Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Nghiên cứu thiết lập phần mềm lập kế hoạch và tác nghiệp sản xuất trong công nghiệp may

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--------------------------------------NGUYỄN TRIỀU DƯƠNG

NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP PHẦN MỀM
LẬP KẾ HOẠCH VÀ TÁC NGHIỆP SẢN XUẤT
TRONG CÔNG NGHIỆP MAY

Chuyên ngành :

Công nghệ Vật liệu Dệt may

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Công nghệ Vật liệu Dệt may

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
TS. Nguyễn Thị Lệ

Hà Nội – Năm 2011


MỤC LỤC
MỤC LỤC...................................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................3
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................4
DANH MỤC CÁC BẢNG .........................................................................................5
DANH MỤC CÁC HÌNH...........................................................................................6
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH VÀ TÁC NGHIỆP SẢN XUẤT
TRONG CÔNG NGHIỆP MAY...............................................................................10
1.1.



Lập kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp may .........................................10

1.1.1.

Khái niệm lập kế hoạch sản xuất ..........................................................10

1.1.3.

Thực trạng lập kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp may ở Việt Nam
12

1.2.

Tác nghiệp sản xuất trong doanh nghiệp may .............................................18

1.2.1.

Khái niệm..............................................................................................18

1.2.2.

Mục đích và yêu cầu của tác nghiệp sản xuất.......................................20

1.2.3.

Thực trạng tác nghiệp sản xuất trong doanh nghiệp may Việt Nam ....21

1.3.


Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về lập kế hoạch và tác nghiệp sản

xuất 22
1.4.

Kết luận chương 1 .......................................................................................23

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..25
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................25
2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu............................................................25
2.2.1. Yêu cầu của chương trình phần mềm lập kế hoạch và tác nghiệp sản xuất
............................................................................................................................25

 


2.2.2. Cấu trúc của chương trình phần mềm..........................................................26
2.2.3. Các mô đun chức năng của chương trình phần mềm ...............................29
2.2.4. Ngôn ngữ ứng dụng..................................................................................48
2.3. Kết luận chương 2...........................................................................................48
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ..............................................................50
3.1. Mô đun lập kế hoạch sản xuất ........................................................................50
3.1.1. Mô đun lập kế hoạch sản xuất..................................................................50
3.1.2. Đánh giá kết quả mô đun lập kế hoạch sản xuất ......................................56
3.2. Mô đun tác nghiệp sản xuất ............................................................................58
3.2.1. Tác nghiệp giác sơ đồ...............................................................................58
3.2.2. Tác nghiệp trải cắt ....................................................................................63
3.2.3. Đánh giá kết quả mô đun tác nghiệp sản xuất..........................................66
3.3. Chức năng quản lý người dùng.......................................................................67
3.4. In báo cáo........................................................................................................70

3.4. Kết luận chương 3...........................................................................................70
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................73
HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO.....................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................75
PHỤ LỤC..................................................................................................................77


 


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội,
đề tài nghiên cứu thiết lập chương trình phần mềm lập kế hoạch và tác nghiệp sản
xuất trong doanh nghiệp may của tôi đã đạt được những kết quả nhất định.
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Thị Lệ. Trong quá trình thực hiện đồ
án, TS. Nguyễn Thị Lệ đông viên khích lệ và hướng dẫn tôi rất nhiều trong phương
pháp nghiên cứu khoa học.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo Khoa CN Dệt May & Thời Trang
– Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu và thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Công ty Dệt may Hà Nội và Công ty May Thanh
Trì đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu thực tiễn sản xuất tại công ty.
Mặc dù nghiên cứu, học tập và làm việc một cách nghiêm túc trong suốt quá
trình thực hiện luận văn, tuy nhiên, do thời gian có hạn không tránh khỏi những
thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo, các bạn, đồng
nghiệp và quý công ty để đề tài được hoàn thiện hơn.


 



LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan toàn bộ kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận
văn là do tác giả nghiên cứu, do tác giả tự trình bày, không sao chép từ các tài liệu
khác. Tác giả xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về những nội dung, hình ảnh cũng như
các kết quả nghiên cứu trong luận văn.
Hà Nội, ngày 25 tháng 9 năm 2011
HỌC VIÊN

Nguyễn Triều Dương


 


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Sản lượng theo ngày của dây chuyền may với loại sản phẩm quen thuộc
đã từng sản xuất của doanh nghiệp ………………………………………………..37
Bảng 2.2. Sản lượng theo ngày của dây chuyền may với loại sản phẩm không quen
thuộc chưa từng sản xuất của doanh nghiệp……………………………………….38
Bảng 3.1.2. So sánh hiệu quả quá trình lập kế hoạch ……………………………..55
Bảng 3.2.3. So sánh hiệu quả quá trình tác nghiệp sản xuất ………………………65


 


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Quy trình sản xuất may công nghiệp …………………………………...13
Hình 1.2: Quá trình trải cắt vải ……………………………………………………15

