BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG
PHÙNG KHÁNH NGUYÊN
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP VẬT LIỆU POLYME XỐP CẤU TRÚC MAO
QUẢN NANO ỨNG DỤNG ĐỂ XỬ LÝ CÁC KIM LOẠI NẶNG TRONG
MÔI TRƯỜNG NƯỚC
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Hà Nội - Năm 2016
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP VẬT LIỆU POLYME XỐP CẤU TRÚC MAO
QUẢN NANO ỨNG DỤNG ĐỂ XỬ LÝ CÁC KIM LOẠI NẶNG TRONG
MÔI TRƯỜNG NƯỚC
Ngành: Khoa học môi trường
Mã số:............................................................................................
Học viên thực hiện: Phùng Khánh Nguyên
Lớp:CH1MT
Khóa: 2015-2017
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Mai Văn Tiến
Đơn vị công tác: Khoa Môi Trường – Trường Đại học Tài nguyên
MTHN
Hà Nội –Năm 2016
MỤC LỤC
4
1. Tính cấp thiết của luận văn
Hiện nay, môi trường và ô nhiễm môi trường đang là vấn đề thời sự nóng bỏng
được cả thế giới quan tâm. Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng và cần thiết
cho sự sống nhưng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Do đó việc xử lý ô nhiễm môi
trường nước đang trở thành vấn đề được quan tâm không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn
thế giới [1].
Vật liệu polyme xốp, cấu trúc nano là loại vật liệu mới do có nhiều tính chất
vượt trội so với các loại vật liệu tương tự từ vật liệu vô cơ như: vật liệu vô cơ xốp,
than hoạt tính, nhôm oxit, gốm, clay, zeolit, rây phân tử..., vật liệu hữu cơ: nhựa trao
đổi ion, các loại gel polyme, polyme mạng lưới..., thì vật liệu polyme xốp- cấu trúc
nano cho độ bền, độ tách lọc cao hơn và quan trọng hơn là rất dễ tái sinh và tái sử
dụng lại nhiều lần.Về kích thước, sự phân bố mao quản nano và diện tích bề mặt riêng
của vật liệu polyme xốp có thể dễ dàng điều khiển thông qua phản ứng tổng hợp, biến
tính hay hoạt hóa để có được các loại vật liệu có diện tích bề mặt riêng đủ lớn (từ vài
trăm cho tới hàng ngàn m2/gam) và đường kính mao quản thay đổi từ vài đến vài chục
nm phù hợp cho nhiều mục đích ứng dụng khác nhau. Chính vì vậy, vật liệu polyme
xốp, cấu trúc nano có khả năng ứng dụng cho việc xử lý nước thải, xử lý và thu hồi
kim loại nặng [2-5].
Hiện tại, nhu cầu về sử dụng vật liệu nhựa trao đổi ion ứng dụng trong xử lý ô
nhiễm kim loại nặng trong nước thải và nước sinh hoạt ở nước ta đang có nhu cầu rất
lớn, trong khi chúng ta vẫn đang phải nhập khẩu hoàn toàn các loại vật liệu này với chi
phí cao. Về bản chất vật liệu polyme xốp cấu trúc mao quản nano là vật liệu có bề mặt
riêng lớn, ngoài ra thành phần chính của vật liệu được cấu thành từ các monome ban
đầu là divinyl benzene với styren có cấu trúc tương tự như nhựa trao đổi ion. Đây cơ
sở khoa học để chúng ta có thể chế tạo và ứng dụng vật liệu này để xử lý nước thải
chứa kim loại nặng [6-8]
Về các phương pháp xử lý kim loại nặng trong môi trường hiện nay cũng có
nhiều phương pháp đã được áp dụng ví dụ như: phương pháp hóa lý (phương pháp hấp
phụ, phương pháp trao đổi ion, ), phương pháp sinh học, phương pháp hóa học. Trong
đó phương pháp hấp phụ - trao đổi sử dụng vật liệu hấp phụ (VLHP), dưới dạng vật
liệu xốp polyme cấu trúc mao quản Nano để tách loại và thu hồi và xử lý các kim loại
nặng trong môi trường nước đang rất được quan tâm [9-10]. Xuất phát từ những lý do
trên, tôi đề xuất hướng đề tài: “Nghiên cứu tổng hợp vật liệu polyme xốp cấu trúc
mao quản nano ứng dụng để xử lý các kim loại nặng trong môi trường nước”, và
đặt ra mục tiêu nghiên cứu của đề tài như sau:
5
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng quy trình tổng hợp và biến tính vật liệu polyme xốp, cấu trúc mao
quản nano trên cơ sở Copolyme(P-divinyl benzen-styren), ứng dụng để xử lý nước thải
chứa kim loại nặng độc hại. Đánh giá được quá xử lý các ion kim loại nặng trong nước
của vật liệu.
