Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Tài liệu Thuyết minh Làng Nón Chuông- tài liệu HDV cần pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.17 KB, 38 trang )

Xin chào quý khách! Chúc quý khách một chuyến đi thực sự thú vị và
bổ ích. Tôi xin phép được tự giới thiệu tôi tên là Vũ Thị Hằng, hướng dẫn
viên của công ty Newway travel. Hôm nay tôi rất vui được cùng quý khách
tham gia chuyến hành trình tìm về với nét văn hóa truyền thống của thủ đô
Hà Nội, làng nghề nón Chuông và làng cổ Cự Đà. Đồng hành cùng chúng ta
là anh … sẽ đem đến cho chúng ta một chuyến đi an toàn, vui vẻ.
Vâng! Như tôi đã giới thiệu, buổi sáng hôm nay đoàn mình sẽ đến
thăm làng nghề nón Chuông – một làng nghề truyền thống của Hà Nội.
Chuyến đi của đoàn chúng ta sẽ xuất phát từ trường Đại học Văn hóa Hà Nội
lúc 6h30. Sau hơn một tiếng, chúng ta sẽ có mặt tại chợ làng Chuông, thăm
quan không gian chợ với nhiều sản phẩm nón cùng với những gian hàng bán
nguyên liệu làm nón. Tại đó, đoàn sẽ thăm đình và chùa Chuông. Chúng ta
thăm nghệ nhân cụ Phạm Trần Canh, trò chuyện cùng cụ và nghe cụ giới
thiệu về cách làm chiếc nón truyền thống của làng Chuông. Kết thúc chuyến
đi, đoàn sẽ thăm một gia đình làm nghề nón, gia đình chú Tuất và tham gia
làm nón lâu đời. Hy vọng quý khách sẽ có những trải nghiệm thú vị và mang
về cho mình những món quà kỷ niệm mang nét đẹp của người Việt.
Thưa quý khách!
Chuyến hành trình của chúng ta xuất phát từ trung tâm thủ đô Hà Nội
qua 30km đến làng nghề nón Chuông truyền thống. Từ đường La Thành, quý
khách sẽ được đi qua các tuyến phố Nguyễn Lương Bằng, qua Tây Sơn, qua
con đường mang tên danh nhân văn hóa Việt Nam – Nguyễn Trãi, trải qua
16km trên con đường Quang Trung, tên vị vua trong lịch sử nước Việt thế kỉ
XVIII, chúng ta sẽ dừng chân tại làng Chuông, làng nghề nón nổi tiếng miền
Bắc Việt Nam.
Người làng Chuông tự hào về sản phẩm nón lá truyền thống của mình
đang cùng hòa nhập niềm tự hào chung của người Việt cả nước đón chào một
nghìn năm Thăng Long – Hà Nội cũng như người Hà Nội tự hào về những
nét văn hóa lâu đời đã gắn liền với đời sống người dân từ xa xưa, trong đó có
làng nghề làm nón.
Vâng, thủ đô Hà Nội với chiều dài lịch sử hình thành và phát triển đã


kết tinh những tinh hoa truyền thống của dân tộc Việt Nam, trở thành trung
tâm kinh tế - văn hóa – chính trị - xã hội của cả nước và tồn tại trong trái tim
người Việt niềm tự hào sâu sắc. Lịch sử hình thành thủ đô đến nay đã được
999 năm.
Mùa thu năm Canh Tuất (1010), đoàn thuyền ngự của vua Lý Thái Tổ
đã từ Hoa Lư cập bến thành Đại La. Từ giờ phút đó, thành Đại La đã được
đổi tên là thành Thăng Long (rồng bay lên), nay là Hà Nội và giữ vai trò là
kinh đô của nước Đại Việt. Trong chiếu dời đô của vua Lý Thái Tổ cũng đã
nêu cao vị trí trung tâm cùng những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội rất
thuận lợi của đất thăng Long. Mảnh đất Thăng Long – Hà Nội là nơi có lịch
sử chống ngoại xâm với nhiều chiến công oanh liệt, oai hùng mà tiêu biểu là
ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông (1258,1285,1288). Cái tên Hà Nội đã
được xướng danh từ năm 1831 khi vua Minh Mạng cho lập tỉnh Hà Nội sau
nhiều lần mang những tên khác nhau dưới nhiều triều đại: Đông Đô dưới thời
Hồ Quý Ly, Đông Kinh dưới thời Lê Lợi. Rồi đến cuộc kháng chiến chống
Pháp, Hà Nội cũng là cái nôi cho các phong trào yêu nước mà đỉnh cao là
ngày 19/8/1945, Hà Nội khởi nghĩa lập chính quyền cách mạng, mở đầu cho
cuộc tổng khởi nghĩa toàn quốc. Nơi đây cũng chính là nơi chủ tịch Hồ Chí
Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa (bây giờ là nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), nơi chứng kiến
những tốp lính Pháp cuối cùng rút khỏi Cầu Long Biên sang bên Gia Lâm
chấm dứt nỗi kinh hoàng giặc pháp của người dân đất thủ đô, nơi cả quân và
dân ta dốc sức cho trận “Điện Biên Phủ trên không” chiến thắng lẫy lừng
buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán tại Geneve năm 1972 trả lại độc lập tự
do cho dân tộc Việt Nam. Sau khi thống nhất đất nước vào ngày 30/4/1975,
tại quốc hội khóa 6 họp ngày 2/7/1976 đã quyết định lấy Hà Nội làm thủ đô
của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Với những cống hiến và lỗ
lực không ngừng của bao thế hệ người Việt, ngày 17/6/1999, Hà Nội được
UNESCO trao giải “Thành phố vì hòa bình”. Đó thực sự là một phần thưởng
xứng đáng cho gần một nghìn năm xây dựng và phấn đấu. Ngày 1/8/2008

