Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Nghiên cứu đặc điểm hình thái phần trên cơ thể học sinh lứa tuổi 17 bậc phổ thông trung học tại địa bàn hà nội phục vụ cho công tác xây dựng hệ thống cỡ số và thiết kế quần áo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.32 MB, 151 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

KHOA CÔNG NGHỆ DỆT MAY- THỜI TRANG

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm hình thái phần trên cơ thể học sinh lứa tuổi 17 bậc THPH
tại địa bàn Hà Nội phục vụ cho công tác xây dựng hệ thống cỡ số quần áo
Tác giả luận văn:.Lê Đức Việt…………………………Khóa:.2009 - 2011
Người hướng dẫn:Ts. Lã Thị Ngọc Anh
Nội dung tóm tắt:
a) Lý do chọn đề tài:
Nền kinh tế xã hội càng ngày càng phát triển, văn hóa xã hội và giao lưu văn hóa
càng ngày càng mở rộng kèm theo đó là sự phát triển của khoa học kỹ thuật làm cho đời
sống của con người thay đổi đến chóng mặt. Đời sống xã hội ngày càng được nâng cao,
điều kiện vật chất đáp ứng cho con người trở nên dư thừa tạo điều kiện thuận lợi cho sự
phát triển về mặt hình thái và thể chất. Trong các giai đoạn phát triển hình thái cơ thể
người thì giai đoạn thiếu niên (16 - 18 tuổi) tức là giai đoạn cuối dậy thì có hình thể đã
phát triển ổn định và gần như sẽ là khung cơ sở cho các sự phát triển về sau nên càng phải
được nghiên cứu một cách chặt chẽ, kỹ lưỡng. Chính vì vậy tơi đã lựa chọn và nghiên cứu
đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm hình thái phần trên cơ thể học sinh lứa tuổi 17 bậc
THPH tại địa bàn Hà Nội phục vụ cho công tác xây dựng hệ thống cỡ số quần áo” .
b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
Nhằm góp phần đánh giá sự phát triển đặc điểm hình thể của các em học sinh 17
tuổi hiện nay phục vụ cho công tác xây dựng cỡ số quần áo và thiết kế trang phục cho
nam nữ thanh thiếu niên trên địa bàn Hà Nội. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là học
sinh 17 tuổi tương ứng với các em đang học lớp 12 tại thành phố Hà Nội. Đây là lứa tuổi
mà quá trình phát triển về hình dáng cơ thể đã dần dần ổn định và là lứa tuổi điển hình
cho tầng lớp trẻ của Việt Nam ngày nay.
c) Tóm tắt cơ đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả
Luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan



LÊ ĐỨC VIỆT

1

LUẬN VĂN CAO HỌC


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

KHOA CÔNG NGHỆ DỆT MAY- THỜI TRANG

Trình bày lịch sử và quá trình phát triển của nghiên cứu nhân trắc học trong và
ngoài nước. Nghiên cứu tâm sinh lý đối tượng điều tra khảo sát.
Chương II: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Đưa ra phương pháp đo, phương pháp nghiên cứu, xác định các mốc đo và các
kích thước cần đo. Lập nên quy trình đo và các tiêu chuẩn kiểm tra khi đo. Nêu lên
phương pháp sử lý số liệu: loại số thô, số lạc, thống kê các số liệu và tính tương quan các
kích thước.
Chương III: Nghiên cứu và bàn luận
Chứng minh ba kích thước chính là phân bố chuẩn. Nghiên cứu từng bộ phận của
phần trên cơ thể: cổ, vai, ngực + lưng, bụng + mông, tay.
Điểm mới của luận văn:Các kết quả nghiên cứu của đề tài có giá trị ở cả hai lĩnh
vực khoa học và thực tiễn. Cụ thể là:
- Chọn được kích thước chính là chiều cao đứng, vịng ngực, vịng mơng.
- Xây dựng được các phương trình hồi quy tuyến tính thể hiện tương quan giữa các
kích thước chính và kích thước phụ thuộc.
- Đánh giá được đặc điểm hình dáng các bộ phận: cổ, vai, ngực, lưng, bụng và
mơng.
- Mơ phỏng được hình dáng phần trên của cơ thể trên hình chiếu đứng và hình

chiếu cạnh.
d) Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp điều tra cắt ngang
e)Kết luận:
Hiện nay tốc độ phát triển cơ thể người Việt Nam tương đối nhanh do vậy yêu cầu
cập nhật thơng tin về hình thái cơ thể càng cần thiết hơn.
Luận văn nghiên cứu hình thái cơ thể học sinh lứa tuổi 17 bậc THPT tại địa bàn Hà
Nội phục vụ cho công tác xây dựng hệ thống cỡ số và thiết kế quần áo.
Nghiên cứu nhân trắc học hình thái cơ thể người ngày càng đóng vai trị quan
trọng, có ý nghĩa trong khoa học và ý nghĩa thực tiễn đặc biệt là trong ngành công nghiệp
May – Thời trang hiện nay.

LÊ ĐỨC VIỆT

2

LUẬN VĂN CAO HỌC


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LÊ ĐỨC VIỆT

KHOA CÔNG NGHỆ DỆT MAY- THỜI TRANG

3

LUẬN VĂN CAO HỌC


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

LÊ ĐỨC VIỆT

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI
PHẦN TRÊN CƠ THỂ HỌC SINH LỨA TUỔI 17 BẬC THPH
TẠI ĐỊA BÀN HÀ NỘI PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC
XÂY DỰNG HỆ THỐNG CỠ SỐ VÀ THIẾT KẾ QUẦN ÁO
Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
Ts. LÃ THỊ NGỌC ANH

Hà Nội – Năm 2011


Luận văn cao học

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
LỜI CẢM ƠN

Qua hai năm học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học bách Khoa Hà Nội
đến nay tôi đã hồn thành khóa học của mình. Nay tơi xin tỏ lịng biết ơn sự hướng
dẫn tận tình của Ts. Lã Thị Ngọc Anh, người thầy đã dành nhiều thời gian chỉ bảo,
hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình để tơi hồn thành luận văn cao học này.
Tơi xin chân thành cảm ơn các Thầy cô giáo trong khoa Công nghệ Dệt May

và Thời trang, Viện đào tạo sau đại học trường Đại học bách Khoa Hà Nội đã dạy
dỗ và truyền đạt những kiến thức khoa học trong suốt thời gian tôi học tập tại
trường và luôn tạo điều kiện tốt nhất để tơi hồn thành luận văn cao học.
Tơi xin gửi lời cảm ơn tới BGH và tập thể các em học sinh các trường THPT
Kim Liên, trường THPT Trần Nhân Tơng, THPT Đồn Kết, THPT Nguyễn Trãi và
trường THPT Việt Đức đã tạo điều kiện và giúp đỡ tơi trong q trình khảo sát và
lấy số liệu một cách hiệu quả nhất.
Cảm ơn các em sinh viên lớp Cơng nghệ may K50 đã giúp đỡ trong q trình
đo đạc, thu thập số liệu góp phần vào sự thành công của luận văn.
Tôi xin cảm ơn bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã động viên, giúp đỡ tơi
trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn này.

