Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Nghiên cứu khảo sát đặc điểm nhân trắc học bàn chân nữ bệnh nhân tiểu đường tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 92 trang )

Luận Văn Cao Học

Công Nghệ Vật Liệu Dệt May

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng, luận văn thạc sĩ kỹ thuật "Nghiên cứu khảo sát đặc điểm
nhân trắc học bàn chân nữ bệnh nhân tiểu đường tại Thành Phố Hồ Chí Minh”là
công trình nghiên cứu của riêng tôi, do PGS.TS. Bùi Văn Huấn hướng dẫn.
Những số liệu sử dụng trong luận văn được chỉ rõ nguồn trích dẫn trong danh
mục tài liệu tham khảo. Kết quả nghiên cứu này là do chính tôi nghiên cứu chưa
được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào từ trước đến nay.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 3 năm 2016

Nguyễn Văn Tuấn

Nguyễn Văn Tuấn

i

Khóa 2014B


Luận Văn Cao Học

Công Nghệ Vật Liệu Dệt May

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên tôi vô cùng biết ơn:
PGS.TS. Bùi Văn Huấn, người đã dìu dắt tôi trên con đường khoa học, người
đã tận tình hướng dẫn, khích lệ và dành nhiều thời gian giúp tôi hoàn thành luận văn


thạc sĩ kỹ thuật này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Viện Dệt May - Da giầy và
Thời trang trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, đã hết lòng truyền đạt những kiến
thức khoa học trong suốt thời gian học tập tại trường và luôn tạo điều kiện cho tôi
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các phòng chức năng, cùng toàn
thể anh chị em khoa Công nghệ Sản xuất Da Giày trường Cao Đẳng Công Thương
đã tận tình giúp đỡ động viên tôi trong suốt quá trình học tập và làm việc tại trường.
Xin chân thành cảm ơn đến đội ngũ y, bác sĩ khoa nội tiết Bệnh viện quận
Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian đo chân
bệnh nhân.
Đặc biệt xin gửi lời cảm ơn và chia sẻ niềm vui đến gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã cùng động viên, giúp đỡ, khích lệ tinh thần, gánh vác mọi công việc tạo
điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng xin kính chúc Quý Thầy – Cô, các bạn đồng nghiệp sức khỏe
và thành đạt.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 03 năm 2016

Nguyễn Văn Tuấn

Nguyễn Văn Tuấn

ii

Khóa 2014B


Luận Văn Cao Học


Công Nghệ Vật Liệu Dệt May

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .............................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ ĐỒ THỊ ................................................................. viii
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài: ................................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu: ............................................................................................. 2
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ................................. 2
4. Tóm tắt cô đọng các luận điểm cơ bản: ............................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu: .................................................................................... 3
CHƯƠNG 1. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN ............................................................. 4
1.1. Tổng quan về bệnh tiểu đường và bàn chân người bệnh.................................. 4
1.1.1. Bệnh tiểu đường ......................................................................................... 4
1.1.2. Biến chứng bàn chân ở người bệnh tiểu đường ......................................... 5
1.1.3. Chăm sóc bàn chân người tiểu đường và vai trò của giầy cho bệnh nhân 8
1.2. Các loại giầy dép dùng cho bệnh nhân tiểu đường ........................................ 10
1.2.1. Trên thế giới............................................................................................. 10
1.2.2. Trong nước............................................................................................... 14
1.3. Các phương pháp và kỹ thuật đo hình dạng và kích thước bàn chân ............ 15
1.3.1. Các phương pháp đo hình dạng và kích thước bàn chân ......................... 15
1.3.2. Các kỹ thuật đo hình dạng và kích thước bàn chân ................................. 18
1.3.2.1. Các kỹ thuật đo tiếp xúc bàn chân ............................................... 21
1.3.2.2. Các kỹ thuật đo không tiếp xúc .................................................... 23
1.4. Các hệ cỡ số phom giầy (giầy) ....................................................................... 26
1.4.1. Các hệ cỡ số theo chiều dài ..................................................................... 26
1.4.2. Các cỡ theo độ đầy................................................................................... 32


Nguyễn Văn Tuấn

iii

Khóa 2014B


Luận Văn Cao Học

Công Nghệ Vật Liệu Dệt May

1.5. Kết luận phần nghiên cứu tổng quan .............................................................. 33
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 35
2.1. Mục tiêu đề tài ................................................................................................ 35
2.2. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 35
2.3. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 35
2.3.1. Xây dựng chương trình đo và thực hiện đo bàn chân nữ bệnh nhân tiểu
đường Tp. Hồ Chí Minh .................................................................................... 35
2.3.2. Xử lý số liệu đo xác định các đặc trưng nhân trắc bàn chân nữ bệnh nhân
tiểu đường Tp. Hồ Chí Minh ............................................................................. 36
2.3.3. Xây dựng hệ cỡ số bàn chân nữ bệnh nhân tiểu đường Tp. Hồ Chí Minh36
2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 36
2.4.1. Phương pháp và kỹ thuật đo bàn chân ..................................................... 36
2.4.1.1. Xác định kích thước cần đo .......................................................... 36
2.4.1.2. Lựa chọn phương pháp và kỹ thuật đo......................................... 37
2.4.1.3. Thiết kế phiếu đo chân ................................................................. 40
2.4.2. Xây dựng quy trình, kế hoạch đo chân .................................................... 41
2.4.2.1. Xác định số lượng đo ................................................................... 41
2.4.2.2. Thời gian và địa điểm đo ............................................................. 42

2.4.2.3. Quy trình đo chân......................................................................... 42
2.4.3. Xử lý số liệu đo và xây dựng hệ cỡ số bàn chân .................................... 43
2.5. Kết luận chương 2 .......................................................................................... 46
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN............................................................... 47
3.1. Kết quả xử lý số đo bàn chân nữ bệnh nhân tiểu đường Tp. Hồ Chí Minh ... 47
3.2. Kết quả xây dựng hệ thống cỡ số bàn chân nữ bệnh nhân tiểu đường Tp. Hồ
Chí Minh ................................................................................................................ 52
3.2.1. Kết quả lựa chọn và chứng minh các thông số chủ đạo .......................... 52
3.2.2. Xác định quan hệ giữa các kích thước bàn chân với các kích thước chủ
đạo ...................................................................................................................... 58
3.2.3. Lựa chọn Hệ cỡ số ................................................................................... 61

