Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Nghiên cứu khảo sát qui trình thiết kế sản phẩm quần dệt kim thẩm mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.94 MB, 85 trang )

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Viện Dệt May – Da Giầy và Thời Trang

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

LỜI CAM ĐOAN
Tên em là

: Chu Thị Ngọc Thạch

Lớp

: 13A-VLDM Hưng Yên

Khóa học

: 2013 - 2015

Em xim cam đoan luận văn này là do em thực hiện dưới sự hướng dẫn của
TS. Chu Diệu Hương. Nội dung và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận
văn là do em nghiên cứu, do em tự trình bày, không sao chép từ các luận văn khác.
Em xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về những nội dung, hình ảnh cũng như
kết quả nghiên cứu trong luận văn.

Tác giả

Chu Thị Ngọc Thạch

GVHD: TS. Chu Diệu Hương

HV: Chu Thị Ngọc Thạch




Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Viện Dệt May – Da Giầy và Thời Trang

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban lãnh đạo cùng toàn thể các thầy, các cô Viện Dệt May – Da Giầy & Thời
trang, viện đào tạo Sau đại học, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã giảng dạy và
truyền đạt những kiến trức khoa học trong suốt thời gian em học tập tại trường và
luôn tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành luận văn.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Chu Diệu Hương
người đã dành nhiều thời gian và tâm sức, động viên khích lệ và tận tình hướng dẫn
em trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng các đồng nghiệp và gia
đình đã động viên, tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành luận văn.

Hà nội, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả

Chu Thị Ngọc Thạch


GVHD: TS. Chu Diệu Hương

HV: Chu Thị Ngọc Thạch


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Viện Dệt May – Da Giầy và Thời Trang

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BẢNG
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN ..................................................................................... 2
1.1. Giới thiệu sơ lược về sản phẩm quần định hình thẩm mỹ ................................... 2
1.1.1. Quần định hình thẩm mỹ .............................................................................. 2
1.1.2. Cấu tạo quần định hình thẩm mỹ .................................................................. 3
1.1.3. Đặc tính quần định hình thẩm mỹ................................................................. 5
1.2. Vải dệt kim ........................................................................................................... 6
1.2.1. Khái niệm vải dệt kim................................................................................... 6
1.2.2. Một số kiểu dệt kim thông dụng ................................................................... 7
1.2.3. Các thông số vải dệt kim ............................................................................ 10
1.3. Một số tính chất cơ lý của vải dệt kim đan ngang ............................................. 13
1.3.1. Tính biến dạng của vải dệt kim đan ngang. ................................................ 13
1.3.2. Độ giãn của vải ........................................................................................... 17

1.4. Một số ứng dụng của vải dệt kim ....................................................................... 19
1.4.1. Vải dệt kim trong may mặc ........................................................................ 19
1.4.2. Vải dệt kim trong y học .............................................................................. 20
1.5. Một số phương pháp thiết kế sản phẩm dệt kim ................................................ 21
1.5.1. Các đặc điểm thiết kế sản phẩm dệt kim .................................................... 21
1.5.2. Mô phỏng thiết kế quần áo 3 chiều trên máy tính ...................................... 23
1.5.3. Quy trình thiết kế quần lót cơ bản ............................................................. 25
1.6. Thiết bị may và các dạng mũi may sử dụng cho sản phẩm dệt kim .................. 29
1.6.1. Mũi may thắt nút ......................................................................................... 29
1.6.2. Mũi may móc xích đơn ............................................................................... 30
1.6.3. Mũi may móc xích kép ............................................................................... 32
1.6.4. Mũi may vắt sổ ........................................................................................... 33
1.6.5. Mũi may chần diễu ..................................................................................... 35
1.6.6. Kim may ..................................................................................................... 36
1.7. Kết luận chương I ............................................................................................... 38

GVHD: TS. Chu Diệu Hương

HV: Chu Thị Ngọc Thạch


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Viện Dệt May – Da Giầy và Thời Trang

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

CHƢƠNG II. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
................................................................................................................................... 40
2.1. Nội dung và đối tượng nghiên cứu..................................................................... 40
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 40