Hình 2.1: Sơ đồ tổng thể phần mềm ADP.Garment1…………………………….. 27
Hình 2.2: Sơ đồ công nghệ phần mềm ADP.Garment1.0………………………… 28
Hình 2.3. Sơ đồ tác nghiệp sản xuất ……………………………………………….39
Hình 3.1.1.1: Giao diện chính mô đun lập kế hoạch sản xuất ………………….....50
Hình 3.1.1.2. Giao diện khai báo đơn hàng mô đun lập kế hoạch sản xuất ……….50
Hình 3.1.1.3. Giao diện khai báo sản phẩm theo màu mô đun lập kế hoạch sản xuất
……………………………………………………………………………………...51
Hình3.1.1.4. Giao diện khai báo sản phẩm theo cỡ mô đun lập kế hoạch sản xuất .51
Hình 3.1.1.5. Giao diện khai báo điều kiện sản xuất mô đun lập kế hoạch sản xuất
……………………………………………………………………………………...52
Hình 3.1.1.6. Giao diện thực hiện lập kế hoạch sản xuất ………………………….53
Hình 3.1.1.7. Kết quả thông tin đơn hàng mô đun lập kế hoạch sản xuất ………...54
Hình 3.1.1.8. Kết quả biểu đồ kế hoạch sản xuất ………………………………….54
Hình 3.1.1.9. Kết quả kế hoạch may ………………………………………………55
Hình 3.1.2.1. Giao diện tác nghiệp lập kế hoạch của phần mềm Fast React ……...57
Hình 3.2.1.1. Giao diện chính của môđun tác nghiệp sản xuất…………………….58
Hình 3.2.1.2. Giao diện khai báo màu của đơn hàng ……………………………...58
Hình 3.2.1.3. Giao diện khai báo cỡ số…………………………………………... 59
Hình 3.2.1.4. Giao diện khai báo số lượng sản phẩm theo màu và cỡ ……………59
Hình 3.2.1.5. Giao diện khai báo thông tin bàn vải……………………………… 60
Hình 3.2.1.6. Giao diện tác nghiệp sơ đồ giác ……………………………………60
Hình 3.2.1.7. Kết quả tác nghiệp sơ đồ giác ………………………………………61
Hình 3.2.1.8. Kết quả số sản phẩm còn lại phải cắt thủ công sau khi tác nghiệp sơ
đồ giác ……………………………………………………………………………..61
Hình 3.2.1.9. Kết quả tác nghiệp giác sơ đồ đơn hàng SM2011 ………………….62

 


Hình 3.2.2.1. Giao diện khai báo chiều dài của các sơ đồ giác ……………………63

Hình 3.2.2.2. Giao diện khai báo số cuộn vải của từng màu ……………………...63
Hình 3.2.2.3. Giao diện khai báo chiều dài các cuộn vải cho từng màu………… 64
Hình 3.2.2.4. Kết quả thông tin kết quả tác nghiệp trải cắt ……………………….65
Hình 3.3.1. Giao diện danh quản lý người dùng mô đun lập kế hoạch sản xuất ….67
Hình 3.3.2. Giao diện tạo tài khoản đăng nhập mới mô đun lập kế hoạch sản xuất.67
Hình 3.3.3: Giao diện thông tin đăng nhập mô đun lập kế hoạch sản xuất………..68
Hình 3.3.4. Giao đổi mật khẩu mô đun lập kế hoạch sản xuất ……………………69


 


MỞ ĐẦU
Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang trong thời kì hội nhập, may mặc cũng
như nhiều ngành kinh tế khác có những cơ hội thuận lợi để phát triển. Tuy nhiên, áp
lực cạnh tranh ngày càng gia tăng, đòi hỏi doanh nghiệp quản lý sản xuất chặt chẽ
sản xuất để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.
Lập kế hoạch và tác nghiệp sản xuất cho đơn hàng đóng vai trò quan trọng
trong toàn bộ quá trình sản xuất. Lập kế hoạch sản xuất chi tiết nhằm đảm bảo
những mục tiêu đề ra được tiến hành theo đúng tiến độ. Nếu sản xuất một cách tự
phát không có mục tiêu, lịch trình cụ thể thì hiệu quả sản xuất rất thấp, không đáp
ứng được yêu cầu của khách hàng.
May mặc là ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động thủ công, có nhiều công
đoạn, do đó công tác lập kế hoạch sản xuất đặc biệt quan trọng, quyết định sự thành
công của doanh nghiệp. Lập kế hoạch cụ thể rõ ràng, doanh nghiệp may có thể chủ
động trong quá trình sản xuất, quản lý và phát huy tối đa các nguồn lực.
Quá trình tác nghiệp sản xuất được tính toán kỹ lưỡng giúp giảm thiểu tối đa
hao phí sản xuất của doanh nghiệp. Các công đoạn sản xuất được tiến hành liên tục
và điều chỉnh kịp thời khi có biến cố xảy ra.
Công tác lập kế hoạch và tác nghiệp sản xuất trong các doanh nghiệp may ở

Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế. Một số nghiên cứu đã được thực hiện và có
những đóng góp nhất định. Tuy nhiên, chưa có hệ thống nào hỗ trợ đầy đủ công tác
lập kế hoạch và tác nghiệp sản xuất trong doanh nghiệp may. Trong công tác lập kế
hoạch và tác nghiệp sản xuất còn rất nhiều công đoạn chưa được quan tâm nghiên
cứu. Các chương trình phần mềm hỗ trợ quá trình tạo mẫu, thiết kế, giác sơ đồ đã
được nghiên cứu và thiết kế trên thế giới bởi các hãng như GERBER, LECTRA...
thực hiện. Tuy nhiên, chưa có một hệ thống nào cho phép quản lý dữ liệu đơn hàng và
cung cấp trực tuyến các dữ liệu cần thiết cho các bộ phận liên quan trong nội bộ phù hợp
với điều kiện sản xuất của các doanh nghiệp may Việt Nam.


