Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

nghiên cứu thành phần hóa học và khảo sát tác dụng chống viên cấp của phân đoạn ethyl acetat chiết xuất từ cây dây đòn gánh ( gouania leptostachya dc) họ táo ta (rhamnaceae)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.4 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

ĐỖ THỊ ĐỊNH

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ
KHẢO SÁT TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM CẤP CỦA
PHÂN ĐOẠN ETHYL ACETAT CHIẾT XUẤT TỪ
CÂY DÂY ĐÒN GÁNH (GOUANIA LEPTOSTACHYA
DC.) HỌ TÁO TA (RHAMNACEAE)
LUẬN VĂN THẠC SỸ DƢỢC HỌC

HÀ NỘI 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

ĐỖ THỊ ĐỊNH

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ
KHẢO SÁT TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM CẤP CỦA
PHÂN ĐOẠN ETHYL ACETAT CHIẾT XUẤT TỪ
CÂY DÂY ĐÒN GÁNH (GOUANIA LEPTOSTACHYA
DC.) HỌ TÁO TA (RHAMNACEAE)


LUẬN VĂN THẠC SỸ DƢỢC HỌC
CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN
MÃ SỐ: 60720406
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Thu

HÀ NỘI 2017


LỜI CÁM ƠN
Luận văn này được hoàn thành, đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của
nhiều tập thể và cá nhân. Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến:
PGS. TS. Nguyễn Thị Bích Thu người thầy đã tận tình hướng dẫn, định
hướng, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tập thể các thầy cô trong Trường ĐH Dược Hà Nội đã tận tình dạy dỗ,
truyền đạt những kiến thức nền tảng quý báu cho tôi.
Các thầy cô, anh chị em và các bạn ở Khoa Hóa phân tích - Tiêu chuẩn,
Viện Dược liệu Trung ương đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi và môi trường
làm việc vui vẻ trong thời gian tôi thực hiện đề tài ở đây.
TS. Nguyễn Thị Hường – Hiệu trưởng và các anh chị, bạn bè đồng
nghiệp của bộ môn Dược liệu – trường cao đẳng Dược TW Hải Dương đã
động viên, hỗ trợ về vật chất lẫn tinh thần, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi
học Cao học.
Cám ơn gia đình luôn là động lực cho tôi phấn đấu trên bước đường
của mình.
Hà Nội,ngày 4 tháng 04 năm 2017
Xin chân thành cảm ơn!

Đỗ Thị Định



MỤC LỤC

MỤC LỤC ........................................................................................................ 4
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ................................................... 7
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ 9
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................... 10
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN ............................................................................ 3
1.1. Tổng quan về thực vật chi Gouania Jacq. và cây Dây đòn gánh......... 3
1.1.1. Vị trí phân loại của chi Gouania Jacq. ...........................................3
1.1.2.Đặc điểm thực vật và tính đa dạng sinh học của chi Gouania Jacq.
........................................................................................................................ 3
1.1.2.1. Đặc điểm thực vật ......................................................................... 3
1.1.2.2. Tính đa dạng sinh học ................................................................... 3
1.1.3. Đặc điểm thực vật và phân bố của một số loài thuộc chi Gouania ..... 4
1.1.3.1. Đặc điểm thực vật và phân bố của loài Gouania javanica Miq. ... 4
1.1.3.2. Đặc điểm thực vật và phân bố của loài Gouania leptostachya DC.
.................................................................................................................... 4
1.2. Thành phần hoá học ............................................................................. 6
1.2.1. Thành phần hoá học của loài Gouania lupuloides ........................... 6
1.2.2. Thành phần hóa học của loài Gouania ulmifolia ............................. 6
1.2.3. Thành phần hoá học của cây Dây đòn gánh (Gouania leptostachya
DC.) ............................................................................................................ 6
1.3. Tác dụng sinh học ............................................................................... 11
1.3.1. Tác dụng sinh học của một số loài thuộc chi Gouania Jacq. ......... 11
1.3.2. Tác dụng sinh học của cây Dây đòn gánh ...................................... 11
1.4. Công dụng theo y học cổ truyền ........................................................ 13