2.1.2. Nội dung nghiên cứu................................................................................... 40
2.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 40
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tổng quan ........................................................... 40
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm ....................................................... 41
2.2.2.1. Khảo sát thị trường quần định hình thẩm mỹ ....................................... 41
2.2.2.2. Phương pháp xác định độ bền kéo đứt và độ giãn đứt .......................... 41
2.2.2.3. Phương pháp xác định độ dày của vật liệu: .......................................... 42
2.2.2.4. Xác định khối lượng riêng của vải ........................................................ 43
2.2.2.5. Xác định mật độ sợi của vải .................................................................. 44
2.2.2.6. Qui trình thiết kết quần định hình thẩm mỹ .......................................... 45
2.2.2.6.1. Xác định vị trí đo .............................................................................. 45
2.2.2.6.2. Số đo người mẫu .............................................................................. 45
2.2.2.6.3. Phương pháp thiết kế quần định hình thẩm mỹ................................ 46
2.2.2.7. Nghiên cứu quy trình may quần định hình thẩm mỹ ............................ 48
2.2.2.8. Khảo sát mô phỏng ảo trên phần mềm APEX 3 ................................... 48
2.3. Phương pháp xử lý số liệu thực nghiệm............................................................. 48
2.4. Kết luận chương 2 .............................................................................................. 48
CHƢƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN............................... 50
3.1. Kết quả khảo sát thị trường về sản phẩm định hình ........................................... 50
3.2. Xác định thông số công nghệ của sản phẩm thí nghiệm .................................... 56
3.3. Nghiên cứu xây dựng công thức thiết kế quần định hình thẩm mỹ ................... 59
3.4. Xây dựng trình tự may quần định hình thẩm mỹ, lựa chọn đường may. ........... 64
3.5. Kết quả khảo sát mô phỏng ảo sản phẩm quần định hình thẩm mỹ trên phần
mềm APEX 3, trên cơ thể người mẫu. ...................................................................... 66
3.5.1. Kết quả khảo sát mô phỏng ảo sản phẩm quần định hình thẩm mỹ trên
phần mềm APEX 3 ............................................................................................... 66
3.5.2. Kết quả khảo sát sản phẩm quần định hình thẩm mỹ trên cơ thể người mẫu .
............................................................................................................................... 70
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 73
HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ................................................................. 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 76

GVHD: TS. Chu Diệu Hương

HV: Chu Thị Ngọc Thạch


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Viện Dệt May – Da Giầy và Thời Trang

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
WTO

Tổ chức thương mại Thế giới

2D

2 chiều

3D

3 chiều

CAD

Thiết kế với sự trợ giúp của máy tính

TCVN


Tiêu chuẩn Việt Nam

ISO

Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế

mmHg

milimet thuỷ ngân

gf/cm2

gam lực trên xentimet vuông

GVHD: TS. Chu Diệu Hương

HV: Chu Thị Ngọc Thạch


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Viện Dệt May – Da Giầy và Thời Trang

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Quần định hình mông và eo ........................................................................2
Hình 1.2. Quần định hình eo mông và đùi. .................................................................3
Hình 1.3. Kết cấu quần định hình eo và mông ............................................................4
Hình 1.4. Một số kiểu quần định hình .........................................................................5

Hình 1.5. Ảnh chụp vải dệt kim ..................................................................................6
Hình 1.6. Cấu trúc vải dệt kim ....................................................................................6
Hình 1.7. Dệt kim đan ngang ......................................................................................7
Hình 1.8. Dệt kim đan dọc ..........................................................................................7
Hình 1.9. Mặt trái kiểu dệt trơn (single) .....................................................................8
Hình 1.10. Mặt phải kiểu dệt trơn (single) ..................................................................8
Hình 1.11. Kiểu dệt đan chun (Laxtic) ........................................................................9
Hình 1.12. Kiểu dệt đan chun kép (Interlock).............................................................9
Hình 1.13. Hình vẽ cấu trúc chiều dài vòng sợi ........................................................10
Hình 1.14. Xác định bước cột vòng và chiều cao hàng vòng vải dệt kim. ...............11
Hình 1.15. Hình vẽ xác định rappo các kiểu dệt .......................................................12
Hình 1.16. Hình đồ thị kéo giãn vải dệt kim .............................................................13
Hình 1.17. Mô hình biến dạng dọc của vòng sợi. .....................................................14
Hình 1.18. Mô hình của vải biến dạng ngang. ..........................................................16
Hình 1.19. Mô hình của vải biến dạng hai chiều. .....................................................16
Hình 1.20. Một số ứng dụng sản phẩm dệt kim trong may mặc ...............................19
Hình 1.21. Tất dệt kim chữa bệnh .............................................................................20
Hình 1.22. Một số kiểu dáng của sản phẩm quần định hình .....................................22
Hình 1.23. Những vấn đề chính của hệ thống tương tác CAD 3D ...........................24
Hình 1.24. Máy vi tính phục vụ thiết kế Shima Seiki Nhật bản ...............................25
Hình 1.25. Hình thiết kế quần lót cơ bản ..................................................................26
Hình 1.26. Hình thiết kế quần lót lưng cao cơ bản ...................................................28
Hình 1.27. Mũi may thắt nút .....................................................................................29
Hình 1.28. Máy di bọ ................................................................................................30
Hình 1.29. Máy thùa khuyết ......................................................................................30
Hình 1.30. Mũi may móc xích đơn ...........................................................................31
Hình 1.31. Máy đính cúc ...........................................................................................31
Hình 1.32. mũi may móc xích kép ............................................................................32
Hình 1.33. Mũi may vắt sổ ........................................................................................34
Hình 1.34. Máy vắt sổ juki MO-6700 .......................................................................34

Hình 1.35. Mũi may trần diễu ...................................................................................35

GVHD: TS. Chu Diệu Hương

HV: Chu Thị Ngọc Thạch


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Viện Dệt May – Da Giầy và Thời Trang

