Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Thiết kế và xây dựng cơ sở dữ liệu truyền thanh tại đài tiếng nói việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 81 trang )

Thiết kế và xây dựng cơ sở dữ liệu truyền thanh tại Đài tiếng nói Việt Nam

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

Họ và tên tác giả luận văn
ĐỖ HỒNG AN

TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN

THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU TRUYỀN
THANH
TẠI ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
Chuyên ngành : ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
TS. BÙI VIỆT KHÔI

Hà Nội – Năm 2010

Đỗ Hồng An
Cao học Điện tử 1

1

Đại học Bách khoa Hà Nội



Thiết kế và xây dựng cơ sở dữ liệu truyền thanh tại Đài tiếng nói Việt Nam

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................4
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .........................................5
DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ.................................................................................6
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU...............................................9
1.1. Khái niệm cơ sở dữ liệu.........................................................................................................9
1.2. Sự cần thiết của các hệ cơ sở dữ liệu ....................................................................................9
1.3. Mô hình kiến trúc tổng quát cơ sở dữ liệu 3 mức .............................................................10
1.4. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (HQTCSDL)..............................................................................12
1.5. Các đối tượng sử dụng CSDL .............................................................................................13
1.5.1. Đối tượng trực tiếp .......................................................................................................................... 13
1.5.2. Đối tượng gián tiếp ......................................................................................................................... 14

1.6. Các mô hình cơ sở dữ liệu ...................................................................................................15
1.61 Khái niệm kiểu mô hình dữ liệu (Data model)................................................................................. 15
1.6.2 Khái niệm kiểu mô hình CSDL phân cấp (Hierarchy Data Model) ............................................... 15
1.6.3 Mô hình CSDL mạng (Network Data Model)................................................................................. 16
1.6.4 Khái niệm mô hình CSDL quan hệ.................................................................................................. 17

CHƯƠNG 2: KỸ THUẬT THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU ..................................21
2.1. Các bước thiết kế một cơ sở dữ liệu ...................................................................................21
2.2. Mô hình dữ liệu quan hệ ER(Entity Relationship Model) ...............................................22
2.2.1. Khái niệm mô hình dữ liệu quan hệ E-R ........................................................................................ 22
2.2.2. Kiểu thực thể (Entity type), thuộc tính (Attributes), khóa (Keys) ................................................. 23
2.2.3. Liên kết, kiểu liên kết và các ràng buộc liên kết ............................................................................ 25
2.2.4. Kiểu thực thể yếu (Weak Entity) .................................................................................................... 27
2.2.6. Các bước xây dựng sơ đồ ER ......................................................................................................... 27


2.3. Chuyển từ mô hình ER sang mô hình quan hệ .................................................................28
2.4. Phụ thuộc hàm (Functional Dependencies) .......................................................................29
2.5. Các dạng chuẩn của quan hệ ..............................................................................................30
2.5.1. Sự cần thiết chuẩn hóa dữ liệu........................................................................................................ 30
2.5.2. Định nghĩa các dạng chuẩn ............................................................................................................. 31
2.5.3. Phép phân rã các lược đồ quan hệ .................................................................................................. 39

2.6. Ngôn ngữ cơ sở dữ liệu ........................................................................................................41
2.6.1. Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu .......................................................................................................... 41
2.6.2. Ngôn ngữ thao tác dữ liệu............................................................................................................... 41

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG CSDL PHÁT THANH TẠI ĐÀI
TIẾNG NÓI VIỆT NAM........................................................................................43
3.1. Phân tích nhu cầu của đề tài ...............................................................................................43
3.2 Hiện trạng Cơ sở dữ liệu tại Đài tiếng nói Việt Nam.........................................................44
3.2.1 Mô tả phần cứng............................................................................................................................... 44
3.2.2 Mô tả Cơ sở dữ liệu.......................................................................................................................... 47

Đỗ Hồng An
Cao học Điện tử 1

2

Đại học Bách khoa Hà Nội


Thiết kế và xây dựng cơ sở dữ liệu truyền thanh tại Đài tiếng nói Việt Nam

3.3 Thiết kế Cơ sở dữ liệu truyền thanh ...................................................................................50

3.3.1 Phân tích yêu cầu bài toán ............................................................................................................... 50
3.3.2 Lựa chọn hệ quản trị CSDL. ............................................................................................................ 52
3.3.3 Thiết kế mô hình ER cho CSDL...................................................................................................... 54
3.3.4 Thiết kế cơ sở dữ liệu vật lý............................................................................................................. 57

3.5 Xây dựng CSDL truyền thanh.............................................................................................69
3.5.1 Tên và các thuộc tính của CSDL ..................................................................................................... 69
3.5.2 Tạo cơ sở dữ liệu PHATTHANH .................................................................................................... 69
3.5.3 Các thuộc tính của Cơ sở dữ liệu..................................................................................................... 71

CHƯƠNG 4 : THỬ NGHIỆM VÀ ĐỀ XUẤT .....................................................72
KẾT LUẬN ..............................................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................76
PHỤ LỤC.................................................................................................................77

Đỗ Hồng An
Cao học Điện tử 1

3

Đại học Bách khoa Hà Nội


Thiết kế và xây dựng cơ sở dữ liệu truyền thanh tại Đài tiếng nói Việt Nam

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Luận văn “Thiết kế và xây dựng Cơ sở dữ liệu truyền
thanh tại Đài tiếng nói Việt Nam” là công trình nghiên cứu riêng của tôi.
Các số liệu trong luận văn được sử dụng trung thực. Các số liệu có nguồn

trích dẫn, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong các công
trình nghiên cứu khác.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Bùi Việt Khôi giảng viên Khoa Điện tử Viễn
thông - trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã truyền đạt cho tôi kiến thức, tận tình
hướng dẫn tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Hà Nội, ngày 30 tháng 09 năm 2010.
Tác giả luận văn
ĐỖ HỒNG AN

Đỗ Hồng An
Cao học Điện tử 1

4

Đại học Bách khoa Hà Nội


Thiết kế và xây dựng cơ sở dữ liệu truyền thanh tại Đài tiếng nói Việt Nam

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CSDL

Cơ sở dữ liệu

HQTCSDL

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Database mangament system)

ER


Thực thể quan hệ ( Entity Relationship Model)

DDL

Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu (Data Definition Language)

DML

Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu (Data Manipulation Language)

IIS

Internet Information Server

LAN

Local Area NetWork

ODBC

Open Database Connectivity

RDBMS
SQL

Đỗ Hồng An
Cao học Điện tử 1

Relational Database Management System
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ

