Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Nghiên cứu mối quan hệ giữa độ giãn của vải và tính tiện nghi của trang phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 77 trang )

Tóm tắt luận văn thạc sĩ
Đề tài: Nghiên cứu mối quan hệ giữa độ giãn của vải và tính tiện nghi của
trang phục
Tác giả luận văn: Đào Thị Anh Thư
Khóa: 2008-2010
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thúy Ngọc
A). Lý do lựa chọn đề tài:
Trang phục quần áo bó sát là loại trang phục đẹp và được ưu thích sử dụng
từ khá lâu nhưng phải cho tới khi có sự ra đời vải co giãn nó mới được sử dụng
rộng rãi. Vải co giãn cho phép người ta có thể may quần áo ôm sát theo cơ thể mà
vẫn vận động được thoải mái. Đề tài “Nghiên cứu mối quan hệ giữa độ giãn của
vải và tính tiện nghi của trang phục” nhằm tìm ra mối quan hệ giữa độ giãn của vải
và áp lực tiện nghi của trang phục để tìm ra giá trị áp lực mà cơ thể vẫn cảm thấy
thoải mái khi ở trạng thái vận động.
B). Mục đích nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn:
Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu mối quan hệ giữa độ giãn của vải và áp
lực tiện nghi của trang phục để từ đó đưa ra mức áp lực phù hợp với cơ thể khi cơ
thể ở trạng thái vận động.
Đối tượng: Là các loại vải co giãn đươc sử dụng để may các trang phục
quần áo co giãn.
Phạm vi nghiên cứu: Hai nhóm vải dệt kim có độ co giãn khác nhau cùng
cho trải qua các chu kỳ chịu lực như nhau, sau đó ta so sánh độ giãn của các mẫu
và đưa ra nhận xét về mức áp lực phù hợp.
C). Nội dung của đề tài: Gồm 3 chương
Chương 1. Tìm hiểu khái quát về tính tiện nghi của trang phục, các yếu tố
ảnh hưởng tới tính tiện nghi trang phục. Sau đó tác giả tìm hiểu khái quát về đặc
điểm cấu tạo cơ thể người và các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học về áp


lực tiện nghi và mức áp lực được đánh giá là phù hợp theo các phương pháp nghiên
cứu khác nhau.


Chương 2. Lựa chọn vật liệu và đưa ra các phương pháp thí nghiệm, nêu lên
cách tiến hành thí nghiệm và các công thức xử lý số liệu thu được.
Chương 3. Xử lý các kết quả thí nghiệm đã thu được từ thí nghiệm và thực
nghiệm từ đây đưa ra đánh giá nhận xét về vật liệu đã lựa chọn và đưa ra hướng
dẫn thiết kế.
D) Phương pháp nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nghiên cứu chúng tôi sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu sau:
- Tiến hành lựa chọn vật liệu và thí nghiệm theo các tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Kết hợp kết quả thí nghiệm và các kết quả nghiên cứu trước đó để đưa ra
nhận xét so sánh.
E) Kết luận:
Cùng với sự phát triển của xã hội con người ngày càng đưa ra những đòi hỏi
cao về nhu cầu ăn mặc. Một trong các yêu cầu lớn của trang phục hiện đại là tính
tiện nghi của trang phục. Nghiên cứu đặc tính co giãn của vải dệt kim có lõi đàn
hồi Spandex và từ đó tìm hiểu mức áp lực mà ở độ giãn nhất định của quần áo vẫn
cho người sử dụng cảm thấy thoải mái khi mặc quần áo là mục đích của đề tài.
Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2011
Người hướng dẫn

TS.Nguyễn Thị Thúy Ngọc
 

Người tóm tắt

Đào Thị Anh Thư



Trường đại học Bách Khoa Hà Nội


Khoa Công nghệ dệt may và Thời trang

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn của tiến
sỹ Nguyễn Thị Thúy Ngọc. Kết quả nghiên cứu được thực hiện tại phòng thí
nghiệm Vật Liệu Dệt May – Khoa Công nghệ Dệt may và Thời trang Trường
Đại Học Bách Khoa Hà Nội.
Tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với nội dung luận văn không có sự
sao chép từ các luận văn khác về những nội dung, hình ảnh cũng như các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn.

Người thực hiện

Đào Thị Anh Thư

Đào Thị Anh Thư

1

Luận văn Cao học


Trường đại học Bách Khoa Hà Nội

Khoa Công nghệ dệt may và Thời trang

LỜI CẢM ƠN


Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Tiến Sỹ Nguyễn Thị
Thúy Ngọc, người tận tâm hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài
này.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong Khoa Công nghệ Dệt May &
Thời trang đã giảng dạy và truyền đạt những kiến thức mới và sâu về chuyên
môn và giúp đỡ em trong quá trình em học tập và nghiên cứu.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong công tác tại Viện Đào tạo Sau
đại học trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi, hướng dẫn
cho em học tập nghiên cứu và làm luận văn.
Em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè những người đã
tạo điều kiện, giúp đỡ em cho hoàn thành tốt khóa học này.
Trong quá trình thực hiện luận văn, em đã không ngừng học hỏi trau dồi
kiến thức, tích cực thu thập tài liệu, tổng hợp các kiến thức cả lý thuyết và thực
hành. Tuy nhiên trong một khoảng thời gian ngắn và bản thân còn có nhiều hạn
chế trong quá trình nghiên cứu, em rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo
và các bạn.

