Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

Khảo sát tình trạng đau do nguyên nhân thần kinh ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối bằng thang điểm LANSS và IDpain

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (778.57 KB, 60 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
“Thoái hóa khớp (THK) là bệnh khớp và cột sống mạn tính, đau và biến
dạng không có biểu hiện viêm. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa
của sụn khớp và đĩa đệm (ở cột sống), những thay đổi ở phần xương dưới sụn và
màng hoạt dịch. Nguyên nhân chính của bệnh là quá trình lão hóa và tình trạng chịu
áp lực quá tải kéo dài của sụn khớp” [1]. Có khoảng 18% nữ và 9,5% nam giới trên
toàn cầu mắc bệnh thoái hóa khớp nói chung, trong đó riêng THK gối chiếm 15%
dân số[2]. Theo ước tính ở Mỹ có 21 triệu người mắc bệnh THK, 4 triệu người phải
nằm viện, khoảng 100.000 bệnh nhân không thể đi lại được do THK gối nặng[3].
THK gối là nguyên nhân gây tàn tật cho người cao tuổi đứng thứ 2 sau bệnh tim
mạch[4].
Tại Pháp,bệnh THK chiếm 28,6% tổng số các bệnh về xương khớp, có tới 3,4
triệu người điều trị THK mỗi năm, con số này chưa chính xác vì người ta cho rằng có
khoảng 1/3 số người mắc bệnh không tới khám hoặc chữa bệnh[5].
Ở Việt Nam theo thống kê tại bệnh viện Bạch Mai trong 10 năm từ 1991
đến năm 2000 thấy bệnh nhân thuộc nhóm bệnh khớp chiếm tỉ lệ cao nhất
45,04%, trong đó thoái hóa khớp đứng hàng thứ ba trong nhóm bệnh khớp
(4,66%)[6].
Trong các thoái hóa khớp thì THK gối ảnh hưởng nhiều nhất đến chức năng
vận động. Chức năng chính của khớp gối là chịu sức nặng của cơ thể và là khớp
hoạt động nhiều[7], khớp gối bị thoái hóa gây các triệu chứng đau và hạn chế chức
năng đi lại, sinh hoạt của người bệnh không những làm ảnh hưởng đến chất lượng
cuộc sống mà còn gây hạn chế giao tiếp, tổn hại đến kinh tế của người bệnh
Đau trong thoái hóa khớp gối là một trong vấn đề được các nhà khớp học quan
tâm vì nó là nguyên nhân chính thúc đẩy người bệnh tìm đến sự giúp đỡ của các nhân
viên y tế và giảm đau cho bệnh nhân THK cũng là mục tiêu điều trị cần đạt
được.Trong thoái hóa khớp chủ yếu là đau do tác động vào các cảm thụ thần kinh và
điều trị kiểu đau này bằng các thuốc giảm đau thông thường cho hiệu quả rất tốt.Tuy



2

nhiên có những trường hợp đau ở bệnh nhân THK gối mặc dù các bác sỹ đã dùng các
thuốc giảm đau tốt nhất nhưng hiệu quả giảm đau vẫn không được như mong muốn
điều này đặt ra vấn đề liệu còn kiểu đau nào khác hay không?. Hochman và các cộng
sự trong các công trình nghiên cứu của mình năm 2010, 2011 đã chỉ ra sự có mặt của
yếu tố đau do nguyên nhân thần kinh ở 171 bệnh nhân THK gối[8],[9]. Nghiên cứu
của Chappell năm 2011 cũng khẳng định vai trò của các thuốc giảm đau thần kinh
trong bệnh nhân THK gối có đau do nguyên nhân thần kinh[10].
Ở Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá về vấn đề đau do
thần kinh do vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Khảo sát tình trạng đau do nguyên
nhân thần kinh ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối bằng thang điểm LANSS và
ID-pain” với 2 mục tiêu:
1.

Đánh giá tỷ lệ đau do nguyên nhân thần kinh ở bệnh nhân THK gối tiên phát
bằng thang điểm LANSS và ID-pain.

2.

Tìm hiểu mối liên quan giữa đau do nguyên nhân thần kinh bằng thang điểm
LANSS và ID-pain với lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân THK gối.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. GIẢI PHẪU KHỚP GỐI[7]

Khớp gối là một khớp phức tạp có bao hoạt dịch rất rộng, khớp lại rất nông
nên dễ bị va chạm và tổn thương.
Khớp gối gồm có 2 khớp:
-Khớp đùi - chày (thuộc loại khớp lồi cầu)
- Khớp đùi - bánh chè (thuộc loài khớp phẳng)

Hình 1.1. Giải phẫu khớp gối[11]
Giải phẫu khớp gối gồm các mặt khớp (đầu dưới xương đùi, đầu trên xương
chày, các sụn chêm, xương bánh chè), phương tiện nối khớp (bao khớp, bao hoạt
dịch), 5 hệ thống dây chằng (dây chằng trước bên, dây chằng trước, dây chằng sau,
dây chằng bắt chéo ở hố gian lồi cầu, các dây chằng sụn chêm), cùng các cơ tham
gia các động tác vận động khớp gối chi dưới. Ngoài ra còn có các hệ thống mạch
máu và thần kinh chi phối nuôi dưỡng, vận động. Thần kinh tham gia vận động
khớp gối chủ yếu là dây thần kinh bịt và dây thần kinh đùi xuất phát từ đám rối thần
kinh thắt lưng từ L1 đến L4.


