Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Nghiên cứu xây dựng hệ thống cỡ số quần áo trẻ em gái mẫu giáo 6 tuổi thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 77 trang )

Luận văn cao học

Khóa 2010

MỞ ĐẦU
Dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may đạt 13.8 tỷ USD trong
năm 2011, tuy xuất khẩu hàng dệt may vẫn duy trì mức tăng trưởng cao ở các
thị trường Mỹ, EU và Nhật Bản, nhưng cũng đã tận dụng tốt các cơ hội từ các
Hiệp định thương mại tự do FTA mang lại để đẩy mạnh xuất khẩu sang một
số thị trường tiềm năng như: Hàn Quốc, Canada, Trung Đông… Ngoài hoạt
động xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp dệt may đã tập trung đầu tư cho thị
trường nội địa với chất lượng, mẫu mã, thiết kế, kênh phân phối, đem lại diện
mạo mới cho hàng dệt may nội địa.
Trước tình hình ngành nghề đang trên đà phát triển nhưng cơ sở phục vụ
cho việc phát triển thì còn kém cỏi và quá lạc hậu, điển hình như sử dụng hệ
thống cỡ số quá lỗi thời (TCVN 5782-1994)
Mức sống ngày một cao, GDP tăng, trình độ con người cũng tăng… và
nhiều vấn đề nâng cao mức sống con người cũng thay đổi theo, đó là lý do tại
sao con người ta cùng một độ tuổi nhưng khác năm lại có sự chênh lệch kích
thước.
Hệ thống cỡ số cũ không bắt kịp được sự thay đổi đó, các doanh nghiệp
đã tự thân vận động bằng cách đi vay mượn hệ thống cỡ số của nước bạn hay
tự sáng tác ra hệ thống cỡ số… mỗi doanh nghiệp một hệ thống cỡ số và hậu
quả là: khách hàng ra thị trường không biết chọn size nào với các thương hiệu
khác nhau! Với quần áo trẻ em cũng vậy, mặt hàng quần áo trẻ em đã được
các doanh nghiệp để mắt tới cụ thể là các nhãn hàng Sanding, Việt Tiến,
Phương Đông…chú trọng. Thế nhưng họ vẫn sản xuất theo hệ thống cỡ số
riêng của họ.
Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước, cần phải được quan tâm về
nhiều mặt, kể cả việc ăn mặc, chính vì thế mà tôi chọn đề tài “nghiên cứu xây


Huỳnh Thị Kim Liên

-1-

Ngành CN Vật liệu Dệt May


Luận văn cao học

Khóa 2010

dựng hệ thống cỡ số” để phục vụ cho thiết kế công nghiệp. Vì điều kiện kinh
phí và thời gian hạn hẹp nên đề tài nghiên cứu chỉ giới hạn ở phạm vi nghiên
cứu xây dựng hệ thống cỡ số ở trẻ em gái mẫu giáo 6 tuổi địa bàn quận 7 Tp
Hồ Chí Minh.

Huỳnh Thị Kim Liên

-2-

Ngành CN Vật liệu Dệt May


Luận văn cao học

Khóa 2010

CHƢƠNG I
TỔNG QUAN


Huỳnh Thị Kim Liên

-3-

Ngành CN Vật liệu Dệt May


Luận văn cao học

Khóa 2010

1.1. SƠ LƢỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NHÂN TRẮC
1.1.1. Lịch sử nhân trắc thế giới [1]
Nhân trắc học hình thành và phát triển song song với lịch sử phát triển
của khoa học Nhân học. Rudolf Martin- nhà nhân học Đức, tác giả giáo trình
về nhân học được coi là người đặt nền móng cho khoa học nhân trắc. Các
trường phái Nhân học tiếp sau đó đều dựa trên phương pháp R.Martin mà bổ
sung và hoàn thiện về lý thuyết theo thực tiễn và truyền thống khoa học của
mỗi nước cũng như theo các mục tiêu ứng dụng khác nhau.
Lúc ban đầu, những dấu hiệu nhân trắc chủ yếu phục vụ cho việc nghiên
cứu loại hình người (typologie). Song từ cuối thế kỷ 19 đến thế kỷ 20, ở nhiều
nước phương tây, người ta đã vận dụng dấu hiệu nhân trắc vào việc thiết kế
các sản phẩm công nghiệp phục vụ chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Trong những năm 40 và 50 của thế kỷ 20, không lĩnh vực thiết kế công
nghiệp nào có liên quan đến con người mà không sử dụng các dấu hiệu nhân
trắc. Nhân trắc học ứng dụng cho ecgônômi trong giai đoạn đó được đặc biệt
quan tâm, thu hút nhiều nhà nghiên cứu nhân trắc học tham gia.
Một số công trình nghiên cứu các đặc điểm nhân trắc tĩnh và động tiêu biểu là:
- Việc nghiên cứu một cách có hệ thống và đã sơ bộ chuẩn hoá về
phương pháp được kể đến sớm nhất là công trình của Barnes (Pháp) vào đầu

những năm 1960. Trên một mặt ngang vừa tầm ngồi, tác giả xác định những
vòng cung thể hiện tầm hoạt động của tay, tức là tầm với tay trong khi lưng và
vai cố định.
- Năm 1964, một hội nghị khoa học của Hội chỉnh hình thuộc các nước
nói tiếng Anh được tổ chức tại Vnacouver (Canada), đã thông qua phương
pháp đo và ghi tầm hoạt động khớp.

Huỳnh Thị Kim Liên

-4-

Ngành CN Vật liệu Dệt May


Luận văn cao học

Khóa 2010

- Vào những năm 1967- 1968, Rebiffe (Pháp) đã xác định vùng hoạt
động của tay theo hai mặt phẳng: mặt ngang và mặt dọc (là mặt qua trục đối
xứng cơ thể) trong trạng thái ngồi và mặt lưng có độ nghiêng về trước 300
- Trong những năm 70, Kennedy (Mỹ) đã mở rộng phương pháp khảo sát
theo không gian ba chiều và với một số mặt ngang song song có độ cao thấp
khác nhau nhằm nghiên cứu chủ yếu tầm hoạt động tay trong không gian phục
vụ cho thiết kế cabin máy bay.
- Atlas nhân trắc học của Ba Lan năm 1972, là công trình tập thể của cán
bộ khoa học thuộc nhiều ngành khác nhau dưới sự chỉ đạo của Ban Nhân họcViện hàn lâm khoa học Ba Lan (PAN). Atlas trình bày kết quả nghiên cứu
trên 70 dấu hiệu nhân trắc trong số gần 200 dấu hiệu nhân trắc dự định nghiên
cứu lúc ban đầu. Toàn bộ kết quả nghiên cứu trình bày gọn trong một bảng số
liệu kèm theo các hình vẽ minh họa.

