Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của quá trình sử dụng quần chỉnh hình giảm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.51 MB, 91 trang )

Luận văn Thạc sĩ

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật “Nghiên cứu đánh giá ảnh hƣởng
của quá trình sử dụng quần chỉnh hình giảm béo thẩm mỹ ở điều kiện tạo đƣợc áp
lực cao tới chất lƣợng sản phẩm” do tác giả thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của
PGS.TS. Vũ Thị Hồng Khanh. Nội dung nghiên cứu trong luận văn này do tác giả
tìm hiểu và thực hiện không sao chép từ bất cứ công trình nghiên cứu nào khác. Kết
quả khảo sát thực tế và thí nghiệm hoàn toàn trung thực, không gian dối. Tác giả xin
cam đoan những lời nêu trên là đúng sự thật, nếu có gì sai phạm tác giả xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 15 tháng 03 năm 2015
Ngƣời thực hiện

Đặng Phƣớc Thịnh

Đặng Phước Thịnh

i

Khóa 2013 - 2015


Luận văn Thạc sĩ

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may

LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên, tôi xin chân thành gửi đến PGS.TS. Vũ Thị Hồng Khanh lời cảm ơn


sâu sắc, ngƣời đã tận tình chỉ dạy, dìu dắt tôi trong suốt quá trình thực hiện – hoàn
thành luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật này cũng nhƣ trong quá trình giảng dạy. Đó là một
điều vinh hạnh nhất đối với tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể quý thầy cô trong Viện Dệt may – Da giày
và Thời trang Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội đã truyền dạy những kiến thức
chuyên môn cho tôi trong suốt thời gian hai năm học vừa qua, TS. Phạm Đức
Dƣơng chủ nhiệm để tài cấp bộ B2014-01-67 đã tạo điều kiện cho tác giả đƣợc thực
hiện luận văn trong khuôn khổ của đề tài. Tôi xin gửi lời cám ơn đặc biệt đến TS.
Trần Thị Phƣơng Thảo, TS. Vũ Mạnh Hải, NCS. Nguyễn Quốc Toản đã nhiệt tình
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thí nghiệm tại Trung tâm Thí nghiệm Vật liệu Dệt
may và Da giày, Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô lãnh đạo của hai trƣờng Đại học Bách
khoa Hà Nội và trƣờng Cao đẳng Công thƣơng Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều
kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động
viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian hai năm học vừa qua.
Xin chân thành cảm ơn!

Đặng Phước Thịnh

ii

Khóa 2013 - 2015


Luận văn Thạc sĩ

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may

MỤC LỤC

Trang
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ............................................................... vii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................1
Chƣơng I: TỔNG QUAN MỘT SỐ VẤN ĐỀ ........................................................3
CÓ LIÊN QUAN .....................................................................................................3
1.1. Giới thiệu chung về quần chỉnh hình giảm béo thẩm mỹ .................................3
1.1.1. Nhu cầu thị trƣờng .........................................................................................3
1.1.2. Sản phẩm........................................................................................................3
1.1.3. Một số trang phục chỉnh hình thẩm mỹ trên thị trƣờng .................................4
1.2. Đặc điểm kỹ thuật sản phẩm .............................................................................5
1.2.1. Yêu cầu và tác dụng của sản phẩm ................................................................5
1.2.2. Cơ chế thực hiện chức năng...........................................................................7
1.2.3. Đặc điểm thiết kế ...........................................................................................8
1.2.4. Đặc điểm nguyên liệu dệt ..............................................................................8
1.3. Yêu cầu đối với sản phẩm...............................................................................11
1.3.1. Tính chức năng ............................................................................................11
1.3.2. Tính tiện nghi ...............................................................................................11
1.3.2.1. Tiện nghi sinh lý nhiệt ..............................................................................11
1.3.2.2. Tiện nghi cử động [4] ...............................................................................11
1.3.2.3. Tiện nghi tiếp xúc .....................................................................................11
1.3.3. Tính sinh thái ...............................................................................................12
1.3.4. Tính thẩm mỹ ...............................................................................................12
1.3.5. Tính bảo quản ..............................................................................................12
1.3.6. Tính kinh tế ..................................................................................................12
1.4. Phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng sản phẩm [41] ..........................................13
1.4.1. Tổng quan chung về chất lƣợng và đánh giá chất lƣợng sản phẩm.............13

1.4.2. Một số phƣơng pháp xác định các chỉ tiêu chất lƣợng quần chỉnh hình thẩm
mỹ ..........................................................................................................................14
1.4.3. Phƣơng pháp đo áp lực trang phục lên cơ thể ngƣời mặc ...........................14
1.4.3.1. Phƣơng pháp trực tiếp [7], [9] ..................................................................14

Đặng Phước Thịnh

iii

Khóa 2013 - 2015


Luận văn Thạc sĩ

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may

1.4.3.2. Phƣơng pháp gián tiếp [7], [9] ..................................................................15
1.5. Kết luận chƣơng I ...........................................................................................16
Chƣơng II: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM .18
2.1. Mục tiêu nghiên cứu thực nghiệm ..................................................................18
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu .....................................................................................18
2.2.1. Sản phẩm quần chỉnh hình thẩm mỹ của công ty Dệt kim Đông Xuân sản
xuất.........................................................................................................................18
2.2.2. Sản phẩm quần chỉnh hình thẩm mỹ đƣợc thiết kế và may từ vải do Đề tài
B2013-01.54 cung cấp ...........................................................................................19
2.3. Nội dung nghiên cứu.......................................................................................19
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...............................................................................19
2.4.1. Nghiên cứu xác định độ giãn của sản phẩm trong quá trình sử dụng..........19
2.4.1.1. Cơ sở chọn lực ép .....................................................................................20
2.4.1.2. Nguyên lý tạo lực ép .................................................................................21

