Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Nghiên cứu đặc điểm cấu tạo hình dáng phần dưới cơ thể học sinh nữ lứa tuổi 15 17 ở hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.64 MB, 127 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

KHOA CÔNG NGHỆ DỆT MAY- THỜI TRANG

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Tên đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm cấu tạo hình dáng phần dưới cơ thể học
sinh nữ lứa tuổi 15 – 17 ở Hà Nội”.
Tác giả luận văn: Lê Thị Sim

Khóa: 2009 - 2011

Người hướng dẫn: PGS. TS. Trần Bích Hoàn
Nội dung tóm tắt:
a) Lý do chọn đề tài:
Hiện nay, ngành công nghiệp May mặc Việt Nam đang chú trọng thị
trường nội địa. Nghiên cứu đặc điểm hình thái cơ thể người là yếu tố góp phần
định hình chủng loại, kiểu dáng sản phẩm phù hợp cho từng nhóm người. Đặc
biệt là đối với lứa tuổi dậy thì là lứa tuổi gia đình, nhà trường, xã hội cần quan
tâm giáo dục, định hướng và phát triển tâm lý trẻ, trong đó trang phục góp phần
hình thành, giáo dục nhân cách, thẩm mỹ, văn hóa. Trên thế giới đã có nhiều
công trình nghiên cứu từ hình thái chung nhất đến cụ thể từng bộ phận như bàn
tay, chân, phần đầu …. Nhưng ở Việt Nam còn hạn chế trong công việc nghiên
cứu phân loại đặc điểm từng bộ phận cơ thể. Chính vì các lý do đó nên tôi chọn
đề tài luận văn là: “Nghiên cứu đặc điểm cấu tạo hình dáng phần dưới cơ thể học
sinh nữ lứa tuổi 15 – 17 ở Hà Nội”.
b) Mục đích nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu đặc điểm cấu tạo hình dáng phần dưới cơ thể học sinh nữ lứa
tuổi 15 – 17 ở Hà Nội từ đó đưa ra nhận xét về đặc điểm riêng về phần dưới cơ
thể ở lứa tuổi này.
Đối tượng nghiên cứu: Học sinh nữ tuổi 15–17
Phạm vi nghiên cứu: Khu vực Hà Nội


c) Nội dung chính :

Lê Thị Sim

1

LUẬN VĂN CAO HỌC


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

KHOA CÔNG NGHỆ DỆT MAY- THỜI TRANG

- Nghiên cứu đối tượng, xây dựng chương trình đo nhân trắc cho nữ học
sinh 15-17 tuổi của một số trường phía bắc và phía nam Hà Nội.
- Tiến hành đo nhân trắc để có các kích thước đo phần dưới cơ thể học
sinh nữ, phục vụ cho việc nghiên cứu đặc điểm phần dưới cơ thể.
- Xây dựng phương pháp xử lý số liệu theo toán xác suất thống kê.
- Xác định các kích thước chính và các mốc đo nhân trắc.
- Xử lý thống kê toán học để chứng minh việc xác định số lượng mẫu đo
được đảm bảo tính chất đại diện cho tổng thể đối tượng nghiên cứu là phù hợp.
- Đưa ra các nhận xét về đặc điểm hình dáng từng bộ phận ở phần dưới cơ
thể học sinh nữ lứa tuổi 15 – 17.
d) Phương pháp nghiên cứu :
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu cắt ngang để nghiên cứu.
Phương pháp này cho phép thực hiện nghiên cứu nhiều đối tượng khác nhau
trong cùng một thời điểm nên tốn ít thời gian mà kết quả cũng tương đối chính
xác. Phương pháp này rất phù hợp với ngành may. Ngoài ra luận văn sử dụng
toán xác suất thống kê và phần mềm chuyên dụng Excel, SPSS để xử lý số liệu.
e) Kết luận:

Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề ứng dụng nhân trắc học để xây dựng hệ
thống cỡ số phục vụ cho thiết kế sản phẩm may nói chung và thiết kế đồng phục
học sinh là rất cần thiết.
Luận văn đã nghiên cứu cấu tạo đặc điểm hình dáng phần dưới cơ thể học
sinh nữ 15 – 17 tuổi và rút ra một số đặc điểm nổi bật đặc trưng cho từng phần
cơ thể.
Kết quả của đề tài có ý nghĩa thực tiễn và có thể đưa vào ứng dụng thực tế
trong sản xuất may công nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản
phẩm ngành công nghiệp may Việt Nam.

Lê Thị Sim

2

LUẬN VĂN CAO HỌC


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

LÊ THỊ SIM

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO HÌNH DÁNG
PHẦN DƢỚI CƠ THỂ HỌC SINH NỮ
LỨA TUỔI 15 – 17 Ở HÀ NỘI

Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC :
GS.Ts. TRẦN BÍCH HOÀN

Hà Nội – Năm 2011


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Khoa Dệt may và Thời trang

Luận văn cao học

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan toàn bộ kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong Luận văn
là do tôi nghiên cứu, do tôi tự trình bày, không sao chép từ các Luận văn khác. Tôi
xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về những nội dung, hình ảnh cũng nhƣ các kết quả
nghiên cứu trong Luận văn.
Hà Nội, ngày 14 tháng 06 năm 2011
Ngƣời thực hiện

Lê Thị Sim

GVHD: PGS,TS Trần Bích Hoàn

Học viên : Lê Thị Sim


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Khoa Dệt may và Thời trang


Luận văn cao học

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn toàn thể các Thầy giáo, Cô giáo
khoa Công nghệ Dệt may và thời trang trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội. Cảm ơn
các Thầy, Cô đã dạy dỗ, truyền đạt cho em những kiến thức khoa học để em có thể
hoàn thành khóa học và hoàn thành luận văn này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới cô giáo Trần Bích Hoàn. Em cảm ơn cô rất
nhiều vì cô đã tận tâm chỉ bảo, hƣớng dẫn cho em hoàn thành luận văn của mình.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trƣờng Phổ thông trung học Đoàn kết,
Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi, Kim Liên, Việt Đức và Trƣờng Phổ thông cơ sở Phú
Thị, Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong việc thu thập số liệu nhân trắc của các
em nữ sinh 15 – 16 tuổi tại trƣờng.
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn gia đình, các đồng nghiệp, bạn bè đã động
viên, giúp đỡ tôi trong thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn và chúc các Thầy cô, các bạn bè đồng nghiệp luôn
hạnh phúc, thành đạt.
Hà nội, Ngày 20 tháng 5 năm 2011
Lê Thị Sim