1.4.1. Tính vị và công năng ...................................................................... 13

1.4.2. Chủ trị ............................................................................................. 13
1.4.3 Một số bài thuốc có cây Dây đòn gánh ........................................... 13
1.4.3.1. Chữa sưng tấy, tụ máu, đau nhức do chấn thương ...................... 13
1. 4.3.2. Chữa bỏng nhất là bỏng vôi ....................................................... 14
1. 4.3.3. Chữa sốt cao gây co giật ở trẻ em .............................................. 14
1.4.3.4. Chữa rắn cắn................................................................................ 14
1.4.3.5. Diệt chấy...................................................................................... 14
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 15
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................. 15
2.2. Hóa chất và thiết bị dùng trong nghiên cứu ........................................ 15
2.2.1. Thuốc thử, dung môi, hoá chất ....................................................... 15
2.2.2. Các thiết bị sử dụng trong nghiên cứu ........................................... 15
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................... 16
2.3.1. Nghiên cứu về hóa học ...................................................................... 16
2.3.1.1. Định tính sơ bộ các nhóm chất trong cây Dây đòn gánh. ........... 16
2.3.1.2. Chiết xuất cao toàn phần EtOH và cao phân đoạn EtOAc ......... 17
2.3.1.3. Phân lập và xác định cấu trúc hóa học các hợp chất ................... 19
2.3.2. Nghiên cứu độc tính cấp và tác dụng chống viêm cấp ..................... 19
2.3.2.1. Nghiên cứu độc tính cấp.............................................................. 19
2.3.2.2. Nghiên cứu tác dụng chống viêm cấp ........................................ 21
2.3.3. Phân tích thống kê ............................................................................. 23
CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................... 24
3.1. Kết quả nguyên cứu hóa học của cây Dây đòn gánh .......................... 24
3.1.1. Xác định độ ẩm của dược liệu ........................................................... 24
3.1.2. Kết quả định tính sơ bộ các nhóm chất trong cây Dây đòn gánh. .... 24
3.1.3. Chiết xuất ........................................................................................... 26


3.1.4. Phân lập.............................................................................................. 26

3.1.5. Kiểm tra độ tinh khiết các chất phân lập được....................................... 28
3.1.5.1. Kiểm tra độ tinh khiết bằng SKLM ................................................ 29
3.1.5.2. Kiểm tra độ tinh khiết bằng HPLC ................................................. 31
3.1.6. Xác định cấu trúc các chất phân lập được ............................................. 33
3.1.6.1. Chất DG3 ...................................................................................... 33
3.1.6.2. Chất DG5 ...................................................................................... 36
3.2. Kết quả nghiên cứu về độc tính cấp và tác dụng chống viêm cấp .......... 39
3.2.1. Kết quả nghiên cứu về độc tính cấp của cao toàn phần EtOH................ 39
3.2.1.1. Kết quả nghiên cứu ..................................................................... 39
3.2.1.2. Kết luận ....................................................................................... 39
3.2.2. Kết quả nghiên cứu về tác dụng chống viêm cấp .................................. 40
3.2.2.1. Kết quả nghiên cứu ........................................................................ 40
3.2.2.2. Kết luận ....................................................................................... 42
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 43
4.1. Về hóa học ............................................................................................... 43
4.2. Về độc tính cấp và tác dụng chống viêm cấp ....................................... 46
4.2.1. Về độc tính cấp .................................................................................. 46
4.2.2. Về tác dụng chống viêm cấp.............................................................. 47
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 50
KẾT LUẬN .................................................................................................... 50
1. Về hóa học .................................................................................................. 50
2. Về độc tính cấp và tác dụng chống viêm cấp .......................................... 50
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 52
PHỤ LỤC........................................................................................................ 57


DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Phần viết tắt


Phần viết đầy đủ

ADN

Acid Deoxyribo Nucleic

n-BuOH

Butanol

DPPH

2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl

dl

Dược liệu

EtOH

Ethanol

EtOAc

Ethyl acetat

ESI-MS

Electron Spray Ionization Mass Spectrometry


HPLC

High perfomance liquid chromatography

GC/MS

Gas Chromatography - Mass Spectometry

LC/MS

Liquid chromatography- Mass spectrometry

FTIR

Fourier Transform InfraRed

IC50

Inhibition concentration 50%

IR

Infrared

MeOH

Methanol

MS


Mass spectrometry

NMR

Nuclear magnetic resonance

LD50

Lethal dose, 50%

LD100

Lethal dose, 100%

UV – VIS

Ultraviolet-Visible

SKLM

Sắc ký lớp mỏng

TLC

Thin layer chromatography


Phần viết tắt

Phần viết đầy đủ


VSV

Vi sinh vật

VHLKH & CNVN

Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam


DANH MỤC BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

3.1

Xác định độ ẩm của mẫu cây Dây đòn gánh

24

3.2

Tóm tắt kết quả định tính các nhóm chất

25

3.3


Số liệu phổ 1H và 13C-NMR của hợp chất DG3 và quercitrin

35

3.4

Số liệu phổ 1H và 13C-NMR của hợp chất DG5 và catechin

38

3.5

So sánh tác dụng chống viêm cấp của mẫu thử phân đoạn

41

EtOAc so với lô chứng bệnh lý


DANH MỤC HÌNH
Tên hình

Hình

Trang

1.1

Hình ảnh cây Dây đòn gánh


4

1.2

Hình ảnh cây Dây Đòn gánh lúc ra hoa

5

1.3

Cấu trúc hóa học của acid gouanic A

7

1.4

Cấu trúc hóa học của acid ceanothenic

8

1.5

Cấu trúc hóa học của acid gouanic C

8

1.6

Cấu trúc hóa học của hợp chất C5


9

1.7

Cấu trúc hóa học của hợp chất C9

9

1.8

Cấu trúc hóa học của hợp chất DG1

10

1.9

Cấu trúc hóa học của hợp chất DG2

10

2.1

Sơ đồ quy trình chiết xuất các cao của cây Dây đòn gánh

18

2.2

Quy trình thí nghiệm thử tác dụng chống viêm


22

3.1

Quy trình phân lập các chất từ phân đoạn EtOAc

28

3.2

Sắc ký lớp mỏng DG3 so với cao EtOH và cao EtOAc

29

3.3

Sắc ký lớp mỏng DG5 so với cao EtOH và cao EtOAc

30

3.4

Sắc ký đồ HPLC kiểm tra độ tinh khiết của hợp chất DG3

32

3.5

Sắc ký đồ HPLC kiểm tra độ tinh khiết của hợp chất DG5


33

3.6

Sơ đồ cấu tạo hóa học DG3

36

3.7

Sơ đồ cấu tạo hóa học DG5

39

3.8

Mức độ phù bàn chân chuột (%) theo thời gian (giờ) của các lô

42

chuột thí nghiệm
Phụ lục 1 Phiếu giám định tên KH mẫu NC cây Dây đòn gánh và mẫu lưu

57

Phụ lục 2 Phổ chất DG3

59


Phụ lục 3 Phổ chất DG5

63


ĐẶT VẤN ĐỀ
Qua một thời gian dài với sự bùng nổ của các thuốc tổng hợp hóa học,
hiện nay xu hướng chung của thế giới là quay trở về với các sản phẩm thuốc
có nguồn gốc từ nguyên liệu cây cỏ thiên nhiên. Hiện nay, các loại thuốc và
thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ những thảo dược thiên nhiên cũng
đang dần được mọi người tin tưởng, ưa chuộng. Mặt khác, Việt Nam là quốc
gia nhiệt đới gió mùa nên các loại thảo dược này rất phong phú.
Để bắt kịp nhu cầu và xu thế chung của thế giới những cây thuốc đó
cần được nghiên cứu để được đưa vào sử dụng khoa học và hiệu quả. Do đó
việc nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học cũng như tác dụng
sinh học các cây thuốc có ý nghĩa quan trọng cho việc sử dụng một cách an
toàn, hợp lý và hiệu quả nhất nguồn tài nguyên thiên nhiên này.
Dây đòn gánh (Gouania leptostachya DC.) là cây thuốc sử dụng phổ
biến trong dân gian [4]; nhân dân thường dùng cây này giã nhỏ thêm rượu xoa
bóp vào những nơi sưng tấy, đau nhức do đòn đánh, chỗ bị thương do ngã ...
Cũng dùng sắc uống hoặc ngâm rượu uống, có tác dụng đối với gân xương và
bổ dưỡng. Cho thấy tác dụng chống viêm và giảm đau của cây Dây đòn gánh
cả đường uống và ngoài da. Trong khi đó, tại Việt Nam, những nghiên cứu
trên đối tượng này chỉ mới bắt đầu và mang tính khảo sát sơ bộ về thành phần
hóa học. Hiện nay, trong nước chưa có công trình nghiên cứu về tác dụng
chống viêm cấp của cây Dây đòn gánh (Gouania leptostachya DC.) mọc ở
Việt Nam với mục đích chứng minh kinh nghiệm sử dụng cây Dây đòn gánh
trong nhân dân (công dụng chữa sưng tấy, đau nhức xương khớp do đòn đánh,
do chấn thương, vết thương hở ...). Từ đó đặt ra câu hỏi phần trên mặt đất cây
Dây đòn gánh có hay không tác dụng chống viêm?

