Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền màu của vải trong quá trình giặt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 79 trang )

Luận văn cao học

Khóa 2010-2012

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan toàn bộ nội dung đƣợc trình bày trong luận văn này đều
do tác giả thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của PGS. TS Trần Bích Hoàn đƣợc thực
nghiệm tại Phân viện dệt may tại thành phố Hồ Chí Minh, không có sự sao chép từ
các luận văn khác. Tác giả xin hoàn toàn chịu tránh nhiệm trƣớc pháp luật về nội
dung, hình ảnh cũng nhƣ các bảng biểu đƣợc trình bày trong luận văn.
Ngƣời thực hiện

Nguyễn Thị Tuyết Trinh

Nguyễn Thị Tuyết Trinh

1

Ngành CN Vật liệu Dệt May


Luận văn cao học

Khóa 2010-2012

LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tác giả xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đối với PGS. TS Trần Bích
Hoàn, người dành nhiều thời gian hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình thực hiện
luận văn này.
Tác giả chân thành cảm ơn các thầy cô khoa Công nghệ Dệt May & Thời Trang
thuộc Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã cung cấp kiến thức quí báu trong thời


gian học tập để tạo điều kiện nghiên cứu đề tài. Tác giả cũng chân thành cảm ơn
đến Ban giám hiệu Trường Cao đẳng Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo
cơ sở vật chất cho tác giả trong suốt thời gian học tập.
Qua đây, tác giả tỏ lòng cảm ơn đến PGS.TS Huỳnh Văn Trí, NCS.Trần Thị Kim
Phượng thuộc Khoa Dệt may và Thời trang- Trường Đại học Công nghiệp, Cô Bùi
Minh Tâm cùng tập thể nhân viên tại Phân viện Dệt may thành phố Hồ Chí Minh đã
tạo điều kiện và giúp đỡ tác giả hoàn thành các thí nghiệm.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, cơ quan công tác, đồng
nghiệp, bạn bè đã động viên về vật chất và tinh thần cho tác giả trong thời gian học
và làm luận văn này.
Xin trân trọng biết ơn!
Người thực hiện

Nguyễn Thị Tuyết Trinh

Nguyễn Thị Tuyết Trinh

2

Ngành CN Vật liệu Dệt May


Luận văn cao học

Khóa 2010-2012

DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AATCC The American Association of Textile Chemists and Colorists - Tổ chức
các nhà hóa học dệt và thuốc nhuộm Hoa Kỳ.
BS


British Standard- Tiêu chuẩn Anh

CIE

Comission Internationale de l'Eclairage
(International Commissionon Illumination)- Ủy ban Quốc tế về màu và
chiếu sáng.

CMYK

Cyan- Magenta- Yellow- Black. Màu Xanh lơ- Hồng sẫm- Vàng- Đen

CO

Cotton

E

Delta E- Chỉ số dùng để đánh giá độ sai lệch màu.

ISO

International Organization for Standardization) - Tổ chức Tiêu chuẩn
Quốc tế.

K

Đơn vị đo nhiệt độ (Kelvin).


NCS

Natural Color System – Hệ thống màu tự nhiên

OSA

Optical Society of America - Hội quang học Mỹ

PES

Polyester

QHTN

Quy hoạch thực nghiệm

RGB

Red- Green- Blue – Màu Đỏ- Xanh lục – Xanh dƣơng

RYB

Red- Yellow- Blue- Màu Đỏ- Vàng- Xanh dƣơng

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

UCS


Uniform Color Scales- Ủy ban cân màu đồng nhất.

UV

Ultra-violet - Tia cực tím.

V1

Mẫu vải 1 (60% Cotton, 40% Polyester).

V2

Mẫu vải 2 (65% Polyester, 35% Cotton).

Nguyễn Thị Tuyết Trinh

3

Ngành CN Vật liệu Dệt May


Luận văn cao học

Khóa 2010-2012

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Bảng cấp độ bền màu của bộ len chuẩn.
Bảng 1.2. Bảng thời gian phơi mẫu dưới ánh nắng.
Bảng 2.1. Bảng kế hoạch thực nghiệm theo giá trị tự nhiên.
Bảng 2.2. Bảng ma trận quy hoạch thực nghiệm.

Bảng 2.3.Bảng kết quả thực nghiệm xác định ảnh hưởng của nhiệt độ nước giặt và
số lần giặt đến độ bền màu của vải V1.
Bảng 2.4. Bảng kết quả thực nghiệm xác định ảnh hưởng của nhiệt độ nước giặt và
số lần giặt đến độ bền màu của vải V2.
Bảng 3.1. Bảng giá trị độ sai lệch màu trung bình của hai mẫu vải V1 và V2.

Nguyễn Thị Tuyết Trinh

4

Ngành CN Vật liệu Dệt May


Luận văn cao học

Khóa 2010-2012

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH VÀ ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Hình ảnh bánh xe màu.
Hình 1.2. Hình sơ đồ nhận biết màu của mắt người.
Hình 1.3. Hình hệ thống màu Munsell.
Hình 1.4. Mô hình chi tiết của hệ màu Munsell.
Hình 1.5. Cấu tạo hệ màu Ostwald.
Hình 1.6. Mô hình 3D của hệ màu Ostwald.
Hình 1.7. Vòng tròn màu dựa trên sự phân chia vàng- xanh tím, đỏ cờ- xanh lục.
Hình 1.8. Hệ màu tự nhiên. Tam giác màu biểu trưng cho một mảng tông màu.
Hình 1.9. Bánh xe màu ba cấp.
Hình 1.10. Trộn các màu RYB, gốc bánh xe màu RYB và sao màu RYB.
Hình 1.11. Không gian màu RGB.
Hình 1.12. Không gian màu CMYK

Hình 1.13. Sơ đồ các bước của máy đo phổ.
Hình 2.1. Hình các mẫu vải được chọn để nghiên cứu.
Hình 2.2. Máy giặt Whirlpool.
Hình 2.3. Máy đo màu quang phổ.
Hình 2.4. Hình vẽ mô tả kích thước mẫu vải giặt thí nghiệm.
Hình 2.5. Hình vẽ mô tả kích thước mẫu vải đo độ bền màu.
Hình 2.6. Hình dụng cụ Calibrate máy.
Hình 3.1. Biểu đồ so sánh độ sai lệch màu của hai mẫu vải V1 và V2.