2.4.1.3. Thiết kế độ giãn của sản phẩm cần đạt đƣợc cho ngƣời sử dụng khi mặc
để tạo đƣợc áp lực 12 mmHg lên phần nây bụng ..................................................21
2.4.2. Lựa chọn ngƣời mẫu và thiết kế sản phẩm ..................................................24
2.4.2.1. Lựa chọn ngƣời mẫu .................................................................................24
2.4.2.2. Thiết kế sản phẩm .....................................................................................25
2.4.2.3. Thiết kế quần cho ngƣời mẫu ...................................................................28
2.4.2.3.1. Dụng cụ dùng để thiết kế .......................................................................28
2.4.2.3.2. Phƣơng pháp thiết kế .............................................................................30
2.4.3. Nghiên cứu đánh giá ảnh hƣởng của quá trình sử dụng (mặc) tới chất lƣợng
sản phẩm thông qua các số liệu quan trắc trực tiếp của ngƣời sử dụng ................31
2.4.3.1. Đề xuất bảng các chỉ tiêu chất lƣợng quần chỉnh hình giảm béo thẩm mỹ
trong quá trình sử dụng ..........................................................................................31
2.4.3.2. Phƣơng pháp đo lƣờng các chỉ tiêu chất lƣợng ........................................32
2.4.3.3. Chuẩn bị đối tƣợng sử dụng và tập huấn phƣơng pháp đo .......................38
2.4.4. Phƣơng pháp đánh giá ảnh hƣởng chất lƣợng quần chỉnh hình theo quá
trình sử dụng bằng phƣơng pháp đo lƣờng định lƣợng phòng thí nghiệm ............40
2.4.4.1. Đánh giá ảnh hƣởng của quá trình sử dụng tới cấu trúc vải .....................40
2.4.4.2. Đánh giá ảnh hƣởng của quá trình sử dụng tới khả năng tạo lực ép lên cơ
thể ngƣời mặc khi sử dụng.....................................................................................43
2.4.4.3. Đánh giá ảnh hƣởng của quá trình sử dụng tới tính đàn hồi của vải theo
chiều ngang ............................................................................................................44
2.4.4.4. Đánh giá ảnh hƣởng của quá trình sử dụng tới tính chất tiện nghi may
mặc của vải ............................................................................................................49
2.5. Kết luận chƣơng 2 ...........................................................................................55
Đặng Phước Thịnh

iv

Khóa 2013 - 2015



Luận văn Thạc sĩ

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may

Chƣơng III: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN .................................................................57
3.1. Kết quả khảo sát ảnh hƣởng của số chu trình sử dụng tới chất lƣợng quần
chỉnh hình thẩm mỹ sử dụng phƣơng pháp lấy các số liệu quan trắc trực tiếp của
ngƣời sử dụng ........................................................................................................57
3.1.1. Ảnh hƣởng tới khả năng tạo dáng................................................................57
3.1.2. Ảnh hƣởng tới tính tiện nghi của sản phẩm.................................................60
3.1.3. Ảnh hƣởng tới tính sinh thái của sản phẩm .................................................61
3.1.4. Tính bảo quản của sản phẩm .......................................................................62
3.1.5. Độ ổn định kích thƣớc của sản phẩm ..........................................................62
3.2. Kết quả khảo sát ảnh hƣởng của số chu trình sử dụng tới chất lƣợng quần
chỉnh hình thẩm mỹ, sử dụng các chỉ tiêu đo lƣờng định lƣợng phòng thí nghiệm.
...............................................................................................................................65
3.2.1. Ảnh hƣởng của quá trình sử dụng tới cấu trúc sản phẩm ............................65
3.2.2. Ảnh hƣởng tới khả năng tạo lực ép lên cơ thể ngƣời mặc ...........................68
3.2.3. Ảnh hƣởng tới tính đàn hồi của vải .............................................................69
3.2.3.1. Ảnh hƣởng tới đƣờng cong lực kéo giãn, biến dạng của vải ....................70
3.2.3.2. Ảnh hƣởng tới lực kéo giãn lớn nhất cần thiết đạt đƣợc độ giãn ngang cho
trƣớc .......................................................................................................................72
3.2.4. Ảnh hƣởng tới tính tiện nghi may mặc của sản phẩm .................................73
3.2.4.1. Ảnh hƣởng tới độ thoáng khí của sản phẩm .............................................73
3.2.4.2. Ảnh hƣởng tới độ thông hơi của sản phẩm...............................................73
3.3. Kết luận chƣơng 3 ...........................................................................................75
KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................78
PHỤ LỤC ..................................................................................................................82


Đặng Phước Thịnh

v

Khóa 2013 - 2015


Luận văn Thạc sĩ

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Độ giãn đứt của một số loại sợi. ...............................................................10
Bảng 2.1: Kết quả đo áp lực đạt đƣợc của vải theo độ giãn từ sản phẩm quần ........22
Dệt kim Đông Xuân. .................................................................................................22
Bảng 2.2: Kết quả đo áp lực đạt đƣợc của vải theo độ giãn từ vải do ......................23
Bảng 2.3: Thông tin ngƣời mẫu. ...............................................................................24
Bảng 2.4: Kích thƣớc vòng tại 3 vị trí.......................................................................25
Bảng 2.5: Kết quả số đo vòng 2 của sản phẩm. ........................................................30
Bảng 2.6: Bảng đề xuất các chỉ tiêu chất lƣợng của quần chỉnh hình giảm béo ......32
thẩm mỹ trong quá trình sử dụng. .............................................................................32
Bảng 2.7: Khả năng tạo dáng. ...................................................................................34
Bảng 2.8: Đánh giá khả năng tạo dáng. ....................................................................35
Bảng 2.9: Tính tiện nghi............................................................................................35
Bảng 2.12: Độ ổn định kích thƣớc. ...........................................................................37
Bảng 2.13: Đánh giá độ ổn định kích thƣớc. ............................................................38
Bảng 2.14: Ghi kết quả thí nghiệm độ thoáng khí. ...................................................53
Bảng 3.1: Khả năng tạo dáng của sản phẩm quần Dệt kim Đông Xuân. ..................57
Bảng 3.2: Khả năng tạo dáng của sản phẩm quần may từ vải của ............................59

Đề tài B2013-01.54 cung cấp. ...................................................................................59
Bảng 3.3: Tổng hợp tính tiện nghi ............................................................................61
Bảng 3.4: Tỉ lệ thay đổi kích thƣớc ngang của sản phẩm quần dệt kim Đông Xuân .... 62
Bảng 3.5: Tỉ lệ thay đổi kích thƣớc ngang của sản phẩm quần may từ vải của Đề tài . 64
Bảng 3.6: Mật độ vải sau các chu trình sử dụng. ......................................................66
Bảng 3.7: Độ dày của vải ở 2 sản phẩm sau các chu trình sử dụng. .........................67
Bảng 3.8: Khối lƣợng của vải ở 2 sản phẩm sau các chu trình sử dụng. .................67
Bảng 3.9: Bảng kết quả đo áp lực. ............................................................................68
Bảng 3.10: Độ đàn hồi của vải ở 2 sản phẩm sau các chu trình sử dụng. ................69
Bảng 3.11: Kết quả lực kéo giãn lớn nhất để đạt đƣợc độ giãn cho trƣớc của vải sau
số chu trình sử dụng. .................................................................................................72
Bảng 3.12: Kết quả độ thông hơi của sản phẩm sau các chu trình sử dụng..............73

