BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-------------------
PHẠM LAN PHƢƠNG
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI PHẦN BỤNG VÀ MÔNG
CƠ THỂ NỮ SINH VIÊN ỨNG DỤNG VÀO VIỆC XÁC ĐỊNH VỊ
TRÍ VÀ KÍCH THƢỚC CHIẾT TRÊN SẢN PHẨM VÁY BÓ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS LÃ THỊ NGỌC ANH
HÀ NỘI - 2016
Luận văn cao học
Khóa học 2014 - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan toàn bộ kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn
là do tôi nghiên cứu, do tôi tự trình bày, không sao chép từ các luận văn khác. Tôi
xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về những nội dung, hình ảnh cũng nhƣ các kết quả
nghiên cứu trong luận văn.
Hà Nội, ngày 02 tháng 4 năm 2016
Ngƣời thực hiện
Phạm Lan Phương
GVHD: PGS.TS. Lã Thi Ngọc Anh
i
Học viên: Phạm Lan Phương
Luận văn cao học
Khóa học 2014 - 2016
LỜI CẢM ƠN
Qua hai năm học tập và nghiên cứu tại trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội đến
nay tôi đã hoàn thành chƣơng trình học của mình. Lời đầu tiên, tôi muốn bày tỏ lòng
biết ơn sự hƣớng dẫn tận tình của PGS. TS Lã Thị Ngọc Anh, ngƣời thầy đã dành
nhiều thời gian chỉ bảo, hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi nhiệt tình trong suốt quá trình làm
và hoàn thành luận văn cao học này.
Tôi chân thành cảm ơn toàn thể các Thầy giáo, Cô giáo trong viện Dệt May –
Da giầy và Thời trang, Viện đào tạo Sau đại học trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội
đã dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức khoa học trong suốt thời gian tôi học tập tại
trƣờng và luôn tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn cao học.
Tôi gửi lời cảm ơn tới BGH, các thầy cô giáo và tập thể các em sinh viên các
lớp CĐ54,55,56CM, CĐ54KT, CN54,55CM, TC56CM trƣờng Cao đẳng Công
nghiệp Nam Định đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình làm việc, khảo sát
và lấy số liệu một cách hiệu quả nhất.
Tôi cảm ơn bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, kính chúc Quý Thầy - Cô cùng các bạn đồng nghiệp sức khỏe,
hạnh phúc và thành đạt!
Hà Nội, ngày 02 tháng 4 năm 2016
Ngƣời thực hiện
Phạm Lan Phương
GVHD: PGS.TS. Lã Thi Ngọc Anh
ii
Học viên: Phạm Lan Phương
Luận văn cao học
Khóa học 2014 - 2016
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ................................................................................ vi
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN .................................................... 4
1.1. Đặc điểm hình thái phần bụng và mông cơ thể nữ ...................................... 4
1.1.1. Cấu tạo phần bụng và mông cơ thể nữ ............................................. 4
1.1.2. Hình dáng phần bụng và mông cơ thể nữ ........................................ 8
1.1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển phần bụng và mông cơ thể
nữ [22] ........................................................................................................ 10
1.2. Các dạng công thức thiết kế trang phục..................................................... 13
1.2.1. Dạng 1[6] ......................................................................................... 13
1.2.2. Dạng 2[6] ......................................................................................... 14
1.2.3. Dạng 3[6] ......................................................................................... 14
1.3. Các hệ công thức thiết kế xác định vị trí và kích thƣớc chiết của váy ...... 15
1.3.1. Công thức của khối SEV[6]. ............................................................ 15
1.3.2. Công thức của Bunka[14]................................................................. 17
1.3.3. Công thức của Helen Amstrong[15]................................................. 19
1.3.4. Công thức của Aldrich[16] ............................................................... 22
1.3.5. Công thức của trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Nam Định[3]. ......... 24
1.3.6. Nhận xét chung về các hệ công thức.............................................. 25
1.4. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc ...................... 25
1.4.1. Các công trình trong nƣớc.............................................................. 25
1.4.2. Các công trình nƣớc ngoài ............................................................. 26
1.5. Những tồn tại và đề xuất hƣớng nghiên cứu. ............................................ 27
CHƢƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 29
2.1. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 29
GVHD: PGS.TS. Lã Thi Ngọc Anh
iii
Học viên: Phạm Lan Phương
Luận văn cao học
Khóa học 2014 - 2016
2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 29
2.2.1. Đặc điểm đối tƣợng nghiên cứu ..................................................... 29
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................ 30
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 31
2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái và phân loại hình dáng bụng và
mông của cơ thể nữ sinh viên. ................................................................. 31
2.3.2. Xác định vị trí và kích thƣớc chiết trên sản phẩm váy bó. ............ 58
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN..................................... 61
3.1. Kết quả thống kê kích thƣớc phần bụng và mông ..................................... 61
3.2. Kết quả nghiên cứu phân loại hình dáng phần bụng và mông .................. 62
3.2.1. Các phƣơng trình đƣờng cong của phần bụng và mông ................ 62
3.2.2. Các nhóm đƣờng cong phần bụng và mông .................................. 63
3.2.3. Phân loại hình dáng phần bụng và mông của cơ thể...................... 70
3.3. Kết quả xác định vị trí và kích thƣớc chiết ................................................ 74
3.4. Đánh giá sự phù hợp của công thức thiết kế.............................................. 78
KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................ 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 84
PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................... 86
GVHD: PGS.TS. Lã Thi Ngọc Anh
iv
Học viên: Phạm Lan Phương
Luận văn cao học
Khóa học 2014 - 2016
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Công thức xác định vị trí, kích thƣớc chiết sản phẩm váy của khối SEV 15
Bảng 1.2. Công thức xác định vị trí, kích thƣớc chiết sản phẩm váy của Bunka ..... 17
Bảng 1.3. Công thức xác định vị trí, kích thƣớc chiết sản phẩm váy của ................. 19
Bảng 1.4. Công thức xác định vị trí, kích thƣớc chiết sản phẩm váy của Aldrich.... 22