Nguyễn Thị Tuyết Trinh

5

Ngành CN Vật liệu Dệt May


Luận văn cao học

Khóa 2010-2012

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... ..1
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ..2
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................. ..3
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .............................................................................. ..4
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH VÀ ĐỒ THỊ ............................................................ ..5
MỤC LỤC ................................................................................................................ ..6
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................ 8
Chƣơng 1: TỔNG QUAN........................................................................................ 10
1.1. Lý thuyết đo màu. ............................................................................................. 11

1.1.1 Khái niệm về màu sắc.................................................................................. 11
1.1.2. Lịch sử màu sắc .......................................................................................... 11
1.1.3. Lý thuyết màu sắc ...................................................................................... 14
1.1.3.1. Nhận biết các màu của mắt ngƣời ............................................................ 14
1.1.3.2. Các thuyết về sự cảm nhận màu ............................................................... 15
1.1.3.2.1. Lý thuyết Young- Helmholtz .................................................................. 15
1.1.3.2.2. Thuyết Hering....................................................................................... 16
1.1.3.2.3. Thuyết quá trình đối nghịch .................................................................. 17
1.1.3.2.4. Định luật Grassman.............................................................................. 19
1.1.4. Các hệ thống màu ....................................................................................... 20
1.1.4.1. Hệ màu Munsell ...................................................................................... 20
1.1.4.2. Hệ màu Ostwald ...................................................................................... 22
1.1.4.3. Hệ thống màu tự nhiên ............................................................................ 23
1.1.4.4. Không gian màu Hunter Lab.................................................................... 24
1.1.4.5. Hệ thống CIE 1931 .................................................................................. 25
1.1.4.6. Không gian màu CIELAB 1976 ............................................................... 27
1.1.4.7. Không gian màu CIELAB hệ tọa độ cực .................................................. 28
1.1.4.8. Không gian màu CIE LUV ...................................................................... 29
1.1.5. Các phƣơng pháp trộn màu và các hệ màu .................................................. 30
1.1.5.1. Mô hình màu RYB .................................................................................. 30
1.1.5.2. Hệ màu RGB ........................................................................................... 31
1.1.5.3. Hệ màu CMYK ....................................................................................... 32
1.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến độ bền màu của vải trong quá trình gia công và
sử dụng ..................................................................................................................... 34
1.2.1 Các yếu tố trong quá trình gia công. ............................................................ 35

Nguyễn Thị Tuyết Trinh

6


Ngành CN Vật liệu Dệt May


Luận văn cao học

Khóa 2010-2012

1.2.2. Trong quá trình sử dụng ............................................................................. 36
1.3. Sơ bộ các phƣơng pháp đánh giá màu sử dụng trong ngành dệt may. .......... 36
1.3.1. Phƣơng pháp so màu. ................................................................................... 36
1.3.2. Phƣơng pháp đo màu. .................................................................................. 38
1.3.2.1. Phƣơng pháp đo kích thích ba thành phần ................................................. 38
1.3.2.2. Phƣơng pháp đo phổ ................................................................................. 39
1.4. Các phƣơng pháp giặt ...................................................................................... 41
1.4.1. Giặt ƣớt….................................................................................................... 41
1.4.2. Giặt khô ....................................................................................................... 43
1.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu ................................................................................ 44
Kết luận phần tổng quan ........................................................................................ 46
Chƣơng 2: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ........................................................ 47
2.1. Nội dung nghiên cứu. ........................................................................................ 48
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu. ...................................................................................... 49
2.2.1. Vải thí nghiệm. ........................................................................................... 49
2.2.2. Thiết bị thí nghiệm. .................................................................................... 51
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................. 52
2.4. Mẫu thí nghiệm ................................................................................................. 53
2.5. Phƣơng án thí nghiệm ...................................................................................... 54
2.5.1. Chọn phạm vi nghiên cứu các yếu tố. ......................................................... 54
2.5.2. Kế hoạch thực nghiệm. ............................................................................... 56
2.6. Tiến hành thí nghiệm........................................................................................ 57
2.6.1. Giặt vải....................................................................................................... 57

2.6.2. Tiến hành đo màu. ...................................................................................... 58
2.6.3. Kết quả thí nghiệm. .................................................................................... 61
Chƣơng 3: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM. ........................................ 63
3.1. Phân tích ảnh hƣởng của nhiệt độ, số lần giặt (chu kỳ giặt) đến độ bền màu
của mẫu vải V1 (60% cotton 40% polyester). ........................................................ 64
3.2. Phân tích ảnh hƣởng của nhiệt độ, số lần giặt (chu kỳ giặt) đến độ bền màu
của mẫu vải V2 (65% polyester 35% cotton). ........................................................ 66
3.3. Phân tích so sánh ảnh hƣởng của nhiệt độ, số lần giặt (chu kỳ giặt) đến độ
bền màu của hai mẫu vải V1 và V2 ....................................................................... 69
PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................. 72
HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ...................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 74
PHỤ LỤC.................................................................................................................. 75

Nguyễn Thị Tuyết Trinh

7

Ngành CN Vật liệu Dệt May


Luận văn cao học

Khóa 2010-2012

LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu của ngành công nghiệp dệt may
nƣớc ta chiếm một vị thế cao trong tổng thu nhập quốc dân. Ngành Dệt May Việt
Nam trong năm 2011với những điểm nhấn quan trọng, là ngành 3 năm liên tục đẫn
đầu về kim ngạch xuất khẩu (KNXK) vƣợt xa ngành dầu khí; năm 2011 KNXK

toàn ngành dệt may đạt 16 tỷ USD, trong đó xuất siêu 6,7 tỷ USD.[14] Mặc dù
ngành công nghiệp dệt may nƣớc ta hiện đang trên đà phát triển nhƣ vậy, có nhiều
triển vọng mới và mở ra nhiều hƣớng đi mới, nhƣng bên cạnh đó cũng sẽ có nhiều
thách thức, nhất là sau sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức Thƣơng mại Thế giới
(WTO). Hàng dệt may Việt Nam có vị thế bình đẳng nhƣ các nƣớc khác trên toàn
thế giới khi xâm nhập các thị trƣờng lớn nhƣ Hoa Kỳ, Nhật, EU,... Vì vậy, để tồn tại
và phát triển trong hoàn cảnh hiện nay, các doanh nghiệp không thể trông chờ vào
chính sách vĩ mô của nhà nƣớc (bảo hộ ngành dệt may) mà đòi hỏi các doanh
nghiệp phải liên minh, các doanh nghiệp nhà nƣớc thì tiến hành cổ phần hóa, phải
chủ động nghiên cứu thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, tập trung trí tuệ để phát triển
sản xuất theo hƣớng chất lƣợng nhất, chi phí thấp nhất, chủ động tìm kiếm nguyên
phụ liệu và khách hàng cũng nhƣ thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm.
Hiện nay, đời sống kinh tế của ngƣời dân ngày càng phát triển, vì vậy việc ăn
mặc không còn là ăn no mặc ấm nhƣ trƣớc đây nữa mà phải ăn ngon, mặc đẹp. Và
sản phẩm không chỉ đáp ứng yêu cầu tại thời điểm đó mà còn trong quá trình sử
dụng. Do đó mà chất lƣợng sản phẩm đóng vai trò quan trọng. Màu sắc không phải
là yếu tố duy nhất quyết định chất lƣợng sản phẩm nhƣng nó lại là yếu tố tác động
đến cái nhìn đầu tiên của ngƣời tiêu dùng về chất lƣợng để họ quyết định có bỏ tiền
ra mua sản phẩm hay không. Khách hàng công nghiệp còn đòi hỏi tất cả sản phẩm
cùng loại phải có màu sắc đúng yêu cầu và giống nhau trong cả loạt sản phẩm. Khi
phát hiện có sự khác biệt về màu sắc trong cùng một loạt sản phẩm, họ luôn cho
rằng đó là biểu hiện của chất lƣợng kém. Vì vậy đảm bảo đƣợc độ bền màu của sản
phẩm trong sản xuất và trong quá trình sử dụng là một yêu cầu quan trọng. Trong
quá trình sử dụng có nhiều yếu tố tác động đến độ bền màu của sản phẩm, tuy nhiên
Nguyễn Thị Tuyết Trinh

