Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của quá trình sử dụng quần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.05 MB, 94 trang )

Luận văn Thạc sĩ

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật “Nghiên cứu đánh giá ảnh hƣởng
của quá trình sử dụng quần chỉnh hình giảm béo thẩm mỹ ở điều kiện tạo đƣợc áp
lực trung bình tới chất lƣợng của chúng” do tác giả thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn
của PGS.TS. Vũ Thị Hồng Khanh. Nội dung nghiên cứu trong luận văn này do tác
giả tìm hiểu và thực hiện, không sao chép từ bất cứ công trình nghiên cứu nào khác.
Kết quả khảo sát thực tế và thí nghiệm hoàn toàn trung thực, không gian dối. Tác
giả xin cam đoan những lời nêu trên là đúng sự thật, nếu có gì sai phạm tác giả xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 14 tháng 03 năm 2015
Ngƣời thực hiện

HUỲNH VĂN DƢƠNG

Huỳnh Văn Dương

i

2013-2015


Luận văn Thạc sĩ

LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên, tôi xin chân thành gửi đến PGS.TS. Vũ Thị Hồng Khanh lời cảm
ơn sâu sắc. Cô đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh
nghiệm quý báu trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu cũng nhƣ đã chỉ bảo,
hƣớng dẫn tôi thực hiện - hoàn thành luận văn này. Đó là một điều vinh hạnh nhất
đối với tôi.


Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể quý thầy cô trong Viện Dệt may - Da giày
và Thời trang Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội đã truyền dạy những kiến thức
chuyên môn cho tôi trong suốt thời gian hai năm học vừa qua, TS. Phạm Đức
Dƣơng chủ nhiệm đề tài cấp bộ B2014-01-67 đã tạo điều kiện cho tác giả đƣợc thực
hiện luận văn trong khuôn khổ của đề tài. Tôi xin gửi lời cám ơn đặc biệt đến TS.
Trần Thị Phƣơng Thảo, TS. Vũ Mạnh Hải, NCS. Nguyễn Quốc Toản đã nhiệt tình
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thí nghiệm tại Trung tâm Thí nghiệm Vật liệu Dệt
may và Da giày, Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô lãnh đạo của hai trƣờng Đại học Bách
khoa Hà Nội và trƣờng Cao đẳng Công thƣơng Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều
kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động
viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian hai năm học vừa qua.

Huỳnh Văn Dương

ii

2013-2015


Luận văn Thạc sĩ

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .................................................................. vii
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1

Chƣơng 1 .....................................................................................................................4
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN.......................................................4
1.1. Khái niệm chung về sản phẩm quần chỉnh hình tạo dáng thẩm mỹ .................4
1.2. Các loại sản phẩm chỉnh hình thẩm mỹ trên thị trƣờng ...................................5
1.3. Vai trò của sản phẩm quần chỉnh hình tạo dáng thẩm mỹ ................................7
1.4. Một số nhận xét về sản phẩm quần chỉnh hình tạo dáng thẩm mỹ ...................9
1.5. Yêu cầu chất lƣợng của quần chỉnh hình tạo dáng thẩm mỹ và chỉ tiêu về chất
lƣợng liên quan [1], [7] ..........................................................................................11
1.5.1. Chỉ tiêu về chất lƣợng và phƣơng pháp kiểm tra [1] ...................................12
1.5.1.1. Chỉ tiêu về chất lƣợng sản phẩm ..............................................................12
 Nhóm các chỉ tiêu không so sánh đƣợc: ...........................................................13
1.5.1.2. Phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng [1], [7] ................................................14
1.5.2. Chỉ tiêu về chất lƣợng sản phẩm quần chỉnh hình giảm béo .......................15
1.5.3. Chỉ tiêu về sinh thái trang phục lót làm cơ sở cho quần chỉnh hình............16
1.6. Ảnh hƣởng của quá trình sử dụng tới các chỉ tiêu chất lƣợng quần chỉnh hình
...............................................................................................................................17
1.6.1. Ảnh hƣởng trong 1 chu trình sử dụng..........................................................17
1.6.2. Ảnh hƣởng của số chu trình sử dụng tới chất lƣợng sản phẩm ...................18
1.6.3. Biến dạng nhão của sản phẩm ảnh hƣởng tới chất lƣợng chỉnh hình ..........18
1.7. Phƣơng pháp xác định lực ép của vải làm cơ sở thiết kế quần chỉnh hình ....20
1.9. Kết luận chƣơng 1 ...........................................................................................22
Chƣơng 2 ...................................................................................................................23
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................23
THỰC NGHIỆM .......................................................................................................23
2.1. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................23
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu .....................................................................................23
2.3. Nội dung nghiên cứu.......................................................................................24
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................24

Huỳnh Văn Dương


iii

2013-2015


Luận văn Thạc sĩ

2.4.1. Xác định độ giãn của vải cần đạt để tạo đƣợc lực ép 8 mmHg trên bề mặt
cơ thể khi mặc ........................................................................................................25
2.4.2. Lựa chọn ngƣời mẫu, thiết kế sản phẩm từ 2 loại vải trên sao cho khi ngƣời
mẫu sử dụng sản phẩm tạo đƣợc lực ép 8mmHg...................................................28
2.4.2.1. Lựa chọn ngƣời mẫu và xác định số đo vòng 2 của ngƣời mẫu khi mặc
sản phẩm ................................................................................................................28
2.4.2.2.Thiết kế sản phẩm theo số đo ngƣời mẫu khi mặc sản phẩm - Tính toán
xác định kích thƣớc sản phẩm ...............................................................................30
2.4.3. Xây dựng quy trình mặc và bảo quản sản phẩm..........................................33
2.4.4. Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lƣợng .................................................33
2.4.5. Đánh giá chất lƣợng quần chỉnh hình thẩm mỹ thông qua các số liệu quan
trắc và nhận xét trực tiếp của ngƣời sử dụng .........................................................34
2.4.6.2. Khảo sát đánh giá ảnh hƣởng của quá trình sử dụng tới tính chất đàn hồi
theo chiều ngang của vải........................................................................................47
2.4.6.3. Khảo sát khả năng tạo lực ép (áp lực) của quần chỉnh hình thẩm mỹ theo
các chu trình sử dụng .............................................................................................52
2.4.6.4. Khảo sát tính tiện nghi của vải theo các chu trình sử dụng ......................53
Độ thoáng khí của vải đƣợc xác định theo tiêu chuẩn TCVN 5092:2009 ................54
2.5. Kết luận chƣơng 2 ...........................................................................................59
Chƣơng 3 ...................................................................................................................60
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ...........................................................60
3.1. Kết quả khảo sát đánh giá ảnh hƣởng của quá trình sử dụng tới chất lƣợng

sản phẩm qua ý kiến của ngƣời sử dụng ................................................................60
3.2.2. Kết quả khảo sát đánh giá ảnh hƣởng của quá trình sử dụng tới tính chất
đàn hồi theo chiều ngang của vải ...........................................................................72
3.2.3. Kết quả khảo sát khả năng tạo lực ép (áp lực) của vải ................................76
3.2.4. Kết quả khảo sát các chỉ tiêu tính tiện nghi của vải ....................................77
3.2.4.1. Kết quả khảo sát mức độ thông hơi của vải..............................................77
3.2.4.2. Kết quả khảo sát mức độ thoáng khí của vải ............................................78
3.3. Kết luận chƣơng 3 ...........................................................................................79
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................83
PHỤ LỤC ..................................................................................................................86