4

1.2. CHỨC NĂNG CỦA KHỚP GỐI
Chức năng chính của khớp gối là chịu đựng sức nặng của cơ thể ở tư thế
thẳng và quy định sự chuyển động của cẳng chân. Lực đè nén của sức nặng cơ thể
và sức mạnh của sự chuyển động đòi hỏi khớp gối có sức chịu đựng đặc biệt. Khi đi
lại bình thường khớp gối chịu sức nặng gấp 3-4 lần trọng lượng cơ thể, khi gập gối
mạnh gối chịu lực gấp 9-10 lần trọng lượng cơ thể. Động tác của khớp gối có tính
linh hoạt lớn, động tác chủ yếu là gấp và duỗi, khớp gối gấp tối đa 135-140 độ và
duỗi là 0 độ. Xoay vào trong và xoay ra ngoài là rất ít (quay theo trục thẳng đứng).
1.3. BỆNH THOÁI HÓA KHỚP GỐI
1.3.1. Định nghĩa
Thoái hóa khớp là tổn thương thoái hóa của sụn khớp, do quá trình sinh

tổng hợp chất cơ bản của các tế bào sụn có sự bất thường. Đặc trưng của bệnh là
quá trình mất sụn khớp của tế bào dưới sụn, tổ chức xương cạnh khớp tân tạo[1].
1.3.2. Phân loại bệnh thoái hóa khớp gối
-

Thoái hóa khớp gối nguyên phát:
Sự lão hóa là nguyên nhân chính, bệnh thường xuất hiện muộn ở người trên
50 tuổi.
- Thoái hóa khớp gối thứ phát:
Thoái hóa khớp gối thứ phát thường là hậu quả của những quá trình bệnh lý
sau:
+ Sau chấn thương:
+ Sau các bệnh lý sụn: hoại tử xương, hủy hoại sụn do viêm, viêm khớp dạng
thấp, viêm khớp nhiễm khuẩn, bệnh Paget.
+ Bệnh khớp vi thể: Gút mạn tính, can xi hóa sụn khớp.
+ Hemophilia.
+ Bệnh nội tiết: Đái tháo đường, cường giáp trạng, cường cận giáp.
+ Bệnh khớp do chuyển hóa: Alcapton niệu, bệnh nhiễm sắc tố.
1.3.3. Cơ chế bệnh sinh
Cho đến nay, cơ chế bệnh sinh của bệnh vẫn còn có những vấn đề đang được
bàn cãi. Có 2 giả thuyết đưa ra về tổn thương cơ bản trong THK.


5

Thuyết cơ học: dưới sự ảnh hưởng của các tấn công cơ học, các vi chấn thương gây



suy yếu các đám collagen dẫn đến việc hư hỏng các chất Proteglycan trong tổ chức



của sụn khớp.
Thuyết tế bào: cho rằng các yếu tố tấn công cơ học tác động trực tiếp lên mặt sụn,
đồng thời gây ra sự hoạt hóa và giải phóng enzyme trong quá trình thoái hóa chất cơ
bản dẫn đến phá hủy sụn khớp
• Bảng tóm tắt cơ chế bệnh sinh trong bệnh thoái hóa khớp gối
Howell 1988 [12]

Bất thường sụn khớp

Yếu tố cơ học
- Chấn thương

- Lão hóa

- Béo phì

- Viêm

- Khớp không ổn định

- Rối loạn chuyển hóa

- Dị dạng khớp

- Nhiễm khuẩn

Sụn khớp


Chất cơ bản
-Thoái biến collagen
-Xơ gãy PG
-Tăng sự thoái hóa

Tế bào sụn
- Tế bào sụn tổn thương
- Tăng các men thủy phân
protein
- Giảm sút các enzyme ức chế
dẫn tới hư hỏng collagen,PG và
các protein khác
Sụn khớp bị tổn
thương


6

1.3.4. Lâm sàng và cận lâm sàng của THK gối[1]
a. Đặc điểm lâm sàng của THK gối:
-

Đau tại khớp, ít lan xa. Đau kiểu “cơ giới”. Đau diễn tiến thành từng đợt ngắn tùy
trường hợp, hết đợt có thể hết đau, sau đó tát phát đợt khác
-Dấu hiệu “phá gỉ khớp” (cứng khớp vào buổi sáng dưới 30 phút)
-Hạn chế vận động (khó khăn với một vài động tác), đi lại khó khăn. Có thể
hạn chế nhiều phải chống nạng, chống gậy.
-Có thể có tiếng lục khục trong khớp khi cử động.
-Tăng cảm giác đau xương.
-Sờ thấy ụ xương.

-Nhiệt độ da tại khớp gối bình thường hoặc ấm lên không đáng kể.
* Ngoài ra có thể có các dấu hiệu:
- Sờ và ấn có điểm đau ở khe khớp: bánh chè- ròng rọc, chày – ròng rọc. Gõ
mạnh vào bánh chè thường đau.
- Dấu hiệu bào gỗ: di động bánh chè trên ròng rọc như kiểu bào gỗ thấy tiếng
lạo xạo, gây đau tại khớp gối.
- Có thể có teo cơ: do ít vận động, các cơ chi phối vận động bị teo, thường
teo cơ đùi.
- Một số bệnh nhân xuất hiện khớp sưng to do các gai xương và phì đại mỡ
quanh khớp (dấu hiệu bập bềnh xương bánh chè), một số trường hợp có thoát vị
màng hoạt dịch ở vùng khoeo (kén Baker). Nói chung không có dấu hiệu viêm nặng
như sưng to, nóng đỏ.
b. Các xét nghiệm, cận lâm sàng khác.
* Các xét nghiệm:
- Xét nghiệm máu và nước tiểu của bệnh nhân THK gối ít bị thay đổi.
- Xét nghiệm dịch khớp: dịch màu vàng hoặc trong. Độ nhớt bình thường
hoặc giảm nhẹ, có 1000- 2000 tế bào/ 1 mm 3 (50% là bạch cầu đa nhân trung tính),


7

không có tế bào hình nho, lượng mucin, protein và bổ thể bình thường. Phản ứng
tìm yếu tố dạng thấp, tinh thể urat âm tính.
- Một số xét nghiệm tìm sản phẩm thoái hóa của sụn khớp trong dịch khớp,
tìm sự có mặt của IL1, yếu tố hoại tử U (TNF α) Đây những xét nghiệm khó thực
hiện thường quy tại Việt nam.
* Các phương pháp thăm dò hình ảnh.