Structure Query Language

5

Đại học Bách khoa Hà Nội


Thiết kế và xây dựng cơ sở dữ liệu truyền thanh tại Đài tiếng nói Việt Nam

DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1

Mô hình kiến trúc tổng quát

Tr.11

Hình 2.1

Tiến trình thiết kế CSDL

Tr.21

Hình 2.2

Một số ký hiệu của thuộc tính ER

Tr.24

Hình 2.3


Mối quan hệ giữa các lớp dạng chuẩn lược đồ quan hệ

Tr.30

Hình 2.4

Các cấp chuẩn hóa quan hệ

Tr.39

Hình 3.1

Cấu trúc phần cứng hệ phát thanh đối nội

Tr.45

Hình 3.2

Cấu trúc phần cứng hệ phát thanh đối ngoại

Tr.46

Hình 3.3

Giao diện thể hiện dữ liệu của phần mềm Dalet

Tr.48

Hình 3.4


Giao diện thể hiện dữ liệu của phần mềm Netia

Tr.49

Hình 3.5

Mẫu phiếu thu chương trình

Tr.51

Hình 3.6

Các tập tin cơ sở dữ liệu SQL Server 2000

Tr.53

Hình 3.7

Mô hình quan hệ thực thể ER

Tr.56

Hình 3.8

Cấu trúc thư mục cha-con

Tr.57

Hình 3.9


Cấu trúc thư mục khối SXCT

Tr.58

Hình 3.10

Cấu trúc thư mục khối phóng viên

Tr.58

Hình 3.11

Cấu trúc thư mục toàn bộ

Tr.58

Hình 3.12

Ví dụ về thư mục cha con

Tr.59

Hình 3.13

Sơ đồ liên kết thực thể

Tr.67

Hình 3.14


Cơ sở dữ liệu phát thanh

Tr.69

Hình 3.15

Sơ đồ bảng CSDL

Tr.70

Hình 3.16

Sơ đồ CSDL Phát thanh

Tr.70

Hình 4.1

Mô hình kết nối

Tr.72

Đỗ Hồng An
Cao học Điện tử 1

6

Đại học Bách khoa Hà Nội



Thiết kế và xây dựng cơ sở dữ liệu truyền thanh tại Đài tiếng nói Việt Nam

MỞ ĐẦU
Ngày nay, thông tin được coi là một nhu cầu thiết yếu trong đời sống xã hội, là
công cụ để điều hành, quản lý, chỉ đạo của mỗi quốc gia, là phương tiện hữu hiệu để
mở rộng giao lưu hiểu biết giữa các quốc gia, dân tộc, là nguồn cung cấp tri thức
mọi mặt cho công chúng và là nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội. Các loại hình
thông tin rất đa dạng. Dựa vào phương thức thể hiện thông tin, có thể liệt kê ra các
thành phần chính như sau:thông tin bằng chữ viết, thông tin bằng tiếng nói, thông
tin bằng hình ảnh, thông tin trên mạng Internet. Là một cơ quan ngôn luận của Đảng
và Nhà nước, Đài Tiếng nói Việt Nam ngoài việc truyền tải thông tin bằng âm thanh
đến với bạn nghe đài trong và ngoài nước trên làn sóng phát thanh, Đài TNVN còn
cung cấp các thông tin trong nước cũng như trên thế giới đến với bạn đọc thông qua
báo Tiếng nói Việt nam. Cùng với báo nói, báo viết, và báo hình Đài TNVN còn
đưa lên mạng Internet các chương trình phát thanh trực tuyến nhằm đáp ứng nhu
cầu về thông tin đối với đồng bào trong nước cũng như đồng bào ở xa Tổ quốc
thông qua báo điện tử VOVNews. Là một hệ thống mạng máy tính tương đối lớn,
có khả năng lưu trữ một khối lượng lớn các file âm thanh và văn bản nhưng lại chỉ
dành riêng cho khối biên tập và khối sản xuất chương trình bên trong nội bộ mạng
nên việc cung cấp tin bài với các đơn vị khác trong đài hoàn toàn bị hạn chế. Điều
này gây tốn kém về thời gian và công sức của phóng viên, biên tập trong quá trình
khai thác tin. Hệ thống mạng máy tính phát thanh sử dụng các phần mềm biên tập
âm thanh chuyên nghiệp. Với các phần mềm này, định dạng file âm thanh là
MPEGII. Đây là một định dạng file âm thanh ít được hỗ trợ cho các phần mềm biên
tập âm thanh thông thường. Đối với biên tập viên và phóng viên thì việc có được
một phần mềm biên tập âm thanh chuyên dụng là điều không thể. Hầu hết các
phóng viên và biên tập viên đều sử dụng những phần mềm biên tập âm thanh rẻ tiền
hoặc miễn phí không hỗ trợ cho định dạng file MPEGII. Do đó đề tài được xây
dựng để thiết kế một cơ sở dữ liệu phù hợp với mục đích lưu trữ phục vụ nhu cầu


Đỗ Hồng An
Cao học Điện tử 1

7

Đại học Bách khoa Hà Nội


Thiết kế và xây dựng cơ sở dữ liệu truyền thanh tại Đài tiếng nói Việt Nam

khai thác nguồn tin cho người sử dụng đồng thời đảm bảo an toàn cho hệ cơ sở dữ
liệu phát thanh.
Để có thể thực hiện được điều này, thì việc nghiên cứu, tìm hiểu hiện trạng
hệ thống của mỗi đơn vị, các quy tắc lưu trữ nguồn âm của từng đơn vị, và cơ sở dữ
liệu gốc là điều vô cùng cần thiết để đưa ra một cơ sở dữ liệu mới phù hợp với mục
đích của đề tài.
Nội dung của luận án gồm 4 chương với những nội dung như sau:
”Chương 1 : Tổng quan về cơ sở dữ liệu” :là những kiến thức tổng quát về
cơ sở dữ liệu.
”Chương 2: Kỹ thuật thiết kế cơ sở dữ liệu” : đề cập tới lý thuyết chung về
kỹ thuật thiết kế.
”Chương 3: Thiết kế và xây dựng CSDL phát thanh tại Đài tiếng nói Việt
Nam” Phân tích hiện trạng tại Đài tiếng Nói Việt Nam, và tiến hành các bước thiết
kế cơ sở dữ liệu phù hợp.
Chương 4: Thực nghiệm và đề xuất
Đề tài “Thiết kế và xây dựng cơ sở dữ liệu tại Đài tiếng nói Việt Nam” nhằm
mục đích nâng cao hiệu quả trao đổi tin, bài giữa mạng máy tính phát thanh với báo
VOVNews và báo Tiếng nói Việt Nam, giữa các phóng viên biên tập viên và đảm
bảo an toàn cho mạng máy tính phát thanh.
Tuy đề tài chưa được triển khai thực tế, song nó đã cho thấy được hiệu quả

trong việc cung cấp tin cho các đơn vị trên và khả năng triển khai trong thực tế là
hoàn toàn có thể.Với đề tài này, việc cung cấp dữ liệu sẽ trở nên đơn giản hơn, thời
gian lấy tin sẽ được rút ngắn lại.