- Atlas nhân trắc học của Liên Cô (cũ), 1977, với mục tiêu chỉ dẫn
phương pháp nghiên cứu khảo sát các dấu hiệu nhân trắc ecgônômi cho các
nước thành viên của Hội đồng tương trợ kinh tế. Một trăm linh hai chỉ tiêu
nhân trắc học được trình bày trong Atlas là một mẫu mực về công trình
nghiên cứu nhân trắc học.
- Atlas nhân trắc học của Cộng hòa dân chủ Đức (cũ), 1987, mang tính
toàn diện và khái quát. Ngoài các dấu hiệu nhân trắc giống như trong Atlas
của Liên Xô và Ba Lan. Atlas nhân trắc học của Đức còn đưa ra các kết quả
nghiên cứu về vùng hoạt động của tay ở các mức rào chắn cao- thấp khác
nhau, kết quả nghiên cứu tầm hoạt động của khớp, lực tác động của tay, chân,
toàn thân ở các góc độ và tư thế khác nhau. Tập Atlas này là một tài liệu quý
cho các nhà thiết kế ecgônômi.

Huỳnh Thị Kim Liên

-5-

Ngành CN Vật liệu Dệt May


Luận văn cao học

Khóa 2010

Năm 1996, tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO) đã ban hành tiêu chuẩn 7250
“Các kích thước cơ bản của con người cho thiết kế và kỹ thuật”. Tiêu chuẩn
đã đưa ra được kỹ thuật đo 55 kích thước nhân trắc ecgônômi cơ bản nhất.
Tóm lại, nhân trắc học ecgônômi là một hướng nghiên cứu trẻ nhất của
khoa học nhân trắc học. Nhân trắc học ecgônômi được hình thành và phát
triển nhanh chóng do nhu cầu đòi hỏi của thực tiển sản xuất đặt ra. Ngày nay,

ở hầu hết các nước công nghiệp phát triển, dấu hiệu nhân trắc ecgônômi
phong phú, đa dạng, đáp ứng và phục vụ các yêu cầu đòi hỏi của ecgônômi.
Những nguyên lý, qui tắc chỉ sử dụng các dấu hiệu nhân trắc đã được xây
dựng và phổ biến rộng rãi. Các loại máy móc, thiết bị sản xuất, chỗ làm việc
đều được thiết kế dựa trên các dấu hiệu nhân trắc của người vận hành. Các
sản phẩm công nghiệp cũng như dân dụng đều chứa đựng trong nó những đặc
tính của người sử dụng.
1.1.2. Lịch sử nhân trắc ở Việt Nam [1]
Nhân trắc học ở Việt Nam bắt đầu từ những năm 1930 tại Ban Nhân học
thuộc Viện Viễn đông bác cổ (Ecole d’ extreme). Kết quả nghiên cứu nhân
trắc đã được công bố trong các công trình nghiên cứu tại Viện Giải phẩu học,
Đại học Y khoa Đông Dương 1936- 1944. Cuốn “ Hình thái học và giải phẫu
mỹ thuật” là một trong những tác phẩm đầu tiên của Bác sỹ Đỗ Xuân Hợp
cộng tác với giáo sư Huard xuất bản năm 1942.
Từ những năm 1950 đến nay, các bộ môn nhân trắc dần dần được thành
lập ở một số viện nghiên cứu khoa học và trường đại học để làm nhiệm vụ
nghiên cứu và giảng dạy. Những kết quả nghiên cứu nhân trắc đã và đang có
những đóng góp đáng kể cho các lĩnh vực khác nhau. Có thể tạm khái quát
các kết quả nghiên cứu nhân trắc theo các hướng chính sau:
- Các kết quả đi theo hướng tìm hiểu các đặc trưng hình thái, chủng tộc
của các cộng đồng người Việt Nam. Những công trình nghiên cứu theo hướng

Huỳnh Thị Kim Liên

-6-

Ngành CN Vật liệu Dệt May


Luận văn cao học


Khóa 2010

này tập trung nhiều vào những năm cuối của thập kỷ 60 đến đầu những năm
80. Các tác giả và tác phẩm theo hướng này là: Nguyễn Đình Khoa, Nguyễn
Quang Quyền, Võ Hưng, Nguyễn Duy…cũng có nhiều đóng góp cho hướng
nghiên cứu này.
- Các nghiên cứu nhằm khảo sát đánh giá thể lực, sự tăng trưởng, phát
triển về hình thái cơ thể được phát triển hơn cả suốt từ khi môn nhân trắc học
được hình thành đến nay. Các tác giả đại diện của nhóm này là: Đinh Kỷ,
Nguyễn Công Khanh, Lê Nam Trà…Một số tác giả như: Nguyễn Quang
Quyền, Lê Gia Vinh, Bùi Thụ, Lê Gia Khải, Võ Hưng, ..lại tập trung vào
những công trình đánh giá tầm vóc thể lực của người lao động.
- Hội nghị “ Hằng số học” lần thứ nhất 1967 và lần thứ hai 1972, cùng
với tác phẩm “ Hằng số sinh học người Việt Nam” xuất bản năm 1975 là các
mốc đánh dấu một chặng đường trong lịch sử nghiên cứu sinh học của người
Việt Nam.
- Các công trình nghiên cứu ứng dụng cho ecgônômi là một hướng mới
nhất trong nghiên cứu nhân trắc. Từ những năm 1970, hướng nhân trắc
ecgônômi được hình thành do yêu cầu thực tiễn sản xuất và tổ chức lao động
khoa học. Nhân trắc bắt đầu đã được ứng dụng ở Việt Nam trong các công
trình nghiên cứu để đánh giá mức độ thuận tiện của các loại máy móc, thiết bị
và cả một số khí tài quân sự (đa số được nhập từ nước ngoài vào) phù hợp
với người lao động Việt Nam. Những kiến nghị, đề xuất hay thay đổi kích
thước máy, chổ làm việc trên cơ sở các dẫn liệu nhân trắc đã được đưa ra.
Cho đến những năm đầu của thập kỷ 80, các công trình nhân trắc đã có
từ trước ở Việt Nam một phần là còn ít các dấu hiệu nhân trắc ecgônômi,
phần khác do đối tượng, phạm vi khảo sát còn hẹp nên chưa đủ đại diện cho
các lớp người lao động, các lứa tuổi và các vùng dân cư khác nhau. Viện
nghiên cứu khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động được sự phối hợp nghiên cứu


