Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Nghiên cứu về thiết kế thời trang may sẵn việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.86 MB, 136 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – HÀ NỘI
_____________

______________

TRẦN THỊ BÌNH

NGHIÊN CỨU VỀ THIẾT KẾ
THỜI TRANG MAY SẴN VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
Chuyên ngành:
Mã đề tài:

Công nghệ Vật liệu Dệt May
2014BDET-HY02

Người hướng dẫn luận văn: TS. Dƣơng Thị Kim Đức

HÀ NỘI - 2016


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Viện Dệt May – Da giầy và Thời trang

Luận văn Cao học

MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................. I
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... III
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... IV


NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ......................................... V
DANH MỤC HÌNH ẢNH ...................................................................................... VI
DANH MỤC BẢNG – BIỂU .............................................................................. VIII
LỜI NÓI ĐẦU ...........................................................................................................1
NỘI DUNG ................................................................................................................3
CHƢƠNG I: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN ..........................................................7
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ........7
1.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ..............................................11
1.2.1. Tại Việt Nam ..........................................................................................11
1.2.2.Tại thế giới ...............................................................................................15
1.3. TỔNG QUAN VỀ LỊCH SỬ CÔNG NGHIỆP THỜI TRANG THẾ GIỚI
[4] ...........................................................................................................................15
1.3.1. Nguồn gốc...............................................................................................15
1.3.2. Quá trình phát triển .................................................................................17
1.4. TÌNH HÌNH DỆT MAY THỜI TRANG TRÊN THẾ GIỚI NGÀY NAY
...............................................................................................................................19
1.4.1. Bối cảnh chung .......................................................................................19
1.4.2. Nguyên liệu.............................................................................................20
1.4.3. Nhà thiết kế .............................................................................................21
1.4.4. Quản lí và sản xuất .................................................................................26
1.4.5. Phân phối ................................................................................................28
1.4.6. Quảng bá bán hàng .................................................................................29
1.4.7. Dịch vụ chăm sóc khách hàng ................................................................29
1.5. TÌNH HÌNH THỜI TRANG MAY SẴN VIỆT NAM VÀ THỊ TRƢỜNG
MAY SẴN VIỆT NAM .......................................................................................29

Học viên: Trần Thị Bình

I


Lớp 14BVLDM-HY


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Viện Dệt May – Da giầy và Thời trang

Luận văn Cao học

1.5.1. Hiện trạng thời trang may sẵn Việt Nam và thị trƣờng may sẵn Việt Nam29
1.5.2. Cơ hội và thách thức cho ngành dệt may ...............................................43
1.6. TIỂU KẾT .....................................................................................................49
CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH VIỆC PHÁT TRIỂN THƢƠNG HIỆU CỦA VIỆT
NAM VÀ NƢỚC NGOÀI .......................................................................................51
2.1. MỘT SỐ THƢƠNG HIỆU THỜI TRANG MAY SẴN TRÊN THẾ GIỚI
HIỆN NAY............................................................................................................51
2.1.1. Thƣơng hiệu ZARA ................................................................................51
2.1.2.Thƣơng hiệu H&M ..................................................................................57
2.1.3.Thƣơng hiệu UNIQLO ............................................................................64
2.1.4. Tiểu kết ...................................................................................................71
2.2. CÁC CÔNG TY MAT VÀ THỜI TRANG TRONG NƢỚC ...................74
2.2.1. Công ty May Việt tiến : ..........................................................................75
2.2.2. Công ty May 10 : ....................................................................................86
2.2.3. Thời trang Nem .....................................................................................91
CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN PHƢƠNG HƢỚNG
PHÁT TRIỂN THƢƠNG HIỆU THỜI TRANG CANIFA CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN THƢƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HOÀNG DƢƠNG ................................100
3.1. PHÂN TÍCH MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CANIFA ........................100
3.1.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần thƣơng mại và Dịch vụ Hoàng Dƣơng
........................................................................................................................100
3.1.2. Hiện trạng của công ty về lĩnh vực sản xuất hàng thời trang may sẵn .101

3.1.3. Những kết quả đạt đƣợc ......................................................................117
3.2. MỤC TIÊU VÀ PHƢƠNG HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY .121
3.3. NHẬN XÉT CỦA TÁC GIẢ ......................................................................121
KẾT LUẬN CHUNG CỦA LUẬN VĂN ............................................................124
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................125

Học viên: Trần Thị Bình

II

Lớp 14BVLDM-HY


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Viện Dệt May – Da giầy và Thời trang

Luận văn Cao học

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin đƣợc cảm ơn chân thành các Thầy Cô Trƣờng Đại Học Bách
Khoa Hà Nội và đặc biệt là các Thầy Cô Viện Dệt May- Da giầy và Thời trang đã
truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong thời gian học tập tại Viện.
Tôi xin trân trọng cảm ơn cô hƣớng dẫn TS. Dƣơng Thị Kim Đức đã tận tâm chỉ
dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn Thạc sĩ của mình.
Đồng thời, tôi xin cảm ơn các cán bộ quản lý, nhân viên làm việc tại công ty cổ
phần thƣơng mại và dịch vụ Hoàng Dƣơng đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong
thời gian tôi tiến hành thực nghiệm nghiên cứu tại quý cơ quan.
Và tôi cũng xin chân thành cảm ơn trƣờng Cao Đẳng Công Nghiệp Hƣng Yên
đơn vị chủ quản của tôi đã tạo điều kiện cho tôi thời gian tôi đi học tập, trau dồi,
nâng cao trình độ.

Và cuối cùng tôi xin cảm ơn Gia đình và bạn bè đã sát cánh và hỗ trợ về tinh
thần cũng nhƣ vật chất cho tôi trong suốt thời gian qua.
Nhận thức bản thân còn nhiều hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên tôi rất
mong nhận đƣợc sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của Thầy Cô để bản luận văn đƣợc
hoàn thiện hơn, bổ sung nâng cao thêm kiến thức của tôi, nhằm phục vụ tốt hơn
nữa cho quá trình công tác thực tế sau này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 8tháng 11 năm 2016.

Trần Thị Bình

Học viên: Trần Thị Bình

III

Lớp 14BVLDM-HY


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Viện Dệt May – Da giầy và Thời trang

Luận văn Cao học

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết toàn bộ kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn là
do tôi nghiên cứu, không trùng lặp với bất kỳ kết quả nghiên cứu nào đã có, số liệu
và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực. Tôi cũng xin cam đoan rằng
các kết quả trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc hoặc chỉ rõ trong
tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về những nội dung, hình ảnh
cũng nhƣ kết quả nghiên cứu.