Đỗ Hồng An
Cao học Điện tử 1

8

Đại học Bách khoa Hà Nội


Thiết kế và xây dựng cơ sở dữ liệu truyền thanh tại Đài tiếng nói Việt Nam

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU
1.1. Khái niệm cơ sở dữ liệu
Tập hợp dữ liệu được lưu trữ trong máy tính theo một quy định nào đó được
gọi là cơ sở dữ liệu ( CSDL).
Cơ sở dữ liệu là một bộ sưu tập rất lớn về các loại dữ liệu tác nghiệp, bao
gồm các loại dữ liệu âm thanh, tiếng nói, văn bản, đồ họa, hình ảnh…
Cơ sở dữ liệu là tài nguyên thông tin dùng chung cho nhiều người. Bất kỳ
người sử dụng nào trên mạng máy tính, tại các thiết bị đầu cuối, về nguyên tắc có
quyền truy nhập khai thác toàn bộ hay một phần dữ liệu theo chế độ trực tuyến hay
tương tác mà không phụ thuộc vào vị trí địa lý của người sử dụng với các tài
nguyên đó.
Cơ sở dữ liệu được các hệ ứng dụng khai thác bằng ngôn ngữ con dữ liệu
hoặc bằng các chương trình ứng dụng để xử lý, tìm kiếm, tra cứu, sửa đổi bổ sung
hay loại bỏ dữ liệu. Tìm kiếm và tra cứu thông tin là một trong những chức năng
quan trọng và phổ biến nhất của các dịch vụ cơ sở dữ liệu. Hệ quản trị CSDL (
Database Mangament System – DBMS) là phần mềm điều khiển các chiến lược

truy nhập CSDL. Khi người sử dụng đưa ra yêu cầu truy nhập bằng một ngôn ngữ
con dữ liệu nào đó, DBMS tiếp nhận và thực hiện các thao tác trên CSDL lưu trữ.
Đối tượng nghiên cứu của CSDL là các thực thể và mối quan hệ giữa các
thực thể.

1.2. Sự cần thiết của các hệ cơ sở dữ liệu
Giảm bớt dư thừa dữ liệu trong lưu trữ : Trong các ứng dụng lập trình truyền
thống, phương pháp tổ chức lưu trữ dữ liệu vừa tốn kém, lãng phí bộ nhớ và các
thiết bị lưu trữ, vừa dư thừa thông tin lưu trữ, nếu tổ chức lưu trữ theo lý thuyết
CSDL thì có thể hợp nhất các tệp lưu trữ và các chương trình ứng dụng có thể chia
sẻ tài nguyên trên cùng một hệ CSDL.

Đỗ Hồng An
Cao học Điện tử 1

9

Đại học Bách khoa Hà Nội


Thiết kế và xây dựng cơ sở dữ liệu truyền thanh tại Đài tiếng nói Việt Nam

Tổ chức lưu trữ dự liệu theo lý thuyết CSDL sẽ tránh được sự không nhất
quán trong lưu trữ dữ liệu và đảm bảo được tính toàn vẹn của dữ liệu : Nếu một
thuộc tính được mô tả trong nhiều tệp dữ liệu khác nhau và lặp lại nhiều lần trong
các bản ghi, khi thực hiện việc cập nhật, sửa đổi, bổ sung sẽ không sửa hết nội dung
các mục đó. Nếu dữ liệu càng nhiều thì sự sai sót khi cập nhật, bổ sung càng lớn.
Khả năng xuất hiện mâu thuẫn, không nhất quán thông tin càng nhiều, dẫn đến
không nhất quán dữ liệu trong lưu trữ. Tất yếu kéo theo sự dị thường thông tin,
thừa, thiếu và mâu thuẫn thông tin.

Đảm bảo sự nhất quán dữ liệu trong lưu trữ : đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu
trong lưu trữ.
Tổ chức lưu trữ dữ liệu theo lý thuyết CSDL có thể triển khai đồng thời nhiều
ứng dụng trên cùng một CSDL: Điều này có nghĩa là các ứng dụng không chỉ chia
sẻ chung tài nguyên dữ liệu mà còn trên cùng một CSDL có thể triển khai đồng thời
nhiều ứng dụng khác nhau tại các thiết bị đầu cuối khác nhau.
Tổ chức dữ liệu theo lý thuyết CSDL sẽ thống nhất được các tiêu chuẩn, thủ
tục và các biện pháp bảo vệ, an toàn dữ liệu: Các hệ CSDL được quản lý tập trung
bởi một nhóm người quản trị CSDL, bằng các hệ CSDL sẽ thống nhất được các tiêu
chuẩn, quy định, thủ tục chung như quy định thống nhất về mẫu biểu báo cáo, thời
gian bổ sung, cập nhật dữ liệu. Điều này làm dễ dàng cho công việc bảo trì dữ liệu.
Người quản trị CSDL có thể đảm bảo việc truy nhập tới CSDL, có thể kiểm tra,
kiểm soát các quyền truy cập của người sử dụng. Ngăn chặn các truy cập sai quy
định từ trong ra hoặc từ ngoài vào.

1.3. Mô hình kiến trúc tổng quát cơ sở dữ liệu 3 mức
Mô hình kiến trúc 3 mức của hệ CSDL gồm : Mức trong, mức mô hình dữ
liệu và mức ngoài. Giữa các mức tồn tại các ánh xạ quan niệm trong và ánh xạ quan
niệm ngoài. Trung tâm của hệ thống là mức quan niệm, tức là mức mô hình dữ liệu.
Ngoài ra còn có khái niệm người sử dụng, hệ quản trị CSDL và người quản trị
CSDL.