Đặng Phước Thịnh

vi

Khóa 2013 - 2015


Luận văn Thạc sĩ

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Đồ lót tạo dáng. .........................................................................................4
Hình 1.2: Quần lót tạo dáng Annie - trắng và đen. ....................................................4
Hình 1.3: Sản phẩm của Avevitta. .............................................................................5
Hình 1.4: Mặt trƣớc quần tạo dáng Avevitta - có đùi. ...............................................6
Hình 1.5: Mặt sau quần tạo dáng Avevitta - có đùi. ..................................................6

Hình 1.6: Mặt trƣớc quần tạo dáng Avevitta - không đùi. .........................................6
Hình 1.7: Mặt sau quần tạo dáng Avevitta - không đùi. ............................................7
Hình 1.8: Quần chỉnh hình thẩm mỹ. ........................................................................7
Hình 1.9: Quần gen tạo lực ép, nén, nâng làm cơ thể thon, gọn hơn. ........................8
Hình 1.10: Cấu trúc một vòng sợi của vải dệt kim (Màu Đỏ: Đầu của vòng sợi (cung
kim), màu xanh lá: trụ vòng, màu xanh dƣơng: chân vòng (cung platin)). ................9
Hình 1.11: Vải dệt kim. ...........................................................................................10
Hình 1.12: Vải dệt kim ngang và vải dệt kim dọc. ..................................................10
Hình 1.13: Các cảm biến đo áp lực quần áo lên cơ thể ngƣời..................................15
Hình 1.14: Mô hình ma trận lƣới mô phỏng áp lực quần áo lên cơ thể ngƣời. ........16
Hình 2.1: Quần chỉnh hình thẩm mỹ. ......................................................................18
Hình 2.2: Áp lực giảm dần từ dƣới cổ chân lên trên. ...............................................20
Hình 2.3: Mô hình đo áp lực....................................................................................21
Hình 2.4: Mối quan hệ giữa độ giãn và áp lực đạt đƣợc của vải từ sản phẩm quần .22
Đề tài B2013-01.54 cung cấp. .................................................................................23
Hình 2.5: Mối quan hệ giữa độ giãn và áp lực đạt đƣợc của vải do .........................23
Hình 2.6: Vị trí đo trên cơ thể trƣớc khi mặc quần chỉnh hình. ...............................26
Hình 2.7: Vị trí đo trên cơ thể sau khi mặc quần chỉnh hình. ..................................27
Hình 2.8: Bút chì. ....................................................................................................28
Hình 2.9: Con lăn. ...................................................................................................29

Đặng Phước Thịnh

vii

Khóa 2013 - 2015


Luận văn Thạc sĩ


Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may

Hình 2.10: Kéo cắt. .................................................................................................29
Hình 2.11: Thƣớc dây..............................................................................................29
Hình 2.12: Thƣớc cây. .............................................................................................29
Hình 2.13: Thiết kế lồng các chi tiết quần. ..............................................................30
Hình 2.14: Cấu trúc các chi tiết quần chỉnh hình. ....................................................31
Hình 2.15: Vị trí đo quần Đông Xuân. ....................................................................39
Hình 2.16: Vị trí đo quần Đề tài. .............................................................................39
Hình 2.17: Kính soi mật độ. ....................................................................................41
Hình 2.18: Thiết bị đo độ dày vải. ...........................................................................42
Hình 2.19: Mẫu vải..................................................................................................42
Hình 2.20: Cân Sartorius. ........................................................................................43
Hình 2.21: Mẫu thử. ................................................................................................44
Hình 2.22: Máy kéo đứt đa năng RTC-1250A. .......................................................45
Hình 2.23: Thƣớc thẳng...........................................................................................45
Hình 2.24: Chiều dài mẫu vải trƣớc và sau khi kéo. ................................................49
Hình 2.25: Màn hình (máy đo Air permeability tester). ..........................................50
Hình 2.25: Màn hình (máy đo Air permeability tester). ..........................................51
Hình 2.25: Màn hình (máy đo Air permeability tester). ..........................................51
Hình 2.25: Màn hình (máy đo Air permeability tester). ..........................................52
Hình 2.25: Màn hình (máy đo Air permeability tester). ..........................................53
Hình 2.26: Máy đo Air permeability tester. .............................................................54
Hình 3.1: Sự thay đổi độ dày của vải ở 2 sản phẩm sau các chu trình sử dụng.......67
Hình 3.2: Sự thay đổi khối lƣợng của vải ở 2 sản phẩm sau các chu trình .............68
sử dụng. ...................................................................................................................68
Hình 3.3: Khả năng tạo áp lực của vải ở 2 sản phẩm sau các chu trình sử dụng......69
Hình 3.5: Đƣờng cong lực kéo giãn biến dạng của vải Đông Xuân.........................70
Hình 3.6: Đƣờng cong lực kéo giãn biến dạng của vải Đề tài. ................................71


Đặng Phước Thịnh

viii

Khóa 2013 - 2015


Luận văn Thạc sĩ

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may

Hình 3.7: Lực kéo giãn lớn nhất để đạt đƣợc độ giãn cho trƣớc của quần ...............72
Đông Xuân và quần Đề tài sau các chu trình sử dụng. ............................................72
Hình 3.8: Độ thoáng khí của vải ở 2 sản phẩm sau các chu trình sử dụng. ..............73
Hình 3.9: Độ thông hơi của vải ở 2 sản phẩm sau các chu trình sử dụng. ...............74

Đặng Phước Thịnh

ix

Khóa 2013 - 2015


Luận văn Thạc sĩ

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Mỗi con ngƣời chúng ta từ lúc sinh ra đến khi nhận thức đƣợc bản thân, ai