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

Hình 1.36. Máy kansai chần diễu ..............................................................................36
Hình 1.37. Kết cấu kim may .....................................................................................37
Hình 1.38. Một số hình dạng mũi kim máy ..............................................................38
Hình 2.1. Thiết bị đo độ bền kéo đứt và độ giãn đứt TENSILON (Nhật bản) .........41
Hình 2.2. Thiết bị đo độ dày vải................................................................................42
Hình 2.3. Cân điện tử hiệu OHAUS (Mỹ) ................................................................44
Hình 2.4. Kính lúp và kim gẩy sợi ............................................................................44
Hình 2.5. Thiết kế quần định hình thẩm mỹ .............................................................46
Hình 3.1. Ảnh khảo sát thị trường sản phẩm quần Wacoal ......................................51
Hình 3.2. Ảnh sản phẩm quần Wacoal có móc cài ...................................................52
Hình 3.3: Ảnh sản phẩm quần Wacoal định hình bụng, đùi .....................................52
Hình 3.4. Ảnh khảo sát thị trường sản phẩm quần Triumph.....................................53
Hình 3.5. Một số hình ảnh sản phẩm quần định hình Triumph ................................54
Hình 3.6. Ảnh sản phẩm quần Basic định hình bụng, đùi ........................................55
Hình 3.7. Ảnh sản phẩm quần định hình Sorella ......................................................55
Hình 3.8. Đồ thị độ giãn theo hướng dọc 3 mẫu vải .................................................57
Hình 3.9. Đồ thị độ giãn theo hướng ngang 3 mẫu vải .............................................58
Hình 3.10. Mẫu thiết kế tỉ lệ 1/3 với độ giãn của vải 27,8% ....................................61

Hình 3.11. Mẫu thiết kế tỷ lệ 1/3 với độ giãn của vải 22,2% ...................................62
Hình 3.12. Mẫu thiết kế tỷ lệ 1/3 với độ giãn của vải 16,7% ...................................63
Hình 3.13. Ảnh thiết kế chi tiết quần định hình thẩm mỹ 2D trên phần mềm APEX
3 .................................................................................................................................66
Hình 3.14. Mẫu quần TK ở độ giãn 27,8% vải được mặc thử trên ma-nơ-canh ảo ..67
Hình 3.15. Mẫu quần TK ở độ giãn 22,2% vải được mặc thử trên ma-nơ-canh ảo ..68
Hình 3.16. Mẫu quần TK ở độ giãn 16,7% vải được mặc thử trên ma-nơ-canh ảo ..69
Hình 3.17. Ảnh quần định hình với độ giãn vải 27,8% được khảo sát trên cơ thể ...70
Hình 3.18. Ảnh quần định hình với độ giãn vải 22,2% được khảo sát trên cơ thể ...71
Hình 3.19. Ảnh quần định hình với độ giãn vải 16,7% được khảo sát trên cơ thể ...72

GVHD: TS. Chu Diệu Hương

HV: Chu Thị Ngọc Thạch


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Viện Dệt May – Da Giầy và Thời Trang

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Độ giãn, độ hồi phục nhỏ nhất và độ gia tăng lớn nhất đối với một số loại
quần áo ......................................................................................................................18
Bảng 3.1. Bảng thông số công nghệ của vải dùng thí nghiệm ..................................56
Bảng 3.2. Bảng độ giãn các mẫu vải nghiên cứu ......................................................57
Bảng 3.3. Bảng lực tác dụng/ độ giãn dọc vải dùng thực nghiệm ............................58
Bảng 3.4. Bảng lực tác dụng/ độ giãn ngang vải dùng thực nghiệm ........................59
Bảng 3.5. Bảng thông số thiết kế theo các % độ giãn khác nhau của vải .................60
Bảng 3.6. Cấu trúc các đường liên kế trên sản phẩm quần định hình .......................64

Bảng 3.7. Ý kiến tổng hợp người mặc sản phẩm quần định hình được thiết kế ở các
độ giãn khác nhau ......................................................................................................72

GVHD: TS. Chu Diệu Hương

HV: Chu Thị Ngọc Thạch


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Viện Dệt May – Da Giầy và Thời Trang

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

MỞ ĐẦU
Trong quá trình phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, ngành
dệt may nước ta là ngành kinh tế có tính đột phá. Sau khi ra nhập WTO, kim ngạch
xuất khẩu dệt may nước ta trong những năn gần đây đã tăng lên đáng kể.
Trong tương quan chung của ngành kinh tế, dệt may Việt Nam vẫn luôn là
lĩnh vực mũi nhọn. Với tốc độ tăng trưởng nhanh và mạnh như hiện nay, ngành dệt
may không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với mục tiêu phục hồi đà tăng trưởng
kinh tế, mà còn đảm bảo cân bằng cán cân thương mại của Việt Nam. Chính phủ
Việt Nam đã sớm đặt mục tiêu cho ngành dệt may, từ năm 2017-2020, dệt may Việt
Nam sẽ phấn đấu đứng thứ hai, thứ ba trong top các nước xuất khẩu dệt may lớn
nhất trên toàn thế giới. Đồng thời, khẳng định đến năm 2020 dệt may Việt Nam sẽ
có từ 5-7% các thương hiệu lớn hội nhập với thị trường thế giới.
Trước sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam, học viên chọn đề tài
nghiên cứu: “Nghiên cứu khảo sát qui trình thiết kế sản phẩm quần dệt kim thẩm
mỹ” Đề tài tiến hành nhằm khảo sát cấu tạo và tính chất cơ lý của vải dệt kim sử
dụng cho sản phẩm quần định hình thẩm mỹ. Nghiên cứu sử dụng đặc tính đàn hồi,
khả năng nén ép của vải, với mong muốn định hình đường cong, tôn thêm vẻ đẹp