GVHD: PGS,TS Trần Bích Hoàn

1

Học viên : Lê Thị Sim


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Khoa Dệt may và Thời trang


Luận văn cao học

MỤC LỤC
Trang

LỜI CÁM ƠN

1

MỤC LỤC

2

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

5

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ

7

MỞ ĐẦU

10

CHƢƠNG 1
12

NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN

1.1. Các hệ thống cỡ số trên thế giới và Việt Nam.

12

1.1 .1. Các hệ thống cỡ số trên thế giới.

12

1.1.2. Các hệ thống cỡ số ở Việt Nam.

14

1.2 Phân loại cơ thể ngƣời

18

1.2.1 Phân loại dạng ngƣời nam

18

1.2.2 Phân loại tạng ngƣời nữ

20

1.2.3 Phân loại tạng ngƣời trẻ em

24

1.3. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em lứa tuổi 15-17


26

1.3.1. Đặc điểm sinh lý

26

1.3.2. Đặc điểm tâm lý

28

1.3.3. Các yếu tố ảnh hƣởng tới sự phát triển tâm sinh lý lứa tuổi 15-17.

33

1.3.4 Đặc điểm chung các bộ phận phần dƣới cơ thể nữ.

35

1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.

42

1.4.1 Phƣơng pháp nghiên cứu điều tra

42

1.4.2 phƣơng pháp chọn mẫu để nghiên cứu.

42


1.4.3 Phƣơng pháp đo

46

1.5 Các công thức áp dụng trong xử lý số liệu nhân trắc may.

46

GVHD: PGS,TS Trần Bích Hoàn

2

Học viên : Lê Thị Sim


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Khoa Dệt may và Thời trang

Luận văn cao học

KẾT LUẬN

50

CHƢƠNG 2:
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

52

2.1. Nội dung nghiên cứu


52

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

53

2.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu

53

2.2.2. Xác định số lƣợng mẫu nghiên cứu.

54

2.3 Xác định các kích thƣớc cần đo

55

2.3.1 Các mốc đo nhân trắc

55

2.3.2 Các kích thƣớc đo

57

2.3.3 Dụng cụ đo

66


2.3.4 Xây dựng chƣơng trình đo

68

CHƢƠNG 3
XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

70

3.1 Xử lý và phân tích kết quả nghiên cứu

70

3.1.1 Loại sai số thô.

70

3.1.2. Tìm số lạc trong dãy số theo phƣơng pháp 3  .

70

3.1.3 Xác định các đặc trƣng thống kê.

70

3.2 Chứng minh các kích thƣớc chính cơ thể là phân bố chuẩn

70


3.2.1 Xác định các kích thƣớc chính của cơ thể.

70

3.2.2 Chứng minh phân bố của n m kích thƣớc chính là phân bố chuẩn.

72

3.3 Nghiên cứu đặc điểm phần dƣới cơ thể

98

3.3.1 Phân tích các kích thƣớc phần dƣới cơ thể.

98

3.3.2 Phân tích đánh giá tỷ lệ các phần cơ thể

103

3.3.3 phân loại đặc điểm cơ thể

105

Kết luận

105

Tài liệu tham khảo


107

GVHD: PGS,TS Trần Bích Hoàn

3

Học viên : Lê Thị Sim


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Khoa Dệt may và Thời trang

Luận văn cao học

Phụ lục

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Trang

Bảng 1:Cách phân loại dạng ngƣời theo BSAS ©

22

Bảng 2.3.1 : Mốc đo các kích thƣớc trên cơ thể ngƣời và

53

cách xác định
Bảng 2.3.2: Kích thƣớc đo phần dƣới cơ thể nữ học sinh


56

lứa tuổi 15-17.
Bảng 3.1 Các đặc trƣng thống kê của n m kích thƣớc

70

chính phần trên cơ thể học sinh nữ 15 tuổi
Bảng 3.2: Bảng tính  2 thực nghiệm của kích thƣớc

71

chiều cao đứng học sinh nữ 15 tuổi
Bảng 3.3: Bảng tính  2 thực nghiệm của kích thƣớc cao

72

eo nhất học sinh nữ 15 tuổi
Bảng 3.4: Bảng tính  2 thực nghiệm của kích thƣớc vòng

74

ngực lớn nhất học sinh nữ 15 tuổi
Bảng 3.5: Bảng tính  2 thực nghiệm của kích thƣớc vòng

76

bụng học sinh nữ 15 tuổi
Bảng 3.6: Bảng tính  2 thực nghiệm của kích thƣớc vòng


77

mông học sinh nữ 15
Bảng 3.7 Các đặc trƣng thống kê của n m kích thƣớc

79

chính phần trên cơ thể học sinh nữ 16 tuổi
Bảng 3.8: Bảng tính  2 thực nghiệm của kích thƣớc

80

chiều cao đứng học sinh nữ 16 tuổi.
Bảng 3.9: Bảng tính  2 thực nghiệm của kích thƣớc cao

82

eo nhất học sinh nữ 16 tuổi
Bảng 3.10: Bảng tính  2 thực nghiệm của kích thƣớc

GVHD: PGS,TS Trần Bích Hoàn

4

83

Học viên : Lê Thị Sim



Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Khoa Dệt may và Thời trang

Luận văn cao học

vòng ngực lớn nhất học sinh nữ 16 tuổi
Bảng 3.11: Bảng tính  2 thực nghiệm của kích thƣớc

84

vòng bụng học sinh nữ 16
Bảng 3.12: Bảng tính  2 thực nghiệm của kích thƣớc

86

vòng mông học sinh nữ 16
Bảng 3.13: Các đặc trƣng thống kê của n m kích thƣớc

88

chính phần trên cơ thể H/S nữ 17 tuổi
Bảng 3.15: Bảng tính  2 thực nghiệm của kích thƣớc cao

90

eo nhất học sinh nữ 17 tuổi
Bảng 3.16: Bảng tính  2 thực nghiệm của kích thƣớc

91


vòng ngực lớn nhất học sinh nữ 17 tuổi
Bảng 3.17: Bảng tính  2 thực nghiệm của kích thƣớc

93

vòng bụng học sinh nữ 17 tuổi
Bảng 3.18: Bảng tính  2 thực nghiệm của kích thƣớc

95

vòng mông học sinh nữ 17 tuổi
Bảng 3.19:

97

Bảng 3.20: Tần số và tần suất tuổi 15.