Huỳnh Văn Dương

iv

2013-2015


Luận văn Thạc sĩ

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Mối quan hệ độ giãn và lực ép của vải đối tƣợng 1 .................................26
Bảng 2.2: Mối quan hệ độ giãn và lực ép của đối tƣợng 2 .......................................27
Bảng 2.4: Kết quả mặc thử của ngƣời mẫu để xác định số đo sau khi mặc..............29
Bảng 2.3. Mã hóa ngƣời mẫu mặc sản phẩm thực nghiệm .......................................29
Bảng 2.5: Phân công ngƣời mẫu mặc sản phẩm .......................................................33
Bảng 2.6: Tiêu chí đánh giá chất lƣợng quần chỉnh hình thẩm mỹ ..........................34
Bảng 2.7: Phiếu điều tra khả năng định hình tạo dáng của quần chỉnh hình ............35
Bảng 2.8: Tổng hợp khả năng chỉnh hình sản phẩm của 4 ngƣời mặc .....................36

Bảng 2.9: Khảo sát sự thay đổi kích thƣớc theo số các chu trình sử dụng ...............37
Bảng 2.10: Mức độ biến dạng sản phẩm qua các chu trình sử dụng ........................38
Bảng 2.11: Phiếu khảo sát tính tiện nghi của sản phẩm qua .....................................40
chu trình 20 lần sử dụng ...........................................................................................40
Bảng 2.12: Tổng hợp kết quả khảo sát tính tiện nghi sản phẩm ...............................41
Bảng 2.13: Phiếu khảo sát tính sinh thái của sản phẩm ............................................41
Bảng 2.14: Giải thích ký hiệu trong bảng 2.13 .........................................................42
Bảng 2.15: Tổng hợp kết quả khảo sát tính sinh thái sản phẩm của 4 ngƣời mẫu....42
Bảng 2.16: Phiếu khảo sát tính bảo quản của sản phẩm qua chu trình 5…20 ..........43
lần mặc ......................................................................................................................43
Bảng 3.1: Đánh giá khả năng chỉnh hình sản phẩm thực nghiệm.............................60
Bảng 3.2: Đánh giá khả năng thay đổi kích thƣớc sản phẩm qua chu trình mặc ......63
Bảng 3.3: Đánh giá tính tiện nghi sản phẩm qua chu trình mặc ...............................65
Bảng 3.4:Bảng tổng hợp số liệu khảo sát tính sinh thái của sản phẩm qua chu trình
...................................................................................................................................67
Bảng 3.6: Kết quả kiểm tra mật độ vải của đối tƣợng 1 theo số chu trình sử dụng ..69
Bảng 3.5: Bảng tổng hợp số liệu trung bình khảo sát tính bảo quản sản phẩm ........68
Bảng 3.7: Kết quả kiểm tra mật độ vải của đối tƣợng 2 theo số chu trình sử dụng ..69
Bảng 3.7: Bảng tổng hợp giá trị khối lƣợng của vải .................................................71
Huỳnh Văn Dương

v

2013-2015


Luận văn Thạc sĩ

Bảng 3.8: Bảng tổng hợp số liệu độ đàn hồi của vải.................................................75
Bảng 3.9: Giá trị trung bình đo lực ép của vải lên bề mặt mô phỏng cơ thể ngƣời ..76

Bảng 3.10: Bảng khảo sát thông hơi của vải ............................................................77
Bảng 3.11: Bảng tổng hợp số liệu độ thoáng khí của vải .........................................78

Huỳnh Văn Dương

vi

2013-2015


Luận văn Thạc sĩ

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1: So sánh cơ thể trƣớc và sau khi mặc sản phẩm chỉnh hình giảm béo .........4
thẩm mỹ .......................................................................................................................4
Hình 1.2: Một số hình ảnh quần áo chỉnh hình giảm béo thẩm mỹ ............................5
Hình 1.3: Một số hình ảnh sản phẩm gen nịt bụng định hình giảm béo thẩm mỹ ......6
Hình 1.4: Hình ảnh sản phẩm áo định hình giảm béo thẩm mỹ..................................6
Hình 1.5: Hình ảnh sản phẩm quần định hình giảm béo thẩm mỹ..............................7
Hình 1.6: Hình ảnh sản phẩm quần áo định hình giảm béo thẩm mỹ .........................7
Hình 1.7: Hình minh họa giảm béo thẩm mỹ với vai trò sản phẩm quần áo ..............8
Hình 1.8: Hình minh họa giảm béo thẩm mỹ với vai trò quần áo có cảm giác ..........9
khó chịu .......................................................................................................................9
Hình 1.9: Minh họa phôm định dạng và áp lực quần chỉnh hình giảm béo ..............11
Hình 1.10: Sơ đồ quản lý chất lƣợng ........................................................................11
Hình 1.11: Minh họa lực của vải lên cơ thể ngƣời...................................................20
Hình 1.12: Minh họa các cảm biến đo áp lực của vải lên cơ thể ngƣời sử dụng .....21
Hình 1.13: Minh họa phân bố lực ép chỉnh hình của vớ suy giãn tĩnh mạch ...........21
Hình 2.1: Sơ đồ thực hiện phƣơng pháp nghiên cứu đánh giá chất lƣợng sản phẩm
...................................................................................................................................25

Hình 2.2: Mô hình đo lực ép của vải dƣới các độ giãn khác nhau............................26
Hình 2.3: Biểu đồ Mối quan hệ giữa độ giãn và áp lực đạt đƣợc của đối tƣợng 1 ...27
Hình 2.4: Mối quan hệ giữa độ giãn và áp lực đạt đƣợc của đối tƣợng 2 ...............28
Hình 2. 5: Minh họa 3 vị trí khảo sát chỉnh hình ngƣời mẫu khi mặc sản phẩm ......30
Hình 2.6: Đặc điểm hình dáng sản phẩm ..................................................................31
Hình 2.7: Cấu tạo chi tiết và liên kết chi tiết trên sản phẩm .....................................32
Hình 2.8: Dụng cụ thiết kế dựng hình chi tiết sản phẩm ..........................................32
Hình 2.9a: Thiết kế dựng hình sản phẩm cơ bản ......................................................32
Hình 2.9b: Minh họa thiết kế dựng hình chi tiết sản phẩm .......................................33
Hình 2.10: Minh họa vị trí đo trên sản phẩm ............................................................37
Hình 2.11: Hình minh họa thí nghiệm mật độ sợi.....................................................45
Hình 2.12: Hình minh họa đo bề dày của vải............................................................46
Hình 2.13: Hình minh họa kích thƣớc của vải thí nghiệm khối lƣợng .....................46
Hình 2.14: Hình minh họa cân mẫu vải của vải ........................................................47
Hình 2.15. Minh họa chuẩn bị mẫu vải thí nghiệm lực kéo ......................................48
Hình 2.16: Minh họa đo lực kéo giãn hƣớng ngang của vải .....................................48
Hình 2.17:. Minh họa chuẩn bị mẫu vải thí nghiệm lực kéo.....................................49
Hình 2.18. Minh họa chuẩn bị mẫu đo mô đun đàn hồi của vải ...............................50
Huỳnh Văn Dương

vii

2013-2015


Luận văn Thạc sĩ

Hình 2.19: Sơ đồ xác định độ đàn hồi E của vải ......................................................51
Hình 2.20: Hình ảnh xác định độ đàn hồi E ..............................................................52
Hình 2.21: Hình minh họa thí nghiệm đo áp lực sản phẩm ......................................53