3. Đối tượng và các phương pháp nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
-
Vật liệu mới ứng dụng trong xử lý môi trường: cụ thể là vật liệu polyme
xốp, cấu trúc mao quản nano
Inon kim loại nặng (KLN) độc hại trong nước
Các phương pháp xử lý nước thải chứa ion kim loại nặng độc hại.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
a) Phạm vi nghiên cứu: Trong phòng thí nghiệm
- Về không gian: Luận văn được thực hiện tại Khoa Môi trường -Trường ĐH
Tài Nguyên &Môi trường Hà Nội.
- Về thời gian: Thực hiện luận văn từ tháng 11 năm 2016 đến tháng 07 năm
2017.
b) Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập, tra cứu các tài liệu liên quan về vật liệu xốp polyme xốp cấu trúc mao
quản nano, các phương pháp đo và xử lý kim loại nặng trong nước phục vụ cho
luận văn.
- Phương pháp tổng quan tài liệu: Tổng quan tài liệu về nghiên cứu tổng hợp và
ứng dụng vật liệu polyme xốp-cấu trúc mao quản nano để xử lý nước thải chứa
kim loại nặng từ nguồn tài liệu thứ cấp ( internet, sách tham khảo, tạp chí, báo cáo
khoa học…)
- Phương pháp tổng hợp chế tạo vật liệu:
+ Sử dụng phương pháp đồng trùng hợp gốc tự do trong huyền phù để tổng hợp
vật liệu polyme xốp cấu trúc mao quản nano trên hệ thiết bị tổng hợp hữu cơ.
+ Sử dụng phản ứng thế vòng thơm với các tác nhân clometyl, sunfo hóa để biến
tính và hoạt hóa vật liệu.
- Về phân tích:
+ Sử dụng các phương pháp hóa lý hiện đại để xác định đặc trưng, cấu trúc,
hình thái của vật liệu như: Phổ hồng ngoại (IR), phân tích tính chất nhiệt (TGA, DSC),
kính hiển vi điện tử quét (SEM, TEM) để đánh giá hình thái cấu trúc bề mặt, hấp phụ
6
BET để xác định diện tích bề mặt và sự phân bố cấu trúc mao quản nano, tán xạ lazer
để phân tích sự phân bố kích thước hạt…
+ Sử dụng các tiêu chuẩn: ISO, ASTM, TCVN… để phân tích xác định các tính
chất cơ, lý.
+ Phân tích xác định các chỉ tiêu thành phần hàm lượng kim loại, trong môi
trường nước bằng các phương pháp theo tiêu chuẩn trên các thiết bị phân tích hiện đại
như: UV- Vis, AAS, AES, GC-MS, HPLC…
- Về thử nghiệm đánh giá ứng dụng vật liệu:
+ Sử dụng các phương pháp truyền thống trên thiết bị chuyên dụng để thử
nghiệm đánh giá các kết quả thử nghiệm
+ Sử dụng mô hình tĩnh và mô hình động để đánh giá thử nghiệm khả năng ứng
dụng xử lý kim loại nặng trong nước của vật liệu .
- Sử dụng phương pháp phân tích, thống kê, so sánh để đánh giá kết quả nghiên cứu.
4. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu liên quan đến luận văn
4.1. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng về vật liệu polyme xốp cấu trúc nano
trên thế giới
Ngày nay, trong lĩnh vực nhựa trao đổi ion và kỹ thuật hấp phụ người ta đã đạt
được những tiến bộ đáng kể nhờ phát triển các vật liệu mới. Ưu thế của loại vật liệu
này là có diện tích bề mặt riêng và thể tích lỗ xốp lớn. Từ quá trình tổng hợp có thể
thay đổi các thông số về kích thước mao quản của lỗ xốp và diện tích bề mặt riêng
trong một khoảng rộng nhằm phù hợp cho các mục đích ứng dụng khác nhau.