Hà nội, tháng 11 năm 2016
Tác giả

Trần Thị Bình

Học viên: Trần Thị Bình

IV

Lớp 14BVLDM-HY


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Viện Dệt May – Da giầy và Thời trang

Luận văn Cao học

NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Chữ viết tắt

Cụm từ viết đầy đủ

NTK

Nhà thiết kế

BST

Bộ sƣu tập


SP

Sản phẩm

DN

Doanh nghiệp

Học viên: Trần Thị Bình

V

Lớp 14BVLDM-HY


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Viện Dệt May – Da giầy và Thời trang

Luận văn Cao học

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Chiếc máy khâu năm 1755 .......................................................................16
Hình1.2. Những nhà máy công nghiệp cỡ lớn bắt đầu xuất hiện .............................17
Hình1.3. Các thƣơng hiệu đã bắt đầu di dời nhà máy sản xuất qua những quốc gia
đang phát triển ..........................................................................................................18
Hình 1.4. H&M, ZARA và Topshop là những cái tên lớn trong làng công nghiệp fast fashion ......19
Hình 1.11. Cửa hàng triển lãm của tổng công ty 28 ................................................39
Hình 1.12. Các đại biểu, quan khách cắt băng khai mạc Hội chợ VIFF 2015 ..........40
Hình 2.1 .Top 10 thƣơng hiệu kinh doanh quần áo 2014 có giá trị cao nhất theo dữ

liệu từ BrandZTM and Bloomberg ..............................................................................51
Hình 2.2. Logo của hãng ZARA ...............................................................................52
Hình 2.3. Sức mạnh của thƣơng hiệu ZARA, theo BrandZ ......................................54
Hình 2.4. Biểu đồ vị trí của ZARA trên biểu đồ giá cả và mức độ cao cấp .............55
Hình 2.5. Hình ảnh một số cửa hàng của ZARA ......................................................56
Hình 2.6. Một số hình ảnh trong Bộ sƣu tập của Hãng.............................................57
Hình 2.7. Logo của thƣơng hiệu ...............................................................................58
Hình 2.8 :Lăng kính nhận diện thƣơng hiệu .............................................................59
Hình 2.9 Vị trí của H&M trên biểu đồ giá cả và chất lƣợng.....................................60
Hình 2.10. Một số hình ảnh về cửa hàng của H&M trên thế giới .............................61
Hình 2.11. Ngƣời mẫu đại diện cho thƣơng hiệu ......................................................63
Hình 2.12. Hình ảnh một số sản phẩm trong BST Xuân Hè 2015 của hãng ............64
Hình 2.13. Logo của Hãng ........................................................................................65
Hình 2.14. Doanh số bán hàng trên mỗi của hàng và trên mỗi mét vuông ...............66
Hình 2.15. Doanh số các mặt hàng của Uniqlo và thị trƣờng quần áo Nhật Bản .....67
Hình 2.16. Sáng kiến tái chế tất cả các sản phẩm của Uniqlo ..................................68
Hình 2.17. Hình ảnh cửa hàng trƣng bày sản phẩm ..................................................69
Hình 2.18. Ngƣời mẫu đại diện cho thƣơng hiệu ......................................................70
Hình 2.19. Một số hình ảnh về BST Xuân hè 2015 của Hãng ..................................70

Học viên: Trần Thị Bình

VI

Lớp 14BVLDM-HY


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Viện Dệt May – Da giầy và Thời trang


Luận văn Cao học

Hình 2.20. Giá trị xuất khẩu các ngành .....................................................................74
Hình 2.21. Sản phẩm áo sơ mi và cà vạt của Việt Tiến ............................................76
Hình 2.22. Logo công ty Việt Tiến ...........................................................................77
Hình 2.23. Một số cửa hàng của công ty may Việt Tiến ..........................................77
Hình 2.24. Các thƣơng hiệu của công ty may Việt Tiến...........................................78
Hình 2.25. Sản phẩm của công ty may Việt Tiến .....................................................79
Hình 2.27. Thị trƣờng xuất khẩu của công ty may Việt Tiến ...................................84
Hình 2.28. Logo công ty May 10 ..............................................................................87
Hình 2.29. Phòng thiết kế công ty May 10 ...............................................................88
Hình 2.30. Dây chuyền sản xuất áo sơ mi nam áp dụng quy trình LEAN cho hiệu
suất cao. .....................................................................................................................88
Hình 2.31. Veston cũng là một dòng sản phẩm thế mạnh của May 10. ...................89
Hình 2.32. Hệ thống cửa hàng của công ty May 10 ..................................................89
Hình 2.33. Sản phẩm sơ mi nam của công ty May 10 ..............................................90
Hình 2.34. Logo Nem................................................................................................92
Hình 2.35. Bộ sƣu tập Nem .......................................................................................95
Hình 3.1. Một số hình ảnh trong Bộ sƣu tập áo lông vũ siêu nhẹ của CANIFA năm
2014 .........................................................................................................................102
Hình 3.2. Một số hình ảnh Bộ sƣu tập len lông cừu 100% của CANIFA năm 2014
[21] ..........................................................................................................................102
Hình 3.3. Câu chuyện “ Hành trình của đóa hồng” của NTK Châu Chấn Hƣng cho
thƣơng hiệu CANIFA năm 2015 ............................................................................103
Hình 3.4. Bộ sƣu tập “Mùa ấm” của Canifa năm 2015 ..........................................103
Hình 3.5. Bộ sƣu tập Thu – Đông của CANIFA đƣợc top 4 Viet Nam Next Top
Model 2016 trình diễn tại Sydney – Australia .......................................................104
Hình 3.6. Mẫu áo len Cashmere của Canifa năm 2016 ..........................................104
Hình 3.7. Bộ sƣu tập Xuân Hè 2016 “Color your summer” của thƣơng hiệu CANIFA thiết kế
bởi Châu Chấn Hƣng tại Tuần lễ thời trang Quốc tế Việt Nam 2016 ...............................105


Học viên: Trần Thị Bình

VII

Lớp 14BVLDM-HY


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Viện Dệt May – Da giầy và Thời trang

Luận văn Cao học

DANH MỤC BẢNG – BIỂU
Bảng 1.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm 1988 ........................................27
Bảng 1.2. Việt Nam xuất khẩu hàng may mặc sang một số nƣớc và đạt tổng kim
ngạch .........................................................................................................................37
Bảng 3.1. Các loại chất liệu sản phẩm của công ty (2004-2016) ...........................105
Bảng 3.2. Số liệu mẫu mã theo dòng sản phẩm (2014-2016) .................................107
Bảng 3.3. Bảng màu sản phẩm của công ty qua các năm (2014-2016) ..................108

Học viên: Trần Thị Bình

VIII

Lớp 14BVLDM-HY


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Viện Dệt May – Da giầy và Thời trang