Đào Thị Anh Thư

2

Luận văn Cao học


Trường đại học Bách Khoa Hà Nội

Khoa Công nghệ dệt may và Thời trang

LỜI MỞ ĐẦU


Là một trong những ngành công nghiệp phát triển sớm nhất trên thế giới
nhưng cho đến nay ngành công nghiệp dệt may vẫn không ngừng phát triển. Vì
nó thuộc nhóm ngành công nghiệp tiêu dùng, sản phẩm của nó phục vụ trực tiếp
cho nhu cầu tiêu dùng của con người. Với sự phát triển không ngừng của xã hội
thì nhu cầu đòi hỏi của con người về trang phục cũng ngày càng cao. Ngày nay
người ta không mặc quần áo với các mục đích đơn giản như giữ ấm, bảo vệ…
mà nó còn phục vụ theo tùy từng mục đích sử dụng riêng như trong lĩnh vực thể
thao, lĩnh vực hoạt đông nghệ thuật… hay quần áo không chỉ để là đẹp mà còn
thể hiện cái tôi, phong cách, cá tính của người mặc.
Xuất hiện vào những năm 50,60 của thế kỷ trước vải đàn hồi Spandex đã
sớm thể hiện những ưu điểm vượt trội của mình, nó sớm được ưa thích và sử
dụng rộng rãi trong lĩnh vực may mặc. Ta có thể gặp một số sản phẩm may như
quần áo lót các loại, quần áo thời trang các loại, các sản phẩm quần áo mà cần có
khả năng co giãn, quần áo thể thao. Trong các loại quần áo trên thì quần áo thể
thao là loại quần áo cần độ co giãn cao nhất vì nó thường ôm sát lấy cơ thể. Một
số loại trang phục thể thao mà ta thường gặp như quần áo bơi, quần áo cho các
vận động viên thể dục dụng cụ…. Khi sử dụng các loại trang phục thể thao
người dùng thường ở trạng thái vận động mạnh vì thế quần áo luôn bị co giãn
lớn nhưng lại vẫn đòi hỏi cảm giác thoải mái, tự nhiên để đảm bảo các hoạt động
thể thao được diễn ra bình thường. Vì vậy quần áo bó sát sử dụng cho sản phẩm
này không chỉ đòi hỏi co giãn cao mà nó còn yêu cầu là ở trạng thái co giãn quần
áo vẫn tạo cho người mặc cảm giác thoải mái. Tuy nhiên khi ở trạng thái kéo
giãn quần áo lại gây ra một áp lực lên cơ thể người mặc và áp lực này càng lớn
khi độ giãn càng cao. Để đảm bảo yêu cầu vừa thoải mái cho sự vận hay tính tiện
nghi quần áo vừa đảm bảo khả năng co giãn thì ta cần tìm hiểu mức độ áp lực mà
quần áo tác dụng lên cơ thể vẫn đảm bảo sự thoải mái.
Đề tài “Nghiên cứu mối quan hệ giữa độ giãn của vải và tính tiện nghi của
trang phục” với mục tiêu nghiên cứu về tính co giãn của vải và áp lực mà nó tác

Đào Thị Anh Thư


3

Luận văn Cao học


Trường đại học Bách Khoa Hà Nội

Khoa Công nghệ dệt may và Thời trang

dụng lên cơ thể để từ đó đưa ra các chỉ dẫn thiết kế. Đề tài có sử dụng hai nhóm
mẫu vải để nghiên cứu một nhóm có độ co giãn thấp phù hợp cho các loại quần
áo thời trang, nhóm thứ hai là vải có độ co giãn cao phù hợp cho sử dụng may
các sản phẩm quần áo thể thao. Việc nghiên cứu này có ý nghĩa thực tiễn cao vì
thị trường dệt may trong nước đang phát triển và nhận định là sẽ còn phát triển
mạnh trong tương lai. Trong khi người tiêu dùng trong nước đang có xu hướng
tiêu dùng hàng Việt. Vì thế việc nghiên cứu về áp lực của vải co giãn và từ đó
đưa ra chỉ dẫn thiết kế sẽ có những đóng góp đáng kể cho ngành dệt may.