Nguyễn Văn Tuấn

iv

Khóa 2014B


Luận Văn Cao Học

Công Nghệ Vật Liệu Dệt May

3.2.4. Xây dựng cơ cấu hệ cỡ số bàn chân nữ bệnh nhân tiểu đường Tp. Hồ Chí
Minh ................................................................................................................... 62
3.2.4.1. Xây dựng cơ cấu cỡ số theo chiều dài bàn chân .......................... 62
3.2.4.2. Xây dựng cơ cấu cỡ số theo độ đầy bàn chân .............................. 64
3.2.4.3. Cơ cấu hệ cỡ số bàn chân ............................................................ 67
3.2.5. Kết quả xác định giá trị các thông số bàn chân cho hệ cỡ số .................. 68
3.3. Kết luận chương 3 .......................................................................................... 73

KẾT LUẬN ............................................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 75
PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................... 78
PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................... 80

Nguyễn Văn Tuấn

v

Khóa 2014B


Luận Văn Cao Học

Công Nghệ Vật Liệu Dệt May

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Ví dụ về mối liên hệ cỡ giầy các hệ cỡ khác nhau ................................... 30
Bảng 3.1. Giới hạn chênh lệch về giá trị giữa các số đo của các bàn chân phải và
bàn chân trái nữ bệnh nhân tiểu đường Tp. Hồ Chí Minh, mm ................................ 47
Bảng 3.2. Giá trị các thông số cơ bản của bàn chân nữ bệnh nhân tiểu đường Tp. Hồ
Chí Minh, mm ........................................................................................................... 49
Bảng 3.3. So sánh giá trị các thông số cơ bản của bàn chân nữ bệnh nhân tiểu
đường Tp. Hồ Chí Minh với bàn chân phụ nữ Việt Nam bình thường..................... 50
Bảng 3.4. Kết quả tính hệ số tương quan giữa các kích thước nữ bệnh nhân tiểu
đường Tp. Hồ Chí Minh ............................................................................................ 54
Bảng 3.5. Tính toán phân bố thực tế và lý thuyết số đo chiều dài nữ bệnh nhân tiểu
đường Tp. Hồ Chí Minh ............................................................................................ 55
Bảng 3.6. Tính toán phân bố thực tế và lý thuyết số đo Vòng khớp ngón bàn chân

nữ bệnh nhân tiểu đường Tp. Hồ Chí Minh .............................................................. 56
Bảng 3.7. Kết quả tính các chỉ số đánh giá phân bố chuẩn chiều dài và vòng khớp
ngón bàn chân nữ bệnh nhân tiểu đường Tp. Hồ Chí Minh ..................................... 58
Bảng 3.8. Các phương trình hồi quy thể hiện mối quan hệ giữa các thông số bàn
chân với chiều dài bàn chân và vòng khớp ngón ...................................................... 59
Bảng 3.9. Các phương trình hồi quy và hệ số tương quan số đo theo chiều dài, chiều
rộng, vòng bàn chân với chiều dài bàn chân hoặc vòng khớp ngón bàn chân nữ bệnh
nhân tiểu đường Tp. Hồ Chí Minh ............................................................................ 60
Bảng 3.10. Kết quả tính cơ cấu cỡ số bàn chân nữ bệnh nhân tiểu đường Tp. Hồ Chí
Minh .......................................................................................................................... 63
Bảng 3.11. Kết quả xác định độ đầy (giá trị Vkng) trung bình của các cỡ bàn chân
và số lượng cỡ độ đầy cần xem xét thiết lập ............................................................. 64
Bảng 3.12. Kết quả xác định cơ cấu cỡ số theo độ đầy bàn chân nữ bệnh nhân tiểu
đường Tp. Hồ Chí Minh ............................................................................................ 65

Nguyễn Văn Tuấn

vi

Khóa 2014B


Luận Văn Cao Học

Công Nghệ Vật Liệu Dệt May

Bảng 3.13. Hệ thống cỡ số bàn chân ......................................................................... 67
Bảng 3.14. Giá trị các kích thước bàn chân cỡ 220 với 3 độ đầy, mm ..................... 68
Bảng 3.15. Giá trị các kích thước bàn chân cỡ 226 với 3 độ đầy, mm ..................... 69
Bảng 3.16. Giá trị các kích thước bàn chân cỡ 233 với 3 độ đầy, mm ..................... 70

Bảng 3.17. Giá trị các kích thước bàn chân cỡ 239 với 3 độ đầy, mm ..................... 71
Bảng 3.18. Giá trị các kích thước bàn chân cỡ 246 với 3 độ đầy, mm ..................... 72

Nguyễn Văn Tuấn

vii

Khóa 2014B


Luận Văn Cao Học

Công Nghệ Vật Liệu Dệt May

DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Cơ chế bệnh đái tháo đường týp 2 được minh họa như sau ....................... 4
Hình 1.2. Minh họa biến dạng bàn chân bện nhân tiểu đường .................................. 6
Hình 1.3. Loét bàn chân bệnh nhân tiểu đường .......................................................... 7
Hình 1.4. Minh họa chăm sóc bàn chân người bệnh tiểu đường ................................ 9
Hình 1.5: Giầy cho bện nhân tiểu đường nguy cơ thấp (Nguồn: Luigi Uccioli, MD,
The Diabetic Foot 2006: The Role of Footwear in the Prevention of Diabetic Foot
Problem) .................................................................................................................... 11
Hình 1.6: Giầy cho bện nhân tiểu đường nguy cơ vừa ............................................. 12
Hình 1.7. Giầy cho nhóm nguy cơ cao bị loét chân (Nguồn: Luigi Uccioli, MD, The
Diabetic Foot 2006: The Role of Footwear in the Prevention of Diabetic Foot
Problem) .................................................................................................................... 13
Hình 1.8. Lót giầy cho bệnh nhân tiểu đường........................................................... 13
Hình 1.9. Giầy cho nhóm nguy cơ loét chân rất cao ................................................ 14
Hình 1.10 . Một số mẫu giầy nữ cho bệnh nhân tiểu đường do Viện Nghiên cứu Da
giầy sản xuất ............................................................................................................. 15