Bảng 2.1. Mốc đo các kích thƣớc trên cơ thể và cách xác định ................................ 36
Bảng 2.2. Các kích thƣớc đo ..................................................................................... 38
Bảng 2.3. Phiếu đo .................................................................................................... 46
Bảng 3.1. Bảng kết quả số liệu từ phần mềm SPSS .................................................. 61
Bảng 3.2. Các dạng phƣơng trình xác định hình dạng hông, mông, bụng cơ thể ..... 62
Bảng 3.3. Phƣơng trình đƣờng cong hông của nhóm 1............................................. 64
Bảng 3.4. Phƣơng trình đƣờng cong mông, bụng của nhóm 1 ................................. 65
Bảng 3.5. Phƣơng trình đƣờng cong hông của nhóm 2............................................. 66
Bảng 3.6. Phƣơng trình đƣờng cong mông, bụng của nhóm 2 ................................. 67
Bảng 3.7. Phƣơng trình đƣờng cong hông của nhóm 3............................................. 68
Bảng 3.8. Phƣơng trình đƣờng cong mông, bụng của nhóm 3 ................................. 69
Bảng 3.9. Phƣơng trình đƣờng cong hông trung bình của 3 nhóm ........................... 70
Bảng 3.10. Phƣơng trình đƣờng cong mông, bụng trung bình của 3 nhóm .............. 71
Bảng 3.11. So sánh một số kích thƣớc nhân trắc của 3 nhóm .................................. 73
Bảng 3.12. Thông số mẫu.......................................................................................... 74
Bảng 3.13. Giá trị xác định vị trí và kích thƣớc chiết cho các mẫu .......................... 76
GVHD: PGS.TS. Lã Thi Ngọc Anh
v
Học viên: Phạm Lan Phương
Luận văn cao học
Khóa học 2014 - 2016
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Cơ thành bụng trƣớc bên ............................................................................. 4
Hình 1.2: Cơ chéo bụng ngoài..................................................................................... 5
Hình 1.3: Cơ thành bụng trƣớc bên (lớp sâu).............................................................. 5
Hình 1.4: Cơ hoành và các cơ thành bụng sau ............................................................ 6
Hình 1.5: Khung chậu ................................................................................................. 7
Hình 1.6: Các cơ vùng mông ....................................................................................... 7
Hình 1.7: Hình dáng bụng và đùi nữ ........................................................................... 9
Hình 1.8: Hình dạng hông và mông nữ ..................................................................... 10
Hình 1.9: Hình vẽ thiết kế váy theo công thức của khối SEV .................................. 16
Hình 1.10: Hình vẽ thiết kế váy theo công thức của Bunka...................................... 18
Hình 1.11: Hình vẽ thiết kế váy theo công thức của Helen Amstrong ..................... 21
Hình 1.12: Hình vẽ thiết kế váy theo công thức của Aldrich .................................... 23
Hình 1.13: Hình vẽ thiết kế váy theo công thức của Trƣờng CĐCN Nam Định ...... 25
Hình 2.1: Thƣớc đo chiều cao, độ lõm ...................................................................... 34
Hình 2.2: Thƣớc dây.................................................................................................. 34
Hình 2.3: Thƣớc kẹp.................................................................................................. 35
Hình 2.4: Các mốc đo nhân trắc ................................................................................ 37
Hình 2.5a: Các kích thƣớc chiều cao, kích thƣớc vòng ............................................ 41
Hình 2.5b : Các kích thƣớc chiều rộng, chiều dày .................................................... 42
Hình 2.5c: Các kích thƣớc độ lõm............................................................................. 43
Hình 2.5d: Các kích thƣớc góc .................................................................................. 44
Hình 2.6a: Giao diện SPSS khi nhập xong số liệu .................................................... 47
Hình 2.6b: Giao diện SPSS thao tác đến lệnh Frequencies ....................................... 48
Hình 2.6c: Giao diện SPSS Frequencies ................................................................... 48
Hình 2.6d: Giao diện SPSS Frequencies Statistics ................................................... 49
Hình 2.7a: Giao diện Excel khi nhập xong số liệu .................................................... 55
Hình 2.7b: Giao diện Excel thao tác đến lệnh Select Data ....................................... 56
GVHD: PGS.TS. Lã Thi Ngọc Anh
vi
Học viên: Phạm Lan Phương
Luận văn cao học
Khóa học 2014 - 2016
Hình 2.7c: Giao diện Excel cho hình ảnh đồ thị khi đã nhập xong dữ liệu cho
trục X, Y ................................................................................................................... 56
Hình 2.7d: Giao diện Excel cho hình ảnh hiển thị hàm số khi định dạng đƣờng cong
hông ........................................................................................................................... 57
Hình 3.1: Dạng đƣờng cong hông của nhóm 1 ......................................................... 64
Hình 3.2: Dạng đƣờng cong mông, bụng của nhóm 1 .............................................. 65
Hình 3.3: Dạng đƣờng cong hông của nhóm 2 ......................................................... 66
Hình 3.4: Dạng đƣờng cong mông, bụng của nhóm 2 .............................................. 67
Hình 3.5: Dạng đƣờng cong hông của nhóm 3 ......................................................... 68
Hình 3.6: Dạng đƣờng cong mông, bụng của nhóm 3 .............................................. 69
Hình 3.7: Dạng đƣờng cong hông của 3 nhóm ......................................................... 71
Hình 3.8: Dạng đƣờng cong mông, bụng của 3 nhóm .............................................. 72
Hình 3.9: Dựng hình thiết kế mẫu ............................................................................. 77
Hình 3.10: Hình ảnh thể hiện kết quả may mẫu của nhóm 1 .................................... 79
Hình 3.11: Hình ảnh thể hiện kết quả may mẫu của nhóm 2 .................................... 79
Hình 3.12: Hình ảnh thể hiện kết quả may mẫu của nhóm 3 .................................... 80
GVHD: PGS.TS. Lã Thi Ngọc Anh
vii
Học viên: Phạm Lan Phương
Luận văn cao học
Khóa học 2014 - 2016
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong một xã hội hiện đại khi nhu cầu và trình độ văn hóa, nghệ thuật – thẩm
mỹ ngày càng cao thì thời trang cũng đƣợc xem nhƣ một trong những vấn đề hấp
dẫn không thể thiếu trong cuộc sống.