Đào Thị Anh Thư

4

Luận văn Cao học


Trường đại học Bách Khoa Hà Nội

Khoa Công nghệ dệt may và Thời trang


Chương 1. Nghiên cứu tổng quan

1.1.Tổng quan về tính tiện nghi của trang phục
Tiện nghi hay còn được gọi là cảm giác thoải mái của trang phục là một
khái niệm xuất hiện vào những năm 1945-1950. Vào thời kỳ này các quan điểm
về tính tiện nghi của quần áo còn chưa rõ dàng, việc xác định các yếu tố ảnh
hưởng tới tính tiện nghi còn mơ hồ. Có nhiều cuộc tranh luận về tính tiện nghi
của trang phục diễn ra và để trả lời cho câu hỏi này các nhà khoa học đã bắt đầu
tiến hành nhiều cuộc thì nghiệm để xác định tính tiện nghi của trang phục. Thời
kỳ này các quan điểm về vấn đề nhiệt và sự cân bằng nhiệt vẫn là vấn đề chính
được các nhà khoa học tập trung nghiêm cứu. Một số nhà khoa học thì lại cho
rằng đó là mối quan hệ giữa yếu tố nhiệt và độ ẩm[16]. Tuy nhiên các nhà khoa
học lại đặt ra vấn đề có những người mà cơ thể họ rất dễ thích nghi với sự thay
đổi của nhiệt độ và với họ thì nhiệt độ có đóng vai trò cho sự thoải mái của trang
phục không. Nhưng các nhà khoa học đều thống nhất là về cơ bản thì mọi người
đều có những phản ứng nhất định với mỗi sự thay đổi nhiệt độ hay độ ẩm và đây
là điều kiện cơ bản cho sự thoải mái của trang phục. Giai đoạn nghiên cứu tiếp
theo quan điểm về thoải mái là các yếu tố tâm lý, sinh lý, cảm giác, kinh tế…
trong đó yếu tố tâm lý được đóng vai trò quan trọng nhất, thứ hai mới là yếu tố
sinh lý. Thực sự thì nhiều tài liệu bấy giờ đã chứng minh sở thích được coi là yếu
tố quan trọng nhất, một người sếp hay chỉ huy cảm giác về trang phục được cho
là thoải mái là sự khác biệt, sự phân biệt vị trí so với cấp dưới, lúc này trang
phục đóng vai trò thể hiện địa vị, quyền lực.
Ngày nay thì việc lựa chọn một trang phục có đảm bảo tính tiện nghi là
một yêu cầu quan trọng để lựa chọn quần áo của người dân. Tuy nhiên khi thiết
kế, sản xuất quần áo các nhà sản xuất may mặc không bó buộc cho tất cả các loại
quần áo các yếu tố tạo cảm giác thoải mái như nhau mà nó tùy thuộc vào từng
loại trang phục và mục đích sử dụng. Ví dụ với quần áo cho lính cứu hỏa thì yếu
tố quan trọng nhất tạo lên cảm giác tiện nghi là khả năng chông lửa của quần áo,
với quần áo cho các chiến sĩ bộ đội là các yếu tố sinh lý, nhiệt, tâm lý. Hay với

trang phục váy cưới của các cô dâu thì có lẽ các yếu tố nhiệt hay sinh lý không

Đào Thị Anh Thư

5

Luận văn Cao học


Trường đại học Bách Khoa Hà Nội

Khoa Công nghệ dệt may và Thời trang

đóng vai trò quan trọng mà ở đây là thẩm mỹ, tâm lý. Đối vời quần áo thể thao
cho các môn như bơi, đi xe đạp…. thì quần áo yêu cầu phải thoải mái vận động.
Nhìn chung thì trong ngành công nghiệp dệt may hiện đại quan điểm quân áo
tiện nghi phụ thuộc nhiều vào mục đích sử dụng và tùy thuộc vào mục đích sử
dụng mà các yếu tố đóng vai trò quan trọng khác nhau.
Sự tiện nghi của quần áo được thể hiện trên các khía cạnh sau:
- Sự tiện nghi về sinh lý nhiệt: đạt được một trạng thái nhiệt và ẩm tiện
nghi, nó liên quan đến sự truyền nhiệt và ẩm qua vải.
- Sự tiện nghi về cảm giác: “Là các cảm giác thần kinh khác nhau khi vải
tiếp xúc với da”.
- Sự tiện nghi về chuyển động cơ thể: “Khả năng của vật liệu dệt cho phép
tự do chuyển động, làm giảm gánh nặng và tạo hình cơ thể như yêu cầu”
- Sự ưa thích về thẩm mỹ: “Sự cảm nhận chủ quan của quần áo đối với
mắt, tay, tai và mũi, nó điều chỉnh sự khỏe mạnh cả về thể xác và tinh thần của
người mặc”.
Trong 4 khía cạnh trên thì sự tiện nghi về chuyển động của cơ thể là yếu tố
mới được quan tâm nhiều trong khoảng thời gian gần đây. Quần áo bó sát là loại

trang phục ôm sát theo cơ thể giúp cho người mặc được gọn gang và tôn lên vẻ
đẹp của cơ thể. Tuy nhiên nhược điểm của loại quần áo này là bó sát nên dễ gây
ra hạn chế cho quá trình vận động của người sử dụng nếu không lựa chọn loại
vật liệu phù hợp. Trong ngành công nghiệp sản xuất hàng thể thao phục vụ cho
một số môn thể thao như bơi, đi xe đạp, thể dục dụng cụ … là những môn sử
dụng quần áo bó sát. Thì yếu tố vận động được dễ dàng được coi là yêu cầu quan
trọng nhất để đảm bảo tính tiện nghi. Nghiên cứu yếu tố này thực chất là các nhà
khoa học nghiên cứu áp lực quần áo bó sát khi bị kéo giãn lên bề mặt cơ thể, từ
đó đưa ra mức áp lực đảm bảo sự thoải mái hay tiện nghi.
Nhìn chung thì càng ngày các nhà sản xuất quần áo may sẵn càng tiến gần
hơn tới việc thỏa mãn nhu cầu tối đa về yêu tiện nghi trong trang phục của người
sử dụng. Và việc xác định các yếu tố đảm bảo cho tính tiện nghi cũng ngày một