Hình 1.11. Các điểm nhân trắc bàn chân (a) và sơ đồ đo bàn chân và ống chân(b,c)16
Hình 1.12. Quy cách xác định các kích thước bàn chân........................................... 18
Hình 1.13. Quy cách xác định các kích thước vòng bàn chân .................................. 18
Hình 1.14. Phân loại các phương pháp đo chân ...................................................... 20
Hình 1.15. Dụng cụ đo bàn chân Brannock .............................................................. 21
Hình 1.16. Dụng cụ đo dấu và hình phủ bàn chân ................................................... 22
Hình 1.17. Một số dụng cụ lấy biên dạng tiết diện bàn chân ................................... 23
Hình 1.18. Cấu trúc thiết bị quét bàn chân: ............................................................. 23
Hình 1.19. Sơ đồ cấu tạo thiết bị chụp ảnh bàn chân ............................................... 24
Hình1. 20. Ảnh bàn chân........................................................................................... 25
Hình 1.21. Ảnh 3D và các thông số cơ bản của bàn chân phải ................................ 25
Hình 1.22. Thiết bị quét bàn chân «PEDUS 3D Foot Scanner» ............................. 26

Nguyễn Văn Tuấn

viii

Khóa 2014B


Luận Văn Cao Học

Công Nghệ Vật Liệu Dệt May

Hình 1.23. Sơ đồ đo chiều dài bàn chân ................................................................... 27
Hình 1.24. Sơ đồ xác định cỡ giầy theo các hệ cỡ khác nhau .................................. 27
Hình 2.1. Các điểm giải phẫu bàn chân và sơ đồ đo chân ....................................... 38
nữ bệnh nhân tiểu đường Tp. Hồ Chí Minh .............................................................. 56
Hình 3.2. Biểu đồ phân bố thực nghiệm và lý thuyết vòng khớp ngón bàn chân nữ
bệnh nhân tiểu đường Tp. Hồ Chí Minh ................................................................... 57


Nguyễn Văn Tuấn

ix

Khóa 2014B


Luận Văn Cao Học

Công Nghệ Vật Liệu Dệt May

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Đái tháo đường, còn gọi là bệnh tiểu đường hay bệnh dư đường, là một nhóm
bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc- môn insulin của tụy bị thiếu hay
giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao. Bệnh có
tốc độ phát triển rất nhanh ở nhiều nước trên thế giới.
Năm 2010, trên thế giới, ước lượng có hơn có 221 triệu người mắc bệnh tiểu
đường. Năm 2025 sẽ lên tới 330 triệu người (gần 6% dân số toàn cầu). Tỷ lệ người
bệnh tăng lên ở các nước phát triển là 42%, nhưng ở các nước đang phát triển (như
Việt Nam) sẽ là 170% [14].
Ở Việt Nam, số người mắc bệnh tiểu đường ngày càng tăng nhanh nhất là ở
các đô thị lớn. Theo kết quả nghiên cứu của Mai Thế Trạch và cộng sự [6] năm
1993, tại Tp Hồ Chí Minh tỷ lệ mắc đái tháo đường là 2,52%. Năm 2001 tỷ lệ mắc bệnh
tiểu đường tại Hà Nội là 3,6%. Năm 2001, tại các thành phố lớn (Hà Nội, Hải
Phòng, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh) tỷ lệ bệnh tiểu đường là 4,9% và tỷ lệ
người có nguy cơ phát triển thành bệnh tiểu đường là 38,5% [2].
Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm
nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận,

liệt dương, hoại thư, v.v. [1, 3]. Bệnh nhân tiểu đường có các nhóm nguy cơ khác
nhau về chấn thương bàn chân, thông thường bàn chân bệnh nhân đều có đặc điểm
chung như [7, 17]: Bàn chân dễ bị tổn thương, do người bệnh bị giảm hoặc mất cảm
giác bàn chân, khi bị tổn thương người bệnh không biết do vậy vết thương dễ nặng
thêm. Các vết thương bàn chân rất khó lành do thiếu ôxy, thiếu dưỡng chất, khả
năng đề kháng giảm v.v. Bàn chân dễ bị tổn thương trước tác động của nhiệt độ môi
trường cao hoặc thấp. Da bàn chân dễ bị vi khuẩn tác động gây bệnh. Các mạch
máu và đầu dây thần kinh dễ bị tổn thương khi bị va chạm mạnh hoặc bị ép nén
trong thời gian dài. Da bàn chân nhạy cảm dễ bị tổn thương, cảm giác kém. Bàn
chân bị biến dạng do bị teo các cơ, sai lệch các khớp [22]. Phân bố lực ép nén lên
các phần của lòng bàn chân khi đứng và đi lại bị thay đổi.

Nguyễn Văn Tuấn

1

Khóa 2014B


Luận Văn Cao Học

Công Nghệ Vật Liệu Dệt May

Chính vì vậy, trên thế giới người ta sản xuất giầy dành riêng cho bệnh nhân
tiểu đường. Ở nước ta, cho đến nay, bệnh nhân tiểu đường thường phải sử dụng giầy
thông thường nên đây là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn gây loét bàn chân.
Do vậy, việc “Nghiên cứu khảo sát đặc điểm nhân trắc học bàn chân nữ bệnh nhân
tiểu đường tại Thành phố Hồ Chí Minh” để xác định các đặc trưng của bàn chân nữ
bệnh nhân tiểu đường, xây dựng hệ cỡ số bàn chân làm cơ sở thiết kế phom giầy và
thiết kế giầy cho bệnh nhân là việc làm cần thiết có tính khoa học và thực tiễn.

2. Lịch sử nghiên cứu:
Trên thế giới, nhu cầu về sử dụng giầy dép cho bệnh nhân tiểu đường rất lớn
và ngày tăng mạnh. Sử dụng giầy phù hợp dành riêng cho bệnh nhân tiểu đường
được chứng minh là làm giảm tỷ lệ loét bàn chân. Do vậy nhiều nhà khoa học đã và
đang quan tâm nghiên cứu về loại giầy này. Nhiều nghiên cứu tập trung vào nghiên
cứu, các đặc trưng nhân trắc và cơ sinh học bàn chân bệnh nhân [16 ÷ 18], hiệu quả
của việc sử dụng giầy trong phòng chống loét bàn chân [19, 21], thiết kế, chế tạo
các loại vật liệu làm lót giầy có tính đàn hồi cao, an toàn sinh thái [17 ÷ 20], đặc
biệt là các nghiên cứu về áp lực lên bàn chân bệnh nhân tiểu đường [23 ÷ 25]. Ở
nước ta, thời gian gần đây mới có một nghiên cứu sơ bộ của Viện Nghiên cứu Da
giầy [12] về loại giầy này. Theo các công trình đã công bố, chưa thấy có công trình
nào công bố về nghiên cứu nhân trắc bàn chân bệnh nhân tiểu đường Việt Nam.
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
• Mục đích nghiên cứu: Đánh giá được các đặc điểm hình dạng và kích thước
bàn chân nữ bệnh nhân tiểu đường tại thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở so
sánh với bàn chân người khỏe mạnh, xây dựng hệ thống cỡ số bàn chân làm
cơ sở thiết kế phom giầy và thiết kế giầy cho bệnh nhân.
• Đối tượng nghiên cứu: Bàn chân nữ bệnh nhân tiểu đường sinh sống tại
thành phố Hồ Chí Minh.
• Phạm vi nghiên cứu: Trong nghiên cứu này, tập trung xác định các kích
thước của số lượng tối thiểu bàn chân nữ bệnh nhân trên địa bàn Tp. Hồ
Chí Minh.

