Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Những điểm mới của BLDS 2015 về quyền định đoạt tài sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.22 KB, 17 trang )

Đề tài: Những điểm mới của Bộ Luật dân sự 2015 về quyền định đoạt tài sản
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Pháp luật dân sự là trong những ngành luật quan trọng trong hệ thống pháp luật
Việt Nam. Luật dân sự luôn là đối tượng quan tâm hàng đầu của đời sống cộng
đồng, bởi lẽ nó tác động trực tiếp vào đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội đến từng cá
nhân trong cộng đồng trong đó các quy định về quyền chiếm hữu là quyền không
kém phần quan trọng đối với đời sống cộng đồng. Mà ngày nay trong công cuộc đổi
mới toàn diện đất nước chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận
động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và nước ta trong thời kỳ
hội nhập đã tạo ra những biến đổi sâu sắc, to lớn về kinh tế, xã hội. Kinh tế, xã hội
ngày càng phát triển thì vấn đề về chiếm hữu ngày trở nên phổ biến và phức tạp, đòi
hỏi cần phải có một cơ chế điều chỉnh có hiệu quả tương thích và phù hợp. Vì thế,
trong các chế định của Bộ luật Dân sự 2015, quyền định đoạt là một trong những
chế định quan trọng. Nó giữ một vai trò to lớn, ý nghĩa quan trọng như vậy nên pháp
luật dân sự Việt Nam dành phần thứ hai trong Bộ luật Dân sự 2015. Trong quyền sở
hữu gồm: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt (quyền định đoạt từ
điều 192 đến điều 196). Vì thế, trong các chế định của Bộ luật Dân sự 2015,
“Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở
hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản”.
Trong khuôn khổ pháp luật hiện hành và thực tiễn không ít tranh chấp dân sự
liên quan đến quyền sở hữu tài sản trong thời gian qua dẫn đến các xung đột liên
quan đến pháp luật và cần đến tòa án để giải quyết. Qua trình xét xử vì còn những
quy định chưa chặt chẽ cụ thể của Bộ luật Dân sự năm 2015 về quyền định đoạt tài
sản nên dẫn đến các phán quyết của tòa án có tính thuyết phục không cao. Có những
bản án quyết định của Tòa án vẫn bị coi là “Chưa thấu tình đạt lý”…Sở dĩ còn tồn
tại những bất cập đó là do nhiều nguyên nhân trong đó phải kể đến là do các quy
định của pháp luật về quyền định đoant tài sản chưa đồng bộ, chưa cụ thể. Nhận
thức được ý nghĩa to lớn trên cả phương diện lí luận và thực tiễn như vậy nên tôi
chọn đề tài nghiên cứu: “Những điểm mới của Bộ Luật dân sự 2015 về quyền định
đoạt tài sản”.


2. Tình hình nghiên cứu đề
+ Bộ Luật Dân sự 2015 của Nhà xuất bản chính trị quốc gia do TS. Hoàng
Phong Hà, TS. Vũ Trọng Lâm chịu trách nhiệm xuất bản và nội dung.
+ Bộ Luật Dân sự 2005 của Nhà xuất bản Thống kê do Cát Văn Thành chịu
trách nhiệm xuất bản.
+ Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2004 của Nhà xuất bản chính trị quốc gia do TS.
Nguyễn Duy Hùng và Phạm Việt chịu trách nhiệm xuất bản và nội dung.
SVTH: LÊ XUÂN THANH -K713.LHV.KT

1


Đề tài: Những điểm mới của Bộ Luật dân sự 2015 về quyền định đoạt tài sản
+ Các bài giảng trong giáo trình luật dân sự của Trường Đại học Luật thành
phố Hồ Chí Minh do Tiến sĩ Phạm Kim Anh, Th.s Chế Mỹ Phương Đài làm chủ
biên.
+ Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ Luật Dân sự 2015 do PGS.TS
Đỗ Văn Đại, giảng viên trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh làm chủ biên.
+ Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2005, Viện Khoa học pháp lý - Bộ
Tư pháp, PGS.TS Hoàng Thế Liên làm chủ biên.
+ Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Tập I, Nxb.
CAND, Hà Nội, 2009.
+ Lê Đình Nghị (chủ biên), Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Tập 1, Nxb. Giáo
dục. Hà Nội, 2009.
+ PGS. TS Ngô Huy Cương, Bình luận các quy định về pháp nhân trong dự
thảo Bộ luật dân sự sữa đổi.
+ Hiến Pháp 2013 của nước CHXCN Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu
- Cung cấp những luận cứ khoa học về quyền sở hữu trong đó nhấn mạnh đến
quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu; những hạn chế về quyền định đoạt

- Tìm hiểu những điểm mới của Bộ Luật Dân sự 2015 về quyền định đoạt tài
sản.
4. Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề liên quan đến quyền định đoạt theo các quy định của Bộ Luật
Dân Sự và thực trạng áp dụng Bộ luật dân sự Việt Nam vào cuộc sống và tìm ra
những điểm mới về quyền định đoạt của Bộ luật dân sự 2015 so với Bộ Luật Dân sự
2005.
5. Phạm vi nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quyền định đoạt tài sản của chủ sở
hữu. Vấn đề này được tiếp cận theo chiều sâu và toàn diện trong hệ thống pháp luật
dân sự Việt Nam và đặc biệt là quy định của Bộ luật dân sự 2005, Bộ Luật Dân sự
2015.
6. Phương pháp nghiên cứu
Đánh giá các vấn đề trong luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin,
Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật. Tác giả còn kết hợp các phương
pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích, tổng hợp, so sánh, nghiên cứu lý thuyết,
khảo sát thực tiễn, kết hợp giữa lý luận với thực tiễn.
SVTH: LÊ XUÂN THANH -K713.LHV.KT