của người phụ nữ.
Những nội dung chính trong luận văn bao gồm:
Chương I. Tổng quan
Chương II. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương III. Kết quả nghiên cứu và bàn luận

GVHD: TS. Chu Diệu Hương

1

HV: Chu Thị Ngọc Thạch


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Viện Dệt May – Da Giầy và Thời Trang

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

CHƢƠNG I. TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu sơ lƣợc về sản phẩm quần định hình thẩm mỹ
1.1.1. Quần định hình thẩm mỹ
Quần định hình thẩm mỹ là một loại quần có tác dụng, định hình khuôn
người, giúp chị em phụ nữ “cất giấu” phần mỡ thừa, đồng thời giúp nâng mông, tạo
nên đường cong quyến rũ khi mặc quần áo, nhất là khi mặc váy và đồ ôm khít. Đặc
biệt hơn, sản phẩm này còn giúp làm phẳng bụng, thon eo tạo cho người mặc có
thân hình thon thả, đường nét quyến rũ và đầy nữ tính. Đây là phát minh vĩ đại dành
cho phái nữ giúp họ tự tin và thể hiện được cá tính cũng như vẻ đẹp của mình.

Hình 1.1. Quần định hình mông và eo


GVHD: TS. Chu Diệu Hương

2

HV: Chu Thị Ngọc Thạch


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Viện Dệt May – Da Giầy và Thời Trang

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

Hình 1.2. Quần định hình eo mông và đùi.
Sản phẩm quần định hình là loại sản phẩm bền, đẹp, có thể kết hợp với
nhiều loại trang phục, sản phẩm quần định hình được thiết kế độc đáo giúp người
mặc nhỏ gọn hơn và tạo lên những đường cong nềm mại cho cơ thể. Không những
vậy sản phẩm định hình còn giúp giảm mỡ làm săn chắc cơ thể, về lâu dài giúp
người mặc có một vòng eo và vóc dáng như ý.
Quần định hình được dệt may dựa theo cấu tạo của các nhóm cơ bụng, hông,
đùi, mông để giúp nhóm cơ này được săn chắc thon gọn. Người mặc có thể sử dụng
mỗi ngày, mang lại sự tự tin và thoải mái suốt cả ngày.
Gần đây quần định hình được biết đến như một giải pháp tuyệt vời cho
những người có vòng eo lớn, không thon gọn. Chính vì thế, loại sản phẩm này đã
được nhiều chị em tin tưởng chọn dùng trong nhiều hoàn cảnh.
1.1.2. Cấu tạo quần định hình thẩm mỹ
Quần định hình thẩm mỹ với cấu tạo lưng cao, được ôm gọn vòng hai, nâng
đỡ và săn chắc vòng ba một cách hoàn hảo tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái, giúp
GVHD: TS. Chu Diệu Hương

3


HV: Chu Thị Ngọc Thạch


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Viện Dệt May – Da Giầy và Thời Trang

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

người sử dụng dễ dàng che đi khuyết điểm của cơ thể, tôn lên vóc dáng tạo các
đường cong quyến rũ vẻ duyên dáng cho phái đẹp.

Hình 1.3. Kết cấu quần định hình eo và mông
a. Thân trước:
Phần cạp quần
Phần eo
Phần bụng
b. Thân sau:
Phần cạp quần
Phần lưng
Phần mông
c. Đũng quần
Đũng quần gồm 2 lớp: Lớp ngoài và lớp trong
Phần đũng trước
Phần đũng sau

GVHD: TS. Chu Diệu Hương

4


HV: Chu Thị Ngọc Thạch


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Viện Dệt May – Da Giầy và Thời Trang

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

1.1.3. Đặc tính quần định hình thẩm mỹ
Sản phẩm quần định hình ra đời bắt nhịp với những nhu cầu thiết yếu của
người sử dụng, dòng sản phẩm mới này với nhiều kiểu dáng, công dụng, chức năng
phù hợp với nhiều đối tượng, mang đến nhiều lựa chọn cho phái đẹp.
Quần định hình giúp thu gọn phần mỡ thừa ở bụng, mông, đùi nhằm ôm sát
cơ thể nhưng vẫn tạo tính thoáng mát, có độ đàn hồi cao, cách nhiệt, kháng khuẩn
khử mùi hôi vùng kín, chống tĩnh điện, có tác dụng hấp thụ độ ẩm, che chắn bức xạ,
giúp lưng thẳng, bụng phẳng, eo thon, đùi gọn, chất liệu đa dạng như: gen than tre –
nano carbon, sợi tơ tằm – sợi than tre, gen lụa bóng cao cấp, cotton, thun lạnh v.v...
Tính năng độc đáo của dòng sản phẩm định hình giúp làm gọn, làm phẳng
bụng, thon eo, nâng mông, thon đùi tạo cho người mặc có thân hình thon thả, đường
nét quyến rũ đầy nữ tính, làm chủ được vóc dáng, tự tin trong mọi hoàn cảnh.

