Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đề thi học sinh giỏi môn địa 9 tỉnh hải dương năm học 2016 2017 có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.98 KB, 4 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI DƢƠNG

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH

ĐỀ CHÍNH THỨC

LỚP 9 - THCS - NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn: ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề thi gồm 01 trang)

Câu 1. (2,0 điểm)
1. Trình bày hiện tƣợng ngày đêm ở Bắc bán cầu từ ngày 21/3 đến ngày 23/9. Vì sao
ở xích đạo, độ dài ngày luôn bằng đêm?
2. Có ý kiến cho rằng: "Ở khu vực cực và khu vực cận chí tuyến đều ít mưa". Bằng
kiến thức Địa lí, em hãy cho biết quan điểm của mình về nhận định trên.
Câu 2. (2,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1. So sánh đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc ở nƣớc ta.
2. Xác định thời gian mùa khô, mùa mƣa tại trạm khí hậu TP. Hồ Chí Minh. Vì sao
mùa khô ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ diễn ra gay gắt hơn so với hai miền phía
bắc?
Câu 3. (1,0 điểm)
Trình bày đặc điểm phân bố dân cƣ giữa đồng bằng và đồi núi ở nƣớc ta. Sự phân bố
nhƣ vậy có khó khăn nhƣ thế nào đối với phát triển kinh tế - xã hội nƣớc ta?
Câu 4. (3,0 điểm) Cho bảng số liệu:
Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của nƣớc ta
(Đơn vị: tỉ USD)
Năm

2000



2005

2007

2011

14,5
32,4
48,6
96,9
Xuất khẩu
15,6
36,8
62,8
106,8
Nhập khẩu
1. Vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của nƣớc ta giai đoạn
2000-2011.
2. Nhận xét tình hình xuất, nhập khẩu của nƣớc ta. Giải thích sự biến động giá trị
xuất nhập khẩu của nƣớc ta trong giai đoạn 2000-2011.
Câu 5. (2,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và hiểu biết, hãy:
1. Trình bày hiện trạng phát triển công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ.
2. Phân tích thuận lợi về điều kiện tự nhiên cho phát triển ngành trồng cây lƣơng
thực ở Đồng bằng sông Hồng. Tại sao trong những năm gần đây, diện tích gieo trồng
cây lƣơng thực của vùng có xu hƣớng giảm?
...........................Hết..........................
Ghi chú: Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam, NXB Giáo dục để làm bài.
Họ và tên thí sinh:................................................... Số báo danh:.....................................
Giám thị số 1: ........................................... Giám thị số 2: ..................................................



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI DƢƠNG
CHÍNH THỨC

ĐÁP ÁN VÀ HƢỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
LỚP 9 - THCS - NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn: ĐỊA LÍ

(Đáp án và hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
Câu
1

Ý

1

Nội dung
Trình bày hiện tượng ngày đêm ở Bắc bán cầu từ ngày 21/3 đến ngày 23/9.
Vì sao ở xích đạo, độ dài ngày luôn bằng đêm?
- Hiện tượng ngày đêm ở Bắc bán cầu từ ngày 21/3 đến ngày 23/9:
+ Thời gian ngày lớn hơn đêm.
+ Sự thay đổi:
. Từ 21/3 đến 22/6, ngày dài dần, đêm ngắn dần.
. Từ 22/6 đến 23/9, ngày ngắn dần, đêm dài dần.
- Giải thích hiện tượng ở xích đạo, độ dài ngày luôn bằng đêm:
Trái Đất nghiêng 23027' trong khi chuyển động xung quanh Mặt Trời gây
ra ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa và theo vĩ độ. Tuy nhiên đƣờng

biểu hiện trục Trái Đất và đƣờng phân chia sáng tối luôn luôn cắt ở xích đạo.

Điểm
1,0

0,25
0,25
0,25
0,25

(Thí sinh có thể diễn đạt cách khác nhưng đúng vẫn cho điểm tối đa).

Có ý kiến cho rằng: "Ở khu vực cực và khu vực cận chí tuyến đều ít
mưa". Bằng kiến thức Địa lí, em hãy cho biết quan điểm của mình về
nhận định trên.

1,0

- Khu vực cực: nhiệt độ thấp, áp cao thống trị quanh năm; bốc hơi kém; gió
Đông cực lạnh, khô;...  ít mƣa.
- Khu vực cận chí tuyến có nơi mƣa nhiều, có nơi ít mƣa:
2
+ Nơi mƣa nhiều: khu vực cận chí tuyến có hoạt động của gió mùa, nơi
có hoạt động của dòng biển nóng (khu vực cận chí tuyến thuộc bờ đông của
các lục địa).
+ Nơi mƣa ít: nơi có gió mậu dịch, nơi có dòng biển lạnh (bờ tây các lục
địa) hoặc sâu trong lục địa rộng, ...
Kết luận: nhận định trên không hoàn toàn đúng.
So sánh đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc.


0,25

- Tƣơng đồng: đều là vùng núi, hƣớng nghiêng chung TB-ĐN...

0,25

0,25
0,25
1,0
0,25

- Khác biệt:
1

2

Vùng núi Đông Bắc
Vùng núi Tây Bắc
Vòng cung.
Tây bắc - đông nam.
Là vùng đồi núi thấp.
Là vùng có địa hình cao nhất nƣớc.
Sơn nguyên đá vôi, đồi núi Núi cao, núi trung bình, sơn nguyên,
thấp, trung bình, thung lũng cao nguyên đá vôi.
rộng.
(Trình bày theo cách diễn giải nhưng phải đảm bảo việc so sánh thì cho điểm tối đa).