Chụp X-quang thường:


Có 3 dấu hiệu cơ bản:
+ Mọc gai xương: gai mọc ở phần tiếp giáp giữa xương và sụn. Gai xương có
hình thô và đậm đặc, một số mảnh rơi ra nằm trong ổ khớp hoặc phần mềm quanh
khớp.
+ Hẹp khe khớp không đồng đều, hẹp không hoàn toàn.
+ Đặc xương dưới sụn ở phần đầu xương, hõm khớp. Phần xương đặc có thể
thấy một số hốc sang nhỏ hơn.
Phân loại giai đoạn đánh giá mức độ THK trên XQ. Nhiều hệ thống đánh giá
mức độ tổn thương trên XQ, hệ thống đầu tiên và phổ biến nhất là phân loại theo
Kellgren và Lawrence[13].
Phân loại giai đoạn THK dựa trên XQ theo Kellgren và Lawrence 1987





Giai đoạn 1: Gai xương nhỏ hoặc nghi ngờ có gai xương.
Giai đoạn 2: Mọc gai xương rõ
Giai đoạn 3: Hẹp khe khớp vừa
Giai đoạn 4: Hẹp khe khớp nhiều kèm theo đặc xương dưới sụn [14]
• Chụp cắt lớp vi tính:
Chụp CT có thể phát hiện được những tổn thương nhỏ của sụn khớp và phần
xương dưới sụn, tuy nhiên phương pháp này không được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam
vì giá thành cao và không thật cần thiết với mục đích chẩn đoán.


Chụp cộng hưởng từ:

Đây là kỹ thuật cho thấy hình ảnh và những biến đổi về cấu trúc của các tổ

chức mô mềm rất chính xác vì vậy có thể quan sát đánh giá được những tổn thương
của dây chằng, sụn chêm, xương dưới sụn, màng hoạt dịch, phần mềm quanh khớp.
Tuy nhiên giá thành của kỹ thuật này cao và kỹ thuật chụp phức tạp.


8



Nội soi khớp[15]:

Là phương pháp chuẩn đoán THK chính xác nhất. Nội soi khớp có thể nhìn
thấy trực tiếp vị trí và những tổn thương của sụn ở các mức độ khác nhau. Nội soi
khớp kết hợp sinh thiết màng hoạt dịch làm xét nghiệm tế bào chẩn đoán phân biệt
với các bệnh khác hoặc nghiên cứu định lượng một số cytokine dẫn tới tình trạng
thoái hóa sụn. Ngoài ra đây còn là một phương pháp điều trị THK.


Siêu âm khớp:

Tìm dịch trong khớp gối. Đây là kỹ thuật vừa dùng để chuẩn đoán vừa dùng
để hỗ trợ điều trị trong trường hợp phải chọc hút dịch.
1.3.5. Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối
a. Tiêu chuẩn Lequensne 1984[16]
 1. Hạn chế và hoặc đau khi cố gấp hoặc cố duỗi khớp gối.
 2. Hẹp khe khớp đùi – chày hoặc đùi- bánh chè.
 3. Gai xương và hoặc đặc xương dưới sụn và hốc xương.

Để sàng lọc: Áp dụng yếu tố 1 và 3
Để chẩn đoán: Áp dụng cả 3 yếu tố 1, 2 và 3

b. Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối Hội thấp khớp học Mỹ
(ACR)1986[17].
ACR-1986
Lâm sàng và xét nghiệm
Lâm sàng và X-Quang
Lâm sàng
Đau khớp gối kèm theo ít Đau khớp gối kèm theo ít Đau khớp gối kèm theo
nhất 5 trong 9 triệu chứng:

nhất 1 trong 3 triệu chứng:

ít nhất 3 trong 6 triệu

1.Tuổi trên 50
2.Cứng khớp dưới 30 phút

chứng:
1.Tuổi trên 50
1.Tuổi trên 50
2.Cứng khớp dưới 30 phút 2.Cứng khớp dưới 30

3.Lạo xạo khi cử động

phút
3.Lạo xạo khi cử động và 3.Lạo xạo khi cử động
gai xương trên X-quang

4.Đau đầu xương khi khám

4.Đau đầu xương khi


5.Sờ thấy phì đại xương

khám
5.Sờ thấy phì đại xương


9

6.Nhiệt độ da ấm không đáng

6.Nhiệt độ da ấm không

kể
7. Tốc độ máu lắng < 40 mm/h

đáng kể

8. Yếu tố dạng thấp < 1/40
9. Dịch khớp là dịch thoái
hóa
Độ nhạy 92%

Độ nhạy 91%

Độ nhạy 95%

Độ đặc hiệu 75%

Độ đặc hiệu 86%


Độ đặc hiệu 69%

c. Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối theo Hội thấp khớp học Mỹ (ACR)
1991[4].
X-Quang và xét nghiệm

Lâm sàng

1. Đau khớp gối

1. Đau khớp

2. Gai xương ở rìa khớp

2. Lạo xạo khi cử động

3. Dịch khớp là dịch thoái hóa

3. Cứng khớp dưới 30 phút

4.Tuổi > 40

4. Tuổi >38

5. Cứng khớp dưới 30 phút

5. Sờ thấy phì đại xương

6. Lạo xạo khi cử động

Chẩn đoán xác định khi có yếu tố 1,2 hoặc Chẩn đoán xác định khi có yếu tố
1,3,5,6

1,2,3,4

Hoặc 1,4,5,6

hoặc 1,2,5 hoặc 1,4,5

1.3.6. Điều trị thoái hóa khớp gối
Điều trị THK gối dựa trên nguyên tắc[19]:



Làm chậm quá trình hủy hoại khớp, ngăn sự thoái hóa sụn khớp
Giảm đau, duy trì khả năng vận động và tối thiểu hóa sự tàn phế.
a. Điều trị nội khoa.