Nguyễn Văn Tuấn

2

Khóa 2014B



Luận Văn Cao Học

Công Nghệ Vật Liệu Dệt May

4. Tóm tắt cô đọng các luận điểm cơ bản:
Nghiên cứu tổng quan về bệnh tiểu đường, bàn chân bệnh nhân tiểu đường,
các phương pháp nghiên cứu nhân trắc học bàn chân, phương pháp xây dựng hệ
thống cỡ số bàn chân.
Khảo sát thực tế, lựa chọn đối tượng đo, địa điểm đo, xây dựng phương pháp
và chương trình đo, tiến hành đo kích thước các bàn chân nữ bệnh nhân tiểu đường.
Xử lý số liệu đo để xác định các đặc điểm hình dạng và kích thước bàn chân
nữ bệnh nhân tiểu đường tại thành phố Hồ Chí Minh.
Xây dựng hệ thống cỡ số bàn chân nữ bệnh tiểu đường tại Tp. Hồ Chí Minh.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu lý thuyết kế thừa các kết quả nghiên cứu đã công bố làm cơ sở
cho nghiên cứu thực nghiệm.
Nghiên cứu khảo sát để lựa chọn đối tượng nghiên cứu (các bệnh nhân để đo
bàn chân).
Phương pháp thực nghiệm (đo kích thước các bàn chân nữ bệnh nhân
tiểu đường).
Phương pháp so sánh (so sánh bàn chân nữ bệnh nhân tiểu đường với bàn
chân phụ nữ bình thường).
Sử dụng các phần mềm Excel và SPSS để xử lý số liệu đo bàn chân.
Đóng góp của tác giả: Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần phân tích
làm rõ các đặc trưng hình dạng và kích thước bàn chân nữ bệnh nhân tiểu đường tại
Tp. Hồ Chí Minh, xây dựng hệ thống cỡ số bàn chân làm cơ sở thiết kế phom giầy
và thiết kế giầy cho bệnh nhân.

Nguyễn Văn Tuấn


3

Khóa 2014B


Luận Văn Cao Học

Công Nghệ Vật Liệu Dệt May

CHƯƠNG 1. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về bệnh tiểu đường và bàn chân người bệnh
1.1.1. Bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường còn gọi là đái tháo đường, là căn bệnh nguy hiểm của
thời đại.
Bệnh tiểu đường (còn gọi là đái tháo đường), là một nhóm bệnh rối loạn
chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc-môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động
trong cơ thể. Biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới
phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước. Đây
là căn bệnh nguy hiểm của thời đại.
Bệnh đái tháo đường xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin, hoặc cơ thể
giảm đáp ứng với tác dụng của insulin (đề kháng với insulin). Insulin, được sản xuất
từ tuyến tuỵ, một tuyến nằm sau dạ dày, giúp cho các tế bào của cơ thể sử dụng
đường từ máu của bạn. Glucose là một nguồn năng lượng cho các tế bào. Glucose
được tạo ra từ thức ăn và thức uống

Hình 1.1. Cơ chế bệnh đái tháo đường týp 2 được minh họa như sau
Năm 2010, trên thế giới, ước lượng có hơn có 221 triệu người mắc bệnh tiểu
đường. Năm 2025 sẽ lên tới 330 triệu người (gần 6% dân số toàn cầu). Tỷ lệ người

Nguyễn Văn Tuấn


4

Khóa 2014B


Luận Văn Cao Học

Công Nghệ Vật Liệu Dệt May

bệnh tăng lên ở các nước phát triển là 42%, nhưng ở các nước đang phát triển (như
Việt Nam) sẽ là 170% [20].
Ở Anh khoảng 1,6 triệu người bị đái tháo đường. Tại Hoa Kỳ, số người bị
đái tháo đường tăng từ 5,3% năm 1997 lên 6,5% năm 2003 và tiếp tục tăng rất
nhanh. Người tuổi trên 65 bị đái tháo đường gấp hai lần người tuổi 45 – 54 [20].
Tại Việt Nam, trong 4 thành phố lớn Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh,
Hải Phòng, tỷ lệ bệnh tiểu đường là 4%, riêng quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) lên tới
7%. Phần lớn người bệnh phát hiện và điều trị muộn, hệ thống dự phòng, phát hiện
bệnh sớm nhưng chưa hoàn thiện. Vì vậy, mỗi năm có trên 70% bệnh nhân không
được phát hiện và điều trị [7].
Bệnh tiểu đường có hai thể bệnh chính: Bệnh tiểu đường loại 1 do tụy tạng
không tiết insulin, và loại 2 do tiết giảm insulin và đề kháng insulin [1].
Loại 1 (Typ 1): Khoảng 5 - 10% tổng số bệnh nhân tiểu đường thuộc loại 1,
phần lớn xảy ra ở trẻ em và người trẻ tuổi (dưới 20 tuổi). Các triệu chứng thường
khởi phát đột ngột và tiến triển nhanh nếu không điều trị. Giai đoạn toàn phát có
tình trạng thiếu insulin tuyệt đối gây tăng đường huyết và nhiễm Ceton.
Loại 2 (Typ 2): Bệnh tiểu đường loại 2 chiếm khoảng 90 - 95% trong tổng số
bệnh nhân bệnh tiểu đường, thường gặp ở lứa tuổi trên 40, nhưng gần đây xuất hiện
ngày càng nhiều ở lứa tuổi 30, thậm chí cả lứa tuổi thanh thiếu niên. Bệnh nhân
thường ít có triệu chứng và thường chỉ được phát hiện bởi các triệu chứng của biến

chứng, hoặc chỉ được phát hiện tình cờ khi đi xét nghiệm máu trước khi mổ hoặc
khi có biến chứng như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não; khi bị nhiễm trùng
da kéo dài; bệnh nhân nữ hay bị ngứa vùng do nhiễm nấm âm hộ; bệnh nhân nam bị
liệt dương.
1.1.2. Biến chứng bàn chân ở người bệnh tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường có các nhóm nguy cơ khác nhau về chấn thương bàn
chân, bàn chân bệnh nhân có đặc điểm chung sau đây [7, 17]:
- Bàn chân dễ bị tổn thương, do người bệnh bị giảm hoặc mất cảm giác bàn