8

Ngành CN Vật liệu Dệt May



Luận văn cao học

Khóa 2010-2012

giặt là nhu cầu chính yếu và thƣờng xuyên trong đời sống hằng ngày. Nên đó là lý
do thúc đẩy chúng tôi thực hiện đề tài: “NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƢỞNG ĐẾN ĐỘ BỀN MÀU CỦA VẢI TRONG QUÁ TRÌNH GIẶT”, nhằm tìm
hiểu các yếu tố ảnh hƣởng đến độ bền màu của vải trong quá trình giặt và đƣa ra
phƣơng án giặt đảm bảo độ bền màu sau giặt là tốt nhất cho sản phẩm đƣợc sản xuất
từ loại vật liệu dệt đang sử dụng phổ biến hiện nay là vải sợi pha CO và PES.
Trong phạm vi thời gian và điều kiện thực tế, đề tài chỉ tập trung thực hiện
những nội dung chính đƣợc trình bày trong ba chƣơng cơ bản nhƣ sau:
Chƣơng 1: Nghiên cứu tổng quan.
Nghiên cứu tổng quan về lý thuyết đo màu, các phƣơng pháp đánh giá màu và
các yếu tố ảnh hƣởng đến độ bền màu của vải.
Chƣơng 2: Nghiên cứu thực nghiệm.
Thực nghiệm ảnh hƣởng của hai yếu tố nhiệt độ nƣớc giặt và số lần giặt đến độ
bền màu của hai loại vải 60% cotton 40% polyester và 65% polyester 35% cotton để
có hƣớng đánh giá và kết luận về ảnh hƣởng của các yếu tố đến độ bền màu vải.
Chƣơng 3: Đánh giá kết quả thực nghiệm và xây dựng phƣơng án tối ƣu đảm
bảo độ bền màu của vải trong quá trình giặt.

Nguyễn Thị Tuyết Trinh

9

Ngành CN Vật liệu Dệt May



Luận văn cao học

Khóa 2010-2012

CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN

Nguyễn Thị Tuyết Trinh

10

Ngành CN Vật liệu Dệt May


Luận văn cao học

Khóa 2010-2012

1.1. LÝ THUYẾT ĐO MÀU
1.1.1. Khái niệm về màu sắc
Tất cả các nhà sản xuất công nghiệp đều quan tâm đến bề ngoài của sản phẩm:
màu sắc, độ bóng bề mặt, hình dáng, kết cấu, thành phần,... Trong đó, dĩ nhiên màu
sắc không phải là toàn bộ chất lƣợng của sản phẩm nhƣng lại quyết định rất lớn đến
khả năng xâm nhập thị trƣờng.
Dáng vẻ và màu sắc tạo nên một tác động tâm lý nơi ngƣời tiêu dùng về chất
lƣợng, tuổi thọ sản phẩm để họ quyết định có... bỏ tiền ra mua sản phẩm hay không.
Khách hàng công nghiệp còn đòi hỏi tất cả sản phẩm cùng loại phải có màu sắc
đúng yêu cầu và giống nhau trong cả loạt sản phẩm. Khi phát hiện có sự khác biệt
về màu sắc trong cùng một loạt sản phẩm, họ luôn cho rằng đó là biểu hiện của chất

lƣợng kém. Để đạt đƣợc yêu cầu đó, từng sản phẩm phải có các đặc tính giống hệt
nhau về màu sắc. Do đó, màu sắc là một yếu tố rất quan trọng nhƣng chúng ta có
bao giờ tự đặt một câu hỏi nhƣ đứa trẻ lên ba: Màu sắc là gì?
Màu sắc là vấn đề về nhận thức theo cách hiểu chủ quan. Khi mô tả với cùng
một màu sắc, m i ngƣời khác nhau sẽ diễn đạt theo nhiều ý khác nhau, và họ sẽ
định nghĩa màu sắc đó theo từ ngữ của riêng mình. Dựa theo quan điểm kỹ thuật,
một màu sắc có thể đƣợc mô tả bằng ba thuộc tính sau: Màu sắc, giá trị và sắc độ.


Màu sắc hay tông màu là từ ngữ đƣợc sử dụng để phân biệt giữa các màu, ví

dụ nhƣ đỏ, vàng, xanh…


Giá trị là độ sáng hay tối của một màu.



Sắc độ (đôi lúc còn đƣợc gọi là độ b o hòa) là việc đo sự khác biệt của một

màu nhƣ thế nào so với màu xám.
Vậy màu sắc ra đời nhƣ thế nào?
1.1.2. Lịch sử màu sắc [5], [11]
Màu sắc đ đƣợc nghiên cứu từ xa xƣa. Năm 800 trƣớc công nguyên, những
ngƣời Ấn Độ đ tìm ra mối liên hệ giữa các màu. Năm 400 trƣớc công nguyên,
Plato cho rằng ánh sáng hay những tia lửa phát ra từ mắt ngƣời, cho nên con ngƣời
mới thấy đƣợc sự vật. Epicurus cho rằng bản sao của sự vật sẽ tác động vào mắt

Nguyễn Thị Tuyết Trinh


11

Ngành CN Vật liệu Dệt May


Luận văn cao học

Khóa 2010-2012

ngƣời. Năm 334 trƣớc công nguyên, Aristotle đ khám phá việc trộn lẫn hai màu
sắc với nhau tạo ra màu thứ ba và ông ta đ dùng những mảnh kiếng màu vàng và
màu xanh lam để có màu xanh lá cây. Vào thiên niên kỷ thứ nhất, Abu mohammed
Ibn al Hazen cho rằng hình ảnh đƣợc tạo thành từ trong mắt ngƣời.
Hệ thống màu sắc lâu đời nhất đƣợc biết đến đó là giá trị đặt tên xuất phát từ A
S Forsius ngƣời Phần Lan, ông đ có ý tƣởng giới thiệu bốn sắc màu cơ bản, áp
dụng cho m i mô hình màu xám mà chạy từ sáng đến tối dọc theo trục trung tâm
của hình cầu. Các màu sắc trên bề mặt hình cầu là đƣợc sắp xếp theo cách ba cặp
đối lập đƣợc tạo ra: màu đỏ và màu xanh, màu vàng và xanh lá cây, trắng và đen.
Năm 1666, Isaac Newton đ thực hiện một thí nghiệm trên những lăng kính và
ánh sáng. Khi chiếu một chùm ánh sáng liên tục qua một lăng kính, nó sẽ xuất hiện
một cầu vòng ở cạnh bên kia của lăng kính. Ông sắp xếp những màu này trên một
vòng tròn, từ Đỏ cờ đến màu chàm. Sau đó, ông nối hai màu này bằng màu tím để
ghép hai đầu của phổ màu lại với nhau. Vòng tròn màu này chính là những bƣớc
căn bản nhất cho những nghiên cứu sau này. Khám phá của ông đ đặt nền tảng cho
sự biểu diễn màu sắc, dẫn đến các chuẩn màu của vật lý dựa trên đo sự bức xạ, đó là
phép đo màu (colorimetry) ngày nay.
Vào năm 1772 Johann Ignaz Schiffermüller cho rằng: Một vòng tròn màu sắc
dựa trên bốn màu sắc: màu đỏ, xanh dƣơng, xanh lá cây và màu vàng, đƣợc chia
thành 3 x 4 = 12 phân đoạn. Vòng tròn màu sắc của ông với những cái tên kỳ lạ:
màu xanh dƣơng, xanh biển, xanh lá, ô liu, xanh, vàng vàng, cam, đỏ lửa, đỏ tím,