97

Bảng 3.21: Tần số và tần suất tuổi 16.

98

Bảng 3.22: Tần số và tần suất tuổi 17.

98

Bảng 3.23 độ chênh lệch kích thƣớc trung bình () qua

99


các lứa tuổi.
Bảng 3.2.20 : Bảng tổng hợp kết quả giá trị trung bình

101

kích thƣớc cao đứng, cao eo và các kích thƣớc phần chân
của các lứa tuổi từ 15-17.

GVHD: PGS,TS Trần Bích Hoàn

5

Học viên : Lê Thị Sim


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Khoa Dệt may và Thời trang

Luận văn cao học

DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ

Trang

Hình 1.1: Các kiểu phân loại của Sigaud

17

Hình 1.2: Phân loại theo Kretschmer


17

H ình 1.3. Phân loại của Viola

18

H ình 1.4. Phân loại tạng người nữ

19

Hình 1.5. Bốn dạng người được đề cập đến theo tiêu chí của BSAS©

21

Hình 1.6. Chín thang phân loại dạng người của Thompson & Gray,

22

1995.
Hình 1. 7 Phân loại dạng người trẻ em

23

Hình 1.8. Phong cách Harajuku

30

Hình 1.9. Phong các Cosplay


30

H ình 1.10. Phong cách gothic

30

Hình 1.11. Các cơ thành bụng trước bên

32

Hình 1.12 Cơ hoành và cơ thành bụng sau

33

Hình 1.13 Ống bẹn

33

Hình 1.14. Cơ mông

35

Hình 1.16. Các cơ vùng đùi

37

Hình 1.17. Xương chày và xương mác (bên phải)

38


Hình 1.18. Xương bánh chè

39

Hình 1.19. Cơ cẳng chân

40

Hình 2.1 Các mốc đo trên cơ thể

55

Hình 2.2: Minh hoạ phương pháp đo các kích thước chiều cao

60

GVHD: PGS,TS Trần Bích Hoàn

6

Học viên : Lê Thị Sim


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Khoa Dệt may và Thời trang

Luận văn cao học

Hình 2.3: Minh hoạ phương pháp đo các kích thước vòng


61

Hình 2.4 : Minh hoạ các kích thước đo kích thước dài

62

Hình 2.5: Minh hoạ phương pháp đo các kích thước rộng

63

Hình 2.6: Minh hoạ phương pháp đo các kích thước bề dày

64

Hình 2.3.3 a- Thước dây

65

Hình 2.3.3 b- Thước đo chiều cao

65

Hình 2.3.3 c- Thước kẹp

66

Hình 3.1: Sơ đồ đường cong tần số phân bố lý thuyết và thực nghiệm

72


chiều cao đứng học sinh nữ 15 tuổi.
Hình 3.2: Sơ đồ đường cong tần số phân bố lý thuyết và thực nghiệm

74

cao eo học sinh nữ 15 tuổi.
Hình 3.3: Sơ đồ đường cong tần số phân bố lý thuyết và thực nghiệm

75

vòng ngực lớn nhất học sinh nữ 15 tuổi.
Hình 3.4: Sơ đồ đường cong tần số phân bố lý thuyết và thực nghiệm

77

vòng bụng học sinh nữ 15 tuổi.
Hình 3.5: Sơ đồ đường cong tần số phân bố lý thuyết và thực nghiệm

79

vòng mông học sinh nữ 15 tuổi.
Hình 3.6: Sơ đồ đường cong tần số phân bố lý thuyết và thực nghiệm

81

chiều cao đứng học sinh nữ 16 tuổi.
Hình 3.7: Sơ đồ đường cong tần số phân bố lý thuyết và thực nghiệm

83


cao eo học sinh nữ 16 tuổi.
Hình 3.8: Sơ đồ đường cong tần số phân bố lý thuyết và thực nghiệm

84

vòng ngực lớn nhất học sinh nữ 16 tuổi.
Hình 3.9: Sơ đồ đường cong tần số phân bố lý thuyết và thực nghiệm

86

vòng bụng học sinh nữ 16 tuổi.
Hình 3.10: Sơ đồ đường cong tần số phân bố lý thuyết và thực nghiệm

87

vòng mông học sinh nữ 16 tuổi.
Hình 3.11: Sơ đồ đường cong tần số phân bố lý thuyết và thực
GVHD: PGS,TS Trần Bích Hoàn

7

90

Học viên : Lê Thị Sim


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Khoa Dệt may và Thời trang

Luận văn cao học


nghiệm chiều cao đứng học sinh nữ 17 tuổi.
Hình 3.12: Sơ đồ đường cong tần số phân bố lý thuyết và thực nghiệm

91

cao eo học sinh nữ 17 tuổi.
Hình 3.13: Sơ đồ đường cong tần số phân bố lý thuyết và thực nghiệm

93

vòng ngực lớn nhất học sinh nữ 17 tuổi.
Hình 3.14: Sơ đồ đường cong tần số phân bố lý thuyết và thực nghiệm

95

vòng bụng học sinh nữ 17 tuổi.
Hình 3.15: Sơ đồ đường cong tần số phân bố lý thuyết và thực nghiệm

96

vòng mông học sinh nữ 17 tuổi.