 


Sử dụng phương pháp tính toán, lựa chọn các tham số lý thuyết và thực tế
theo yêu cầu của quá trình sản xuất may công nghiệp, từ đó xây dựng mô hình tính
toán tác nghiệp sản xuất và lập kế hoạch chi tiết cho đơn hàng. Đề tài nghiên cứu
thiết lập chương trình phần mềm hỗ trợ lập kế hoạch và tác nghiệp sản xuất ADP.
Garment1.0 trong công nghiệp may. Phần mềm ADP. Garment1.0 sử dụng ngôn
ngữ lập trình C# với giao diện tiếng Việt thân thiện, dễ sử dụng. Quá trình lập kế
hoạch và tác nghiệp sản xuất được hỗ trợ tính toán tối ưu, thuận lợi cho quá trình
lập kế hoạch và theo dõi sản xuất.


 


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH VÀ TÁC NGHIỆP SẢN
XUẤT TRONG CÔNG NGHIỆP MAY
1.1.


Lập kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp may

1.1.1. Khái niệm lập kế hoạch sản xuất
Lập kế hoạch là quá trình phác họa, dự kiến một hoạt động trong tương lai
với tên, nội dung, mục đích, địa điểm thời gian, các nguồn lực cụ thể… Mục đích
của hoạt động là những gì cuối cùng chúng ta dự định (dự kiến, kỳ vọng) đạt được
thông qua hoạt động phục vụ cho việc thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển. Mục
đích là kết quả cuối cùng của toàn bộ hoạt động. Mục tiêu là kết quả trung gian –
kết quả của các mặt, các giai đoạn công việc.
Sản phẩm của quá trình lập kế hoạch là bản kế hoạch. Bản kế hoạch thường
có tên của hoạt động cụ thể và bao gồm các nội dung như mục đích và các mục tiêu
của hoạt động; nội dung, qui mô, địa điểm, thời gian hoạt động, người chủ trì các
phần việc chính…; thành phần và các chi phí
Một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh là
lập kế hoạch sản xuất. Lập kế hoạch sản xuất là chức năng đầu tiên trong bốn chức
năng của quản lý: lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Trước khi bắt đầu
công việc, người quản lý cần lập kế hoạch chi tiết, cụ thể để đảm bảo công việc
được tiến hành theo đúng thời gian định trước.
Trình tự lập kế hoạch sản xuất bao gồm những bước cơ bản như sau:
-

Phân tích đơn hàng và điều kiện sản xuất của doanh nghiệp.

-

Xác định các công việc, kết quả cần đạt được và thời gian thực hiện cho
từng công việc.

-


Xác định, so sánh và lựa chọn phương án hiệu quả, khả thi.

-

Nhận biết những khâu đình trệ ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất.

-

Xác định các biện pháp loại trừ những nguyên nhân gây đình trệ. Hạn chế
tác động của các khâu đình trệ tới kế hoạch.

10 
 


-

Xây dựng các phương án dự phòng và phương thức chuẩn bị áp dụng khi
cần thiết.

Để lập kế hoạch sản xuất, trước tiên ta cần xác định các công việc cần làm.
Mỗi công việc cần đạt được những mục tiêu nhất định. Mục tiêu của công việc là cơ
sở để ta xác định khối lượng, định mức và thời gian thực hiện công việc đó. Mỗi
công việc đều có trình tự thực hiện nhất định. Trình tự công việc là xác định công
việc gì làm trước, công việc gì làm sau và làm khi nào. Việc xác định trình tự thực
hiện công việc giúp kế hoạch sản xuất được thực hiện theo thời gian đã định sẵn.
Lập kế hoạch xác định các công việc độc lập và các công việc phụ thuộc.
Các công việc độc lập được tiến hành không phụ thuộc vào thời gian và kết quả của
các công việc khác. Thời gian thực hiện các công việc độc lập có thể tiến hành bất

cứ lúc nào trong khoảng thời gian thực hiện kế hoạch. Công việc phụ thuộc có mối
liên quan trực tiếp đến các công việc khác. Kết quả, thời gian thực hiện của công
việc phụ thuộc ảnh hưởng lẫn nhau. Một công việc phụ thuộc chưa hoàn tất có ảnh
thể ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian thực hiện của toàn bộ kế hoạch. Lập kế hoạch
sản xuất cần xác định rõ các nguyên nhân khách quan và chủ quan có thể gây đình
trệ sản xuất. Từ đó, người quản lý đề ra các biện pháp giảm thiểu, loại bỏ ảnh
hưởng của các nguyên nhân này tới kế hoạch sản xuất. Đồng thời, người quản lý
luôn chủ động những phương án dự phòng để đề phòng trong những trường hợp kế
hoạch chính không được thực hiện theo đúng yêu cầu đặt ra ban đầu.
Lập kế hoạch sản xuất cho đơn hàng trong sản xuất công nghiệp may là xác
định cụ thể khối lượng, tiến trình thực hiện và các điều kiện hỗ trợ sản xuất của các
công việc để đáp ứng các yêu cầu về sản lượng và thời gian giao hàng. Trong doanh
nghiệp may, kế hoạch sản xuất được lập chi tiết cho từng công đoạn sản xuất từ
chuẩn bị sản xuất, trải vải, cắt vải, liên kết bán thành phẩm và hoàn tất sản phẩm.
Công tác lập kế hoạch sản xuất quyết định thành công của doanh nghiệp. Lập
kế hoạch sản xuất xác định phương hướng hoạt động, làm giảm sự tác động của
những yếu tố thay đổi, tránh được sự lãng phí, dư thừa và thiết lập nên những tiêu
chuẩn thuận lợi quá trình kiểm tra sản xuất.
11 
 


1.1.2. Mục đích và yêu cầu của lập kế hoạch sản xuất
Lập kế hoạch sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự thành công của
doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp may nói riêng. Kế hoạch sản xuất chi tiết
giúp doanh nghiệp phân công lao động hợp lý, theo dõi và điều chỉnh tiến độ sản
xuất kịp thời, quản lý thông tin của đơn hàng một cách khoa học. Doanh nghiệp xác
định trước được tất cả các mục tiêu, thời gian, các yếu tố ảnh hưởng từ đó tập trung
và phát huy tối đa mọi nguồn lực để hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Đồng thời, doanh
nghiệp có thể hạn chế các yếu tố rủi do và giảm tối đa chi phí sản xuất.

