Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Nghiên cứu đặc điểm hình thái đường sống lưng cơ thể nữ sinh viên ứng dụng trong thiết kế đường giữa thân sau áo vest nữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.36 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-------------------

PHÙNG THỊ HOA

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI ĐƢỜNG SỐNG
LƢNG CƠ THỂ NỮ SINH VIÊN ỨNG DỤNG TRONG
THIẾT KẾ ĐƢỜNG GIỮA THÂN SAU ÁO VEST NỮ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. LÃ THỊ NGỌC ANH

HÀ NỘI-2016


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Khoa Dệt may và Thời trang

Luận văn cao học

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan toàn bộ kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn là
do tôi nghiên cứu, do tôi tự trình bày, không sao chép từ các luận văn khác. Tôi xin
chịu trách nhiệm hoàn toàn về những nội dung, hình ảnh cũng nhƣ các kết quả nghiên
cứu trong luận văn.
Hà Nội, ngày 02 tháng 4 năm 2016
Ngƣời thực hiện



Phùng Thị Hoa

GVHD: PGS.TS Lã Thị Ngọc Anh

i

Học viên: Phùng Thị Hoa


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Khoa Dệt may và Thời trang

Luận văn cao học

LỜI CẢM ƠN
Qua hai năm học tập và nghiên cứu tại Trƣờng Đại học bách Khoa Hà Nội đến
nay tôi đã hoàn thành khóa học của mình. Nay tôi xin tỏ lòng biết ơn sự hƣớng dẫn tận
tình của PGS. TS. Lã Thị Ngọc Anh, ngƣời thầy đã dành nhiều thời gian chỉ bảo,
hƣớng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình để tôi hoàn thành luận văn cao học này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy cô giáo trong Viện Dệt May - Da giầy và
thời trang, Viện đào tạo sau đại học trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội đã dạy dỗ và
truyền đạt những kiến thức khoa học trong suốt thời gian tôi học tập tại trƣờng và luôn
tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn cao học.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới BGH và tập thể các em sinh viên khóa 54, 55,56 của
trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Nam Định đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá
trình khảo sát và lấy số liệu một cách hiệu quả nhất góp phần vào sự thành công của
luận văn.
Tôi xin cảm ơn bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.

Hà Nội, ngày 02 tháng 4 năm 2016
Ngƣời thực hiện

Phùng Thị Hoa

GVHD: PGS.TS Lã Thị Ngọc Anh

ii

Học viên: Phùng Thị Hoa


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Khoa Dệt may và Thời trang

Luận văn cao học

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ................................................................................ v
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH .................................................................................vi
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
CHƢƠNG I: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN .............................................................. 4
1.1. Nghiên cứu đặc điểm nhân trắc phần lƣng cơ thể nữ ............................... 4
1.1.1. Đặc điểm nhân trắc phần lƣng cơ thể nữ ................................................. 4
1.1.2. Đặc điểm hình dạng của phần lƣng cơ thể nữ ........................................ 11
1.1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến vóc dáng cơ thể nữ [18] ................................. 13
1.2. Các dạng công thức thiết kế trang phục ..................................................14

1.2.1. Dạng công thức 1[2] ................................................................................ 15
1.2.2. Dạng công thức 2 [2] ............................................................................... 15
1.2.3. Dạng công thức 3 [2] ............................................................................... 16
1.3. Các hệ công thức thiết kế đƣờng sống lƣng áo vest nữ ............................16
1.3.1. Công thức thiết kế của khối SEV[6] ........................................................ 16
1.3.2. Công thức thiết kế của BUNKA - Nhật Bản[14] ..................................... 18
1.3.3. Công thức thiết kế của Trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Nam Định

... 19

1.3.4.So sánh các hệ công thức ........................................................................ 20
1.4. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc .....................23
1.4.1. Các công trình trong nƣớc...................................................................... 23
1.4.2. Các công trình nƣớc ngoài ..................................................................... 24
1.5. Những tồn tại và đề xuất hƣớng nghiên cứu ............................................26
CHƢƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 28
2.1.Nội dung ..................................................................................................28
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu .............................................................................28
2.2.1.Yêu cầu đối với đối tƣợng nghiên cứu[8]................................................. 28

GVHD: PGS.TS Lã Thị Ngọc Anh

iii

Học viên: Phùng Thị Hoa


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Khoa Dệt may và Thời trang


Luận văn cao học

2.2.2. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................ 28
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................31
2.3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái và phân loại hình dạng
đƣờng sống lƣng cơ thể nữ sinh viên ............................................................... 31
2.3.1.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái đƣờng sống lƣng cơ thể nữ sinh viên 31
2.3.2. Phƣơng pháp thiết kế đƣờng sống lƣng áo vest nữ ................................ 57
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ..................................... 61
3.1. Kết quả thống kê kích thƣớc phần lƣng ..................................................61
3.2. Kết quả nghiên cứu phân loại hình dạng sống lƣng .................................62
3.2.1.Kích thƣớc độ lõm .................................................................................. 62
3.2.2. Kích thƣớc chiều dài .............................................................................. 62
3.2.3. Đặc điểm kích thƣớc của các góc .......................................................... 63
3.2.4. Mối liên hệ giữa độ lõm và chiều cao cơ thể ......................................... 63
3.3. Kết quả thiết kế đƣờng giữa thân sau áo vest nữ .....................................71
* Chọn ngƣời mẫu .........................................................................................71
* May mẫu thử nghiệm ..................................................................................73
3.4. Đánh giá sự phù hợp của công thức thiêt kế ............................................73
KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................ 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 82
PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................... 84