Đào Thị Anh Thư

6

Luận văn Cao học


Trường đại học Bách Khoa Hà Nội

Khoa Công nghệ dệt may và Thời trang

rõ dàng hơn, nó không phải là sự thỏa mãn của tất cả mọi yếu tố mà còn tùy
thuộc từng loại trang phục. Tuy nhiên việc định nghĩa thế nào là tính tiện nghi
của trang phục thì vẫn chưa thống nhất, mà nó vẫn tồn tại dưới dạng các quan
điểm về tính tiện nghi.
Khái niệm tiện nghi:
Theo Fourt và Hollies[4], sự tiện nghi bao gồm các thành phần nhiệt và

không nhiệt. Trong đó, thành phần nhiệt là một yếu tố đo được dễ dàng, như trở
nhiệt và trở ẩm của quần áo, điều kiện môi trường và mức độ hoạt động vật lý.
Đó là những lĩnh vực nghiên cứu truyền thống khi nghiên cứu sự tiện nghi của
quần áo, đã có rất nhiều công trình được công bố và được áp dụng để giải quyết
các vấn đề thực tế. Ví dụ như sử dụng giá trị nhiệt trở clo cho việc thiết kế và
phân loại quân phục, tính toán chỉ số tiện nghi về nhiệt cho việc điều tiết không
khí trong phòng.
Khi quần áo tiếp xúc trực tiếp với cơ thể người, nó tương tác liên tục và
động trong khi mặc, nó tạo ra các cảm nhận về cơ học, nhiệt và thị giác. Điều
này được gọi sự tiện nghi cảm giác, đó là lĩnh vực tương đối mới trong việc
nghiên cứu sự tiện nghi của quần áo.
Slater[4] đã định nghĩa sự tiện nghi như là: “một trạng thái thoải mái của
sự hài hòa về sinh lý, tâm lý và vật lý giữa con người và môi trường” . Slater đã
xác định mức độ quan trọng của môi trường đối với sự tiện nghi và đã chỉ ra 3
khía cạnh của sự tiện nghi: sự tiện nghi về sinh lý liên quan với khả năng của cơ
thể người để duy trì cuộc sống, sự tiện nghi về tâm lý liên quan đến khả năng của
tinh thần để giữ cho chức năng của con người thỏa mãn với các hỗ trợ từ bên
ngoài và sự tiện nghi về vật lý liên quan đến tác động của môi trường bên ngoài
cơ thể.
Theo GS Lobus Hes [16] tiện nghi được định nghĩa hết sức đơn giản, tiện
nghi là cảm giác không đau đớn về nhận thức của người mặc khi sử dụng quần
áo.

Đào Thị Anh Thư

7

Luận văn Cao học



Trường đại học Bách Khoa Hà Nội

Khoa Công nghệ dệt may và Thời trang

Theo Mine et al[16] lại cho rằng tiện nghi là một trạng thái hài lòng, nó
cho thấy có sự cân bằng giữa các yếu tố tâm, sinh lý và thể chất trong cơ thể
người khi mặc quần áo.
Celcar, Meinander và Gers (2008)[16] thì cho rằng tính tiện nghi của quần
áo là một trạng thái của cơ thể chịu ảnh hưởng của một loạt các yếu tố và là kết
quả của quá trình cân của quá trình trao đổi nhiệt giữa cơ thể, quần áo và môi
trường.
Mỗi quan điểm ở trên đều nêu ra một khía cạnh của tính tiện nghi, nhưng
nói chung thì một trang phục tiện nghi là một trang phục cho ta cảm giác thoải
mái khi sử dụng.
1.2. Đặc điểm cấu tạo cơ thể người.
Nhân trắc học là một trong những phương pháp nghiên cứu hình thể, kích
thước, cấu trúc cơ thể người được ứng dụng để thiết kế các sản phẩm phục vụ
cho tiêu dùng của con người.
Nhân trắc học được nghiên cứu đầu tiên vào cuối thế kỷ 19, nó được thực
hiện bởi nhà giải phẫu học người Pháp PolaBroma[5] nhưng phải đến những
năm 60, 70 của thế kỷ 20 các nhà khoa học mới đưa ra các chương trình nghiên
cứu thực sự trong đó có phương pháp nghiên cứu dựa trên kết quả đo trên cơ thể
người. Năm 1964 một nhà khoa học người Balan[5] đã nhận định khi đi sâu
nghiên cứu đã đưa ra kết luận giữa hình dạng cơ thể người và các chức năng cơ
thể tỷ lệ thuận với nhau, quá trình hình thành phát triển của cơ thể chịu ảnh
hưởng của lao động. Điều này đã dẫn tới việc gợi mở cho ngành may nghiên cứu
hình dạng cơ thể người: kích thước cơ bản, kích thước phụ thuộc, các dạng hình
thái cơ thể. Ý nghĩa của việc nghiên cứu này hết sức bất ngờ, các nhà khoa học
nhận thấy cơ thể người thay đổi phụ thuộc vào giới tính, lứa tuổi và thậm chí
cùng một lứa tuổi, cùng một giới tính cũng có sự thay đổi khác nhau. Kết quả

thiết thực của quá trình nghiên cứu này là người ta đã xây dựng ra các hệ thống
cỡ số cơ thể người theo từng lứa tuổi.