đánh dấu mốc quan trọng trong con đường xây dựng và phát triển của Hà
Nội, một tầm phát triển cao hơn, rộng hơn, xa hơn khi tỉnh Hà Tây cùng một
số huyện khác của tỉnh Vĩnh Phúc đa sát nhập vào thủ đô. Cùng với sự phát
triển chung về kinh tế, thủ đô Hà Nội sẽ được ghi danh thêm nhiều làng nghề,
di tích, làng cổ và nhiều nét văn hóa truyền thống khác. Hôm nay, khi đại lễ
kỷ niệm một nghìn năm Thăng Long – Hà Nội đang còn đếm từng ngày thì
điều đó càng có ý nghĩa lớn lao trên con đường đi lên của thủ đô Hà Nội.
Và hôm nay. Chúng ta sẽ được thăm quan làng nghề nón Chuông thuộc
huyện Thanh Oai (trước kia thuộc tỉnh Hà Tây, nay thuộc Hà Nội)
Thưa quý khách!
Đã từ lâu, chiếc nón lá trở thành hình ảnh quen thuộc đối với mỗi
người dân Việt Nam. Chiếc nón theo người dân ra đồng, chiếc nón theo các
bà, các chị lên chùa hay trẩy hội, chiếc nón e ấp bên những liền chị đi hát
giao duyên quan họ. Chiếc nón chao nghiêng với tà áo dài thướt tha của
những thiếu nữ trong buổi tựu trường,… Xa hơn, vượt khỏi lũy tre làng, chiếc
nón lá tưởng chừng như rất bình dị, quen thuộc ấy đã trở thành biểu tượng
cho nét đẹp văn hóa Việt. Vẻ tròn trịa của chiếc nón lá gợi lên nét thanh
thoát, e ấp cho người con gái Việt. Theo dọc chiều dài đất nước từ Bắc vào
Nam, chiếc nón trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu trong đời
sống của mỗi người dân Việt. Mỗi miền quê, mỗi làng nghề làm nón lại có
những tích truyện, truyền thuyết hay những câu ca dao nói về nón quê hương
mình.
Sự tích chiếc nón là một huyền thoại về mẹ. Ngày xưa, có một bà cao
lơn, trên đầu đội bốn cái tàu lá tròn như bầu trời được cài với nhau bằng mấy
cái que, xuất hiện khi trời đổ mưa như trút, con người không có chỗ trú thân.
Bà rất nhân từ, đi đến đâu mưa thuận gió hòa đến đó. Bà chỉ cần xoay mấy
tàu lá trên đầu là mây mù thi nhau chạy trốn. Con người đi theo bà, bà dạy
cho cách trồng cây để sinh sống. Thế rồi một hôm nghe bà kể chuyện, con
người tự nhiên ngủ thiếp đi, lúc đó bà bay lên trời. Để tưởng nhớ công lao
của bà, con người đã suy tôn bà là Bà Chúa Che Người và bắt chước bà đi

tìm những lá tròn tán rộng tết lại với nhau thành hình chiếc tròn như bầu trời
xanh để đội lên đầu che mưa nắng. Con người gọi đó là chiếc nón.
Chiếc nón xuất hiện khi nào không ai biết, nhưng trong ca dao xưa đã
có câu: “Nón Chuông, khua lụa, quai thao làng Đơ”. Làng nón Triều khúc nổi
tiếng với nghề dệt quai thao vẫn còn truyền tụng câu ca như một niềm tự hào:
“Làng tôi công nghệ đâu bằng
Là làng Triều Khúc ở gần Thanh Xuân
Quai thao dệt khéo vô ngần
Là nghề của Vũ sứ thần dạy cho…”
Ngày nay, nói về thương hiệu, nón Chuông đã được biết đến từ rất lâu,
như một sự tri ân với những người làm nón tâm huyết yêu nghề, tạo cho nghề
của cha ông sức sống bền bỉ qua câu ca dao được truyền tụng trong nhân
gian:
“Muốn ăn cơm trắng cá trê
Muốn đội nón tốt thì về làng Chuông”
Xa hơn vào Huế, chúng ta cũng bắt gặp hình ảnh chiếc nón Huế, nón
bài thơ bên cạnh những tà áo tím rất Huế. Chiếc nón với dáng vẻ nhẹ nhàng,
mang theo trong nó cái duyên ngầm của người con gái Huế đội “nón nghiêng
che” lãng mạn:
“Chợ Dinh bán áo con trai
Triều Sơn bán nón, Mậu Tài bán kim”
Vào đến miền Nam, chiếc nón cũng được gọi nôm na là “nón lá
buông”. Nón làm bằng lá buông, có kiểu dáng rất giống nón Huế. Những
chiếc nón được khâu bằng những đường kim mũi chỉ sắc sảo của những nghệ
nhân Trảng Bàng (Tây Ninh), Tân Hiệp (Mỹ Tho) khéo léo, yêu nghề nón,
yêu dáng thanh thoát, nhẹ nhàng, đằm thắm của nón Huế dù chưa một lần đến
Huế:
“Nón rất Huế nhưng đời không phải Huế
Mà chỉ để làm đẹp nón ai nghiêng…”
Nón lá ở Việt Nam có nhiều loại khác nhau qua từng giai đoạn lịch sử:

Nón dấu : nón có chóp nhọn của lính thú thời xa xưa
Nón gò găng hay nón ngựa: sản xuất ở Bình Định làm bằng lá dứa đội
khi cưỡi ngựa
Nón rơm : Nón làm bằng cộng rơm ép cứng
Nón quai thao : người miền Bắc thường dùng trong lễ hội
Nón Gõ : Nón gõ làm bằng tre ghép cho lính hồi xưa
Nón lá Sen: cũng gọi là nón liên diệp, dành cho trẻ nhỏ
Nón thúng: thứ nón lá tròn bầu giống cái thúng.
Nón khua :Viên đẩu nón của người hầu các quan xưa
Nón chảo : thứ nón mo tròn lên như cái chảo úp nay ở Thái Lan còn
dùng
Nón cạp: Nón xuân lôi đại dành cho người có tang
Nón bài thơ : ở Huế thứ nón lá trắng và mỏng có lộng hình hay một vài
câu thơ.
Nón Mặt lờ: dành cho nhà sư và thầy tu.
Chiếc nón trở thành người bạn đồng hành của mỗi người dân Việt bởi ngoài
nhiệm vụ che nắng che mưa, chiếc nón còn là chiếc quạt tuỳ thân khi trời tắt
gió. là "cái rổ" khi cần để vật gì. Giữa cơn khát cháy cổ, nó là "cái bát" khổng
lồ đựng nước uống. Nó là vật kỉ niệm tặng cho nhau. Và còn là một thứ trang
bị quân sự của người linh thú thời xưa:
“Ngang lưng thì thắt bao vàng
Đầu đội nón dấu, vai mang súng dài”
Với điệu múa nón mềm mại, diệu kì, nó là đạo cụ của sân khấu nghệ
thuật. Đặc biệt, đối với người con gái, nó là một thứ đồ dùng trang sức không
thể thiếu được, đồng thời cũng là để làm duyên, e ấp, dịu dàng, tình tứ
Nón có chỗ đứng trong các câu ca dao, dân ca, chắp mối tình yêu cho
trai gái:
"Qua cầu ngả nón trông cầu
Cầu bao nhiêu nhịp dạ sầu bấy nhiêu"
Hay:

"Nón này che nắng che mưa
Nón này để đội cho vừa đôi ta
Còn duyên nón cụ quai tơ
Hết duyên nón lá quai dừa cũng xong”
Và:
“Nón này là nón u mê
Nón này là nón đi về che chung”
Chiếc nón cũng trở thành một vật để người phụ nữ thể hiện tình cảm
với người chồng của mình:
“Trời mưa thì mặc trời mưa
Chồng tôi đi bừa đã có nón che”
Hay:
“Tròng trành như nón không quai
Như thuyền không lái như ai không chồng”
Dẫu rằng chiếc nón làm ra không dành riêng cho phái nữ, nhưng hình
ảnh chiếc nón lá xưa nay vốn đã được gắn liền với người phụ nữ Việt Nam.
Chẳng vậy mà:
“Trời mưa thì mặc trời mưa
Em không có nón thì chừa em ra”
Và:
“Ra đường nghiêng nón cười cười
Như hoa mới nở như người trong tranh”
Vâng thưa quý khách, hẳn là qua những câu thơ đó chúng ta đã thấy
được sự kỳ diệu của chiếc nón lá trong đời sống tinh thần của người dân Việt
Nam. Cùng với áo dài, áo cánh, váy lĩnh, yếm đào, thắt lưng bao chiếc nón
được coi là một thứ phục trang truyền thống của phụ nữ Việt.
Quý khách có thể thấy con đường đang dẫn chúng ta đến làng nghề
nón Chuông mang tên một danh nhân văn hóa của Việt Nam – danh nhân văn
hóa Nguyễn Trãi, một nhà thơ, một nhà quân sự có tài, một con người đã đem
đến cho nên văn học Việt Nam những tác phẩm kiệt xuất còn lưu lại mãi