2


Đề tài: Những điểm mới của Bộ Luật dân sự 2015 về quyền định đoạt tài sản
7. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung của
bài khóa luận bao gồm 2 chương chính:
Chương 1: Tổng quan những quy định của pháp luật về quyền định đoạt tài
sản.
Chương 2: Những điểm mới về quyền định đoạt tài sản của Bộ Luật Dân sự

2015.

SVTH: LÊ XUÂN THANH -K713.LHV.KT

3


Đề tài: Những điểm mới của Bộ Luật dân sự 2015 về quyền định đoạt tài sản
CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN ĐỊNH
ĐOẠT TÀI SẢN
1.1. CÁC KHÁI NIỆM CHUNG
1.1.1. Khái niệm về tài sản
Tài sản luôn được coi là một điều kiện vật chất để duy trì các hoạt động trong
lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội. Nó là vấn đề trung tâm, cốt lõi của mọi quan hệ
xã hội nói chung và quan hệ pháp luật nói riêng. Tài sản là một công cụ của đời
sống xã hội nên khái niệm về tài sản không phải là một khái niệm thuần túy có tính
học thuật mà là một khái niệm có tính mục đích cao. Khái niệm này phải đáp ứng
được các nhu cầu cần thiết của xã hội. Tài sản không thể được xem xét tách rời các
giá trị xã hội.
Có thể hiểu tài sản là của cải được con người sử dụng. Với nghĩa tài sản luôn
gắn với một chủ thể xác định. Theo nghĩa này thì tài sản luôn biến đổi và phát triển
cùng với sự thay đổi của thời gian, của điều kiện xã hội, của sự nhận thức con
người về giá trị vật chất nên phạm vi của tài sản qua mỗi thời kì lại được nhìn nhận
ở một góc độ khác nhau. Có thể nhận thấy tài sản là khách thể của quyền sở hữu, nó
có thể là đối tượng của thế giới vật chất hoặc là kết quả của các hoạt động sáng tạo
tinh thần.
Tại Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 (Bộ luật dân sự hiện hành) quy định: “Tài
sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản” về những đối tượng nào
được coi là tài sản, theo đó, không chỉ những “vật có thực” mới được gọi là tài sản

mà cả những vật được hình thành trong tương lai cũng được gọi là tài sản.
Ngày nay, tài sản có thể được hiểu là bất cứ thứ gì có giá trị nằm trong sự
chiếm hữu của một chủ thể, đó là một khái niệm rộng và không giới hạn, luôn được
bồi đắp thêm bởi những giá trị mới mà con người nhận thức ra.
Theo quy định tại Điều 105 của Bộ luật Dân sự năm 2015 tài sản bao gồm vật,
tiền, giấy tờ có giá ( như trái phiếu, cổ phiếu, kỳ phiếu…) và các quyền tài sản ( như
quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, quyền đòi
nợ, quyền được nhận số tiền bảo hiểm đối với vật bảo đảm, quyền tài sản đối với
phần vốn góp trong doanh nghiệp, quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng…)
Điều 115 của Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Quyền tài sản là quyền trị
giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ,
quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác”. Vậy, quyền sở hữu trí tuệ được coi
là tài sản.
1.2.2. Khái niệm về quyền sở hữu tài sản
SVTH: LÊ XUÂN THANH -K713.LHV.KT

4


Đề tài: Những điểm mới của Bộ Luật dân sự 2015 về quyền định đoạt tài sản
Pháp luật dân sự là trong những ngành luật quan trọng trong hệ thống pháp luật
Việt Nam. Luật dân sự luôn là đối tượng quan tâm hàng đầu của đời sống cộng
đồng, bởi lẽ nó tác động trực tiếp vào đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội đến từng cá
nhân trong cộng đồng trong đó các quy định về quyền chiếm hữu là quyền không
kém phần quan trọng đối với đời sống cộng đồng. Mà ngày nay trong công cuộc đổi
mới toàn diện đất nước chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận
động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và nước ta trong thời kỳ
hội nhập đã tạo ra những biến đổi sâu sắc, to lớn về kinh tế, xã hội. Kinh tế, xã hội
ngày càng phát triển thì vấn đề về chiếm hữu ngày trở nên phổ biến và phức tạp, đòi
hỏi cần phải có một cơ chế điều chỉnh có hiệu quả tương thích và phù hợp.