Thực hiện cuộc vận động “Ngƣời Việt Nam ƣu tiên dùng hàng Việt Nam”,
ngành Dệt may đã nỗ lực đầu tƣ cho sản xuất, tích cực mở rộng kênh phân phối để
chiếm lĩnh thị phần, đẩy lùi hàng nhập ngoại kém chất lƣợng. Và sản phẩm may
mặc nội ngày càng đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣa chuộng.
Tuy nhiên, sự cạnh tranh trong lĩnh vực may mặc ngày càng cao, đòi hỏi các
nhà sản xuất phải nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Một trong những tiêu chí đánh giá
chất lƣợng sản phẩm đó chính là độ vừa vặn của trang phục, trang phục phải đảm
bảo tính thẩm mỹ, đảm bảo sự phù hợp với vóc dáng cơ thể. Những sản phẩm may
công nghiệp của các doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu ngƣời sử dụng thông qua sự lựa
chọn các cỡ vóc sản phẩm.
Sản phẩm váy bó là một trong những sản phẩm may công nghiệp đƣợc sử
dụng rất phổ biến cho các nữ nhân viên công sở hay các nữ sinh viên. Trong thực tế
khi lựa chọn các sản phẩm theo cỡ vóc cũng không hoàn toàn phù hợp với cơ thể
ngƣời sử dụng, nhiều khách hàng thƣờng đặt ra câu hỏi: Tại sao sản phẩm lựa chọn
lại vừa vặn với đối tượng này mà không vừa vặn với đối tượng kia mặc dù 2 đối
tượng có cùng cỡ số, có cùng số đo vòng bụng, vòng mông…? Nguyên nhân của
vấn đề này là: khi thiết kế sản phẩm chỉ chú trọng vào số đo cơ thể mà không chú ý
đến đặc điểm vóc dáng của từng dạng cơ thể. Việc sử dụng hệ công thức thiết kế
không dựa trên mối liên quan chặt chẽ giữa đặc điểm vóc dáng của cơ thể với kích
thƣớc thiết kế của từng chi tiết trên sản phẩm.
Nhận thức đƣợc sự khác nhau của con ngƣời về cấu tạo cơ thể đã giúp cho
việc giải thích tại sao các trang phục may sẵn không thể vừa vặn với tất cả các dáng
ngƣời một cách hoàn hảo đƣợc.Thực tế để thoả mãn các nhu cầu của tất cả các
dáng ngƣời mà không nằm trong loạt chuẩn số đo cần phải có sự đầu tƣ nghiên cứu
GVHD: PGS.TS. Lã Thi Ngọc Anh
1
Học viên: Phạm Lan Phương
Luận văn cao học
Khóa học 2014 - 2016
một cách tỷ mỉ và kỹ lƣỡng. Mục đích của việc phân tích hình dáng là để quyết định
vị trí nào trên sản phẩm cần sửa đổi dựa trên chuẩn trung bình.
Chiết ly là một phần rất quan trọng của thiết kế thời trang. Nó tạo ra một
hình dạng mới của chi tiết khi thiết kế, tạo ra sự phù hợp với vóc dáng cơ thể cũng
nhƣ đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ của sản phẩm. Chính vì vậy luận văn đã thực hiện đề
tài: “Nghiên cứu đặc điểm hình thái phần bụng và mông cơ thể nữ sinh viên ứng
dụng vào việc xác định vị trí và kích thước chiết trên sản phẩm váy bó” với mong
muốn sẽ góp phần hoàn thiện hệ công thức thiết kế sản phẩm váy bó đáp ứng đƣợc
yêu cầu của ngƣời sử dụng trên thị trƣờng thời trang Việt Nam.
2. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu của luận văn: Nghiên cứu đặc điểm hình thái phần bụng và mông cơ
thể nữ sinh viên làm cơ sở để xác định vị trí và kích thƣớc của chiết trên sản phẩm
váy bó.
2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu là nữ sinh viên của trƣờng Cao đẳng Công
nghiệp Nam Định.
3. Tóm tắt cô đọng các luận điểm cơ bản và đóng góp mới của tác giả
3.1. Các luận điểm cơ bản của đề tài
Với mục tiêu của đề tài, luận văn tiến hành các nội dung nhƣ sau:
1- Nghiên cứu đặc điểm hình thái phần bụng và mông cơ thể nữ;
2- Nghiên cứu phân loại hình dáng phần bụng và mông cơ thể nữ sinh viên;
3- Đƣa ra giải pháp thiết kế xác định vị trí và kích thƣớc của chiết trên sản
phẩm váy bó;
4- May mẫu thử nghiệm;
5- Đánh giá sự phù hợp của công thức thiết kế.
3.2. Những đóng góp mới của đề tài
- Luận văn đã phân loại đặc điểm hình thái phần bụng và mông của 17 nữ sinh
trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Nam Định.
GVHD: PGS.TS. Lã Thi Ngọc Anh
2
Học viên: Phạm Lan Phương
Luận văn cao học
Khóa học 2014 - 2016
- Xác định và phân loại đƣợc 3 nhóm đƣờng cong hông, mông, bụng trong phạm vi
nghiên cứu của đề tài.
- Xác định vị trí và kích thƣớc của chiết trên sản phẩm váy bó cho từng nhóm đối
tƣợng
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng phƣơng pháp điều tra cắt ngang để nghiên cứu đặc điểm hình
thái phần bụng và mông cơ thể nữ sinh.