Đỗ Hồng An
Cao học Điện tử 1

10

Đại học Bách khoa Hà Nội



Thiết kế và xây dựng cơ sở dữ liệu truyền thanh tại Đài tiếng nói Việt Nam

Hình 1.1: Mô hình kiến trúc tổng quát
Người sử dụng: là những người ở tại thiết bị đầu cuối truy cập vào các hệ
CSDL theo chế độ trực tuyến hay tương tác bằng các chương trình ứng dụng hay
bằng ngôn ngữ con dữ liệu. Người sử dụng có thể truy nhập toàn bộ hay một phần
CSDL mà họ quan tâm, phụ thuộc vòa quyền truy nhập của họ.
Mô hình ngoài: Mô hình ngoài là nội dung thông tin của CSDL dưới cách
nhìn của người sử dụng.
Mô hình dữ liệu: hay còn gọi là mô hình quan niệm là cách nhìn dữ liệu một
cách tổng quát của người sử dụng. Nghĩa là có rất nhiều cách nhìn dữ liệu ở mô
hình ngoài nhưng chỉ có duy nhất một cách nhìn dữ liệu ở mức quan niệm. Biểu
diễn toàn bộ thông tin trong CSDL là duy nhất.
Sơ đồ quan niệm luôn luôn ổn định, nghĩa là nếu mô tả thêm một kiểu thực thể đặc
biệt sát nhập vào sơ đồ dữ liệu, không được làm thay đổi cơ sở dữ liệu cũ. Nếu sơ
đồ dữ liệu không ổn định thì các ứng dụng và mô hình ngoài cũng không ổn định.
Đỗ Hồng An
Cao học Điện tử 1

11

Đại học Bách khoa Hà Nội


Thiết kế và xây dựng cơ sở dữ liệu truyền thanh tại Đài tiếng nói Việt Nam

Mô hình trong: Mô hình trong là mô hình lưu trữ vật lý dữ liệu. Chỉ có duy
nhất một cà chỉ một cách biểu diễn CSDL dưới dạng lưu trữ vật lý. Mô hình trong là
cách biểu diễn cơ sở dữ liệu trìu tượng ở mức thấp nhất.
Ánh xạ quan niệm trong được xác định giữa mô hình trong và mô hình dữ

liệu nhằm bảo đảm tính độc lập của dữ liệu. Nếu cấu trúc lưu trữ của CSDL thay
đổi, nghĩa là thay đổi định nghĩa về cấu trúc lưu trữ dữ liệu thì ánh xạ này phải cũng
thay đổi tương ứng sao cho sơ đồ quan niệm ( mô hình dữ liệu) không thay đổi.
Ánh xạ quan niệm – ngoài: là ánh xạ được xác định tương ứng một – một
giữa mô hình ngoài của người sử dụng với mô hình dữ liệu.
Kiến trúc 3 mức có thể được sử dụng để giải thích khái niệm về độc lập dữ liệu.
Độc lập dữ liệu là khả năng thay đổi lược đồ ở một mức nào đó của hệ thống cơ sở
dữ liệu mà không cần phải thay đổi lược đồ ở mức cao hơn. Ta có thể định nghĩa 2
kiểu của độc lập dữ liệu:
-

Độc lập dữ liệu logic (Logical data independence): cho phép thay đổi lược đồ
khái niệm mà không cần phải thay đổi lược đồ mức ngoài hoặc những chương
trình ứng dụng. Chúng ta có thể thay đổi lược đồ khái niệm để mở rộng (thêm
các trường dữ liệu, các bản ghi) hoặc thu nhỏ cơ sở dữ liệu (xóa các trường dữ
liệu, các bản ghi).

-

Độc lập dữ liệu vật lý (Physical data independence): cho phép thay đổi lược đồ
mức trong mà không cần thay đổi lược đồ khái niệm. Có khi chúng ta cần thay
đổi lược đồ mức trong vì các file vật lý đôi khi cần tổ chức lại để tăng hiểu quả
thực hiện. Nếu kiểu dữ liệu không thay đổi thì chúng ta không cần thay đổi lại
lược đồ khái niệm.

1.4. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (HQTCSDL)
HQTCSDL là tập hợp các phần mềm cho phép định nghĩa các cấu trúc để lưu
trữ thông tin trên máy, nhập dữ liệu, thao tác trên các dữ liệu đảm bảo an toàn và bí
mật của dữ liệu.


Đỗ Hồng An
Cao học Điện tử 1

12

Đại học Bách khoa Hà Nội


Thiết kế và xây dựng cơ sở dữ liệu truyền thanh tại Đài tiếng nói Việt Nam

Định nghĩa cấu trúc: Định nghĩa cấu trúc CSDL bao gồm việc xác định kiểu
dữ liệu, cấu trúc và những ràng buộc cho dữ liệu được lưu trữ trong CSDL.
Nhập dữ liệu: là việc lưu trữ dữ liệu vào các thiết bị lưu trữ trung gian được
điều khiển bằng HQTCSDL.
Thao tác dữ liệu: Thao tác trên CSDL bao gồm những chức năng như truy
xuất CSDL để tìm kiếm thông tin cần thiết, cập nhật CSDL và tổng hợp những báo
cáo từ dữ liệu.

1.5. Các đối tượng sử dụng CSDL
Tùy vào đối tượng sử dụng mà ta có những quy mô CSDL khác nhau từ một
CSDL mang tính cá nhân như danh bạ, điện thoại cá nhân cho đến hệ thống CSDL
quản lý tài chính của ngân hàng, điều hàh chuyến bay cho sân bay quốc tế thì cần
rất nhiều người tham gia xây dựng, bảo trì CSDL và hàng trăm người sử dụng.
1.5.1. Đối tượng trực tiếp
1.5.1.1. Quản trị cơ sở dữ liệu
Trong một tổ chức có nhiều người cùng sử dụng chung một nguồn dữ liệu
thì nhất thiết phải có một người đứng đầu quản lý, chịu trách nhiệm đối với nguồn
dữ liệu này. Đó chính là người quản trị CSDL ( Database Administrator _ DBA)
DBA có nhiệm vụ tổ chức nội dung của cơ sở dữ liệu, tạo và phân quyền cho
người sử dụng, đưa ra yêu cầu về phần cứng và phần mềm…nếu cần thiết. DBA

chịu trách nhiệm bảo vệ an toàn, Backup thông tin…khi có sự cố.
1.5.1.2. Thiết kế cơ sở dữ liệu
Người thiết kế CSDL chịu trách nhiệm:
- Xác định những dữ liệu nào cần lưu trữ trong CSDL
- Lựa chọn những cấu trúc thích hợp để biểu diễn và lưu trữ những dữ liệu
này.
- Phỏng vấn tất cả những người sử dụng CSDL sau này để hiểu được những
yêu cầu của họ đối với CSDL.
Đỗ Hồng An
Cao học Điện tử 1