Luận văn Cao học

LỜI NÓI ĐẦU
Trong ngành Dệt May Việt Nam hiện nay, nhiều doanh nghiệp may mặc
đang tái cơ cấu sản xuất, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, mở rộng thị trƣờng, khách
hàng, kênh phân phối và đa dạng hoá phƣơng thức kinh doanh. Và đây cũng là lúc
doanh nghiệp dệt may hƣớng đến phát triển công nghiệp thời trang. Và trong tƣơng
lai rất gần, khi các FTA (là kết quả chính thức của một quá trình thƣơng lƣợng giữa
hai hay nhiều quốc gia ký kết nhằm hạ thấp hoặc loại hẳn các rào cản đối với
thƣơng mại) có hiệu lực, khả năng sản phẩm may mặc ngoại nhập sẽ xuất hiện
nhiều tại Việt Nam.
Nhƣ vậy, việc cạnh tranh sản phẩm may mặc sẽ gay gắt hơn và doanh nghiệp
nào tận dụng tốt lợi thế hội nhập sẽ phát triển hơn. Cụ thể, trong chuỗi sản xuất,
kinh doanh may mặc, khâu thiết kế và phân phối có giá trị thặng dƣ cao nhất.
Nguồn vải phong phú, giá rẻ của Trung Quốc, ASEAN qua đƣờng chính ngạch vào
Việt Nam sẽ là thách thức với ngành dệt, nhƣng lại là cơ hội cho ngành may. Thị
trƣờng thời trang Trung Quốc, các nƣớc ASEAN sẽ là lớn nhất thế giới, ƣớc tính
sức mua trên 500 tỷ USD/năm.
Các doanh nghiệp may mặc Việt Nam hiện tập trung sản xuất cho xuất khẩu
là chính, tiêu thụ thị trƣờng nội địa chỉ chiếm 15% - 20% sản lƣợng. Làm hàng xuất
khẩu theo đơn hàng có lợi thế vì ít chi phí đầu tƣ, sản xuất theo đơn đặt hàng, sẵn
mẫu mã, số lƣợng…( Theo bà Nguyễn Thị Thu Huyền, Tổng giám đốc Tổng công
ty May 10)
Nếu kinh doanh nội địa, doanh nghiệp phải đầu tƣ khâu thiết kế, mở rộng kênh
phân phối, tìm hiểu xu hƣớng tiêu dùng… Và nhìn chung, nếu hƣớng đến ngành công
nghiêp thời trang, Việt Nam hiện nay có nhiều lợi thế hơn các nƣớc láng giềng, bởi có
kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực may gia công, lực lƣợng nhà thiết kế trẻ đang thể
hiện tính chuyên nghiệp ngày càng cao và không ngại thử thách.
Thời trang Việt Nam đã có những nhà thiết kế tên tuổi, đƣợc nhiều nƣớc

trong khu vực biết đến nhƣ Minh Hạnh, Công Trí, Võ Việt Chung… Nhƣng theo

Học viên: Trần Thị Bình

1

Lớp 14BVLDM-HY


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Viện Dệt May – Da giầy và Thời trang

Luận văn Cao học

nhà thiết kế Nguyễn Công Trí, ủy viên Hiệp hội Thời trang châu Á, công nghiệp
thời trang là chuỗi liên kết các yếu tố từ thiết kế, nguyên liệu, sản xuất, phân phối...
Tuy nhiên các khâu này phải phát triển một cách đồng bộ. Còn tại Việt Nam
hiện nay, khâu thiết kế chƣa thật sự phát triển, chƣa có lƣợng khách hàng đủ để “nuôi
sống” thƣơng hiệu và nhà thiết kế. Các nhà thiết kế thời trang Việt có tên tuổi đều phát
triển tự phát, và tự làm hết mọi việc, từ khâu thiết kế vật liệu, nguyên phụ liệu đến sản
phẩm thời trang, hình thành phong cách riêng biệt và tìm đầu ra cho sản phẩm.
Kể từ thế kỷ XX ngành Công nghiệp thời trang thế giới phát triển mạnh mẽ,
đạt đƣợc những thành tựu to lớn. Tuy nhiên ở Việt Nam với thực trạng nêu trên và
tình hình nghiên cứu về công nghiệp thời trang và thời trang may sẵn còn đang ở
mức độ sơ khai thì việc lựa chọn đề tài “Nghiên cứu về thiết kế thời trang may sẵn
Việt Nam” tác giả mong muốn nghiên cứu, hệ thống và góp phần đƣa ra giải pháp
cho ngành Thiết kế thời trang may sẵn Việt Nam.

Học viên: Trần Thị Bình


2

Lớp 14BVLDM-HY


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Viện Dệt May – Da giầy và Thời trang

Luận văn Cao học

NỘI DUNG
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nói về ngành Công nghiệp thời trang nói chung và thị trƣờng công nghiệp
thời trang nói riêng có một số ý kiến nhƣ sau:
Theo nhà thiết kế Minh Hạnh [1]: Việt Nam là cƣờng quốc xuất khẩu dệt
may của thế giới, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm ngoái vƣợt mức 20 tỉ đô
la Mỹ, mục tiêu từ năm 2017-2020, dệt may nƣớc ta sẽ đứng thứ hai, thứ ba trong
tốp các nƣớc xuất khẩu dệt may lớn nhất trên toàn thế giới. Nhƣng cho đến nay vẫn
chƣa có nền Công nghiệp thời trang chuyên nghiệp...
Công nghiệp thời trang cần đƣợc coi là một trong những ngành công nghiệp
chủ lực của quốc gia. Ngành công nghiệp này không chỉ tiên phong đƣa ra các xu
hƣớng thời trang mang bản sắc dân tộc và định hƣớng ngƣời tiêu dùng Việt Nam
trong việc chọn lựa hàng may mặc mà quan trọng hơn, công nghiệp thời trang sẽ
thúc đẩy sự phát triển của ngành Dệt may, chấm dứt tình trạng sản xuất công nghiệp
gia công giá rẻ cho nƣớc ngoài.
“Công nghiệp thời trang cần đƣợc hiểu là chuỗi liên kết gồm các yếu tố:
thiết kế, nguyên liệu, sản xuất, phân phối... và các khâu phải phát triển một cách
đồng bộ. Nhƣng chúng ta đã có một “lỗ hổng” lớn ngay khâu đầu tiên”.
Vì thế, chúng ta vẫn chƣa có thƣơng hiệu dệt may nào đủ sức cạnh tranh trên
trƣờng quốc tế. Chúng ta đã có những thƣơng hiệu phát triển kinh doanh thời trang

trên dƣới 10 năm với chất lƣợng sản phẩm cạnh tranh nhƣng chƣa có thƣơng hiệu
nào có thể tạo nên các trào lƣu thời trang theo từng mùa, ngay cả trên thị trƣờng nội
địa.Hiện nay, chúng ta đang có đội ngũ sản xuất tốt, nhân công giá rẻ mà kỹ năng
sản xuất tốt hơn các nƣớc trong khu vực. Hệ thống kênh phân phối và những ngƣời
làm

thƣơng

hiệu

thời

trang

đang



những

bƣớc

tiến

đáng

kể..

