Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Thuyết minh Lăng Khải Định Minh Mạng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.45 KB, 13 trang )

LĂNG KHẢI ĐỊNH
- Chào mừng quý khách đã đến với Huế- vùng đất của những khung cảnh mộng mơ với
những địa danh nổi tiếng, những khu di tích mang đầy ý nghĩa lịch sử văn hóa của đất nước Việt
nam.
- Xin tự giới thiệu tôi tên là … đại diện của công ty du lịch …… Đà Nẵng. Hôm nay tôi sẽ
là người đồng hành cùng quý khách trong chuyến tham quan này. Và bây giờ chúng ta sẽ khám
phá điểm dừng chân đầu tiên trong chương trình ngày hôm nay, đó chính là lăng Khải Định.
- Kính thưa quý khách! Huế xưa kia là kinh thành Huế, là vùng đất của 9 chúa 13 vua triều
Nguyễn-1 dòng họ lớn của Việt nam bắt đầu từ năm 1558 với sự khởi đầu của chúa Nguyễn
Hoàng và kéo dài suốt 5 thế kỷ tới 1945 thì kết thúc dưới thời vua Bảo Đại. Có thể nói Huế là nơi
lưu giữ nhiều di tích xưa có giá trị cao. Đặc biệt tôi muốn nói tới hệ thống lăng tẩm của các vị vua
triều Nguyễn. Đây là hệ thống công trình kiến trúc độc đáo mang đậm phong cách của người Việt
nam chúng tôi. Thưa quý khách, xưa kia người Việt chúng tôi có quan niệm: “sống gửi, thác về”,
nghĩa là cuộc sống trên trần gian chỉ là tạm bợ, chết mới là về cõi vĩnh hằng. Cũng với quan niệm
ấy nên các vị vua triều Nguyễn khi còn đương nhiệm đã lo xây dựng cho mình mộ phần để sau
này yên giấc ngàn thu. Chính vì vậy ngày nay đất Huế được thừa hưởng nhiều di tích có giá trị
hầu như là nguyên vẹn.
- Kính thưa quý khách! Chúng ta đang đứng trước lăng Khải Định. Chắc hẳn ở đây có quý
khách nào đã nghe tới vở kịch “Con Rồng tre” của Nguyễn Ái Quốc chưa ạ? Đó chính là vở kịch
viết về vua Khải Định được công chiếu ở ngoại ô Paris trong thời gian Khải Đinh sang Pháp dự
hội chợ Macxay. Xin quý khách chú ý, hãy đứng quanh tôi để có thể ổn định và nghe rõ nhất về
những điều tôi sắp giới thiệu cùng quý vị.
- Trước khi chúng ta đi vào bên trong lăng, tôi xin sơ lược cho quý khách về tiểu sử vị vua
này.
- Khải Định (1885-1925) có tên húy là Nguyễn Phúc Bửu Đảo- là vua thứ 12 của triều
Nguyễn, trị vì trong 9 năm (1916-1925) và là ông vua cuối cùng xây dựng lăng mộ cho mình. Ông
là con trưởng của vua Đồng Khánh và Hoàng hậu Dương Thị Thục. Từ khi còn trẻ Bửu Đảo nổi
tiếng là người ham mê cờ bạc, ông còn cầm bán cả đồ đạc lẫn người hầu, thậm chí bắt vợ về nhà
xin tiền bố mẹ để cung cấp cho ông tiếp tục đánh bạc. Sau khi lên ngôi (1916) ở tuổi 31 thì sự ăn
chơi sa hoa của Khải Định càng được dịp phô bày và bị đánh giá là 1 ông vua chỉ biết chơi bời
hưởng thụ. Khải Định là 1 người ưa ăn mặc diêm dúa, thích trang điểm, vì vậy ông tự sáng chế


những y phục mới cho mình và các quan hộ vệ. Quần áo không hề tuân theo y phục hoàng bào


truyền thống, vì vậy thường bị phê phán đả kích trên báo chí đương thời.Cụ Phan Chu Trinh có 1
bức thư thất điều dài trách Khải Định 7 tội, trong đó có tội “ăn mặc lố lăng”, còn Nguyễn Ái Quốc
đã có tác phẩm “Con Rồng tre” như khi nãy tôi vừa nói cùng quý khách để đả kích chế giễu Khải
Định. Đặc biệt ông có quan hệ rất tốt với Khâm sứ Trung kỳ, thậm chí Khải Định còn gửi gắm
con mình là Vĩnh Thụy ( vua Bảo Đại sau này ) cho vợ chồng Khâm sứ. Chính vì vậy trong thời
gian này triều đình Huế không hề có xích mích gì với thực dân Pháp. Nhưng cũng vì vậy mà ông
vua này không được lòng dân chúng. Ở Huế người dân truyền miệng câu:
“Tiếng đồn Khải Định ninh Tây
Nghề này thì lấy ông này tiên sư”
- Khải Định có tất cả 12 bà vợ và có 1 con trai duy nhất là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy. Người
ta nói Khải Định bất lực, không thích gần đàn bà đã gây nhiều dư luận khi ông có con với bà
Hoàng Thị Cúc. Tuy nhiên ông luôn đối xử tốt với vợ của mình.
- Ông vua Khải Định để lại cho đời sau rất nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị.
Đó là những cung điện, dinh thự, lăng tẩm cho bản thân và Hoàng tộc như điện Kiến Trung, cung
An Định, của Trường An, cửa Hiển Nhơn, cửa Chương Đức và đặc biệt là Ứng lăng mà chúng ta
đang chuẩn bị vào tham quan.
- Ứng lăng khác hẳn với các lăng tẩm xưa nay và đã trở thành vấn đề thảo luận của nhiều
người. Có ý kiến chê lăng Khải Định có kiến trúc lai căng, nhưng lại có ý kiến cho là độc đáo và
khác lạ. Thường thì các lăng vua được xây dựng theo kiến trúc cổ của người Việt. Nhưg trong
lăng Khải Định thì lại không như vậy. Chỉ 1 lát nữa thôi, trong quá trình tham quan tôi sẽ chỉ rõ
hơn cho quý khách về điều này. Điều kiện đầu tiên để xây dựng lăng vua đó là vị trí phong thủy
của mảnh đất phải đảm bảo nghiêm ngặt các yếu tố: Tiền án, hậu chẩm, tả Thanh Long, hữu Bạch
Hổ và yếu tố minh đường. Và để chọn được vị trí tốt như thế này ( tại làng Châu Chữ - Châu Ê huyện Hương Thủy - tỉnh Thừa Thiên Huế, Khải Định đã phải tham khảo rất nhiều tấu trình của
các thầy địa lý. Như quý khách thấy phía trước lăng đây là 1 quả đồi thấp làm tiền án, lần lượt bên
trái và bên phải là 2 ngọn núi Chóp Vung và Kim Sơn chính là tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ. Khe
Châu Ê ở phía trước kia chảy từ trái qua phải làm thủy tụ hay là yếu tố minh đường. Ngay phía
sau lăng là núi Châu Chữ, sau này Khải Định đổi thành Ứng Sơn làm hậu chẩm, đồng thời là mặt

bằng của lăng. Như vậy vị trí của lăng mang đầy đủ các yếu tố về phong thủy, tạo nên công trình
kiến trúc độc đáo mới lạ.
- Kính thưa quý khách! Để xây dựng lăng phải tốn rất nhiều tiền của. Khải Định đã phải
cho tăng thuế lên 30% để lấy làm kinh phí. Tuy có diện tích khiêm tốn hơn các lăng khác nhưng