Lê Đức Việt

Lê Đức Việt

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may
Khóa 2009 – 201 1


Luận văn cao học

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan tồn bộ kết quả nghiên cứu được trình bày trong Luận văn
là do tơi nghiên cứu, do tơi tự trình bày, khơng sao chép từ các Luận văn khác. Tơi
xin chịu trách nhiệm hồn tồn về những nội dung, hình ảnh cũng như các kết quả
nghiên cứu trong Luận văn.


Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2011
Ngƣời thực hiện

Lê Đức Việt

Lê Đức Việt

1

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may
Khóa 2009 – 201 1


Luận văn cao học

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................................1
MỤC LỤC ...........................................................................................................................2
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU .........................................................................................4
DANH MỤC CÁC B ẢNG BIỂU....................................................................................5
DANH MỤC HÌNH VẼ....................................................................................................8
MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 10
CHƢƠNG I: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN ........................................................... 12
1.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................................... 12
1.1.1. Nhân trắc học .................................................................................................. 12
1.1.2. Đặc điểm hình thái cơ thể học sinh lứa tuổi thiếu niên (16 -18). ............. 16
1.1.3. Phương pháp nghiên cứu. .............................................................................. 24
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nƣớc về đặc điểm hình thái cơ thể

ngƣời. ............................................................................................................................. 33
1.2.1. Tình hình nghiên cứu đặc điểm hình thái cơ thể người trên thế giới....... 33
1.2.2. Tình hình nghiên cứu đặc điểm hình thái cơ thể người ở Việt Nam. ...... 37
1.3. Những tồn tại và đề xuất hƣớng nghiên cứu................................................. 39
CHƢƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................... 40
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................................... 40
2.2. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................... 40
2.2.1. Xác định cỡ mẫu và số lượng đo .................................................................. 40
2.2.2. Xác định kích thước đo.................................................................................. 40
2.2.3. Quy định đối với quá trình đo ....................................................................... 54
2.2.4. Xây dựng trương trình đo .............................................................................. 58
2.2.5. Phương pháp xử lý kết quả đo ...................................................................... 60
CHƢƠNG III: NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ..................................................... 68
3.1. Xác định kích thƣớc chính của phần trên cơ thể. ........................................ 68
3.1.1. Kích thước chính của phần trên cơ thể. ....................................................... 68
3.1.2. Chứng minh phân bố của ba kích thước chính là phân bố chuẩn............. 68
3.2. Kết quả nghiên cứu và bàn luận hình dáng cơ thể nam học sinh 17 tuổi
tại Hà Nội ...................................................................................................................... 82
3.2.1. Đặc điểm phần cổ ........................................................................................... 82

Lê Đức Việt

2

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may
Khóa 2009 – 201 1


Luận văn cao học


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

3.2.2. Đặc điểm phần vai .......................................................................................... 84
3.2.3.Đặc điểm phần ngực, lưng.............................................................................. 87
3.2.4. Đặc điểm phần bụng + mông ........................................................................ 92
3.2.5. Đặc điểm phần tay .......................................................................................... 96
3.2.6. Mơ phỏng hình dáng khung cơ bản nam học sinh 17 tuổi. ....................... 99
3.3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận hình dáng cơ thể .................................... 102
nữ học sinh 17 tuổi tại Hà Nội................................................................................ 102
3.3.1.Đặc điểm phần cổ nữ..................................................................................... 102
3.3.2. Đặc điểm phần vai nữ .................................................................................. 104
3.3.3. Đặc điểm phần ngực, lưng. ......................................................................... 106
3.3.4. Đặc điểm phần bụng + mơng ...................................................................... 110
3.3.5. Đặc trưng kích thước tay ............................................................................. 114
3.3.6. Mơ phỏng hình dáng khung cơ bản nữ học sinh 17 tuổi. ........................ 116
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 120
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 123
PHỤ LỤC 1. ................................................................................................................... 125

Lê Đức Việt

3

Ngành Cơng nghệ Vật liệu Dệt may
Khóa 2009 – 201 1


Luận văn cao học

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU
n

Là tập hợp mẫu cần xác định.Tổng các số đo n= f1 + f2 + f3 +…+ fn

t

Đặc trưng xác suất



Độ lệch chuẩn

m

Sai số của tập hợp

xi

Trị số của từng số đo

fi

Tần số của các trị số đo

M

Số trung bình cộng


Me

Số trung tâm hay số trung vị

Mo

Số trội

Cv%

Hệ số biến thiên

SK

Hệ số bất đối xứng (Skewness)

KU

Hệ số nhọn (Kurtosis)

[S]

Hệ số bất đối xứng giới hạn

[K]

Hệ số nhọn giới hạn

ftn


Tần số thực nghiệm

flt

Tần số lý thuyết

r

Hệ số tương quan

xi , yi Trị số của 2 biến định lượng x, y.

xx

Số trung bình cộng của x

yy

Số trung bình cộng của y

Lê Đức Việt

4

Ngành Cơng nghệ Vật liệu Dệt may
Khóa 2009 – 201 1


Luận văn cao học


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.2.2a: Bảng tổng hợp các kích thước để thiết kế phần trên sản phẩm may
công nghiệp ở một số nước ............................................................................................. 41
Bảng 2.2.2b : Mốc đo các kích thước trên cơ thể người và cách xác định ............... 44
Bảng 2.2.2c: Kích thước đo phần trên cơ thể học sinh lứa tuổi 17 ............................ 47
Bảng 2.2.4: Phiếu đo nam học sinh 17t bàn 1 ............................................................... 59
Bảng 2.2.5a: Bảng nhập số liệu đo 8 học sinh ở bàn 2 ................................................ 60
Bảng 2.2.5b: Dữ liệu đầy đủ của 7 học sinh nam ......................................................... 60
Bảng 2.2.5c:Tương giữa các kích thước của nữ ........................................................... 66
Bảng 2.2.5d: Tương quan của kích thước cao eo với 3 kích thước chủ đạo ............. 66
Bảng 3.1.2a: Đặc trưng của ba kích thước nam học sinh 17 tuổi tại Hà Nội............ 69
Bảng 3.1.2b: Bảng tính  2 thực nghiệm của kích thước chiều cao đứng học sinh
nam 17 tuổi tại Hà Nội ..................................................................................................... 70
Bảng 3.1.2c: Bảng tính  2 thực nghiệm của kích thước vịng ngực II học sinh nam
17 tuổi tại Hà Nội ............................................................................................................. 72
Bảng 3.1.2d: Bảng tính  2 thực nghiệm của kích thước vịng mơng học sinh nam 17
tuổi tại Hà Nội................................................................................................................... 74
Bảng 3.1.2e: Đặc trưng của ba kích thước nữ học sinh 17 tuổi tại Hà Nội............... 76
Bảng 3.1.2g: Bảng tính  2 thực nghiệm của kích thước chiều cao đứng học sinh nữ
17 tuổi tại Hà Nội ............................................................................................................. 77
Bảng 3.1.2h: Bảng tính  2 thực nghiệm của kích thước vịng ngực II học sinh nữ 17
tuổi tại Hà Nội................................................................................................................... 78
Bảng 3.1.2k: Bảng tính  2 thực nghiệm của kích thước vịng mông học sinh nam 17
tuổi tại Hà Nội................................................................................................................... 80
Bảng 3.2.1a: Đặc trưng các kích thước cổ của nam học sinh 17 tuổi tại Hà Nội ..... 82
Bảng 3.2.1b : Số đo trung bình kích thước vịng cổ nam theo Atlat nhân trắc học
người Việt Nam trong lứa tuổi lao động(17-19) năm 1986 ........................................ 83
Bảng 3.2.1c : Thống kê tỷ lệ Rộng cổ trên Dày cổ ...................................................... 84