Hình 2.22: Sơ đồ xác định độ thông hơi và độ chống thông hơi ..............................54
Hình 2.23: Minh họa thiết bị và qui trình thí nghiệm thông hơi của vải ..................54
Hình 2.24: Minh họa thí nghiệm đo thoáng khí ........................................................58
Hình 3.1: Biểu đồ tổng hợp số liệu độ dày của vải ...................................................70
Hình 3.2 : Biểu đồ khảo sát khối lƣợng của vải ........................................................71
Hình 3.3: Biểu đồ lực kéo giãn lớn nhất để đạt đƣợc độ giãn cho trƣớc của vải ......72
Hình 3.4: Biểu đồ lực kéo giãn – biến dạng của vải từ các sản phẩm đối tƣợng 1 sau
0,5,10,15,20 chu trình sử dụng ..................................................................................73
Hình 3.5: Biểu đồ lực kéo giãn – biến dạng của vải từ các sản phẩm đối tƣợng 2 sau
0,5,10,15,20 chu trình sử dụng ..................................................................................74
Hình 3.6: Biểu đồ tổng hợp số liệu độ đàn hồi của vải .............................................75
Hình 3.7: Biểu đồ so sánh áp lực của vải ..................................................................76
Hình 3.8: Biểu đồ khảo sát thông hơi của vải ...........................................................77
Hình 3.9: Biểu đồ hợp số liệu độ thoáng khí của vải ................................................78

Huỳnh Văn Dương

viii

2013-2015


Luận văn Thạc sĩ

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, nhu cầu làm đẹp ngày càng đƣợc mọi ngƣời chú
trọng. Vì tính chất công việc và vì sự phát triển của xã hội, trƣớc đây ngƣời ta quan
niệm “ăn no mặc ấm” nhƣng đến nay, khi đời sống kinh tế xã hội đƣợc phát triển,
thì quan niệm “ăn ngon mặc đẹp” trở nên phổ biến. Tuy nhiên, một bộ phận không

nhỏ lại ít quan tâm đến chế độ ăn uống của mình sao cho hợp lý, khoa học… Theo
thông tin từ báo mạng thì tỷ lệ ngƣời thừa cân đang tăng cao tại các nƣớc đang phát
triển là có thể bắt nguồn từ các yếu tố nhƣ mức thu nhập cao hơn, lối sống ít vận
động, sự gia tăng các nguồn thức ăn giàu năng lƣợng và các cửa hàng thức ăn nhanh
cũng đƣợc nhiều ngƣời chọn lựa để giải quyết nhu cầu ăn uống thƣờng nhật. Hơn
nữa, không ai sở hữu đƣợc một thân hình thon thả và gọn gàng suốt đời đƣợc, vì
con ngƣời còn phải chịu ảnh hƣởng những khiếm khuyết về hình thể theo qui luật tự
nhiên, sự tiến hóa của thời gian, tuổi tác và thiên chức làm mẹ… Hiện nay trên thế
giới nói chung, Việt Nam nói riêng số ngƣời thừa cân chiếm tỷ lệ rất lớn. Từ đó,
nhiều ngƣời đã mất đi thân hình mảnh mai, khỏe mạnh, và gợi cảm. Vì vậy, nhiều
phụ nữ rất cần sự uốn nắn lại những đƣờng nét gợi cảm của cơ thể đã mất đi do tác
nhân mô mỡ dƣ thừa, chảy xệ,… Đó là nhu cầu hết sức chính đáng vì làm đẹp cơ
thể rất cần thiết để tự tin hơn trong giao tiếp xã hội, với nhu cầu đó hiện nay trên thị
trƣờng có rất nhiều sản phẩm chuyên dụng để giảm béo nhƣ: thực phẩm chức năng,
đai nịt massage, dụng cụ tập luyện thể hình,… và đặc biệt các nhà thiết kế thời trang
may mặc cũng sáng tạo ra dòng sản phẩm quần áo chỉnh hình giảm béo thẩm mỹ để
đáp ứng cho nhu cầu đó.
Các sản phẩm nói trên chất lƣợng ra sao? Sử dụng nhƣ thế nào? Đối tƣợng nào
sử dụng phù hợp? Chọn lựa sản phẩm nào? Nhãn hiệu nào có uy tín? Và tính trung
thực về chất lƣợng có đúng nhƣ thông tin quảng cáo hay không thì rất cần những
câu trả lời của ngƣời đã từng sử dụng qua sản phẩm, của các chuyên gia nghiên cứu

Huỳnh Văn Dương

1

2013-2015


Luận văn Thạc sĩ

kiểm định đánh giá chất lƣợng chúng. Hiện nay trên thị trƣờng dòng sản phẩm quần
chỉnh hình tạo dáng rất đa dạng, đa dạng về mẫu mã, chất liệu, đa dạng về chất
lƣợng và giá cả nhƣng phổ biến nhất là các nhãn hiệu nhƣ: Dailier (Đài Loan),
EASECOX (Đài Loan), LINÈAL (Pháp), Spanx (Atlanta), EVE's LOVE, BIOES
(Pháp), Elize (Việt Nam), Wacoal (Nhật)... Loại sản phẩm chuyên dụng này, hiện
nay đã đƣợc nhiều ngƣời tiêu dùng quan tâm và cũng đƣợc các nhà sản xuất kinh
doanh quảng cáo giới thiệu về công dụng chỉnh hình của sản phẩm thật là kỳ diệu.
Tuy nhiên, chất lƣợng của sản phẩm đạt đƣợc ở mức độ tin cậy nhƣ thế nào thì
nhiều ngƣời tiêu dùng còn rất mơ hồ, đặc biệt khả năng chỉnh hình của cơ thể từ
công dụng của loại sản phẩm này có đúng với chất lƣợng nhƣ nội dung quảng cáo
hay không? Về tính tiện nghi và an toàn sinh thái có bị ảnh hƣởng nhiều trong quá
trình sử dụng không? Cũng nhƣ mức độ ổn định lực ép chỉnh hình của nguyên liệu
trong suốt chu trình sử dụng có đạt không? Hệ thống cỡ số khuyến cáo của sản
phẩm sử dụng ở mức áp lực nào sẽ chỉnh hình tốt nhất?... Đó là lý do thúc đẩy tác
giả thực hiện đề tài “Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của quá trình sử dụng
quần chỉnh hình giảm béo thẩm mỹ ở điều kiện tạo được áp lực trung bình tới
chất lượng của chúng”. Đó là hƣớng nghiên cứu mà tác giả chọn với mong muốn
xác định đƣợc vai trò chức năng chỉnh hình tạo dáng của sản phẩm dệt may.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Làm rõ đƣợc ảnh hƣởng của quá trình sử dụng tới chất lƣợng quần chỉnh hình
tạo dáng thẩm mỹ.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
-

Đối tƣợng 1: Sản phẩm quần chỉnh hình tạo dáng may bằng vải đƣợc
cung cấp từ vải đề tài B2013-01.54.

-

Đối tƣợng 2: Sản phẩm quần chỉnh hình tạo dáng thẩm mỹ của Dệt kim

Đông Xuân sản xuất, xuất khẩu sang Nhật.

4. Phạm vi nghiên cứu
-

Sản phẩm quần chỉnh hình tạo dáng đƣợc sử dụng ở điều kiện tạo đƣợc
lực ép trung bình 8mmHg trên bề mặt cơ thể ngƣời sử dụng.

Huỳnh Văn Dương

2

2013-2015


Luận văn Thạc sĩ
-

Số lƣợng chu trình sử dụng sản phẩm: trong khoảng 20 chu trình.

5. Nội dung nghiên cứu
 Đánh giá chất lƣợng quần chỉnh hình thẩm mỹ qua các chu trình sử dụng
thông qua các số liệu quan trắc và nhận xét trực tiếp của ngƣời sử dụng.
 Đánh giá chất lƣợng quần chỉnh hình tạo dáng thẩm mỹ qua các chu trình
sử dụng bằng phƣơng pháp phân tích các chỉ tiêu định lƣợng cơ lý của vải
qua một số lƣợng chu trình sử dụng tại phòng thí nghiệm.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
-

Tổng quan tài liệu có liên quan.