cũng muốn mình sở hữu đƣợc cái đẹp từ cái đẹp hình thể đến cái đẹp tinh thần. Đa
số đối với phái đẹp điều đó đƣợc chú trọng rất nhiều. Bởi cái đẹp hình thể giúp bản
thân mình tự tin hơn khi giao tiếp với ngƣời đối diện, với môi trƣờng xung quanh,
trƣớc đám đông từ đó công việc đƣợc trôi chảy hơn, thuận tiện hơn. Nó chính là
nguồn động lực, nguồn sáng của bản thân…
Trong cuộc sống mỗi con ngƣời đều trải qua các giai đoạn phát triển cơ thể
khác nhau. Đa số phụ nữ sau khi sinh đều có nây bụng, những phụ nữ thừa cân thì ở
phần bụng cũng lớn ra và có nhiều mỡ bụng. Ngày nay, kinh tế ngày một phát triển,
điều kiện ăn uống thuận lợi, thức ăn dƣ thừa, đa dạng, phong phú… nó làm tiền đề
cho cơ thể thừa cân, béo phì, con ngƣời ngày càng có tuổi thì cơ thể dần dần tích lũy
một lƣợng mỡ thừa từ đó làm cho bản thân mất đi một phom hình lý tƣởng. Chúng
ta muốn trở về một trạng thái “chuẩn”, một thân hình “chuẩn” có nhiều phƣơng
pháp để rèn luyện nhƣ: cần có một chế độ ăn uống hợp lý (ăn kiêng) theo lời
khuyên của bác sĩ, luyện tập thể thao để đốt cháy mỡ thừa giúp cơ thể săn chắc…
Ngoài ra, còn có một sản phẩm giúp cơ thể phái nữ có đƣợc một thân hình đẹp
nhờ vào việc sử dụng quần chỉnh hình giảm béo thẩm mỹ.
Quần chỉnh hình giảm béo thẩm mỹ giúp ngƣời mặc che đi những khuyết điểm
của cơ thể. Khi ta mặc quần vào phần thừa của cơ thể (mỡ bụng) sẽ đƣợc ép vào tạo
dáng cho cơ thể đẹp hơn. Nó phù hợp, giúp tạo dáng tốt hơn khi mặc trang phục
ngoài nhƣ váy ôm, trang phục truyền thống nhƣ áo dài,… Tuy nhiên trong quá trình
mặc sản phẩm luôn bị kéo căng (tạo lực ép lên cơ thể, giúp cơ thể chỉnh hình) cộng
với các tác động của quá trình giặt, phơi cũng có thể ảnh hƣởng đến chất lƣợng của
sản phẩm và đặc biệt là khả năng chỉnh hình của cơ thể, đây chính là lý do tác giả
lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu đánh giá ảnh hƣởng của quá trình sử dụng quần chỉnh
hình giảm béo thẩm mỹ ở điều kiện tạo đƣợc áp lực cao tới chất lƣợng sản phẩm”

Đặng Phước Thịnh

-1-


Khóa 2013 - 2015


Luận văn Thạc sĩ

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may

để nghiên cứu trong khuôn khổ một luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật của Trƣờng Đại học
Bách khoa Hà Nội.
Mục tiêu đề tài:
Khảo sát đƣợc ảnh hƣởng của quá trình sử dụng (số lƣợng các chu trình mặc
(tạo đƣợc áp lực cao), giặt, phơi khô) tới chất lƣợng của quần chỉnh hình thẩm mỹ
nhƣ khả năng nén ép chỉnh hình, tính tiện nghi mặc của sản phẩm.
Để đánh giá đƣợc ảnh hƣởng của quá trình sử dụng (số lƣợng các chu trình
mặc (tạo đƣợc áp lực cao), giặt, phơi khô) tới chất lƣợng của quần chỉnh hình thẩm
mỹ, đề tài đã sử dụng 2 phƣơng pháp nghiên cứu:
 Đánh giá ảnh hƣởng của quá trình sử dụng (số lƣợng các chu trình mặc
(ở độ giãn cao), giặt, phơi khô) tới chất lƣợng của quần chỉnh hình
thẩm mỹ thông qua các số liệu quan trắc trực tiếp của ngƣời sừ dụng.
 Đánh giá ảnh hƣởng của quá trình sử dụng (số lƣợng các chu trình mặc
(ở độ giãn cao), giặt, phơi khô) tới chất lƣợng của quần chỉnh hình
thẩm mỹ thông qua các chỉ tiêu đo lƣờng định lƣợng sản phẩm tại
phòng thí nghiệm.
Phạm vi nghiên cứu: Áp lực sản phẩm tạo ra trên vùng bụng 12 mmHg.
Số chu trình nghiên cứu: 20 chu trình.
Toàn bộ nội dung nghiên cứu đƣợc trình bày trong 3 chƣơng:
 Chƣơng I: Tổng quan một số vấn đề có liên quan.
 Chƣơng II: Đối tƣợng, nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu.
 Chƣơng III: Kết quả nghiên cứu và bàn luận.


Đặng Phước Thịnh

-2-

Khóa 2013 - 2015


Luận văn Thạc sĩ

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may

Chƣơng I: TỔNG QUAN MỘT SỐ VẤN ĐỀ
CÓ LIÊN QUAN
1.1. Giới thiệu chung về quần chỉnh hình giảm béo thẩm mỹ
1.1.1. Nhu cầu thị trƣờng
Đất nƣớc ta từ một nền kinh tế nông nghiệp (sản xuất lúa gạo là chính). Cho
đến nay nền kinh tế nƣớc ta hiện đang phát triển thu hút nhiều nhà đầu tƣ từ khắp
nơi trong và ngoài nƣớc. Và nƣớc ta dần phát triển theo hƣớng công nghiệp, thƣơng
mại, dịch vụ,…nên cần nhiều nhân lực góp phần phục vụ cho sự phát triển ấy, trong
đó phụ nữ một đóng vai trò quan trọng, họ tham gia nhiều hoạt động trên nhiều lĩnh
vực ở các văn phòng, doanh nghiệp, các trung tâm thƣơng mại, các cơ quan nhà
nƣớc,… Họ luôn muốn có một thân hình đẹp trƣớc ngƣời đối diện để tự tin hơn khi
giao tiếp. Do đặc trƣng của công việc, áp lực của công việc mà chị em phụ nữ ít
đƣợc vận động, cùng với đó là những phụ nữ sau thời kỳ sinh nở ở vòng bụng tích
lũy một lƣợng mỡ thừa, có nây bụng nên nhu cầu mặc quần chỉnh hình giảm béo
ngày càng nhiều đó là nhu cầu trong nƣớc, còn ở nƣớc ngoài thì lĩnh vực này đã
đƣợc quan tâm và phát triển từ lâu, nó cũng chiếm một thị phần rất lớn.
1.1.2. Sản phẩm
Vậy trang phục quần chỉnh hình giảm béo là gì? Đây là loại quần sử dụng cơ
chế cơ học hoặc cơ chế ép nén nâng đỡ từng vùng trên cơ thể để làm thon gọn cơ

thể nhờ vào tác dụng đàn hồi của vật liệu may quần. Nó chính là loại quần lót có
chức năng điều chỉnh nâng đỡ, ép, nén ở các vùng có kích thƣớc không nhƣ ý trên
cơ thể để có đƣợc một thân hình thon gọn hơn, đẹp hơn, nó góp phần làm đẹp hơn
khi mặc ngoài những loại trang phục ôm sát, trang phục truyền thống, trang phục dạ
hội. Ngoài ra nó còn giúp điều chỉnh dần kích thƣớc vòng bụng một, vòng bụng hai,
vòng bụng ba nhỏ gọn lại khi cơ thể vận động.
Trang phục quần chỉnh hình thẩm mỹ khi mặc vào ở vị trí eo phần mỡ bụng
trên dồn lên phía ngực tạo đƣờng cong cho cơ thể, ở phần bụng đƣa phần mỡ bụng
dƣới dồn xuống vòng mông làm bụng thon gọn lại, ở phần mông giúp nâng mông

