Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Nghiên cứu mối quan hệ giữa bề mặt cơ thể người và phương pháp thiết kế ba chiều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.04 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

LÊ ĐỨC TOẢN

NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA BỀ MẶT CƠ THỂ NGƯỜI VÀ
PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ BA CHIỀU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
PGS.TS. NGÔ CHÍ TRUNG

Hà Nội – Năm 2012


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Viện Dệt May Da Giầy và Thời trang

Luận văn cao học

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................4
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................................5
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................................6
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU..........................................................................................7
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ...............................................................................................8
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................10
CHƯƠNG 1 NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN ......................................................................12


1.1 . Tổng quan về đặc điểm hình dáng cơ thể người..........................................................12
1.1.1. Các phương pháp phân loại hình dáng cơ thể người. ................................................14
1.2. Phương pháp thiết kế trang phục 2 chiều (2D). ............................................................19
1.3. Thiết kế mẫu trong sản xuất may mặc. .........................................................................21
1.4. Xây dựng bề mặt cơ thể người 3 chiều (3D). ..............................................................22
1.4.1. Giới thiệu chung. .......................................................................................................22
1.4.2. Ứng dụng của công nghệ quét 3D trong công nghiệp may và thời trang Việt Nam và
Thế giới................................................................................................................................23
1.4.3. Phương pháp quét 3 chiều (3D). ................................................................................24
1.4.4. Phương pháp xây dựng bề mặt. .................................................................................28
1.5. Các phần mềm xây dựng mô hình ảo người – quần áo.................................................32
1.6. Một số kết quả nghiên cứu về thiết kế quần áo và hình dáng bề mặt cơ thể người. ....34
1.7. Kết luận phần tổng quan. ..............................................................................................39
CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................40
2.1. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu. ................................................................................40
2.2. Phương pháp nghiên cứu. .............................................................................................41
2.3. Nội dung nghiên cứu.....................................................................................................44
2.3.1. Xây dựng bề mặt cơ thể người 3 chiều (3D). ............................................................44
2.3.2. Thiết kế mẫu cơ bản của váy nữ theo phương pháp 3D và 2D..................................56
2.3.3. Xác định mối quan hệ bề mặt cơ thể người với phương pháp thiết kế . ....................65
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ................................................69
3.1. Xây dựng bề mặt cơ thể người 3 chiều. ........................................................................69
3.1.1. Kết quả quét 3D. ........................................................................................................69

GVHD: PGS.TS. Ngô Chí Trung

2

Học viên : Lê Đức Toản



Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Viện Dệt May Da Giầy và Thời trang

Luận văn cao học

3.1.2. Kết quả xây dựng 3 chiều (3D) cơ thể nữ..................................................................70
3.2. Mẫu thiết kế cơ sở trang phục nữ phần dưới (váy).......................................................74
3.2.1. Mẫu thiết kế theo phương pháp 3 chiều (3D). ...........................................................74
3.2.2. Mẫu thiết kế theo phương pháp 2 chiều (2D). ...........................................................75
3.3. Mối quan hệ bề mặt cơ thể người với phương pháp thiết kế 3D. .................................78
KẾT LUẬN..........................................................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................87

GVHD: PGS.TS. Ngô Chí Trung

3

Học viên : Lê Đức Toản


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Viện Dệt May Da Giầy và Thời trang

Luận văn cao học

LỜI CẢM ƠN

Qua hai năm học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học bách Khoa Hà Nội
đến nay tôi đã hoàn thành khóa học của mình. Nay tôi xin tỏ lòng biết ơn sự hướng

dẫn tận tình của PGS.TS. Ngô Chí Trung, người thầy đã dành nhiều thời gian chỉ
bảo, hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình để tôi hoàn thành luận văn cao học này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy cô giáo trong Viện Dệt May Da Giầy và
Thời trang, Viện đào tạo sau đại học trường Đại học bách Khoa Hà Nội đã dạy dỗ
và truyền đạt những kiến thức khoa học trong suốt thời gian tôi học tập tại trường
và luôn tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn cao học.
Xin chân thành cảm ơn tới Ban giám hiệu, khoa Công nghệ Dệt May-Da
Giầy Trường Đại học Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp đã tạo điều kiện cho tôi học
tập và nghiên cứu trong suốt thời gian qua.
Tôi xin cảm ơn bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 20 tháng 02 năm 2012

Lê Đức Toản

GVHD: PGS.TS. Ngô Chí Trung

4

Học viên : Lê Đức Toản


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Viện Dệt May Da Giầy và Thời trang

Luận văn cao học

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan toàn bộ kết quả nghiên cứu được trình bày trong Luận văn

là do tôi nghiên cứu, do tôi tự trình bày, không sao chép từ các Luận văn khác. Tôi
xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về những nội dung, hình ảnh cũng như các kết quả
nghiên cứu trong Luận văn.

Hà Nội, ngày 20 tháng 02 năm 2012
Người thực hiện

Lê Đức Toản

GVHD: PGS.TS. Ngô Chí Trung

5

Học viên : Lê Đức Toản


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Viện Dệt May Da Giầy và Thời trang

Luận văn cao học

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CMM

Coordinate Measuring Machine

Máy đo toạ độ 3 chiều

RE


Reverse engineering

Kỹ thuật tái tạo ngược

CAD

Computer Aided Design

Thiết kế với trợ giúp của
máy tính

CAM

Computer Aided Manufacturing

Sản xuất có trợ giúp của
máy tính

CNC

Computer Numerical Control

Điều khiển số bằng máy tính

CAP

Computer Aided Planning

Lập kế hoạch sản xuất có trợ

giúp máy tính

CAPP Computer Aided Process Planning

Lập quy trình công nghệ
có trợ giúp máy tính

CAQ

Computers Aided Quality Control

Kiểm tra và quản lý chất lượng
sản phẩm

GVHD: PGS.TS. Ngô Chí Trung

6

Học viên : Lê Đức Toản


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Viện Dệt May Da Giầy và Thời trang

Luận văn cao học

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Tương quan giữa các vòng ngực, vòng eo, vòng mông.
Bảng 2.1: Bảng thông số lựa chọn các kích thước chủ đạo.