Vì thế, trong các chế định của Bộ luật dân sự 2015, quyền sở hữu là một trong
những chế định quan trọng nhất. Theo TS. Nguyễn Hữu Huyên thì “Quyền sở hữu
là vấn đề xương sống của luật dân sự, là tiền đề của các quan hệ pháp luật dân sự
về tài sản.” Vì giữ một vai trò to lớn, ý nghĩa quan trọng như vậy nên pháp luật dân
sự Việt Nam dành chương VII của Bộ luật dân sự 2015 nói về phần tài sản (từ điều
105 đến điều 115) trong phần thứ hai của Bộ luật Dân sự 2015 quyền sở hữu được
quy định từ (từ điều 158 đến điều 273). Tại điều 158 Bộ luật dân sự 2015 quy định
“Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài
sản của chủ sở hữu theo quy định của luật”.
1.2. NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN ĐỊNH ĐOẠT
TÀI SẢN
1.2.1. Khái niệm quyền định đoạt tài sản
Theo quy định tại Điều 158 Bộ luật dân sự 2015, thì quyền sở hữu bao gồm:
quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo
quy định của luật (quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản; quyền sử
dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản; quyền định
đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó).
Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếm
hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản.
Quan điểm cho rằng: tài sản là đối tượng của quyền sở hữu. Như vậy, theo
quan điểm này muốn hiểu tài sản là gì thì trước tiên chúng ta phải hiểu quyền sở hữu
là gì? Tuy nhiên, khái niệm quyền sở hữu tại Điều 158 Bộ luật dân sự 2015 cũng chỉ
được đưa ra theo hướng liệt kê, theo đó “Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu,
quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật”.
Do đó, nếu áp dụng khái niệm này thì chúng ta lại bị rơi vào vòng luẩn quẩn định
nghĩa tài sản thông qua một khái niệm quyền sở hữu trong khi đó bản thân khái
niệm quyền sở hữu cũng chưa giải quyết được một cách triệt để, thậm chí còn là
phái sinh từ khái niệm tài sản.
SVTH: LÊ XUÂN THANH -K713.LHV.KT


5


Đề tài: Những điểm mới của Bộ Luật dân sự 2015 về quyền định đoạt tài sản
Từ những nhận định trên ta có khái quát về quyền định đoạt. Quyền định đoạt
về tài sản theo quy định của pháp luật được quy định cụ thể trong Bộ luật dân sự
2015. Theo đó, quyền định đọat tại Điều 192 Bộ luật dân sự 2015 được quy định
như sau: “Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ
quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản”.
Là một trong ba quyền năng của quyền sở hữu, quyền định đoạt tài sản được
hiểu là quyền quyết định số phận pháp lý của tài sản và quyền này được thể hiện ở
dưới hai góc độ.
Một là: Định đoạt về số phận thực tế của vật, tức là chủ thể có quyền định đoạt
vật làm cho vật không còn trên thực tế nữa như: tiêu dùng hết, hủy bỏ, hoặc từ bỏ
quyền sở hữu (vứt bỏ hoặc tiêu hủy tài sản đi). Trong việc định đoạt số phận thực tế
của vật, chủ thể định đoạt vật chỉ cần bằng hành vi của mình tác động trực tiếp đến
vật.
Hai là: Định đoạt số phận pháp lý của vật là việc chuyển giao quyền sở hữu
đối với tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác. Thông thường, việc định đoạt số
phận pháp lý của vật phải thông qua giao dịch dân sự phù hợp với ý chí của chủ sở
hữu. Các hình thức định đoạt số phận pháp lý rất đa dạng, có thể được định đoạt đối
với tài sản như bán, trao đổi, tặng cho, vay mượn, để thừa kế...Hoặc thông qua các
hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Việc chủ sở hữu, hoặc các chủ thể khác được chủ sở hữu định đoạt tài sản thực
hiện quyền định đoạt đối với tài sản sẽ làm chấm dứt hoặc thay đổi các quan hệ
pháp luật liên quan đến tài sản đó. Việc định đoạt tài sản phải tuân theo những điều
kiện nhất định quy định tại Điều 193 Bộ luật Dân sự năm 2015. Chủ sở hữu có thể
tự mình định đoạt hoặc ủy quyền cho người khác định đoạt tài sản thuộc sở hữu của
mình theo quy định tại Điều 194, 195 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Pháp luật quy định cho cá nhân là chủ sở hữu hoặc không phải chủ sở hữu có

quyền định đoạt tài sản, tuy nhiên cần phải đáp ứng những điều kiện nhất định về
năng lực hành vi và các trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
- Về năng lực hành vi: Việc định đoạt tài sản phải do người có năng lực hành vi
dân sự thực hiện theo quy định của pháp luật
- Trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về định đoạt tài sản: Trong
trường hợp pháp luật có quy định về trình tự, thủ tục định đoạt thì cần phải tuân thủ
theo trình tự, thủ tục đó.
Định đoạt tài sản là một trong ba quyền của chủ sở hữu đối với tài sản, được
thể hiện ở chỗ người chủ sở hữu có quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản của
mình cho người khác hoặc từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản ấy bằng cách tự mình