Đặng Phước Thịnh

-3-

Khóa 2013 - 2015


Luận văn Thạc sĩ

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may

lên.
1.1.3. Một số trang phục chỉnh hình thẩm mỹ trên thị trƣờng
Trang phục chỉnh hình thẩm mỹ đƣợc sản xuất và phân phối từ các công ty
trong và ngoài nƣớc, nhƣ: công ty Dệt Kim Đông Xuân, công ty Hanoisimex, công
ty Anh Khoa, công ty Cổ phần Ấn Tƣợng Việt, công ty May Triumph,…và nhiều
nhãn hiệu từ các nƣớc châu Âu, Mỹ, Nhật, Trung Quốc, … đã đƣợc nhập khẩu vào
thị trƣờng nƣớc ta.
Hiện nay trên thị trƣờng có rất nhiều loại trang phục quần chỉnh hình giảm béo
nhƣ gen chỉnh hình, quần chỉnh hình có đùi, quần chỉnh hình không có đùi,… nhằm

đáp ứng đa dạng thị hiếu ngƣời tiêu dùng.

Hình 1.1: Đồ lót tạo dáng.
Công ty Anh Khoa là nhà sản xuất và cung ứng nội y và đồ lót hàng đầu Việt
Nam. Quần lót và Áo ngực Annie luôn đƣợc thiết kế với thông số phù hợp nhất cho
hình thể ngƣời Việt, với các chất liệu cao cấp tạo cảm giác thoải mái dễ chịu cho
ngƣời mặc. Đồ lót Annie giúp tôn vinh nét gợi cảm, phù hợp với xu hƣớng thời
trang và túi tiền của phụ nữ Việt [11].

Hình 1.2: Quần lót tạo dáng Annie - trắng và đen.

Đặng Phước Thịnh

-4-

Khóa 2013 - 2015


Luận văn Thạc sĩ

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may

Avevitta là thƣơng hiệu đồ lót tạo dáng cao cấp từ Thụy Sĩ, giúp tối ƣu hóa
vóc dáng cơ thể, khiến các đƣờng cong trở nên hấp dẫn hơn, cải thiện và duy trì vóc
dáng tự nhiên của cơ thể. Đồ lót tạo dáng Avevitta giúp giảm đau lƣng, phòng ngừa
các bệnh liên quan đến cột sống, khớp hông, hiệu ứng phẳng vùng bụng, hỗ trợ tốt
cho quá trình giảm cân và hiệu ứng vi massage, làm tăng lƣợng máu cung cấp cho
da, giảm hiện tƣợng tích lũy mỡ dƣới bụng [12].

Hình 1.3: Sản phẩm của Avevitta.

1.2. Đặc điểm kỹ thuật sản phẩm
1.2.1. Yêu cầu và tác dụng của sản phẩm
Quần tạo dáng, thiết kế đặc biệt dựa theo cấu trúc cơ thể, có tác dụng [13]:
-

Làm giảm kích thƣớc vùng eo, đùi, mông.

-

Giảm đau vùng thắt lƣng, điều chỉnh độ cong sinh lý của cột sống.

-

Nâng mông, tạo đƣờng cong tự nhiên.

-

Kết hợp rất tốt với quá trình giảm cân: do làm tăng hiệu suất hoạt động
của cơ bắp và hiệu ứng phẳng dạ dày.

-

Massage da.

-

Công nghệ dệt lƣới với những họa tiết hấp dẫn, không những đặc biệt
thoáng khí mà còn tạo sự quyến rũ tuyệt vời.

Đặng Phước Thịnh


-5-

Khóa 2013 - 2015


Luận văn Thạc sĩ

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may

Hình 1.4: Mặt trước quần tạo dáng Avevitta - có đùi.

Hình 1.5: Mặt sau quần tạo dáng Avevitta - có đùi.

Hình 1.6: Mặt trước quần tạo dáng Avevitta - không đùi.

Đặng Phước Thịnh

-6-

Khóa 2013 - 2015


Luận văn Thạc sĩ

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may

Hình 1.7: Mặt sau quần tạo dáng Avevitta - không đùi.
1.2.2. Cơ chế thực hiện chức năng
Để thực hiện đƣợc chức năng trên, sản phẩm quần chỉnh hình thẩm mỹ cần

phải tạo ra một lực ép, nén làm cho các phần mỡ thừa dịch chuyển đến một nơi khác
làm tăng tính thẩm mỹ của cơ thể và đòi hỏi sản phẩm có độ co giãn, đàn hồi cao
giúp cơ thể vận động dễ dàng, không bị ràng buộc, khó chịu.

Hình 1.8: Quần chỉnh hình thẩm mỹ.
Quần chỉnh hình cần có tính năng: đƣờng nối phẳng để tránh các dấu hằn trên
da. Lực ép phân bố trên từng vị trí cơ thể thông thƣờng là khác nhau. Khi mặc vào:
mông đƣợc nâng lên (phần mông chảy xuống đƣợc nâng cao lên), bụng trên, bụng
dƣới thon, gọn lại, phía trƣớc bụng thẳng, không nhô ra (phần bụng trên, bụng dƣới

Đặng Phước Thịnh

-7-

Khóa 2013 - 2015


Luận văn Thạc sĩ

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may

nhô đƣợc ép lại để phần thừa nâng lên về phía vùng ngực) làm cho cơ thể đẹp và
quyến rũ.

Hình 1.9: Quần gen tạo lực ép, nén, nâng làm cơ thể thon, gọn hơn.
Quần chỉnh hình mặc bó sát cơ thể, sau một thời gian sẽ làm cho các mô mỡ
thừa dƣới da giảm đi giúp cơ thể săn chắc, gọn hơn. Do mặc sát nên vào mùa đông
nó giúp cơ thể giữ nhiệt, ấm áp; vào mùa hè nó cách nhiệt giúp cơ thể không nóng
bức.
1.2.3. Đặc điểm thiết kế