xanh và lửa màu xanh lam.
Năm 1776, Moses Harris đ tạo ra các bánh xe màu đầu tiên nhƣ là một trợ giúp
để pha trộn màu sắc. Ông đ viết “Hệ thống tự nhiên của màu sắc”, trong tác phẩm
đ bộc lộ vô số màu sắc có thể đƣợc tạo ra từ ba màu cơ bản.

Nguyễn Thị Tuyết Trinh

12

Ngành CN Vật liệu Dệt May


Luận văn cao học

Khóa 2010-2012

Hình 1.1. Bánh xe màu
Năm 1802, Thomas Young đ đƣa ra ba yếu tố đặc trƣng cho quá trình cảm
nhận màu và suy luận rằng trong mắt ngƣời có 3 thành phần cảm nhận màu khác
nhau. Chúng nhạy cảm với ba màu cơ bản Đỏ cờ, xanh tím, xanh lục. Chính ý tƣởng
này đ góp phần thúc đẩy Hermann von Helmholtz nghiên cứu ra các thuyết cảm
nhận màu, các thuyết này còn đƣợc gọi là lý thuyết Young-Helmholtz.
Vào năm 1810, Johann Wolfgang von Goethe đ bác bỏ lý thuyết của Newton
cho rằng ánh sáng bao gồm tất cả các màu sắc. Ông khẳng định rằng màu sắc đƣợc
tạo thành khi trộn ánh sáng với bóng tối và tuyên bố rằng ánh sáng mà con ngƣời
nhìn thấy dựa trên sự cảm nhận.
Năm 1860, James Clerk Maxwell đ khảo sát việc sử dụng ba màu cơ bản và
nhận ra rằng không có sự kết hợp giữa ba màu cơ bản để tái tạo lại toàn bộ vùng
màu nhận biết đƣợc. Maxwell nhận thấy rằng ngoài tông màu và độ b o hoà màu
còn có độ sáng. Những nghiên cứu của ông có thể xem là những nền móng cơ bản

của các máy đo màu hiện đại.
Vào những năm 1890, Ewald Hering đ phát triển lý thuyết về sự cảm nhận
màu của Hermann von Helmholtz, thuyết này đƣợc gọi là “Thuyết đối nghịch”.
Albert Munsell phát minh ra hệ thống màu Munsell, vào năm 1915 đ xuất bản
cuốn sách “Bản đồ của hệ thống màu Munsell”. Đây là một hệ thống mô tả chính
xác cho số lƣợng màu sắc đầu tiên.
Năm 1931, Wilhelm Ostwald tạo ra mô hình màu sắc thống nhất đối với màu
trắng và màu đen.
Năm 1920, bằng các thí nghiệm chi tiết đ chỉ ra rằng các bản màu cơ bản Red
(Đỏ cờ), Green( xanh lục), Blue (xanh tím) có thể tổng hợp đƣợc tất cả các màu
Nguyễn Thị Tuyết Trinh

13

Ngành CN Vật liệu Dệt May


Luận văn cao học

Khóa 2010-2012

quan sát đƣợc trong một khoảng nào đó gọi là khoảng phục chế màu hay là không
gian màu (gamut), nhƣng chúng không thể tổng hợp đƣợc tất cả các màu trong phổ
khả biến, đặc biệt là màu xanh tím.
Năm 1931, Uỷ ban Quốc tế về màu và chiếu sáng đ đƣa chuẩn CIE vào sử
dụng trong các ứng dụng kỹ thuật và công nghệ. Ba giá trị XYZ dựa trên ba đáp
ứng của mắt ngƣời với ba màu Đỏ cờ, Xanh lục và Xanh tím và ngƣời ta có thể vẽ
ra một không gian ba chiều với 3 trục X, Y, Z hoặc chuyển thành hai chiều khi thực
hiện một phép biến đổi tuyến tính.
Chuẩn này có thay đổi nhỏ vào năm 1964 (thay đổi đƣờng viền ngoài) các trạng

thái thay đổi trong đƣờng viền biểu diễn độ b o hoà của màu, càng xa màu trắng
trung tâm độ b o hoà càng cao.
Năm 1976, bản sắc ký màu lại thay đổi với điểm màu trắng xuất hiện ở chính
giữa. Đồng thời đƣờng cong mới đƣợc sử dụng chính là đáp ứng thực của mắt
ngƣời. Cũng vào thời điểm này, CIE cũng cho ra đời chuẩn L*a*b*, chuẩn này
đóng vai trò rất quan trọng sau này.
1.1.3. Lý thuyết màu sắc
1.1.3.1. Nhận biết màu của mắt ngƣời
Cảm nhận màu từ ba yếu tố: nguồn sáng, vật thể và ngƣời quan sát. Do đó, khi
có nguồn sáng chiếu vào vật thể xung quanh chúng ta đƣợc phản chiếu và bổ sung
bởi các vật thể rồi đi đến các thành phần thu nhận tín hiệu trong mắt chúng ta, sau
đó các tín hiệu này đƣợc bộ n o diễn dịch thành những thứ mà ta gọi là màu. Sơ đồ
nhận biết màu của mắt ngƣời theo hình 1.2.