10

• Thuốc điều trị triệu chứng tác dụng nhanh:

+ Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
NSAID chỉ có tác dụng kiểm soát triệu chứng của THK ít khi khỏi hoàn toàn.
+ Thuốc giảm đau:
Là nhóm thuốc có vai trò quan trọng trong điều trị THK, cách dùng thuốc
này theo sơ đồ bậc thang của tổ chức y tế thế giới (WHO).
+ Thuốc Corticoid:
Chống chỉ định dùng toàn thân vì tác dụng chưa rõ ràng và tác dụng phụ kéo

dài đặc biệt là người cao tuổi, người béo phì[14]. Tác dụng tiêm Corticoid tại khớp
chỉ có tác dụng tạm thời,trong thử nghiệm của Kirwan và Rankin tiêm corticoid
giảm mạnh triệu chứng trong vài tuần nhưng không có tác dụng lâu dài vì thế không
nên tiêm quá 3 đợt trong 1 năm[20].


Thuốc điều trị triệu chứng tác dụng chậm.

+ Acid hyaluronic (AH) dưới dạng hyaluronat.
+ Thuốc ức chế một số men tiêu sụn: Chodrosulf 400mg
+ Thuốc ức chế men tiêu protein: Glucosamin Sulfat
Các kỹ thuật mới ngày nay
+ Tiêm huyết tương tươi giàu tiểu cầu
+ Tiêm tế bào gốc từ mô mỡ tự thân vào khớp gối
• Không dùng thuốc:


Vật lý trị liệu, phục hồi chức năng: nhiệt trị liệu, châm cứu,điện châm đã
được chứng minh là có tác dụng tốt trong điều trị thoái hóa khớp gối[21].
b. Điều trị ngoại khoa.
Điều trị dưới nội soi khớp đơn thuần giai đoạn sớm hoặc phối hợp nạo những
phần bị tổn thương, cắt màng hoạt dịch viêm từng phần, tẩy gai xương.
Phẫu thuật chỉ định trong các trường hợp hạn chế chức năng nhiều hoặc đau
khớp không đáp ứng điều trị nội khoa.
Ghép sụn, cấy tế bào sụn tự thân, thay khớp giả.
1.4. ĐAU DO NGUYÊN NHÂN THẦN KINH Ở BỆNH NHÂN THK GỐI.


11


1.4.1. Đại cương về đau
a.Khái niệm[22]:
-

Đau là một cảm giác khó chịu, xuất hiện cùng lúc với tổn thương của các mô tế bào.
Đau là kinh nghiệm được lược giá bởi nhận thức chủ quan tùy theo từng người,
từng cảm giác về mỗi loại đau, là dấu hiệu của bệnh tật và phải tìm ra nguyên nhân

-

để chữa (Theo IASP)
Đau cũng được định nghĩa là cảm giác tạo ra bởi hệ thống thần kinh khi có tác động

-

tại các thụ thể cảm nhận đau (nociceptor).
Đau là một yếu tố quan trọng của sự sinh tồn. Nhờ biết đau mà con vật có phản
ứng, theo phản xạ hay kinh nghiệm, tránh không để tiếp tục bị chấn thương.
b. Các cơ sở của cảm giác đau.
* Cơ sở sinh học:
Cơ sở sinh học của cảm giác đau bao gồm cơ sở giải phẫu, sinh lý, sinh hóa, nó
cho phép giải mã được tính chất, thời gian, cường độ và vị trí của cảm giác đau. Cảm
giác đau xuất hiện tại vị trí tổn thương tuy là một cảm giác khó chịu nhưng là một
biểu hiện tích cực có giá trị báo động để cơ thể phản xạ đáp ứng lại nhằm loại trừ tác
nhân gây đau. Đau là kết quả của một quá trình sinh lý phức tạp gồm nhiều sự kiện và
có sự tham gia của nhiều yếu tố.

* Sự nhận cảm đau:
-


Thụ cảm thể:
Bắt đầu từ các thụ cảm thể phân bố khắp nơi trong cơ thể, gồm các loại thụ
cảm thể nhận cảm đau thuộc cơ học, hóa học, nhiệt và áp lực.

-

Các chất trung gian hóa học:
Cơ chế nhận cảm đau của các thụ cảm thể chưa được biết rõ ràng. Có thể các
tác nhân gây đau đã kích thích các tế bào tại chỗ giải phóng ra các chất trung gian
hóa học như các kinin (Bradykinin, serotonin, histamine), một số prostaglandin,


12

chất P…. các chất trung gian này sẽ tác động lên thụ thể cảm nhận đau làm khử cực
các thụ thể này và gây cảm giác đau.
-

Sự dẫn truyền cảm giác đau từ ngoại vi vào tủy sống.
Sự dẫn truyền cảm giác đau từ ngoại vi vào tủy sống do thân tế bào neuron
thứ nhất nằm ở hạch gai rễ sau đảm nhiệm. Các sợi thần kinh dẫn truyền cảm giác
(hướng tâm) gồm các loại có kích thước và tốc độ dẫn truyền khác nhau như sau:



Các sợi Aα và Aβ (týp I và týp II) là những sợi to, có bao myelin, tốc độ dẫn truyền

nhanh, chủ yếu dẫn truyền cảm giác bản thể (cảm giác sâu, xúc giác tinh).
 Các sợi Aδ (tuýp III) và C là những sợi nhỏ và chủ yếu dẫn truyền cảm giác đau,
nhiệt và xúc giác thô. Sợi Aδ có bao myelin mỏng nên dẫn truyền cảm giác đau

nhanh hơn sợi C không có bao myelin. Vì vậy người ta gọi sợi Aδ là sợi dẫn truyền
-

cảm giác đau nhanh, còn sợi C là sợi dẫn truyền cảm giác đau chậm.
Đường dẫn truyền cảm giác đau từ tủy sống lên não.
Đường dẫn truyền cảm giác đau, nhiệt và xúc giác thô (sợi Aδ và C) đi từ rễ
sau vào sừng sau tủy sống, ở đó các axon của neurone thứ nhất hay neurone ngoại
vi kết thúc và tiếp xúc với neurone thứ hai trong sừng sau tủy sống theo các lớp
khác nhau (lớp Rexed). Các sợi Aδ tiếp nối synapse đầu tiên trong lớp I (viền
Waldeyer) và lớp V, trong khi sợi C tiếp nối synapse đầu tiên trong lớp II (còn gọi là
chất keo Rolando).
Các sợi trục của neurone thứ hai này chạy qua mép xám trước và bắt chéo
sang cột bên phía đối diện rồi đi lên đồi thị tạo thành bó gai thị.



Bó tân gai thị: dẫn truyền lên các nhân đặc hiệu nằm ở phía sau đồi thị, cho cảm

giác và vị trí.

Bó cựu gai thị: dẫn truyền lên các nhân không đặc hiệu và lên vỏ não một cách
phân tán.
• Bó gai lưới thị: bó này có các nhánh qua thể lưới rồi từ thể lưới lên các nhân không
-

đặc hiệu ở đồi thị có vai trò hoạt hóa vỏ não.
Trung tâm nhận cảm đau:
Đồi thị (Thalamus) là trung tâm nhận cảm đau trung ương, có các tế bào
thuộc neurone cảm giác thứ ba. Khi có tổn thương đồi thị, xuất hiện cảm giác đau



13

đồi thị rất đặc hiệu ở nửa người bên đối diện (hội chứng thalamic): cảm giác lạnh
hoặc nóng bỏng rất khó chịu hành hạ mà bệnh nhân khó có thể mô tả và khu trú
được; đau thường lan tỏa và lan xiên; không đáp ứng với các thuốc giảm đau thông
thường; đôi khi lúc ngủ lại đau nhiều hơn, vận động thì giảm. Khám cảm giác nửa
người bên đối diện với tổn thương thấy hiện tượng loạn cảm đau (hyperpathic).
Từ neurone thứ ba ở đồi thị cho các sợi họp thành bó thị vỏ đi qua 1/3 sau
của đùi sau bao trong, qua vành tia tới vỏ não hồi sau trung tâm (hồi đỉnh lên vùng
SI và SII) và thùy đỉnh để phân tích và đưa ra quyết định đáp ứng:



Vùng SI phân tích đau ở mức độ tinh vi
VùngSII phân biệt về vị trí, cường độ, tần số kích thích (gây hiệu ứng vỏ não)


14

Hình 1.2. Dẫn truyền thần kinh [22]
c. Phân loại đau theo cơ chế gây đau[22].
Gồm có:

Đau do cảm thụ thần kinh (Nociceptive pain)
Đau do nguyên nhân thần kinh (Neuropathic pain)
Đau do căn nguyên tâm lý (Psychogenic pain)
Đau hỗn hợp (Mixed pain)




Đau do cảm thụ thần kinh (Nociceptive pain):
Đau do cảm thụ thần kinh là đau do thái quá về sự kích thích nhận cảm đau
tổn thương mà bắt đầu từ các thụ cảm thể nhận cảm tổn thương rồi dẫn truyền
hướng tâm về thần kinh trung ương; là cơ chế thường gặp nhất trong phần lớn các
chứng đau cấp tính (chấn thương, nhiễm trùng, thoái hóa…). Ở giai đoạn mạn tính,
người ta nhận thấy cơ chế này có trong những bệnh lý tổn thương dai dẳng ví dụ
như trong các bệnh lý khớp mạn hay trong ung thư.
Đau do cảm thụ thần kinh thường nhạy cảm với các thuốc giảm đau ngoại vi
hay trung ương và các phương pháp phong bế vô cảm.



Đau do nguyên nhân thần kinh (Neuropathic pain):
Đau thần kinh (neuropathic pain): do bị chèn ép thân, rễ hay đám rối thần
kinh (như đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm, hội chứng ống cổ tay, u bướu...),
một số trường hợp đau xảy ra trong bệnh cảnh di chứng tổn thương hay cắt đoạn
thần kinh ngoại vi như trong hiện tượng chi ma, zona, đau dây V, cắt đoạn thần
kinh, liệt hai chân…. Hiện tượng này được giải thích bằng cơ chế lạc đường dẫn
truyền như sau:
Tuy nhiên thực tế tính phức tạp của cơ chế là vừa trung ương vừa ngoại vi
nên người ta thường dùng thuật ngữ đau do nguyên nhân thần kinh (neuropathic)
hay đau do bệnh lý thần kinh mà không nghiêng về phần ngoại vi hay trung ương
của chứng đau.



Đau do căn nguyên tâm lý (Psychogenic pain)
Đau do căn nguyên tâm lý có đặc điểm: là những cảm giác bản thể hay nội
tạng, ám ảnh nhiều hơn là đau thực thụ, với sự mô tả phong phú, không rõ ràng



15

hoặc luôn thay đổi và thường lan tỏa, triệu chứng học không điển hình. Đau chỉ mất
đi khi người bệnh tập trung chú ý một vấn đề gì đó, thuốc chống đau không có tác
dụng với loại đau này. Thường gặp trong các trường hợp như: bệnh hysteria, bệnh
rối loại cảm xúc (trầm cảm), tự kỷ ám thị về bệnh tật, bệnh tâm thần phân liệt…Khi
phát hiện ra những trường hợp đau do căn nguyên tâm lý cần gửi bệnh nhân đến các
thầy thuốc chuyên khoa tâm lý hay tâm thần để điều trị.
Đau trong bệnh trầm cảm (depression) là hội chứng rất hay gặp. Nhiều
trường hợp trầm cảm là hậu quả của một bệnh đau thực thể có trước, sau đó chính
trầm cảm quay trở lại làm bệnh lý đau ngày càng tồi tệ, tạo nên một vòng xoắn bệnh
lý. Bệnh nhân có thể có triệu chứng đau rất đa dạng, không phù hợp với tổn thương
thực thể sẵn có, kèm theo mệt mỏi,lo bệnh,mất ngủ,giảm khả năng làm việc, điều trị
nhiều nơi không có kết quả. Điều trị các kiểu đau này cần dùng thuốc chống trầm
cảm kết hợp với liệu pháp tâm lý.


