Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

CÂU HỎI THI MÔN ĐỊA CHẤT ĐẠI CƯƠNG (13 CÂU)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (472.36 KB, 16 trang )

CÂU HỎI THI MÔN ĐỊA CHẤT ĐẠI CƯƠNG
Câu hỏi 1. Hãy định nghĩa chất học? Đối tượng và nhiệm vụ
nghiên cứu của địa chất học.
Câu hỏi 2. Hãy trình bày khái quát về hệ Mặt trời và các đặc
điểm cơ bản của hệ Mặt trời gồm: Vị trí của Trái đất trong vũ
trụ; Hệ Ngân hà; Hệ Mặt trời; Các hành tinh.
Câu hỏi 3. Hãy trình bày khái niệm chung về tác dụng địa
chất ngoại lực và nội lực; Các nguồn lực dẫn đến các tác dụng
địa chất ngoại lực; Nêu tóm tắt đặc điểm của các loại tác dụng
nội lực.
NỘI DUNG
Câu 1:
1. Định nghĩa:
Địa chất học bao gồm các kiến thức của các ngành khoa học về
Trái đất, trong đó có những ngành: địa lý, địa vật lý, địa hoá, địa
mạo v.v...
Là môn khoa học nghiên cứu vỏ trái đất, đúng ra là nghiên cứu
thạch quyển (quyển đá) bao gồm cả phần vỏ và phần trên của lớp
manti.
2. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của địa chất học
Đối tượng: Phần vật chất cứng của vỏ Trái đất như thành phần
vật chất tạo thành, cấu trúc của chúng, quá trình hình thành, biến
động và tiến triển của chúng.
Nhiệm vụ: Trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò địa chất, môn học
có nhiệm vụ nghiên cứu sự hình thành, qui luật phân bố của các
tài nguyên khoáng sản, bao gồm cả nguồn năng lượng để đưa vào
sử dụng có ích cho con người.
Đối với các lĩnh vực địa chất công trình, địa chất thuỷ văn và các
ngành có liên quan thì địa chất học đóng góp những hiểu biết cần
thiết cho công tác xây dựng, thiết kế, qui hoạch kinh tế, đô thị,
bảo vệ môi trường sống, phòng chống thiên tai (như động đất, núi


lửa, lũ lụt, sạt lở, nhiễm mặn v.v...) cho đến cả khai thác ưu thế
tiềm năng về du lịch v.v...
1

1


Câu 2:
1. Vị trí của Trái đất trong vũ trụ
Trái đất là một thiên thể trong vũ trụ. Vũ trụ là thế giới vật chất
bao quanh ("Vũ" là khái niệm về không gian không bờ bến, "trụ"
là khái niệm về thời gian không đầu, không cuối). Trong vũ trụ có
vô số hệ thiên thể (hệ sao).
Trái đất - Hệ Mặt trời - Hệ Ngân hà - Hệ Thiên hà - Hệ siêu
Thiên Hà
2. Hệ Ngân hà
Hệ Ngân hà nhìn thẳng có dạng xoáy tròn, nhìn nghiêng có hình
dẹp, đường kính độ 100.000 năm ánh sáng, ở trung tâm dày độ
6,6 nghìn năm ánh sáng.
Trong hệ Ngân hà có khoảng 150 tỷ sao (bao gồm hằng tinh, tinh
vân và các loại bụi sao, tia xạ). Mặt trời chỉ là một hằng tinh
trung bình trong hệ Ngân hà nằm cách trung tâm Ngân hà độ
27.700 năm ánh sáng.
Các hằng tinh trong hệ Ngân hà rất khác nhau. Có loại thể tích
nhỏ hơn Mặt trăng, độ sáng nhỏ hơn Mặt trời vài trăm nghìn lần
nhưng tỷ trọng lại lớn hơn Mặt trời vài trăm nghìn lần. Ngoài
hằng tinh ra còn có các tinh vân gồm các thể khí và các bụi tạo
thành dưới dạng mây mù. Có loại tinh vân phát sáng, có loại mờ,
có loại rất lớn, đường kính gấp 26.300 lần so với Mặt trời, nhưng
tỉ trọng chỉ bằng 1/10 đến một vài phần trăm của Mặt trời.