Bảng 3.2.2a: Đặc trưng các kích thước vai ................................................................... 85
Bảng 3.2.2.b. Kích thước Rộng vai của nam và nữ tuổi 17-19 ba miền Bắc, Trung,
Nam của Việt Nam năm 1986......................................................................................... 86
Bảng 3.2.2c: Thông kê kích thước góc cổ vai nam học sinh 17 tuổi tại Hà Nội ...... 86
Bảng 3.2.3a : Đặc trưng các kích thước ngực, lưng nam học sinh 17 tuổi tại Hà Nội
............................................................................................................................................. 88
Lê Đức Việt

5

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may
Khóa 2009 – 201 1


Luận văn cao học

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Bảng 3.2.3b: Kích thước ngực của nam tuổi 17-19 .................................................... 88
ba miền Bắc, Trung, Nam của Việt Nam năm 1986 .................................................... 88
Bảng 3.2.3c: Tỷ lệ kích thước Rộng lưng / Rộng ngực ............................................... 90
Bảng 3.2.3d: Tỷ lệ rộng ngực đường thẳng / dày ngực ............................................... 91
Bảng 3.2.3e: Tỷ lệ rộng ngực đường thẳng / dày ngực của ........................................ 91
Bảng 3.2.4a: Đặc trưng các kích thước vịng bụng + vịng mơng .............................. 92
của học sinh nam lứa tuổi 17 tại Hà Nội ....................................................................... 92
Bảng 3.2.4b: Trung bình kích thước bụng người ......................................................... 93
trong lứa tuổi lao động (17-19) năm 1986..................................................................... 93
Bảng3.2.4c: Hiệu số kích thước vịng mơng với vịng eo bụng ................................. 93
Bảng3.2.4d: Tỷ lệ kích thước Rộng eo / Dày eo của ................................................... 94
nam học sinh lứa tuổi 17 tại địa bàn Hà Nội ................................................................. 94

Bảng 3.2.4e: Tỷ lệ kích thước Rộng hông / Dày mông của ........................................ 95
nam học sinh lứa tuổi 17 tại địa bàn Hà Nội ................................................................. 95
Bảng 3.2.5a: Đặc trưng kích thước tay nam học sinh 17 tuổi tại Hà Nội.................. 97
Bảng 3.2.5b: Tỷ lệ Cao đứng / Dài tay nam học sinh 17 tuổi tại Hà Nội ................ 97
Bảng 3.2.5c:Tỷ lệ Dài nách sau / Dài nách trước ......................................................... 98
Bảng 3.2.6a: Các kích thước cần có khi vẽ mặt nhìn thẳng ..................................... 100
của nam học sinh 17 tuổi tại Hà Nội. ........................................................................... 100
Bảng 3.2.6b: Các kích thước cần thêm khi vẽ mặt nhìn cạnh................................... 101
của nam học sinh 17 tuổi tại Hà Nội. ........................................................................... 101
Bảng 3.3.1a: Đặc trưng các kích thước cổ nữ học sinh 17 tuổi tại Hà Nội ............. 103
Bảng 3.3.1b : Số đo trung bình kích thước vịng cổ nữ ............................................. 103
theo Atlat nhân trắc học người Việt Nam trong lứa tuổi lao động(17-19) năm 1986
........................................................................................................................................... 103
Bảng 3.3.1c: Tỷ lệ Rộng cổ trên Dày cổ nữ 17 tuổi tại Hà Nội ............................... 103
Bảng 3.3.2a: Đặc trưng các kích thước vai nữ 17 tuổi tại Hà Nội ........................... 105
Bảng 3.3.2b. Kích thước Rộng vai của nữ tuổi 17-19 ba miền Bắc, Trung, Nam của
Việt Nam năm 1986 ....................................................................................................... 105
Bảng 3.3.2c: Góc cổ vai nữ 17 tuổi tại Hà Nội........................................................... 106
Bảng 3.3.3a: Đặc trưng các kích thước ngực, lưng nữ 17 tuổi tại Hà Nội ............. 107
Bảng 3.3.3b: Kích thước ngực của nữ tuổi 17-19 ba miền Bắc, Trung, Nam của
Việt Nam năm 1986 ....................................................................................................... 107
Bảng 3.3.3c: Tỷ lệ kích thước Rộng lưng / Rộng ngực ............................................. 108
Bảng 3.3.3d: Tỷ lệ rộng ngực đường thẳng trên dày chân ngực .............................. 109

Lê Đức Việt

6

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may
Khóa 2009 – 201 1



Luận văn cao học

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

của nữ học sinh 17 tuổi tại Hà Nội ............................................................................... 109
Bảng 3.2.3e: Tỷ lệ rộng ngực đường thẳng / dày ngực của ...................................... 109
nữ trong lứa tuổi lao động (17-19) năm 1986 ............................................................. 109
Bảng 3.3.4a: Đặc trưng kích thước vịng bụng và vịng mơng của học sinh nữ lứa
tuổi 17 tại Hà Nội ........................................................................................................... 110
Bảng 3.3.4b: Trung bình kích thước bụng nữ ............................................................. 110
trong lứa tuổi lao động (17-19) năm 1986................................................................... 110
Bảng3.3.4c: Hiệu số vịng mơng với vịng eo bụng ................................................... 111
Bảng3.3.4d: Tỷ lệ kích thước Rộng eo / Dày eo của ................................................. 112
nữ học sinh lứa tuổi 17 tại địa bàn Hà Nội.................................................................. 112
Bảng 3.3.4d: Tỷ lệ kích thước Rộng hông / Dày mông của...................................... 113
nữ học sinh lứa tuổi 17 tại địa bàn Hà Nội.................................................................. 113
Bảng 3.3.5a: Đặc trưng kích thước tay nữ học sinh 17 tuổi tại Hà Nội .................. 114
Bảng 3.3.5b: Bảng kích thước dài tay nữ năm 1986 .................................................. 114
Bảng 3.3.5c: Tỷ lệ Cao đứng / Dài tay ........................................................................ 114
Bảng3.3.5d: Tỷ lệ Dài nách sau / Dài nách trước....................................................... 115
Bảng 3.3.6a: Các kích thước cần có khi vẽ mặt nhìn thẳng ..................................... 116
của nữ học sinh 17 tuổi tại Hà Nội. .............................................................................. 116
Bảng 3.3.6b: Các kích thước cần thêm khi vẽ mặt nhìn cạnh................................... 118
của nữ học sinh 17 tuổi tại Hà Nội. .............................................................................. 118