- Luận văn sử dụng phƣơng pháp gần đúng bằng phần mềm Excel để xác định biên
dạng và phƣơng trình đƣờng cong hông, mông, bụng.
- May mẫu thử nghiệm để đánh giá sự phù hợp của công thức thiết kế dựa trên
phƣơng pháp: đánh giá khách quan dựa trên các tiêu trí đánh giá sản phẩm váy và
cảm nhận chủ quan của ngƣời mẫu khi mặc thử sản phẩm.
GVHD: PGS.TS. Lã Thi Ngọc Anh
3
Học viên: Phạm Lan Phương
Luận văn cao học
Khóa học 2014 - 2016
CHƢƠNG 1: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm hình thái phần bụng và mông cơ thể nữ
1.1.1. Cấu tạo phần bụng và mông cơ thể nữ
1.1.1.1. Cấu tạo phần bụng[20]
Phần bụng của cơ thể ngang vị trí thắt lƣng đƣợc cấu tạo từ khung xƣơng và
các cơ xung quanh bụng.
Khung xƣơng
Phần bụng phía trƣớc là khoang bụng, phía sau là thắt lƣng, đƣợc giới hạn
bởi 5 đốt xƣơng sống. Phía trên giới hạn bởi 12 cặp xƣơng sƣờn, phía dƣới đƣợc
giới hạn bởi cạnh trên xƣơng chậu.
Cơ bụng
Bao gồm: Các cơ thành bụng trƣớc bên, cơ hoành và các cơ thành bụng sau.
- Các cơ thành bụng trƣớc bên: gồm 3 cơ ở phía bên xếp thành 3 lớp từ nông
đến sâu: cơ chéo bụng ngoài, cơ chéo bụng trong và cơ ngang bụng; 2 cơ ở phía
trƣớc, giữa bụng là cơ thẳng bụng và cơ tháp.
Hai phần phải, trái của thành bụng trƣớc gặp nhau ở đƣờng trắng là đƣờng
giữa đi từ mũi ức đến xƣơng mu, thƣờng đƣợc sử dụng trong phẫu thuật bụng.
1. Cơ chéo bụng ngoài
2. Cơ thẳng bụng
3. Cơ tháp
4. Cơ răng trƣớc
5. Cơ gian sƣờn trong
6. Cơ chéo bụng trong
Hình 1.1: Cơ thành bụng trƣớc bên
GVHD: PGS.TS. Lã Thi Ngọc Anh
4
Học viên: Phạm Lan Phương
Luận văn cao học
Khóa học 2014 - 2016
1. Cơ lƣng rộng
2. Cơ răng trƣớc
3. Cơ chéo bụng ngoài
4. Phần cân của cơ chéo bụng ngoài
5. Cơ ngực lớn
6. Đƣờng trắng
Hình 1.2: Cơ chéo bụng ngoài
1. Cơ thẳng bụng
2. Cơ gian sƣờn ngoài
3. Cơ gian sƣờn trong
4. Cơ chéo bụng ngoài
5. Lá sau bao cơ thẳng bụng
6. Cơ ngang bụng
7. Cơ chéo bụng trong
8. Mạc ngang
9. Lá trƣớc bao cơ thẳng bụng
10. Cơ tháp
Hình 1.3: Cơ thành bụng trƣớc bên (lớp sâu)
Tác dụng của các cơ thành bụng trƣớc bên là bảo vệ các tạng trong ổ bụng,
làm tăng áp lực trong ổ bụng khi các cơ cùng co, góp phần trong hô hấp gắng sức,
giúp giữ vững tƣ thế, cử động thân mình.
- Các cơ thành bụng sau: Gồm các cơ thắt lƣng chậu và cơ vuông thắt lƣng.
- Cơ hoành: Là một cơ vân dẹt, rộng, hình tròn, làm thành một vách ngăn
giữa khoang ngực và ổ bụng. Mặt trên cơ hoành lồi còn mặt dƣới lõm. Cơ gồm 2
phần: phần xung quanh là phần cơ, ở giữa là phần gân và đƣợc xem là nơi bám tận
GVHD: PGS.TS. Lã Thi Ngọc Anh
5
Học viên: Phạm Lan Phương
Luận văn cao học
Khóa học 2014 - 2016
của phần cơ. Có nhiều lỗ đƣợc tạo nên để các cấu trúc đi qua nhƣ thực quản, các
mạch máu và dây thần kinh. Cơ hoành là cơ giữ vai trò chính trong hô hấp và góp
phần làm tăng áp lực trong ổ bụng.
1. Cơ ngang bụng (cắt và lật lên)
2. Cơ hoành
3. Cơ vuông thắt lƣng
4. Cơ thắt lƣng chậu
Hình 1.4: Cơ hoành và các cơ thành bụng sau
1.1.1.2. Cấu tạo phần mông
Phần mông của cơ thể ngƣời đƣợc cấu tạo từ xƣơng chậu hông và các cơ
vùng mông.
Xƣơng chậu hông[21]
Xƣơng chậu là một xƣơng đôi, hình cánh quạt, xƣơng chậu bên này nối tiếp
với xƣơng chậu bên đối diện và xƣơng cùng phía sau thành khung chậu. Khung
chậu hình cái chậu thắt ở giữa, chỗ thắt là eo chậu trên. Khung chậu có nhiệm vụ
chứa đựng các tạng trong ổ bụng và chuyển trọng lƣợng thân mình xuống chi dƣới.
Về cấu tạo, xƣơng chậu do ba xƣơng nối lại với nhau. Trung tâm kết nối là ổ
cối, nơi đây có vết tích của sụn hình chữ Y.
Xƣơng cánh chậu: ở trên, gồm có hai phần thân và cánh xƣơng cánh chậu.
Xƣơng mu: ở trƣớc, gồm có: thân và hai ngành là ngành trên và ngành dƣới.
Xƣơng ngồi: ở sau, gồm có thân xƣơng ngồi và ngành xƣơng ngồi.