GVHD: PGS,TS Trần Bích Hoàn

8

Học viên : Lê Thị Sim



Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Khoa Dệt may và Thời trang

Luận văn cao học

MỞ ĐẦU
Hiện nay nền kinh tế văn hóa, chính trị, khoa học

đã và đang phát triển

nh m tiến tới công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc. Đời sống xã hội ngày càng
đƣợc nâng cao, sự quan tâm của gia đình, nhà trƣờng và xã hội đến thế hệ tr ngày
càng nhiều không thể không có những tác động tới sự phát triển về mặt hình thái và
thể chất. Sự tác động ấy ảnh hƣởng tới mọi lứa tuổi nhƣng mạnh m nhất, biến đổi
sâu sắc nhất là trong độ tuổi dậy thì. Do đó nghiên cứu đặc điểm hình thái trong giai
đoạn này thiết thực không chỉ về l luận mà còn quan trọng cả trong thực tiễn đƣợc
các nhà: sinh học, y học, giáo dục hoc và nhân trắc học

trên toàn thế giới quan

tâm.
Ngày nay hiện tƣợng gia tốc trong tăng trƣởng hình thái đang ở quy mô toàn
thế giới. Nhƣng mức độ khác nhau đối với học sinh ở từng vùng khác nhau. Hiện
tƣợng này trở lên phổ biến cùng với xu hƣớng đô thị hoá ngày càng rộng rãi đòi hòi
sự nghiên cứu và cập nhật thƣờng xuyên tình hình phát triển ở mỗi vùng. L nh vực
nghiên cứu này hiện nay đã tăng về khối lƣợng công trình, phức tạp về nội dung,
đông đảo về đối tƣợng và trên nhiều vùng địa l sinh thái. Tuy nhiên số liệu có
phong phú nhƣng còn tản mạn đã cũ về thời gian và ít đề cập đến lứa tuổi 15-17
chƣa đáp ứng đƣợc sự phát triển nhanh chóng của đời sống xã hội và nhu cầu mặc
đ p vừa vặn và phù hợp với lứa tuổi này.

Nhận thấy nghiên cứu đặc điểm hình thái cơ thể ngƣời là phần không thể
thiếu trong nghiên cứu Nhân trắc học bởi vì việc nghiên cứu này là yếu tố quyết
định đến việc phân chia đám đông thành các nhóm nhất định có đặc điểm chung.
Còn trong may mặc việc phân tích nắm bắt đặc điểm cơ thể là rất quan trọng, bởi vì
đây là yếu tố góp phần định hình chủng loại, thiết kế kiểu dáng sản ph m phù hợp
cho từng nhóm ngƣời. Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu từ hình thái
chung nhất đến cụ thể từng bộ phận nhƣ bàn tay, chân, phần đầu

Nhƣng ở Việt

Nam vẫn còn hạn chế nhất là phần dƣới của cơ thể nhƣ bụng, mông và chân là phần
GVHD: PGS,TS Trần Bích Hoàn

9

Học viên : Lê Thị Sim


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Khoa Dệt may và Thời trang

Luận văn cao học

quan trọng của cơ thể nam và của trang phục thì chƣa đƣợc tiến hành nghiên cứu
sâu và cụ thể. Nhất là trong lứa tuổi học sinh 15-17 lứa tuối phát triển mạnh m
nhất cả về tâm l , sinh l và các kích thƣớc trên cơ thể . Chính vì vậy tôi đã lựa
chọn và nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm cấu tạo hình dáng phần dưới cơ
thể học sinh nữ lứa tuổi 15 – 17 ở Hà Nội”. Nh m góp phần đánh giá sự phát
triển đặc điểm của các em đồng thời góp phần xây dựng hệ thống cỡ số, phục vụ
thiết kế trang phục học sinh trung học trên địa bàn thành phố Hà Nội.


GVHD: PGS,TS Trần Bích Hoàn

10

Học viên : Lê Thị Sim


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Khoa Dệt may và Thời trang

Luận văn cao học

CHƢƠNG I: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
1.1. Các hệ thống cỡ số trên thế giới và Việt Nam.
1.2 .1. Các hệ thống cỡ số trên thế giới.
Cuối thế kỷ 18, hầu hết quần áo đều đƣợc thiết kế riêng biệt bởi các thợ may.
Cách họ đo và làm sản ph m may vừa với khách hàng của họ khác nhau. Trong thập
niên 1920 nhu cầu sản xuất quần áo với số lƣợng lớn dẫn đến phải có 1 hệ thống cỡ
số tiêu chu n. Trong thập niên 1930 cửa hàng nhận đặt hàng và trả hàng qua bƣu
điện trở nên phổ biến khiến việc quần áo không vừa bị trả lại cũng tăng theo. Do đó
mục đích phát triển một hệ thống kích thƣớc cho quần áo là rất cần thiết. Cuối thập
niên này, các số liệu cho những loại quần áo thông thƣờng cũng nhƣ những loại
trang phục và công cụ cho quân đội cũng đƣợc thu thập.Sự phát triển của nhân trắc
học đƣợc tóm tắt theo các mốc thời gian sau:
- 1945 Tổ chức đặt hàng tại nhà của Mỹ đề xuất tiêu chu n thƣơng mại CS151
cho công nghiệp may
- 1947 Viện tiêu chu n Anh phát triển tiêu chu n cỡ số quần áo trong 1 loạt
tiêu chu n sản ph m nhƣ áo khoác của phụ nữ BS 1345
- 1954


Tổ chức tiêu chu n Đan Mạch phát hành tiêu chu n quốc gia DS

923cho các cỡ số của phụ nữ
- 1955-59 Viện khoa học Balan phối hợp với phòng thí nghiệm trung tâm công
nghiệp may thực hiện cuộc điều tra nhân trắc để xây dựng 1 hệ thống cỡ số
quốc gia
- 1957-58 Đức ban hành bảng cỡ số cơ thể ngƣời đầu tiên
- 1958 Tiêu chu n Mỹ CS215-58 tên “ Số đo kích cỡ cơ thể cho quần áo và
mẫu phụ nữ đƣợc NBS phát hành dựa trên sự phân tích số liệu năm1939-40
- 1963 Viện tiêu chu n Halan NNI ban hành hệ thống cỡ số cho quần áo nam
Với việc toàn cầu hóa thƣơng mại, các hãng Thời trang Quốc tế luôn mong muốn
sản ph m của mình đáp ứng sự vừa vặn với khách hàng toàn cầu với tỉ lệ phục vụ
cao nhất. Năm 1968, Thụy Điển - nƣớc thành viên của tổ chức tiêu chu n Quốc tế
ISO – đã đề xuất thành lập một Ủy ban xây dựng hệ thống cỡ số Quốc tế cho trang