-

Nghiên cứu thực nghiệm:
o Xây dựng mô hình thực nghiệm sử dụng sản phẩm quần chỉnh
hình thẩm mỹ.
o Sử dụng phƣơng pháp chuyên gia để đánh giá chất lƣợng quần
chỉnh hình thẩm mỹ qua các chu trình sử dụng.

-

Sử dụng phƣơng pháp phân tích định lƣợng tại phòng thí nghiệm để đánh
giá chất lƣợng quần chỉnh hình tạo dáng thẩm mỹ qua các chu trình sử
dụng.

-

Kết luận về ảnh hƣởng của quá trình sử dụng tới chất lƣợng quần chỉnh
hình tạo dáng thẩm mỹ ở điều kiện tạo đƣợc lực ép trung bình 8mmHg
trên bề mặt cơ thể ngƣời mặc.

Huỳnh Văn Dương

3

2013-2015


Luận văn Thạc sĩ


Chƣơng 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN
1.1. Khái niệm chung về sản phẩm quần chỉnh hình tạo dáng thẩm mỹ
Quần áo chỉnh hình tạo dáng thẩm mỹ là loại sản phẩm đƣợc chế tạo từ các
loại nguyên phụ liệu cao cấp, về cấu trúc kiểu dáng sản phẩm khá độc đáo, nó là
loại sản phẩm kế thừa và phát triển từ hình dáng và chất liệu của sản phẩm quần áo
mặc lót, với ý tƣởng sáng tạo của các nhà thiết kế hàng may mặc thời trang.
Quần áo chỉnh hình tạo dáng bằng cơ chế cơ học hay cơ chế ép nén sử dụng
nguyên liệu chính là vải dệt kim có đặc trƣng đàn tính cao, mô-đun đàn hồi cao, kết
hợp với thiết kế nên khi mặc sản phẩm có đƣợc khả năng uốn nắn định hình lại các
vị trí ở từng vùng cơ thể ngƣời mặc nhƣ đƣờng cong cơ bản của cơ thể đã mất đi do
tác nhân mô mỡ dƣ thừa gây nên chứ quần chỉnh hình không có tác dụng giảm cân
cơ thể ngƣời sử dụng.

Hình 1.1: So sánh cơ thể trước và sau khi mặc sản phẩm chỉnh hình giảm béo
thẩm mỹ
Tuy nhiên để mặc đƣợc trang phục này cũng không đơn giản, cần phải có sự
kiên trì của ngƣời sử dụng, vì tính tác động trực tiếp lên từng vùng mặc sản phẩm
một lực ép vào cơ thể tƣơng đối lớn nên tạo cảm giác khó chịu, phần đông nhiều
ngƣời chỉ sử dụng quần áo chỉnh hình vào các dịp hội họp, công sở, đi dự tiệc, dạo
phố,… trong thời gian ngắn. Trên thị trƣờng hàng dệt may tại Việt Nam và các quốc
gia đang phát triển hiện nay có rất nhiều loại sản phẩm chỉnh hình nhƣ: quần, áo,
đai nịch, vớ (tất) và cũng đa dạng nhãn hiệu cung cấp nhƣ: Dailier (Đài Loan),
EASECOX (Đài Loan), LINÈAL (Pháp), Spanx (Atlanta), EVE's LOVE, BIOES

Huỳnh Văn Dương

4

2013-2015



Luận văn Thạc sĩ
(Pháp), Gwen,s, Elize (Việt Nam),Wacoal (Nhật)...về kiểu dáng đa phần gần giống
nhau nhƣng chất lƣợng của mỗi nhãn hiệu đều có chỉ tiêu kỹ thuật nhất định, còn
giá bán sản phẩm thì chênh lệch nhau rất lớn, dao động từ 100 nghìn đồng đến 15
triệu đồng một sản phẩm tiền Việt Nam tùy theo nhãn hiệu và kiểu dáng [8].Vì vậy,
ngƣời sử dụng khó lựa chọn cho mình một loại sản phẩm có hiệu quả mà ít phần tốn
kém do họ còn thiếu thông tin xác thực về chỉ tiêu chất lƣợng định tính cũng nhƣ
định lƣợng của sản phẩm mà chỉ có đƣợc thông tin từ quảng cáo để quảng bá
thƣơng hiệu mà thôi.

Hình 1.2: Một số hình ảnh quần áo chỉnh hình giảm béo thẩm mỹ
1.2. Các loại sản phẩm chỉnh hình thẩm mỹ trên thị trƣờng
Sản phẩm chỉnh hình trên thị trƣờng có nhiều chủng loại khác nhau nhƣng cơ
bản sử dụng sự tác động của kiểu dệt kim và sợi đàn tính với thiết kế đặc biệt để tạo
ra lực ép (hoặc nâng) lên các mô cơ thể, các sản phẩm chỉnh hình đƣợc chia theo
nhóm nhƣ sau:


Gen nịt bụng định hình tạo dáng thẩm mỹ
Gen nịt bụng định hình giảm béo thẩm mỹ có cấu trúc kiểu dáng đơn giản nhƣ

là một dải băng hình chữ nhật, hoặc có loại đƣợc thiết kế định dạng cho phù hợp với
cơ thể ngƣời sử dụng, có bộ phận mặc mở sản phẩm là một băng dính hay bộ móc
khóa, đặc tính sản phẩm là có đƣợc độ co giãn đa chiều tạo lực ép nén vùng bụng
ngƣời mặc, giúp cho vị trí bụng săn chắc hơn, giảm đƣợc số đo vòng bụng đáng kể.
Hiện nay sản phẩm gen nịt bụng đƣợc sản xuất nội địa hoặc nhập khẩu nên mẫu mã,
chất liệu, giá cả và chất lƣợng cũng rất đa dạng.


Huỳnh Văn Dương

5

2013-2015


Luận văn Thạc sĩ

Hình 1.3: Một số hình ảnh sản phẩm gen nịt bụng định hình giảm béo thẩm mỹ
 Áo định hình tạo dáng thẩm mỹ
Áo định hình giảm béo thẩm mỹ hình dáng tƣơng đối đơn giản. Có loại sản
phẩm đƣợc dệt có độ co giãn nhƣ phom định hình hoàn toàn không có kết cấu cắt
may, có loại đƣợc cắt may để liên kết vật liệu hỗ trợ kỹ thuật cho sản phẩm hoàn
hảo hơn. Áo định hình có hai dạng: áo có tay và áo không có tay, thân áo cũng có
độ dài ngắn khác nhau để phù hợp cho ngƣời sử dụng ở môi trƣờng thời tiết khác
nhau hoặc cũng nhằm mục đích định hình bắp tay cho ngƣời có nhu cầu sử dụng.
Mặc dù áo tạo ra lực ép nén nhƣng vải vẫn phải đảm bảo độ thoáng khí và phối hợp
với kết cấu cắt may nên ngƣời sử dụng đảm bảo đƣợc sức khỏe khi sử dụng.

Hình 1.4: Hình ảnh sản phẩm áo định hình giảm béo thẩm mỹ
 Quần định hình tạo dáng thẩm mỹ
Loại quần này đa dạng về mẫu mã và kiểu dáng nhƣ kiểu có lƣng cao để kết
hợp định hình phần bụng, hoặc loại chỉ định hình phần mông và phần đùi nên sản
phẩm đƣợc thiết kế tƣơng tự quần thể thao của vận động viên đua xe đạp, loại sản
phẩm này có tác dụng ép nén phần mở thừa ở vòng bụng, nây bụng, vòng mông,
vòng đùi.