GVHD: PGS.TS. Lã Thi Ngọc Anh
6
Học viên: Phạm Lan Phương
Luận văn cao học
Khóa học 2014 - 2016
1. Khớp cùng chậu
2. Xƣơng cùng
3. Xƣơng chậu
4. Xƣơng cụt
5. Khớp mu
6. Eo chậu trên
Hình 1.5: Khung chậu
Cơ mông
[19]
Vùng mông là một vùng có nhiều mạch máu và thần kinh quan trọng từ chậu
hông đi qua để xuống chi dƣới. Các cơ vùng mông gồm 2 nhóm có chức năng khác
nhau.
Loại cơ chậu mấu chuyển gồm các cơ: cơ căng mạc đùi, cơ mông lớn, cơ
mông nhỡ, cơ mông bé và cơ hình lê. Đây là những cơ duỗi, dạng và xoay đùi.
Loại cơ ụ ngồi xƣơng mu mấu chuyển gồm các cơ: Cơ bịt trong, cơ sinh đôi,
cơ vuông đùi và cơ bịt ngoài. Các cơ này có tác dụng chủ yếu là xoay ngoài đùi.
1. Cơ mông lớn
2. Cơ hình lê
3. Cơ mông nhỡ
4. Cơ mông bé
5. Cơ bịt trong và 2 cơ sinh đôi
6. Cơ mông lớn
7. Cơ vuông đùi
8. Cơ bịt ngoài
Hình 1.6: Các cơ vùng mông
GVHD: PGS.TS. Lã Thi Ngọc Anh
7
Học viên: Phạm Lan Phương
Luận văn cao học
Khóa học 2014 - 2016
1.1.2. Hình dáng phần bụng và mông cơ thể nữ
1.1.2.1. Hình dáng của bụng[1]
Phần bụng đƣợc giới hạn phía trên bởi 2 cặp xƣơng sƣờn tự do và đầu dƣới
xƣơng ức, phía dƣới đƣợc giới hạn bởi 2 xƣơng cánh chậu. Hình dáng và kích thƣớc
phần bụng rất khác nhau, phụ thuộc rất nhiều vào giới tính, lứa tuổi, độ lớn lớp mỡ
phần bụng và tỷ lệ giữa xƣơng lồng ngực và xƣơng chậu. Ngoài ra, hình dạng của
bụng thay đổi tùy thuộc vào sự thay đổi tƣ thế cơ thể. Khi cơ thể ở tƣ thế đứng
thẳng hít sâu, bề mặt bụng sẽ dô cao hơn so với cơ thể ở trạng thái hít thở bình
thƣờng. Ở tƣ thế lƣng gập về phía trƣớc, hai tay chống sát đất, vị trí của bụng sẽ hạ
thấp xuống dƣới. Khi cơ thể ở tƣ thế nằm ngửa, chân duỗi thẳng, thở mạnh ra hoặc
hai tay giơ thẳng lên đầu, thì bề mặt nổi của bụng sẽ lõm xuống.
Bụng nữ giới thƣờng cong tròn và hơi lồi lên ở phía dƣới. Khi thay đổi trọng
lƣợng cơ thể, hình dáng của bụng cũng thay đổi theo. Hình dáng của bụng phụ
thuộc vào sự phát triển các cơ bụng và lớp mỡ dƣới da. Kích thƣớc của vùng bụng
liên quan đến độ gầy béo của cơ thể. Thông thƣờng, với ngƣời béo thì bụng to hơn,
với ngƣời gầy thì bụng nhỏ hơn. Nhƣng cũng có trƣờng hợp những ngƣời thon gọn
lại có bụng to.
Kích thƣớc rộng eo và dày eo có mối liên quan trực tiếp đến hình dáng bụng.
Nếu kích thƣớc rộng eo lớn hơn nhiều so với kích thƣớc dày eo thì dáng bụng sẽ có
xu hƣớng dẹt. Nếu kích thƣớc rộng eo và kích thƣớc dày eo chênh lệch không nhiều
thì dáng bụng có xu hƣớng tròn.
Theo nghiên cứu của Helen Joshep Amstrong [15], phần bụng và đùi của phụ
nữ đƣợc phân ra làm 5 dạng: hình chữ I, hình chữ P, hình chữ S, hình oval O và
hình chữ O.
GVHD: PGS.TS. Lã Thi Ngọc Anh
8
Học viên: Phạm Lan Phương
Luận văn cao học
Khóa học 2014 - 2016
a. Hình chữ I
b. Hình chữ P
c. Hình chữ S
d. Hình oval O
e. Hình chữ O
a
b
c
d
e
Hình 1.7: Hình dáng bụng và đùi nữ
1.1.2.2. Hình dáng của hông và mông cơ thể[1]
Phần mông là một phần quan trọng trên cơ thể con ngƣời. Mông đƣợc cấu
tạo bởi xƣơng chậu, cơ mông và mô mỡ phân bố ở các vị trí tạo nên hình dáng và
mức độ lồi của phần mông cơ thể.
Ở cơ thể nữ độ nhô cao nhất ra phía sau cơ thể là vị trí giữa mông. Độ nhô
của mông ra phía sau và độ võng vào của thắt lƣng cơ thể nữ tạo ra những đƣờng
cong mềm mại.
Ngƣời có mông cao thì vị trí nở nhất của mông nằm ở gần rốn hơn.
Ngƣời có mông thấp thì vị trí nở nhất của mông nằm ở gần háng hơn.
Kích thƣớc rộng hông và dày mông có quan hệ mật thiết với nhau. Nó quyết
định hình dáng của mông tròn hay dẹt, nếu kích thƣớc rộng hông và dày mông có sự
chênh lệch nhiều thì hình dáng mông có xu hƣớng dẹt còn kích thƣớc rộng hông và
dày mông có sự chênh lệch ít thì hình dáng mông có xu hƣớng tròn.