13

Đại học Bách khoa Hà Nội


Thiết kế và xây dựng cơ sở dữ liệu truyền thanh tại Đài tiếng nói Việt Nam

- Tiến hành phân tích thiết kế hệ thống sau khi thống nhất được tất cả các
yêu cầu của người sử dụng.
1.5.1.3. Người sử dụng cuối
Người sử dụng cuối là những người truy cập CSDL để:
- Truy vấn
- Cập nhật
- Thống kê, báo cáo
1.5.1.4. Phân tích hệ thống và lập trình ứng dụng
Phân tích hệ thống để định rõ những yêu cầu của người sử dụng cuối cùng,
thống nhất để đưa ra khung nhìn cho từng đối tượng người sử dụng, quản lý các
giao tác ( transactions)…
Lập trình ứng dụng:

-

Thực hiện các yêu cầu thông qua lập trình bằng ngôn ngữ phù hợp
- Chạy thử chương trình (test)
- Chữa lỗi và gỡ rối chương trình (debug)
- Viết tài liệu, hướng dẫn sử dụng.
- Bảo trì hệ thống

1.5.2. Đối tượng gián tiếp
Ngoài những đối tượng trực tiếp tham gia vào một CSDL cụ thể như đã nói ở
trên, còn có một đội ngũ những người phân tích, phát triển, và thực hiện tạo ra môi
trường hệ thống và phần mềm của hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Những người này
không trực tiếp thao tác trên một hệ quản trị CSDL nào cụ thể. Họ là:
-

Người phân tích và thực hiện tạo ra hệ thống của HQTCSDL

-

Người phát triển hệ công cụ

-

Người kiểm thử và bảo trì hệ thống

Đỗ Hồng An
Cao học Điện tử 1

14


Đại học Bách khoa Hà Nội


Thiết kế và xây dựng cơ sở dữ liệu truyền thanh tại Đài tiếng nói Việt Nam

1.6. Các mô hình cơ sở dữ liệu
1.61 Khái niệm kiểu mô hình dữ liệu (Data model)
Một mô hình dữ liệu là một hệ thống hình thức toán học, bao gồm:
-

Hệ thống các ký hiệu biểu diễn dữ liệu.

-

Tập hợp các phép toán thao tác trên cơ sở dữ liệu.

-

Đặc trưng của mô hình dữ liệu:

-

Tính ổn định khi thiết kế mô hình dữ liệu.

-

Tính đơn giản có nghĩa là dễ hiểu và dễ thao tác.

-


Tính dư thừa cần phải kiểm tra kỹ lưỡng .

-

Tính đối xứng phải được bảo toàn và

-

Có cơ sở lý thuyết vững chắc.

1.6.2 Khái niệm kiểu mô hình CSDL phân cấp (Hierarchy Data Model)
Trong mô hình CSDL phân cấp, dữ liệu được biểu diễn bằng cấu trúc cây.
Một CSDL phân cấp là tập các cây (rừng cây). Trong mỗi một cây chỉ chứa một và
chỉ một xuất hiện của bản ghi gốc, gọi là bản ghi đỉnh, và dưới nó là tập các xuất
hiện của các bản ghi phụ thuộc. Các bản ghi phụ thuộc có thể là tùy ý hoặc không
tồn tại. Một bản ghi gốc có thể có một số bất kỳ các bản ghi phụ thuộc. Các bản ghi
phụ thuộc có thể có một số các bản ghi phụ thuộc mức thấp hơn.
Ngôn ngữ thao tác trên CSDL phân cấp
-

Biểu diễn phụ thuộc trong mô hình phân cấp: Các đường nối từ bản ghi
gốc trỏ xuống các bản ghi phụ thuộc, hay từ bản ghi cha trỏ xuống bản
ghi con biểu diễn mối quan hệ giữa các bản ghi trong mô hình phân cấp.

-

Chèn thêm : Trong cấu trúc hình cây, có một và chỉ một xuất hiện bản ghi
gốc.

-


Loại bỏ : Trong một số cấu trúc cây dữ liệu, thông tin về một vấn đề nào
đấy được chứa trong một xuất hiện kiểu bản ghi phụ thuộc duy nhất thì
khi loại bỏ sẽ làm mất thông tin về vấn đề trên.

Đỗ Hồng An
Cao học Điện tử 1

15

Đại học Bách khoa Hà Nội


Thiết kế và xây dựng cơ sở dữ liệu truyền thanh tại Đài tiếng nói Việt Nam

-

Sửa đổi: Nếu cần phải sửa đổi một số thông tin trong các xuất hiện kiểu
bản ghi phụ thuộc thì phải duyệt toàn bộ mô hình dữ liệu, bằng cách phải
dò tìm trong từng xuất hiện. Như vậy khả năng dò tìm không hết có thể
xảy ra, sẽ dẫn đến sự xuất hiện mâu thuẫn thông tin và không nhất quán
dữ liệu trong lưu trữ.

-

Các phép tìm kiếm: Các xuất hiện của các bản ghi phụ thuộc chỉ tồn tại
khi và chỉ khi tồn tại xuất hiện kiểu bản ghi gốc.
Các truy vấn thường đối xứng nhau nhưng kết quả của các phép tìm kiếm

không đối xứng. Vì vậy trong cấu trúc lưu trữ của mô hình phân cấp rất hạn chế khi