GVHD: PGS.TS Lã Thị Ngọc Anh

iv

Học viên: Phùng Thị Hoa



Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Khoa Dệt may và Thời trang

Luận văn cao học

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Bảng so sánh các phƣơng pháp và công thức thiết kế. ........................21
Bảng 1.2. Giá trị gục đầu sống lƣng .....................................................................24
Bảng 1.3. Xác định kích thƣớc các chiết trên đƣờng ngang eo ............................25
Bảng 1.4. Xác định kích thƣớc các chiết trên thân áo ..........................................26
Bảng 2.1. Kết quả tính tần suất .............................................................................30
Bảng 2.2. Kích thƣớc đo .......................................................................................31
Bảng 2.3. Bảng xác định các mốc đo nhân trắc ....................................................38
Bảng 2.4. Phiếu đo ................................................................................................45
Bảng 2.5. Bảng thông số cơ bản theo các nhóm đƣờng cong sống lƣng ..............56
Bảng 2.6. Tiêu trí đánh giá chủ quan thân sau áo vest nữ ....................................59
Bảng 2.7. Tiêu trí đánh giá khách quan thân sau áo vest nữ ................................59
Bảng 3.1.Bảng kết quả số liệu từ phần mềm SPSS ............................................61
Bảng 3.2.Kích thƣớc lõm cổ 7 của các nhóm .......................................................62
Bảng 3.3.Kích thƣớc lõm eo của các nhóm ..........................................................62
Bảng 3.4.Kích thƣớc dài bả vai của các nhóm .....................................................62
Bảng 3.5. Kích thƣớc dài eo của các nhóm ..........................................................63
Bảng 3.6. Kích thƣớc góc lồi bả vai của các nhóm ..............................................63
Bảng 3.7. Kích thƣớc góc lồi mông của các nhóm ...............................................63
Bảng 3.8 Các dạng phƣơng trình đƣờng cong sống lƣng .....................................64
Bảng 3.9. Phƣơng trình đƣờng cong sống lƣng của nhóm 1 ...............................65
Bảng 3.10. Phƣơng trình đƣờng cong sống lƣng của nhóm 2 .............................67
Bảng 3.11. Phƣơng trình đƣờng cong sống lƣng của nhóm 3 .............................68
Bảng 3.12. So sánh một số kích thƣớc nhân trắc trung bình của 3 nhóm ............69
Bảng 3.13. Phƣơng trình đƣờng cong sống lƣng trung bình của 3 nhóm.............70

Bảng 3.14. Bảng số đo may mẫu các nhóm ..........................................................71
Bảng 3.15.Lƣợng điều chỉnh thiết kế đƣờng sống lƣng áo vest nữ của các nhóm72

GVHD: PGS.TS Lã Thị Ngọc Anh

v

Học viên: Phùng Thị Hoa


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Khoa Dệt may và Thời trang

Luận văn cao học

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Xƣơng vai, ngực .....................................................................................4
Hình 1.2. Cơ chi trên...............................................................................................4
Hình 1.3: Xƣơng cột sống .......................................................................................5
Hình 1.4: Cột sống cơ thể .......................................................................................6
Hình 1.5: Lớp nông của các cơ ở lƣng ...................................................................7
Hình 1.6: Các cơ lƣng (Lớp nông) ..........................................................................8
Hình 1.7: Các cơ cạnh sống ....................................................................................8
Hình 1.8: Các cơ cạnh sống (Lớp sâu) ...................................................................9
Hình 1.9: Khung chậu ...........................................................................................10
Hình 1.10: Các cơ vùng mông ..............................................................................11
Hình 1.11: Các kiểu lƣng ......................................................................................11
Hình 1.12: Hình dáng các kiểu lƣng .....................................................................12
Hình 1.13: Các dạng tƣ thế của cơ thể ngƣời .......................................................13
Hình 1.14: Sự dịch chuyển trọng tâm cơ thể ở ngƣời tăng cân, béo phì ..............14

Hình 1.15: Hình vẽ thiết kế áo vest nữ theo công thức khối SEV .......................17
Hình 1.16: Hình vẽ thiết kế áo vest nữ theo công thức Bunka- Nhật bản ............18
Hình 1.17: Hình vẽ thiết kế áo vest nữ theo công thức trƣờng CĐCNNĐ ...........19
Hình 1.18 : Cơ sở xác định vị trí các chiết trên thân áo .......................................25
Hình 1.19: Xác định vị trí, kích thƣớc các chiết trên thân áo ...............................25
Hình 2.1a. Các kích thƣớc chiều cao, kích thƣớc vòng ......................................34
Hình 2.1b. Các kích thƣớc độ lõm ........................................................................35
Hình 2.1c: Các kích thƣớc chiều dài, khoảng cách ..............................................36
Hình 2.1d. Các kích thƣớc góc .............................................................................37
Hình 2.2: Các mốc đo nhân trắc ...........................................................................40
Hình 2.3: Thƣớc đo chiều cao - độ lõm ...............................................................43
Hình 2.4: Thƣớc dây .............................................................................................43
Hình 2.5: Thƣớc kẹp ............................................................................................43
Hình 2.6a: Giao diện SPSS khi nhập xong số liệu ...............................................46

GVHD: PGS.TS Lã Thị Ngọc Anh

vi

Học viên: Phùng Thị Hoa


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Khoa Dệt may và Thời trang

Luận văn cao học

Hình 2.6b: Giao diện SPSS thao tác đến lệnh Frequency ....................................47
Hình 2.6c: Giao diện SPSS khi làm việc với bảng Frequency .............................47
Hình 2.6d: Giao diện SPSS khi làm việc với bảng Frequency Statistics .............48