Huỳnh Văn Dương


6

2013-2015


Luận văn Thạc sĩ

Hình 1.5: Hình ảnh sản phẩm quần định hình giảm béo thẩm mỹ
 Quần áo định hình tạo dáng thẩm mỹ
Đây là dạng sản phẩm áo liền quần (sản phẩm đƣợc thiết kế kết hợp quần và
áo dính liền nhau). Loại sản phẩm này chỉnh dáng toàn bộ phần bụng và mông. Đối
với sản phẩm có tay quần có ống thì sẽ định dạng đƣợc toàn bộ cơ thể ngƣời sử
dụng. Vì vậy đối với việc sử dụng sản phẩm này sẽ có cảm giác khó chịu hơn các
loại sản phẩm đơn giản khác. Loại sản phẩm áo dính liền quần sử dụng phù hợp với
môi trƣờng thời tiết mát và lạnh, khi mặc sản phẩm này cơ thể sử dụng trực tiếp hai
lớp quần áo cùng lúc thì cơ thể giữ nhiệt lớn, nên không thích hợp sử dụng sản
phẩm ở môi trƣờng thời tiết nóng bức.

Hình 1.6: Hình ảnh sản phẩm quần áo định hình giảm béo thẩm mỹ
1.3. Vai trò của sản phẩm quần chỉnh hình tạo dáng thẩm mỹ
Chỉnh hình tạo dáng luôn là vấn đề đƣợc nhiều phụ nữ quan tâm và mỗi ngƣời
đã chọn cho mình một phƣơng pháp khác nhau từ các mẹo vặt giảm mỡ dân gian
cho đến phƣơng pháp hiện đại tiên tiến nhất nhƣng mỗi phƣơng pháp đều có ƣu
nhƣợc điểm của nó. Sử dụng sản phẩm quần áo chỉnh hình tạo dáng thẩm mỹ cũng
là một trong những phƣơng pháp giảm béo thẩm mỹ đã đƣợc nhiều ngƣời sử dụng
quan tâm do nó tiện dụng và đơn giản khi sử dụng. Lý do tại sao nó đơn giản chúng
ta tìm hiểu và so sánh các phƣơng pháp giảm béo khác nhau ở mục tiếp theo.
 Quần áo chỉnh hình tạo dáng với vai trò mặc nhƣ quần áo lót và có chức
năng co giãn bởi cấu trúc kiểu dệt và kết cấu thiết kế nguyên phụ liệu, tạo thành một
Huỳnh Văn Dương


7

2013-2015


Luận văn Thạc sĩ
khung định dạng theo cơ chế cơ học lực ép nén tại các vị trí trên cơ thể ngƣời mặc:
cơ thể có vòng một bị chảy xệ sản phẩm có vai trò nâng ngực, vòng hai nây bụng
(mô mỡ) phình to cấu trúc sản phẩm ép vào phần dƣ thừa tại vị trí eo phần mỡ thừa
này có xu hƣớng chạy về hai phía ngực và mông… Với kiểu dáng thiết kế có chức
năng co bóp theo khung định hình, ngƣời sử dụng chỉ cần mặc sản phẩm vào cơ thể
và chỉ mất thời gian trong vài phút là cơ thể đƣợc chỉnh dáng theo khung định hình
của sản phẩm, giải pháp mặc quần chỉnh hình hiện tại chƣa có phản ảnh về tình
trạng nguy hiểm đến tính mạng của ngƣời sử dụng, tuy nhiên cũng có cảnh báo của
các chuyên gia trong lĩnh vực y tế để ngƣời sử dụng có thêm thông tin về loại sản
phẩm này nếu sử dụng không hợp lý, mặc nó trong thời gian dài. Theo các chuyên
gia trong lĩnh vực y tế Vƣơng quốc Anh, việc thƣờng xuyên mặc quần chỉnh hình sẽ
đi kèm với những nguy cơ có hại cho sức khỏe [9], sẽ có nguy cơ gây ức chế các
dây thần kinh và giảm lƣợng oxy lƣu thông trong máu. Thậm chí, chúng còn gây ra
tình trạng vệ sinh không tự chủ, ợ nóng kéo dài dẫn đến viêm, loét, thậm chí là ung
thƣ thực quản (ung thƣ cơ quan tiêu hóa) [10].

Hình 1.7: Hình minh họa giảm béo thẩm mỹ với vai trò sản phẩm quần áo


Quần chỉnh hình không có tác dụng giảm cân cho ngƣời sử dụng [9]. Sản

phẩm có chức năng chính là nó chỉ chỉnh lại hình dáng ngƣời sử dụng theo khung
thiết kế và nó cũng không phù hợp cho ngƣời quá béo mà chỉ sử dụng phù hợp cho

những ngƣời vừa mới mất đi đƣờng nét body lý tƣởng mà thôi nó chỉ có chức năng
định dạng chứ không có chức năng giảm béo, nếu ngƣời sử dụng không có chế độ
ăn uống và sinh hoạt hợp lý hoặc không kiên trì mặc sản phẩm trong thời gian lâu
dài, tuy nhiên nếu ngƣời sử dụng mặc đƣợc sản phẩm trong thời gian dài cũng có
thể giảm cân là do cơ thể không chứa đựng đƣợc nhiều thức ăn vì lực bóp thắt của
sản phẩm ở vị trí vùng bụng tạo cho ngƣời mặc có cảm giác no ảo, việc nạp năng

Huỳnh Văn Dương

8

2013-2015


Luận văn Thạc sĩ
lƣợng ít này sẽ giúp cơ thể giảm cân [11]. Hoặc cũng có lập luận rằng khi mặc quần
áo chỉnh hình, vùng bụng bị nịt chặt lại gây khó khăn cho việc ăn uống từ đó họ trở
nên lƣời ăn hơn, tuy nhiên sẽ ảnh hƣởng đế sức khỏe cho ngƣời sử dụng hoặc mặc
quá bó chặt cũng ảnh hƣởng đến sức khỏe ngay sau vài giờ. Điển hình nhƣ nữ minh
tinh màn bạc Octavia Spencer tới dự Oscar 2012, nữ diễn viên này muốn xuất hiện
với một thân hình thon thả hơn nên mặc cùng lúc hai chiếc quần chỉnh hình và chị
ta phải thay đổi ngay quần chỉnh hình sau khi buổi lễ kết thúc do cảm giác khó chịu
đó.

Hình 1.8: Hình minh họa giảm béo thẩm mỹ với vai trò quần áo có cảm giác
khó chịu
Tóm lại, quần chỉnh hình tạo dáng thẩm mỹ có đƣợc cơ chế cơ học tạo lực ép
nén lên từng vùng nên có chức năng định dạng cơ thể ngƣời sử dụng theo khung
thiết kế dƣới tác dụng co giãn đàn hồi của vật liệu chế tạo ra sản phẩm, từ đó giúp
cho cơ thể ngƣời sử dụng có đƣợc vóc dáng gọn gàng thẩm mỹ hơn. Hay nói cách

khác, sản phẩm có lực co bóp lớn giúp cơ thể ngƣời mặc cải tạo đƣợc cơ bắp săn
chắc hơn, khắc phục đƣợc nhƣợc điểm phìn to chảy xệ của mô mỡ. Song, sản phẩm
này sẽ điều chỉnh từ từ kích thƣớc của cơ thể theo khung của sản phẩm nó phù hợp
cho những ngƣời bắt đầu có xu hƣớng béo, sản phẩm không có chức năng làm giảm
béo cơ thể ngƣời sử dụng nếu ngƣời sử dụng không có chế độ ăn uống và sinh hoạt
vận động hợp lý.
1.4. Một số nhận xét về sản phẩm quần chỉnh hình tạo dáng thẩm mỹ
 Sản phẩm quần chỉnh hình là loại sản phẩm chuyên dụng, nên nguyên liệu
chính hầu nhƣ là loại vải dệt kim đƣợc dệt từ các loại sợi có tính đàn hồi cao nhƣ
polyamide pha trộn thành phần xơ sợi có tính năng đàn hồi cao nhƣ sợi spandex và
Huỳnh Văn Dương