Hệ Mặt trời
Hệ mặt trời gồm có Mặt Trời và quay quanh Mặt trời có 8 hành
tinh, từ trong ra ngoài là Thuỷ tinh, Kim tinh, Trái đất, Hoả tinh,
Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên vương tinh, Hải vương tinh.
Trong hệ Mặt trời ngoài các hành tinh và Mặt trời ra còn có trên
50 vệ tinh quay quanh các hành tinh, vô số thiên thạch, sao chổi,
hạt bụi, khí và các tia bức xạ, tia vũ trụ.
Trong khoảng không vũ trụ, sự phân bố của các sao trong hệ Mặt
trời là rất thưa.
Đường kính của Mặt trời lớn hơn của Trái đất 109 lần, thể tích
2

2


lớn hơn thể tích Trái đất 1.300.000 lần, khối lượng vật chất gấp
333.000 lần nhưng chỉ bằng ¼ tỉ trọng Trái đất.
Kết quả phân tích quang phổ cho thấy Mặt trời có 73 loại nguyên
tố, như Hidro, Heli, Cacbon, Oxi, Nito, Fe, Mg,… Nhiệt độ trên
bề mặt của Mặt trời tới 6000°C, mặt trời là một khối cầu khí
nóng chảy, không có quyển đá và quyển nước.
Các hành tinh
Bốn hành tinh nhỏ vòng trong gồm: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất
và Sao Hỏa - được gọi là các hành tinh đá do chúng có thành
phần chủ yếu từ đá và kim loại.
Bốn hành tinh khí khổng lồ vòng ngoài có khối lượng lớn hơn rất
nhiều so với 4 hành tinh vòng trong. Hai hành tinh lớn nhất, Sao
Mộc và Sao Thổ có thành phần chủ yếu từ heli và hiđrô; và hai
hành tinh nằm ngoài cùng, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương
có thành phần chính từ băng, như nước, amoniac và mêtan.

Các hành tinh đều có từ trường và cấu tạo bên trong của chúng có
liên quan với trạng thái nhiệt và lực ở bên trong, phản ánh các tác
dụng phân dị, tác dụng núi lửa, chuyển động kiến tạo và hoạt
động magma trong các hành tinh.
Các hành tinh đều có cấu tạo 3 lớp là: vỏ, manti (cùi) và nhân
.
Câu 3:
KN tác dụng địa chất ngoại lực
Bao gồm các hoạt động do năng lượng mặt trời gây ra trên Trái
đất, phá huỷ, vận chuyển, tích tụ, tạo ra những khoáng vật, đá...
KN tác dụng địa chất nội lực
Do nguồn năng lượng từ bên trong Trái đất như nhiệt tăng, trọng
lực, động năng do sức quay của Trái đất và do sự thay đổi tốc độ
quay, làm phá huỷ, gây nứt nẻ, chuyển động khối ngang hoặc
chuyển động thẳng đứng, dẫn tới các hiện tượng động đất, núi
lửa, hoạt động kiến tạo...
Nguồn động lực dẫn đến các tác dụng địa chất ngoại lực
Là do sự chênh lệch nhiệt độ; sự đối lưu không khí; sự tuần hoàn
3

3


của khí quyển, của nước; Sự di chuyển của băng hà; Hoạt động
của sinh vật; Sức hút của mặt Trời, mặt Trăng và cũng có thể va
đập của thiên thạch khi rơi xuống Trái đất. Trong các nguồn
động lực ấy yếu tố chủ đạo là khí hậu và địa hình.
Nêu tóm tắt đặc điểm của các loại tác dụng nội lực.
Chuyển động kiến tạo: chuyển động nằm ngang, chuyển động
thẳng đứng;

Hoạt động macma: tác dụng phun trào, tác dụng xâm nhập;
Tác dụng động đất: các động đất do hoạt động kiến tạo, động đất
do hoạt động núi lửa, động đất do sụp lở...
Tác dụng biến chất: các tác dụng biến chất tiếp xúc, biến chất
khí nhiệt, biến chất động lực, biến chất khu vực.