Bảng 2.2: Thông số kỹ thuật máy quét quét LC-16.
Bảng 2.3: 37 Số đo kích thước cơ thể người theo tiêu chuẩn ASTM 1999.
Bảng 2.4: Bảng số đo kích thước chủ đạo cơ thể trên phần mềm excel.
Bảng 2.5: Bảng tổng hợp các kích thước chủ đạo cơ thể người quét.
Bảng 2.6: Bảng khai báo thông tin về sản phẩm may
Bảng 2.7:Bảng điều chỉnh thông số ma nơ canh 3D.
Bảng 3.1: So sánh kết quả đo trước và sau khi xử lý dữ liệu

GVHD: PGS.TS. Ngô Chí Trung

7

Học viên : Lê Đức Toản


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Viện Dệt May Da Giầy và Thời trang

Luận văn cao học

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Hệ xương người
Hình 1.2: Hệ cơ người
Hình 1.3: Các dạng người theo tiêu chuẩn BMI
Hình 1.4: Hệ thống phân cỡ cơ thể người BSAS©.
Hình 1.5: Các dạng người theo chỉ số khối cơ thể.
Hình 1.6: Ví dụ của việc lấy số đo trên bề mặt cơ thể người.
Hình 1.7: Các ví dụ ứng dụng của việc lấy số đo bề mặt cơ thể người
Hình 1.8: Nguyên lý đo tọa độ trong máy quét lazer

Hình 1.9: Nguyên lý quét sử dụng ánh áng trắng
Hình 1.10: Nguyên lý quét sử dụng ánh áng trắng
Hình 1.11: Số hóa bề mặt bằng Phương pháp tiếp xúc trực tiếp

Hình 1.12: Mặt lưới B-spline đều bậc 3 kép
Hình 2.1: Buồng quét gồm 16 cảm biến
Hình 2.2: Xây dựng lưới tam giác từ đám mây điểm ảnh.
Hình 2.3: Tư thế đứng trong buồng máy
Hình 2.4: Minh họa dữ liệu quét 3D dưới dạng đám mây điểm ảnh
Hình 2.5: Mô hình quét mở trên màn hình làm việc
Hình 2.6: Tạo ra bề mặt từ tập hợp các điểm quét
Hình 2.7: Điều chỉnh mô hình ma nơ canh làm tăng tính đối xứng.
Hình 2.8 : Tạo sự cân xứng giữa các phần trên mô hình
Hình 2.9: Quá trình xây dựng bề mặt, làm mịn hóa
Hình 2.10: Vị trí xác định mốc đo nhân trắc cơ thể người theo tiêu chuẩn ISO
Hình 2.11: Xác định các điểm đặc trưng dựa trên mốc đo nhân trắc và đường đặc
trưng.
Hình 2.12:Lưới mô hình bề mặt và quá trình thực hiện bề mặt hóa
GVHD: PGS.TS. Ngô Chí Trung

8

Học viên : Lê Đức Toản


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Viện Dệt May Da Giầy và Thời trang

Luận văn cao học


Hình 2.13: Vị trí bám phủ của váy trên bề mặt cơ thể.
Hình 2.14: Mẫu váy được thiết kế bằng phương pháp 3 chiều (3D).
Hình 2.15 :Bề mặt hóa sản phẩm
Hình 2.16: Hệ thống lò xo trọng lượng tam giác
Hình 2.17: Hệ thống lò xo trọng lượng tam giác
Hình 2.18: Bề mặt sản phẩm được trải phẳng ở dạng phẳng (2D)
Hình 2.19: Mẫu cơ sở váy nữ được thiết kế theo công thức của SEV.
Hình 2.20: Mẫu thiết kế được chuyển sang phần mềm V-Sticher
Hình 2.21: Nhập mẫu vải và may trên V-Sticher
Hình 2.22: Mẫu thiết kế được may mặc thử lên người mẫu.
Hình 2.23: Sức căng của vải khi mẫu được may mặc thử.
Hình 2.24: Lực nén lên các vị trí tiếp xúc của sản phẩm lên cơ thể.
Hình 3.1: Dữ liệu quét 3D dưới dạng đám mây điểm ảnh
Hình 3.2: Kết quả xây dựng mô hình ma no canh ảo.
Hình 3.3: Mặt cắt một số điểm trên mô hình.
Hình 3.4: Bảng màu sắc xác định dung sai bề mặt trong khoảng ± 1mm
Hình 3.5: Mẫu váy nữ theo phương pháp thiêt kế 3D.
Hình 3.6: Mẫu thân trước váy nữ theo phương pháp thiếtkế 2D.
Hình 3.7: Mẫu thân sau váy nữ theo phương pháp thiết kế 2D.
Hình 3.8: Quá trình trải phẳng bề mặt mẫu cơ bản sản phẩm may
Và xuất dữ liệu cho phần mềm CAD 2D.
Hình 3.9: Mẫu thiết kế được may thử lên cùng manocanh ảo
a-b: Mặt trước, sau của mấu được thiết kế theo phương pháp thiết kế 2D.
Hnh 3.10: Mẫu thiết kế được may thử lên cùng manocanh ảo.
c-d: Mặt trước, sau của mẫu được thiết kế theo phương pháp thiết kế 3D.
Hình 3.11: Biểu đồ áp lực của vải lên bề mặt cơ thể.
GVHD: PGS.TS. Ngô Chí Trung