Để đảm bảo đƣợc các tác dụng trên, sản phẩm đƣợc thiết kế với lƣợng cử động
âm. Lƣợng cử động trong sản phẩm may mặc chính là kích thƣớc giữa hiệu số chiều
rộng của sản phẩm và chiều rộng cơ thể khi sản phẩm đó đƣợc khoác lên cơ thể.
Lƣợng cử động đó giúp cơ thể hoạt động một cách thoải mái, trao đổi nhiệt thuận
lợi với môi trƣờng bên ngoài. Lƣợng cử động là số dƣơng có nghĩa là chiều rộng
của sản phẩm lớn hơn chiều rộng của cơ thể (đƣợc sử dụng cho sản phẩm may mặc
từ vải dệt thoi có độ co giãn thấp). Còn lƣợng cử động là số âm thì ngƣợc lại. Sản
phẩm đƣợc thiết kế có lƣợng cử động âm thì chất liệu phải có độ đàn hồi cao, khi
mặc lên cơ thể nó sẽ ôm sát và tạo dáng cho cơ thể.
1.2.4. Đặc điểm nguyên liệu dệt
Do yêu cầu trên cũng nhƣ đặc điểm thiết kế sản phẩm thƣờng đƣợc làm từ vải
dệt kim đàn tính cao đây là loại vải dệt kim thƣờng sử dụng nguyên liệu sợi có độ
đàn hồi cao (polyester, polyamit, elasthan), phối hợp với kiểu dệt kim tạo cho sản
phẩm có độ co giãn rất lớn. Khi tác dụng lực kéo giãn vào vật liệu này (mặc sản

Đặng Phước Thịnh

-8-

Khóa 2013 - 2015


Luận văn Thạc sĩ

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may

phẩm vào cơ thể), vật liệu có thể giãn ra rất nhiều, nhƣng khi bỏ lực kéo giãn (cởi
sản phẩm ra khỏi cơ thể) thì sản phẩm có khả năng trở về (phục hồi) hình dạng ban
đầu.
Nhờ vào cấu trúc, vải dệt kim đƣợc tạo thành bởi các vòng sợi đan với nhau

theo một quy luật nhất định. Khi dệt, sợi đƣợc uốn cong thành những vòng sợi. Các
vòng sợi này liên kết với nhau theo hƣớng dọc và hƣớng ngang. Các vòng sợi sắp
xếp định hƣớng trong vải thành hàng ngang (hàng vòng) và cột dọc (cột vòng). Trên
mỗi cột vòng, các vòng sợi có thể nằm thẳng đứng hoặc xiên tạo thành một đƣờng
zíczắc. Trên mỗi hàng vòng, các vòng sợi có thể nằm thẳng đứng hoặc xiên sang
trái hoặc phải [14]. Do đƣợc tạo thành bởi các vòng sợi và chịu ảnh hƣởng các tính
chất của sợi nên vải dệt kim thƣờng có tính co giãn, đàn hồi, xốp, thoáng khí và
nhiều đặc tính khác hẳn so với vải dệt thoi và vải không dệt.
Nhƣng tính thoáng khí, tính co giãn đàn hồi, xốp của vải của vải dệt kim còn
tùy thuộc vào các yếu tố nhƣ: chi số sợi, mật độ sợi, kiểu dệt, độ chứa đầy, … Vải
sẽ mềm mại nếu có độ chứa đầy nhỏ, tăng tính thấm thấu không khí (thoáng), dẫn
nhiệt tốt, … còn ngƣợc lại nếu tăng mật độ và độ chứa đầy thì vải sẽ làm tăng liên
kết xơ với sợi, tăng khối lƣợng và độ bền của vải nhƣng lại làm giảm tính thẩm thấu
không khí và dẫn nhiệt của vải,...

Hình 1.10: Cấu trúc một vòng sợi của vải dệt kim (Màu Đỏ: Đầu của vòng sợi
(cung kim), màu xanh lá: trụ vòng, màu xanh dương: chân vòng (cung platin)).

Đặng Phước Thịnh

-9-

Khóa 2013 - 2015


Luận văn Thạc sĩ

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may

Hình 1.11: Vải dệt kim.


Hình 1.12: Vải dệt kim ngang và vải dệt kim dọc.
Độ giãn đứt của một số loại xơ dệt [9]:
Bảng 1.1: Độ giãn đứt của một số loại sợi.
SỢI

ĐỘ GIÃN ĐỨT

Bông (Nm 40)

6,5 %

Len (Nm 4)

8%

Viscose (Nm 112)

18 %

Acetate (Nm 90)

18 %

Capron (polyamit) phức (Nm 200)

25,5 %

Capron (polyamit) texture (Nm 40)


140 %
400 % → 800 %

Elastane

Đặng Phước Thịnh

- 10 -

Khóa 2013 - 2015


Luận văn Thạc sĩ

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may

Bảng trên cho thấy độ giãn của sợi elasthan và polyamit lớn hơn nhiều các loại
xơ dệt khác, loại sợi này kết hợp với kiểu dệt kim sẽ cho chúng ta loại vải có độ
giãn đàn hồi cao.
1.3. Yêu cầu đối với sản phẩm
1.3.1. Tính chức năng
Chức năng chính của trang phục là chỉnh hình vậy cùng với thiết kế và sử
dụng vật liệu khi mặc vải phải bị giãn ra dƣới độ giãn nhất định, và chính nhờ độ
đàn hồi và modun đàn hồi của vải làm cho vải luôn có xu hƣớng co về trạng thái
ban đầu và tạo ra lực ép trên bề mặt cơ thể. Vậy độ giãn của vải, lực kéo giãn, độ
đàn hồi và modun đàn hồi là những yêu cầu quan trọng đối với vải làm trang phục
chỉnh hình thẩm mỹ.
1.3.2. Tính tiện nghi
1.3.2.1. Tiện nghi sinh lý nhiệt
Trang phục chỉnh hình thẩm mỹ là loại trang phục ôm sát cơ thể ngƣời trong

suốt quá trình sử dụng. Vì vậy, sau khi trải qua các quá trình gia công: kéo sợi, dệt,
nhuộm, hoàn tất phải đảm bảo các tiêu chuẩn về tính vệ sinh nhƣ độ thông hơi, hút
ẩm, thải ẩm, thải nƣớc, độ thoáng khí,… theo các tiêu chuẩn đã đƣợc quy định của
Việt Nam (TCVN) hoặc thế giới (ISO) để đảm bảo vùng vi khí hậu của ngƣời mặc
có đƣợc nhiệt độ và độ ẩm tiện nghi.
1.3.2.2. Tiện nghi cử động [4]
Sản phẩm mặc sát ngƣời lại bó sát ngƣời nên vải phải đảm bảo tính tiện nghi
cử động, yêu cầu này chủ yếu phụ thuộc vào độ giãn và lực kéo giãn của vải. Để có
đƣợc sản phẩm may có chất lƣợng cao thì các công việc từ lựa chọn vải, thiết kế và
sản xuất đều rất quan trọng. Nhiều nghiên cứu về sự ảnh hƣởng tâm lý, thẩm mỹ,
môi trƣờng,… đều có ảnh hƣởng đến độ tiện nghi cử động.
1.3.2.3. Tiện nghi tiếp xúc
Sản phẩm mặc sát ngƣời đƣợc tiếp xúc trực tiếp với da nên tính tiện nghi tiếp
xúc của vải có ý nghĩa quan trọng, yêu cầu này đƣợc thể hiện thông qua các đặc tính