Đau hỗn hợp (Mixed pain)

Trong lâm sàng còn thường gặp chứng đau hỗn hợp (mixed pain) bao gồm cả
cơ chế đau nhận cảm và đau thần kinh hoặc thậm chí cả đau do tâm lý.
1.4.2. Đau do nguyên nhân thần kinh ở bệnh nhân THK gối
Thông thường đau do thoái hóa khớp gối là đau do kích thích quá mức các
thụ cảm thần kinh có thể do các cơ chế như[23]:
- Viêm màng hoạt dịch.
-Do kích thích của các vết rạn nứt nhỏ ở vùng đầu xương dưới sụn
- Mọc gai xương làm kéo căng các đầu mút thần kinh ở màng xương.
- Sự co kéo của dây chằng trong khớp.

- Viêm bao khớp hoặc bao khớp bị căng phồng do phù nề quanh khớp.
- Các cơ bị co thắt.
Trong giai đoạn đầu của THK gối đau chủ yếu là do cảm thụ thần kinh tuy
nhiên theo thời gian sụn khớp tổn thương ngày càng nặng nề dẫn đến tình trạng bào
mòn, bong sụn khớp kèm theo giảm chất lượng dịch khớp, khô khớp làm lộ các đầu
mút thần kinh ở lớp sâu dần dần tổn thương các sợi thần kinh này. Ngoài ra việc


16

mọc nhiều gai xương làm cho các gai xương này chọc vào màng xương, cân cơ và
dây chằng gây kích thích liên tục các dây thần kinh làm rối loạn nhận cảm của trung
tâm thần kinh trên não tạo ra các triệu chứng đau bất thường do thần kinh.

Hình 1.3. Cơ chế đau do nguyên nhân thần kinh ở bệnh nhân THK gối[43]
1.4.3. Các biểu hiện của đau do thần kinh
Khác với cảm giác đau thông thường hay gặp ở bệnh nhân đau do cảm thụ thần
kinh như cảm giác đau nhói, đau tức… đau do thần kinh có những biểu hiện rối loạn
cảm giác như kim châm, kiến bò, cảm giác tê bì, điện giật hay nóng rát xung quanh vị
trí tổn thương. Đây là những biểu hiện bất thường mà các bác sỹ lâm sàng cần chú ý
khai thác để tránh bỏ xót khi thăm khám bệnh nhân.


17

Hình 1.4. Các biểu hiện đau của đau do thần kinh[24]
1.4.4. Các thang điểm chẩn đoán đau do thần kinh
Đau là cảm giác chủ quan của từng người do đó việc đánh giác các mức độ
đau chỉ mang tính chất tương đối, không có các công cụ nào có thể cân đo, đong
đếm chính xác mức độ đau của người bệnh. Đau do nguyên nhân thần kinh là một

khái niệm khá mới được Hiệp hội đau quốc tế IASP đưa ra từ năm 1994 tuy nhiên
cũng đã có một số thang điểm được đưa ra để đánh giá về mức độ đau do nguyên
nhân này. Trên thế giới hiện tại có 5 thang điểm đau đang được áp dụng tương đối
rộng rãi ngoài ra cũng còn có nhiều thang điểm khác của các nhà lâm sàng tuy nhiên
nó chỉ mang tính cá nhân hoặc chỉ trong 1 nghiên cứu cụ thể chứ chưa được áp
dụng rộng rãi. Các thang điểm đau do thần kinh đang dùng hiện nay là: LANSS
(Leeds Assessment of neuropathic symptoms and signs), DN4 (Douleur
Neuropathique en 4 questions), NPQ (Neuropathic pain questionnaire), ID pain,


18

pain DETECT. Trong nghiên cứu của chúng tôi dùng 2 thang điểm LANSS và IDpain[24].
* LANSS là công cụ đầu tiên được phát triển nó bao gồm 5 triệu chứng lâm
sàng và 2 triệu chứng khi thăm khám và nó rất dễ ràng để chấm điểm tại các cơ sở y
tế (Bennett,2011)[25]. Thang điểm LANSS ban đầu được phát triển ở nghiên cứu
trên 60 bệnh nhân có đau mạn tính do nociceptor và đau do NP, sau đó được xác
nhận lại trong một nghiên cứu tiếp theo trên 40 bệnh nhân tương tự cho kết quả độ
nhạy và độ đặc hiệu ở nhóm thứ 2 là 85% và 80% so với chẩn đoán lâm sàng.
LANSS sau đó đã được thử nghiệm và xác nhận trong một số nghiên cứu Potter et
al,2003[26]; Yucel et al, 2004[27]; Kaki et al, 2005 [28] với độ nhạy và độ đặc hiệu
khác nhau từ 82% đến 91% và từ 80% đến 94% tương ứng với chẩn đoán lâm sàng.
Mặc dù LANSS không được thiết kế như một thước đo nhưng nó cũng đã cho thấy
sự nhạy cảm với hiệu quả điều trị (Khedr et al, 2005)[29].LANSS là một công cụ rất
có ích trong việc xác định đau do nguyên nhân thần kinh.Thang điểm LANSS có
điểm cao nhất là 24,thấp nhất là 0. Nếu điểm LANSS ≥ 12 nghĩ nhiều đến đau do
nguyên nhân thần kinh và ngược lại nếu điểm LANSS < 12 thì khả năng là đau do
cảm thụ thần kinh [24].
Triệu chứng
1.Cơn đau của bạn có cảm giác như bị chích, bị kim châm,