thực hiện việc tìm kiếm thông tin. Nếu CSDL phân cấp càng lớn thì tính phức tạp
càng cao. Gây nhiều phức tạp cho người sử dụng, nhất là đối với lập trình viên phải
mất nhiều thời gian công sức để lập trình và bảo trì, hiệu chỉnh các chương trình.
Tóm lại thông tin tổ chức lưu trữ theo mô hình phân cấp được biểu diễn dữ liệu
trong một tệp duy nhất theo cấu trúc cây. Trong mỗi một cây, tồn tại một và chỉ
duy nhất một xuất hiện kiểu bản ghi gốc và cùng với nó có một tập các xuất hiện
kiểu bản ghi phụ thuộc. Khi thao tác trên CSDL phân cấp bẳng ngôn ngữ thao tác
dữ liệu, có nhiều khả năng xảy ra thừa hoặc thiếu thông tin, mâu thuẫn thông tin
dẫn đến sự không nhất quán dữ liệu trong lưu trữ. Tính toàn vẹn của dữ liệu không
được đảm bảo. Các câu hỏi – đáp, tìm kiếm không có tính đối xứng. Tính độc lập
của dữ liệu dễ bị vi phạm. Tính ổn định không cao.
1.6.3 Mô hình CSDL mạng (Network Data Model)
1.6.3.1. Cấu trúc biểu diễn dữ liệu mạng
Mô hình dữ liệu mạng là mô hình thực thể quan hệ, trong đó các mối liên kết
bị hạn chế trong kiểu một – một và nhiều – một. Trong mô hình CSDL mạng, dữ
liệu được biểu diễn trong các bản ghi liên kết với nhau bằng các mối nối liên kết
(link) tạo thành một đồ thị có hướng. CSDL mạng có cấu trúc tổng quát hơn so với
cấu trúc CSDL phân cấp. Mỗi một xuất hiện của một bản ghi có thể có rất nhiều các
xuất hiện kiểu bản ghi trên nó và các xuất hiện kiểu bản ghi dưới nó. Ngoài các kiểu
Đỗ Hồng An
Cao học Điện tử 1

16

Đại học Bách khoa Hà Nội


Thiết kế và xây dựng cơ sở dữ liệu truyền thanh tại Đài tiếng nói Việt Nam

bản ghi biểu diễn dữ liệu còn có kiểu bản ghi các phần tử kết nối, biểu diễn sự kết

hợp giữa các biểu diễn dữ liệu. Cho phép mô hình hóa tương ứng nhiều – nhiều.
1.6.3.2. Ngôn ngữ dữ liệu thao tác trên CSDL mạng
-

Chèn thêm: Khi thêm các kiểu bản ghi mới, có thể con trỏ tự trỏ vào nó.

-

Loại bỏ : Có thể loại bổ các xuất hiện kiểu bản ghi dữ liệu và xuất hiện
kiểu bản ghi kết nối trong mô hình CSDL mạng mà không ảnh hưởng tới
tính nhất quán và tính toàn vẹn dữ liệu.

-

Sửa đổi: Có thể sửa đổi nội dung dữ liệu mà không cần duyệt qua mô hình
và cũng không làm xuất hiện mâu thuẫn dữ liệu.

-

Các phép tìm kiếm: Các câu hỏi đối xứng và kết quả của phép tìm kiếm
cũng đối xứng với nhau như trong mô hình CSDL quan hệ.
Mô hình CSDL mạng là mô hình đối xứng, vì vậy các câu hỏi và kết quả các

câu hỏi tìm kiếm thường đối xứng với nhau. Khi thực hiện các phép lưu trữ như
chèn thêm, loại bỏ hay sửa đổi dữ liệu trong mô hình CSDL mạng vẫn đảm bảo
được sự nhất quán của dữ liệu và tính toàn vẹn của dữ liệu. Cách tiếp cận CSDL
mạng là phương pháp biểu diễn dữ liệu trong các tệp theo cấu trúc dữ liệu chặt chẽ.
Các xuất hiện kiểu bản ghi được kết nối với nhau bằng các xuất hiện kiểu bản ghi
liên kết. Khi thao tác các phép cập nhật không xuất hiện các dị thường thông tin.
Tuy nhiên cấu trúc dữ liệu trong mô hình CSDL mạng quá phức tạp vì quá nhiều

liên kết xuất hiện với nhau bằng các xuất hiện kết nối. Vì vậy việc thiết kết và cài
đặt CSDL mạng thường rất khó khăn, nhất là xây dựng các phép toán thao tác trên
nó.
1.6.4 Khái niệm mô hình CSDL quan hệ
1.6.4.1. Khái niệm
Mô hình CSDL quan hệ lần đầu tiên được E.F.Codd và tiếp sau đó được công
ty IBM giới thiệu vào năm 1970. Ngày nay, hầu hết các tổ chức đã áp dụng CSDL
quan hệ để quản lý dữ liệu trong đơn vị mình.

Đỗ Hồng An
Cao học Điện tử 1

17

Đại học Bách khoa Hà Nội


Thiết kế và xây dựng cơ sở dữ liệu truyền thanh tại Đài tiếng nói Việt Nam

Mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ là cách thức biểu diễn dữ liệu dưới dạng bảng
hay còn gọi là quan hệ, mô hình được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết đại số quan
hệ
1.6.4.2. Ngôn ngữ thao tác CSDL quan hệ
Ngôn ngữ con dữ liệu kiểu quan hệ là tập các phép toán có các cấu trúc quan
hệ thao tác trên các dữ liệu dưới dạng quan hệ. Dữ liệu được biểu diễn một cách duy
nhất. Ngôn ngữ con dữ liệu gồm nhóm các phép toán tìm kiếm và nhóm các phép
toán cập nhật, lưu trữ.
-

Các phép toán lưu trữ: là các phép toán chèn thêm, sửa đổi và loại bỏ, là

các toán tử được xây dựng trên đại số quan hệ. Các phép toán này có khả
năng xử lý tập hợp theo lô, các quan hệ được xem như toán hoạng trong
các toán tử. Khi thực hiện các phép lưu trữ không có khả năng xuất hiện
dị hường thông tin và không làm mất sự nhất quán dữ liệu, Bằng ngôn
ngữ con dữ liệu kiểu quan hệ, thao tác trên các quan hệ bảo đảm được tính
toàn vẹn dữ liệu.

-

Các phép toán tìm kiếm: Kết quả của các phép tìm kiếm dữ liệu cũng là
một quan hệ. Vì vậy với cách tiếp cận quan hệ, người ta hoàn toàn có khả
năng xây dựng dễ dàng một ngôn ngữ con dữ liệu rất đơn giản nhưng
cũng rất mạnh ở mức tập hợp nhằm cung cấp các khả năng thuận tiện cho
người sử dụng. Đây cũng là một trong những điểm mạnh của cách tiếp
cận quan hệ và ngôn ngữ đại số quan hệ. Các câu hỏi tìm kiếm là đối xứng
nhau.