Đặng Phước Thịnh

- 11 -

Khóa 2013 - 2015


Luận văn Thạc sĩ

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may

bề mặt của vải. Yêu cầu này phụ thuộc vào loại nguyên liệu, cấu trúc sợi và cấu
trúc vải.
1.3.3. Tính sinh thái
Đây là sản phẩm mặc sát ngƣời, nên các nguyên liệu sử dụng làm sản phẩm

nhƣ vải, chỉ phải đảm bảo các yêu cầu về tính vệ sinh, để bảo vệ đến sức khỏe con
ngƣời cũng nhƣ để bảo vệ môi trƣờng thì trang phục chỉnh hình thẩm mỹ còn phải
đảm bảo các tiêu chuẩn về tính sinh thái nhƣ độ pH, hàm lƣợng formalhyde, bền
màu với giặt, bền màu với ma sát và khô và ƣớt, bền màu với mồ hôi,… theo các
tiêu chuẩn đã đƣợc quy định của Việt Nam (nhãn xanh của Việt Nam) hoặc một số
nƣớc trên thế giới (OKO-Tex, EU ecolabel,….).
1.3.4. Tính thẩm mỹ
Ngoài ra sản phẩm sau khi mặc phải đảm bảo đƣợc tính thẩm mỹ ở các đƣờng
viền trên cơ thể.
Sản phẩm quần chỉnh hình sau khi mặc nó sẽ kết hợp đƣợc với đa dạng quần
áo mặc ngoài và nâng cao giá trị thẩm mỹ của sản phẩm, tôn lên vẽ đẹp cho ngƣời
mặc, Yêu cầu này phụ thuộc vào tính chất của vải nhƣ khả năng chỉnh hình, độ dày
của vải và thiết kế sản phẩm.
1.3.5. Tính bảo quản
Sản phẩm quần chỉnh hình thẩm mỹ là loại sản phẩm mặc hàng ngày và giặt
hàng ngày, sản phẩm mặc sát ngƣời nên yêu cầu có tính vệ sinh cao, tuy nhiên đây
là sản phẩm mặc trong nên không có các yêu cầu về độ kháng nhàu… Vậy về tính
bảo quản vải để làm quần chỉnh hình thẩm mỹ cần có điều kiện giặt đơn giản, dễ
giặt sạch vết bẩn, độ bền màu giặt cao (không phai màu và dây màu), nhanh khô.
1.3.6. Tính kinh tế
Tính kinh tế thể hiện giá thành của sản phẩm tƣơng quan với khả năng nó đáp
ứng các yêu cầu đã trình bày ở trên và việc duy trì các tiêu chí này sau nhiều chu
trình sử dụng.

Đặng Phước Thịnh

- 12 -

Khóa 2013 - 2015



Luận văn Thạc sĩ

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may

1.4. Phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng sản phẩm [41]
1.4.1. Tổng quan chung về chất lƣợng và đánh giá chất lƣợng sản phẩm
Trƣớc tiên ta hiểu chất lƣợng sản phẩm là gì?
Chất lƣợng sản phẩm là tập hợp những tính chất của sản phẩm có khả năng
thỏa mãn đƣợc những nhu cầu phù hợp với công dụng của sản phẩm đó. Chất lƣợng
sản phẩm là sự phù hợp với các tiêu chuẩn hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật.
Chất lƣọng sản phẩm đƣợc đánh giá qua một hệ thống các chỉ tiêu cụ thể.
Những chỉ tiêu chất lƣợng đó chính là các thông số kinh tế - kỹ thuật và các đặc tính
riêng của sản phẩm phản ánh tính hữu ích của nó. Những đặc tính này gồm có:
-

Tính năng tác dụng của sản phẩm

-

Các tính chất cơ, lý, hoá nhƣ kích thƣớc, kết cấu, thành phần cấu tạo

-

Các chỉ tiêu thẩm mỹ của sản phẩm

-

Độ ổn định kích thƣớc


-

Độ tin cậy

-

Độ an toàn của sản phẩm

-

Chỉ tiêu gây ô nhiễm môi trƣờng

-

Tính dễ sử dụng

-

Tính dễ vận chuyển, bảo quản

-

Dễ phân phối

-

Dễ sửa chữa

-


Tiết kiệm tiêu hao nguyên liệu, năng lƣợng

-

Chi phí, giá cả

Các chỉ tiêu này không tồn tại độc lập tách rời mà có mối liên hệ chặt chẽ với
nhau. Mỗi loại sản phẩm cụ thể sẽ có những chỉ tiêu mang tính trội và quan trọng
hơn những chỉ tiêu khác. Mỗi doanh nghiệp phải lựa chọn và quyết định những chỉ
tiêu quan trọng nhất làm cho sản phẩm của mình mang sắc thái riêng phân biệt với
sản phẩm đồng loại khác trên thị trƣờng. Ngoài ra các chỉ tiêu an toàn đối với ngƣời
sử dụng và xã hội, môi trƣờng ngày càng quan trọng và trở thành bắt buộc đối với

Đặng Phước Thịnh

- 13 -

Khóa 2013 - 2015


Luận văn Thạc sĩ

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may

các doanh nghiệp. Đặc biệt là đối với những sản phẩm có ảnh hƣởng trực tiếp đến
sức khoẻ và cuộc sống của con ngƣời.
Từ đây chúng ta có thể thấy rằng chất lƣợng quần chỉnh hình thẩm mỹ đƣợc
thể hiện thông qua các chỉ tiêu liên quan đến chức năng, tính tiện nghi, tính sinh
thái, tính thẩm mỹ, tính bảo quản và tính kinh tế của sản phẩm. Vậy các chỉ tiêu
nhƣ, khả năng tạo lực ép dƣới một độ giãn xác định của vải, độ giãn đàn hồi, modun

đàn hồi, lực kéo giãn, độ thông hơi, thoáng khí, độ dày, các đặc trƣng bề mặt, độ
bền màu giặt, độ bền mầu ma sát, khả năng hút ẩm, hút nƣớc, thải ẩm, tốc độ khô,
chỉ số pH, hàm lƣợng formandehyde và một số vi chất khác... sẽ là các chỉ tiêu quan
trọng thể hiện chất lƣợng quần chỉnh hình thẩm mỹ.
1.4.2. Một số phƣơng pháp xác định các chỉ tiêu chất lƣợng quần chỉnh hình
thẩm mỹ
Trong các chỉ tiêu chất lƣợng quần chỉnh hình thẩm mỹ nhƣ trình bày ở trên
thì các chỉ tiêu độ giãn đàn hồi, modun đàn hồi, lực kéo giãn, độ thông hơi, thoáng
khí, độ dày, các đặc trƣng bề mặt, độ bền màu giặt, độ bền màu ma sát, khả năng
hút ẩm, hút nƣớc, thải ẩm, tốc độ khô, chỉ số pH, hàm lƣợng formandehyde và một
số vi chất khác đều là các chỉ tiêu cơ bản của vải, phƣơng pháp đánh giá các chỉ tiêu
này thƣờng đã đƣợc tiêu chuẩn hóa bởi các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO), quốc
gia (TCVN, ASTM…). Chỉ có chỉ tiêu khả năng tạo áp lực của trang phục lên cơ
thể ngƣời mặc là một vấn đề còn khá mới và hầu nhƣ chƣa có phƣơng pháp đo đã
đƣợc tiêu chuẩn hóa vì vậy chúng tôi cũng xin phép đƣợc trình bày một số phƣơng
pháp đã đƣợc sử dụng trong các nghiên cứu mới đây đã công bố.
1.4.3. Phƣơng pháp đo áp lực trang phục lên cơ thể ngƣời mặc
1.4.3.1. Phƣơng pháp trực tiếp [7], [9]