9


Học viên : Lê Đức Toản


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Viện Dệt May Da Giầy và Thời trang

Luận văn cao học

MỞ ĐẦU
Công nghiệp dệt may đã có những bước phát triển đáng ghi nhận, đóng góp
thu nhập đáng kể cho nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên trong bối cảnh tình hình
kinh tế thế giới hiện nay ngành công nghiệp may mặc của Việt Nam đang gặp nhiều
khó khăn vì các công ty may chủ yếu là may gia công hàng xuất khẩu. Việc đầu tư
phát triển thị trường nội địa đã đang và sẽ là một hướng đi đúng vì nhu cầu cũng
như mức sống của người dân Việt Nam đang tăng cao. Hiện nay trên thị trường nội
địa các nhãn hiệu Việt đã trở nên quen thuộc như Nem, Ivy, Chicland…Bên cạnh
đó các công ty trong nước cũng chịu sự cạnh tranh lớn vì người tiêu dùng càng ngày
càng có nhiều sự lựa chọn khi mà đã và đang có rất nhiều hãng thời trang nổi tiếng
trên thế giới xuất hiện ở Việt Nam. Nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh
tranh trong nước và trên thế giới đang là yêu cầu lớn đặt ra cho các nhà sản xuất khi
mà yêu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao. Có một thực tế khi khảo sát các cửa
hàng thời trang của các nhãn hiệu trong nước và ngoài nước thì rất nhiều khách
hàng đã phải chấp nhận sửa lại trang phục đã chọn ưng về kiểu dáng cho vừa vặn
với cơ thể của mình.
Một trong những nguyên nhân tạo ra các sản phẩm chưa đáp ứng được yêu
cầu người tiêu dùng về độ vừa vặn của trang phục là các công ty may của Việt Nam
khi sản xuất hàng nội địa hầu như dựa trên thông số kích thước sản phẩm của các
đơn hàng may gia công rồi điều chỉnh cho phù hợp với người Việt Nam. Các mẫu
thiết kế do đó được chỉnh từ các mẫu rập của các mẫu gia công. Nếu là mẫu thiết kế
mới thường thiết kế theo công thức may đo đơn giản và theo kinh nghiệm.

Chất lượng thiết kế có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Chất
lượng thiết kế chưa cao do nhiều nguyên nhân: chưa có một hệ thống cỡ số cơ thể
người tiêu chuẩn; chưa có một hệ thống công thức thiết kế phù hợp; Công cụ thiết
kế được sử dụng chủ yếu trong thiết kế thời trang là ma-nơ-canh thường chọn loại
có kích thước nhỏ gần với kích thước người Việt Nam, do vậy hình dáng, tỷ lệ chưa
phù hợp với người Việt Nam. Đặc biệt hệ thống thiết kế 2 chiều (2D) có nhiều

GVHD: PGS.TS. Ngô Chí Trung

10

Học viên : Lê Đức Toản


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Viện Dệt May Da Giầy và Thời trang

Luận văn cao học

nhược điểm. Vì vậy nghiên cứu thiết sản phẩm là một công đoạn quan trọng còn
gặp nhiều khó khăn tại Việt Nam.
Hiện nay nghiên cứu phương pháp thiết kế trang phục 3 chiều (3D) là vấn đề
được quan tâm trên toàn thế giới. Đây là vấn đề mới bước đầu được nghiên cứu tại
Việt Nam. Đề tài “Nghiên cứu mối quan hệ giữa bề mặt cơ thể người và phương
pháp thiết kế trang phục ba chiều” nghiên cứu nhằm góp phần xây dựng và hoàn
thiện phương pháp thiết kế trang phục 3 chiều (3D) tại Việt Nam. Đề tài bao gồm
các nội dung chính sau:
- Nghiên cứu mô phỏng 3 chiều bề mặt cơ thể người từ dữ liệu máy quét 3D
- Nghiên cứu mối quan hệ giữa bề mặt cơ thể người và phương pháp thiết
kế, trang phục 2 chiều (2D) và trang phục 3 chiều (3D).


GVHD: PGS.TS. Ngô Chí Trung

11

Học viên : Lê Đức Toản


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Viện Dệt May Da Giầy và Thời trang

Luận văn cao học

CHƯƠNG 1
NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
1.1 . Tổng quan về đặc điểm hình dáng cơ thể người
Hình dáng và kích thước quần áo được sản xuất cần phải phù hợp với hình
dáng và kích thước của cơ thể người mặc, vì thế trước khi thiết kế dựng hình các chi
tiết của quần áo, người thiết kế cần phải nghiên cứu để nắm được đặc điểm hình
dáng, kích thước các phần trên cơ thể và cấu tạo cơ thể con người thuộc các lứa tuổi
khác nhau và giới tính khác nhau.
Việc nghiên cứu về hình dáng bên ngoài và cấu tạo của cơ thể người có ý nghĩa
thực tế rất to lớn đối với các nhà thiết kế hàng may mặc. Điều đó sẽ giúp chúng ta
biết được mối liên quan giữa các kích thước của các phần cơ thể có ảnh hưởng như
thế nào đến hình dáng bên ngoài và thể chất của con người. Nhờ đó ta có thể phân
biệt được sự khác nhau giữa các dạng cơ thể (cao, thấp, to, nhỏ, gù, ưỡn, v.v…)
phát triển không bình thường với cơ thể phát triển bình thường. Đó là những kiến
thức cơ bản về cơ thể học và nhân chủng học mà nhà thiết kế mẫu quần áo nhất thiết
phải nắm được để trên cơ sở đó sẽ thiết kế được các mẫu quần áo phù hợp với kích
thước và hình dáng của cơ thể người mặc.[3]