muôn đời.
Nguyễn Trãi sinh năm 1380, hiệu là Ức Trai, người làng Chi Ngại,
huyện Phượng Sơn (Chí Linh, Hải Hưng) sau rời về làng Nhị Khê, huyện
Thượng Phúc (Thường Tín, Hà Sơn Bình). Ông đỗ Thái học sinh (tiến sĩ)
năm Canh Thìn (1400) đời Hồ Quý Ly, làm quan đến chức Ngự sử đài Chánh
Chưởng. Cha của ông là cụ Nguyễn Phi Khanh làm kiểm chính ở Viện Hàn
lâm thời nhà Trần.
Thời trẻ, nổi tiếng giỏi văn học. Trong hoàn cảnh đất nước bị quân
Minh xâm lược, Nguyễn Trãi bị bắt và giam lỏng ở ngoại thành Đông Quan.
Trước sự chiêu dụ của nhà Minh, ông vẫn một lòng với nước non và ngày
đêm suy xét rồi bí mật viết sẵn phương lược gọi là “Bình Ngô” sách chuẩn bị
thời cơ cứu nước. Sau khi trốn khỏi Đông Quan, Nguyễn Trãi đã tìm đến
minh chủ là Lê Lợi ở Lam Sơn cùng mưu lược chống quân Minh. Từ đó, ông
được Lê Lợi một mực yêu quý tin dùng.
Sau khi cuộc kháng chiến chống Minh của nghĩa quân Lam Sơn do Lê
Lợi lãnh đạo thắng lợi, Nguyễn Trãi được ban tước Quang phục hầu và giao
giữ chức Nhập nội Hành khiển (chức quan văn cao cấp trong triều). Thời gian
sau Lê Thái Tổ (Lê Lợi) do nghi kỵ nên bắt giam ông vào ngục rồi ít lâu sau
đó mới cho phục chức. Tuy nhiên, khi ông trở lại triều chính thấy tình thế hỗn
loạn, bọn xu nịnh mặc sức hoành hành, ông đã cáo quan về Côn Sơn ở ẩn
(1438). Vì biết ông vẫn một lòng trung thành với vua và đất nước nên kẻ gian
đã tìm cách hãm hại ông với vụ án Lệ Chi Viên nổi tiếng trong lịch sử Việt
Nam khiến ông bị lĩnh một mức án quá cao. Năm 1442, vua Lê Thái Tông
băng hà. Bà Nguyễn Phi (Nguyễn Thị Anh, vợ thứ tư của Lê Thái Tông) vu
khống Nguyễn Trãi tội giết vua qua vụ án Lệ Chi viên đã xử chém ông và cả
ba họ. Sau này, vua Lê Thánh Tông biết rõ tấm lòng trung nghĩa ngay thẳng
của Nguyễn Trãi bèn xuống chiếu rửa oan và truy tặng ông làm Thái sư Tuệ
quốc công và cấp đất cho con cháu dùng vào việc thờ cúng. Minh oan cho
Nguyễn Trãi, vua Thánh Tông ca ngợi ông: "Ức Trai tâm thượng quang Khuê
tảo" (tấm lòng Ức Trai soi sáng văn chương). Năm 1467, vua Thánh Tông ra

lệnh sưu tầm di cảo thơ văn Nguyễn Trãi. Năm 1980 nhân kỷ niệm 600 năm
ngày sinh của Nguyễn Trãi, UNESCO đã công nhận ông là danh nhân văn
hóa thế giới. Ông đã trở thành một trong ba danh nhân văn hóa của Việt Nam
được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới cùng với đại thi hào
Nguyễn Du và chủ tịch Hồ Chí Minh.
Có thể nói công lao quý giá nhất và sự nghiệp vĩ đại nhất của Nguyễn
Trãi là tấm lòng yêu nước yêu dân tha thiết và sự nghiệp đánh giặc cứu nước
vô cùng vẻ vang của ông. Ông đã đem hết tâm hồn, trí tuệ, tài năng phục vụ
lợi ích của dân tộc trong phong trào khởi nghĩa Lam Sơn. nếu chỉ xét về mặt
văn hóa thì cũng có thể khẳng định rằng Nguyễn Trãi đã cắm một cột mốc
quan trọng trên con đường tiến lên của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực
văn học. Nguyễn Trãi để lại rất nhiều trước tác, cả bằng Hán văn và bằng chữ
Nôm, song đã bị thất lạc sau Vụ án Lệ Chi Viên. Ông là một trong những tác
giả thơ Nôm lớn của Việt Nam thời phong kiến, điển hình là tác phẩm Quốc
âm thi tập.
Được biết đến nhiều nhất là “Bình Ngô đại cáo” được viết sau khi
nghĩa quân Lam Sơn giành thắng lợi trong cuộc chiến chống quân Minh kéo
dài 10 năm (1418–1427). Tác phẩm này đã thể hiện rõ ý chí độc lập, tự cường
của dân tộc Việt cũng như việc lấy dân làm gốc. “Bình Ngô đại cáo” được
người đương thời rất thán phục, coi là "thiên cổ hùng văn".
Ngoài ra ông còn để lại nhiều tác phẩm khác như Quốc âm thi tập, Ức
Trai thi tập, Quân trung từ mệnh tập, Dư địa chí, Lam Sơn thực lục, Phú núi
Chí Linh, Lam Sơn Vĩnh lăng thần đạo bi, Ngọc Đường di cảo.
Tác phẩm Gia huấn ca được người đời truyền tụng và cho là của ông,
nhưng hiện vẫn chưa có chứng cứ lịch sử xác đáng. tác phẩm Quốc âm thi
tập là tác phẩm viết bằng chữ Nôm đánh dấu sự phát triển mới của văn học
Việt Nam.
Đoạn đường Nguyễn trãi có bến xa Hà Đông này trước kia thuộc về
tỉnh Hà Tây, nhưng từ ngày 1/8/2008 khi tỉnh Hà Tây sát nhập vào Hà Nội thì
đoạn đường này thuộc về thủ đô. Con đường này là nơi tọa lạc của các xí