Vật liệu polyme xốp, cấu trúc mao quản nano là loại vật liệu mới hiện tại đang
được đặc biệt quan tâm nghiên cứu bởi các lý do: so với các loại vật liệu tương tự từ
vật liệu vô cơ như: vật liệu vô cơ xốp, than hoạt tính, nhôm oxit, gốm, clay, zeolit, rây
phân tử..., vật liệu hữu cơ: nhựa trao đổi ion, các loại gel polyme, polyme mạng lưới...,
thì vật liệu polyme xốp- cấu trúc nano cho độ bền, độ tách lọc cao hơn và quan trọng
hơn là rất dễ tái sinh và tái sử dụng lại nhiều lần.
Bản chất vật liệu polyme xốp, cấu trúc mao quản nano tương tự như các loại nhựa
trao đổi ion. Trong thành phần cấu trúc của vật liệu polyme xốp, cấu trúc nano có chứa
vòng thơm cộng với việc biến tính, xử lý và hoạt hóa bề mặt có tác dụng làm tăng diện
tích bề mặt riêng tức là tăng khả năng hấp phụ trao đổi, ngoài ra còn có tác dụng tạo ra
các nhóm chức hoạt động, làm tăng khả năng trao đổi ion và tạo liên kết phối trí để
7
tách loại kim loại nặng. Chính điều này làm cho vật liệu polyme xốp, cấu trúc nano có
khả năng ứng dụng cho việc xử lý nhiều loại nước thải có chứa các kim loại nặng độc
hại khác nhau [15,16].
Để tổng hợp vật liệu copolyme xốp từ mono divinylbenzen và styrene có thể áp dụng
công nghệ đồng trùng hợp mạch gốc là: trùng hợp khối, trùng hợp trong dung dịch, trùng
hợp huyền phù và trùng hợp nhũ tương [5,8,11]. Polyme cấu trúc lỗ xốp của
copolyme(divinylbenzene- styrene) (DVB-S) đã được Erol Erbay và Okay.O.U nghiên
cứu tổng hợp. Nghiên cứu cho thấy cấu trúc xốp mao quản của copolymer (DVB-S) với
hàm lượng tỷ lệ DVB khác nhau được điều chế trong sự có mặt của hỗn hợp dung môi
cyclohexanol – toluene, các lỗ xốp có bán kính khoảng 100 nm, tương ứng với các khe hở
giữa các vi cấu trúc. Độ lớn của cấu trúc lỗ xốp tăng khi có sự tương tác giữa polyme- với
dung môi pha loãng trong quá trình hình thành gel tăng lên cùng với mật độ tạo liên kết
ngang [14].
Việc biến tính và hoạt hóa bề mặt có thể sử dụng phản ứng Fridel – Crafts, phản ứng
thế vòng thơm, clomethyl hóa, sufo hóa vòng thơm… đây là các phản ứng điển hình để
tạo ra các nhóm chức hoạt động [15,16]. Claudio Andrés Toro, Raúl Rodrigo, Jorge
Cuellar [18], đã tiến hành nghiên cứu và biến tính copoly(divinylbenzene-styrene)
bằng phản ứng sulfo hóa. Mức độ sulfo hóa của copoly(divinylbenzene-styrene) được
đánh giá thông qua khả năng trao đổi cation của vật liệu, phụ thuộc vào các yếu tố liên
quan đến quá trình trùng hợp, chẳng hạn như tỷ lệ divinylbenzene (% DVB) và các
phần monome khác được thêm vào hỗn hợp trong quá trình trùng hợp, quá trình sulfo
hóa như: nhiệt độ, thời gian thực hiện phản ứng sulfo hóa... Sanja.M và Ivica [19] đã
sử dụng isocyanuric axit trong dung dịch triethylamin để hoạt hóa bề mặt của
copoly(divinyl benzene-styrene) để thu được polyme có khả năng hấp phụ polyphenol
cao.