Hình 1.2. Sơ đồ nhận biết màu của mắt người

Nguyễn Thị Tuyết Trinh

14

Ngành CN Vật liệu Dệt May


Luận văn cao học

Khóa 2010-2012

Nguồn sáng là vật phát ánh sáng hoặc tỏa năng lƣợng ở khu vực mà mắt ngƣời
có thể nhận biết đƣợc. Sự chiếu sáng của nguồn sáng đƣợc biểu hiện bằng lƣợng
nhiệt tƣơng ứng đƣợc toả ra ở m i bƣớc sóng trong bức phổ nhìn thấy đựơc. Nhƣ

vậy nguồn sáng cũng có thể đƣợc xác định bằng nhiệt màu tƣơng ứng, nhiệt độ màu
đƣợc thể hiện bằng nhiệt độ Kelvin.
Nguồn sáng tán xạ hoàn toàn: đƣợc coi là vật đen, nó đƣợc sử dụng nhƣ chuẩn
để nhận biết màu của một nguồn sáng. Nguồn sáng bao gồm nguồn sáng thiên nhiên
là mặt trời và một số loại nguồn sáng đ đƣợc CIE công nhận nhƣ:
 Nguồn sáng D: ánh sáng ban ngày với bƣớc sóng trong khoảng 380-770nm.
 D65: nguồn sáng chuẩn CIE thể hiện nhiệt màu 65040K (trong các thiết bị
quang phổ nó đƣợc sử dụng nhƣ ánh sáng ban ngày).
 Nguồn sáng A: ánh sáng có màu vàng da cam, nhiệt màu tƣơng ứng 28560K,
nó đƣợc xác định trong khoảng bƣớc sóng 380-770nm.
 Nguồn sáng C: ánh sáng đèn Tungsten, mô phỏng ánh sáng ban ngày trung
bình, màu blue có nhiệt màu tƣơng ứng 67740K.
 Ngoài ra còn có nguồn ánh sáng F là nguồn ánh sáng đèn huỳnh quang .[3],
[5], [16]
1.1.3.2.Các thuyết về sự cảm nhận màu [5]
Quá trình cảm nhận màu sắc của con ngƣời rất phức tạp và vẫn chƣa đƣợc hiểu
trọn vẹn. Qua nhiều năm, nhiều lý thuyết về sự cảm nhận màu đ đƣợc đƣa ra nhằm
giải thích về việc chúng ta nhìn màu nhƣ thế nào. Các lý thuyết đƣợc sắp xếp từ đơn
giản đến phức tạp, những lý thuyết phức tạp đƣa ra lời giải thích khá hợp lý về hiện
tƣợng cảm nhận màu. Vì những lý thuyết phức tạp không đƣợc xây dựng trên những
mô hình đơn giản nên chúng ta cần xem xét từ lý thuyết đơn giản đến lý thuyết phức
tạp.
1.1.3.2.1 Lý thuyết Young- Helmholtz:
Lý thuyết về sự cảm nhận màu này đôi khi còn gọi là lý thuyết võng mạc
(retinal approach) hoặc lý thuyết thành phần (component theory). Thomas Young là
ngƣời đầu tiên phát triển lý thuyết này vào thế kỷ 19, sau đó Helmholtz củng cố lại.
Nguyễn Thị Tuyết Trinh

15


Ngành CN Vật liệu Dệt May


Luận văn cao học

Khóa 2010-2012

Lý thuyết này thừa nhận sự hiện hữu của 3 loại tế bào cảm nhận trong võng mạc,
chúng lần lƣợt bị kích thích bởi ánh sáng màu đỏ cờ, xanh lục và xanh tím, những tế
bào cảm nhận này đƣợc nối trực tiếp đến n o bộ để tạo ra các tín hiệu màu đỏ cờ,
xanh lục và xanh tím tƣơng ứng với tỉ lệ với màu sắc của ánh sáng chiếu đến võng
mạc.
Các thực nghiệm đ cho thấy rằng các tế bào cảm nhận hình nón trong mắt có
những phản ứng màu khác nhau. Tuy nhiên đó không chỉ là những phản ứng màu
đỏ cờ, xanh lục và xanh tím mà còn có khuynh hƣớng rộng hơn nhiều so với lý
thuyết Young Helmholtz nêu ra. Lý thuyết này không đƣa ra một lời giải thích đủ
sức thuyết phục cho sự cảm nhận màu sắc dị biệt, cũng không giải thích thỏa đáng
việc chúng ta cảm nhận màu đặc biệt nào đó nhƣ thế nào.
1.1.3.2.2. Thuyết Hering:
Ewald Hering đ phát triển lý thuyết về sự cảm nhận màu vào những năm 1870.
Thuyết này đƣợc gọi là Thuyết đối nghịch.
Thuyết này cho rằng ba loại tế bào cảm nhận màu trong võng mạc có những
phản ứng hoặc tính nhạy cảm đối lập nhau. Nghĩa là có ba loại tế bào: một tế bào
cảm nhận nhạy với màu đỏ cờ và màu xanh lục, một nhạy với màu xanh tím và màu
vàng và loại tế bào thứ ba nhạy với màu trắng và đen.
Trƣớc khi xảy ra quá trình đồng hóa hoặc dị hóa, ví dụ nhƣ vùng đỏ cờ hoặc
vùng xanh lục của tế bào thu nhận tín hiệu đỏ cờ- xanh lục gởi một tín hiệu đến n o
bộ. Tín hiệu này đại diện cho tính chất đỏ cờ hoặc xanh lục của ánh sáng đến võng
mạc. Quá trình này đƣợc gọi là đối nghịch vì không thể có màu xanh lục ngả đỏ cờ
hoặc vàng ngả xanh tím vì thế các màu này phải đối nghịch với nhau. Các tế bào

cảm nhận trắng- đen hoạt động hơi khác biệt (có thể có màu đen hơi trắng hoặc màu
xám). Hiệu ứng tƣơng phản liên tục tạo ra màu đen. Nghĩa là một vùng tối gần một
vùng trắng sẽ có khuynh hƣớng tạo ra màu đen vì những tế bào cảm nhận trắng đen
trong vùng trắng sẽ gây ra hiệu ứng đối nghịch lên những tế bào cảm nhận tƣơng tự
trên những phần lân cận cận võng mạc.

Nguyễn Thị Tuyết Trinh

16

Ngành CN Vật liệu Dệt May


Luận văn cao học

Khóa 2010-2012

Chƣa có bằng chứng nào cho thấy có bất kỳ một chất nào có thể tạo ra hai hiệu
ứng tách biệt nhau bằng quá trình đồng hóa và dị hóa. Các tế bào lƣỡng cực kết nối
vào các tế bào hình nón tạo ra các tín hiệu đối lập, nhƣng cũng không có bằng
chứng nào đáng tin cậy chứng minh rằng cơ chế này sẽ chi phối tất cả các hiện
tƣợng cảm nhận màu sắc. Cụ thể là lý thuyết này không thể giải thích đƣợc hai loại
chứng mù màu Đỏ cờ- Xanh lục khác nhau. Lý thuyết Hering cho rằng hai loại này
là một .
1.1.3.2.3. Thuyết quá trình đối nghịch:
Thuyết này còn đƣợc gọi là thuyết vùng (zone theory) hoặc thuyết HurvichJameson. Lý thuyết này kết hợp các yếu tố của lý thuyết Young-Helmholtz và lý
thuyết Hering. Trong lý thuyết phức tạp này, m i tế bào hình nón liên kết với ba
màu riêng biệt. Các tín hiệu từ tế bào hình nón kích thích các tế bào riêng biệt và
yếu tố chủ đạo gây bởi các tế bào riêng biệt sẽ chuyển sang hƣớng này hay hƣớng
khác.