Lê Đức Việt

7


Ngành Cơng nghệ Vật liệu Dệt may
Khóa 2009 – 201 1


Luận văn cao học

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Trang phục Harajuku được nữ thanh niên Việt Nam sử dụng ............ 18
Hình 1.2: Trang phục Cosplay được nam nữ thanh niên Việt Nam sử dụng ..... 19
Hình 1.3: Hình máy quét 3D Vodexan ........................................................................ 34
Hình 1.4: Hình máy quét 3D Vodexan khi đo cơ thể người .................................... 35
Hình 1.5: Hình ảnh nhận được trên máy tính khi qt cơ thể ............................... 36
Hình 2.1: Các mốc đo trên cơ thể ................................................................................. 46
Hình 2.2: Đo chiều cao................................................................................................... 51
Hình 2.3: Đo vịng ........................................................................................................... 52
Hình 2.4: Đo chiều rộng ................................................................................................ 53
Hình 2.5: Thước dây ....................................................................................................... 56
Hình 2.6: Thước đo chiều cao....................................................................................... 57
Hình 2.7: Thước kẹp ....................................................................................................... 58
Hình 2.8: Giao diện SPSS khi nhập xong số liệu ...................................................... 62
Hình 2.9: Giao diện SPSS thao tác đến lệnh Frequencies ...................................... 63
Hình 2.10: Hình SPSS Frequencies ............................................................................ 63
Hình 2.11: Hình SPSS Frequencies Statistics ........................................................... 64
Hình 3.1: Sơ đồ đường cong tần số phân bố lý thuyết và thực nghiệm chiều cao
đứng học sinh nam 17 tuổi tại Hà Nội ........................................................................ 71
Hình 3.2: Sơ đồ đường cong tần số phân bố lý thuyết và thực nghiệm vòng ngực
II học sinh nam 17 tuổi tại Hà Nội .............................................................................. 73

Hình 3.3: Sơ đồ đường cong tần số phân bố lý thuyết và thực nghiệm vòng mơng
học sinh nam 17 tuổi tại Hà Nội ................................................................................... 75
Hình 3.4: Sơ đồ đường cong tần số phân bố lý thuyết và thực nghiệm chiều cao
đứng học sinh nữ 17 tuổi tại Hà Nội .......................................................................... 78
Hình 3.5: Sơ đồ đường cong tần số ph ........................................................................ 79
Hình 3.6: Sơ đồ đường cong tần số phân bố lý thuyết và thực nghiệm vịng mơng
học sinh nữ 17 tuổi tại Hà Nội ...................................................................................... 81
Hình 3.7: Hình chiếu cạnh ngang của cổ theo các dạng trịn, elip ngang, elip
dọc. ..................................................................................................................................... 83
Lê Đức Việt

8

Ngành Cơng nghệ Vật liệu Dệt may
Khóa 2009 – 201 1


Luận văn cao học

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Hình 3.8 : Biểu đồ tỷ lệ rộng cổ trên dày cổ ............................................................... 84
Hình 3.9: Hình 5 dạng cổ cơ bản ................................................................................. 85
Hình 3.10 : Biểu đồ kích thước góc cổ vai .................................................................. 87
Hình 3.11: Biểu đồ tỷ lệ kích thước Rộng lưng / Rộng ngực .................................. 90
Hình 3.12: Biểu đồ tỷ lệ rộng ngực đường thẳng / dày ngực .................................. 91
Hình 3.13: Biểu đồ hiệu số vịng mơng với vịng eo bụng. ...................................... 94
Hình 3.14: Ttỷ lệ kích thước Rộng eo / Dày eo của .................................................. 94
nam học sinh lứa tuổi 17 tại địa bàn Hà Nội ............................................................. 94
Hình 3.15: Tỷ lệ kích thước Rộng hơng / Dày mơng của ....................................... 95

nam học sinh lứa tuổi 17 tại địa bàn Hà Nội ............................................................. 95
Hình 3.16: Biểu đồ tỷ lệ Cao đứng / Dài tay............................................................... 97
Hình 3.17: Biểu đồ tỷ lệ kích thước Dài nách sau / Dài nách trước...................... 99
Hình 3.18: Hình ảnh nam nhìn thẳng....................................................................... 100
Hình 3.19: Hình ảnh nam nhìn cạnh ........................................................................ 102
Hình 3.20: Biểu đồ tỷ lệ Rộng cổ trên Dày cổ nữ 17 tuổi tại Hà Nội ................. 104
Hình 3.21 : Biểu đồ góc cổ vai nữ 17 tuổi tại Hà Nội............................................. 106
Hình 3.22: Biểu đồ tỷ lệ kích thước Rộng lưng / Rộng ngực ................................ 108
Hình 3.23: Biểu đồ Tỷ lệ rộng ngực đường thẳng / dày chân ngực của nữ học
sinh 17 tuổi tại Hà Nội.................................................................................................. 109
Hình 3.24: Biểu đồ hiệu số vịng mơng – vịng eo bụng ......................................... 111
Hình 3.25: Tỷ lệ kích thước Rộng eo / Dày eo của.................................................. 112
nữ học sinh lứa tuổi 17 tại địa bàn Hà Nội .............................................................. 112
Hình 3.26: Tỷ lệ kích thước Rộng hơng / Dày mơng c ủa....................................... 113
nữ học sinh lứa tuổi 17 tại địa bàn Hà Nội .............................................................. 113
Hình 3.27: Tỷ lệ Cao đứng / Dài tay .......................................................................... 115
Hình 3.28: Biểu đồ tỷ lệ kích thước Dài nách sau / Dài nách trước.................... 115
Hình 3.30: Hình nữ nhìn cạnh ................................................................................... 118