Câu hỏi 4. Hãy trình bày hình dạng và kích thước của Trái
đất; Các quyển ngoài của Trái đất.
Câu hỏi 5. Khái niệm về phong hóa, phong hóa lý học, hóa học
và sinh học; Tốc độ phong hóa, vỏ phong hóa và thổ nhưỡng.
Câu hỏi 6. Hãy nêu khái niệm về các chuyển động kiến tạo;
Các biểu hiện của các chuyển động kiến tạo.
NỘI DUNG
Câu 4:
Hình dạng của Trái đất
Niu-tơn đã chứng minh rằng dưới tác dụng của lực hấp dẫn, Trái
đất bị ép theo phương trục quay và có hình dạng của elipxoit.
Kích thước của Trái đất
Bán kính của Trái đất không đều nhau. Bán kính ở xích đạo a
lớn hơn bán kính ở cực b là 21,384m và bán kính ở mặt phẳng
xích đạo cũng có sự chênh nhau.
Bán kính xích đạo a= 6378,140km
Bán kính xích đạo b= 6356779km
Thế tích: 1,0832 x 10^12km2
4

4


Trọng khối: (5,942 + 0,0006)x 10^24 kg

Mặt phẳng cắt qua đường xích đạo là một hình elip có một trục
dài và một trục ngắn. Hai trục Có độ dài chênh nhau là 430m.
Hai bán kính Bắc và Nam (nằm trên một mặt phẳng kinh tuyến)
cũng không bằng nhau. Bán kính Bắc dài hơn bán kinh Nam là
242m.
Khí quyển
Khí quyển là một vòng chuyển không khí bao quanh ngoài Trái
đất, chiếm khoảng không gian từ mặt đất đến khoảng không vũ
trụ ở độ cao 42.000 km tại xích đạo và 28.000km tại hai cực.
Thành phần chính của khí quyển: N, O, Ar, CO2, H2O,… và bụi
nhỏ.
Thành phần, tỉ trọng, áp suất thay đổi theo độ cao.
Thủy quyển
Thuỷ quyển là vòng nước bao quanh Trái đất gồm nước trên mặt
(của biển, sông, suối, hồ ao, đầm lầy...) và cả nước dưới đất.
Sinh quyển
Sinh quyển gồm các sinh vật hữu cơ sống trên mặt đất, trong
không khí và trong nước.
Ở độ cao 7-8km trong không khí vẫn có sinh vật sinh sống và
dưới đáy biển ở độ sâu 4000m cũng có nhiều sinh vật cư trú;
trong các nứt vỡ của đá cũng tồn tại nhiều sinh vật. Tác dụng
của sinh vật là làm phá hoại, tích tụ, phân tán hoặc tập chung
một nguyên tố.
Câu 5:
Khái niệm về phong hóa
Phong hoá là tác dụng làm phá vỡ hoặc phân huỷ tại chỗ các
khoáng vật, các đá trên mặt đất hoặc gần mặt đất do ảnh hưởng
biến đổi của nhiệt độ, nước, không khí, khí carbonic và các hoạt
động khác của sinh vật.
Phong hoá lý học

Là tác dụng phá huỷ các đá bằng phương thức lý học hay cơ học
trong đó nhân tố chủ yếu là do sự chênh lệch của nhiệt độ làm
cho các đá bị phá vỡ tại chỗ. Phong hoá lý học không làm thay
5

5


đổi thành phần của đá.
Phong hoá hoá học
Là sự phá huỷ đá bằng các tác dụng hoá học của các nhân tố như
oxy, nước, khí CO2, các axit hữu cơ phân bố trong khí quyển,
thuỷ quyển và sinh quyển.
Phong hoá sinh học
Là sự phá hủy các đá do tác động của các yếu tố động vật và
thực vật.
Tốc độ phong hoá chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố
- Khí hậu: là nhiệt độ không khí, lượng mưa và sự phân phối,
lượng bốc hơi, độ ẩm ...
- Địa hình: Độ cao địa hình dẫn đến sự phong hoá theo đới, tạo
ra sự khác nhau giữa vùng núi và vùng đồng bằng.
- Tùy thuộc tính chất của đá:
Vỏ phong hoá
Vỏ phong hoá là lớp vỏ mỏng ngoài của vỏ lục địa Trái đất, bao
gồm các sản phẩm phong hoá tại chỗ (các tàn tích) và lớp đất
trồng (lớp thổ nhưỡng). Vỏ có chỗ dày, chỗ mỏng haowjc có chỗ
không tồn tại. Nhân tố ảnh hưởng đến vỏ là khí hậu, địa hình,
phương thức, cường độ, thời gian tác dụng phong hóa và thành
phần đá gốc.
Một số loại vỏ phong hóa: VPH feralit, VPH alit, VPH macgalit,