Với thời trang, cần phải có chiến lƣợc phát triển vĩ mô đƣợc thực hiện một
cách cụ thể, quyết liệt và chuyên nghiệp hơn, để nền Công nghiệp thời trang Việt

Nam không còn mông lung trong cuộc dạo chơi chậm chạp và không rõ phƣơng

Học viên: Trần Thị Bình

3

Lớp 14BVLDM-HY


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Viện Dệt May – Da giầy và Thời trang

Luận văn Cao học

hƣớng nhƣ hiện nay.
Theo Ông Bùi Trọng Nguyên,Tổng thƣ ký Hội Dệt may thêu đan Thành phố
Hồ Chí Minh [1]: Trình độ của ngành Thời trang Việt Nam chỉ ở mức trung bình
thấp so với công nghiệp thời trang thế giới, thậm chí kém xa so với những nƣớc
trong khu vực nhƣ Trung Quốc, Thái Lan. Nguyên nhân là do thời gian qua, chúng
ta chƣa có chiến lƣợc phát triển công nghiệp thời trang một cách đúng hƣớng và có
trọng tâm. Công nghiệp thời trang kém phát triển dẫn đến tình trạng ngành dệt may
trong nƣớc trở thành khâu gia công giá rẻ cho nƣớc ngoài. Do không có chính sách
bảo hộ thƣơng hiệu thời trang Việt, nên hàng lậu Trung Quốc tràn lan, các nhãn
hiệu nƣớc ngoài ồ ạt tràn vào giành thế chủ động ngay trên sân nhà.
Bên cạnh đó, yếu tố nhà thiết kế cũng cần đƣợc quan tâm đúng mức. Hiện
nay, nhà thiết kế trẻ có nhiều sáng tạo nhƣng do chƣa có đủ kiến thức nền tảng và
thiếu kinh nghiệm thực tế nên các thiết kế thời trang chƣa thể ứng dụng thực tế và
bắt kịp xu hƣớng thị trƣờng. Nhà thiết kế ngoài việc đƣợc đào tạo bài bản, cần có sự
tiếp xúc sâu rộng với ngành Công nghiệp thời trang nƣớc ngoài.
Và đặc biệt quan trọng là Việt Nam đang thiếu một hệ thống nghiên cứu và

phát triển (R&D) để hỗ trợ cho các nhà thiết kế trong nƣớc.
Theo nhà thiết kế Chƣơng Đặng [1]: Việc phát triển ngành Công nghiệp thời
trang là một yêu cầu bức thiết, vì đây là một trong những ngành Công nghiệp trọng
điểm của một quốc gia. Với dân số đông, mức sống ngày càng cao mà không phát
triển ngành công nghiệp thời trang sẽ là một sự lãng phí lớn. Hơn nữa, chính ngành
công nghiệp thời trang mới là nền tảng cho sự phát triển ngành công nghiệp may
mặc trong nƣớc, giúp hạn chế tình trạng hàng nhập khẩu tràn lan trên thị trƣờng,
nhất là hàng nhập lậu từ Trung Quốc.
Không nhƣ ngành Dệt May, ngành Thời trang đòi hỏi không chỉ có tay nghề,
sức lao động, khả năng tài chính hay tƣ duy công nghệ, mà còn đòi hỏi cao về
nguồn lực sáng tạo và phông văn hóa tôn trọng sự khác biệt.
Nói tóm lại, ngành Công nghiệp thời trang đòi hỏi không chỉ sự đầu tƣ tài

Học viên: Trần Thị Bình

4

Lớp 14BVLDM-HY


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Viện Dệt May – Da giầy và Thời trang

Luận văn Cao học

chính, công nghệ, nhân lực mà điều quan trọng hơn là phải thay đổi đƣợc cách
tƣơng tác với thị trƣờng, phong cách sống và thậm chí cả văn hóa của khách hàng
mà ngành công nghiệp hƣớng đến.
Cùng với sự xâm nhập thị trƣờng quần áo may sẵn của các hãng thời trang
tên tuổi trên thế giới nhƣ: Giorgio Armani, CK, Pierre Cardin, Chanel, D&G,

Christian Dior, Louis Vuitton, Levis… Một loạt các thƣơng hiệu Việt nhƣ PT 2000,
The Blues (Blue Exchange), Canifa, Ninomaxx… hay mới hơn là Eva de Eva,
Nem… vẫn còn non trẻ nhƣng rõ ràng đang khẳng định đƣợc vị trí của mình trên thị
trƣờng trong nƣớc...
Đó chính là lí do chính để tôi lựa chọn đề tài “nghiên cứu về thiết kế thời
trang may sẵn Việt Nam”.
2. Mục đích nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
+ Hệ thống, đánh giá, tổng kết những vấn đề về ngành Công nghiệp thời
trang nói chung và thiết kế thời trang may sẵn nói riêng qua một số hãng thời trang
may sẵn trên thế giới và ở Việt Nam.
+ Sau đó qua việc phân tích đánh giá tình hình phát triển của hãng thời trang
Canifa. Tác giả đƣa ra những kiến nghị, giải pháp phát bổ sung cho việc phát triển
thƣơng hiệu cho hãng thời trang Canifa.
+ Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị phát triển thƣơng hiệu
thời trang may sẵn trong nƣớc.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Các khái niệm có liên quan đến thƣơng hiệu thời trang may sẵn
+ Luận văn tập chung nghiên cứu tổng kết về ngành Công nghiệp thời trang
thế giới (H&M, ZARA, Uniqlo) các hãng thời trang trong nƣớc (Việt Tiến, May 10,
Nem) và đặc biệt đi vào nghiên cứu tìm hiểu hãng thời trang Canifa..
3. Tóm tắt cô đọng các luận điểm cơ bản và đóng góp mới của tác giả
3.1. Các luận điểm cơ bản của đề tài
Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài, luận văn tiến hành các nội dung sau:

Học viên: Trần Thị Bình

5

Lớp 14BVLDM-HY



Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Viện Dệt May – Da giầy và Thời trang

Luận văn Cao học

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về ngành Công nghiệp thời trang nói chung và
thiết kế thời trang may sẵn nói riêng qua một số hãng thời trang may sẵn trên thế và
ở Việt Nam.
- Nghiên cứu phân tích đánh giá tình hình phát triển của hãng thời trang
Canifa. Tác giả đƣa ra những kiến nghị, giải pháp phát triển thƣơng hiệu cho hãng
thời trang Canifa.
- Tổng kết, phân tích những kiến nghị, giải pháp phát triển thƣơng hiệu cho
hãng thời trang Canifa.
3.2. Những đóng góp mới của đề tài
+ Về mặt lý luận: đề tài bƣớc đầu tổng hợp, hệ thống, phân tích, đánh giá đề
xuất phƣơng hƣớng để phát triển thƣơng hiệu thời trang may sẵn Việt Nam.
+ Về mặt thực tiễn: vận dụng kết quả nghiên cứu đó, tác giả đã đề xuất phát
triển cho một mô hình thƣơng hiệu thời trang may sẵn của Việt Nam.
Nếu các giải pháp xây dựng và phát triển thƣơng hiệu thời trang Việt Nam
đƣợc áp dụng sẽ góp phần khẳng định và nâng cao giá trị thƣơng hiệu thời trang
Việt Nam trong tƣơng lai.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
+ Thu thập các tài liệu trên sách, báo, tạp chí, mạng internet theo phƣơng
hƣớng của đề tài.
+ Tổng hợp, phân tích theo hƣớng đề tài.
+ Bổ sung tài liệu, tìm kiếm trên mạng, báo các thông tin, hình ảnh,…
+ Rút ra kết luận, đề xuất các biện pháp giải quyết.
+ Chứng minh kết quả đề tài qua phân tích nghiên cứu mô hình thực tế


Học viên: Trần Thị Bình

6

Lớp 14BVLDM-HY


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Viện Dệt May – Da giầy và Thời trang