Yêu cầu lập kế hoạch may:
- Đảm bảo quá trình sản xuất của xí nghiệp diễn ra liên tục.
-

Đảm bảo tính khả thi khi thực hiện.

-

Phát huy tối đa nguồn lực của công ty.

-

Sản xuất đảm bảo số lượng và chất lượng.

-

Định hướng cho các bộ phận của một công ty trong sản xuất.

- Xây dựng kế hoạch sản xuất cho nhà máy, phân xưởng, chuyền sản xuất.
- Đảm bảo số lượng, chất lượng và thời gian giao hàng.
1.1.3. Thực trạng lập kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp may ở Việt Nam
1.1.3.1.

Lập kế hoạch tổng thể

Lập kế hoạch tổng thể là một công việc tính toán phức tạp với nhiều yếu tố
liên quan. Quá trình lập kế hoạch tổng thể thường được phòng kế hoạch lập ra từ
đầu năm. Do đặc điểm của sản phẩm may mặc là theo mùa nên kế hoạch sản xuất sẽ
khác nhau tùy theo đặc tính sản phẩm. Căn cứ vào khả năng và điều kiện sản xuất
của doanh nghiệp, người quản lý xây dựng kế hoạch sản xuất tổng thể của toàn bộ

nhà máy trong một khoảng thời gian nhất định cho tất cả các đơn hàng. Trong quá
trình sản xuất, kế hoạch tổng thể tương đối ổn định và liên tục được theo dõi, điều
chỉnh để phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế. Kế hoạch tổng thể thể hiện tiến
trình thực hiện của các đơn hàng và những mục tiêu cần đạt được tại từng thời
điểm.
12 
 


Tuy nhiên, kế hoạch sản xuất tổng thể chưa có những thông tin chi tiết cho
cho từng đơn hàng. Để tiến hành sản xuất, doanh nghiệp cần tiến hành lập kế hoạch
sản xuất chi tiết cho từng đơn hàng.
1.1.3.2.

Lập kế hoạch chi tiết

Kế hoạch được lập chi tiết cho tất cả các công đoạn sản xuất từ chuẩn bị sản
xuất, xả vải, trải vải, cắt, may và hoàn tất sản phẩm. Trình tự thực hiện của các công
việc như sau:

Hình 1.1: Quy trình sản xuất may công nghiệp
Hiện nay, có hai hệ thống được áp dụng trong sản xuất ngành may mặc tại
Việt Nam: Hệ thống đẩy và hệ thống kéo.
13 
 


Hệ thống đẩy (push system): khi một công việc kết thúc, bán thành phẩm
được đẩy tới công đoạn tiếp theo. Bán thành phẩm được đẩy ra không cần quan tâm
đến công đoạn tiếp theo đã sãn sàng chuẩn bị cho công việc hay chưa, do đó bán

thành phẩm có thể bị chất đống, hiệu quả công việc không cao, lãng phí thời gian và
chi phí sản xuất.
Hệ thống kéo (pull system): Mỗi công đoạn sẽ kéo bán thành phẩm từ công
đoạn phía trước nếu cần. Năng suất và thời gian thực hiện của công đoạn sau là mục
tiêu thực hiện của công đoạn trước đó. Các công đoạn được thực hiện liên tục, hiệu
quả công việc cao, chi phí và thời gian sản xuất được tiết kiệm tối đa.
Từ trước đến này, hầu hết các doanh nghiệp may Việt Nam hiện nay chủ yếu
lựa chọn hệ thống đẩy. Lập kế hoạch và quản lý sản xuất may mặc theo hệ thống
đẩy đơn giản hơn. Tuy nhiên, hao phí sản xuất của hệ thống đẩy lớn do hiệu quả sản
xuất không cao. Một số doanh nghiệp may hiện nay đã áp dụng hệ thống kéo vào
trong quá trình sản xuất hoặc một số công đoạn sản xuất. Hệ thống kéo đòi hỏi quá
trình lập kế hoạch chi tiết hơn, theo dõi và điều chỉnh tiến độ sản xuất liên tục, kịp
thời.
Lập kế hoạch nguyên phụ liệu
Bộ phận nguyên phụ liệu có chức năng giao nhận nguyên phụ liệu giữa
doanh nghiệp và khách hàng. Lập kế hoạch nguyên phụ liệu chi tiết nhằm đảm bảo
đầy đủ bán thành phẩm, sao cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục, không bị
đình trệ và đúng tiến độ giao hàng.
Công tác quản lý nguyên phụ liệu bao gồm quá trình nhập và xuất hàng. Các
thông tin chi tiết về quá trình chuẩn bị nguyên phụ liệu của đơn hàng được quản lý
và cân đối theo quá trình sản xuất.
Thông tin chi tiết nguyên phụ liệu phục vụ công tác lập kế hoạch sản xuất
bao gồm về đơn hàng bao gồm:
- Mã hàng.
- Tên nhãn hiệu quy cách vật tư.
- Đặc điểm.
14 
 