Hình 1.4. Một số kiểu quần định hình
Quần định hình mang đến cho người sử dụng nhiều tiện lợi. Quần được thiết
kế và may bằng chất liệu có độ co giãn đàn hồi lớn, có khả năng thấm hút tốt nên
tạo cảm giác thông thoáng và thoải mái. Chiều dài của quần kéo dài từ trên eo đến
hông và mông, giúp làm thon eo, phẳng bụng dưới và có tác dụng nâng mông, mang
đến cho người sử dụng có vòng ba săn chắc. Sản phẩm là sự lựa chọn thích hợp với

GVHD: TS. Chu Diệu Hương


5

HV: Chu Thị Ngọc Thạch


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Viện Dệt May – Da Giầy và Thời Trang

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

thân hình của chị em phụ nữ có vòng eo lớn, phụ nữ sau khi sinh, làm việc văn
phòng ít vận động đều có thể dùng sản phẩm này cho thân hình hoàn hảo hơn.
Kích thước cùng thiết kế đa dạng, trọng lượng nhẹ, sản phẩm định hình
thẩm mỹ được đánh giá cao về độ thông thoáng, thoải mái, đàn hồi cao, hợp thời
trang v.v...
1.2. Vải dệt kim
1.2.1. Khái niệm vải dệt kim
Vải dệt kim được tạo ra từ các vòng sợi liên kết với nhau theo một quy tắc
nhất định. Vải dệt kim là loại vải được làm bằng cách đan các vòng sợi vào nhau.
Các vòng sợi này được làm từ một hay nhiều sợi.
Hình vẽ cấu trúc của một loại vải dệt kim.

Hình 1.5. Ảnh chụp vải dệt kim

Hình 1.6. Cấu trúc vải dệt kim

Vòng sợi là đơn vị cấu tạo cơ bản của vải dệt kim, các vòng sợi được phân bố
theo hàng ngang tạo nên hàng vòng. Còn các vòng sợi đan từ vòng này qua vòng
khác theo chiều dọc của vải dệt kim tạo thành cột vòng.
Hình dạng và các phần vòng vải dệt kim đan ngang và đan dọc:


GVHD: TS. Chu Diệu Hương

6

HV: Chu Thị Ngọc Thạch


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Viện Dệt May – Da Giầy và Thời Trang

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

Hình 1.7. Dệt kim đan ngang

Hình 1.8. Dệt kim đan dọc

1-2-3-4-5-1: Gọi là chiều dài vòng sợi, ký hiệu là Lv
- Mỗi vòng sợi trong kiểu dệt kim đan ngang (hình 1.7) có các phần sau:
3-4:

Cung kim

2-3 và 4-5:

Các phần vòng kéo căng

1-2 và 5-1:

Các nửa cung kim.


Mỗi vòng sợi trong kiểu dệt kim đan dọc (hình 1.8) có các phần sau:
3-4:

Cung kim

2-1-5:

Phần vòng kéo căng

2-3 và 4-5:

Trụ vòng.

Vải dệt kim được tạo ra bằng hai phương pháp đan chính là phương pháp đan
dọc và phương pháp đan ngang. Với kiểu dệt kim đan ngang thì sợi uốn cong liên
tục tạo thành hàng vòng, với kiểu dệt kim đan dọc thì hàng vòng tạo nên bằng một
hệ thống sợi, khi đó các sợi riêng biệt tạo thành một hay hai vòng trong một hàng và
được lặp đi lặp lại.
1.2.2. Một số kiểu dệt kim thông dụng
Có ba kiểu dệt đan ngang cơ bản: + Đan trơn (Single)
+ Đan chun (Laxtic)
+ Đan chun kép (Interlock)
* Kiểu dệt trơn (Single):
Là kiểu dệt đan ngang đơn giản và phổ biến nhất.
Đặc trưng: Vải dệt kim đan ngang Single có mặt trái khác so với mặt phải
GVHD: TS. Chu Diệu Hương

7


HV: Chu Thị Ngọc Thạch


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Viện Dệt May – Da Giầy và Thời Trang

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

của vải, mặt phải của vải nổi lên các trụ vòng, mặt trái của vải nổi lên cung kim.