Luận văn Cao học

CHƢƠNG I: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Thời trang: Khái niệm thời trang nói về một xu thế và thiên hƣớng trong xã
hội liên quan đến cách suy nghĩ, giao tiếp, lối sống, đƣợc thể hiện bằng cách ăn mặc
hoặc bằng một phong cách nào đó và phong cách này có thể thay thế bởi một phong
cách khác. Thời trang là kiểu hay phong cách phổ biến nhất ở một thời điểm nhất
định.thuật ngữ bao gồm ba yếu tố: phong cách, sự thay đổi và sự chấp nhận.[2]
Phong cách: Phong cách là bất kỳ đặc điểm hoặc kiểu của một trang phục
hoặc phụ trang.các nhà thiết kế chuyển tải các ý tƣởng thời trang thành các kiểu mới
và giới thiệu với công chúng, nhà sản xuất phân công một mã số kiểu cho mỗi thiết
kế mới trong mỗi bộ sƣu tập, đƣợc sử dụng để nhận diện qua việc sản xuất,
maketing và bán lẻ. [2]
Trong thời trang một phong cách cụ thể đó vẫn luôn là một phong cách, cho
dù nó có còn hợp mốt nữa hay không. Chẳng hạn nhƣ kiểu áo polo shirt (áo phòng)
sẽ không bao giờ là mốt thời thƣợng nhƣng nó sẽ luôn có những kiểu dáng tƣơng tự
của kiểu đó và các chi tiết ban đầu.
Phong cách thời trang (a fashion look): Nói đến tổng thể bộ trang phục kết

hợp với phụ trang. Phong cách mặc của một ngƣời ở một thời điểm nhất định có thể
rất phù hợp với váy, giày, đồ trang sức và túi. Một phong cách thời trang có thể là
một quần jean rách, áo thụng đuôi dài đến gối, áo vest in màu sắc lòe loẹt, và
sandals. Các kiểu thời trang khác nhau thƣờng đƣợc nhận ra qua một buổi tiệc hoặc
qua một nhóm ngƣời nào đó, hoặc là kết quả của những ảnh hƣởng từ những sự
kiện văn hóa hoặc sự kiện của thế giới. Một số kiểu cách đƣợc khách hàng ƣa
chuộng hơn các kiểu cách khác. [2]
Sự thay đổi: Điều làm thời trang thú vị và hấp dẫn chính là vì nó luôn thay
đổi.nhà thiết kế Karl Lagerfeld nói:” điều tôi thích ở thời trang chính là sự thay đổi
.sự thay đổi có nghĩa là chúng ta làm ngày hôm nay có thể không có ích gì cho ngày
mai, nhƣng chúng ta vẫn phải chấp nhận điều đó vì chúng ta đang sống trong thế
giới thời trang không có gì là an toàn vĩnh cửu trong thời trang cả …thời trang là

Học viên: Trần Thị Bình

7

Lớp 14BVLDM-HY


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Viện Dệt May – Da giầy và Thời trang

Luận văn Cao học

con tàu không đợi một ai. Nếu bạn không lên tàu thì nó sẽ đi mất ”nhiều ngƣời chỉ
trích”đỏng đảnh”của thời trang, cho rằng thời trang thay đổi chỉ để kích thích ngƣời
mua hàng.và sự thật nếu thời trang không bao giờ thay đổi, công chúng sẽ không
bao giờ mua quần áo và phụ trang thƣờng xuyên nhƣ thế. [2]
Tuy nhiên, thời trang luôn là cách để ngƣời tiêu dùng thể hiện mối quan hệ

hữu hình của họ với cuộc sống, những sự kiện hiện tại và để thể hiện bản thân mình.
Sự chấp nhận: Sự chấp nhận là khái niệm đè cập tới việc khách hàng lựa
chọn, mua và mặc một kiểu quần áo nào đó khiến cho kiểu quần áo đó trở thành
mốt. Karl Lagerfeld nhận xét:”Một kiểu quần áo không thể trở thành mốt nếu không
có ai mua cả. do đó quyết định xem một kiểu quần áo nào đó có trở thành mốt hay
không phụ thuộc nhiều vào công chúng.” Sự chấp nhận cảu ngƣời tiêu dùng thời
trang cũng phần nào cho thấy đƣợc xu hƣớng trong các mùa tiếp theo…[2]
Thẩm mỹ: Sự yêu thích của cá nhân với một kiểu quần áo này hay kiểu quần
áo khác đƣợc gọi là tính thẩm mỹ của ngƣời đó. “thẩm mỹ tốt”, nói tới tính nhạy cảm
đối với cái đẹp, và sự phù hợp hài hòa của trang phục. Những ngƣời có thẩm mỹ tốt
thƣờng là những ngƣời hiểu về chất lƣợng và tính đơn giản của thời trang. [2]
Quần áo may sẵn: Một số lƣợng lớn quầu áo đƣợc sản xuất rồi đƣợc bán ra
gọi là quần áo may sẵn, tiếng Anh là ready-to-wear, tiếng Pháp gọi là pret-a-porter,
và tiếng Ý là moda pronto. Quần áo may sẵn gắn liền với nền sản xuất công nghiệp,
sản xuất hàng loạt. Quần áo may sẵn cũng chính là quần áo đƣợc may hoàn chỉnh và
sẵn sàng để mặc. [2]
Haute couture: Là thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng Pháp, mang ý nghĩa
chỉ sản phẩm thời trang cao cấp. Couture chỉ công việc may đo, khâu vá, một
ngƣời thợ may đo nữ gọi là couturiere, một thợ may đo nam gọi là couturier,
haute mang nghĩa cao cấp, hoàn đích, thuật ngữ này, haute couture, chỉ thực sự
xuất hiện và trở thành thuật ngữ thời trang khi Charles Frederick Worth, một
NTK thời trang ngƣời Anh, tới Pháp mở ra hiệu may và thoát ly hoàn toàn với
cách may đo truyền thống, tạo nên một nền công nghiệp thời trang hiện đại, thời
trang cao cấp. Ngày nay, nói tới haute couture, là nói tới những NTK thời trang

Học viên: Trần Thị Bình

8

Lớp 14BVLDM-HY



Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Viện Dệt May – Da giầy và Thời trang