9

2013-2015


Luận văn Thạc sĩ
một số vị trí sử dụng cả bông để đảm bảo tính tiện nghi. Về kiểu dệt sản phẩm thì
nhƣ chúng ta đã biết vải dệt kim có hai phƣơng pháp đan chính là phƣơng pháp đan
dọc và phƣơng pháp đan ngang [11]. Trong phƣơng pháp đan ngang có ba kiểu dệt
cơ bản nhƣ: kiểu dệt trơn (single), kiểu dệt chun (latxtic), kiểu dệt chun kép
(interlock). Sản phẩm quần chỉnh hình giảm béo hầu hết là vải dệt kim, đƣợc ứng
dụng một trong ba kiểu dệt cơ bản này là do đặc tính của kiểu dệt có đƣợc độ đàn
hồi, kiểu dệt tạo phom theo thiết kế của sản phẩm. Qua khảo sát sản phẩm dệt may
chuyên dụng chỉnh hình thì đa phần là sản phẩm đƣợc thiết kế với kiểu dệt (đan
ngang), nguyên liệu chính sử dụng để may sản phẩm là loại vải có độ đàn hồi và
mô-đun đàn hồi cao.
 Quần chỉnh hình đƣợc thiết kế đặc biệt do tính năng chuyên dụng của nó.
Sản phẩm khi mặc vào cơ thể thì cơ thể bị ép nén do lực ép của vải dệt kim nhờ

nguyên liệu sợi và kiểu dệt. Muốn vậy sản phẩm phải đƣợc thiết kế với lƣợng dƣ cử
động âm ở mức độ lớn, nên khi mặc lên cơ thể sản phẩm sẽ bị kéo giãn ra, do vải có
độ đàn hồi cao nên luôn muốn có xu hƣớng co lại cộng với vải có mô-đun đàn hồi
cao nên tạo ra lực ép lên bề mặt cơ thể giúp chỉnh hình cơ thể, hơn nữa kỹ thuật
thiết kế có tạo phom định dạng nhƣ hình minh hoạ.
 Trong những năm gần đây, sản phẩm quần chỉnh hình tạo dáng thẩm mỹ
luôn phát triển về mẫu mã, chất lƣợng và thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, do nó phát
huy đƣợc chức năng sử dụng, sản phẩm ít nguy hiểm đến sức khỏe ngƣời sử dụng.
Cho đến thời điểm này, chƣa có thông tin phản ảnh về tình trạng nguy hại đến sức
khỏe do sử dụng quần chỉnh hình giảm béo thẩm mỹ. Hơn nữa, để sử dụng đƣợc sản
phẩm thì ngƣời sử dụng không mất nhiều thời gian và công sức tập luyện chỉ cần
mặc và mở theo đúng qui cách là đƣợc, cũng nhƣ sản phẩm sử dụng đƣợc cho mọi
đối tƣợng, không giới hạn độ tuổi chỉ cần ngƣời mặc sử dụng đúng kích cỡ tƣơng tự
nhƣ trang phục lót thông dụng.
Tóm lại quần chỉnh hình tạo dáng có các đặc điểm cơ bản nhƣ:
- Quần chỉnh hình tạo dáng dễ tìm kiếm trên thị trƣờng và dễ sử dụng
- Thích hợp hơn khi sử dụng ở môi trƣờng có thời tiết mát lạnh

Huỳnh Văn Dương

10

2013-2015


Luận văn Thạc sĩ
- Đa dạng nhãn hiệu và chất lƣợng nên giá thành cũng chênh lệch nhau rất lớn
- Sản phẩm có chức năng ép nén định dạng vùng mô mỡ thừa làm cho cơ bắp

săn chắc, sản phẩm không có chức năng làm giảm cân ngƣời sử dụng

- Chƣa có thông tin nguy hại đến sức khỏe ngƣời sử dụng tuy nhiên cũng có

cảnh báo sẽ tổn hại đến sức khỏe nếu sử dụng sản phẩm với thời gian liên tục
kéo dài

Hình 1.9: Minh họa phôm định dạng và áp lực quần chỉnh hình giảm béo
1.5. Yêu cầu chất lƣợng của quần chỉnh hình tạo dáng thẩm mỹ và chỉ tiêu về
chất lƣợng liên quan [1], [7]
Khái niệm chung về chất lƣợng
Chất lƣợng thiết kế và chất lƣợng
sản xuất theo thiết kế…

C
Chất lƣợng
sản phẩm
Chất lƣợng

Trình độ phục vụ khách hàng, bảo hành
và dịch vụ bảo hành, cung cấp phụ sửa
chữa sau khi mua hàng…

C
chất lƣợng
dịch vụ

Hình 1.10: Sơ đồ quản lý chất lượng
Sản phẩm đƣợc xác định đạt yêu cầu về chất lƣợng thì nó không đơn thuần là
vấn đề kỹ thuật mà còn là vấn đề tổng hợp Kinh tế - Kỹ thuật - Xã hội, đồng thời
đƣợc hình thành và phát triển gắn liền với mục đích, yêu cầu sử dụng cụ thể. Trong
nền sản xuất công nghiệp nhƣ hiện nay thì xu thế ngày càng phong phú về cơ sở,

loại, chức năng và về kết cấu. Vấn đề chất lƣợng trở nên phức tạp, chất lƣợng tạo

Huỳnh Văn Dương

11

2013-2015


Luận văn Thạc sĩ
thành từ phƣơng án sản phẩm, từ thiết kế trong sản xuất chất lƣợng sản phẩm đƣợc
đảm bảo suốt từ đầu tới cuối quá trình chuẩn bị sản xuất và sản xuất. Chất lƣợng sản
phẩm đƣợc tổng hợp từ chất lƣợng các chi tiết và bộ phận. Chất lƣợng còn đƣợc duy
trì trong khâu lƣu thông và thông qua quá trình sử dụng. Trong sử dụng tất cả những
gì biểu thị cho chất lƣợng sẽ đƣợc bọc lộ đầy đủ nhất. Trong sử dụng và qua sử
dụng, ngƣời ta có điều kiện để suy nghĩ, để ra những yêu cầu mới có cơ sở khoa học
và thực tiễn hơn nhằm tiếp tục hoàn thiện chất lƣợng sản phẩm trong các quá trình
sản xuất tiếp theo. Chất lƣợng sản phẩm là vấn đề điều khiển, quản lý nó là một
khoa học đang phát triển. Còn rất nhiều vấn đề đặc ra đòi hỏi đƣợc giải đáp về vấn
đề chất lƣợng sản phẩm trên phạm vi thế giới cũng nhƣ ở nƣớc ta. Tuy nhiên vấn đề
trƣớc tiên cần quan tâm là có một quan niệm đúng về chất lƣợng sản phẩm, chất
lƣợng sản phẩm là tập hợp những tính chất đặc trƣng của sản phẩm thể hiện mức độ
thỏa mãn những nhu cầu định trƣớc cho nó trong điều kiện xác định về kinh tế, kỹ
thuật và xã hội cũng nhƣ thỏa mãn đƣợc nhu cầu nhất định với công dụng của sản
phẩm.
1.5.1. Chỉ tiêu về chất lƣợng và phƣơng pháp kiểm tra [1]
1.5.1.1. Chỉ tiêu về chất lƣợng sản phẩm
Chỉ tiêu chất lƣợng là đặc tính định lƣợng của các tính chất cấu thành chất
lƣợng sản phẩm. Đặc trƣng này đƣợc xem nhƣ những điều kiện nhất định của quá
trình hình thành, vận hành hoặc tiêu thụ sản phẩm. Danh mục các chỉ tiêu chất