nghiệp sản xuất hàng gia dụng và cũng là nơi đặt trụ sở của một số trường đại
học lớn của thủ đô: trường đại học Hà Nội, trường đại học Kiến trúc, trường
đại học Tự Nhiên.
Quý khách có thể nhìn thấy bên tay trái chúng ta là con đường dẫn đến
làng nón Chuông. Con đường mang tên một vị vua đã có công lớn trong lịch
sử nước nhà – vua Quang Trung. Nguyễn Huệ sinh năm Quý Dậu (1752).
Ông còn có tên là Quang Bình, Văn Huệ hay Hồ Thơm. Sau này, người dân
địa phương thường gọi ông là Đức ông Bình hoặc Đức ông Tám. Nguyễn
Huệ là người con út trong một gia đình có ba người con trai. Lớn lên, ông
cùng hai người anh trai là Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ được đưa đến thụ
giáo cả văn lẫn võ với một người thầy là Trương Văn Hiến. Cả ba anh em
Nguyễn Huệ đều tỏ ra là những người giỏi võ và đã thành lập ra một số võ
phái Bình Định. Trong ba anh em, Nguyễn Huệ có nhiều đặc điểm nổi trội
nhất: tóc quăn, tiếng nói sang sảng như chông, cặp mắt sáng như chớp, có thể
nhìn rõ mọi vật trong đêm tối.
Nguyễn Huệ là nhà quân sự thiên tài. Trong suốt hơn 20 nǎm đời chinh
chiến, Nguyễn Huệ chưa hề chùn bước. Ông tin tưởng vào quần chúng biết
trọng dụng nhân tài, có niềm tin tuyệt vời vào khả nǎng của mình. Ông còn là
vị danh tướng chỉ đánh thắng, không có bại. Nguyễn Huệ nhà chiến lược và
là nhà quân sự thiên tài vǎn võ kiêm toàn đã có công lao lớn trong việc
đặt cơ sở lập lại nền thống nhất nước nhà ở cuối thế kỷ 18. Nước nhà
được thống nhất trên một phạm vi rộng. Dưới quyền của Tây Sơn vương
Nguyễn Nhạc, ông được phong làm Long Nhương tướng quân khi mới 26
tuổi. Là một tay thiện chiến, hành quân chớp nhoáng, đánh đâu được đấy,
Nguyễn Huệ nhanh chóng trở thành vị tướng trụ cột của vương triều Tây
Sơn. Khi mà vua Thái Đức (tức Nguyễn Nhạc) đang phải lo củng cố xây
dựng triều đình, thì Nguyễn Huệ là người được trao cầm quân đánh Đông dẹp
Bắc. Tất cả những chiến thắng lớn vang dội của quân Tây Sơn đều gắn liền
với tên tuổi của vị tướng trẻ tài ba này. Năm 1789 Lê Chiêu Thống đã dẫn đội
quân xâm lược Mãn Thanh vào chiếm đóng kinh thành Thăng Long, quân đội

Tây Sơn do Đại Tư mã Ngô Văn Sở chỉ huy phải tạm rút lui về đóng ở Tam
Điệp-Biện Sơn chờ lệnh. Nguyễn Huệ, trước tình hình đó đã lên ngôi xưng đế
lấy hiệu là Quang Trung dẫn quân lên đường ra bắc đánh giặc.Cuộc chiến
thắng lợi càng khẳng định tài trí của vị vua trẻ.
Tuy vậy, nhưng tiếc thay là sự nghiệp dựng nước và giữ nước của
Quang Trung – Nguyễn Huệ chưa thành công như ý muốn thì ngài đã ra
đi vì một cơn đột quỵ vào đêm 29 tháng 7 nǎm Nhâm Tí (1792). Cuộc đời
hoạt động của ông đều gắn liền với tuổi trẻ. Quang Trung mất vào nǎm 40
tuổi, cơ đồ nhà Tây Sơn cũng suy thoái luôn từ đó. Con trai nối ngôi ông là
Nguyễn Quang Toản còn quá bé (mới có 9 tuổi). Tướng tá không có người
cầm đầu. Thi hài ông được táng ngay trong thành, tại phủ Dương Xuân. Sau
khi Nguyễn Ánh lấy được Phú Xuân đã sai quật mồ mả lên để trả thù.
Thưa quý khách, hôm nay đoàn chúng ta sẽ được thăm một làng nghề
truyền thống của thủ đô Hà Nội, làng nghề nón Chuông. Làng nón Chuông từ
lâu đã nổi tiếng khắp cả nước về sản phẩm nón vừa đẹp mà lại bền. Cái đẹp
và bền của nón lá làng Chuông còn là nét đẹp với thời gian.
Làng Chuông trước thuộc huyện Thanh Oai của tỉnh Hà Tây cũ, nay
thuộc thủ đô Hà Nội. Nói đến nón lá làng Chuông, không ai không biết hai
câu thơ:
“Muốn ăn cơm trắng cá trê
Muốn đội nón tốt thì về làng Chuông”
Điều đó cũng cho ta thấy được về sản phầm nón của vùng quê nơi
đây…
Hình ảnh tiền thân của chiếc nón đã được khắc, chạm trên trống đồng
Ngọc Lũ hoặc thạp đồng Đào Thịnh khoảng 2500 – 3000 năm trước. Qua
hình ảnh đó, ta thấy tổ tiên ta đã đội lên đầu một vật tựa chiếc nón, có thể
bằng lông chim ken, tết lại, có thể là một tàu lá, loại lá dày như lá cọ.
Để có được hình dáng như ngày nay, có lẽ chiếc nón của người Việt đã
trải qua một thời kỳ lâu dài thay đổi hình dáng. Lúc đầu, khi chưa có dụng cụ
kim khâu thắt, nón đã được đan tết. Còn chiếc nón có hình dạng như ngày

nay thì phải đợi đến khi chiếc kim xuất hiện, tức là khi đó, cha ông ta phải
chế luyện được sắt. Thời đại đồ sắt nước ta xuất hiện từ thế kỷ 3 trước Công
nguyên. Và chiếc nón Việt Nam được ghi trong sách vở là từ tác phẩm “Dư
địa chí” của Nguyễn Trãi (thế kỷ 15) trong “mục 23:… Biển nước ta sinh
châu, núi nước ta sẵn vàng,… nước ta một tấc đất là một tấc vàng… Tản
Viên Đại Vương đi từ biển lên núi, Chử Đồng Tử gậy nón lên trời”.
Như vậy, chiếc nón từ rất lâu đã trở thành vật không thể thiếu trong đời
sống vật chất cũng như tinh thần của người dân Việt, nhất là với người làng
Chuông thì chiếc nón dường như là một vật dụng ăn đời ở kiếp với người
làng Chuông bởi công việc thường ngày của họ chính là làm ra những chiếc
nón đẹp mê lòng du khách.
Làng Chuông tên chữ là Thì Trung, lâu nay vẫn là một xã độc lập. Đầu
thế kỷ XIX thuộc tổng Thì Trung, huyện Thanh Oai, phủ Ứng Thiên (năm
Gia Long thứ 14 thì đổi tên thành phủ Ứng Hòa), trấn Sơn Nam Thượng (trấn
này đến tháng 10 năm Minh Mạng thứ 12 – Tân Mão – 1831 nhập với phủ
Hoài Đức thành tỉnh Hà Nội).
Tháng chín năm Đinh Mùi (tháng 10 năm 1847), Nguyễn Phúc Thì lên
ngôi, năm sau (1848 – Mậu Thân), đặt niên hiệu là Tự Đức. Vì kị húy , xã
Thì Trung và tổng Thì Trung phải đổi thành Phương Trung cùng các xã trong
huyện Thanh Oai thuộc tỉnh Cầu Đơ, đến năm Minh Mạng thứ 12 – năm
1831 thì đổi thành tỉnh Hà Đông.
Trước Cách mạng Tháng Tám 1945, làng Chuông có 25 xóm. Đến
tháng 12/1946, để phù hợp với điều kiện của thôn kháng chiến, xã Phương
Trung được chia thành bảy thôn. Đó là: Thôn Tây Sơn, Chung Chính, Liên
Tân, Quang Trung, Mã Kiều, Tân Tiến và Tân Dân. Năm 2003, thôn Tân Dân
được chia thành Tân Dân 1 và Tân Dân 2. Như vậy từ một làng gốc đến nay
làng Chuông được chia thành tám thôn. Và hôm nay đoàn chúng ta sẽ đến
thăm quan các điểm trong thôn Chung Chính.
Có thể nói, làng Chuông năm ở vị trí khá thuận lợi cho phát triển kinh
tế của người dân. Làng nằm sát quốc lộ 22B nên giao thông khá thuận lợi.