Lê Đức Việt

9

Ngành Cơng nghệ Vật liệu Dệt may
Khóa 2009 – 201 1


Luận văn cao học

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

MỞ ĐẦU

Nền kinh tế xã hội càng ngày càng phát triển, văn hóa xã hội và giao lưu
văn hóa càng ngày càng mở rộng kèm theo đó là sự phát triển của khoa học kỹ
thuật làm cho đời sống của con người thay đổi về mọi mặt. Đời sống xã hội ngày
càng được nâng cao, điều kiện vật chất gần như đáp ứng thỏa mãn nhu cầu của con
người, đó là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển về mặt hình thái và thể chất.
Chính sự thay đổi q nhanh của điều kiện cuộc sống tạo nên sự thay đổi nhanh
chóng về hình thái cơ thể người Việt Nam hiện nay. Các sự tác động của cuộc
sống, của môi trường đến hình thái cơ thể người diễn ra liên tục do đó làm cho
hình dáng cơ thể ln có sự thay đổi, biến động trong suốt cuộc đời. Tuy nhiên sự
thay đổi có tầm ảnh hưởng lớn nhất đến hình thái cơ thể người đó là sự thay đổi ở
lứa tuổi dậy thì, lứa tuổi có sự phát triển rất nhanh và mạnh mẽ. Do vậy, nghiên
cứu hình dáng cơ thể người tuổi thiếu niên đặc biệt là ở giai đoạn cuối của tuổi dậy
thì có ý nghĩa thực tiễn, cũng như khoa học mà được nhiều ngành, nhiều lĩnh vực
quan tâm.
Hiện nay sự phát triển nhanh chóng về mọi kích thước trên cơ thể người
đang diễn ra ở mọi nơi nhất là ở các khu vực có nền kinh tế đang phát triển. Ngoài
ra do sự thay đổi về điều kiện sống cũng như thay đổi về môi trường học tập, làm
việc và vui chơi giải trí kiến cho con người phát triển các kích thước khơng giống
nhau. Có những kích thước phát triển nhanh và có những kích thước phát triển
chậm hơn hoặc không mấy phát triển. Do vậy các lĩnh vực khoa học, sáng tạo,
thiết kế nhất là lĩnh vực thời trang cần phải nghiên cứu và cập nhật thường xuyên
tình hình phát triển hình thái cơ thể mới để có thể đưa ra những điều chỉnh kịp thời
đáp ứng nhu cầu mặc đẹp vừa vặn thoải mái của con người.
Tuy vậy, những cơng trình thống kê đặc trưng nhân trắc của các lứa tuổi trên
toàn quốc được thực hiện thưa thớt, khoảng 10 năm một lần. Nhận thấy rằng việc
nghiên cứu đặc điểm hình thái cơ thể người là việc rất quan trọng ảnh hưởng trực
tiếp nền cơng nghiệp May và Thiết kế thời trang. Vì trong may mặc việc phân tích


Lê Đức Việt

10

Ngành Cơng nghệ Vật liệu Dệt may
Khóa 2009 – 201 1


Luận văn cao học

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

nắm bắt đặc điểm và sự biến động về hình thái cơ thể người là yếu tố góp phần
định hình chủng loại, kiểu dáng thiết kế tạo nên những sản phẩm phù hợp mang
tính tiện dụng cao. Nhưng ở Việt Nam hiện nay việc nghiên cứu hình thái cơ thể
người vẫn còn hạn chế nhất là ở phần trên cơ thể nơi ln ln được con người
chăm sóc, chú ý nhiều nhất. Trong các giai đoạn phát triển hình thái cơ thể người
thì giai đoạn thiếu niên cuối dậy thì có hình thể đã phát triển ổn định và gần như sẽ
là khung cơ sở cho các sự phát triển về sau nên càng phải được nghiên cứu một
cách chặt chẽ, kỹ lưỡng. Chính vì vậy tơi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu đặc điểm hình thái phần trên cơ thể học sinh lứa tuổi 17 bậc
THPH tại địa bàn Hà Nội phục vụ cho công tác xây dựng hệ thống cỡ số quần
áo”.
Do trình độ và kinh nghiệm có hạn, luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót.
Mặc dù vậy, tơi vẫn hy vọng những kết quả nghiên cứu của mình sẽ góp phần và
tiếp nối các cơng trình nghiên cứu về sự phát triển và đặc điểm hình thái cơ thể
người của các tác giả đi trước. Luận văn cũng có thể xem như một tài liệu tham
khảo hữu ích cho cơng tác nghiên cứu, sản xuất và đào tạo trong ngành May và
Thời trang.


Lê Đức Việt

11

Ngành Cơng nghệ Vật liệu Dệt may
Khóa 2009 – 201 1


Luận văn cao học

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

CHƢƠNG I: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Nhân trắc học
1.1.1.1. Lịch sử phát triển nhân trắc học
Nhân trắc học là một mơn khoa học nghiên cứu hình dáng cơ thể con người
như hình thể, kích thước, cấu trúc tổng thể và chi tiết bằng các phương pháp đo đạc
khác nhau. Sau đó sử dụng các phương pháp xử lý thống kê để tính tốn kết quả đo
được và đưa ra các dữ liệu về cơ thể người. Từ các dữ liệu này người ta tính tốn
phục vụ cho thiết kế máy móc thiết bị, vật dụng….thỏa mãn nhu cầu sử dụng của
con người[17]. Ngoài ra, số liệu nhận được có thể dùng so sánh với các số liệu đã
có trước đây với mục đích tìm hiểu các quy luật về sự phát triển hình thái cơ thể con
người để đưa ra những nhận định, dự đoán cho sự phát triển hình thái cơ thể người
trong tương lai. Cao hơn nữa là dựa vào đó và căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng
chúng ta có thể điều chỉnh quá trình phát triển hình thái cơ thể người theo đúng
hướng.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển con người ln ln có xu
hướng tiến tới sự nghiên cứu về nhân trắc học ngay ở trong quá trình chế tạo cơng
cụ đầu tiên của mình. Nhưng sau đó một thời gian dài con người chỉ nghiên cứu nó

một cách tự phát, coi đó là tự nhiên là mặc định chứ khơng coi trọng nó nên nhân
trắc học lúc này chưa trở thành một môn khoa học thật sự. Đến đầu thể kỷ XX khi
nhà khoa học R.A.Fisher đã xây dựng được mơn thống kê tốn học ứng dụng vào y
học thì lúc này nhân trắc học mới thực sự trở thành một môn khoa học với đầy đủ ý
nghĩa. Khi đó mọi người mới hiểu được tầm quan trọng của nhân trắc học vào phục
vụ đời sống, phục vụ cho những sáng tạo khoa học.
Từ đó đến nay thì nhân trắc học đã có những bước tiến đáng kể do sự đóng
góp quan trọng của nó vào sự phát triển khoa học đời sống chính vì vậy mà số
lượng các nhà khoa học nghiên cứu về nhân trắc học ngày càng nhiều hơn. Nhắc
đến nhân trắc học thì chúng ta phải nói đến Rudolf Martin một nhà nhân trắc học
người Đức. Ông đã đề xuất một hệ thống các phương pháp và dụng cụ để đo đạc

Lê Đức Việt

12

Ngành Cơng nghệ Vật liệu Dệt may
Khóa 2009 – 201 1


Luận văn cao học

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

kích thước cơ thể con người và vẫn được áp dụng đến ngày nay đó là bộ thước đo
Martin. Ngồi ra ông còn để lại cho chúng ta hai quyển sách rất quý giá cho ngành
nhân trắc học đó là quyển “Giáo trình về nhân học” và quyển “Chỉ nam đo đạc cơ
thể và xử lý thống kê”. Hai cuốn sách này của ông được coi là định hướng cho nhân
trắc học và ơng được coi là người đặt nền móng cho mơn khoa học nhân trắc học
hiện đại[16].