- Trong cấu tạo cơ thể người, khung xương có vai trò rất quan trọng, nó là cái cốt
trong thân thể người, là cái khung nâng đỡ cơ thể đứng lên trong không gian, làm
chỗ đứng vững chắc cho các phần mềm như gân, cơ, mỡ. Đặc biệt nó tạo nên cho cơ
thể người một hình dáng nhất định. Nhiệm vụ chính của khung xương là kết hợp
cùng với hệ cơ và khớp gắn vào nó làm cho cơ thể vận động được theo ý muốn.
Hình dáng và kích thước của cơ thể phụ thuộc vào hình dạng và kích thước của
khung xương. Trong thực tế con người có hình dạng và chiều cao cơ thể khác nhau,
người to hay người nhỏ, cao hay thấp, vai rộng hay hẹp v.v… là phụ thuộc vào
chiều dài và hình dạng của các xương.
Hệ xương trên cơ thể người gồm trên 200 xương lớn, nhỏ chiếm 2/5 trọng
lượng cơ thể trong đó phần lớn là các xương hợp thàng từng đôi đối xứng ở hai nửa

GVHD: PGS.TS. Ngô Chí Trung

12

Học viên : Lê Đức Toản


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Viện Dệt May Da Giầy và Thời trang

Luận văn cao học

cơ thể. Trong hệ xương người còn có xương sụn, ở cơ thể trẻ em xương sụn chiếm
tỉ lệ cao, cơ thể càng lớn xương sụn càng thoái hóa và xương càng phát triển.
Xương sụn phần lớn bao trùm ở vị trí các đầu xương và nằm giữa các đốt sống, giữa
các khớp và ở những nơi mềm dẻo giúp cho cơ thể vận động được. Khi con người
có tuổi sụn sẽ thành dạng xương, khi đó xương sẽ không còn dài ra nữa (không có
tính đàn hồi) và con người sẽ không còn cao lên được. Giữa các xương được liên

kết bởi các khớp, nhờ các khớp này mà cổ chân, cổ tay, v.v… có thể quay được. [1]

Hình 1.1: Hệ xương người
- Hình dáng bên ngoài của cơ thể người không chỉ phụ thuộc vào cấu tạo của bộ
xương mà còn phụ thuộc vào hệ cơ và lớp mỡ trên cơ thể. Trong khi xương tạo nên
hình dáng chung của cơ thể thì hệ cơ tạo nên hình khối cụ thể của từng bộ phận.
Trong cơ thể người có khoảng 600 cơ. [1]

GVHD: PGS.TS. Ngô Chí Trung

13

Học viên : Lê Đức Toản


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Viện Dệt May Da Giầy và Thời trang

Luận văn cao học

Hình 1.2: Hệ cơ người
1.1.1. Các phương pháp phân loại hình dáng cơ thể người.
Trong lĩnh vực may mặc, đặc điểm hình dáng cơ thể người mặc có ảnh
hưởng không nhỏ đến việc thiết kế trang phục và tạo dáng quần áo. Việc phân loại
hình dáng cơ thể người giúp nhận biết và có phương pháp điều chỉnh phù hợp khi
thiết kế quần áo. Do vậy, có rất nhiều cách phân loại hình dáng cơ thể người. Lâu
nay, phổ biến các cách phân loại hình dáng cơ thể người chủ yếu theo kinh nghiệm
chủ quan hoặc đánh giá bằng một vài chỉ số tương quan đơn giản: [3]
- Theo tỉ lệ kích thước dài của cơ thể: có dạng dài (chi dài, thân ngắn), dạng
ngắn (chi ngắn, thân dài) và dạng trung bình.

- Theo tư thế của cơ thể: căn cứ vào độ cong cột sống và tương quan giữa
đường viền phía trước và phía sau cơ thể, người ta chia ra làm 3 loại cơ thể (cơ thể
bình thường, cơ thể gù, cơ thể ưỡn).
GVHD: PGS.TS. Ngô Chí Trung

14

Học viên : Lê Đức Toản


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Viện Dệt May Da Giầy và Thời trang

Luận văn cao học

- Theo chiều dày của cơ thể: người ta dựa vào chỉ số tương quan giữa kích
thước chiều cao đứng và cân nặng (chỉ số BMI theo tiêu chuẩn y học và sức khỏe),
hoặc theo tương quan giữa chu vi vòng ngực lớn nhất và vòng bụng để phân ra 3
dạng cơ thể (dạng béo, dạng trung bình và dạng gầy).