Để đo áp lực quần áo, các phần tử cảm biến thƣờng đƣợc chèn vào giữa
cơ thể con ngƣời và quần áo. Tuy nhiên, các phép đo thực tế thƣờng bị hạn
chế bởi kích thƣớc của các cảm biến áp lực với điểm đo trên cơ thể ngƣời.
Hơn nữa là độ sai lệch lớn trong những trƣờng hợp đo từ chỗ bó sát đến chỗ
rộng rãi. Trong những trƣờng hợp này, lập bản đồ phân bố áp lực quần áo trên
tất cả các bề mặt cơ thể ngƣời là một nhiệm vụ khó khăn. Ngay cả nếu dữ liệu
áp lực thu đƣợc cũng có thể không tốt để thiết kế quần áo. Từ đó cho thấy, sự
tƣơng tác giữa cơ thể ngƣời và quần áo. Ví dụ nhƣ độ nhăn, độ chùng và độ

Đặng Phước Thịnh


- 14 -

Khóa 2013 - 2015


Luận văn Thạc sĩ

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may

bó sát, không thể chỉ đƣợc đánh giá từ dữ liệu áp lực quần áo, mà cần dựa vào
những thông số khác về sự biến dạng của quần áo cần thiết khác.

Hình 1.13: Các cảm biến đo áp lực quần áo lên cơ thể người.

Tại Việt Nam phƣơng pháp đo áp lực của quần áo đã đƣợc Phan Duy
Nam [7] sử dụng để đo áp lực của vải lên mô hình mô phỏng phần đùi cơ thể
ngƣời.
1.4.3.2. Phƣơng pháp gián tiếp [7], [9]

Những đổi mới gần đây trong việc chế tạo vật liệu quần áo đã cho phép
chúng ta sử dụng sự tƣơng tác giữa cơ thể ngƣời và quần áo để xác định bất
kỳ hỗ trợ cho hoạt động thể chất. Đặc biệt là trong các lĩnh vực ứng dụng có
giá trị gia tăng cao chẳng hạn nhƣ thể thao và dịch vụ y tế, nhu cầu về quần áo
thân thiện hơn cũng đang gia tăng rất nhiều. Đối với các sản phẩm tiêu dùng,
chẳng hạn nhƣ trang phục lót, trang phục bó sát,… thì hiệu ứng từ công nghệ
cao này có ứng dụng rộng rãi và sử dụng cho các lợi ích trực tiếp để cải thiện
cuộc sống hàng ngày. Trong phản ứng với các xu hƣớng gần đây, các nhà
khoa học tìm kiếm một kỹ thuật mới hiệu quả để đo áp lực quần áo tốt hơn
bằng cách sử dụng phƣơng pháp phân tích phần tử hữu hạn [7].
Để mô phỏng áp lực quần áo, các nhà khoa học đƣa trạng thái biến dạng

của vải về các mô hình vật liệu có sẵn. Các vật liệu vải là những sản phẩm
phức tạp đƣợc thực hiện từ quá trình kéo sợi, dệt thoi, hoặc dệt kim. Thay vì
mô hình hóa các loại sợi, thì ngƣời ta mô hình hóa biến dạng vĩ mô của các
loại sợi vì sau khi đƣợc dệt ta cũng có thể xác định đƣợc. Dù bằng cách nào
thì nó cũng thể hiện trạng thái phức tạp do tác động kết hợp phi tuyến cao và
các thuộc tính không đẳng hƣớng của nó. Hiện nay, hai phƣơng pháp phân
tích phổ biến đƣợc sử dụng là mô hình ma trận lƣới kết hợp với các thành
Đặng Phước Thịnh

- 15 -

Khóa 2013 - 2015


Luận văn Thạc sĩ

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may

phần đàn hồi đẳng hƣớng và mô hình ma trận lƣới kết hợp với các thành phần
đàn hồi không đẳng hƣớng.

Không đẳng hƣớng

Đẳng hƣớng

Hình 1.14: Mô hình ma trận lưới mô phỏng áp lực quần áo lên cơ thể người.
Ngoài ra một số nghiên cứu khác cũng đã sử dụng phƣơng pháp gián tiếp để từ
độ giãn của quần áo khi mặc suy ra áp lực của vải lên cơ thể nhƣ phƣơng pháp
Nguyễn Trần Nam Phong đã sử dụng [9].
1.5. Kết luận chƣơng I

Qua nghiên cứu phần “tổng quan một số vấn đề có liên quan” cho thấy sản
phẩm quần chỉnh hình giảm béo thẩm mỹ có một vai trò quan trọng cho những ai
quan tâm - bởi sản phẩm khi sử dụng giúp cơ thể thon gọn hơn, dễ nhìn hơn, tự tin
hơn khi đứng trƣớc đám đông.
Quần chỉnh hình giảm béo thẩm mỹ cần có những yêu cầu nhƣ: đảm bảo về
lực ép, có độ đàn hồi co giãn tốt, bền với thời gian sử dụng không biến dạng nhiều
làm giảm khả năng ép và chỉnh hình. Khi mặc giúp cơ thể giảm kích thƣớc vùng eo,
đùi, mông; giảm đau vùng thắt lƣng, điều chỉnh độ cong sinh lý của cột sống, nâng
mông, tạo đƣờng cong tự nhiên, .. Sản phẩm còn phải đảm bảo các tiêu chí:
-

Tiện nghi: dễ sử dụng không gây khó chịu, đau, nóng, ẩm ƣớt khi mặc.

-

Sinh thái: đảm bảo an toàn và không có độc hại đối với con ngƣời và môi
trƣờng (đảm bảo các tiêu chuẩn về tính sinh thái nhƣ độ pH, hàm lƣợng

Đặng Phước Thịnh

- 16 -

Khóa 2013 - 2015


×