Sau đó đã có hàng loạt các cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học đóng
góp vào sự phát triển mạnh mẽ của mơn khoa học nhân trắc. Điển hình như năm
1964 một thầy thuốc người Bỉ ông F.Vandervael đã viết cuốn giáo khoa về nhân
trắc học. Trong đó ơng đưa ra những nhận xét toàn diện về các quy luật phát triển
thể lực theo giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp và xây dựng các thang phân loại thể lực
với các đặc trưng thống kê như trung bình (M) và độ lệch chuẩn (σ) [16].
Với yêu cầu thống nhất hệ thống cỡ số phục vụ cho sản xuất quần áo may
sẵn thì năm 1971 các nước trong khối liên minh SEV (tổ chức hợp tác kinh tế của
các quốc gia thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn 1949 - 1991) đã mở
rộng chương trình đo và từ đó xây dựng hệ thống tiêu chuẩn cỡ số cơ thể nam giới,
nữ giới và trẻ em.
Ta thấy rằng nhân trắc học đã hình thành từ rất lâu nhưng đến thế kỷ XX XXI thì khoa học nhân trắc đã được nghiên cứu phát triển và được con người chú
trọng hơn. Và khoa học nhân trắc học đã và đang là tiền đề cho sự phát triển khoa
học hiện nay và trong tương lai.
1.1.1.2 Ứng dụng nhân trắc học vào ngành May.
Nhân trắc học nghiên cứu hình thái tâm sinh lý cơ thể người do đó ứng dụng
của mơn khoa học này rất lớn nó phục vụ cho tất cả các ngành nghiên cứu sản xuất
các thiết bị phục vụ cho nhu cầu của con người hay các thiết bị sản xuất có con
người điều khiển. Như vậy ta thấy rằng ứng dụng của nhân trắc học có mặt ở tất cả
các lĩnh vực và đóng vai trị rất quan trọng, đặc biệt là trong ngành May mặc của
chúng ta tầm ảnh hưởng của nhân trắc học là rất lớn vì sản phẩm của may mặc là
mang, khoác, đắp, đậy, che, phủ lên hình dáng cơ thể con người. Mặc dù các cơng

Lê Đức Việt

13

Ngành Cơng nghệ Vật liệu Dệt may
Khóa 2009 – 201 1



Luận văn cao học

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

trình nghiên cứu khoa học ứng dụng nhân trắc học vào ngành may cịn hạn chế so
với tính chất của nó nhưng cũng đã có những đóng góp nhất định trong sự phát triển
của ngành may mặc trên thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng. Ngồi các
cơng trình nghiên cứu ứng dụng nhân trắc học cho lứa tuổi lao động trong ngành dệt
may để thiết kế các thiết bị sản xuất, môi trường làm việc phù hợp với người lao
động giúp nâng cao năng suất lao động cho ngành dệt may thì hầu hết nhân trắc học
được ứng dụng để xây dựng cỡ số trang phục cho các lứa tuổi và giới tính khác
nhau. Và việc xây dựng cỡ số trang phục là một ứng dụng có ý nghĩa thiết thực nhất
của nhân trắc học vào ngành may vì muốn tạo ra các sản phẩm may mặc hàng loạt,
đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng một cách hiệt quả thì chúng ta phải có
được một hệ thống cỡ số cơ thể người tiêu chuẩn được xây dựng trên nền tảng của
các mốc đo nhân trắc học trên cơ thể người.
Ứng dụng này của nhân trắc học đã được áp dụng ở rất nhiều nước trên thế
giới nhất là ở các nước phát triển như Ý, Anh, Pháp, Mỹ, Nhật Bản... họ đã áp dụng
từ rất sớm để nghiên cứu xây dựng hệ thống cỡ số trang phục như quần áo, giầy,
dép, mũ....Các nước Liên Xô cũ và các nước trong khối liên minh kinh tế xã hội chủ
nghĩa Sev đã là người đầu tiên trong nghiên cứu nhân trắc học để xây dựng cỡ số
quần áo phục vụ cho nhu cầu mặc của con người. Tuy nhiên ta cũng thấy rằng
nghiên cứu nhân trắc học cơ thể con người rất tốn kém và mất nhiều công sức vì
con người ở mỗi khu vực, địa điểm, vùng dân cư đều có những hình dáng khác nhau
nên cơng cuộc khảo sát nhân trắc vẫn đang là quá trình rất khó thực hiện. Hiện nay
trên thế giới người ta đã sáng chế ra thiết bị máy quét cơ thể 3D với mục đích thay
thế dụng cụ đo truyền thống là bộ thước đo Martin với các ưu điểm là có độ chính
xác cao hơn, giảm bớt được thời gian đo và nhân lực đo. Rất nhiều các nước đã tiến
hành những chương trình khảo sát lớn với máy quét 3D nhờ vào sự tài trợ của các

hãng thời trang nổi tiếng như ở các nước Anh, Mỹ, Trung Quốc.
Còn tại Việt Nam chúng ta trong những năm 1954 thì GS. Đỗ Xuân Hợp
cùng với một số bác sĩ và sinh viên đã tiến hành cơng trình nghiên cứu nhân trắc
học trên thanh niên để phục vụ cho việc tuyển quân và may quân trang cho bộ đội.

Lê Đức Việt

14

Ngành Cơng nghệ Vật liệu Dệt may
Khóa 2009 – 201 1


Luận văn cao học

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Đây là một trong những cơng trình ứng dụng nhân trắc học đầu tiên ở Việt Nam vào
nghiên cứu xây dựng hệ thống cỡ số quân trang phục vụ ngành May. Sau đó một
thời gian dài do ảnh hưởng của chiến tranh cho nên ngành may công nghiệp chậm
phát triển dẫn đến việc nghiên cứu nhân trắc học cho ngành may cũng không được
chú ý đến.
Mãi đến năm 1994 tiêu chuẩn VN – 5782 về “hệ thống cỡ số tiêu chuẩn quần
áo” đã được ban hành đánh dấu một bước phát triển cho ngành may mặc tại Việt
Nam[15]. Đây có lẽ là bộ hệ thống cỡ số chuẩn xác nhất mà chúng ta có, nó tạo điều
kiện rất lớn cho nền may công nghiệp tại Việt Nam phát triển. Tuy nhiên từ đó đến
nay chưa có một hệ thống cỡ số mới nào được xây dựng theo tiêu chuẩn hóa nhà
nước ở các lứa tuổi của người Việt Nam, do đó gây khó khăn cho nhà sản xuất thời
trang khơng thể thiết kế các sản phẩm công nghiệp chuẩn xác để phục vụ cho việc
sản xuất may hàng loạt. Như vậy sản phẩm thời trang không thể đáp ứng được các