Trên thế giới vật liệu polyme xốp, cấu trúc nano đã được nghiên cứu và ứng
dụng trong nhiều lĩnh vực ví như: Aniela leistner và cộng sự đã sử dụng polyme xốp
cấu trúc mao quản trong việc lọc máu [8,9], xử lý, tách loại và thu hồi các kim loại
quý, các hoạt chất có giá trị kinh tế cao, thu hồi thuốc và chất kháng sinh... [7,8]. Việc
ứng dụng vật liệu này trong việc xử lý nước chứa các kim loại nặng cũng rất phổ biến.
8
4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Trong những năm gần đây, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là mối quan tâm
hàng đầu tại nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Với sự phát triển vượt bậc của xã
hội và khoa học kỹ thuật cùng với tốc độ phát triển mạnh của các ngành công nghiệp,
tại Việt Nam, nhiều khu công nghiệp, khu khai thác quặng, nhà máy công nghiện điện
tử, nhà máy thuộc da dần được hình thành, kéo theo là lượng chất thải và nước thải
phát sinh ngày càng nhiều. Nói chung ô nhiễm các kim loại nặng là một trong những
chất thải độc hại và rất khó xử lý hiện nay (Pb, Cu, Zn, ...), là nguyên nhân chính trực tiếp
ngây nên tình trạng ô nhiễm môi trường sống và nhiều căn bệnh hiểm nghèo và nguy cơ
tiềm ẩn gây ra bệnh ung thư . Nếu không biện pháp xử lý hợp lý, hiệu quả, lượng chất
thải và nước thải từ các quá trình sản xuất công nghiệp và sinh hoạt sẽ gây nên tình
trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng gây hủy hoại hệ sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp
đến sức khỏe và đời sống của con người.
Trước thực trạng trên, Việt Nam đã ban hành nhiều biện pháp quản lý, giải pháp
về công nghệ mới cũng như nghiên cứu và ứng dụng các loại vật liệu mới để xử lý môi
trường ô nhiễm. Hiện nay có rất nhiều biện pháp xử lý giảm thiểu và loại bỏ các chất
gây ô nhiễm này đã được nghiên cứu và ứng dụng. Có thể chia làm 3 nhóm chính :
phương pháp vật lýi, phương pháp hóa họcii và phương pháp sinh học. Phương pháp
vật lý có nhiều ưu điểm trong việc loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn bằng các
màng lọc hay phương pháp hấp phụ bằng than hoạt tính. Các phương pháp này có ưu
điểm là giá thành thấp nhưng hiệu suất không cao, dễ bị đóng cặn. Phương pháp hóa
học được sử dụng với mục đích chuyển đổi thành phần chất thải, làm chúng biến mất
hoặc giảm độc tính của nó bằng phương pháp oxy hóa. Tuy nhiên sản phẩm phụ hình
thành của phương pháp nàycó thể gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Phương pháp
sinh học thường được dùng để chuyển hóa các chất ô nhiễm độc hại thành dạng không
độc cho môi trường. Bên cạnh đó, việc xử lý sinh học đòi hỏi hệ thống phức tạp với
nhiều thông số môi trường cần kiểm soát (pH, tải trọng, nồng độ của các chất vi
lượng...). Để khắc phục các nhược điểm này, trên thế giới đã có những nghiên cứu mới
sử dụng phương pháp hóa˗lý kết hợp với công nghệ nano ứng dụng cho việc xử lý hấp
phụ các kim loại nặng trong môi trường nước.
Về nghiên cứu tổng hợp và ứng dụng vật liệu polyme xốp, cấu trúc mao quản
nano trong nước hiện nay còn khá mới mẻ, tuy vậy cũng đã có một số công trình nghiên
cứu thăm dò và đã đạt được một số kết quả nhất định là đã tổng hợp được vật liệu
9
polyme xốp cấu trúc mao quản nano và định hướng ứng dụng để tách các hoạt chất có
giá trị kinh tế cao [4]. Ví dụ như: nhóm tác giả Viện công nghệ môi trường với hướng
nghiên cứu “Nghiên cứu chế tạo bộ dụng cụ lọc ceramic xốp cố định nano bạc dùng
cho mục đích làm sạch nước quy mô gia đình”. Nhóm tác giả Viện Hàn Lâm Khoa học
và công nghệ Việt Nam với hướng nghiên cứu “ Nghiên cứu chế tạo và ứng dụng
thành công hệ thống xử lý nước nhiễm asen và kim loại sử dụng công nghệ
NanoVAST” [2]. Đề tài Khoa học công nghệ cấp Bộ: “Xây dựng quy trình điều chế vật
liệu Polyme xốp (Spatial Globular Structure) SGS-NT8. Dùng để xử lý nước thải,
bước đầu tách thử UO22+ khỏi nước thải trong quá trình tách URANI”. Nhóm các tác
giả tại Trường Đại học KHTN- ĐHQGHN với định hướng nghiên cứu sử dụng các
loại vật liệu nano của một số kim loại và nano oxít kim loại như (Ag, Fe, TiO 2, CeO2,
MnO...) trong việc xử lý môi trường nước [3].