Ba tế bào phản ứng riêng lẻ hình nón trong lý thuyết Young-Helmholtz đƣợc
kết hợp trong mô hình này. Các phản ứng của m i tế bào hình nón này rất rộng, tuy
nhiên chỉ có nhƣng đỉnh điểm tại các bƣớc sóng 450 nm, 530 nm và 560 nm. Vì thế
thay vì gọi chúng là các điểm tiếp nhận màu đỏ cờ- xanh lục – xanh tím thì gọi
chính xác hơn là các điểm tiếp nhận bƣớc sóng ngắn, trung bình và dài.
Ý tƣởng đối lập trong lý thuyết Hering đƣợc kết hợp lại ở cấp độ tế bào thần
kinh. Một số tế bào thần kinh luôn luôn ở trong tình trạng hoạt động dù không có sự
kích thích. Nếu đƣợc kích thích thì tần số rung động của chúng tăng lên và nếu
ngừng kích thích thì tần số rung sẽ giảm. Vì thế hai loại thông tin đối lập nhau có
thể đƣợc truyền dẫn bởi một dây thần kinh. Ngƣời ta cho rằng các tế bào hạch hoạt
động nhƣ các tế bào đối lập (m i tế bào hạch đƣợc nối với ba tế bào hình nón).
Cơ chế cảm nhận màu sắc có thể đƣợc giải thích dƣới dạng đại số. H y xem xét
tế bào đối lập Xanh tím- vàng. Giả sử rằng phần trên là vàng và nửa phần dƣới là
xanh tím. Nửa phần trên (vàng) nhận kết quả từ các tế bào hình nón có bƣớc sóng
dài (L) và trung bình (M). Giả sử rằng kết quả này sẽ kích thích tế bào, sự kích thích

Nguyễn Thị Tuyết Trinh

17

Ngành CN Vật liệu Dệt May


Luận văn cao học

Khóa 2010-2012

có thể đƣợc đặt là L+M. Nửa phần dƣới của tế bào (xanh tím) nhận kết quả từ các tế
bào hình nón có bƣớc sóng ngắn (S), giả sử kết quả này kích thích tế bào, vì thế đặt
nó là –S. Hoạt động của tế bào này có thể đƣợc diễn tả bằng công thức:

[Yellow(+) / Xanh tím(-)] = (L+M)-S
Nếu vế phải của phƣơng trình dƣơng (nghĩa là nếu L+M>S) thì một tín hiệu
màu vàng đƣợc tạo ra. Nếu S> L+M thì tạo ra tín hiệu màu xanh tím. Các tế bào đối
lập đỏ cờ- xanh lục cũng hoạt động theo cách tƣơng tự, do đó:
[Đỏ cờ (+)] /[Xanh lục (-)] = (L+S)-M
Màu đen đƣợc cảm nhận do sự ức chế đơn phƣơng. Các tế bào trên một phần
của võng mạc tác động gây ra hoạt động đối nghịch trong các tế bào tƣơng tự trên
những phần lân cận của võng mạc. Vì thế màu đen là một hiệu ứng tƣơng phản. Các
tế bào Đỏ cờ- Xanh lục và Xanh tím- Yellow cũng có những mối liên kết đơn
phƣơng không đƣợc chỉ ra trong minh họa.
Lý thuyết quy trình đối nghịch là những giải thích đáng tin cậy cho sự cảm nhận
màu không bình thƣờng cũng nhƣ sự tƣơng phản đồng thời.
Các yếu tố nhƣ tƣơng phản màu đồng thời và tƣơng phản biên mô tả một khía
cạnh khác của sự cảm nhận màu vốn rất quan trọng đối với sự phục chế màu. Tƣơng
phản màu đồng thời là một hiện tƣợng gây ra khi các màu giống nhau có vẻ khác
nhau khi chúng có màu viền khác nhau. Tƣơng phản màu biên xảy ra khi hai tông
gặp nhau để có độ tƣơng phản cao hơn ở biên.
Những hiện tƣợng này đƣợc giải thích nhƣ sau: trên thực tế võng mạc đƣợc tạo
thành bởi các nhóm tế bào có cùng đặc tính đƣợc gọi là các vùng cảm nhận. Các
vùng này có kích thƣớc thay đổi, những vùng gần vùng trung tâm bằng khoảng 1/20
kích thƣớc của những vùng nằm ở rìa mắt. Lý thuyết về quy trình đối lập của sự
cảm nhận màu sắc cho rằng những hệ trung tính đƣợc liên kết với nhau để tạo thành
những ảnh hƣởng tƣơng h đơn phƣơng. Do đó trung tâm của vùng tiếp nhận có thể
cảm nhận màu đỏ cờ, trong khi vùng biên có thể ghi nhận màu xanh lục nên nếu
màu đỏ cờ này bao quanh một chấm màu xanh lục thì chấm này trông sẽ mạnh mẽ
hơn một chấm tƣơng tự nhƣng trên một nền trung tính bởi vì ảnh hƣởng của màu đỏ

Nguyễn Thị Tuyết Trinh

18


Ngành CN Vật liệu Dệt May


Luận văn cao học

Khóa 2010-2012

cờ mạnh hơn ảnh hƣởng của màu Xanh lục. Những loại tác động tƣơng h nhƣ thế
cũng đƣợc đƣa ra để giải thích sự thay đổi rõ ràng về mật độ tại các biên của hai
tông màu xám kế cận nhau.
1.1.3.2.4. Định luật Grassman
Grassman đ tiến hành thực nghiệm phối trộn màu cộng và những cuộc thử
nghiệm đó chứng tỏ rằng các thí nghiệm tổng hợp màu đều tuân theo quy luật tuyến
tính và luật cộng. Ông đ phát biểu 3 định luật sau:
Định luật 1:
Định luật này khẳng định, không gian màu là không gian 3 chiều. M i một kích
thích màu với công suất phát tƣơng ứng sẽ đƣợc tạo thành bằng cách điều chỉnh
cƣờng độ của ba nguồn kích thích của ba màu cơ bản phù hợp.
Gọi R, G, B là 3 kích thích cơ bản; ,, là hệ số tỉ lệ từng thành phần kích
thích.
Gọi X là một kích thích màu bất kỳ, ta có: với m i kích thích màu X bất kỳ thì
chỉ có duy nhất một bộ ba (,, )thỏa: X = R +G +B
Định luật 2:
Kết quả của việc trộn màu chỉ phụ thuộc duy nhất vào đặc trƣng sinh lý và
không phụ thuộc vào thành phổ của màu. Nghĩa là: với X1 = 1R +1G +1B
Và với X2 = 2R + 2G +2B, thì: (X1 + X2)= (1+ 2) R +(1+ 1)+G +(1+ 2)B
Một kích thích màu với một công suất phát xạ trong bất kì khoảng bƣớc sóng
ánh sáng nào thì tƣơng đƣơng tổng công suất trong cùng khoảng bƣớc sóng đó tạo
ra sự trộn màu.