Hình 1.3: Các dạng người theo tiêu chuẩn BMI
- Phân loại theo hình dáng các phần cơ thể: Vai (vai xuôi, vai trung bình, vai
ngang); ngực (dạng bán cầu tương ứng với cơ thể trung bình, dạng ovan tương ứng
với cơ thể béo, dạng hình chóp tương ứng với cơ thể gầy), hông (hông cao, hông
trung bình, hông thấp), chân (chân thẳng, chân vòng kiềng, chân khèo). [4]
Ngày nay, cùng với sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại, để đánh giá, phân tích
dáng vóc đa dạng của người phụ nữ, người ta đề cập đến các chỉ số tỉ lệ giữa các
phần cơ bản trên cơ thể.
Theo phương pháp phân tích và phân loại dạng người của FFIT.
FFIT (2002) “Phương pháp nhận định dạng người phụ nữ” được sử dụng

trong trong công nghệ hoàn thiện độ vừa vặn cho sản phẩm may mặc. FFIT được
thiết kế xây dựng vào năm 2002 tại Mỹ với mục đích làm cơ sở cho việc xây dựng
phần mềm nhận định và phân loại dạng người từ dữ liệu 3D

GVHD: PGS.TS. Ngô Chí Trung

15

Học viên : Lê Đức Toản


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Viện Dệt May Da Giầy và Thời trang

Luận văn cao học

Theo FFIT phụ nữ được chia thành 9 dạng như sau: Dạng người hình chữ nhật,
dạng người hình đồng hồ cát, Dạng người hình đồng hồ cát có vòng ngực và vai
rộng, dạng người hình đồng hồ cát có vòng mông và hông rộng, dạng người hình
tam giác, dạng người hình tam giác ngược, dạng người hình ô van, dạng người hình
chiếc thìa và dạng người hình kim cương.[13]
Theo phương pháp phân tích và phân loại dạng người của BSAS©.
BSAS© là một dự án quốc gia Mỹ kết hợp các trường đại học có tiếng về
may mặc và công ty phần mềm kỹ thuật cao TC2 với mục tiêu định hướng và xây
dựng quy trình phân loại dạng người, từ đấy thiết lập hệ thống cỡ số và phát triển
thiết kế mẫu rập tăng cường độ vừa vặn theo đúng với phân khúc thị trường tiêu thụ
cho từng loại dạng người của từng thương hiệu thời trang.
Theo hệ thống phân cỡ cơ thể người BSAS©, 4 vóc được đề cập đến theo
tiêu chí “tỉ lệ ngực : eo” và tỉ lệ mông : eo” như hình mô tả sau:


Hình 1.4: Hệ thống phân cỡ cơ thể người BSAS©.

GVHD: PGS.TS. Ngô Chí Trung

16

Học viên : Lê Đức Toản


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Viện Dệt May Da Giầy và Thời trang

Luận văn cao học

Vóc của cơ thể phụ nữ thường được phân nhóm dựa vào mối tương quan giữa các
vòng ngực, vòng eo, vòng mông với nhau. Số đo được trích xuất từ máy quét 3D
sau đó được tính toán theo tỉ lệ “vòng mông : vòng eo”, “vòng ngực : vòng eo” để
phân nhóm vóc cơ thể theo bảng sau:
Vóc người

Tỉ lệ vòng ngực:vòng eo

Tỉ lệ vòng mông:vòng eo

Dáng đồng hồ cát

Cao

Cao


Dáng hình chữ I

Thấp

Thấp

Dáng hình quả lê

Thấp

Cao

Dáng tam giác ngược

Cao

Thấp

Bảng 1.1: Tương quan giữa các vòng ngực, vòng eo, vòng mông
Các dạng người theo chỉ số khối cơ thể.
Máy quét 3D không cho cân nặng và chiều cao, nhưng có các thông số khác
cho phép tính toán được thể tích dáng vóc cơ thể. Một định lượng cơ thể khác là
BVI (Body Volume Index: thể tích cơ thể) được sử dụng cho việc phân tích kết quả
thu được nhờ máy quét 3D, cho ra kết quả như sau: dưới 25,6: người gầy; 25,6~28,2
là người bình thường; 28,2~33,1 là người đầy đặn, trên 33,1 là người béo phệ

GVHD: PGS.TS. Ngô Chí Trung

17


Học viên : Lê Đức Toản


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Viện Dệt May Da Giầy và Thời trang

Luận văn cao học

Hình 1.5: Các dạng người theo chỉ số khối cơ thể.
Với cách tính sử dụng BVI, kết quả phân dáng người cũng tương tự như cách sử
dụng BMI, cũng cho ra 4 dáng người gầy, bình thường, đầy đặn và báo phệ, như thế
cả 2 cách đều được chấp nhận và có giá trị sử dụng ngang nhau.
Sự phân bố phân nhóm dáng trong dân số nghiên cứu được phân tích là cho
ra kết quả như sau: phần lớn dân số tập trung ở nhóm có BVI= 26 đến 33, thuộc
nhóm người bình thường và đầy đặn, một số rất ít rơi vào nhóm béo phệ hay gầy
còm.[13]
1.1.2. Phân loại dạng cơ thể nữ tại một số nước trên thế giới.
1- ISO/TR 10652:1991 năm 1991, ISO phân 3 dạng cho người phụ nữ tùy
theo độ chênh lệch mông-ngực và được gọi tên là dạng người A, dạng người M và
dạng người H, với “độ chênh lệch mông-ngực” tương đương giá trị 9~17cm,
4~8cm, và 0cm. Hệ thống phân dạng theo ISO được sử dụng tham khảo rộng rãi
trên 140 quốc gia.
2- Phụ nữ Anh Quốc: 6 dạng người (tương đương với 6 bảng phân cỡ và cỡ
số) phân theo 3 nhóm chiều cao (dưới 155cm, 155~165cm, và trên 165cm) và “độ
chênh lệch mông-ngực”. Kết quả 6 dạng người là: ngực rất nhỏ, ngực nhỏ, ngực
GVHD: PGS.TS. Ngô Chí Trung

