kề nhau, ở khoảng cách không quá
0,275nm và nhờ các lực liên kết Van der Waals dọc theo các phân tử, lực này
hiện tác dụng khi khoảng cách giữa 2 phân tử trong giới hạn 0,25 – 0,6nm.
Điều này đã đƣợc xác định khi quan sát quang phổ hấp thụ tia hồng ngoại của
xenlulo.
Ở các vùng kết tinh, sự liên kết khá đều. Ở các vùng kém kết tinh và
không kết tinh có thể dày hơn hoặc thƣa hơn và lộn xộn. Các lực Van der

Waals thực hiện liên kết ngang các mắt xích vuông góc với các vòng gluco.
Năng lƣợng của mối liên kết Glucozit là 50Kcal/mol, liên kết Van der
Waals là 2 – 3Kcal/mol, còn mối liên kết hidro chiếm từ 5 – 8Kcal/mol. Tuy
mỗi mối liên kết hidro chỉ có năng lƣợng nhỏ vậy nhƣng số lƣợng liên kết
hidro rất lớn dọc theo các mạch xenlulo, nên tổng năng lƣợng của chúng trong
toàn mạch sẽ rất lớn. Do vậy, khi các phân tử xenlulo càng nằm gần nhau, cấu
trúc lý học của xơ càng chặt chẽ thì độ bền cơ học càng cao, nhƣng mặt khác,
khả năng thấm nƣớc và hấp thụ thuốc nhuộm cũng nhƣ tốc độ hòa tan trong
dung môi của xơ càng giảm đi, do trong xơ còn lại rất ít nhóm hydroxyl dạng
tự do.
Vùng vô định hình hoặc vùng có cấu trúc xốp nằm xen giữa các vùng kết
tinh hoàn toàn. Khi xơ bông đƣợc xử lý với các tác nhân gây trƣơng nở, vùng

Nguyễn Văn Hải

20

Khóa 2013B


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

vô định hình kết nối các vùng đặc chắc lại với nhau làm tăng kích thƣớc lên
rất nhiều so với các vùng đặc chắc. Vùng xốp này tạo thành xenlulo vô định
hình hay các phân tử xenlulo ở trạng thái trật tự thấp. Vùng có cấu trúc tinh
thể hay còn gọi là vùng có cấu trúc đặc chắc ít bị ảnh hƣởng bởi các tác nhân
gây trƣơng nở, chúng bao gồm rất nhiều sợi hoặc thớ dài liên tục đƣợc sắp
xếp cạnh nhau và đƣợc quấn xoắn ốc xung quanh xơ. Nhiều nghiên cứu đã

xác định tỷ lệ giữa vùng kết tinh và vùng vô định hình trong xơ bông là 2:1.
Cấu trúc tinh thể tạo cho xơ có độ bền, độ cứng, tƣơng đối trơ với tác
dụng của hóa chất và khả năng hút ẩm. Cấu trúc vô định hình tạo độ mềm
mại, độ giãn và khả năng phản ứng.
Ngoài ra, với thành phần và cấu trúc nhƣ trên, xơ bông có các đặc trƣng
cơ lý sau:
Chiều dài trung bình:

20 – 25mm

Khối lƣợng riêng:

1,53g/cm³

Đƣờng kính:

18 – 25µm

Hàm ẩm ở đk tiêu chuẩn: 8,5%

Độ bền đứt trung bình: 4 – 7g

Nhiệt độ biến vàng:

120 – 150°C

Độ giãn đứt trung bình: 4 – 13%

Nhiệt độ phân hủy:


> 400°C

Tính chất hóa học của xenlulo là do mối liên glucozit giữa các gốc gluco
trong phân tử của nó và ba nhóm hydroxyl của mỗi gốc gluco quyết định. Các
nhóm chức định chức khác vì có ít nên chúng không ảnh hƣởng gì đến tính
chất chung của xenlulo. Do có cấu tạo nhƣ vậy nên xenlulo có thể tham gia
vào hai loại phản ứng sau:
 Phản ứng đứt mạch xenlulo, nghĩa là đứt mối liên kết glucozit dƣới tác
dụng của tác nhân phân hủy, các chất oxi hóa hoặc dƣới tác dụng của
nhiệt và cơ học.

Nguyễn Văn Hải

21

Khóa 2013B


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

 Phản ứng của các nhóm hydroxyl: Do các nhóm hydroxyl trong mạch
xenlulo có tính chất nhƣ nhóm rƣợu nên chúng cũng cho các phẩm vật
thay thế (các ete và este xenlulo) và các phẩm vật oxi hóa.
Khi tham gia các phản ứng này, xenlulo sẽ bị biến đổi không đồng đều,
nên phẩm vật thu đƣợc sẽ không đồng nhất. Điều này có thể có 2 nguyên
nhân:
 Do sự không đồng đều của các mối liên kết giữa các phân tử (chẳng
hạn các mối liên kết Van-dec-van và các mối liên kết hidro có thể bị