Năm 2016, Đặng Thị Thủy đã đánh giá được khả năng chống oxy hóa
của các phân đoạn n- hexan, ethyl acetat, n – butanol và nước, trong đó phân

1


đoạn ethyl acetat là phân đoạn có hoạt tính chống oxy hóa tương đối tốt và
cao nhất trong 4 phân đoạn thử nghiệm. Tiếp nối chuỗi đề tài nghiên cứu tổng
thể về cây Dây đòn gánh, chúng tôi tiến hành lựa chọn phân đoạn ethyl acetat
để phân lập các hợp chất hóa học và đánh giá tác dụng chống viêm cấp. Trước
khi đánh giá tác dụng chống viêm cấp của phân đoạn ethyl acetat, chúng tôi
tiến hành đánh giá độc tính cấp của cao toàn phần ethanol phần trên mặt đất
cây Dây đòn gánh với mục đích xác định mức độ an toàn của cây Dây đòn
gánh để làm cơ sở tiếp tục các thí nghiệm về tác dụng sinh học trong đề tài
này cũng như các đề tài tiến hành về sau.
Do vậy chúng tôi tiến hành đề tài "Nghiên cứu thành phần hóa học
và khảo sát tác dụng chống viêm cấp của phân đoạn ethyl acetat chiết
xuất từ cây Dây đòn gánh (Gouania leptostachya DC.), họ Táo ta
(Rhamnaceae)” với hai mục tiêu:
1. Chiết xuất, phân lập và xác định được cấu trúc 2 – 3 chất từ phân
đoạn ethyl acetat chiết xuất từ cây Dây đòn gánh (Gouania leptostachya DC.)
2. Đánh giá được độc tính cấp của cao toàn phần EtOH và tác dụng
chống viêm cấp của cao phân đoạn ethyl acetat chiết xuất từ cây Dây đòn
gánh (Gouania leptostachya DC.)

2


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN

1.1.

Tổng quan về thực vật chi Gouania Jacq. và cây Dây đòn gánh

1.1.1. Vị trí phân loại của chi Gouania Jacq.
Theo hệ thống phân loại của Takhtajan, chi Gouania Jacq. thuộc họ
Táo ta (Rhamnaceae), bộ Táo ta (Rhamnales), liên bộ Táo ta (Rhamnanae),
phân lớp Hoa hồng (Rosidae), lớp Ngọc lan (Magnoliopsida), ngành Ngọc lan
(Magnoliophyta) [2], [13], [14], [15], [36].
Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta)
Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida)
Phân lớp Hoa hồng (Rosidase)
Liên bộ Táo ta (Rhamnanae)
Bộ Táo ta (Rhamnales)
Họ Táo ta (Rhamnaceae)
Chi Gouania Jacq.
1.1.2. Đặc điểm thực vật và tính đa dạng sinh học của chi Gouania Jacq.
1.1.2.1. Đặc điểm thực vật
Cây nhỡ không gai, mọc leo. Lá mọc so le. Cụm hoa lưỡng tính, hợp
thành bông ở nách lá hoặc ở ngọn; nhánh con cong thành móc. Lá đài 5; ống
đài ngắn, hình nón ngược. Cánh hoa 5, đính dưới mép của đĩa. Nhị 5. Đĩa mật
có 5 góc hoặc hình sao, phủ lên ống đài. Bầu hạ đính với đĩa mật, có 3 ô; vòi
nhuỵ chẻ 3. Quả có 3 cánh, mang các lá đài tồn tại ở đỉnh [4].
1.1.2.2. Tính đa dạng sinh học
Chi Gouania Jacq. gồm một số loài dây leo, phân bố chủ yếu ở vùng
nhiệt đới châu Á với tổng số 26 loài [4]. Ở Việt Nam, chi này có 2 loài, trong
đó có cây Dây đòn gánh (Gouania leptostachya DC.) và được coi là loài phân
bố hẹp ở châu Á.