Định luật 3:
Nếu các thành phần trộn màu đƣợc nhân thêm với một hệ số thì kết quả màu
nhận đƣợc cũng đƣợc nhân thêm với cùng một hệ số đó. Nghĩa là:
Nếu k là một hằng số thì: X, k :kX kR +kG +kB
Ý nghĩa cơ bản của các định luật h n hợp màu này là nó có thể mô tả m i một
màu thông qua ba giá trị bằng số. Các định luật Grassman chẳng những cho phép

Nguyễn Thị Tuyết Trinh

19

Ngành CN Vật liệu Dệt May


Luận văn cao học

Khóa 2010-2012

xác định màu bằng số thông qua thực nghiệm mà cũng còn cho phép tính toán bằng
các giá trị màu đ đƣợc rút ra từ thực nghiệm.
Tính chất của định luật này chỉ có hiệu lực cho h n hợp màu cộng. Ngoài ra,
các định luật này cũng xác định rằng không có ƣu tiên nào cho các màu cơ bản.
1.1.4. Các hệ thống màu [3], [4], [5]
1.1.4.1 Hệ Munsell
Năm 1095 một hoạ sĩ ngƣời Mỹ tên là Henry Albert Munsell đ phát minh một
phƣơng pháp diễn đạt màu bằng cách sử dụng một lƣợng lớn các mẫu giấy mẫu
đƣợc phân lớp theo tông màu (Munsell hue), độ sáng (munsell value) và độ b o hoà
màu (Munsell chroma) giúp cho việc so sánh các mẫu màu một cách trực quan hơn.
Về sau, qua một thời gian rút kinh nghiệm, hệ thống này đƣợc nâng cấp thành hệ
thống kí hiệu Munsell đang đƣợc sử dụng. Trong hệ thống này bất kỳ một màu nào

cũng có kí hiệu và đƣợc thể hiện dƣới dạng phối hợp các số và kí tự. Các tông màu
cơ bản đỏ cờ, vàng, xanh lục, xanh tím và đỏ tía, 5 tông màu cơ bản lại đƣợc chia
nhỏ thành 100 tông, m i tông có 16 độ b o hoà màu và 10 mức độ sáng. Tỉ lệ các
giá trị độ sáng đƣợc sắp xếp từ 1 (đen) đến 10 (trắng) với khoảng cách về mức độ
xám bằng nhau có thể cảm nhận đƣợc. Tỉ lệ độ b o hoà là không giới hạn, bắt đầu
tại 0 ở tâm khối màu và tăng theo bán kính (toả tròn từ tâm ra).
Hệ thống đƣợc phát hành vào năm 1915 dƣới dạng “sách màu Munsell” cho 40
tông màu, ánh sáng loại C và mẫu in trên giấy tráng phấn và không tráng phấn

Hình 1.3. Hệ thống màu Munsell

Nguyễn Thị Tuyết Trinh

20

Ngành CN Vật liệu Dệt May


Luận văn cao học

Khóa 2010-2012

Hệ Munsell là hệ thống tham chiếu mở tuyệt đối, đƣợc sử dụng thƣờng xuyên
nhất trong số các hệ thống thứ tự màu. Hệ Munsell dùng các từ nhƣ tông màu (hue),
độ b o hoà (chroma), và giá trị (value- độ sáng), để mô tả các thuộc tính của màu
sắc. Năm tông màu cơ bản tạo nên hệ thống các kí hiệu: đỏ cờ, vàng, xanh lục, xanh
tím và đỏ tía. Sự chuyển đổi từ màu này sang màu khác, chẳng hạn nhƣ: từ Xanh
tím sang xanh lục đƣợc tiến hành nhƣ sau: 10B; 5B; 10BG; 10G; 5G (B= Xanh tím,
BG= Xanh tím- xanh lục; G= xanh lục). Thay vì m i tông màu đƣợc chia làm 2 nấc
riêng biệt, nó có thể chia làm 4 hoặc có thể lên đến 10. Do đó trong vòng Munsell

có thể lên đến 100 nấc tông khác nhau. Khoảng cách có thể cảm nhận đựơc các tông
màu tại độ b o hoà cao lớn hơn tại độ b o hoà thấp. Khoảng cách màu trong hệ
thống Munsell đƣợc xác định dựa trên nền xám nhạt tƣơng đối.
Theo quan điểm thực tế thì độ bao hoà đƣợc giới hạn bởi các mẫu có độ b o hoà
cao nhất hiện đang có vì những điều kiện này mà khoảng cách các màu đậm có
phần bị sai.
Cách xác định màu đƣợc tính theo công thức: tông màu – độ sáng/ độ b o hoà.
Ví dụ 7BG4/3 chỉ màu xanh lục ng xanh tím của tông màu 7BG, độ sáng = 4, độ
b o hoà = 3. Chữ N chỉ các màu của dải màu xám, vì thế N5/ là màu xám có độ
sáng = 5.

Hình 1.4. Mô hình chi tiết của hệ màu Munsell
Tọa độ màu Munsell không thể chuyển sang tọa độ màu CIE.

Nguyễn Thị Tuyết Trinh

21

Ngành CN Vật liệu Dệt May


Luận văn cao học

Khóa 2010-2012

1.1.4.2. Hệ màu Ostwald
Hệ màu Ostwald dựa trên một hình tam giác đều. màu trắng đƣợc đặt ở 1 góc,
góc thứ 2 đƣợc đặt màu đen và 1 màu ở góc thứ. Các màu trong tam giác đƣợc xem
nhƣ 1 h n hợp cộng của màu đen (B), trắng(W) và một màu (C) để có đƣợc B+W+
C = 1.

Những màu nằm trên các đƣờng thẳng song song với WC là các màu có lƣợng
màu đen cố định. Những màu này gọi là màu đồng tông. Lƣợng màu trắng dọc theo
một trong những đƣờng này đƣợc thay đổi để tạo ra thống nhất khoảng cách các
màu. Các đƣờng thẳng song song với BC tƣợng trƣng cho các màu có tỉ lệ màu
trắng không đổi và đƣợc gọi là các màu đồng sắc. các màu dọc theo các đƣờng
thẳng song song với cạnh BW có lƣợng màu đầy đủ bằng nhau và đƣợc gọi là các
màu có cùng cƣờng độ.

Hình 1.5. Cấu tạo hệ màu Ostwald
Hệ màu 3 chiều Ostwald đƣợc tạo ra bằng cách quay tam giác này xung quanh
trục WB, do đó tạo ra một khối màu trông giống nhƣ hai hình nón úp lại với nhau.