Huỳnh Thị Kim Liên

-7-

Ngành CN Vật liệu Dệt May


Luận văn cao học

Khóa 2010

của nhiều cán bộ khoa học tiến hành xây dựng bộ Atlat nhân trắc học ở Việt
Nam gồm ba tập qua kết quả nghiên cứu của các đề tài nghiên cứu khoa học
cấp nhà nước và cấp bộ.
- Tập “Atlas nhân trắc học người Việt Nam trong lứa tuổi lao động”, năm
1986 là kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước. “Nghiên cứu
ứng dụng ecgônômi vào bảo hộ lao động và áp dụng các dữ kiện nhân trắc học
vào việc cải thiện điều kiện lao động cho công nhân”.
Tập Atlas thứ 2 “ Atlas nhân trắc học người Việt Nam trong lứa tuổi lao
động – Dấu hiệu nhân trắc động về tầm hoạt động của tay “. Tập Atlas thứ hai
này cũng là kết quả của đề tải khoa học cấp nhà nước “Nghiên cứu xây dựng
các chỉ tiêu nhân trắc học người lao động Việt Nam (phần dấu hiệu động) và
chỉ dẫn phương pháp đánh giá ecgônômi chỗ làm việc phòng ngừa tai nạn, sự
cố do sai lầm của người điều khiển những hệ thống kỹ thuật phức tạp” .
- Tập Atlas thứ 3 “Atlas nhân trắc học người Việt Nam trong lứa tuổi lao
động – Dấu hiệu tầm hoạt động khớp và giới hạn trường thị giác”, 1997, là
phần tiếp nối của hai tập Atlas nhân trắc trên.
Năm 2002 Viện Bảo hộ lao động đã tiến hành biên tập và xuất bản bộ
Atlas nhân trắc học của người Việt Nam trong lứa tuổi lao động bằng tiếng

Anh nhằm cung cấp cho các nhà sản xuất, đầu tư nước ngoài có cơ sở để thiết
kế, sản xuất máy móc, thiết bị công nghệ sẽ đưa vào Việt Nam phù hợp với
các đặc điểm nhân trắc của người lao động Việt Nam.
Tóm lại, nghiên cứu nhân trắc ecgônômi ở Việt Nam còn khá mới mẽ,
chưa nhiều người quan tâm nghiên cứu như hướng tìm hiểu các đặc trưng
hình thái, chủng tộc và hướng đánh giá thể lực, sự tăng trưởng, phát triển về
hình thái cơ thể người. Viện nghiên cứu Khoa học kỹ thuật bảo hộ Lao động
đã tiến hành ba công trình nghiên cứu nhân trắc quy mô lớn bao gồm các dấu
hiệu nhân trắc tĩnh, tầm hoạt động của tay và tầm hoạt động các khớp trong

Huỳnh Thị Kim Liên

-8-

Ngành CN Vật liệu Dệt May


Luận văn cao học

Khóa 2010

vòng 15 năm. Ba tập Atlas nhân trắc học người Việt Nam trong lứa tuổi lao
động đã được xuất bản vào những năm 1986, 1991 và 1997. Các dấu hiệu
nhân trắc công bố trong ba tập Atlas được ứng dụng cho nhiều mục tiêu khác
nhau, đặc biệt là trong nghiên cứu, thiết kế ecgônômi ở Việt Nam.
1.2 . ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ TRẺ EM LỨA TUỔI MẪU GIÁO [4]
Việc xây dựng hệ thống cỡ số phục vụ thiết kế công nghiệp là một việc
phức tạp vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhiều vấn đề cần phải giải quyết.
Đối tượng xây dựng hệ thống cỡ số là trẻ em, nên việc nghiên cứu những đặc
điểm của trẻ giai đoạn này là điều cần thiết. Quá trình phát triển trẻ từ lúc sơ

sinh đến 6 tuổi được chia làm các giai đoạn:
- Giai đoạn thiếu nhi bé, bắt đầu từ lúc mới sinh tới lúc hai tuổi rưỡi
Ở giai đoạn này em bé bắt đầu phát triển về chiều cao với một tốc độ mà
không giai đoạn nào sánh kịp: sau 1 năm kể từ khi sinh ra, chiều cao của đứa
trẻ tăng gần gấp rưỡi, cân nặng tăng gần gấp ba, chiều cao trẻ sơ sinh bằng 4
đầu, chiều cao trẻ 2 tuổi bằng 4,5 lần cao đầu. Thân hình tròn trĩnh , bụ bẫm,
đầu to, chi ngắn, thân dài, ngực tròn... Vòng đầu trong suốt giai đoạn này sấp
xỉ bằng vòng ngực. Vòng bụng trong giai đoạn này có đặc điểm là lớn hơn
vòng ngực, đặc biệt là trong thời gian một năm đầu. Do chưa đi lại ở tư thế
đứng thẳng nhiều, nên độ cong của cột sống không rõ ràng lắm như ở người lớn
- Giai đoạn thiếu nhi trung bình, bắt đầu từ hai tuổi rưỡi tới 7 tuổi
Đặc điểm của giai đoạn này là tốc độ lớn đã chậm hơn so với các giai
đoạn trước. Chiều cao trẻ 4 đến 5 tuổi bằng 5 lần cao đầu. Các đặc điểm về tỷ
lệ của phần thân thể vẫn giống như ở giai đoạn thiếu nhi bé, nhưng gần về
phía người lớn hơn: đầu vẫn còn to tương đối và thân vẫn dài tương đối hơn chi.
Trẻ em 6 tuổi cũng sắp chuyển mình sang giai đoạn thiếu nhi lớn nên trẻ
dần dần mất tính bụ bẫm và sự gần lại tính người lớn của đứa trẻ. Chiều cao
trẻ 6 tuổi bằng 5,5 lần cao đầu, trẻ gầy đi nhiều. Lý do là ở thời kỳ này đứa trẻ
Huỳnh Thị Kim Liên