Hình dáng và vị trí của mông ảnh hƣởng rất lớn đến thiết kế đƣờng sƣờn của
áo mặc sát, đƣờng dọc của quần âu, váy sao cho phù hợp với dạng đƣờng cong của
cơ thể.
GVHD: PGS.TS. Lã Thi Ngọc Anh
9
Học viên: Phạm Lan Phương
Luận văn cao học
Khóa học 2014 - 2016
Cũng theo nghiên cứu của Helen Joseph Amstrong
[15]
, phần hông và mông
của phụ nữ đƣợc phân thành 4 dạng: dạng lý tƣởng, dạng hình trái tim, dạng hình
chữ nhật và dạng hình thoi.
a
b
c
d
Hình 1.8: Hình dạng hông và mông nữ
Dạng lý tƣởng: tỷ lệ giữa vai, eo và hông cân đối với nhau (hình1.8a).
Dạng hình trái tim: bắt đầu phình ra từ hông, và thu gọn dần về phía háng.
(hình 1.8b).
Dạng hình chữ nhật: bắt đầu phình ra từ phía sƣờn. (hình 1.8c).
Dạng hình thoi: phần rộng nhất là ở vị trí xƣơng chậu do eo và vai nhỏ hơn.
(hình 1.8d).
1.1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển phần bụng và mông cơ thể nữ [22]
Vóc dáng nữ là sản phẩm của cấu trúc xƣơng và số lƣợng, phân bổ cơ và mỡ
trên cơ thể. Do đó mà có sự phát triển khác biệt giữa phần bụng và mông giữa các
cơ thể nữ giới. Sự phát triển này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Dạng cơ thể, ảnh
hƣởng của Estrogen, phân bổ mỡ, cơ theo lứa tuổi, điều kiện làm việc, thói quen ăn
uống và chế độ tập luyện...
Cơ thể phụ nữ có nhiều hình dạng. Thƣờng thì hẹp ở vòng eo và nở ở vùng
mông và ngực. Có 4 loại hình dáng cơ bản: hình trái chuối, hình trái lê, hình trái táo,
GVHD: PGS.TS. Lã Thi Ngọc Anh
10
Học viên: Phạm Lan Phương
Luận văn cao học
Khóa học 2014 - 2016
hay hình đồng hồ cát. Tỉ lệ vùng ngực, eo, hông quyết định loại hình dáng. Thƣờng
thì vòng ngực, eo, hông tùy theo chiều cao và cân nặng.
- Các dạng người cơ bản
Tùy theo tỉ lệ mỡ, trọng lƣợng và bề ngang, hình dạng nữ đƣợc chia làm 4
loại:
+ Trái táo: Hình trái táo vai ngang, hông hẹp. Nữ hình trái táo thƣờng có đùi
và chân nhỏ, trong khi bụng và ngực to hơn so với phần còn lại. Mỡ chủ yếu nằm ở
bụng, ngực và mặt.
+ Trái chuối hay hình chữ nhật: Vòng eo chỉ nhỏ hơn ngực hay hông dƣới 20
cm. Mỡ cơ thể chủ yếu tập trung ở bụng, mông, ngực và mặt.
+ Trái lê: Hông to hơn ngực. Mỡ thƣờng nằm ở hông, mông và đùi. Khi tỉ lệ
mỡ cơ thể tăng lên, tỉ lệ mỡ phân bổ ở eo, bụng trên cao hơn. Nữ ở tạng ngày
thƣờng có hông, đùi to và ngực nhỏ hơn.
+ Đồng hồ cát: Hông và ngực gần ngang kích cỡ với nhau, eo hẹp. Tỉ lệ mỡ
phân bổ nhiều nhất ở vùng phía trên hay dƣới cơ thể. Tạng ngƣời này thƣờng có tay,
ngực, hông, mông tăng (do mỡ) trƣớc khi tăng các vùng khác.
Nghiên cứu trên 6000 phụ nữ năm 2005, chỉ ra rằng khoảng 46% nữ có thân
hình hình trái chuối, trên 20% hình trái lê, 14% hình trái táo và 8% hình đồng hồ
cát. Một nghiên cứu khác cho thấy vòng eo của phụ nữ tăng hơn thập niên 50
khoảng 15cm. Nữ cao hơn và có ngực hông to hơn thập niên 50.
- Ảnh hưởng của estrogen
Lƣợng estrogen có ảnh hƣởng đáng kể tới hình dáng cơ thể của nữ. Chúng
đƣợc sản sinh ra ở cả nam lẫn nữ nhƣng mức độ cao hơn ở nữ, đặc biệt ở trong độ
tuổi sinh đẻ. Bên cạnh các chức năng khác, estrogen còn ảnh hƣởng tới sự phát triển
các vùng ngực và hông trong thời kỳ dậy thì của nữ.
- Phân bổ mỡ
Lƣợng estrogen có thể ảnh hƣởng tới vóc dáng cơ thể nữ bằng nhiều cách,
bao gồm tăng lƣợng mỡ dự trữ, tăng trao đổi chất, giảm lƣợng cơ và tăng hình thành
xƣơng.
GVHD: PGS.TS. Lã Thi Ngọc Anh
11
Học viên: Phạm Lan Phương
Luận văn cao học
Khóa học 2014 - 2016
Estrogen khiến gia tăng lƣợng mỡ trong cơ thể. Nó cũng ảnh hƣởng tới phân
bổ mỡ, khiến lƣợng mỡ dự trữ ở các vùng mông, hông và đùi nhƣng không ở quanh
eo, nó khiến eo giữ nguyên hình dáng.
Khi phụ nữ tiến tới giai đoạn mãn kinh, estrogen giảm và mỡ chuyển từ
hông, mông, đùi tới eo. Tỉ lệ mỡ khuyến khích là cao hơn cho với nữ, vì nó có thể
dùng làm năng lƣợng dự trự cho quá trình mang thai.