Thêm vào đó, làng còn nằm ven sống Đáy.Sông hiện cách làng chừng 700m
nhưng cách đây khoảng trên 70 năm, sông năm sát ven đê và sát làng. Vết
tích của sông vẫn còn lưu lại qua tên của một số xóm cũ: Bờ Ngòi, lòng Xà.
Con sông Đáy hiền hòa cũng chính là con đường thủy huyết mạch của dân
làng và cả vùng Quốc lộ 22B, sông Đáy và đường đê Đáy đã tạo cho làng
Chuông thế thông thương với Hà Đông – Hà Nội, các tỉnh Trung du phía Bắc
và các huyện khác của tỉnh Hòa Bình.
Về làng Chuông hôm nay, chúng ta sẽ được nghe những câu chuyện
dân gian về chiếc nón lá của các cụ trong làng.
Chuyện kể rằng: Ngày ấy Thần Nắng đổ lửa xuống định giết hại muôn
loài trên trái đất này. Những dòng sông nước mênh mang cuộn chảy cũng dần
cạn, cây cỏ xác xơ, chim muông cũng không còn đủ sức để hót. Chả lẽ cứ ở
trong nhà hay lấp dưới bóng cây mà chịu chết sao? Giữa lúc đó thì Bụt hiện
lên và bảo mọi người hãy lấy lá cây đội lên đầu mà đi khơi nguồn nước giữ
lấy cuộc sống. Được lời mách bảo của Bụt, ai nấy cũng làm theo và tiến về
một cánh rừng có nhiều cây cao bóng cả. Mọi người đều bảo nhau phải giữ
lấy nguồn nước làm cho cây xanh tốt và giữ cho muôn loài khỏi chết khát.
Đội chiếc lá trên đầu, tất cả mọi người đều nhộn nhịp, hào hứng làm việc,
người mang cuốc, người vác xẻng, người mang mai cùng nhau đi kiếm nguồn
nước mới về cho làng. Chiếc lá trên đầu lòa xòa, vướng víu nên mọi người tết
lại, đan cho gọn. Sau những ngày làm việc nặng nhọc, những con mương đã
được khơi xong uốn lượn lẩn quất dưới những tán lá rừng cây cao vừa làm
nước uống cho mọi vật vừa tước mát cho cây.
Lại nói về Thần Nắng, sau một thời gian tung tia lửa xuống thiêu đốt
mọi vật nhưng vẫn thấy một vùng xanh tốt thì căm giận lắm. Thần liền hạ
thấp hơn thì thấy cảnh tượng kỳ lạ: những con người không chỉ có cái đầu
bình thường, tóc đen dài mà có một vật gì đó hoặc nhọn hoắt hoặc phất phơ
như lá cây.Thần Nắng tưởng đó là những khí giới lạ đã giúp con người thắng
được phép thiêng của mình và có thể đánh lại mình, vội bay vút lên cao. Từ
đó Thần lúc nào cũng hoảng sợ phải ở tít trên cao. Có lúc Thần Nắng một

mình hạ xuống thấp hoặc rủ Thần Mưa lò mò xuống xem con người sinh
sống như thế nào. Những lúc ấy, con người lại đội các vật bằng lá che trên
đầu. Thần Nắng và Thần Mưa đành chịu khoanh tay. Từ sau những thử thách
đó, con người, ai nấy cũng làm ăn yên ổn, cây cối mọc xanh tốt, cjim lại ca
hót, hươu nai lại nhởn nhơ trên làn cỏ xanh biếc. Hiểu tác dụng lớn của vật
bằng lá che đầu chống mưa chống nắng, con người từ đó đan tết, thay đổi
hình dạng nó nhiều lần, cuối cùng thành chiếc nón như ngày nay.
Truyền thuyết cũng kể rằng khi Thánh Gióng nói với sứ giả cho làm
ngựa sắt, roi sắt thì cũng bảo làm nón sắt. Thánh Gióng đã đội chiếc nón đó,
khác với các tướng khác đội mũ, nhảy lên ngựa sắt ra roi phóng đi đánh giặc.
Chiếc nón đó đã che mưa cho người đánh giặc. Rồi khi xung trận, tên giặc
bắn ra như mưa, Thánh Gióng đã hạ chiếc nón xuống mà chặn những mũi
tên của giặc. Tên của giặc bắn ra bao nhiêu đều trúng nón mà rơi xuống.
Vậy là chiếc nón đã được nhắc đến trong các sinh hoạt từ lao động
sáng tạo ra cuộc sống đến chiến đấu giữ gìn quê hương đất nước qua các câu
chuyện kể, các truyền thuyết. Tổ tiên ta cũng đã ghi nhận công lao của chiếc
nón đối với đời sống con người bằng cách khắc tạc hình ảnh nón trên các đồ
đồng cũng như trong các câu ca dao thắm đượm chữ tình của người Việt.
Làng Chuông không chỉ được biết đến với nghề làm nón, mà người
dân nơi đây còn tự hào về mảnh đất “địa linh sinh nhân kiệt” của mình.
Thưa quý khách!
Nói đến chợ Chuông, người dân nơi đây thường truyền nhau câu thơ:
“Mồng chín ta chả đi đâu.
Ở nhà têm trầu, mồng mười chợ Chuông.
Bố đánh thì mẹ lại nuông.
Dẫu sao chớ bỏ chợ Chuông mồng mười ”
Vâng. Chúng ta đang đứng trước công chợ Chuông, nơi diễn ra các
hoạt đồng thương mại của người dân nơi đây. Và quý khách có thể thấy tấm
bia chợ Chuông “Tam bảo thị” (chợ Tam bảo) được lập vào năm Cảnh Trị
(Quý Mão, 1663) đã khẳng định: “Khu đất làng ta là khu chợ cổ kính ở Thời