SVTH: LÊ XUÂN THANH -K713.LHV.KT

6


Đề tài: Những điểm mới của Bộ Luật dân sự 2015 về quyền định đoạt tài sản
bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, cho mượn, để thừa kế, từ bỏ hoặc bằng các hình
thức định đoạt khác.
Việc định đoạt phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện theo quy
định của pháp luật. Nếu pháp luật có quy định trình tự thủ tục định đoạt thì phải
thực hiện đúng trình tự, thủ tục ấy. Chủ sở hữu có thể ủy quyền định đoạt cho người
khác, người được ủy quyền phải thực hiện việc định đoạt phù hợp với ý chí và lợi
ích của chủ sở hữu. Quyền định đoạt bị hạn chế đối với tài sản bị kê biên, cầm cố,
thế chấp, vv. Trong các trường hợp khác do pháp luật quy định. Nhà nước có quyền
ưu tiên mua đối với tài sản đem bán là cổ vật, là di tích lịch sử, văn hóa. Trong
trường hợp pháp luật quy định quyền ưu tiên mua cho tổ chức, cá nhân khi bán, chủ
sở hữu phải dành quyền ưu tiên cho tổ chức, cá nhân đó.
1.2.2. Điều kiện thực hiện quyền định đoạt tài sản
Quyền định đoạt về tài sản theo quy định của pháp luật được quy định cụ thể

trong Bộ luật dậ sự 2015. Theo đó, quyền định đọat tại Điều 192 Bộ luật dân sự
2015 được quy định như sau: “Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở
hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản”.
Điều 193 Bộ luật dân sự quy định về điều kiện thực hiện quyền định đoạt
-Việc định đoạt tài sản phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện
không trái quy định của pháp luật.
- Trường hợp pháp luật có quy định trình tự, thủ tục định đoạt tài sản thì phải
tuân theo trình tự, thủ tục đó.
Quyền định đoạt tài sản là một quyền năng quan trọng của quyền sở hữu, bởi
nó liên quan đến việc quyết định số phận pháp lý của tài sản khi chuyển quyền sở
hữu tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác hoặc số phận thực tế của tài sản. Bởi
vậy, để bảo vệ quyền sở hữu tài sản của chủ sở hữu, pháp luật quy định khi định
đoạt tài sản phải tuân theo những điều kiện nhất định.
Pháp luật quy định cho cá nhân là chủ sở hữu hoặc không phải chủ sở hữu có
quyền định đoạt tài sản, tuy nhiên cần phải đáp ứng những điều kiện nhất định về
năng lực hành vi và các trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
- Về năng lực hành vi: Việc định đoạt tài sản phải do người có năng lực hành vi
dân sự thực hiện theo quy định của pháp luật.
Người định đoạt tài sản phải là người có năng lực hành vi dân sự thực hiện
theo quy định pháp luật. theo quy định tại điều 19 Bộ luật dân sự 2015 thì năng lực
hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập
quyền và nghĩa vụ dân sự. Bộ luật dân sự cũng quy định năng lực hành vi dân sự ở
từng độ tuổi nhất định phù hợp với khả năng nhận thức của người có tài sản. ngời
thành niên từ đủ 18 tuổi trở lên là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có toàn
SVTH: LÊ XUÂN THANH -K713.LHV.KT

7


Đề tài: Những điểm mới của Bộ Luật dân sự 2015 về quyền định đoạt tài sản

quyền định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu của mình, hoặc định đoạt tài sản thuộc
quyền sở hữu của người khác khi được người đó ủy quyền, trừ những trường hợp
người đó bị Tòa án tuyên là mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực
hành vi dân sự khi định đoạt tài sản. Pháp luật quy định những người dưới 18 tuổi
khi định đoạt tài sản phải có người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ những giao
dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày phù hợp với lứa tuổi của người đó.
Tuy nhiên, đối với những người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi nếu có tài sản
riêng thì có thể tự mình định đoạt tài sản mà không phải có sự đồng ỳ của người đại
diện theo pháp luật của người đó.
- Trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về định đoạt tài sản: Trong
trường hợp pháp luật có quy định về trình tự, thủ tục định đoạt thì cần phải tuân thủ
theo trình tự, thủ tục đó.
Đối với những tài sản mà pháp luật quy định trình tự, thủ tục định đoạt tài sản,
thì khi định đoạt tài sản người định đoạt tài sản phải tuân theo quy định đó. Những
tài sản pháp luật quy định trình tự, thủ tục định đoạt tài sản thường là các bất động
sản hoặc là các động sản phải đăng ký quyền sở hữu. Điều kiện này giúp các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quản lý, theo dõi sự biến động về tài sản; đồng thời
nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu và của những chủ thể khác
khi tham gia quan hệ pháp luật dân sự với nhau có liên quan đến tài sản.
1.2.3. Chủ thể có quyền định đoạt tài sản
Pháp luật hiện hành, mà cụ thể là Bộ luật dân sự 2015 quy định cho cho chủ sở
hữu và người không phải là chủ sở hữu có quyền định đoạt tài sản
Thứ nhất: Điều 194 là Bộ luật dân sự 2015 quy định cho chủ sở hữu có quyền
bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ hoặc thực hiện các hình thức định
đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật. Như vậy, pháp luật đã trao quyền rất
lớn cho chủ sở hữu khi thực hiện quyền định đoạt tài sản.
Thứ hai: Quyền định đoạt của người không phải là chủ sở hữu
Người không phải chủ sở hữu có quyền định đoạt tài sản sẽ có những hạn chế
và trong những trường hợp nhất định.
“Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo

ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật” (Điều 195 Bộ luật dân sự
2015).
Theo đó, chủ sở hữu có thể chuyển giao tài sản cho người khác sử dụng thông
qua hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật. Khi sử dụng, người hưởng dụng
(hay người không phải chủ sở hữu) phải sử dụng đúng tính năng, công dụng , đúng
phương thức. Người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình cũng có
quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản trong thời gian chiếm
SVTH: LÊ XUÂN THANH -K713.LHV.KT