-9-

Ngành CN Vật liệu Dệt May


Luận văn cao học

Khóa 2010

phát triển nhiều về chi dưới và ít về bề ngang. Kích thước đầu hầu như không

tăng lên nữa, trán không đô tròn như giai đoạn trên, mà bắt đầu hơi vát. Tầng
mặt giữa và dưới bắt đầu phát triển làm cho khuôn mặt có vẽ khôn ngoan và
biết suy nghĩ hơn. Đây là tuổi của “ những câu hỏi tại sao” của đứa trẻ
Thân bắt đầu có dáng dấp người lớn: ngực không tròn mà bắt đầu bè
ngang, bụng bé lại, vai nở ra, chi dưới dài ra.
Tóm lại hình thái đứa trẻ trong giai đoạn này là chuyển tiếp từ giai đoạn
bụ bẫm ngây thơ của đứa trẻ sang giai đoạn cứng cáp biết suy nghĩ của người lớn.
1.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU
1.3.1 Phƣơng pháp nghiên cứu [18]
Có 2 phương pháp nghiên cứu
 Nghiên cứu dọc (Longitudinail study)
Là nghiên cứu trên cùng một đối tượng trong suốt thời gian dài. Nghiên
cứu dọc khó thực hiện, tốn nhiều thời gian, đòi hỏi sự chuẩn bị và kỹ thuật
cao, đặc biệt đối với tốc độ tăng trưởng sai số sẽ tăng gấp đôi, vì so sánh giữa
hai lần đo. Tuy nhiên nghiên cứu này mới cho phép đánh giá tốc độ tăng
trưởng của từng cá thể và chỉ ra được đặc điểm của từng thời kỳ tăng trưởng
trong quá trình lớn và phát triển của trẻ từ lúc mới sinh cho đến tuổi trưởng thành
 Nghiên cứu cắt ngang (Cross- sectional study)
Là nghiên cứu nhiều đối tượng khác nhau ở tất cả các lứa tuổi, rồi sắp xếp
chúng theo từng lứa tuổi và thống kê các đặc tính của các kích thước từng lứa
tuổi. Nghiên cứu loại này tốn ít thời gian, rẻ tiền hơn nhưng số lượng đo cần
phải nhiều để nhận xét thống kê đủ tin cậy.[4]
1.3.2. Xác định đối tƣợng nghiên cứu
Để đảm bảo độ chính xác ở kết quả nghiên cứu thì đối tượng đo cần phải
đảm bảo những điều kiện sau đây:

Huỳnh Thị Kim Liên

-10-


Ngành CN Vật liệu Dệt May


Luận văn cao học

Khóa 2010

- Cùng chủng: ví dụ muốn đo thanh niên Việt nam để có kết luận xác
đáng, thì phải thống kê riêng các số đo ở người Kinh, người từng dân tộc khác
như Tày, Nùng, Thái…
- Cùng điều kiện xã hội, cùng hoàn cảnh địa lý và nghề nghiệp
- Cùng giới tính: Số đo của nam và nữ khác nhau vì vậy ít có thống kê
nào xếp chung nam và nữ. Trước 6 tuổi cả bé trai và bé gái đều phát triển như
nhau. Từ 6 tuổi trở đi thì các bé gái lồng ngực dẹp và bắt đầu phát triển về
chiều cao nhanh hơn bé trai, nhưng nhìn chung sự khác biệt chưa rõ ràng.
- Cùng nhóm tuổi: Cơ thể con người thay đổi theo sự phát triển của lứa
tuổi, Ở mỗi nhóm tuổi thì sự phát triển của cơ thể khác nhau. Về vấn đề này,
muốn đảm bảo độ thuần nhất có thể xếp như sau:
+ Từ sơ sinh đến 1 tháng tuổi xếp thành 1 nhóm
+ Từ 1 tháng đến 12 tháng xếp thành 1 nhóm
+ Từ 1 tuổi đến 3 tuổi xếp thánh 1 nhóm
+ Từ 3 tuổi đến 7 tuổi xếp thành 1 nhóm
+ Từ 8 tuổi đến 25 tuổi mỗi năm xếp thành 1 nhóm
+ Từ 25 tuổi trẻ đi 10 năm xếp thành 1 nhóm
Về cách tính tuổi, theo quy ước chung, người ta gọi một tuổi nào đó bao
gồm những cá thể có số năm trước hoặc sau tuổi đó 6 tháng.[4]
Ví dụ: 6 tuổi là những cá thể từ 5 năm 6 tháng 1 ngày đến 6 năm 6 tháng.
1.3.3 Xác định số lƣợng mẫu cần đo [18]
Xác định số lượng mẫu cần đo trong tổng thể mẫu để tiến hành thu thập
số liệu, được yêu cầu số lượng tối thiểu là vừa đủ để vừa đảm bảo độ tin cậy

cần thiết của số liệu điều tra vừa đảm bảo phù hợp với điều kiện về nhân lực,
kinh phí và có thể thực hiện được, tức là có tính khả thi. Số lượng mẫu cần đo
phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Phương pháp chọn mẫu sẽ được tiến hành theo phương pháp nào;

Huỳnh Thị Kim Liên

-11-

Ngành CN Vật liệu Dệt May


Luận văn cao học

Khóa 2010

- Xác định phạm vi sai số có thể chấp nhận được;
- Quy định độ tin cậy muốn có trong ước lượng;
- Xác định hệ số tin cậy Z từ độ tin cậy mong muốn;
- Ước lượng độ lệch tiêu chuẩn của tổng thể.
a) Các phƣơng pháp chọn mẫu cơ bản
Có hai nhóm kỹ thuật chọn mẫu đó là: chọn mẫu xác suất (probability
sampling) và không xác suất (nonprobability sampling). Mẫu được chọn theo
kỹ thuật xác suất có tính đại diện cho quần thể hơn.
 Kỹ thuật chọn mẫu xác suất
 Kỹ thuật chọn ngẫu nhiên đơn (Simple Random Sampling).
Nếu một mẫu có n cỡ được lấy ra từ quần thể có kích thước N theo cách
mọi mẫu có n cỡ đều có cùng cơ hội được chọn ra như nhau. Cách chọn mẫu
này được gọi là cách chọn mẫu theo kỹ thuật ngẫu nhiên đơn.
*Cách tiến hành:

- Thiết lập khung mẫu: Liệt kê tất cả các đơn vị thống kê của quần thể
mà ta nghiên cứu, đánh số thứ tự từ 1, 2, ... , N.
- Chọn các đơn vị thống kê vào mẫu: Có nhiều cách, nhưng hay sử dụng
nhất là bảng số ngẫu nhiên hoặc máy vi tính để chọn ra n đơn vị nghiên cứu.
Cách sử dụng bảng số ngẫu nhiên:
+ Trước hết qui định số chọn ra có mấy ký tự.
+ Qui định chiều: Có thể quy định lấy theo chiều từ trên xuống dưới hoặc
từ trái qua phải.
+ Vào bảng ngẫu nhiên: Chọn ra đủ số đơn vị mẫu cần nghiên cứu.
Chú ý: Những số lặp phải bỏ ra.
* Ưu điểm
- Phương pháp này đơn giản, tính ngẫu nhiên và tích đại cao, là kỹ thuật
chọn mẫu xác suất cơ bản và có thể lồng vào tất cả các kỹ thuật chọn mẫu xác
suất phức tạp khác.
Huỳnh Thị Kim Liên

-12-

Ngành CN Vật liệu Dệt May


Luận văn cao học

Khóa 2010

* Nhược điểm
- Cần phải có một danh sách của đơn vị mẫu để phục vụ cho chọn mẫu.
Điều này đôi khi không thể làm được cho một cho một mẫu lớn hoặc mẫu
không ổn định. Các cá thể được chọn vào mẫu có thể phân bố tản mạn trong
quần thể, do vậy việc thu thập số liệu sẽ tốn kém và mất thời gian.

 Kỹ thuật chọn mẫu hệ thống: (Systematic Sampling).
Mẫu hệ thống là một mẫu, trong đó n các đơn vị quần thể được chọn vào
mẫu theo một hệ thống trật tự xác định bởi khoảng cách mẫu k và số ngẫu
nhiên đầu tiên được chọn đi từ 1 đến k.
* Cách tiến hành
- Chọn khoảng cách mẫu k với kích thước quần thể N đã xác định:

N
k
n

N: Kích thước quần thể
(1.1)

n: Cỡ mẫu nghiên cứu.
k: Khoảng cách mẫu

Nếu kích thước quần thể không xác định: dựa vào cỡ mẫu n, ước lượng
giá trị k cần có để đạt được cỡ mẫu đưa ra.
- Chọn ngẫu nhiên một đơn vị mẫu đầu tiên: i (1≤ i ≤ k) sau đó chọn các
đơn vị mẫu tiếp theo dựa trên một hệ thống trật tự xác định theo công thức: (i
+jk ) ( j đi từ 0 đến n-1)
Ví dụ: Trường đại học "X" có 2000 sinh viên (N = 2000). Cần chọn 100
sinh viên (n = 100) để lấy số đo của họ. Nếu chọn hệ thống sẽ tiến hành như sau:
+ Lập danh sách 2000 sinh viên của trường theo thứ tự nào đó, chẳng hạn
theo vần A, B, C... của tên gọi.
+ Chia tổng số sinh viên của trường thành 100 nhóm (k= N/n) đều nhau
và sẽ có số sinh viên mỗi nhóm là 20 sinh viên
+ Chọn ngẫu nhiên một sinh viên ở nhóm thứ nhất, chẳng hạn rơi vào
sinh viên có số thứ tự 15.


Huỳnh Thị Kim Liên

-13-

Ngành CN Vật liệu Dệt May


Luận văn cao học

Khóa 2010

+ Mỗi nhóm khác còn lại sẽ chọn 1 sinh viên có số thứ tự: nhóm 2:
(15+K), nhóm 3: (15+2K),...; nhóm 100: (15+99K).
Kết quả chọn được 100 sinh viên như vậy được gọi là chọn hệ thống.
* Ưu điểm
- Phương pháp chọn mẫu này nhanh và dễ áp dụng. Trong một số trường
hợp, mặc dù khung mẫu không có sẵn, không biết tổng số cá thể trong quần
thể nghiên cứu, nhưng chọn mẫu hệ thống vẫn có thể được áp dụng bằng cách
xác định một quy luật phù hợp trước khi trước khi tiến hành chọn mẫu.
* Nhược điểm
- Tuy nhiên, khi việc sắp xếp khung mẫu có một quy luật nào đó tình cờ
trùng với khoảng cách chọn mẫu hệ thống, các cá thể trong mẫu có thể thiếu
tính đại diện.
 Kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng (Stratified Random Sampling).
- Mẫu ngẫu nhiên phân tầng: Là một kế hoạch mẫu trong đó quần thể
được chia thành L tầng hoàn toàn riêng biệt. Một mẫu ngẫu nhiên nh các đơn
vị mẫu được lấy ở mỗi tầng h. Quá trình lấy mẫu được thực hiện độc lập ở
từng tầng.
* Cách tiến hành

Trong chọn mẫu phân tầng trước hết tổng thể gồm N đơn vị sẽ được chia
thành k tổ, số đơn vị của mỗi tổ là N1, N2, N3…Nk . Với số đơn vị mẫu n được
phân phối cho các tổ lần lượt là n1, n2, n3,…nk với n+ n2+n3+..nk = n. Trong
thực tế số đơn vị mẫu ở từng tổ thường được xác định bằng phương pháp tỷ
lệ. Gọi ni là số đơn vị lấy mẫu ra từ tổ i và Ni là số đơn vị ở tổ i ta có:

N i ni

N
n
Số đối tượng lấy ra từ mỗi tầng là: ni  n(

Huỳnh Thị Kim Liên

-14-

Ni
)
N

(1.2)