VPH macgalit – feralit.
Thổ nhưỡng
Thổ nhưỡng là phần trên của vỏ phong hoá được sinh vật cải tạo
mà thành. Khác với các trầm tích khác là nó giàu vật chất hữu
cơ, chất mùn.
Thổ nhưỡng bao gồm vật liệu khoáng bở rời và vật liệu hữu cơ,
vì vậy quá trình tạo đất có vai trò quan trọng của sinh vật.
Câu 6:
Chuyển động kiến tạo (tectonic movement) hay chuyển động
của vỏ trái đất (crustal movement) là chuyển động cơ học của
6

6


vật chất do các nguyên nhân bên trong trái đất gây ra.
Các nhân tố tác dụng địa chất gồm: các chuyển động kiến tạo,
hoạt động magma, động đất.
Kết quả của chuyển động kiến tạo có thể dẫn tới các hiện tượng:
- Sự biến đổi của thạch quyển.
- Làm thay đổi (xuất hiện hoặc mất đi) biển và lục địa.
- Làm thay đổi thế nằm cấu tạo lớp đá, phá huỷ đá.
- Có thể dẫn đến các hoạt động động đất, núi lửa.
Các biểu hiện của các chuyển động kiến tạo
Các biểu hiện của chuyển động kiến tạo là các dấu hiệu dịch
trượt của vết xước trên bề mặt của đứt gãy, chuyển dịch tương
đối của sông dọc hai cánh của đứt gãy, các dạng cấu tạo ...
Sự biến vị (tức thay đổi vị trí lúc hình thành) và sự biến dạng
(thay đổi trạng thái ban đầu khi hình thành) của các đá. Kết quả
là làm thay đổi tính đồng nhất của thành phần vật lý, cấu trúc,

trạng thái ban đầu của các đá.

Sự biến dạng và biến vị của lớp đá do chuyển động kiến tạo: a)
Lớp đá bị uốn cong; b) Lớp đá có dạng sóng; c) Lớp đá bị biến
đổi bề dày; d) Lớp đá bị biến vị.
Chuyển động kiến tạo nằm ngang gây dồn ép làm cho các lớp đá
bị biến dạng uốn nếp, thậm chí bị phá huỷ biến vị.

Lớp đá bị biến dạng và biến vị do chuyển động kiến tạo nằm
ngang, a) Lớp đá bị biến dạng uốn nếp; b) Lớp đá bị dồn ép
mạnh, uốn nếp đổ; c) Lớp đá bị phá huỷ biến vị
Chuyển động căng dãn ngang làm cho các đá bị tách rời đứt vỡ.
7

7


Lớp đá bị căng dãn, tách rời đứt vỡ
Câu hỏi 7. Hãy trình bày địa niên biểu và các đơn vị địa tầng.
Câu hỏi 8. Hãy trình bày các yếu tố của một sông.
Câu hỏi 9. Hãy trình bày lớp đá và thế nằm của lớp đá. (vẽ
hình minh họa)
NỘI DUNG
Câu 7:
Địa niên biểu và các đơn vị địa tầng
Dựa vào sự phát triển, tiến hoá của sinh vật kết hợp phương pháp
địa tầng, các nhà địa chất và cổ sinh xác lập 1 thang địa tầng và
ứng với nó là thang thời gian địa chất. Bảng phân chia như thế
gọi là bảng địa niên biểu.
Lịch sử phát triển của Trái đất trải qua 2 giai đoạn lớn.

Giai đoạn ẩn sinh (kriptozoi) (KR) còn gọi chung là tiền Cambri.
Thời kỳ này lúc đầu sự sống chưa xuất hiện, sau đó mới có ở
dạng nguyên thủy. Gần đây mới tìm ra di tích của vi khuẩn và vi
thực vật trong tiền Cambri.
Tiền Cambri lại được chia ra 2 thời đại
Ackeozoi - Thái cổ (AR) hầu như không có sinh vật. Các đá trải
qua nhiều biến động, phần lớn là đá biến chất sâu.
Proterozoi - Nguyên sinh (PR) có một số sinh vật cấp thấp,
nguyên thuỷ. Đá thường là bị biến chất nhẹ, đã có những đặc
trưng trầm tích rõ.
Giai đoạn hiện sinh (Fanerozoi) (FR) - là giai đoạn có nhiều sinh
vật xuất hiện, bảo tồn các hoá đá. Fanerozoi (FR) từ già đến trẻ
được chia ra 3 thời đại:
Paleozoi - cổ sinh (PZ) (Paleo là cổ) có ý nghĩa sinh vật ở thời kỳ
cổ.
Mesozoi - trung sinh (Mezo là giữa) sinh vật ở thời kỳ trung kỳ.
8