Nguyễn Văn Tuấn

5

Khóa 2014B


Luận Văn Cao Học

Công Nghệ Vật Liệu Dệt May

chân, khi bị tổn thương người bệnh không biết do vậy vết thương dễ nặng thêm.
- Các vết thương bàn chân rất khó lành do thiếu ôxy, thiếu dưỡng chất, khả
năng đề kháng giảm v.v.
- Bàn chân dễ bị tổn thương trước tác động của nhiệt độ môi trường cao
hoặc thấp.
- Da bàn chân dễ bị vi khuẩn tác động gây bệnh.
- Các mạch máu và đầu dây thần kinh dễ bị tổn thương khi bị va chạm mạnh
hoặc bị ép nén trong thời gian dài.
- Da bàn chân nhạy cảm dễ bị tổn thương, cảm giác kém.
- Bàn chân bị biến dạng do bị teo các cơ, sai lệch các khớp [22] (hình 1.2).


Hình 1.2. Minh họa biến dạng bàn chân bệnh nhân tiểu đường
- Phân bố lực ép nén lên các phần của lòng bàn chân khi đứng và đi lại bị
thay đổi.
Người bệnh tiểu đường còn có nguy cơ lớn bị biến dạng bàn chân do sự hấp
thu trở lại (teo) lớp đệm bảo vệ tự nhiên ở lòng bàn chân. Đây là bệnh do các mạch
máu ngoại biên hoặc quá trình lão hóa tự nhiên. Khi lớp đệm mỡ trở nên mỏng và
hoàn toàn bị hấp thu trở lại, nó không thể bảo vệ da chống lại áp lực xương đè lên.
Điều này làm cho da bị áp lực rất lớn ở phía dưới xương và gây ra viêm, loét, dần
dần lớp da viêm loét bị nhiễm trùng. Những vấn đề này có thể trở nên nghiêm trọng
mà người bệnh tiểu đường không biết nếu bệnh nhân bị các chứng thần kinh ngoại
vi [8].
Loét bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường là một biến chứng nguy hiểm, có thể

Nguyễn Văn Tuấn

6

Khóa 2014B


Luận Văn Cao Học

Công Nghệ Vật Liệu Dệt May

phải bị cắt cụt cả bàn chân hoặc cẳng chân, gây tàn phế suốt đời cho người bệnh [8].
Sự khởi đầu của biến chứng này là nhiễm trùng và có sự kết hợp của bệnh lý về
thần kinh cùng với bệnh lý về mạch máu. Đây là những bệnh lý mà vốn dĩ người bị
bệnh tiểu đường phải gánh chịu, và ngược lại đôi khi do bệnh lý của thần kinh và
mạch máu lại làm cho một vết thương nhỏ bị nhiễm trùng và gây loét, có thể dẫn

đến những hậu quả tai hại. Nguyên nhân dẫn đến loét bàn chân thường là do không
còn cảm giác đau, người bệnh không còn khả năng nhận biết khi bị một vết thương
như đạp chân lên gai, mảnh chai hoặc vật sắc nhọn ..., dẫn đến vết thương ngày một
nặng hơn do không được biết để săn sóc. Thậm chí có nhiều người bệnh không biết
rằng mình bị loét chân, cho đến khi mủ từ vết thương xì dò thấm ra giầy dép thì họ
mới biết mình bị loét.

Hình 1.3. Loét bàn chân bệnh nhân tiểu đường
Những vết thương ở bàn chân là cơ hội cho sự nhiễm trùng dễ dàng và vết
loét ngày một phát triển. Việc điều trị những nhiễm trùng ở người bệnh tiểu đường
là hết sức khó khăn, vì các nhiễm trùng thường thấy ở đây do 3 đến 4 loại vi trùng,
hơn nữa chúng lại khó trị bởi những thuốc kháng sinh thông thường. Bên cạnh
những khó khăn nêu trên, do bệnh lý về mạch máu làm giảm đi sự nuôi dưỡng vết
thương cũng là một yếu tố làm cho việc điều trị các nhiễm trùng gây loét gặp khó
khăn hơn. Sự hoại tử (một vùng thịt bị chết) bàn chân có thể xảy ra khi không được
quan tâm săn sóc đúng mức, lẽ dĩ nhiên khả năng có thể phải tháo bàn chân là giải
quyết bắt buộc khi không còn giữ được nữa. Tỉ lệ xuất hiện loét chân trong suốt đời
sống của bệnh nhân tiểu đường có thể lên đến 25%. Tử vong sau đoạn chi thay đổi
từ 13 – 40% sau 1 năm, 35 – 65% sau 3 năm, và 39 – 80% sau 5 năm [8].