GVHD: PGS,TS Trần Bích Hoàn

11

Học viên : Lê Thị Sim


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Khoa Dệt may và Thời trang

Luận văn cao học

phục lấy tên là ISO/TC 133. Hơn 30 nƣớc đã tham gia là thành viên của Ủy ban.
Tuy nhiên năm 1969, sau nhiều nghiên cứu và hội thảo, hội đồng Ủy ban đã đƣa ra

kết luận: Việc xây dựng một hệ thống cỡ số Quốc tế cho quần áo là không thể thực
hiện đƣợc do sự khác biệt lớn giữa đặc điểm nhân trắc của các chủng tộc ngƣời và
vấn đề dân số, tôn giáo. Do đó, nghiên cứu của ISO/TC 133 tập trung vào việc tiêu
chu n hóa các thành phần của một hệ thống cỡ số và đề xuất các hƣớng dẫn cho
việc xây dựng một hệ thống cỡ số hơn là xây dựng hệ thống cỡ số tiêu chu n Quốc
tế. Và kết quả của các cuộc nghiên cứu sau đó cho ra đời các tiêu chu n và các hệ
thống cỡ số:
- Hệ thống kích thƣớc sản ph m may của Mỹ PS42-70 đƣợc phát hành vào
năm 1970.
- Nam Mỹ phát hành tiêu chu n SABA 039 “ Khoảng cỡ tiêu chu n cho quần
áo nam”vào năm 1972
- Bảng kích thƣớc cơ thể PC 3137 và PC 3138 đƣợc in tại Liên Xô cũ USR
năm 1973
- “ Hệ thống cỡ số cho quần áo phụ nữ “ BS 3666 đƣợc phát hành năm 1974
- Tổ chức tiêu chu n quốc tế ISO phát triển hệ thống k hiệu nhãn cỡ số với
thông số chủ đạo và hình v phác đồ giúp khách hàng chọn cỡ số dễ dàng
năm 1975
- Viện nghiên cứu dệt Thụy Điển TEFO và liên hiệp công nghiệp may phát
hành hệ thống cỡ số cho quần áo phụ nữ năm 1977
- Hàn Quốc k hiệu nhãn cỡ quần áo với mã số tùy

nhƣng không chỉ ra số

đo cơ thể vào năm 1981
- Viện tiêu chu n Anh phát triển một chuỗi hệ thống cỡ BS3666 cho quần áo
phụ nữ năm 1982
- “ Hệ thống cỡ số quần áo phụ nữ” của tiêu chu n công nghiệp Nhật Bản JSC
L 4005 đƣợc phát hành năm 1985
- Hệ thống tiêu chu n cỡ số Hungrary MSZ 6100/1 đƣợc phát triển năm 1986
- Tổ chức công nghiệp quần áo Châu âu AEIH cung cấp các bộ thông số cơ


GVHD: PGS,TS Trần Bích Hoàn

12

Học viên : Lê Thị Sim


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Khoa Dệt may và Thời trang

Luận văn cao học

thể nam và nữ thuộc ba nhóm chiều cao và sáu thông số cơ thể khác năm
1989
- Tiêu chu n ISO 3635:1981 – K hiệu cỡ số quần áo – Định ngh a và qui
trình đo
- Tiêu chu n ISO 8559:1989 - Cấu trúc quần áo, khảo sát nhân trắc- Các kích
thƣớc cơ thể. [10 ]
+ Tiêu chu n này chỉ ra r ng: điều kiện tiên quyết cho việc quản lí những cuộc
khảo sát nhân trắc và chu n bị các kiểu quần áo cho mục đích sản xuất là một trong
những kích thƣớc cơ thể phù hợp mà đƣợc xác định một cách đầy đủ.
+ Tiêu chu n quốc tế này đƣợc xem nhƣ tài liệu so sánh các định ngh a
và vị trí của những kích thƣớc cơ thể đƣợc sử dụng cho kết cấu quần áo.
+ .Phạm vi và l nh vực áp dụng:
* Tiêu chu n quốc tế này xác định vị trí của những kích thƣớc cơ thể lấy trong
cuộc điều tra nhân trắc và để chu n bị các kiểu quần áo và những tƣ thế đứng của
quần áo và định ra một quy trình tiêu chu n để xác định kích thƣớc cơ thể ngƣời.
* Vị trí và việc lấy những kích thƣớc cơ thể phù hợp với tất cả các mặt hàng
quần áo và phụ trang cho toàn bộ những nhóm ngƣời đƣợc nêu ra trong tiêu chu n

quốc tế này.
* Việc dùng những chiếc compa và phép đo ngƣời theo mặt phẳng ngang để
xác định các kích thƣớc chiều rộng đƣợc loại trừ.
* Không phải tất cả các kích thƣớc cơ thể ngƣời trong tiêu chu n quốc tế này
luôn luôn cần thiết trong suốt cuộc điều tra nhân trắc hoặc trong sản xuất quần áo.
- Hệ thống cỡ số quần áo tr em BS 7231-1990 mục 2 đƣợc xây dựng tại Anh.
[8]
* Hệ thống cỡ số này đƣợc chu n bị theo sự chỉ đạo của ủy ban Textilos.Hệ
thống đã xây dựng đƣợc số đo kích thƣớc cơ thể của tr em nam và nữ độ tuổi từ 9 16.
- Hệ thống cỡ số quần áo tr em JIS L 0103:1990 đƣợc xây dựng tại Nhật Bản
năm 1990 và JIS L4004:2001 đƣợc bổ sung hoàn thiện năm 2001