Tiêu chí
Hƣớng địa hình
Đặc trƣng độ cao

Các dạng địa
hình chính

Xác định thời gian mùa khô, mùa mưa tại trạm khí hậu TP. Hồ Chí
Minh. Vì sao mùa khô ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ diễn ra gay

0,25
0,25
0,25
1,0


gắt hơn so với hai miền phía bắc?
- Xác định thời gian mùa mưa, mùa khô tại TP. Hồ Chí Minh:
+ Mùa mƣa: từ tháng 5 đến tháng 10.

0,25

+ Mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 4 (năm sau).

0,25

- Giải thích:

3

+ Hai miền phía bắc: Có mùa đông lạnh, mƣa ít nhƣng bốc hơi kém; mùa
xuân có độ ẩm không khí cao, mƣa phùn.

0,25


+ Ở Nam Bộ: Nhiệt độ cao quanh năm, gió Tín phong, mùa khô kéo dài,
ít mƣa, bốc hơi lớn, độ ẩm không khí thấp...

0,25

Trình bày đặc điểm phân bố dân cư giữa đồng bằng và đồi núi ở nước ta.
Sự phân bố như vậy có khó khăn như thế nào đối với phát triển kinh tế -

1,0

xã hội?
- Phân bố dân cư không đều, chưa hợp lý giữa đồng bằng và đồi núi:
+ Đồng bằng mức độ tập trung cao (1/4 diện tích, 3/4 dân số).

0,25

+ Đồi núi thƣa dân (1/4 dân số, 3/4 diện tích).

0,25

(Dẫn chứng có thể nêu ra các vùng tiêu biểu, không dẫn chứng cho 50% số điểm).

- Sự phân bố như vậy gây khó khăn:

4

+ Ở khu vực đồi núi: thiếu nhân lực (số, chất lƣợng), tài nguyên chƣa
đƣợc khai thác hợp lý...


0,25

+ Ở khu vực đồng bằng: thiếu tài nguyên, không gian hạn hẹp, sức ép
việc làm gay gắt...

0,25

Vẽ biểu đồ.

1,5

- Xử lý số liệu:

0,25

Bảng: Cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của nƣớc ta
(Đơn vị: %)
Năm
Hoạt động
Xuất khẩu
Nhập khẩu
- Vẽ biểu đồ:
1

2000

2005

2007


2011

48,2
51,8

46,8
53,2

43,6
56,4

47,6
52,4
1,25

+ Vẽ dạng miền. Dạng khác không cho điểm.
+ Thiếu hoặc sai tên biểu đồ, chú giải, khoảng cách năm trừ 0,25 điểm/yếu tố.

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA NƢỚC TA
(Biểu đồ có giá trị tham khảo)


Nhận xét, giải thích.

1,5

- Nhận xét:
+ Giá trị xuất khẩu, nhập khẩu tăng nhanh và liên tục (dẫn chứng).

0,25


+ Cán cân xuất nhập khẩu: luôn nhập siêu (dẫn chứng).

0,25

+ Cơ cấu xuất, nhập khẩu:

2

. Tỉ trọng giá trị xuất khẩu giảm, tỉ trọng giá trị nhập khẩu tăng nhƣng
chƣa ổn định (dẫn chứng).

0,25

. Tỉ trọng giá trị xuất khẩu thấp hơn tỉ trọng giá trị nhập khẩu (dẫn
chứng).

0,25

(không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không đúng cho 50% số điểm).

- Giải thích sự biến động giá trị xuất nhập khẩu:

5
1

Tăng nhanh và liên tục do:
+ Đƣờng lối mở cửa (đa dạng hóa, đa phƣơng hóa).

0,25


+ Năng lực sản xuất và nhu cầu trong nƣớc tăng (CNH-HĐH).

0,25

Trình bày hiện trạng phát triển công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ.

1,0

- Là vùng chiếm tỉ trọng công nghiệp cao nhất cả nƣớc.

0,25

- Công nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP của vùng.

0,25

- Cơ cấu ngành đa dạng, cân đối (diễn giải).

0,25

- Nhiều trung tâm công nghiệp lớn, rất lớn (dẫn chứng).

0,25

Phân tích thuận lợi về điều kiện tự nhiên cho phát triển ngành trồng cây
lương thực ở Đồng bằng sông Hồng. Tại sao trong những năm gần đây,
diện tích gieo trồng cây lương thực của vùng có xu hướng giảm?

1,0


- Thuận lợi về tự nhiên:

2

+ Địa hình, đất đai: đất phù sa tốt, diện tích lớn trên địa hình bằng phẳng
(diễn giải).

0,25

+ Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa (diễn giải).

0,25

+ Thủy văn: sông ngòi dày, nhiều nƣớc (diễn giải)

0,25

(không phân tích, diễn giải cho 50% số điểm).

- Giải thích hiện tượng: do chủ trƣơng thay đổi cơ cấu ngành nông nghiệp
(giảm trồng cây lƣơng thực, tăng trồng hoa màu, cây ăn quả, thủy sản...); các
nguyên nhân khác (do đô thị hóa - CNH, nông dân không canh tác...).
ĐIỂM TOÀN BÀI
........................... Hết .........................

0,25

10,0




×