kiến bò…?
2.Vùng da bị đaucủa bạn nhìn có thấy khác như là có
chấm, đỏ hơn bình thường?
3. Bạn có những vùng nhạy cảm bất thường khi chạm vào
như khi vuốt nhẹ hoặc mặc quần áo chật?
4. Bạn có đột ngột cảm thấy xuất hiên cơn đau như bị điện
giật hay đau nhảy lên không?
5. Nhiệt độ da ở vùng bị đau của bạn có khác bình thường
ví dụ như là nóng hay bỏng rát hơn không?
6.Khám: cọ sát ngón tay vào vùng bị đau và vùng bình
thường bên đối diện bạn có thấy cảm giác như kim châm,
kiến bò hoặc bỏng rát ở bên bị đau hay không?
7. Khám: Ấn ngón tay vào vùng bị đau và vùng bình
thường bên đối diện bạn có cảm giác tê hoặc đau ở vùng bị



Không

5

0

5

0

3

0


2

0

1

0

5

0

3

0


19

đau hay không?
Tổng điểm
*ID-pain là thang điểm bao gồm 5 câu hỏi về cảm giác đau và 1 câu hỏi liên
quan đến việc đau nằm ở các khớp dùng để xác định đau do cảm thụ thần kinh
(nociceptive- pain); dùng thang điểm này không cần phải thăm khám lâm sàng
(Portenoy, 2006)[30].
Thang điểm ID-pain như sau: Điểm thấp nhất từ -1 đến 5. Khi điểm chấm
càng cao thì khả năng đau do nguyên nhân thần kinh càng lớn. Điểm cắt của thang
điểm là 2. Nếu ID-pain <2 thì là nociceptive-pain, còn ID-pain ≥ 2 thì khả năng
nhiều là neuropathic –pain.

Câu hỏi

Điểm

Không

1. Bạn có cảm giác đau như bị châm hoặc bị tiêm?

1

0

2. Bạn có cảm thấy nóng hay như bị đốt?

1

0

3. Bạn có cảm giác như bị tê liệt?

1

0

4. Bạn có cảm giác đau như bị sốc điện?
5. Bạn có cảm giác đau hơn khi chạm vào quần áo hay nẳm
trên gường?

1


0

1

0

6. Cơn đau có làm hạn chế vận động khớp của bạn?

-1

0

Tổng điểm
Ta có bảng so sánh giữa các thang điểm hiện đang được áp dụng


20

Hình 1.5. Các thang điểm đánh giá đau do nguyên nhân thần kinh [24]
1.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐAU DO NGUYÊN NHÂN THẦN KINH
Ở BỆNH NHÂN THK GỐI
1.5.1. Trên thế giới
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về THK gối từ nguyên nhân, cơ chế
bệnh sinh, đặc điểm lâm sàng cho đến điều trị…
Altman và cộng sự (1984) đưa ra cách phân loại bệnh THK nguyên phát và
thứ phát dựa vào việc tìm được hay không tìm được các nguyên nhân và yếu tố
nguy cơ. Ông cũng xây dựng tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp gối và khớp
háng dựa vào triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm. Các tiêu chuẩn này sau đó được
thông qua tại Hội thấp khớp học ở Mỹ (1986) đến nay vẫn được áp dụng[17].
Lequesne (1984) đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh hư khớp háng và gối dựa

vào X-quang và phân loại mức độ tổn thương của THK[16].


21

Đau do nguyên nhân thần kinh được Hiệp hội đau quốc tế (IASP) đưa ra từ
năm 1994 và đến 2008 được khẳng định lại từ đó có nhiều nghiên cứu về vấn đề
này trên các bệnh lý nội khoa như trong ung thư, trong bệnh Đái tháo đường, Zona
thần kinh, Đau dây V… Trong bệnh lý THK vấn đề đau do nguyên nhân thần kinh
cũng có nhiều đề tài nghiên cứu về nó như:


Hawker và các cộng sự (2008) nghiên cứu trên 143 bệnh nhân trong đó 52 bệnh
nhân THK háng và 91 bệnh nhân THK gối thấy rằng bệnh nhân THK có thể có cả



NP và noiciceptive pain[31].
Hochman và các cộng sự (2010) nghiên cứu 80 bệnh nhân THK gối có sự xuất hiện

của đau NP [9].
• Hochman và các công sự (2011) nghiên cứu 171 bệnh nhân THK gối thấy có 28%


bệnh nhân có NP[8].
Ohtori (2012) nghiên cứu 92 bệnh nhân THK gối bằng DETECT pain thấy có 5,4%

bệnh nhân có NP, 15,2% có thể có NP[32].
• Shigemura và các cộng sự (2011) nghiên cứu 135 bệnh nhân THK háng thấy có



5,9% có NP và 12,6% có thể có NP[33].
Valdes và các cộng sự (2011) nghiên cứu 139 bệnh nhân THK thấy có 33,8% có

NP[34].
• Chappell và các cộng sự (2011) nghiên cứu về tác dụng củaDuloxentine và placebo
thấy tác dụng của duloxentime trên bệnh nhân THK có NP[10].
1.5.2. Tại Việt Nam
Ở Việt Nam vẫn còn ít nghiên cứu về THK gối.
Tác giả Đặng Hồng Hoa (1997) nhận xét một số đặc điểm lâm sàng và cận
lâm sàng của 42 bệnh nhân THK gối[35].
Nguyễn Mai Hồng (2001) nghiên cứu giá trị của nội soi trong chẩn đoán và
điều trị THK gối, kết quả 100% bệnh nhân trước điều trị đau khớp ở mức độ
nặng,sau điều trị chỉ còn đau ít hoặc không đau[36].
Nguyễn Tiến Bình và cộng sự đã tiến hành cắt lọc tổ chức thoái hóa điều trị
bệnh THK gối bằng kỹ thuật nội soi và đạt kết quả khả quan [15].
Phạm Thị Cẩm Hưng (2004) đánh giá tác dụng điều trị nhiệt kết hợp vận
động trong điều trị THK gối[37].