Ở Việt Nam hiện nay, nghiên cứu tổng hợp và ứng dụng vật liệu polyme xốp,
cấu trúc mao quản nano hay vật liệu polyme chức năng còn ít được quan tâm, đặc biệt
là nghiên cứu tổng hợp và ứng dụng vật liệu polyme xốp, cấu trúc mao quản nano để
xử lý nước thải nói chung và nước thải chứa các kim loại nặng độc hại nói riêng. Do
đó, việc nghiên cứu chế tạo và ứng dụng vật liệu polyme xốp, cấu trúc nano ứng dụng
trong xử lý nước thải công nghiệp và sinh hoạt hiện nay là cần thiết, có ý nghĩa về mặt
khoa học và thực tế ứng dụng.
5. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
- Vật liệu mới ứng dụng trong xử lý môi trường: cụ thể là vật liệu polyme xốp
cấu trúc mao quản nano.
- Các kim loại nặng trong nước và nước thải công nghiệp
- Các phương pháp xử lý nước thải chứa kim loại nặng.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phạm vi nghiên cứu: Trong phòng thí nghiệm
- Về không gian: Luận văn được thực hiện tại Khoa Môi trường -Trường ĐH
Tài Nguyên &Môi trường Hà Nội.
- Về thời gian: Thực hiện luận văn từ tháng 11 năm 2016 đến tháng 07 năm
2017.
5.2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập, tra cứu các tài liệu liên quan về vật liệu polyme xốp cấu trúc mao quản
nano và các phương pháp xử lý các kim loại nặng trong nước phục vụ cho luận
văn.
10
- Phương pháp tổng quan tài liệu: Tổng quan tài liệu về nghiên cứu tổng hợp và
ứng dụng vật liệu polyme xốp cấu trúc nano để xử lý kim loại nặng trong nước từ
nguồn tài liệu thứ cấp (Internet, sách tham khảo, tạp chí, báo cáo khoa học…)
- Phương pháp tổng hợp chế tạo vật liệu:
+ Sử dụng phương pháp đồng trùng hợp gốc tự do trong huyền phù để tổng hợp
vật liệu polyme xốp cấu trúc mao quản nano trên hệ thiết bị tổng hợp hữu cơ.
- Về phân tích:
+ Sử dụng các phương pháp hóa lý hiện đại để xác định đặc trưng, cấu trúc,
hình thái của vật liệu như: Phổ hồng ngoại (IR), phân tích tính chất nhiệt (TGA, DSC),
kính hiển vi điện tử quét (SEM, TEM) để đánh giá hình thái cấu trúc bề mặt, hấp phụ
BET để xác định diện tích bề mặt và sự phân bố cấu trúc mao quản nano, tán xạ lazer
để phân tích sự phân bố kích thước hạt…
+ Sử dụng các tiêu chuẩn: ISO, ASTM, TCVN… để phân tích xác định các tính
chất cơ, lý, hóa.
+ Phân tích xác định các chỉ tiêu thành phần hàm lượng kim loại, trong môi
trường nước bằng các phương pháp theo tiêu chuẩn trên các thiết bị phân tích hiện đại
như: UV- Vis, AAS, GC-MS, HPLC…
- Về thử nghiệm ứng dụng vật liệu:
+ Sử dụng các phương pháp truyền thống trên thiết bị chuyên dụng kết hợp mô
hình tĩnh và mô hình động để đánh giá thử nghiệm khả năng ứng dụng xử lý các hợp
chất hữu cơ mạch vòng trong nước của vật liệu.