3



1.1.3. Đặc điểm thực vật và phân bố của một số loài thuộc chi Gouania
1.1.3.1. Đặc điểm thực vật và phân bố của loài Gouania javanica Miq.
Dây leo hay cây bụi mọc trườn; nhánh có cạnh và có lông. Lá mỏng,
nhám, gốc tròn, mép có răng, đầu có đuôi, mặt dưới đầy lông; gân phụ 5-6
cặp. Chuỳ hoa hẹp, dài 20-25cm. Hoa tạp tính, cánh hoa 1mm; nhị 5; bầu 3 ô.
Quả có 3 cánh, cánh 1 hạt, rộng 1cm; hạt dài 3 mm màu nâu bóng. Mùa hoa
vào tháng 4, mùa quả vào tháng 6 [14].
Phân bố ở Lào, Campuchia và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở bìa
rừng từ Quảng Trị qua Kontum, Đắc Lắc đến tận An Giang.
1.1.3.2. Đặc điểm thực vật và phân bố của loài Gouania leptostachya DC.
Dây đòn gánh còn có tên gọi khác như: Dây gân, Dây đòn kẻ trộm, Dây
đoi kiến, Dây xà phòng, Dây râu rồng, Dơn tai mèo, Seng thanh (Mường),
Poát pào, Khau căn (Tày), Chừa than hồ (Thái) [16].

Hình 1.1. Hình ảnh cây Dây đòn gánh
Nguồn: PGS.TS. Trần Văn Ơn

4


Hình 1.2. Hình ảnh cây Dây đòn gánh lúc ra hoa
Cây bụi leo, dài hàng mét. Thân cành nhẵn, màu nâu sau đỏ xám nhạt.
Lá mọc so le, hình bầu dục dài 4-10cm, rộng 2-6cm, gốc tròn hoặc hình tim,
đầu thuôn nhọn, mép khía răng cưa; lá non ở ngọn cành biến thành tua cuốn,
hai mặt nhẵn, mặt dưới rất nhạt, có gân nổi rõ; lá kèm to bền, bao thân, khía
răng; cuống lá dài 1-2cm [16], [23].
Cụm hoa mọc thành chuỳ ở kẽ lá hoặc đầu cành, dài 10-20cm; hoa nhỏ,
đơn tính, màu trắng lục; lá bắc hình tam giác nhọn; hoa đực có 5 lá đài có

lông ở mặt ngoài, 5 cánh hoa có móng hẹp, nhị 5, dài bằng tràng, bao phấn
nhỏ; hoa cái có bầu hạ, 3 ô [16].
Quả khô có 3 cánh dày, khuyết ở hai đầu, màu nâu vàng sáng. Mùa
hoa: tháng 7-8; mùa quả tháng 9-12 [16].
Loài Gouania leptostachya DC. có ba thứ [23]:
- Thứ leptostachya DC.: có quả to, dài 10-12mm, rộng 13-15mm, đen
nhạt có cánh dày. Mùa quả tháng 12 [4], [23].

5


- Thứ tonkinensis Pitard.: có lá răng cưa nhỏ, lá kèm hình lá rất rộng,
ôm lấy thân ở phía dưới, tồn tại. Hoa dưới của hoa tự đính trên những trục
khá dài và kèm theo lá bắc. Quả nâu vàng nhạt [9], [23].
- Thứ macrocarpa Pitard: quả kích thước 12–13 × 13–18 mm, có cánh
dày [9], [23].
Dây đòn gánh thuộc loại dây leo ưa sáng, thường mọc lẫn trong các
quần thể rừng thứ sinh, đồi cây bụi, đôi khi gặp cả ở vùng núi đá vôi, thuộc
các tỉnh vùng núi thấp và trung du. Cây mọc ở nơi nhiều ánh sáng, ra hoa quả
hàng năm. Sau khi bị chặt, phần gốc và thân còn lại đều có khả năng tái sinh.
Chưa quan sát được cây con tái sinh từ hạt [16].
1.2. Thành phần hoá học
1.2.1. Thành phần hoá học của loài Gouania lupuloides
Từ thân của loài Gouania lupuloides, các saponin triterpenoid có khung
cấu trúc 16,17-seco-damaran đã được phân lập là Gouanosid A và Gouanosid
B. Đây là 2 saponin mới được phân lập lần đầu từ loài này do các nhà khoa
học thuộc Đại học Washington thực hiện. Cấu trúc của hai hợp chất này được
nhận dạng dựa trên các dữ liệu phổ NMR một chiều và hai chiều [27].
1.2.2. Thành phần hóa học của loài Gouania ulmifolia
Hai triterpenoids mới được đặt tên acid Gouanic A và acid Gouanic B,