- Ngày nhập, số lượng nhập.
- Ngày xuất, số lượng xuất.
- Số lượng còn trong kho và số lượng cần cho sản xuất.
Quá trình xả vải thường được bố trí thuộc bộ phận chuẩn bị nguyên phụ liệu.
Do đó quá trình lập kế hoạch nguyên phụ liệu bao gồm các thông tin chi tiết về quá
trình xả vải.
Cán bộ vật tư tiến hành kiểm tra các thông tin về nguyên phụ liệu và tài liệu đơn
hàng khoảng 30-45 ngày trước khi mã hàng đó được đưa vào sản xuất. Quá trình
kiểm tra được thực hiện thường xuyên và là cơ sở để lập kế hoạch sản xuất cụ thể.
Lập kế hoạch trải cắt
Quá trình trải cắt bảo gồm các công đoạn chính: Trải vải, cắt vải và đánh số.
Các công đoạn này được thực hiện nối tiếp nhau và liên tục. Các quá trình có mối
quan hệ về thứ tự và thời gian thực hiện:

Hình 1.2: Quá trình trải cắt vải
Sau khi trải, vải được tiến hành cắt. Thông thường, tại các doanh nghiệp may
kế hoạch trải cắt và in (nếu có) được tiến hành trước 10 ngày so với kế hoạch may.
Nếu có thêm công đoạn thêu sẽ tiến hành trước 20 ngày so với kế hoạch may.
Lập kế hoạch may
15 
 


Bán thành phẩm được vận chuyển lên các chuyền may để gia công sau khi đã
trải cắt xong. Ở một số công ty, bộ phận lập kế hoạch thông thường chỉ đưa ra số
lượng sản phẩm trong ngày giao cho các chuyền. Quản đốc phân xưởng sẽ căn cứ
vào khả năng và tình hình thực tế của phân xưởng để điều tiết các công việc phù
hợp. Hình thức lập kế hoạch này tương đối đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên, nội
dung kế hoạch không rõ ràng, gây khó khăn trong công tác quản lý. Người quản lý
khó có thể xác định năng xuất cụ thể của người công nhân cần đạt được trong từng

thời điểm là bao nhiêu để đảm bảo tiến độ kế hoạch.
Kế hoạch sản lượng và thời gian sản xuất đơn hàng được giao cho từng
chuyền của từng phân xưởng. Sản lượng và thời gian này chính là định mức các
chuyền phải hoàn thành. Trong quá trình sản xuất đơn hàng, người quản lý liên tục
theo dõi tiến độ và năng suất công việc. Thực tế, năng suất quá trình may thay đổi
theo từng ngày. Giai đoạn rải chuyền, năng suất trong ngày tương đối thấp do công
nhân chưa quen với đơn hàng mới. Năng suất sau đó tăng dần và đi đến ổn định
trong những ngày tiếp theo. Kế hoạch cụ thể, rõ ràng sẽ giúp người quản lý theo
năng suất sản phẩm trong từng giai đoạn và có những điều chỉnh kịp thời.
Trong quá trình sản xuất, có nhiều yếu tố khách quan ảnh hưởng đến tiến độ
thực hiện công việc. Năng suất và tiến độ sản xuất có thể thay đổi, do đó công tác
theo dõi tiến độ được thực hiện từng ngày và điều chỉnh kế hoạch sao cho phù hợp
với điều kiện sản xuất thực tế. Theo dõi tiến độ sản xuất nhằm bảo đảm kế hoạch
được thực hiện theo đúng tiến độ, đạt được những mục tiêu đề ra ban đầu. Người
quản lý theo dõi năng xuất của từng bộ phận trong ngày, so sánh với năng xuất dự
kiến. Tùy theo khả năng và điều kiện sản xuất thực tế, người quản lý điều chỉnh kế
hoạch sao cho phù hợp.
Hiện nay, các công ty may Việt Nam thường lập kế hoạch dựa trên kinh
nghiệm của người quản lý do đó còn nhiều hạn chế. Công tác lập kế hoạch sản xuất
trong các doanh nghiệp may chưa được coi trọng đúng mức. Kế hoạch sản xuất
chưa được tính toán tối ưu nên thời gian hao phí tương đối lớn. Lập kế hoạch chi
tiết vẫn thường được coi như giao sản lượng cho các dây chuyền. Do đó, quá trình
16 
 


sản xuất rất bị động, khó theo dõi và kiểm tra. Sản xuất có thể bị gián đoạn, thông
tin về quản lý sản xuất chậm, thiếu những biện pháp điều chỉnh kịp thời, phù hợp,
hiệu quả sản xuất không cao.
Thời gian thực hiện các đơn hàng phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng và

có xu hướng ngày các rút ngắn. Tính chất cạnh tranh trong thương mại ngày càng
gia tăng, đòi hỏi các doanh nghiệp phải hoàn thiện và tối ưu hóa trong quá trình
quản lý và sản xuất.
Hiện nay, công nghệ thông tin được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của sản
xuất. Quá trình lập kế hoạch sản xuất tại các công ty may sử dụng một số phần mềm
hỗ trợ phổ biến như Excel, Microsoft project, Fast React. Phần mềm Excel nằm
trong bộ Office của Microsoft nên khi sử dụng phần mềm này ta sẽ giảm được chi
phí đầu tư mua phần mềm. Excel có nhiều công cụ hỗ trợ tính toán, tuy nhiên phần
mềm này thiếu những hỗ trợ cần thiết cho công tác lập kế hoạch. Microsoft Project
là phần mềm chuyên nghiệp sử dụng để lập và quản lý dự án của Microsoft.
Microsoft Project có những công cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình lập kế hoạch. Một
số công ty lớn hiện nay đã đầu tư nghiên cứu áp dụng phần mềm Microsoft Project
trong công tác quản lý và lập kế hoạch sản xuất. Tuy nhiên, Microsoft Project chỉ
được trang bị những công cụ hỗ trợ lập kế hoạch đơn giản. Do đó, hai phần mềm
này chưa phát huy được hiệu quả cao khi áp dụng vào tình hình cụ thể của sản xuất
may mặc.
Ngoài ra, các công ty may còn có sự lựa chọn, đầu tư hệ thống quản lý sản
xuất GPRO và phần mềm Fast React. Phần mềm Fast React là phần mềm chuyên
nghiệp sử dụng trong công tác quản lý và theo dõi quá trình sản xuất may mặc.
Nhưng, vốn đầu tư để xây dựng một hệ thống sản xuất đi kèm khá là tốn kém, hiệu
quả chưa cao nên được ít doanh nghiệp lựa chọn.
Do đó, một phần mềm lập hỗ trợ quá trình lập kế hoạch sản xuất hiệu quả,
phù hợp với điều kiện sản xuất may công nghiệp ở Việt Nam với giá thành hợp lý là
rất cần thiết đối với các doanh nghiệp may hiện nay.