18

Học viên : Lê Đức Toản



Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Viện Dệt May Da Giầy và Thời trang

Luận văn cao học

trung bình, ngực đầy đặn, ngực to và ngực rất to, tương đương các giá trị mông
ngực lần lượt là: 15cm, 10cm, 5cm, 0cm, -5cm, -10cm.
3- Phụ nữ Đức và Hà Lan: 9 dạng người (tương đương 9 bảng cỡ và số) phân
theo 3 nhóm chiều cao (thấp, trung bình, cao) và 3 nhóm “độ lệch mông ngực” lần
lượt cho người mông lép, mông trung bình, mông to tròn. Vói các giá trị tương
đương là: -3.5~1cm, 2.5~8cm, 8.5~13cm.
4- Phụ nữ Hung-ga-ri (MSZ 6100/1-86) 2 dạng người (tương đương với 2
bảng phân cỡ: phụ nữ đầy đặn và bình thường), phân theo chiều cao và dạng người
theo phương pháp đặc biệt của Nga và Hung-ga-ri.
5- Phụ nữ Mỹ (phức tạp với nhiều dạng người)
PS 42-70:1970: 7 dạng người (tương đương 7 bảng phân cỡ và cỡ số) phân dạng
theo chiều cao và “chênh lệch mông-ngực”
CS215-58: 20 dạng người (tương đương 20 bảng phân cỡ và cỡ số) phân dạng theo
chiều cao và “chênh lệch mông-ngực”
6- Phụ nữ Hàn Quốc: 3 dạng người (tương đương 3 bảng phân cỡ và cỡ số)
phân dạng theo chiều cao và “chênh lệch mông-ngực” mỗi dạng người lại chia nhỏ
theo 7 nhóm chiều cao.
7- Phụ nữ Việt Nam (đề tài cấp tập đoàn của viện dệt may 2008): 2 dạng
người theo “độ chênh lệch mông-ngực” (-3;3) và (4~10) [7]
1.2. Phương pháp thiết kế trang phục 2 chiều (2D).
Trong may mặc và thiết kế thời trang, mẫu kỹ thuật (pattern) là sản phẩm
quần áo gốc, từ đó các sản phẩm may khác có kiểu dáng tương tự được sao chép lại,
mẫu kỹ thuật các chi tiết của quần áo được vẽ trên vải trước khi cắt và lắp ráp. Các

chi tiết được thiết kế sao cho sau khi lắp ráp sẽ phù hợp với hình dáng cơ thể.
Có ba phương pháp thiết kế mẫu kỹ thuật mà người thiết kế thường sử dụng:
- Thiết kế theo phương pháp tính toán.
- Thiết kế dựa trên sản phẩm có sẵn.

GVHD: PGS.TS. Ngô Chí Trung

19

Học viên : Lê Đức Toản


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Viện Dệt May Da Giầy và Thời trang

Luận văn cao học

- Kết hợp hai phương pháp trên
1. Thiết kế theo phương pháp tính toán hay còn gọi là phương pháp hình
phẳng 2D. Theo phương pháp này người ta xây dựng hệ công thức thiết kế, hình
dạng các chi tiết quần áo dựa trên một số kích thước cơ thể, dựa vào lượng dư cho
phép đối với sản phẩm và những thông tin về kiểu dáng sản phẩm. Có hai cách thực
hiện:
Thiết kế may đo: Thiết kế ngay ra mẫu kỹ thuật của sản phẩm với kiểu dáng
như bản vẽ thiết kế thời trang, thường là vẽ mẫu phẳng trên vải. Phương pháp này
có độ chính xác không cao và phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của người thiết
kế. Hiện nay các thợ may đo thủ công nghiệp ở Việt Nam chủ yếu áp dụng phương
pháp này.
Thiết kế công nghiệp: Bắt đầu bằng việc thiết kế một bộ mẫu cơ bản (basic
block) có độ vừa vặn ôm sát được thiết kế từ số đo của người mặc, mẫu này chưa có

đường may và các yếu tố kiểu dáng. Khi hình dáng (độ vừa vặn, độ cân bằng) của
mẫu cơ sở đã được chỉnh sửa bằng việc may các mẫu thử nghiệm thì mẫu cơ sở cuối
cùng được sử dụng để tạo ra mẫu kỹ thuật cho nhiều mẫu trang phục khác nhau.
Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp sản xuất hàng loạt vì
nhanh và độ chính xác cao.
2. Phương pháp thiết kế kết hợp: Sử dụng kết hợp cả hai phương pháp trên
trong trường hợp mẫu có những chi tiết thiết kế phức tạp mà nếu dùng phương pháp
2D sẽ khó khăn hơn. Nhưng có những chi tiết đơn giản có thể sử dụng mẫu kỹ thuật
cơ sở để thiết kế sẽ tiết kiệm được thời gian.
3. Thiết kế dựa trên sản phẩm có sẵn đây là phương pháp mà các công ty
may gia công vẫn sử dụng, đó là phương pháp copy/sao chép. Dựa trên sản phẩm
may có sẵn, đặc biệt đối với các sản phẩm may có cấu trúc phức tạp thì sản phẩm sẽ
được tháo rời các chi tiết và sao chép lại trên giấy thành mẫu kỹ thuật.