dạng cơ thể khác nhau, thoả mãn nhu cầu người sử dụng trong nước. Do hệ thống
cỡ số quần áo của nước ta được xây dựng từ năm 1994 đã trở nên lạc hậu khơng cịn
thích hợp với sự thay đổi hành dáng cơ thể con người Việt Nam hiện nay cho nên
hầu hết, các công ty May lớn nhỏ khi thiết kế sản phẩm quần áo hoặc dựa trên hệ
thống cỡ số riêng của công ty được xây dựng từ kinh nghiệm sản xuất hoặc vay
mượn từ các hệ thống cỡ số của một số nước sau đó về chỉnh sửa lại một số kích
thước theo kinh nghiệm để phù hợp cho dáng người Việt Nam.
Trong đề tài “Nghiên cứu xây dựng hệ thống cỡ số quân trang theo phương
pháp nhân trắc học” năm 2001, TS Nguyễn Thị Hà Châu cùng các cộng sự đã tiến
hành xây dựng thành công hệ thống cỡ số quân trang và được ứng dụng may quân
trang cho cả nước[4]. Đề tài đã cho kết quả triệt để và chính xác do ứng dụng hệ
thống các kỹ thuật và phương pháp nghiên cứu hiện đại, xử lý thống kê toán bằng
phần mềm chuyên dụng, đánh dấu một bước chuyển vượt bậc của việc ứng dụng
phương pháp nghiên cứu nhân trắc học phục vụ ngành May tại Việt Nam. Cùng
năm 2001, KS Trần Thị Hường và PGS. TS Nguyễn Văn Lân cũng ứng dụng
phương pháp nhân trắc học vào đề tài cấp cơ sở “ Thống kê cỡ số và thiết kế cơ bản

Lê Đức Việt

15

Ngành Cơng nghệ Vật liệu Dệt may
Khóa 2009 – 201 1


Luận văn cao học

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

trang phục nữ Việt Nam’’. Đề tài này cũng đã xây dựng được hệ thống cỡ số của

phụ nữ chưa sinh con và phụ nữ đã sinh con thông qua việc kiểm định các giả thiết
trong quá trình xây dựng hệ thống cỡ số bằng cơ sở toán thống kê sinh học. Sau đó,
kết quả nghiên cứu đã được đưa vào kiểm nghiệm trong thực tiễn. Đề tài này đã góp
phần thúc đẩy sự phát triển của ngành May công nghiệp.
Việc ứng dụng nghiên cứu nhân trắc học để xây dựng hệ thống cỡ số nước ta
cịn hạn chế vì chưa có thiết bị đo hiện đại nên vẫn sử dụng phương pháp đo truyền
thống là chủ yếu. Trong khi đó, ở các nước phát triển trên thế giới việc ứng dụng
nhân trắc để xây dựng hệ thống cỡ số đã có những bước tiến vượt bậc đó là nhờ sự
hỗ trợ của thiết bị đo cơ thể người 3D (ứng dụng cơng nghệ chụp hình tồn bộ cơ
thể bằng tia hồng ngoại, laze...). Và thực hiện tính tốn xử lý số liệu các kích thước
bằng máy tính trong một chu trình khép kín cho kết quả rất nhanh và chính xác.
1.1.2. Đặc điểm hình thái cơ thể học sinh lứa tuổi thiếu niên (16 -18).
1.1.2.1. Đặc điểm tâm sinh lý.
Như chúng ta đã khẳng định danh từ thiếu niên được hiểu theo cách thông
thường là vào tuổi từ mười hai đến mười bảy, mười tám. Đó là thời kỳ chuyển tiếp
từ tuổi ấu thơ sang tuổi trưởng thành. Nhưng giai đoạn này tự nó cũng lại chia ra
thành nhiều thời kỳ khác nhau rất rõ rệt giữa thời kỳ này với thời kỳ khác. Những
thời kỳ này cụ thể là như sau: Tuổi dậy thì từ mười hai đến mười bốn tuổi mà đặc
trưng là tinh thần băng nhóm và sự phát triển rất nhanh những chức năng tình dục
sinh lý. Thời kỳ chuyển tiếp vào tuổi mười lăm là thời kỳ các em chuyển từ trạng
thái (tự yêu mình) tức là yêu thích chính bản thân sang thời kỳ biết yêu gia đình xã
hội và tình yêu khác giới đích thực. Thời kỳ thiếu niên thực sự vào tuổi mười sáu
đến mười tám, là thời kỳ tình u đích thực và ý tưởng.
Học sinh lứa tuổi 17 thuộc vào thời kỳ thiếu niên ở trong giai đoạn cuối của
sự phát triển và dần hoàn thiện cơ thể. Ở lứa tuổi này đối với các em nữ gần như là
hoàn thiện cịn với các em nam thì cịn có thể biến đổi chút ít ở các giai đoạn sau. Ở
tuổi này các em có ý thức về cơ thể mình nhiều hơn, định hình tâm lý cũng nhanh
và rất khác thế hệ trước.

Lê Đức Việt


16

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may
Khóa 2009 – 201 1


Luận văn cao học

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Tuổi thiếu niên được coi như là thời kỳ mà cuộc sống khơng thể tránh khỏi
những rối loạn. Thậm chí người ta còn gọi là thời kỳ “thiếu sự cân bằng của tuổi
thiếu niên” hình như là tuổi thiếu niên lại rất cần sự thiếu cân bằng này. Ở đây có
hai lý do để giải thích: một là về sinh lý, hai là về tâm lý. Trước hết chúng ta cần
nhớ rằng vào tuổi này các cơ quan nội tạng diễn ra một sự biến đổi rất nhanh nên đã
làm xuất hiện sự mất cân bằng ở tuyến nội tiết và người ta gọi là “sự mất cân bằng
về tính khí”. Tính khí chịu sự tác động của những cơ quan sinh lý đối với đời sống
tinh thần cũng như những cảm xúc. Sự mất cân bằng của tuổi thiếu niên nhiều khi
cịn do những xung lực nền tảng như tính hay gây chuyện và bản năng tình dục
được phát triển q nhanh nên nó đã thốt khỏi sự kiểm sốt của cá nhân. Nhưng
trái lại nếu các bậc cha mẹ luôn kèm cặp các em bằng tất cả những quyết định của
mình, buộc các em chỉ cịn biết vâng lời. Từ đó đã làm cho các em khơng thể phát
triển được những năng lực tự quyết định lấy. Khi vào đời để làm việc hay khi rời
gia đình để bước vào trường đại học các em sẽ không thể tự xoay sở được để sống
tự lập. Các em này sẽ mất ý chí và cũng khơng cịn nhân cách vững vàng để đứng
trước những cám dỗ trong cuộc sống ngoài vịng tay che trở của gia đình.
Q trình phát triển sinh lý thì đã dần dần di vào ổn định nhưng quá trình
phát triển tâm lý của lứa tuổi này thì vẫn chưa đến được độ chín chắn. Tính cách
của các em nhanh nhậy do đó các em nhận thức và nắm bắt cái mới ngay khi nó

xuất hiện. Trong mỗi giai đoạn phát triển các nét tâm lý đặc trưng nảy sinh trên cơ
sở kết hợp các điều kiện khách quan và chủ quan của gia đình, xã hội, môi trường
giao tiếp... Đây là lứa tuổi cuối cùng của giai đoạn vị thành niên và bước sang tuổi
thanh niên, và đây cũng là lứa tuổi quyết định đến tính cách đến cuộc sống tương lai
của các em sau này. Như ta thấy thời kỳ này là thời kỳ bùng nổ của internet, các
phương tiện truyền thơng, các chương trình giải trí,…Ở trên đó các em có một thư
viện khổng lồ muôn vàn thông tin cả xấu cả tốt, cả đúng cả sai khơng có rào cản,
khơng bị kiểm sốt nên các em dễ bị ảnh hưởng, hình thành những nhân cách xấu
nếu các em không đi đúng hướng. Ở thời điểm này cần nhất là sự hướng dẫn, chỉ
bảo đúng đắn của gia đình, nhà trường, xã hội.