đứt với tốc độ khác nhau dƣới tác dụng của các tác nhân khác nhau).
 Do khả năng phản ứng khác nhau của các phân tử và từng khâu đơn
giản riêng biệt (ví dụ nhƣ khả năng phản ứng khác nhau giữa những
phần các phân tử sắp xếp chặt chẽ và những phần sắp xếp lộn xộn, hoặc
giữa những phần nằm ở mặt ngoài và những phần nằm sâu trong xơ).
1.1.4. Tính chất chủ yếu của xenlulo bông
Nhƣ đã trình bày ở trên, bông đã làm sạch tạp chất thiên nhiên có hàm
lƣợng xenlulo đến 94 – 95%, vì vậy tính chất hóa họa và hóa lý của xơ bông
cũng chính là tính chất của xenlulo. Những tính chất này có liên quan đến quá
trình sản xuất và sử dụng các mặt hàng vải bông và vải pha bông.
1.1.4.1. Độ bền nhiệt
Xenlulo thuộc loại polyme thiên nhiên không nhiệt dẻo, ở nhiệt độ cao
nó không chuyển sang trạng thái mềm và chảy lỏng. Do trong mạch đại phân
tử có chứa rất nhiều nhóm hydroxyl (-OH) là nhóm có cực nên chúng liên kết
với nhau bằng liên kết hydro rất mạnh, nhất là ở những vùng có cấu trúc tinh
thể. Khi chịu xử lý khô ở 150°C (320°F) trong thời gian ngắn, xenlulo chƣa
biến đổi gì, nhƣng nếu chịu xử lý trong thời gian dài thì nó sẽ chuyển dần
sang màu vàng nâu và giảm dần độ bền cơ lý. Trên 220°C, vải bông bắt đầu
bị phân hủy, từ 400°C quá trình nhiệt hủy xảy ra mãnh liệt hơn và sản phẩm
Nguyễn Văn Hải

22

Khóa 2013B


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật


thoát ra là các thể lỏng và thể khí khác nhau. Xenlulo cũng nhƣ vải bông,
thuộc loại vật liệu dễ cháy, dễ bắt lửa. Tính chất này đƣợc vận dụng khi thiết
kế quy trình sấy, gia nhiệt và xử lý hoàn tất các mặt hàng vải bông.
1.1.4.2. Độ bền với tác dụng axit
Xenlulo kém bền với tác dụng của axit, dƣới tác dụng của axit, mối liên
kết giữa Glucozit sẽ bị thủy phân làm cho mạch đại phân tử bị cắt ngắn thành
nhiều đoạn. Tùy theo loại axit, nồng độ, nhiệt độ và thời gian xử lý mà mức
độ thủy phân xenlulo nhiều hay ít. Tốc độ thủy phân xenlulo của axit phụ
thuộc rất nhiều vào nhiệt độc của môi trƣờng. Ví dụ khi tăng nhiệt độ từ 80 –
90°C thì tốc độ thủy phân xenlulo của axit sunfuric lớn hơn rất nhiều so với
khi tăng nồng độ axit lên 2 lần. Sản phẩm thủy phân của xenlulo bằng axit gọi
là hydro xenlulo, là hỗn hợp các đoạn mạch có chỉ số DP khác nhau. Khi
xenlulo đã chuyển thành hydro xenlulo thì độ bền cơ lý của sản phẩm bị giảm
thấp dần cho đến mất hoàn toàn độ bền.
[C6H7O2(OH)3]n

[H]
nH 2 0




n.C6H12O6

1.1.4.3. Độ bền với tác dụng của kiềm
Xenlulo tƣơng đối bền với tác dụng của dung dịch kiểm. Do trong mạch
đại phân tử của xenlulo chứa nhiều nhóm OH (coi nhƣ một rƣợu đa chức) nên
khi ngâm vào dung dịch kiềm thì xenlulo bị trƣơng nở mạnh do khả năng
hydrat hóa cao của các nhóm hydroxyl, đồng thời tỏa ra nhiều nhiệt. Đã có
nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này và đã đi đến kết luận rằng tùy theo

điều kiện phản ứng mà xenlulo tác dụng với kiềm có thể tạo thành sản phẩm
dạng alcolat hay xenlulo kiềm.
Ví dụ khi tác dụng với dung dịch xút đậm đặc có thể tạo thành:
[C6H7O2(OH)3]n + nNaOH -> [C6H7O2(OH)2.ONa] + nH2O + Q
[C6H7O2(OH)3]n + nNaOH -> [C6H7O2(OH)2.NaOH] + Q
Nguyễn Văn Hải