Luận văn Cao học

chuyên nghiệp với những BST mang tính đinh hƣớng xu hƣớng thời trang, haute
couture do đó gắn liền với những sản phẩm mang thƣơng hiệu và phục vụ số
đông là những khách hàng lắm tiền. [2]
Seasonal lines: Nhóm sản phẩm thời trang, hay tập hợp các kiểu dáng đƣợc
thiết kế theo mùa, thuật ngữ lines thƣờng đƣợc dùng để chỉ nhóm sản phẩm đƣợc
phát triển và trinh diễn bởi các công ty may. Cần phân biệt Lines và Collections. [2]
Collections: BST thời trang, thuật ngữ này chỉ tập hợp những những kiểu
dáng đƣợc thiết kế theo mùa, đƣợc sáng tạo bởi các NTK chuyên nghiệp, gắn liền
với các Haute Couture. Collections chính là các BST biểu diễn trên sàn diễn thời
trang và định hình phong cách cũng nhƣ xu hƣớng thời trang. [2]
Mùa thời trang: Một đặc thù riêng của ngành công nghiệp thời trang, chỉ
thời điểm các dòng sản phẩm mới đƣợc tung ra thị trƣờng. Thông thƣờng mùa thời
trang trong năm thƣờng chia thành: Thời trang Xuân Hè (Spring- Summer) và Thời
Trang Thu Đông (Fall-Winter), gắn liền với các show thời trang diễn ra trƣớc đó 12 năm để xác định xu hƣớng thời trang (xu hƣớng màu sắc, chất liệu, kiểu dáng..)
và định hình phong cách thời trang mới. Thông thƣờng một mùa thời trang đƣợc bắt
đầu bằng các show diễn trƣớc đó 1-2 năm kéo dài là quá trình sản xuất và tung ra
thị trƣờng của các nhà bán lẻ. Một mùa thời trang kết thúc cũng là lúc các sản phẩm
đi vào lỗi mốt. Sản phẩm theo mùa thời trang có thể phụ thuộc nhiều vào đặc điểm,
chủng loại sản phẩm và thị trƣờng mục tiêu. Ví dụ, một công ty sản xuất bộ complet
nam có thể tạo ra 2 nhóm SP mỗi năm (mùa thu và mùa xuân), trong khi đó một
công ty sản xuất trang phục thể thao nam có thể tung dòng SP theo cả 4 mùa: Xuân,
hạ, thu, đông. [2]
Tiểu chuẩn hóa cỡ số: Tiêu chuẩn hóa cỡ số cần cho sự phát triển của ngành

công nghiệp sản xuất hàng may sẵn. Các cỡ số quần áo đƣợc phát triển bởi các số
đo nhân trắc học trung bình của một số lƣợng lớn ngƣời trong cùng nhóm. Những
số đó hay kích thƣớc nhân trắc học sau khi đo sẽ đƣợc tính toán để chuẩn hóa và
đƣa thành cỡ số chuẩn. Các NTK và các công ty dựa vào cỡ số chuẩn này thiết kế
cho các dòng sản phẩm của mình để đƣa ra các sản phẩm may sẵn đạt hiệu quả kinh

Học viên: Trần Thị Bình

9

Lớp 14BVLDM-HY


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Viện Dệt May – Da giầy và Thời trang

Luận văn Cao học

daonh và thời trang nhất. Thông thƣờng khi thành công, các công ty sẽ phát triển cỡ
số chuẩn của riêng mình với dòng sản phẩm đặc thù của công ty mình để đƣa ra thị
trƣờng sản phẩm phụ hợp với số đông khách hàng của họ…[2]
Fast fashion là thuật ngữ chỉ những hãng bán lẻ thời trang bình dân chuyên
đi sao chép các mẫu thiết kế của nhiều thƣơng hiệu danh tiếng và sau đó bán ra thị
trƣờng. Các mẫu mã này đƣợc sản xuất một cách nhanh chóng với lợi thế duy nhất
là giá rẻ. Chính vì thế, ngƣời ta thƣờng gọi “fast fashion” với cái tên đời thƣờng hơn
là “thời trang mỳ ăn liền”.[3]
Một số thƣơng hiệu "fast fashion" nổi tiếng có thể kể đến là Zara, H&M hay
Topshop. Trong đó, theo thống kê của Forbes thì Zara là thƣơng hiệu thành công
nhất với mức tăng trƣởng 8%, đạt doanh thu 19,7 tỷ USD trong năm 2014. Tiếp
theo đó là các hãng Uniqlo, Gap, Primark, Abercrombie & Fitch hay Mango.

Tóm lại:
Suốt thế kỷ XX, kinh đô của thời trang đƣợc xem là Paris, Các nhãn hiệu
thời trang đến Paris để sao chép mẫu mã và thiết kế lại. Paris đƣợc xem là cái nôi
của thiết kế thời trang, nơi những gì thời thƣợng nhất và xa hoa nhất quy tụ về.
Vào thời điểm đầu của thiết kế thời trang, thời trang cao cấp và may sẵn
không đƣợc phân biệt rõ nét nhƣ hiện tại, tất cả những sản phẩm may mặc đều đƣợc
nhà thiết kế sáng tạo riêng biệt và sản xuất thủ công. Đầu thế kỷ XX chứng kiến
những chất liệu mới, những hình dáng của thời trang vẫn còn chịu ảnh hƣởng bởi
kiểu cũ.
Sự phát triển của những trƣờng phái thiết kế mới mang thời trang tiến đến
một giá trị giản đơn hơn, cô đọng hơn, đem đến những bộ trang phục gọn gàng, nhẹ
nhàng và hiện đại.
Đại thế chiến thứ I đã khiến kinh tế thế giới lâm vào cuộc Đại khủng hoảng,
rõ ràng đây không phải là thời điểm để sáng tạo thời trang có thể thăng hoa. Sự
giảm thiểu ngân sách dành cho thời trang. Phong trào nam nữ bình quyền vào thời

Học viên: Trần Thị Bình

10

Lớp 14BVLDM-HY


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Viện Dệt May – Da giầy và Thời trang

Luận văn Cao học

điểm này cũng đem lại một cái nhìn khởi sắc cho trang phục nữ giới. Chiến tranh
thế giới thứ hai thì ngƣợc lại, nó khiến kinh đô ánh sáng Paris mất đi vị trí bà hoàng

thời trang. Cái đƣợc gọi là thời thƣợng dần biến mất ở thủ đô nƣớc Pháp danh tiếng
và nhƣờng ngôi cho một hơi thở mới hơn, trẻ trung và bốc đồng hơn mang tên nƣớc
Mỹ. Quần áo may sẵn và tiện dụng trở nên thứ ám ảnh khiếu thẩm mỹ của giới trẻ
trên toàn thế giới. Cục diện thiết kế thời trang đã bƣớc sang một giai thoại khác, đó
là của sự hòa trộn thời trang may sẵn và thời trang cao cấp, hiện đại và cổ điển,
phóng khoáng và cổ hủ. Dòng thời trang phức tạp và cuốn hút này đã hấp dẫn mọi
tín đồ thời trang cho đến tận ngày nay.
1.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.2.1. Tại Việt Nam
Có một số các công trình nghiên cứu sau:
1.2.1.1. Luận án tiến sĩ
+ Phân tích chuỗi giá trị và tổ chức quan hệ liên kết của các doanh nghiệp
may xuất khẩu ở Việt Nam – Luận án tiến sĩ của tác giả Đỗ Thị Đông
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận: Luận án đề xuất cách thức phân
tích chuỗi giá trị bao quát hơn các tác giả khác. Theo đó, việc phân tích chuỗi giá trị bao
gồm bốn bƣớc công việc là lựa chọn chuỗi giá trị để phân tích, lập sơ đồ chuỗi giá trị,
đánh giá các quá trình trong chuỗi giá trị và rút ra kết luận về phân tích chuỗi giá trị.
Những phát hiện mới của luận án: Các doanh nghiệp may xuất khẩu của Việt
Nam đang đứng ở vị trí vị trí bất lợi và phụ thuộc quá nhiều vào khách hàng trong
chuỗi giá trị toàn cầu. Điều này thể hiện ở hai đặc điểm chính nhƣ sau:
Các doanh nghiệp may xuất khẩu của Việt Nam đƣợc định vị là ở dƣới đáy
của chuỗi giá trị toàn cầu. Dù đang thực hiện công việc sản xuất thâm dụng lao
động cao nhƣng các doanh nghiệp này lại đóng góp rất ít giá trị (khoảng 5%) vào
sản phẩm cuối cùng, nhỏ hơn rất nhiều so với công đoạn marketing và phân phối
(khoảng 75%). Lợi nhuận mà các doanh nghiệp này tạo ra cũng rất khiêm tốn, chỉ
khoảng dƣới 8% giá trị đơn hàng, nghĩa là dƣới 0,4% giá trị sản phẩm cuối cùng.
Mối liên kết giữa các doanh nghiệp may xuất khẩu của Việt Nam với các chủ