lƣợng phụ thuộc vào công dụng của sản phẩm, chỉ tiêu này có thể đƣợc biểu diễn
bằng các đơn vị đo khác nhau ví dụ nhƣ Km/h, Kg, m, %, điểm… và cũng có thể
không có đơn vị. Khi trình bày chỉ tiêu chất lƣợng cần lƣu ý phân biệt: tên gọi chỉ
tiêu và trị số của chỉ tiêu. Có rất nhiều các chỉ tiêu phản ánh chất lƣợng sản phẩm,
chúng đƣợc phân thành hai loại:
- Nhóm các chỉ tiêu không so sánh đƣợc
- Nhóm các chỉ tiêu so sánh đƣợc

Huỳnh Văn Dương

12

2013-2015


Luận văn Thạc sĩ
 Nhóm các chỉ tiêu không so sánh đƣợc:
-

Chỉ tiêu về công dụng: Đây là chỉ tiêu đặc trƣng cho các thuộc tính, xác
định những chức năng chủ yếu của sản phẩm, quy định giá trị sử dụng
của sản phẩm.

-

Chỉ tiêu về độ tin cậy: Phản ánh sự ổn định của các đặc tính sử dụng của
sản phẩm, khả năng sản phẩm và dịch vụ có thể tiếp tục đáp ứng các yêu
cầu của ngƣời tiêu dùng.

-


Chỉ tiêu về công nghệ: Là những chỉ tiêu đặc trƣng cho phƣơng pháp,
quy trình sản xuất nhằm tiết kiệm các yếu tố vật chất trong quá trình sản
xuất (tối thiểu hoá các chi phí sản xuất) sản phẩm.

-

Chỉ tiêu lao động học: Phản ánh mối quan hệ giữa con ngƣời với sản
phẩm, đặc biệt là sự thuận lợi mà sản phẩm đem lại cho ngƣời tiêu dùng
trong quá trình sử dụng.

-

Chỉ tiêu về thẩm mỹ: Đặc trƣng cho mức độ truyền cảm, hấp dẫn của
sản phẩm, sự hài hoà về hình thức, nguyên vẹn về kết cấu.

-

Chỉ tiêu về độ bền: Đây là chỉ tiêu phản ánh khoảng thời gian từ khi sản
phẩm đƣợc hoàn thiện cho tới khi sản phẩm không còn vận hành, sử dụng
đƣợc nữa.

-

Chỉ tiêu dễ vận chuyển: Phản ánh sự thuận tiện của các sản phẩm trong
quá trình di chuyển, vận chuyển trên các phƣơng tiện giao thông.

-

Chỉ tiêu về an toàn: Chỉ tiêu đặc trƣng cho mức độ an toàn khi sản xuất

hay tiêu dùng sản phẩm.

-

Chỉ tiêu về sinh thái: Phản ánh mức độ gây độc hại, ảnh hƣởng đến môi
trƣờng xung quanh trong quá trình sản xuất và vận hành sản phẩm.

-

Chỉ tiêu về tiêu chuẩn hoá, thống nhất hoá: Đặc trƣng cho khả năng
lắp đặt và thay thế của sản phẩm khi sử dụng.

-

Chỉ tiêu về kinh tế: Phản ánh các chi phí cần thiết từ khi thiết kế, chế tạo
đến khi cung ứng sản phẩm và các chi phí liên quan sau khi tiêu dùng sản
phẩm.

Huỳnh Văn Dương

13

2013-2015


Luận văn Thạc sĩ
Nhƣ vậy, chất lƣợng sản phẩm nói chung đƣợc đánh giá thông qua các nhóm
chỉ tiêu trên, tuy nhiên tùy vào từng loại sản phẩm cụ thể mà ta có thể loại bỏ một
số nhóm không quan trọng hoặc thứ tự ƣu tiên của từng nhóm cũng sẽ thay đổi. Sản
phẩm may mặc thƣờng đƣợc đánh giá thông qua các nhóm chỉ tiêu và tuổi thọ của

chúng nhƣ sau:
-

Nhóm chỉ tiêu liên quan đến công dụng của sản phẩm

-

Nhóm chỉ tiêu liên quan đến tính tiện nghi của sản phẩm

-

Nhóm chỉ tiêu liên quan đến tính thẩm mỹ của sản phẩm

-

Nhóm chỉ tiêu liên quan đến tính bảo quản của sản phẩm

-

Nhóm chỉ tiêu liên quan đến tính bảo vệ và an toàn sinh thái của sản
phẩm

-

Nhóm chỉ tiêu liên quan đến đến tính kinh tế của sản phẩm

Quần chỉnh hình giảm béo thẩm mỹ cũng có thể đƣợc đánh giá chất lƣợng
thông qua các nhóm chỉ tiêu trên.
1.5.1.2. Phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng [1], [7]
Khi nói đến chất lƣợng sản phẩm thì sản phẩm đó phải tập hợp đƣợc các chỉ

tiêu có khả năng đáp ứng đƣợc nhu cầu công dụng của sản phẩm đó. Chất lƣợng sản
phẩm là sự phù hợp với chức năng công dụng và tiêu chuẩn kỹ thuật sản xuất.
Đánh giá chất lƣợng tổng hợp sản phẩm quần chỉnh hình có nhiều phƣơng
pháp đánh giá nhƣ: chỉ tiêu áp lực của sản phẩm, đánh giá về độ mịn, độ mềm mại
của sản phẩm, độ giãn sau thời gian sử dụng, độ bền màu của sản phẩm, tính vệ
sinh, tiện nghi trong sử dụng, thoáng mát, thích hợp ở mọi không gian, không gây
khó chịu, mẫn ngứa, vết hằng trên da ngƣời sử dụng
Sản phẩm phải an toàn trong suốt quá trình sử dụng, phải có tính sinh thái.
Nếu sản phẩm đi ngƣợc lại tiêu chí chất lƣợng của ngƣời sử dụng sẽ làm cho đối
tƣợng sử dụng không còn quan tâm đến dòng sản phẩm đó nữa.
Chất lƣợng sản phẩm đƣợc đánh giá qua các chỉ tiêu cụ thể, các chỉ tiêu chất
lƣợng đó chính là các thông số kinh tế - kỹ thuật và các đặc tính hữu ích của chúng.
Các đặc tính này gồm có:

Huỳnh Văn Dương

14

2013-2015


Luận văn Thạc sĩ
-

Tính năng tác dụng của sản phẩm.

-

Đặc điểm hình dáng, kết cấu chi tiết trên sản phẩm, kích thƣớc cân đối
trên sản phẩm.


-

Tính chất cơ, lý, hoá.

-

Yêu cầu thẩm mỹ, tuổi thọ, tin cậy, an toàn sử dụng và không gây ô
nhiễm.

-

Dễ sử dụng, dễ vận chuyển, dễ bảo quản, dễ phân phối, dễ sửa chữa.

-

Tiết kiệm nguyên liệu, năng lƣợng, chi phí và giá thành.