Ngành CN Vật liệu Dệt May


Luận văn cao học

Khóa 2010

* Ưu điểm

- Tạo ra trong mỗi tầng có một sự đồng nhất về yếu tố được chọn để
phân tầng, do đó sẽ giảm sự chênh lệch giữa các cá thể.
- Quá trình thu thập dữ liệu thường dễ hơn so với mẫu ngẫu nhiên đơn.
- Mẫu đạt được từ mỗi tầng có tính đại diện và khái quát cao cho tầng đó.
* Nhược điểmCũng như chọn mẫu ngẫu nhiên đơn, phải liệt kê danh sách
tất cả các cá thể ở mỗi tầng và được gắn số ngẫu nhiên. Điều đó thường khó
thực hiện trong thực tế.
 Kỹ thuật chọn mẫu chùm (Cluster Sampling).
Chọn mẫu chùm là phương pháp tổ chức chọn mẫu trong đó số đơn vị
mẫu được rút ra để điều tra không phải là từng đơn vị lẻ tẻ mà là từng khối
đơn vị. Trong trường hợp này đơn vị mẫu là chùm chứ không phải là các cá thể
* Cách tiến hành
Xác định các chùm thích hợp: quần thể hình thành một cách tự nhiên bởi
các chùm, mỗi chùm là một tập hợp cá thể gần nhau (làng, xã, trường học,
khoa, phòng, bệnh viện…), tùy theo mỗi nghiên cứu mà xác định chùm cụ thể;
Xây dựng khung mẫu: bằng cách lập danh sách toàn thể các chùm trong
quần thể và đánh số thứ tự vào các chùm đó;
Từ đây ta sẽ có 2 cách chọn:
- Mẫu chùm một giai đoạn : dùng phương pháp ngẫu nhiên đơn chọn một
số chùm từ khung mẫu, tất cả các cá thể trong các chùm được chọn sẽ hình
thành mẫu nghiên cứu;
- Mẫu chùm hai giai đoạn: giai đoạn một, dùng phương pháp ngẫu nhiên
đơn chọn một số chùm như cách chọn mẫu chùm một giai đoạn; giai đoạn hai:
dùng phương pháp ngẫu nhiên đơn hoặc phương pháp khác chọn một số cá
thể nhất định từ mỗi chùm được chọn trong giai đoạn một, tập hợp tất cả các
cá thể này tạo thành mẫu nghiên cứu.

Huỳnh Thị Kim Liên

-15-


Ngành CN Vật liệu Dệt May


Luận văn cao học

Khóa 2010

* Ưu điểm
- Áp dụng trong các nghiên cứu điều tra một phạm vi rộng lớn, độ phân
tán cao, danh sách của tất cả các cá thể trong quần thể không có được, trong
khi chỉ có danh sách hoặc bản đồ các chùm.
- Sự lựa chọn thường dễ hơn, chi phí cho nghiên cứu mẫu chùm thường
rẻ hơn nhiều do các cá thể trong một chùm thường gần nhau.
* Nhược điểm
- Tính đại diện cho quần thể hoặc tính chính xác của mẫu chùm thường
thấp hơn so với mẫu được chọn bằng phương pháp khác. Để tăng tính chính
xác này người ta thường tăng cỡ mẫu lên gấp đôi.
- Có sự tương quan nghịch giữa cỡ của chùm và tính đại diện của mẫu,
do vậy cỡ chùm càng nhỏ càng tốt.
- Phân tích số liệu từ mẫu chùm thường phức tạp hơn so với các mẫu khác.
- Việc lựa chọn số chùm vào mẫu khó khăn, nhất là khi cỡ chùm không
đều nhau.
 Kỹ thuật chọn mẫu không xác suất
 Mẫu thuận tiện(Convenience Sampling)
 Mẫu chỉ tiêu (Quota Sampling)
Chọn một số nhất định các đơn vị mẫu từ các loại khác nhau của quần
thể nghiên cứu, với các tính chất đặc trưng sẽ có mặt trong mẫu. Nó gần giống
như cách chọn mẫu tầng nhưng không ngẫu nhiên. Người nghiên cứu đặt ra
kế hoạch sẽ chọn bao nhiêu đối tượng cho mỗi tầng hoặc nhóm đối tượng.

 Mẫu có mục đích (Purposive Sampling)
Người nghiên cứu xác định được các nhóm quan trọng trong quần thể để
tiến hành thu thập số liệu. Đây là cách rất hay dùng trong các điều tra thăm
dò, phỏng vấn sâu.

Huỳnh Thị Kim Liên

-16-

Ngành CN Vật liệu Dệt May


Luận văn cao học

Khóa 2010

b) Công thức xác định kích thƣớc mẫu
Giả sữ chúng ta có ý định chọn mẫu theo phương pháp chọn ngẫu nhiên
đơn giản, công thức xác định kích thước mẫu được tính như sau:
Ta có: m 

t
t 2 2
n 2
m
n

(1.3)

Với:

n: là tập hợp mẫu cần xác định
t: đặc trưng xác suất
б: Độ lệch chuẩn
m: sai số của tập hợp
Vậy muốn xác định n cần phải biết sai số m của tập hợp, độ lệch chuẩn б
và hệ số tin cậy t
c) Xác định phạm vi sai số có thể chấp nhận đƣợc
Độ lớn của phạm vi sai số được xác định căn cứ vào mục đích nghiên
cứu cụ thể, kinh nghiệm nghiên cứu và khả năng nghiên cứu.
Sai số càng nhỏ thì độ chính xác của bài toán chọn mẫu càng cao và n
càng lớn. Theo [8] với những thí nghiệm có tính chất định hướng hoặc thăm
dò, hay những thí nghiệm về kỹ thuật nông nghiệp thì sai số tương đối hay áp
dụng là từ 3-5%. Với những thí nghiệm cần độ chính xác trung bình thường
sai số là 1-3%. Do điều kiện về thời gian và kinh phí đo đạc phục vụ cho việc
nghiên cứu có hạn, đề tài chọn m=1%. Có nghĩa là sai số trong việc chứng
minh ước tính cỡ mẫu n không lớn hơn hoặc nhỏ hơn 1%
d) Xác định độ tin cậy mong muốn từ đó xác định hệ số tin cậy
Mức tin cậy là xác suất chắc chắn để khẳng định một kết luận nào đó.
Mức tin cậy 95% tương đương với trong 100 trường hợp, có khả năng 95
trường hợp đúng như kết luận, còn 5 trường hợp khác với kết luận. Trong
thực tế độ tin cậy thường được sử dụng là 99%; 95% và 90%. Trong nghiên