Đào Thị Anh Thư

8

Luận văn Cao học


Trường đại học Bách Khoa Hà Nội

Khoa Công nghệ dệt may và Thời trang

Một ý nghĩa khác của việc nghiên cứu hình dạng cơ thể người là dựa trên
đặc điểm kích thước cơ thể, cấu trúc hệ xương, hệ cơ và sự phát triển của nó để
từ đó xây dựng lên các hệ công thức thiết kế quần áo phù hợp với cơ thể người.
Chúng ta biết rằng trong quá trình hoạt động hàng ngày cũng như hoạt
động thể thao, kích thước cơ thể người luôn có sự thay đổi. Ví dụ khi ta đứng
bình thường thì chiều dài phía trước và sau cơ thể là như nhau nhưng khi ta cúi
xuống thì hệ cơ, da của lưng sẽ giãn ra làm cho kích thước phía sau sẽ dài hơn
phía trước, hay đơn giản như hoạt động đứng lên ngồi xuống cũng làm cho kích
thước của phần chi dưới và hông thay đổi. Những thay của cơ thể khi tham gia
các hoạt động đã đặt ra yêu cầu cho các nhà khoa học là phải nghiên cứu cụ thể
những giá trị thay đổi đó để đưa ra những hướng dẫn thiết kế quần áo phù hợp.
Trong thiết kế quần áo bó sát thì việc nghiên cứu độ co giãn của da là một yêu
cầu quan trọng. Vì ta biết quần áo bó sát là loại sản phẩm ôm sát theo cơ thể.
Nên khi ta mặc quần áo bó sát và tham gia các hoạt động thì quần áo sẽ co giãn
theo sự co giãn của các vùng da trên cơ thể và sinh ra áp lực tác dụng lên cơ thể
làm cơ thể khó chịu. Vậy để đảm bảo sự thoải mái khi mặc quần áo bó sát trong

các hoạt động thường ngày và đặc biệt là các hoạt động thể thao thì ta cần nghiên
cứu mối quan hệ giữa độ giãn của vải và áp lực mà nó tác dụng lên cơ thể để từ
đó lựa chọn mức độ giãn phù hợp cho sự thoải mái.
Nghiên cứu dưới đây của Kirk và Ibrahim[9] đã chỉ ra cho ta biết độ giãn
của da ở các khu vực khác nhau trên cơ thể, từ đó tác giả đưa ra các định hướng
cho phương pháp thiết kế một số loại quần áo.
Trong nghiên cứu này theo quan điểm của tác giả thì có 3 yếu tố tạo lên
cảm nhận về sức căng phù hợp của trang phục là sự vừa vặn của trang phục, sự
thoải mái của trang phục và sức căng của. Trang phục thoải mái được đánh giá
bằng hệ số ma sát giữa da với quần áo. Sức căng của vải hay đặc tính co giãn của
vải được đánh giá như là sự thoải mái về mặt áp lực hay chính là áp lực của vải
lên cơ thể người mặc, yếu tố này phụ thuộc nhiều vào đặc tính co giãn của vải.
Bảng dưới đây cho biết kết quả nghiên cứu tại các vị trí khác nhau trên cơ
thể người như: vùng gối, đũng, lưng và khuỷu tay. Trong nghiên cứu này tác giả
lựa chọn phương pháp đo là so sánh kích thước, chu vi các vùng gối, đũng, lưng,
Đào Thị Anh Thư

9

Luận văn Cao học


Trường đại học Bách Khoa Hà Nội

Khoa Công nghệ dệt may và Thời trang

khuỷu tay khi ta đứng ở trạng thái bình thường và khi hoạt động. Kết quả lớn
nhất về sự thay đổi sức căng của da tại các vị trí này được trình bày ở dưới bảng.
Các vị trí đo:


gối

khuỷu tay

lưng

hông
Hình vẽ 1.1. Vị trí các vùng đo

Đào Thị Anh Thư

10

Luận văn Cao học


Trường đại học Bách Khoa Hà Nội

Khoa Công nghệ dệt may và Thời trang

Bảng 1.1. Kết quả đo tại các khu vực theo các trạng thái động khác nhau.
Hoạt động của cơ thể

Vị trí
đo

Sự thay đổi kích thước các vùng
trước và sau khi đo (%)
Theo phương
ngang


Theo phương
dọc

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Đứng- ngồi vuông góc

21

19

41

43

Đứng- ngồi sâu

29

28

49


52

Khuỷu
tay

Thẳng- co lại

24

25

50

51

Đũng
quần

Đứng- ngồi
vuông góc

Vòng hông

20

15

27

27


Vị trí đũng
quần

42

35

-

-

Vị trí mông

-

-

39

40

Vòng hông

21

17

27


27

Vị trí đũng
quần

41

37

-

-

Vị trí mông

-

-

45

45

Thẳng- giơ hai tay về phía
trước

33

31


-

-

Thẳng- đặt khuỷu tay lên bàn

28

28

-

-

Thẳng- co cánh tay lại

16

16

-

-

Thẳng- cúi người hai tay
chạm đất

47

47


-

-

Gối

Đứng- ngồi
sâu

Lưng

Đào Thị Anh Thư

11

Luận văn Cao học


Trường đại học Bách Khoa Hà Nội

Khoa Công nghệ dệt may và Thời trang

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra sức căng của da là đáng kể so với sức căng
của quần áo. Nó cho thấy rằng quần áo vừa vặn và thoải mái quan trọng là phù
hợp (dễ thay đổi) theo sức căng của da, vì vậy khi lựa chọn vải để thiết kế nên
chú ý tới sức căng lý thuyết của vải và sức căng thực tế mà nó có được khi ta sử
dụng quần áo. Sức căng có được của bản thân vải phải cao hơn sức căng yêu cầu
nó khi sử dụng. Tác giả cũng nhận định rằng sức căng của vải và sức căng của
vải sau khi may thành quần áo là khác nhau giữa các loại quần áo, nó tùy thuộc

vào phương pháp thiết kế, các điểm tiếp xúc giữa cơ thể và quần áo.
Trong báo cáo này hai tác giả Kirk và Ibrahim cũng đưa phương trình cho
phép ta tính được áp lực của vải lên cơ thể người mặc dựa trên mối quan hệ giữa
sức căng của vải và hướng tác dụng của nó.
P = TH/YH+ TV/YV

Trong đó :