GVHD: PGS.TS. Ngô Chí Trung

20

Học viên : Lê Đức Toản


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Viện Dệt May Da Giầy và Thời trang

Luận văn cao học

1.3. Thiết kế mẫu trong sản xuất may mặc.
Việc sản xuất các mẫu kỹ thuật công nghiệp bắt đầu từ mẫu cơ bản áp dụng
trong sản xuất hàng loạt bao gồm nhiều bước.
- Mẫu cơ bản được thiết kế theo thông số kích thước của cơ thể người và yêu

cầu của sản phẩm và tính chất nguyên vật liệu
- Khi có đầy đủ các thông tin về mẫu, người thiết kế mẫu cho ra bộ mẫu cơ
sở đầu tiên sau đó cắt ra vải và may mẫu. Mẫu này được đánh giá bởi cả người thiết
kế thời trang và người thiết kế mẫu kỹ thuật.
- Khi mẫu được nghiệm thu (có thể phải qua vài lần chỉnh sửa) thì thu được
mẫu kỹ thuật.
- Mẫu kỹ thuật (đôi khi gọi là mẫu mỏng) thường là cỡ trung bình đã bao
gồm các lượng dư công nghệ cần thiết để sản xuất sản phẩm. Mẫu kỹ thuật có đầy
đủ thông tin kỹ thuật của sản phẩm
- Người ta tiến hành nhẩy mẫu để xây dựng mẫu kỹ thuật cho các cỡ, vóc
khác.
- Bộ mẫu kỹ thuật phục vụ sản xuất (mẫu cứng (nếu cần), mẫu đậu, mấu kẻ
vẽ và các mẫu phục vụ trong sản xuất được thiết kế để phục vụ sản xuất công
nghiệp.
* Công tác thiết kế mẫu có thể được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác
nhau. Trước đây công tác này được thực hiện thủ công. Hiện nay tại nhiều công ty
công tác này được hỗ trợ của hệ thống CAD.
Tuy nhiên, đến nay các hệ thống thiết kế mới chỉ dừng lại ở phương pháp thiết kế 2
chiều (2D) là chính.
Việc thiết kế 3 chiều (3D) thủ công trên ma nơ canh được thực hiện tại một số nơi
để thiết kế mẫu hoặc đánh giá chất lượng. Do nhược điểm về thời gian và sự phức
tạp nên phương pháp này ít được áp dụng.

GVHD: PGS.TS. Ngô Chí Trung

21

Học viên : Lê Đức Toản



Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Viện Dệt May Da Giầy và Thời trang

Luận văn cao học

1.4. Xây dựng bề mặt cơ thể người 3 chiều (3D).
1.4.1. Giới thiệu chung.
Từ năm 2004, có nhiều dự án nghiên cứu trên thế giới được tiến hành để
khám phá tính ứng dụng của máy quét 3 chiều trong lĩnh vực thương mại thời trang.
Có nhiều hệ thống máy quét 3 chiều đã được lắp đặt ở nhiều trung tâm nghiên cứu
của công ty thời trang lớn, trung tâm thương mại và cửa hàng thời trang cao cấp
trên toàn cầu, các hệ thống máy này liên kết với nhau và sẵn sàng phối hợp để phục
vụ nhu cầu may mặc thiết yếu của khách hàng đa quốc gia theo tiêu chuẩn quốc tế
của dự án Image Twin. Các phần mềm tự động có độ tin cậy cao như tự động đo và
trích xuất số đo, mô phỏng giải pháp trang phục, mô phỏng và thiết kế thời trang ảo.
Tuy nhiên, cho đến may vẫn chưa có một giải pháp hoàn chỉnh được vận hành
thành công trong thị truờng may mặc.
Phương pháp và kỹ thuật mới cho hệ thống máy quét 3 chiều liên tục được
phát triển để phục vụ con người, và các công cụ mới được giới thiệu cho việc thu
thập kết quả dữ liệu được chính xác hiệu quả hơn. Với số lượng nhà sản xuất tăng
dần nên giá thành của hệ thống máy quét 3 chiều giảm nhanh đáng kể, từ đấy thúc
đẩy việc ứng dụng máy quét 3 chiều này qua nhiều lĩnh vực khác nhau.
Ngày nay, kỹ thuật máy quét 3 chiều được ứng dụng vào các phần khác nhau
của con người và hệ thống thương mại đã sẵn sàng cho việc lấy số đo của bất kỳ bề
mặt cơ thể nào.

Hình 1.6: Ví dụ của việc lấy số đo trên bề mặt cơ thể người.

GVHD: PGS.TS. Ngô Chí Trung


22

Học viên : Lê Đức Toản


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Viện Dệt May Da Giầy và Thời trang

Luận văn cao học

Các lĩnh vực ứng dụng công nghệ của máy quét 3 chiều rất đa dạng. Vài ví
dụ ứng dụng thành công của kỹ thuật máy quét 3 chiều như hoạt hình, game vi tính,
hội họa và điêu khắc, y học và pháp y, nhân trắc, mỹ phẩm và da liễu, thiết kế
nghiên cứu về tư thế và an toàn lao động, sinh trắc học, an ninh, sức khỏe và thể
thao, thời trang và sắc đẹp, và truyền thông.