Hình 2.7a: Giao diện Excel khi nhập xong số liệu ...............................................53
Hình 2.7b: Giao diện Excel khi chọn lệnh Scatter................................................53
Hình 2.7c: Giao diện Excel khi chọn lệnh Select Data ........................................54
Hình 2.7d: Giao diện Excel khi nhập dữ liệu trục X, Y .......................................54
Hình 2.7e: Giao diện Excel khi vẽ xong đồ thị.....................................................55
Hình 2.7f: Hình ảnh hiển thị hàm số khi định dạng đƣờng cong sống lƣng .......55
Hình 3.1: Dạng đƣờng cong sống lƣng của nhóm 1 ............................................65
Hình 3.2: Dạng đƣờng cong sống lƣng của nhóm 2 ............................................66
Hình 3.3: Dạng đƣờng cong sống lƣng của nhóm 3 ............................................68
Hình 3.4: Dạng đƣờng cong sống lƣng trung bình của các nhóm .......................70
Hình 3.5: Hình thiết kế mẫu .................................................................................73
Hình 3.6: Hình ảnh thể hiện kết quả may mẫu nhóm 1 ........................................74
Hình 3.7: Hình ảnh thể hiện kết quả may mẫu nhóm 2 ........................................74
Hình 3.8: Hình ảnh thể hiện kết quả may mẫu nhóm 3 ........................................75
Hình 3.9: Dạng đƣờng cong sống lƣng và kết quả may mẫu nhóm 1 .................76
Hình 3.10: Dạng đƣờng cong sống lƣng và kết quả may mẫu nhóm 2 ................77
Hình 3.11: Dạng đƣờng cong sống lƣng và kết quả may mẫu nhóm 3 ...............77

GVHD: PGS.TS Lã Thị Ngọc Anh

vii

Học viên: Phùng Thị Hoa


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Khoa Dệt may và Thời trang

Luận văn cao học


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngành Dệt may Việt Nam trong nhiều năm qua luôn là một trong những
ngành xuất khẩu chủ lực của nƣớc ta. Với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật,
đội ngũ lao động có tay nghề ngày càng chiếm tỷ lệ lớn và sự ƣu đãi từ các chính
sách nhà nƣớc, ngành dệt may đã thu đƣợc nhiều kết quả đáng khích lệ, vừa tạo ra
giá trị hàng hóa, vừa đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc và xuất khẩu. Tuy
nhiên, sự cạnh tranh trong lĩnh vực may mặc của các doanh nghiệp trong nƣớc với
các thƣơng hiệu nƣớc ngoài ngày càng cao và đòi hỏi các nhà sản xuất phải nâng
cao chất lƣợng sản phẩm. Ngoài yêu cầu về tính thẩm mỹ, trang phục phải đảm
bảo tính tiện nghi cho ngƣời sử dụng. Việc nghiên cứu và thiết kế sản phẩm áo
vest nữ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong quá trình sử dụng, thỏa mãn
yêu cầu của ngƣời sử dụng là hết sức cần thiết. Đó là sự phù hợp giữa kích thƣớc,
hình dạng của sản phẩm với cơ thể ngƣời, đảm bảo ngƣời mặc có thể cử động dễ
dàng khi mặc, đảm bảo sự thoải mái và tiện nghi về sinh lý cho con ngƣời khi sử
dụng sản phẩm. Để đáp ứng đƣợc những yêu cầu này phụ thuộc rất nhiều vào việc
lựa chọn kiểu dáng, lƣợng gia giảm thiết kế và phù hợp với tính vệ sinh của vật
liệu, cấu trúc, khả năng ổn định hình dạng, độ bền
Với sản phẩm áo vest nữ, đƣờng sống lƣng có ý nghĩa quan trọng trong việc
đảm bảo yêu cầu về thẩm mỹ cũng nhƣ sự tiện nghi đối với ngƣời mặc. Trong quá
trình thiết kế thƣờng gặp rất nhiều khó khăn để có thể đảm bảo độ chính xác cho
dạng đƣờng cong sống lƣng, đặc biệt là trong quá trình thiết kế may công nghiệp
với số lƣợng nhiều, cỡ số đa dạng. Các nghiên cứu trƣớc đây, khi thiết kế đƣờng
sống lƣng của áo vest nữ các nhà thiết kế chủ yếu sử dụng hệ công thức thiết kế
theo kiểu may đo đơn giản và theo kinh nghiệm mà không dựa vào mối liên quan
chặt chẽ giữa đặc điểm vóc dáng của cơ thể với kích thƣớc thiết kế của chi tiết sản
phẩm.

GVHD: PGS.TS Lã Thị Ngọc Anh


1

Học viên: Phùng Thị Hoa


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Khoa Dệt may và Thời trang

Luận văn cao học

Qua quá trình làm việc thực tế nhƣ thiết kế may đo và sản xuất nhỏ lẻ, nhận
thấy việc nghiên cứu phát triển phƣơng pháp thiết kế đƣờng sống lƣng phù hợp với
cơ thể ngƣời mặc trong sản phẩm áo vest nữ là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Chính vì vậy tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm hình
thái đường sống lưng cơ thể nữ sinh viên ứng dụng trong thiết kế đường giữa
thân sau áo vest nữ ”. Với mong muốn kết quả nghiên cứu có thể đƣợc ứng dụng
trong sản xuất may công nghiêp, nhằm phát triển ngày càng phong phú các sản
phẩm may mặc.
2. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu của luận văn: Nghiên cứu đặc điểm hình thái phần lƣng cơ thể nữ
sinh viên làm cơ sở để thiết kế đƣờng giữa thân sau sản phẩm áo vest nữ.
2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu là nữ sinh viên lứa tuổi (19† 21) của
Trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Nam Định
3. Tóm tắt cô đọng các luận điểm cơ bản và đóng góp mới của tác giả
3.1. Các luận điểm cơ bản của đề tài
Với mục tiêu của đề tài, luận văn tiến hành các nội dụng nhƣ sau:
1- Nghiên cứu đặc điểm hình thái phần lƣng cơ thể nữ.
2- Phân loại hình dạng lƣng của cơ thể nữ.