Nguyễn Văn Tuấn

7

Khóa 2014B


Luận Văn Cao Học

Công Nghệ Vật Liệu Dệt May


Một nguyên nhân khác gây loét bàn chân bệnh nhân tiểu đường là việc sử
dụng giầy không vừa chân. Tỷ lệ các vết loét bàn chân do chấn thương từ giầy dép
chiếm 54,0% [19]. Sự xuất hiện các tổn thương mới ở những bệnh nhân tiểu đường
thông thường lên đến 33% trong khi đó bệnh nhân đi giầy trị liệu chỉ có 4% [21].
Tỷ lệ tái phát các vết loét bàn chân tại những người đi giầy trị liệu là 26% thấp hơn
rất nhiều so với tỷ lệ những người không đi giầy trị liệu là 83% [19]. Kết quả
nghiên cứu của nhóm tác giả tại [23] cho thấy số bệnh nhân bị loét bàn chân do đi
giầy kém vừa chân cao gấp 5,1 lần so với những bệnh nhân đi giầy vừa chân. Việc
sử dụng giầy chuyên dụng có hiệu quả trong việc ngăn ngừa, giảm nguy cơ loét và
loét tái phát bàn chân bệnh nhân tiểu đường.
Như vậy việc chăm sóc bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường là vấn đề hết sức
quan trọng và cần được quan tâm chu đáo [17].
1.1.3. Chăm sóc bàn chân người tiểu đường và vai trò của giầy cho bệnh nhân
Bàn chân bệnh nhân tiểu đường cần được kiểm tra, chăm sóc và bảo vệ
thường xuyên theo chỉ dẫn cụ thể [12, 16]:
Kiểm tra bàn chân mỗi ngày: Với người có bệnh lý tiểu đường nên tự kiểm
tra bàn chân mỗi ngày, đó là cách tốt nhất để bảo vệ bàn chân.
Rửa chân mỗi ngày: Rửa chân mỗi ngày bằng nước ấm. Không nên ngâm
chân trong nước quá lâu, tránh làm khô da. Luôn thử nhiệt độ của nước để tránh quá
nóng. Luôn làm khô các kẽ chân sau khi rửa, có thể sử dụng các loại phấn, bột để
giữ da khô ở các kẽ ngón chân.
Luôn giữ da chân mềm mại:Nếu da chân của bạn thường hay bị khô và vảy
sừng, có thể dùng kem làm mềm da hay vaselin để làm mềm da, nhất là vùng gót và
những vùng tì đè khi đi lại. Tránh không được thoa kem làm mềm vào các kẽ chân,
vì đó là điều kiện để gây nên các vết nhiễm trùng nếu có trầy xước.
Giữ gót chân không bị chai, vảy sừng: Nếu gót chân bị chai hoặc nhiều vảy
sừng, nên hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về việc chăm sóc.

Nguyễn Văn Tuấn


8

Khóa 2014B


Luận Văn Cao Học

Công Nghệ Vật Liệu Dệt May

Hình 1.4. Minh họa chăm sóc bàn chân người bệnh tiểu đường
Cắt móng chân mỗi tuần hay khi cần: Không nên để móng chân quá dài, hãy
cắt ngắn mỗi tuần hay khi móng chân quặp vào da gây đau. Các móng nên được cắt
tròn viền, không nên để góc cạnh. Tránh lấy khóe móng quá nhiều vì có thể làm tổn
thương da.
Bảo vệ chân trước môi trường quá nóng hoặc lạnh: Khi đi trên đường đất
nóng hay bãi biển phải luôn mang giầy. Có thể dùng kem chống nắng hoặc mềm da
để tránh da bị cháy. Tránh xa đôi chân ra các nguồn nhiệt như: bếp, lò sưởi, nước
nóng người bệnh có thể bị phỏng mà không biết. Tối khi ngủ hãy mang tất tránh
lạnh bàn chân, hay khi thời tiết trở lạnh hãy luôn kiểm tra bàn chân, tránh tình trạng
tê cóng.
Luôn giữ dòng máu lưu thông tốt ở chân: Khi ngồi hãy để thẳng chân, tránh
tình trạng tắc mạch máu do gập gối quá lâu. Luôn cử động cẳng, bàn chân mỗi 5
phút hay nhón gót tại chỗ nhằm tăng co bóp các cơ vùng cẳng chân giúp máu lưu
thông tốt hơn. Không nên mang tất và quần quá chật.
Tăng cường hoạt động thể chất: Tham khảo với bác sĩ chuyên khoa về chế
độ hoạt động thể chất. Hãy tập luyện mỗi ngày 30 phút. Các môn thể dục có thể
thực hiện được: đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội,… Tránh các hoạt động gắng sức hoặc các
hoạt động làm tăng áp lực tì đè lên bàn chân: chạy, nhảy…
Vai trò của giầy trong việc đề phòng loét bàn chân bệnh nhân tiểu đường:


Nguyễn Văn Tuấn

9

Khóa 2014B


Luận Văn Cao Học

Công Nghệ Vật Liệu Dệt May

Đôi giầy không thể thiếu đối với bệnh nhân tiểu đường, đôi giầy giúp kéo dài tuổi
thọ bệnh nhân [22]. Đi chân không dễ đạp lên mảnh chai, vật sắc nhọn, tạo vết
thương mà đôi khi người bệnh không hay biết như đã phân tích ở trên. Tránh tình
trạng đi chân trần ngay cả đi trong nhà vì bàn chân của bạn có thể giẫm phải những
dị vật có thể làm tổn thương lòng bàn chân. Luôn mang tất mềm, ít mối ráp kèm
theo để tránh những vết chai da do giầy, dép cọ sát lâu ngày để lại. Đế giầy hay dép
phải thật mềm. Người có bệnh tiểu đường cần thiết phải mang giầy có đế vững vàng
và độ đàn hồi tốt, nên mang giầy vừa chân, tránh bó hẹp. Một số chuyên gia đã lưu
ý đối với người bệnh không nên mang sandal, guốc hay dép, và cần thay đổi giầy
sau khi mang liên tục 4 đến 5 giờ [8, 16].
Như đã đề cập ở trên, do bàn chân bị biến dạng (teo lớp đệm lòng bàn chân)
nên áp lực lên lòng bàn chân không đều, tạo áp lực rất lớn ở phía dưới xương bàn
chân, do vậy việc sử dụng giầy hợp lý còn giúp nâng đỡ bàn chân, phân bố đều áp
lực lên lòng bàn chân, làm giảm nguy có bị chai hoặc loét bàn chân [19, 21, 25].
1.2. Các loại giầy dép dùng cho bệnh nhân tiểu đường
1.2.1. Trên thế giới
Trên thế giới người ta thường sử dụng 2 loại giầy cho bệnh nhân tiểu đường:
giầy được chế tạo theo bàn chân bệnh nhân và giầy “sâu rộng” được sản xuất hàng

loạt [19].
Loại đầu tiên được sản xuất theo các đặc trưng nhân trắc (hình dạng và kích
thước) bàn chân của từng bệnh nhân tiểu đường. Chúng được làm từ các loại vật
liệu rất mềm như da mềm với các chi tiết đóng mở linh hoạt như băng nhám
(Velcro) với mục đích phòng các biến chứng như các vết trầy sước hoặc nhiễm
trùng. Loại giầy này còn sử dụng các chi tiết hỗ trợ vòm bàn chân, hỗ trợ gót chân
và các chi tiết độn, chúng được thiết kế chính xác theo biên dạng và hình dạng bàn
chân và chân người bệnh. Tuy nhiên giá thành của loại giầy này thường rất cao.
Loại giầy thứ hai là giầy “sâu rộng” với một số kiểu giầy tiêu biểu với lót
giầy có thể tháo rời. Gọi là giầy “sâu rộng” là vì giầy này cao hơn, rộng hơn giầy