- Cơ
Testosterone là một anabolic steroid giúp xây dựng và giữ cơ với các vận
động cơ thể nhƣ tập luyện. Lƣợng testosterone tùy theo cá thể nhƣng trung bình thì
nữ giới trƣởng thành khoảng 1/10 lƣợng testosterone ở nam nhƣng nữ giới nhạy
cảm hơn với hormone. Cơ có khuynh hƣớng ảnh hƣởng bao gồm cơ ngực, tay (nhị
đầu, tam đầu) và đùi (tứ đầu).
Nhƣng mặt khác, estrogen làm giảm khối lƣợng cơ. Cơ thay đổi theo thời gian
tùy theo thay đổi của mức testosterone, estrogen và tập luyện, bên cạnh các yếu tố khác.
- Lứa tuổi
Quá trình lão hóa có ảnh hƣởng không thể tránh khỏi đối với cơ thể. Lƣợng
hormone sex sẽ ảnh hƣởng tới tỉ lệ mỡ trên cơ thể. Theo tiến sĩ Devendra Signh,
“Hình dáng cơ thể quyết định bởi phân bổ mỡ, và có liên quan tới sex hormone,
nguy cơ bệnh tật và khả năng sinh nở. Mật độ tập trung của estrogen sẽ ảnh hƣởng
tới mỡ phân bổ ở đâu.
Trƣớc dậy thì, nữ và nam có cùng tỉ lệ hông-eo. Sau dậy thì, hormone sex
của nữ, chủ yếu là estrogen, làm tăng phát triển ngực và xƣơng chậu để thuận tiện
cho mang thai. Trƣớc kỳ mãn kinh, lƣợng estrogen trong nữ sẽ khiến cơ thể giữ mỡ
nhiều hơn ở vùng hông, mông và đùi, nhƣng thƣờng không ở eo, vùng đó giữ cùng
kích cỡ khi trƣớc dậy thì. Kết quả là tỉ lệ eo hông thấp hơn ở nam.
- Điều kiện làm việc
Ngồi làm việc tại một chỗ, ít vận động là nguyên nhân gây nên chứng béo
phì đối với nhân viên văn phòng nói chung. Đặc biệt, với chị em phụ nữ, ngồi nhiều
sẽ khiến cho vùng mông, đùi và bụng dễ phát phì, ảnh hƣởng tiêu cực đến vóc dáng.
GVHD: PGS.TS. Lã Thi Ngọc Anh
12
Học viên: Phạm Lan Phương
Luận văn cao học
Khóa học 2014 - 2016
Mà béo phì là nguyên nhân gây nên những căn bệnh rất nguy hiểm nhƣ tiểu đƣờng,
cao huyết áp, tim mạch….
-Thói quen ăn uống
Thông thƣờng thừa cân và béo phì là do lƣợng calo ăn vào vƣợt quá lƣợng
calo tiêu thụ. Một nguyên nhân quan trọng nữa là do yếu tố di truyền (gen). Yếu tố
về tâm sinh lý cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây béo phì. Tuy vậy,
béo phì là một yếu tố nguy cơ tim mạch có thể thay đổi đƣợc.
Những thói quen trong ăn uống có thể gây ra béo phì: Nhịn ăn, lạm dụng đồ
ăn nhanh vì tính tiện lợi. Nhƣng việc lạm dụng thức ăn nhanh lại là nguyên nhân
gây ra béo phì phổ biến ở các thành phố phát triển ngày nay. Do hàm lƣợng dinh
dƣỡng, và làm lƣợng mỡ trong thức ăn nhanh thƣờng rất cao, việc ăn thƣờng xuyên
thức ăn nhanh sẽ làm cho cơ thể dƣa thừa năng lƣợng, tăng cƣờng tích mỡ và béo
phì sẽ xảy ra.
- Chế độ tập luyện
Vì vậy chế độ làm việc, ăn uống hợp lý và luyện tập thể dục thể thao thƣờng
xuyên sẽ tránh dƣ thừa trọng lƣợng cơ thể, có đƣợc các chỉ số vòng ngực, eo, mông
ổn định đồng thời cũng cũng là biện pháp rất quan trọng để giảm nguy cơ gây tăng
huyết áp, nhất là ở những ngƣời cao tuổi.
1.2. Các dạng công thức thiết kế trang phục
Có 3 dạng công thức thiết kế sử dụng trong sản xuất may công nghiệp.
1.2.1. Dạng 1[6]
Là dạng công thức liên quan trực tiếp đến kích thƣớc tƣơng ứng của cơ thể
ngƣời và lƣợng gia giảm thiết kế đối với kích thƣớc đó.
Công thức đƣợc trình bày nhƣ sau:
P = aP’ + bΔ
(1)
Trong đó:
P - kích thƣớc của chi tiết mẫu thiết kế
GVHD: PGS.TS. Lã Thi Ngọc Anh
13
Học viên: Phạm Lan Phương
Luận văn cao học
Khóa học 2014 - 2016
P’- số đo tƣơng ứng trên cơ thể
a, b - các hệ số
Δ - lƣợng gia giảm thiết kế
1.2.2. Dạng 2[6]
Là dạng công thức xác định kích thƣớc của chi tiết cần thiết kế từ một kích
thƣớc khác của cơ thể ngƣời không tƣơng ứng với kích thƣớc của chi tiết.
P = aQ + bΔ + c (2)
Trong đó:
P: kích thƣớc của chi tiết cần thiết kế
Q: kích thƣớc cơ thể ngƣời không tƣơng ứng với kích thƣớc P.
Δ: lƣợng gia giảm thiết kế.
a, b: các hệ số
c: số hạng điều chỉnh
1.2.3. Dạng 3[6]
Là dạng công thức xác định kích thƣớc của các chi tiết cần thiết kế từ một
kích thƣớc của chi tiết đó hoặc từ kích thƣớc của chi tiết khác đã biết trƣớc.