23

Khóa 2013B


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

Tính chất này đƣợc ứng dụng để làm thay đổi cấu trúc vải bông khi nấu
bằng dung dịch kiềm và đặc biệt là khi xử lý bằng dung dịch kiềm đậm đặc
gọi là công nghệ kiềm bóng để tăng độ xốp, độ bóng, độ mềm mại và khả
năng nhuộm màu của các mặt hàng vải bông.
Ở nhiệt độ thấp (dƣới 00C), khi ngâm lâu trong dung dịch NaOH đậm
đặc, xenlulo sẽ bị hòa tan. Ví dụ: Ở 40°C bông đã làm sạch hết tạp chất thiên
nhiên bị hòa tan đến 89% trong dung dịch NaOH 11% có chứa ZnO. Mức độ
trùng hợp của xenlulo càng nhỏ thì nó càng dễ hòa tan trong kiềm, vì vậy
xenlulo đã gia công hóa học dễ tan trong kiềm hơn xenlulo ban đầu.
1.1.4.4. Độ bền với tác dụng của chất khử và chất oxy hóa
Xenlulo bền với tác dụng của các chất khử, nhƣng rất nhạy cảm và kém
bền với tác dụng của chất oxy hóa. Dƣới tác dụng của chất oxy hóa, các nhóm
hydroxyl (nhóm rƣợu của xenlulo sẽ chuyển thành nhóm aldehyt và sau đó
chuyển thành nhóm cacboxyl, kết quả là mạch đại phân tử của xenlulo sẽ bị

đứt làm nhiều đoạn ngắn hơn và sản phẩm bị giảm bền). Xenlulo đã bị oxy
hóa gọi là Oxit Xenlulo. Qua các nghiên cứu đã đƣợc công bố thì tùy theo loại
tác nhân oxy hóa, môi trƣờng phản ứng và nhiệt độ mà hƣớng của phản ứng
sẽ xảy ra chủ yếu ở nhóm hydroxyl bậc nhất (ở cacbon số 6) hay ở nhóm
hydroxyl bậc hai (ở cacbon số 2 và số 3).
1.1.4.5. Khả năng tham gia vào phản ứng ete và este hóa
Vì trong mạch đại phân tử của xenlulo có chứa nhiều nhóm hydroxyl hay
còn gọi là nhóm rƣợu nên xenlulo có thể tham gia vào các phản ứng ete hóa
và este hóa khá đa dạng và đƣợc sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau.
 Cacboxyl metyl xenlulo (CMC) là ete xenlulo, có công thức:
[C6H7O2(OH)2.OCH2COOH]n là sản phẩm có thể hòa tan trong dung
dịch kiềm yếu và trong nƣớc, đƣợc sử dụng để làm hồ sợi dọc, hồ in
hoa trong ngành dệt và nhiều lĩnh vực khác.

Nguyễn Văn Hải

24

Khóa 2013B


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

 Natri xentogenat là este xenlulo hòa tan trong dung dịch kiềm, đƣợc sử
dụng để sản xuất sợi xenlulo nhân tạo (Viscose, Polynose, …).
 Axetyl xenlulo là este của xenlulo và axit axetic, có công thức tổng quá
là [C6H7O2(OCOCH)3]n là vât liệu nhiệt dẻo, có thể hòa tan trong hỗn
hợp dung môi (Axeton và rƣợu etylic), đƣợc dung để sản xuất sợi

triaxetat và diaxetat.
1.1.4.6. Khả năng hút ẩm, trương nở và hòa tan
Do trong mạch đại phân tử xenlulo có nhiều nhóm hydroxyl là nhóm
chức có cực nên nó có khả năng hút ẩm cao. Ở điều kiện tiêu chuẩn, hàm ẩm
của vải bông là 8 – 8,5%, điều này làm cho các sản phẩm may mặc từ vải
bông dễ thấm mồ hôi, thoáng khí và hợp vệ sinh.
Xenlulo không hòa tan trong nƣớc, khi ngâm vào nƣớc nó thấm ƣớt
nhanh và bị trƣơng nở mạnh. Xenlulo không hòa tan trong các dung môi hữu
cơ thông thƣờng, dung môi để hòa tan xenlulo là dung dịch đồng amoni. Tính
chất này đƣợc ứng dụng để sản xuất sợi amoni và để hòa tan xenlulo khi xác
định khối lƣợng phân tử của nó.
1.1.4.7. Tác dụng của vi khuẩn và nấm mốc
Xenlulo kém bền với tác dụng của vi khuẩn và nấm mốc. Trong điều
kiện độ ẩm và nhiệt độ cao, xenlulo là môi trƣờng thuận lợi cho vi khuẩn,
nấm mốc sinh trƣởng và phát triển, đồng thời tiết ra một số enzyme có tác
dụng xúc tác quá trình thủy phân xenlulo, làm cho mạch đại phân tử của nó bị
cắt ngắn và sản phẩm từ xenlulo bị phá hủy.
Những loại vi sinh vật phá hủy xenlulo thƣờng gặp hơn cả là các vi
khuẩn: Bacillus Welchii, Ctaphy – lococus aureus và các nấm Aspergillus,
Peni – cilium.
Lợi dụng tính chất này, hiện nay trong ngành dệt, ngƣời ta sử dụng
enzyme xenlulo vào nhiều công nghệ hoàn tất khác nhau nhƣ: Cắt ngắn xơ,
Nguyễn Văn Hải

25

Khóa 2013B



×