Hình 1.7: Các ví dụ ứng dụng của việc lấy số đo bề mặt cơ thể người
Ngày nay, nhiều công ty nghiên cứu chế tạo thiết bị đang bị thu hút bởi tính đa năng
của hệ thống máy quét kỹ thuật số 3 chiều, các phương pháp đo và lấy số đo đang
được nghiên cứu nhiều nên giá thành đang là một yếu tố cạnh tranh chính. Có nhiều
hệ thống máy và phương pháp đo kỹ thuật số của nhiều công ty chuyên nghiên cứu
và cung cấp thiết bị cho công nghệ may mặc ra đời hứa hẹn một sức cạnh tranh lớn
cũng như khả năng mở rộng của hình thức thương mại may đo kỹ thuật số hàng loạt
trong tương lai rất gần.
1.4.2. Ứng dụng của công nghệ quét 3D trong công nghiệp may và thời trang
Việt Nam và Thế giới.
Ở các nước Châu Âu và Mỹ nhờ công nghệ quét 3D họ đã đưa ra được các
bộ số đo tiêu chuẩn của các kiểu người khác nhau giúp ngành công nghiệp may mặc
phát triển mạnh mẽ. Mỗi khách hàng chỉ mất vài phút đo là có toàn bộ số đo của cơ
thể và có thể đặt hàng trực tuyến các sản phẩm của nhà cung cấp.


GVHD: PGS.TS. Ngô Chí Trung

23

Học viên : Lê Đức Toản


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Viện Dệt May Da Giầy và Thời trang

Luận văn cao học

Công nghệ quét 3D có thể phát triển thành không gian mua bán ảo, giúp
khách hàng có thể chon quần áo họ mong muốn thông qua mạng internet. Sản phẩm
này sẽ là chiến lược kinh doanh của 1 số công ty dệt may bán hàng trực tuyến.
Trong công nghiệp may sử dụng rất nhiều máy móc tự động như máy in, máy
cắt vải, máy thêu, nếu sử dụng công nghệ quét 3D ta sẽ có dữ liệu dạng mã hóa để có
thể kết nối với các bộ phận trên làm tăng số lượng sản xuất và hiệu quả trong công việc
Hệ thống quét 3D có độ chính xác và tốc độ cao trong quá trình đo so với
phương pháp đo truyền thống. Công nghệ quét 3D giúp cho việc phát triển về khách
hàng trong sản phẩm công nghiệp, quét cỡ riêng và phân tích dữ liệu.
Công nghệ 3D trong ngành may tạo ra những mối liên kết chặt chẽ giữa
khách hàng và nhà sản xuất , với thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ ta
có thể tạo ra được nhiều đơn đặt hàng hơn chỉ với các thông số mà khách hàng cung
cấp và sẽ gửi lại mẫu mã mô phỏng 3D.
Trong thiết kế mô phỏng 3D sẽ tính toán chính xác được lượng tiêu hao
nguyên liệu cho sản phẩm nhanh hơn các phương pháp truyền thống. đưa ra các con
số chính xác giúp tính toán định mức cho công ty.
Khi công nghệ 3D được sự dụng người ta có thể thiết kế trực tiếp trên mẫu

3D ảo giúp tiết kiệm được thời gian và tiền bạc khi phải thiết kế mẫu trên ma-nacanh.
Đầu năm 2009, Viện Dệt May đã được trang bị một hệ thống máy quét 3
chiều phục vụ cho nghiên cứu công nghệ may và thời trang. Hệ thống máy quét 3
chiều đang được các nhà khoa học nghiên cứu trang phục trên thế giới, và nay là các
nghiên cứu viên Việt Nam tiếp cận, nghiên cứu ứng dụng vào công nghệ may mặc
và thời trang.
1.4.3. Phương pháp quét 3 chiều (3D).
a. Phương pháp quang học.
+ Kỹ thuật quét sử dụng Lazer
- Nguyên lý quét sử dụng Lazer.
GVHD: PGS.TS. Ngô Chí Trung

24

Học viên : Lê Đức Toản


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Viện Dệt May Da Giầy và Thời trang

Luận văn cao học

Lazer là loại ánh sáng có đặc tính đặc biệt, là loại sóng điện từ nằm trong dãy
ánh sáng có thể nhìn thấy được. Bản chất của chùm tia laser là chùm ánh sáng đơn
sắc có bước sóng xác định và góc phân kỳ rất nhỏ. Bước sóng phụ thuộc vào vật
liệu phát ra tia laser. Các máy quét laser có thể đo các vật từ gần tới xa 35 mét, có
thể đạt độ chính xác khoảng 25 micron với khoảng cách 5 mét.
Máy laser có thể thu thập dữ liệu về các toạ độ với tốc độ cao và vận hành
đơn giản.
Máy quét laser hoạt động theo nguyên tắc bắn tia laser tới một mục tiêu có

tính phản hồi trên vật đo. Tia sáng phản hồi từ mục tiêu sẽ quay trở lại và trở về
điểm phát ra tại thiết bị đo. Tức là chùm tia laser từ máy chiếu vào vật thể sẽ phản
xạ lại cảm biến thu. Hình dạng của toàn bộ vật thể sẽ được ghi lại bằng cách dịch
chuyển hay quay vật thể trong chùm ánh sáng ngang qua vật. [19]

Hình 1.8: Nguyên lý đo tọa độ trong máy quét lazer
- Kỹ thuật quét sử dụng ánh sáng trắng.
+ Nguyên lý quét sử dụng ánh sáng trắng.
Công nghệ quét sử dụng ánh sáng trắng được sử dụng rộng rãi cho các phép
đo cơ thể con người được dựa trên hình ảnh do ánh sáng trắng chiếu vào. Đây là
phương pháp được sử dụng tối ưu hơn. Thay vì di chuyển đối tượng quét, một dạng
của ánh sáng chiếu trực tiếp vào vật thể (thường là vệt sọc). Quá trình quét tương tự
quét lazer: các vạch ánh sáng trắng sẽ được đo bằng các sử dụng các tam giác ánh
GVHD: PGS.TS. Ngô Chí Trung

25

Học viên : Lê Đức Toản


×