- Sử dụng phương pháp phân tích, thống kê, so sánh để đánh giá báo cáo kết quả thu
được.
6. Kết quả dự kiến
- Quy trình tổng hợp, biến tính và hoạt hóa vật liệu polyme xốp cấu trúc mao quản
nano trên cơ sở copolyme(P.divinyl benzen – styrene), có đường kính và sự phân bố
mao quản nano thích hợp cho việc xử lý nước thải chứa ion kim loại nặng.
- Số liệu phân tích đặc trưng cấu trúc, tính chất của vật liệu.
- Sản phẩm vật liệu polyme xốp cấu trúc nano trên cơ sở copolyme (P.divinylbenzenstyren.
- Số liệu thử nghiệm đánh giá khả năng xử lý các kim loại nặng của vật liệu trong
phòng thí nghiệm.
11
- Báo cáo luận văn tốt nghiệp.
7. Tiến độ thực hiện
Để tài được thực hiện bắt đầu từ tháng 11/2016 đến tháng 07 /2017. Thời gian
thực thiện từng công việc được nêu cụ thể trong bảng sau:
STT
1
Thời gian
Công việc
- Tìm và nghiên cứu tài
08/11/2016 – liệu
25/11/2016 - Viết đề cương
Dự kiến kết
quả
Địa điểm thực
hiện
Đề cương chi
tiết
Trường Đại
học
TNMTHN
Đề cương hoàn
chỉnh
Trường Đại
học
TNMTHN
- Bảo vệ đề cương
2
26/11/201630/11/2016
Chỉnh sửa đề cương theo ý
kiến hội đồng
3
Nghiên cứu, tìm và lựa
05/12/2016 - chọn quy trình tổng hợp
30/12/2016 vật liệu polyme xốp cấu
trúc mao quản nano
Quy trình tổng
hợp
Trường Đại
học
TNMTHN
4
03/01/2017
–
15/03/2017
Tiến hành tổng hợp, biến
tính và hoạt hóa vật liệu.
Nghiên cứu khảo sát và tối
ưu các điều kiện tổng hợp
và biến tính vật liệu.
Số liệu về các
điều kiện tổng
hợp
Trường Đại
học
TNMTHN
5
16/03/2017
–
31/04/2017
Phân tích đặc trưng cấu Số liệu về phân
trúc, xác định tính chất cơ,
tích vật liệu
lý, hóa của vật liệu
Viện vật liệu,
Viện
HLKHVN
6
01/05/201730/06/2017
Thử nghiệm đánh giá khả Số liệu về đánh
năng xử lý các kim loại giá thử nghiệm
nặng trong nước thải của
vật liệu trong phòng thí
nghiệm.
Trường Đại
học
TNMTHN
7
04/06/2017
–
10/06/2017
Tập hợp và xử lý số liệu
kết quả thu đươc
Số liệu kết quả
luận văn
Trường Đại
học
TNMTHN
Báo cáo tốt
nghiệp
Trường Đại
học
TNMTHN
Báo cáo hoàn
chỉnh
Trường Đại
học
TNMTHN
8
- Viết báo cáo
11/06/2017 –
30/06/2017 - Chỉnh sửa báo cáo
9
Hoàn thiện báo cáo tốt
03/07/2017–
nghiệp
15/07/2017
12
8. Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Thanh Tùng và cộng sự (2014), “Nghiên cứu đánh giá được khả năng hấp phụ
và giải hấp một số ion kim loại nặng bằng hydrogel poly(axit acrylic)”. Tạp chí hóa
học, T.48 (4C) tr.602-607.
2. Trần Thị Ngọc Dung và cộng sự Viện Công nghệ môi trường (2013), “Nghiên cứu chế
tạo bộ dụng cụ lọc ceramic xốp cố định nano bạc dùng cho mục đích làm sạch nước
quy mô gia đình. Báo cáo kết quả đề tài độc lập cấp Viện.
3. Nguyễn Hữu Huân và cộng sự (2013), “Nghiên cứu ứng dựng vật liệu Fe nano để xử lý
nitrat trong nước”. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ,
Tập 29, Số 4, tr. 16-23
4. Mai Văn Tiến và cộng sự (2007), “Nghiên cứu tổng hợp Polyme hấp phụ ứng dụng để
tách các loại hoạt chất có giá trị cao”. Báo cáo kết quả đề tài cấp Tập đoàn Hóa chất
Việt Nam.