8


Đề tài: Những điểm mới của Bộ Luật dân sự 2015 về quyền định đoạt tài sản
hữu. Người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là người chiếm
hữu mà không biết và không thể biết về việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn
cứ pháp luật.
Ví dụ: mua nhầm phải của kẻ gian mà không biết người bán tài sản không phải
là chủ sở hữu của tài sản ….
Trong trường hợp chủ sở hữu đòi lại tài sản, thì người chiếm hữu không có căn
cứ pháp luật nhưng ngay tình phải trả lại tài sản đó cho chủ sở hữu. Tuy nhiên,
người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình được quyền yêu cầu
người có hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích của mình đối với tài sản bồi
thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Người chiếm hữu tài sản không có căn
cứ pháp luật nhưng ngay tình sẽ trở thành chủ sở hữu tài sản theo những căn cứ về
thời hiệu theo quy định của pháp luật.
Quyền định đoạt tài sản của người không phải chủ sở hữu được quy định tại
Điều 195 Bộ luật dân sự 2015. Người không phải chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền
định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.
Trong giao dịch dân sự, các chủ thể không phải chủ sở hữu chỉ có quyền định đoạt
tài sản trong các trường hợp sau đây:

- Chủ thể được chủ sở hữu ủy quyền định đoạt tài sản. Việc ủy quyền định đoạt
tài là một dạng hợp đồng dân sự, theo đó người được ủy quyền phải định đoạt tài
sản theo những phương pháp và cách thức phù hợp với ý chí và lợi ích của chủ sở
hữu. Người được chủ sở hữu ủy quyền định đoạt tài sản cũng phải tuân theo những
điều kiện của pháp luật. ( theo điều 195 Bộ luật dân sự 2015).
- Theo quy định của pháp luật thì các chủ thể không phải chủ sở hữu được
quyền định đoạt tài sản.
Ví dụ: người sử dụng đất được thực hiện một số quyền mang tính chất định
đoạt như: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho, cho thuê lại, thừa kế,….
Hay người đại diện quyết định dùng tài sản của người được đại diện thực hiện việc
kinh doanh vì lợi ích của người được đại diện; Ban quản lý rừng đặc dụng có quyền
cho các tổ chức kinh tế thuê cảnh quan để kinh doanh du lịch sinh thái – môi trường
theo dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt; tiến hành hoặc hợp
tác với các tổ chức, nhà khoa học trong việc nghiên cứu khoa học theo kế hoạch đã
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (Luật bảo vệ và phát triển rừng
2004).
Như vậy, một người không phải chủ sở hữu của tài sản cụ thể, trong một giới
hạn nhất định có một số quyền năng đối với tài sản đó. Cụ thể người không phải chủ
sở hữu có quyền hưởng dụng thu lợi lợi ích từ tài sản, quyền định đoạt tài sản của
người khác trong giới hạn mà chủ sở hữu cho phép thông qua hợp đồng hoặc sự ủy
quyền có hiệu lực pháp luật.
1.2.4. Những hạn chế của quyền định đoạt tài sản (Điều 196 Bộ luật dân sự
2015)
SVTH: LÊ XUÂN THANH -K713.LHV.KT

9


Đề tài: Những điểm mới của Bộ Luật dân sự 2015 về quyền định đoạt tài sản
- Quyền định đoạt chỉ bị hạn chế trong trường hợp do luật quy định.

- Khi tài sản đem bán là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hóa theo quy định
của Luật di sản văn hóa thì Nhà nước có quyền ưu tiên mua.
Trường hợp cá nhân, pháp nhân có quyền ưu tiên mua đối với tài sản nhất định
theo quy định của pháp luật thì khi bán tài sản, chủ sở hữu phải dành quyền ưu tiên
mua cho các chủ thể đó.
Ví dụ: Chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên công ty TNHH hai thành
viên có những hạn chế sau: “Trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 45 của Luật
này, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển
nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy
định sau đây:
1. Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng
với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện;
2. Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu các thành
viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn ba mươi
ngày, kể từ ngày chào bán” ( Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2005).

CHƯƠNG 2.
ĐIỂM MỚI CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015
SVTH: LÊ XUÂN THANH -K713.LHV.KT

10


Đề tài: Những điểm mới của Bộ Luật dân sự 2015 về quyền định đoạt tài sản
VỀ QUYỀN ĐỊNH ĐOẠT TÀI SẢN
2.1. ĐIỂM MỚI VỀ KHÁI NIỆM QUYỀN ĐỊNH ĐOẠT TÀI SẢN
Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản theo
hướng tách bạch giữa quan hệ thực tế của người chiếm hữu với tài sản và quan hệ
giữa chủ sở hữu với chủ thể có quyền khác đối với tài sản khi có lợi ích trên cùng
một tài sản. Bên cạnh việc kế thừa có sửa đổi quy định về quyền sở hữu, Bộ luật bổ