GVHD: PGS,TS Trần Bích Hoàn

13

Học viên : Lê Thị Sim


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Khoa Dệt may và Thời trang

Luận văn cao học

- Năm 1991, ISO/TC 133 đã ban hành Bản báo cáo kỹ thuật ISO/TR 10652:1991
xác định những kích thƣớc chủ đạo và qui trình xây dựng một hệ thống cỡ số dựa
trên dữ liệu nhân trắc của một nhóm dân số cụ thể. Nhiều nƣớc gồm Anh, Nhật bản,
Hàn Quốc và Hungary đã soát xét lại hệ thống cỡ số của họ theo những hƣớng dẫn
của ISO/TR 10652:1991. Ví dụ nhƣ: tiêu chu n JIS L 4004:2001 của Nhật Bản,
chuỗi tiêu chu n BS EN 13402:2004 của EU

Và cũng năm đó hệ thống cỡ số quần áo tr em ISO/TR 10652:1991 – Phần3 ra
đời. Hệ thống cỡ số này thiết lập một hệ thống kích thƣớc cơ thể đƣợc sử dụng để
tạo ra kích thƣớc quần áo tiêu chu n cho tr vị thành niên -phần 2, nam giới
ngƣời lớn và tr em - phần 3, nữ giới ngƣời lớn và tr em - phần 4 [ 9]
- Hệ thống tiêu chu n k hiệu nhãn cỡ số đƣợc phát triển tại Hàn Quốc năm 1990
- Tiêu chu n cỡ số Trung Quốc GB1335-91 đƣợc phát triển sau cuộc thảo luận
dài giữa các nhà nghiên cứu, nhà công nhgiệp và chuyên gia trang phụ năm
1991
- Hội thử nghiêm vật liệu Mỹ ASTM phát hành và cập nhật tiêu chu n
D5585-94. Tiêu chu n này không đƣợc phát triển từ số liệu nhân trắc học
mới mà từ kinh nghiệm của những nhà thiết kế quan sát thị trƣờng Mỹ năm
1994
- Tiêu chu n cỡ số Trung Quốc đƣợc bổ sung cho bản mới GB 1335-97 với sự
xem xét những yếu tố quốc tế năm 1997
- Hệ thống cỡ số quần áo tr em GB/T 1335.3-1997 đƣợc xây dựng tại Trung
Quốc. Cũng vào năm 1997 tiêu chu n công nghiệp Nhật Bản JIS L
4002.4003 Hệ thống cỡ số cho trang phục tr em nam và nữ ra đời. Tiêu
chu n công nghiệp Nhật Bản này định rõ những hệ thống kí hiệu và biểu
diễn kích cỡ trên sản ph m may sẵn của tr em nam. [ 7 ]
- Đối với dấu hiệu kích thƣớc và phƣơng pháp xác định của nó, tuân theo “Kí
hiệu cỡ dựa trên Tiêu chu n ISO”
- Hệ thống cỡ số quần áo tiêu chu n ASTM F1731 – 2002 đƣợc xây dựng tại Mỹ
- Hệ thống cỡ số quần áo KS K 0050:2004 đƣợc xây dựng tại Hàn Quốc năm

GVHD: PGS,TS Trần Bích Hoàn

14

Học viên : Lê Thị Sim



Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Khoa Dệt may và Thời trang

Luận văn cao học

2004
- Hệ thống cỡ số quần áo BS EN 13402-1:2001, BS EN 13402-2:2002, BS EN
13402-3:2004 đƣợc xây dựng tại Châu Âu
Hiện tại có rất nhiều nƣớc đang tiến hành những cuộc điều tra nhân trắc để thay
đổi cho phù hợp với thời cuộc hiện đại để nh m hệ thống cỡ số đƣợc bổ sung
thƣờng xuyên đảm bảo sự vừa vặn của đồ may sẵn
1.1.2. Các hệ thống cỡ số ở Việt Nam.
Việt Nam là một nƣớc có ngành công nghiệp nh phát triển, ngành Dệt - May có
vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Ngành cung cấp các mặt hàng thiết
yếu cho xã hội, giải quyết việc làm cho một lực lƣợng lớn lao động. Ngay từ khi
ngành công nghiệp may ra đời và phát triển, các nghiên cứu về nhân trắc để xây
dựng hệ thống cỡ số quần áo đã đƣợc quan tâm:
- Năm 1966, Ủy ban KH & KT Nhà nƣớc đã ban hành 02 tiêu chu n cỡ số đầu
tiên có ứng dụng số đo nhân trắc, phân loại 15 cỡ áo sơ mi và 3 cỡ quần âu
nam giới
- Năm 1970, Ủy ban KH & KT Nhà nƣớc đã ban hành các tiêu chu n:
+ Từ TCVN 371-70 đến TCVN 376-70 về cỡ số quần áo tr em nam và nữ
+ TCVN 1267-72 và TCVN 1268-72 về cỡ số quần áo nữ giới
+ TCVN 1680-75 và TCVN 1681-75 về cỡ số quần áo nam giới
- Năm 1982, trong quân độ ban hành hệ thống cỡ số cho quân nhân
- Năm 1994, Tổng cụ tiêu chu n ban hành các tiêu chu n:
+ TCVN 5781-1994: Phƣơng pháp đo cơ thể ngƣời
+ TCVN 5782-1994: [11]
* Đƣợc xây dựng trên cơ sở kết quả đề tài cấp Bộ „Xây dựng cỡ số cơ thể

ngƣời Việt Nam từ số liệu nhân trắc để thiết kế sản ph m quần áo, giầy, mũ, gang
tay‟ và một số tiêu chu n về cỡ số quần áo của Tiệp khắc, Liên Xô cũ , Đức, Pháp,
ISO và khối SEV
* TCVN 5782-1994 thay thế cho TCVN 1681-75, TCVN 372-70, TCVN 37470, TCVN 376-70, TCVN 1268- 72