3- Đƣa ra phƣơng pháp thiết kế đƣờng sống lƣng trên sản phẩm áo vest nữ.
4- May mẫu thử nghiệm.
5- Đánh giá sự phù hợp của công thức thiết kế.
3.2. Những đóng góp mới của đề tài
- Luận văn đã nghiên cứu một số hệ công thức, phƣơng pháp thiết kế đƣờng sống
lƣng trên sản phẩm áo vest nữ.
- Luận văn đã sử dụng phƣơng pháp điều tra cắt ngang và phƣơng pháp đo trực tiếp
để xác định đặc điểm kích thƣớc đƣờng sống lƣng của 15 nữ sinh trƣờng Cao đẳng
Công nghiệp Nam Định.

GVHD: PGS.TS Lã Thị Ngọc Anh

2

Học viên: Phùng Thị Hoa


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Khoa Dệt may và Thời trang

Luận văn cao học

- Xác định đƣợc 3 nhóm đƣờng cong sống lƣng trong phạm vi nghiên cứu của đề
tài. Tƣơng ứng với những dạng đƣờng cong là phƣơng trình đƣờng cong sống lƣng.
- Áp dụng công thức thiết kế đƣờng sống lƣng trên sản phẩm áo vest nữ phù hợp
với từng nhóm đƣờng cong phân loại.
- May mẫu thử nghiệm
- Đánh giá sự phù hợp của công thức thiết kế.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp nghiên cứu đặc điểm nhân trắc phần lƣng cơ thể nữ sinh viên: luận

văn sử dụng phƣơng pháp điều tra cắt ngang.
- Phƣơng pháp nghiên cứu phân loại hình dáng đƣờng sống lƣng cơ thể: luận văn
sử dụng phƣơng pháp gần đúng bằng phần mềm Excel để xác định biên dạng và
phƣơng trình đƣờng cong sống lƣng
- Phƣơng pháp may mẫu thử nghiệm và đánh giá sự phù hợp của công thức thiết kế.

GVHD: PGS.TS Lã Thị Ngọc Anh

3

Học viên: Phùng Thị Hoa


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Khoa Dệt may và Thời trang

Luận văn cao học

CHƢƠNG I: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
1.1. Nghiên cứu đặc điểm nhân trắc phần lƣng cơ thể nữ
1.1.1. Đặc điểm nhân trắc phần lƣng cơ thể nữ
1.1.1.1.Cấu tạo phần vai
Cấu trúc phần vai đi từ trong ra ngoài gồm có: xƣơng, cơ, mỡ dƣới da và da.
Ngoài ra còn có dây thần kinh, dây chằng, các lớp mạc, mạch máu, tuyến giáp, thực
quản, khí quản, hầu, …
 Xƣơng vai[24]
Trên đầu lồng ngực, mỗi bên có nửa vành đai gồm hai xƣơng: phía trƣớc là
xƣơng đòn hay còn gọi là xƣơng quai xanh, phía sau là xƣơng bả vai. Chúng hình
thành một vành đai gắn bó với nhau ở phần trên lồng ngực.
Xƣơng bả vai có dạng hình tam giác nằm ở

vùng ngực phía sau lƣng. Xƣơng bả vai kết
hợp với các cặp xƣơng sƣờn từ số 2 đến cặp
xƣơng sƣờn số 8 tạo thành bề mặt dô của lƣng
vì thế nó có ảnh hƣởng tới thiết kế thân sau
của áo. Cạnh ngoài phía trên của xƣơng bả vai
có một mấu chồi lên nằm ngay dƣới lớp da.
Điểm mấu này sử dụng để xác định vị trí đo
của kích thƣớc rộng vai và là điểm xuất phát

Hình 1.1: Xƣơng vai, ngực

của số đo dài tay.
 Các cơ vai
Các cơ phần vai là sự kết hợp của các
cơ phần cổ, thân và tay. Lớp trong gồm
cơ nâng vai, cơ trên gai. Lớp ngoài gồm
cơ thang đi từ hƣớng cổ xuống nối với
xƣơng đòn, cơ tam giác vai bắt đầu từ
xƣơng đòn hƣớng xuống tay.
Hình 1.2. Cơ chi trên
GVHD: PGS.TS Lã Thị Ngọc Anh

4

Học viên: Phùng Thị Hoa


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Khoa Dệt may và Thời trang


Luận văn cao học

1.1.1.2. Cấu tạo phần lƣng
Phần lƣng của cơ thể đƣợc cấu tạo từ khung xƣơng và các cơ trên lƣng
 Xƣơng cột sống[2][23]
Xƣơng sống đƣợc coi nhƣ trụ cột của cơ thể, nằm chính giữa thành sau thân
ngƣời, chạy dài từ mặt dƣới xƣơng chẩm đến hết xƣơng cụt. Xƣơng sống có dạng
hình trụ dài gồm từ 33 - 35 đốt sống xếp chồng lên nhau. Các đốt sống có các mấu
xƣơng và một lỗ trống ở giữa, xếp chồng lên nhau làm thành một ống xƣơng dài.
Chỗ tiếp giáp các đốt xƣơng có các đĩa sụn giúp cho việc chuyển động của cột sống
đƣợc dễ dàng. Xƣơng sống đƣợc chia thành 5 đoạn: phần cố, phần ngực, thắt lƣng,
xƣơng cùng và xƣơng cụt. (Hình 1.3)

1
1. Đoạn cổ
2. Đoạn ngực
2
3. Đoạn thắt lƣng
4. Đoạn xƣơng cùng
3

5. Đoạn xƣơng cụt

4
5
Hình 1.3: Xƣơng cột sống
 Xƣơng sống cổ: Đƣợc cấu tạo từ 7 đốt sống có thân nhỏ nhờ đó mà cổ
chuyển động đƣợc dễ dàng. Đốt sống thứ 7 to nhất và đóng vai trò làm ranh
giới giữa cổ và lƣng, nó là điểm xuất phát của các số đo chiều dài trên cơ thể.
 Xƣơng sống đoạn ngực: Đƣợc cấu tạo từ 12 đốt sống gắn với 12 cặp

xƣơng sƣờn tạo thành xƣơng lồng ngực.