được phân lập từ Gouania ulmifolia, cùng với sáu hợp chất đã được biết đến.
Cấu trúc của các hợp chất mới được xác định dựa trên các dữ liệu phổ, chủ
yếu là NMR (1D và 2D) và khối phổ [26].
1.2.3. Thành phần hoá học của cây Dây đòn gánh (Gouania leptostachya
DC.)
 Trên thế giới:
Nghiên cứu trên thân của G. leptostycha DC. var. tokinensis Pitard., có
hai dẫn xuất mới của benzopyran, 1 - [(rel2S, 3R)-y1 3,5,7-trihydroxy-3,4dihydro-2H-chromen-2] ethanon và 1 - [(rel 2S, 3s) -3 , 5,7-trihydroxy-3,46


dihydro-2H-chromen-2-y1] ethanon, cùng với bốn flavonoid được biết là
prodelphinidin C, prodelphinidin B3, (-) - epigalocatechin và (+) galocatechin [33].
 Trong nước:
Khảo sát ban đầu cho thấy, trong lá Gouania leptostachya DC. có
alcaloid; thân và lá đều chứa saponin [4], [13], [14], [15].
Theo Nguyễn Văn An [1], phần trên mặt đất cây Dây đòn gánh có chứa
saponin, flavonoid, đường khử, caroten và sterol. Tác giả đã phân lập được ba
chất tinh khiết từ cắn phân đoạn n - BuOH: acid Gouanic A, acid Gouanic C,
và acid Ceanothenic.
29

20

19

30
12
1

13


11

25

26

HOH2C

21

18

22
28

17

COOH

14

2
9

16
8

10


COOH

4

27
5
6

23

24

(1R,3aS,5aS,5bR,10aS)-10-(hydroxymethyl)-5b,8,8,10a-tetramethyl-1-(prop-1-en-2yl)icosahydrodicyclopenta[a,i]phenanthrene-3a,5a-dicarboxylic acid

Hình 1.3. Cấu trúc hóa học của acid Gouanic A

7


Hình 1.4. Cấu trúc hóa học của acid Ceanothenic

Hình 1.5. Cấu trúc hóa học của acid Gouanic C

8


Ngô Thị Thu năm 2011 đã phân lập được 2 chất từ cắn phân đoạn n Butanol kí hiệu là C5 và C9. Dựa và dữ liệu khối phổ và phổ cộng hưởng từ
hạt nhân đã xác định được C9 là β – sitosterol – (β – D – glucopyranosid) và
C5 là 1 este được tạo thành từ hai hợp phần là hai triterpen, trong đó một hợp
phần là acid Zizyberanal và một hợp phần có cấu trúc tương tự như acid

Ceanothenic [13].

Hình 1.6. Cấu trúc hóa học của hợp chất C5

Hình 1.7. Cấu trúc hóa học của hợp chất C9 (β – sitosterol – (β – D
– glucopyranosid)

9


Đặng Thị Thủy năm 2016 đã phân lập được 02 hợp chất DG1 và DG2
từ cắn phân đoạn ethyl acetat phần trên mặt đất của cây Dây đòn gánh; các
hợp chất lần lượt được xác định là isoquercitrin (DG1) và kaempferol-3-O-(6O-E-caffeoyl)-β-D-galactopyranosyl-(1→2)-α-L-rhamnopyranosid (DG2); cả
02 hợp chất đều thể hiện tác dụng chống oxy hóa tương đối tốt [15].

Hình 1.8. Cấu trúc hóa học của hợp chất DG1 (isoquercitrin)

Hình 1.9. Cấu trúc hóa học của hợp chất DG2 (kaempferol-3-O-(6-O-Ecaffeoyl)-β-D-galactopyranosyl-(1→2)-α-L rhamnopyranosid)

10


1.3. Tác dụng sinh học
1.3.1. Tác dụng sinh học của một số loài thuộc chi Gouania Jacq.
Từ phần trên mặt đất của loài Gouania ulmifolia, các nhà khoa học
Brasil đã phân lập được 6 hợp chất đã biết và 2 hợp chất mới. Các thành phần
này được tiến hành thử tác dụng kháng khuẩn, tuy nhiên 2 hợp chất mới phân
lập lần đầu từ loài này cho thấy tác dụng kháng khuẩn là không đáng kể [26].
Các nhà khoa học Áo đã tiến hành sàng lọc thử tác dụng kháng động
vật đơn bào của 256 loài dược liệu thu hái tại Ecuador, trong đó vỏ thân và