sung chế định quyền khác đối với tài sản với nội hàm là quyền của chủ thể trực tiếp
nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác, bao gồm 3
quyền: Quyền đối với bất động sản liền kề; Quyền hưởng dụng; và Quyền bề
mặt. Trong phạm vi bài viết này xin trao đổi một số nội dung để làm rõ quy định về
Quyền bề mặt - lần đầu tiên được quy định trong Bộ luật dân sự.
Một tổ chức, cá nhân muốn chuyển giao quyển sở hữu, từ bỏ quyền sở hữu,
tiêu dùng hoặc tiểu hủy tài sản khi có đủ các điều kiện sau:
- Việc định đoạt tài sản phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiên
không trái quy định của pháp luật.
- Trường hợp pháp luật có quy định trình tự, thủ tục định đoạt tài sản thì phải
tuân theo trình tự, thủ tục đó.
Điều 195 Bộ Luật Dân sự 2005 quy định “Quyền định đoạt là quyền chuyển
giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó”.
Điều 192 Bộ luật dân sự 2015 quy định cụ thể hơn Bộ luật Dân sự 2005, đồng
thời, bổ sung quy định “từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản”.
2.2. ĐIỂM MỚI VỀ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN QUYỀN ĐỊNH ĐOẠT
TÀI SẢN
Điều 196 Bộ Luật dân sự 2005 quy định
- Việc định đoạt tài sản phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện
theo quy định của pháp luật.
- Trong trường hợp pháp luật có quy định trình tự, thủ tục định đoạt tài sản thì
phải tuân theo trình tự, thủ tục đó.
Căn cứ Điều 193 Bộ luật Dân sự 2015
Ngoài các quy định về điều kiện thực hiện quyền định đoạt như BLDS 2005,
BLDS 2015 bổ sung quy định sau:
Việc định đoạt tài sản phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện
không trái quy định pháp luật.
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân
sự và nghĩa vụ dân sự. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau,
SVTH: LÊ XUÂN THANH -K713.LHV.KT


11


Đề tài: Những điểm mới của Bộ Luật dân sự 2015 về quyền định đoạt tài sản
năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi
người đó chết. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế, trừ trường
hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của
mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
Nếu năng lực pháp luật dân sự là tiền đề là quyền dân sự của mỗi chủ thể thì
năng lực hành vi dân sự là khả năng hành dộng của chính chủ thể dể thực hiện
quyền và nghĩa vụ của họ. Ngoài ra năng lực hành vi dân sự còn bao hàm vả năng
lực tự chịu trách nhiệm dân sự khi vi phạm nghĩa vụ dân sự.
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân không giống nhau mà phụ thuộc vào lưới
tuổi, thể chất của mỗi cá nhân vì những cá nhân khác nhau, có nhận thức khác nhau
về hành vi và hậu quả của hành vi mà họ thực hiện.
Như vậy, một chủ thể muốn định đoạt tài sản thì phải thỏa mãn đủ điều kiện về
hành vi dân sự không làm trái với quy định của pháp luật.
2.3. ĐIỂM MỚI VỀ CHỦ THỂ SỞ HỮU CỦA QUYỀN ĐỊNH ĐOẠT TÀI
SẢN
Điều 197. Quyền định đoạt của chủ sở hữu 2005 quy định
"Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ
hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật
đối với tài sản".
Quy định về quyền định đoạt của chủ sở hữu tại Điều 197 Bộ luật Dân sự năm
2005 thực chất không phải là một nội dung mới mà nội dung này được tách từ đoạn
2 của Điều 201 Bộ luật Dân sự năm 1995. Cũng như quyền chiếm hữu, quyền sử
dụng, chủ sở hữu tất nhiên có quyền định đoạt đối với tài sản, và chủ sở hữu có thể
thực hiện bất cứ dạng quyền định đoạt nào đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của

mình, trừ trường hợp pháp luật cấm họ thực hiện việc định đoạt tài sản đó vì lợi ích
cộng đồng.
Ví dụ: A là chủ sở hữu một chiếc xe máy, chiếc xe máy đã hỏng, A không thể
định đoạt việc từ bỏ chiếc xe máy bằng cách vứt chiếc xe máy xuống sông, vì làm
như vậy sẽ gây ô nhiễm môi trường, nhưng A lại có quyền định đoạt chiếc xe máy
bằng cách khác: bán như sắt vụn...
Căn cứ Điều 194 Bộ luật Dân sự 2015
Tương ứng với khái niệm quyền định đoạt, quyền định đoạt của chủ sở hữu bổ
sung thêm cụm từ “tiêu dùng, tiêu hủy”.

SVTH: LÊ XUÂN THANH -K713.LHV.KT

12


Đề tài: Những điểm mới của Bộ Luật dân sự 2015 về quyền định đoạt tài sản
Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền
sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với
quy định pháp luật đối với tài sản.
2.4. ĐIỂM MỚI VỀ QUYỀN ĐỊNH ĐOẠT CỦA NGƯỜI KHÔNG PHẢI
LÀ CHỦ SỞ HỮU
Quyền định đoạt của người không phải là chủ sở hữu quy định tài điều 198 của
Bộ luật dân sự 2005.
"Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản
theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.
Người được chủ sở hữu ủy quyền định đoạt tài sản phải thực hiện việc định
đoạt phù hợp với ý chí, lợi ích của chủ sở hữu".
Trong giao dịch dân sự không chỉ có chủ sở hữu định đoạt tài sản, mà còn có
thể là chủ thể khác không phải là chủ sở hữu định đoạt tài sản. Các chủ thể không
phải là chủ sở hữu chỉ được quyền định đoạt tài sản trong các trường hợp sau đây:

- Chủ thể được chủ sở hữu ủy quyền định đoạt tài sản. Việc ủy quyền định đoạt
tài sản là một dạng hợp đồng dân sự, theo đó, người được ủy quyền định đoạt tài sản
theo những phương pháp và cách thức phù hợp với ý chí và lợi ích của chủ sở hữu.
Người được chủ sở hữu ủy quyền định đoạt tài sản phải tuân theo những điều kiện
quy định tại Điều 196 Bộ luật Dân sự năm 2005.
- Theo quy định pháp luật các chủ thể không phải là chủ sở hữu được quyền
định đoạt tài sản. Ví dụ: người sử dụng đất được thực hiện một số quyền mang tính
chất định đoạt như: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho, cho thuê lại,
thừa kế...
Căn cứ điều 195 Quyền định đoạt của người không phải là chủ sở hữu của Bộ
luật dân sự 2015 thì quy định:
Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy
quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật.
Quy định này ngắn ngọn, dễ hiểu hơn so với Bộ luật dân sự 2005.
2.5. ĐIỂM MỚI VỀ HẠN CHẾ QUYỀN ĐỊNH ĐOẠT TÀI SẢN
Theo quy định tại Điều 196 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì việc định đoạt tài sản
phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện theo quy định của pháp luật
(người có năng lực hành vi dân sự là người có khả năng bằng hành vi của mình xác
lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự). Trong trường hợp pháp luật có quy định
trình tự, thủ tục định đoạt tài sản thì phải tuân theo trình tự, thủ tục đó.
Theo quy định tại Điều 199 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì:
SVTH: LÊ XUÂN THANH -K713.LHV.KT

13


Đề tài: Những điểm mới của Bộ Luật dân sự 2015 về quyền định đoạt tài sản
- Quyền định đoạt chỉ bị hạn chế trong trường hợp do pháp luật quy định;
- Khi tài sản đem bán là di tích lịch sử, văn hoá thì Nhà nước có quyền ưu tiên
mua. Ví dụ: ông S có sở hữu ngôi nhà cổ có giá trị lịch sử, văn hóa. Vậy khi ông S

bán ngôi nhà này thì trước tiên phải dành quyền ưu tiên mua cho Nhà nước.
Trong trường hợp pháp nhân, cá nhân, chủ thể khác có quyền ưu tiên mua đối
với tài sản nhất định theo quy định của pháp luật thì khi bán tài sản, chủ sở hữu phải
dành quyền ưu tiên mua cho các chủ thể đó.
Ví dụ: anh A và anh B chung tiền mua một ngôi nhà, khi anh A muốn bán phần
quyền sở hữu của mình thì phải dành quyền ưu tiên mua cho anh B.
Điểm mới của hạn chế quyền định đoạt được quy định tại điều 196 của Bộ luật
dân sự 2015 như sau:
1. Quyền định đoạt chỉ bị hạn chế trong trường hợp do luật quy định.
2. Khi tài sản đem bán là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hóa theo quy định
của Luật di sản văn hóa thì Nhà nước có quyền ưu tiên mua.
Trường hợp cá nhân, pháp nhân có quyền ưu tiên mua đối với tài sản nhất định
theo quy định của pháp luật thì khi bán tài sản, chủ sở hữu phải dành quyền ưu tiên
mua cho các chủ thể đó.
Quyền định đoạt là một quyền năng quan trọng của chủ sở hữu trong việc
quyết định số phận pháp lý hoặc số phận thực tế của tài sản. Theo quy định của Bộ
luật Dân sự, quyền định đoạt đối với tài sản cũng có thể do chủ thể khác không phải
là chủ sở hữu thực hiện theo ý chí của chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.
Với quy định như vậy, Bộ luật Dân sự bảo vệ quyền định đoạt của chủ sở hữu và các
chủ thể khác có quyền thực hiện quyền định đoạt tài sản, trừ trường hợp các chủ thể
thực hiện quyền định đoạt đối với tài sản pháp luật cấm lưu thông hoặc các chủ thể
thực hiện quyền định đoạt tài sản nhưng ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi
ích công cộng. Trên tinh thần đó, khoản 1 Điều 195 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy
định: quyền định đoạt chỉ bị hạn chế trong trường hợp do luật quy định.
Với quy định này của Bộ luật dân sự, tùy thuộc vào yêu cầu quản lý nhà nước,
quản lý xã hội mà Nhà nước ban hành các quy định hạn chế quyền định đoạt đối với
từng loại chủ thể nhất định hoặc đối với tất cả các chủ thể thực hiện quyền dân sự
trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các quy định này có ảnh
hưởng rất lớn đến việc bảo đảm quyền dân sự cho các chủ thể trong giao lưu dân sự,
đồng thời phải bảo đảm các yêu cầu chung của phát triển kinh tế bền vững.

Một số tài sản mà pháp luật quy định dành quyền ưu tiên mua cho một số tổ
chức, cá nhân, thì khi thực hiện quyền định đoạt tài sản, chủ sở hữu phải dành quyền
ưu tiên mua cho tổ chức, cá nhân đó.
SVTH: LÊ XUÂN THANH -K713.LHV.KT

14


Đề tài: Những điểm mới của Bộ Luật dân sự 2015 về quyền định đoạt tài sản
Ví dụ: Khi bán tài sản là cổ vật. di tích lịch sử, văn hóa, thì Nhà nước có quyền
ưu tiên mua.
Trên đây là những điểm mới cần lưu ý ở Bộ luật Dân sự mới 2015 về quyền
định đoạt. Bộ luật Dân sự 2015 đã giải quyết được những vấn đề tồn đọng, những
vấn đề xảy ra tranh cãi trong thời gian dài mà không tìm được cách giải quyết phù
hợp ở Bộ luật Dân sự cũ 2005.