17 
 


1.2.


Tác nghiệp sản xuất trong doanh nghiệp may

1.2.1. Khái niệm
Quá trình sản xuất may công nghiệp bao gồm các công đoạn sản xuất: chuẩn
bị sản xuất, cắt vải, liên kết và hoàn tất sản phẩm. Các công đoạn sản xuất có mối
quan hệ phụ thuộc với nhau. Bán thành phẩm của công đoạn sau do công đoạn phía
trước thực hiện. Nếu công đoạn trước chưa hoàn thành thì công đoạn sau chưa được
bắt đầu. Chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất phụ thuộc vào tất cả các công
đoạn. Do đó, các công đoạn cần phải tính toán kết hợp các yếu tố để thỏa mãn điều
kiện của đơn hàng.
Trải vải là quá trình trải nhiều lớp vải chồng lên nhau theo những quy tắc nhất
định. Quy tắc trải vải thường thống nhất trên toàn bộ bàn trải. Vải sau khi trải phải
êm phẳng, các mép vải trải thẳng, đứng thành. Các thông số của quá trình trải vải
bao gồm tốc độ trải, sức căng của vải khi trải, số lớp vải và chiều dài bàn trải. Số
lớp vải trên bàn trải càng nhiều thì số lượng chi tiết sản phẩm càng lớn. Tuy nhiên
số lớp vải phụ thuộc vào loại vải, dụng cụ cắt, yêu cầu về độ chính xác bán thành
phẩm sau khi cắt, kế hoạch sản xuất và phương án phối hợp sản phẩm, cỡ số. Vải
dày có số lớp trải nhỏ hơn so với vải mỏng do chiều cao tối đa của tập vải phụ thuộc
vào chiều cao tối đa của dao cắt. Tốc độ trải quyết định sự ổn định của vải sau khi
trải, nếu trải nhanh quá vải sẽ không đều, nếu trải chậm quá sẽ ảnh hưởng đến năng
suất quá trình trải vải. Chiều dài bàn trải vải chính là chiều dài của sơ đồ giác. Vải
có thể trải theo phương pháp thủ công hoặc sử dụng máy trải vải tự động.
Sau khi vải trải xong sẽ được chuyển sang bộ phận cắt. Các chi tiết sản phẩm
sẽ được tách rời theo sơ đồ giác mẫu bằng các thiết bị cắt. Vải thường được cắt phá,
sau đó tiến hành cắt tinh. Đối với từng mặt hàng và từng chi tiết bán thành phẩm
khác nhau ta sử dụng loại máy cắt phù hợp. Những chi tiết sản phẩm đơn giản
thường sử dụng máy cắt đẩy tay. Những chi tiết phức tạp, yêu cầu chất lượng cao có
thể sử dụng máy cắt vòng.


18 
 


Chuẩn bị sản xuất là một trong những công đoạn quan trọng của quá trình sản
xuất. Các công đoạn được chuẩn bị, tính toán sao cho khi đưa vào sản xuất, các
công đoạn được tiến hành liên tục và đạt hiệu quả tối ưu.
Trước khi tiến hành sản xuất, cán bộ kĩ thuật cần thực hiện một số tác nghiệp
trước khi tiến hành trải cắt, nhằm xác định các thông số cho quá trình này. Các tác
nghiệp này bao gồm tác nghiệp sơ đồ giác và tác nghiệp trải vải.
Tác nghiệp sơ đồ giác là tính toán lựa chọn số lượng sơ đồ giác, số sản phẩm
tương ứng với từng cỡ vóc trên từng sơ đồ. Kết quả quá trình tác nghiệp sơ đồ giác
là cơ sở cho quá trình trải cắt vải, sao cho quá trình sản xuất được thuận lợi, tiết
kiệm được các nguồn lực mà vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm với năng suất
lao động cao.
Với từng đơn hàng, yêu cầu của khách hàng về số lượng, cỡ vóc và màu sắc
tương ứng của sản phẩm là khác nhau. Căn cứ vào số lượng đặt của từng cỡ, từng
màu, cán bộ kĩ thuật tiến hành ghép các cỡ và xác định hệ thống sơ đồ giác cho từng
sản phẩm.
Một số nguyên tắc ưu tiên sử dụng khi tiến hành tác nghiệp sơ đồ giác:
- Ghép phối hợp cỡ nhỏ với cỡ lớn để tiết kiệm tối đa nguyên vật liệu.
- Lựa chọn cỡ có số lượng lớn nhất.
- Ưu tiên chiều dài sơ đồ phù hợp sản xuất để lựa chọn số lượng cỡ và số sản
phẩm tương ứng.
- Ưu tiên đáp ứng số lượng của một hay nhiều cỡ khi chọn ghép một sơ đồ.
Khi thực hiện tác nghiệp tác sơ đồ, cán bộ kĩ thuật căn cứ vào điều kiện cụ
thể của doanh nghiệp và đơn hàng, lựa chọn phương pháp tính toán phù hợp.
Tác nghiệp trải, cắt vải là tính toán số bàn cắt, tương ứng với từng sơ đồ,
từng màu, các cuộn vải tương ứng trên từng loại vật liệu để quá trình trải cắt đảm
bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời bán thành phẩm cho quá trình may. Quá trình tác