cành loài Gouania lupuloides có tác dụng khá tốt [25].
1.3.2. Tác dụng sinh học của cây Dây đòn gánh
 Trên thế giới
Trong một nghiên cứu sàng lọc được thực hiện ở Ấn Độ, cao khô chiết
cồn phần trên mặt đất cây Dây đòn gánh có tác dụng trên tần số và biên độ hô
hấp, có tác dụng hạ huyết áp và tăng co bóp hồi tràng chuột lang cô lập. Một
tài liệu xác định sơ bộ thấy LD50 tiêm màng bụng của cao khô Dây đòn gánh
là 500mg/kg, nhưng một tài liệu khác lại ghi đã thử đến 1000mg/kg chuột
nhắt trắng nhưng không thấy chuột chết. Trong một tài liệu khác đã thử cho
chuột uống đến 4000 mg/ kg cao toàn phần MeOH, sau 48h không thấy chuột
chết hay có dấu hiệu ngộ độc [16].
Dịch chiết toàn phần cây Dây đòn gánh có tác dụng trên cả 3 chủng vi
khuẩn thí nghiệm là: Staphylococcus aureus, Candida albicans, Pseudomonas
aeruginosa. Còn phân đoạn n-butanol thì có tác dụng trên chủng Candida
albicans mạnh hơn so với dịch chiết toàn phần và tương đương với Nystatin
500UI/ml. Tác dụng này khá ổn định sau 48h và 72h trong khi tác dụng của
Nystatin giảm mạnh.
Dịch chiết từ Dây đòn gánh có các tác dụng dược lý sau:
Về hoạt động ức chế của các dẫn xuất của Benzopyran trên αglucosidase: Nghiên cứu trên thân của loài G. leptostycha DC. var.
11


tonkinensis Pitard đã phân lập được hai dẫn xuất mới của benzopyran là 1 [(rel2S, 3R)一y1 3,5,7-trihydroxy-3,4-dihydro-2H-chromen-2] ethanon và 1 [(rel 2S, 3s) -3 , 5,7-trihydroxy-3,4-dihydro-2H-chromen-2-y1] ethanon, cùng
với bốn flavonoid được biết gồm prodelphinidin C, prodelphinidin B3, (-) epi - galocatechin và (+) - galocatechin. Các hợp chất này đã cho thấy mức độ
khác nhau của hoạt động ức chế α-glucosidase. Đặc biệt, prodelphinidin C
làm giảm đáng kể hoạt động của α-glucosidase. Vì vậy, prodelphinidin C có
thể là hợp chất có hoạt tính sinh học dùng để tổng hợp hóa học [33].
Tác dụng chống oxy hóa: Trong nghiên cứu tác dụng chống oxy hóa
của một số dược liệu Việt Nam và Mông cổ do tác nhân oxy hóa NO, dịch
chiết ethanol của cây Gouania leptostachya là một trong 18 cây thể hiện tác

dụng dọn gốc tự do mạnh với IC50 = 2,34µg/ml [18] .
Tác dụng chống viêm: Dịch chiết methanol của G. leptostachya có tác
dụng chống viêm thông qua sự ức chế hoạt động của Src và NF-kB là các chất
trung gian của phản ứng viêm [30].
 Trong nước
Nguyễn Thị Thuỷ năm 2009 cho thấy cắn phân đoạn n-BuOH chiết từ
loài Gouania leptostachya DC. có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm khá tốt.
[14]
Nguyễn Văn An năm 2010 và Ngô Thị Thu năm 2011 cho thấy: tác
dụng kháng VSV của cắn n-BuOH là không đáng kể đối với vi khuẩn và
không có tác dụng đối với vi nấm [1], [13].
Đặng Thị Thủy năm 2016 đã đánh giá được khả năng dọn gốc tự do
DPPH của các cao phân đoạn của dịch chiết ethanol phần trên mặt của cây Dây
đòn gánh. Kết quả cho thấy phân đoạn ethyl acetat là phân đoạn có hoạt tính
chống oxy hóa tương đối tốt và cao nhất trong 04 cao phân đoạn thử nghiệm bao
gồm n-hexan, ethyl acetat, n-butanol và nước với giá trị IC50 là 97,98 μg/ml [15].
12