SVTH: LÊ XUÂN THANH -K713.LHV.KT

15


Đề tài: Những điểm mới của Bộ Luật dân sự 2015 về quyền định đoạt tài sản
KẾT LUẬN
Bộ luật Dân sự là đạo luật rất quan trọng của mỗi quốc gia, có tác động trong
việc điều chỉnh các mối quan hệ cơ bản của xã hội, mỗi công dân, các gia đình, cơ
quan, tổ chức. Bộ luật Dân sự 2015 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông
qua ngày 24/11/2015, Bộ luật Dân sự 2015 được thông qua với 86.84% tổng số
phiếu tán thành, trong đó gồm 6 phần, 27 chương và 689 Điều với nhiều chế định
mới, tiến bộ, thể hiện một cách đầy đủ nhất với tính chất là luật chung và định
hướng cho việc xây dựng các văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự đặc

thù, xử lý bất cập của luật hiện hành, giải quyết được những vướng mắc trong thực
tiễn cuộc sống. Bộ luật Dân sự 2015 chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 0101-2017.
Hợp đồng dân sự là cơ sở quan trọng để xác định quyền, nghĩa vụ của chủ thể
tham gia vào quan hệ dân sự cụ thể đó. Việc định đoạt tài sản trong quyền sở hữu
của Bộ luật dân sự phù hợp với các quy định của pháp luật.
Qua phân tích, so sánh, tác giả đã đưa thêm những góc nhìn khác nhau về
quyền định đoạt tài sản giữa Bộ Luật Dân sự 2005 và Bộ Luật Dân sự 2015, tạo cơ
sở cho việc đánh giá và kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền sở hữu tài
sản. Đồng thời, tác giả cũng đi sâu vào phân tích vào chủ thểm điều kiện để thực
hiện quyền định đoạt một cách tốt nhất, đúng quy định của pháp luật
Việc định đoạt tài sản là một trong ba quyền của chủ sở hữu đối với tài sản,
được thể hiện ở chỗ người chủ sở hữu có quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản
của mình cho người khác hoặc từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản ấy bằng cách tự
mình bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, cho mượn, để thừa kế, từ bỏ hoặc bằng các
hình thức định đoạt khác. Việc định đoạt phải do người có năng lực hành vi dân sự
thực hiện theo quy định của pháp luật. Nếu pháp luật có quy định trình tự thủ tục
định đoạt thì phải thực hiện đúng trình tự, thủ tục ấy. Chủ sở hữu có thể ủy quyền
định đoạt cho người khác, người được ủy quyền phải thực hiện việc định đoạt phù
hợp với ý chí và lợi ích của chủ sở hữu. Quyền định đoạt bị hạn chế đối với tài sản
bị kê biên, cầm cố, thế chấp, vv. Trong các trường hợp khác do pháp luật quy định.
Nhà nước có quyền ưu tiên mua đối với tài sản đem bán là cổ vật, là di tích lịch sử,
văn hóa. Trong trường hợp pháp luật quy định quyền ưu tiên mua cho tổ chức, cá
nhân khi bán, chủ sở hữu phải dành quyền ưu tiên cho tổ chức, cá nhân đó.
Tuy nhiên, với phạm vi một đề tài nghiên cứu thuộc chương trình Đại học Luật
và cũng là lần đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này nên đề tài không tránh khỏi những
hạn chế, thiếu sót. Tác giả kính mong được quý thầy, cô giáo có những ý kiến đóng
góp để có thể đề tài được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

SVTH: LÊ XUÂN THANH -K713.LHV.KT


16


Đề tài: Những điểm mới của Bộ Luật dân sự 2015 về quyền định đoạt tài sản
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Tập I, Nxb.
CAND, Hà Nội, 2009.
[2] Lê Đình Nghị (chủ biên), Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Tập 1, Nxb.
Giáo dục. Hà Nội, 2009.
[3] PGS. TS Ngô Huy Cương, Bình luận các quy định về pháp nhân trong dự
thảo Bộ luật dân sự sữa đổi.
[4] Hiến Pháp 2013 của nước CHXCN Việt Nam.
[5] Bộ Luật Dân sự 2015 của Nhà xuất bản chính trị quốc gia do TS. Hoàng
Phong Hà, TS. Vũ Trọng Lâm chịu trách nhiệm xuất bản và nội dung.
[6] Bộ Luật Dân sự 2005 của Nhà xuất bản Thống kê do Cát Văn Thành chịu
trách nhiệm xuất bản.
[7] Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2005, Viện Khoa học pháp lý - Bộ
Tư pháp, PGS.TS Hoàng Thế Liên làm chủ biên.
[8] Các bài giảng trong giáo trình luật dân sự của Trường Đại học Luật thành
phố Hồ Chí Minh do Tiến sĩ Phạm Kim Anh, Th.s Chế Mỹ Phương Đài làm chủ
biên.
[9] Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ Luật Dân sự 2015 do PGS.TS
Đỗ Văn Đại, giảng viên trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh làm chủ biên.

SVTH: LÊ XUÂN THANH -K713.LHV.KT

17




×