GVHD: PGS,TS Trần Bích Hoàn

15

Học viên : Lê Thị Sim


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Khoa Dệt may và Thời trang

Luận văn cao học

* TCVN 5782-1994 do Trung tâm nghiệp nghiên cứu Công Nghiệp may
thuộc Liên Hiệp sản xuất xuất nhập kh u May- Bộ công nghiệp nh biên soạn. Tổng
cục Tiêu chu n –Đo lƣờng- Chất lƣợng đề nghị và đƣợc Bộ Khoa học công nghệ và
môi trƣờng ban hành.
* Hệ thống cỡ số tiêu chu n quần áo cho đối tƣợng từ tr sơ sinh; nam và nữ
tuổi học sinh; nam và nữ tuổi trƣởng thành và các thông số kích thƣớc cơ bản để
thiết kế quần áo, cỡ số tiêu chu n quần áo của các lứa tuổi đó sau khi đã nghiên cứu
và phân loại rất chi tiết trong TCVN 5782.Hệ thống cỡ số đó chỉ ra đƣợc r ng trong
cùng một chiều cao nếu có nhiều dạng ngƣời khác nhau thì s đƣợc k hiệu b ng cá
chữ A gầy , B trung bình và C béo .
- Cuộc sống hiện đại ngày nay ảnh hƣởng rất nhiều tới hình dáng cơ thể con
ngƣời vì vậy hệ thống cỡ số quần áo tiêu chu n Việt Nam TCVN 5782-1994 đã
không còn phù hợp với đặc điểm cơ thể của ngƣời dân Việt Nam nói chung và tr

em nói riêng; các đề tài khoa học xây dựng hệ thống cỡ số khác trong nƣớc đều tập
trung nghiên cứu đối tƣợng là ngƣời Việt Nam đã trƣởng thành.
- Năm 1999, Đề tài KH " Xây dựng hệ thống cỡ số quần áo nam nữ trong độ
tuổi lao động trên cơ sở đo nhân trắc cơ thể ngƣời" – Đề tài cấp Tổng công
ty Dệt May Bộ Công nghiệp.
- Năm 2000-2003, Đề tài KH " Xây dựng hệ thống cỡ số quân trang b ng
phƣơng pháp đo nhân trắc" – Đề tài cấp Bộ Quốc phòng
- Năm 2007-2008, Đề tài KH " Xây dựng hệ thống cỡ số quần áo nam, nữ, tr
em trên cơ sở số đo nhân trắc ngƣời Việt Nam", Viện Dệt May
- Năm 2009 Đề tài KH „ Xây dựng hệ thống cỡ số quần áo nam, nữ và tr em
trên cơ sở số đo nhân trắc ngƣời Việt Nam‟ – Đề tài Viện Dệt may Việt Nam
do TS Nguyễn Văn Thông làm chủ nhiệm.
Theo thời gian, do sự phát triển của điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội, hình dáng
kích thƣớc cơ thể của con ngƣời cũng thay đổi. Do đó, hệ thống cỡ số quần áo phải
đƣợc bổ sung thƣờng xuyên đảm bảo sự vừa vặn và tính tiện nghi của quần áo may
sẵn.

GVHD: PGS,TS Trần Bích Hoàn

16

Học viên : Lê Thị Sim


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Khoa Dệt may và Thời trang

Luận văn cao học

1.2 Phân loại cơ thể ngƣời

Có nhiều phƣơng pháp phân loại dạng ngƣời, chƣa có phƣơng pháp nào là
tuyệt đối hoàn chỉnh.
-

Quan điểm ngƣời mẫu l tƣởng phụ thuộc vào quan niệm của dân tộc, thay đổi

theo thời gian

cái hoàn thiện nhất của con ngƣời là cái chung nhất, cái bình thƣờng

nhất mà con ngƣời ấy có trong đám đông
-

Đơn vị đo : đối với các nhà khoa học kiêm hoạ s , dùng đơn vị đo b ng đầu VD :

ngƣời mẫu có chiều cao 7 đầu hay 8 đầu ; Ngày xƣa ở Việt Nam dùng đơn vị đo sải tay

chiều cao của ngƣời b ng sải tay ; Ngƣời Ai Cập cổ đại dùng đơn vị đo -

chiều dài ngón tay giữa; Ngƣời Hy Lạp cổ đại lấy đơn vị đo - gan bàn tay .
-

Phân loại dạng ngƣời có

ngh a to lớn. Đối với ngành Y thông qua dạng ngƣời

với tính tình, cho phép đánh giá một cách tƣơng đối khả năng dễ nhiễm một số
bệnh, để từ đó đƣa ra các biện pháp chu n đoán và phòng bệnh; Đối với ngành May
để thiết kế quần áo có kết cấu phù hợp với từng tạng ngƣời.
1.2.1 Phân loại dạng ngƣời nam

-

Phân loại theo Sigaud-Chailloi-Mac Auliffe ( ở Pháp vào năm 20-30 thế kỷ

XX)( Hình 1.1)
+ Loại hình thở 30% Fáp : Vòng mông lớn và đầu nhỏ
+

Loại hình tiêu hoá 14% Fáp : Vai h p, bụng mông rộng hơn vai, chân to

và đầu không cân đối
+ Loại cơ 47% Fáp : Vai rộng hơn bụng và hông và đầu cân đối
+

Loại não 9% : Bụng và mông nhỏ, vai h p, chân nhỏ và đầu không cân

đối

GVHD: PGS,TS Trần Bích Hoàn

17

Học viên : Lê Thị Sim


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Khoa Dệt may và Thời trang

Luận văn cao học


a. Loại hình thở
b. Loại hình tiêu hoá
c. Loại cơ
d. Loại não

Hình 1.1: Các kiểu phân loại của Sigaud
- Phân loại theo Kretschmer (Đức)( H ình 1.2)
+ Loại mảnh khảnh: thân d p, gầy
+ Loại bệu: Ngƣời to béo, bụng to
+ Loại cơ: Ngƣời cơ bắp

B

A
A. Loại bệu

B. Loại mảnh khảnh
C. Loại cơ
H ình 1.2. Phân loại theo Kretschmer

C

GVHD: PGS,TS Trần Bích Hoàn

18

Học viên : Lê Thị Sim


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Khoa Dệt may và Thời trang

Luận văn cao học

- Phân loại của Viola (ý 1909) (H ình 1.3)
+ Loại tạng lớn : thân rộng, tứ chi ngắn
+ Loại trung bình : thân và tứ chi cân đối
+ Loại tạng bé: thân bé, tứ chi dài