Trung huyện Thanh Oai phủ Ứng Thiên. Phía Nam chợ có ruộng dâu, lúa
xanh vào khoảnh, phía Bắc có danh làm tỏa sáng ba nghìn thế giới. Vì thế mà
giúp dân thôn no ấm, yên bình. Phía Đoài có dòng nước quy tụ làm thành
cảnh núi sông ky tú, thuyền bè xe ngựa đi lại, tụ hàng hóa của dân ta và của
thiên hạ. Quả là nơi văn vật làm thành thắng địa vậy. Thế đất thì kiêm gộp
ngoại hổ lai chầu, ứng điềm có quý rể vinh hiển”
Từ đây chúng ta có thể thấy phía trước, qua mấy gian hàng bày bán là
cổng đình làng có khắc đôi câu đối khẳng định vị thế của làng:
“Thì Trung được đất tốt, âm trợ dương phù, trong tu văn đức, ngàn
thu vạn đại
Dân thôn sinh nhân kiệt, trước hô sau ứng, ngoài chấn vũ công, muôn
thuở trường tồn”
Theo các bậc cao niên trong làng thì ban đầu làng Chuông có tên là
Trang Thời Trung, sau dân đông đúc dần nên làng được mở rộng ra thành
làng. Đầu thời Lê Sơ, làng Chuông đã rất đông đúc. Vào thời nhà Mạc (1527
– 1593), làng Chuông đã có hai người đỗ đại khoa là Nguyễn Kinh Bang đỗ
tiến sĩ khoa kỷ Sửu niên hiệu Minh Đức đời Mạc Đăng Dung (1529), làm
quan đến chức Giám sát Ngự sử. Con ông là Nguyễn Viết Mậu (1537 - ?) đỗ
Hoàng giáp khoa Bính Thìn niên hiệu Quang Bảo đời Mạc Phúc Nguyên
(1556) làm quan đến chức Tự Khanh.
Đầu thế kỷ XX, Chuông là một làng lớn. Hiện nay, làng có khoảng hai
mươi dòng họ sinh sống, trong đó có đến 12 dòng họ Lê. Những dòng họ lớn
trong làng là Lê Văn, Phạm. Đến năm 2006 xã Phương Trung có 3623 hộ với
14.701 nhân khẩu, trong đó đa số là làm nón.
Mời quý khách cùng tôi vào thăm chợ làng nón Chuông.
Chúng ta đang đứng tại chợ làng Chuông – một khu chợ mang đậm nét
truyên thống văn hóa Việt. Chợ họp phiên mỗi tháng sáu lần vào các ngày
mùng 4, 10, 14, 20, 24 và 30 theo lịch âm. Và hôm nay, chúng ta sẽ có dịp
được hòa vào dòng người dân nơi đây tham gia vào các hoạt động mua bán
nón cùng với nhiều mặt hàng nón khác nhau. Đến đây, chúng ta cũng được

thăm quan cảnh đình chùa của làng với những nét cổ kính rất đặc trưng của
làng quê Việt.
Trước hết chúng ta sẽ cùng thăm quan khung cảnh chợ Chuông. Nơi
đây, khu chợ phía ngoài là nơi bán các loại quần áo, giày dép và những mặt
hàng sinh hoạt thường ngày. Khu phía trong là khu bán các nguyên liệu là
nón: lá cọ, áo măng, vành nón, vòng nón và các loại chỉ khâu nón… Khu
trong này có riêng hẳn một chỗ dành riêng cho các hoạt động buôn bán nón.
Quý khách có thể thấy phía bên tay phải chúng ta, các chú, các cô, các bác
đang nói chuyện, ngã giá với nhau. Mỗi người đều cầm trên tay những chồng
nón trắng, sản phầm của những ngày làm việc chăm chỉ, mệt nhọc. Giá nón ở
đây cũng rất phong phú có thể là 12.000đ một chiếc, cũng có thể là 15.000đ,
20.000đ thậm chí cao nhất là 40.000đ tùy theo chất lượng của chiếc nón.
Người trong làng nói về nghề làm nón là nghề lấy công làm lãi. Bởi tính
chung thì giá nguyên liệu cho mỗi chiếc nón là 7.000 – 10.000 đồng. Còn lại
nếu lá đẹp và đường kim mũi chỉ tinh xảo hơn thì giá sẽ cao hơn. Một ngày,
một người làm nón thành thạo cũng chỉ có thể làm được 2 chiếc. Những chiếc
nón được bày bán tại đây chủ yếu là nón chóp thường ngày. Đây không phải
là loại nón cổ truyền của làng Chuông. Bởi những loại nón mà làng Chuông
làm trước kia là nón ba vòng đấu – loại nón gần giống nón quai thao nhưng
có ba vòng đấu. Nón gồm sáu vòng, một khua to trùm kên cả ba vòng đấu
thành nón tương đối nông. Người sử dụng nón này thường là những người
nông dân làm đồng nên nón có kích thước to và không được khâu kỹ. Loại
thứ hai là nón thúng (quai thao) là loại nón có chiếc vành rất rộng, khi ngửa
nón lên có hình như cái thúng, phía trong có cái khua đan bằng nan nhỏ, úp
vào vành khăn để giữ nón cho chắc, hai bên buộc thao. Cỗ thao là mười sợi
dây trò dệt bằng tơ do người làng Đơ Thao (hay làng Triều Khúc, xã Tân
Triều, huyện Thanh Trì). Nón mười cũng là sảm phẩm truyền thống của làng
Chuông, có hình dạng như cái nia, các cụ già thường đội đi chùa. Hay nón
chóp dứa làm bằng lá dứa mỏng, trong suốt, khâu bằng dậy. Người đội nón
này thường là các chức sắc. Nón lính hay nón dấu dùng cho lính trong chiến

trận làm băng cật tre, trên đỉnh có cái chopk bằng đông tạo ra sự cững cáp,
chắc chắn. Một loại nón cổ truyền khác của làng Chuông chính là nón lá già
ghép sống. đây là loại nón có từ rất lâu, cùng thời với chiếc nón quai thao,
nón có ba vòng đấu, làm bắng lá hồ, khâu bằng móc đen rứa đen… Loại nón
này rất chắc chắn nên có thể dãi dầu nắng mưa cùng người trên đồng với rất
nhiều công dụng khác nhau.
Tuy nhiên, đến những năm 20 của thế kỷ XX, nhưng chiếc nón Huế
với những ưu điểm của nó là vừa nhỏ, mới lạ, đẹp mắt, tuy đắt nhưng đã thu
hút được các cô gái đất hà thành, đánh bại chiếc nón làng Chuông vừa to,
cồng kềnh lại nặng. Người làng Chuông thấy mình không thể sống dựa vào
nghề nón được nữa nên bỏ đến làng khác sinh sống nhiều. Trong lúc đó,
Tổng đốc Hà đồn Hoàng Trọng Phu đã đưa vào làng Chuông một nghề mới là
nghề dệt và cải tiến nghề làm nón bằng cách đưa một số thanh niên vào Ba
Đồn (Quảng Bình) để học nghề. Trong số đó có ông Hai Cát, lúc đó, 1921,
mới 20 tuổi. Với óc sáng tạo, ông đã nghiên cứu và xem xét kỹ cấu tạo chiếc
nón Ba Đồn và cải tạo chiếc nón lá quê hương mình. Ông đã tận dụng khuôn
của họ:khung 8 gọng và 16 vòng thay thế cho khung có 20 vòng. Ông đã dốc
toàn bộ vốn của mình để tập trung làm ra chiếc nón như chúng ta đang nhìn
thấy tại chợ Chuông lúc này. Chiếc nón ông đã được mọi người chấp nhận và
đánh giá rất cao, gồm 16 lớp vòng khâu bằng sợi hoặc móc. Lá làm nón là lá
Lụi đã được sơ chế nên mặt nón trắng bóng rất đẹp. Tên của những chiếc nón
này là Nón Xuân Kiều gợi lên hình ảnh cô gái duyên dáng như mùa xuân tỏa
nắng bên chiếc nón. Người Chuông cũng gọi là nón Thanh bởi dáng nón
thanh thoát nhẹ nhàng.
Từ đây, quý khách có thể thấy xung quanh là các gian hàng bán những
nguyên liệu làm ra chiếc nón làng Chuông: cước, chỉ màu, lá, áo măng, và
nhiều người bán những bó lá nhàu nhàu màu xanh non, rồi cũng có các bà các
chị bán vòng tre,… Tôi xin giới thiệu cho quý khách về nguyên liệu và cách
làm nón làng Chuông.
Có thể nói để làm được một sản phẩm nón làng Chuông hoàn chỉnh thì