22

Lê Thu Hà, Vũ Thị Thanh Hoa (2005) đánh giá bước đầu hiệu quả của bổ
xung chất nhầy vào dịch khớp (tiêm khớp gối Sodium Hyaluronat) trong điều trị
THK gối cho thấy kết quả rất tốt.
Hiện tại chưa thấy nghiên cứu nào về vấn đề đau do nguyên nhân thần kinh ở
bệnh nhân THK gối.


23


CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Gồm tất cả các bệnh nhân điều trị tại khoa cơ- xương- khớpviện Bạch Mai,
khoa khớp bệnh viện E và bệnh nhân đến khám tại phòng khám cơ-xương-khớp bệnh
viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 11/2014 đến tháng 9/2015 được chẩn đoán THK gối
theo tiêu chuẩn của Hội thấp khớp học Mỹ (ACR) 1991.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
Chọn bệnh nhân theo tiêu chuẩn chẩn đoán THK gối của Hội thấp khớp học
Mỹ (ACR) 1991 dựa vào lâm sàng và xét nghiệm:
X-Quang và xét nghiệm
Lâm sàng
1. Đau khớp gối
1. Đau khớp
2. Gai xương ở rìa khớp
2. Lạo xạo khi cử động
3. Dịch khớp là dịch thoái hóa
3. Cứng khớp dưới 30 phút
4.Tuổi > 40
4. Tuổi >38
5. Cứng khớp dưới 30 phút
5. Sờ thấy phì đại xương
6. Lạo xạo khi cử động
Chẩn đoán xác định khi có yếu tố 1,2 hoặc Chẩn đoán xác định khi có yếu tố
1,3,5,6
1,2,3,4
Hoặc 1,4,5,6
hoặc 1,2,5 hoặc 1,4,5
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

- Bệnh nhân được chẩn đoán THK gối thứ phát sau khi bị gãy xương, tổn
thương sụn chêm, dây chằng do chấn thương; trong các bệnh: viêm khớp dạng thấp,
viêm khớp nhiễm khuẩn,gút,Paget, Canxi hóa sụn khớp, Hemophilie, Đái tháo
đường, cường cận giáp…
- Bệnh nhân có đau dây thần kinh tọa.
- Bệnh nhân không hợp tác tham gia nghiên cứu.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bệnh nhân được sử dụng một mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất để thu
thập các thông tin về lâm sàng và cận lâm sàng.


24

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Theo phương pháp mô tả cắt ngang
2.2.2. Nội dung nghiên cứu
* Các chỉ số lâm sàng trong nghiên cứu
- Tuổi:
-Giới:
-Nghề nghiệp: chia làm 2 nhóm
+ Nhóm 1: những người lao động chân tay, công việc nặng nhọc
+ Nhóm 2: Những người lao động trí óc, công việc nhẹ nhàng
- Tiền sử: các bệnh đã mắc, các thuốc đã dùng gần đây…
-Bệnh sử:
Thời gian bắt đầu bị đau khớp gối, tính chất đau,các triệu chứng khác kèm
theo
-

Các triệu chứng cơ năng:
+Dấu hiệu cứng khớp buổi sáng (phá gỉ khớp): Khi bệnh nhân ngủ dậy hoặc

sau khi ngồi lâu khớp gối bị cứng lại nên phải dùng tay để kéo cẳng chân ra hoặc tự
vận động nhẹ nhàng cho đến khi bệnh nhân cảm thấy khớp “mềm” ra hoặc vận
động dễ dàng.
+ Mức độ đau khớp: đánh giá theo thang điểm VAS


25

Hình 2.1. Thước đo đau theo thang điểm VAS
Thang điểm VAS lượng giá cường độ đau theo các mức độ sau:
•Không đau : 0 điểm.
•Đau vừa
: 4-6 điểm
•Đau ít
:1-3 điểm
• Đau nhiều : 7-10 điểm
- Khám toàn thân:
+ Đo chiều cao, cân nặng từ đó tính ra chỉ số BMI
BMI= Cân nặng/(chiều cao)2= kg/m2
+ Phân loại theo 3 mức độ:
•Gầy(BMI ≤ 18,5)
•Trung bình(18,5< BMI < 22,9)
•Béo (BMI≥ 23)
+ Khám cơ xương khớp: khám khớp gối phát hiện các triệu chứng: Sưng,
nóng, đỏ, đau, hạn chế vận động, biến dạng, tràn dịch khớp, sờ thấy phì đại xương,
dấu hiệu bào gỗ, kén Baker, teo cơ.
*Các chỉ số cận lâm sàng trong nghiên cứu:
- Các xét nghiệm cơ bản: Công thức máu, sinh hóa máu, máu lắng được thực
hiện tại khoa xét nghiệm bệnh viện Bạch Mai
-Chụp X-quang khớp gối: Được thực hiện tại khoa chẩn đoán hình ảnh bệnh

viện Bạch Mai theo 2 tư thế thẳng, nghiêng. Kết quả đọc phim do bác sỹ chuyên
ngành chẩn đoán hình ảnh đọc. Các dấu hiệu đặc trưng trên X-quang cho THK là:
+ Gai xương:
+ Khe khớp hẹp không đều
+Đặc xương dưới sụn
+Hình hốc xương
-Siêu âm khớp gối: tìm dịch trong khớp gối


×