1.6.4.3. Các tính chất của một quan hệ
-

Giá trị đưa vào cột là đơn nhất

-

Giá trị trong cùng một cột phải thuộc cùng một miền giá trị (cùng kiểu)

-

Thứ tự dòng cột tùy ý


Đỗ Hồng An
Cao học Điện tử 1

18

Đại học Bách khoa Hà Nội


Thiết kế và xây dựng cơ sở dữ liệu truyền thanh tại Đài tiếng nói Việt Nam

1.6.4.4. Các ràng buộc toàn vẹn trên quan hệ
Ràng buộc là những quy tắc được áp đặt lên trên dữ liệu đảm bảo tính tin cậy
và độ chính xác của dữ liệu. Các luật toàn vẹn được thiết kế để giữ cho dữ liệu phù
hợp và đúng đắn.
Có 4 kiểu ràng buộc chính: ràng buộc miền giá trị (Domain Constraints), ràng
buộc khóa (Key Constraints), ràng buộc thực thể (Entity Integrity Constraints) và
ràng buộc toàn vẹn tham chiếu (Referential Integrity Constraints)
a. Ràng buộc miền giá trị:
Là một hợp các kiểu dữ liệu và những giá trị giới hạn mà thuộc tính có thể
nhận được. Thông thường việc xác định miền giá trị của các thuộc tính bao gồm
một số các yêu cầu sau: tên thuộc tính, kiểu dữ liệu, dộ dài dữ liệu, khuôn dạng của
dữ liệu, các giá trị giới hạn cho phép, ý nghĩa, có duy nhất hay không, có cho phép
giá trị rỗng hay không.
b. Ràng buộc khóa:
-

Khóa chính (Primary Key) là một hoặc một tập các thuộc tính đóng vai trò
là nguồn của một phụ thuộc hàm mà đích lần lượt là các thuộc tính còn
lại.


-

Khóa dự tuyển: trong tập hơp các thuộc tính của một bảng, có thể có
nhiều thuộc tính có thể dùng được làm khóa chính. Các thuộc tính đó
được gọi là khóa dự tuyển. Khóa dự tuyển cần thỏa mãn 2 tính chất sau:
+ Xác định duy nhất
+ Không dư thừa: Khi xóa đi bất kỳ một thuộc tính nào của khóa đều phá
hủy tính xác định duy nhất của khóa.

-

Khóa ngoại (Foreign Key): trong nhiều trường hợp, khóa chính của một
bảng được đưa sang làm thuộc tính bên bảng khác, thuộc tính đó gọi là
khóa ngoại. Khóa ngoại đóng vai trò thể hiện liên kết giữa hai bảng.

-

Khóa phụ (Second Key): Đóng vai trò khi ta muốn sắp xếp lại dữ liệu
trong bảng.

Đỗ Hồng An
Cao học Điện tử 1

19

Đại học Bách khoa Hà Nội


Thiết kế và xây dựng cơ sở dữ liệu truyền thanh tại Đài tiếng nói Việt Nam


c. Ràng buộc thực thể
Mỗi một lược đồ quan hệ R, chúng ta phải xác định khóa chính của nó. Khóa
chính trong lược đồ quan hệ được gạch chân ở phía dưới của thuộc tính.
d. Ràng buộc toàn vẹn tham chiếu
Một bộ giá trị trong quan hệ tham chiếu tới một bộ giá trị đã tồn tại trong một
quan hệ khác.
Ràng buộc toàn vẹn tham chiếu phải xác định trên 2 quan hệ: quan hệ tham
chiếu (referencing relation) và quan hệ được tham chiếu (referenced relation)

Đỗ Hồng An
Cao học Điện tử 1

20

Đại học Bách khoa Hà Nội


Thiết kế và xây dựng cơ sở dữ liệu truyền thanh tại Đài tiếng nói Việt Nam

CHƯƠNG 2: KỸ THUẬT THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU
2.1. Các bước thiết kế một cơ sở dữ liệu

Hình 2.1: Tiến trình thiết kế CSDL
Một tiến trình thiết kế cơ sở dữ liệu bao gồm những bước cơ bản sau. Đầu
tiên là tập hợp và phân tích yêu cầu hệ thống. Trong bước này người thiết kế cơ sở
dữ liệu phải tiến hành thu thập yêu cầu của người sử dụng, sau đó viết tài liệu
những yêu cầu dữ liệu. Kết quả của bước này là viết ra được tập hợp những yêu cầu
tất cả các đối tượng người dùng một cách xúc tích. Từ đó, ta xác định được yêu cầu
chức năng của hệ thống.
Sau khi tất cả các yêu cầu đã được tập hợp và phân tích, bước tiếp theo là xây

dựng lược đồ khái niệm(conceptual schema) cho cơ sở dữ liệu. Lược đồ khái niệm
là nơi biểu diễn xúc tích những yêu cầu của người sử dụng và biểu diễn chi tiết
Đỗ Hồng An
Cao học Điện tử 1

21

Đại học Bách khoa Hà Nội


Thiết kế và xây dựng cơ sở dữ liệu truyền thanh tại Đài tiếng nói Việt Nam

những kiểu thực thể (entity types), quan hệ (relationships) và những ràng buộc
(constraints) của dữ liệu, phần này sử dụng những khái niệm được cung cấp trong
mô hình dữ liệu mức cao. Mô hình dữ liệu mức cao là mô hình dữ liệu được dùng
để giao tiếp với người sử dụng bình thường vì thế nó rất dễ hiểu, nó chỉ ra cái gì cần
được lưu trong cơ sở dữ liệu chứ không chỉ ra cụ thể dữ liệu được thực hiện như thế
nào.
Bước tiếp theo trong quá trình thiết kế là cài đặt cơ sở dữ liệu trên một mô
hình dữ liệu thực hiện, sử dụng các hệ quản trị cơ sở dữ liệu nào đó. Vì thế chúng ta
cần thiết phải chuyển từ mô hình dữ liệu mức cao sang những mô hình dữ liệu thực
hiện. Bước này được gọi là thiết kế logic (logical design) hoặc ánh xạ mô hình dữ
liệu (data model mapping) và kết quả của bước này là lược đồ cơ sở dữ liệu trong
mô hình cơ sở dữ liệu thực hiện.
Bước cuối cùng là thiết kế vật lý cho cơ sở dữ liệu(physical design), bao gồm
việc thiết kế những cấu trúc lưu trữ dữ liệu bên trong, đường dẫn truy cập, tổ chức
file của các file dữ liệu.