A. Loại tạng bé

B. Loại tạng lớn
H ình 1.3. Phân loại của Viola

1.2.2 Phân loại tạng ngƣời nữ
- Phân loại của Skenly (Nga)
Thể chất nữ không b ng nam giới, thông thƣờng đƣợc phân theo lớp mỡ tích
trên từng phần cơ thể. Theo NC Skenly, thể chất nữ đƣợc phân thành 3 nhóm chính
và 1 nhóm phụ (H ình 1.4)
+ Nhóm 1: mỡ đƣợc phân bố đều toàn bộ cơ thể. Tùy theo mức độ lớp mỡ
ít, trung bình, nhiều đƣợc phân tiếp thành các nhóm nhỏ chữ theo tiếng la ting :
nhóm L- mảnh mai leptos , nhóm N- trung bình, nhóm R- đầy đặn ruben
+ Nhóm 2: mỡ phân bố không đều. Nhóm nhỏ S- lớp mỡ tích phía trên
(superios)-mỡ tích đều từ chậu hông lên. Nhóm nhỏ I- lớp mỡ tích bên dƣới
(inperios)- mỡ tích đều từ mông, đùi, chân.

GVHD: PGS,TS Trần Bích Hoàn

19


Học viên : Lê Thị Sim


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Khoa Dệt may và Thời trang

Luận văn cao học

+ Nhóm 3: mỡ không phân bố đều trên thân hay ở phần dƣới cơ thể. Nhóm
Tr (trunsus). Nhóm Ex (extremitas)- mỡ tích ở phần dƣới.
+ Nhóm 4 phụ: mỡ tích ở từng phần cơ thể. Nhóm M mama – mỡ tích ở
ngực. Nhóm T trochater - mỡ tích ở đùi

H ình 1.4. Phân loại tạng người nữ
- Các dạng người theo định nghĩa của FFIT
FFIT là chữ viết tắt của “Female Figure Identification Technique”, tạm dịch
là “Phƣơng pháp nhận định dạng ngƣời phụ nữ” đƣợc sử dụng trong công nghệ
hoàn thiện độ vừa vặn cho sản ph m may mặc. FFIT đƣợc thiết kế xây dựng vào
năm 2002 tại Mỹ và chỉ dành riêng cho phụ nữ Mỹ, với mục đích làm cơ sở cho
việc xây dựng phần mềm nhận định và phân loại dạng ngƣời phụ nữ từ dữ liệu 3D
thu đƣợc bao gồm số đo, tỉ lệ, và hình ảnh 3 chiều. Ngoài ra, FFIT còn phục vụ tốt
cho việc nghiên cứu dáng vóc cơ thể ngƣời, từ đấy hoàn thiện sản ph m may mặc
có độ vừa vặn tốt hơn. FFIT là kết quả nghiên cứu ban đầu của trƣờng đại học quốc
gia Bắc Carolina, sau đấy đƣợc [TC]2 tiếp quản và phát triển thành phần mềm sử
dụng làm tài liệu phân dạng cơ thể của [TC]2
Định ngh a phân loại 9 dạng ngƣời theo FFIT.
1> Dạng ngƣời hình chữ nhật: có số đo vòng mông và vòng ngực không
chênh lệch hoặc chênh lệch không đáng kể, vòng eo không đƣợc phân biệt rõ ràng

GVHD: PGS,TS Trần Bích Hoàn


20

Học viên : Lê Thị Sim


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Khoa Dệt may và Thời trang

Luận văn cao học

so với vòng mông và vòng ngực.
2> Dạng ngƣời hình đồng hồ cát : có số đo vòng mông và vòng ngực không
chênh lệch hoặc chênh lệch không đáng kể, vòng eo đƣợc phân biệt một cách rõ
ràng so với vòng mông và vòng ngực.
3> Dạng ngƣời hình đồng hồ cát có vòng ngực và vai rộng: có số đo vòng
ngực to hơn vòng mông rõ ràng, vòng eo đƣợc phân biệt một cách rõ ràng so với
vòng mông và vòng ngực.
4> Dạng ngƣời hình đồng hồ cát có vòng mông và hông rộng: có số đo
vòng mông to hơn vòng ngực rõ ràng, và vòng eo đƣợc phân biệt một cách rõ ràng
so với vòng mông và vòng ngực.
5> Dạng ngƣời hình tam giác: có số đo vòng mông to hơn vòng ngực rõ
ràng, và vòng eo không đƣợc phân biệt một cách rõ ràng so với vòng ngực.
6> Dạng ngƣời hình tam giác ngƣợc: có số đo vòng ngực to hơn vòng
mông rõ ràng, vòng eo không đƣợc phân biệt một cách rõ ràng so với vòng mông.
7> Dạng ngƣời hình Oval: có số đo vòng bụng và vòng mông lớn so với
vòng ngực, vòng eo không hề có hoặc vòng eo không đƣợc phân biệt một cách rõ
ràng so với vòng mông.
8> Dạng ngƣời hình chiếc thìa: có số đo vòng bụng và vòng mông lớn nhiều
so với vòng ngực, và tỉ lệ Ngực:Eo thấp hơn dạng ngƣời X, và tỉ lệ Mông:Eo rất

lớn.
9> Dạng ngƣời hình kim cƣơng: có số đo vòng bụng, vòng eo, vòng bụng
trên lớn hơn so với vòng ngực và vòng mông.
- Các dạng người theo định nghĩa của BSAS©
BSAS© là một dự án quốc gia của Mỹ đƣợc kết hợp nghiên cứu giữa các
trƣờng đại học có tiếng về may mặc của Mỹ nhƣ ĐH Cornell, ĐH Nottingham
Trent, ĐH Auburn, và công ty phần mềm & trung tâm kỹ thuật cao [TC]2. BSAS©
là chữ viết tắt của “Body Shape Analysis Scale”, với mục tiêu là định hƣớng và xây
dựng qui trình phân loại dạng ngƣời, từ đấy thiết lập hệ thống cỡ số và phát triển

GVHD: PGS,TS Trần Bích Hoàn

21

Học viên : Lê Thị Sim


×