đây là công trình rất công phu và tốn nhiều thời gian ( 11 năm, từ 1920 ). Nguyên vật liệu chính là
bêtông cốt thép vận chuyển tù Pháp về, đồ sứ, thủy tinh màu,…. được mang từ Trung Hoa, Nhật
Bản sang. Người đời sau thường đặt lăng Khải Định ra ngoài dòng kiến trúc truyền thống thời
Nguyễn bởi cái mới lạ, mới lạ, ngông nghênh nhưng lạc lõng của nó. Toàn lăng là 1 khối hình chữ
nhật vươn lên 127 bậc cấp, trong đó mang nhiều trường phái kiến trúc Đông-Tây khác nhau. Một
điều mà chúng ta dễ dàng nhận thấy sự khác biệt đến ngông nghênh của Vua Khải Định là ông cho
xây dựng Lăng của mình trên một vị trí cao nhất, cao hơn hết tất cả các vị Vua thời trước.
- Như quý khách đang thấy, trước mặt chúng ta đây là cổng vào lăng được làm hoàn toàn
bằng sắt thép và xi măng. Những trụ cổng hình tháp kia là sự ảnh hưởng của kiến trúc Ấn Độ,
hang rào xung quanh với những hình thánh giá khẳng khiu. Xin mời quý khách theo chân tôi vào
khu vực lăng. Nếu như quý vị đã ghe thăm lăng Minh Mạng, Tự Đức, Gia Long thì tới đây quý
khách có thấy ngay được cái khác lạ của lăng này, phải không ạ?. Từ không gian thiếu vắng màu
xanh cổ thụ, mặt nước ao hồ truyền thống, đến chất liệu hầu như ngoại lai hoàn toàn đã tạo nên
cảm giác khác biệt.
- Xin mời quý khách tiếp tục theo tôi, chúng ta sẽ vào thăm công trình nổi. Chúng ta đang
đứng trong khu vực sân chầu. 2 ngôi nhà 2 bên có giống hệt nhau. Đó là nhà dành cho các quan
và lính nghỉ ngơi, sửa soạn cho những buổi thiết triều. Chúng cũng được kết hợp 2 lối kiến trúc
Đông-Tây. Mái xây dựng theo kiểu chồng diêm , 2 lớp xếp lên nhau, bên trong là các vì kèo bằng
xi măng cốt thép. Bước lên những bậc cấp tiếp theo chúng ta sẽ đến sân chầu, nơi có 2 hàng lính
bảo vệ phía sau và 2 hàng đứng trước là các quan văn võ đứng theo thứ tự “thượng văn hạ võ”.
Điều này cũng chứng tỏ rằng thời xưa triều đình coi trọng quan văn hơn. Chúng ta có thể thấy lối
sắp xếp này ở tất cả các lăng khác. Trừ ở Đại nội thì lại là tả Văn hữu Võ, nhưng vẫn thể hiện
quan niệm trên. Ngoài ta còn có tượng voi, ngựa. Tất cả đều được làm bằng đá rất thực.
- Ở giữa sân khi nhìn về phía trước kia thì quý khách có thể thấy Bi đình với kiến trúc rất

độc đáo khác lạ với những Bi đình khác. Nhà gồm 2 tầng, tầng trên nhỏ hơn tầng dưới, kiến trúc
mái xây theo phật giáo với những con rồng uốn lượn nhịp nhàng. Trên các góc xéo của Bi đình là
những hoa văn đắp nổi hình chữ Thọ cách điệu thể hiện cho sự trường tồn của nhà vua. Xung
quanh là những hang cột bát giác và vòm cửa theo lối Roman biến thể. Trong Bi đình là tấm bia
Thánh đức thần công do Bảo Đại lập cho vua cha. Theo 1 số nguồn tài liệu thì người ta cho rằng
do thời gian Bảo Đại ở nước ngoài quá lâu và hiểu biết chữ Hán không nhiều nên không có khả
năng lập nên tấm bia này. Và người ta nói tấm bia do 1 quan đại thần trong triều lập nên. Hai bên
Bi đình là 2 trụ biểu được làm theo kiểu kiến trúc Stoupa của Phật giáo như quý khách đang thấy.


Trụ biểu vươn cao thể hiện cho uy quyền của nhà vua, như 2 cánh tay vươn dài thể hiện khát vọng
ôm trọn vũ trụ.
- Tiếp tục chương trình chúng ta sẽ ghé thăm khu vực tẩm điện, nơi vua yên giấc ngàn thu.
Đây là công trình nổi bật nhất của lăng. Tọa lạc ở vị trí cao nhất, cung Thiên Định là kiến trúc
chính, nơi mà tài hoa của những nghệ nhân được phô diễn và gửi gắm. Ở đây cũng xin được nói
với quý khách một điều như này, tại sao lại có tên là CUNG THIÊN ĐỊNH? bởi vì Khải Định cho
rằng, tất cả những gì Vua làm đều do Trời định, ví dụ như để hoàn thành việc xây Lăng thời gian
lên đến 11 năm cũng đều là do Trời định cả, tất cả đều phải tuân theo ý chỉ của nhà Vua và cũng là
tuân theo ý của Trời. Như quý khách đang thấy, mặt trước của cung là những cột hình vuông tròn
xen kẽ xươn lên cao thể hiện cho trời đất, âm dương hài hòa. Xung quanh là tường rào với những
hình tượng thánh giá, chịu sự ảnh hưởng từ Thiên chúa giáo, nhưng ngay bên cạnh đó lại là những
cột trụ với chóp hình hoa sen của Phật giáo.
- Bên trong cung Thiên Định gồm 5 phần liền nhau. Lối dẫn chúng ta vào trong tẩm điện đi
qua phần đầu tiên được gọi là Tả hữu trực phòng-nơi dành cho lính hộ lăng.
- Xin mời quý khách tiếp tục theo tôi….Như quý khách thấy, toàn bộ tường và trần đều
được lát bằng đá Cẩm Thạch. Quý khách có thấy điều gì khác lạ không ạ? Thực ra đó không phải
Cẩm Thạch, mà chỉ đơn giản là xi măng, nhờ sự khéo léo của các nghệ nhân, thợ lành nghề đã sử
dụng màu xanh sẫm vẽ họa tiết lên tường giả Cẩm Thạch. Phía bên tả trực phòng này là đôi câu
đối phác họa nên hầu như toàn bộ giá trị về nghệ thuật cũng như kiến trúc của lăng. Tôi xin phép
đọc phần dịch nghĩa cho quý khách hiểu: “ Bốn mặt đều là kỳ quan. Phong cảnh mở ra 1 vũ trụ