8


Kainozoi - tân sinh (Kaino là mới) (KZ) sinh vật phát triển ở thời
kỳ cận đại.
Mối quan hệ tương ứng giữa thang địa tầng và thang thời gian

Thang thời gian

Thang địa tầng

Liên đại


Liên giới

Nguyên đại

Giới

Kỷ

Hệ

Thế

Thống

Kỳ

Bậc

Pha (thời)
Đới
Ứng với một khoảng thời gian nhất định thì có một đơn vị địa
tầng.
Thang địa tầng địa phương: Phức hệ, loạt, điệp, tầng và phụ tầng.
Thang địa tầng tự do: Hệ tầng, tập, vỉa (lớp)
Câu 8:
Các yếu tố của một sông
Nguồn sông: là nơi bắt đầu của sông.
Đoạn chảy: nơi dòng chảy vận chuyển nối nguồn với cửa sông.
Cửa sông: nơi sông chảy vào 1 sông lớn hơn hoặc vào hồ, vào

biển nơi có mực gốc thấp. Một số trường hợp không có cửa sông.
Độ dài sông: L tính từ nguồn đến cửa sông.
Lòng sông: nơi có nước chảy thường ngày, mùa lũ lòng sông mở
rộng, ngập sâu vào thung lũng.

9

9


Mặt cắt ngang của sông
Bờ sông được phán bờ trái (tả ngạn) và bờ phải (hữu ngạn).
Đáy sông: phần có nước khi có lũ.
Độ dốc dọc của sông: được tính bằng tỷ số giữa hiệu số độ cao
của mực nước ở đầu nguồn và ở cuối của một đoạn sông với độ
dài L của đoạn sông ấy.
Thung lũng sông: là phần diện tích mà theo đó nước chảy đổ dồn
vào lòng sông. Theo mặt cắt ngang có thể gặp các dạng:
- Hẽm: Lòng hẹp, vách đứng.
- Dạng chữ V: Phần bố ở vùng núi cao, xâm thực mạnh.
- Dạng chữ u (thung lũng mở rộng): Đáy tương đối phẳng, sườn
dốc.
- Dạng không đối xứng: thung lũng một bên dốc thoải, 1 bên lở 1
bên bồi. Phát triển ở vùng đồng bằng.
Đường chia nước (đường phân thuỷ): là những địa hình dương,
những dãy núi cao phần chia lưu vực, diện tích đổ nước vào hai
con sông khác nhau, hoặc hai nhánh sông khác nhau.
Mạng sông (hệ thống sông) gồm có nhiều sông lớn nhỏ đổ nước
vào 1 khu vực hoặc dồn nước vào 1 sông chính, về hình thái có
mạng sông rẽ quạt, mạng sông lông chim, cành cây, mạng sông

song song.
Phân đoạn con sông: đối với sông lớn người ta phân chia:
Thượng lưu sông: đoạn sông chủ yếu xảy ra quá trình xâm thực
đào lòng.
Trung lưu sông: đoạn sông chủ yếu xảy ra quá trình vận chuyển.
Hạ lưu sông: đoạn sông chủ yếu xảy ra quá trình trầm tích.
Câu 9:
Lớp đá và tính phân lớp
10

10


Vật liệu trầm tích lắng đọng ở các bồn trũng, trải qua nén ép của
trọng lực, gắn kết và tạo đá, hình thành các dạng tầng, lớp.
Lớp đá: là đơn vị cơ bản của cấu tạo các đá trầm tích; là 1 thể địa
chất tương đối đồng nhất có hai mặt song song hoặc gần song
song.
Tuỳ theo sự biến đổi của 2 mặt lớp mà ta có các lớp song song,
lớp vát nhọn và lớp gần song song.

Hình thái của lớp đá và các yếu tố của nó:
a) Lớp song song;
b) Lớp vát nhọn;
c) Lớp gần song song;
d) Các yếu tố của lớp đá; H: Bề dày lớp
Các yếu tố thế nằm
Thế nằm của lớp đá là vị trí nằm trong không gian của lớp đá.
Thế nằm được xác định bằng các yếu tố đưòng phương, hướng
dốc và góc dốc.