Hình 1.9. Mặt trái kiểu dệt trơn (single)

Hình 1.10. Mặt phải kiểu dệt trơn (single)
Ưu điểm: Vải khá mềm mại, có độ giãn theo chiều ngang lớn hơn độ giãn
theo chiều dọc.
Nhược điểm: Vải dễ bị xổ vòng, thậm chí khi đứt một vòng cũng có thể xổ
cả cột vòng.
Sử dụng: Dệt bít tất, quần áo thể thao, găng tay, .v.v.
* Kiểu dệt đan chun (Laxtic):
Là kiểu dệt đan ngang và dệt kép.
Đặc trưng: Với kiểu dệt này, trong một hàng vòng thì các vòng sợi lần lượt
quay mặt phải rồi quay sang mặt trái. Do đó mặt trái và mặt phải của vải giống
nhau.
GVHD: TS. Chu Diệu Hương

8

HV: Chu Thị Ngọc Thạch



Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Viện Dệt May – Da Giầy và Thời Trang

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

Hình 1.11. Kiểu dệt đan chun (Laxtic)
Ưu điểm: So với kiểu dệt trơn (Single) thì kiểu dệt đan chun (Laxtic) không
làm quăn mép vải, khó bị tuột vòng. Vải có khả năng kéo giãn, đàn hồi theo chiều
ngang rất lớn. Có thể tăng độ đàn hồi của vải khi dệt bằng sợi đàn hồi (elaxtic) và
tăng mật độ vải. Ưu điểm lớn nhất của vải là không tuột dọc theo hướng đan.
Nhược điểm: Do cấu trúc của kiểu dệt vải đan chun (Laxtic) có độ dày hơn
kiểu dệt trơn (Single) cho nên vải này cứng hơn vải đan trơn (Single).
Sử dụng: Dùng khi dệt găng tay, áo và vải dệt kim mặc ngoài.
* Kiểu dệt đan chun kép (Interlock):
Là kiểu dệt kép đan ngang.
Đặc trưng: Đan chun lồng hai sợi vào nhau. Tạo ra vải có hình dáng bên
ngoài đẹp.

Hình 1.12. Kiểu dệt đan chun kép (Interlock)
GVHD: TS. Chu Diệu Hương

9

HV: Chu Thị Ngọc Thạch


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Viện Dệt May – Da Giầy và Thời Trang

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật


Ưu điểm: Vải ít bị xổ, tuột vòng đồng thời độ bền mài mòn cao. Độ ổn định
kích thước, độ đàn hồi cao.
Nhược điểm: Do cấu trúc của kiểu dệt vải đan chun (Laxtic) có độ dày hơn
kiểu dệt trơn (Single) cho nên vải này cứng hơn vải đan trơn (Single).
Ứng dụng: Dùng khi dệt găng tay, áo và vải dệt kim mặc ngoài.
1.2.3. Các thông số vải dệt kim
a. Chiều dài vòng sợi: (Đơn vị tính mm)

Hình 1.13. Hình vẽ cấu trúc chiều dài vòng sợi
Cấu trúc vòng sợi gồm 3 phần:
* (1): cung kim
* (2): trụ vòng
* (3): cung platin
L

= l + 2.l

vs

(1)

+l
(2)

(3)

b. Bƣớc cột vòng và chiều cao hàng vòng
Hàng vòng là khoảng cách giữa hai điểm tương ứng giữa hai vòng sợi kề
nhau trên cùng một hàng vòng (A)

Cột vòng là khoảng cách tương ứng giữa hai vòng sợi kề nhau trên cùng một
cột vòng (B)

GVHD: TS. Chu Diệu Hương

10

HV: Chu Thị Ngọc Thạch


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Viện Dệt May – Da Giầy và Thời Trang

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

Hình 1.14. Xác định bƣớc cột vòng và chiều cao hàng vòng vải dệt kim.
c. Mật độ ngang Pn và mật độ dọc Pd
Mật độ vải dệt kim theo hướng ngang Mn (hướng hàng vòng) được xác định
bằng số cột vòng trên 100mm.
Mật độ vải dệt kim theo hướng dọc Md (hướng cột vòng) được xác định
bằng số hàng vòng trên 100mm
Giữa mật độ vải và các đặc trưng kích thước của vòng sợi có mối liên hệ
như sau:
A

100
, [mm]
Mn

B


100
, [mm]
Md

Trong đó: A - bước vòng
B - hàng vòng
d. Rappo kiểu dệt (R)
Là số hàng vòng ít nhất hoặc số cột vòng ít nhất mà sau đó trật tự sắp xếp
của kiểu dệt cơ bản được lặp lại

GVHD: TS. Chu Diệu Hương

11

HV: Chu Thị Ngọc Thạch


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Viện Dệt May – Da Giầy và Thời Trang

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

(a)

(b)