biệt lập. Muôn năm hun đúc nên vượng khí. Núi song giúp đỡ mãi hoài ”.
- Gian phòng tiếp theo đây là điện Khải thành, Khải Định cho đặt tên là Điện Khải Thành
vì ông cho rằng khi lên ngôi, ông đã làm hoàn thành được rất nhiều việc lớn cho mình, ý nói rằng
mình làm việc gì cũng đều thành công cả, đây là nơi đặt án thờ và chân dung vua Khải Định. Thưa
quý khách, đây chính là chân dung vua Khải Định. Khi bước vào đây chúng ta có thể thấy rõ ràng
hơn điểm khác biệt của lăng Khải Định so với các lăng khác. Thường thì án thờ các ông vua khác
làm theo phong cách truyền thống là bằng gỗ, nhưng riêng Khải Định là được làm bằng bê tong
cốt sắt, xung quanh khảm sành sứ những hoa văn, phong cảnh được các nghệ nhân tài hoa khắc
họa đầy tính nghệ thuật. Ở góc tường bên phải đây là bức tranh “ Mai, Liên, Cúc, Liếu”- 4 loài
hoa tượng trưng cho 4 mùa Xuân, hạ, thu, đông. Phía bên kia là hình tượng cây ngô đồng, trúc, đó
là biểu tượng cảu sự thái bình thịnh trị, của sức mạnh quyền lực. Và đặc biệt là bức họa lớn “Cửu
Long ẩn vân” được vẽ trên trần của cả 3 gian trong cung này. Đây được đánh giá là bức họa lớn


nhất có giá trị nghệ thuật cao nhất có 1 không 2 tại Việt nam. Bức bích họa do nghệ nhân Phan
Văn Tánh vẽ. Ông là 1 nghệ nhân được vua Khải Định rất coi trọng, nhưng ông thì không hề nể
phục vua, rất nhiều lần ông cố tình tỏ ra không tôn trọng vua. Chuyện kể rằng khi Phan Văn Tánh
đang nằm trên giàn giáo và dùng chân vẽ bức “Cửu Long ẩn vân” thì vua tới nhưng ông không
them ra chào mà vẫn tiếp tục dùng chân vẽ tranh cho vua. Khải Định tức giận nhưng không thể
làm gì, chỉ có thể tức tối nói rằng: “Vì trên đời này chỉ có 1 mình ngươi là Phan Văn Tánh, nếu có
1 Phan Văn Tánh thứ 2 thì ta đã chặt đầu mi rồi”.
- Trong bức họa gồm 9 con Rồng ẩn hiện trong mây với những tư thế hình dạng khác nhau
vô cùng sống động, máu sắc trang nhã thể hiện cho sự thái bình thịnh vượng. Và điều đặc biệt
nhất mà cho đến bây giờ vẫn là 1 câu hỏi lớn đối với những nhà nghiên cứu, đó là không hiểu các
nghệ nhân thời đó đã dùng chất liệu vật liệu gì mà trên cả tường và trần nhà không hề dính bụi
hay mạng nhện, mặc dù người ta không hề quét dọn lau chùi gì. Màu sắc của bức họa không hề bị
phai màu theo thời gian. Và điều này được giới nghệ thuật và mọi người đánh giá rất cao.
- Mời quý khách tiếp tục vào thăm gian tiếp theo của điện Khải Thành, nơi được đánh
giá là lộng lẫy nhất. Nơi đây tài năng của các nghệ nhân lại được tiếp tục phô diễn. Trên trần
nhũng con Rồng trong mây tiếp tục bay lượn. Cảnh sắc quanh những bức tường khảm sành sứ tiếp

tục mở ra. Giữa phòng là bức Bửu tán tuyệt đẹp. Thoạt nhìn chúng ta có cảm giác nhẹ nhàng,
mềm mại tựa như tấm lụa đang đứng trước gió, nhưng thực ra bức Bửu tán được làm bằng bê tông
cốt sắt khảm sành sứ nặng hàng tấn, được treo bằng 4 móc sắt lên trần nhà. Bốn mặt Bửu tán là
hình tượng những con Rồng kết hợp những bức tranh muôn màu: động vật, chim muông chạy
nhảy ca hát sôi động, cây cối hoa lá đung đưa trước gió. Ngay bên dưới Bửu tán là bức tượng
đồng vua Khải Định được đúc tại Pháp năm 1920 theo yêu cầu của ông. Bức tượng rỗng có tỉ lệ
1:1, khi đem về Huế thì được dát vàng mỏng. Điều đáng chú ý của bức Bửu tán là dù chúng ta
đứng ở góc độ nào thì đều có cảm giác nhà vua đang nhìn mình. Tượng được đặt trên lăng mộ của
vua. Thi hài vua được đưa vào đó bằng 1 đường toại đạo dài khoảng 30m, bắt đầu từ phía sau Bi
đình mà khi nãy chúng ta vừa đi qua. Và thêm 1 điều đặc biệt nữa, Khải Định là 1 ông vua duy
nhất mà chúng ta có thể biết chính xác nơi đặt thi hài của ông. Điều này cũng 1 phần thể hiện cái
ngông nghênh của ông vua bù nhìn này. Thưa quý khách, còn một điều đặc biệt nữa là hầu hết các
vị vua nhà Nguyễn khi xây dựng Lăng cho mình thường chọn yếu tố lấy những ngọn núi ở phía
sau làm Hậu chẩm, xong riêng Khải Định thì lại cho quan quân bạt núi đi để xây Lăng mộ cho
mình, phải chăng đây cũng là một điềm báo trước cho rằng nhà Nguyễn có thể sẽ không còn được
tiếp tục ngồi trên ngai vàng trị vì đất nước nữa và Lịch sử đã chứng minh điều này.