T là sức căng của vải có được đo trên máy Instron khi mẫu ở trạng thái
kéo căng.
Y là bán kính cong
H và V lần lượt là phương ngang và phương thẳng đứng.
Đi sâu hơn nữa, tác giả nghiên cứu cảm nhận của người tiêu dùng về phạm
cảm giác của sự thoải mái. Kết quả cho thấy vải có tính co giãn cao và áp lực
thấp luôn được ưa thích hơn. Và người mặc cảm thấy độ co giãn của vải trong
khoảng 25%- 45% là khoảng co giãn được ưa thích nhất, tất nhiên nó còn phụ
thuộc vào mục đích sử dụng. Một yếu tố khác tạo lên sự thoải mái là hướng co
giãn của vải cần phù hợp với hướng co giãn của da khi thay đổi trạng thái của cơ
thể.
Kết quả của quá trình nghiên cứu tác giả đã đưa ra những định hướng ban
đầu về độ giãn cho phép cho việc thiết kế các sản phẩm quần áo. Bảng dưới đây
là chỉ dẫn.

Đào Thị Anh Thư

12

Luận văn Cao học



Trường đại học Bách Khoa Hà Nội

Khoa Công nghệ dệt may và Thời trang

Bảng 1.2. Độ giãn cho phép để thiết kế một số sản phẩm quần áo bó sát
Hướng đo

Trang phục

Độ giãn cho phép
(%)

Hướng ưu tiên lựa
chọn độ giãn

Áo vest nam

Ngang

30

Ngang

Quần vest nam

Ngang, dọc

30

Ngang


Quần đùi

Ngang

30

Ngang

Áo sơ mi dài tay

Ngang, dọc

25

Dọc

Áo bó sát

Ngang

25

Ngang

Áo lót nam

Ngang

25


Ngang

Bộ vest nữ

Ngang, dọc

35

Ngang

Quần sóc nữ

Ngang

35

Ngang

Váy liền thân bó Dọc
sát

45

Dọc

Áo lót

30


Ngang

Ngang

Nghiên cứu trên của hai tác giả khá đầy đủ nó vừa cho ta biết sự thay đổi
sức căng của da theo các chiều khác nhau, đồng thời cho ta biết cách tính áp lực
của vải lên cơ thể và hướng co giãn của nó. Tác giả cũng đã đưa ra những kết
quả về độ giãn được cho là phù hợp để thiết kế một số sản phẩm quần áo.

Đào Thị Anh Thư

13

Luận văn Cao học


Trường đại học Bách Khoa Hà Nội

Khoa Công nghệ dệt may và Thời trang

1.3. Một số kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa đặc tính co giãn của vải
và áp lực tác dụng lên cơ thể.
Zi-min Jin và cộng sự
Theo Zi-min Jin[7] và cộng sự khi nghiên cứu áp lực của trang phục bó sát
ứng dụng trong sản xuất hàng thể thao. Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng 4
mẫu vải với thành phần và kiểu dệt như sau:
Bảng 1.3. Thông số các mẫu trong thí nghiệm
Mẫu thí
nghiệm


Mẫu 1 (S1)

Mẫu 1 (S2)

Mẫu 1 (S3)

Mẫu 1 (S4)

Kiểu dệt và
thành phần

Dệt trơn

Rib 1x1

Dệt trơn

Rib 1x1

78%cotton,
17%nylon,
5%spandex

78%cotton,
17%nylon,
5%spandex

60%cotton,
35%nylon,
5%spandex


60%cotton,
35%nylon,
5%spandex

Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu là đo áp lực bằng máy cảm biến
và cảm giác chủ quan của người mặc. Để đánh giá cảm giác chủ quan của người
mặc tác giả cho 100 người đàn ông có chiều cao170cm mặc thử và chia họ thành
4 nhóm. Toàn bộ 100 người này có hình dạng tương tự nhau, cảm nhận của họ
về áp lực của quần áo sẽ được chia theo 5 mức khác nhau là ít thoải mái nhất, ít
thoải mái, khó chịu nhưng chấp nhận được, thoải mái, thoải mái nhất. Sau khi
mặc mẫu người mặc phải đưa ra cảm nhận của mình về áp lực tại các vị trí khác
nhau trên cơ thể. Để đánh giá sự cảm nhận này tác giả lựa chọn 10 điểm đo khác
nhau, vị trí các điểm được trình bày như bảng dưới. Để đo áp lực của quần áo lên
cơ thể ở các mức khác nhau, tác giả cho gắn các Ten sơ (là các quả bóng có chứa
không khí) vào trực tiếp cơ thể người mặc trước khi cho họ mặc quần áo. Sau đó
cho người mặc chịu đựng ở các mức áp thoải mái khác nhau của quần áo. Khi
đó áp lực quần áo tác tác dụng lên cơ thể cũng là áp lực tác dụng lên ten sơ, từ

Đào Thị Anh Thư

14

Luận văn Cao học


Trường đại học Bách Khoa Hà Nội

Khoa Công nghệ dệt may và Thời trang


đó Ten sơ sẽ truyền tín hiệu về máy cảm biến và ta sẽ thu được áp lực tác dụng
lên cơ thể ở trên máy cảm biến.
Máy cảm biến sử dụng trong thí nghiệm là máy AMI3037-10, có độ chính
xác 0,03kPa. Các bong bóng có đường kính là 3cm và có thể bơm được 0,8ml
không khí vào được. Thí nghiệm được tiến hành trong điều kiện là 230C, độ ẩm
68%, tốc độ gió 1m/s.
Quá trình đo được thực hiện ở 27 vị trí khác nhau trên cơ thể. Kết quả thu
được là giá trị áp lực không thoải mái và áp lực cho phép ở các vị trí khác nhau.
Trong báo cáo này tác giả không công bố giá trị áp lực ở tất cả các vị trí đo mà
chỉ ở một số vị trí nhất định.
Bảng 1.4. Các vị trí đo trên cơ thể của các người mặc thử mẫu
Bộ Cánh Vai Ngực Lưng
phận tay