MN là đường phương, AB là hướng dốc của bề mặt lớp đá
Đường phương là đường biểu, thị phương kéo dài của lớp đá
trong không gian; là giao tuyến giữa mặt lớp và mặt phẳng nằm
ngang, trên hình vẽ là đưòng MN.

11

11


Đường phương (MN) làm thành một góc với phương bắc địa lý
một góc (tính từ phương bắc địa lý thuận theo chiều kim đồng hồ
đến đường phương), gọi là góc phương vị đường phương. Có 2 số
đo γ1 và γ2, chênh nhau một góc là 180°.
Hướng dốc là yếu tố biểu thị hướng nghiêng cắm của bề mặt lớp
đá.
Đường thẳng vuông góc với đường phương, vạch xuôi theo mặt
lớp là đường hướng dốc. Đường hướng dốc chênh với đường
phương một góc là 90°.
Góc phương vị hướng dốc β được xác định tương tự cách xác
định góc phương vị đường phương trên mặt chiếu nằm ngang,
đường phương và hướng dốc lệch nhau 90°.
Góc dốc: góc hợp thành bởi đường hướng dốc và đường chiếu
của nó trên mặt nằm ngang

Câu hỏi 10. Hãy trình bày các môn khoa học về địa chất và
mối liên quan của địa chất học với các ngành khoa học tự
nhiên.
Câu hỏi 11. Hãy trình bày biến dạng uốn nếp và các cấu tạo

nếp uốn.
Câu hỏi 12. Hãy trình bày ảnh hưởng của các chuyển động
Trái đất đối với tác dụng địa chất của sông.
NỘI DUNG
Câu 10:
Các môn khoa học về địa chất
Các môn khoa học nghiên cứu thành phần vật chất của vỏ Trái đất
12

12


như: Tinh thể học, Khoáng vật học, Thạch học...
Nghiên cứu về lịch sử phát triển địa chất của vỏ Trái đất như: Cổ
sinh vật học, Địa sử, Địa tầng học, Cổ địa lý, kỷ Đệ tứ ...
Nghiên cứu chuyển động của vỏ như: địa chất cấu tạo, địa kiến
tạo, địa mạo, tân kiến tạo...
Nghiên cứu sự hình thành, phân bố của các khoáng sản, cách tìm
kiếm thăm dò như: Khoáng sàng học, Địa chất dầu, Địa chất mỏ
than, Tìm kiếm thăm dò các khoáng sản, Địa hoá, Địa vật lý,
Kinh tế địa chất, Khoan thăm dò ...
Nghiên cứu sự phân bố và vận động của nước dưới đất như Địa
chất thuỷ văn, Động lực nước dưới đất...
Nghiên cứu các điều kiện địa chất cho các công trình xây dựng
như các môn Địa chất công trình, Thổ chất học...
Nghiên cứu phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường thiên nhiên
có các môn Địa chất môi trưòng, Địa chấn, Địa chất du lịch...
Mối liên quan của địa chất học với các ngành khoa học tự
nhiên
Vật chất trong vỏ Trái đất và quá trình hoạt động phát triển của

các hiện tượng địa chất xảy ra trong những điều kiện vật lý, hoá
học, sinh học và các điều kiện tự nhiên khác vô cùng phức tạp, vì
thế địa chất học có liên quan mật thiết với nhiều ngành khoa học:
Vật lý, Hoá học, Toán học, Sinh vật học và Cơ học...
Câu 11:
Biến dạng uốn nếp và các cấu tạo nếp uốn
Biến dạng uốn nếp là biến dạng, làm cho các lớp đá bị uốn cong,
không bị đứt rời, hình thành các nếp uốn. Tùy theo mức độ biến
dạng mà uốn nếp có kiểu hình thái khác nhau.

Biến dạng uốn nếp
Nếp uốn lồi (nếp lồi) là nếp uốn mà các lớp đá ở phần trung tâm
13

13


có tuổi già hơn các phần ở ngoài rìa.
Nếp uốn lõm (nếp lõm) là nếp uốn có tính chất ngược lại với nếp
lồi, phần trung tâm trẻ hơn ở phần ngoài rìa.
Các yếu tố của nếp uốn
Nhân: của nếp uốn là phần trung tâm của nếp uốn;
Cánh: là phần ở hai bên rìa của nếp uốn. Trong nếp uốn bình
thường 2 cánh có thế nằm đối nhau.
Vòm: là phần uốn cong của nếp uốn chuyển tiếp từ cánh này sang
cánh khác;
Bản lề: là nơi phân chia nếp uốn ra hai phần khác nhau, nơi
chuyển tiếp từ cánh này sang cánh kia;
Mặt trục nếp uốn: Là mặt giả thiết phân chia nếp uốn ra hai phần
bằng nhau. Mặt này có thể là mặt phẳng hoặc mặt uốn cong;

Góc cắm của nếp uốn: là góc nghiêng dốc của đường bản lề đối
với mặt phẳng nằm ngang.
Kích thước của một nếp uốn: chiều rộng L, chiều cao H, chiều dài
D (đo theo trục dài trên mặt nằm ngang).