- Quý khách có thể thấy ngay phía sau bức tượng là hình tượng mặt trời lặn, vua được coi
như vầng thái dương và hình ảnh ấy biểu hiện cho vua băng hà. Xin mời quý khách quan sát xung
quanh tường, đó là những vòng hoa bằng kim loại được những người Pháp gửi sang. Kế đó là rất
nhiều chữ “Thọ”, chữ “Phúc” và chữ “Hỉ” được biến tấu theo rất nhiều hình dạng khác nhau như:
vuông, tròn, hình lư hương, lồng đèn,….mang tính nghệ thuật cao. Chữ “Thọ” thể hiện cho sự
trường tồn, chữ “Phúc” và “Hỉ” là hạnh phúc, thái bình thịnh trị cho quốc gia. Mặc dù đây là lăng
mộ cho vua khi chết nhưng nó không hề mang tính tang tóc bởi theo quan niệm “Sống gửi thác
về” mà lúc đầu tôi đã nói với quý khách, thì cuộc sống trần gian chỉ là tạm bợ, chết là bắt đầu 1
cuộc sống mới của sự vĩnh hằng. Chính vì vậy họ hoan hỉ đón nhận nó.
- Và gian trong cùng kia là nơi đặt bài vị của vua. Thêm 1 điểm khác biệt nữa là ở đây chỉ
có bài vị của vua mà không có bài vị của Hoàng hậu như ở các lăng khác. Bởi như tôi đã nói về
tiểu sử của Khải Định thì ông là người không thích gần đàn bà, tuy ông không hề đối xử tệ bạc với

các bà vợ nhưng ông vẫn không cho đặt bài vị của họ cạnh mình.
- Xin mời quý khách bước sang tham quan 2 phòng phụ bên cạnh cung Thiên Định. Ở
phòng đầu tiên này là nơi đặt pho tượng đứng của vua Khải Định, vốn là 1 tặng phẩm cho vua
Bảo Đại. Xung quanh tường là 4 bức hình của vua, phía bên kia là tủ đựng thư, ấn, bút và chiếu
thư của vua. Trên tường là nhũng hình ảnh về lễ tang vua Khải Định, nguồn tài liệu do những
người Pháp thu thập lại. Bước qua gian phòng thứ 2 là phòng trưng bày. Ở ngay giữa phòng là tủ
đựng chén, ly- là những vật dụng mà vua dùng trong sinh nhật lần thứ 40- sinh nhật cuối cùng của
mình. Có thể nói với quý khách rằng, Khải Định lên ngôi ở thời điểm tương đối gần với chúng ta,
cho nên tư duy đã có rất nhiều sự đổi mới, thường thì đồ dùng để đựng thức ăn đồ uống hàng ngày
của Vua là bằng Bạc, hoặc các đồ bằng chất liệu kim loại để chống bị đầu độc bằng thuốc độc,
nhưng Khải Định lại dùng thức ăn và đồ uống của mình bằng thuỷ tinh, sành sứ. Xung quanh là tủ
đựng quần áo của vua và hoàng hậu, ghế vua và những đồ dùng thường ngày của vua.
Kính thưa quý khách!
- Đây cũng chính là điểm cuối cùng của chúng ta trong chuyến tham quan lăng Khải Định.
Vâng, đúng là 1 công trình đẹp và độc đáo có phải không ạ? Và bây giờ quý khách có 1 chút thời
gian để tham quan lại và chụp hình lưu niệm. Sau đó chúng ta sẽ quay trở lại xe. Chúng ta sẽ quay
trở lại khách sạn dùng bữa tối, nghỉ ngơi. Chúc quý khách có 1 buổi tối thật vui vẻ, chúc chuyến
tham quan ngày mai tới lăng Minh Mạng và chùa Thiên Mụ thành công tốt đẹp.
- Xin chân thành cảm ơn quý khách đã chú ý lắng nghe


LĂNG MINH MẠNG:
- Kính thưa quý khách, từ lâu Huế được biết đến với dòng sông Hương thơ mộng, những
ngôi chùa cổ kính, kinh thành của triều Nguyễn và hệ thống lăng tẩm rất đồ sộ. Và hôm nay, rất
vui mừng được là người đồng hành với quý khách trong chuyến tham quan lăng Minh Mạng.
- Như chúng ta đã biết, triều Đại nhà Nguyễn kéo dài hơn 140 năm, bắt đầu từ vua Gia
Long và đến đời vua Bảo Đại là kết thúc. Vua Minh Mạng là vị vua thứ hai trong tổng số 13 vị
vua của triều đại nhà Nguyễn. Minh Mạng tên húy là Nguyễn Phúc Đảm, còn có tên Nguyễn Phúc
Kiếu, là hoàng tử thứ tư của vua Gia Long và Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu Trần Thị Đang. Ông
sinh ngày 23 tháng 4 năm Tân Hợi, tức 25 tháng 5 năm 1791 tại làng Tân Lộc.