2.2. Mô hình dữ liệu quan hệ ER(Entity Relationship Model)
2.2.1. Khái niệm mô hình dữ liệu quan hệ E-R

Mô hình E-R là một mô tả logic chi tiết dữ liệu của một tổ chức hay một lĩnh
vực nghiệp vụ. Nó giúp nhà thiết kế cơ sở dữ liệu mô tả thế giới thực gần gũi với
quan niệm và cách nhìn nhận bình thường của con người. Nó là công cụ để phân
tích thông tin nghiệp vụ.
Mục đích của mô hình E-R:
-

Làm thống nhất quan điểm về dữ liệu của những người tham gia hệ
thống: người quản lý, người dùng cuối, người thiết kế hệ thống

-

Xác định các xử lý về dữ liệu cũng như các ràng buộc trên các dữ liệu

-

Giúp đỡ việc thể hiện cơ sở dữ liệu về mặt kiến trúc: Sử dụng thực thể và
các mối liên kết giữa các thực thể. Biểu diễn mô hình quan hệ thực thể
bằng một sơ đồ.

Đỗ Hồng An
Cao học Điện tử 1

22

Đại học Bách khoa Hà Nội


Thiết kế và xây dựng cơ sở dữ liệu truyền thanh tại Đài tiếng nói Việt Nam


2.2.2. Kiểu thực thể (Entity type), thuộc tính (Attributes), khóa (Keys)
2.2.2.1. Thực thể
Các thực thể vốn tồn tại trong thế giới thực. Một thực thể là một khái niệm để
chỉ một lớp các đối tượng cụ thể hay các khái niệm có cùng những đặc tính mà
chúng ta quan tâm.
Tên thực thể là tên của một đối tượng. Trong 1 CSDL, tên thực thể không
được trùng nhau.
Ký hiệu: Trong mô hình E-R, thực thể được biểu diễn bằng một hình chữ
nhật bên trong.
2.2.2.2. Thuộc tính
Thuộc tính là các đặc trưng( properties) được sử dụng để biểu diễn
thực thể.
Ví dụ: Thực thể [NGUOI DUNG] có các thuộc tính: Mã người dùng, tên, địa
chỉ, password.
Thuộc tính được ký hiệu bằng hình oval, bên trong ghi tên của thuộc tính.
Thuộc tính của thực thể nào thì sẽ được gắn với thực thể đó.
Các kiểu thuộc tính trong mô hình ER:
-

Thuộc tính đơn (simple) hay còn gọi là thuộc tính nguyên tử (Atomic): chỉ
có một giá trị trong một thuộc tính của một thực thể.

-

Thuộc tính tổ hợp (composite): là thuộc tính được kết hợp của một số
thành phần.

-

Thuộc tính đơn trị (single-value): là thuộc tính chỉ có một giá trị duy nhất

ở một thời điểm.

-

Thuộc tính đa trị (multivalued): là thuộc tính có thể có nhiều giá trị tại
một thời điểm.

-

Thuộc tính lưu trữ (stored attribute) và thuộc tính suy diễn (derived
attribute): thuộc tính lưu trữ là thuộc tính mà giá trị của nó phải được lưu

Đỗ Hồng An
Cao học Điện tử 1

23

Đại học Bách khoa Hà Nội


Thiết kế và xây dựng cơ sở dữ liệu truyền thanh tại Đài tiếng nói Việt Nam

trữ, còn thuộc tính suy diễn là thuộc tính mà giá trị của nó có thể suy ra từ
giá trị của những thuộc tính khác.
-

Giá trị rỗng của thuộc tính (null values): Trong một vài trường hợp, một
thực thể có thể không có giá trị tương ứng cho một thuộc tính hoặc thuộc
tính có giá trị nhưng giá trị này chưa được biết đến. Trong trường hợp này
một giá trị đặc biệt được tạo ra, đó là giá trị Null.


2.2.2.3. Kiểu thực thể, khóa và tập giá trị
Kiểu thực thể: là tập hợp những thực thể có cùng các thuộc tính căn bản
Khóa: Mỗi một kiểu thực thể phải có một hoặc một tập các thuộc tính mang
giá trị duy nhất (unique value) để phân biệt giữa bản ghi này với bản ghi khác.
Thuộc tính đó gọi là khóa của kiểu thực thể (Key attribute). Khóa có thể gồm một
hoặc một tập các thuộc tính.
Tập giá trị hay còn gọi là miền xác định (Domain): là tập những giá trị mà
thuộc tính có thể nhận được.
Tập giá trị không được biểu diễn trong lược đồ ER.

Thuộc tính đơn trị

Thuộc tính đa trị

Thuộc tính khóa

Thuộc tính suy diễn

Hình 2.2 : Một số ký hiệu của thuộc tính

Đỗ Hồng An
Cao học Điện tử 1

24

Đại học Bách khoa Hà Nội


Thiết kế và xây dựng cơ sở dữ liệu truyền thanh tại Đài tiếng nói Việt Nam


2.2.3. Liên kết, kiểu liên kết và các ràng buộc liên kết
2.2.3.1. Định nghĩa liên kết và kiểu liên kết
Liên kết (Relationship) dùng để chỉ mối quan hệ giữa hai hay nhiều thực thể
khác nhau.
Những liên kết của cùng một kiểu được nhóm lại gọi là kiểu liên kết
(Relationship Type).
Trong lược đồ ER, người ta sử dụng hình thoi và bên trong ghi tên kiểu liên
kết để ký hiệu kiểu liên kết.
Ký hiệu:

2.2.3.2. Bậc của kiểu liên kết
Là số lượng các kiểu thực thể tham gia vào liên kết. Có các kiểu liên kết sau:
-

Kiểu liên kết bâc 1 là mối quan hệ giữa cùng 1 kiểu thực thể

-

Kiểu liên kết bậc 2 là mối liên kết giữa hai kiểu thực thể

-

Kiểu liên kết bậc 3 là mối liên kết giữa 3 kiểu thực thể.

2.2.3.3. Ràng buộc liên kết
Các kiểu liên kết thường có một số ràng buộc nào đó về các thực thể có thể
kết hợp với nhau tham gia trong một liên kết phù hợp. Các ràng buộc này xác định
từ tình huống thực tế mà liên kết thể hiện có các loại ràng buộc như sau:
a. Tỷ số lực lượng

Trong các kiểu liên kết bậc 2, tỷ số lực lượng chỉ rõ số thực thể tham gia vào
liên kết. Các tỷ số lực lượng có thể là 1:1, 1:N và M:N.
Tỷ số 1:1: Một thực thể của kiểu A có liên kết với một thực thể của kiểu B và
ngược lại.

Đỗ Hồng An
Cao học Điện tử 1

25

Đại học Bách khoa Hà Nội


×