5. Xuruta Teigi (1976), Các phản ứng điều chế polyme tổng hợp, NXB KHKT.
6. Issi.J.P, L., Langer. J. Heremans. C.H (1996) Olk Carbon Nanotubes(1996), p.
121-128
7. Dresselhaus. M.S, Dresselhaus. G. Saito. R. (1996) Carbon Nanotubes, p. 27-35
8. Aniela leistner, Kirsten Bosses anh co, “New adsorbents for extracorproreal blood
purification processes”. Plymerics GmbH.
9. Aniela leistner1), Piotr peszynski2) anh co, “Testing new adsorbent polyme”. 1)
Plymerics GmbH; 2University of Rostock.
10. Di-Jia Liu, Shengwen Yuan, Desiree White, Alex Mason, Briana Reprogle, Zhuo
Wang & Luping Yu (2011), “Hydrogen Storage through Nanostructured Porous
Organic Polymers (POPs)”. DOE Hydrogen Program Annual Merit Review and Peer
Evaluation Meeting Washington, D.C, May 9-13.
11. Ali Ghaderi, Mojtaba Abbasian, Sohrab Rahmani, Hassan Namazi , Habibollah
Baharvand and Ali Akbar Entezami (2006), “Preparation of Anion-Exchange Resin
from Styrene-Divinylbenzene Copolymer Obtained by Concentrated Emulsion
Polymerization Method”, Iranian Polymer Journal 15 (6), p. 497-504.
12. Mohamed H. Mohamed and Lee D. Wilson (2012), “Porous Copolymer Resins:
Tuning Pore Structure and Surface Area with Non Reactive Porogens”. Nanomaterials
2, p.163-186.
13. Yulia Bolbukh, Pavlo Kuzema, Valentin Tertykh and Barbara Gawdzik (2008),
“Sorption Characteristics of Porous Styrene-Divinylbenzene Copolymers Filled with
Modified Silica. Nanostructured Polymers and Polymer Nanocomposites. Volume
267, Issue 1, p.118–122.
14. Chem. J. Phys. 28, 418-424. Garcia-Diego C., Cuellar J. (2005), Synthesis of
Macroporous Poly(styrene-co- divinylbenzene) Microparticles Using n-Heptane as
Porogen: Quantitative
13
15. Smith J.M.(1970). Effects of DVB Concentration and Monomeric Fraction on Their
Structural Characteristics, Ind. Eng. Chem. Res. 44, 8237-8247., Chemical
Engineering Kinetics.
16. McGraw-Hill, New York. Toro C. A., Rodrigo R., Cuellar J. (2008), Sulfonation of
macroporous poly(styrene-co- divinylbenzene) beads: Effect of the proportion of
isomers on their cation exchange capacity, React. Funct. Polym. 68, 1325-1336.
17. Alami S, Maguer D., Caze C. (1987). Influence of the preparation methods on the
functional group distribution of chloromethylated styrene-divinyl benzene copolymers,
React. Polym. 6, 213- 219
18. Andrés Toro, Raúl Rodrigo, Jorge Cuellar (2006). “Kinetics of the Sulfonation of
Macroporous Poly(styrene- co-divinylbenzene) microparticles” Department of
Chemical Engineering. University of Salamanca Plaza de los Caídos 1-5, 37008
Salamanca, Spain.
19. Sanja.M, IVica.S (2002), Appl Surf Sci, 199:82-9.
20. Ziwei Tang, Shaofeng Li, Weina Yang, and Xuebin Yu (2012). “Hypercrosslinked
porous poly(styrene-co-divinylbenzene) resin: a promising nanostructure-incubator for
hydrogen storage”. Supplementary Material (ESI) This journal is (c) The Royal Society
of Chemistry.
Hà Nội, Ngày ……tháng ..…năm 2016
Chủ nhiệm Bộ môn
Học viên
Phùng Khánh Nguyên
Chủ nhiệm Khoa
Cán bộ hướng dẫn
TS. Mai Văn Tiến
14
i
ii