cần rất nhiều công đoạn nhất là nguyên liệu làm nón không phải là thứ có sẵn
trong làng mà phải đưa từ các địa phương khác về. có thể là từ Nghệ An,
cũng có thể là từ Phú Thọ, Yên Bái,…
Nguyên liệu chúng ta phải nói đến là lá. Lá làm nón có hai loại chính:
lá lụi và lá cọ. Lá lụi, ban đầu người dân mua lá khô từ Thanh – Nghệ về làm
nhưng nón không đẹp. Vì thế, người làng đã lên các vùng Phú Thọ mua là
tươi về rồi sơ chế tạo nên chiếc nón trắng đẹp hơn. Còn với lá cọ (lá hồ)
thường chỉ lấy các tàu búp của cây cọ ở trên các vùng núi các tỉnh Phú Thọ,
Yên Bái. Những bó lá mà chúng ta nhìn thấy ở đây chính là những chiếc là đã
được người dân làng phơi khô và màu của chúng đã nhạt dần hơn lúc tươi.
Nguyên liệu tiếp theo mà quý khách đang cầm trên tay chính là mo
nang. Nón Chuông khác với nón Huế, nón Ba Đồn là có một lượt mo nang ở
giữa hai lớp lá. Mo có tác dụng làm cho nón chắc hơn và giữ nón bên hơn, có
thể “dãi nắng dầm mưa”. Mo có hai loại: mo tre và mo nứa. Mo nứa làm nón
sẽ cho ra những chiếc nón đẹp hơn và cũng phải lấy từ tận Hòa Bình, Phú
Thọ. Chính vì có những chiếc mo này mà khi cầm chiếc nón Chuông quý
khách sẽ thấy sự bền chắc đặc trưng của nón Chuông.
Đi sâu vào khu trong, quý khách sẽ thấy các bà, các chị đang bán
những chiếc vòng nón – bộ phận không thể thiếu của chiếc nón. Với chiếc
nón Chuông chúng ta sẽ thấy mặt trong của nón có 16 vòng. Xưa kia vòng
nón là do làng Chuông làm nhưng hiện nay thì do hai làng Đôn Thư và Tràng
Xuân làm và mang đến chợ bán vào mỗi dịp có phiên. 16 chiếc vòng nón
được phân thành các loại: vòng cạp 1 sợi, vòng chân 4 sợi (vòng tròn), vòng
nứa 5 sợi (vòng nghiêng), vòng chóp 5 sợi (vòng nghiêng) và vòng chủm 1
sợi. Các vòng này phải được vót thật đều tay mới tạo ra một chiếc nón đẹp.
Việc làm vòng vừa đòi hỏi sức lực, vừa phải khéo tay:
“Từ xuân chí hạ
Hạ rồi sang thu
Mưa gió mịt mù
Ta ngồi ta chẻ

Ta chuốt sợi tre già
Rồi đem ra phơi
Cho bền tre, bền cật
Bền cây tre, cây cật” (Vè làm nón)
Liếc cũng là một phần quan trọng làm nên chiếc nón chắc và đẹp. Cây
liếc hay còn gọi là cây lòng bông do người làng Lưu Thượng, xã Phú Túc,
huyện Phú Xuyên mua và đem bán ở chợ Chuông. Ruột liếc là guột – thứ
dùng để nối hai đầu vành nón và giữ cho vành nón được tròn và bền.
Trở sang gian hàng bên đây, quý khách sẽ thấy có rất nhiều loại cước:
cước to màu đỏ thường được dùng để khâu vành nón, cước nhỏ màu trắng
được dùng để khâu các vòng nón. Trước kia mọi người thường hay dùng móc
và dứa để khâu nón. Nhưng đến năm 80 của thế kỷ trước, người làng dùng
cước bởi những ưu điểm vượt trội của nó không chỉ là giúp người dân khâu
nhanh hơn mà màu trắng của cước lại tôn thêm vẻ đẹp cho chiếc nón lá. Bên
cạnh cước còn có sợi luồn nhôi. Sợi này được làm bằng ren mua từ làng triều
Khúc, dùng để thêu hai bên nón làm hai đầu quai nón giúp giữ nón chắc hơn.
Quý khách có biết những hình giấy vẽ ở đây dùng để làm gì không ạ? – Đó
chính là những mảnh giấy dùng để trang trí mặt bên trong cho những chiếc
nón Chuông.
Khi đã có đầy đủ nguyên liệu, người làng Chuông bắt tay vào việc tạo
ra sản phẩm thủ công truyền thống của làng mình. Lá tươi đươc đem lên triền
đê phơi nắng. Khi khô rồi thì xếp thành từng bó ngâm trong nước 3h, để cho
ráo nước rồi thả sương cho mềm. Lá lụi khi mới về còn tươi phải vò qua với
cát cho trắng và hút nước. Để sản phẩm hoàn hảo hơn, người Chuông hơ
những chiếc lá đã được là trên ngọn lửa diêm sinh làm cho lá có màu vàng
nhẹ và mỏng hơn. Sau đó những chiếc lá này được là cho phẳng trên một
chiếc lước cày sắt. Chiếc lá sau khi được là sẽ thẳng và trắng. Sau khi là lá
xong sẽ là công đoạn bứt vòng nón. Người thợ làm nón sẽ nối hai đầu vòng
lại với nhau để tạo thành những vòng tròn cố định. ở công đoạn này, bứt vòng
cạp là khó hơn cả vì vòng nay to, cứng và khó nắn.