- Thưa quý khách, con đầu của vua Gia Long là Hoàng tử Cảnh, mất sớm vào năm 1801.
Triều đình có người đề nghị cho con của Hoàng tử Cảnh nối ngôi để giữ đúng dòng đích, nhưng
Gia Long không đồng ý. Năm 1815, Nguyễn Phúc Đảm được phong Hoàng Thái Tử và từ đó ở
trong điện Thanh Hòa để quen việc trị nước. Minh Mạng lên ngôi năm 1820. Ông là người sùng
nho học và ghét phương Tây, đây là một lựa chọn để trừ hậu họa của vua Gia Long trong lúc mình
ít nhiều có mang ơn người phương Tây. Ông đã có những cải đổi lớn lao các định chế công quyền,
hành chính, pháp luật, thuế khóa, đình điền, tu soạn sử sách địa lý và lập các cơ sở dưỡng tế. Minh
Mạng cũng đã cho thành lập quốc tử quán, ấn định học hiệu và thi cử, cải đổi cơ cấu triều đình
thành Nội các và cơ mật viện, đổi trấn thành tỉnh và chia vị trí đất nước thành 31 tỉnh.
- Kính thưa quý khách, Minh Mạng có tư chất thông minh, hiếu học, năng động và quyết
đoán. Từ khi lên ngôi, ông ra coi chầu rất sớm, xem xét mọi việc trong triều và tự tay "châu phê"
rồi mới cho thi hành - Thuật ngữ "châu phê" bắt đầu có từ đây. Minh Mạng muốn quan lại các cấp
phải có đức độ và năng lực, nên khi mới lên ngôi đã đặt ra lệ mà về sau khó ai thực hiện nổi. Quan
lại ở Thành, Dinh, Trấn, văn từ Hiệp trấn, Cai bạ, Ký lục, Tham hiệp; võ từ Thống quản cơ đến
Phó vệ uý... ai được thăng điện; bổ nhiệm... đều cho đến kinh gặp vua trước khi nhậm chức để nhà
vua hỏi han công việc, kiểm tra năng lực và khuyên bảo...
- Kính thưa quý khách, Minh Mạng chủ trương mở mang thế lực rộng ra ngoài. Ông đổi tên
nước Việt Nam thành Đại Nam và muốn nước mình trở thành một quốc gia hùng mạnh. Ông lập
các phủ Trấn Ninh, Lạc Biên, Trấn Định, Trấn Man nhằm khống chế Ai Lao, và thực sự kiểm soát
Chân Lập, đổi Nam Vang ( tức Phnôm Pênh ngày nay) là Trấn Tây Thành. Quan lại Đại Nam đã
được cử sang các vùng đó làm quan cai trị, và tất nhiên đã gây nhiều bất bình với dân chúng khiến
cho tình hình rối loạn cứ liên tiếp xảy ra.
- Thưa quý khách, Minh Mạng đặc biệt chú ý thần phục nhà Thanh, nhận sự phong vương
của nhà Thanh. Còn đối với các nước phương Tây, ông không có thiện cảm. Năm 1832 tổng thống
Mỹ đã đưa quốc thư sang xin đặt quan hệ, nhưng nhà vua cũng không tiếp. Chính sách thụ động
như vậy đã kìm hãm sự phát triển của Đại Nam. Ông cũng không có thiện cảm với Thiên chúa
giáo, chủ trương phải cấm đạo để giữ gìn văn hóa và bản sắc truyền thống của nước nhà. Nhưng
một mặt, ông vẫn cho người đi các nước ở vùng biển Đông để thông thương, mua bán hàng hóa và



cho học cách đóng tàu của người Phương Tây. Qua đó quý khách có thể thấy rằng vua Minh Mạng
là một người giũ gìn và tôn trọng truyền thống của nước ta thời bấy giờ, nhưng vẫn học hỏi những
cái hay của nước bạn.
- Chắc hẳn quý khách sẽ giật mình khi biết được vua Minh Mạng có khoảng 5 đến 6 trăm
bà vợ và 142 người con gồm 78 hoàng nam và 64 công chúa mặc dầu ông chỉ hưởng dương 51
tuổi. Bình nhật, khi nghỉ ngơi, vua có 5 bà hầu hạ: một là vấn thuốc têm trầu, một bà quạt, một bà
đấm bóp, một bà ru và một bà để sai vặt. Mỗi đêm vua cho Thái giám gọi 5 bà vào hầu, mỗi bà
một canh. Hết năm canh thi danh sách 5 bà được giao cho Tôn Nhơn Phủ giữ để tiện theo dõi việc
khai hoa nở nhụy của các bà sau này. Có một bào thuốc bổ dương mang tên “ Minh Mạng thang”
được thầy thuốc căn cứ vào thể chất và sinh hoạt của ông để làm ra thang thuốc rượu. Hoàng hậu
của vua Minh Mạng là Tả Thiên Nhơn Hoàng hậu húy Hồ Thị Hoa.
- Kính thưa quý khách, để phân biệt dòng chính, dòng thứ, giữ kỷ cương trong hoàng tộc
và đảm bảo trật tự trong hoàng gia, vào năm 1823 vua Minh Mạng đã sáng tác chùm thơ “ Đế hệ
thi” gồm 1 bài và Phiên hệ thi gồm 10 bài, để quy định các chữ lót đặt cho con cháu. Đế hệ thi là
bài thơ gồm 20 chữ, dung làm chữ lót tên cho con, cháu, chắt thuộc dòng chính từ đời vua Minh
Mạng trở về sau:
Miên Hồng Ứng Bửu Vĩnh
Bảo Qúy Định Long Trường
Hiền Năng Kham Kế Thuật
Thế Thụy Quốc Gia Xương
- Như thế các con trai của Minh Mạng đều có tên bắt đầu bằng chữ Miên, các cháu nội trai
có tên bắt đầu bằng chữ Hồng, các chắt nội trai bắt đầu bằng chữ Ứng và cứ tiếp tục cho đến chữ
thứ 20.
- Phiên hệ thi là 10 bài thơ Minh Mạng dành cho tặng cho anh em ruột của mình. Qua đó,
từng thế hệ con cháu của các anh em Minh Mạng theo đó mà đặt tên cho con mình. Mỗi chữ, mỗi
câu trong các bài thơ đều có ý nghĩa tốt đẹp mà vua Minh Mạng chọn lọc.
- Thưa quý khách, sáng tạo nên chùm thơ này, vua Minh Mạng có ước vọng, khao khát
ngai vàng được đảm bảo “ Truyền tử lưu tôn” ít nhất 20 đời. Thế nhưng mới đến năm 1945, đời
thứ năm là Vĩnh Thụy ( tức vua Bảo Đại) thì sự nghiệp cha truyền con nối bị chấm dứt bởi cuộc
Cách mạng tháng Tám. Kể ra giấc mơ của vua Minh Mạng cũng khá dài: hơn 1 thế kỷ!

- Kính thưa quý khách, vào năm 1822, nhân dịp ra Hà thành nhận lễ thọ phong của Thiên
triều ( Trung Quốc), vua Minh Mạng khó chịu khi trông thấy phụ nữ miền Bắc mặc quần một ống,
trông chướng mắt. Nhà vua bèn ra lệnh cấm các cô, các bà Bắc hà không được mặc quần như thế
nữa. Quan địa phương đốc thúc lính tráng bắt ép phụ nữ phải thực hiện nghiêm lệnh chiếu chỉ của
nhà vua. Các ngã đường, chợ búa đều có lính canh phòng quan sát kỹ, ai đi chợ còn mặc váy thì bị
đuổi về. Nhân dân Hà thành không chịu nổi cảnh oái ăm đó nên đã phản kháng một cách hài hước
bằng một bài ca dao:


Tháng Sáu có chiếu vua ra
Cấm quần không đáy người ta hãi hùng
Không đi thì chợ không đông
Đi thì phải mượn quần chồng sao đang
Có quần ra đứng bán hàng
Không quần ra đứng đầu làng trông quan.
- Mặc dầu nhân dân không chịu nổi cảnh như vậy, nhưng chúng ta có thể thấy được việc
làm của vua Minh Mạng là muốn thống nhất chính sách nội trị và văn hóa toàn đất nước.
- Thưa quý khách, tôi vừa giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của vua Minh Mạng và bây
giờ tôi sẽ thuyết minh cho quý khách về lịch sử của lăng.
- Kính thưa quý khách, làm vua được 7 năm, Minh Mạng cho người đi tìm đất để xây dựng
Sơn lăng cho mình. Quan Địa lý Lê Văn Đức đã chọn được một cuộc đất tốt ở địa phận núi Cẩm
Kê, gần ngã ba Bằng Lãng, nơi hợp lưu của hai nguồn Tả Trạch và Hữu Trạch để tạo thành con
sông Hương thơ mộng. Nhưng phải ròng rã 14 năm cân nhắc, chọn lựa, đến năm 1840, nhà vua
mới quyết định cho xây dựng lăng tẩm của mình ở nơi này. Nhà vua cho đổi tên núi Cẩm Kê
thành Hiếu Sơn và gọi tên lăng là Hiếu Lăng. Đích thân nhà vua xem xét, phê chuẩn họa đồ thiết
kế cho các quan Bùi Công Huyên, Trương Đăng Quế và Giám thành vệ dâng lên. Tháng 4 năm
1840, công cuộc kiến thiết Hiếu Lăng bắt đầu. Vua sai các quan Lê Đăng Danh, Nguyễn Trung
Mậu và Lý Văn Phức điều khiển lính và thợ thuyền lên đây đào hồ đắp La thành. Tháng 8 năm
1840, Minh Mạng lên kiểm tra thấy công việc đào hồ Trừng Minh không vừa ý nên giáng chức
các quan trông coi và đình chỉ công việc.

- Thưa quý khách, một tháng sau, công việc vừa được tiếp tục thì Minh Mạng lâm bệnh
và đột ngột băng hà vào tháng 1 năm 1841, hưởng dương 51 tuổi. Vua Thiệu Trị lên nối ngôi và
chỉ một tháng sau (tháng 2 năm 1841) đã sai các quan đại thần Tạ Quang Cự, Hà Duy Phiên,
Nguyễn Tri Phương chỉ huy gần 10.000 lính và thợ thi công tiếp công trình theo đúng họa đồ của
vua cha để lại. Ngày 20 tháng 8 năm 1841, thi hài vua Minh Mạng được đưa vào chôn ở Bửu
Thành, nhưng công việc xây lăng mãi đến đầu năm 1843 mới hoàn tất.
- Kính thưa quý khách, từ một vùng núi đồi hoang vu, qua bàn tay lao động và óc sáng tạo
của con người đã hình thành một khu lăng tẩm uy nghiêm, vừa rực rỡ về kiến trúc vừa hài hòa với
thiên nhiên lại vừa sâu sắc bởi giá trị tư tưởng.
- Thưa quý khách,Trong khoảng diện tích được giới hạn bởi vòng La thành dài 1.750m là
một quần thể kiến trúc gồm cung điện, lâu đài, đình tạ được bố trí đăng đối trên một trục dọc theo
đường Thần đạo dài 700m, bắt đầu từ Đại Hồng Môn đến chân La thành sau mộ vua. Hình thể
lăng tựa dáng một người nằm nghỉ trong tư thế vô cùng thoải mái, đầu gối lên núi Kim Phụng,
chân duỗi ra ngã ba sông ở trước mặt, hai nửa hồ Trừng Minh như đôi cánh tay buông xuôi tự
nhiên. Từ ngoài vào trong, các công trình được phân bố trên ba trục song song với nhau mà Thần


đạo là trục trung tâm. Xen giữa những công trình kiến trúc là hồ nước ngát hương sen và những
quả đồi phủ mượt bóng thông, tạo nên một phong cảnh vừa hữu tình vừa ngoạn mục.
- Trước mặt quý khách là Đai Hồng Môn, cổng chính vào lăng, xây bằng vôi gạch, cao hơn
9m, rộng 12m, quý khách có thể thấy có ba lối đi với 24 lá mái lô nhô cao thấp và các đồ án trang
trí cá chép hóa rồng, long vân... được coi là tiêu biểu của loại cổng tam quan đời Nguyễn. Cổng
chỉ mở một lần để đưa quan tài của vua vào trong lăng, sau đó được đóng kín, ra vào phải qua hai
cổng phụ là Tả Hồng Môn và Hữu Hồng Môn vì vậy lúc mới vào đoàn của chúng ta đi vào bằng
cổng phụ chứ không đi bằng cổng chính là lý do vậy đó. Cái tên “ Đại Hồng Môn” chúng ta có thể
hiểu được Hồng thể hiện sự vui vẻ, hạnh phúc vì vậy qua cách đặt tên này nhà vua không cảm
thấy buồn phiền, tang tóc mà ngược lại là vui vẻ như thể được về nhà theo quan niệm “Sinh ký tử
quy”.
- Và chúng ta đang đứng tại sân chầu, nó được lát bằng gạch Bát Tràng, hai bên có hai
hang tượng quan biên, voi, ngựa đứng chầu. Như quý khách đã biết khi nào vào lăng ở phía trước