Lê Đức Việt

17

Ngành Cơng nghệ Vật liệu Dệt may
Khóa 2009 – 201 1


Luận văn cao học

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Đối với thời trang với ăn mặc thường ngày các em thích nổi bật, cá tính nên
thường chọn những màu sặc sỡ, những gam màu nóng, những mẫu thời trang trẻ
trung, năng động, các phụ kiện đi kèm độc đáo...Từ những trang phục bụi bặm theo
kiểu hip - hop đến thời trang “kỳ quái” như Harajuku, Cosplay thường có mặt trong
lựa chọn của các em.
Hình 1.1: Trang phục Harajuku được nữ thanh niên Việt Nam sử dụng


Harajuku là một kiểu thời trang phá cách, nổi loạn và đầy những gam màu
sặc sỡ. Những bộ quần áo, những đôi giày, đồ trang sức cho đến đầu tóc phải thật lạ
mắt. Đặc biệt, hơn hết là lòe loẹt, bảy sắc cầu vồng... Quan trọng nhất là "độc",
khơng ai giống ai. Nó phải khiến cho người ngồi, khi nhìn vào, nhẹ thì thấy lạ mắt,
cịn nặng thì lắc đầu lè lưỡi.

Lê Đức Việt

18

Ngành Cơng nghệ Vật liệu Dệt may
Khóa 2009 – 201 1


Luận văn cao học

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Hình 1.2: Trang phục Cosplay được nam nữ thanh niên Việt Nam sử dụng

Cosplay là kiểu ăn mặc quần áo y hệt các nhân vật truyện tranh, game. Chiếc
áo đầm thùng thình kết hợp với một chiếc quần jeans hầm hố cùng vô số dây nhợ
trên tai, cổ, tay chân… Áo dài rộng, quần ôm ngắn đi cùng với những đôi giày búp
bê đế thấp… Với các em tư duy ăn mặc bây giờ chủ yếu hình thành từ phim ảnh:
Trung Quốc thì “baby” , Hàn Quốc thì bay bổng, đặc biệt Nhật Bản lại thể hiện cá
tính mạnh của người mặc với màu sắc nổi bật, phụ trang đi kèm ấn tượng.
1.1.2.2. Đặc điểm tăng trƣởng của cơ thể
Sự lớn lên, sự tăng trưởng và sự phát triển tuy không phải là một nhưng
thường thì chúng ln đi cạnh nhau. Theo những nhà chun mơn thì sự lớn lên là
Lê Đức Việt


19

Ngành Cơng nghệ Vật liệu Dệt may
Khóa 2009 – 201 1


Luận văn cao học

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

vấn đề kích thước như độ cao thấp, độ béo gầy và nói chung là sự lớn lên của cơ thể
được xem như là một tổng thể. Còn sự phát triển là nói đến hình thái, đến hình hài.
Nghĩa là sự lớn lên được diễn ra tới mức độ nào đó thì có sự thay đổi về hình hài, về
hình thái. Chúng ta có thể dẫn ra một ví dụ mà mỗi người trong chúng ta thường đã
thấy một cách không khó khăn gì: như một con sâu trở thành một con nhộng rồi
thành một con bướm, nghĩa là con sâu lớn đến độ nào thì thành con nhộng và đến
độ nào đó thì thành con bướm. Con nhộng khác hẳn con sâu và con bướm khác hẳn
con nhộng. Cũng như thế con nòng nọc lớn dần đến một mức nào đó thì thành con
ếch. Con ếch khác hẳn con nịng nọc. Đó là q trình khác nhau mà bất cứ con vật
nào cũng phải trải qua. Với con người chúng ta thì từ trẻ sơ sinh đến tuổi nhi đồng,
tuổi thiếu niên, tuổi thanh niên và tuổi trưởng thành. Đó là quá trình thay đổi về
lượng dẫn đến những thay đổi về chất, là quá trình thay đổi từ từ đến thay đổi đột
biến, những bước nhảy vọt. Người ta thường nói một cách hài hước rằng nếu chúng
ta chỉ lớn lên một cách đơn thuần thì chúng ta chỉ trở thành những đứa trẻ to đùng.
Chúng ta cần nhớ rằng sự lớn lên và sự phát triển không thể tách rời nhau nhưng lại
cần phải phân biệt rõ ràng và chỉ có như vậy chúng ta mới có thể hiểu được thế nào
là trẻ em. Chúng ta thử hình dung xem sự việc sẽ như thế nào nếu như chỉ có lớn lên
mà khơng có sự phát triển hoặc chỉ có sự phát triển mà khơng có sự lớn lên. Một
đứa trẻ lớn lên rất nhanh trở thành một đứa trẻ lực lưỡng nhưng về trí khơn lại q

thấp, trí thơng minh khơng tương ứng với một cơ thể to lớn.
Lứa tuổi 17 là tuổi qua thời kỳ trẻ em để trở thành người lớn. Đó là giai đoạn
biến đổi đặc biệt nhất để trở nên hoàn thiện, thay đổi hồn thiện cơ quan sinh dục,
thay đổi kích thước cũng như hình dáng cơ thể.
Giai đoạn 13-14 tuổi đây là giai đoạn chính của tuổi dậy thì. Về hình thể thì
nữ giới có nhiều biến đổi trơng thấy rõ rệt. Ở nữ, phát triển tuyến vú là dấu hiệu đầu
tiên, nó phản ánh hoạt tính estrogen của buồng trứng. Tiếp theo là sự xuất hiện của
lông mu, mụn trứng cá, thay đổi hình thái âm hộ và cuối cùng là xuất hiện kinh
nguyệt lần đầu tiên. Đây là mốc chắc chắn rõ ràng nhất của dậy thì ở nữ. Cịn ở nam
tuổi dậy thì diễn ra chậm hơn vào khoảng 14- 15 tuổi hiện tượng này thể hiện bằng

Lê Đức Việt

20

Ngành Cơng nghệ Vật liệu Dệt may
Khóa 2009 – 201 1


×