Nguyễn Văn Tuấn

10

Khóa 2014B


Luận Văn Cao Học

Công Nghệ Vật Liệu Dệt May

bình thường, có nghĩa là thể tích bên trong giầy lớn hơn để có thể chứa lót giầy có
độ dày lớn hơn ở giầy bình thường. Lót có độ dày tối thiểu 3/16 inch (4,8 mm) đảm
bảo độ giảm chấn, độ êm cho bàn chân người bệnh. Giầy được giữ (đóng) trên bàn
chân bằng dây giầy hoặc băng nhám velcro để có thể điều chỉnh được độ vừa vặn
của giầy với bàn chân sau khi đã đưa lót giầy vào. Lót giầy có thể được chế tạo theo
bàn chân người bệnh.
Có một số kiểu giầy loại 2 cho bệnh nhân tiểu đường tùy thuộc vào mức độ
bệnh hay nguy cơ bàn chân. Thường chia thành 4 nhóm nguy cơ bàn chân bệnh

nhân đái tháo đường [9, 11]:
Nhóm nguy cơ thấp: Cảm giác bảo vệ bàn chân bình thường.
Nhóm nguy cơ vừa: Mất cảm giác bảo vệ bàn chân, không có biến dạng bàn
chân, không có tiền sử loét bàn chân hoặc cắt cụt từ trước.
Nhóm nguy cơ cao: Mất cảm giác bảo vệ bàn chân, có biến dạng bàn chân,
không có tiền sử loét bàn chân hoặc cắt cụt từ trước
Nhóm nguy cơ rất cao: Mất cảm giác bảo vệ bàn chân, có biến dạng bàn
chân, có tiền sử loét bàn chân hoặc cắt cụt từ trước.
Giầy cho nhóm bệnh nhân nguy cơ thấp: Nhóm này lựa chọn giầy phù hợp
với các đặc điểm: Đế và mũi giầy mềm, có các kích cỡ bề ngang khác nhau thích
hợp cho từng bệnh nhân, ví dụ như ở hình 1.5

Hình 1.5: Giầy cho bệnh nhân tiểu đường
nguy cơ thấp (Nguồn: Luigi Uccioli, MD,
The Diabetic Foot 2006: The Role of
Footwear in the Prevention of Diabetic
Foot Problem)
Giầy cho nhóm bệnh nhân nguy cơ vừa: Bệnh nhân có nguy cơ vừa bị loét.
Lựa chọn loại giầy da rộng, mềm, dễ uốn, với kích cỡ cân đối, với áp lực thích hợp,
vừa vặn với cung gan bàn chân cho đối tượng bệnh nhân này.

Nguyễn Văn Tuấn

11

Khóa 2014B


Luận Văn Cao Học


Công Nghệ Vật Liệu Dệt May

a

b

Hình 1.6. Giầy cho bệnh nhân tiểu đường nguy cơ vừa
(Nguồn: Luigi Uccioli, MD, The Diabetic Foot 2006: The Role of Footwear in the
Prevention of Diabetic Foot Problem)
a: Giầy da rộng, mềm, dễ uốn, vừa vặn với cung gan bàn chân;
b: Giầy có sự phân bố áp lực phù hợp bên trong đế giầy.
Giầy cho nhóm nguy cơ bị loét chân cao: Khi bị mất cảm giác bảo vệ sẽ gây
ra những biến dạng của bàn chân (lồi xương đốt bàn, ngón chân hình búa, ngón
chân hình vuốt thú). Trong các trường hợp này ngón chân của bàn chân bị biến
dạng, không thích hợp với đôi giầy đang mang từ trước, nhân tố quan trọng nhất là
phần trên mũi giầy, sẽ gây cọ sát và làm gia tăng những vết loét ở phía trên ngoài và
sau của vùng này. Vị trí loét thường xuất hiện ở phía trên mu bàn chân và bên cạnh
của ngón 1 và ngón 5.
Với những bệnh nhân này cần được tư vấn để lựa chọn giầy phù hợp: Chất
liệu nên mềm, dễ uốn, tạo được sự thích nghi với bất kỳ sự thay đổi nào của bề mặt
giúp phòng ngừa các tổn thương do cọ xát. Với nhóm bệnh nhân này, sự biến dạng
bàn chân có liên quan mật thiết với dáng đi của từng người. Giầy cho nhóm bệnh
nhân này có đế giầy làm bằng chất liệu cao su, cho phép trải rộng áp lực bên trong
ra cả vùng biên và đế giầy vững và có thể chuyển động dễ dàng. Giầy làm bằng da
mềm, có khoảng trống ở mũi giầy phù hợp với ngón chân bị biến dạng và tránh tăng
áp lực quá mức từ mũi giầy.

Nguyễn Văn Tuấn

12


Khóa 2014B


Luận Văn Cao Học

Công Nghệ Vật Liệu Dệt May

Hình 1.7. Giầy cho nhóm nguy cơ
cao bị loét chân (Nguồn: Luigi
Uccioli, MD, The Diabetic Foot
2006: The Role of Footwear in the
Prevention of Diabetic Foot
Problem)
Giầy cho nhóm nguy cơ loét chân rất cao: Mất cảm giác bảo vệ, kèm biến
dạng bàn chân, tiền sử bị loét hoặc chấn thương.
Bệnh nhân tiểu đường bị mất cảm giác bảo vệ, bàn chân biến dạng cùng với
tiền sử loét ở vùng gan bàn chân, hoặc trước đó có tháo ngón. Ở các bệnh nhân này
xuất hiện tình trạng tăng quá mức áp lực dưới chân trong khi họ đi lại, áp lực cao
nhất thường xuyên xảy ra ở phía dưới của ngón chân bị lồi lên, liên quan đến vị trí
của vết loét. Để giảm áp lực đỉnh này cần sử dụng giầy phù hợp để phân bố đều áp
lực lên các phần lòng bàn chân.