cũng có hình tượng các quan văn võ, lính coi ngựa đứng chầu. Từ các sân chầu này người ta dựng
ở đây các hình tượng này vì với quan niệm rằng sau khi băng hà thì vẫn còn trị vì ở thế giới bên
kia cho nên các quan biên vẫn đứng chầu bảo vệ nhà vua như khi vua còn sống. Quý khách nhìn
thấy hai con nghê ở vị trị đối nhau tạo nên nét cân bằng đối xứng cho công trình. Tiếp sau sân
chầu là Nhà Bia, quý khách nhìn thấy hai con rồng hai bên những bậc thang đi lên, chúng trong
tư thế chờ tấn công và quý khách cũng có thể nhìn thấy các tương quan biên ở sân chầu gồm có
hai quan văn và ba quan võ, như vậy vua Minh Mạng nghiêng về mặt quân sự, giữ kỷ cương đất
nước. Đây là bia “ Thánh đức thần công” bằng đá thanh, do vua Thiệu Trị viết về công đức và tiểu
sử của vua cha.
- Tiếp tục xin mời quý khách theo tôi vào sân Triều lễ, một khoảng sân rộng được chia làm
bốn bậc lớn nhằm giảm bớt cảm giác choáng ngợp của con người trước sự mênh mông của kiến
trúc. Chúng ta đang dứng tại khu vực tẩm điện của nhà vua và Hiển Đức Môn mở đầu cho khu
vực này. Hiển Đức Môn được giới hạn trong một lớp thành hình vuông biểu tượng cho mặt đất từ
ý niệm trời tròn đất vuông. Và “Hiển Đức Môn” được hiểu là cửa vào nơi vinh hiển, nơi đạo đức.
- Trước mắt quý vị là điện Sùng Ân, là trung tâm của khu vực này. Quý vị có thể hiểu rằng
Sùng là tôn sùng, tôn vinh, Ân có nghĩa là ân đức, ân nghĩa, là nơi ghi nhớ sự ân tình của vua và
lòng tôn kính của mọi người đối với vua.Vậy nên nơi này thờ bài vị của Vua và bà Từ Thiên
Hoàng Hậu Hồ Thị Hòa là mẹ của vua Thiệu Trị, nơi đây còn là nơi tượng trưng nơi nghĩ dưỡng
của Vua. Kiến trúc của điện theo kiểu trùng thiềm điệp ốc, có 81 cột bằng gỗ lim, trên các cột có
hình rồng tượng trưng cho quyền uy của nhà vua và những án mây tượng trưng cho trời bao la.
Nằm ở phía Đông và Tây mặt sau của Sùng Ân Điện Và hai bên điện Sùng Ân là Tả Hữu Phối
Điện và Tả Hữu Tùng Phòng Nằm ở phía Đông và Tây mặt sau của Sùng Ân Điện. . Đây là nơi ăn
ở và sinh hoạt của các phi tần, thái giám cùng những người hầu sau khi nhà vua băng hà và bây
giờ để thờ các quan và cung tần, cũng được giớ hạn bởi thành hình vuông, biểu tượng cho đất.


Hiện nay, như quý khách nhìn thấy Điện Sùng Ân đang trùng tu và Tập đoàn than và khoáng sản
là đơn vị đầu tư.
- Xin mời quý khách đi theo tôi vào Hoằng Trạch Môn là công trình kết thúc khu vực tẩm
điện, mở ra một không gian của hoa lá và mây nước phía sau. Tất cả những công trình mang tính

hiện thực dường như dừng lại ở khu vực tẩm điện. Từ đây, bắt đầu một thế giới mới đầy thư nhàn,
siêu thoát và vô biên .17 bậc thềm đá Thanh đưa quý khách vào khoảng trời xanh mát bóng cây và
ngát thơm mùi hoa dại. Chúng ta có thẻ thấy ba chiếc cầu: Tả Phù (trái), Trung Đạo (giữa), Hữu
Bật (phải) bắc qua hồ Trừng Minh như dải lụa xanh, đưa du khách đến Minh Lâu - một công trình
như đột khởi từ quả đồi có tên là Tam Tài Sơn.
- Kính thưa quý khách, chúng ta vừa kết thúc chuyến tham quan lăng Minh Mạng 1, tiếp
theo xin mời quý khách sẽ được cô Thảo, hướng dẫn cho quý khách phần còn lại của lăng. Kính
chúc quý khách có một chuyến đi thú vị và bổ ích.
- Chúng ta đang đứng tại Minh Lâu. Công trình được tiến hành vào năm 1841 ,dưới
sự giám sát của hai quan Tạ Quang Cự và Hà Duy Phiên .Minh Lâu nghĩa là lầu sáng .Chữ Minh
là chủ ý của nhà vua Minh Mạng,nghĩa là tất cả mọi việc đều rõ ràng minh bạch,ngay chính tên
nhà vua cũng thế.Vì vậy mà nơi đây là chỗ trung tâm của lăng cũng là chỗ cao nhất của lăng.Chữ
Minh còn là yếu tố quan trọng nhất trong cuộc đời của Vua.
- Mời quý khách quan sát Minh Lâu,công trình có giá trị lớn nhất về kiến trúc và ý nghĩa
văn hóa
- Minh Lâu - công trình này được xây dựng trên quả đồi có tên là Tam Tài Sơn. Đây là nơi
nhà vua suy tư vào những đêm hè trăng thanh gió mát, là nơi đi về của linh hồn tiên đế, là dấu
chấm vuông kết thúc một thế giới hữu hạn; là “bộ ngực kiêu hãnh” của “con người” được ví bởi
hình dáng của khu lăng (Tựa một người nằm nghỉ trong tư thế thỏa mái,đầu gối lên núi Kim
Phụng,chân duỗi ra ngã ba sông trước mặt,hai nửa Hồ trừng Minh như cánh tay buông xuôi tự
nhiên). Tòa nhà sự thể hiện cách lý giải về vũ trụ và nhân sinh quan của người xưa. Về mặt kiến
trúc,Tòa nhà này hình vuông, hai tầng, tám mái, là một biểu trưng của triết học phương Đông. Kết
cấu 8 mái theo quan niệm ngũ hành,tương sinh tương khắc với âm,dương.Ngoài ra còn thể hiện 4
phương 8 hướng.4 mặt của tòa nhà giống nhau tọa lạc trên nền cao 7m,rộng 11m,lầu cao hơn
9m.Tầng trên thu hẹp với 4 cột chính không có chái,tạo cảm giác nhẹ nhàng thanh thoát .4 phía
nền mở rộng bằng 2 lớp lan can chạy vòng quanh chia hai lối xuống nhiều bậc cấp hài hòa.
- Bình pháp lam được đặt trên đỉnh tòa nhà này sẽ hút chân khí của trời đất từ đó sinh ra
lưỡng nghi: trong âm có dương có âm và ngược lại trong âm có dương, âm _dương hòa hợp. Công
trình này xây dựng nhằm mục đích dành cho nhà vua ngâm thơ,ngắm cảnh. Ở không gian giữa
của Minh Lâu là sập gỗ liêm dành cho vua ngả lưng ,hóng mát nhưng vì vua Minh Mạng băng hà

trước khi công trình được hoàn thành nên sập gỗ liêm này được con cháu của Ông sử dụng về sau.
Hai bên Minh lâu về phía sau là hai trụ biểu uy nghi dựng trên Bình Sơn và Thành Sơn cùng với