Các yếu tố của nếp uốn
Một số hình thái nếp uốn thường gặp

Các dạng nếp uốn thường gặp
Câu 12:
Sự hình thành thềm sông
14

14


Thềm sông nguyên là bãi bồi hoặc mặt bào mòn bị dâng cao,
nước không ngập tới dù là vào mùa nước lũ lớn nhất. Nhiều lần
biến động kiến tạo sẽ tạo ra nhiều thềm với nhiều bậc cao thấp
khác nhau. Các thềm được đánh số theo thứ tự nhỏ đến lớn dần
kể từ dưới lên.

Các loại thềm
Các thời kỳ phát triển của một con sông
Thời kỳ thơ ấu: Sông mới bắt đầu hình thành chảy vào chỗ thấp.
Tác dụng địa chất còn chưa nhiều.
Thời kỳ thanh niên: Sông phát triển xâm thực dọc là chính.
Hướng chảy tương đối thẳng. Lòng sông dốc. Thung lũng sông có
dạng chữ V. Sông ít phân nhánh, có nhiều thác ghềnh.
Thời kỳ trưởng thành: sông đã đạt được trắc điện cân bằng. Tác

dụng xâm thực ngang là chính. Thung lũng sông có dạng chữ u,
phát triển nhiều khúc uốn. Tác dụng trầm tích chính xảy ra ở hạ
lưu và một phần trung lưu.
Thời kỳ già nua: Sông gần như không còn tác dụng xâm thực.
Tác dụng trầm tích là chính. Thung lũng sông có dạng chữ u mở
rộng. Có nhiều khúc uốn hình móng ngựa. Phát triển các trầm
tích ven sông, lòng sông, đồng bằng bồi tích.

Câu hỏi 13. Hãy trình bày biến dạng phá hủy đứt vỡ và các
yếu tố của đứt gãy.
NỘI DUNG
15

15


Khi ứng suất rất lớn vượt xa giới hạn bền của đá thì đá bị biến
dạng mạnh mẽ, vượt qua các biến dạng đàn hồi, biến dạng dẻo và
đạt mức biến dạng phá hủy đứt vỡ.
Biến dạng gây các nứt nẻ trong đá và các bộ phận phá hủy hầu
như không có sự xê dịch. Kết quả của biến dạng là làm phát sinh
khe nứt.
Biến dạng gây các đứt vỡ, có sự dịch chuyển rõ ràng, với các quy
mô từ nhỏ một vài cm cho đến hàng km. Kết quả của biến dạng là
thành tạo các loại đứt gãy.
Khe nứt: Là sản phẩm của phá hủy không có sự dịch chuyển
trong các lớp đất đá.
Đứt gãy: Đứt gãy là hiện tượng đứt vỡ có dịch chuyển làm mất sự
liên kết của các đất đá.
Các yếu tố của đứt gãy gồm:

Mặt đứt gãy: mặt AA'BB’. Mặt có thể uốn cong.
Đường đứt gãy: Đường AA’, BB' (đường thẳng, đa số cong).
Cánh trên (cánh treo): Bộ phận có khối BB'MN, nằm ở trên mặt
đứt gãy.
Cánh dưới (cánh nằm): Bộ phận có khối AA’PQ, nằm phía dưới
mặt đứt gãy.
Hướng dịch chuyển tương đối: biểu thị bằng mũi tên.

Đứt gãy và các yếu tố của đứt gãy
Cự li dịch chuyển: Đoạn ab. Được phân chia ra:
Cự li dịch chuyển thực: ab
Cự li dịch chuyển đứng: ac
Cự li dịch chuyển ngang: bc
Cự li dịch chuyển địa tầng: bd
16

16


Đứt gãy và các yếu tố của đứt gãy
Các loại đứt gãy thường gặp

Đứt gãy trượt thuận, nghịch và trượt bằng

17

17




×