Hình 1.15. Hình vẽ xác định rappo các kiểu dệt
Hình (a) thể hiện rappo kiểu dệt dẫn xuất cách 1 kim của tricot có rappo ngang Rn
= 1, và rappo dọc Rd= 2. Hình (b) thể hiện rappo của kiểu dệt đan ngang hai mặt

trái có rappo ngang Rn = 1 và rappo dọc Rd = 2.
e. Hệ số tƣơng quan mật độ (C)
Là tỉ số giữa mật độ ngang so với mật độ dọc của vải

f. Mô dun vòng sợi
Là tỉ số chiều dài vòng sợi so với đường kính sợi

g. Khối lƣợng gam/ m2
Khối lượng một mét vuông vải. Khối lượng một mét vuông vải được tính
bằng g/m2.
Khi tính khối lượng còn phải tính đến điều kiện độ ẩm và nhiệt độ phòng, do đó
sẽ có khối lượng thực tế, khối lượng qui chuẩn của một mét hay 1m2 vải dệt kim [1].
Khối lượng 1m2 vải, ký hiệu: Q, [g/m2].

GVHD: TS. Chu Diệu Hương

12

HV: Chu Thị Ngọc Thạch


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Viện Dệt May – Da Giầy và Thời Trang

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

1.3. Một số tính chất cơ lý của vải dệt kim đan ngang
1.3.1. Tính biến dạng của vải dệt kim đan ngang.
Vải dệt kim có độ co giãn lớn, độ co giãn của vải gồm nhiều yếu tố khác
nhau. Từ chi số sợi, mật độ sợi, kiểu dệt, độ chứa đầy v.v...Trong đó độ chứa đầy

ảnh hưởng nhiều tới tính chất của vải, độ chứa đầy nhỏ vải sẽ mềm, tăng tính thẩm
thấu không khí, uốn, dẫn nhiệt tốt, ngược lại khi tăng mật độ và độ chứa đầy của vải
sẽ làm tăng liên kết xơ với sợi làm tăng khối lượng và độ bền của vải nhưng đồng
thời làm giảm tính chất thẩm thấu không khí và dẫn nhiệt của vải.
Sự co giãn của vải dệt kim bị tác động ở hai nhóm yếu tố:
+ Nhóm liên quan tới cấu trúc vật liệu như cấu trúc xơ, sợi và cấu trúc vải.
+ Nhóm yếu tố tác động lên cấu trúc vật liệu trong quá trình gia công và sử
dụng sản phẩm [1].

3
4

ϭ

2
1
ε
Hình 1.16. Hình đồ thị kéo giãn vải dệt kim
Đoạn 1: Biến dạng tăng nhanh trong khi ứng suất còn nhỏ và thay đổi chưa
đáng kể. Các vòng sợi trong giai đoạn này bị biến dạng và bắt đầu diễn ra sự trượt
chuyển của các điểm dọc theo các cung sợi.
Đoạn 2: Đoạn này được đặc trưng bằng sự thay đổi đột ngột về độ dốc của
đường cong biến dạng. Sự biến dạng của các sợi diễn ra khá mãnh liệt trong giai
đoạn này đồng thời các điểm liên kết tiếp tục trượt chuyển cho đến khi các sợi cạnh
nhau bắt đầu tiếu xúc và tỳ ép vào nhau.
GVHD: TS. Chu Diệu Hương

13

HV: Chu Thị Ngọc Thạch



Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Viện Dệt May – Da Giầy và Thời Trang

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

Đoạn 3: Sự trượt chuyển của các điểm liên kết cũng như sự biến dạng của sợi
trên thực tế đã đạt đến mức tối đa. Trong giai đoạn này chủ yếu diễn ra sự biến dạng
dài của sợi. Mẫu thử sẽ bắt đầu bị đứt vào cuối giai đoạn 3 và bị phá hủy hoàn toàn
trong giai đoạn 4.
Đường cong biến dạng kéo có đặc trưng phi tuyến rõ rệt. Các loại vải có cấu
trúc phức tạp có thể có đặc trưng biến dạng phức tạp hơn. Như đối với loại vải dệt
cài sợi ngang, trong quá trình thử độ bền kéo theo hướng hàng vòng chỉ sau khi hệ
thống ngang bị phá hủy các giai đoạn đặc trưng khác của đường cong biến dạng mới
có cơ hội được tiếp tục.
Để mô tả sự trượt chuyển của các điểm liên kết tạo ra sự biến dạng của vòng
sợi các nhà khoa học đã đưa ra mô hình cấu trúc vòng sợi để dễ dàng quan sát sự
biến dạng này [1].