Hình 1.6. Mô hình 3D của hệ màu Ostwald
Nguyễn Thị Tuyết Trinh

22

Ngành CN Vật liệu Dệt May


Luận văn cao học

Khóa 2010-2012

Một số màu trong khối màu này có thể có lƣợng màu trắng, màu đen và màu
không đổi nhƣng có các tông màu khác nhau. Những màu này gọi là các màu có
cùng độ sáng.
Hệ thống Ostwald đ chứng tỏ có giá trị thực tiễn khi cần phải trộn một màu
với màu đen hoặc màu trắng. Trong quá trình in, khi thêm vào các màu ngƣời ta
nghĩ ngay tới giấy trắng và mực đen, vì thế hệ thống này có thể hữu dụng trong

ngành in.
Hệ thống Ostwald dƣới hình thức cẩm nang hòa màu chứa 30 thanh tông màu
với 28 màu trên m i thanh.
Hệ thống màu Ostwald cũng có 8 nấc màu xám cho tổng số 848 màu. Một số
màu phụ đ đƣợc thêm vào những ch mà những màu cơ bản không nới rộng đủ để
chứa tất cả các màu hiện có. Hệ thống kí hiệu trong hệ Ostwald chỉ tỉ lệ phần trăm
của lƣợng màu trắng(W), màu đen(c). ví dụ :C=34, W= 32, B= 44.
1.1.4.3. Hệ thống màu tự nhiên (NCS)
Đƣợc phát triển ở Thụy Điển, gọi là màu “tự nhiên” vì hệ này dựa trên sự phân
loại màu sắc theo kiểu vật lý học tinh thần (psychophyics) của Hering theo 6 màu
cơ bản: đỏ cờ, vàng, xanh lục, xanh tím, trắng và đen. Khối màu NSC tƣơng tự nhƣ
khối màu Ostwald, nó có 4 tông duy nhất là vàng, đỏ cờ, xanh lục và xanh tím đƣợc
đặt ở các góc cạnh nhau 900 trên vòng tròn có tổng cộng 40 tam giác tông màu, m i
tam giác chứa 66 màu, nhƣ vậy có tất cả 2640 màu. Trên thực tế có 1412 màu trong
số các màu này đƣợc nhìn nhận nhƣ các mẫu màu thực.

Hình 1.7. Vòng tròn màu dựa trên sự phân chia vàng- xanh tím, Đỏ cờ - xanh lục.
Nguyễn Thị Tuyết Trinh

23

Ngành CN Vật liệu Dệt May


Luận văn cao học

Khóa 2010-2012

Hệ thống ký hiệu của hệ NSC cũng tƣơng tự nhƣ của hệ Ostwald, ngoại trừ sự
nhận diện trang màu là một phần của hệ thống ký hiệu.Ví dụ, một màu cam có thể

gồm Vàng 20, đỏ cờ 30, trắng 25, đen 15 với tổng số luôn là 100. Các con số này
chỉ mức độ giống nhau đối với các màu cơ bản mà nó mang tên .

Hình 1.8. Hệ màu tự nhiên (NSC): tam giác màu biểu trưng cho một mảng tông
màu
Hệ thống màu này tự nhiên rất hữu ích đối với họa sĩ và các nhà thiết kế trong
khi vẫn duy trì đƣợc phạm vi để mở rộng. Khuyết điểm lớn nhất của nó là những
khác biệt giữa các màu lân cân lại không giống nhau .Ví dụ nhƣ nếu nhƣ chúng ta đi
từ màu Vàng đến màu đỏ trong 10 nấc tông bằng nhau, giữa độ sáng và độ b o hoà
không đổi, thì chúng ta phải có từ 20 đến 50 nấc với cùng kích thƣớc để đi từ màu
Đỏ cờ sang màu tím Xanh. Hệ toạ độ khối bát giác của hệ không gian màu đồng
nhất OSA đ khắc phục đƣợc vấn đề này.
1.1.4.4. Không gian màu Hunter Lab
Đƣợc phát triển bởi R.S. Hunter vào thập niên 1950 nhằm khắc phục sự không
đồng nhất của không gian màu Yxy của CIE 1931. Tuy nhiên sau khi không gian
màu CIELAB đƣợc phát triển vào thập niên 1960 với nhiều ƣu điểm nổi trội hơn thì
nó không còn đƣợc sử dụng rộng r i nữa. Không gian màu Hunter Lab có cấu trúc
tƣơng tự nhƣ không gian màu CIE L*a*b* và đƣợc sử dụng trong nhiều lĩnh vực
khác nhau bao gồm cả ngành công nghiệp sơn ở Mỹ.

Nguyễn Thị Tuyết Trinh

24

Ngành CN Vật liệu Dệt May


Luận văn cao học

Khóa 2010-2012


1.1.4.5. Hệ thống CIE 1931
Khái niệm chung: là một hệ thống đo màu đƣợc tổ chức chiếu sáng quốc tế CIE
chính thức đƣa ra năm 1931.
Cơ sở khoa học của việc đo màu đƣợc dựa trên sự tồn tại của ba nhóm tín hiệu
đến từ mắt ngƣời. Bức phổ thể hiện kết quả của ba bộ phận tiếp nhận này theo từng
bƣớc sóng. Ngày nay đ đƣợc biết rõ: để có thể nhận dạng đƣợc bức phổ kết quả
của từng màu theo các giá trị số học, các giá trị bằng số của chức năng đo màu của
mắt đ đƣợc chuẩn hóa và đƣợc hợp nhất lại với tên gọi “quan sát chuẩn của CIE”.
Quan sát chuẩn cũng nhƣ “nguồn sáng chuẩn” là một bảng số thể hiện quan sát của
một ngƣời trung bình và bình thƣờng.
Ba yếu tố để quan sát chuẩn CIE 1931:
-

Đƣa ra 1 số nguồn sáng chuẩn nhƣ D65, A, C và đƣa ra bức phổ của nguồn
sáng đó.

-

Đƣa ra góc quan sát chuẩn là 20. Mục tiêu lúc này là xác định 3 thông số
màu X,Y, Z.

-

Độ sáng tƣơng đối hiệu quả của mắt ngƣời: nhìn trong sáng/nhìn trong tối.

Ý nghĩa của 3 yếu tố để quan sát chuẩn CIE 1931:
-

Nhận biết màu của mắt ngƣời.


-

Để có thể xác định “đối tƣợng quan sát chuẩn”, cơ sở của tất cả các phép đo
và tính toán màu.
Ý nghĩa của 3 giá trị X,Y,Z:

Lần đầu tiên trong lịch sử đo màu, một màu sắc đƣợc thể hiện hoàn toàn bằng
số, một màu sắc chúng ta đánh giá định lƣợng đƣợc, đảm bảo tính khách quan vì
mọi thứ đều chuẩn hóa.
Nhƣng hạn chế:
- Chỉ có 3 thông số nên khó biết nó là màu gì. Do đó mất đi khái niệm màu sắc.
- Trong cách tính toán X,Y,Z chúng ta tính bằng cách tổng của toàn bộ (E,R,x) cho
nên đôi khi hai vật có bức phổ phản xạ khác nhau nhƣng mà giá trị tổng lại bằng
nhau, có nguy cơ dẫn đến hiện tƣợng hai màu có bức phổ phản xạ khác nhau dƣới

Nguyễn Thị Tuyết Trinh

25

Ngành CN Vật liệu Dệt May


×