Mạng Eo
sườn

Bụng

Hông

Đùi

Dọc
đùi
ngoài

7; 8; 11;12; 14;15 16; 18;19 20;21; 23;24; 26;27
9
13

17
22
25

Vị trí 1; 2; 4;
đo
3
5;
6

Bảng 1.5. Giá trị áp lực cực đại đo được từ máy cảm biến
Vị trí
đo

S1
M/kPa

S2
SD

M/kPa

S3
SD

M/kPa

S4
SD


M/kPa

SD

6

0,747

0,881

0,945

1,208

0,493

0,861

0,756

1,118

7

0,877

1,431

1,035


2,037

0,705

1,714

0,936

1,987

8

0,626

1,001

0,846

1,219

0,48

0,672

0,702

1,117

Đào Thị Anh Thư


15

Luận văn Cao học


Trường đại học Bách Khoa Hà Nội

Khoa Công nghệ dệt may và Thời trang

10

0,223

0,93

0,359

1,254

0,129

1,256

0,229

1,175

11

1,023


1,718

1,345

2,261

0,807

1,351

1,079

1,729

12

1,199

2,403

1,364

3,414

0,915

0,873

1,27


1,64

13

0,924

0,949

1,065

0,938

0,856

1,473

0,947

1,533

14

1,253

1,226

1,682

1,797


0,943

0,923

1,364

1,238

15

0,881

1,464

0,992

2,096

0,73

1,398

0,882

1,493

16

0,744


1,101

0,962

1,078

0,619

1,533

0,774

2,443

Bảng 1.6. Giá trị áp lực cho phép sự vận động thoải mái
thu được từ máy đo cảm biến
Đơn vị: kPa
Bộ phận

Áp lực thoải mái

Bộ phận

Áp lực thoải mái

Cánh tay

0,572~0,832


Eo

0,374~0,554

Vai

0,513~0,896

Bụng

0,142~0,811

Ngực

0,130~0,444 (nam)

Hông

0,744~1,463

~1,000 (nữ)
Lưng

0,301~0,699

Đùi

0,331~0,892

Mạng sườn


0,131~0,308

Dọc đùi ngoài

0,321~0,721

Đào Thị Anh Thư

16

Luận văn Cao học


Trường đại học Bách Khoa Hà Nội

Khoa Công nghệ dệt may và Thời trang

4
5
10

6
11

7
8

14


12

15

13

1

9

16

2

17
18

20
21

3
19

23
24

22
26

25


27

Hình 1.2: Hình vẽ chỉ dẫn vị trí đo

Đào Thị Anh Thư

17

Luận văn Cao học


Trường đại học Bách Khoa Hà Nội

Khoa Công nghệ dệt may và Thời trang

Nghiên cứu của Zi-min Jin và cộng sự đã cho biết mức độ cảm nhận của
cơ thể người mặc ở các mức áp lực khác nhau. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu ta
nhận thấy áp lực tại các vị trí mà cơ thể cong lên như ngực, mông là lớn nhất và
nó nhỏ hơn hay giảm dần ở các khu vực bằng phẳng hay có bề mặt lõm như eo,
mạng sườn. Kết quả nghiên cứu này vừa cho ta kết quả để tham khảo so sánh
vừa cho ta biết sự phân bố áp lực tại các khu vực khác nhau để có phương pháp
thiết kế quần áo phù hợp.
Nghiên cứu của Chan và Fan[9]
Nghiên cứu của tác giả về mối quan hệ giữa cảm giác khi mặc quần áo bó
sát và lực nén của quần áo lên cơ thể. Chín chiếc đai từ 3 mẫu… được lựa chọn
cho thử nghiệm này. Sáu người phụ nữ độ tuổi từ 21 đến 29 được lựa chọn để
thử mẫu. Vấn đề được giải quyết thông qua việc đánh giá lực nén của quần áo ở
các mức độ khác nhau 1 đến 7 trong đó 1 ứng với mức độ lực nén rất chặt và 7 là
rất rộng trên 10 cơ thể khác nhau. Vị trí các điểm đo được đánh dấu ở hình vẽ

dưới.

Đào Thị Anh Thư

18

Luận văn Cao học


Trường đại học Bách Khoa Hà Nội

1: Eo trước

Khoa Công nghệ dệt may và Thời trang

2: Xương chậu phải

3: Bụng phải

4: Bụng giữa
5: Bẹn phải
6: Xương châu trái
7: Bụng trái 8: Bẹn trái 9: Hông trái
10: Hông phải
Hình 1.3. Vị trí đo áp lực thoải mái trên cơ thể

Sau khi khảo sát tác giả đã đưa ra mức áp lực mà cơ thể vẫn cảm thấy
thoải mái. Trong đó vị trí xương chậu trái được đánh giá là khu vực thoải mái
với mức áp lực cao nhất.