Hình 1.17. Mô hình biến dạng dọc của vòng sợi.
1: đoạn sợi dọc
2: đoạn sợi ngang
3:đoạn sợi soắn
d’: đƣờng kính sợi
B’: chiều dài đoạn sợi
GVHD: TS. Chu Diệu Hương

14


HV: Chu Thị Ngọc Thạch


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Viện Dệt May – Da Giầy và Thời Trang

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

Ta có thể dễ dàng quan sát tính biến dạng như độ giãn của vải dệt kim, các
mô hình biến dạng được xây dựng. Một khi mức độ tối đa được đặt ra cũng có
nghĩa là vải ở vào một trạng thái tới hạn hoàn toàn có thể được định nghĩa chính
xác. Giả thiết rằng, ở mức độ biến dạng tối đa có thể, các đoạn sợi tự do đều có
dạng đoạn thẳng, tức ảnh hưởng của các mômen uốn trong sợi ở đây đều được bỏ
qua. Đường tâm của sợi ở các điểm liên kết có dạng hình soắn ốc (do các điểm liên
kết được chuyển thành các nửa vòng soắn của sợi xe). Tiếp theo giả thiết rằng,
đường kính d của sợi do bị nén được chuyển thành d’ và chiều dài vòng sợi l do bị
kéo dãn được chuyển thành l’. Tương tự, các thông số A, B của vải cũng được
chuyển thành A’ và B’.
Mô hình của vải bị kéo dãn dọc được biểu diễn trên hình. Vòng sợi trên hình
được tạo thành 3 đoạn sợi. Đoạn sợi l có chiều dài
vậy. Đoạn sợi 2 có chiều dài

. Mỗi vòng sợi có 2 đoạn như

, cũng có dạng đoạn thẳng. Mỗi vòng sợi cũng có hai

đoạn như vậy. Đoạn sợi 3 có chiều dài

, có dạng đường soắn ốc, được xem là các


điểm liên kết của vòng sợi.
Mỗi vòng sợi có 4 đoạn như vậy. Chiều dài của cả vòng sợi biến dạng sẽ là:
Trong đó, chiều dài của từng đoạn sợi được xác định như sau:

= d’
= 2,22d’
Chiều dài

được xác định như là chiều dài của đoạn đường cong xoắn ốc

đường kính d’ và bước xoắn bằng π/4. Tổng chiều dài của vòng sợi biến dạng sẽ là:
l’= 2B’- 2d’+ 2d’+ 8,88d’ = 2B’+ 8,88d’

GVHD: TS. Chu Diệu Hương

15

HV: Chu Thị Ngọc Thạch


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Viện Dệt May – Da Giầy và Thời Trang

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

Hình 1.18. Mô hình của vải biến dạng ngang.
1: đoạn sợi dọc
2: đoạn sợi ngang
3:đoạn sợi soắn
d’: đƣờng kính sợi

A’: chiều dài của cả hai đoạn sợi
Tương tự, đối với vòng sợi biến dạng ngang ta có:
= d’
= A’- d’ ( Tổng chiều dài của cả hai đoạn)
= 1,81d’

Hình 1.19. Mô hình của vải biến dạng hai chiều.
GVHD: TS. Chu Diệu Hương

16

HV: Chu Thị Ngọc Thạch


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Viện Dệt May – Da Giầy và Thời Trang

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

1: đoạn sợi dọc
2: đoạn sợi ngang
3:đoạn sợi soắn
d’: đƣờng kính sợi
A’’: chiều dài của cả hai đoạn sợi
B’’: chiều dài đoạn sợi
Như vậy, chiều dài của cả vòng sợi biến dạng ngang sẽ là:
l’= 2d’+ A’ - d’+ 7,24d’ = A’+ 8,24d’
Đối với trường hợp vải biến dạng hai chiều, chiều dài của cả vòng sợi biến dạng
được xác định bằng biểu thức: l’= A’’ + 2B’’ + 5,88d’
1.3.2. Độ giãn của vải

Khi mặc quần áo, con người thường xuyên phải chuyển động hoặc có những
cử động nhất định trong giới hạn quần áo mà họ mặc. Vải là những vật liệu mềm và
dễ biến dạng với tác động của một lực nhỏ. Cảm giác tiện nghi có thể cảm nhận khi
vải cản trở sự chuyển động của cơ thể, tạo nên gánh nặng hoặc áp lực vừa phải lên
cơ thể. Đặc tính cơ học có ảnh hưởng nhiều nhất đến trạng thái tiện nghi cử động
của vải là độ giãn của vải [5].
Khi con người chuyển động, các kích thước trên cơ thể người luôn thay đổi
(tăng hoặc giảm ), tùy theo vị trí đa dạng cử động mà các phần da trên cơ thể có thể
bị giãn ra, chùng lại rồi sau đó hồi phục lại trạng thái ban đầu. Khi quần áo bó sát cơ
thể, vải cũng phải giãn ra hoặc chùng lại tương ứng để giúp cho cơ thể chuyển động
và sau đó hồi phục lại kích thước ban đầu.
Giãn là khả năng của vật liệu dệt được kéo dài hoặc mở rộng ra khi vải chịu
một lực kéo nhất định và khi bỏ lực thì hồi phục một cách tương đối nhanh trở lại
kích thước ban đầu.
Đặc tính giãn đàn hồi của vải thường được đặc trưng bằng độ giãn (%) và độ
hồi phục giãn (%). Độ gia tăng kích thước của vải (không hồi phục) được tính bằng
100 trừ đi độ hồi phục đàn hồi (%) cho thấy khả năng giãn là cần thiết đối với vải
may quần áo định hình mặc sát cơ thể.
GVHD: TS. Chu Diệu Hương

17

HV: Chu Thị Ngọc Thạch


×