nghiệp trải cắt tính toán hợp lý số lớp trải tương ứng với chiều dài sơ đồ và lượng
đầu tấm để tiết kiệm tối đa nguyên vật liệu.

19 
 


Sau khi tiến hành trải cắt, bán thành phẩm được tiến hành đánh số thứ tự lên
mặt trái của bán thành phẩm. Các bán thành phẩm được đánh số để phân biệt cỡ số
và các lớp vải khác nhau. Công nhân may không bị nhầm lẫn trong quá trình may.
Quá trình đánh số bóc tập có thể thực hiện bằng tay hoặc có sự trợ giúp của dụng
cụ.
Một số phương pháp đánh số bàn cắt như sau:
- Đánh theo màu, tên nguyên liệu: Đánh số thứ tự theo màu của chi tiết, khi
chuyển sang màu khác đánh số thứ tự lại từ đầu.
- Đánh theo sơ đồ giác: Đánh số thứ tự các chi tiết trên cùng 1 sơ đồ giác. Khi
sang sơ đồ khác thì đánh số thứ tự lại từ đầu.
- Đánh số kết hợp cả màu và sơ đồ giác.
- Đánh số từ đầu đến cuối đối với toàn bộ hệ thống sơ đồ.
Các ký hiệu thường dùng để đánh số bàn cắt
- Bộ số đếm. Ví dụ: 1,2,3,4…
- Bộ chữ cái Latin. Ví dụ: A,B,C.
- Sử dụng phối kết hợp bộ số và bộ chữ. Ví dụ: 1a-2a, 1b-2b…
Tùy theo sản phẩm, các công ty sẽ lựa chọn phương pháp đánh số thích hợp.
Như vậy, việc tác nghiệp sản xuất bao gồm các nội dung:
-

Xác định hệ thống các sơ đồ giác ứng với số sản phẩm của từng cỡ trên sơ
đồ.


-

Xác định số bàn vải theo từng sơ đồ, từng màu vải, từng loại vật liệu.

-

Hướng dẫn sử dụng cuộn vải hợp lý.

1.2.2. Mục đích và yêu cầu của tác nghiệp sản xuất
Tác nghiệp sản xuất có yêu cầu và độ phức tạp cao trong quá trình thực hiện:
-

Kết quả quá trình tác nghiệp giác sơ đồ đảm bảo đáp ứng số lượng sản
phẩm của các cỡ số theo cơ cấu của đơn hàng, là cơ sở hướng dẫn cho quá
trình giác sơ đồ, quá trình trình trải cắt vải.

20 
 


-

Kết quả quá trình tác nghiệp trải cắt tiết kiệm tối đa vật liệu với hao phí
đầu tấm là ngắn nhất.

-

Kết quả quá trình tác nghiệp sản xuất đạt độ tin cậy và chính xác cao

-


Có tính khả thi trong khi đưa vào triển khai sản xuất

-

Thời gian tiến hành nhanh chóng, đáp ứng thời gian giao hàng.

-

Thông tin đầy đủ, rõ ràng, thuận tiện khi đưa vào sản xuất, dễ dàng kiểm
tra, xử lý.

Tác nghiệp sản xuất là một trong những quá trình quan trọng nhất của quá
trình chuẩn bị sản xuất. Thực hiện quá trình tác nghiệp sản xuất giúp doanh nghiệp
tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất, đồng thời quản lý sản xuất khoa học và hiệu quả.
1.2.3. Thực trạng tác nghiệp sản xuất trong doanh nghiệp may Việt Nam
Tác nghiệp sản xuất nằm trong công đoạn chuẩn bị sản xuất của quá trình
may công nghiệp. Hiện nay, ngành may mặc Việt Nam vẫn chủ yếu là gia công. Lợi
nhuận của các doanh nghiệp do tiết kiệm chi phí và triển khai sản xuất hiệu quả. Do
đó quá trình tác nghiệp sản xuất tốt là yếu tố quyết định thành công của doanh
nghiệp.
Trong các doanh nghiệp may Việt Nam, quá trình tác nghiệp sản xuất thường
được phân công do phòng mẫu đảm nhiệm. Cán bộ kỹ thuật dựa trên kinh nghiệm
cá nhân và điều kiện thực tế của doanh nghiệp lựa chọn giải pháp tác nghiệp sản
xuất phù hợp. Với độ phức tạp và yêu cầu như trên, quá trình tác nghiệp sản xuất
tốn rất nhiều thời gian, dễ gây nhầm lẫn, sai sót, lãng phí trong sản xuất.
Hiện nay, chưa có nguyên tắc tác nghiệp giác sơ đồ nào được thống nhất.
Quá trình tác nghiệp trải cắt chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của người quản lý do đó
không xác định được phương án sắp xếp, tổ chức sơ đồ giác hợp lý, gây lãng phí
nguyên liệu.