Học viên: Trần Thị Bình


11

Lớp 14BVLDM-HY


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Viện Dệt May – Da giầy và Thời trang

Luận văn Cao học

thể khác tham gia chuỗi giá trị rất lỏng lẻo. Đặc biệt, các doanh nghiệp này không
tiếp cận đƣợc các hãng bán lẻ toàn cầu làm cho lợi nhuận tạo ra thấp do phải chia sẻ
với các nhà môi giới, hãng thu mua khu vực, hãng thu mua toàn cầu.
Mức lợi nhuận quá nhỏ làm cho các doanh nghiệp may xuất khẩu của Việt
Nam không có đủ năng lực tài chính để đầu tƣ. Kết quả là mặc dù giá trị xuất khẩu
hàng may tăng trƣởng ấn tƣợng trong những năm qua nhƣng các doanh nghiệp may
xuất khẩu của Việt Nam vẫn duy trì vị trí bất lợi này.
Đề xuất mới của luận án: Trong số các giải pháp nhằm tăng cƣờng sự tham
gia của các doanh nghiệp may xuất khẩu của Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu,
luận án đề xuất tăng cƣờng mối liên kết giữa các doanh nghiệp may xuất khẩu với
các tổ chức khác trong chuỗi giá trị theo hình thức tổ chức cụm công nghiệp. Luận
án đề xuất mô hình lý tƣởng của cụm công nghiệp dệt may, trong đó có các doanh
nghiệp may, dệt, sản xuất phụ liệu, công ty thời trang và các trung tâm thƣơng mại.
Đây là mô hình tận dụng đƣợc mối liên kết giữa các doanh nghiệp bởi sự chia sẻ
thông tin, hợp tác trong nghiên cứu và phát triển, sản xuất và phân phối.
+ Xây dựng và quản lý thương hiệu của các doanh nghiệp may Việt NamNCS Nguyễn Thị Hoài Dung
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận:
Nhiều tài liệu cho rằng, thƣơng hiệu là nhãn hiệu thƣơng mại hay nhãn hiệu
hoặc đối tƣợng sở hữu công nghiệp đã đƣợc bảo hộ, hoặc đó là tên thƣơng mại hay
là hình tƣợng và tập hợp các dấu hiệu để phân biệt..., song quan niệm mới của NCS

về thƣơng hiệu thể hiện rõ thƣơng hiệu bao gồm hai phần: Phần bên ngoài (Tên gọi,
logo, slogan, màu sắc, bao bì, kiểu dáng, mùi, nhạc hiệu...) và phần bên trong (Đặc
tính cốt lõi của sản phẩm đƣợc ngƣời tiêu dùng cảm nhận). Một sản phẩm muốn trở
thành một thƣơng hiệu phải hội tụ đủ cả hai thành phần trên.
Khắc phục tính thiếu hệ thống của những nghiên cứu trƣớc đây: Có tài liệu
cho rằng quy trình xây dựng và phát triển thƣơng hiệu gồm ba bƣớc (Xây dựng
chiến lƣợc thƣơng hiệu; Thiết kế và tạo dựng các yếu tố thƣơng hiệu; Đăng ký bảo
hộ các yếu tố thƣơng hiệu), sau khi đã trở thành thƣơng hiệu rồi mới tiến hành

Học viên: Trần Thị Bình

12

Lớp 14BVLDM-HY


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Viện Dệt May – Da giầy và Thời trang

Luận văn Cao học

quảng bá, bảo vệ và phát triển thƣơng hiệu. Tuy nhiên theo kết quả nghiên cứu của
NCS, quy trình xây dựng và quản lý thƣơng hiệu gồm bốn bƣớc: Xây dựng chiến
lƣợc thƣơng hiệu (nội dung khác với những nghiên cứu đã tiếp cận); Thiết kế các
yếu tố bên ngoài cấu thành nên thƣơng hiệu; Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá và tên
miền internet; Thực hiện marketingMix.
Những luận điểm mới rút ra đƣợc từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án:
NCS đã khảo sát tổng quát 18 công ty may thuộc Tập đoàn dệt may Việt
Nam. Kết quả cho thấy: 5.6% doanh nghiệp có chiến lƣợc thƣơng hiệu; 38.9%
doanh nghiệp áp dụng mô hình thƣơng hiệu gia đình; 33.3% doanh nghiệp áp dụng

mô hình thƣơng hiệu cá biệt; 27.8% doanh nghiệp áp dụng mô hình đa thƣơng hiệu
kết hợp song song; 88.9% doanh nghiệp thực hiện các hoạt động gia công; Hoạt
động FOB mới chỉ chiếm 27.8%; 100% doanh nghiệp đã đăng ký nhãn hiệu hàng
hoá tại Việt Nam, song đăng ký ở nƣớc ngoài mới chỉ chiếm 38.9%; 83.3% doanh
nghiệp đã có Website; 100% doanh nghiệp đã quan tâm đến các hoạt động
marketing. Kết quả trên cho thấy các doanh nghiệp may Việt Nam đã nhận thức
đƣợc những việc cần làm trong quá trình xây dựng và quản lý thƣơng hiệu, song
mức độ nhận thức còn chƣa đầy đủ và đồng đều giữa các doanh nghiệp.
Nghiên cứu điển hình kết quả thực hiện “mục tiêu” của quá trình xây dựng
và quản lý thƣơng hiệu sản phẩm của Tổng công ty may Việt Tiến, sử dụng chƣơng
trình STATA, luận án chỉ rõ những yếu tố quyết định trong việc lựa chọn sản phẩm
may Việt Tiến, đó là: Kiểu dáng (quyết định 16.9%); Giá cả (quyết định 13.33%);
Tên hiệu (quyết định 12.49%); Độ bền (quyết định12.02%); Mầu sắc (quyết định
11.34%); Nét tính cách của sản phẩm (quyết định 6.61%); Tác động của ngƣời thân,
bạn bè (quyết định 5.51%); Địa điểm bán hàng (quyết định 4.36%). Qua đó cho
thấy Công ty cổ phần may Việt Tiến cần phải đầu tƣ và cải tiến các hoạt động ở
mức độ nhƣ thế nào trong quá trình xây dựng và quản lý thƣơng hiệu các sản phẩm
may của doanh nghiệp.
NCS chú trọng kiến nghị tạo lập bản sắc riêng cho các sản phẩm may Việt
Nam: “Chất lượng giữ nguyên, giá rẻ hơn”; Đầu tƣ theo mức độ giảm dần cho:

Học viên: Trần Thị Bình

13

Lớp 14BVLDM-HY


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Viện Dệt May – Da giầy và Thời trang