GVHD: PGS.TS Lã Thị Ngọc Anh

5

Học viên: Phùng Thị Hoa


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Khoa Dệt may và Thời trang

Luận văn cao học

 Xƣơng sống đoạn thắt lƣng: Đƣợc cấu tạo bởi 5 đốt sống có thân đốt
sống to, đĩa sụn giữa các đốt sống dày giúp cho cơ thể gập xoay lƣng đƣợc dễ
dàng. Năm đốt sống đoạn thắt lƣng dƣợc xếp đặt trong phạm giới hạn phía trên
bởi 12 cặp xƣơng sƣờn và phía dƣới là cạnh trên của xƣơng chậu. Vùng này
còn đƣợc gọi là vùng bụng lƣng.
 Xƣơng cùng: Cấu tạo bởi 5 đốt sống, 5 đốt cùng dính lại với nhau sau
tuổi 16 và đến tuổi 25 chúng tạo thành một khối thống nhất nối với xƣơng cánh
chậu tạo thành xƣơng chậu nâng đỡ các cơ quan trong khoang cơ thể.


Xƣơng cụt: Cấu tạo bởi 4 – 5 đốt sống, chúng không tách biệt thành từng

đốt sống mà dính lại với nhau tạo thành một xƣơng liền gọi là xƣơng cụt.
Khi nhìn nghiêng cột sống có dạng cong hình chữ S. Ở vùng ngực và
mông có hƣớng cong lồi về phía sau, vùng cổ và thắt lƣng có hƣớng cong lồi về
phia trƣớc. Mức độ uốn cong của cột sống có liên quan đến chiều cao của cơ

thể. Ngoài ra độ uốn cong của cột sống còn có giá trị bảo vệ sự suy yếu do chấn
động của lƣng trong thời gian lƣng xoay chuyển ở các tƣ thế khác nhau.

1. Nhìn từ trƣớc
2. Nhìn từ sau
3. Nhìn từ phía bên
4. Xƣơng cùng
5. Xƣơng cụt

Hình 1.4: Cột sống cơ thể
 Các cơ lƣng[19]
Gồm các cơ ở thành sau ngực và thắt lƣng, xếp thành hai lớp:

GVHD: PGS.TS Lã Thị Ngọc Anh

6

Học viên: Phùng Thị Hoa


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Khoa Dệt may và Thời trang

Luận văn cao học

*Lớp nông: Gồm ba lớp, mỗi lớp hai cơ.
 Lớp thứ nhất: cơ thang và cơ lƣng rộng.
1. Cơ thang
2. Cơ tròn lớn
3. Cơ lƣng rộng

4. Cơ chéo bụng ngoài
5. Tam giác thắt lƣng

Hình 1.5: Lớp nông của các cơ ở lƣng
- Cơ thang: là một cơ mỏng, hình tam giác, ở phần trên của lƣng. Bám vào các
xƣơng chẩm: ụ chẩm ngoài và đƣờng gáy trên; Cột sống: mỏm gai các đốt sống từ
cổ I đến ngực XII. Chức năng của cơ thang là nâng và khép xƣơng vai, nghiêng và
xoay đầu.
- Cơ lƣng rộng: Cơ dẹt lớn phủ kín nửa dƣới thân sau. Cơ cấu tạo phần trên là thịt,
phần dƣới là gân. Phía trên bám vào ba xƣơng sƣờn cuối cùng. ở giữa phủ lên gai
sống của 6 đốt thắt lƣng cuối cùng đến đầu xƣơng cùng, phủ lên gai chậu sau và 1/3
mào chậu. Chức năng của cơ lƣng rộng là khép, xoay cánh tay vào trong, nâng thân
mình khi leo trèo.
 Lớp thứ hai: cơ nâng vai và cơ trám.
- Cơ nâng vai : Bám từ mỏm ngang của bốn đốt sống cổ 1, 2, 3, 4 đến bờ trong
xƣơng vai ở đoạn trên gai vai. Cơ nâng vai có chức năng là nâng xƣơng vai và
nghiêng cổ
- Cơ trám : Từ mỏm gai và dây chằng gian gai của các đốt sống từ C7 đến T5; các
sợi cơ chạy xuống dƣới, ra ngoài tới bám vào bờ trong xƣơng vai. Khoảng ngang
mức gai vai có một bó trên tách ra gọi là cơ trám bé, phần lớn còn lại là cơ trám lớn.
Chức năng của cơ trám là nâng và kéo xƣơng vai vào trong
 Lớp thứ ba: cơ răng sau trên và dƣới.

GVHD: PGS.TS Lã Thị Ngọc Anh

7

Học viên: Phùng Thị Hoa



Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Khoa Dệt may và Thời trang

Luận văn cao học

1. Cơ nâng vai
2. Cơ trám bé
3. Cơ trám lớn
4. Cơ răng sau dƣới
5. Cơ răng sau trên

Hình 1.6: Các cơ lƣng (Lớp nông)
- Cơ răng sau trên : Mỏm gai và dây chằng gian gai từ C6 đến T2; bám vào bờ
trên và mặt ngoài 4 xƣơng sƣờn đầu tiên. Chức năng của cơ răng sau trên là nâng
các xƣơng sƣờn lên, là cơ hít vào
- Cơ răng sau dƣới : Mỏm gai và dây chằng gian gai của các đốt sống từ T11 đến
L3 bám đến bờ dƣới bốn xƣơng sƣờn cuối. Chức năng của cơ răng sau dƣới là hạ
các xƣơng sƣờn.
*Lớp sâu của nhóm cơ lƣng là các cơ cạnh sống, gồm nhiều cơ đứng cạnh nhau
tạo nên một khối cơ chung, nhƣng cũng đƣợc sắp xếp thành ba lớp từ nông đến sâu.
 Lớp thứ nhất: là cơ dựng sống, gồm các cơ chậu sƣờn, cơ dài và cơ gai.
Chúng chạy từ xƣơng chẩm nên còn đƣợc gọi theo từng đoạn: chậu sƣờn thắt lƣng,
chậu sƣờn ngực, chậu sƣờn cổ, dài ngực, dài cổ và dài đầu. Chức năng của các cơ
này là nghiêng hoặc duỗi cột sống.
1. Cơ gối đầu
2. Cơ bán gai đầu
3. Cơ bán gai cổ
4. Cơ gối cổ
5. Cơ gai ngực
6. Cơ dài đầu