Huỳnh Thị Kim Liên

-17-

Ngành CN Vật liệu Dệt May


Luận văn cao học


Khóa 2010

cứu sinh học người ta thường dùng độ tin cậy 95%. Với P = 95% ứng với thì
t=1.96 ≈2 [8]
1.3.4. Phƣơng pháp đo và thiết bị đo
Phương pháp đo gián tiếp: Phương pháp chụp ảnh tự động 3D bằng các
thiết bị điện tử sử dụng các tia: rơghen, hồng ngoại, laser…Với buồng đo
bằng các tia như hình 1.3. Thiết bị đo này giúp người nghiên cứu có thể có
được tất cả các kích thước một cách chính xác, và đã áp dụng ở một số trung
tâm mua sắm lớn của các nước như: Anh, Pháp, Mỹ, Trung Quốc…và được
các hãng được hãng Levi, Lane Bryant, Fashion Bug…. tin dùng.
Phương pháp đo trực tiếp: đo trên bề mặt cơ thể người bằng dụng cụ đo
nhân trắc Martin

Hình 1.1 Dụng cụ đo nhân trắc Martin

Hình 1.2 dụng cụ đo nhân trắc thước kẹp
Huỳnh Thị Kim Liên

-18-

Ngành CN Vật liệu Dệt May


Luận văn cao học

Khóa 2010

Hình 1.3. Dụng cụ đo gián tiếp- buồng đo

1.3.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu
- Dùng phương pháp thống kê sinh học: xác suất thống kê
- Xử lý số liệu bằng các phần mềm chuyên dụng như: excel, SPSS, R,
minitab, SAS, STATA…
1.4. CÁC HỆ THỐNG CỠ SỐ TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC
1.4.1. Hệ thống cỡ số nƣớc ngoài
Các nước đi đầu về nhân trắc : Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Liên Xô cũ đã xây
dựng hệ thống cỡ số tương đối hoàn chỉnh. Sau đây là sơ lược về các kích
thước của hệ thống cỡ số một số nước
 Các kích thước để thiết kế quần áo theo tiêu chuẩn CHDC Đức TGL20866 [21]
Bao gồm 27 kích thước:
1. Chiều cao cơ thể
2. Chiều cao đầu
3. Vòng đầu
4. Vòng chân cổ
5. Vòng cổ
6. Vòng ngực nhỏ

Huỳnh Thị Kim Liên

-19-

Ngành CN Vật liệu Dệt May


Luận văn cao học

Khóa 2010

7. Vòng ngực lớn

8. Vòng ngực
9. Vòng eo
10. Vòng bụng dưới
11. Vòng mông
12. Rộng xương chậu
13. Hạ nách
14. Độ sâu khoanh nách
15. Dài lưng
16. Hạ ngực
17. Hạ eo trước
18. Dài cung đầu vai
19. Vai con
20. Rộng lưng
21. Rộng gầm nách
22. Rộng nách
23. Rộng ngực
24. Dài tay trong
25. Dài tay ngoài
26. Dài tay trên
27. Dài tay trên
 Các kích thước để thiết kế quần áo nữ theo tiêu chuẩn quốc gia LB
CHXHCN Xô Viết: GOCT 17522-72 [19]
Bao gồm 62 kích thước
1.

Cao đỉnh đầu- chiều cao

2.

Chiều cao ngực trên


3.

Chiều cao xương đòn

Huỳnh Thị Kim Liên

-20-

Ngành CN Vật liệu Dệt May


Luận văn cao học

Khóa 2010

4.

Chiều cao chân cổ

5.

Chiều cao mỏm vai

6.

Chiều cao đầu vú

7.


Chiều cao eo lưng

8.

Chiều cao hông

9.

Chiều cao đầu gối

10. Chiều cao đốt sống cổ
11. Chiều cao góc sau hõm nách
12. Chiều cao đáy mông
13. Vòng cổ
14. Vòng ngực thứ 1
15. Vòng ngực thứ 2
16. Vòng ngực thứ 3
17. Vòng ngực thứ 4
18. Vòng eo
19. Vòng mông kể cả độ nhô bụng
20. Vòng mông không kể độ nhô của bụng
21. Vòng đùi
22. Vòng đầu gối
23. Vòng bắp chân
24. Vòng mắt cá chân
25. Chiều dài chân bên cạnh
26. Chiều dài chân phía trước
27. Chiều dài chân bên trong
28. Vòng tay trên
29. Vòng cổ tay

30. Vòng bàn tay

Huỳnh Thị Kim Liên

-21-

Ngành CN Vật liệu Dệt May


Luận văn cao học

Khóa 2010

31. Chiều dài xuôi vai
32. Chiều dài tới khủyu tay
33. Chiều dài tới cổ tay
34. Chiều dài từ đốt sống cổ tới vòng ngực thứ 1 phía trước
35. Chiều cao ngực
36. Chiều dài eo phía trước
37. Chiều dài từ đốt sống cổ tới điểm phía trước ngang với góc
sau hõm nách
38. Cung bả vai
39. Chiều dài từ đốt sống cổ tới vòng ngực thứ 1 và thứ 2 tính cả
độ nhô của xương bả vai
40. Chiều dài lưng tới eo tính cả độ nhô của xương bả vai
41. Chiều dài chéo vai
42. Chiều dài từ eo lưng phía sau tới chân cổ
43. Vòng thân trên qua chân cổ
44. Rộng ngực
45. Khoảng cách đầu vú

46. Rộng lưng
47. Vòng đầu
48. Chiều cao eo lưng (ngồi)
49. Vòng đầu gối (ngồi)
50. Vòng gót chân
51. Đường kính bả vai
52. Đường kính mỏm vai
53. Đường kính cổ
54. Đường kính eo
55. Đường kính hông

Huỳnh Thị Kim Liên

-22-

Ngành CN Vật liệu Dệt May


Luận văn cao học

Khóa 2010

56. Đường kính tay trên
57. Đường kính vòng ngực thứ 2
58. Trọng lượng cơ thể
59. Cung thân trước qua chân cổ
60. Chiều dài tay trên
61. Chiều dài cẳng tay
1.4.2. Hệ thống cỡ số trong nƣớc
Sơ lược về các kích thước của hệ thống cỡ số ở nước ta:

Các kích thước để thiết kế quần áo học sinh theo TCVN 5782 – 1994 [24]
Bao gồm 11 kích thước:
1. Chiều cao cơ thể
2. Chiều cao từ C7 đến mặt đất
3. Chiều cao từ vòng bụng đến mặt đất
4. Chiều cao từ C7 đến eo
5. Dài tay
6. Dài đùi
7. Rộng vai
8. Vòng cổ
9. Vòng bắp tay
10. Vòng ngực
11. Vòng mông
 Các công trình nghiên cứu hệ thống cỡ số tại Việt Nam
Nhìn chung các công trình nghiên cứu khoa học ứng dụng phương pháp
nhân trắc vào ngành May còn hạn chế. Ngoài các công trình nghiên cứu ứng
dụng nhân trắc theo hướng ecgônômi cho các lứa tuổi lao động trong ngành
Dệt May thì hầu hết nhân trắc học được áp dụng để xây dựng hệ thống cỡ số
trang phục cho từng quốc gia.
Huỳnh Thị Kim Liên

-23-

Ngành CN Vật liệu Dệt May


Luận văn cao học

Khóa 2010


Năm 1994, Tiêu chuẩn Việt Nam – 5781 về “Phương pháp đo cơ thể
người”, Tiêu chuẩn Việt Nam – 5782 về “Hệ thống cỡ số tiêu chuẩn quần áo”
đã được ban hành, cũng chính là kết quả của các công trình ứng dụng phương
pháp nhân trắc học phục vụ cho ngành May đem lại.
Cho đến nay, Việt Nam đang là một trong những nước có tốc độ phát
triển kinh tế cao,ngành công nghiệp May trong lĩnh vực xuất khẩu nói chung
và thị trường nội địa nói riêng cũng phát triển mạnh mẽ. Hệ thống cỡ số quần
áo của nước ta xây dựng từ năm 1994 đã trở nên quá lạc hậu để đáp ứng nhu
cầu phục vụ người tiêu dùng trong nước, mặt khác từ sau khi gia nhập WTO
sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp may trong nước; giữa các doanh nghiệp
may nước ta với các doanh nghiệp may ở nước ngoài càng trở nên khốc liệt,
một trong những vấn đề tồn tại lớn nhất của ngành công nghiệp may vẫn là
chưa xây dựng mới hệ thống cỡ số trang phục cho riêng người Việt Nam. Hầu
hết từ các công ty may lớn cho đến các cơ sở sản xuất hàng may sẵn nhỏ lẻ
thiết kế quần áo, hoặc dựa trên hệ thống cỡ số riêng của công ty được xây
dựng từ kinh nghiệm sản xuất, hoặc vay mượn từ các hệ thống cỡ số của một
số nước sau đó chỉnh sửa lại một số kích thước để phù hợp với các kích thước
cơ thể của người Việt nam.
Năm 2001, trong đề tài “Nghiên cứu xây dựng hệ thống cỡ số quân trang
theo phương pháp nhân trắc học” TS. Nguyễn Thị Hà Châu cùng các cộng sự
đã tiến hành xây dựng thành công hệ thống cỡ số quân trang và được ứng
dụng may quân trang cho cả nước. Đây cũng là công trình thể hiện sự hữu ích
của phương pháp Nhân Trắc học khi áp dụng cho ngành công nghiệp May.
Cũng trong năm 2001, KS. Trần Thị Hường và PGS. TS. Nguyễn Văn
Lân cũng ứng dụng phương pháp nhân trắc học vào đề tài cấp cơ sở “Thống
kê cỡ số và thiết kế cơ bản trang phục nữ Việt Nam”. Đề tài này cũng đã xây
dựng được hệ thống cỡ số của phụ nữ chưa sinh con và phụ nữ đã sinh con

Huỳnh Thị Kim Liên


-24-

Ngành CN Vật liệu Dệt May


Luận văn cao học

Khóa 2010

thông qua việc kiểm định các giả thiết trong quá trình xây dựng hệ thống cỡ
số bằng cơ sở toán thống kê sinh học.
Gần đây, năm 2009 đề tài “Xây dựng hệ thống cỡ số quần áo nam nữ và
trẻ em trên cơ sở số đo nhân trắc người Việt Nam”do T.S.Nguyễn Văn Thông
-Viện trưởng Viện Dệt-May làm chủ nhiệm đã được nghiệm thu.
1.5. KÍCH THƢỚC CHỦ ĐẠO, BƢỚC NHẢY
1.5.1. Kích thƣớc chủ đạo
Trong tất cả các kích thước đã được đo, chúng ta cần chọn ra kích thước
chủ đạo, đó là kích thước mang tính đặc trưng và đại diện nhất. Đồng thời có
ý nghĩa quan trọng nhất trong việc thiết kế quần áo. Nhờ vào kích thước chủ
đạo mà người tiêu dùng và nhà sản xuất có thể lựa chọn phân biệt được cỡ số
phù hợp với nhu cầu. Việc chọn kích thước chủ đạo càng khách quan bao
nhiêu càng chính xác bấy nhiêu, tăng số lượng cỡ thỏa mãn yêu cầu đa dạng
người sử dụng, nhưng thay vào đó sẽ gây khó khăn cho nhà sản xuất.
Với số lượng kích thước chủ đạo là một được xem là không đủ cho việc
xây dựng hệ thống cỡ số. Vì bản thân chọn kích thước chủ đạo để xây dựng
hệ thống cỡ số của quần áo, mà sản phẩm quần áo cần phải có kích thước dài,
cao, rộng. Nên trên cơ sở đó kích thước chủ đạo tối thiểu phải là 2 kích thước
không cùng mặt phẳng.
Việc nghiên cứu đưa ra kích thước chủ đạo phải tiêu biểu đại diện và có
mối tương quan với các kích thước trong cùng một mặt phẳng, mối tương

quan kích thước trên cùng một mặt phẳng phải đạt mức trên trung bình.
Theo Nguyễn Quang Quyền “…Kích thước nào có khoảng phân phối
rộng nhất, nói một cách khác, có độ tản mạn lớn nhất (biểu hiện ở hệ số biến
đổi Cv lớn) sẽ được chọn làm kích thước cơ sở. Như vậy, khoảng nhảy bậc
mới đủ để quần áo mặc vừa cho mọi cỡ…”. Áp dụng lý thuyết này với trẻ
Việt Nam ta chọn chiều cao đứng làm kích thước chủ đạo.
Huỳnh Thị Kim Liên

-25-

Ngành CN Vật liệu Dệt May


×