Luận văn Cao học

Kiểu dáng, giá cả, tên hiệu, độ bền, mầu sắc, nét tính cách của sản phẩm, tác động
của ngƣời thân, bạn bè, địa điểm bán hàng; Cần cải tiến hơn nữa: Kiểu dáng, giá cả,
màu sắc, hoạt động quảng bá sản phẩm, dịch vụ sau bán hàng & bán hàng, nét cá
tính của sản phẩm. Cần thành lập trung tâm đào tạo chuyên ngành dệt may nhằm
đào tạo các chuyên viên cao cấp về: Thiết kế thời trang, cán bộ mặt hàng, tiếp thị
hàng hoá, tổ trƣởng - chuyền trƣởng, quản lý chất lƣợng, quản lý kho hàng, quản lý
xuất nhập khẩu.
+ “Văn hóa mặc truyền thống và xu hướng phát triển thời trang hiện đại
Việt Nam”- nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Kim Hƣơng.
Mục đích nghiên cứu của luận án là: cung cấp bức tranh tổng thể về văn hóa
mặc truyền thống của ngƣời Việt thông qua mối quan hệ giữa trang phục với môi
trƣờng, xã hội, đẳng cấp, thẩm mỹ, giới tính, tôn giáo, tín ngƣỡng... từ góc độ văn
hóa học, rút ra những nét đặc thù, những nguyên tắc ứng xử trở thành giá trị sống
của ngƣời Việt xƣa, phát hiện những điểm mạnh, tính ƣu việt trong những giá trị
văn hóa đó để đáp ứng nhu cầu về trang phục của ngƣời Việt hiện nay.
Những đóng góp mới của luận án: Luận án lý giải mối quan hệ giữa bản sắc
dân tộc và giao lƣu, tiếp biến cũng nhƣ những nhân tố tác động đến việc bảo tồn và
phát huy các yếu tố truyền thống trong xã hội Việt Nam đƣơng đại. Bƣớc đầu nhìn
nhận một cách hệ thống về văn hoá mặc của ngƣời Việt từ truyền thống đến hiện
đại. Thông qua trang phục góp phần khắc hoạ một khía cạnh quan trọng trong bản
sắc của văn hoá Việt Nam.
Về ý nghĩa thực tiễn: Luận án cung cấp nguồn tài liệu tham khảo hữu ích
trong công tác nghiên cứu, đồng thời, là cơ sở lý luận góp phần xây dựng hệ
thống khái niệm liên quan đến lĩnh vực thời trang, bổ sung cho giáo trình giảng dạy,
cũng nhƣ việc nghiên cứu và học tập của giảng viên, học viên chuyên ngành thiết kế
thời trang hoặc các lĩnh vực liên quan; Là cầu nối xây dựng mối quan hệ giữa lý
luận và thực tiễn giữa sáng tạo thời trang hiện đại của các nhà thiết kế, góp phần

nâng cao chất lƣợng thẩm mỹ và hiệu quả kinh tế trong sản xuất và kinh doanh thời
trang ở Việt Nam.

Học viên: Trần Thị Bình

14

Lớp 14BVLDM-HY


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Viện Dệt May – Da giầy và Thời trang

Luận văn Cao học

1.2.2.Tại thế giới
+ “The workforce scorecard – managing human capital to execute strategy”,
Mark A. Huselid, Brian E. Becker, Richard W. Beatty, NXB Harvard business
school. Nghiên cứu về quản lý nguồn nhân lực trong thực thi chiến lƣợc.
+ “Strategic intent”, Gary Hamel and C.K. Prahalad, Havard business review.
Nghiên cứu về ý tƣởng chiến lƣợc cho một số trƣờng hợp kinh doanh đặc thù.
+ “Market development using TQM through system integration and customer
service in Asia”, Fasil Taddese & Hiroshi Osada, NXB Emerald Group Publishing
Limited. Mục đích nghiên cứu là để giải quyết các vấn đề phát triển thị trƣờng bằng
cách sử dụng TQM (quản trị chất lƣợng toàn diện) và xác định các yếu tố quan trọng
liên kết hai lĩnh vực để nâng cao thành công kinh doanh của công ty trong môi trƣờng
toàn cầu hóa.
Tiểu kết : Qua tìm hiểu nội dung của các đề tài có liên quan, tác giả chƣa thấy
có nghiên cứu chuyên sâu nào về Thiết kế thời trang may sẵn Việt Nam, bởi vậy tác
giả đã đi vào tìm hiểu và hệ thống về thời trang may sẵn thế giới và Việt Nam nói

chung cũng nhƣ nghiên cứu về thiết kế thời trang may sẵn Việt Nam nói riêng.
1.3. TỔNG QUAN VỀ LỊCH SỬ CÔNG NGHIỆP THỜI TRANG THẾ GIỚI [4]
Ngành Công nghiệp thời trang trên thế giới là một trong những ngành đƣợc hình
thành từ rất sớm. Sản phẩm của ngành Công nghiệp Dệt may luôn là những vật dụng
không thể thiếu đƣợc trong cuộc sống hàng ngày của con ngƣời. Những sản phẩm này
ngày càng đƣợc đa dạng về chủng loại, mẫu mã đã đáp ứng đƣợc nhu cầu của mọi tầng
lớp, mọi lứa tuổi trong xã hội. Ngày nay, hàng Dệt may không chỉ thể hiện truyền thống
văn hóa mà còn thể hiện trình độ phát triển kinh tế của mỗi nƣớc, mỗi khu vực.
1.3.1. Nguồn gốc
Ngành Công nghiệp thời trang có lịch sử phát triển lâu dài. Năm 1800,
những ngƣời thợ phải làm lụng rất chuyên cần và vất vả, từ khâu thu gom chất liệu
thô (da động vật, tơ sợi…) đến khâu cho ra đời những nguyên liệu nhƣ vải, lụa và
đến khâu đo đạc may vá. May thay, cuộc Cách mạng Công nghiệp vào những năm
1820-1840 đã cho ra đời những dây chuyền sản xuất, đồng thời công nghệ hóa và

Học viên: Trần Thị Bình

15

Lớp 14BVLDM-HY


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Viện Dệt May – Da giầy và Thời trang

Luận văn Cao học

hiện đại hóa quy trình sản xuất quần áo. Những thiết kế đã bắt đầu đƣợc sản xuất
với số lƣợng lớn thay vì may đo từng mẫu.
Sự ra đời của máy may năm 1755 đã đẩy mạnh tốc độ và sản lƣợng của

ngành may mặc lên một tầm cao hoàn toàn mới. Những quý cô trong giới trung lƣu
trở lên bắt đầu tin dùng những sản phẩm quần áo của những nhà máy may địa
phƣơng. Những nhà máy may này hầu hết đƣợc vận hành bởi những công nhân.
Nhƣng trong một số công đoạn sản xuất, các nhà máy thƣờng tận dụng những nhân
công lƣơng thấp (“sweaters”). Những “sweaters” này chính là nền tảng của ngành
công nghiệp thời trang hiện đại bây giờ.

Hình 1.1. Chiếc máy khâu năm 1755 [4]

Học viên: Trần Thị Bình

16

Lớp 14BVLDM-HY


×