Các chỉ tiêu trên có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, mỗi loại sản phẩm cụ thể sẽ
có những chỉ tiêu mang tính quan trọng khác nhau. Từ đó mỗi doanh nghiệp phải
lựa chọn và quyết định những chỉ tiêu quan trọng nhất làm cho sản phẩm của mình
mang tiêu chí riêng phân biệt để cạnh tranh với cùng dòng sản phẩm trên thị trƣờng.
Hơn nữa, các chỉ tiêu an toàn đối với ngƣời sử dụng và xã hội, môi trƣờng ngày
càng quan trọng hơn và trở thành bắt buộc đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là đối
với những sản phẩm có khả năng ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống của
xã hội.
1.5.2. Chỉ tiêu về chất lƣợng sản phẩm quần chỉnh hình giảm béo
Nhƣ trên đã phân tích, quần chỉnh hình giảm béo cũng đƣợc đánh giá thông
qua các nhóm chỉ tiêu sau:
- Nhóm chỉ tiêu liên quan đến công dụng và va của các chỉ tiêu này là: Các chỉ


tiêu thể hiện khả năng nén ép, chỉnh hình của sản phẩm.
- Nhóm chỉ tiêu liên quan đến tính tiện nghi và độ biến dạng của sản phẩm,

các chỉ tiêu này là: các chỉ tiêu liên quan đến tính tiện nghi sinh lý nhiệt của sản
phẩm, tiện nghi cảm giác, tiện nghi vận động của sản phẩm.
- Nhóm chỉ tiêu liên quan đến tính thẩm mỹ của sản phẩm và tuổi thọ của các

chỉ tiêu này là: đặc điểm hình dáng, cấu tạo chi tiết, liên kết chi tiết, màu sắc sản
phẩm phải hài hòa và cân đối không cầu kỳ phức tạp.

Huỳnh Văn Dương

15

2013-2015


Luận văn Thạc sĩ
- Nhóm chỉ tiêu liên quan đến tính bảo quản của sản phẩm và tuổi thọ của các

chỉ tiêu này là: độ co, giãn, độ phai màu, độ dây màu, khả năng loại bỏ vết bẩn, tốc
độ khô của sản phẩm…
- Nhóm chỉ tiêu liên quan đến tính bảo vệ và an toàn sinh thái của sản phẩm và

tuổi thọ của các chỉ tiêu này là: khả năng gây dị ứng, ngứa, đau, rát cho ngƣời sử
dụng.
- Nhóm chỉ tiêu liên quan đến đến tính kinh tế của sản phẩm là: giá thành sản

phẩm và tuổi thọ của chúng phải phù hợp với chất lƣợng và công năng của chúng.

Tóm lại, trong các nhóm chỉ tiêu trên thì ta nhận thấy nhóm 1 là quan trọng
nhất vì nó có liên quan tới việc đảm bảo công dụng của sản phẩm, nhóm thứ 2 cũng
quan trọng không kém vì nó liên quan đến tính tiện nghi và tuổi thọ sản phẩm,
trong quá trình sử dụng nếu sản phẩm không đảm bảo đƣợc các tính chất này thì
ngƣời mặc sẽ cảm thấy khó chịu và không duy trì đƣợc trong suốt quá trình mặc,
còn nhóm sinh thái cũng đƣợc xếp vào hàng quan trọng tiếp theo vì nó liên quan tới
sức khỏe ngƣời sử dụng.
Các chỉ tiêu đã phân tích ở trên ít nhiều đã phản ánh đƣợc chất lƣợng sẽ ảnh
hƣởng trong quá trình sử dụng, chất lƣợng quyết định đƣợc tính tồn tại và phát triển
của sản phẩm mà đây là loại sản phẩm đặc biệt đƣợc thiết kế với lƣợng dƣ cử động
âm. Khi mặc vào cơ thể thì lực ép của vải lớn, nó làm cho bề mặt của vải luôn luôn
ôm chặt bề mặt da cơ thể ngƣời sử dụng để đạt đƣợc chức năng chỉnh hình.
1.5.3. Chỉ tiêu về sinh thái trang phục lót làm cơ sở cho quần chỉnh hình
Trang phục chỉnh hình thẩm mỹ có hình thức sử dụng nhƣ trang phục lót hàng
ngày, khi mặc bó sát cơ thể và có áp lực, nên bề mặt của sản phẩm luôn ôm chặt cơ
thể từ đó sẽ tác động rất lớn đến hoạt động bình thƣờng của bề mặt da cũng nhƣ sự
trao đổi nhiệt giữa cơ thể với mội trƣờng bên ngoài. Hơn nữa, sản phẩm đƣợc sử
dụng ở môi trƣờng khí hậu vùng nhiệt đới nhƣ nƣớc ta thì đó cũng là nhƣợc điểm
của loại sản phẩm này. Theo tài liệu, đối với trang phục lót hè của Liên Bang Nga
[5] các chỉ tiêu về sinh thái cơ bản của trang phục lót nhƣ sau:

Huỳnh Văn Dương

16

2013-2015


Luận văn Thạc sĩ
-


Độ dày (mm):

0.1 – 0.3

-

Độ thoáng khí (dm3 /m2.s):

≥ 100

-

Độ thông hơi (g/m2. h):

≥ 56

-

Độ hút ẩm (%) với không khí bằng 65%:

≥7

-

Hàm lƣợng xơ hóa học (%):
o

Xơ poliamit và xơ axetat:


≤ 30

o

Xơ polieste:

≤ 25

Về cơ bản, chỉ tiêu trên đƣợc thiết lập trên cơ sở trang phục lót có tính chất từ
vải cotton. Đối với trang phục chỉnh hình thẩm mỹ cần có thêm chỉ tiêu về tính đàn
hồi cao nên đƣợc sử dụng xơ sợi spandex, poliamit… Qua tìm hiểu tài liệu và thực
tế nghiên cứu cho thấy vải đàn tính cao đƣợc dệt trên loại sợi đàn tính cao nên có
cấu trúc vòng sợi chặt khích hơn vải dệt kim từ các sợi thông thƣờng, do đó khả
năng hút ẩm, thông khí và thông hơi cũng bị giảm đáng kể. Tuy nhiên, khi sử dụng
do sản phẩm có cấu tạo lƣợng cữ động âm lớn nên vải bị kéo giãn theo chiều ngang
làm cho các vòng sợi cũng đƣợc giãn ra tạo thành khe hở sẽ làm cho độ thông khí,
thông hơi và hút ẩm cũng đƣợc tăng lên đáng kể nên cải thiện đƣợc tính an toàn về
chỉ tiêu sinh thái của sản phẩm.
1.6. Ảnh hƣởng của quá trình sử dụng tới các chỉ tiêu chất lƣợng quần chỉnh
hình
1.6.1. Ảnh hƣởng trong 1 chu trình sử dụng
Trong quá trình sử dụng, sản phẩm luôn ở trạng thái bị kéo giãn, mặc sát
ngƣời, tiếp xúc mồ hôi của cơ thể, nhiệt độ của cơ thể, hơn nữa đây là nhóm sản
phẩm cần phải thay giặt hàng ngày, trong quá trình giặt thì sản phẩm cũng chịu ảnh
các tác động cơ học, hóa học (xà phòng), nhiệt. Trong quá trình phơi khô sản phẩm
cũng bị tác động bởi ánh sáng, cho nên các yếu tố này sẽ ảnh hƣởng nhiều đến độ
giãn đàn hồi của vải.
Khi nói đến vải dệt kim thì chúng ta sẽ quan tâm đến độ co giãn của vải vì độ
co giãn của vải phụ thuộc vào các yếu tố nhƣ: chi số sợi, loại xơ sợi, mật độ sợi dệt,
kiểu dệt, độ chứa đầy,… Trong đó độ chứa đầy có ảnh hƣởng nhiều tới tính chất của


Huỳnh Văn Dương

17

2013-2015


×