P = aQ + b (3)
Trong đó:
P: kích thƣớc của chi tiết mẫu thiết kế
Q: kích thƣớc của chi tiết đó hoặc của chi tiết khác.
a: hệ số
b: số hạng điều chỉnh.
Nhận xét:
Với công thức dạng 1, kích thƣớc của chi tiết đƣợc xác định dựa vào số đo
trực tiếp tƣơng ứng với vị trí trên cơ thể, vì vậy độ chính xác của chi tiết đạt đƣợc là
cao nhất.
GVHD: PGS.TS. Lã Thi Ngọc Anh
14
Học viên: Phạm Lan Phương
Luận văn cao học
Khóa học 2014 - 2016
Với công thức dạng 2, kích thƣớc của chi tiết đƣợc xác định dựa vào số đo
gián tiếp trên cơ thể, nên độ chính xác của chi tiết đạt đƣợc không cao bằng công
thức dạng 1 nhƣng ƣu điểm có số đo sử dụng để thiết kế ít hơn.
Còn công thức dạng 3 không đảm bảo chính xác bằng công thức dạng 1 và 3.
Tóm lại, đối với 3 dạng công thức này, khi thiết kế các chi tiết thì độ chính
xác cao nhất thuộc về công thức dạng 1, tiếp đến là công thức dạng 2 và cuối cùng
là công thức dạng 3.
1.3. Các hệ công thức thiết kế xác định vị trí và kích thƣớc chiết của váy
1.3.1. Công thức của khối SEV[6].
Số đo sử dụng thiết kế và công thức xác định vị trí, kích thƣớc chiết đƣợc
trình bày nhƣ sau:
* Số đo sử dụng thiết kế
- Chiều cao từ vòng bụng đến gót chân (Ce)
- Chiều cao từ nếp lằn mông đến gót chân (Cm)
- Vòng bụng (Vb)
- Vòng mông bụng (Vmb)
- Vòng mông (Vm)
- Khoảng cách giữa 2 núm vú (Nn)
Bảng 1.1. Công thức xác định vị trí, kích thƣớc chiết sản phẩm váy của khối SEV
STT
Ký
hiệu
Kích thƣớc thiết kế
Công thức tính
1
Hạ mông
D 1 E1
0,665(Ce – Cm) + a1
2
Rộng ½ váy trên đƣờng ngang mông
E1 E7
0,5Vm + Δ3
3
Rộng mông thân sau
E1 E4
(0,48 ÷ 0,5) E1E7
4
Rộng mông thân trƣớc
E7E’4
(0,52 ÷ 0,5) E1E7
5
Rộng ½ váy trên đƣờng ngang eo
D1D72
0,5Vb + Δ8
6
Tổng lƣợng chiết eo (C)
D71D72
(0,5Vmb+Δ3)-
Ghi
chú
(0,5Vb+Δ8)
GVHD: PGS.TS. Lã Thi Ngọc Anh
15
Học viên: Phạm Lan Phương
Luận văn cao học
Khóa học 2014 - 2016
7
Xác định điểm đầu đƣờng dọc váy
thân trƣớc và thân sau
D41D42
D41D’42
0,26C
8
Xác định vị trí chiết eo thân sau
D1D21
0,4 E1E4
9
Chiều dài chiết eo thân sau
D21E2
(0,5 ÷ 0,8) D1E1
10
Độ rộng ½ chiết eo thân sau
D21D22
D21D’22
0,17C
11
Xác định vị trí chiết eo thân trƣớc
D71D61
0,5 Nn
12
Chiều dài chiết eo thân trƣớc
D61E6
0,5 D1E1
13
Độ rộng ½ chiết eo thân trƣớc
D61D62
0,07C
D61D’62
Thân trƣớc
Thân sau
Hình 1.9: Hình vẽ thiết kế váy theo công thức của khối SEV
GVHD: PGS.TS. Lã Thi Ngọc Anh
16
Học viên: Phạm Lan Phương
Luận văn cao học
Khóa học 2014 - 2016
Nhận xét: Váy đƣợc thiết kế dáng thẳng, trên mỗi nửa thân trƣớc và thân sau có 1
chiết ly. Tổng lƣợng chiết ly đƣợc xác định dựa trên sự chênh lệch giữa số đo vòng
mông bụng và vòng bụng có cộng thêm một giá trị lƣợng dƣ nhất định.
1.3.2. Công thức của Bunka[14]
Số đo sử dụng thiết kế và công thức xác định vị trí, kích thƣớc chiết đƣợc
trình bày nhƣ sau:
* Số đo sử dụng thiết kế
- Dài từ eo đến mông
- Vòng mông (Vm)
- Vòng eo (Ve)
Bảng 1.2. Công thức xác định vị trí, kích thƣớc chiết sản phẩm váy của Bunka
Kích thƣớc thiết kế
STT
Ký
hiệu
Công thức tính
1
Hạ mông
AC
Số đo dài từ eo đến mông
2
Rộng ½ váy trên đƣờng ngang
CC1
Vm/2 + 2
Ghi
chú
mông
3
Rộng mông thân sau
CC2
Vm/4 + 1 - 1
4
Rộng mông thân trƣớc
C1C2
Vm/4 + 1 + 1
5
Rộng ngang eo thân sau
AA2
(Ve+1)/4 - 2
6
Rộng ngang eo thân trƣớc
A1 A2
(Ve+1)/4 + 2
7
Xác định điểm đầu đƣờng dọc
A2 A5
A2A5 = 1/3 A2A3
A2 A6
A2A6 = 1/3 A2A4
AA’7
AA’7 = 1/3 CC2
AA8
AA8 = 2/3 CC2
A1A10
A2A9 = 1/3 C1C2
A1 A9
A2A10 = 2/3 C1C2
váy thân sau
8
Xác định điểm đầu đƣờng dọc
váy thân trƣớc
9
10
Vị trí chiết ly thân sau
Vị trí chiết ly thân trƣớc
GVHD: PGS.TS. Lã Thi Ngọc Anh
17
Học viên: Phạm Lan Phương