hai hòn non bộ tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ mang nghĩa nhà vua đã “bình thành công đức” trước
khi về cõi vĩnh hằng.
- Hướng về phía mộ vua nơi gần Minh Lâu nhất,quý khách sẽ thấy hai bồn hoa hình
chữ “Thọ”, ngoài mang ý nghĩa là sự trường thọ thì đây chính là lời cầu chúc cho sự nghiệp của
tiên đế ở âm thế được bền vững (bồn hoa chữ thọ bên trái )và cũng là lời cầu chúc cho sự nghiệp
con cháu của tiên đế trên dương thế được bền vững (bồn hoa chữ thọ bên phải).
- Phía trước chúng ta là bốn trụ đồng cao vút lên có chạm hình hai con rồng đối xứng nhau,
một con đầu cúi xuống, một con đầu ngước lên(hình ảnh này chúng ta đã thấy ở trong đại nội
được đúc vào năm 1833. Hai yếu tố rồng cúi xuống và ngước lên đó là yếu tố trời đất giao hòa,
mong muốn đất nước được bình an. Nhìn kỹ chúng ta thấy rồng ở đây có 5 móng.Theo Kinh Dịch
thì rồng có 5 móng tượng trưng cho nhà vua.Rồng 4 móng tượng trưng cho Thái Tử, rồng 3 móng
tượng trưng cho tầng lớp các quan - ở trên 4 trụ đồng này chúng ta lại thấy 4 chữ Hán “chánh đại
quang minh”.Một lần nữa 4 chữ này được dựng trước bửu thành.điều này nói lên :cả đời vua
Minh Mạng đã lấy 4 chữ này làm nền tảng cho đời mình,cũng chính điều này làm cho thời kỳ vua
Minh Mạng là thời kỳ cực thịnh.
- Xa hơn là hồ hình trăng non tên là Tân Nguyệt ôm lấy Bửu Thành. Đây là hình ảnh của
thế giới vô biên. Hồ hình trăng non ví như yếu tố “Âm” bao bọc, che chở cho yếu tố “Dương” là
Bửu Thành - biểu tượng của mặt trời, hay chính nhà vua. Kết cấu kiến trúc này thể hiện quan niệm
của cổ nhân về sự biến hóa ra muôn vật. Đó là nhân tố tác thành vũ trụ.
- Bước qua cầu Thông Minh Chính Trực bắc ngang hồ Tân Nguyệt có 33 bậc tầng cấp đưa
du khách vào thăm nơi yên nghỉ của nhà vua.
- Thưa quí khách ,Minh Mạng (1791-1841 ) là một vị vua có nhiều đóng góp trong công
cuộc mở mang bờ cõi đất nước,tái thiết kinh đô ,đưa đất nước Đại Nam phát triển vào hang hung
mạnh nhất trong số các quốc gia Đông Nam Á thời bấy giờ.Dưới thời vua Minh Mạng ,bộ máy
hành chính được thiết lập có hề thống chặt chẽ nhất từ trung ương đến địa phương.Với kiến trúc
lăng cân bằng đối xứng ,chạy suốt một đường trục là đường thần đạo đã thể hiện vua Minh Mạng

là một vị vua thông minh ,tài giỏi,tinh thông nho học,sung đạo Khổng Mạnh.
- Quý khách có 5 phút để chụp ảnh tại Minh Lâu.Bây giờ mời quý khách theo tôi di
chuyển đến trước mộ vua.
- Thưa quý khách,trước mặt chúng ta là nơi yên nghỉ của vua nằm giữa tâm một quả đồi
mang tên Khải Trạch Sơn, được giới hạn bởi Bửu Thành hình tròn.Bửu thành dài 285m,cao
3m,được hoàn thành vào năm 1841. Hình tròn này nằm giữa những vòng tròn đồng tâm biểu
trưng, được tạo nên từ hồ Tân Nguyệt, La Thành, núi non và đường chân trời như muốn thể hiện
khát vọng ôm choàng trái đất và ước muốn làm bá chủ vũ trụ của vị vua quá cố.Đứng ở đây chúng
ta thấy rõ mô hình của lăng vua Minh Mạng như một người nằm ngủ.La thành như phần đầu, hồ
Tân Nguyệt như phần vai, hai hồ Trừng Minh như 2 cánh tay duỗi thẳng.và ở cuối ngã ba bằng
lăng như hai chân duỗi thẵng


- Trước đây hằng năm cửa được mở mỗi năm một lần vào ngày giỗ, còn bây giờ cửa không
được mở nữa vì dưới phần đất rộng của khu mộ kia không biết rõ vị trí quan tài vua nằm ở đâu.
Hơn nữa nếu cửa mà mở ra cho mọi người tham quan thì có thể khách du lịch sẽ giẫm đập lên thi
hài nhà vua mà điều đó không nên. Vì vậy cửa được đóng lại là một điều tất nhiên. Phía sau Bửu
thành là rừng thông xanh thẳm, đem lại một cảm giác u tịch
- Thưa quý khách!
- Trên mặt cắt kiến trúc dọc theo đường thần đạo dài 700m, các công trình cao thấp theo
một nhịp điệu vần luật nhất quán, âm dương xen kẽ, tạo nên nét đẹp riêng cho công trình kiến trúc
lăng tẩm này. Bố cục kiến trúc đăng đối của các hạng mục chính trong lăng đem lại cho lăng một
vẻ uy nghiêm cần có của công trình lăng mộ. Hai bên trục chính của lăng có nhiều công trình
phụ đối xứng nhau từng cặp một. Tiếc rằng thời gian và mưa gió đã tàn phá chúng nên ngày nay
du khách không còn trông thấy những cung điện, đình tạ xinh xắn nằm thấp thoáng giữa vòm cây,
đêm ngày soi bóng xuống mặt hồ trong xanh. Đó là các công trình như Tả Tùng Phòng trên Tịnh
Sơn; Hữu Tùng Phòng trên Ý Sơn; Tuần Lộc Hiên trên Đức Hóa Sơn; Linh Phượng Các trên Đạo
Thống Sơn; Truy Tư Trai trên Phúc Ấm Sơn; Hư Hoài Tạ trên đảo Trấn Thủy...
- Bên cạnh hàng loạt các công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cao còn có
gần 600 ô chữ chạm khắc các bài thơ trên Bi Đình, Hiển Đức Môn, điện Sùng Ân và Minh Lâu

cũng là những tuyệt tác vô giá. Đó là một "bảo tàng thơ" chọn lọc của nền thi ca Việt Nam đầu thế
kỷ XIX, là nơi phô bày tri thức, trí tuệ và tình cảm của người xưa.
- Thăm lăng Minh Mạng, du khách ngỡ mình lạc vào không gian của hội họa, thi ca và triết
học. Sự uy nghiêm, nét tĩnh tại của kiến trúc và khung cảnh gợi tình của thiên nhiên, hoa
cỏ thể hiện tính cách nghiêm khắc, tri thức uyên bác và tâm hồn lãng mạn của nhà vua.
- Quý khách vừa tham quan xong lăng Minh Mạng.Quý khách có 15 phút chụp hình
và tham quan.Lái xe sẽ đợi quý khách trước cửa tham quan của khu lăng.Xin quý khách lên xe
đúng giờ.Hẹn gặp lại.



×