7. Cơ dài cổ
8. Cơ chậu sƣờn cổ
9. Cơ dài ngực
10. Cơ chậu sƣờn ngực
11. Cơ chậu sƣờn thắt lƣng
Hình 1.7: Các cơ cạnh sống
GVHD: PGS.TS Lã Thị Ngọc Anh

8

Học viên: Phùng Thị Hoa


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Khoa Dệt may và Thời trang

Luận văn cao học

 Lớp thứ hai:
- Các cơ ngang - gai: bám từ mỏm ngang sang mỏm gai đốt sống khác
- Cơ bán gai: Từ mỏm ngang đốt sống này đến mỏm gai của các đốt sống thứ 4 - 5
phía trên.
- Cơ nhiều chân: Từ mỏm ngang đốt sống này đến mỏm gai của đốt sống thứ 3 - 4
phía trên.
- Cơ xoay: Từ mỏm ngang đốt sống này lên mỏm gai đốt sống kề trên.
Các cơ này có chức năng là xoay cột sống
 Lớp thứ ba:
- Cơ gian gai: Bám giữa các mỏm gai, tác dụng duỗi cột sống.
- Cơ gian ngang: Bám giữa các mỏm ngang.
Chức năng của cơ gian gai và cơ gian ngang là duỗi và nghiêng cột sống.

1. Cơ thẳng đầu sau bé
2. Cơ thẳng đầu sau lớn
3. Cơ gian ngang
4. Cơ xoay
5. Cơ gian gai
6. Cơ chéo đầu trên
7. Cơ chéo đầu dƣới
8. Cơ bán gai
9. Cơ nâng sƣờn
10. Cơ nhiều chân
Hình 1.8: Các cơ cạnh sống (Lớp sâu)
1.1.1.3. Cấu tạo phần mông[20]
Phần mông của cơ thể đƣợc cấu tạo từ khung xƣơng và phần cơ xung quanh
vị trí mông cơ thể.
 Xƣơng chậu hông

GVHD: PGS.TS Lã Thị Ngọc Anh

9

Học viên: Phùng Thị Hoa


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Khoa Dệt may và Thời trang

Luận văn cao học

Chậu hông đ ƣ ợc c ấ u t ạ o b ở i 2 xƣơng cánh chậu ở hai bên, hợp với
tấm xƣơng cùng cụt ở sau. Các xƣơng của khung chậu khớp lại với nhau bởi các

khớp: khớp mu ở trƣớc, 2 bên là 2 khớp cùng chậu, ở sau là khớp cùng cụt. Khung
chậu đƣợc chia ra làm 2 phần do gờ vô danh hay mào eo trên của xƣơng chậu
hợp với bờ trƣớc cánh xƣơng cùng thắt hẹp lại ở giữa gọi là eo trên. Phần trên
gọi là chậu hông lớn, phần dƣới gọi là chậu hông bé. Vành dƣới của chậu hông bé
cũng thắt hẹp gọi là eo dƣới. Xƣơng chậu giống hình chong chóng có 2 mặt (trong,
ngoài), 4 bờ ( trƣớc, sau, trên, dƣới) và 4 góc. Khung chậu có nhiệm vụ chứa đựng
các tạng trong ổ bụng và chuyển trọng lƣợng thân mình xuống chi dƣới.
1. Khớp cùng chậu
2. Xƣơng cùng
3. Xƣơng chậu
4. Xƣơng cụt
5. Khớp mu
6. Eo chậu trên

Hình 1.9: Khung chậu
 Cơ mông.
Vùng mông là một vùng có nhiều mạch máu và thần kinh quan trọng từ chậu
hông đi qua để xuống chi dƣới. Các cơ vùng mông gồm 2 nhóm có chức năng khác
nhau.
Loại cơ chậu mấu chuyển gồm các cơ: cơ căng mạc đùi, cơ mông lớn, cơ
mông nhỡ, cơ mông bé và cơ hình lê. Đây là những cơ duỗi, dạng và xoay đùi.
Loại cơ ụ ngồi xƣơng mu mấu chuyển gồm các cơ: cơ bịt trong, cơ sinh đôi,
cơ vuông đùi và cơ bịt ngoài. Các cơ này có động tác chủ yếu là xoay đùi.

GVHD: PGS.TS Lã Thị Ngọc Anh

10

Học viên: Phùng Thị Hoa



Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Khoa Dệt may và Thời trang

Luận văn cao học

1. Cơ mông lớn
2. Cơ hình lê
3. Cơ mông nhỡ
4. Cơ mông bé
5. Cơ bịt trong và 2 cơ sinh đôi
6. Cơ mông lớn
Hình 1.10: Các cơ vùng mông
7. Cơ vuông đùi
1.1.2. Đặc điểm hình dạng của phần lƣng cơ thể nữ
8. Cơ bịt ngoài
Hình dạng của lƣng phụ thuộc vào mức độ phát triển của các lớp cơ trên
lƣng. Với những ngƣời có lƣng phẳng các bắp thịt ở lƣng nổi cuộn. Với ngƣời lƣng
gù các bắp thịt phát triển kém. Hình dạng của lƣng có ảnh hƣởng trực tiếp đến dáng
ngƣời và thiết kế quần áo, đặc biệt đối với quần áo mặc sát.
 Theo nghiên cứu của HELEN JOSEPH - ARMTRONG

[15]

hình dáng lƣng của

phụ nữ đƣợc phân ra làm các dạng sau:

1. Lƣng lý tƣởng
2. Lƣng bằng phẳng

3. Lƣng tròn
4. Lƣng gù

Hình 1.11: Các kiểu lƣng
- Lƣng lý tƣởng: Hình dáng lƣng cong không đáng kể về bên ngoài
- Lƣng bằng phẳng: Hình dáng lƣng thẳng không cong

GVHD: PGS.TS Lã Thị Ngọc Anh

11

Học viên: Phùng Thị Hoa


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Khoa Dệt may và Thời trang

Luận văn cao học

- Lƣng tròn: Hình dáng lƣng cong về bên ngoài chiếm ƣu thế
- Lƣng gù: Hình dáng lƣng nhô ra và tròn
 Theo nghiên cứu của DAVIS LEWIS [21] , hình dáng lƣng của phụ nữ đƣợc phân
ra làm các dạng sau:

Hình 1.12: Hình dáng các kiểu lƣng
 Căn cứ vào độ cong cột sống, chia hình dáng cơ thể thành 3 dạng: [22]
- Ngƣời ƣỡn: có ngực, mông, vai rộng và tƣơng đối phát triển. Điểm đầu ngực di
chuyển lên trên, kích thƣớc đƣờng viền cơ thể phía sau ngắn hơn phía trƣớc.
(hình1.13c)
- Ngƣời bình thƣờng: cổ thẳng, chi trên bỏ thẳng thì dọc theo chân, không rơi ra

phía trƣớc, đƣờng viền trƣớc ngực thì chếch ra phía trƣớc; đƣờng viền phía sau có 4
độ cong sinh lý bình thƣờng; gáy hõm ra sau, lƣng lồi ra sau, thắt lƣng lõm ra sau
và mông lồi ra sau. (hình 1.13a)
- Ngƣời gù: là ngƣời có dáng cột sống cong gù về phía trƣớc. Điểm đầu ngực di
chuyển xuống dƣới, kích thƣớc đƣờng viền cơ thể phía sau dài hơn phía trƣớc.(hình
1.13b)

GVHD: PGS.TS Lã Thị Ngọc Anh

12

Học viên: Phùng Thị Hoa


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Khoa Dệt may và Thời trang

a

Luận văn cao học

b

c

Hình 1.13: Các dạng tƣ thế của cơ thể ngƣời
1.1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến vóc dáng cơ thể nữ [18]
Đặc điểm vóc dáng của cơ thể nữ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau
nhƣ: theo lứa tuổi, điều kiện làm việc, thói quen ăn uống và chế độ tập luyện...
Theo thời gian cùng những tác động của cuộc sống nhƣ mang thai, tuổi tác,

chế độ ăn uống sinh hoạt không cân bằng đều ảnh hƣởng tới vóc dáng của cơ thể.
Hình dáng cơ thể không còn cân đối, phần bụng, ngực và mông bắt đầu xuất hiện
những ngấn mỡ nhão xệ. Hơn nữa, nhiều ngƣời còn bị đau lƣng, đau cột sống, thân
ngƣời nhƣ bị gù đi, ngƣời hay cúi về phía trƣớc…Đó chính là những hậu quả của
việc để cơ thể ở tình trạng quá cân. Trong quá trình tăng cân, đƣờng cong của cơ
thể sẽ bị thay đổi, bởi vì sự tích mỡ ở những phần khác nhau của cơ thể là không
giống nhau. Do cơ thể tích mỡ, nên bụng bắt đầu nhô ra phía trƣớc và tạo áp lực lên
thành bụng trƣớc, xƣơng chậu, và xƣơng sống. Sự dịch chuyển trọng tâm sẽ xảy ra.
Càng tích lũy nhiều mỡ bụng, thì sự dịch chuyển vị trí trọng tâm hƣớng ra ngoài và
chếch lên phía trƣớc càng lớn (hình 1.14). Sự dịch chuyển này sẽ có ảnh hƣởng tới
cân bằng của cơ thể ngƣời và gây ra nhiều hậu quả. Hậu quả rõ ràng nhất đối với
sức khỏe là sự thay đổi độ cong của cột sống và dẫn đến căng mỏi cơ thắt lƣng, tạo
áp lực lên đĩa đệm và rễ tủy sống.

GVHD: PGS.TS Lã Thị Ngọc Anh

13

Học viên: Phùng Thị Hoa


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Khoa Dệt may và Thời trang

Luận văn cao học

Hình 1.14: Sự dịch chuyển trọng tâm cơ thể ở ngƣời tăng cân, béo phì

Điều kiện làm việc cũng ảnh hƣởng rất lớn đến vóc dáng cơ thể. Ngồi làm
việc tại một chỗ, ít vận động là nguyên nhân gây nên chứng béo phì. Đặc biệt, với

phụ nữ ngồi nhiều sẽ khiến cho vùng mông, đùi và bụng dễ phát phì, ảnh hƣởng tiêu
cực đến vóc dáng.
Thói quen ăn uống là một trong những yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến vóc
dáng cơ thể. Thông thƣờng thừa cân và béo phì là do lƣợng calo ăn vào vƣợt quá
lƣợng calo tiêu thụ. Một nguyên nhân quan trọng nữa là do yếu tố di truyền (gen).
Yếu tố về tâm sinh lý cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây béo phì.
Chế độ tập luyện thể dục thể thao thƣờng xuyên là yếu tố quan trọng ảnh
hƣởng tới vóc dáng cơ thể. Kết hợp với chế độ làm việc, ăn uống hợp lý sẽ tránh dƣ
thừa trọng lƣợng cơ thể. Từ đó sẽ có đƣợc các chỉ số vòng ngực, vòng eo, vòng
mông ổn định. Hơn nữa đây cũng chính là biện pháp rất quan trọng để giảm nguy
cơ gây tăng huyết áp, giảm đƣợc các bệnh về cột sống.
1.2. Các dạng công thức thiết kế trang phục
Trong thiết kế các tác giả thƣờng sử dụng các số đo trên cơ thể để xây dựng
hình vẽ các chi tiết và sử dụng các dạng công thức để tính toán nhƣ sau:

GVHD: PGS.TS Lã Thị Ngọc Anh

14

Học viên: Phùng Thị Hoa


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Khoa Dệt may và Thời trang

Luận văn cao học

1.2.1. Dạng công thức 1[2]
Kích thƣớc của các chi tiết đƣợc xác định trên cơ sở của số đo tƣơng ứng
trên cơ thể

K = S + Cđ

(1.1)

Trong đó:
K: kích thƣớc của chi tiết mẫu cần phải tìm
S: số đo tƣơng ứng trên cơ thể
Cđ: giá trị lƣợng cử động ứng với kích thƣớc của chi tiết cần tìm
Hiệu giữa kích thƣớc của chi tiết mẫu với số đo trên cơ thể chính là lƣợng cử
động tự do bao gồm cử động tối thiểu, cử động trang trí và độ dày của nguyên liệu.
Để xác định đƣợc đúng kích thƣớc của các chi tiết quần áo theo công thức (1.1) phụ
thuộc vào khả năng của ngƣời thiết kế có xác định đƣợc tổng giá trị lƣợng cử động
ứng với các khu vực khác nhau của sản phẩm đúng hay sai.
1.2.2. Dạng công thức 2 [2]
Kích thƣớc của các chi tiết đƣợc xác định dựa trên cơ sở của số đo trên cơ
thể không ảnh hƣởng trực tiếp đến kích thƣớc của chi tiết.
K = aS‟ + bCđ + c

(1.2)

Trong đó:
K: kích thƣớc của chi tiết cần phải tìm
S‟: số đo trên cơ thể không ảnh hƣởng trực tiếp đến kích thƣớc của chi tiết
cần phải tìm.
a, b,c: hệ số dự định liên kết giữa kích thƣớc cần tìm của chi tiết với kích
thƣớc cơ thể tƣơng ứng.
Để xác định đúng kích thƣớc của chi tiết cần tìm, theo công thức (1.2), phụ
thuộc vào sự chính xác của việc xác định số đo trên cơ thể, tổng giá trị lƣợng cử
động trên khu vực cần phải tìm và còn phụ thuộc vào các hệ số a, b, c.


GVHD: PGS.TS Lã Thị Ngọc Anh

15

Học viên: Phùng Thị Hoa


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Khoa Dệt may và Thời trang

Luận văn cao học

1.2.3. Dạng công thức 3 [2]
Kích thƣớc của các chi tiết cần tìm đƣợc xác định từ một kích thƣớc của chi
tiết đó hoặc từ kích thƣớc của chi tiết khác đã biết trƣớc.
K = aK‟ + b

(1.3)

Trong đó:
K: kích thƣớc của chi tiết mẫu cần tìm
K‟: kích thƣớc của chi tiết mẫu đã đƣợc tìm trƣớc đó
a,b: hệ số dự định liên hệ giữa kích thƣớc phải tìm với kích thƣớc đã tìm đƣợc trƣớc đó
So sánh giữa 3 dạng công thức trên, thì mức độ chính xác của công thức
(1.3) không đảm bảo bằng công thức (1.1) và (1.2). Kết quả của công thức (1.3) phụ
thuộc vào kích thƣớc cần phải tìm (chƣa xác định đƣợc) của chi tiết và một mặt phụ
thuộc vào kết quả các kích thƣớc đã tìm trƣớc đó. Nếu kết quả K trƣớc đó xác định
thiếu chính xác thì kết quả K ở công thức (1.3) cũng sẽ không chính xác.
Đối với công thức (1.1), kết quả của chi tiết đƣợc xác định dựa vào số đo trực
tiếp tƣơng ứng với vị trí trên cơ thể, vì vậy độ chính xác của chi tiết đạt đƣợc là cao

nhất.
Đối với công thức (1.2), kết quả của chi tiết đƣợc xác định dựa vào số đo
gián tiếp trên cơ thể, nên độ chính xác của chi tiết đạt đƣợc không cao bằng công
thức (1.1) nhƣng số đo sử dụng để thiết kế ít hơn.
Tóm lại, đối với 3 dạng công thức này, khi thiết kế các chi tiết thì độ chính
xác cao nhất thuộc về dạng công thức (1.1), tiếp đến là dạng công thức (1.2) và cuối
cùng là dạng công thức (1.3).
1.3. Các hệ công thức thiết kế đƣờng sống lƣng áo vest nữ
1.3.1. Công thức thiết kế của khối SEV[6]

GVHD: PGS.TS Lã Thị Ngọc Anh

16

Học viên: Phùng Thị Hoa


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Khoa Dệt may và Thời trang

Luận văn cao học

C2
D6

D20

D71‟

D2

D71

D21

E2
E6

Hình 1.15: Hình vẽ thiết kế áo vest nữ theo công thức khối SEV
Trên mỗi thân trƣớc và thân sau có 1 chiết ly. Đây là phƣơng pháp thiết kế
sử dụng nhiều các số đo kích thƣớc trên cơ thể. Quá trình thiết kế này đƣợc bắt đầu
từ việc dựng khung kết cấu. Việc xây dựng khung đƣợc xác định từ trái sang phải,
từ đƣờng giữa thân sau đến đƣờng giữa thân trƣớc. Từng đƣờng của khung đƣợc
xác định bằng các số đo tƣơng ứng với từng vị trí trên cơ thể. Kích thƣớc rộng thân
sau và rộng thân trƣớc của áo đƣợc xác định trên cơ sở tỉ lệ với kích thƣớc rộng
1/2áo. Các kích thƣớc của đƣờng giữa thân sau đƣợc xác định dựa trên sự chênh
lệch giữa số đo vòng mông bụng và vòng bụng có cộng thêm một giá trị lƣợng dƣ
nhất định.

GVHD: PGS.TS Lã Thị Ngọc Anh

17

Học viên: Phùng Thị Hoa


×