Bứt vòng xong, người thợ làm nón sẽ chuyển sang một bước: Quay
nón (còn được gọi là Chằm nón, lợp nón). Người Chuông sẽ lợp hai lần lá và
một lớp mo măng chèn ở giữa tạo độ bền cho chiếc nón. Sau khi đã lớp lá và
cố định lại thì người thợ bắt đầu khâu thắt nón (khâu nón). Mục đích của
khâu này là dùng kim xâu sợi móc (hay dứa, cước) để gắn lá, mo vào vòng
nón. Trình tự thắt nón phải đi từ trên xuống dưới, từ chỏm đến vòng cạp. Có
thể nói, đây là khâu khó nhất, quan trọng nhất bởi một chiếc nón có được
đánh giá là đẹp hay không phụ thuộc vào sự đồng đều của đường kim mũi
chỉ. Và cũng chính khâu này sẽ là khâu quyết định đến giá thành của mỗi
chiếc nón. Người thợ có khéo léo hay không chỉ cần thể hiện ở công đoạn này
là rõ. Một câu đối cổ đã khái quát, ca ngợi quà trình này:
“Ngọn lá xuân phong khuôn khéo “lựa”
Sợi vàng tạo hóa nắn nên “Chuông””
Lựa là làng Lựa mà cũng có nghĩa là khéo lựa. Làng Lựa trước làm
khuôn nón cung cấp cho làng Chuông. Chuông có nghĩa là làng Chuông
nhưng cũng có nghĩa là nón đẹp, làm công phu như đúc chuông.
Con mắt của người thợ khâu nón lúc này như con mắt thợ thêu. Nón
khâu xong, tháo dây chằng rồi bật nón ra khỏi khuôn, người thợ làm nón sẽ
cắt bỏ phần thừa, cắt càng sát vòng cạp thì nức nón càng đẹp. Nức nón là che
phần chân lá ở cạp nón và làm cho cạp nón chắc hơn. Các sợi vòng nức này
có tác dụng làm cạp nón chắc hơn rất nhiều. Dùng kim khâu từ trong ra ngoài
để giữ các sợ nức và vòng cạp. Kim dùng nức nón to hơn kim khâu các vòng
con. Bước cuối cùng trong khâu tạo ta chiếc nón làng Chuông là luồn nhôi
(lồng nhôi). Đây là phần để luồn quai nón. Chỉ để luồn nhôi thường có 3
màu: xanh, đỏ, trắng đan xen nhau tạo thành hình giống đuôi cá, giống hình
chiếc nơ.Quai nón làm bằng lụa được thắt vào nhôi để giữ nón cho chặt và
tạo dáng mềm mại cho nón.
Tuy nhiên, cách làm nón quai thao – loại nón được coi là nón cổ truyền
của làng Chuông lại có điểm không giống. Nón quai thao không thống nhất
thành một khối như nón chóp bình thường mà chia thành hai phần: Phàn trên

là môt mặt phẳng có đường kính từ 60 – 65cm gắn với phần dưới chân nón là
một vòng tròn thẳng đứng có chiều cao trung bình là 10cm, nối với mặt nón.
Các công đoạn làm nón quai thao cổ không khác so với làm nón Xuân
Kiều. Nón quai thao làm theo lối cũ có các công đoạn sau:
Bứt vòng, vòng nón quai thao cũng không có gì khác so với cách bứt
vòng của nón Xuân Kiều, giáp hai đầu của sợi vòng vào với nhau, dùng sợi
tế quấn quanh đầu tạo thành những vòng tròn liên tiếp, mịn màng.
Lợp lần trong của nón, lá trước khi đem lợp cũng được phơi nắng thả
sương. Trước tiên dùng dao sắc vót nhọn đầu cuống của lá, dùng một hòn đá
trơn nhẵn để dọt vào phần mỏ lá đã được vót nhọn để vỏ lá được mềm, mỏng.
Tiếp theo là xếp chồng đầu hai mỏ lá lên nhau theo từng cặp cùng màu,
dùng sợi lạt giang buộc chặt hai mỏ lá lại. Đặt lá lên khuôn rồi re lá xòe đều
khuôn. Dùng vòng chít giữ lá lại. Lấy mỏ lá là tâm điểm để xếp là cho đều và
cân đối.
Lót nón hay còn được gọi là lợp lần lá thứ hai. Trước đây người làng
dùng lá mía để lót, nhưng lá mía làm nón dày và nặng. Vì thế dân làng dùng
lá cọ, vừa nhẹ, vừa tạo cho chiếc nón có nét mềm mại.
Thắt nón.trươc khi thắt phải để lá thẳng và ôm khít vòng nón, dùng dao
vuốt bẻ lá. Khâu lớp giữa và lớp trong bằng hai vòng cố định trước. tiếp đó
thắt ba vòng đầu đã tra lên khuôn nón rồi tới vòng quai và cạp nón.
Lợp nón lần ngoài. Cũng giống như rải lá nhưng đòi hỏi kỹ thuật cao
hơn. Lá phải được rải phẳng, kín và đều. Người thợ làm nón phải dùng sợi tế
khâu trùm lên, mũi khâu phải theo hình dạng của mỏ lá.
Nức nón hay khâu cạp vành nón, lợp nón xong cắt bỏ phần lá thừa, bắt
đầu nức nón.Đặt vòng nón liên tiếp lên cạp của lớp lá ngoài rồi nức. các mũi
nức phải thẳng hàng, nhỏ và đều nhau.
Đính khuy. Khua nón được đính ở phần vành trong của nón. Khua có
chức năng giữ nón chặt trên đầu người đội.Vì vậy, khua phải được đính chắc
chắn nhưng không được lộ sợi cước đính, không để khua lệch tâm nón.
Sau khi đã hoàn tất các bước trên thì người thợ làm nón bắt đầu làm

nhôi. Nhôi hoàn thành xong là công việc sáng tạo của nghệ nhân được hoàn
thành.
Quý khách sẽ được nghệ nhân Trần Canh giới thiệu rõ hơn và được
tham gia vào quá trình làm nón với nghệ nhân.
Thưa quý khách! Vừa rồi tôi đã giới thiệu cho quý khách về các
nguyên liệu và cách làm nên một chiếc nón làng Chuông nổi tiếng Việt Nam.
Bây giờ, mời quý khách vào thăm đình làng Chuông – một ngôi đình mang
đầy đủ những nét đặc trưng của đình Việt.
Đình làng Chuông được mở cửa vào những dịp lễ hội, những dịp việc
làng quan trọng. Những ngày bình thường, đình cũng mở nhưng phục vụ các
bà các cô để đồ buôn bán trong đây. Mời quý khách vào thăm đình Làng
Chuông. Đình làng Chuông được xây dựng vào năm Giáp ngọ niên hiệu
Thành Thái thứ sáu (1894) theo kiến trúc kiểu chữ “công” với nhà đại bái,
gian thiêu hương và cung điện được xây dựng thẳng hàng nhau. Trong đình
thờ Đức Phùng Hưng và ông Nguyễn Xí. Vậy Đức Phùng Hưng là ai?
Nguyễn Xí là người đã có công như thế nào đối với người dân làng Chuông?
Thưa quý khách!
Thôn Cam Lâm, xã Đường Lâm (Ba Vì Hà Tây) xưa nay là miền đất
đai trù phú, sản vật dồi dào, lại có sông ngòi bao quanh, tạo nên nhiều phong
cảnh đẹp.
Vào thời nước ta thuộc Đường (603-906) ở thôn này có gia đình họ
Phùng thuộc loại giàu có, truyền qua 5 đời đều là quan lang, làm tù trưởng
Châu Đường Lâm (gần bằng một huyện bây giờ). Các đời trước là Phùng
Khiêm, Phùng Thông, Phùng Đạt. Đến Phùng Viễn thì sinh con trai trưởng là

×