1.4. Công dụng theo y học cổ truyền
1.4.1. Tính vị và công năng
Thân và lá Dây đòn gánh có vị chua chát, se, hơi đắng, tính mát, có tác
dụng lương huyết, giải độc, thư cân, hoạt lạc, thanh nhiệt, tiêu viêm [16].
1.4.2. Chủ trị
Dùng ngoài lấy dây lá tươi giã đắp. Ở Ấn Độ, người ta cũng dùng lá giã
đắp các vết thương. Ở Trung Quốc, dây lá được dùng trị cơ thể đau mỏi, dùng
ngoài trị bỏng lửa và lở ngứa [16].
Dây đòn gánh thông mạch, làm tan máu ứ, tiêu sưng, giảm đau, chữa
sưng tấy, đau nhức do đòn đánh, chỗ bị thương do ngã, đau người, đau ngang
lưng, gánh vác nặng đau sụn xương sống, cơ lưng. Ngày 8-16g sắc uống hoặc

ngâm rượu uống [16].
Dùng ngoài, giã nhỏ cây và lá, thêm rượu hoặc giấm xoa bóp vào
những nơi sưng tấy, mụn nhọt, đinh độc, hoặc đắp vào vết bỏng, vết thương,
lở ngứa [16].
Lá giã nát đắp vào trán, gan bàn tay để giảm sốt, sài giật, cảm gió [16].
Các thầy lang người Dao Tiền ở xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, Thái
Nguyên đã biết sử dụng khá nhiều cây thuốc để chữa bệnh ngoài da, trong đó
có cây Dây đòn gánh (Gouania leptostachya DC.). Cách sử dụng chủ yếu là
đun nước tắm gội; dùng giã nát đắp, bôi; ngâm rượu bôi, sắc nước bôi, sắc
nước ngâm [4].
1.4.3. Một số bài thuốc có cây Dây đòn gánh
1.4.3.1. Chữa sưng tấy, tụ máu, đau nhức do chấn thương
Lá Dây đòn gánh

10g

Lá Náng hoa trắng

10g

Lá Bạc thau

8g

Tất cả dùng tươi, giã nát, thêm ít rượu, đắp, bó. Ngày làm một lần [16].

13


1.4.3.2. Chữa bỏng nhất là bỏng vôi

- Lá cây Dây đòn gánh tươi giã nát, quả Bồ kết phơi khô tán bột. Trộn 2
thứ lại, bôi ngày vài lần.
- Thân lá và lá giã nát, ngâm bằng một ít nước sôi để nguội. Lấy dịch
bôi vào vết bỏng [16].
1.4.3.3. Chữa sốt cao gây co giật ở trẻ em
Lá Dây đòn gánh

10g

Vỏ Núc nác hay quả khế

10g

Lá Ngải cứu

8g

Lá Nhọ nồi

8g

Rễ Táo rừng

8g

Tất cả phơi khô sao vàng, sắc với 400ml nước, còn 100ml chia 2 lần,
uống trong ngày [16].
1.4.3.4. Chữa rắn cắn
Lá Dây đòn gánh tươi giã nát, thêm ít nước gạn uống, bã đắp [16].
1.4.3.5. Diệt chấy

Rễ Dây đòn gánh nấu với nước, gội đầu [16].

14


CHƢƠNG 2
ĐỐI TƢỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: cao phân đoạn EtOAc của phần trên mặt đất cây
Dây đòn gánh.
Nguyên liệu dùng trong nghiên cứu là phần trên mặt đất của cây Dây
đòn gánh Gouania leptostachya DC.
Nơi thu hái: Xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, Thái Nguyên.
Thời điểm thu hái: Tháng 1/2016 và 11/2016.
Mẫu nghiên cứu được ThS. Nghiêm Đức Trọng – Bộ môn Thực vật,
Trường Đại học Dược Hà Nội giám định tên khoa học là Gouania
leptostachya DC. var tonkinensis Pitard., họ Táo ta (Rhamnaceae). Mẫu hiện
đang lưu tại Phòng tiêu bản, Khoa tài nguyên – Viện Dược liệu, số hiệu mẫu
NIMM TB – 10663A, NIMM TB – 10663B, NIMM TB – 10663C
Dược liệu sau khi thu hái về được rửa sạch, thái nhỏ, sấy khô ở 600C,
nghiền thành bột bảo quản trong túi nilon kín để làm thực nghiệm hóa học và
tác dụng sinh học.
2.2. Hóa chất và thiết bị dùng trong nghiên cứu
2.2.1. Thuốc thử, dung môi, hoá chất
- Các thuốc thử, dung môi, hoá chất sử dụng trong nghiên cứu đạt tiêu chuẩn
phân tích quy định trong Dược điển Việt Nam IV.
2.2.2. Các thiết bị sử dụng trong nghiên cứu
- Cân phân tích Precisa.
- Ống đong các loại (10-2000ml)
- Bình cầu đáy tròn các loại 50-2000ml

- Bình gạn 1-2 lít
- Bình chiết, phễu, cốc, buret...
- Các loại cột sắc ký (cột thủy tinh)
15


×