Hình 1.8. Lót giầy cho bệnh nhân tiểu đường
(Nguồn: Luigi Uccioli, MD, The Diabetic Foot 2006: The Role of Footwear in the
Prevention of Diabetic Foot Problem)
Nhóm này nên lựa chọn loại giầy với các đặc điểm: đế giầy di động và
cứng, giầy nửa sau giúp giảm tải ở phần bàn chân trước và thúc đẩy sự lành vết
loét lên đến 66%.


Nguyễn Văn Tuấn

13

Khóa 2014B


Luận Văn Cao Học

Công Nghệ Vật Liệu Dệt May

a

b

Hình 1.9. Giầy cho nhóm nguy cơ loét chân rất cao
(Nguồn: Luigi Uccioli, MD, The Diabetic Foot 2006: The Role of Footwear in the
Prevention of Diabetic Foot Problem).
a: Giầy với đế cứng và mũi giầy rộng để chứa ngón chân biến dạng, và có
nhiều miếng đệm ở bên trong;
b: Giầy nửa đế, giúp không tạo áp lực lên vết loét bàn chân trước, do bệnh
nhân đi bằng áp lực duy nhất ở vùng rìa bàn chân.
1.2.2. Trong nước
Như đã trình bày ở trên, ở nước ta số người mắc bệnh tiểu đường ngày càng
tăng nhanh. Bệnh nhân tiểu đường không chỉ tăng mạnh ở khu vực thành phố mà
còn tăng mạnh cả ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa [2, 4]. Bàn chân người
tiểu đường rất dễ bị tổn thương và cần có các loại giầy phù hợp. Tuy nhiên cho
đến nay chưa có loại giầy chuyên dụng cho các nhóm bệnh nhân tiểu đường. Bệnh
nhân tiểu đường ở nước ta hoặc là không sử dụng giầy dép hoặc là sử dụng các
loại giầy bình thường (thông dụng), do vậy nguy có chấn thương bàn chân là rất

cao. Các loại giầy cho các nhóm bệnh này nếu nhập ngoại khá đắt chưa phù hợp
với điều kiện kinh tế nước ta. So với các nước phát triển bề mặt (đường xá, nền
nhà v.v.) ở nước ta nhỏ hẹp hơn, thô ráp, gồ ghề hơn và bẩn hơn, nên bàn chân
bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ bị chấn thương cao hơn. Vài năm gần đây Viện
Nghiên cứu Da giầy có nghiên cứu sản xuất thử nghiệm một số mẫu giầy cho bệnh
nhân tiểu đường (hình 1.10).

Nguyễn Văn Tuấn

14

Khóa 2014B


Luận Văn Cao Học

Công Nghệ Vật Liệu Dệt May

Hình 1.10. Một số mẫu giầy nữ cho bệnh nhân tiểu đường
do Viện Nghiên cứu Da giầy sản xuất
Tuy nhiên, để sản xuất giầy vẫn dùng các loại phom giầy thông thường nên
giầy chưa thực sự phù hợp với bàn chân bệnh nhân tiểu đường nước ta. Bên cạnh đó
giá thành giầy còn khá cao chưa phù hợp với điều kiện kinh tế của bệnh nhân.
1.3. Các phương pháp và kỹ thuật đo hình dạng và kích thước bàn chân
1.3.1. Các phương pháp đo hình dạng và kích thước bàn chân
Việc đo bàn chân được thực hiện với các mục đích khác nhau. Để thiết lập cơ
cấu (hệ) cỡ số giầy và thiết kế phom giầy cần phải đo các bàn chân khoẻ mạnh hay
các bàn chân không có khuyết tật. Để chế tạo giầy chỉnh hình hoặc giầy đặt cho cá
nhân cần đo bàn chân của khách hàng cụ thể. Trên bàn chân tiến hành đo 3 dạng
kích thước: khích thước dài, rộng và chu vi (vòng).

Phương pháp đo hình dạng và kích thước bàn chân của LB Nga: Kích
thước cơ thể người trong đó có kích thước bàn chân phụ thuộc vào tư thế đo. Do vậy
bàn chân được đo ở tư thế người đứng thẳng, trọng lượng cơ thể phân bố đều trên 2
chân. Khoảng cách giữa 2 bàn chân là 20 cm. Vị trí của dụng cụ đo, các thiết bị hoặc
vị trí của bàn chân trên thiết bị đo phải tương ứng với các yêu cầu của phương pháp
đo. Việc tuân thủ kỹ thuật đo là điều kiện tiên quyết để nhận được các kết quả chính
xác. Nguyên tắc đo là đo bàn chân trần (không mang tất) [13, 27].
Trước khi đo sử dụng bút bi đánh dấu các điểm và các đường nhân trắc (đặc
trưng) trên bàn chân, các điểm này cần phải tương ứng với các điểm nổi rõ và dễ
xác định của bộ xương bàn chân (các chỏm, gò xương ...), các mô mềm hoặc các

Nguyễn Văn Tuấn

15

Khóa 2014B


Luận Văn Cao Học

Công Nghệ Vật Liệu Dệt May

vết da nhăn.
Trên bàn chân đánh dấu các điểm sau đây: điểm lồi nhất của đường lượn gót
1 (hình 1.11 a); tâm mắt cá trong 2; điểm bẻ gập bàn chân 3; điểm mu bàn chân 4;
điểm giữa bàn chân 8; điểm lồi nhất của khớp xương đốt bàn số 1 (khớp ngón
trong) 5; điểm 6 phân bố bên trên tâm khớp ngón xương đốt bàn số 1; điểm xa nhất
của ngón chân 7 (trên ngón thứ nhất hoặc ngón thứ hai); điểm kết thúc ngón út 10;
điểm lồi nhất của khớp xương bàn thứ năm (khớp ngón ngoài) 11; tâm mắt cá ngoài
12; điểm phía dưới của đường lượn gót 13 (hình 1.11 b), điểm 15 ở phía dưới bắp

chân, điểm phát triển nhất của bắp chân phía sau 16; điểm 17 ngay phía dưới bánh
chè đầu gối, là điểm hẹp nhất của ống chân.

a

b

c

Hình 1.11. Các điểm nhân trắc bàn chân (a)
và sơ đồ đo bàn chân và ống chân (b, c)
Các kích thước dài cơ bản của bàn chân được đo từ điểm lồi nhất 1 của
gót là:
Chiều dài bàn chân Lbc – khoảng cách đến điểm xa nhất 7 trên ngón chân thứ
nhất hoặc thứ hai;

Nguyễn Văn Tuấn

16

Khóa 2014B


×