Thời gian tác nghiệp giác sản xuất của đơn hàng dài, nhất là với những đơn
hàng có số lượng lớn và yêu cầu về cỡ vóc, màu sắc phức tạp. Quá trình chuẩn bị
nguyên phụ liệu và triển khai sản xuất bị ảnh hưởng không nhỏ bởi thời gian tính
21 
 


toán kéo dài. Trong khi đó, thời gian giao hàng ngày càng rút ngắn, thời gian tác
nghiệp sản xuất sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ giao hàng.
Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong đó có công ty may Thanh Trì và
công ty dệt may Hà Nội chủ yếu sử các phần mềm như Microsoft Word, Microsoft
Excel để hỗ trợ thực hiện tác nghiệp sản xuất. Dữ liệu quá trình tác nghiệp sản xuất
không được lưu trữ khoa học, tốn nhiều thời gian để kiểm tra xử lý.
Một số công ty ứng dụng phần Fastreact trong quá trình tác nghiệp trải cắt.
Tuy nhiên phần mềm này chỉ hỗ trợ những thuật toán đơn giản, chưa tính toán tối
ưu trong quá trình tác nghiệp trải cắt. Do đó, hiệu quả sản xuất chưa cao.
Thời gian gần đây, một số công ty may đầu tư nghiên cứu phát triển và áp
dụng các phần mềm hỗ trợ tác nghiệp một số công đoạn sản xuất. Các phần mềm sử
dụng những ngôn ngữ lập trình phổ biến để giải quyết những bài toán tác nghiệp
sản xuất. Tuy nhiên, hiệu quả sản xuất chưa cao và hệ thống hỗ trợ chưa hoàn
chỉnh.
1.3.

Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về lập kế hoạch và tác nghiệp

sản xuất
Tác giả Nguyễn Triều Dương nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu xây dựng phần
mềm lập kế hoạch trải cắt vải trong phân xưởng sản xuất hàng dệt kim”. Phần mềm
tính toán và đưa ra kết quả thực hiện quá trình trải cắt ngắn nhất bằng cách áp dụng
bài toán Johnson để tính toán thời gian trải cắt trong ngày của đơn hàng.

Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Quyên nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu tối ưu quá
trình trải vải trên quan điểm nâng cao hiệu suất sử dụng vải tại Việt Nam”. Đề
nghiên cứu quá trình trải vải sử dụng phương pháp thuật giải di truyền (GA).
Tác giả Nguyễn Trọng Quyền nghiên cứu đề tài “ Lập kế hoạch cắt tại công
ty may Việt Nam” . Đề tài áp dụng phương pháp thuật giải di truyền (GA) để
nghiên cứu quá trình lập kế hoạch cắt và xây dựng phần mềm hỗ trợ lập kế hoạch
trong công ty may ở Việt Nam.

22 
 


Trên thế giới, các phần mềm chủ yếu tập trung hỗ trợ quá trình tạo mẫu, thiết
kế và giác sơ đồ. Các phần mềm về tác nghiệp sơ đồ giác, tác nghiệp trải cắt, lập kế
hoạch sản xuất trong công nghiệp may chưa được quan tâm nghiên cứu, phát triển.
Hiện nay, hầu hết các phần mềm hỗ trợ lập kế hoạch và tác nghiệp sản xuất
chỉ đưa ra một vài kết quả riêng lẻ, chưa có một hệ thống nào cho phép quản lý dữ liệu
đơn hàng và cung cấp trực tuyến các dữ liệu cần thiết cho các bộ phận liên quan trong nội
bộ phù hợp với điều kiện sản xuất của các doanh nghiệp may Việt Nam.
1.4.

Kết luận chương 1
Lập kế hoạch và tác nghiệp sản xuất là công tác quan trọng, có tính chất

quyết định thành công của các doanh nghiệp sản xuất ngành may. Quá trình tác
nghiệp và lập kế hoạch sản xuất cho đơn hàng tại các doanh nghiệp may còn nhiều
hạn chế, chưa đánh giá đúng mức tầm quan trọng của công tác này. Quá trình tác
nghiệp và lập kế hoạch sản xuất thực hiện chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chưa đầy
đủ và chưa tạo điều kiện thuận lợi cho triển khai, quản lý và điều hành sản xuất đơn
hàng hiệu quả.

Hiện nay các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, áp dụng các phương pháp
quản lý tiên tiến và các giải pháp hỗ trợ sản xuất nhằm đạt năng suất cao, giảm thiểu
tối đa hao phí sản xuất. Tuy nhiên, công tác lập kế hoạch và tác nghiệp sản xuất
hiện nay của các công ty may còn nhiều hạn chế.
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý giúp doanh
nghiệp nâng cao được hiệu quả sản xuất và tiết kiệm được chi phí quản lý. Phần
mềm lập kế hoạch và tác nghiệp sản xuất hiện nay chưa hỗ trợ hiệu quả trong quá
trình lập và theo dõi tiến độ sản xuất.
Đề tài nghiên cứu thiết lập chương trình phần mềm lập kế hoạch và tác
nghiệp sản xuất trong công nghiệp may dựa trên phương pháp quản lý tiên tiến và
đánh giá năng suất hiệu quả. Chương trình phần mềm ADP.Garment1.0 hỗ trợ tính
toán tối ưu, thuận lợi trong quá trình lập và theo dõi sản xuất. Phần mềm được xây
dựng và chỉnh sửa để phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế của các công ty may
23 
 


Việt Nam. Đề tài kế thừa hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài đồ án tốt nghiệp đại
học: “ Nghiên cứu xây dựng phần mềm lập kế hoạch trải cắt vải trong phân xưởng
sản xuất hàng dệt kim” của tác giả thực hiện năm 2008.

24 
 


×