Đào Thị Anh Thư

19

Luận văn Cao học


Trường đại học Bách Khoa Hà Nội

Khoa Công nghệ dệt may và Thời trang

Hình 1.4. Biểu đồ biểu diễn áp lực tối ưu trên cơ thể ở vị trí khác nhau
Nghiên cứu của Zhang và cộng sự[11]
Trong nghiên cứu này Zhang và cộng sự sử dụng phương pháp mô phỏng
số 3D để xác định áp lực mà quần áo tác dụng lên cơ thể trong các trạng thái vận
động khác nhau. Và áp lực này sẽ xác định bằng phương pháp phần tử hữu hạn.
Cơ sở để nghiên cứu là dựa trên mối quan hệ giữa cơ thể người và các sản phẩm
may mặc. Quần áo sẽ được coi như một lớp vỏ đàn hồi phi tuyến tính và cơ thể
người là một khối đặc cứng. Tác giả đã sử dụng một loạt các ví dụ để minh họa
cho kết quả mô phỏng của mô hình toán học bằng cách sử dụng phần mềm hỗ trợ
phần tử hữu hạn. Mô hình được lựa chọn mô phỏng là một phụ nữ mặc quần áo
thể thao. Quần áo có thiết kế tương tự nhau nhưng được làm từ các vật liệu khác
nhau là vải bò dệt bằng sợi bông và vải dệt kim dệt từ sợi nylon. Giá trị áp lực
thu được từ việc thử nghiệm hai loại vật liệu là khác nhau với quần áo làm từ vải
bò thì giá trị áp lực cực đại là vị trí trên ngực dưới bả vai khoảng 5cm có giá trị
là 30,6gf/cm2 và giá trị thấp nhất được đo ở gần đầu ngực có giá trị là 3,6 gf/cm2.
Tại các vị trí khác như hông giá trị áp lực thu được là 13,9 gf/cm2, vị trên của
đầu ngực có giá trị là 6,9gf/cm2 vị trí xương cụt phía sau lưng là 38,3gf/cm2. Đối
với vải nylon thì giá trị áp cực đại là 1,7gf/cm2 ở gần vị trí xương cụt phía sau
lưng, giá trị nhỏ nhất là tại vị trí đầu ngực 0,162gf/cm2, các vị khác lần lượt có

giá trị là vị trí trên ngực là 0,164gf/cm2, vị trí hông là 0,8gf/cm2.
Đào Thị Anh Thư

20

Luận văn Cao học


Trường đại học Bách Khoa Hà Nội

Khoa Công nghệ dệt may và Thời trang

Kết quả thu được so sánh giá trị áp lực của hai loại vải được trình bày ở
dưới. Áp lực dự đoán là gần tương tự với kết quả thực nghiệm, điều đó cho thấy
phương pháp mô phỏng cho ta kết quả hợp lý và khá chính xác. Tuy nhiên trong
báo cáo tác giả mới chỉ nêu ra giá trị áp lực thu được mà chưa đề cập tới giá trị
áp lực cho phép sử dụng quần áo một cách thoải mái.
Nghiên cứu của Hideo Morooka[12]
Báo cáo của Hideo Morooka trình bày thí nghiệm xác định áp lực của
bít tất ở vị trí cổ chun. Mẫu tất được lựa chọn có chiều dài từ 25-27cm, dệt từ sợi
cotton và acrylic với thành phần là 60%cotton và 40%acrylic. Kiểu dệt tại các vị
trí của tất là có khác nhau tùy thuộc từng vị trí chịu lực. Thí nghiệm được thực
hiện trên máy cảm biến có các sensor cho phép gắn trực tiếp vào cơ thể người để
thực hiện quá trình đo. Tất được kéo giãn tới 143% và để trong 2h. Kết quả thu
được như sau giá trị áp lực thoải mái 2.02+-0.29kPa, giá trị không thoải mái
2.58+-0.42 kPa. Đồng thời tác giả cũng đưa ra phương trình dự báo để xác định
áp lực thoải mái cho phép:
Y= 1.155xb – 0.945xh + 5.480
Trong đó:


b là chu vi cổ chân (vị trí ngay trên mắt cá)
h là khoảng đường chéo từ gót chân tới điểm giao giữa bàn chân và

cẳng chân.
Y là giá trị áp lực.

Đào Thị Anh Thư

21

Luận văn Cao học


Trường đại học Bách Khoa Hà Nội

Khoa Công nghệ dệt may và Thời trang

Kết luận chương 1.
Đảm bảo tính tiện nghi của quần áo là một yêu cầu quan trọng cho
ngành công nghiệp dệt may hiện nay. Đối với quần áo bó sát thì yêu cầu này lại
càng quan trọng hơn. Ngày nay khi đánh giá tính tiện nghi của quần áo người ta
không đánh giá mọi khía cạnh ảnh hưởng tới tính tiện nghi. Mà đối với một số
trang phục ta cần xem xét một số khía cạnh phù hợp với mục đích sử dụng. Đối
với quần áo bó sát đó là yêu cầu áp lực quần áo tác dụng lên cơ thể phù hợp với
mức áp lực mà cơ thể vẫn cảm thấy thoải mái.
Khi cơ thể thực hiện các vận động thì lớp da trên bề mặt cơ thể ở một số
vị trí sẽ bị giãn ra theo hai hướng ngang và dọc. Người mặc quần áo bó sát muốn
thoải mái khi vận động thì yêu cầu độ giãn của quần áo bó sát phải phù hợp với
độ giãn của da và áp lực mà nó sinh ra phải nằm trong giới hạn áp lực cho phép.
Nghiên cứu tính chất co giãn của vải và mối quan hệ giữa độ giãn và áp lực sẽ

cho ta biết áp lực tác dụng lên cơ thể ở độ giãn cho trước.

Đào Thị Anh Thư

22

Luận văn Cao học


×